Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố buôn ma thuột

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------oOo--------------

NGUYỄN THỊ HẠNH

TÂM

ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN
R N SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
RẮ
PHỐ BN MA THUỘT
CHUN NGÀNH: CHÍNH SÁCH CƠNG TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 60 34 04 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. Hồ Chí Minh, tháng 0 năm 2018


Cơng trình được hồn thành tại: Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG – HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Tấn Phong
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. Phan Thu Nga
………………………….................................................................................................
.........................................................................................................................................
Cán bộ chấm nhận xét 2: PGS. TS Võ Lê Phú
.........................................................................................................................................
........................................................................................................................................


Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày 02 tháng 1 năm 2018.

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1. Chủ tịch hội đồng : PGS, TS Nguyễn Phước Dân;
2. Ủy viên Hội đồng : TS Lâm Văn Giang;
3. Ủy viên phản biện 1: PGS, TS Võ Lê Phú;
4. Ủy viên phản biện 2: TS Phan Thu Nga;
5. Thư ký Hội đồng : TS Võ Thanh Hằng.
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS. TS Nguyễn Phước Dân

TRƯỜNG KHOA
MƠI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
RƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Thị Hạnh Tâm
Ngày, tháng, năm sinh: 25/04/1986
Chuyên ngành: Chính sách cơng trong Bảo Mơi trường


MSHV: 7141265
Nơi sinh: Hải Dương
Mã số: 60 34 04 02

I - TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT
THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT
II - NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
(i) Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn (bao gồm công tác quét nhặt, thu
gom, xử lý chất thải rắn…) tại thành phố Buôn Ma Thuột.
(ii) Dự báo mức độ phát sinh chất thải rắn trên địa bàn Tp. Buôn Ma Thuột đến năm
2025.
(iii) Đề xuất các giải pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải
rắn trên địa bàn Tp. Buôn Ma Thuột thời gian tới.
III - NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 06/02/2017
IV - NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 15/12/2017
V - CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS Nguyễn Tấn Phong.
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội đồng Chuyên ngành thông qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Tp. HCM, ngày tháng năm 2017
CHỦ NHIỆM BỘ MƠN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ kí)

(Họ tên và chữ kí)

TRƯỞNG KHOA
(Họ tên và chữ kí)



LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình cao học và được thực hiện luận văn này em đã
nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý thật nhiệt tình và thiết thực của Quý
Thầy, Cô Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh và đặc biệt là
Thầy hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Tấn Phong trong suốt quá trình thực hiện,
nghiên cứu và hoàn thành tốt các nội dung đã đặt ra của luận văn này.
Đặc biệt, em xin gởi lời biết ơn sâu sắc nhất đến Thầy hướng dẫn của mình là
PGS.TS Nguyễn Tấn Phong đã dành rất nhiều thời gian quý báu quan tâm giúp
đỡ tận tình, đóng góp thật nhiều ý kiến về mặt chun mơn và tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất trong suốt thời gian viết luận văn này.
Nhân đây, em cũng xin chân thành gởi lời cảm ơn tới các bạn bè, đồng nghiệp
cùng làm việc trong Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường và các cơ
quan hợp tác nghiên cứu khác đã khích lệ, động viên và tích cực hỗ trợ, giúp đỡ
trong việc thực hiện công tác điều tra, thống kê, phân tích, cập nhật các cơ sở dữ
liệu về chất thải, cũng như đã có nhiều ý kiến đóng góp q báu cho q trình
nghiên cứu nội dung của luận văn.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, những người thân
yêu đã hỗ trợ, động viên và giúp đỡ trong suốt quá trình học tập cũng như trong

thời gian thực hiện luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 12 năm 2017

Nguyễn Thị Hạnh Tâm


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hiện nay, cùng với quá trình đẩy mạnh đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa, khối lượng
chất thải rắn (CTR) phát sinh ở các tỉnh, thành phố (TP) nước ta ngày càng tăng.
Công tác quản lý, thu gom, phân loại và tái sử dụng chất thải rắn, nếu được thực

hiện từ hộ gia đình, có hệ thống quản lý và công nghệ phù hợp sẽ rất có ý nghĩa
trong việc mang lại lợi ích kinh tế, bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên cho
đất nước.
Thành phố Bn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế của tỉnh Đắk Lắk. Vì
vậy, nghiên cứu việc quản lý chất thải rắn tại thành phố Buôn Ma Thuột từ đó đề
xuất một số giải pháp phù hợp về mặt chính sách, kinh tế, kĩ thuật nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTR trong thời gian tới tại Tp. Buôn Ma Thuột
là việc làm rất cần thiết.

ABSTRACT
Currently, along with the process of accelerating urbanization, industrialization,
the volume of solid waste in the provinces and cities of our country is increasing.
The management, collection, sorting and reuse of solid waste, if implemented by
households, has an appropriate management and technology system that will make a
significant contribution to economic benefits, environmental protection and
resource saving for the country.
Buon Ma Thuot City is the political and economic center of Dak Lak Province.
Therefore, research on solid waste management in Buon Ma Thuot city has
proposed a number of suitable policy, economic and technical solutions to improve
the effectiveness of waste management in Buon Ma Thuot city is a very necessary
job.

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 7
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 7
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 8
3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................................. 8

4. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................................... 8
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 10
5.1. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: ............................................................................. 10
5.2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: ......................................................................... 10
6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................ 11
6.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................................. 11
6.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................................. 12
6.3. Tính mới............................................................................................................... 12
CHƢƠNG 1................................................................................................................... 13
TỔNG QUAN ............................................................................................................... 13
1.1. Tổng quan về chất thải rắn .................................................................................. 13
1.1.1. Khái niệm chất thải rắn [1] ............................................................................... 13
1.1.2. Nguồn gốc, thành phần và tính chất của CTR [2] ............................................ 13
1.1.2.1. Nguồn gốc CTR ........................................................................................ 13
1.1.2.2. Phân loại chất thải rắn [2] ....................................................................... 14
1.1.2.3. Thành phần CTR sinh hoạt [3] ............................................................... 15
1.1.3. Tính chất chất thải rắn [6] ................................................................................. 16
1.1.3.1. Tính chất lý học ........................................................................................ 16
1.1.3.2. Tính chất hóa học ..................................................................................... 18
1.1.3.3. Tính chất sinh học [6] .............................................................................. 21
1.1.4. Ơ nhiễm mơi trường do chất thải rắn [1] .......................................................... 22
1.1.5. Phương pháp giảm thiểu chất thải rắn [8]......................................................... 23
1.1.6. Các phương pháp xử lý chất thải rắn [7] .......................................................... 23
1.2. Tình hình quản lý chất thải rắn trên thế giới ..................................................... 25
1.3. Tình hình quản lý chất thải rắn ở Việt Nam ...................................................... 29

2


1.3.1. Hiện trạng phát sinh CTR sinh hoạt ở Việt Nam.............................................. 30

1.3.2. Hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam [17] ............................... 31
1.4. Tổng quan về Tp. Buôn Ma Thuột ...................................................................... 32
1.4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên [17] ..................................................................... 32
1.4.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................ 32
1.4.1.2. Địa hình, địa mạo ..................................................................................... 33
1.4.1.3. Khí hậu ...................................................................................................... 34
1.4.1.4. Thuỷ văn.................................................................................................... 35
1.4.2. Các nguồn tài nguyên [17] ................................................................................ 36
1.4.2.1. Tài nguyên đất .......................................................................................... 36
1.4.2.2. Tài nguyên nƣớc [17] ............................................................................... 37
1.4.2.3. Tài nguyên rừng [17]................................................................................ 37
1.4.2.4. Tài nguyên khoáng sản ............................................................................ 37
1.4.3. Thực trạng môi trường [17] .............................................................................. 38
1.4.3.1. Mơi trƣờng khơng khí .............................................................................. 38
1.4.3.2. Mơi trƣờng nƣớc mặt ............................................................................... 38
1.4.3.3. Môi trƣờng nƣớc ngầm ............................................................................ 38
1.4.4. Thực trạng kinh tế - xã hội [17] ........................................................................ 39
1.4.4.1. Điều kiện về kinh tế .................................................................................. 39
1.4.3.2. Điều kiện về xã hội ................................................................................... 40
CHƢƠNG 2................................................................................................................... 42
HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CỦA THÀNH
PHỐ BUÔN MA THUỘT ........................................................................................... 42
2.1. Nguồn gốc phát sinh [17] ...................................................................................... 42
2.2 Phân loại CTR sinh hoạt [17] ................................................................................ 42
2.3. Thành phần CTR sinh hoạt [17] .......................................................................... 44
2.4. Các thành phần của hệ thống quản lý chất thải rắn trên địa bàn Tp. Buôn
Ma Thuột....................................................................................................................... 47

3



2.5. Đánh giá khả năng phân loại tại nguồn, khả năng tái chế, tái sử dụng chất
thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Tp. Buôn Ma Thuột ................................................ 48
2.6. Hiện trạng thu gom, vận chuyển [17] .................................................................. 49
2.6.1. Hiện trạng thu gom ........................................................................................... 49
2.4.2. Hiện trạng vận chuyển [4] ................................................................................ 56
2.6.3. Đánh giá chung về hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột ................................................................................ 57
2.5. Hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Tp. Buôn Ma Thuột .... 58
2.5.1. Nhận xét về những mặt còn tồn tại trong công tác quản lý hoạt động thu
gom và xử lý chất thải rắn trên địa bàn Tp. Buôn Ma Thuột ..................................... 58
2.5.2 Nhận xét về nhu cầu phải quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn TP. Buôn Ma Thuột giai đoạn từ nay đến năm 2025 ........................................... 59
2.6. Phân tích SWOT cho cơng tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Tp. Buôn
Ma Thuột....................................................................................................................... 60
CHƢƠNG 3................................................................................................................... 65
3.1. Dự báo về dân số Tp. Buôn Ma Thuột đến năm 2025 ....................................... 65
3.1.1. Cơ sở tính dự báo dân số .................................................................................. 65
3.1.2. Kết quả tính tốn dự báo về dân số TP. Buôn Ma Thuột đến năm 2025.......... 65
3.2. Dự báo về khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt Tp. Buôn Ma Thuột đến năm
2025 ................................................................................................................................ 66
3.2.1. Các yếu tố tác động đến lượng chất thải rắn sinh hoạt ..................................... 66
3.2.2. Kết quả dự báo khối lượng CTR sinh hoạt TP. Buôn Ma Thuột đến năm
2025............................................................................................................................. 67
3.2.3. Mục tiêu quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm
2050............................................................................................................................. 69
Chƣơng 4 ....................................................................................................................... 73
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT
THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT ............................................... 73
4.1. Nhóm giải pháp về chính sách ............................................................................. 73

4.2. Nhóm các giải pháp về đào tạo huấn luyện ........................................................ 77
4.3. Nhóm các giải pháp đầu tƣ ................................................................................... 77
4.4. Nhóm các giải pháp truyền thơng ........................................................................ 79
4.5. Nhóm các giải pháp kinh tế .................................................................................. 80

4


4.5.1. Huy động vốn cho đầu tư xử lý CTR................................................................ 80
4.5.2. Huy động vốn vay nước ngoài .......................................................................... 81
4.5.3. Huy động vốn vay trong nước .......................................................................... 81
4.5.4. Nâng cao hiệu quả về cơng tác quản lý và tăng phí VSMT ............................. 81
4.5.5. Xã hội hóa cơng tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTR ..................................... 82
4.6. Nhóm các giải pháp kĩ thuật ................................................................................ 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 88
A. KẾT LUẬN .............................................................................................................. 88
B. KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 91

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVMT
BVTV
CTR
CTRĐT
CTRNH
CTRSH
ĐVT
LHPN
MTTQ
TNHH MTV

TP
UBND
VLXD

Bảo vệ môi trường
Bảo vệ thực vật
Chất thải rắn
Chất thải rắn đô thị
Chất thải nguy hại
Chất thải rắn sinh hoạt
Đơn vị tính
Liên hiệp phụ nữ
Mặt trận tổ quốc
Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Thành phố
Ủy ban nhân dân
Vật liệu xây dựng

5


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Khung định hướng nghiên cứu của đề tài .............................................11
Bảng 1.2 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Tp. Buôn Ma Thuột [4]
................................................................................................................................15
Bảng 1.3. Tỷ trọng của các thành phần trong CTR sinh hoạt [5] ..........................16
Bảng 1.4. Khối lượng riêng của các thành phần trong CTR sinh hoạt ..................17
Bảng 1.5. Thành phần các nguyên tố của các chất cháy được có trong CTR từ khu
dân cư [6] ...............................................................................................................18
Bảng 1.6. Năng lượng [6] ......................................................................................20

Bảng 1.7. Quy mô bãi chôn lấp .............................................................................24
Bảng 2.1. Lượng rác thải phát sinh trên địa bàn nghiên cứu .................................43
Bảng 2.3. Tỷ lệ thu gom và phân loại rác thải tại địa bàn nghiên cứu [16]...........51
Bảng 2.4. Mức thu phí dịch vụ thu gom tại Tp. Buôn Ma Thuột ..........................53
Bảng 2.5. Cơ sở vật chất trong thu gom và vận chuyển CTR sinh hoạt trên địa bàn
TP. Buôn Ma Thuột ...............................................................................................57
Bảng 3.1. Kết quả dự báo về tăng dân số TP. Buôn Ma Thuột đến năm 2025 .....65
Bảng 3.2. Lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh và tỷ lệ thu gom ...........68
Bảng 3.3 Kết quả dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (tấn/ngày) của TP.
Buôn Ma Thuột đến năm 2025 ..............................................................................68
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải rắn [2] ..........................................14
Hình 1.3. Bộ máy quản lý chất thải rắn tại Nhật Bản [17] ....................................27
Hình 1.4. Tổ chức quản lý chất thải rắn ở Singapore [10] ....................................28
Hình 1.5. Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn tại 6 vùng trong cả nước [8] ....................31
Hình 1.6. Cơ cấu quản lý chất thải rắn ở Việt Nam [6] .........................................32
Hình 1.7. Bản đồ hành chính Tp. Bn Ma Thuột ................................................33
Hình 2.1. Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải rắn ................................................42
Hình 2.2. Tỷ lệ thành phần các loại CTR sinh hoạt tại địa bàn nghiên cứu, 2017
[16] .........................................................................................................................45
Bảng 2.2. Thành phần CTR sinh hoạt tại một số cơ sở kinh doanh dịch vụ .........46
thương mại .............................................................................................................46
Hình 2.3. Hệ thống thu gom vận chuyển rác thải ..................................................51

6


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì ô nhiễm môi

trường đang trở thành một vấn đề thời sự đang được quan tâm nhiều nhất. Một
trong những nguồn ô nhiễm đang ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống hiện nay
là chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp.
Chính vì tốc độ phát triển KT- XH của tỉnh ngày càng được nâng cao, nhu cầu
tiêu dùng càng tăng nên kéo theo đó là lượng chất thải phát sinh ngày càng một gia
tăng.
Bên cạnh lượng rác sinh hoạt với số lượng đáng kể, rác thải từ phụ phẩm nông
nghiệp cũng phát sinh với khối lượng lớn khi vào mùa vụ thu hoạch. Và tồn bộ
lượng rác này có đặc điểm chung là chưa phân loại tại nguồn phát sinh. Thành phố
Buôn Ma Thuột đang trong xu thế phát triển kinh tế, có cơ sở hạ tầng tương đối
hồn chỉnh, nhưng cũng có nhiều vấn đề bức xức nảy sinh trong đó có chất thải rắn
sinh hoạt, là một trong những vấn đề cần quan tâm. Hiện nay toàn bộ lượng rác
được thu về bãi chôn lấp. Tuy nhiên phần đất dành cho việc chơn lấp thành phố
khơng cịn nhiều cho nên việc đổ rác vào bãi chôn lấp như hiện nay là khơng hợp lý,
vì lượng rác thực phẩm chiếm tỉ lệ rất cao so với các loại chất thải rắn khác. Đây
chính là ngun nhân góp phần vào việc tăng chi phí xử lý chất thải rắn (xây dựng
bãi chôn lấp hợp vệ sinh, trạm xử lý nước rị rỉ,...), trong khi thành phần này cũng
chính là nguồn nguyên liệu dồi dào cho các nhà máy sản xuất phân compost.
Ngồi ra, cịn có các thành phần có khả năng tái chế như: Giấy, nilon,... nếu được
phân loại và tái chế, khơng chỉ giúp giảm chi phí quản lý chất thải rắn, mà còn giúp
tiết kiệm nhiều tài nguyên, và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Công tác quản lý CTR trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột hiện nay còn nhiều
bất cập: Chưa đồng bộ, thiếu sự quan tâm và đầu tư cơ sở hạ tầng của chính quyền
địa phương, chưa coi trọng đến cơng tác bảo vệ môi trường.
Từ các thực tiễn như trên, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong
thời gian tới cần xây dựng “Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn

7



sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột”. Kết quả nghiên cứu của luận
văn sẽ cung cấp các cơ sở khoa học cần thiết cho các cơ quan quản lý của tỉnh đề ra
các biện pháp quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt một cách hiệu quảm góp phần
ngăn ngừa ơ nhiễm, giảm thiểu những tác động có hại đối với mơi trường và sức
khỏe con người. Do thời gian hạn chế nên luận văn này chỉ tập trung vào việc xây
dựng quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn Thành phố
Buôn Ma Thuột là đối tượng chưa được quan tâm nghiên cứu trong thời gian qua.
Vấn đề quy hoạch chất thải rắn công nghiệp và chất thải y tế sẽ được nghiên cứu
qua các đề tài và dự án khác.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả
công tác quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn Tp. Buôn Ma Thuột.
3. Nội dung nghiên cứu
Nhằm đạt được mục tiêu trên, đề tài tập trung vào các nội dung cụ thể:
1. Đánh giá hiện trạng công tác quản lý CTR sinh hoạt (bao gồm công tác quét
nhặt rác, thu gom, xử lý CTR sinh hoạt..) tại Tp. Buôn Ma Thuột.
2. Dự báo mức độ phát sinh CTR sinh hoạt trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột đến
năm 2025.
3. Đề xuất các giải pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTR
sinh hoạt trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột trong thời gian tới.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu luận văn là chất thải rắn sinh hoạt phát sinh
trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột. Cũng cần làm rõ thêm là các hoạt động quản lý
chất thải rắn không chỉ có phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế, thu hồi, xử lý và
tiêu hủy mà bao gồm cả các hoạt động phòng ngừa, giảm thiểu tại nguồn.
Với đối tượng và phạm vi nghiên cứu đã nêu ở trên, luận văn sẽ dựa vào kỹ thuật
nghiên cứu chính là điều tra khảo sát sự phát sinh và quá trình thu gom chất thải
trên địa bàn Tp. Buôn Ma Thuột.
Thu thập bản đồ hành chính Tp. Bn Ma Thuột.


8


1/ Phương pháp tổng quan tài liệu:
Phương pháp này sẽ kế thừa các thơng tin đã có từ các tài liệu, kết quả điều tra
hoặc các nghiên cứu liên quan trước đây để phân tích và tổng hợp các thơng tin cần
thiết phục vụ cho luận văn.
Số đối tượng phát sinh CTR trên địa bàn Tp. Buôn Ma Thuột (gia đình, cơ quan,
hộ kinh doanh, cơ sở sản xuất, trường học, khách sạn, nhà nghỉ…) trên cơ sở công
tác thu phí vệ sinh.
Đơn vị trực tiếp thực hiện cơng tác quét dọn, thu gom xử lý CTR trên địa bàn TP
đó là Cơng ty TNHH MTV Quản lý Đơ thị và Môi trường Đắk Lắk và Công ty
TNHH môi trường Đơng Phương. Đây là nguồn cung cấp số liệu chính và phối hợp
thực hiện các nghiên cứu, khảo sát.
Bản đồ hành chính TP. Bn Ma Thuột.
2/ Phương pháp khảo sát, thống kê:
Tiến hành các khảo sát thực tế trên địa bàn Tp. Buôn Ma Thuột như: Khảo sát
thành phần CTR sinh hoạt.
Lập bản đồ hiện trạng thu gom rác cho các tuyến thu gom hiện nay. Từ đó đánh
giá tính hiệu quả và những bất cập cần được điều chỉnh để công tác thu gom hiệu
quả hơn, sự phối hợp giữa các bộ phận tốt hơn.
3/ Phương pháp đánh giá, phân tích, dự báo:
Phương pháp phân tích và đánh giá dùng để xác định và dự báo dân số và khối
lượng chất thải rắn đô thị phát sinh và thu gom được lựa dựa trên số liệu có từ q
trình nghiên cứu.
4/ Phương pháp thống kê và xử lý số liệu:
Phương pháp giúp trình bày, xử lý số liệu đã thu thập được, sau đó rút ra những
nhận xét kết luận khoa học một cách khách quan đối với những vấn đề cần nghiên
cứu.
5/ Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia:


9


Theo sự chỉ dẫn của giáo viên hướng dẫn, đồng thời tham khảo ý kiến chuyên gia
trong lĩnh vực môi trường (qua các lần tổ chức hội thảo và nghiệm thu dự án) các
chuyên gia quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột (Sở
Tài ngun mơi trường, Phịng TNMT…) để đề xuất các giải pháp quản lý chất thải
rắn phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2025.
6/ Phương pháp phân tích Swot
Phân tích SWOT là một cơng cụ phân tích về một đối tượng dựa trên nguyên lý
hệ thống, trong đó:
- Phân tích điểm mạnh (S: Strength), điểm yếu (W: Weakness) là sự đánh giá từ
bên trong, tự đánh giá về khả năng của hệ thống trong việc thực hiện mục tiêu của
hệ thống.
- Phân tích cơ hội (O: Opportunities), thách thức (T: Threats) là sự đánh giá các
yếu tố bên ngoài chi phối đến mục tiêu phát triển của hệ thống.
Phân tích SWOT là một cách rất hiệu quả để biểu thị ưu thế yếu thế và khảo sát
cơ hội và thách thức mà một hệ thống gặp phải. Khi thực hiện phân tích SWOT sẽ
giúp tập trung các hoạt động vào các lĩnh vực mà hệ thống có ưu thế và ở đó có cơ
hội nhiều nhất.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện thời gian, đề tài tập trung vào các giới hạn phạm vi và đối tượng
nghiên cứu sau:
5.1. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
- Không gian nghiên cứu: Phạm vi Tp. Buôn Ma Thuột.
- Thời gian nghiên cứu: Số liệu được sử dụng trong đề tài được cập nhật tới thời
điểm năm 2017.
5.2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:

- CTR sinh hoạt phát sinh trên địa bàn Tp. Buôn Ma Thuột.

10


- Công tác quét dọn rác đường phố của công nhân, công tác thu gom và xử lý
CTR.
- Công tác quản lý CTR từ các cơ quan chức năng.
5.2. Khung định hướng nghiên cứu
Cách tiếp cận đề tài được thể hiện dưới khung định hướng nghiên cứu:
Bảng 1.1. Khung định hướng nghiên cứu của đề tài
TT
1
2

3

4

5

6

Phƣơng pháp nghiên cứu

Cách tiếp cận giải quyết đề tài

Phương pháp tổng quan tài
liệu


Tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ
cho luận văn.
Lập phiếu điều tra, tiến hành khảo sát
Phương pháp khảo sát,
người dân từ đó thống kê lại kết quả từ
thống kê
phiếu điều tra để phục vụ cho luận văn.
Dùng để xác định và dự báo dân số và
Phương pháp đánh giá, phân khối lượng chất thải rắn đơ thị phát sinh và
tích, dự báo
thu gom được lựa dựa trên số liệu có từ
quá trình nghiên cứu.
Thống kê và xử lý số liệu từ các phiếu
Phương pháp thống kê và
điều tra để phục vụ trình bày luận văn
xử lý số liệu
khoa học và tổng quát nhất.
Tiến hành lập phiếu điều tra các chuyên
viên có trình độ và kinh nghiệm lâu năm
Phương pháp tham khảo ý
trong lĩnh vực môi trường với các nội
kiến chuyên gia
dung về xây dựng chính sách mơi trường
phù hợp với thành thố Buôn Ma Thuột giai
đoạn 2020 – 2025.
Xác định được ưu thế, yếu thế và khảo sát
Phương pháp phân tích
cơ hội và thách thức mà một hệ thống gặp
Swot
phải từ đó đưa ra được chính sách mang

tính khả thi.

6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học
- Làm cơ sở ban đầu cho những nghiên cứu sâu hơn về thực trạng và giải pháp
quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn
2020 và định hướng 2025.

11


- Góp phần tạo cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng và giải pháp quản lý chất
thải rắn sinh hoạt từ các địa phương khác trong cả nước.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn này thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế về quản lý chất thải rắn đô
thị trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.
6.3. Tính mới
Trên các cơ sở nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, KT-XH, thực trạng quản lý và
dự báo tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột, kế
thừa kinh nghiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế TP.
Buôn Ma Thuột. Từ đó, luận văn cũng đã đề xuất được các giải pháp quản lý và kỹ
thuật phù hợp với mơ hình lựa chọn của TP. Bn Ma Thuột đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2025.
* Các cơng trình nghiên cứu và các dự án tương tự tại các thành phố khác ở
Việt Nam
Luận văn quản lý rác thải trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thu gom, xử lý chất
thải rắn trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Đánh giá hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt xã An Thịnh – Huyện Tương Tai –
Tỉnh Bắc Ninh và đề xuất các giải pháp quản lý loại chất thải này.

Luận văn nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn đô thị tại thành
phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
Nghiên cứu Quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Bình phước đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp hiệu quả cho công tác quản lý chất thải rắn tại
thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Đánh giá hiệu quả của mơ hình thực hiện xã hội hố cơng tác thu gom, vận
chuyển, xử lý chất thải rắn tại thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.

12


Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn và đề xuất biện pháp quản lý tại thị xã
Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.
Hiện trạng chất thải rắn và đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý chất thải rắn
tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về chất thải rắn
1.1.1. Khái niệm chất thải rắn [1]
- Chất thải
Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ, sinh hoạt hoặc từ các hoạt động khác.
- Chất thải rắn
Theo quan điểm chung: CTR là toàn bộ các tạp chất được con người loại bỏ
trong các hoạt động kinh tế xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các
hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng). Trong đó quan trọng nhất là
các chất thải tạo ra từ hoạt động sản xuất và hoạt động sống.
- Chất thải rắn sinh hoạt

CTR sinh hoạt là các chất thải có liên quan tới các hoạt động của con người,
nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm
dịch vụ thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm cả kim loại,
giấy vụn, sành sứ…
1.1.2. Nguồn gốc, thành phần và tính chất của CTR [2]
Nguồn gốc, thành phần, tính chất cũng như dự báo tốc độ phát sinh của CTR là
cơ sở quan trọng thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất các chương trình
quản lý CTR thích hợp.
1.1.2.1. Nguồn gốc CTR
Các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải rắn được thể hiện dưới hình sau:

13


Các hoạt động kinh tế xã hội của con người

Các quá
trình sản
xuất

Các quá
trình phi
sản xuất

Các hoạt động sống
và tái sinh của con
người

Các hoạt
động quản



Các hoạt
động giao
tiếp và đối
ngoại

CHẤT THẢI

Dạng lỏng

Bùn ga
cống

Dạng rắn

Dạng khí

Chất
dầu
lỏng

Hơi độc hại

Chất thải
sinh hoạt

Chất thải
cơng
nghiệp


Các loại
khác

Hình 1.1. Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải rắn [2]
1.1.2.2. Phân loại chất thải rắn [2]
- Theo vị trí hình thành: Người ta phân biệt rác hay chất thải rắn trong nhà ngoài
nhà, trên đường phố, chợ...
- Theo thành phần hóa học và vật lý: người ta phân biệt theo các thành phần hữu
cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại da, giẻ vụn, cao su,
chất dẻo...
- Theo bản chất nguồn tạo thành: Chất thải rắn được chia thành các loại sau:
+ Chất thải rắn sinh hoạt: Là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con
người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các
trung tâm dịch vụ, thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có các thành phần bao gồm
kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư

14


thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà vịt, vải, giấy, rơm, rạ,
xác động vật, vỏ rau quả…
+ Chất thải rắn công nghiệp: Là chất thải phát sinh từ hoạt động công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp.
+ Chất thải xây dựng: Là chất thải như đất, đá, gạch ngói, bê tơng vỡ do các hoạt
động phá vỡ, xây dựng cơng trình...
+ Chất thải nơng nghiệp: Là những chất thải và những mẩu bùn thừa thải ra từ
các hoạt động nông nghiệp như: Trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản
phẩm thải ra từ chế biến sữa, các lò giết mổ....
1.1.2.3. Thành phần CTR sinh hoạt [3]

Thành phần rác thải của thành phố thay đổi qua các năm. Rất khó xác định chính
xác thành phần ngay từ nguồn thải vì trước khi được thu gom đã có sự thu mua,
nhặt các loại có khả năng tái sử dụng.
Thành phần CRT sinh hoạt khá phức tạp, bao gồm thành phần vô cơ, hữu cơ, và
một phần các chất nguy hại… Trong đó thành phần hữu cơ chiếm tỷ lệ cao.
CTR sinh hoạt: Bao gồm kim loại, sành sứ, thuỷ tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao
su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa, rau, quả, tre, gỗ, lá cây, … trong đó các chất hữu
cơ dễ phân huỷ là chiếm tỷ lệ cao (65% - 72%).
Bảng 1.2 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Tp. Buôn Ma Thuột [4]

STT

Thành phần

1
2
3
4
5
6
7
8

Chất hữu cơ dễ phân huỷ
Giấy các loại
Kim loại
Thuỷ tinh
Vải, sợi
Cao su, nilon
Chất trơ

Gỗ, dăm bào

Tỷ lệ theo khối lƣợng (%)
Mùa khô
Mùa mưa
Lần 1
Lần 2 Lần 3 Lần 1 Lần 2 Lần 3
58
60
65
68.5
70
72
5,25
3,14
3
2
2,5
2,8
7,3
0
7,7
4,5
4,8
4,55
1,55
1,7
1,6
1,0
1,2

1,3
3,7
4,7
2
3
3,6
4,0
13,2
15,6
9,7
65
8,5
10
84
8,79
7
7
6,5
4
2,6
5,8
4
7,5
3
1,35

15


Tổng cộng


100

100

100

100

100

100

Theo số liệu tại bảng 1.1 cho thấy: Tỷ lệ thành phần các chất hữu cơ chiếm 5872% tổng lượng chất thải; tỷ lệ thành phần bao nilon, chất dẻo chiếm từ 6,5- 15,6%;
độ ẩm của rác thải thường rất cao từ 45-60%.
Bảng 1.3. Tỷ trọng của các thành phần trong CTR sinh hoạt [5]
STT

Tỷ trọng trung bình (kg/m3)

Thành phần

1

Thực phẩm

10,68

2


Giấy

3,03

3

Carton

1,84

4

Plastic

2,37

5

Vải

2,37

6

Cao su

4,75

7


Da

5,93

8

Rác làm vườn

3,86

9

Gỗ

8,90

10

Thuỷ tinh

7,18

11

Đồ hộp

3,26

12


Kim loại màu

5,93

13

Kim loại đen

11,87

14

Bụi, tro, gạch

17,80

1.1.3. Tính chất chất thải rắn [6]
1.1.3.1. Tính chất lý học
* Khối lượng riêng
Khối lượng riêng được định nghĩa là khối lượng CTR trên một đơn vị thể tích,
tính bằng kg/m3. Khối lượng riêng của CTR sinh hoạt rất khác nhau tùy theo
phương pháp lưu trữ: (1) để tự nhiên không chứa trong thùng, (2) chứa trong thùng
và không nén, (3) chứa trong thùng và nén. Khối lượng riêng của CTR sinh hoạt sẽ
rất khác nhau tùy theo vị trí địa lý, mùa trong năm, thời gian lưu trữ. Do đó, khi
chọn giá trị khối lượng riêng cần phải xem xét tất cả những yếu tố này để giảm bớt
sai số cho các phép tính tốn.

16



Bảng 1.4. Khối lượng riêng của các thành phần trong CTR sinh hoạt
Thành phần

STT

Khối lƣợng riêng (kg/m3)

1

Thực phẩm

10,68

2

Giấy

3,03

3

Carton

1,84

4

Plastic

2,37


5

Vải

2,37

6

Cao su

4,75

7

Da

5,93

8

Rác làm vườn

3,86

9

Gỗ

8,90


10

Thuỷ tinh

7,18

11

Đồ hộp

3,26

12

Kim loại màu

5,93

13

Kim loại đen

11,87

14

Bụi, tro, gạch

17,80


* Độ ẩm
Độ ẩm của CTR thường được biểu diễn theo một trong hai cách: Tính theo phần
trăm khối lượng ướt và thành phần phần trăm khối lượng khô. Trong lĩnh vực quản
lý CTR, phương pháp khối lượng ướt thông dụng hơn.
* Khả năng tích ẩm
Khả năng tích ẩm của CTR là tổng lượng ẩm mà chất thải có thể tích trữ được.
Đây là thơng số có ý nghĩa quan trọng việc xác định lượng nước rò rỉ sinh ra từ
BCL. Phần nước dư vượt quá khả năng tích ẩm của CTR sẽ thốt ra ngồi thành
nước rị rỉ. Khả năng tích ẩm thay đổi tùy theo điều kiện nén ép và trạng thái phân
hủy của chất thải.
* Q trình chuyển hóa lý học
Những biến đổi lý học cơ bản có thể xảy ra trong quá trình vận hành hệ thống
quản lý CTR bao gồm (1) phân loại, (2) giảm thể tích cơ học, (3) giảm kích thước

17


cơ học. Những biến đổi lý học không làm chuyển pha (ví dụ từ pha rắn sang pha
khí) như các biến đổi hóa học và sinh học.
1.1.3.2. Tính chất hóa học
Các nguyên tố cơ bản của CTR đô thị cần phân tích bao gồm C (carbon), H
(Hyđro), O (Oxy), N (Nitơ), S (Lưu huỳnh) và tro. Các nguyên tố thuộc nhóm
halogen cũng được xác định do các dẫn xuất của clo thường tồn tại trong thành phần
khí thải đốt rác. Kết quả xác định các nguyên tố cơ bản này được sử dụng để xác
định cơng thức hóa học của thành phần hữu cơ có trong CTR đơ thị cũng như xác
định tỉ lên C/N thích hợp cho q trình làm phần compost.
Số liệu về các nguyên tố cơ bản của từng thành phần chấy thải cháy được có
trong CTR của khu dân cư theo nghiên cứu Tchobanoglous và cộng sự (1993) được
trình bày trong bảng 1.5.

Bảng 1.5. Thành phần các nguyên tố của các chất cháy được có trong CTR từ
khu dân cư [6]
Phần trăm khối lƣợng khô (%)
Loại chất thải

Lƣu
Nitơ huỳnh

Carbon

Hydro

Oxy

Tro

Mỡ

73,0

11,5

14,8

0,4

0,1

0,2


Chất thải thực phẩm

48,0

6,4

37,6

2,6

0,4

5,0

Trái cây thải bỏ

48,5

6,2

39,5

1,4

0,2

4,2

Thịt thải bỏ


59,6

9,4

24,7

1,2

0,2

4,9

Carton

43,0

5,9

44,8

0,3

0,2

5,0

Tạp chí

32,9


5,0

38,6

0,1

0,1

23,3

Giấy in báo

49,1

6,1

43,0

< 0,1

0,2

1,5

Giấy (hỗn hợp)

43,4

5,8


44,3

0,3

0,2

6,0

Nhựa (hỗn hợp)

60,0

7,2

22,8

-

-

10,0

Polyethylene

85,2

14,2

-


< 0,1

< 0,1

0,4

Thực phẩm

Giấy

Nhựa

18


Polystyrene

87,1

8,4

4,0

0,2

-

0,3

Polyurethane(1)


63,3

6,3

17,6

6,0

< 0,1

4,3

Polyvinyl chloride(1)

45,2

5,6

1,6

0,1

0,1

2,0

Vải

48,0


6,4

40,0

2,2

0,2

3,2

Cao su

69,7

8,7

-

-

1,6

20,0

Da

60,0

8,0


11,6

10,0

0,4

10,0

Rác vườn

46,0

6,0

38,0

3,4

0,3

6,3

Gỗ (gỗ tươi)

50,1

6,4

42,3


0,1

0,1

1,0

Gỗ cứng

49,6

6,1

43,2

0,1

< 0,1

0,9

Gỗ (hỗn hợp)

49,5

6,0

42,7

0,2


< 0,1

1,5

Gỗ vụn

48,1

5,8

45,5

0,1

< 0,1

0,4

Thuỷ tinh và khoáng sản (2)

0,5

0,1

0,4

< 0,1

-


98,9

Kim loại (hỗn hợp)(2)

4,5

0,6

4,3

< 0,1

-

90,5

Rác văn phòng

24,3

3,0

4,0

0,5

0,2

68,0


Dầu, sơn

66,9

9,6

5,2

2,0

-

16,3

RDF(Refuse-derived fuel)

44,7

6,2

38,4

0,7

< 0,1

9,9

Vải, Cao su, Da


Gỗ, cây,…

Thuỷ tinh, kim loại, …

Các thành phần khác

(1) Phần cịn lại là Clo
(2) Năng lượng có từ lớp phủ, nhãn hiệu và những vật liệu đính kèm.
* Năng lượng chứa trong các thành phần CTR
Năng lượng và phần chất trơ có trong các thành phần của CTR từ khu dân cư
theo nghiên cứu của Tchobanoglous và cộng sự (1993) được trình bày trong bảng
1.6.

19


Bảng 1.6. Năng lượng [6]

Đặc
trƣng

Năng lƣợng (2)
(Btu/lb)
Khoảng dao
Đặc
động
trƣng

Phần chất trơ (1) (%)

Thành phần

Khoảng dao động

Chất hữu cơ
Chất thải thực phẩm

2-8

5,0

1.500-3.000

2.000

Giấy

4-8

6,0

5.000-8.000

7.200

Carton

3-6

5,0


6.000-7.500

7.000

Nhựa

6-20

10,0

12.000-16.000

14.000

Vải

2-4

2,5

6.500-8.000

7.500

Cao su

8-20

10,0


9.000-12.000

10.000

Da

8-20

10,0

6.500-8.500

7.500

Rác vườn

2-6

4,5

1.000-8.000

2.800

Gỗ

0,6-2

1,5


7.500-8.500

8.000

Chất hữu cơ khác

-

-

-

60
300

Chất vô cơ
Thuỷ tinh

96-99+

98,0

Lon thiếc

96-99+

98,0

50-100(3)

100-500(3)

Nhôm

90-99+

96,0

-

-

Kim loại khác

94-99+

98,0

100 - 500(3)

300

60-80

70,0

1.000 - 5.000

3.000
5.000(4)


Bụi, tro,…
Chất thải rắn sinh hoạt

4.000 - 6.000

* Q trình chuyển hóa hóa học [6]
Biến đổi hố học chất thải rắn bao hàm cả q trình chuyển pha (từ pha rắn sang
pha lỏng, từ pha rắn sang pha khí,…). Để giảm thể tích và thu hồi các sản phẩm,
những q trình chuyển hố hố học chủ yếu sử dụng trong xử lý chất thải rắn sinh
hoạt bao gồm (1) đốt (q trình oxy hố hố học), (2) nhiệt phân, và (3) khí hố.
* Đốt (Oxy hố hoá học) [6]
Đốt là phản ứng hoá học giữa oxy và chất hữu cơ có trong rác tạo thành các hợp
chất bị oxy hoá cùng với sự phát sáng và toả nhiệt. Nếu khơng khí được cung cấp

20


với lượng thừa và dưới điều kiện phản ứng lý tưởng, q trình đốt thành phần chất
hữu cơ có trong chất thải rắn sinh hoạt có thể biểu diễn theo phương trình phản ứng
sau:
Chất hữu cơ + Khơng khí (dư) ( N2 + CO2 + H2O + O2 + Tro + Nhiệt
Lượng khơng khí được cấp dư nhằm đảm bảo q trình cháy xảy ra hồn tồn.
Sản phẩm cuối của quá trình đốt cháy chất thải rắn sinh hoạt bao gồm khí nóng
chứa N2, CO2, H2O, và O2, và phần khơng cháy cịn lại.
* Nhiệt phân [6]
Trái với q trình đốt là quá trình toả nhiệt, quá trình nhiệt phân là q trình thu
nhiệt. Đặc tính của 3 phần chính tạo thành từ quá trình nhiệt phân chất thải rắn sinh
hoạt như sau: (1) dịng khí sinh ra chứa H2, CH4, CO, CO2 và nhiều khí khác tuỳ
thuộc vào bản chất của chất thải đem nhiệt phân, (2) hắc ín và/hoặc dầu dạng lỏng

ở điều kiện nhiệt độ phòng và chứa các hoá chất như acetic acid, acetone và
methanol, và than bao gồm carbon nguyên chất cùng với những chất trơ khác. Q
trình nhiệt phân cellulose có thể biểu diễn bằng phương trình phản ứng sau:
3(C6H10O5)  8H2O + C6H8O + 2CO + 2CO2 + CH4 + H2 + 7C
* Khí hố [6]
Q trình khí hố bao gồm q trình đốt cháy một phần nhiên liệu carbon để tạo
thành khí nhiên liệu cháy được giàu CO, H2 và một số hydrocarbon no, chủ yếu là
CH4.
1.1.3.3. Tính chất sinh học [6]
Ngoại trừ nhựa, cao su, và da, phần chất hữu cơ của hầu hết chất thải rắn sinh
hoạt có thể được phân loại như sau:
+ Những chất tan được trong nước như đường, tinh bột, amino acids, và các acid
hữu cơ khác.
+ Hemicellulose là sản phẩm ngưng tụ của đường 5 carbon và đường 6 carbon.
+ Cellulose là sản phẩm ngưng tụ của glucose, đường 6 carbon.

21


×