Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Quy Hoạch Giao Thông Khu Đô Thị Đại Học Phố Hiến Tỉnh Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.94 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-------------------------

NGUYỄN VĂN MINH

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUY HOẠCH
GIAO THÔNG KHU ĐÔ THỊ ĐẠI HỌC PHỐ HIẾN
TỈNH HƯNG YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ

Hà Nội - Năm 2011


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài.
Đô thị đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, nghị
định 72/2001/NĐ-CP nêu rõ, đô thị là điểm tập trung dân cư có chức năng là trung
tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế
- xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất định. Với vai trò hết sức quan
trọng đó, các quốc gia trên thế giới đều có tỷ lệ đô thị hoá rất lớn, quốc gia có nền
kinh tế càng phát triển thì tỷ lệ đô thị hoá càng cao. Những nước công nghiệp mới
như Hàn Quốc có tỷ lệ đô thị lên đến 65%, 70% còn các nước phát triển như Mỹ,
Nhật, Pháp,... thì tỷ lệ đó đạt 80%. Việt Nam là nước đang phát triển, cùng với quá
trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, quá trình đô thị hoá diễn ra ngày càng mạnh
mẽ. Trong quá trình đó, nhiều vấn đề nảy sinh mà hiện nay chúng ta đang vấp phải
đó là: Sự quá tải của khu vực trung tâm đô thị; sự thiếu đồng bộ giữa các khu mới


phát triển và khu vực cũ, phát triển hạ tầng không theo kịp sự phát triển kinh tế - xã
hội,… đòi hỏi các nhà quản lý, nhà quy hoạch phải có những bước đi cần thiết, phù
hợp với từng giai đoạn phát triển của đô thị nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng sống cho người dân.
Việt Nam đang ngày càng phát triển và hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế
giới, tốc độ đô thị hóa ở các đô thị đang ngày càng tăng, đặc biệt là các đô thị
trung tâm như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh... Những năm gần đây Chính
phủ có chủ trương di dời các trường đại học ra khu vực ngoại thành và các thành
phố vệ tinh nhằm giảm tải cho khu vực trung tâm và tạo điều kiện thuận lợi trong
tổ chức, quản lý cũng như thúc đẩy kinh tế văn hóa tại các đô thị vệ tinh này.
Để khắc phục những hạn chế của việc bố trí các trường đại học như trước kia và
học tập kinh nghiệm từ các nước phát triển trên thế giới, Việt Nam đang dần hình
thành các khu đô thị đại học tập trung như Đại học Quốc gia Hà Nội tại Đô thị vệ
tinh Hòa Lạc – Hà Nội, Đô thị đại học Phố Hiến – Hưng Yên, Khu Đô thị Đại học
Dầu khí – Thành phố Vĩnh Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc, Khu Đô thị Đại học Quốc tế Tây


Bắc Thành phố Hồ Chí Minh... Vì vậy việc nghiên cứu quy hoạch đảm bảo tính phù
hợp và xu hướng phát triển của các khu đô thị đại học.
Đô thị Hựng Yên là một trong những đô thị vệ tinh của Hà Nội và là đô thị động
lực của vùng đồng bằng Sông Hồng với bề dày truyền thống nghìn năm văn hiến.
Nhận thức được sự cần thiết đó, UBND tỉnh Hưng Yên đã phê duyệt ranh giới và
nhiệm vụ quy hoạch Đô thị Đại học Phố Hiến ngày 21/01/2011. Vì vậy, trên cơ sở
rút kinh nghiệm từ các quy hoạch khu đô thị mới, các khu đại học đã thực hiện
nghiên cứu đề xuất quy hoạch giao thông khu đô thị đại học Phố Hiến góp phần xây
dựng một mô hình đô thị đại học hiện đại, tiện nghi, văn hóa là cần thiết và phù hợp
với chủ trương của nhà nước.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
- Khái niêm về khu đô thị đại học
- Phân tích đánh giá một số quy hoạch và xây dựng khu đô thị có trường đại học

ở Việt Nam.
- Tìm những đặc điểm khác biệt và nhu cầu quy hoạch mạng lưới giao thông khu
đô thị đại học.
-

Đề xuất các tiêu chí, chỉ tiêu áp dụng cho mạng lưới giao thông khu đô thị

-

đại học
Đề xuất giải pháp quy hoạch giao thông cho khu đô thị đại học Phố Hiến,
tỉnh Hưng Yên.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
• Đối tượng nghiên cứu: giao thông đô thị và giao thông đô thị đại học.
• Phạm vi nghiên cứu: giao thông khu đô thị đại học Phố Hiến, Tp Hưng Yên,
tỉnh Hưng.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong quá trình nghiên cứu
gồm:


-

Phương pháp phân tích và tổng hợp: các kết quả điều tra cùng với các kết
quả tổng hợp từ các dự án khác có liên quan được kết hợp để phân tích, đánh

-

giá, đưa ra các nhận định.

Phương pháp kế thừa và tham khảo những tài liệu đã có liên quan tới nội

-

dung nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến chuyên gia.
Phương pháp sơ đồ hóa, phương pháp phân tích SWOT

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
-

Góp phần hình thành một khái niệm mới về khu đô thị đại học, đóng góp cho

-

lý luận quy hoạch đô thị phù hợp với yêu cầu phát triển cua đô thị hiện đại.
Hoàn thiện chuyển đổi tổ chức và quản lý các cơ sở giáo dục đại học theo

-

hướng hiện đại. Hình thành các khu đô thị đại học ở các tỉnh thành phố.
Đề xuất các giải pháp quy hoạch góp phần nâng cao năng lực giao thông tại

-

khu đô thị đại học Phố Hiến.
Mô hình hóa áp dụng cho các khu đô thị đại học trong cả nước.


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU........................................................................................................ 2
1.Lý do lựa chọn đề tài...................................................................................2
2.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................3
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................3
4.Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 3
5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu....................................4
MỤC LỤC...................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH VÀ XÂY DỰNG CÁC KHU
ĐÔ THỊ ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM VÀ HIỆN TRẠNG KHU VỰC NGHIÊN
CỨU............................................................................................................... 4
1.1. Tổng quan về tình hình quy hoạch xây dựng các khu đô thị đại học ở Việt
Nam................................................................................................................ 4
1.1.1 Tổng quan tình hình phát triển của các trường đại học ở Việt Nam....4
1.1.2. Tổng quan tình hình phát triển của các khu đô thị đại học ở Việt Nam
................................................................................................................... 6
1.2. Tổng quan về khu đô thị đại học Quốc Gia Hà Nội..................................6
1.2.1. Vị trí giới hạn, quy mô......................................................................6
1.2.2. Cơ cấu sử dụng đất. .......................................................................... 7
1.2.3. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan...........................................8
1.3. Hiện trạng khu đô thị đại học Phố Hiến, tỉnh Hưng Yên.........................13
1.3.1. Vị trí giới hạn, quy mô....................................................................13
1.3.2. Điều kiện tự nhiên...........................................................................14
1.3.3. Hiện trạng sử dụng đât....................................................................16
1.3.4. Hiện trạng hạ tầng xã hội................................................................17


1.3.5. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật.............................................................18
1.3.6. Đánh giá tổng hợp hiện trạng..........................................................22
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP QUY HOẠCH GIAO
THÔNG KHU ĐÔ THỊ ĐẠI HỌC...............................................................23

2.1. Một số khái niệm và thuật ngữ...............................................................23
2.1.1. Đô thị và khu đô thị......................................................................... 23
2.1.2. Đô thị đại học.................................................................................. 25
2.2. Quy hoạch giao thông đô thị..................................................................26
2.2.1. Vai trò và chức năng của giao thông đô thị......................................26
2.2.2. Những nguyên tắc cơ bản trong quy hoạch mạng lưới giao thông đô
thị............................................................................................................. 28
2.2.3. Phân loại cấu trúc mạng lưới đường................................................29
2.2.4. Phân loại các phương tiện giao thông..............................................35
2.2.5. Giao thông công cộng.....................................................................36
2.3. Các tiêu chí và chỉ tiêu kỹ thuật đánh giá hệ thống giao thông đô thị. ....40
2.3.1. Các tiêu chí và chỉ tiêu đối với mạng lưới giao thông......................40
2.3.2. Các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá đối với hệ thống giao thông công
cộng.......................................................................................................... 42
2.4. Quy hoạch giao thông đô thị đại học......................................................44
2.4.1. Vai trò, chức năng của giao thông trong khu đô thị đại học.............44
2.4.2. Những nguyên tắc cơ bản trong quy hoạch mạng lưới giao thông khu
đô thị đại học............................................................................................ 44
2.5. Cơ sở pháp lý có liên quan.....................................................................45
2.5.1. Hệ thống văn bản pháp qui hiện hành về quản lý quy hoạch xây
dựng, đầu tư xây dựng công trình, đất đai và bảo vệ môi trường...............45


2.5.2. Hệ thống Qui chuẩn, Tiêu chuẩn xây dựng hiện hành được áp dụng 46
2.5.3. Các văn bản và tài liệu, số liệu .......................................................47
2.5.4. Các cơ sở Bản đồ............................................................................49
2.6. Kinh nghiệm quy hoạch giao thông khu đô thị đại học trong nước và quốc
tế.................................................................................................................. 49
2.6.1. Kinh nghiệm quốc tế.......................................................................49
2.6.2. Kinh nghiệm trong nước.................................................................52

b. Đại học Quốc gia Hà Nội..........................................................................54
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUY HOẠCH GIAO THÔNG KHU
ĐÔ THỊ ĐẠI HỌC PHỐ HIẾN....................................................................58
3.1. Đề xuất chỉ tiêu giao thông áp dụng cho khu đô thị đại học....................58
3.1.1. Các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá chung...............................................58
3.1.2. Các tiêu chí đánh giá đối với hệ thống giao thông công cộng..........59
3.2. Đề xuất lựa chọn cấu trúc mạng lưới đường...........................................61
Bảng 3.5: Đánh giá cấu trúc mạng lưới đường..........................................61
3.3. Phân cấp mạng lưới đường.....................................................................62
3.4. Đề xuất mô hình và phương tiện giao thông cộng cộng..........................63
3.5. Giải pháp quy hoạch giao thông tĩnh......................................................64
3.6. Đề xuất giải pháp quy hoạch tổng thể giao thông khu đại học Phố Hiến
tỉnh Hưng Yên.............................................................................................. 64
3.6.1. Ý tưởng quy hoạch..........................................................................64
3.6.2. Tổ chức các tuyến giao thông chính hình thành bộ khung không gian.
................................................................................................................. 67
3.6.3. Giao thông liên kết khu đô thị đại học với các Vùng xung quanh.. . .70
3.6.4. Giao thông nội bộ trong khu đô thị đại học......................................71


f. Giao thông phi cơ giới...........................................................................84
................................................................................................................. 86
Hình 3.21: Giao thông phi cơ giới.............................................................86
KẾT LUẬN.................................................................................................. 89
KIẾN NGHỊ................................................................................................. 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 92


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH VÀ XÂY DỰNG CÁC KHU
ĐÔ THỊ ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM VÀ HIỆN TRẠNG KHU VỰC NGHIÊN

CỨU.
1.1 . Tổng quan về tình hình quy hoạch xây dựng các khu đô thị đại học ở Việt
Nam.
1.1.1 Tổng quan tình hình phát triển của các trường đại học ở Việt Nam
Trong vòng 12 năm trở lại đây, số trường đại học ở nước ta đã tăng 2,4 lần.
Trường cao đẳng tăng gấp 6 lần và số lượng sinh viên đã tăng gấp 13 lần. Hơn nữa,
quỹ đất dành cho các trường vốn đã hạn hẹp lại bị chuyển đổi mục đích, lấn chiếm
khá nghiêm trọng.
Đơn cử, trường đại học Bách khoa Hà Nội theo quy hoạch vào những năm
1960 có diện tích 34 ha với khu Đông Dương học xá được thiết kế cho 2.000 sinh
viên thì nay diện tích đất còn lại không đầy một nửa, trong khi quy mô sinh viên đã
tăng gấp hơn 10 lần. Bên cạnh đó, một số trường mới thành lập đều bó buộc trong
những diện tích vốn không được thiết kế dành cho đào tạo hoặc phải chung lưng với
những cơ sở khác, nhất là các trường ngoài công lập. Ngoài ra, không ít trường
được bố trí ở những khuôn viên không thích hợp. Cũng vì thiếu đất mà các khu
chức năng cần có của một trường đại học, cao đẳng bị phá vỡ. Hầu hết diện tích khu
học tập các trường có mật độ cao hơn tiêu chuẩn 20 - 25%. Ký túc xá dành cho sinh
viên và khu thể dục thể thao gần như thiếu vắng.
Hiện tại so với tiêu chuẩn thiết kế trường ĐH (55-85m²/sinh viên), có đến
trên 50% số trường ĐH, CĐ ở mức dưới chuẩn. Bình quân diện tích đất cho một
sinh viên ĐH, CĐ hiện rất thấp (35,7m²/sinh viên). Hầu hết diện tích đất chỉ để cho
khu học tập, do đó, tình trạng mật độ xây dựng quá cao (50-60%) so với tiêu chuẩn
hiện hành (20-25%). Diện tích sử dụng khu học tập trung bình trên 1 sinh viên cũng
quá thấp (chỉ khoảng 3,6 m2, trong khi tiêu chuẩn thiết kế hiện hành là 6m2)...
Tại khu vực Hà Nội, bình quân diện tích đất/sinh viên của các trường chỉ có
13m²/sinh viên. Còn tại TP.HCM là 10m²/sinh viên. Cả hai thành phố này có


khoảng 30-40% số trường có bình quân diện tích đất dưới 5m²/sinh viên. Một số
trường trong tình trạng cực kỳ chật chội, chẳng hạn ĐH Xây dựng Hà Nội chỉ có

0,84m²/sinh viên, ĐH Luật Hà Nội là 0,67m²/sinh viên, ĐH Ngoại thương Hà Nội là
1,08m²/sinh viên và ĐH Kinh tế TP.HCM chỉ 0,54m²/sinh viên.
Theo khảo sát ở gần 200 trường ĐH và CĐ, khu học tập của sinh viên hầu
hết trong tình trạng lạc hậu và xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều trường ĐH công lập
vẫn phải thuê cơ sở bên ngoài làm nơi học tập hoặc bắt sinh viên học tăng ca do
thiếu giảng đường. Các trường không chỉ thiếu phòng học, mà còn không có phòng
chuyên dùng phục vụ công tác chấm thi, hội thảo quốc tế; các phòng học, giảng
đường hầu như không có phương tiện kỹ thuật (máy tính, máy chiếu, video...).
Theo báo cáo của 196 trường ĐH và CĐ công lập, chỉ có 157.429 chỗ ở cho
sinh viên trong tổng số 855.337 sinh viên chính quy, chiếm khoảng 19,5%...; 84,2%
trường có trạm y tế với cơ sở vật chất và cán bộ y tế rất nghèo nàn.
Đặc biệt báo động đối với các trường ĐH, CĐ hiện nay là vấn đề thư viện.
Theo khảo sát, 87,8% trường ĐH, CĐ có thư viện truyền thống và 39,3% có thư
viện điện tử; trong đó, chỉ có 38,9% thư viện truyền thống và 40,3% thư viện điện
tử có áp dụng các tiêu chuẩn thư viện hiện có ở Việt Nam hoặc trên thế giới.
Hiện nay các trường đại học ở Việt Nam đang tồn tại độc lập. Dẫn chứng
thực tế như các trường thành viên của Đại Học Quốc Gia TP.HCM vẫn tồn tại rời
rạc, trường nào cũng có dịch vụ cho mình nhưng biệt lập, tư duy mỗi trường đơn lập
đã thành thói quen, tình trạng lộn xộn, bất ổn do dân cư trong vùng tạo ra.
Tóm lại, cơ sở vật chất và trang thiết bị đào tạo của các trường ĐH, CĐ hiện
nay còn nhiều hạn chế, yếu kém. Diện tích đất nhỏ, đầu tư trang thiết bị chưa đồng
bộ; nhiều trường chưa có quy hoạch xây dựng trường, trường có quy hoạch thì chất
lượng chưa cao; thiết kế nhà, phòng thí nghiệm, phòng học... chưa được đẹp; khả
năng xã hội hóa rất hạn chế; cơ chế quản lý, đầu tư còn nhiều bất cập.


1.1.2. Tổng quan tình hình phát triển của các khu đô thị đại học ở Việt Nam
Trong vài năm gần đây, đã có nhiều đơn vị công lập, tư thục, các nhà đầu tư
giáo dục trong và ngoài nước đang chuẩn bị tích cực cho sự ra đời các khu Đô Thị
Đại Học. Điển hình như một số đô thị đại học sau đây:

- Đô Thị Đại Học Quốc Gia Hà Nội tại Hòa Lạc: 1.000 ha .
- Đô Thị Đại Học Phố Hiến ( Hưng Yên ) : 1.735 ha.
- Đô Thị Đại Học Hóc Môn ( TP.HCM ) : 925 ha.
- Đô Thị Đại Học Lâm Đồng : 676 ha.
- Đô Thị Đại Học Thủ Đức ( Đại Học Quốc Gia TP.HCM ) : 623,7 ha.
- Đô Thị Đại Học Long An : 180 ha.
- Đô Thị Đại Học Đông Ngạc ( Hà Nội ) : 43,85 ha.
1.2. Tổng quan về khu đô thị đại học Quốc Gia Hà Nội.
1.2.1. Vị trí giới hạn, quy mô.
Phạm vi lập quy hoạch: Khu vực lập quy hoạch chi tiết xây dựng trường Đại học
quốc gia Hà Nội tại Hòa lạc, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, được giới hạn
như sau:
- Phía Đông giáp QL 21 (không bao gồm hành lang bảo vệ và cách ly 150m)
- Phía Bắc cách đường băng sân bay Hòa Lạc khoảng 1000m
- Phía Nam giáp đường Láng Hòa Lạc (không bao gồm hành lang bảo vệ và
cách ly 150m)
- Phía Tây giáp núi Thằn Lằn
Quy mô lập quy hoạch:

1000 ha


1.2.2. Cơ cấu sử dụng đất.
Khu trung tâm: Bao gồm các công trình hành chính, dịch vụ công cộng, hỗ
trợ đào tạo , công trình điểm nhấn, công viên, quảng trường trung tâm, các công
trình sử dụng chung. Từ khu trung tâm kết nối với các công trình chức năng khác
thông qua hệ thống giao thông hướng tâm.
Khu học tập: Bao gồm các khoa trường thành viên, là khu chức năng chủ
đạo của khu đại học với những công trình như nhà lớp học, giảng đường, phòng thí
nghiệm thực hành, nhà hiệu bộ và các công trình đặc thù của các đơn vị thành viên.

Khu học tập được chia làm 3 khối bố trí xung quanh khu trung tâm và được liên kết
với khu trung tâm bằng hệ thống mạng đường hướng tâm, các trường thành viên
được kết nối với nhau bằng mạng đường vành đai xuyên suốt.

Hình 1.1: Sơ đồ sử dụng đất đại học Quốc Gia Hà Nội [23]


Khu các viện & trung tâm nghiên cứu khai thác ứng dụng: được bố trí
phân tán thành các cụm tiếp giáp với các trường đại học thành viên. Các khu Viện,
Trung tâm nghiên cứu được tổ hợp thành các cụm, nhóm có cùng tính chất và mục
tiêu nghiên cứu và được kết nối với các trường thành viên.
Khu Ký túc xá: bố trí phân tán thành 6 khu vực (kể cả khu ký túc xá dành
cho sinh viên quốc tế) và gắn kết thuận tiện với các trường đại học thành viên. Vị trí
và quy mô khu KTX được tính toán và lựa chọn sao cho đảm bảo bán kính phục vụ
cũng như đáp ứng nhu cầu ở cho từng trường.
Các khu vực khác:
-

Khu trung tâm thể dục thể thao với tổng diện tích 40,6ha, chiếm tỷ lệ 4,1% diện
tích đất toàn khu đại học, bố trí ở phía Tây Bắc với những công trình thi đấu
trong nhà, sân bãi chất lượng cao, mật độ xây dựng tối đa 20%, tầng cao tối đa 3
tầng. Các công trình thiết kế phải đáp ứng cho các nhu cầu tập trung đông người
khi có sự kiện quan trọng tại khu vực.

-

Đất cây xanh công viên với tổng diện tích 140,6%, chiếm 14,1% diện tích đất
toàn khu đại học. Cho phép xây dựng các công trình dịch vụ công cộng, hạ tầng
đầu mối với mật độ xây dựng tối đa 10%, tầng cao tối đa 2 tầng. Đất công viên
cây xanh kết hợp với các khu vực dự trữ phát triển tại các đơn vị thành viên và

hệ thống công viên cây xanh trong các khu chức năng tạo nên hệ thống không
gian xanh của toàn khu đại học.

-

Đất giao thông với diện tích 129,1 ha, chiếm 13,8% và hạ tầng đầu mối 6 ha
chiếm o,6% diện tích đất toàn khu. Quỹ đất này chủ yếu là hệ thống hạ tầng
khung của toàn khu đại học, tại các khu vực chức năng còn quỹ đất bố trí cho hạ
tầng và sân bãi chung cho toàn khu.

1.2.3. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan.
a/ Tổ chức không gian tổng thể.


Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan ĐH Quốc Gia HN [23]
- Khu đại học quốc gia được liên kết, kết nối với các khu vực chức năng khác
của đô thị Hòa Lạc về không gian, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật nhằm
hướng tới hình thành Đô thị khoa học Hòa Lạc – đô thị vệ tinh đối trọng và
quan trọng nhất của thủ đô Hà Nội.
- Không gian Khu đại học được phát triển theo mô hình hướng tâm, tập trung
với các lớp không gian theo các vành đai bao quanh khu trung tâm. Khu
trung tâm bao gồm các công trình công cộng chung của toàn khu đại học
được bố trí bao quanh khu vực hồ Đa Lát với hệ thống không gian mở,
quảng trường tại những vị trí các nút giao cắt với các tuyến giao thông
hướng tâm và các trục cảnh quan. Vành đai thứ nhất là các khu, trường đại
học bao gồm các

khoa trường đại học thành viên ĐHKHTN,

ĐHKHXHNV, ĐH Công nghệ, ĐH Ngoại ngữ, ĐH Kinh tế, ĐH Giáo dục,

và một số Khoa, trường khác xung quanh khu vực trung tâm. Vành đai tiếp


theo là hệ thống các Viện, trung tâm nghiên cứu, đan xen là các khu KTX
và một số khu chức năng chính khác.
- Không gian đô thị đại học được hình thành với những khu vực dành cho
học tập, khu vực nghiên cứu, khu vực giao lưu, khu vực ở sinh viên, cán bộ
và những không gian phục vụ đời sống đô thị như các trục phố, khu vực
dịch vụ công cộng . . .. Những không gian này phải đáp ứng các hoạt động
đặc trưng của nghiên cứu đào tạo với những tiện nghi đô thị chất lượng cao
với đối tượng phục vụ chủ đạo là sinh viên.
- Hình thành Khu đại học sinh thái trên cơ sở khai thác và phát huy các giá trị
cảnh quan hiện có, hệ thống các sông hồ hiện trạng được bảo vệ, mở rộng
đáp ứng yêu cầu tiêu thoát lũ vào mùa mưa và hình thành hệ thống cấu trúc
không gian xanh, công viên phục vụ yêu cầu nghiên cứu học tập và nghỉ
ngơi của sinh viên. Mạng lưới không gian xanh được tổ chức liên hoàn, kết
nối với hệ thống không gian chung của đô thị Hòa Lạc, đặc biệt là vùng núi
Ba Vì và khu du lịch sinh thái Hồ Đồng Mô.
- Các vị trí có cao trình lớn như núi Thằn Lằn, núi Múc . . . được giữ lại và tổ
chức thành các công viên phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của sinh viên,
cũng như điểm ngắm cảnh toàn khu cho du khách đến với khu đại học.
- Phát triển khu đại học với mật độ xây dựng thấp, tại các khu chức năng
được xây dựng nén, hợp khối để tạo không gian và đáp ứng yêu cầu đi bộ
của sinh viên trong quá trình đi lại trong khu đại học.
- Tầng cao công trình trong khu đại học chủ yếu từ 3 – 5 tầng, tại các khu
vực cửa ngõ, khu trung tâm và điểm chốt các trục không gian phát triển các
công trình cao tầng làm điểm nhấn không gian và định hướng kiến trúc cho
toàn khu đại học.
- Hệ thống các phố đại học, các công trình sử dụng chung được đặc biệt quan
tâm và quản lý theo những nguyên tắc chung, thống nhất về mật độ, tầng

cao, hình thái kiến trúc, vật liệu, màu sắc, ký hiệu kiến trúc . .


Tổ chức không gian theo phân vùng chức năng
o Vùng Khoa học tự nhiên
o Vùng Khoa học xã hội và nhân văn
o Vùng Khu ở ký túc xá sinh viên
o Vùng các Viện- Trung tâm nghiên cứu
b/ Tổ chức không gian các tuyến chính.
Tổ chức giao thông theo mô hình ba lưới đường chính có rặng bóng mát cảnh
quan dẫn đến hồ nước ở vị trí trung tâm của khu đất. Các lối vào từ hai đường cao
tốc chính hướng vào Khu trung tâm được thiết kế uốn cong mềm mại trên nền tảng
cảnh quan tự nhiên và địa hiện hiện tại tạo ra ấn tượng mạnh mẽ cho khuôn viên,
đồng thời hạn chế giao thông không liên quan từ bên ngoài ra vào khuôn viên. Tại
một số điểm giao cắt giao thông quan trọng sẽ bố trí các ô có dạng hình vuông và
hình tròn nhằm hạn chế tốc độ giao thông theo các đường vành đai và giới hạn bớt
giao thông xuyên qua khu vực.
Hai lưới trục được áp dụng để hướng khối đào tạo về không gian mở tại Khu
trung tâm. Giữa hai khối đào tạo chính là một dải không gian cảnh quan đẹp và ấn
tượng nhằm một mặt tạo ra sự tách bạch tương đối giữa hai khu, mặt khác phục vụ
cho giao thông bộ hành ra vào Khu trung tâm.
Hiện tại có ba lối chính ra vào khuôn viên Đại học Quốc gia Hà Nội. Tất cả
các đường dẫn vào khu đất đều được uốn cong, bố trí cảnh quan, hình dáng mềm
mại hướng tới không gian mở ở Khu trung tâm nhằm tránh xung đột với các yếu tố
địa hình như đồi, hồ nước tự nhiên, suối nước tự nhiên. Những đặc điểm tự nhiên
này cần phải được bảo tồn vì lý do giá trị thị giác và tài chính. Tất cả các tuyến
đường này đều xuyên qua các cổng chào và hội tụ tại Khu trung tâm và Dịch vụ
công cộng. Để làm giảm giao thông bên ngoài không liên quan đến khuôn viên đại
học, một hệ thống đường bao Khu trung tâm được tạo ra bên trong khuôn viên. Các
đường bao thứ nhất (gần Khu trung tâm nhất) được thiết kế chỉ cho phép giao thông



với tốc độ chậm vòng quanh một chuỗi các không gian cảnh quan mở. Đường bao
thứ hai (bên ngoài đường bao thứ nhất) được thiết kế cho phần lớn giao thông phục
vụ khuôn viên đại học và các khu ngoại vi, tách khỏi các tuyến giao thông chủ yếu
dành cho đi bộ.
- Tổ chức không gian trên tuyến đường liên khu vực nối với đường 21 và
đường Láng Hòa Lạc
Các công trình không được phép xây trùng với chỉ giới đường đỏ. Phải lùi so
với chỉ giới đường đỏ từ 25-30m. Trồng tối thiểu 2 lớp cây xanh để tránh bụi và
tiếng ồn tới công trình. Khu vực khoảng lùi xây dựng đường đi bộ, dịch vụ nhỏ, bến
xe công cộng và trồng cây xanh. Các lối đi bộ giao cắt qua tuyến này, trong trường
hợp cần thiết sẽ xây dựng cầu vượt.
- Tổ chức không gian trên tuyến đường bao (đường vành đai)
Đối với đường bao thứ nhất, giải pháp hạn chế tốc đô xe chạy bằng việc tổ
chức 1 loạt các quảng trường vuông hoặc trong quy mô khoảng 1 -2 ha không hợp
lý, vì trên quãng đường ngắn có vòng cua lớn lại bố trí quá nhiều quảng trường giao
thông quy mô lớn. Nên giải quyết vấn đề giảm tốc độ xe bằng biển báo hiệu hoặc hệ
thống đèn tín hiệu. Khu vực trung tâm chứa đựng nhiều công trình sử dụng công
cộng chung, nên bố trí kiến trúc không ra sát đường bao xung quanh làm ảnh
hưởng giao thông. Bố trí các cầu vượt đi bộ qua đường bao xung quanh kết nối khu
vực xung quanh với khu trung tâm. Chỉ giới xây dựng công trình xây dựng sẽ được
cụ thể hóa trong quy hoạch 1/2000.
Đối với đường bao thứ 2 kết nối hoạt động của các trường thành viên, các
viện nghiên cứu với nhau, ưu tiên hoạt động giao thông công cộng. Công trình xây
dựng trên tuyến này không được trùng với chỉ giới đỏ, lùi so với chỉ giới đỏ từ 1520 để bố trí trồng cây xanh và đường đi bộ. Kết nối các trường với khu ký túc xá
qua đường bao thứ 2 bằng hệ thống cầu vượt đi bộ.


1.3. Hiện trạng khu đô thị đại học Phố Hiến, tỉnh Hưng Yên.

1.3.1. Vị trí giới hạn, quy mô.
- Khu đại học Phố Hiến nằm ở Huyện Tiên Lữ - TP Hưng Yên. Ranh giới và
phạm vi nghiên cứu quy hoạch được xác định theo Bản đồ ranh giới, phạm vi
nghiên cứu lập quy hoạch Khu đại học Phố Hiến - Tỉnh Hưng Yên đã dược UBND
tỉnh Hưng Yên phê duyệt ngày 21/01/2011 có diện tích khoảng 1.735 ha cụ thể như
sau:
+ Phía Bắc giáp quốc lộ 38B (quốc lộ 39B cũ) đi Hải Dương.
+ Phía Nam giáp quốc lộ 39A đi Thái Bình.
+ Phía Đông giáp đường huyện lộ 61 và đất canh tác xã Dị Chế, huyện Tiên
Lữ, nghiên cứu phát triển sang phía Đông đường 61 để đảm bảo 1000 ha cho khu
Đại học.
+ Phía Tây giáp sông Điện Biên.
- Quy mô nghiên cứu lập quy hoạch có tổng diện tích là 1.735 ha. Trong đó:
+ Khoảng 700 ha dành cho xây dựng các cơ sở giáo dục đào tạo, nghiên cứu
phát triển với quy mô khoảng 80.000 sinh viên (1.000 cán bộ, giảng viên của các cơ
sở nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ tương ứng); dự kiến với sự tham gia
của 8 đến 10 trường đại học đa ngành. Ký túc xá chiếm 70% số lượng sinh viên.
+ Diện tích đất đô thị khoảng 300 ha với quy mô dân số khoảng 30.000
người;
+ Diện tích đất còn lại là các khu ở dân cư hiện hữu, đất chuyên dùng, đất
nghĩa trang, đất cơ sở tôn giáo.


Hình 1.3: Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu
1.3.2. Điều kiện tự nhiên.
a/ Địa hình địa mạo.
Khu đại học phố Hiến thuôc thành phố Hưng Yên và huyện Tiên Lữ, thuộc
vùng đất Châu thổ sông Hồng, địa hình tương đối bằng phẳng. Hướng dốc chính
của nền theo hướng từ Tây Bắc dốc về Đông Nam. Cao độ nền hiện trạng cao nhất
từ +3,0m đến +4,0m, thấp nhất từ +0,7m đến 2,0m và có độ dốc nền ≤ 0,002b/ Khí

hậu, thủy văn.


Hình 1.4: Địa hình khu đại học phố Hiến
(1) Khí hậu
Khu vực lập quy hoạch mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, 1 năm có 2
mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau. Số giờ nắng trung bình năm 2160 giờ, số giờ nắng tháng cao nhất 200 giờ.
Hướng gió chủ đạo chính trong năm: Mùa hè gió Đông Nam, mùa đông gió
Đông Bắc, vận tốc gió trung bình 29m/s, vận tốc gió lớn nhất 40m/s (xảy ra khi có
bão).
Lượng mưa cao nhất năm 2466mm, lượng mưa trung bình năm 1706mm, lượng
mưa thấp nhất năm 1065mm.
Nhiệt độ không khí trung bình năm 23,3°C, nhiệt độ không khí cao nhất trung
bình năm 26,9°C, nhiệt độ không khí thấp nhất trung bình năm 20,5°C. Độ ẩm
tương đối trung bình năm 86%.
Tổng số có 10 cơn bão lớn, gió mạnh nhất cấp VIII


Lũ lớn nhất ở ngoài đê khi có bão (vào ngày 20/8/1996 tương ứng với báo động
cấp III, đỉnh lũ +7,86m (từ 5 ÷ 9ngày); ngày 18/8/1995 là +7,21m thời gian là 6
ngày)
(2) Thủy Văn.
Khu vực dự án nằm trong lưu vực của sông Hồng, sông Luộc và hệ thống sông
đào Bắc Hưng Hải, độ dốc các sông rất thấp chỉ khoảng 1/20.000 đến
1/30.000.
Theo tài liệu đánh giá các lỗ khoan thăm dò của Liên đoàn I - Tổng cục địa
chất tiến hành tại khu vực thị trấn Mỹ Văn cho thấy nước ngầm ở đây có trữ
lượng phong phú, lưu lượng dồi dào, chất lượng tốt.
Về mùa mưa: từ tháng 11 đến tháng 3 mực nước ngầm xuất hiện ở độ sâu cách

mặt đất 0,5 đến 1,3m.
Về mùa cạn: từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau mực nước ngầm sâu hơn.
c/ Địa chất công trình.
Địa tầng khu vực thị xã chủ yếu là đất thịt nhẹ, sét và sét pha cát có cường
độ chịu lực từ 1,0 ÷1,5 kg/cm2.
d/ Địa chấn
Theo tài liệu của Viện khoa học Việt Nam, thành phố Hưng Yên thuộc vùng
động đất cấp III.
1.3.3. Hiện trạng sử dụng đât.
Đất trong khu vực nghiên cứu quy hoạch chủ yếu là đất nông nghiệp thổ nhưỡng
xấu hiện vẫn đang được sử dụng để canh tách nhưng năng suất cây trồng thấp. Có
một số làng xã đan xen trong khu vực nghiên cứu. Các khu nhà chủ phát triển theo
quốc lộ 39A, 38B và tỉnh lộ 61.


1.3.4. Hiện trạng hạ tầng xã hội.
Hiện tại, khu vực lập quy hoạch khoảng >7000 căn nhà. Trong đó nhà ở kiên cố
chiếm tỷ lệ 59,8 quỹ nhà ở, nhà ở bán kiên cố chiếm tỷ lệ 36,1 và nhà cấp 4, nhà
tạm chiếm tỷ lệ 4,1 quỹ nhà ở.
- Khu vực thành phố Hưng Yên dân cư tập trung chủ yếu tại đường Triệu
Quang Phục, QL38B và QL39 với tổng số nhà ở > 4.568 căn nhà. Nhà ở chủ yếu là
nhà kiên cố và bán kiên cố. Trong đó: Nhà kiên cố chiếm 63,7%, nhà bán kiên cố
chiếm 30,1%, nhà cấp 4 và nhà tạm chiếm 6,2%.
+ Về chỉ tiêu đất ở: Các hộ ven đường Triệu Quang Phục, QL 38B, QL 39 là:
50-100m2/hộ, các hộ sinh sống trong nội khu là: 50-200m2/hộ
+ Diện tích sàn khoảng 20 -40m2 sàn/người. Kiến trúc nhà ở ven đường Triệu
Quang Phục là nhà 2 -5 tầng, kiến trúc dạng nhà theo tuyến phố, nhà hình ống có
cửa hàng.
- Khu vực các xã thuộc huyện Tiên Lữ dân cư tập trung thành thôn xóm, làng
xã. Chủ yếu là nhà cấp 3 và cấp 4 có sân và vườn trồng cây ăn quả.

+ Chỉ tiêu đất ở khoảng 200-300m2/hộ, ngoài ra còn có đất vườn ao liền kề với
nhà
+ Về chất lượng nhà ở: Nhà kiên cố chiếm 53,2%, nhà bán kiên cố chiếm
46,3%, nhà cấp 4 và nhà tạm chiếm 0,4%.
Các công trình xã hội khác:
Trong khu vực nghiên cứu có một số công trình công cộng và phúc lợi xã hội
như UBND xã Trung Nghĩa, UBND xã thủ Sỹ, HTX Trung Nghĩa, Phương Đông,
Phương Hồng, nhà văn hóa các thôn Đặng Cầu, thủ sỹ, Đình Đông, và hệ thống
trường mầm non, tiểu học, THCS, cơ sở y tế, chợ… phục vụ nhu cầu thiết yếu của
người dân.


Các công trình chủ yếu nhà bê tông 1 tầng, UBND xã Trung Nghĩa xây dựng
4 tầng, trường học toàn bộ là nhà kiên cố 3 đến 5 tầng. Mật độ xây dựng các công
trình thấp.
1.3.5. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật.
a/ Hiện trạng giao thông.
Giao thông đối ngoại
- Quốc lộ 39: Tổng chiếu dài 109 km xuất phát từ Phố Nối - tỉnh Hưng Yên qua
Yên Mỹ, Bô Thời, sang Triều Dương, Hưng Hà đến cảng Diêm Điền - tỉnh Thái
Bình. Đoạn qua tỉnh Hưng Yên dài 43 km nối từ Phố Nối đến Triều Dương qua các
huyện Yên Mỹ, Khoái Châu, thành phố Hưng Yên, Tiên Lữ là đường do Trung
ương uỷ thác cho Tỉnh quản lý.
Đoạn tuyến qua các thành phố Hưng Yên dân cư tập trung đông đúc. Quy mô
đường cấp III đồng bằng có bề rộng nền đường rộng 12m, mặt đường BT nhựa rộng
11m chất lượng tốt, đoạn qua thị trấn, thị xã quy mô mặt 14m riêng đoạn qua thành
phố Hưng Yên đang được xây dựng với quy mô 44-54m. Về năng lực thông qua lưu
lượng xe hiện tại trên đường đạt khoảng 2.200xe/ngày.đêm
- Quốc lộ 38B: Dài 85 km xuất phát từ thị xã Bắc Ninh, qua các tỉnh Hải Dương,
Hưng Yên và kết thúc tại Thị trấn Đồng Văn - tỉnh Hà Nam. Đoạn tuyến qua địa

bàn tỉnh Hưng Yên dài 20 km bắt đầu từ dốc Cống Tranh đến cầu Yên Lệnh và chia
làm hai đoạn: Đoạn từ Cống Tranh đến Trương Xá (Km 19 - QL39) dài 16 km và
đoạn từ Km35 - QL39 đến phà Yên Lệnh dài 4 km qua các huyện Ân Thi, Kim
Động, thành phố Hưng Yên. Tuyến đi chung với QL39 từ Km 19 - Km 35. Toàn
tuyến đi qua vùng đồng bằng, dân cư hai bên thưa thớt. Hiện nay đang nâng cấp cải
tạo đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng có chiều rộng nền 9 - 12m, mặt đường
BT nhựa rộng 7 - 9m chất lượng tốt.
- Đường huyện 61: Điểm đầu tại Dốc Gò, điểm cuối tại Hiệp Cường, có chiều
dài 5km, đoạn qua khu đại học Phố Hiến dài…., mặt đường rộng 7m, nền đường
rộng 9m, mặt đường nhựa, đá đã xuống cấp.


Đường Điện Biên chạy về phía Tây khu đô thị Đại học Phố Hiến với chiều dài
1,7km toàn tuyến. Quy mô mặt cắt ngang đường rộng 21,5m, lòng đường 11,5m,
vỉa hè hai bên rộng 5mx2=10m, hiện chưa hoàn thiện vỉa hè, đường nhựa chất
lượng tốt.
- Dự án đường cao tốc nối giữa cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Cầu Giẽ - Ninh
Bình đi cắt qua khu vực lập quy hoạch, đang đươc triển khai xây dựng, góp phần
hoàn thiện hệ thống đường cao tốc trên toàn quốc, tăng cường khả năng giao lưu
văn hóa, trao đổi hàng hóa giữa các tỉnh, vùng miền.
Trong quy hoạch xây dựng vùng Hà Nội, tuyến đường sắt liên vùng được xây
dựng song song với đường cao tốc nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Cẫu Giẽ Ninh Bình, khổ 1435mm. Tuyến đường sắt này trở thành hiện thực sẽ giúp cho việc
sớm hình thành Khu đại học Phố Hiến.
Giao thông khu vực:
Các tuyến đường trong khu vực toàn bộ là đường đất, đường cấp phối và đường
bê tong phục vụ nhu cầu dân sinh và sản xuất, mặt đường rộng 3,5 – 5,5m nền 6
-7m. Hệ thống đường nội đồng phục vụ sản xuất chủ yếu là đất tự nhiên.
b/ Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật
Nền xây dựng cho khu nghiên cứu hầu hết là đất trồng lúa. Hướng dốc chính
của nền từ Tây Bắc về Đông Nam, i= 0,06%.

Cao độ hiện trạng của khu đất như sau:
-

Khu vực làng xã có cao độ cao nhất từ 3-4,15m, cao nhất tại các thôn Đặng Cầu,
Nam Dương nằm ở phía Bắc của khu vực.

-

Đồng ruộng có cao độ nền từ 2-3m, thấp nhất là tại cánh đồng thông Đông
Chiểu, An Chiểu, Thống Nhất, Nội Năng, nằm ở trung tâm khu vực.
Trong khu vực nghiên cứu không có hệ thống thoát nước mặt, chủ vẫn là chảy
tràn ra sông, hồ, ruộng trũng.

c/ Hiện trạng cấp điện.


Lưới điện sinh hoạt 10/0,4kv trong khu vực nghiên cứu được đấu nối từ trạm 220kv
Phố Nối.
Các công trình điện liên quan:
-

Trạm 220Kv Khoái Châu

-

Đường dây 110KV nhà máy điện Phả Lại đi Hải Dương, Hưng Yên.

d/ Hiện trạng cấp nước.
-


Hiện khu vực lập quy hoạch chủ yếu là đất nông nghiệp và dân cư nông thôn
chua có hệ thống cấp nước tập trung, đa phần vẫn sử dụng nước giêng khoan tự
xử lý, nước mưa.

-

Theo điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hưng Yên sẽ có nhà máy xử lý
nước sông công suất 42.000m3/ngđ cho toàn thành phố, trong đó có Khu đại
học.

-

Nhà máy cấp nước sạch Hưng Yên xử lý nước ngầm công suất 5.000m3/ngđ.

e/ Hiện trạng thoát nước thải và vệ sinh môi trường.
- Khu vực nghiên cứu chưa có hệ thống thoát nước tập trung. Nước mưa,
nước thải một phần tự thấm, một phần theo các mương hở tự xây, khe rãnh tự nhiên
thoát xuống các sông, ao hồ, ruộng trũng. Đa số các hộ dân dùng xí thùng hoặc xí 2
ngăn. Tỷ lệ sử dụng bể tự hoại thấp là nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm mạch
nông.
- Thu gom chất thải rắn: Hệ thống thu gom CTR còn thô sơ và chưa được
quan tâm đúng mức.
- Nghĩa trang nhân dân: không được quy hoạch tập trung, nằm rải rác giữa
các cánh đồng của các thôn.
f/ Hiện trạng môi trường.
Hiện trạng môi trường đất
Chất lượng đất trong khu vực: Tại các khu vực trồng lúa và cây nông nghiệp chất
lượng đất chưa có dấu hiệu bị thoái hóa, bạc màu, tuy nhiên tại những khu vực



×