Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Thực trang nhà trọ và khả năng đáp ứng nhu cầu ở của sinh viên làng đại học quốc gia thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.06 MB, 138 trang )

[Type here]

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐÔ THỊ HỌC

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP
TRƯỜNG NĂM 2018

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG NHÀ TRỌ
VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU Ở CỦA SINH VIÊN
LÀNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trương Thanh Thảo
Nhóm sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Tố Uyên (chủ nhiệm)
Nguyễn Thị Huỳnh Như
Hồ Yến Trang
Võ Thành Tài

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐỀ TÀI THAM DỰ GIẢI THƯỞNG CƠNG TRÌNH NCKH XUẤT SẮC
NĂM 2018, ĐHQG – TPHCM

Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Tố Uyên

MSSV: 1556170088


THỰC TRẠNG NHÀ TRỌ
VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU Ở CỦA SINH VIÊN
LÀNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

GVHD: Th.s Trương Thanh Thảo

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐỀ TÀI THAM DỰ GIẢI THƯỞNG CƠNG TRÌNH NCKH XUẤT SẮC
NĂM 2018, ĐHQG – TPHCM

THỰC TRẠNG NHÀ TRỌ
VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU Ở CỦA SINH VIÊN
LÀNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chủ nhiệm đề tài:
Nguyễn Thị Tố Uyên
Thành viên tham gia: Nguyễn Thị Huỳnh Như
Hồ Yến Trang
Võ Thành Tài

MSSV: 1556170088
MSSV: 1556170048
MSSV: 1556170082
MSSV: 1556170057

GVHD: Th.s Trương Thanh Thảo


Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong khoảng thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “ Thực trạng nhà
trọ và khả năng đáp ứng nhu cầu ở của sinh viên làng Đại học quốc gia thành phố Hồ
Chí Minh” Nhóm nghiên cứu đã nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến và chỉ bảo tận
tình của thầy cơ, gia đình và bạn bè.
Trước hết nhóm nghiên cứu muốn cảm ơn đến quý thầy cô trong Khoa Đô thị
học đã cung cấp và truyền đạt những kiến thức nền tảng quý báu cũng như hỗ trợ về mặt
vật chất lẫn tinh thần trong q trình nhóm thực hiện đề tài nghiên cứu.
Đặc biệt, nhóm nghiên cứu xin gửi lịng biết ơn chân thành đến ThS. Trương
Thanh Thảo - giảng viên hướng dẫn đề tài đã dành nhiều thời gian và tâm huyết để chỉ
bảo, giải đáp những thắc mắc và giúp đỡ nhóm trong suốt thời gian thực hiện khảo sát
cũng như hồn thành bài nghiên cứu. Q trình làm việc với cô đã truyền nhiều kinh
nghiệm cũng như cảm hứng giúp nhóm nhận ra những khuyết điểm để hồn thiện bài
làm tốt hơn.
Nhóm nghiên cứu xin chân thành gửi lời cảm ơn đến ThS. KS Nguyễn Hồng
Mỹ Lan- Phó trưởng khoa Đơ thị học. Trong q trình làm bài cơ đã tận tình hỗ trợ nhóm
về mặt chun mơn, kỹ thuật khi sử dụng phần mềm QGIS vào đề tài.
Nhóm nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn đến các cô chú chủ các phòng trọ và các
bạn sinh viên được nhóm nghiên cứu, khảo sát phỏng vấn đã nhiệt tình giúp đỡ để nhóm
có thể dễ dàng thu thập được số liệu cho bài nghiên cứu được khách quan và đáng tin
cậy hơn.
Cuối cùng, do kiến thức và kinh nghiệm cịn hạn chế nên khơng thể tránh khỏi
những thiếu sót trong bài nghiên cứu khoa học, nhóm nghiên cứu mong nhận được sự
đóng góp q báo từ q thầy cơ và các bạn để giúp nhóm hồn thiện hơn trong lĩnh
vực nghiên cứu này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 10 năm 2018


Nhóm nghiên cứu


MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................2
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................................3
2.1. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu ..........................................................4
3.1. Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................4
3.2. Khách thể nghiên cứu ...........................................................................................4
4. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................4
5. Giả thuyết nghiên cứu..................................................................................................6
6. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................6
6.1. Thu thập và phân tích thơng tin thứ cấp ...............................................................6
6.2. Thu thập và phân tích thơng tin sơ cấp .................................................................7
7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ........................................................................8
7.1. Ý nghĩa khoa học ..................................................................................................8
7.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................................9
.......................................................................................................................................10
PHẦN 2: NỘI DUNG ...................................................................................................11
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................................11
1.1. Một số khái niệm liên quan.................................................................................11
1.1.1. Khái niệm “sinh viên” ..................................................................................11
1.1.2. Khái niệm “nhà ở”........................................................................................11
1.1.3. Khái niệm nhà trọ (phòng trọ)......................................................................12
1.1.4. Khái niệm nhu cầu .......................................................................................13
1.2. Điều kiện tối thiểu cho các phịng trọ .................................................................14
1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................17
1.3.1. Tổng quan nghiên cứu trong nước ...............................................................17

1.3.2. Tình hình nghiên cứu ngồi nước ................................................................22
1.4. Sự lựa chọn vấn đề nghiên cứu ...........................................................................23
1.5. Các lý thuyết tiếp cận..........................................................................................24


1.5.1. Lý thuyết hành vi người tiêu dùng ...............................................................24
1.5.2. Lý thuyết lựa chọn hợp lý ............................................................................27
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NHÀ TRỌ SINH VIÊN ..........................30
2.1.

Mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu.....................................................................30

2.2. Đánh giá tổng quan về cơ sở vật chất của nhà trọ sinh viên tại khu vực làng Đại
học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh .......................................................................33
2.3.

Đánh giá các điều kiện an tồn, an ninh, vệ sinh mơi trường tại khu nhà trọ

sinh viên làng ĐHQG TP.HCM .................................................................................44
2.4.

Tiểu kết chương II ..........................................................................................49

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ.................................................................51
TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN Ở TRỌ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ......................................................................................51
3.1. Các yếu tố sở thích cá nhân ................................................................................53
3.1.1. Yếu tố nấu ăn ...............................................................................................53
3.1.2. Yếu tố không gian riêng tư...........................................................................54
3.1.3. Yếu tố bạn bè, người thân ............................................................................56

................................................................................................................................56
3.2. Yếu tố di chuyển .................................................................................................57
3.3. Yếu tố giá ............................................................................................................60
3.4. Tiểu kết chương III .............................................................................................63
CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU Ở CỦA SINH VIÊN
Ở LÀNG ĐẠI HỌC.......................................................................................................65
4.1. Đánh giá môi trường sống ..................................................................................65
4.1.1. Nhu cầu về học tập .......................................................................................65
4.1.2. Nhu cầu về không gian nghỉ ngơi, thư giãn .................................................66
4.1.3. Nhu cầu về gặp gỡ bạn bè, người thân .........................................................67
4.1.4. Nhu cầu về an ninh.......................................................................................68
4.1.5. Nhu cầu về quản lý khu trọ ..........................................................................69
4.2. Đánh giá về cơ sở vật chất ..................................................................................70
4.3. Đánh giá về số lượng nhà trọ trong khu vực ......................................................71
4.4. Tiểu kết chương IV .............................................................................................72


PHẦN III: KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ .................................................................74
Kết luận..........................................................................................................................74
Khuyến nghị ..................................................................................................................75
Giải pháp 1: Đề xuất ứng dụng tìm kiếm nhà trọ tại làng ĐHQG TP.HCM .............75
Giải pháp 2: Xây chung cư mini dành cho sinh viên .................................................76
Giải pháp 3: Giải pháp chung cho mơ hình nhà trọ giá rẻ tại TP.HCM ....................78
Các hạn chế của đề tài ...................................................................................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT



Cao đẳng

ĐH

Đại học

ĐHQG – HCM

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

KHTN

Khoa học Tự nhiên

KHXH&NV

Khoa học Xã hội và Nhân văn

KTX

Ký túc xá

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


CNTT

Cơng Nghệ Thơng Tin

BK

Bách Khoa

Tr

Trang

H

Hình


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1:Tỷ lệ sinh viên nam và nữ ở nhà trọ trong khu vực làng ĐHQG ..................... 30
Bảng 2: Sinh viên các trường Đại học thuê trọ tại làng ĐHQG ................................... 30
Bảng 3: Tỷ lệ sinh viên đang học các năm thuê trọ tại làng ĐHQG ............................ 32
Bảng 4 : Các loại hình phịng trọ tại làng ĐHQG ......................................................... 34
Bảng 5: Các loại hình phịng trọ cho th tại khu vực chợ Nhân Văn làng ĐHQG .... 35
Bảng 6: Các loại hình phịng trọ tại khu vực Đường Vành đai làng ĐHQG ................ 35
Bảng 7:Diện tích của các loại phòng trọ trong khu vực làng ĐHQG ........................... 35
Bảng 8: Diện tích phịng trọ tại khu vực chợ Nhân văn làng ĐHQG ........................... 36
Bảng 9: Diện tích phịng trọ được kháo sát tại khu vực Đường Vanh đai làng
ĐHQG ............................................................................................................................ 37
Bảng 10: Chiều rộng cửa chính của phịng trọ sinh viên tại làng ĐHQG .................... 37

Bảng 11: Chất liệu cửa chính của phịng trọ sinh viên tại làng ĐHQG........................ 38
Bảng 12: Chiều rộng cửa chính của các phịng trọ tại khu vực chợ Nhân văn làng ĐHQG
....................................................................................................................................... 38
Bảng 13: Chất liệu cửa chính các phịng trọ tại khu vực chợ Nhân văn làng ĐHQG .. 39
Bảng 14: Chiều rộng của chính cửa phịng trọ tại khu vực đường Vành đai làng ĐHQG
....................................................................................................................................... 40
Bảng 15: Chất liệu làm cửa chính của các phòng trọ tại khu vực đường vành đai làng
ĐHQG ............................................................................................................................ 40
Bảng 16: Vật liệu lát nền của phòng trọ sinh viên làng ĐHQG ................................... 41
Bảng 17: Vật liệu lát nền của phòng trọ tại khu vực chợ Nhân văn làng ĐHQG ........ 41
Bảng 18: Vật liệu lát nền phòng trọ khu vực Đường vành đai Làng ĐHQG ............... 42
Bảng 19: Vách tường của phòng trọ sinh viên tại làng ĐHQG .................................... 43
Bảng 20: Vách tường của các phòng trọ tại khu vực chợ Nhân văn làng ĐHQG ........ 43
Bảng 21: Vách tường của các phòng trọ tại khu vực đường vành đai làng ĐHQG ..... 44
Bảng 22: Độ hài lòng về an ninh của sinh viên thuê trọ ............................................... 45
Bảng 23: Mức độ hài lịng về an tồn cháy nổ, PCCC ................................................. 46
Bảng 24: Mức độ hài lòng về an toàn về hệ thống điện ............................................... 47
Bảng 25: Mức độ hài lịng về chất lượng vệ sinh mơi trường ...................................... 47


Bảng 26: Mức độ hài lòng về nhà trọ đáp ứng điều kiện học tập ................................. 65
Bảng 27: Mức độ hài lịng về khơng gian thư giản, nghỉ ngơi ..................................... 66
Bảng 28: Mức độ hài lịng về khơng gian để gặp gỡ bạn bè, người thân ..................... 67
Bảng 29:Mức độ hài lòng về an ninh ............................................................................ 68
Bảng 30: Mức độ hài lòng về quản lý khu nhà trọ ....................................................... 69
Bảng 31: Các đặc điểm của phòng trọ ở khu 1 và khu 2 .............................................. 70


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Bản đồ tổng thể khu vực nghiên cứu ................................................................. 4

Hình 2: Bản đồ khu vực nghiên cứu 1 ............................................................................ 5
Hình 3: Bản đồ khu vực nghiên cứu 1 ............................................................................ 6
Hình 4 : Bản đồ chỉ khu vực 2 ngơi chợ ở làng ĐHQG TP.HCM................................ 59
Hình 5: Bản đồ mô tả thực trạng các điểm trọ làng ĐHQG TP.HCM ......................... 75


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Mức đồ trung bình mức độ ưu tiên các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn
thuê trọ của sinh viên ..................................................................................................... 52
Biểu đồ 2: Tỷ lệ sinh viên đã ở ký túc xá và chưa từng ở ký túc xá ............................. 53
Biểu đồ 3: Thể hiện nguyên nhân không ở ký túc xá ................................................... 52
Biểu đồ 4: Thể hiện tỷ lệ nguyên nhân đã từng ở KTX ................................................ 54
Biểu đồ 5: Thể hiện nguyên nhân quyết định ở trọ ....................................................... 54
Biểu đồ 6: Biểu đồ thể hiện tình trạng ở trọ hiện nay của sinh viên............................. 56
Biểu đồ 7: Thể hiện khoảng cách di chuyển ................................................................. 57
Biểu đồ 8: Thể hiện bình quân số tiền các bạn sinh viên có được trong một tháng ..... 61
Biểu đồ 9: Thể hiện chi phí sinh hoạt các bạn sinh viên có được trong một tháng ...... 62


PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập kéo theo đó các
nhu cầu về chất lượng sống của con người cũng ngày một tăng. Trong đó, chỗ ở được
coi như một yếu tố quan trọng trong đời sống con người. Khi có một nơi ở ổn định, phù
hợp thì con người mới có thể sinh hoạt, nghỉ ngơi để tái tạo lại sức lao động, tinh thần,...
Tại Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, giáo dục
lớn nhất nhì cả nước, nơi thu hút một lượng lớn nguồn nhân lực có chất lượng cao đến
học tập và làm việc. Vì vậy, việc đảm bảo chỗ ở cho nguồn nhân lực này cũng là một
vấn đề quan trọng cần được quan tâm.
Trong các nguồn lực để phát triển xã hội thì nhân lực đóng vai trị quyết định.

Nguồn nhân lực của Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay rất đa dạng, trong đó có một lực
lượng đang được đào tạo để cho ra thị trường lao động tương lai trong các lĩnh vực mà
xã hội cần đến, mà chúng ta khơng thể qn nhắc đến đó chính là sinh viên, đây là lực
lượng lao động trẻ, năng động, tiếp thu nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh từ hơn 20 năm trước đã hình thành một khu đơ thị
Đại học quốc gia để tập trung đào tạo sinh viên của một số trường đại học trên địa bàn
thành phố với quy mô và các phương tiện giảng dạy, đào tạo chất lượng cao nhằm mang
lại nguồn nhân lực tương lai cho đất nước có chất lượng tốt nhất. ĐHQG-TPHCM thu
hút một lượng lớn sinh viên từ nhiều nơi trên cả nước và cả du học sinh nước ngoài đến
học tập, việc đáp ứng nơi ở cho sinh viên được ĐHQG-TPHCM hết sức quan tâm, cho
nên ký túc xá ĐHQG-TPHCM đã được hình thành từ năm 2000, nay là một trong những
ký túc xá lớn của Việt Nam. Ký túc xá rộng 50,77 ha, gồm khu A và khu B, có tổng số
gần 30.000 chỗ ở sẵn sàng phục vụ cho nhu cầu sinh viên không chỉ của ĐHQG-TPHCM
với những mức giá hợp lý và các dịch vụ thiết yếu cho từng loại phịng ở. Có thể thấy
ký túc xá là một lựa chọn thích hợp để phục vụ cho nhu cầu ở của sinh viên nhưng hiện
tại thì khu vực tại Khu đô thị Đại học quốc nhiều sinh viên vẫn lựa chọn ở trọ thay vì ở
ký túc xá.
Sinh viên là nguồn bổ sung trực tiếp cho lực lượng lao động tri thức của nước nhà,
những người đang và sẽ tiếp xúc với những tiến bộ của xã hội, nếu không được sinh
2


sống trong một mơi trường xã hội lành mạnh, ít nhiều sẽ bị tác động đến q trình xã
hội hóa cá nhân của họ. Cá nhân đó sẽ có những hành vi lệch lạc so với chuẩn mực xã
hội do mơi trường xung quanh tác động. Có thể thấy việc nâng cao đời sống cho sinh
viên là hết sức quan trọng và cần thiết, trong đó nơi ở phải được đặt lên vị trí hàng đầu.
Bởi vì, nhà ở là nơi để con người có thể phát triển thể chất và tinh thần của mình, nơi
mà sinh viên có thể tự học tập, chuẩn bị bài vở mỗi ngày lên giảng đường, rèn luyện sức
khỏe đảm bảo cho việc học tập, sinh hoạt. Hiện nay, tại Khu đô thị ĐHQG–TPHCM số
lượng sinh viên đang sinh sống trong những khu nhà trọ quanh khu vực vẫn tương đối

khá nhiều. Liệu những khu nhà trọ này có đáp ứng được nhu cầu của sinh viên cũng như
đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của nhà nước chưa?
Chính vì những lý do trên nhóm nghiên cứu đã quyết định chọn đề tài “Thực trạng
nhà trọ và khả năng đáp ứng nhu cầu ở của sinh viên làng Đại học quốc gia” để tìm hiểu
về thực trạng của các khu nhà trọ tại khu vực, những thực trạng này có ảnh hưởng gì
đến chất lượng cuộc sống của sinh viên (học tập, sinh hoạt, …), các nguyên nhân mà
sinh viên lại quyết định ở trọ mặc dù có ký túc xá. Từ đó, nhóm muốn đem lại một cách
nhìn khái qt nhất về thực trạng nhà trọ cho sinh viên tại làng Đại học nói riêng và
những khu vực khác trong TPHCM nói chung, tìm hiểu những ý kiến, những mong
muốn của sinh viên về nơi ở thích hợp cho cuộc sống sinh viên như thế nào và sau cùng
tìm ra những giải pháp mang tính tham khảo để có thể ứng dụng vào thực tế.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng về phân bổ, số lượng và chất lượng nhà trọ tại khu vực làng
Đại học quốc gia TP. HCM.
Phân tích khả năng mà các khu nhà trọ tại khu vực làng Đại học quốc gia có thể
đáp ứng được nhu cầu ở về mặt vật chất và tinh thần cho các sinh viên đang học tập và
sinh sống tại khu vực làng ĐHQG-HCM.
Đề xuất một số giải pháp phù hợp đối với vấn đề nhà ở của sinh viên.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khảo sát thực trạng nhà trọ của sinh viên ở làng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh hiện nay.
3


Thu thập và tìm hiểu thơng tin về nhà trọ mà sinh viên đang ở cũng như nguyên
nhân sinh viên quyết định ở nhà trọ.
Đánh giá khả năng hiện có của khu vực trong việc đáp ứng nhu cầu nhà trọ của
sinh viên ở làng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nhà trọ và khả năng đáp ứng nhu cầu về nhà
trọ đối với sinh viên làng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của bài là sinh viên đang theo học các trường thuộc khối
ĐHQG-HCM và sinh viên các trường Đại học lân cận hiện đang sinh sống trong khu
vực làng đại học (được giới hạn trong phạm vi nghiên cứu).
4. Phạm vi nghiên cứu
Đại học Quốc gia Thành phố Hố Chí Minh với diện tích mặt bằng là 643,7 ha,
nằm trên địa bàn của 2 khu vực: quận Thủ Đức của Thành phố Hố Chí Minh và Thị xã
Dĩ An của Bình Dương. Trong đó diện tích của của Thủ Đức lá 121,7 ha và diện tích
Bình Dương là 522 ha.
Sau khi tiếp cận đối tượng nghiên cứu, nhóm nghiên cứu chúng tơi đã giới hạn lại
hai khu vực chiếm tỉ lệ nhà trọ cao nhất trên địa bàn nghiên cứu. Hai khu vực được chọn
ước tính có 1.314 phịng và 3.942 người.

Hình 1: Bản đồ tổng thể khu vực nghiên cứu
Nguồn: Nhóm nghiên cứu thực hiện trên phần mềm QGIS
4


Khu vực 1: Nằm ở phía sau trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Đại
học Khoa học Tự nhiên: 872 phòng trọ với 2.619 người thuê nhà trọ (phần lớn là sinh
viên).

Hình 2: Bản đồ khu vực nghiên cứu 1
Nguồn: Nhóm nghiên cứu thực hiện trên phần mềm QGIS
Khu vực này đang nằm trong diện giải tỏa theo quyết định của ĐHQG TPHCM,
so với các khu vực khác trên địa bàn đây là khu vực có nhà trọ xây dựng lâu đời nhất
ngay từ khi các trường thuộc hệ thống ĐHQG chuyển từ trung tâm thành phố ra Thủ

Đức thì các dãy nhà trọ ở đây đã được xây dựng.
Khu vực 2: Là khu dân cư mới nằm phía sau khu vực ký túc xá Khu A ĐHQG
nằm ở đường vành đai Tân Lập: 442 phòng trọ, 1323 người thuê nhà trọ (phần lớn là
sinh viên).

5


Hình 3: Bản đồ khu vực nghiên cứu 1
Nguồn: Nhóm nghiên cứu thực hiện trên phần mềm QGIS
Khu vực này nằm thuộc khu dân cư Tân Lập mới được xây dựng khoảng từ năm
2003-2004. Chính vì thế nhà trọ trong khu vực này tương đối mới và sạch sẽ tiện nghi
theo chính vì thế giá thành cũng có sự chênh lệnh hơn so với khu 1.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Giải thuyết 1: Nhà trọ sinh viên ở làng đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
chưa đạt tiêu chuẩn theo Quyết định số 17/2006/QĐ-BXD ngày 07/06/2006, quy định
tạm thời về điều kiện tối thiểu của nhà ở cho người lao động thuê để ở.
Giải thuyết 2: Yếu tố giá cả là yếu tố mà sinh viên quan tâm nhất khi đi thuê trọ.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Thu thập và phân tích thơng tin thứ cấp
Tham khảo, tìm kiếm nhiều nguồn tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến nhà
trọ sinh viên dựa vào đó để lấy thơng tin, có được định hướng hợp lý cho bài nghiên
cứu.
Tra cứu, tham khảo thông tin từ các bài báo trên các tạp chí chuyên ngành,
Internet.
6


Tham khảo tài liệu tại thư viện các trường Đại học như: Thư viện Khoa học Tổng
hợp TP.HCM, Thư viện Trung tâm Đại học Quốc gia TP.HCM, Thư viện trường Đại

học Khoa học Xã Hội và Nhân văn TP.HCM, Thư viện Khoa Đô thị học - trường Đại
học Khoa học Xã Hội và Nhân văn TP.HCM.
6.2. Thu thập và phân tích thơng tin sơ cấp
Phương pháp quan sát thực địa

-

Chúng tôi sẽ quan sát 61 mẫu tương ứng với 61 điểm trọ trong khu vực nghiên
cứu. Kết quả quan sát được sử dụng làm hình ảnh để minh chứng, xem xét tình trạng
nhà trọ sinh viên ở làng đại học như thế nào. Từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá về nơi ở
của sinh viên hiện nay ở làng đại học.
Phương pháp phỏng vấn sâu

-

Phỏng vấn 5 sinh viên để lấy ý kiến, và hiểu được đánh giá của sinh viên về thực
trạng môi trường sống ở nhà trọ, nơi họ đang sinh sống và nhà trọ hiện nay có đáp ứng
được các nhu cầu của sinh viên hay khơng. Những thơng tin thu thập được sẽ giúp nhóm
nghiên cứu hiểu rõ hơn về đặc điểm cũng như những suy nghĩ của sinh viên về nhà trọ
nói chung.
Phỏng vấn 4 chủ nhà trọ để biết được số lượng và chất lượng nhà trọ hiện nay có
đáp ứng được đủ cho sinh viên làng ĐHQG hay không, đồng thời hiểu rõ về những khó
khăn trong việc quản lý nhà trọ của những người chủ.
Phương pháp điều tra bảng hỏi

-

Thực hiện khảo sát bằng bảng hỏi với số lượng 150 trường hợp. Mẫu được chọn
theo phương pháp phi xác suất, chọn mẫu thuận tiện. Mẫu được chia đều cho hai khu
vực, mỗi khu vực 75 mẫu. Việc chia đều này giúp cho nhóm dễ dàng trong q trình so

sánh số liệu giữa hai khu vực được chọn nhằm có sự so sánh giữa nhà trọ trong khuôn
viên làng đại học và nhà trọ tại khu giáp ranh; mỗi phòng trọ sẽ hỏi 1 người, khảo sát
thêm 150 mẫu online1 các sinh viên ở ký túc xá.
Phân tích: sử dụng chủ yếu là phương pháp thống kê mơ tả, phân tích, tổng hợp tài
liệu, phân tích số liệu tổng hợp được từ các bảng hỏi.

1

Phụ lục 2, tr 6

7


Xử lý số liệu: số liệu sau khi thu về sẽ được mã hóa, làm sạch sau đó tổng hợp số
liệu. Bước tiếp theo sử dụng phương pháp thống kê mô tả và sử dụng phần mềm SPSS
để xử lý số liệu.
Phương pháp phân tích đa tiêu chí dựa vào ứng dụng GIS và AHP

-

Khái niệm GIS
Hệ thống thông tin địa lý bắt đầu hình thành vào cuối thập niên 50 trên thế giới, và
du nhập vào Việt Nam vào những năm 80. Có rất nhiều khái niệm về GIS:
Theo Burrough, 1986 định nghĩa: “GIS là một công cụ mạnh dùng để lưu trữ và
truy vấn, biến đổi và hiển thị dữ liệu không gian từ thế giới thực cho những mục tiêu
khác nhau”.
Theo Aronoff, 1993 định nghĩa: “GIS là một hệ thống gồm các chức năng: nhận
dữ liệu, quản lý và lưu trữ dữ liệu, phân tích dữ liệu, xuất dữ liệu”.
Theo Clarke, 1995 định nghĩa: “GIS là hệ thống thông tin địa lý tự động thu thập,
lưu trữ dữ liệu, truy vấn, phân tích và hiển thị dữ liệu không gian”.

Khái niệm AHP (Analytic Hierarchy Process): Là một phương pháp đưa ra quyết
định, nó đưa ra thứ tự sắp xếp của những chỉ tiêu và nhờ vào đó người quyết định có
thể đưa ra quyết định cuối cùng hợp lý nhất.2
Trước tiên, chúng tôi sẽ khảo sát các tiêu chí có ảnh hưởng đến sự quyết định chọn
nhà trọ dựa vào 3 nhóm tiêu chí chính: Cơ sở vật chất, mức độ an tồn, giá cả. Sau đó,
mỗi tiêu chí được gán một trọng số thể hiện mức độ đạt chuẩn của nhà trọ được xác định
bằng phương pháp phân tích phân cấp AHP. Cuối cùng một quy trình xử lý dữ liệu trong
mơi trường GIS được thiết lập để thành lập lớp dữ liệu vị trí điểm trọng số, được chồng
từ các lớp dữ liệu tiêu chí. Quy trình này được áp dụng để xác định vị trí điểm trọ.
7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
7.1. Ý nghĩa khoa học
Đóng góp thêm vào các nghiên cứu thuộc lĩnh vực nhà ở nói chung và nhà cho
thuê nói riêng.
Làm tư liệu học tập cho sinh viên Đơ thị học.

2

Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội: “Các khoa học trái đất và Môi trường”, Tập 32, Số 2S (2016) 206-216)

8


7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trước hết thông qua đề tài nghiên cứu chúng tơi có cơ hội được làm quen với các
phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và giúp cho nhóm nghiên cứu có dịp được trải
nghiệm thực tế.
Đề tài cũng đóng góp cho xã hội nói chung, lãnh đạo các ban, ngành chức năng,
nhà trường, địa phương nơi sinh viên đang sống thấy được thực trạng và nhu cầu ở của
sinh viên để đề ra những chương trình, hành động cụ thể hơn trong việc chăm lo đến đời
sống của sinh viên đặc biệt trong vấn đề nhà ở.

Đề tài cũng đưa ra các nhận định có tính tham khảo giúp cho việc quy hoạch lại
khu vực nhà trọ trong làng Đại học, quy hoạch về địa điểm, bố trí khơng gian kiến trúc
trong xây dựng đúng với tiêu chuẩn Bộ xây dựng đề ra.
Đề tài cung cấp những thông tin về cơ sở vật chất, điều kiện mơi trường sống,
những đặc tính về nhà trọ cho các bạn sinh viên trong quá trình tìm kiếm chỗ ở phù hợp.
8. Tính mới của đề tài
So với các đề tài nghiên cứu trước đây về vấn đề nhà trọ sinh viên làng ĐHQGTPHCM thì đề tài “ Thực trạng nhà trọ và khả năng đáp ứng nhu cầu ở của sinh viên
làng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chi Minh” đã bổ sung thêm các thông tin sau:
Đề tài cung cấp cho người đi thuê trọ bản đồ phân bố các khu vực nhà trọ trọng
điểm ở làng ĐHQG, đồng thời bản đồ thể hiện các thông tin về cơ sở vật chất, giá cả,
môi trường sống, khoảng cách di chuyển giúp cho người đi thuê trọ có cái nhìn khách
quan và lựa chọn phù hợp với ngân sách của người đi thuê.
Chỉ ra những đặc điểm chính về loại hình nhà trọ có thể đáp ứng được nhu cầu ở
của sinh viên, trong đó phân tích đặc biệt đến yếu tố giá cả.
Đưa ra đánh giá hiện trạng nhà trọ đang cung cấp cho sinh viên hiện nay, so sánh với
tiêu chuẩn về nhà trọ của Bộ Xây dựng.

9


9. Khung phân tích

TIÊU CHUẨN BỘ XÂY DỰNG

PHƯƠNG PHÁP
THU THẬP DỮ
LIỆU THỨ CẤP

CÁC KHÁI NIỆM


-

PHƯƠNG PHÁP
THU THẬP DỮ
LIỆU SƠ CẤP

ĐÁNH GIÁ

KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG
QUAN SÁT
PHỎNG VẤN SÂU

THỰC
TRẠNG

KHẢ NĂNG
ĐÁP ỨNG

- Cơ sở vật
chất, thiết
kế, cấu trúc
phịng trọ

- Mơi trường sống:
Nhu cầu học tập,
nghỉ ngơi, giao tiếp,
an ninh, quản lý
- Cơ sở vật chất
- Số lượng


KHUYẾN NGHỊ

10

-

HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA
LÝ GIS (Phần mềm QGIS)
PHẦN MỀM THỐNG KÊ SPSS
TỔNG HỢP THÔNG TIN
PHỎNG VẤN SÂU

YẾU TỐ
TÁC ĐỘNG ĐẾN
LỰA CHỌN

LÝ THUYẾT
LỰA CHỌN
HỢP LÝ

-

LÝ THUYẾT
HÀNH VI
NGƯỜI TIÊU

Sở thích
Việc di chuyển
Giá
Cơ sở vật chất và

tiện nghi

DÙNG


PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm “sinh viên”
Thuật ngữ sinh viên có nguồn gốc từ tiếng La Tinh “student” có nghĩa là người
làm việc, học tập, nhiệt tình, người đi tìm kiếm, khai thác tri thức. Nó được dùng cùng
nghĩa tương đương với từ “Student” trong tiếng Anh, “Etudiant” trong tiếng Pháp và “
Cmgenm” trong tiếng Nga. Sinh viên là để chỉ những người học ở bậc đại học và phân
biệt với học sinh đang theo học ở bậc phổ thông.
Theo ngôn ngữ Hán Việt, từ sinh viên được diễn nghĩa ra là người bước vào cuộc
sống, cuộc đời. Còn theo Từ điển tiếng Việt, khái niệm sinh viên được dùng để chỉ người
học ở bậc đại học3. Theo Quy chế công tác học sinh, sinh viên trong các trường đào tạo
của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì sinh viên là người đang theo học hệ đại học và cao đẳng.
Qua đó có thể hiểu khái niệm theo một cách đơn giản: sinh viên là những người
đang theo học tại các trường đại học và cao đẳng.
1.1.2. Khái niệm “nhà ở”
Theo từ điển Tiếng Việt, nhà ở là cơng trình có mái, tường bao quanh, cửa ra vào
để ở, sinh hoạt văn hóa, xã hội hoặc cất giữ vật chất tài sản, phục vụ cho hoạt động cá
nhân, tập thể của con người.
Luật nhà ở năm 2014 định nghĩa: “Nhà ở là cơng trình xây dựng với mục đích để
phục vụ nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân” (Điều 3, khoản 1).
Trong điều 3 của Luật nhà ở 2014 có một định nghĩa liên quan đó là nhà ở thương
mại: “Nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua
theo cơ chế thị trường” (Khoản 4).
Khái niệm “Nhà ở cho thuê”

Hiện nay vẫn chưa tìm thấy một định nghĩa nào về nhà ở cho thuê trong văn bản
pháp luật. Tuy nhiên ở khoản 4 điều 3 của Luật nhà ở có định nghĩa nhà ở thương mại:
“Nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua
theo cơ chế thị trường”
Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng, 1977

3

11


Cụm từ cho thuê, cho thuê mua xuất hiện, ngầm hiểu nhà ở thương mại cũng là
một hình thức nhà ở cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường. Điều này được giải
thích ở khoản 17 điều 4 của Luật nhà ở 2014 như sau:
“ Thuê mua nhà ở là việc người thuê mua thanh toán trước cho bên cho mua 20%
giá trị của nhà ở thuê mua, trừ trường hợp th mua có điều kiện thanh tốn trước thì
được thanh tốn khơng q 50% giá trị nhà ở th mua; số tiền cịn lại được tính thành
tiền thuê nhà để trả hàng tháng cho bên thuê mua trong một thời gian nhất định sau khi
hết hạn thuê mua nhà ở và khi đã trả hết số tiền cịn lại thì người th mua có quyền sở
hữu đối với nhà ở đó”.
Trong các quy định về nhà ở cũng như giao dịch ở đều xuất hiện hai thuật ngữ
“bên thuê, thuê mua” và “bên cho thuê, cho thuê mua” đây là hai bộ phận cấu thành
nên nhà ở cho thuê. Theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP có ghi “Người thuê nhà ở xã
hội không được cho thuê lại hoặc chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong thời
gian thuê nhà theo hợp đồng đã ký với bên cho thuê.”(Khoản 3, điều 19). Từ đó cho
thấy việc thuê nhà có điều kiện ràng buộc hai bên cho thuê và được th.
Thuật ngữ “nhà ở cho th” có lẽ khơng cịn lạ với mọi người, nó được sử dụng
rộng rãi nhưng chưa có định nghĩa chính thức. Từ những định nghĩa liên quan trên, nhóm
tác giả có thể hiểu được đặc điểm của loại hình này quan trọng là phải có hai nhân tố là
bên thuê và bên cho thuê. Bên cho thuê chuyển quyền sử dụng nhà cho bên thuê trong

một khoảng thời gian nhất định và tuân thủ các điều kiện thống nhất giữa hai bên được
thể hiện hợp đồng.
Có nhiều hình thức th nhà khác nhau trong đó nhà trọ cũng là hình thức nhà ở
cho th, và đây có lẽ là loại hình nhà ở rất quen thuộc dành cho các bạn sinh viên.
1.1.3. Khái niệm nhà trọ (phòng trọ)
Trong Tiếng Anh “hotel”, “hostel” và “motel” đều là chỉ cho nơi ở trọ tạm cho
khách. Trong đó “hotel” mang nghĩa là khách sạn, các dịch vụ phòng ở đây được nâng
cấp cao hơn các nhà trọ, nhà nghỉ. “Motel” mang nghĩa là nhà trọ, nhà nghỉ cho khách
ở tạm qua đêm và “hostel” dạng nhà trọ giá rẻ, có nhiều phịng trọ, có thể được bố trí
giường tầng trong phịng tương tự như loại hình ký túc xá của sinh viên “Dormitory”.

12


Theo từ điển tiếng Việt “nhà trọ” là nhà có phòng, giường chuyên cho khách thuê
ngủ trọ4.
Theo kết quả nghiên cứu luận văn cử nhân của sinh viên Lê Khánh Hưng khoa Đơ
thị học trường Đại học KHXH&NV thì phịng trọ gồm hai loại:
- Phòng trọ trong căn hộ: Loại hình phịng trọ có hình thức giống như phịng ở
trong khách sạn, về bản chất giống như từng căn hộ riêng lẻ nhưng bên trong
từng căn hộ có nhiều phịng, thường có nhà vệ sinh riêng, khơng gian nấu nướng
hoặc là dùng chung tùy thuộc vào không gian trong căn hộ.
- Phòng trọ đơn (dạng xây theo dãy): của tư nhân hoặc chủ đầu tư xây dựng, xây
theo dãy nhiều phịng với cùng một kiểu và diện tích xác định. Là hình thức nhà
thuê đơn giản, thường xây dựng bên trong hoặc phía sau nhà của chủ th, có
hình thức dãy, một dãy, hai dãy song song hay đối diện. Kết cấu loại hình nhà
này thường đơn giản, trong mỗi phịng có nhà vệ sinh riêng và khơng gian nấu
nướng tùy vào diện tích mà mỗi phịng cịn có thể xây thêm gác lửng.
1.1.4. Khái niệm nhu cầu5
Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện

vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ
nhận thức, mơi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu
khác nhau.
Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được. Nhu
cầu tối thiểu hay cịn gọi là nhu yếu đã được lập trình qua quá trình rất lâu dài tồn tại,
phát triển và tiến hóa.
Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động. Nhu cầu càng cấp bách thì khả
năng chi phối con người càng cao. Khi kiểm soát được nhu cầu đồng nghĩa với việc có
thể kiểm sốt được cá nhân (trong trường hợp này, nhận thức có sự chi phối nhất định:
nhận thức cao sẽ có khả năng kiềm chế sự thoả mãn nhu cầu).
Nhu cầu của một cá nhân, đa dạng và vô tận. Về mặt quản lý, người quản lý chỉ
kiểm sốt những nhu cầu có liên quan đến hiệu quả làm việc của cá nhân. Việc thoả mãn

4
5

Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng, 2003
Theo từ điển bách khoa toàn thư: />
13


nhu cầu nào đó của cá nhân đồng thời tạo ra một nhu cầu khác theo định hướng của nhà
quản lý, do đó người quản lý ln có thể điều khiển được các cá nhân.
Nhu cầu chi phối mạnh mẽ đến đời sống tâm lý nói chung, đến hành vi của con
người nói riêng. Nhu cầu được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu ở nhiều lĩnh
vực khác nhau trong đời sống, xã hội.
Đặc trưng của nhu cầu:
-

Không ổn định, biến đổi.


-

Năng động.

-

Biến đổi theo quy luật.

-

Không bao giờ thỏa mãn cùng một lúc mọi nhu cầu.

-

Ham muốn không có giới hạn.

Các loại nhu cầu:
-

Vật chất: nhu cầu bẩm sinh (thở, đói, tình dục).

-

Nhu cầu thơng thường (ăn, uống, khơng khí, bài tiết).

-

Cảm xúc: tình thương u, tán thành, kính trọng, thừa nhận.


-

Xã hội: giáo dục, tơn giáo, giải trí.

Mức độ nhu cầu:
-

Mức thứ nhất - Lịng mong muốn.

-

Mức thứ hai – Tham.

-

Mức thứ ba - Đam mê.

Biểu hiện nhu cầu: Hứng thú, Ước mơ, Lý tưởng.
1.2. Điều kiện tối thiểu cho các phòng trọ
Quyết định số 17/2006/QĐ-BXD ngày 07/06/2006 Quy định tạm thời về điều kiện
tối thiểu của nhà ở cho người lao động thuê để ở có quy định rõ ràng về điều kiện tối
thiểu khi xây phòng cho thuê.
Điều 4. Điều kiện tối thiểu đối với một phịng ở
1. Diện tích sử dụng phịng ở khơng được nhỏ hơn 9m2 ; chiều rộng thơng thủy
của phịng tối thiểu không dưới 2,40m; chiều cao thông thủy của phịng ở chỗ
thấp nhất khơng dưới 2,70m.
2. Diện tích sử dụng bình qn cho mỗi người th để ở khơng nhỏ hơn 3m2
(khơng tính diện tích khu phụ).
14



×