Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Đảng bộ thành phố hồ chí minh lãnh đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2008 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.71 MB, 174 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ NGOÃN

ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI
GIAI ĐOẠN 2008 - 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ NGOÃN

ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI
GIAI ĐOẠN 2008 - 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
Chuyên ngành: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Mã số: 60.22.03.15

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN ĐÌNH THỐNG


Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã giảng dạy
trong chương trình cao học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, những người đã truyền đạt
cho tơi những kiến thức bổ ích về chun ngành mà tôi đang theo học. Đặc biệt, tôi
xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Đình Thống, thầy đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo tơi các bước thực hiện và hồn thành luận văn này.
Tơi xin cảm ơn Văn phịng Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, Chi Cục Văn
thư lưu trữ - Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn, Sở Văn hóa và
Thể thao thành phố, Cục Thống kê, Hội Nông dân thành phố, Thư viện Khoa học
Tổng hợp, Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ
Chí Minh đã tạo điều kiện tốt nhất cho tơi được tiếp cận và thu thập những tài liệu
có liên quan đến luận văn.
Chân thành cảm ơn Quý thầy, cô trong Khoa Lịch sử, Phòng Sau Đại học
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, người thân
và bạn bè đã giúp đỡ tơi trong q trình học tập cũng như làm luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

tháng 9 năm 2018

Học viên cao học

Phạm Thị Ngoãn


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các thông tin, dữ
kiện và số liệu thống kê hoàn toàn trung thực theo những tài liệu mà tơi đã có được
từ Văn phịng Thành ủy, Văn phịng Ủy ban nhân dân, Sở Nơng nghiệp và Phát
triển Nông thôn thành phố, …Các kết luận khoa học của luận văn chưa từng được
công bố trong bất kì cơng trình khoa học nào. Nếu có gì sai xót tơi xin hồn tồn
chịu trách nhiệm.
Tác giả luận văn

Phạm Thị Ngoãn


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CNH

cơng nghiệp hóa

CTQG

Chính trị Quốc gia

HĐH

hiện đại hóa

HĐND

Hội đồng nhân dân

NTM


nơng thơn mới

Nxb

Nhà xuất bản

NN&PTNT

Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC
DẪN LUẬN ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài ......................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................. 3
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 7
6. Nguồn tư liệu ...................................................................................................... 7
7. Ý nghĩa của luận văn. ......................................................................................... 7
8. Bố cục và kết cấu của luận văn. .......................................................................... 8

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG NƠNG
THƠN MỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................... 11
1.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và quan điểm,
chủ trương, chính sách của thành phố Hồ Chí Minh về xây dựng nơng nghiệp,
nông thôn, nông thôn mới ..................................................................................... 11
1.1.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng nông nghiệp, nông thôn,
nông thơn mới .................................................................................................... 11
1.1.2. Chính sách của Nhà nước về xây dựng nông nghiệp, nông thôn, nông
thôn mới ............................................................................................................. 20
1.1.3. Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh
về xây dựng nơng nghiệp, nơng thơn, nông thôn mới ....................................... 22
1.2. Những nhân tố tác động đến xây dựng nông thôn mới ở thành phố Hồ Chí
Minh ...................................................................................................................... 26
1.2.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 26
1.2.2. Điều kiện xã hội ...................................................................................... 30
1.3. Thực trạng nông nghiệp, nông thơn của thành phố Hồ Chí Minh trước năm
2008 ...................................................................................................................... 35
1.3.1 Q trình chỉ đạo xây dựng nơng nghiệp, nơng thơn của Đảng bộ thành
phố Hồ Chí Minh giai đoạn trước năm 2008 .................................................... 35


1.3.2. Thực trạng nông nghiệp, nông thôn ở thành phố Hồ Chí Minh trước năm
2008 và những yêu cầu đặt ra trong tình hình mới ........................................... 39
TIỂU KẾT CHƯƠNG I ......................................................................................... 48
CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI CỦA ĐẢNG BỘ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (2008 - 2016) ...................................................... 51
2.1. Chủ trương, quá trình tổ chức thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn
mới của Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh ........................................................... 51
2.1.1. Chủ trương xây dựng nơng thơn mới của Đảng bộ thành phố Hồ Chí

Minh .................................................................................................................. 51
2.1.2. Quá trình tổ chức thực hiện ..................................................................... 56
2.2. Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo thực hiện các giải pháp chung về
xây dựng nông thôn mới ....................................................................................... 59
2.2.1. Công tác lãnh đạo chỉ đạo chung ............................................................ 59
2.2.2. Kết quả thực hiện các giải pháp chung .................................................... 65
2.3. Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo thực hiện từng nhóm tiêu chí ............ 69
2.3.1. Lập quy hoạch, đề án xây dựng nơng thơn mới (tiêu chí 1) .................... 69
2.3.2. Đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội (nhóm tiêu chí 2 - 9) ............... 71
2.3.3. Định hướng lại cơ cấu kinh tế và tổ chức sản xuất (tiêu chí 10-13) ....... 75
2.3.4. Phát triển văn hóa - xã hội và bảo vệ mơi trường (tiêu chí 14-17) ......... 78
2.3.5. Xây dựng hệ thống chính trị và bảo đảm quốc phịng - an ninh (tiêu chí
18-19) ................................................................................................................ 81
TIỂU KẾT CHƯƠNG II ....................................................................................... 83
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI CỦA ĐẢNG BỘ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (2008-2016); BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ
MỘT VÀI KHUYẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT ............................................................. 85
3.1. Đánh giá quá trình lãnh đạo thực hiện Chương trình xây dựng nơng thơn mới
ở thành phố Hồ Chí Minh (2008 - 2016) .............................................................. 85


3.1.1 Những ưu điểm của Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh trong q trình chỉ
đạo thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới ...................................... 85
3.1.2. Những hạn chế của Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình chỉ
đạo thực hiện Chương trình xây dựng nơng thơn mới ...................................... 99
3.2. Một số bài học kinh nghiệm được rút ra trong q trình xây dựng nơng thơn
mới của Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh.......................................................... 103
3.3. Một số khuyến nghị, đề xuất nhằm thực hiện Chương trình xây dựng nông
thôn mới trong thời gian tới ............................................................................... 105

3.3.1 Khuyến nghị về chủ trương, giải pháp ................................................... 105
3.3.2. Khuyến nghị về tổ chức thực hiện ......................................................... 109
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 116
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 129


DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là quốc gia có diện tích đất nơng nghiệp chiếm gần 80% diện tích
đất cả nước, với gần 70% dân số sinh sống ở nơng thơn. Chính vì vậy, vấn đề nơng
nghiệp, nông dân, nông thôn ở Việt Nam luôn được Đảng và Nhà nước hết sức coi
trọng trong các giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam. Trong mỗi kỳ đại hội,
Đảng đều có những chính sách phát triển nơng nghiệp gắn với việc phát triển các
ngành nghề khác. Đặc biệt, từ đại hội V Đảng đã đề ra: tập trung sức phát triển
mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp từng
bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới
từ năm 1986 đến nay, vấn đề nông nghiệp, nông thôn luôn được Đảng, Nhà nước ta
quan tâm. Đại hội VIII đặc biệt coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn,
Nghị quyết số 05-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa VIII ngày 17 tháng 10 năm 1998 đề ra phương hướng và mục tiêu về nông
nghiệp và kinh tế nông thôn “sự phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thơn theo
hướng CNH, HĐH có vai trị cực kì quan trọng cả về trước mắt và lâu dài, làm cơ
sở để ổn định và phát triển kinh tế-xã hội, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”. Các đại
hội tiếp theo, Đảng ta đều có những chính sách phát triển nơng nghiệp.
Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khố X ngày 05/8/2008 “Về nơng nghiệp, nông dân, nông thôn” khẳng
định: Nông nghiệp, nông dân, nơng thơn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp CNH,
HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển
kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phịng;

giữ gìn, phát huy bản sắc văn hố dân tộc và bảo vệ mơi trường sinh thái của đất
nước.
Xuất phát từ Nghị quyết 26-NQ/TW của Trung ương, từ năm 2008 đến nay,
Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách cụ thể như: Chương trình thí điểm
xây dựng mơ hình NTM trong thời kỳ CNH, HĐH được triển khai thực hiện theo
Kết luận số 32/KL-TW ngày 20/11/2008 của Bộ Chính trị và Thơng báo kết luận số

1


238/TB-TW ngày 07/4/2009 của Ban Bí thư về Đề án “Xây dựng thí điểm mơ hình
NTM”. Tiếp đến Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày
16/4/2009 về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM; Quyết định số 800/QĐTTg ngày 04/6/2010 về việc Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
NTM giai đoạn 2010 – 2020,… Đây được xem là một giải pháp lớn nhằm thực hiện
có hiệu quả Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội Nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khố X ngày 05/8/2008 đã đề ra.
TP.HCM có diện tích gần 209.600 ha, gồm 19 quận và 5 huyện ngoại thành.
Đất nông nghiệp gần 104.000 ha, chiếm gần 50% tổng diện tích tồn thành phố,
trong đó đất sản xuất nông nghiệp khoảng 56.700 ha, đất lâm nghiệp 36.300 ha, đất
ni trồng thuỷ sản 9.400 ha, cịn lại là đất làm muối. Đây chính là những tiềm năng
lớn để thành phố phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng
thơn theo đúng với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời đây
chính là những điều kiện thuận lợi để thành phố phát huy hết thế mạnh nơng nghiệp
của mình vào sự nghiệp phát triển chung.
TP.HCM với vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - cơng nghệ lớn
nhất của cả nước, nhưng cũng có sự phát triển khơng đồng bộ giữa các quận, huyện
nhất là các huyện vùng ven. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển chung
và ảnh hưởng sâu sắc cuộc sống của người dân tại những vùng ven. Chính vì vậy,
nghiên cứu việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM đối
với TP.HCM là một vấn đề cấp thiết, để thấy được những chính sách phát triển

đồng bộ, sự nỗ lực kéo giảm khoảng cách chênh lệnh giàu nghèo ở các quận nội
thành và các huyện ngoại thành ở TP.HCM, đặc biệt là việc chú trọng nâng cao chất
lượng sống tốt cho người dân thành phố trong thời kỳ mới; thấy được kết quả của
việc thực hiện chương trình này sau 8 năm đạt ở mức độ nào đối với một thành phố
lớn và phát triển nhất nhì của cả nước. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề
tài: “Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo thực hiện Chương trình xây
dựng nơng thơn mới giai đoạn 2008 - 2016” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc
sĩ của mình.

2


2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
6
7

* Mục tiêu:
Đánh giá chủ trương và giải pháp của Đảng bộ TP.HCM về xây dựng NTM

cùng những kết quả đạt được sau 8 năm thực hiện. Đánh giá đúng thực trạng nơng
thơn của TP.HCM trên cơ sở 19 tiêu chí và mức độ chuyển biến so với trước khi
thực hiện xây dựng NTM.
* Nhiệm vụ cụ thể:
8

- Nghiên cứu thực trạng nơng thơn tại TP.HCM trước khi thực hiện Chương
trình xây dựng NTM.
- Nghiên cứu chủ trương, chính sách của Đảng và của Đảng bộ TP.HCM về

xây dựng NTM.

- Trên cơ sở đánh giá ưu điểm và hạn chế trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo
thực hiện của Đảng bộ TP.HCM, luận văn cũng đề xuất kiến nghị một số giải pháp để
xây dựng NTM trên địa bàn thành phố trong giai đoạn tiếp theo.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Những chủ trương, biện pháp của Đảng bộ TP.HCM trong quá trình lãnh đạo,
chỉ đạo thực hiện Chương trình xây dựng NTM, những kết quả qua 19 tiêu chí mà
thành phố đạt được, đây được xem là chủ thể nghiên cứu của đề tài.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: trên phạm vi 5 huyện ngoại thành của TP.HCM đó là Củ
Chi, Hóc Mơn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ.
- Về thời gian:
+ Thời gian nghiên cứu của luận văn: Từ năm 2008 đến năm 2016.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nhóm đề tài nghiên cứu chung về nông thôn, nông nghiệp và xây dựng NTM
Trong thời gian gần đây, vấn đề NTM được rất nhiều tác giả là nhà nghiên
cứu, nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn của các nước trên
thế giới và của Việt Nam. Một số công trình sách được tác giả tham khảo như: Trần

3


Ngọc Ngoạn (2008), “Phát triển nông thôn bền vững: Những vấn đề lý luận và kinh
nghiệm thế giới”, Nxb.Khoa học xã hội; Nguyễn Danh Sơn (chủ biên) (2010), Viện
khoa học xã hội Việt Nam, “Nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam trong quá
trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại”, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội;
Nguyễn Khánh (2010), “Phát triển nông thôn trong chiến lược phát triển kinh tế –
xã hội, Mối số suy nghĩ về mối quan hệ giữa Đảng - Nhà nước và nhân dân”,
Nxb.CTQG, Hà Nội; Vũ Văn Phúc (chủ biên) (2012), “Xây dựng nông thôn mới –
Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb.CTQG, Hà Nội.

Nhóm các bài viết, đề tài nghiên cứu về nông thôn, nông nghiệp và xây dựng
NTM TP.HCM
Tại TP.HCM, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu, bài viết về NTM: trên báo
Tuổi Trẻ ngày 3 tháng 10 năm 2015 tác giả Mai Hương - Vũ Thủy đã viết bài “Xây
dựng nông thôn mới tại TP.HCM - Những kết quả ấn tượng”; Trên Tạp chí cộng
sản online, ngày 13 tháng 10 năm 2015, Tiến sĩ Hoàng An Quốc, Trường Đại học
Kinh tế TP.HCM với bài “Diện mạo mới trong nông nghiệp, nông thôn ở thành phố
mang tên Bác”; trên báo Dân Trí ngày 20 tháng 10 năm 2015 tác giả Thế Khanh có
bài “Đề xuất duyệt 1 triệu tỷ đồng xây dựng nông thôn mới”.… và rất nhiều bài
viết, bài nghiên cứu về các lĩnh vực của nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở
TP.HCM trên các trang Web của Đảng bộ TP.HCM, Sở NN & PPNT thành phố,
Hội Nông dân thành phố v.v...
Ngoài ra, tại TP.HCM, một số đề tài của các sở, ban, ngành đã nghiên cứu về
NTM trên địa bàn TP.HCM như:
Đề tài: “Quy hoạch sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp
đến năm 2010” của Sở NN&PTNT TP.HCM, năm 2003. Nội dung đề tài đã thể
hiện thực trạng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
vật nuôi; định hướng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp từ năm 2003 đến năm
2010; và đề xuất một số giải pháp chủ yếu.
Năm 2005, Viện Kinh tế thực hiện đề tài: “Một số giải pháp phát triển nông
nghiệp, nông thôn ngoại thành TP.HCM trên cơ sở khoa học – công nghệ cao và

4


phù hợp sinh thái”, chủ nhiệm đề tài TS. Đinh Sơn Hùng. Nội dung nghiên cứu của
đề tài làm rõ về mặt lý luận nền nông nghiệp, nông thôn: Sinh thái, khoa học – công
nghệ cao; Đánh giá hiện trạng nơng nghiệp, nơng thơn TP.HCM trên các khía cạnh:
hợp sinh thái, khoa học công nghệ cao; Đề xuất giải pháp phát triển nông nghiệp,
nông thôn TP.HCM hợp sinh thái, khoa học công nghệ cao. Đề tài được tiến hành

nghiên cứu trên địa bàn các huyện ngoại thành và các quận mới thành lập, với
hướng nghiên cứu chính là đi vào đánh giá hiện trạng nông nghiệp nông thôn
TP.HCM trên các khía cạnh hợp sinh thái và hợp quy hoạch.
Quyết định số 5930/QĐ-UBND ngày 28/12/2009 về phê duyệt đề án: “Quy
hoạch sản xuất nơng nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến
năm 2025” của Sở NN & PTNT TP.HCM, năm 2009. Đề án đã đánh giá, phân tích
thực trạng sản xuất nơng nghiệp của thành phố về điều kiện tự nhiên, tài nguyên
thiên nhiên và môi trường; Tình hình phát triển sản xuất nơng nghiệp giai đoạn
2000 - 2008. Xuất phát từ đánh giá thực trạng, đề án đã quy hoạch sản xuất nông
nghiệp TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn 2025: quy hoạch quỹ đất nơng nghiệp, kế
hoạch sử dụng đất trong thời gian tới, và quy hoạch sản xuất các loại cây trồng, vật
nuôi… gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia về NTM. Từ đó đề án đề xuất một
số giải pháp và tổ chức thực hiện trong thời gian tới.
Đề tài “Nông dân, nơng thơn thành phố Hồ Chí Minh trong q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa” năm 2012, tác giả Lê Thị Mỹ Hà - Viện Nghiên cứu Phát
triển TP.HCM đã đi sâu tìm hiểu đặc điểm nơng dân, nơng thơn TP.HCM trong bối
cảnh đơ thị hóa và CNH, HĐH của thành phố; phân tích sự biến đổi nơng dân, nơng
thơn TP.HCM trên các phương diện kinh tế, văn hóa-xã hội dưới tác động của quá
trình CNH, HĐH; đề xuất giải pháp phát triển nông dân, nông thôn TP.HCM đến
năm 2020.
Đề tài: “Định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng nơng thơn thành phố Hồ
Chí Minh đến năm 2020”, năm 2013, Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM đã nêu
lên kinh nghiệm phát triển một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho
vùng nông thôn TP.HCM. Đồng thời, khái quát tổng quan về nông thôn TP.HCM

5


như: vai trị của vùng nơng thơn, những yếu tố và nguồn lực, thực trạng phát triển
kinh tế- xã hội vùng nơng thơn TP.HCM, bên cạnh đó có những phân tích điểm

mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với việc phát triển kinh tế - xã hội nông
thôn, định hướng phát triển kinh tế- xã hội TP.HCM đến năm 2020; có những kiến
nghị, đề xuất 8 giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM đến năm 2020.
Đề tài: “Xây dựng đời sống văn hóa ở các xã nơng thơn mới thành phố Hồ
Chí Minh” (4/2016) do Tiến sĩ Đinh Phương Duy và Tiến sĩ Nguyễn Việt Hùng là
chủ nhiệm, đề tài đi sâu nghiên cứu về cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý xây dựng đời
sống văn hóa ở các xã NTM tại TP.HCM, nghiên cứu thực trạng xây dựng đời sống
văn hóa ở các xã NTM tại TP.HCM, đồng thời đưa ra một số biện pháp nâng cao
đời sống văn hóa tại các xã NTM TP.HCM.
Nhóm đề tài Luận văn, Luận án về nông thôn, nông nghiệp và xây dựng NTM
Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Nhung “Đảng bộ huyện Bình
Chánh - Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng nông thôn mới từ
năm 2009 đến năm 2015”, năm 2017. Đề tài đã nghiên cứu, đánh giá những chủ
trương, giải pháp và kết quả thực hiện của Đảng bộ huyện Bình Chánh về xây dựng
NTM trên địa bàn toàn huyện. Trên cơ sở đánh giá ưu điểm và hạn chế trong quá
trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ huyện Bình Chánh và những yêu cầu của thực
tiễn, đề xuất kiến nghị một số giải pháp để xây dựng NTM trong tồn huyện.
Các cơng trình trên chính là nguồn tư liệu thư tịch (tư liệu hành văn) q giá
mà tác giả có thể kế thừa với các vấn đề như lý luận, khái niệm, chính sách về nông
dân, nông thôn TP.HCM … Tuy nhiên, sau quá trình tìm hiểu, tác giả nhận thấy
chưa có một cơng trình nghiên cứu tổng thể về những chủ trương, chính sách của
Đảng bộ thành phố về vấn đề “tam nông”, đặc biệt là quá trình lãnh đạo thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia NTM từ năm 2008 đến năm 2016 trên địa bàn
TP.HCM.
Tất cả các tài liệu đáng tin cậy trên được tác giả luận văn tập hợp, phân tích có
hệ thống. Thơng qua q trình nghiên cứu, tham khảo tài liệu để có cách nhìn khách
quan nhất nhằm phản ánh sự lãnh đạo xây dựng NTM của Đảng bộ TP.HCM.

6



5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn, tác giả dựa vào các văn bản chỉ đạo (nghị quyết, công văn,
thông báo...) của Đảng về nông nghiệp, nơng thơn, nơng dân; quyết định của Thủ
tướng Chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về NTM; các văn bản chỉ đạo,
các báo cáo của Thành ủy, UBND TP.HCM về nông nghiệp, nông thôn, nông dân
và về NTM.
Đề tài đã sử dụng phương pháp lịch sử trong tìm hiểu về quá trình xây
dựng NTM trong sự phát triển chung ở TP.HCM. Phương pháp logic trong liên kết
các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của TP.HCM với
thực tiễn triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM.
Ngồi ra, đề tài cịn sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống
kê, phương pháp liên ngành trong nghiên cứu.
6. Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu chủ yếu phục vụ cho đề tài là: các văn bản của Đảng, Nhà nước
về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, nhất là về xây dựng NTM; các văn bản của
Thành ủy, UBND TPHCM về nông nghiệp, nông thôn, nông dân và xây dựng NTM
(văn kiện, nghị quyết, quyết định, chương trình, kế hoạch, thơng báo, báo cáo...; các
báo cáo của Đảng bộ các huyện: Củ Chi, Hóc Mơn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ;
các báo cáo của các sở, ban ngành liên quan.
7. Ý nghĩa của luận văn.
Về mặt lý luận:
Từ thực tiễn xây dựng NTM tại TP.HCM, luận văn góp phần làm rõ thêm
xây dựng NTM là một Chương trình quốc gia có sức lan tỏa lớn trong phạm vi cả
nước, đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân, nhằm tăng cường khối
đồn kết trong nơng thôn, nông dân, tạo sức mạnh xây dựng nông thôn phát triển
theo hướng giàu đẹp, dân chủ, văn minh. Khẳng định chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước ta là đúng đắn nhằm đưa đất nước phát triển theo hướng CNH,
HĐH xã hội chủ nghĩa, mục tiêu vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh.


7


Về mặt thực tiễn:
Luận văn đã hệ thống các văn bản chỉ đạo của thành phố về xây dựng NTM
và tổng kết những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại, đề xuất một số
kiến nghị nhằm góp phần xây dựng thành cơng Chương trình quốc gia xây dựng
NTM trên địa bàn TP.HCM. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho
sinh viên, các nhà nghiên cứu tiếp tục tìm hiểu đầy đủ và toàn diện hơn về xây dựng
NTM tại TP.HCM. Đồng thời kết quả nghiên cứu của luận văn có thể tham khảo
trong việc thực hiện xây dựng NTM ở các tỉnh lân cận.
8. Bố cục và kết cấu của luận văn.
Ngoài phần dẫn luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của
luận văn gồm ba chương và phần kết luận.
Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nơng thơn mới ở thành phố
Hồ Chí Minh
1.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và quan điểm,
chủ trương, chính sách của Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh về xây dựng nơng
nghiệp, nông thôn, nông thôn mới
1.1.1 Quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng nông nghiệp, nông thôn, nông
thôn mới
1.1.2. Chính sách của Nhà nước về xây dựng nơng nghiệp, nơng thơn, nơng thơn
mới
1.1.3. Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh về xây
dựng nông nghiệp, nông thôn, nông thôn mới
1.2. Những nhân tố tác động đến xây dựng nông thôn mới ở thành phố Hồ Chí
Minh
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.2.2. Điều kiện xã hội


8


1.3. Thực trạng nông nghiệp, nông thôn thành phố Hồ Chí Minh trước năm
2008 và những yêu cầu đặt ra trong tình hình mới
1.3.1. Quá trình chỉ đạo xây dựng nơng nghiệp, nơng thơn của Đảng bộ thành phố
Hồ Chí Minh trước năm 2008
1.3.2. Thực trạng nông nghiệp, nông thôn ở thành phố Hồ Chí Minh trước năm
2008 và những yêu cầu đặt ra trong tình hình mới
Chương II. Quá trình lãnh đạo và kết quả thực hiện Chương trình xây dựng
nông thôn mới của Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh (2008 - 2016)
2.1. Chủ trương, q trình tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới của
Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1 Chủ trương xây dựng nơng thơn mới của Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh
2.1.2. Quá trình tổ chức thực hiện
2.2. Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo thực hiện các giải pháp chung
về xây dựng nông thôn mới
2.2.1. Các giải pháp chỉ đạo chung
2.2.2. Kết quả thực hiện các giải pháp chung
2.3. Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo thực hiện từng nhóm tiêu chí
2.3.1. Lập quy hoạch, đề án xây dựng nơng thơn mới (tiêu chí 1)
1.3.2. Đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội (nhóm tiêu chí 2- 9)
1.3.3 Định hướng lại cơ cấu kinh tế và tổ chức sản xuất (tiêu chí 10-13)
1.3.4. Phát triển văn hóa - xã hội và bảo vệ mơi trường (tiêu chí 14-17)
1.3.5. Xây dựng hệ thống chính trị và bảo đảm quốc phịng - an ninh (tiêu chí 1819)
Chương III. Đánh giá quá trình lãnh đạo thực hiện Chương trình xây dựng
nơng thơn mới của Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh (2008 - 2016); Bài học
kinh nghiệm và một vài khuyến nghị, đề xuất
3.1. Đánh giá quá trình lãnh đạo thực hiện Chương trình xây dựng nơng thơn

mới ở thành phố Hồ Chí Minh (2008 - 2016)

9


3.1.1. Những ưu điểm của Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh trong q trình chỉ đạo
thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới
3.1.2. Những hạn chế của Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh trong q trình chỉ đạo
thực hiện Chương trình xây dựng nơng thơn mới
3.2. Một số bài học kinh nghiệm được rút ra trong quá trình xây dựng nơng
thơn mới của Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh
3.3. Một số khuyến nghị, đề xuất nhằm tiếp tục thực hiện Chương trình xây
dựng nơng thơn mới trong thời gian tới
3.3.1. Khuyến nghị về chủ trương, giải pháp
3.3.2. Khuyến nghị về tổ chức thực hiện
- Kết luận
- Phụ lục

10


CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và quan
điểm, chủ trương, chính sách của thành phồ Hồ Chí Minh về xây dựng nơng
nghiệp, nơng thơn, nơng thơn mới
1.1.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng nơng nghiệp, nơng
thơn, nơng thơn mới
Trong q trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta luôn quan tâm đến

vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Đặc biệt từ khi đất nước thống nhất cho
đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm đẩy mạnh
việc phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (năm 1976), Đảng ta xác định ưu tiên
phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và
công nghiệp nhẹ, làm cho công nghiệp và nông nghiệp kết hợp chặt chẽ thành một
thể thống nhất, cùng phát triển nhịp nhàng lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa và ln
ln gắn bó với nhau, thúc đẩy lẫn nhau, phục vụ cho nhau; công nghiệp là nền tảng
chủ yếu của nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân,
và nông nghiệp là cơ sở để phát triển công nghiệp [114].
Ngày 13 tháng 1 năm 1981, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Chỉ thị
số 100-CT/TW về cải tiến cơng tác khốn, mở rộng “khốn sản phẩm đến nhóm lao
động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp (thường gọi là Khoán 100).
Chủ trương này đã mở ra một phương hướng đúng đắn cho việc củng cố quan hệ
kinh tế tập thể ở nơng thơn, vì nó đã bước đầu thừa nhận quyền tự chủ của nông dân
(hộ xã viên được tự chủ ở 3 khâu: gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch. Có thể coi đây
là khâu đột phá đầu tiên trong tiến trình đổi mới, là một tiền đề quan trọng để tiến
tới sự đổi mới toàn diện và sâu sắc nền kinh tế xã hội. Chỉ thị 100 về khốn sản
phẩm chính là chuyển từ khốn cơng việc sang khốn sản phẩm, từ khốn đội đến

11


khốn nhóm và người lao động trồng lúa là chủ yếu. Tuy nhiên, Khốn 100 chưa
phải là mơ hình mới về tổ chức sản xuất trong nông nghiệp mà chỉ là cải tiến hình
thức khốn để bước đầu giải phóng sức sản xuất, nhất là sức lao động của hộ xã
viên trong các hợp tác xã. Dù còn sơ lược nhưng Khốn 100 bước đầu đã khơi phục
quyền tự chủ trong sử dụng ruộng đất và lao động nông nghiệp, gắn lao động với
đất đai, làm cho người lao động trong các hợp tác xã quan tâm hơn đến kết quả cuối
cùng. Do đó, Khốn 100 được coi là bước đột phá đầu tiên vào cơ chế quản lý tập

trung, quan liêu, bao cấp, sản xuất tập thể, được coi là chìa khóa vàng trong nơng
nghiệp Việt Nam những năm trước khi có Nghị quyết 10.
Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ V (năm 1982), Đảng ta xác định tập trung
sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông
nghiệp từng bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng
tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng, kết hợp
nông nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một
cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý. [114].
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), Đảng đã đề ra những quan
điểm, chủ trương quan trọng về đổi mới, trước hết là đổi mới kinh tế; thực hiện ba
chương trình kinh tế lớn, nhấn mạnh vai trị hàng đầu của nơng nghiệp trong việc
đáp ứng những yêu cầu cấp bách về lương thực, thực phẩm, nguyên liệu sản xuất,
hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Phấn đấu đưa nông nghiệp trở thành nền nông
nghiệp sản xuất hàng hoá xã hội chủ nghĩa. Đảng đã xác định “Tư tưởng chỉ đạo
của kế hoạch và các chính sách kinh tế là giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện
có”; “Muốn đưa nền kinh tế sớm thốt khỏi tình trạng rối ren, mất cân đối phải dứt
khoát sắp xếp lại nền kinh tế quốc dân theo cơ cấu hợp lý” [31; tr.47]. Đại hội chỉ rõ
“trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên, trước mắt là trong kế hoạch 5
năm 1986-1990, phải thật sự tập trung sức người, sức của vào việc thực hiện cho
được ba chương trình mục tiêu về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng
xuất khẩu”; “Yêu cầu cấp bách về lương thực, thực phẩm về nguyên liệu sản xuất
hàng tiêu dùng, về hàng xuất khẩu quyết định vị trí hàng đầu của nông nghiệp. Phải

12


đưa nông nghiệp tiến đến một bước theo hướng sản xuất lớn... nông nghiệp phải
được ưu tiên đáp ứng những yêu cầu về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật,
về vật tư, về lao động kỹ thuật...”; “Đối với nông dân, phải giải quyết tốt quan hệ
giữa nghĩa vụ đóng góp cho đất nước và quyền lợi của nơng dân. Nhà nước phải

sốt lại các chính sách quan hệ đến nơng dân, bãi bỏ những chính sách không
đúng”. [31; tr.48,122.]
Ngày 05 tháng 4 năm 1988, Bộ Chính trị khóa VI đã ban hành Nghị quyết số
10 về: “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”(gọi tắt là Nghị quyết 10). Nghị quyết
10 đã đề ra các quan điểm cơ bản của đổi mới công tác quản lý nông nghiệp ở nước
ta, thể hiện rõ sự đổi mới tư duy lý luận quản lý kinh tế nông nghiệp, nơng thơn và
nơng dân. Đó là, quan điểm mới, tư duy lý luận mới về giải phóng sức sản xuất
trong nông nghiệp, sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất trong cơ
chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; quan điểm về lợi ích giữa Nhà nước,
hợp tác xã và người lao động, cụ thể là nông dân, xã viên; quan điểm về dân chủ và
tự chủ trong quản lý nông nghiệp, nhất là quản lý hợp tác xã; quan điểm về vai trị
kinh tế nơng hộ trong nơng nghiệp và nơng thơn; quan điểm về mơ hình hợp tác xã
nơng nghiệp kiểu mới làm dịch vụ cho kinh tế hộ; lưu thông phân phối trong nông
nghiệp và kinh tế nông thôn; quan điểm về xóa các chính sách thu mua lương thực,
thực phẩm theo nghĩa vụ với giá thấp; đổi mới quản lý các nông, lâm trường quốc
doanh…Nghị quyết 10 khẳng định tư tưởng “giải phóng sức sản xuất” trong các
mối quan hệ về lợi ích, nhấn mạnh “quan trọng nhất là bảo đảm lợi ích người lao
động”. Hộ xã viên có quyền về phân phối và tiêu thụ nông sản do mình làm ra.
Quan điểm mới này rất phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của hộ nơng dân và góp
phần phát triển sản xuất nơng sản hàng hóa, lưu thơng tự do, xóa bỏ ngăn sơng cấm
chợ như trước đây, xóa bỏ nghĩa vụ thu mua nơng sản, nhất là lương thực với giá
thấp, tư tưởng chính sách “thuận mua vừa bán” trong Nghị quyết 10 là xóa kiểu bắt
buộc phải bán theo giá nghĩa vụ trước đây làm thua thiệt cho lợi ích của người lao
động.

13


Trên cơ sở ngày càng nhận thức đúng đắn hơn vị trí, vai trị của nơng
nghiệp, nơng thơn và nơng dân đối với sự nghiệp cách mạng, Đại hội lần thứ VII

của Đảng (năm 1991) đã tiếp tục bổ sung, khẳng định và làm rõ tầm quan trọng của
vấn đề này. Đại hội chỉ rõ “phát triển nông - lâm - ngư nghiệp gắn với công nghiệp
chế biến, phát triển tồn diện kinh tế nơng thơn và xây dựng NTM là nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế - xã hội” [31; tr.270]. Có thể thấy, nét
nổi bật của Đại hội VII là nhấn mạnh vị trí, vai trị của nơng nghiệp và kinh tế nông
thôn; coi phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng NTM là một trong những nhiệm
vụ trọng tâm của sự nghiệp CNH đất nước, có ý nghĩa quyết định đối với ổn định
tình hình kinh tế - xã hội của đất nước.
Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII (ngày 10
tháng 6 năm 1993) đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/HNTW về “Tiếp tục đổi mới
và phát triển kinh tế - xã hội nông thơn”, trong đó đã đánh giá thực trạng nơng
nghiệp, nơng thôn nước ta qua những năm đổi mới; xác định mục tiêu, quan điểm
tiếp tục đổi mới và phát triển nông nghiệp, nông thôn; đề ra những phương hướng
và giải pháp cụ thể nhằm phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn giàu mạnh,
văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó Nghị quyết xác định mục tiêu
đến năm 2000: Xây dựng NTM có kinh tế phát triển, đời sống văn hóa phong phú,
lành mạnh, có cơ sở hạ tầng vật chất và xã hội đáp ứng được những nhu cầu cơ bản
của nơng dân, có hệ thống chính trị vững mạnh; phát huy dân chủ, bảo đảm cơng
bằng xã hội; tăng cường đồn kết và ổn định chính trị trong nơng thơn, giữ vững trật
tự xã hội, củng cố vững chắc quốc phòng an ninh [2; tr.2]. Như vậy, cho đến thời
điểm này nội hàm “Xây dựng NTM” được nêu cụ thể và đầy đủ nhất.
Trên cơ sở đánh giá kết quả 10 năm đổi mới, với những tiền đề đã được tạo
ra, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996), Đảng ta đã định hướng phát
triển trên lĩnh vực nơng nghiệp, trong đó đặc biệt coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp
và nông thôn “phát triển tồn diện nơng, lâm, ngư nghiệp, hình thành các vùng tập
trung chuyên canh, có cơ cấu hợp lý về cây trồng vật ni, có sản lượng hàng hóa
nhiều về số lượng, tốt về chất lượng... thực hiện thủy lợi hóa, điện khí hóa, ...phát

14



triển công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản gắn với công nghệ ngày càng cao;
phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống và các ngành nghề mới tiểu thủ
công nghiệp...; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội từng bước hình thành
NTM văn minh, hiện đại.” [ 31; tr.472-473].
Tiếp đến Nghị quyết 06-NQ/TW của Ban Bí thư ngày 10 tháng 11 năm
1998, về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn tiếp tục khẳng định
quan điểm: Coi trọng thực hiện CNH, HĐH trong phát triển nông nghiệp và xây
dựng nông thôn, đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn lên sản xuất lớn là nhiệm vụ
cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến, ngành nghề; gắn phát triển
nông nghiệp với xây dựng NTM; Phát triển nền nông nghiệp với nhiều thành phần
kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế hợp tác xã
dần trở thành nền tảng, hợp tác và hướng dẫn kinh tế tư nhân phát triển theo đúng
pháp luật. Tiếp tục phát triển nhiều hình thức kinh tế hợp tác; các loại hình hợp tác
xã dịch vụ cho kinh tế hộ nơng dân, Tạo điều kiện và khuyến khích mạnh mẽ hộ
nơng dân và những người có khả năng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nông
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn.
Trước yêu cầu phải rút ngắn thời gian tiến hành CNH, HĐH đất nước, Đại
hội lần thứ IX (năm 2001) của Đảng và đặc biệt tại Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa IX ngày 18 tháng 3 năm 2002 ban hành Nghị quyết số
15-NQ/TW về đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010,
đã tiếp tục bổ sung, phát triển những quan điểm cơ bản về CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn trong giai đoạn mới, với nội dung tổng quát: CNH, HĐH nơng nghiệp là
q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa lớn gắn với công
nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng
dụng thành tựu khoa học, công nghệ...nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu
quả, sức cạnh tranh của nơng sản hàng hóa trên thị trường; CNH, HĐH nơng thơn là
q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thông theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá
trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng sản


15


phẩm và lao động nông nghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, quy hoạch
tổng thể phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái...xây dựng nông thôn dân
chủ, công bằng, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của
nhân dân ở nơng thơn” [31; tr.378]
Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ X (2006), Đảng ta tiếp tục khẳng định
phát triển nông nghiệp, nông thôn là sự lựa chọn bước đi đúng đắn trong quá trình
CNH, HĐH đất nước, đồng thời chủ trương đẩy mạnh hơn nữa CNH, HĐH nông
nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và
nông dân. Cụ thể: “khẩn trương xây dựng các quy hoạch phát triển nông thôn. Thực
hiện chương trình xây dựng NTM. Xây dựng các làng, xã, ấp, bản có cuộc sống no
đủ, văn minh, mơi trường lành mạnh. Hình thành các khu dân cư đơ thị hóa với kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ như: thủy lợi, giao thông, điện, nước sạch, cụm
công nghiệp, trường học, trạm y tế, bưu điện, chợ. Phát huy dân chủ ở nông thôn đi
đôi với xây dựng nếp sống văn hóa, nâng cao trình độ dân trí bài trừ các tệ nạn xã
hội, hủ tục, mê tín dị đoan; bảo đảm an ninh, trật tự an tồn xã hội.
Như vậy ta nhận thấy, q trình xây dựng và tổ chức thực hiện chủ trương,
đường lối và các nghị quyết nêu trên đã phản ánh rõ tiến trình liên tục phát triển và
hồn thiện của Đảng ta về vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông thôn mới.
Qua hơn 20 năm sau đổi mới (1986 - 2008), Đảng ta đã khẳng định “nông
nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được thành tựu khá toàn diện và to
lớn,... Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế
và chưa đồng đều giữa các vùng. Nơng nghiệp phát triển cịn kém bền vững, tốc độ
tăng trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn
lực cho phát triển sản xuất; nghiên cứu chuyển giao khoa học - công nghệ và đào
tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách
thức sản xuất trong nơng nghiệp cịn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ phân tán;

năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng thấp. Công nghiệp, dịch vụ và
ngành nghề phát triển chậm, chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
lao động ở nông thôn,... Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nơng thơn cịn

16


thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao, nhất là vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu vùng xa; chênh
lệch giàu, nghèo giữa nơng thơn và thành thị, giữa các vùng cịn lớn, phát sinh nhiều
vấn đề xã hội bức xúc”[113].
Đứng trước thực trạng trên, Đảng ta đã nhận định vấn đề nông nghiệp, nông
dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh CNH,
HĐH đất nước. Tại Hội nghị lần 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X (Nghị
quyết 26-NQ/TW) về nơng nghiệp, nơng dân, nông thôn Đảng ta xác định: Nông
nghiệp, nông dân, nông thơn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp CNH, HĐH, là cơ
sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định
chính trị, đảm bảo an ninh quốc phịng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Các vấn đề nông nghiệp, nông dân,
nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH
đất nước. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
của quá trình CNH, HĐH đất nước. Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp,
nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng NTM
gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch
là căn bản; phát triển tồn diện, hiện đại hóa nơng nghiệp là then chốt; Giải quyết
vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và
tồn xã hội; trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực tự cường
vươn lên của nông dân. Xây dựng xã hội nơng thơn ổn định, hịa thuận, dân chủ, có
đời sống văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển
nông nghiệp và xây dựng NTM, nâng cao đời sống nông dân. [108; tr.1234]
Nghị quyết đã nêu ra 5 nhiệm vụ và 7 giải pháp quan trọng để thực hiện hiệu

quả mục tiêu đã đề ra. Các nhiệm vụ là:
Hoàn thành cơ bản việc rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch đất đai, quy
hoạch phát triển nông, lâm, ngư nghiệp; công nghiệp, khu công nghiệp và quy
hoạch chuyên ngành theo vùng. Triển khai nhanh công tác quy hoạch xây dựng
nông thôn gắn với quy hoạch phát triển đô thị.

17


×