Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

LUẬN văn CHUYÊN KHOA 1 dược học FULL (tổ CHỨC QLD) phân tích hoạt động cung ứng thuốc và các yếu tố ảnh hưởng đến hđ cung ứng thuốc tại BVĐK huyện hạ hòa năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (635.82 KB, 82 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ
NỘI

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG
CUNG ỨNG THUỐC VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA HUYỆN HẠ HOÀ TỈNH PHÚ THỌ
NĂM 2012

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI - NĂM 2013


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG
CUNG ỨNG THUỐC VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA HUYỆN HẠ HOÀ TỈNH PHÚ THỌ
NĂM 2012

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

Chuyên ngành : Tổ chức quản lý Dược
Mã số : CK 60. 73. 20

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS. TS. NGUYỄN THỊ SONG HÀ


HÀ NỘI - NĂM 2013


LỜI CÁM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự tận tình chỉ bảo của các
thầy, các cơ, sự nhiệt tình giúp đỡ của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới:
PGS. TS. Nguyễn Thị Song Hà – Trưởng phòng Sau đại học - Trường
đại học Dược Hà Nội, người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, chu đáo để tơi hồn
thành Luận văn này.
Tơi xin trân trọng cám ơn:
Ban giám hiệu Trường đại học Dược Hà Nội, Phòng Sau đại học, Bộ môn
Quản lý & Kinh tế dược, Bộ môn Dược Lâm sàng, các thầy giáo, cô giáo,
Trường đại học Dược Hà Nội đã giảng dạy và cho tôi cơ hội được học tập nâng
cao.
Tôi xin trân trọng cám ơn:
Ban giám đốc, các khoa, phòng và cán bộ nhân viên Bệnh viện đa khoa
Huyện Hạ Hoà, Tỉnh Phú Thọ đã tạo điều kiện cho tôi được triển khai thực hiện
luận văn.
Tơi xin trân trọng cám ơn:
Gia đình, các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời
gian học tập./.
Hà Nội, ngày 18 tháng 9 năm 2013
Học viên:


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BYT

Bộ y tế


BV

Bệnh viện

BVĐKHH Bệnh viện đa khoa Hạ Hoà
BS

Bác sĩ

BN

Bệnh nhân

BHYT

Bảo hiểm y tế

DSTH

Dược sĩ trung học

DSĐH

Dược sĩ đại học

DMT

Danh mục thuốc


DMTBV

Danh mục thuốc bệnh viện

GĐBV

Giám đốc Bệnh viện



Hội đồng

HĐT&ĐT

Hội đồng thốc và điều trị

ICD-10

Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10

KHTH

Kế hoạch tổng hợp

MHBT

Mơ hình bệnh tật

TTT


Thơng tin thuốc

YHCT

Y học cổ truyền

WHO

Tổ chức Y tế thế giới


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN................................................................................. 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ CUNG ỨNG THUỐC BỆNH VIỆN...............................3
1.1.1. Lựa chọn thuốc............................................................................................4
1.1.2. Mua thuốc....................................................................................................5
1.1.3. Quản lý tồn trữ và cấp phát thuốc............................................................... 7
1.1.4. Giám sát quản lý kê đơn và sử dụng thuốc..................................................9
1.2. TỔNG QUAN VỀ KHOA DƯỢC VÀ HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ
............................................................................................................................. 11
1.2.1. Vị trí, chức năng nhiệm vụ khoa Dược bệnh viện.....................................11
1.2.2. Hội đồng thuốc và điều trị (HĐT&ĐT) trong bệnh viện...........................13
1.3. TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUNG ỨNG
THUỐC BỆNH VIỆN.........................................................................................14
1.3.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, xã hội..................................................14
1.3.2. Nguồn nhân lực......................................................................................... 15
1.3.3. Mơ hình bệnh tật bệnh viện.......................................................................15
1.3.4. Kỹ thuật chuẩn đoán bệnh và điều trị........................................................17
1.4. MỘT SỐ NÉT VỀ TÌNH HÌNH CUNG ỨNG THUỐC BỆNH VIỆN Ở

VIỆT NAM..........................................................................................................17
1.5. SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN HẠ HOÀ..................... 21
1.5.1. Lịch sử hình thành và phát triển................................................................ 21
1.5.2. Chức năng nhiệm vụ của Bệnh viện đa khoa huyện Hạ Hoà....................21
1.6. TỔNG QUAN TÓM TẮT CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VỀ CUNG ỨNG
THUỐC BỆNH VIÊN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.................23


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................25
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU......................................................................25
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU..............................................25
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu:................................................................................ 25
2.2.2. Thời gian nghiên cứu:................................................................................25
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................................ 26
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................ 27
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu mô tả hồi cứu:...................................................27
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu.................................................................... 27
2.4.3. Trình bày và xử lý số liệu..........................................................................27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................... 28
3.1. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN ĐA
KHOA HUYỆN HẠ HOÀ NĂM 2012...............................................................28
3.1.1. Hoạt động lựa chọn và xây dựng danh mục thuốc bệnh viện....................28
3.1.1.1. Quy trình lựa chọn thuốc........................................................................28
3.1.1.2. Danh mục thuốc bệnh viện.....................................................................29
3.1.2. Hoạt động mua sắm thuốc.........................................................................31
3.1.2.1. Quy trình mua sắm thuốc....................................................................... 31
3.1.2.2. Kinh phí mua thuốc................................................................................32
3.1.2.3. Nguồn mua thuốc................................................................................... 34
3.1.2.4. Nhập kho và thanh toán..........................................................................34
3.1.3. Hoạt động bảo quản, tồn trữ và cấp phát thuốc.........................................35

3.1.3.1. Bảo quản thuốc.......................................................................................35
3.1.3.2. Quản lý tồn trữ....................................................................................... 36


3.1.3.3. Cấp phát thuốc........................................................................................37
3.1.4. Hoạt động giám sát sử dụng thuốc............................................................ 39
3.1.4.1. Tình hình sử dụng thuốc trong năm 2012...............................................39
3.1.4.2. Thơng tin thuốc.......................................................................................42
3.1.4.3. Hoạt động bình bệnh án..........................................................................42
3.1.4.4. Hoạt động giám sát xử lý ADR..............................................................43
3.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN HẠ HOÀ NĂM 2012 ……………..45
3.2.1. Cơ cấu tổ chức, nhân lực của bệnh viện năm 2012…………………….45
3.2.1.1. Cơ cấu tổ chức……………………………………………………… 45
3.2.1.2. Cơ cấu nhân lực: ……………………………………………………..46
3.2.2. Cơ cấu tổ chức, nhân lực, cơ sở vật chất của khoa Dược..........................48
3.2.2.1. Tổ chức, nhân lực...................................................................................48
3.2.2.2. Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của khoa Dược……………………… 51
3.2.3. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị (HĐT&ĐT)

53

3.2.4. Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong năm 2012...................................55
3.2.5. Mơ hình bệnh tật của bệnh viện................................................................ 57
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.................................................................................. 60
4.1. Về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng.......................................63
4.2. Hoạt động cung ứng của bệnh viện..............................................................60
4.3. Hạn chế của đề tài.........................................................................................65
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT................................................................................67
I. KẾT LUẬN......................................................................................................67

II. ĐỀ XUẤT.......................................................................................................69


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 3.1. DMT tân dược BVĐK Hạ Hịa theo nhóm tác dụng năm 2012..........29
Bảng 3.2. DMT đơng dược BVĐK Hạ Hịa theo dạng thuốc năm 2012.............30
Bảng 3.3. Kinh phí cấp cho mua thuốc năm 2012...............................................33
Bảng 3.4. Tổng giá trị xuất, nhập, tồn của kho dược trong năm 2012................36
Bảng 3.5. Số tiền thuốc sử dụng trong năm 2012...............................................40
Bảng 3.6. Số thuốc nội và thuốc nhập ngoại được sử dụng năm 2012................41
Bảng 3.7: Cơ cấu nhân lực BVĐKHH năm 2012................................................47
Bảng 3.8: Cơ cấu nhân lực khoa Dược................................................................49
Bảng 3.9: Trang thiết bị của khoa dược bệnh viện năm 2012............................. 52
Bảng 3.10. Số lượng bệnh nhân BHYT khám và điều trị năm 2012...................55
Bảng 3.11. Kết quả điều trị năm 2012.................................................................56
Bảng 3.12. Mơ hình bệnh tật năm 2012.............................................................. 57


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Chu trình cung ứng thuốc trong bệnh viện............................................ 3
Hình 1.2: Sơ đồ cấp phát thuốc trong bệnh viện................................................... 8
Hình 1.3. Các yếu tố quyết định và ảnh hưởng tới MHBT..................................16
Hình 2.1. Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu......................................................26
Hình 3.1. Sơ đồ quy trình lựa chọn xây dựng DMTBV...................................... 28
Hình 3.2. Qui trình mua thuốc của BVĐKHH.................................................... 32
Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ kinh phí chi mua thuốc năm 2012.................................. 33
Hình 3.4. Quy trình cấp phát thuốc của khoa dược............................................. 38
Hình 3.5. Biểu đồ so sánh tỷ lệ tiền thuốc của các nhóm thuốc chính................41
sử dụng năm 2012............................................................................................... 41
Hình 3.6. Sơ đồ tổ chức bệnh viện...................................................................... 45

Hình 3.7. Mơ hình tổ chức khoa Dược................................................................ 49
Hình 3.8. Mơ hình tổ chức Hội đồng thuốc và điều trị........................................54
Hình 3.9. Tỷ lệ bệnh nhân BHYT đến khám và điều trị năm 2012.....................56


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở nước ta cũng như nhiều nước khác trên thế giới, việc khám bệnh, chữa
bệnh và chăm sóc sức khỏe người bệnh chủ yếu được tiến hành trong các bệnh
viện. Hoạt động thăm khám và điều trị cho bệnh nhân trong bệnh viện hầu hết
các trường hợp đều phải sử dụng thuốc. Nên, việc cung ứng thuốc trong bệnh
viện luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của từng bệnh viện nói
riêng và tồn ngành Y tế nói chung.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của thị trường thuốc,
hoạt động cung ứng thuốc bệnh viện đã thu được nhiều kết quả: thuốc cung ứng
đa dạng về chủng loại, luôn đảm bảo đủ thuốc phục vụ cho quá trình khám và
điều trị của bệnh viện... Nhưng, bên cạnh đó cũng cịn tồn tại nhiều thiếu sót:
nhiều bệnh viện chỉ chú trọng cung ứng các thuốc do nước ngoài sản xuất, thuốc
mang tên biệt dược, một số bệnh viện cịn bng lỏng cơng tác giám sát sử dụng
thuốc nên nhiều loại thuốc được sử dụng khơng nhằm mục đích điều trị. Chính
vì vậy, việc phân tích, nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc bệnh viện trong
giai đoạn hiện nay là một việc làm thiết thực nhằm góp phần nâng cao chất
lượng khám, chữa bệnh, giảm chi phí tài chính cho người bệnh đồng thời giảm
gánh nặng tài chính từ quỹ Bảo hiểm y tế.
Bệnh viện đa khoa huyện Hạ Hoà là bệnh viện đa khoa hạng III trực thuộc
Sở y tế tỉnh Phú Thọ. Trong cơng tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ
nhân dân, bệnh viện luôn tiếp nhận lưu lượng bệnh nhân đến khám, điều trị ngày
càng tăng, với mơ hình bệnh tật rất đa dạng nên nhu cầu thuốc của bệnh viện rất
lớn. Vì vậy, việc nghiên cứu nâng cao chất lượng hoạt động cung ứng thuốc,

1



nhằm nâng cao chất lượng hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện là hết sức
cần thiết.
Với ý nghĩa đó, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân tích hoạt
động cung ứng thuốc và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng
thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện Hạ Hoà năm 2012” với hai mục tiêu sau:
1. Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện đa khoa huyện
Hạ Hồ năm 2012
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng thuốc tại
Bệnh viện.


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ CUNG ỨNG THUỐC BỆNH VIỆN
Cung ứng thuốc bệnh viện là tổng thể các hoạt động: lựa chọn, mua sắm,
cấp phát và sử dụng thuốc... Theo tổ chức khoa học sức khoẻ Hoa Kỳ, hoạt động
cung ứng thuốc bệnh viện có thể được khái qt theo mơ hình sau:
LỰA CHỌN
Thơng tin

SỬ DỤNG

CơngKhoa
nghệhọc

Mơ hình bệnh tật Phác đồ điều trị Ngân sách

MUA SẮM


Kinh tế

CẤP PHÁT

Hình 1.1. Chu trình cung ứng thuốc trong bệnh viện [8] [20] [27]
Như vậy, cung ứng thuốc trong bệnh viện bao gồm 4 nhóm hoạt động cơ
bản: lựa chọn; tổ chức mua sắm; tồn trữ, cấp phát và sử dụng thuốc. Các hoạt
động của quá trình cung ứng thuốc bệnh viện có sự ảnh hưởng tương hỗ lẫn
nhau, mỗi một hoạt động này được hình thành và xây dựng từ một hoạt động
trước đó và đến lượt mình nó lại hình thành và là cơ sở cho một hoạt động khác.
Các hoạt động này nằm trong một tổng thể thống nhất không thể tách rời và đều
chịu sự tác động và ảnh hưởng của hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện.


1.1.1. Lựa chọn thuốc
Lựa chọn thuốc: là quá trình tuyển chọn thuốc vào danh mục thuốc sẽ
cung ứng của bệnh viện trong một khoảng thời gian hay một thời điểm nhất
định. Lựa chọn thuốc cho bệnh viện được tiến hành trên cơ sở dựa vào mơ hình
bệnh tật (MHBT) bệnh viện, khả năng đáp ứng về tài chính, chính sách và pháp
luật. Việc lựa chọn thuốc phù hợp là cơ sở cho việc điều trị an toàn, hiệu quả,
tiết kiệm chi phí và sử dụng hợp lý nguồn tài chính trong bệnh viện. Trong quá
trình lựa chọn thuốc phải tiến hành hồi cứu các dữ liệu về sử dụng thuốc của
bệnh viện và các thông tin về thuốc, phác đồ điều trị được áp dụng tại bệnh viện.
Theo qui định của Bộ Y tế (BYT) thì việc lựa chọn thuốc được thực hiện bởi
Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện.
Yêu cầu của thuốc được lựa chọn vào Danh mục thuốc (DMT):
- Thuốc đảm bảo hiệu lực điều trị: lựa chọn thuốc trên cơ sở y học dựa
trên bằng chứng. Dựa trên tài liệu đầy đủ và từ nguồn tin cậy, thuốc đã được
chứng minh hiệu quả điều trị, lựa chọn thuốc có hiệu quả điều trị tốt nhất trong
các thuốc có hiệu quả điều trị.

- Thuốc có độ an toàn: Dựa trên dữ liệu đầy đủ và đáng tin cậy để phân
tích nguy cơ/ lợi ích và chọn thuốc có tỷ lệ này phù hợp nhất để đưa vào danh
mục. Thuốc ít phản ứng có hại.
- Thuốc đảm bảo chất lượng: Có tiêu chuẩn chất lượng đầy đủ (kể cả độ
ổn định và sinh khả dụng); lựa chọn thuốc của các cơ sở dược phẩm đạt tiêu
chuẩn GMP, GSP.
- Thuốc có giá cả hợp lý: Hợp lý với hiệu quả điều trị, thuốc mang tên
INN.


1.1.2. Mua thuốc
Sau khi có DMT, bệnh viện tổ chức mua thuốc, hoạt động này có liên
quan đáng kể tới chất lượng thuốc, thuốc được mua phải đảm bảo chất lượng và
hiệu quả điều trị. Việc mua thuốc phải tuân thủ theo qui định của pháp luật: Luật
Đấu thầu [23], Luật Dược ngày 14/6/2005 [24]; thông tư liên tịch số
01/2012/TTLT-BYT-BTC, ngày 19 tháng 01 năm 2012 của Liên Bộ Y tế - Tài
chính hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở Y tế.
* Lựa chọn phương thức mua thuốc
Để bảo quá trình mua thuốc của các bệnh viện được thống nhất, thuốc có
chất lượng, giá thành hợp lý và phù hợp với các qui định của pháp luật về mua
sắm hàng hóa,… Ngày 25/02/1997, Bộ Y tế đã ra chỉ thị số 03/CT-BYT về việc
chấn chỉnh công tác cung ứng, quản lý và sử dụng thuốc trong bệnh viện. Năm
2012, việc đấu thầu thuốc trong các BV thực hiện theo hướng dẫn của thông tư
liên tịch số 10/2007/TTLT - BYT-BTC của BYT và BTC [9] (hiện nay áp dụng
theo thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT - BYT-BTC của BYT và BTC [14]);
Luật Dược ngày 14/6/2005 và Nghị định số 79/2006/NĐ - CP ngày 9/8/2006 của
Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Dược; Luật Đấu thầu
ngày 29/11/2005 và Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính
phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật
Xây dựng. Kết quả của quá trình đấu thầu thuốc là lựa chọn được nhà cung ứng

thuốc, giá thuốc, chất lượng thuốc.
Về chất lượng thuốc: Bảo đảm theo tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký với
Cục Quản lý Dược Việt Nam. Hạn sử dụng: Tuân theo các quy định về hạn sử
dụng thuốc của Luật Dược và các quy định của Nghị định số 79/2006/NĐ-CP
ngày 9/8/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Dược. Nhãn thuốc: theo
đúng quy chế nhãn, có tờ hướng dẫn sử dụng thuốc bằng tiếng Việt Nam (bao
gồm cả thuốc nhập khẩu).


* Đặt hàng
Sau khi kết quả đấu thầu thuốc được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các
bệnh viện tiến hành ký kết các hợp đồng nguyên tắc và tổ chức đặt hàng. Q
trình đặt hàng thường được tiến hành thơng qua các bước như sau:
+ Xác định nhu cầu thuốc của BV trong một khoảng thời gian sử dụng
(thông thường từ 1 đến 3 tháng để tránh tồn đọng thuốc).
+ Khoa dược lập dự trù mua thuốc và thông qua HĐT&ĐT, trình Giám
đốc bệnh viện phê duyệt.
+ Tiến hành đặt hàng với các nhà thầu theo các mặt hàng đã trúng thầu
với số lượng đã được Giám đốc BV phê duyệt.
* Nhận thuốc và kiểm nhập
Nhận thuốc và kiểm nhập là hoạt động tiếp nhận thuốc từ các nhà cung
ứng và tiến hành kiểm tra thuốc khi nhận cũng như khi nhập kho. Thông thường,
các công ty cung ứng giao thuốc tại kho thuốc của khoa dược. Các bệnh viện
cần thành lập hội đồng kiểm nhập. Khi tiến hành nhận thuốc, với sự có mặt của
Hội đồng kiểm nhập thuốc và thủ kho, tiến hành đối chiếu hoá đơn, phiếu báo lô
với số lượng thực tế về tên thuốc, hãng sản xuất, nơi sản xuất, quy cách đóng
gói, hàm lượng hoặc nồng độ, số lượng, số đăng ký, số kiểm soát, hạn dùng,
phiếu kiểm nghiệm, kiểm tra bằng cảm quan ngẫu nhiên một số thuốc (có thể lấy
một số mẫu gửi đi kiểm nghiệm nếu có nghi ngờ về chất lượng thuốc),… theo
hợp đồng mua bán. Sau khi nhập thuốc vào kho tiến hành lập biên bản kiểm

nhập thuốc và nhập kho theo đúng qui chế [13]. Ngay khi nhập kho thuốc cần
được sắp xếp vào các khu vực của kho theo sự phân loại của từng kho, thông
thường thuốc được sắp đặt theo nhóm tác dụng dược lý và điều kiện bảo quản
theo qui định ghi trên nhãn thuốc.


1.1.3. Quản lý tồn trữ và cấp phát thuốc
Quản lý tồn trữ thuốc: để đảm bảo bệnh viện luôn đủ thuốc cho các hoạt
động khám, điều trị thì bệnh viện cần phải tồn trữ thuốc. Thuốc tồn trữ trong
kho phải có đủ chủng loại, số lượng theo nhu cầu của bệnh viện và được bảo
quản đúng qui định: thuốc gây nghiện hướng tâm thần phải có kho riêng hoặc
khu vực riêng, về điều kiện môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,...) phải theo
đúng điều kiện ghi trên nhãn thuốc. Bảo quản thuốc là việc cất giữ an toàn các
thuốc, bao bì đóng gói, bao gồm cả việc đưa vào sử dụng và duy trì đầy đủ các
hệ thống hồ sơ tài liệu phù hợp.
Cấp phát thuốc: là việc đưa thuốc từ khoa dược đến các khoa lâm sàng,
cận lâm sàng hoặc người bệnh. Để quá trình cấp phát thuốc trong bệnh viện
được nhanh chóng, kịp thời, tránh nhầm lẫn,… các bệnh viện căn cứ vào tình
hình cụ thể của mình (nhân lực tại khoa dược, nhu cầu thuốc sử dụng tại các
khoa, người bệnh,…) sẽ xây dựng một hệ thống cấp phát phù hợp, trên nguyên
tắc đảm bảo phục vụ thuốc kịp thời, thuận tiện nhất cho điều trị. Trước khi cấp
phát thuốc, yêu cầu dược sĩ phải thực hiện 3 kiểm tra - 3 đối chiếu theo quy chế
sử dụng thuốc, khoa dược phải chịu trách nhiệm về toàn bộ chất lượng thuốc do
khoa dược phát ra [13]. Ngồi ra, để phát huy hết nguồn tài chính của bệnh viện,
tránh lãng phí thuốc, tránh để thuốc hết hạn dùng ở trong kho,… việc cấp phát
thuốc cần phải tuân theo nguyên tắc thuốc có hạn ngắn cấp trước, hạn dài cấp
sau (trước đây là nhập trước cấp trước và nhập sau cấp sau – First in, First out).
Để thực hiện tốt việc cấp phát thuốc, nói chung hiện nay các bệnh viện thường
tổ chức hai khu cấp phát thuốc: cấp phát thuốc nội trú và cấp phát thuốc ngoại
trú.

-Cấp phát thuốc nội trú: là việc cấp phát thuốc cho các bệnh nhân điều trị
nội trú trong bệnh viện. Đây là hình thức cấp phát thuốc gián tiếp, khoa dược
khơng đưa thuốc trực tiếp cho bệnh nhân mà thông qua các khoa lâm sàng, cận


lâm sàng; sau khi nhận thuốc từ khoa dược về các khoa sẽ cấp phát cho bệnh
nhân. Quá trình cấp phát thuốc phải đảm bảo chính xác theo phiếu lĩnh thuốc
của các khoa phòng hàng ngày, các phiếu lĩnh thuốc phải được phê duyệt theo
đúng qui định của BYT và từng bệnh viện.
-Cấp phát thuốc ngoại trú: là việc đưa thuốc cho bệnh nhân điều trị ngoại
trú. Đây là phương thức cấp phát thuốc trực tiếp, khoa dược đưa thuốc trực tiếp
cho người bệnh. Việc cấp phát thuốc ngoại trú được thực hiện theo đơn thuốc
của bác sỹ trong bệnh viện và phải thực hiện theo đúng chế độ kê đơn, cấp phát
theo đơn của Bộ y tế [11]. Ngoài ra, nhân viên cấp phát thuốc phải tiến hành
hướng dẫn sử dụng cụ thể từng loại thuốc khi giao cho người bệnh và ghi tóm
tắt các thơng tin này lên túi đựng thuốc.
Như vậy, hệ thống cấp phát thuốc trong bệnh viện có thể mơ tả tổng qt
theo sơ đồ 1.2.
Tổ pha chế

Quầy cấp
phát ngoại trú

Kho
chính

Nhà cung
cấp

Khoa

Lâm sàng
NGƯỜI BỆNH

Quầy cấp phát nội trú
Khoa cận Lâm sàng

Nhà thuốc/quầy cung ứng thuốc BV

Hình 1.2: Sơ đồ cấp phát thuốc trong bệnh viện


1.1.4. Giám sát quản lý kê đơn và sử dụng thuốc
Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, người bệnh không quyết định được
số lượng, chủng loại thuốc mà phải thông qua quyết định của thầy thuốc (bác sỹ
kê đơn thuốc). Khi sử dụng thuốc, có 3 mục đích cơ bản cần phải đạt được là:
Thuốc phải đạt được hiệu quả mong muốn trong điều trị; Khơng có những biến
chứng xảy ra với những thuốc đã được kê trong đơn và khơng có biến chứng do
cách dùng gây ra; Người bệnh và gia đình hiểu được cách tự sử dụng thuốc an
toàn nếu được bác sĩ chỉ định. Để quá trình sử dụng thuốc trong bệnh viện đạt
được mục đích này thì các bệnh viện cần làm tốt các cơng tác sau:
* Giám sát và quản lý kê đơn thuốc
Kê đơn và chỉ định sử dụng thuốc do các bác sĩ thực hiện, đây là bước
khởi đầu của quá trình sử dụng thuốc và có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều
trị. Việc kê đơn thuốc phải dựa trên thực trạng bệnh cảnh, khả năng chi trả của
người bệnh và tuân thủ theo đúng qui định của pháp luật, qui định của BYT về
kê đơn thuốc,… Tuy nhiên, trong các bệnh viện hiện nay vẫn tồn tại nhiều sai
sót trong đơn thuốc. Nguyên nhân của những sai sót này có thể do năng lực,
trình độ của bác sỹ và dược sỹ duyệt đơn; do thiếu ý thức trách nhiệm, thiếu đạo
đức chạy theo lợi nhuận,… Vì vậy, muốn quản lý việc kê đơn, chỉ định sử dụng
thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm các bệnh viện cần quản lý chặt chẽ

việc kê đơn và chỉ định dùng thuốc. Phải yêu cầu các bác sĩ thực hiện đúng các
quy định của bệnh viện và của Nhà nước trong kê đơn. Hội đồng thuốc và điều
trị phải tham mưu cho lãnh đạo bệnh viện giám sát việc kê đơn với các nội dung
cụ thể: Kê đơn trong danh mục thuốc đã được bệnh viện xây dựng, thực hiện tốt
theo quy chế kê đơn, quy trình kê đơn và sử dụng thuốc của bệnh viện, kê đơn
theo phác đồ điều trị và luôn đúc rút kinh nghiệm, với nhiều biện pháp như:
Bình đơn thuốc, sinh hoạt về thơng tin thuốc, các tiến bộ về thuốc và điều trị
định kỳ trong bệnh viện.


* Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc là việc đưa thuốc vào cơ thể người bệnh. Sử dụng thuốc có
thể được thực hiện bởi nhân viên y tế (tiêm, truyền,…) hoặc do người bệnh tự
thực hiện (uống, bơi,…). Để q trình sử dụng thuốc có hiệu quả, an tồn điều
dưỡng và người bệnh cần thực hiện tốt các công việc sau:
Trước khi sử dụng thuốc: Vào sổ và kiểm tra số lượng, chủng loại thuốc
của mỗi người bệnh (của mình); Xem kỹ chỉ định về sử dụng thuốc của bác sĩ
(đường dùng, thời gian, số lần sử dụng thuốc); Kiểm tra chất lượng thuốc: hạn
dùng, màu sắc của thuốc,... Với các lọ thuốc tiêm, nếu đã đổi màu hoặc có lắng
cặn ở đáy lọ (trừ thuốc là nhũ dịch) thì khơng được dùng. Đảm bảo kỹ thuật vô
trùng khi cho người bệnh sử dụng thuốc.
Trong khi sử dụng thuốc: Đảm bảo 5 đúng theo hướng dẫn của Tổ chức Y
tế thế giới (WHO): Đúng người bệnh, đúng thuốc, đúng liều dùng, đúng đường
dùng, đúng thời gian. Thông báo cho người bệnh tên các thuốc được chỉ định và
mục đích của việc sử dụng này (với bệnh nhân nội trú).
Sau khi sử dụng thuốc: Ghi, đánh dấu lại chủng loại thuốc, số lượng thuốc
đã sử dụng. Đánh giá sự đáp ứng thuốc của cơ thể, theo dõi và thông báo cho
bác sỹ, dược sỹ những bất thường sau khi sử dụng thuốc.
- Thông tin thuốc
Ngày nay, nền y học và dược học trên thế giới cũng như ở nước ta đang

phát triển mạnh mẽ. Nhiều thuốc mới, phương pháp điều trị mới, phác đồ mới,
cảnh báo tác hại của thuốc…, được cập nhật thường xuyên với mục đích nâng
cao chất lượng khám và điều trị cho người bệnh. Vì vậy, để đảm bảo cho việc
điều trị nói chung và sử dụng thuốc trong bệnh viện nói riêng đạt được hiệu quả
cao, sử dụng thuốc hợp lý, an tồn, tiết kiệm chi phí…, thì các bệnh viện phải
tiến hành hoạt động thơng tin thuốc. Công văn số 10766/YT-ĐTr ngày
13/11/2003 của Vụ điều trị - Bộ y tế về việc hướng dẫn tổ chức, chức năng,

10


nhiệm vụ và hoạt động của đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện với các nội
dung cơ bản:
+ Có nhân lực đặc trách, có kinh phí hoạt động để quản lý thông tin về
thuốc trong bệnh viện;
+ Liên hệ với trung tâm thông tin quốc gia, trung tâm quốc gia theo dõi
ADR để các bệnh viện bổ sung, cập nhật thông tin thuốc từ những nguồn xác
định, tin cậy, chính xác và khách quan.
Để hoạt động thơng tin thuốc có hiệu quả thì bộ phận thực hiện thơng tin
thuốc trong bệnh viện cần thu thập thông tin và phổ biến, hướng dẫn cho mọi
người trong bệnh viện với các nội dụng sau:
+ Thơng tin về các thuốc mới có tác dụng điều trị các bệnh có trong bệnh
viện.
+ Các tác dụng điều trị mới được phát hiện đối với những thuốc có trong
danh mục thuốc bệnh viện.
+ Các tác dụng không mong muốn (các cảnh báo) mới được phát hiện đối
với những thuốc có trong danh mục thuốc bệnh viện.
+ Thông tin về các thuốc mới được đưa vào danh mục thuốc chủ yếu,
danh mục thuốc thiết yếu của BYT ban hành.
+ Thông tin về các thuốc mới xuất hiện ở thị trường trong nước và khu

vực[5].
1.2. TỔNG QUAN VỀ KHOA DƯỢC VÀ HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU
TRỊ
1.2.1. Vị trí, chức năng nhiệm vụ khoa Dược bệnh viện
Khoa Dược bệnh viện nằm trong khối cận lâm sàng và là nơi thực thi chính
sách quốc gia về thuốc, thuộc sự quản lý, điều hành của Giám đốc bệnh viện.
Trong bệnh viện, khoa Dược là một tổ chức cao nhất đảm nhận mọi công việc

11


về dược, tham mưu cho giám đốc bệnh viện về hoạt động cung ứng thuốc nhằm
góp phần nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn trong khám chữa bệnh, nhất là
trong sử dụng thuốc[4], [13].
- Chức năng của khoa Dược
Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc
bệnh viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh
viện về tồn bộ cơng tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ,
kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý.
- Nhiệm vụ của khoa Dược
+ Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu
cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị
và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).
+ Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị
và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.
+ Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.
+ Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.
+ Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản
xuất thuốc từ dược liệu sử dụng trong bệnh viện.

+ Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc,
tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác
dụng không mong muốn của thuốc.
+ Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại
các khoa trong bệnh viện.
+ Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đại
học, Cao đẳng và Trung học về dược.


+ Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh
giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh
và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện.
+ Tham gia chỉ đạo tuyến.
+ Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.
+ Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.
+ Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.
+ Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo
cáo về vật tư y tế tiêu hao (bơng, băng, cồn, gạc) khí y tế đối với các cơ sở y tế
chưa có phịng Vật tư - Trang thiết bị y tế và được người đứng đầu các cơ sở đó
giao nhiệm vụ[4], [13].
1.2.2. Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện(HĐT&ĐT)
Hội đồng thuốc và điều trị: Là tổ chức tư vấn cho Thủ trưởng đơn vị về
các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc trong đơn vị [4]. Cho đến
nay các bệnh viện (BV) trong cả nước đều thành lập và tổ chức hoạt động
HĐT&ĐT theo Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế [4].
Trong cung ứng thuốc BV, HĐT&ĐT có ảnh hưởng thường xuyên liên tục lên
hầu hết các hoạt động khác và có vai trị như sau:
- Cung cấp thông tin, tư vấn cho bác sĩ, dược sĩ và các nhà quản lý về tất
cả các vấn đề về quản lý thuốc như: thông tin, tư vấn về thuốc mới; lựa chọn
thuốc; cấp phát thuốc; sử dụng thuốc;...

- Xây dựng các chính sách về thuốc.
- Đánh giá và lựa chọn thuốc cho danh mục thuốc bệnh viện.
- Xây dựng (hoặc ứng dụng) các phác đồ, hướng dẫn điều trị chuẩn.
- Đánh giá và xây dựng danh mục thuốc phù hợp với đặc thù bệnh tật và
chi phí về thuốc, vật tư tiêu hao điều trị của bệnh viện.
- Theo dõi các phản ứng có hại, các thuốc kém chất lượng, rút kinh
nghiệm các sai sót trong sử dụng thuốc và đưa ra các xử trí kịp thời.


- Giám sát việc thực hiện quy chế chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và
kê đơn điều trị, quy chế sử dụng thuốc và quy chế công tác khoa dược.
- Thông tin về thuốc, theo dõi ứng dụng thuốc mới trong bệnh viện [4],
[25], [28].

1.3. TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUNG
ỨNG THUỐC BỆNH VIỆN
1.3.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, xã hội
Vị trí địa lý: bệnh viện nằm trong khu vực có vị trí thuận lợi về giao
thơng, đường giao thương kinh tế,… thì sẽ dễ dàng tìm được các nhà cung cấp
uy tín; q trình vận chuyển thuốc từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh đến bệnh
viện được dễ dàng. Do vậy, bệnh viện sẽ có điều kiện lựa chọn được nhiều nhà
cung cấp hơn, thuốc ít bị ảnh hưởng chất lượng trong q trình vận chuyển hơn,
ít xảy ra tình trạng thiếu thuốc trong bệnh viện.
Điều kiện tự nhiên: điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến mơ hình
bệnh tật trong khu vực, ngồi ra nó cịn ảnh hưởng đến khả năng phát triển kinh
tế của khu vực và chất lượng cuộc sống của người dân,… Nên, bệnh viện nằm
trong một khu vực có điều kiện tự nhiên phức tạp: thiên tai bão lũ nhiều, khơ
hạn,… thì việc cung ứng thuốc sẽ gặp rất nhiều khó khăn do trong khu vực sẽ có
nhiều bệnh tật phức tạp, nhu cầu thuốc của nhân dân cao, thất thường (do thiên
tai, thảm họa,…) khó dự đốn nhu cầu thuốc. Ngược lại, nếu điều kiện tự nhiên

thuận lợi thì việc cung ứng thuốc cũng sẽ thuận tiện hơn vì mơ hình bệnh tật,
nhu cầu thuốc dễ xác định,…
Điều kiện xã hội: là tổng thể môi trường xã hội trong khu vực bao gồm
các yếu tố: chính trị, kinh tế, văn hóa, tập quán,… Trong khu vực có nền kinh tế
phát triển thì người dân có khả năng chi trả cao, người bệnh sẵn sàng sử dụng
các thuốc đắt tiền cho q trình điều trị. Ngồi ra, yếu tố văn hóa, tập quán,


chính trị cũng có ảnh hưởng đến mơ hình bệnh tật trong khu vực và bệnh viện.
Do đó, điều kiện xã hội cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng
đến quá trình xây dựng danh mục thuốc bệnh viện nói chung và hoạt động cung
ứng thuốc bệnh viện nói riêng.
Như vậy, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, xã hội có ảnh hưởng rất lớn
đến hoạt động cung ứng thuốc bệnh viện. Khi thực hành cung ứng thuốc, bệnh
viện cần phân tích các yếu tố này để đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm nâng
cao hiệu quả cung ứng thuốc.
1.3.2. Nguồn nhân lực
Sau yếu tố tự nhiên xã hội thì nguồn nhân lực là một yếu tố vô cùng quan
trọng trong cung ứng thuốc bệnh viện. Với một bệnh viện có nguồn nhân lực tốt
(nhiều cán bộ dược có trình độ, kinh nghiệm cao,...) thì cơng tác cung ứng thuốc
sẽ gặp nhiều thuận lợi:
- Có đủ cán bộ để thực hiện cơng tác chun sâu: hành chính, dược lâm
sàng, kho, cấp phát,...
- Các tổ, ban hoạt động đảm bảo tính chuẩn xác theo qui định của BYT và
theo qui chế của ngành, hoàn thành được các chức năng nhiệm vụ được giao.
- Việc xây dựng kế hoạch đảm bảo tính đúng, sát với nhu cầu thuốc của
BV trong chẩn đoán và điều trị.
Ngược lại nếu nguồn nhân lực thiếu hoặc chất lượng không cao thì tất cả
các hoạt đơng cung ứng thuốc gặp rất nhiều khó khăn hay khơng thể thực hiện
được cơng việc.

1.3.3. Mơ hình bệnh tật bệnh viện
Mơ hình bệnh tật (MHBT) bệnh viện là số liệu thống kê về bệnh tật trong
một khoảng thời gian nhất định (thường là theo từng năm) về số bệnh nhân đến
khám và điều trị. Hồ sơ bệnh án là tài liệu duy nhất để xác định chẩn đoán bệnh


tật, do đó hồ sơ bệnh án cần phải ghi chép đầy đủ các thơng tin chủ yếu, những
chẩn đốn cụ thể và chi tiết để có thể chọn được mã số thích hợp. MHBT là căn
cứ khoa học quan trọng để xác định nhu cầu thuốc, vì nó xuất phát từ thực trạng
của những yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định sử dụng thuốc.
MHBT của bệnh viện phụ thuộc vào tình trạng bệnh tật của các bệnh nhân
đến khám và điều trị tại bệnh viện. Do vậy, MHBT chịu tác động bởi các yếu tố:
- Yếu tố về người bệnh: tuổi, giới, dân tộc, gia đình, nghề nghiệp, tài sản,
tính cách, bạn bè, văn hố,.. Yếu tố này phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, xã hội
của khu vực.
Các yếu tố ảnh hưởng tới MHBT có thể khái qt theo hình 1.3.
MƠI TRƯỜNG
Điều kiện kinh tế- xã hội, tơn giáo, khí hậu, địa lý; Tổ chức màng lưới chất lượng dịch vụ y tế.
Sinh thái, trình độ khoa học kỹ thuật...

NGƯỜI BỆNH

BỆNH VIỆN

Tuổi, giới, dân tộc, văn hoá…

Vị trí địa lý

Điều kiện sinh sống
Điều kiện lao động

Điều kiện kinh tế


Chức năng, nhiệm vụ và loại hình bệnh viện
HÌNH BỆNH TẬT BỆNH
VIỆN
Trình độ chun mơn của thầy thuốc, thái độ đạo đức
Công tác quản lý

Kiến thức y tế thường thức, sự lựa chọn bệnh viện.v.v..
Kỹ thuật điều trị và chẩn đốn , chất lượng, giá cả,
Bệnh tật

Hình 1.3. Các yếu tố quyết định và ảnh hưởng tới MHBT


×