Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

Khảo sát tỉ lệ đái tháo đường, tiền đái tháo đường ở bệnh nhân nhiễm siêu vi viêm gan b, siêu vi viêm gan c mạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 159 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
–––oOo–––

VÕ DUY QUAN

KHẢO SÁT TỈ LỆ ĐÁI THÁO ĐƢỜNG, TIỀN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG
Ở BỆNH NHÂN NHIỄM
SIÊU VI VIÊM GAN B, SIÊU VI VIÊM GAN C MẠN

CHUYÊN NGÀNH: NỘI TIẾT
MÃ SỐ: NT 62 72 20 15

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THY KHUÊ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai cơng bố trong bất kì
cơng trình nghiên cứu nào khác.

Ngƣời thực hiện đề tài



VÕ DUY QUAN


ii

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT.....................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... xi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ .................................................................................... xii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................................... xiii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................4
1.1 ĐẠI CƢƠNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƢỜNG ....................................................4
1.1.1 Định nghĩa đái tháo đƣờng ....................................................................4
1.1.2 Dịch tễ học ............................................................................................4
1.1.3 Tiêu chí chẩn đốn ĐTĐ và các khái niệm trung gian .........................5
1.1.4 Phân loại bệnh đái tháo đƣờng ..............................................................6
1.1.5 Tiền đái tháo đƣờng ..............................................................................6
1.1.6 Yếu tố nguy cơ của tình trạng ĐTĐ và tiền ĐTĐ.................................8
1.2 ĐẠI CƢƠNG VỀ BỆNH LÝ VIÊM GAN SIÊU VI .....................................12
1.2.1 Bệnh học viêm gan siêu vi B và viêm gan siêu vi C ...........................12
1.2.2 Dịch tễ học viêm gan siêu vi B, C ......................................................14
1.2.3 Chẩn đoán bệnh nhân nhiễm HBV và HCV .......................................16
1.2.4 Tiêu chí chẩn đốn viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C ...............19
1.3 CƠ CHẾ BỆNH SINH GIỮA TÌNH TRẠNG VIÊM GAN SIÊU VI VÀ RỐI

LOẠN CHUYỂN HÓA GLUCOSE ....................................................................21
1.3.1 Viêm gan siêu vi B ..............................................................................21
1.3.2 Viêm gan siêu vi C ..............................................................................22
1.4 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA GLUCOSE LÊN
DIỄN TIẾN CỦA BỆNH GAN ............................................................................25


iii

1.5 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HIỆN NAY......................................................26
1.5.1 Các nghiên cứu trên thế giới ...............................................................26
1.5.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam ..............................................................27
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................28
2.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................................28
2.2 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................................28
2.3 PHƢƠNG PHÁP CHỌN MẪU......................................................................28
2.3.1 Cách chọn mẫu ....................................................................................28
2.3.2 Tiêu chuẩn chọn mẫu ..........................................................................28
2.3.3 Tiêu chuẩn loại trừ ..............................................................................29
2.3.4 Cỡ mẫu ................................................................................................29
2.4 PHƢƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU .......................................................30
2.4.1 Phƣơng pháp tiến hành........................................................................30
2.4.2 Kiểm soát các sai lệch, sai số ..............................................................38
2.5 PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ...............................................................41
2.6 VẤN ĐỀ Y ĐỨC ............................................................................................41
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................42
3.1 TỶ LỆ ĐÁI THÁO ĐƢỜNG, TIỀN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TRONG DÂN SỐ
NGHIÊN CỨU .....................................................................................................42
3.2 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .................45
3.3 PHÂN TÍCH ĐƠN BIẾN CÁC ĐẶC ĐIỂM TRONG NHĨM BỆNH NHÂN

NHIỄM SIÊU VI VIÊM GAN CÓ CÁC RỐI LOẠN CHUYỂN HĨA
GLUCOSE ............................................................................................................57
3.4 PHÂN TÍCH HỒI QUY ĐA BIẾN MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ
NGUY CƠ VÀ VIỆC PHÁT TRIỂN ĐTĐ VÀ TIỀN ĐTĐ TRÊN BỆNH NHÂN
NHIỄM HBV, NHIỄM HCV ...............................................................................62
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ......................................................................................64
4.1 TỶ LỆ ĐÁI THÁO ĐƢỜNG, TIỀN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TRÊN BỆNH
NHÂN NHIỄM HBV, HCV .................................................................................64
4.1.1 Tỷ lệ ĐTĐ trên nhóm bệnh nhân nhiễm HBV, nhiễm HCV ..............64
4.1.2 Tỷ lệ tiền ĐTĐ trên nhóm bệnh nhân nhiễm HBV và nhiễm HCV ...67
4.1.3 Mức độ kiểm sốt đƣờng huyết trên nhóm bệnh nhân ĐTĐ ..............69


iv

4.2 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA DÂN SỐ NGHIÊN CỨU .................................71
4.2.1 Đặc điểm dân số học ...........................................................................71
4.2.2 Lối sống, chế độ ăn uống và luyện tập................................................71
4.2.3 Đặc điểm bệnh lý ................................................................................71
4.2.4 Mức độ tổn thƣơng gan .......................................................................72
4.2.5 Đặc điểm huyết thanh học...................................................................72
4.2.6 Các đặc điểm trên nhóm bệnh nhân nhiễm siêu vi viêm gan có rối loạn
chuyển hóa gluocse ......................................................................................73
4.3 PHÂN TÍCH HỒI QUY CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ PHÁT TRIỂN ĐTĐ VÀ
TIỀN ĐTĐ TRÊN BỆNH NHÂN NHIỄM SIÊU VI VIÊM GAN B, SIÊU VI
VIÊM GAN C .......................................................................................................73
4.3.1 Phân tích đơn biến...............................................................................73
4.3.2 Phân tích đa biến .................................................................................78
4.4 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ...............................................................................83
KẾT LUẬN ..............................................................................................................84

KIẾN NGHỊ .............................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU
PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU


v

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng việt
Kí hiệu

Viết đầy đủ

Chữ viết tắt
Cholesterol TP

Cholesterol toàn phần

CLS

Cận lâm sàng

cs

Cộng sự

ĐH


Đƣờng huyết

ĐTĐ

Đái tháo đƣờng

HATT

Huyết áp tâm thu

HATTr

Huyết áp tâm trƣơng

KTC

Khoảng tin cậy

THA

Tăng huyết áp

RLCHLP

Rối loạn chuyển hóa lipid

RLDNG

Rối loạn dung nạp glucose


RLĐHĐ

Rối loạn đƣờng huyết đói


vi

Tiếng Anh
Kí hiệu
Chữ viết tắt

Viết đầy đủ

Nghĩa

Hiệp hội Đái tháo đƣờng Hoa Kỳ

ADA

American Diabetes Association

ALT

Alanine Aminotransferase

Anti HBc

Hepatitis B core Antibody

Kháng thể kháng lõi của siêu vi

viêm gan B

APRI

Aspartate to Platelet Ratio Index

Chỉ số tỷ số Aspartate trên tiểu cầu

AntiHBs

Hepatitis B surface antibody

Kháng thể kháng kháng nguyên bề
mặt của siêu vi viêm gan B

Anti HCV

Hepatitis C Antibody

Kháng thể kháng siêu vi viêm gan C

AST

Aspartate Aminotransferase

BMI

Body Mass Index

Chỉ số khối cơ thể


CAP

Controlled Attenuation Parameter

Thơng số giảm âm kiểm sốt

CDC

Centers for Disease Control and Trung tâm kiểm sốt và phịng ngừa
Prevention
dịch bệnh Hoa Kỳ

CKD – EPI

Chronic
Kidney
Disease Nghiên cứu phối hợp về dịch tễ học
Epidemiology Collaboration
của bệnh thận mạn

DECODE

Diabetes
Epidemiology:
Collaborative
Analysis
Diagnostic Criteria in Europe

DNA


Deoxyribonucleic acid

Acid deoxyribonucleic

DPP

Diabetes Prevention Program

Chƣơng trình phịng ngừa đái tháo
đƣờng

the Nghiên cứu dịch tễ học Đái tháo
Of đƣờng: phân tích phối hợp theo tiêu
chuẩn chẩn đoán tại châu Âu


vii

Kí hiệu

Viết đầy đủ

Chữ viết tắt

Nghĩa

eGFR

Estimated Glomerular Filtration

Độ lọc cầu thận ƣớc tính
Rate

ELISA

Enzyme – Linked Immuno Sorbent Phƣơng pháp hấp thụ miễn dịch liên
Assay
kết với enzyme

GAD

Glutamic Acid Decarboxylase

GH

Growth hormone

Hormone tăng trƣởng

GLUT4

Glucose Transporter 4

Chất vận chuyển Glucose 4

HbA1c

Glycosylated
A1c


HBsAg

Hepatitis B surface antigen

Kháng nguyên bề mặt của siêu vi
viêm gan B

HBV

Hepatitis B virus

Siêu vi viêm gan B

HCC

Hepatocellular carcinoma

Ung thƣ biểu mô tế bào gan

HCV

Hepatitis C virus

Siêu vi viêm gan C

HDL – C

High
density
cholesterol


HOMA – β

Homeostatic model assessment – β

Mơ hình xác định hằng định nội môi
tế bào β

HR

Hazard ratio

Tỷ số nguy cơ

IDF

International Diabetes Federation

Hiệp hội Đái tháo đƣờng Thế giới

IGF

Insulin – like growth factor

Yếu tố tăng trƣởng giống insulin

IL – 6

Interleukin 6


INR

International Normalized Ratio

Chỉ số bình thƣờng hóa quốc tế

IRR

Incident rate ratio

Tỷ số bệnh mới mắc

IRS – 1

Insulin Receptor Substrate – 1

Cơ chất thụ thể insulin – 1

Hemoglobin

type

lipoprotein Cholesterol của Lipoprotein có mật
độ cao


viii

Kí hiệu


Viết đầy đủ

Chữ viết tắt

Nghĩa

LDL – C

Low
Density
Cholesterol

Lipoprotein Cholesterol của Lipoprotein có mật
độ thấp

MODY

Maturity Onset Diabetes of the Đái tháo đƣờng ngƣời trẻ khởi phát
Young
ở tuổi trƣởng thành

NHANES

National Health and
Examination Survey

NHS

Nurses' Health Study


Nghiên cứu sức khỏe Điều dƣỡng

OGTT

Oral Glucose Tolerence Test

Nghiệm pháp dung nạp glucose
đƣờng uống

OR

Odds ratio

Tỷ số odds

pegIFN –
RBV

PegInterferon Alfa
Ribavirin

PPARs

Peroxisome
Proliferator
Activated Receptors

RNA

Ribonucleic acid


Axít ribonucleic

RR

Risk ratio

Tỷ số nguy cơ

RT – PCR

Reverse transcription polymerase Phản ứng chuỗi polymerase phiên
chain reaction
mã ngƣợc

SVR

Sustained viral response

Đáp ứng siêu vi bền vững

TNFR

Tumor necrosis factor receptor

Thụ thể của yếu tố hoại tử mô

TNF – α

α Tumor necrosis factor


Yếu tố hoại tử khối u – α

ULN

Upper limits of normal

Giới hạn trên bình thƣờng

VLDL – C

Very low density Lipoprotein

Lipoprotein mật độ rất thấp

WDF

World Diabetes Foundation

Quỹ Đái tháo đƣờng Thế giới

WHO

World Health Organization

Tổ chức Y tế Thế giới



Nutrition Điều tra quốc gia về Dinh dƣỡng và

sức khoẻ

2a

and

PegInterferon Alfa – 2a và Ribavirin

– Thụ thể đƣợc hoạt hóa bởi yếu tố
phân bào của peroxisome


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng phân loại THA theo JNC VII năm 2003 .........................................33
Bảng 2.2: Phân độ béo phì dành cho dân số Đông Nam Á .......................................34
Bảng 2.3: Phân loại các mức độ đƣờng huyết dựa theo đƣờng huyết khi đói, và
HbA1c .......................................................................................................................35
Bảng 2.4: Thang điểm xơ hóa METAVIR ................................................................38
Bảng 2.5: Thơng số giảm âm đƣợc kiểm sốt ...........................................................38
Bảng 3.1: Tỷ lệ ĐTĐ trên các đối tƣợng nghiên cứu ................................................42
Bảng 3.2: Tỷ lệ ĐTĐ trên các đối tƣợng nghiên cứu ................................................43
Bảng 3.3: Tỷ lệ tiền ĐTĐ trên các đối tƣợng nghiên cứu .........................................44
Bảng 3.4: Đặc điểm chung của toàn bộ đối tƣợng nghiên cứu .................................45
Bảng 3.5: Đặc điểm chung của toàn bộ đối tƣợng nghiên cứu .................................46
Bảng 3.6: Đặc điểm tiền căn bệnh lý của đối tƣợng nghiên cứu ..............................46
Bảng 3.7: Đặc điểm tiền căn bệnh lý của đối tƣợng nghiên cứu ..............................47
Bảng 3.8: Đặc điểm thói quen của đối tƣợng nghiên cứu .........................................48
Bảng 3.9: Đặc điểm thói quen của đối tƣợng nghiên cứu .........................................49

Bảng 3.10: Đặc điểm lâm sàng của đối tƣợng nghiên cứu .......................................50
Bảng 3.11: Đặc điểm cận lâm sàng của đối tƣợng nghiên cứu .................................51
Bảng 3.12: Đặc điểm cận lâm sàng của đối tƣợng nghiên cứu .................................52
Bảng 3.13: Đặc điểm huyết thanh chẩn đoán siêu vi .................................................53
Bảng 3.14: Đặc điểm hình ảnh học của đối tƣợng nghiên cứu .................................54
Bảng 3.15: Các đặc điểm của nhóm bệnh nhân nhiễm siêu vi viêm gan B, siêu vi
viêm gan C có ĐTĐ ..................................................................................................55
Bảng 3.16: Các đặc điểm của nhóm bệnh nhân nhiễm siêu vi viêm gan B, siêu vi
viêm gan C có tiền ĐTĐ ...........................................................................................56
Bảng 3.17: Phân tích đơn biến các yếu tố nguy cơ của ĐTĐ ...................................57
Bảng 3.18: Phân tích đơn biến các yếu tố nguy cơ của tiền ĐTĐ ............................59
Bảng 3.19: Phân tích hồi quy đa biến .......................................................................62
Bảng 4.1: Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ đái tháo đƣờng ở bệnh nhân nhiễm HBV,
HCV của một số tác giả ............................................................................................67


x

Bảng 4.2: Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ tiền đái tháo đƣờng ở bệnh nhân nhiễm HBV,
HCV của một số tác giả ............................................................................................69


xi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Bản đồ dịch tễ học HBV trên thế giới ........................................................15
Hình 1.2: Bản đồ dịch tễ học HCV trên thế giới ........................................................16


xii


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Diễn tiến của viêm gan siêu vi B ..............................................................13
Sơ đồ 1.2: Diễn tiến của viêm gan siêu vi C. .............................................................14
Sơ đồ 2.1: Quy trình tiến hành nghiên cứu ...............................................................40


xiii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Dự báo số ngƣời mắc ĐTĐ trên thế giới giai đoạn 1980 – 2030 ...........4
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ tiền ĐTĐ và ĐTĐ trên 3 nhóm bệnh nhân nhiễm HBV, nhiễm
HCV và nhóm đồng nhiễm HBV, HCV. ..................................................................45


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ những năm cuối thế kỷ trƣớc, các chuyên gia y tế thế giới đã nhận
định “thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của các bệnh lý Nội tiết và rối loạn chuyển hóa;
trong đó bệnh đái tháo đƣờng (ĐTĐ) là một trong số những bệnh phát triển
nhanh nhất”. Hiện nay, cùng với tình trạng gia tăng dân số thế giới, kéo dài tuổi
thọ trung bình, sự đơ thị hóa kéo theo tình trạng thay đổi lối sống và gia tăng tỷ
lệ ngƣời béo phì, tỷ lệ ngƣời mắc bệnh đái tháo đƣờng trên thế giới đang gia tăng
một cách nhanh chóng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ƣớc tính số lƣợng ngƣời
mắc đái tháo đƣờng trên toàn thế giới sẽ tăng từ 171 triệu ngƣời vào năm 2000 và
đạt mức “đại dịch” với số lƣợng ngƣời mắc bệnh là 366 triệu ngƣời vào năm
2030, trong đó các nƣớc đang phát triển có tốc độ gia tăng nhanh nhất, từ 84 triệu
ngƣời lên 228 triệu ngƣời [87]. Các nƣớc Đơng Nam Á, trong đó có Việt Nam,
đang là điểm nóng trên bản đồ dịch tễ của đái tháo đƣờng.

Bệnh đái tháo đƣờng mang lại gánh nặng lớn về kinh tế cho y tế tồn cầu,
ƣớc tính chi phí y tế để điều trị và ngăn ngừa bệnh đái tháo đƣờng và các biến
chứng của nó trên tồn cầu dự kiến khoảng 376 tỷ USD vào năm 2010 (chiếm
11,6% tổng chi phí y tế thế giới), đến năm 2030 con số này dự kiến sẽ vƣợt quá
490 tỷ USD [76]. Bên cạnh gánh nặng y tế do bản thân tình trạng đái tháo đƣờng
mang lại, những biến chứng mạch máu lớn và mạch máu nhỏ của đái tháo đƣờng
nhƣ nhồi máu cơ tim, đột quỵ và đoạn chi khơng do chấn thƣơng đã làm giảm
tiên lƣợng sống cịn, chất lƣợng cuộc sống của bệnh nhân đồng thời gia tăng
thêm chi phí điều trị.
Ngày càng có nhiều cơng trình nghiên cứu đã đƣợc tiến hành để tìm hiểu
cơ chế sinh lý bệnh của đái tháo đƣờng, trong đó có vai trị của các bệnh lý gan
mạn tính, đặc biệt là tình trạng nhiễm siêu vi viêm gan B, siêu vi viêm gan C.
Các kết quả nghiên cứu bƣớc đầu cho thấy tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose
tiến triển song hành c ng với sự tiến triển của bệnh lý gan, đồng thời việc xuất


2

hiện các rối loạn chuyển hóa glucose sẽ làm nặng thêm các tổn thƣơng gan sẵn có
và giảm đáp ứng với quá trình điều trị viêm gan do siêu vi.
Cùng với mối liên hệ trên và những gánh nặng về kinh tế và xã hội mà
bệnh ĐTĐ mang lại, việc phát hiện, chẩn đốn và điều trị sớm các tình trạng
này, đặc biệt là trên những bệnh nhân nhiễm siêu vi viêm gan B, siêu vi viêm
gan C có ý nghĩa rất quan trọng. Tại Việt Nam đã có một vài nghiên cứu đánh
giá vai trò của bệnh lý viêm gan siêu vi B, siêu vi viêm gan C trong sự phát triển
của tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose. Những nghiên cứu này đã bƣớc đầu
thiết lập mối quan hệ giữa tình trạng nhiễm siêu vi viêm gan B, siêu vi viêm gan
C và sự xuất hiện của các bệnh lý chuyển hóa, đặc biệt là ĐTĐ và tình trạng đề
kháng insulin. Tuy nhiên số lƣợng các nghiên cứu cịn ít và cho kết quả khơng
thống nhất, đồng thời kết quả của các nghiên cứu này chƣa cho thấy rõ vai trò

của các yếu tố nguy cơ khác nhƣ: tải lƣợng siêu vi, phân típ kiểu gen siêu vi (đối
với HCV), thời gian nhiễm bệnh, tác động của điều trị HCV, hội chứng chuyển
hóa, tình trạng gan nhiễm mỡ trong việc phát triển các rối loạn chuyển hóa
glucose trên bệnh nhân nhiễm siêu vi viêm gan B, siêu vi viêm gan C. Vì vậy để
góp phần tìm hiểu thêm về vấn đề trên chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu:
“Khảo sát tỷ lệ đái tháo đường, tiền đái tháo đường ở bệnh nhân nhiễm siêu vi
viêm gan B, siêu vi viêm gan C mạn”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chuyên biệt:
1. Khảo sát tỷ lệ tiền đái tháo đƣờng, đái tháo đƣờng trên bệnh nhân nhiễm
siêu vi viêm gan B, siêu vi viêm gan C mạn đến khám tại phòng khám
viêm gan Trung tâm Y Khoa MEDIC.
2. Khảo sát mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ truyền thống và các yếu
tố nguy cơ liên quan tới tình trạng nhiễm siêu vi viêm gan với việc xuất
hiện tình trạng đái tháo đƣờng và tiền đái tháo đƣờng.


4

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 ĐẠI CƢƠNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƢỜNG
1.1.1 Định nghĩa đái tháo đƣờng
Đái tháo đƣờng là một bệnh mạn tính, có tính di truyền, là hậu quả của tình
trạng thiếu insulin tuyệt đối hoặc tƣơng đối, đặc trƣng bởi tình trạng tăng đƣờng
huyết c ng với các rối loạn quan trọng về chuyển hóa đƣờng, đạm, mỡ, chất
khoáng.

1.1.2 Dịch tễ học
Đái tháo đƣờng là một trong những bệnh mạn tính phổ biến và có tốc độ gia
tăng tỷ lệ mắc nhanh nhất trên thế giới. Tại các nƣớc phát triển, tốc độ gia tăng tỷ lệ
mới mắc ĐTĐ hằng năm là 42% và các nƣớc đang phát triển tốc độ này là 170%.

Biểu đồ 1.1: Dự báo số ngƣời mắc ĐTĐ trên thế giới giai đoạn 1980 – 2030
(Nguồn: “Diabetes Research and Clinical Practice 2011; 94:311 – 32” [84])
C ng với sự phát triển kinh tế và tình trạng đơ thị hóa ở khu vực Châu Á, tỷ
lệ ĐTĐ tại khu vực này cũng đang gia tăng với tốc độ nhanh chóng. Tổ chức Y tế
thế giới đã cảnh báo về sự xuất hiện của đại dịch ĐTĐ ở Châu Á vào thế kỷ XXI,


5

trong đó Đơng Nam Á là một điểm nóng trên bản đồ ĐTĐ thế giới. Nhiều nghiên
cứu cho thấy tỷ lệ ĐTĐ tại các nƣớc thuộc khu vực Đông Nam Á tƣơng đối cao. Tại
Singapore năm 1975 tỷ lệ ĐTĐ là 2%, năm 1984 là 4,7%, năm 1992 là 8,6% và
năm 1998 là 9%. Tại Philippines, kết quả điều tra quốc gia năm 2008 cho thấy tỷ lệ
ĐTĐ là 7,2%, tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose là 6,5% và rối loạn đƣờng huyết đói
là 2,1%. Tại Indonesia tỷ lệ ĐTĐ ở khu vực thành thị là 8,3% và khu vực nông thôn
là 5,8% [25].
Tại Việt Nam số lƣợng ngƣời mắc ĐTĐ vào năm 2012 là khoảng 3 triệu
ngƣời, đa số ở độ tuổi từ 20 – 79, và dự tính tới năm 2030 con số này là 3,2 triệu
ngƣời, chiếm 4,16% dân số [34].
1.1.3 Tiêu chí chẩn đốn ĐTĐ và các khái niệm trung gian
Tháng 6 năm 1997, Ủy ban các chuyên gia về chẩn đoán và phân loại bệnh
ĐTĐ đã cơng bố tiêu chí chẩn đốn và phân loại mới của bệnh ĐTĐ tại hội nghị
thƣờng niên của Hiệp hội Đái Tháo Đƣờng Hoa Kỳ (American Diabetes
Association – ADA) tại Boston. Tiêu chí này mới đƣợc WHO cơng nhận năm 1998.
Năm 2003 ADA cơng bố tiêu chí mới về mức đƣờng huyết đói và tới đầu năm 2010

đƣa thêm tiêu chí về glycosylated Hemoglobin A1c (HbA1c) để chẩn đốn ĐTĐ.
Tiêu chí chẩn đốn ĐTĐ: [18]
(1) Đƣờng huyết tƣơng khi đói (sau ăn 8 giờ)  126 mg/dL (7 mmol/L);
hoặc
(2) Đƣờng huyết tƣơng 2 giờ nghiệm pháp dung nạp 75 gam glucose
đƣờng uống  200 mg/dL (11,1 mmol/L); hoặc
(3) HbA1c  6,5%. Xét nghiệm này cần phải đƣợc thực hiện trong một
phịng xét nghiệm đã đƣợc chuẩn hóa; hoặc
(4) Một mẫu đƣờng huyết tƣơng bất kỳ  200 mg/dL kết hợp với các triệu
chứng của tăng đƣờng huyết.


6

Đối với tiêu chí (1), (2), (3) nếu khơng có triệu chứng tăng đƣờng huyết hoặc
mất b chuyển hóa cấp tính, thì phải lặp lại xét nghiệm một lần nữa vào một ngày
khác (thông thƣờng từ 2 đến 7 ngày sau) để xác định chẩn đoán.
Các khái niệm trung gian (tiền ĐTĐ):
(1) Rối loạn đƣờng huyết đói khi đƣờng huyết khi đói  100 mg/dL và
< 126 mg/dL (5,6 – 6,9 mmol/L).
(2) Rối loạn dung nạp glucose khi đƣờng huyết 2 giờ sau nghiệm pháp dung
nạp 75 gam glucose đƣờng uống  140 mg/dL và < 200 mg/dL (7,8 – 11 mmol/L).
(3) HbA1c: 5,7 – 6,4%.
1.1.4 Phân loại bệnh đái tháo đƣờng
– Đái tháo đường típ 1: Tình trạng phá huỷ các tế bào β tụy, thƣờng dẫn đến
thiếu hụt insulin tuyệt đối.
– Đái tháo đường típ 2: Tình trạng đề kháng insulin phối hợp tình trạng suy
giảm dần chức năng của tế bào β tụy dẫn tới sự thiếu hụt insulin tƣơng đối.
– Đái tháo đường thai kì: Tình trạng ĐTĐ đƣợc chẩn đoán trong tam cá
nguyệt thứ hai hoặc ba của thai kỳ mà khơng ghi nhận tình trạng ĐTĐ trƣớc khi

mang thai.
– Các típ ĐTĐ đặc biệt khác: ĐTĐ do bệnh tụy ngoại tiết, ĐTĐ do bệnh tụy
nột tiết, ĐTĐ do thuốc hay do độc chất, nhiễm trùng, ĐTĐ do khiếm khuyết chức
năng tế bào β (MODY).
1.1.5 Tiền đái tháo đƣờng
Thuật ngữ tiền đái tháo đƣờng đƣợc d ng để miêu tả tình trạng đƣờng huyết
khi đói cao hơn giá trị bình thƣờng nhƣng dƣới ngƣỡng chẩn đốn ĐTĐ.
Theo ADA, tiền ĐTĐ bao gồm 2 tình trạng: rối loạn đƣờng huyết đói (RLĐHĐ),
đƣợc định nghĩa là nồng độ đƣờng huyết đói nằm trong khoảng 100 – 125 mg/dL


7

và rối loạn dung nạp glucose (RLDNG), đƣợc định nghĩa là nồng độ đƣờng huyết
2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp 75 gam glucose đƣờng uống nằm trong khoảng
140 – 199 mg/dL. Tuy nhiên, WHO lại sử dụng ngƣỡng đƣờng huyết đói trong
khoảng 110 mg/dL – 126 mg/dL để chẩn đốn tình trạng RLĐHĐ, trong khi chấp
nhận tiêu chuẩn chẩn đốn RLDNG tƣơng tự ADA [65]. Bên cạnh đó, ADA còn sử
dụng giá trị HbA1c trong khoảng 5,7 – 6,4% nhƣ một chỉ dấu của tình trạng tiền
ĐTĐ [18].
Về mặt sinh bệnh học, tình trạng RLDNG và RLĐHĐ mặc d c ng biểu hiện
tình trạng đề kháng insulin nhƣng chỉ có sự tƣơng đồng một phần trong cơ chế bệnh
sinh nền tảng và diễn tiến bệnh sinh. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những bệnh
nhân RLDNG chủ yếu là do sự đề kháng insulin tại cơ, trong khi đó những bệnh
nhân RLĐHĐ lại có tình trạng đề kháng insulin tại gan nặng và đề kháng insulin tại
cơ thấp. Măc d cả hai tình trạng RLDNG và RLĐHĐ cùng đƣợc đặc trƣng bởi việc
giảm pha bài tiết sớm của insulin tuy nhiên những bệnh nhân có RLDNG có thêm
tình trạng giảm pha bài tiết muộn của insulin [11].
Nhiều tác giả đã ghi nhận những bệnh nhân tiền ĐTĐ có nguy cơ tiến triển
thành ĐTĐ thật sự cao hơn những ngƣời có mức đƣờng huyết bình thƣờng. Theo số

liệu của Cuộc điều tra quốc gia về Dinh dƣỡng và sức khoẻ Hoa Kỳ – NHANES
(National Health And Nutrition Examination Survey) trong năm 2005 – 2006 [35],
tỷ lệ tiền ĐTĐ trong dân số Hoa Kỳ là 34,6%. Đến năm 2010, khoảng một phần ba
dân số từ 20 tuổi trở lên tại Hoa Kỳ (ƣớc tính khoảng 79 triệu ngƣời) có tình trạng
tiền ĐTĐ. Chƣơng trình phịng ngừa ĐTĐ – DPP (Diabetes Prevention Program) tại
Hoa Kỳ cho thấy mỗi năm có khoảng 10% những ngƣời có tình trạng RLDNG sẽ
tiến triển thành ĐTĐ thật sự [56]. Những bệnh nhân có đồng thời hai tình trạng
RLDNG và RLĐHĐ dƣờng nhƣ gia tăng nguy cơ mắc ĐTĐ cao hơn khi so sánh
với những ngƣời chỉ có một trong hai tình trạng trên [68].


8

Đã có những bằng chứng cho thấy tình trạng tiền ĐTĐ làm gia tăng nguy cơ
xuất hiện các biến cố mạch máu lớn và biến cố mạch máu nhỏ. Dữ liệu từ chƣơng
trình DPP ghi nhận 7,9% bệnh nhân RLDNG có bệnh lý võng mạc tại thời điểm
chẩn đốn [42]. Tƣơng tự, tác giả Ziegler trong nghiên cứu của mình ghi nhận
13% bệnh nhân tiền ĐTĐ có biến chứng thần kinh ngoại biên [90]. Trong Nghiên
cứu DECODE (Diabetes Epidemiology the Collaborative Analysis Of Diagnostic
Criteria in Europe) trên khoảng 30.000 ngƣời tham gia và theo dõi trong 11 năm
(329.050 ngƣời năm), cho thấy mức gia tăng biến cố tim mạch tỷ lệ với mức đƣờng
huyết 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp 75 gam glucose đƣờng uống. Trong khi đó
giữa đƣờng huyết đói và tử vong do mọi nguyên nhân có mối quan hệ có hình chữ J
và những ngƣời có nồng độ đƣờng huyết đói từ 81 – 90 mg/dL có nguy cơ tử vong
tƣơng đối do mọi nguyên nhân và tử vong khơng do tim mạch thấp nhất. Ngồi ra,
nghiên cứu này cịn cho thấy tình trạng RLDNG có thể làm gia tăng nguy cơ phát
triển các bệnh lý mạch máu cao hơn so với RLĐHĐ với RR lên tới 34% (sau khi
hiệu chỉnh với các biến số nhƣ BMI, huyết áp, và nồng độ cholesterol) [41]. Nghiên
cứu NHANES II cũng cho thấy những ngƣời có tình trạng RLDNG tăng 42% nguy
cơ tử vong do mọi nguyên nhân và 19% nguy cơ tử vong do tim mạch [71].

Những kết quả trên đây cho thấy cần phải có sự quan tâm, phát hiện và điều
trị sớm tình trạng tiền ĐTĐ, can thiệp vào yếu tố nguy cơ nhằm giảm tỷ lệ phát triển
thành bệnh ĐTĐ thật sự và gánh nặng bệnh tật lâu dài của ĐTĐ.
1.1.6 Yếu tố nguy cơ của tình trạng ĐTĐ và tiền ĐTĐ
– Tuổi: Đái tháo đƣờng là một trong những bệnh mạn tính thƣờng gặp, có tỷ
lệ mới mắc và hiện mắc gia tăng song hành c ng với sự già đi của dân số thế giới.
Tuổi làm gia tăng tình trạng đề kháng insulin thơng qua các q trình: suy giảm
chức năng sinh lý tế bào β tụy theo tuổi và gia tăng tình trạng đề kháng insulin đi
kèm với sự giảm vận động dần theo tuổi. Kết quả Nghiên cứu DECODE trên dân số


9

Châu Âu, tỷ lệ gia tăng đƣờng huyết trung bình 2 giờ sau ăn tăng theo tuổi, đặc biệt
sau tuổi 60 [91].
– Giới: Tỷ lệ mắc ĐTĐ ở nữ giới và nam giới thay đổi tùy từng v ng địa lý
và tùy theo nghiên cứu. Trong cuộc khảo sát năm 2004 tại Thái Lan, tỷ lệ hiện mắc
ĐTĐ ở nữ là 7,4% còn ở nam là 6% [86]. Trong khi ở Trung Quốc tỷ lệ mắc ĐTĐ ở
nam cao hơn nữ nhƣ trong cuộc điều tra về dịch tễ học năm 2008, tỷ lệ này nam là
10,6% còn ở nữ là 8,8% [83].
– Yếu tố gia đình: Nhiều nghiên cứu đã cho thấy những ngƣời có ngƣời thân
ở thế hệ thứ nhất mắc ĐTĐ sẽ gia tăng nguy cơ phát triển tình trạng ĐTĐ trong
tƣơng lai cao gấp 2 tới 3 lần so với nhóm dân số khơng có tiền căn gia đình Nghiên
cứu của tác giả Valdez và cs [43] trên 3 nhóm: nhóm ngƣời có tiền căn gia đình
nguy cơ cao (2 ngƣời trực hệ bị ĐTĐ hoặc 1 ngƣời trực hệ với 2 ngƣời không trực
hệ nhƣng c ng 1 họ), nhóm ngƣời có tiền căn gia đình nguy cơ trung bình (1 ngƣời
trực hệ hoặc 2 ngƣời khơng trực hệ), nhóm có tiền căn gia đình thơng thƣờng
(khơng có tiền căn gia đình hoặc có 1 ngƣời nhƣng không phải trực hệ) cho thấy
khả năng mắc ĐTĐ ở nhóm có nguy cơ cao gấp 5 – 7 lần nhóm thơng thƣờng và
nguy cơ ở nhóm trung bình cao gấp 2 – 3 lần nhóm thơng thƣờng.

– Yếu tố chủng tộc: ĐTĐ là bệnh lý đƣợc ghi nhận ở tất cả các dân tộc,
nhƣng với tỷ lệ mắc hoàn toàn khác nhau. Dữ liệu từ nghiên cứu Sức khỏe của Điều
dƣỡng - Nurses' Health Study (NHS) theo dõi trong 20 năm tại Hoa Kỳ, cho thấy
nguy cơ phát triển ĐTĐ ở phụ nữ sau khi hiệu chỉnh với BMI gia tăng đáng kể ở
dân số Châu Á, ngƣời Mỹ gốc Tây Ban Nha, và ngƣời Mỹ gốc Phi với nguy cơ
tƣơng đối (RR) so với ngƣời Mỹ da trắng lần lƣợt là 2,26, 1,86, và 1,34 [73].
– Tiền căn ĐTĐ thai kỳ: Trong đa số trƣờng hợp mắc ĐTĐ thai kỳ, mức
đƣờng huyết của thai phụ sẽ trở lại bình thƣờng sau sinh. Tuy nhiên một số bệnh
nhân có thể phát triển tình trạng RLDNG ở lần sinh sau và 30 – 50% bệnh nhân sẽ
tiến triển thành ĐTĐ thực sự sau giai đoạn mang thai.


10

– Tăng huyết áp: Tăng huyết áp có thể là hậu quả hay là yếu tố tham gia dẫn
đến ĐTĐ. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng tăng huyết áp thƣờng kết hợp với
ĐTĐ. Tác giả Jaakko Tuomilehto trong nghiên cứu của mình ghi nhận tỷ lệ tăng
huyết áp ở ngƣời ĐTĐ cao gấp 2 lần so với ngƣời bình thƣờng [50]. Tại Việt Nam,
một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp ở bệnh nhân ĐTĐ khá cao nhƣ
nghiên cứu của Nguyễn Khoa Diệu Vân, Nguyễn Thị Thanh Hƣơng tỷ lệ tăng huyết
áp ở bệnh nhân ĐTĐ tại Hà Nội là 62,2% [10].
– Béo phì: Tình trạng béo phì, đặc biệt là béo bụng đƣợc xem là những yếu
tố đƣơng nhiên dẫn tới tình trạng đề kháng insulin và ĐTĐ. Nghiên cứu NHS đã
chứng minh nguy cơ mắc ĐTĐ trong 14 năm ở các điều dƣỡng có chỉ số BMI ban
đầu > 35 kg/m2 cao hơn gấp 100 lần so với những ngƣời có BMI < 22 kg/m2 [30].
Tuy nhiên, chỉ số BMI chỉ phản ánh khối lƣợng mỡ tồn cơ thể, trong khi đó
yếu tố có vai trị quan trọng trong mối liên hệ giữa béo phì với bệnh ĐTĐ lại là sự
phân bố mỡ trong cơ thể, đặc biệt là tình trạng béo phì trung tâm (béo phì dạng
nam). Các nghiên cứu gần đây cho thấy chỉ số vịng eo có giá trị tiên đốn cho tình
trạng phát triển của ĐTĐ tốt hơn BMI và tỷ số eo/hơng vì vịng eo phản ánh sự

phân bố mỡ ở tạng sâu, một yếu tố dẫn tới tình trạng đề kháng insulin và ĐTĐ.
Nghiên cứu của tác giả Alain Gautier và cs trên các đối tƣợng RLĐHĐ cho thấy
những ngƣời có vịng eo lớn sẽ tăng tỷ lệ mới mắc ĐTĐ đặc biệt là ở ngƣời có BMI
thấp (< 25 kg/m2) hơn là ngƣời có BMI cao (> 25 kg/m2) [39].
– Hoạt động thể lực: Lối sống tĩnh tại làm giảm việc sử dụng năng lƣợng,
gây tăng cân và làm tăng nguy cơ mắc ĐTĐ. Ngƣợc lại, vận động thể lực làm tăng
nhạy cảm insulin và dung nạp glucose. Trong một nghiên cứu đoàn hệ trên nam giới
tạo Hồng Kông, mức vận động thể lực thấp và sức mạnh cơ bắp tại thời điểm 18
tuổi có liên quan đến nguy cơ phát triển ĐTĐ sau 25 năm, ngay cả ở nam giới với
BMI bình thƣờng [29]. Ở những ngƣời có tiền căn ĐTĐ trong gia đình, việc tập


11

luyện và thực hiện lối sống lành mạnh sẽ làm chậm, thậm chí phịng ngừa đƣợc sự
khởi phát của ĐTĐ trên lâm sàng.
– Chế độ ăn: Chế độ ăn nhiều rau, trái cây, cá, thịt gia cầm và ngũ cốc, làm
giảm nguy cơ ĐTĐ, trong khi đó chế độ ăn nhiều thịt đỏ, thịt chế biến và sử dụng
nhiều nƣớc ngọt làm tăng nguy cơ ĐTĐ. Thức ăn có nhiều chất béo gây rối loạn
chuyển hóa glucose bằng nhiều cơ chế khác nhau nhƣ giảm khả năng gắn insulin
vào thụ thể, gây rối loạn vận chuyển glucose, giảm tổng hợp glycogen và tích tụ
Triglycerides ở cơ vân [8]. Bên cạnh đó việc sử dụng nhiều đồ uống có nồng độ
glucose cao, đặc biệt là nƣớc ngọt, có liên quan đến tình trạng béo phì ở trẻ em và
gia tăng nguy cơ mắc ĐTĐ. Trong một nghiên cứu tiến cứu trên 59.000 phụ nữ Mỹ
gốc Phi, khi so sánh những nhóm phụ nữ có mức tiêu thụ nƣớc ngọt khác nhau đƣợc
tính bằng đơn vị ly chuẩn (đƣợc định nghĩa là 1 chai hoặc lon nƣớc ngọt có thể tích
375ml) trong mỗi tháng, các tác giả đã nhận thấy những ngƣời tiêu thụ nƣớc ngọt từ
hai ly chuẩn mỗi ngày trở lên có nguy cơ mắc ĐTĐ cao, tỷ số bệnh mới mắc (IRR)
so với nhóm sử dụng một ly chuẩn mỗi ngày là 1,24 (KTC 95%: 1,06 – 1,45), đối
với tình trạng sử dụng nƣớc trái cây, tỷ số IRR là 1,31 (KTC 95%: 1,13 – 1,52) so

với ngƣời chỉ d ng 1 đơn vị chuẩn mỗi tháng [67].
– Rƣợu bia: Việc tiêu thụ nhiều thức uống có cồn làm giảm hấp thụ glucose
và RLDNG thông qua sự tác động trực tiếp của rƣợu lên tế bào tiểu đảo tụy và sự
ức chế bài tiết và tăng đề kháng insulin. So với những ngƣời không uống rƣợu,
những ngƣời d ng càng nhiều alcohol thì nguy cơ phát triển tình trạng ĐTĐ càng
gia tăng [57]. Tuy nhiên những ngƣời sử dụng rƣợu bia từ ít tới trung bình lại giảm
nguy cơ phát triển ĐTĐ. Trong một nghiên cứu ở Israel đã cho thấy những ngƣời sử
dụng một ly rƣợu vang mỗi ngày (đỏ hay trắng) đều giảm đƣờng huyết đói khoảng
gần 20 mg/dL [72]. Một cơ chế khả dĩ có thể là do alcohol làm giảm đỉnh đƣờng
huyết sau ăn, ngoài ra việc sử dụng rƣợu bia ở mức trung bình làm gia tăng
hormone adiponectin, tác động trực tiếp làm cải thiện nhạy cảm insulin (trên mơ
hình động vật) [20].


×