Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Phân tích phong cách lãnh đạo của Bill Gates

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.22 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
BỘ MÔN QUẢN LÝ VÀ KINH TẾ DƯỢC

TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH MỘT SỐ ĐIỂM
TRONG PHƯƠNG PHÁP LÃNH ĐẠO CỦA BILL GATES

BÀI THẢO LUẬN SEMINAR QUẢN LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

HÀ NỘI


2021
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
BỘ MÔN QUẢN LÝ VÀ KINH TẾ DƯỢC

TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH MỘT SỐ ĐIỂM TRONG
PHƯƠNG PHÁP LÃNH ĐẠO CỦA BILL GATES
BÀI THẢO LUẬN SEMINAR QUẢN LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG
Thời gian seminar:
Sáng thứ hai, ngày 12, tháng 4, năm 2021
Người hướng dẫn:
ThS. Nguyễn Minh Hồng
Nhóm sinh viên thực hiện:
STT

Họ và tên

MSV

Tổ


1

Phan Thanh Huyền

1701278

1

2

Phạm Thùy Dung

1801131

1

3

Bùi Thị Thu Huyền

1801308

1

Nguyễn Thị Vân Anh 1801035

2

4
5

6

Nguyễn Thị Vui

1801774

2

Vương Thị Ngân Hà 1801175

3

7
Nguyễn Yến Trang
MỤC LỤ

1801719

3

Nội dung tổng hợp
Ghi chú
Chiến lược, câu nói
nổi tiếng
Phong cách lãnh đạo,
bài học kinh nghiệm
Phân tích ưu điểm,
khởi nghiệp
Xuất thân, tiểu sử,
khởi nghiệp, kỹ năng

lãnh đạo
Phẩm chất, phân tích
nhược điểm
Phân cơng nhiệm vụ,
Nhóm trưởng
tổng hợp, trình bày
Phân tích ưu điểm


I.

TỔNG QUAN...................................................................................................1

1.

THÔNG TIN VỀ BILL GATES.........................................................................1

1.1.Tiểu sử, xuất thân, và khởi nghiệp của Bill Gates.............................................1
1.2.Chiến lược và phong cách lãnh đạo của Bill Gates...........................................2
1.3.Một số tư tưởng, phẩm chất và phát ngơn nổi tiếng của Bill Gates...................6
2.

Cơng cụ phân tích kỹ năng của nhà quản lý......................................................7

II. KẾT QUẢ.........................................................................................................8
1. Phân tích phong cách lãnh đạo và thành công của Bill Gates theo cơng cụ
phân tích kỹ năng của nhà quản lý.............................................................................8
1.1.Kĩ năng chuyên môn - nghiệp vụ.......................................................................8
1.2.Kĩ năng nhân sự.................................................................................................8
1.3.Kỹ năng tư duy và nhận thức...........................................................................10

1.4.Kĩ năng quản lý................................................................................................11
2.

Phân tích tư tưởng, quan điểm của Bill Gates với vai trò người lãnh đạo.......12

3.

Một số bàn luận và quan điểm.........................................................................12

3.1.Ưu điểm trong phong cách lãnh đạo của Bill Gates........................................12
3.2.Nhược điểm trong phong cách lãnh đạo của Bill Gates...................................13
3.3.Bài học và liên hệ thực tế.................................................................................14
III. KẾT LUẬN.....................................................................................................16


ĐẶT VẤN ĐỀ
Lãnh đạo (Leader) là một trong những khái niệm quan trọng nhất của khoa
học về tổ chức - nhân sự. Nhà lãnh đạo là người đứng đầu kiểm soát một tổ chức,
tập thể riêng biệt, trước hết mang trọng trách tìm phương hướng, lối đi cho cơng
việc chung. Hơn thế nữa, họ còn là người truyền cảm hứng, làm công tác tư tưởng,
tạo động cơ hoạt động mọi người và rộng ra là cho cả xã hội. Như vậy, một nhà
lãnh đạo vĩ đại không chỉ mang khả năng quản lý mà cịn có nhiều kỹ năng, kiến
thức, kinh nghiệm xứng đáng trở thành tấm gương cho việc nghiên cứu và trau dồi
của mỗi người, cũng như là mẫu phân tích cho các mơ hình quản lý.
Được biết đến là một nhà lãnh đạo kiệt xuất trong giới kinh doanh và công
nghệ, Bill Gates – giám đốc điều hành (CEO) của tập đoàn khủng lồ Microsoft –
quả thật là một tỷ phú về nhiều mặt. Ơng khơng chỉ được ca ngợi trong việc là cha
đẻ của đế chế cơng nghệ lừng danh kể trên mà cịn gây chú ý mạnh mẽ với những
tố chất về lãnh đạo, quản lý, sức ảnh hưởng đối với thế giới.
Với nhận thức về tầm vai trò của lãnh đạo và sự cần thiết về các phương pháp

trong quản lý, chúng tôi xây dựng thảo luận seminar “Tìm hiểu và phân tích một số
điểm trong phương pháp lãnh đạo của Bill Gates” với một số mục tiêu sau:
Tìm hiểu, trình bày và phân tích được một số điểm trong phương pháp
lãnh đạo của Bill Gates cũng như sự phù hợp với các mô hình phân tích kinh điển.
Rút ra bài học và đưa ra quan điểm về các phương pháp lãnh đạo nói
trên.


I.
TỔNG QUAN
1.
THÔNG TIN VỀ BILL GATES
1.1.
Tiểu sử, xuất thân, và khởi nghiệp của Bill Gates
1.1.1. Tiểu sử, xuất thân
Bill Gates sinh ngày 28/11/1955 tại Seattle, Washington, Ông sinh ra và lớn
lên trong gia đình khá giả. Bố của ơng là một luật sư có tiếng ở Seattle. Mẹ của ơng
– bà Mary Maxwell Gates - giáo sư và là thành viên hội đồng quản trị của trường
đại học Washington cũng như là chủ tịch của United Way International. Ông ngoại
Bill Gates, J. W. Maxwell là chủ tịch của một ngân hàng liên bang. Ơng được sinh
ra trong một gia đình có cả bố và mẹ đều rất thành cơng, cho nên ngay từ bé Bill
Gates đã được bố mẹ khuyến khích tinh thần học hỏi, rèn luyện tính nhanh nhẹn
đồng thời với khả năng đấu tranh.
1.1.2. Học vấn và quá trình khởi nghiệp
Bill Gates vốn là người theo đuổi lĩnh vực phần mềm từ rất sớm và tạo được
dấu ấn rõ rệt trên con đường sự nghiệp của riêng mình.
Bắt đầu từ năm 13 tuổi Bill đã bắt đầu viết chương trình phần mềm đầu tiên
trên máy tính của trường trung học. Năm 17 tuổi, Bill Gates đã cùng tiền bối của
mình là Paul Allen hợp tác thành lập liên doanh có tên Traf-O-Data, tạo ra bộ đếm
giao thơng dựa trên bộ xử lý Intel 8008.

Năm 1973 ông thi đỗ vào Đại học Harvard với số điểm tại kỳ thi SAT là
1590/1600. Tại Harvard thì Bill đã phát triển một phiên bản ngơn ngữ lập trình
Basic ở trên chiếc máy tính đầu tiên là MITS Altair.
Chính vì niềm đam mê với máy tính mà Bill gates đã bỏ học và hợp tác với
Paul Allen để thành lập ra Microsoft với tên gọi ban đầu là Micro-Soft vào năm
1975. Đến năm 1980, bộ đơi này đã được Tập đồn IBM (International Business
Machines, cơng ty cơng nghệ tin học lớn nhất tồn cầu) tiếp cận với đề xuất
Microsoft viết trình thơng dịch BASIC cho dịng máy tính cá nhân của họ. Đề xuất
này đã được chấp nhận, giúp Microsoft thu về 50.000 USD với hệ điều hành PC
DOS.
1


Tháng 3 năm 1986, Bill Gates đã đưa Microsoft ra công chúng với mức chào
bán công khai ban đầu (IPO) là 21 USD/cổ phiếu. Chính điều đó đã giúp ơng trở
thành triệu phú dollar khi vừa bước sang tuổi 31. Ở thời điểm đó ơng nắm giữ 45%
trong số 24,7 triệu cổ phiếu của công ty, tương đương 234 triệu USD.
1.1.3. Những thành công của Bill Gates và công ty Microsoft
Ngày 20/11/1985, công ty đã giới thiệu một môi trường hoạt động có tên
Windows như một hệ điều hành đồ họa cho MS-DOS.
Năm 1987, Bill Gates trở thành tỷ phú khi giá trị cổ phiếu của Microsoft đạt
90,75 USD/cổ phiếu (gấp 4,5 lần IPO sau 1 năm). Từ thời điểm này, Bill Gates liên
tục nắm giữ vị thứ nhất hoặc thứ 2 trong bảng xếp hạng những tỷ phú giàu nhất thế
giới
Năm 1989, Microsoft đã giới thiệu Microsoft Office tích hợp gói ứng dụng:
Word, Excel vào các sản phẩm tương thích của cơng ty. Với sự thành cơng của
Microsoft Office giúp Microsoft độc quyền ảo trên các hệ điều hành PC.
Năm 1995, Windows 95 được phát hành, thiết lập các tiêu chuẩn và tính năng
mới cho các hệ điều hành. Phiên bản Windows này chính là xương sống của tất cả
các phiên bản tương lai từ Windows 2000 đến XP, Vista mới nhất.

Năm 1999, khi Microsoft đạt mức kỉ lục đã giúp Bill Gates lần đầu tiên đứng
đầu danh sách người giàu nhất thế giới với khối tài sản lên đến 101 tỷ USD
Tháng 1 năm 2000, ông đã thôi chức Giám đốc điều hành công ty dù vẫn đảm
đương chức vụ chủ tịch hội đồng quản trị. Vài năm sau đó, Gates cũng dành giao
phó những vị trí khác của mình tại Microsoft cho những người khác để dành thời
gian cho các hoạt động cơng ích.
1.2.
Chiến lược và phong cách lãnh đạo của Bill Gates
1.2.1.
Phong cách lãnh đạo
Bill Gates là nhà lãnh đạo của sự pha trộn điển hình nhiều phong cách: độc
đoán chuyên quyền, dân chủ và tự do. Trong đó, nổi bật hơn cả là phong cách dân
chủ.
- Phong cách dân chủ
Bên cạnh phong cách độc đoán của mình, Bill Gates cịn là người biết khuyến
khích đầu óc sáng tạo của nhân viên bằng cách lắng nghe và trân trọng những ý
2


kiến đóng góp của họ cho cơng ty. Bill là người đề cao tầm quan trọng của việc
dành thời gian học hỏi từ nhân viên cấp dưới và sẵn sàng lắng nghe ý tưởng của họ,
luôn đầu tư suy nghĩ, cân nhắc các hướng phát triển có lợi cho Microsoft.
Bill và các quan chức điều hành cấp cao khác đều có các trang web của riêng
mình. Mọi người làm việc trong cơng ty nhiều năm đều có thể gửi email cho Bill và
ông sẽ quan tâm những email này khi cảm thấy cần thiết. Điều này có nghĩa là Bill
có mặt khắp mọi nơi, mọi lúc, thường xuyên, nhận được mọi thông tin cần thiết cho
công việc điều hành và ra quyết định đúng lúc.
Thực tế chứng minh các khi nhân viên trong Microsoft cảm thấy được coi
trọng sẽ dành nhiều giờ hơn cho cơng việc của họ, do đó Microsoft đã nhận được
lợi ích tối đa từ từng nhân viên của mình.

Microsoft khơng phải là một cơng ty to lớn và đơn lẻ mà là một tập hợp những
công ty nhỏ và độc lập, chuyên trách những nhiệm vụ khác nhau. Xét trong nội bộ,
công ty cũng thường xuyên được chia thành những đơn vị, dự án nhỏ để duy trì một
mơi trường kinh doanh. Microsoft duy trì sự độc lập và năng động của các công ty
nhỏ trong lúc vẫn tận dụng nguồn tài chính, hệ thống tiếp thị và hướng chiến lược
của một công ty lớn.
- Phong cách độc đốn
Bill Gates ln tham gia vào mọi quyết định mang tính chiến lược và vấn đề
quản lý chủ yếu ở Microsoft, cũng như giữ vai trò chủ chốt trong phát triển cơng
nghệ, sản phẩm mới.
Ơng kiểm sốt cơng ty sát sao hơn bất cứ sự kiểm soát của một Giám đốc điều
hành của một công ty lớn nào khác. Hàng tháng, lãnh đạo của các nhóm dự án và
lãnh đạo riêng của từng dự án trao đổi email để báo cáo về tình trạng của từng dự
án và những vấn đề nổi lên của nó theo mẫu báo cáo có sẵn.
Bill Gates bị ám ảnh với việc quản lý vi mơ. Ví dụ, trong các cuộc họp với
các quản lý cấp cao của Microsoft, ông được mô tả là rất hiếu chiến và có những
lời lẽ nhiếc móc thậm tệ với các nhà quản lý về lỗ hổng nhận thức của họ trong
chiến lược kinh doanh... Bill Gates nhận thấy rằng ơng phải làm theo cách đó để có
thể điều khiển hướng đi của Microsoft và các sản phẩm chất lượng cao của mình.
3


- Phong cách tự do
Từ những ngày đầu thành lập công ty, Bill Gates và Paul Alen đã đưa tác
phong làm việc của chính mình thành “chuẩn mực” của Microsoft. Họ muốn làm
cho các nhân viên của mình thật là thoải mái, hiệu suất và sung sướng nhất có thể
trong cơng việc. Do đó, văn phịng ở Microsoft được xây dựng phù hợp với mọi
nhân viên công ty.
Thay cho các bộ comple và carvat mà ta thấy ở các công ty khác, ở Microsoft,
phong cách ăn mặc của nhân viên là tự do. Điều đó chứng minh cho sự tự do trong

suy nghĩ của Bill.
Ở Microsoft có một phịng cung cấp ln mở. Bất kỳ thứ gì thơng dụng đều có
sẵn để cho mọi người lấy dùng. Máy photocopy nếu bạn cần có thể tới đó. Với bất
kỳ cái gì ít được sử dụng thường xuyên thì nhân viên gửi e-mail tới chỗ cung cấp
và thứ yêu cầu đó sẽ được giao vào ngày hơm sau.
Ở Microsoft cũng khơng có việc quy định giờ làm việc với các nhà lập trình
và điều hành trừ một số vị trí cần làm đúng giờ như nhân viên hỗ trợ kỹ thuật, nhân
viên tiếp tân của tồ nhà. Các nhân viên có thể chọn giờ làm việc của mình nhưng
phải có những khoảng thời gian xác định hàng ngày.
1.2.2.
Chiến lược
Bill Gates là người có niềm tin và chiến lược tuyệt vời trong cơng việc, đưa
Microsoft thành công và luôn dẫn đầu trong thời đại cơng nghệ thay đổi liên tục
như hiện nay.
- Nhìn về phía trước và nhìn vào giá trị cốt lõi.
Bill cho rằng, phần mềm mới thực sự là giá trị cốt lõi của máy tính thay vì
phần cứng. Chính vì vậy, ông lựa chọn việc phát triển những giá trị này cho tương
lai và khẳng định góc nhìn chính xác của mình.
- Đặt cược lớn mà khơng đặt cược vào công ty.
Bill Gates đã đặt cược lớn, nhưng chưa bao giờ thực sự đặt cược vào cơng
ty. Ơng ln phịng ngừa những vụ cá cược lớn, điển hình là vụ ngừng hợp tác với
IBM năm 1991.

4


- Xây dựng nền tảng và hệ sinh thái, không chỉ sản phẩm.
Bill Gates xây dựng một Microsoft đa dạng sản phẩm, là một hệ thống mà trên
đó người dùng có thể tự làm và cải tiến cơng cụ cho chính mình. Đây là điều đặc
biệt trong cạnh tranh của Microsoft xuất phát từ chiến lược lấy người dùng làm

trung tâm của Bill.
- Khai thác đòn bẩy và sức mạnh
Bill Gates được nhận xét là người vừa khéo léo vừa cứng rắn. Điều này có rất
nhiều ví dụ có thể chứng minh.
- Định hình tổ chức xung quanh mỏ neo cá nhân của mình
Đối với Bill, đó là sự hiểu biết của ơng về phần mềm, phải biết mình giỏi cái
gì và biết điểm yếu của mình. Dựa vào đó, ông điều quan trọng là tìm ra cách bù
đắp những điểm yếu của bản thân để làm cho tổ chức hoạt động hiệu quả
- Tập trung vào tuyển dụng và giữ chân những người tài giỏi nhất trong ngành
công nghệ phần mềm. Microsoft cố gắng thuê được những người nằm trong số 5%
thông minh nhất hành tinh trong lĩnh vực chuyên môn của họ. Đây là một chiến
lược mà Gates cố ý đề ra nhằm bảo đảm cơng ty có thể thu hút được những bộ não
ưu tú nhất của ngành. Trong Microsoft có một số người tài hoa, một số người thậm
chí cịn chưa tốt nghiệp được trung học cũng như ngành tin học. Với Bill, khơng có
lý do gì mà lại khơng th một người có phẩm chất đơn thuần chỉ vì họ khơng có
bằng cấp cả, tất cả vấn đề là những người ấy có thể thực hiện công việc tốt đến đâu.
- Việc hôm nay mới là quan trọng
Khẩu hiệu của công ty Microsoft thật là: Ngày hôm nay bạn định đi đâu?
(Where do you want to go today?). Bill Gates luôn hiểu rõ những quy luật vận động
khắt khe đầy những sôi động và biến chuyển khó lường hết của thị trường và ln
trơng chờ những kết quả mới ở phía trước chứ khơng nhìn vào những cái đã làm.
- Không sợ thất bại. Thất bại là mẹ thành công.
Trong các bài phát biểu và bài viết của mình, Bill Gates đã nhắc đến các
thương vụ đầu tư thất bại, gây tốn kém nhiều thời gian và tiền bạc như cơ sở dữ
liệu Omega và hợp tác hệ điều hành với IBM. Tuy nhiên ông nhấn mạnh rằng thất
bại chỉ là tạm thời chứ không phải là kết thúc. Thậm chí, Bill Gates cịn khuyến
khích nhân viên của mình, ơng gửi thơng điệp rằng hãy xem xét những sai lầm cẩn
5



thận và hãy chấp nhận nó khi cần thiết, đặc biệt hơn nếu nhân viên có thể học được
điều gì từ sai lầm đó để làm cho cơng ty trở nên tốt hơn.
- Ngoài ra, Bill Gates đặc biệt quan tâm đến chính sách đãi ngộ cho nhân viên.
Ơng cung cấp cho nhân viên các đãi ngộ về cổ phiếu, cung cấp sự phát triển trong
sự nghiệp, cũng như chương trình chăm sóc sức khỏe cho các nhân viên của mình
để khuyến khích họ. Bill Gates làm điều đó, bởi vì ơng hiểu được giá trị trong việc
đầu tư vào tương lai của nhân viên mình. Nhờ Chiến lược lương thưởng hay khen
thưởng cho nhân viên một cách thích hợp như vậy, Bill Gates đã giúp nhân viên
yên tâm dốc sức cho công việc và trung thành với công ty.
1.3.
Một số tư tưởng, phẩm chất và phát ngôn nổi tiếng của Bill Gates
1.3.2. Một số phẩm chất và tư tưởng của Bill Gates
- Theo đuổi thứ mình u thích
Bill Gates thích máy tính từ khi cịn nhỏ và dành phần lớn thời gian để học lập
trình. Việc này đã giúp ngành máy tính thế giới có rất nhiều đột phá, như ngơn ngữ
lập trình BASIC, và sau đó là hệ điều hành MS-DOS. Tình u máy tính của ơng
đã đặt nền tảng cho sự ra đời của Microsoft.
- Làm việc không biết mệt mỏi
Bill Gates biết thành công không đến trong một đêm, mà là kết quả của quá
trình nỗ lực. Nhờ có sự đam mê, ơng khơng ngại làm việc trong garage nhiều năm,
phát triển các ngôn ngữ lập trình và học cách tạo ra giải pháp tồn cầu.
- Ln nhìn về phía trước
Bất kể chuyện gì xảy ra, một lãnh đạo đều phải nhìn về tương lai và khơng nản
chí trước các thách thức. Đứng trước nhiều khó khăn của Microsoft, Bill vẫn theo
đuổi chiến lược mình đề ra cho công ty, tập trung vào tương lai thay vì bị phân tâm
bởi những thách thức đó.
- Ln vận động
Bill Gates chưa bao giờ là người hài lòng với những gì mình làm được. Ơng
từng nói: “Ăn mừng thành cơng thì rất dễ. Nhưng quan trọng hơn cả là rút ra bài
học từ những thất bại”. Ơng cịn quan niệm “Những khách hàng khơng hài lịng với

bạn nhất chính là nguồn học hỏi tuyệt vời nhất” và nhận định “Chúng ta luôn đánh
6


giá quá cao sự thay đổi sẽ diễn ra trong 2 năm tới, và đánh giá thấp sự thay đổi
trong 10 năm tới. Đừng để bản thân bị động”.
- Giúp đỡ người khác
Một lãnh đạo đáng ngưỡng mộ sẽ giúp đỡ người khác bằng cách hướng dẫn họ
đi đúng hướng, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm, hoặc thậm chí cung cấp tài
nguyên cần thiết để cải thiện cuộc sống cho họ.
Với Bill, cha mẹ ơng đã khuyến khích ơng suy nghĩ độc lập, và đề cao các giá
trị như làm việc chăm chỉ, có đạo đức, cương quyết và ln nghĩ cho người khác.
Trên nền tảng này, Bill đã trở nên vĩ đại nhờ kiến thức, sự tinh tế, sự đam mê dành
cho nghề nghiệp, tầm nhìn và năng lượng ông truyền cho mọi người.
1.3.2. Một số phát ngôn nổi tiếng của Bill Gates
Bill không chỉ được biết đến với những đóng góp đáng kinh ngạc cho cơng
nghệ, Bill cịn được cơng nhận bởi sự hào phóng và trí tuệ của mình. Ơng đã có rất
nhiều câu nói nổi tiếng và đáng để suy ngẫm.
“Đừng bao giờ so sánh bạn với người khác. Nếu bạn làm vậy, bạn đang tự sỉ
nhục mình”.
“Cuộc sống vốn khơng cơng bằng - Hãy tập quen dần với điều đó”.
“Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó, đó khơng phải là lỗi của bạn. Nhưng nếu
bạn chết trong nghèo khó, thì đó là lỗi của bạn”.
“Thành cơng là một người thầy tồi tệ. Nó quyến rũ những người thông minh
vào ý nghĩ rằng họ không thể thất bại”.
“Những khách hàng khó tính nhất chính là nguồn học vĩ đại nhất của bạn”.
“Kiên nhẫn là yếu tố then chốt của thành cơng”.
2.
Cơng cụ phân tích kỹ năng của nhà quản lý
Một nhà lãnh đạo giỏi phải mang trong mình cả những kỹ năng của một nhà quản

lý giỏi. Để phân tích kỹ năng quản lý của một người, cơng cụ thường được sử dụng
là phân tích theo các mặt chung cần có, đó là:
- Kỹ năng kỹ thuật/chuyên môn.
- Kỹ năng nhân sự.
- Kỹ năng nhận thức/tư duy: khả năng phát hiện, phân tích và giải quyết các
vấn đề quản lý phức tạp.
- Kỹ năng quản lý và điều hành chung.
7


II.
1.

KẾT QUẢ
Phân tích phong cách lãnh đạo và thành cơng của Bill Gates theo cơng
cụ phân tích kỹ năng của nhà quản lý
Dù nổi tiếng là nhà quản lý có thể vận dụng linh hoạt các phong cách lãnh
đạo, nhưng nổi bật hơn cả với Bill Gates là thành công từ sự dân chủ. Microsoft
luôn là một trong minh chứng rõ ràng nhất cho phong cách dân chủ trong quản lý.
1.1.
Kĩ năng chuyên môn - nghiệp vụ
- Xác định được lĩnh vực am hiểu và truyền đạt lại cho nhân viên
Bill Gates là một người am hiểu sâu sắc về lĩnh vực mà mình hoạt động. Ngay
từ khi ngồi trên ghế nhà trường, ông và người bạn đã tạo lập thành cơng chương
trình ngơn ngữ Altair cơ bản. Chính vì niềm đam mê với máy tính mà Bill Gates đã
bỏ học và hợp tác với Paul Allen để thành lập ra Microsoft. Ông nhận thức được
tầm quan trọng của máy tính đối với mỗi người cho nên Bill Gates đã quyết định
viết lên phần mềm máy tính. Việc năm giữ những kiến thức chuyên môn đã tạo cho
ông nhiều cơ hội thành công như ngày nay. Một yếu tố quan trọng dẫn đến thành
công là khả năng một lúc điều hành nhiều dự án khác nhau. Nhờ những kiến thức

uyên thâm đó mà ơng khơng chỉ tạo nên sự nghiệp từ chính bản thân mình mà cịn
biết thơng qua những kiến thức mình có giáo dục, truyền đạt lại cho nhân viên…để
hướng họ tới công việc một cách tốt nhất. Một người có khả năng truyền đạt, khả
năng sư phạm giỏi được không thể thiếu được kiến thức và Bill Gates đã có được
điều này.
- Làm việc khơng biết mệt mỏi
Bill biết thành công không đến trong một đêm, mà là kết quả của q trình nỗ
lực. Nhờ có sự đam mê, ông không ngại làm việc trong garage nhiều năm, phát
triển các ngơn ngữ lập trình và học cách tạo ra giải pháp tồn cầu.
Thành cơng khơng chỉ là nghĩ ra ý tưởng tốt, mà còn phải xắn tay vào thực
hiện nó. Người ở vị trí lãnh đạo như Bill Gates càng cần điều này. Kể cả sau khi
Microsoft đã thành công, Bill vẫn làm việc ngày đêm để hiểu khách hàng và phát
triển sản phẩm có ích cho xã hội
1.2.
Kĩ năng nhân sự
- Trân trọng ý kiến của nhân viên
Không chỉ là một nhà quản lý giỏi, Bill Gates cịn là người biết khuyến khích
đầu óc sáng tạo của nhân viên bằng cách lắng nghe và trân trọng những ý kiến đóng
góp của họ cho cơng ty. Đây là một bí quyết đáng giá của Bill Gates mà các nhà
lãnh đạo doanh nghiệp nên tham khảo. Bill Gates là người đề cao tầm quan trọng
của việc dành thời gian học hỏi từ nhân viên cấp dưới. Ông sẵn sàng lắng nghe ý
tưởng của họ, luôn đầu tư suy nghĩ, cân nhắc các hướng phát triển có lợi cho
8


Microsoft. Bất kỳ nhân viên nào có ý tưởng mới cũng có thể trình bày và được
chính Bill Gates cịn dành thời gian để trả lời các kiến nghị. Một ý tưởng hay sẽ có
thể được ơng nhận xét bằng cách gửi email cho hàng trăm nhân sự Microsoft trên
toàn cầu và đề nghị họ cùng tham gia góp ý. Điều này giúp cho tất cả mọi nhân
viên tại Microsoft đều hăng say đóng góp ý kiến và cống hiến vì cơng ty

- Tuyển dụng những người tài giỏi và phù hợp
Bill Gates luôn đặt ra những hướng đi cùng yêu cầu rất riêng biệt. Đầu tiên
ông luôn xem trọng vấn đề nhân sự, muốn có một cơng ty phát triển nhanh mạnh và
bền vững, yếu tố này luôn đặt lên hàng đầu. Minh chứng cho điều đó cơng ty
Microsoft luôn cố gắng thuê những người nằm trong số 5% thông minh nhất hành
tinh trong lĩnh vực chuyên môn của họ. Đây là một chiến lược mà Bill cố ý đề ra
nhằm đảm bảo cơng ty có thể thu hút được những bộ não ưu tú nhất của ngành.
Việc lựa chọn người được tiến hành dưới nhiều hình thức. Một nguồn nhân lực rất
tiềm năng chính là từ sinh viên của các trường đại học nổi tiếng
- Chú trọng việc thu hút và giữ chân các nhân tài
Bí quyết đầu tiên trong sự thành cơng của Bill Gates chính là việc tìm kiếm và
tuyển dụng một loạt những nhân tài vừa am hiểu kĩ thuật lại vừa thành thạo kinh
doanh. Bên cạnh đó để duy trì sức sống trong cơng ty, ơng ln khuyến khích nhân
viên trong cơng ty bước tới những vị trí tốt hơn. Chính vì thế cuộc cạnh tranh trong
nội bọi Microsoft vô cùng khốc liệt. Khả năng tìm việc ở Microsoft lúc nào cũng có
bởi thường xun có vị trí bỏ trống, vì thế người thích hợp sẽ ngay lập tức được đề
bạt. Kết quả là những thay đổi này ở Microsoft luôn tồn tại những cơ hội thăng
tiến, nhưng cơ hội không phải để dành cho những người chờ đợi nó cả thập kỷ mà
chỉ dành cho những người thích hợp nhất.Bill Gates đồng thời thiết lập cơ chế đề
bạt và khen thưởng rất rõ rang.
- Tạo cho nhân viên cảm giác nơi làm việc là nhà của bạn, khơi dậy tiềm
năng sáng tạo của các thành viên.
Thứ hai ông luôn cố gắng xây dựng một môi trường làm việc thoải mái tiện
nghi để các nhân viên có cảm giác như đang ở nhà của chính mình. Đội ngũ nhân
viên của Microsoft đều là những người luôn sát cánh bên Bill ngay từ những ngày
đầu thành lập và luôn trung thành với Bill, cũng như Microsoft. Chính cách đối xử
tuyệt vời của Bill với những nhân viên của ông đã giúp công ty tạo ra nhiều lợi
nhuận kếch xù. Microsoft duy trì một tinh thần đồng đội cao, ở đó mỗi người cùng
hướng về một mục tiêu chung. Lương không phải là điều hấp dẫn nhất tại
Microsoft. Bill Gates từng nói: “Tơi khơng trả lương cao cho nhân viên, nhưng ai

nấy đều thấy khoan khoái vì có cảm giác rằng mình là người đang thay đổi thế
giới”.
9


Tại Microsoft tất cả các nhân viên làm việc chính thức có văn phịng riêng của
mình. Họ có thể bày biện văn phịng của mình để ứng với nhu cầu đặc biệt của họ.
Bên cạnh đó, cơng ty thường tổ chức những buổi họp, sinh hoạt chung với mục
đích duy nhất là xây dựng nên tinh thần của tồn cơng ty, tạo mối quan hệ tốt đẹp
giữa những người quản lý cấp dưới và cấp trên. Cách điều này đã làm tinh thần
người nhân viên luôn phấn chấn, giúp họ đạt được năng suất cao.
- Kĩ năng sắp xếp nhân sự phù hợp
Bill Gates và các nhà quản lí nhân lực của tập đồn ln biết cách bố trí vị trí
cơng tác để nó gây hứng thú và hấp dẫn cho tất thảy đội ngũ kỹ sư, chuyên
gia..Tiếp đến người ta sẽ đánh giá công việc của các cá nhân qua hiệu suất công
việc của họ và mức độ thành cơng của nhóm.
Microsoft được tổ chức như tập hợp các nhóm làm việc nhỏ gọn. Cơng ty
dành moi ưu tiên tối đa về thời gian và nguồn lực, phương tiện cho các nhóm.
Trong cơng ty chỉ có vài bộ phận làm nhiệm vụ thư tín- điện thoại, thơng tin quản
lý hay trung tâm quảng cáo..Đấy chính là bí quyết của sự tăng trưởng nhanh chóng
của Microsoft cơng ty lớn nhưng hoạt động vẫn linh hoạt như một công ty nhỏ.
- Tận dụng hết được khả năng của nhân viên
Đối với nhân viên của Microsoft, Bill Gates rất hiểu họ, họ đều là những
người rất xuất sắc, đương nhiên khơng thích bị người khác sắp đặt, nhưng họ cũng
thích được chỉ dẫn để làm việc. Thế là, Bill Gates luôn cho nhân viên quyền chủ
động, để họ tự tìm kiếm phương pháp giải quyết mà họ thích, chứ khơng phải làm
những câu mệnh lệnh như: “Anh phải như thế này”, “anh phải như thế kia”…
Sau khi cho nhân viên toàn quyền chủ động, họ sẽ cố gắng hết sức mình để hồn
thành cơng việc được giao phó, kết quả đạt được có thể vượt ngồi dự tính của bạn,
họ sẽ hồn thành nhiệm vụ một cách vơ cùng hồn hảo. Ngồi ra, tầng lớp lãnh đạo

của Microsoft cũng đề ra một loạt những quy định mới để tránh sự trùng lặp trong
cơng việc giữa các tổ nhóm, tiết kiệm được rất nhiều thời gian và sức lực cho nhân
viên.
1.3.
Kỹ năng tư duy và nhận thức
- Nhận ra thiếu sót sai lầm của mình
Trong những ngày đầu gây dựng Microsoft, Bill Gates đã tự mình làm tất cả
các cơng việc liên quan đến phát triển phần mềm. Thói quen khơng tin tưởng vào
bất cứ ai cũng như chia sẻ trách nhiệm cho người khác của Bill Gates đã làm cản
trở tiến trình phát triển của công ty và điều này đã để lại cho vị tỷ phú một bài học
nhớ đời.

10


Trong một buổi trò chuyện tại Harvard vào tháng trước, tỷ phú Bill Gates nói
với sinh viên rằng: "Nếu bạn muốn tạo ra sự ảnh hưởng thì việc giao phó trách
nhiệm cho người khác là vô cùng quan trọng".
Khi Bill Gates mới thành lập công ty, ông không chỉ là người lập trình chính
mà cịn đảm nhận cả việc đọc, sốt lỗi và viết lại code của nhân viên vì không tin
tưởng bất cứ ai. Sau cùng, ông nhận ra thói quen xấu này và quyết tâm ngừng sửa
và hồn thiện công việc của người khác. Mặc dù điều này khá khó khăn đối với ơng
nhưng Bill Gates đã vượt qua được nó. Bill Gates đã nhận ra rằng Microsoft chỉ có
thể thành cơng khi ơng học được cách tin tưởng vào người khác.
Bill với khả năng phân tích, tổng hợp vấn đề, suy nghĩ logic và toàn diện đã
nhận thức được các xu thế phát triển sau này. Để rồi ông đã cho ra cuốn sách “Tốc
độ tư duy”. Trong cuốn sách này ơng đưa ra 15 dự đốn mà thời điểm đó được cho
là khơng tưởng nhưng rốt cuộc đã trở thành sự thật vào thời đại ngày nay.
- Ln nhìn về phía trước
Bất kể chuyện gì xảy ra, một lãnh đạo đều phải nhìn về tương lai và khơng nản

chí trước các thách thức. Microsoft đã nhiều lần gặp rắc rối pháp lý, vì các vấn đề
như cáo buộc độc quyền, hay vi phạm hợp đồng kinh doanh. Tuy nhiên, Bill vẫn
theo đuổi chiến lược mình đề ra cho công ty, tập trung vào tương lai thay vì bị phân
tâm bởi những thách thức đó.
- Có tầm nhìn xa
Ngay từ khi cơng ty phần mềm mới bắt đầu thì Bill đã ln mong muốn và đặt
ra mục tiêu biến cơng ty nhỏ bé của mình thành một gã khổng lồ nổi tiếng thế giới.
Điều cốt lõi của sự thành cơng của Microsoft chính là những nhãn quan và tầm
nhìn chiến lược của Bill Gates về vai trị quyết định của công nghệ tin học và
truyền thông, của máy tính và mạng Internet trong tồn bộ đời sống kinh tế xã hội
tương lai của loài người. Nhờ sự am hiểu sâu sắc về công nghệ học cùng phương
pháp tổng hợp dữ liệu độc đáo của mình, ơng đã thể hiện một khả năng đặc biệt
trong việc xác định khuynh hướng trong tương lai và chỉ đạo chiến lược cho
Microsoft.
1.4.
Kĩ năng quản lý
- Kỹ năng ra quyết định
Phương pháp ra quyết định của tỷ phú Bill Gates: Tính tốn kỹ rủi ro, nhưng
đôi lúc để mọi thứ...thuận theo tự nhiên
Theo Bill Gates, thay vì lo lắng vào tương lai bất định, hãy liên tục học hỏi và
đưa ra các chiến lược mới phù hợp với hoàn cảnh trong từng giai đoạn. Đó cũng là
triết lý ơng theo đuổi trong suốt nhiều năm qua. Bill Gates là một nhà lãnh đạo gan
dạ nhất thế giới, nhà sáng lập Microsoft đã nhiều lần đưa ra các quyết định táo bạo
11


( Đang là một sinh viên ưu tú tại Harvard, Bill rẽ ngang, dừng việc học để startup
vào năm 1975. Chưa hết, đến năm 2008, Bill rời Microsoft để toàn tâm toàn ý xây
dựng quỹ từ thiện "The Bill & Melinda Gates Foundation".). Nhưng trên hết, Bill
Gates biết đánh đổi, hy sinh một cách khơng ngoan. Nói cách khác, ơng không mù

quáng đem tiền bạc, sự nghiệp chạy theo những mục tiêu khơng đáng.
- Có tư duy chiến lược
Một trong những yếu tố làm nên thành công của Microsoft là nhờ vào tầm nhìn
chiến lược sắc sảo của Bill Gates. Với sự am hiểu sâu sắc về công nghệ và khả
năng đặc biệt về tổng hợp phân tích khuynh hướng phát triển của cơng nghệ, Bill
đã đóng vai trị một nhà tiên tri của Microsoft, chỉ đạo chiến lược phát triển của
cơng ty. Chính Bill đã nói: những cơng ty lớn thành công là những công ty biết làm
cho sản phẩm của chính mình trở nên lỗi thời trước khi để ai đó làm điều này.
- Tự tin và quyết đốn
Sự tự tin là yếu tố cơ bản, sau đó tìm thấy niềm đam mê là một cuộc hành trình, nó
sẽ mất khá nhiều thời gian. Nhưng một mối quan hệ sâu sắc giữa sự tự tin và đam
mê sẽ đã giúp Bill Gates theo đuổi mục tiêu với động lực mạnh mẽ và đã tạo nên
thành công lớn
- Truyền thơng và giao tiếp
Trong buổi nói chuyện tại Harvard của mình, ơng đã chứng minh cho mọi
người về khả năng giao tiếp và tiếp xúc truyền thơng của mình. Sự xuất sắc trong
việc quản lý dân chủ từ Bill cũng tạo nên văn hóa rất khác của Microsoft và phần
nào là cách truyền thông cực kỳ hiệu quả.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề
Bill Gates giải quyết vấn đề một cách khéo léo và mang lại hiệu quả cao bằng
việc tìm kiếm và đưa ra các giải pháp khác nhau, từ đó ơng lựa chọn giải quyết tối
ưu nhất. ơng nắm bắt cơ hội để xử lí vấn đề tốt nhất và có tinh thần chính trực, hành
động vì lợi ích chung của doanh nghiệp
2.
Phân tích tư tưởng, quan điểm của Bill Gates với vai trò người lãnh
đạo
Những quan điểm, tư tưởng của Bill hết sức phù hợp với vai trị nhà lãnh đạo
cấp cao. Ví dụ như sự dân chủ trong cách quản lý của ông là động lực cho mọi
người phấn đấu. Hay như sự nhìn về phía trước và quan điểm phấn đấu của ơng
mang tầm nhìn cho sự phát triển của Microsoft. Hơn thế nữa khả năng vận động

liên tục và sự giúp đỡ người khác của ông làm mọi người luôn đi lên và phát triển.
3.
Một số bàn luận và quan điểm
3.1.
Ưu điểm trong phong cách lãnh đạo của Bill Gates
Bill Gates sở hữu nhiều ưu điểm trong phong cách lãnh đạo của mình.
12


Đầu tiên, Bill Gates sở hữu khả năng tài ba của một nhà lãnh đạo, một người
có tầm nhìn xa trông rộng trong kinh doanh và đặc biệt là trong các vấn đề quản lý
nhân sự, biết cách giữ chân những người giỏi bằng sự dân chủ và một người lãnh
đạo nhưng lại rất quan tâm đến vấn đề PR nội bộ.
Trong chun mơn, Bill Gates thể hiện mình là người có con mắt nhạy cảm,
nó cho ơng thấy làm thế nào những tiến bộ cơng nghệ có thể được tích hợp với
nhau một cách mạnh mẽ giữa phần cứng và phần mềm của máy tính.
Bill Gates có một tầm nhìn tuyệt vời và ơng liên kết mọi nguồn lực của
Microsoft với tầm nhìn đó. “Mỗi doanh nghiệp và mỗi hộ gia đình phải có một máy
tính và phải chạy bằng phần mềm Microsoft.“, đó chính là tầm nhìn của ông.
Bill đã nhìn thấy tương lai trước tiên ở một số thời điểm quan trọng. Một trong
số đó - và đây là một câu chuyện kinh điển - xảy ra vào năm 1980, khi ông đàm
phán thỏa thuận cấp phép hệ điều hành DOS cho IBM với giá thấp 50.000 đơ la,
nhưng có tầm nhìn xa là khơng chuyển nhượng bản quyền. Kết quả là Microsoft đã
có thể cấp phép hệ điều hành này cho các nhà cung cấp khác đã nhân bản máy của
IBM, do đó tạo ra một thị trường lớn hơn và có lợi hơn nhiều cho cơng ty của ơng.
Ngồi ra, Bill Gates cịn là người tham vọng và luôn nỗ lực không ngừng để
sáng tạo và phát triển
Tất cả những điển mạnh trên đã góp phần lớn giúp ông trở thành người giàu
nhất thế giới trong 13 năm liên tục.
Đặc biệt, ông là một nhà tỷ phú không sợ thất bại. Trong các bài phát biểu và

bài viết của mình, Bill Gates đã nhắc đến các thương vụ đầu tư thất bại, gây tốn
kém nhiều thời gian và tiền bạc như cơ sở dữ liệu Omega và hợp tác hệ điều hành
với IBM.
3.2.
Nhược điểm trong phong cách lãnh đạo của Bill Gates
Khi được một khán giả hỏi về điểm yếu trong việc vận hành Microsoft và Quỹ
Gates, ơng cho hay đó là “xử lý các vấn đề tuyển dụng nhân sự và quản lý”. “Tôi
luôn phải nhờ người khác đến và giúp xây dựng đội ngũ”, tỉ phú nói.
Thêm vào đó, ơng xem tất cả những lĩnh vực ơng khơng có đam mê cũng là
điểm yếu của mình: “Ngay cả các lĩnh vực như bán hàng và kế tốn vốn chẳng mấy
hấp dẫn với tơi như là kỹ thuật cũng vậy. Nếu nó khơng thú vị với bạn, bạn có lẽ
13


chẳng làm nó tốt, vì thế chúng tơi th tuyển rất nhiều người đảm nhiệm các công
việc trên”.
Thực tế, chủ doanh nghiệp bình thường khó lịng có nhiệt huyết hay làm đặc
biệt tốt ở tất cả các khía cạnh cần thiết để vận hành doanh nghiệp. Đây là lý do vì
sao th tuyển những người thơng minh, có nhiều kỹ năng và thế mạnh, cần thiết.
Đây cũng là điều nhà đầu tư “Shark Tank” kiêm doanh nhân Daymond John thích
làm. Ơng John chia sẻ: “Tơi thích tạo ra một nhóm gồm những người tôi cho là
thông minh hơn tôi ở nhiều khía cạnh. Nếu bạn tạo ra văn hóa nơi nhiều người cảm
thấy họ có thể phát triển và suy nghĩ, đôi khi cố vấn của bạn chỉ là một cậu thanh
niên 20 tuổi hiểu biết về mạng xã hội hơn bất cứ ai”.
Tỉ phú Richard Branson, người điều hành hàng trăm công ty, cũng dựa vào đội
ngũ nhân viên thơng minh hơn ơng. Ơng Branson viết trong một bài blog: “Thành
cơng trong kinh doanh rất có liên quan đến đội ngũ bạn thuê tuyển. Hãy để những
người thông minh hơn đứng quanh bạn, cung cấp cho họ mọi thứ cần thiết để phát
triển và doanh nghiệp của bạn sẽ phát đạt”.
3.3.

Bài học và liên hệ thực tế
3.3.1. Đối với các doanh nghiệp hiện nay.
Từ những thực tế trong năng lực lãnh đạo công ty Microsoft của Bill Gate các
doanh nghiệp hiện nay cần:
Bố trí nhân lực hợp lý: thực tế thì rất nhiều doanh nghiệp gặp phải tình trạng
vừa thiếu vừa thừa nhân lực – đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam. Thiếu và
thừa ở chỗ có nhiều nhân viên nhưng lại có ít người đáp ứng được các u cầu cơng
việc. Bố trí nhân lực là năng lực tổ chức của nhà quản trị. Các doanh nghiệp cần
học tập để bố trí và sử dụng nhân lực hợp lý, sử dụng đúng người đúng việc đảm
bảo đủ số lượng chất lượng nhân lực nhằm tăng hiệu quả kinh doanh.
Tạo mơi trường làm việc tốt: Đó là một khơng gian, thời gian linh hoạt, với
Bill Gate văn phịng tại nhà là mơ hình lý tưởng cho các nhân viên của mình phát
huy hết khả năng. Các doanh nghiệp thay vì bắt nhân viên theo khn khổ chung,
được xếp chỗ ngồi chung, tới công ty là phải ngăn nắp, gọn gang, trong giờ phải
trật tự, ki luật thì có thể thay bằng cách xếp cho họ những không gian riêng, phịng
riêng,khuyển khích nhân viên sáng tạo bày biện bàn làm việc của mình, có thể nghe
14


nhạc, điều chỉnh ánh sáng nơi làm việc như Bill Gate đã làm rất thành cơng với
cơng ty của mình.
Để tổ chức và lãnh đạo tốt nhà quản trị cần tích cực theo sát nhân viên, quan
tâm tới nhu cầu, mong muốn của họ để khích lệ động viên người lao động trong
q trình làm việc.
Tơn trọng và ghi nhận những ý kiến, phương án và những ý tưởng của nhân
viên để hoàn thiện phong cách lãnh đạo hơn. Bất kỳ nhân viên nào có ý tưởng mới
cũng có thể trình bày và gửi cho ơng xem xét.
Nhà quản trị trong doanh nghiệp cần tích cực học hỏi, tìm hiểu nâng cao kiến
thức của bản thân. Quyền lực của năng lực chun mơn được hình thành từ khả
năng thuyết phục và sự thể hiện tài năng của nhà quả trị.

- Đối với sinh viên
Năng lực lãnh đạo là một yếu tố quan trọng với người đứng đầu lãnh đạo một
doanh nghiệp, một tổ chức...
Đối với sinh viên, khi đã sinh hoạt trong một tập thể một tổ chức, khi đứng
đầu với cương vị lớp trưởng hay nhóm trưởng thì để có thể điều hành tốt các hoạt
động

15


III.

KẾT LUẬN
Thơng qua tìm hiểu, thảo luận và làm việc nhóm, chúng tơi đã làm rõ trong bài
viết “Tìm hiểu và phân tích một số điểm trong phương pháp lãnh đạo của Bill
Gates” các nội dung:
- Tìm hiểu, trình bày và phân tích được một số điểm trong phương pháp lãnh
đạo của Bill Gates cũng như sự phù hợp với các mơ hình phân tích kinh điển.
- Rút ra bài học và đưa ra quan điểm về các phương pháp lãnh đạo nói trên.
Cũng như đi đến kết luận rằng Bill Gates xứng đáng trở thành tấm gương mẫu
mực cho mọi nhà quản lý.

16



×