Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Văn hóa ẩm thực của người việt tây nam bộ qua tác phẩm của sơn nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------

TRẦN NGỌC DUYÊN

VĂN HOÁ ẨM THỰC CỦA NGƯỜI VIỆT
TÂY NAM BỘ QUA TÁC PHẨM CỦA SƠN NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH VĂN HỐ HỌC
MÃ SỐ: 60.31.06.40

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------

TRẦN NGỌC DUYÊN

VĂN HOÁ ẨM THỰC CỦA NGƯỜI VIỆT
TÂY NAM BỘ QUA TÁC PHẨM CỦA SƠN NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH VĂN HOÁ HỌC
MÃ SỐ: 60.31.06.40

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ THỊ NGỌC ĐIỆP

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2018




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, Luận văn thạc sĩ Văn hóa học với đề tài: “Văn hóa ẩm
thực của người Việt Tây Nam Bộ qua tác phầm của Sơn Nam”, là cơng trình nghiên
cứu của cá nhân tơi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lê Thị Ngọc Điệp.
Các tư liệu, trích dẫn và tài liệu tham khảo trong luận văn là hồn tồn trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2018
Học viên Cao học

Trần Ngọc Duyên


ii

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian theo học chương trình Cao học tại Trường Đại học Khoa học xã
hội & Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, được q Thầy Cơ nhiệt tình cung cấp kiến
thức chun ngành Văn hố học, tơi đã chọn đề tài Văn hóa ẩm thực của người Việt
Tây Nam Bộ qua tác phẩm của Sơn Nam để làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ.
Tôi xin trân trọng cảm ơn q thầy cơ ở Khoa Văn hóa học đã dạy bảo tơi trong
q trình đào tạo Cao học để tơi có được những kiến thức như ngày hôm nay, cụ thể là
qua kết quả luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Thị Ngọc Điệp – người đã tận
tình hướng dẫn, khuyến khích tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Tơi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn trước sự động viên từ phía gia đình,
người thân, bạn bè trong q trình tơi hồn thành luận văn.

Luận văn đã hồn thành nhưng chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót, tơi
kính mong q thầy cơ và bạn bè góp ý.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

TP.HCM, tháng 10 năm 2018
Tác giả

TRẦN NGỌC DUYÊN


iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1.Lý do chọn đề tài ...................................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................................4
3. Mục đích nghiên cứu............................................................................................................8
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................................9
5.Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu .........................................................................9
6.Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ..............................................................................11
7.Bố cục luận văn ...................................................................................................................11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ..................................... 13
1.1.Cơ sở lý luận .....................................................................................................................13
1.1.1.Khái quát văn hoá .........................................................................................................13
1.1.2.Ẩm thực và văn hóa ẩm thực .......................................................................................14
1.1.3. Mối quan hệ giữa văn hóa - văn học, phương pháp tiếp cận văn hóa học với văn học.......17
1.1.4. Một số lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu ...............................................................23
1.2. Cơ sở thực tiễn.................................................................................................................24
1.2.1.Tây Nam Bộ nhìn trong hệ tọa độ văn hóa .................................................................24

1.2.2.Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Sơn Nam .............................................36
Tiểu kết chương 1 ...................................................................................................................39

CHƯƠNG 2: NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN VỀ ẨM THỰC
CỦA NGƯỜI VIỆT TÂY NAM BỘ .................................................................. 40
2.1. Đặc điểm cơ bản của văn hóa ẩm thực Việt Nam........................................................40
2.2. Đặc điểm văn hóa ẩm thực Tây Nam Bộ.......................................................................43
Tiểu kết chương 2 ...................................................................................................................64

CHƯƠNG 3: NÉT ĐẶC TRƯNG ẨM THỰC TÂY NAM BỘ CỦA NGƯỜI VIỆT
TRONG TÁC PHẨM CỦA SƠN NAM ........................................................... 66


iv

3.1.Mối quan hệ giữa văn hóa - văn học ...............................................................................66
3.2. Văn hóa ẩm thực người Việt Tây Nam Bộ qua tác phẩm............................................68
Tiểu kết chương 3 ...................................................................................................................82

KẾT LUẬN ................................................................................................................... 83
TÀI LIỆU KHẢO SÁT ................................................................................................ 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 89
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 94


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ẩm thực là một trong ba dạng thức văn hóa (nhà ở, trang phục và ăn uống)

giúp con người tồn tại phát triển; theo thời gian cùng với sự tiến hóa của lồi người
ẩm thực từng bước được nâng lên thành nghệ thuật, thể hiện trình độ văn minh và đặc
tính văn hóa của mỗi một con người, mỗi gia đình, và của cả một dân tộc,... có thể
nói ẩm thực gần như là hơi thở của cuộc sống. Balzac đại văn hào Pháp đã từng nói:
“Món ăn, xét bề ngồi, chỉ là cái đích của sự thỏa mãn vật dục. Nhưng đi sâu, ta vơ
cùng ngạc nhiên thấy nó biểu hiện trình độ văn hóa vật chất thì rất ít, nhưng biểu hiện
trình độ văn hóa tinh thần của dân tộc thì rất nhiều”1. Ngay cả nhà Marketing hiện đại
F. Koller đã thưởng thức các món ăn của Việt Nam và ơng khun nên lấy “ẩm
thực” làm khâu đột phá trong chiến dịch truyền bá thương hiệu Việt Nam trên toàn
thế giới. Do đó, ẩm thực đối với con người ngồi mục đích ni sống cơ thể, cịn là
vấn đề thể hiện bản sắc văn hóa, thể hiện nét đặc trưng của văn hóa từng dân tộc,
vùng miền. Trong ý nghĩa đó, việc nghiên cứu về văn hóa ẩm thực cũng đồng nghĩa
với việc nghiên cứu văn hóa dân tộc.
Văn hóa ẩm thực của người Việt vùng Tây Nam Bộ cũng là một yếu tố góp
phần cấu thành nên bản sắc văn hóa ẩm thực Việt Nam. Món ăn của người dân ở đây
là sản phẩm độc đáo của miền đất mới, mang những đặc trưng riêng biệt của những
người một thời đi mở cõi – đó là bản sắc của khẩn hoang, phóng khống, khơng cầu
kỳ, câu nệ... là kết quả của quá trình cộng cư lâu đời giữa các người: Kinh, Khmer,
Hoa, Chăm, cùng với sự giao lưu luồng văn hóa Đơng Tây do vậy yếu tố tiếp biến
văn hóa thể hiện rất rõ. Song song đó với yếu tố mơi trường sinh thái của vùng đã
tạo thành sắc thái văn hóa trong việc ăn uống vừa đa dạng, phong phú… Nằm trên
lưu vực hai con sông Tiền, sông Hậu, Tây Nam Bộ được biết đến như một vùng sông
nước hữu tình, cây lành trái ngọt quanh năm, người dân hiền hòa mến khách với

1

/>

2


những địa danh đã được biết đến từ lâu như: cù lao Thới Sơn, trại rắn Đồng Tâm
(Tiền Giang), sân chim Ba Tri, Cồn Phụng (Bến Tre), cù lao Bình Hòa Phước (Vĩnh
Long), chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Phong Điền, vườn cò Bằng Lăng , chợ nổi Ngã
Bảy (Cần Thơ, Hậu Giang), Tràm Chim Tam Nông (Đồng Tháp)... Một vùng sông
nước với hệ thống kinh rạch chằng chịt, những cù lao đầy ắp hoa trái và sản vật chính
là nguồn nguyên liệu dồi dào tại chỗ để chế biến những món ăn độc đáo in đậm chất
phương Nam. Cá lóc nướng trui, lươn, rắn nướng lèo, cá tai tượng chiên xù ăn cùng
với các loại rau, hoa cỏ lạ như lá lụa, lá cách, lá săng máu, kèo nèo, bông điên điển,
so đũa... đủ vị thơm, chua, chát, ngọt, bùi. Kẹo dừa Bến Tre, nem Lai Vung, vú sữa
Lò Rèn, măng cụt Cái Mơn, bưởi Năm Roi Bình Minh, cam sành Tam Bình, xồi cát
Hịa Lộc, bánh phồng Sa Đéc, bánh pía Sóc Trăng, mắm thái Châu Đốc... là những
hương liệu sẽ mang lại hương vị đậm đà cho bữa tiệc ẩm thực của miền Tây Nam Bộ.
Có thể nói ẩm thực của người Việt miền Tây Nam Bộ đã trở thành nét văn hóa, lối
sống của cư dân vùng đất này, góp phần làm nên bản sắc văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Chính văn hóa ẩm thực đã góp phần quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh
vùng Tây Nam Bộ đến các vùng khác trong nước và trên thế giới, làm cho du lịch
trong vùng ngày một phát triển.
Người gán cho ẩm thực Nam Bộ với đặc trưng là các món ăn “đậm đà phong
vị thời khẩn hoang” khơng ai khác đó chính là nhà văn Sơn Nam, chẳng phải ngẫu
nhiên mà người ta trân trọng gọi Sơn Nam là “Ông già Nam Bộ”, “Pho từ điển sống
về miền Nam” hay “Nhà Nam Bộ học”, là bởi vì ơng khơng chỉ cống hiến trong văn
chương, ơng cịn được xem là người có cơng khai phá, khảo cứu và sưu tầm văn hóa
mảnh đất Nam Bộ, trong đó có Tây Nam Bộ. Chính vì thế, nghiên cứu về Sơn Nam
cũng là nghiên cứu về những nét đặc trưng, tiếng nói tình cảm của cả một vùng đất
Nam Bộ nói chung và Tây Nam Bộ nói riêng; bởi nhắc đến ông người ta người ta
nhắc đến những câu chuyện về vùng đất và con người Nam Bộ. Sơn Nam được xem
là một trong những nhà văn tiêu biểu của Nam Bộ sau 1945, sau thời kỳ của những
nhà văn như Hồ Biểu Chánh, Phi Vân.... Vào những năm giữa thế kỷ XX, “Ông già
đi bộ” đã đi qua rất nhiều vùng đất khác nhau, gặp gỡ nhiều con người, chứng kiến



3

nhiều cảnh sinh hoạt khác nhau. Tất cả những điều đó cộng với tư chất của một người
cầm bút sáng tác, Sơn Nam đã đưa thiên nhiên và con người Tây Nam Bộ vào văn
học một cách tự nhiên như chính cuộc sống vốn có và vốn đã diễn ra; giúp cho thế hệ
sau tìm thấy trong chính những sáng tác của ơng nhiều góc độ khác nhau về văn hóa xã hội miền Tây Nam Bộ một cách đáng tin cậy và trân trọng, cùng với một cái tình
miền sơng nước hiếm nơi nào có được.
Sơn Nam đã có khối lượng tác phẩm khá đồ sộ bao gồm nhiều thể loại như tiểu
thuyết, truyện dài, truyện vừa, truyện ngắn, bút ký, hồi ký, biên khảo,…về nhiều đề tài
thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như đời sống nhân dân lao động, lịch sử khai khẩn
miền Nam, cuộc đổi mới ở Nam Kỳ, văn hóa và tập tục,…Cho dù viết ở thể loại nào
ông viết cũng rất tận tụy, bền sức, và đạt được thành tựu đáng kể. Tác phẩm Bắt sấu
rừng U Minh hạ của Sơn Nam còn được đưa vào chương trình văn học ở bậc trung học
phổ thơng và một số tác phẩm khác đã được chuyển thể thành kịch bản phim truyện.
Phim Mùa len trâu chuyển thể từ tác phẩm cùng tên và Một cuộc biển dâu trong tập
truyện Hương rừng Cà Mau của ông đã đạt giải Bông sen bạc trong “Liên hoan phim
Việt Nam lần thứ 15”.
Ẩm thực Nam Bộ được nhà văn Sơn Nam đề cập rải rác trong các tác phẩm của
mình, nhưng phản ánh phần nhiều vẫn là ẩm thực vùng Tây Nam Bộ.
Hiện nay, những đề tài gắn liền với bản sắc văn hóa dân tộc đang là những đề
tài đáng được lưu tâm. Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, mặc dù đã có một số cơng
trình nghiên cứu về nhà văn Sơn Nam song ở những cơng trình nghiên cứu đó, chưa có
một cơng trình nghiên cứu nào dành riêng cho nghiên cứu về ẩm thực Tây Nam Bộ
trong sáng tác của nhà văn Sơn Nam.
Có nhiều cách để tiếp cận nghiên cứu văn hóa như lịch sử, nhân học, địa lý,…
trong luận văn này chúng tôi chọn cách tiếp cận từ văn học. Vì văn học vừa là một bộ
phận của văn hóa, vừa chịu sự chi phối ảnh hưởng của văn hóa; thơng qua các tác
phẩm văn học của từng thời đại, người nghiên cứu có thể tìm hiểu về văn hóa, nhận
diện văn hóa ở các thời đại khác nhau. Do đó từ cách tiếp cận này, chúng tôi kết hợp



4

với các dạng tư liệu khác nhằm làm rõ nét đặc trưng của văn hóa ẩm thực Tây Nam
Bộ.
Từ những vấn đề nêu trên chúng tôi quan tâm và chọn đề tài “Văn hóa ẩm
thực của người Việt Tây Nam Bộ qua tác phẩm của Sơn Nam” làm luận văn thạc
sỹ của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Từ thuở khởi thủy, ẩm thực đã là nhu cầu không thể thiếu của con người, cùng
với q trình phát triển của lồi người, của văn hóa dân tộc, văn hóa ẩm thực ln là
một phần tất yếu khơng thể thiếu trong tiến trình phát triển đó. Tuy nhiên so với thế
giới, việc nghiên cứu văn hóa ẩm thực Việt Nam cịn rất ít, muộn màng và phần lớn
chỉ giới thiệu các món ăn, thức uống và tập quán ăn uống của các cộng đồng tộc
người. Ngô Đức Thịnh đã từng nhận định: “Nghiên cứu truyền thống ăn uống của các
dân tộc dưới giác độ văn hóa cịn là lĩnh vực ít được quan tâm ở nước ta” (2004,
tr.321)
Trên cơ sở nguồn tài liệu tra cứu liên quan đến đề tài, có thể chia thành các
nhóm tư liệu sau:
1. Các cơng trình nghiên cứu về Văn hóa ẩm thực
Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính (2014, Nxb. Hồng Đức), Việt Nam văn
hóa sử cương của Đào Duy Anh (2014. Nxb. Thế Giới), Phong tục Việt Nam của Toan
Ánh (2012. Nxb.Trẻ),… các tác giả này đều dành vài trang giới thiệu về đặc điểm ăn
uống như một thành tố trong hệ thống văn hóa, phong tục Việt Nam.
Thạch Lam với tập tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường (1943); Nguyễn Tuân
với: Những chiếc ấm đất, Chén trà sương, Hương Cuội in trong tập Vang bóng một
thời (1940); Phở, Cốm, Giị lụa in trong tập Cảnh sắc và hương vị đất nước (1988) …
Vũ Bằng với ba tập tùy bút: Miếng ngon Hà Nội (1960), Món lạ miền Nam(1969),
Thương nhớ mười hai (1972). Đây là những nhà văn viết đã đưa món ăn vào văn hóa

Hà Nội.


5

Văn hóa Việt Nam – tìm tịi và suy ngẫm (2001) của Trần Quốc Vượng, cơng
trình này chỉ quy tụ những món ăn đặc trưng nhất của dân tộc chứ chưa đưa ra những
đặc điểm khác biệt trong văn hóa ẩm thực của mỗi vùng miền.
Trong giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam (1999) và Tìm về bản sắc văn hóa
Việt Nam (2006) của Trần Ngọc Thêm đã dành từ 15 đến 25 trang bàn về ẩm thực
trong văn hóa Việt Nam với những dấu ấn truyền thống văn hóa nơng nghiệp lúa nước
trong cơ cấu bữa ăn và lối ăn của người Việt. Trong Văn hóa vùng và phân vùng văn
hóa ở Việt Nam (2004) của Ngơ Đức Thịnh, tác giả cũng dành hẳn một chương “các
loại hình bữa ăn truyền thống” trình bày cội rễ truyền thống trong ăn uống Việt Nam,
quá trình hình thành và biến đổi các đặc trưng ăn uống dân tộc, các loại hình bữa ăn
truyền thống và sự phân bố của chúng ở Việt Nam và Đông Nam Á.
Nguyễn Nhã với “Bản sắc ẩm thực Việt Nam” (2009) đã nhận định “ẩm thực
Việt Nam rất phong phú và đa dạng” (Nguyễn Nhã 2009, tr. 20)
“Văn hóa ẩm thực Hà Nội qua tư liệu văn chương quốc ngữ (Khảo sát tác phẩm
của các tác giả Thạch Lam, Vũ Bằng, Nguyễn Tuân, Nguyễn Hà, Băng Sơn, Mai
Khôi)” (2013) : luận văn Thạc sĩ Huỳnh Thị Bích Ngọc. Cơng trình này tiếp cận theo
hướng văn học – văn hóa, việc khai thác và sử dụng nguồn tư liệu văn chương quốc
ngữ làm phương tiện để tìm hiểu, nhận diện, nêu bật những đặc trưng của văn hóa ẩm
thực Hà Nội theo đặc điểm của vùng văn hóa.
Bên cạnh đó, cũng có thể kể một số bài viết liên quan đến văn hóa ẩm thực
đăng trên các tạp chí “Đặc điểm ăn uống của người Việt” (1978 - tạp chí Xưa và Nay)
của Trương Chính, “Sự tinh tế trong chế biến món ăn của người Việt” (1998 – tạp chí
Văn hóa dân gian )của Đặng Nghiêm Vạn,…các bài nghiên cứu về ẩm thực của GS.
Trần Văn Khê “Bàn về nghệ thuật nấu bếp và ăn uống của người Việt” (1998- tạp chí
Du lịch Tp. Hồ Chí Minh)…

2. Các cơng trình nghiên cứu về Văn hóa ẩm thực Nam Bộ


6

“Văn hóa ẩm thực và món ăn Việt Nam”(2004. Nxb. Trẻ) của Xuân Huy (sưu
tầm và giới thiệu) giới thiệu các món ăn các vùng miền của Việt Nam, trong đó có
giới thiệu những món ăn của vùng Nam Bộ. Nhưng ở cơng trình này chủ yếu là sưu
tầm tập hợp những bài báo, bài viết riêng lẻ nên chưa mang tính hệ thống khái qt
cao.
“Văn hóa ẩm thực Việt Nam – các món ăn miền Nam” (2006. Nxb. Thanh
Niên) của Mai Khôi – Vũ Bằng – Thượng Hồng (biên khảo và sáng tác) , cơng trình
này tập hợp những bài nghiên cứu riêng lẻ của nhiều tác giả khác nhau về các món ăn
của vùng Nam Bộ, thiên về miêu tả hơn là mang tính nghiên cứu chi tiết hệ thống.
“Văn hóa dân gian người Việt ở Nam Bộ” (1992 – Nxb. KHXH Hà Nội) của
Thạch Phương, Hồ Lê, Huỳnh Lứa, Nguyễn Quang Vinh, cơng trình này phác họa
những đặc điểm chung nhất của văn hóa dân gian người Việt ở Nam Bộ, trong đó cũng
có một phần nêu lên những đặc trưng cơ bản của ẩm thực người Việt tại vùng Nam Bộ
nói chung.
“Nhà ở, trang phục và ăn uống của các dân tộc vùng đồng bằng sông Cửu
Long” (1993 – Nxb.Khoa học và Kỹ thuật) của Phan Thị Yến Tuyết, đề cập đến ba
dạng thức được xem là cơ bản nhất của văn hoá vật chất: nhà ở, trang phục, ăn
uống. Tác giả chọn góc độ tiếp cận văn hố tộc người (Việt, Khmer, Hoa, Chăm)
nên có thể thấy được điểm chung và riêng giữa các tộc người này.
“Văn hóa ẩm thực của cư dân Việt ở Đông Nam Bộ” (2010) luận văn Thạc sĩ
Ngô Thị Thúy, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Tp
Hồ Chí Minh).Cơng trình này chủ yếu nhằm làm rõ sự hình thành và phát triển của ăn
hóa ẩm thực vùng Đơng Nam Bộ.
“Văn hóa ẩm thực của người Việt miền Tây Nam Bộ” (2011): luận văn Thạc sĩ:
Lê Thị Mỹ Hạnh. Cơng trình chủ yếu nhằm làm rõ sự hình thành, phát triển và đặc

trưng của ăn hóa ẩm thực vùng Tây Nam Bộ.


7

3. Các cơng trình nghiên cứu về Sơn Nam và văn hóa ẩm thực qua tác
phẩm Sơn Nam
Có nhiều cơng trình nghiên cứu về tác phẩm của Sơn Nam; phần lớn đều thuộc
đối tượng nghiên cứu của ngành văn học và ngơn ngữ học, cịn văn hóa học thì chủ
yếu là văn hóa Nam Bộ, có thể điểm qua các cơng trình sau:
Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam giai đoạn 1954 – 1975 (2003) :luận văn Thạc
sĩ Lê Thị Thuỳ Trang; Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh. Với phương pháp
lịch sử, hệ thống, so sánh, miêu tả, luận văn trình bày những đặc điểm của truyện
ngắn Sơn Nam trên phương diện nội dung và nghệ thuật như: cảm hứng chủ đạo của
tác giả; những đặc điểm về nghệ thuật xây dựng nhân vật; phương thức kết cấu; ngơn
từ; vị trí của Sơn Nam trong văn học đơ thị miền Nam giai đoạn 1954-1975.
Đặc trưng truyện ngắn Sơn Nam: Tác giả Trần Phỏng Diều, Trường Đại học sư
phạm Thành Phố Hồ Chí Minh, 2004. Thơng qua khảo sát 84 truyện ngắn, tác giả
đưa ra những nhận xét về cảm hứng sáng tác (cảm hứng về thiên nhiên, cảm hứng về
con người) - trong đó có những phân tích về quan niệm con người,về không thời gian
nghệ thuật, ý nghĩa của chúng trong khắc họa tính cách Nam Bộ, thiên nhiên, cảnh
vật Nam Bộ. Ngồi ra, luận văn cịn trình bày những vấn đề về kết cấu, từ vựng, các
biện pháp tu từ, giọng điệu người kể chuyện, hình tượng tác giả, phong cách tác giả...
Văn hoá và con người Nam Bộ trong truyện của Sơn Nam (2004) : luận văn
Thạc sĩ: Đinh Thị Thanh Thủy; Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Tp.
Hồ Chí Minh (Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh). Cơng trình này khai thác toàn bộ
truyện (truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài) của nhà văn Sơn Nam và có khảo cứu
qua các tác phẩm biên khảo, tùy bút, hồi ký, ghi chép tản văn của ơng với mục đích
khai thác thêm tư liệu và củng cố thêm một số luận điểm mà tác giả trình bày trong
luận văn.

Văn hóa Nam bộ qua tác phẩm của nhà văn Sơn Nam (2011): luận văn Thạc sĩ
Võ Văn Thành ; Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia
Tp. Hồ Chí Minh). Cơng trình này hệ thống hóa những nội dung liên quan đến văn


8

hóa Nam Bộ trong các cơng trình biên khảo và sáng tác của Sơn Nam, làm sáng tỏ
những khía cạnh có giá trị đóng góp và những hạn chế tất yếu của Sơn Nam khi viết
về văn hóa – lịch sử vùng đất Nam Bộ với tư cách một nhà văn chuyên nghiệp và
một nhà nghiên cứu không chuyên. Ở cơng trình này có cách tiếp cận văn hóa học
đối với các cơng trình biên khảo, sáng tác có nội dung phản ánh văn hóa vùng miền.
Năm 2013, nhân kỉ niệm 05 năm ngày mất của nhà văn Sơn Nam, nhà xuất
bản Trẻ đã cho xuất bản cuốn Văn hóa Nam Bộ qua cái nhìn của Sơn Nam dựa theo
luận văn thạc sĩ của Võ Văn Thành. Nội dung của cuốn sách cuốn sách giúp cho độc
giả những hiểu biết về văn hóa Nam Bộ, bao gồm văn hóa vật thể và văn hóa phi vật
thể qua cái nhìn của Sơn Nam.
Còn những bài viết, đánh giá, nghiên cứu chuyên sâu của ngành văn hóa học
về văn hóa ẩm thực Tây Nam Bộ qua tác phẩm của nhà văn có một bài viết; đó là bài
viết trên tạp chí Xưa và Nay, số 444 tháng 2 năm 2014 với tiêu đề: “ Ẩm thực Nam
Bộ qua trải nghiệm của nhà văn Sơn Nam”, đồng tác giả là Võ Văn Thành và Lê Thị
Thanh Tâm. Trong bài viết này chỉ là sự mô tả và đan xem đánh giá của tác giả bài
viết về Sơn Nam.
Qua một số cơng trình nghiên cứu về văn hóa ẩm thực, văn hóa ẩm thực Nam
Bộ và ẩm thực Tây Nam Bộ, cũng như những nghiên cứu về tác giả Sơn Nam sẽ là
nền tảng giúp cho việc nghiên cứu luận văn dễ dàng và thận lợi hơn, đồng thời luận
văn cũng sẽ kế thừa những thành quả mà các cơng trình nghiên cứu trước đã đạt được.
3. Mục đích nghiên cứu
Từ góc nhìn văn hóa học, mục đích của luận văn tập trung tìm hiểu những đặc
điểm, những nét đặc trưng của văn hóa ẩm thực cư dân Việt ở Tây Nam Bộ phản ánh

qua nội dung trong các tác phẩm của nhà văn Sơn Nam. Mặt khác thông qua các tác
phẩm cũng đã tái hiện lại văn hóa ẩm thực của cha ơng ngày xưa khi vào vùng đất
mới khẩn hoang lập nghiệp. Từ đó, thấy được sự vận động và phát triển của văn hóa
ẩm thực Tây Nam Bộ theo thời gian.


9

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu chính là văn hóa ẩm thực người Việt Tây Nam Bộ qua
tác phẩm của Sơn Nam.

Phạm vi nghiên cứu
Chủ thể văn hóa: cộng đồng cư dân người Việt (Kinh) ở vùng Tây Nam Bộ.
Lý do mà luận văn chọn người Việt hay còn gọi là người Kinh là chủ thể nghiên cứu vì
đây là tộc người chiếm đa số trong các tộc người cùng sinh sống trên dải đất Việt
Nam, đồng thời giữ vai trò chủ đạo tạo nên diện mạo chung mang tính thống nhất của
văn hóa Việt Nam. Song bên cạnh sự thống nhất ấy vẫn có những khác biệt rất tinh tế
trong các lĩnh vực của văn hóa của người Việt ở các vùng miền; một trong những
nguyên nhân đẫn đến sự khác biệt đó chính là là đặc điểm sinh thái – môi trường cư
trú đã tạo nên diện mạo rất riêng trong văn hóa của người Việt ở mỗi vùng miền, điển
hình như vùng Tây Nam Bộ mà luận văn nghiên cứu.
Khơng gian văn hóa: trong phạm vi các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Thời gian văn hóa: xun suốt q trình từ thế kỷ XVII - khi những nhóm cư
dân người Việt đầu tiên bắt đầu đến đây sinh sống đến giai đoạn hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Phương pháp tiếp cận và nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng các cách tiếp cận của văn hóa học, bao gồm:
Để làm rõ vấn đề “Văn hóa ẩm thực Tây Nam Bộ của người Việt qua tác phẩm

của Sơn Nam”, luận văn sẽ sử dụng các phương pháp sau: phương pháp hệ thống - cấu
trúc, phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử.
Phương pháp hệ thống – cấu trúc: là phương pháp tổng hợp, sắp xếp các phần
tử theo một cấu trúc nhất định để tạo thành hệ thống. Đặc điểm quan trọng nhất của
hệ thống là nó tạo nên những thuộc tính mới mà từng yếu tố riêng lẻ, tập hợp của


10

chúng hoặc mạng lưới quan hệ thuần túy không thể có. Để có cái nhìn tồn diện hơn
về ẩm thực Tây Nam Bộ từ thời khẩn hoang đến hiện đại qua tác phẩm của nhà văn
Sơn Nam, luận văn này đặt văn hóa ẩm thực trong hệ tọa độ ba chiều của văn hóa
Tây Nam Bộ: Khơng gian – chủ thể - thời gian. Tất cả những tài liệu sẽ được tổng
hợp. phân chia theo cấu trúc trên và sắp xếp lại theo hệ thống nhất định.
Phương pháp so sánh: là sự so sánh giữa đối tượng này với đối tượng khác
trong những điều kiện, hoàn cảnh xác định chi phối chúng. Phương pháp này cho
phép nhìn rõ nét tương đồng và sự khác biệt, nhận rõ những cái riêng có cùng một cái
chung bản chất hoặc những dấu hiệu phân biệt cái riêng này với cái riêng khác. Phân
tích so sánh cũng có thể dựa trên những cái mốc của sự kiện và thời gian của cùng
một cái trục vận động lịch sử để tìm ra sự phát triển khác nhau của cùng một đối
tượng, chỉnh thể trong những thời điểm và hoàn cảnh khác nhau. Nhằm so sánh văn
hóa ẩm thực Tây Nam Bộ trong thực tại với văn hóa ẩm thực qua lăng kính của nhà
văn Sơn Nam thể hiện trong những tác phẩm của ông.
Phương pháp lịch sử: giúp bổ sung cái nhìn hệ thống từ lịch đại đến đồng đại để
xem xét vấn đề một cách hệ thống, trình tự. Nhằm làm rõ quá trình hình thành và phát
triển của văn hóa ẩm thực Tây Nam Bộ từ thời khẩn hoang đến hiện đại.
Nhằm có cái nhìn tồn diện về hóa ẩm thực của Việt Tây Nam Bộ, chúng tơi
cịn vận dụng cách tiếp cận liên ngành: sử dụng thành tựu của các ngành khoa học
khác: sử học, địa lí học, văn học, xã hội học, ngôn ngữ học,…
Các lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm lý thuyết vùng văn hóa,

lý thuyết giao lưu tiếp biến văn hóa, lý thuyết sinh thái văn hóa.
Nguồn tư liệu: Trong khn khổ luận văn này, do hướng tiếp cận là văn học
– văn hóa nên nguồn tư liệu chủ yếu là toàn bộ các tác phẩm của nhà văn Sơn Nam
có liên quan đến văn hóa ẩm thực và đồng thời kế thừa các cơng trình nghiên cứu liên
quan trước đó. Song song, là dựa vào bài viết có liên quan đến văn hóa ẩm thực Tây
Nam Bộ từ nguồn tài liệu trong các bài báo, các tạp chí, các website…


11

6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa khoa học.
Như tên đề tài luận văn: “ Văn hóa ẩm thực của người Việt Tây Nam Bộ qua
tác phẩm của Sơn Nam”, nhằm nhận diện và giải mã lớp văn hóa ẩn bên dưới của câu
chuyện văn chương qua lăng kính của nhà văn Sơn Nam để chỉ ra những giá trị đặc
trưng riêng của văn hóa ẩm thực Tây Nam Bộ, theo hướng tiếp cận văn hóa – văn
học; đồng thời thấy được giá trị tư liệu của văn học trong việc phản ánh văn hóa nói
chung và văn hóa Tây Nam Bộ nói riêng.
Ý nghĩa thực tiễn
Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi mong muốn gìn giữ, phát huy các
giá trị tinh thần, văn hóa truyền thống tốt đẹp trong ứng xử với môi trường tự nhiên
và xã hội của người Việt Tây Nam Bộ qua văn hóa ẩm thực. Luận văn cũng hy vọng
góp một phần nhỏ vào việc bảo tồn và phát huy văn hóa ẩm thực Tây Nam Bộ trong
thời đại ngày nay, để khơng làm mai một bản sắc văn hóa truyền thống thời khẩn
hoang.
7. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần dẫn nhập, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
Trong nội dung này chúng tơi trình bày định nghĩa ẩm thực và văn hóa ẩm
thực, đưa ra những lý thuyết của một số nhà nghiên cứu làm nền tảng lý luận cho

cơng việc nghiên cứu; trình bày những nét khái quát về bối cảnh văn hoá Tây Nam
Bộ và thân thế, sự nghiệp của tác giả.
Chương 2. Những đặc trưng cơ bản về ẩm thực của người Việt Tây Nam
Bộ
Trình bày những đặc điểm của văn hóa ẩm thực Tây Nam Bộ trên các bình
diện như: cơ cấu bữa ăn, cách chế biến món ăn, khẩu vị…Qua đó rút ra được những


12

nét đặc trưng tiêu biểu cho văn hóa ẩm thực Tây Nam Bộ, nét đặc trưng của miền
sông nước.
Chương 3. Nét đặc trưng ẩm thực Tây Nam Bộ của người Việt trong tác
phẩm của Sơn Nam
Từ văn hóa ẩm thực Tây Nam Bộ qua tác tác phẩm của nhà văn Sơn Nam, đối
chiếu lại văn hóa ẩm thực Tây Nam Bộ với hiện thực. Nhằm thấy rõ nét đặc sắc của
ẩm thực Tây Nam Bộ đi từ thực tế bước vơ ánh nhìn của nhà văn.


13

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. 1. Cơ sở lý luận
1.1. 1. Khái quát Văn hóa
Khái niệm văn hóa là một khái nhiệm rộng, tùy theo cách tiếp cận, phương pháp
nghiên cứu, khuynh hướng nghiên cứu mà từ đó các khái niệm về văn hóa được trình
bày với nội hàm khác nhau. Tuy những định nghĩa về văn hóa là khác nhau, nhưng
những quan niệm nhận thức về văn hóa lại khơng hồn tồn mâu thuẫn nhau mà còn
bổ sung cho nhau, làm cho cái nhìn hiểu biết về văn hóa tồn diện, phong phú, đầy
đủ hơn, có được cái nhìn đa chiều về văn hóa. Nhưng cho dù định nghĩa theo phương

diện nào cũng khơng nằm ngồi việc xác văn hóa là tồn bộ những giá trị do con
người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử để phục vụ sự tồn tại của mình.
Trong luận văn này vận dụng định nghĩa văn hóa của Trần Ngọc Thêm để tìm
hiểu và nghiên cứu văn hóa ẩm thực của Việt Tây Nam Bộ; trong cơng trình nghiên
cứu của mình nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm đã định nghĩa văn hóa như sau: “ Văn
hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sang tạo và
tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác với mơi trường tự
nhiên và xã hội của mình.” (Trần Ngọc Thêm 1996/2004: tr. 25)
Định nghĩa của Trần Ngọc Thêm đã chỉ ra những đặc trưng cơ bản của văn hóa
là hệ thống giá trị vật chất và hệ thống giá trị tinh thần mà chủ thể tạo nên hệ thống
giá trị đó là con người; thơng qua hoạt động thực tiễn họ kế thừa, tích lũy, dung hợp,
tiếp biến, sáng tạo nên hệ thống giá trị vật chất và tinh thần nhằm thỏa mãn nhu cầu
cuộc sống của mình. Hệ thống giá trị văn hóa ẩm thực của người Việt Tây Bộ cũng
được tạo nên từ phương thức đó.
Về sự khác biệt trong văn hóa,Trần Ngọc Thêm cho rằng “nguồn gốc sâu xa
của mọi sự khác biệt vềvăn hóa chính là sự khác biệt vềđiều kiện tự nhiên (khí hậu–
địa lý) và điều kiện xã hội (lịch sử - kinh tế) quy định.” (Trần Ngọc Thêm 1996/2004:
tr.36). Vậy khi một hằng số môi trường tự nhiên và môi trường xã hội thay đổi thì lập


14

tức con người sẽ tìm cách sáng tạo cho mình một hệ giá trị mới phù hợp với điều
kiện, hoàn cảnh mới. Từ đó cho thấy nghiên cứu văn hóa ẩm thực của người Việt Tây
Nam Bộ qua tác phẩm Sơn Nam phải dựa trên cơ sở chủ thể, điều kiện tự nhiên, hồn
cảnh lịch sử trong q trình vận động biến đổi của nó.
1.1.2. Ẩm thực và văn hóa ẩm thực

Khái niệm ẩm thực trong Hán Việt tự điển của tác giả Thiều Chửu nghĩa
từ ẩm (Thiều Chửu 2003: tr. 957) có các lớp nghĩa sau : 1. Đồ uống như rượu,

nước gọi là ẩm; 2. Uống , như ẩm tửu ( uống rượu ), ẩm thủy ( uống nước ); 3.
Ngậm, nuốt. Nghĩa từ thực (Thiều Chủ 2003: tr. 955) có các lớp nghĩa sau: 1.
Đồ để ăn, các loại thóc gạo để ăn gọi là thực. Nói rộng ra thì hết thảy các cái
có thể ăn cho no bụng đều được gọi là thực; 2. Ăn, như thực phạn là ăn cơm;
3. Lộc, bổng lộc. Hai từ Hán cổ đơn tiết “ẩm” và “thực” sau này phát triển, kết
hợp thành từ song tiết ẩm thực.Người Việt sử dụng khái niệm ẩm thực là từ
Hán Việt, tồn tại song song với từ Hán Việt cịn có từ thuần Việt với khái niệm
ăn uống có ý nghĩa tương tự với ẩm thực: ẩm = uống, thực = ăn. Tựu trung lại,
ăn uống là một hoạt động cung cấp năng lượng cho cơ thể nhằm duy trì sự sống.
Con người muốn tồn tại khơng thể thiếu hoạt động này đó là một hành động
bản năng; chính F. Engels khi đọc điếu văn trước mộ K. Marx ngày 17/03/1883
đã nói: “Giống như Darwin đã tìm ra quy luật phát triển của thế giới hữu cơ,
Marx đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người: cái sự thật giản đơn
đã bị những tầng tầng lớp lớp của tư tưởng phủ kín cho đến ngày nay là: con
người cần phải ăn, uống, chỗ ở, mặc đã rồi mới có thể làm chính trị, khoa học,
nghệ thuật, tơn giáo,…”. Hay nói như Ngô Đức Thịnh “ăn uống là một nhu cầu
thường xuyên nhất, bản năng nhất đối với sự sinh tồn và hưởng thụ của con
người” (Ngô Đức Thịnh 2010: tr.410); tuy nhiên hoạt động ăn uống ở mỗi thời
kỳ có những nhu cầu khác nhau.


15

Từ buổi sơ khai của loài người ăn uống chỉ là hoạt động sinh học, ăn theo
bản năng như các lồi sinh vật khác; thời kỳ này ăn chưa có sự chọn lọc, ăn tất
cả những gì tìm kiếm được, đặc trưng của thời kỳ này trong việc ăn uống hồn
tồn khơng qua một khâu chế biến nào mà là ăn sống, uống sống. Việc phát
hiện ra lửa đánh dấu một tiến dài trong lịch sử của loài người; tạo bước chuyển
đổi từ ăn sống uống sống sang ăn chín uống sơi. Chính điều này đã tạo cho việc
ăn uống thêm đa dạng, phong phú hơn. Lúc trước miếng ăn chủ yếu là no lòng,

ngày nay hành vi ấy còn thể hiện một triết lý nhân sinh, một nét ứng xử trong
cộng đồng. Có thể thấy con người đã biết quan tâm đến tính thẩm mỹ của món
ăn, ăn bằng tất cả các giác quan, thức uống được chế biến, trình bày một cách
cầu kỳ, tinh tế. Ẩm thực khơng cịn là giá trị vật chất đơn thuần mà nó trở
thành yếu tố văn hóa. Như Trần Quốc Vượng đã phát biểu: “Tôi không chỉ đơn giản
xếp ăn uống vào phạm trù văn hóa vật chất hay văn hóa vật thể của UNESCO
mà lại xếp ăn uống vào văn hóa nói chung, bao gồm cả cái hữu thể và cái vô
thể, cái nhận thức và cái tâm linh.” (Nguyễn Thị Bảy 2000: tr. 258); cũng trong
bài phát biểu này ông nói “cái hữu thể và cái vơ thể xoắn xt với nhau. Miếng
ăn (vật thể) cũng có thể là miếng nhục (tinh thần), rất nhiều khi “ăn một miếng,
tiếng để đời” (Nguyễn Thị Bảy 2000: tr. 293).
Ẩm thực dần dần để lại dấu ấn mà qua đó khi nghiên cứu mới thấy thú vị
trước sự phong phú đa dạng của các món ăn, cách chế biến bảo quản, cách trình
bày, cùng với những triết lý nhân sinh, tôn giáo trong văn hóa ẩm thực của mỗi
vùng miền, mỗi dân tộc, mỗi thời đại.
Ẩm thực với chức năng cơ bản là đáp ứng nhu cầu sinh học cho con người,
còn là phương tiện giao tiếp ứng xử trong xã hội; bên cạnh đó nó cịn thể hiện
cả yếu tố kinh tế, y học trong việc ăn uống để chữa bệnh qua nguồn nguyên liệu
từ thiên nhiên tại chỗ hoặc theo mùa…Vậy nên ẩm thực khơng chỉ là sự tiếp
cận về góc độ văn hóa vật chất (các món ăn, chất liệu, số lượng, mùi vị, màu


16

sắc…) mà cịn chứa đựng trong đó văn hóa tinh thần (cách ứng xử, giao tiếp
trong ăn uống, nghệ thuật chế biến món ăn cùng ý nghĩa, biểu tượng, tâm linh…
của các món ăn đó) và bản sắc của từng dân tộc. Trong cuốn sách “Phân tích
khẩu vị” của luật sư người Pháp Jean Anthelme Brillat Savarin được xuất bản
lần đầu ở Paris vào năm 1825, ông cho rằng: “Văn hóa ẩm thực là một biểu
hiện quan trọng trong đời sống con người, nó cũng hàm chứa những ý nghĩa

triết lý, là những gì chính tạo hóa giúp con người kiếm thức ăn, ni sống họ
lại cịn cho họ nếm mùi khối lạc với các món ăn ngon, có thể đốn biết hồn
của dân tộc thơng qua văn hóa ẩm thực của họ”. Trong “Tìm về bản sắc văn hóa
Việt Nam” (2004), Trần Ngọc Thêm đã khẳng định “ăn uống là văn hóa – đó là văn
hóa tận dụng mơi trường tự nhiên” (tr. 343)

Giống như văn hóa, văn hóa ẩm thực sẽ có rất nhiều khái niệm khác nhau,
vì mỗi học giả, mỗi nhà nghiên cứu đều xuất phát từ những góc nhìn riêng, mục
đích riêng phù hợp với vấn đề mình cần nghiên cứu để đưa ra các khái niệm; trong

luận văn này khái niệm văn hóa ẩm thực theo quan điểm của tác giả Nguyễn
Nguyệt Cầm. Tác giả này quy văn hóa ẩm thực với hai cách hiểu: nghĩa hẹp và
nghĩa rộng.
Theo nghĩa hẹp, “văn hóa ẩm thực là những tập quán và khẩu vị của con
người, những ứng xử của con người trong ăn uống; những tập tục kiêng kỵ
trong ăn uống, những phương thức chế biến bày biện trong ăn uống và cách
thưởng thức món ăn.” (Nguyễn Nguyệt Cầm 2006: tr. 12).
Theo nghĩa rộng, “Văn hóa ẩm thực là một phần văn hóa nằm trong tổng
thể, phức thể các đặc trưng diện mạo về vật chất, tinh thần, tri thức, tình
cảm… khắc họa một số nét cơ bản, đặc sắc của một cộng đồng, gia đình, làng
xóm, vùng miền, quốc gia…Nó chi phối một phần không nhỏ trong cách ứng xử
và giao tiếp của một cộng đồng, tạo nên đặc thù của cộng đồng ấy. Trên bình diện
văn hóa tinh thần, văn hóa ẩm thực là cách ứng xử, giao tiếp trong ăn uống và


17

nghệ thuật chế biến thức ăn, ý nghĩa, biểu tượng tâm linh trong món ăn đó.”
(Nguyễn Nguyệt Cầm 2006: tr. 12).
Từ đó cho thấy, dưới góc độ văn hóa, ẩm thực được xem như là những nét

truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa của dân tộc, của địa phương. Ẩm
thực là một thành tố văn hóa quan trọng tạo nên phong vị dân tộc, phong vị quê
hương, nó lưu giữ và tạo nên những nét riêng của vùng miền. Món ăn của vùng
miền nào thì mang đặc điểm văn hóa truyền thống của vùng miền đó và có tác
động khơng nhỏ đến tâm tư, tình cảm và cách ứng xử của mỗi cộng đồng, mỗi
con người bởi đặc trưng món ăn, lối ăn được tạo nên từ những điều kiện địa lý,
lịch sử, xã hội… của từng quốc gia, từng vùng, miền. Vậy, có thể khẳng định
văn hóa ẩm thực được xem là một thành tố văn hóa quan trọng trong việc góp
phần làm phong phú bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Đây cũng
chính là mấu chốt của vấn đề mà luận văn cần tìm đó là những yếu tố đặc trưng
riêng của văn hóa ẩm thực Tây Nam Bộ, đặc trưng miền sơng nước.
1.1.3. Mối quan hệ giữa văn học - văn hóa, phương pháp tiếp cận văn
hóa học với văn học
1.1.3.1. Mối quan hệ văn học – văn hóa

Đối với mỗi dân tộc, điều quan trọng, quý giá nhất chính là giá trị văn
hóa. Văn hóa phản ánh mọi mặt đời sống của một dân tộc. Yếu tố trội của văn
hóa chính là văn học; đây là yếu tố quan trọng bậc nhất làm nên bản sắc văn
hóa dân tộc. Do vậy: “Văn học nếu có chức năng phản ánh hiện thực thì cũng khơng

thể phản ánh trực tiếp được mà chỉ có thể phản ánh thơng qua lăng kính văn
hóa, thơng qua “bộ lọc” của cả giá trị văn hóa (Đỗ Lai Thúy 2006: tr. 67).
“Văn học, trong ý nghĩa chung nhất là sản phẩm tinh thần dân tộc. Khi nói đến
văn học của một dân tộc người ta hay nghĩ đến văn hóa của dân tộc đó. Và khi
nói đến văn hóa của dân tộc người ta cũng quan tâm hàng đầu đến văn học. Những


18

tác phẩm văn học có giá trị, được cộng đồng chấp nhận, trường tồn cùng thời gian

thì đó cũng là sản phẩm văn hóa của dân tộc”. (Đặng Văn Vũ 2011, tr. 20).
Cũng như văn hóa, văn học có rất nhiều định nghĩa nhưng tựu trung lại có thể nói

văn học là một loại hình sáng tác nghệ thuật, phương tiện thể hiện nội dung các đề tài
chính là ngơn ngữ.
Đối tượng chính của văn học cũng như văn hóa chính là con người; con người
trong cuộc sống hàng ngày, cùng với các mối quan hệ xã hội, kinh tế, chính trị …
vừa đa dạng, phong phú và phức tạp, chính là nguồn tư liệu vơ tận cho văn học khai
thác, hình thành và sinh sơi. Văn học hướng tới con người, quan tâm đến số phận của
con người, miêu tả cuộc sống, cuộc đấu tranh không mệt mỏi của con người với
tự nhiên, với xã hội và với chính bản thân con người trong tiến trình lịch sử phát
triển của mình… Dầu có miêu tả bất cứ điều gì thì cái đích cuối cùng của văn học
cũng chỉ nói đến con người. Mà theo nhà văn M. Gorki: “Văn học là nhân học”.
Như vậy, có thể nói, con người sáng tạo ra văn học, thông qua văn học mà
phản ánh văn hóa. Văn học là cơng cụ thể hiện văn hóa và ghi lại bóng dáng con
người qua các thời đại. Văn học cịn góp phần quan trọng trong việc bổ sung những
giá trị văn hóa làm cho cuộc sống ngày càng phong phú hơn. Tác phẩm văn học có
thể giúp con người nhận thức rõ hơn về cuộc sống, ý thức đồng, truyền thống

lịch sử. Trong quy luật phản ánh, văn học khơng phản ánh tồn bộ đời sống
mà phản ánh một cách có chọn lọc. Chính ở đây, văn học cịn có vai trị điều chỉnh
và định hướng văn hố.
Nhìn vào mối quan hệ giữa văn học với văn hóa, văn học là một bộ phận của
văn hóa, nó nằm trong cái tổng thể văn hóa. Quan hệ giữa văn học với văn hóa là
quan hệ có tính biện chứng giữa cái tổng thể và cái bộ phận. Vũ Khiêu đã nhấn mạnh

trong mối quan hệ này thì “văn học mặc dù là cái bộ phận nhưng lại có vai
trị rất quan trọng”2. Trong cơng trình Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học của tác

2


Dẫn theo Phan Ngọc (1998), Về mối quan hệ giữa văn học và văn hóa, TCVH Số 6. Tr.09


19

giả Đỗ Thị Minh Thúy (1997) tác giả đã nhận định: “Nói đến vị trí văn học trong
văn hóa là nói đến hai mặt của một vấn đề: Thứ nhất, bản thân văn học trong văn
hóa là một bộ phận của văn hóa, nó chịu sự chi phối mang tính quyết định của văn
hóa. Thứ hai, là nói đến tính đại diện cho văn hóa của văn học, sự tác động tính
cực trở lại của văn học đối với văn hóa” (Đỗ Thị Minh Thúy 1997: tr.100). Cũng
trong phần này, tác giả cũng đã khẳng định: “ Vì thế, nghiên cứu sự tác động của
văn hóa đối với văn học và ngược lại, không thể không chú ý tới mối quan hệ trực
tiếp của các lĩnh vực tinh thần đối với văn học, và văn học đối với các lĩnh vực tinh
thần khác” (Đỗ Thị Minh Thúy 1997: tr. 105).
Bàn về mối quan hệ giữa văn hóa và văn học, Trần Đình Sử đã viết: “Nội dung
văn hóa trong văn học mang tính chất tồn bộ. Nó bao gồm mọi phương diện văn
hóa cụ thể như chính trị, kinh tế, pháp luật, tôn giáo, thị hiếu, ẩm thực, trang phục,
tập quán, cử chỉ… Đọc bất cứ tác phẩm văn học nào ta đều có thể bắt gặp vơ vàn
biểu hiện văn hóa trong đó.” (Trần Đình Sử 2001: tr. 09).
Tác giả Cao Kim Lan, khi đặt văn học vào ngữ cảnh của văn hóa để nghiên
cứu cũng đã viết: “Theo tơi một phương pháp phê bình thống nhất những yếu tố khả
thi của hai xu hướng này, nghĩa là phải đặt tác phẩm văn học vào ngữ cảnh văn

hóa đồng thời vẫn phải thừa nhận / tìm kiếm trong bản thân nó “một cái gì đó” sẽ
là một hướng đi có khả năng tạo ra những cách nhìn mới”3
Có thể thấy các quan niệm dù có khác nhau nhưng đều thống nhất ở một điểm
chung đó là khẳng định mối quan hệ mật thiết giữa văn học và văn hóa. Nghiên cứu
văn học trong mối quan hệ với văn hóa, và ngược lại, nghiên cứu văn hóa trong mối
quan hệ với văn học đều đưa lại những kết quả mà ở đó các giá trị văn hóa hay văn

học đều được làm nổi bật trong sự thống nhất với nhau.

3

Cao Kim Lan 2011: Văn học và ngữ cảnh văn hóa,
/>

×