Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Công tác xã hội nhóm nhằm giải quyết nhu cầu trợ giúp xã hội của sinh viên trường cao đẳng nghề thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 172 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


TRẦN HỒI ÂN
CƠNG TÁC XÃ HỘI NHÓM NHẰM GIẢI QUYẾT NHU CẦU
TRỢ GIÚP XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chun ngành: Cơng tác xã hội

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRẦN HỒI ÂN

CƠNG TÁC XÃ HỘI NHÓM NHẰM GIẢI QUYẾT NHU CẦU
TRỢ GIÚP XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Luận văn Thạc sĩ chun ngành: Cơng tác xã hội
Mã số: 60.90.01.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Hạnh Nga

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS. Đỗ Hạnh Nga. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là
trung thực và chưa được ai cơng bố trong bất kì luận văn, luận án khoa học nào khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày
Tác giả

Trần Hoài Ân

tháng

năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian làm việc tích cực và nghiêm túc dưới sự hướng dẫn tận tình
của PGS.TS. Đỗ Hạnh Nga. Luận văn thạc sĩ “Công tác xã hội nhóm nhằm giải quyết
nhu cầu trợ giúp xã hội của sinh viên trường Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh”
đã được hồn thành theo tiến độ.
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Đỗ Hạnh
Nga, người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện luận
văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Công tác xã hội, các thầy cô
giáo bộ môn đã dạy dỗ, truyền đạt những tri thức quý báu cũng như truyền cảm hứng
yêu ngành, yêu nghề cho tôi trong suốt hai năm học vừa qua để tơi có thể hồn thành
tốt khóa đào tạo cũng như hồn thành luận văn của mình.
Với sự nỗ lực và cố gắng cao nhất, ngày hơm nay tơi đã hồn thành được Luận
văn này. Song do thời gian có hạn, trình độ và năng lực của bản thân vẫn cịn nhiều
hạn chế nên Luận văn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Với tinh thần cầu thị, chịu học

hỏi, tơi rất mong nhận được những góp ý, nhận xét của các thầy cơ giáo để tơi có thể
rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân trong những nghiên cứu sau nhằm đạt
kết quả tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày
Học viên

Trần Hồi Ân

tháng

năm 2018


1

MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................................1
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ........................................................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................5
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ...................................................................................6
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................7
1.

Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 7

2.

Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ................................................................... 8
2.1.


Tổng quan về vấn đề nhu cầu và nhu cầu trợ giúp xã hội .......................8

2.2.

Tổng quan về vấn đề cơng tác xã hội nhóm ............................................10

3.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 12

4.

Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................. 13

5.

Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 13

6.

Đối tượng và khách thể nghiên cứu............................................................. 13

7.

Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 14

8.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 14


9.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ......................................................................... 18

10.

Kết cấu của luận văn ................................................................................. 19

CHƯƠNG I ..............................................................................................................22
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CƠNG TÁC XÃ HỘI NHĨM NHẰM GIẢI
QUYẾT NHU CẦU TRỢ GIÚP XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN .............................22
1.1.

Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ..................................................... 22

1.1.1.

Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow ............................................22

1.1.2.

Lý thuyết hệ thống sinh thái ..................................................................24

1.1.3.

Lý thuyết nhận thức xã hội của Albert Bandura ................................26

1.2.


Các khái niệm chính sử dụng trong nghiên cứu ..................................... 29

1.2.1.

Cơng tác xã hội .......................................................................................29

1.2.2.

Cơng tác xã hội nhóm ............................................................................30


2

1.2.3.

Sinh viên và các quy định pháp luật có liên quan ...............................32

1.2.4.

Nhu cầu và nhu cầu trợ giúp xã hội......................................................35

1.3.

Đặc điểm tâm sinh lý cơ bản của sinh viên ............................................. 37

1.3.1.

Đặc điểm sinh lý......................................................................................37

1.3.2.


Đặc điểm tâm lý ......................................................................................38

1.3.3.

Đặc điểm xã hội ......................................................................................39

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội nhóm đối với sinh viên............. 40
1.4.1. Gia đình ......................................................................................................40
1.4.2. Nhà trường .................................................................................................40
1.4.3. Môi trường sống .........................................................................................41
1.4.4. Năng lực của nhân viên công tác xã hội...................................................41
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 42
CHƯƠNG 2 .............................................................................................................43
THỰC TRẠNG NHU CẦU TRỢ GIÚP XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN ................43
KHOA ĐIỆN - ĐIỆN LẠNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ...........................43
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..............................................................................43
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .......................................................................... 43
2.1.2. Trường Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh ................................43
2.1.2. Khoa Điện - Điện lạnh ...............................................................................45
2.2. Khách thể nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ..................................... 47
2.2.1. Khách thể nghiên cứu ................................................................................47
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................50
2.3. Nhu cầu trợ giúp xã hội của sinh viên Khoa Điện - Điện lạnh Trường Cao
đẳng nghề Tp.HCM ................................................................................................ 52
2.3.1. Những khó khăn thường gặp trong cuộc sống của sinh viên.................52
2.3.2. Nhu cầu được trợ giúp của sinh viên về những vấn đề khó khăn mà
sinh viên gặp phải ................................................................................................55
2.3.3. Cách thức giải quyết những vấn đề khó khăn trong cuộc sống của sinh
viên. .......................................................................................................................62



3

2.3.4. Những yếu tố thúc đẩy sinh viên tìm kiếm sự trợ giúp cho vấn đề khó
khăn của bản thân ...............................................................................................64
2.3.5. Những nơi sinh viên tìm kiếm sự trợ giúp ...............................................66
2.4. Những thuận lợi - khó khăn của sinh viên Khoa Điện - Điện lạnh Trường
Cao đẳng nghề Tp.HCM trong việc tiếp cận các trợ giúp xã hội ....................... 67
CHƯƠNG 3 .............................................................................................................70
CƠNG TÁC XÃ HỘI NHĨM TRONG VIỆC HỖ TRỢ SINH VIÊN ..............70
GIẢI QUYẾT NHU CẦU TRỢ GIÚP XÃ HỘI ..................................................70
3.1. Phương pháp cơng tác xã hội nhóm ............................................................... 70
3.2. Kế hoạch can thiệp dự kiến ............................................................................. 70
3.1.1. Mục tiêu và nhiệm vụ can thiệp................................................................70
3.1.2. Thời gian và kế hoạch can thiệp cụ thể ...................................................71
3.3. Hoạt động thực hiện can thiệp ........................................................................ 74
3.3.1. Giai đoạn chuẩn bị và thành lập nhóm....................................................74
3.3.2. Giai đoạn nhóm bắt đầu hoạt động ..........................................................77
3.3.3. Giai đoạn can thiệp ....................................................................................80
3.3.4. Giai đoạn kết thúc ......................................................................................90
Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................100
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................102
I.

KẾT LUẬN ..................................................................................................102

II. KIẾN NGHỊ ......................................................................................................103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................107
PHỤ LỤC ...............................................................................................................111



4

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

CTHSSV

Công tác Học sinh - Sinh viên

CTXH

Công tác xã hội

ĐCN

Điện cơng nghiệp

ĐHQG

Đại học quốc gia

ĐTB

Điểm trung bình

HSSV


Học sinh - sinh viên

KTML&ĐHKK

Kỹ thuật máy lạnh và điều hịa khơng khí

LĐXH

Lao động xã hội

NVCTXH

Nhân viên công tác xã hội

NXB

Nhà xuất bản

THPT

Trung học phổ thơng

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TTTS&HTVL

Trung tâm tuyển sinh và Hỗ trợ việc làm


TT BDKNN&QHDN

Trung tâm bồi dưỡng kỹ năng nghề và Quan hệ doanh
nghiệp


5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng
Bảng 2.1

Tên
Mô tả số lượng sinh viên của Trường Cao đẳng nghề

Trang
45

TP.HCM
Bảng 2.2

Mô tả khách thể nghiên cứu

48

Bảng 2.3

Những khó khăn thường gặp trong cuộc sống hiện nay của


52

sinh viên
Bảng 2.4

Mức độ mong muốn được trợ giúp của sinh viên về học tập

56

Bảng 2.5

Mức độ mong muốn được trợ giúp của sinh viên về phát

60

triển năng lực cá nhân, định hướng nghề nghiệp
Bảng 3.1

Bảng kế hoạch can thiệp

72

Bảng 3.2

Bảng thông tin cơ bản về các thành viên

76

Bảng 3.3


Nội quy sinh hoạt nhóm

79


6

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ
Biểu đồ 2.1

Tên
Cách thức giải quyết vấn đề khó khăn trong cuộc sống

Biểu đồ 2.2

của sinh viên
Yếu tố thúc đẩy sinh viên tìm kiếm sự trợ giúp

65

Biểu đồ 2.3

Những nơi sinh viên đến để tìm kiếm sự trợ giúp

66

Biểu đồ 2.4


Lựa chọn của sinh viên nếu có hình thức trợ giúp tại
trường

68

Trang
63


7

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quá trình hội nhập quốc tế đã có những tác động nhất định, làm thay đổi phương
thức tư duy, lối sống của giới trẻ, đặc biệt là sinh viên theo hướng hiện đại, năng động
và tự chủ hơn. Sinh viên nước ta biết thêm nhiều hơn về phong tục, tập quán, văn hóa
và con người của các quốc gia trên thế giới. Có nhiều điều kiện khám phá thế giới
xung quanh, tiếp thu và làm chủ các tiến bộ khoa học - kỹ thuật hiện đại, tri thức
mới… Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại với nhiều biến động đã tác động mạnh mẽ trên
nhiều lĩnh vực của đời sống, sinh viên có nhiều cơ hội phát triển nhưng đồng thời
cũng đem lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực.
Sinh viên là lứa tuổi vị thành niên, trong độ tuổi từ 18 đến 25. Đây là giai đoạn
rất đặc biệt trong quá trình phát triển của một con người. Giai đoạn này các em sẽ có
những mâu thuẫn giữa cái “tôi” và sự mơ hồ về vai trò bản thân, mâu thuẫn giữa sự
thân thiện với sự tách biệt trong các mối quan hệ xung quanh. Việc đối mặt với nhiều
“khủng hoảng” đầu đời như áp lực học tập, thành tích, định hướng nghề nghiệp cho
tương lai, sự thiếu tự tin, hay những suy nghĩ nhiều về kinh tế, tình cảm. Bên cạnh đó
cịn có ngun nhân về chế độ dinh dưỡng… khiến cho các em dễ rơi vào trạng thái
mất phương hướng. Trong khi các em cịn q ít sự trải nghiệm trong cuộc sống, việc
xa gia đình lại càng khiến các em thiếu người chia sẻ, quan tâm và hỗ trợ khi phải đối

mặt với vấn đề khó khăn. Và trong một thời gian dài nếu những vấn đề này không
được giải quyết sẽ đẩy các em rơi vào trạng thái căng thẳng, dẫn đến việc các em sẽ
dần mất tập trung trong học tập, chán nản, bỏ học, sa vào các tệ nạn xã hội, nghiện
game, tự tách mình khỏi cộng đồng hay thậm chí có những suy nghĩ tiêu cực như tự
tổn thương bản thân, tự tử… Do vậy, việc tìm hiểu những nhu cầu trợ giúp xã hội của
sinh viên là việc rất cần thiết và có ý nghĩa to lớn trong giai đoạn trưởng thành của
các em.
Ở các nước phát triển, chẳng hạn tại Mỹ, mơ hình cơng tác xã hội trong trường
học nhằm cung cấp những trợ giúp xã hội cần thiết cho sinh viên tùy thuộc vào nhu


8

cầu thực tế. Thành phần dịch vụ hỗ trợ xã hội trong trường học tại quốc gia này
thường có: Nhân viên tâm lý, nhân viên tâm lý xã hội, nhân viên công tác xã hội trong
trường học [49]. Dẫn chứng trên cho thấy trợ giúp xã hội trong trường học là rất cần
thiết nhằm giải quyết các vấn đề trên. Ở Việt Nam, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu
về vấn đề nhu cầu tham vấn tâm lý, nhu cầu hoạt động cơng tác xã hội trong trường
học. Ví dụ: Nguyễn Thị Ngọc (2012), “Nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh trung
học cơ sở huyện Bình Chánh TP.HCM”; Trần Thị Mai Phương (2014), “Nhu cầu về
hoạt động công tác xã hội trong trường học tại Hà Nam (Nghiên cứu trường hợp
trường Trung học Cơ sở Lê Hồng Phong, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam)”. Tuy
nhiên, những nghiên cứu về nhu cầu trợ giúp xã hội của sinh viên cịn khá ít.
Tại trường Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, cho đến nay chưa
có một đánh giá hay nghiên cứu nào liên quan đến vấn đề nhu cầu trợ giúp xã hội của
sinh viên. Trong q trình giảng dạy và cơng tác tại trường, hiện tượng các em sinh
viên bỏ học giữa chừng, gây gổ đánh nhau. Sinh viên thường tỏ ra khơng hài lịng về
việc giải quyết chính sách miễn giảm học phí cho người học có hồn cảnh khó khăn,
những lo lắng về việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường. Xuất phát từ những vấn đề
sinh viên đang gặp phải thì việc nghiên cứu để giúp Ban giám hiệu nhà trường có

hướng giải quyết là rất cần thiết. Chính vì vậy, người nghiên cứu đã mạnh dạn thực
hiện đề tài nghiên cứu khoa học: “Cơng tác xã hội nhóm nhằm giải quyết nhu cầu
trợ giúp xã hội của sinh viên trường Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh”.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể đưa ra những giải pháp có hiệu quả cho gia đình,
nhà trường và xã hội nhằm giải quyết nhu cầu trợ giúp về mặt xã hội của sinh viên,
để giúp các em có một tinh thần học tập tốt, có định hướng vững vàng cho tương lai,
cũng như khẳng định được giá trị của bản thân đối với gia đình và xã hội.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
2.1.

Tổng quan về vấn đề nhu cầu và nhu cầu trợ giúp xã hội

Tìm hiểu những cơng trình nghiên cứu chun sâu về nhu cầu, chúng ta có thể
tìm thấy thơng qua một số tập sách như: Tâm lý học đại cương của tác giả Nguyễn
Quang Uẩn (2005), NXB, Đại học sư phạm Hà Nội; Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý


9

học sư phạm của đồng tác giả Lý Minh Tiên - Nguyễn Thị Tứ (chủ biên, 2016), NXB
Đại học sư phạm TP.HCM … Các tác giả đã có nhấn mạnh vào nhu cầu của con
người, cho rằng nhu cầu chính là nguồn gốc tích cực trong các hoạt động của con
người; sự phát triển của nhu cầu gắn liền với sự phát triển của sản xuất.
Ngồi ra cịn có các cơng trình nghiên cứu nhu cầu của các tác giả khác nhau
nghiên cứu theo độ tuổi: người cao tuổi, thanh niên, học sinh, sinh viên, trẻ em, theo
nhu cầu của xã hội… Ví dụ: Phạm Quỳnh Anh (2011), “Hỗ trợ xã hội đối với người
cao tuổi tại địa bàn thành phố Quy Nhơn”; Nguyễn Thị Bích Ngọc (2011), “Hoạt
động trợ giúp xã hội thường xuyên ở Việt Nam”; Nguyễn Thị Phương Trang (2010),
“Nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ em mồ côi sống tại trung tâm nuôi dạy trẻ em khó
khăn thành phố Đà Nẵng (Làng Hy vọng)”. Các cơng trình nghiên cứu về nhu cầu ở

Việt Nam đã góp phần làm sáng tỏ thêm lý luận về nhu cầu trong các lĩnh vực của
của đời sống xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục. Hầu hết các cơng trình nghiên
cứu ở Việt Nam đều nhằm phát hiện các đặc trưng và biểu hiện tiêu biểu của nhu cầu
trong từng hoạt động cụ thể của con người, trên cơ sở lý thuyết và thực nghiệm đó để
tìm ra giải pháp vừa làm thỏa mãn và vừa nâng cao hơn chất lượng của nhu cầu đó.
Bên cạnh đó, một số cơng trình nghiên cứu về nhu cầu của học sinh, sinh viên
trong trường học gần sát với hướng đề tài nghiên cứu được tác giả đã và đang kế thừa,
vận dụng phục vụ cho luận văn của mình như:
Nghiên cứu về thực trạng nhu cầu tham vấn của học sinh, sinh viên hiện nay của
tác giả Bùi Thị Xuân Mai (2004), đã đưa ra kết quả: vấn đề học tập được các em học
sinh quan tâm và cần có sự tham vấn nhiều hơn cả chiếm 76%, đối với sinh viên nhu
cầu tham vấn nhiều nhất về tình yêu (78%) và vấn đề việc làm (80%). Nghiên cứu
của tác giả chỉ ra những thiếu hụt dịch vụ tham vấn, trong đó có tham vấn tại trường
học, và nhu cầu cấp bách triển khai mơ hình tham vấn học đường tại Việt Nam hiện
nay [12].
Tác giả Trương Thị Ngọc (2014), nghiên cứu về thực trạng và nhu cầu trợ giúp
xã hội của sinh viên trường Cao đẳng cộng đồng Hà Nội đã đưa ra kết luận chỉ có
11% sinh viên biết tìm đến trung tâm cụ thể để tìm sự trợ giúp giải quyết vấn đề stress


10

mà các em đang gặp phải. Nghiên cứu của tác giả chỉ ra những thiếu hụt của sinh viên
trong việc tự trang bị cho bản thân những kiến thức và hiểu biết stress, trang bị những
kỹ năng, chuyên môn với ngành nghề của mình đồng thời tăng cường sức khỏe để có
một nghị lực, một tinh thần tốt để vượt qua stress. Qua nghiên cứu tác giả cũng chỉ ra
sự cần thiết phải tập huấn về kỹ năng trợ giúp cho các cán bộ, giáo viên, nhân viên
tại trường học về vấn đề stress của sinh viên và hướng dẫn các sinh viên tìm đến các
dịch vụ hỗ trợ [19].
Tác giả Trần Thị Phương Thảo (2013) đã nghiên cứu đề tài về “Nhu cầu hoạt

động công tác xã hội trong trường THPT”. Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích nhận
diện các vấn đề khó khăn mà học sinh THPT hiện đang gặp phải cũng như tìm hiểu
nhu cầu cần có CTXH trong trường học. Nghiên cứu nhằm hướng đến việc cung cấp
bằng chứng khoa học về thực trạng các vấn đề và nhu cầu cần sự trợ giúp của nhân
viên CTXH trong trường học. Kết quả là có 27.3% trên tổng số sinh viên được hỏi
chắc chắn sẽ tìm đến sự trợ giúp của CTXH học đường trong tương lai. Nghiên cứu
đã cố gắng đưa ra một mơ hình CTXH phù hợp có thể ứng dụng trong tương lai, góp
phần làm tiền đề cho những nghiên cứu khoa học tiếp theo nhằm phát triển mơ hình
cơng tác xã hội trường học tại Việt Nam [30].
Các cơng trình nghiên cứu trên của các tác giả phần nào đã chỉ ra thực trạng nhu
cầu trợ giúp của sinh viên hiện nay khi gặp các vấn đề khó khăn. Tuy nhiên những
nghiên cứu này vẫn chưa nhiều, đặc biệt là những nghiên cứu có liên quan đến nhu
cầu trợ giúp của sinh viên học tại trường đào tạo nghề. Do vậy đề tài nghiên cứu của
tôi đang hướng đến vấn đề về nhu cầu trợ giúp xã hội của sinh viên học tại trường
đào tạo nghề nhằm góp phần trợ giúp sinh viên đồng thời khẳng định tầm quan trọng
của nhân viên công tác xã hội trong môi trường học đường hiện nay.
2.2.

Tổng quan về vấn đề cơng tác xã hội nhóm

Cơng tác xã hội nhóm là một trong những phương pháp đặc thù trong cơng tác
xã hội. Việc hình thành các nhóm để trợ giúp nhau cùng phát triển, tăng năng lực cho
mỗi cá nhân cũng đã được nhiều tác giả khác nhau nghiên cứu. Vì vậy trong phần này


11

người nghiên cứu xin đề cập một số cơng trình nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực
và vấn đề mà đề tài hướng tới.
Nghiên cứu về “Công tác xã hội nhóm với trẻ em mồ cơi nhằm giảm mặc cảm tự

ti để nâng cao khả năng hịa nhập mơi trường học đường” của tác giả Đỗ Thị Huyền
Trang thực hiện tại trung tâm bảo trợ xã hội Ninh Bình năm 2015. Nghiên cứu đã mô
tả thực trạng trẻ mồ côi tại trung tâm thông qua việc can thiệp một nhóm điển cứu
gồm 8 em, nằm trong độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi. Các em đều là trẻ mồ cơi có hồn
cảnh khó khăn, được trung tâm ni dưỡng và tạo điều kiện đi học tại các trường học
ở địa phương khiến các em mặc cảm vì xuất thân của mình, ln cảm thấy ghen tị với
các bạn. Do vậy các em có phần khá nghịch ngợm và ngỗ ngược, một số vấn đề xảy
ra trong cuộc sống được các em giải quyết một cách tiêu cực dẫn đến việc gặp nhiều
trở ngại ở trường học, mối quan hệ với bạn bè ngày càng trở nên căng thẳng. Nghiên
cứu đã phân tích rõ những yếu tố tác động đến khả năng hịa nhập mơi trường học
đường của các em, đồng thời chỉ ra vai trò của nhân viên xã hội, vai trò cơ bản của
nhân viên trung tâm trong việc nâng cao kỹ năng hịa nhập mơi trường học đường
cho các em. Với việc áp dụng tiến trình cơng tác xã hội nhóm, nghiên cứu đã xây
dựng được kế hoạch và đưa ra những biện pháp hỗ trợ nhằm nâng cao khả năng hịa
nhập mơi trường học đường cho trẻ mồ cơi ở Trung tâm. Sau tiến trình các em đã có
được những kỹ năng giao tiếp mới, hịa đồng hơn với các bạn cùng lớp và thích ứng
dễ dàng hơn với môi trường học tập. Các em đều biết được điểm mạnh của bản thân,
giảm mặc cảm tự ti về hồn cảnh sống của mình, thoải mái trong việc bộc lộ bản thân
[34].
Tác giả Nguyễn Thị Nguyệt với đề tài “Cơng tác xã hội nhóm trong việc hỗ
trợ sinh viên trường Đại học Thăng Long cai nghiệm game online” đã nghiên cứu
thực trạng về nhận thức và hành vi chơi game online của sinh viên trong trường.
Nghiên cứu đã can thiệp nhóm 11 sinh viên trường Đại học Thăng Long, trong đó có
06 sinh viên hiện đang nghiện game online dẫn đến tình trạng kết quả học tập kém và
05 sinh viên đã từng nghiện game online nay đã giảm thiểu tối đa thời gian chơi game.
Sau khi sinh viên đồng ý tham gia nhóm can thiệp, kết quả đạt được đó là: nhóm sinh


12


viên đã nhận thức được hành vi chơi game đã ảnh hưởng không tốt đến thể chất và
tinh thần của bản thân; thơng qua các hoạt động sinh hoạt nhóm, nhóm sinh viên đã
biết cách kiểm sốt cảm xúc tiêu cực, biết tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác;
tích cực tham gia các câu lạc bộ trong trường (câu lạc bộ ghita, bóng rổ); tần suất
chơi game của nhóm đã giảm [21].
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Lan Anh “Mơ hình cơng tác xã hội nhóm
với trẻ mồ cơi hịa nhập cộng đồng - nghiên cứu trường hợp tại làng trẻ SOS Hà
Nội”. Nghiên cứu đã cho thấy bức tranh tổng thể về mơ hình cơng tác xã hội nhóm
đang diễn ra tại làng trẻ em SOS Hà Nội. Cụ thể thông qua việc nghiên cứu các hoạt
động công tác xã hội trong làng trẻ như hoạt động chữa trị, hoạt động phòng ngừa,
hoạt động hướng nghiệp dạy nghề, hoạt động giáo dục đối tượng, hoạt động tái hịa
nhập cộng đồng. Nghiên cứu đã tìm hiểu và đưa ra được các tiêu chí trong việc hịa
nhập cộng đồng đối với trẻ em mồ cơi như: tiêu chí về mặt nhận thức, tiêu chí về việc
làm và thu nhập ổn định, tiêu chí được thừa nhận trong xã hội. Thông qua nghiên cứu,
tác giả đã phản ánh được thực trạng về sự thiếu hòa nhập của trẻ, phân tích những
ngun nhân kiến cho trẻ có tâm lý khó hịa nhập. Qua đó đưa ra một số giải pháp
trong việc ứng dụng cơng tác xã hội nhóm bằng các hoạt động cụ thể nhằm giúp đỡ,
hỗ trợ để trẻ có khả năng hịa nhập và phát triển bình thường [1].
Tóm lại, các nghiên cứu trên cho thấy ý nghĩa quan trọng của cơng tác xã hội
nhóm trong việc trợ giúp các cá nhân nâng cao giá trị của bản thân, sự tương trợ và
giúp đỡ nhau cùng phát triển. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào tiếp cận dưới góc độ cơng
tác xã hội nhóm trong trường cao đẳng nên chưa đưa ra được biện pháp can thiệp của
công tác xã hội nhằm hỗ trợ nhóm sinh viên có nhu cầu trợ giúp xã hội. Vì vậy, đề tài
nghiên cứu của tác giả có thể giúp chúng ta thấy rõ hơn thực trạng nhu cầu trợ giúp
xã hội của sinh viên trường Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh và tầm quan
trọng nhân viên công tác xã hội trong trường học.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng nhu cầu trợ giúp về mặt xã hội của
sinh viên trường Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, áp dụng



13

tiến trình cơng tác xã hội nhóm nhằm giúp sinh viên giải quyết nhu cầu xã hội của
bản thân.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về cơng tác xã hội nhóm, đặc điểm tâm sinh
lý và xã hội của sinh viên, nhu cầu và nhu cầu trợ giúp xã hội của sinh viên.
- Tìm hiểu thực trạng nhu cầu trợ giúp xã hội của sinh viên, phân tích những
thuận lợi khó khăn trong việc tiếp cận các trợ giúp xã hội của sinh viên.
- Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn, áp dụng tiến trình cơng tác xã hội nhóm hỗ
trợ sinh viên có nhu cầu trợ giúp xã hội.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Phần lớn sinh viên trường Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh đều có các
nhu cầu trợ giúp xã hội trong đó chủ yếu là nhu cầu trợ giúp về học tập và định hướng
nghề nghiệp. Nếu có phương pháp trợ giúp hiệu quả thì sinh viên sẽ dễ dàng giải
quyết được các nhu cầu trợ giúp xã hội của mình.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đã đặt ra, đề tài tập trung trả lời các câu hỏi
nghiên cứu sau:
- Thực trạng nhu cầu trợ giúp về mặt xã hội của sinh viên Trường Cao đẳng nghề
Thành phố Hồ Chí Minh là gì?
- Vai trị của cơng tác xã hội nhóm đối với sinh viên Trường Cao đẳng nghề
Thành phố Hồ Chí Minh trong việc giải quyết nhu cầu hỗ trợ xã hội là gì?
6. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nhu cầu trợ giúp xã hội của sinh viên trường cao đẳng
nghề.
- Khách thể nghiên cứu:
+ Sinh viên hệ cao đẳng của khoa Điện - Điện lạnh đang học tại trường Cao
đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Các cán bộ làm việc tại văn phịng, trung tâm, khoa có liên quan đến sinh
viên khoa Điện - Điện lạnh


14

7. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 11/2017
- Phạm vi về khách thể: Trong phạm vi luận văn này, tác giả chỉ tập trung nghiên
cứu sinh viên năm thứ 1, thứ 2 và thứ 3 hệ cao đẳng chính quy đang học tại khoa Điện
- Điện lạnh trường Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh
- Giới hạn nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề về nhu cầu
trợ giúp về mặt xã hội (học tập và định hướng nghề nghiệp) của sinh viên khoa Điện
- Điện lạnh trường Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh
8. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn thực hiện một nghiên cứu cắt ngang đồng thời sử dụng kết hợp phương
pháp nghiên cứu định lượng, phương pháp nghiên cứu định tính nhằm tìm hiểu và
phân tích thực trạng nhu cầu trợ giúp xã hội của sinh viên Khoa Điện - Điện lạnh
trường Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó áp dụng phương pháp cơng
tác xã hội nhóm để tác động một nhóm sinh viên nhằm khắc phục những vấn đề liên
quan đến nhu cầu trợ giúp xã hội.
a. Phương pháp phân tích tài liệu
- Mục đích: Sử dụng phương pháp này giúp người nghiên cứu hoàn thiện được
cơ sở lý luận của đề tài, làm tiền đề cho việc xây dựng bảng hỏi khảo sát, bảng phỏng
vấn sâu và nghiên cứu thực tiễn.
- Nội dung:
+ Phân tích hình thức tài liệu, xác định nguồn tài liệu, tác giả, nơi cơng bố,
hình thức cơng bố tài liệu.
+ Phân tích nội dung tài liệu, khai thác các khía cạnh khác nhau của tài liệu
liên quan từ đó chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu.

- Phương pháp:
+ Trong quá trình nghiên cứu, người nghiên cứu tiến hành thu thập tài liệu,
thông tin từ các cơng trình nghiên cứu khoa học trước đây. Các cơng trình nghiên cứu
này được đăng trên một số sách, báo và tạp chí có liên quan đến nội dung nghiên cứu


15

của đề tài; thông tin từ mạng Internet; các văn bản và định hướng của Nhà nước trong
lĩnh vực giáo dục.
+ Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài người nghiên cứu tiến
hành phân tích tài liệu theo từng nhóm nội dung: lý luận về cơng tác xã hội, cơng tác
xã hội nhóm, sinh viên và các quy định có liên quan, đặc điểm tâm sinh lý và xã hội
của sinh viên, nhu cầu và nhu cầu trợ giúp xã hội của sinh viên.
b. Phương pháp nghiên cứu định lượng
- Mục đích: Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để thu nhập các
số liệu liên quan đến thực trạng nhu cầu trợ giúp xã hội của sinh viên, những thuận
lợi và khó khăn trong quá trình tiếp cận các hỗ trợ xã hội của sinh viên.
- Nội dung:
+ Công cụ thu thập thông tin được sử dụng trong phương pháp nghiên cứu
định lượng là bảng hỏi. Bảng hỏi được thiết kế cho sinh viên trả lời trong khoảng 30
- 45 phút.
+ Yêu cầu khi tiến hành điều tra là:
 Sinh viên phải trả lời độc lập theo nhận định cá nhân của mình dựa trên
những phương án trả lời sẵn có được thiết kế trong bảng hỏi.
 Phát phiếu tại lớp học, hướng dẫn sinh viên cách trả lời và thu hồi lại
trực tiếp sau khi phiếu đã có đầy đủ thơng tin.
- Phương pháp:
+ Cách thức chọn mẫu: Nghiên cứu này sẽ tiến hành khảo sát sinh viên khoa
Điện - Điện lạnh trường Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh (300 sinh viên). Đặc

trưng của sinh viên Khoa Điện - Điện lạnh học theo chương trình 30% lý thuyết, 70%
thực hành tại cơ sở sản xuất, do đó người nghiên cứu sử dụng cách chọn mẫu thuận
tiện, đây là cách chọn mẫu dựa trên tính dễ tiếp cận của sinh viên Khoa Điện - Điện
lạnh giúp người nghiên cứu có nhiều khả năng gặp được sinh viên để thực hiện quá
trình khảo sát.
+ Công cụ xử lý thông tin: Sau khi điều tra bằng bảng hỏi, tác giả thu lại các
phiếu trả lời và sử dụng phần mềm SPSS for window 13.0 để xử lý số liệu. Với


16

phương pháp này các chỉ tiêu đưa ra trong bảng hỏi được xử lý nhằm cho ra thực
trạng nhu cầu trợ giúp xã hội của sinh viên trường Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí
Minh.
c. Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để bổ sung thêm các thông tin
cần thiết liên quan đến đề tài nghiên cứu.
 Phương pháp quan sát
- Mục đích: Quan sát những biểu hiện về thái độ, cảm xúc, lời nói, hành vi cũng
như những nhu cầu cần được trợ giúp của sinh viên Khoa Điện - Điện lạnh.
- Nội dung:
+ Quan sát những cử chỉ, thái độ và lời nói của sinh viên đối với bạn bè và các
thầy giáo, cô giáo.
+ Quan sát thái độ và hành vi của sinh viên trong giờ học trên lớp, mốc thời
gian các em đến lớp vào đầu buổi học, số ngày đi học của các em trong tuần.
- Phương pháp:
+ Quan sát hoạt động học tập của sinh viên Khoa Điện - Điện lạnh trên lớp,
người nghiên cứu tiến hành quan sát trên 3 lớp bất kỳ thuộc 3 khóa học khác nhau.
Mỗi một buổi học người nghiên cứu chọn quan sát trong 1 tiết học và trong quá trình
1 tháng liên tục.

+ Ghi chép các hoạt động học tập của sinh viên như cách thức sinh viên trao
đổi với nhau về nội dung bài học, cách thức sinh viên trao đổi với giáo viên, khả năng
tập trung nghe giảng, quan sát giờ sinh viên đến lớp. Bên cạnh đó, người nghiên cứu
cịn quan sát các em tìm tư liệu và đọc sách tại thư viện, khi các em liên hệ với văn
phịng khoa, phịng Đào tạo, Phịng Cơng tác học sinh - sinh viên (CTHSSV), Trung
tâm tuyển sinh và hỗ trợ việc làm (TTTS&HTVL), Trung tâm bồi dưỡng kỹ năng
nghề và quan hệ doanh nghiệp (TT BDKNN&QHDN).
 Phương pháp phỏng vấn sâu
- Mục đích: Khai thác tối đa có chiều sâu những thông tin cần thiết từ người
được phỏng vấn.


17

- Nội dung:
+ Công cụ thu thập thông tin: Người nghiên cứu chuẩn bị sẵn chủ đề phỏng
vấn, có thể sử dụng thêm hình thức phỏng vấn theo ngữ cảnh, và quá trình phỏng vấn
được trao đổi trực tiếp tại văn phòng làm việc của giáo viên chủ nhiệm và cán bộ (làm
việc tại văn phòng, trung tâm và khoa). Quá trình phỏng vấn diễn ra trong khoảng 60
phút.
+ Yêu cầu của phương pháp này là:
 Người được phỏng vấn sâu đồng ý trả lời bảng hỏi, với trạng thái tỉnh
táo, vui vẻ.
 Phỏng vấn trực tiếp từng cá nhân tại văn phịng khoa, phịng, trung tâm
để trao đổi thơng tin.
- Phương pháp:
+ Người nghiên cứu tiến hành chọn phỏng vấn sâu với giáo viên chủ nhiệm và
cán bộ (làm việc tại văn phòng, trung tâm và khoa), đây là những người thường xuyên
làm việc trực tiếp với sinh viên trong quá trình sinh viên học tập tại trường.
+ Tiếp xúc sơ khởi với người được phỏng vấn, nói rõ mục đích của cuộc phỏng

vấn, xác định lịch hẹn và công việc thuận lợi cho từng người.
+ Thực hiện các cuộc phỏng vấn theo lịch hẹn.
+ Ghi chép dữ liệu có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến tiến trình của
cuộc phỏng vấn.
+ Phân tích kết quả, q trình này được thực hiện sau khi các cuộc phỏng vấn
kết thúc. Mục đích mơ tả một cách có hệ thống những thông tin ghi nhận được nhằm
làm dữ liệu cho đề tài nghiên cứu.
d. Phương pháp công tác xã hội nhóm
- Mục đích: Phương pháp cơng tác xã hội nhóm tạo ra cảm giác được thuộc về
nhóm cho các sinh viên - đối tượng mà nghiên cứu muốn hướng đến. Được tham gia
vào sinh hoạt nhóm, sinh viên có những trải nghiệm được thuộc về nhóm. Thơng qua
các tương tác giúp sinh viên thấy mình cũng quan trọng và có giá trị.


18

- Nội dung: Phương pháp cơng tác xã hội nhóm giúp sinh viên có cơ hội thực
hành thay đổi hành vi trước khi thực hiện những hành vi đó trong các tình huống thực
tiễn ở mơi trường học đường. Trong q trình sinh hoạt nhóm, sự tương tác qua lại
giữa các thành viên trong nhóm sẽ tạo ra sự gắn kết, sinh viên có thể tự giúp đỡ lẫn
nhau và cảm nhận được trách nhiệm của người khác đối với mình. Thơng qua các
hoạt động nhóm bày tỏ và chia sẻ những kinh nghiệm, sinh viên có thể được trợ giúp
để phát hiện ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Việc tự giải quyết được những
vấn đề hàng ngày tại trường học góp phần tạo cho sinh viên sức mạnh và nghị lực để
xác định đúng hướng đi và tiếp tục theo đuổi đam mê của mình.
- Phương pháp: Phương pháp cơng tác xã hội nhóm sẽ được tiến hành theo 4
giai đoạn cụ thể:
+ Giai đoạn chuẩn bị và thành lập nhóm: Bao gồm các nhiệm vụ chính đó là
xác định mục đích hỗ trợ nhóm, đánh giá khả năng thành lập nhóm, thành lập nhóm,
định hướng cho các thành viên trong nhóm, thỏa thuận nhóm, chuẩn bị mơi trường,

và viết đề xuất nhóm.
+ Giai đoạn nhóm bắt đầu hoạt động: Tiến hành làm rõ mục đích hỗ trợ của
nhân viên công tác xã hội, xây dựng mục tiêu nhóm, thảo luận đưa ra ngun tắc bảo
mật thơng tin, định hướng phát triển nhóm, dự đốn các khó khăn cản trở…
+ Giai đoạn can thiệp: Tổ chức các chương trình hoạt động theo kế hoạch, thu
hút sự tham gia của các thành viên, làm việc với các thành viên đối kháng.
+ Giai đoạn kết thúc: Giải quyết những cảm xúc của các thành viên, giảm sự
phụ thuộc vào nhóm, lập kế hoạch hành động cho tương lai và tiến hành chuyển giao.
9. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
a. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ thêm lý luận về nhu cầu trợ
giúp xã hội của sinh viên nói chung và sinh viên trường Cao đẳng nghề Thành phố
Hồ Chí Minh nói riêng, vai trị của nhân viên xã hội trong việc trợ giúp sinh viên.


19

b. Ý nghĩa thực tiễn
Tác giả mong muốn kết quả nghiên cứu của đề tài là một tài liệu có ích cho công
tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy, học tập của các giảng viên, sinh viên, học viên
Cao học trong trường Đại học và cho việc ứng dụng vào thực tế.
Nghiên cứu cung cấp những kết quả thực tế về thực trạng nhu cầu trợ giúp xã hội
của sinh viên trường Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó giúp nhà trường
hiểu được tầm quan trọng của nhân viên xã hội trong việc trợ giúp sinh viên, đồng
thời xây dựng những chính sách hỗ trợ hiệu quả và cần thiết, phù hợp với nhu cầu
của sinh viên tại trường.
10. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu
tham khảo, đề tài được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về cơng tác xã hội nhóm nhằm giải quyết

nhu cầu trợ giúp xã hội của sinh viên
1.1.

Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

1.1.1. Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow
1.1.2. Lý thuyết hệ thống sinh thái
1.1.3. Lý thuyết nhận thức xã hội của Albert Bandura
1.2.

Các khái niệm chính sử dụng trong nghiên cứu

1.2.1. Công tác xã hội
1.2.2. Công tác xã hội nhóm
1.2.3. Sinh viên và các quy định pháp luật có liên quan
1.2.4. Nhu cầu và nhu cầu trợ giúp xã hội
1.3.

Đặc điểm tâm sinh lý cơ bản của sinh viên

1.3.1. Đặc điểm sinh lý
1.3.2. Đặc điểm tâm lý
1.3.3. Đặc điểm xã hội
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội nhóm đối với sinh viên
1.4.1. Gia đình


20

1.4.2. Nhà trường

1.4.3. Môi trường sống
1.4.4. Năng lực của nhân viên công tác xã hội
Chương 2: Thực trạng nhu cầu trợ giúp xã hội của sinh viên Khoa Điện Điện lạnh trường Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Trường Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh
2.1.2. Khoa Điện - Điện lạnh
2.2. Khách thể nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Khách thể nghiên cứu
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.3. Nhu cầu trợ giúp xã hội của sinh viên Khoa Điện - Điện lạnh Trường
Cao đẳng nghề TP.HCM
2.3.1. Những khó khăn thường gặp trong cuộc sống của sinh viên
2.3.2. Nhu cầu được trợ giúp của sinh viên về những vấn đề khó khăn mà sinh
viên gặp phải
2.3.3. Cách thức giải quyết những vấn đề khó khăn trong cuộc sống của sinh
viên.
2.3.4. Những yếu tố thúc đẩy sinh viên tìm kiếm sự trợ giúp cho vấn đề khó
khăn của bản thân
2.3.5. Những nơi sinh viên tìm kiếm sự trợ giúp
2.4. Những thuận lợi - khó khăn của sinh viên Khoa Điện - Điện lạnh Trường
Cao đẳng nghề TP.HCM trong việc tiếp cận các trợ giúp xã hội
Chương 3: Cơng tác xã hội nhóm trong việc hỗ trợ sinh viên giải quyết nhu
cầu trợ giúp xã hội
3.1. Phương pháp cơng tác xã hội nhóm
3.2. Kế hoạch can thiệp dự kiến
3.1.1. Mục tiêu và nhiệm vụ can thiệp
3.1.2. Thời gian và kế hoạch can thiệp cụ thể


21


3.3. Hoạt động thực hiện can thiệp
3.3.1. Giai đoạn chuẩn bị và thành lập nhóm
3.3.2. Giai đoạn nhóm bắt đầu hoạt động
3.3.3. Giai đoạn can thiệp
3.3.4. Giai đoạn kết thúc


×