Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Tính sang tạo trong dệt của người cơ ho cil trong bối cảnh phát triển du lịch ở thị trân lạc dương, huyện lạc dương, tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 52 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NHÂN HỌC

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP
TRƯỜNG NĂM 2019
ĐỀ TÀI:

TÍNH SÁNG TẠO TRONG DỆT CỦA NGƯỜI CƠ
HO CIL TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Ở THỊ TRẤN LẠC DƯƠNG, HUYỆN LẠC DƯƠNG,
TỈNH LÂM ĐỒNG
Nhóm sinh viên thực hiện:
Chủ nhiệm: Lương Nguyễn Kim Hoàng
Thành viên: Lê Thị Ý Nhi

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2019


ĐHQG-HCM
Trường
ĐHKHXH&NV

Ngày nhận hồ

Do P.QLKH-DA ghi
Mẫu: SV 00

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP
TRƯỜNG
NĂM HỌC 2018 - 2019



Tên đề tài: TÍNH SÁNG TẠO TRONG DỆT CỦA NGƯỜI CƠ
HO CIL TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở THỊ
TRẤN LẠC DƯƠNG, HUYỆN LẠC DƯƠNG, TỈNH LÂM
ĐỒNG

Thành phần tham gia thực hiện đề tài
TT

Họ và tên

Chịu trách
nhiệm

1.
.

1 Nguyễn Kim Hoàng
Lương

Chủ nhiệm

2.

Lê Thị Ý Nhi

Tham gia

3.


Tham gia

4.

Tham gia

5.

Tham gia

Điện thoại

Email

0944255718


TP.HCM, tháng 05 năm 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LƯƠNG NGUYỄN KIM HOÀNG
LÊ THỊ Ý NHI

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG NĂM 2018 - 2019

Tên đề tài : TÍNH SÁNG TẠO TRONG DỆT CỦA NGƯỜI CƠ
HO CIL TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở THỊ TRẤN LẠC

DƯƠNG, HUYỆN LẠC DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG

KHOA/BỘ MÔN: NHÂN HỌC
NGÀNH : NHÂN HỌC PHÁT TRIỂN
Người hướng dẫn: ThS Trần Ngân Hà
Gv Lê Thị Mỹ Dung

TP.HCM, 2019


DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài
Dệt từ lâu không phải là một chủ đề mới lạ, nó được các nhà nghiên cứu khai
thác rất nhiều khi họ nghiên cứu về một tộc người.
Cộng đồng tộc người Cơ Ho là một cộng đồng hội tụ nhiều nét văn hóa riêng
biệt của nhiều nhóm người như Srê, Cil, Lạch, Co Don,.. họ nói ngữ hệ Mơn-Khmer1
. Người Cơ Ho tập trung một nhóm người sinh sống ở huyện Lạc Dương, cụ thể là
ở thị trấn Lạc Dương phần đơng chỉ có hai nhóm Cơ Ho Cil và Cơ Ho Lạch sinh
sống chủ yếu, trong đó, bên cạnh những nét chung của cộng đồng Cơ Ho, mỗi nhóm
người như Cil và Lạch có những nét văn hố khác biệt và rất đặc sắc của riêng nhóm
mình. Đặc biệt, đối với nhóm người Cơ Ho Cil, dệt thổ cẩm là một nét văn hố đặc
trưng tộc người, họ làm bằng thủ cơng rất công phu từ việc phối màu đến dệt họa
tiết.
Bên cạnh đó, khi nghiên cứu tài liệu hay cả khi đi thực địa, tôi cũng đã nhận thấy
dệt bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau làm cho nghề dệt ngày càng giảm sút về
số lượng sản phẩm cũng như người dệt, điều đó khiến cho việc nghiên cứu về dệt
dễ bị nhìn nhận rằng nó đang bị mai một và cần được bảo tồn như một di sản văn
hóa [Võ Tấn Tú, 2017:38]. Có ba yếu tố chính gây tác động đến dệt như: việc truyền
nghề gặp nhiều khó khăn do thế hệ trẻ người Cil đang có xu hướng khơng tiếp nhận
kế thừa văn hóa truyền thống; giá thành cao vì những sản phẩm dệt của người Cil

hầu hết được gia công bằng tay và họ phối màu làm hoa văn rất tỉ mỉ vì thế mà
những sản phẩm mà họ làm ra giá thành không hề rẻ; hay bị canh tranh bởi các sản
phẩm tộc người khác tiêu biểu là thổ cẩm của người Chăm, sản phẩm Chăm có một
lợi thế mà có thể chiếm thị trường tiêu thụ từ sản phẩm dệt của người Cil ở chỗ giá
thành rẻ.

1

Bùi Minh Đạo, Vũ Thị Hồng (2003), Dân tộc Cơ Ho ở Việt Nam, NXB. , trang 20 - 29 .


Tuy đứng trước nhiều yếu tố như vậy nhưng dệt vẫn là sản phẩm tộc người góp
phần thu hút khách du lịch. Bởi vì nó là điểm đặc trưng nổi bật của người Cil đi đôi
với việc phát triển cà phê, người Cil họ liên tục thay đổi sáng tạo thêm trong quá
trình dệt để đạt được những sản phẩm bắt mắt khách du lịch, khi tôi đi thực địa có
biết được những người dệt khi dệt xong tấm vải, họ thường đem ra tiệm may để may
thành một bộ đồ hay may thành giỏ, ví để đem bán thay vì để một tấm khăn lớn, hay
có người họ khơng dùng sợi len mà họ thay bằng sợi chỉ mỏng để làm tăng độ mềm
mại cho tấm khăn choàng.
Mặc khác, kể cả khi đi dạo dọc đường Lang Biang rất dễ bắt gặp thấy rất nhiều
người dân địa phương họ sử dụng tấm khăn dệt (Ui) để choàng giữ ấm cơ thể hay
là để quàng con, cháu trên lưng. Hình ảnh đó sẽ thu hút rất nhiều sự chú ý từ những
vị khách phương xa tới đây có mong muốn khám phá về những điều đặc trưng thú
vị của mảnh đất đất này, đó cũng là một điểm để làm tăng sức hút của sản phẩm dệt
vì nó là một tặng phẩm từ vùng cao nguyên mang một nét văn hóa truyền thống của
người dân vùng núi. Bê cạnh đó, chúng tôi được biết các mặt hàng sản phẩm người
Cil có sự thay đổi mẫu mã cũng như loại sản phẩm để phục vụ cho du lịch, chúng
tôi nhận thấy rằng nghề dệt của người Cil có khả năng phát triển khi được đặt trong
bối cảnh du lịch. Chính vì thế mà chúng tôi mới chọn thực hiện đề tài tính sáng tạo
trong dệt người Cil trong phát triển triển du lịch ở thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc

Dương, tỉnh Lâm Đồng.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Mặc dù có thể nói, chủ đề dệt của cộng đồng các dân tộc Việt Nam không phải
là một chủ đề mới, nhưng những bài đi sâu vào nghiên cứu về mảng dệt của người
Cil thì khơng nhiều, phần lớp tập trung vào nghiên cứu cộng đồng dân tộc Co ho mà
nhóm Cil là một nhóm nhỏ trong số đó.
Tuy nhiên, để tìm hiểu về văn hóa xã hội hay những vấn đề tộc người của
Cil, đã có rất nhiều sách xuất bản với từ khóa Cơ Ho mà trong đó người Cil được
mô tả lồng ghép với nhiều tộc người khác, các vấn đề về tổ chức kinh tế xã hội, hơn
nhân gia đình, sinh kế của cộng đồng người Cơ Ho được mô tả rất chi tiết qua các


tác phẩm Người KơHo ở Lâm Đồng, chủ biên Phan Ngọc Chiến [2005], cuốn sách
này tổng hợp rất nhiều bài viết khác nhau nghiên cứu về nhóm người KơHo của
nhiều tác giả mà đứng đầu là Phan Ngọc Chiến, NXB Trẻ, hay tác phẩm Văn hóa
truyền thống Cơ Ho của Kim Ngọc, Hoàng Tuấn Cư [2011], tập trung nhiều vào
văn hóa tộc người, những nét văn hóa đặc trưng như các lễ hội, trang phục, ẩm thực
của cộng đồng tộc người, ấn phẩm của NXB Văn hóa dân tộc – Hà Nội, và thứ ba
có thể nhắc đến Dân tộc Cơ ho ở Việt Nam của NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội 2003. Những tác phẩm kể trên có thể đem lại những cái nhìn đa diện trong văn hóa
xã hội của người Cil nói riêng và cộng đồng người Cơ ho nói chung.
Phát triển du lịch là một đề tài được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, ở các nước
trên thế giới có rất nhiều bài nghiên cứu về nhiều khía cạnh này, trong đó có bài viết
Occupying the Centre: Handicraft Vendors, Cultural, Vitality, Commodification,
and Tourism in Cusco, Peru ( Tạm dịch: Chiếm giữ trung tâm: người bán hàng thủ
cơng, văn hóa, sức sống, hàng hóa và du lịch ở Cusco, Peru) của hai tác giả Linda
J. Seligmann and Daniel Guevara, bài viết cho thấy vai trị khơng thể chối bỏ của
những người bán hàng thủ công trong du lịch, những vị khách du lịch mong muốn
trải nghiệm những điều mới lạ và những người bán hàng thủ cơng ln biết cách tạo
ra những nét văn hóa đẹp đẽ, tinh tế trong các mặt hàng và tính tốn giả cả hợp lý
đáp ứng cho khách du lịch. Trong “Tourism and the development of handicraft

production in the Maltese islands” (Tạm dịch: Du lịch và sự phát triển của sản phẩm
dệt tại hòn đảo Maltese) của Markwisk nghiên cứu ngành công nghiệp thủ công tại
đảo Maltese trong bối cảnh du lịch lại hịn đảo này. Ơng đi sâu vào nghiên cứu mối
quan hệ giữa du lịch và các ngành công nghiệp thủ công với lập luận cho rằng sự
phát triển của nền công nghiêp thủ công truyền thống liên quan đến q trình thương
mại hóa bao gồm thương mại hóa tự phát và thương mại hóa được tài trợ theo khung
lý thuyết của E. Cohen. Tại Việt Nam, mối quan tâm đến khía cạnh du lịch ngày
một tăng, trong đó có bài “Sự chân thật” của văn hóa trong du lịch: Biểu diễn cồng
chiêng và sự kiến tạo văn hóa của người Lạch tại thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc
Dương, tỉnh Lâm Đồng của Ts Trương Thị Thu Hằng, bài viết tập trung tìm hiểu sự


kiến tạo văn hóa, thơng qua đó cho thấy được “sự chân thật” của văn hóa chủ nhà
trong du lịch được bộc lộ thế nào trong nhận thức của các chủ nhân văn hóa này
trong bối cảnh du lịch văn hóa tại thị trấn Lạc Dương. Nhìn chung có thể thấy, đặt
sản phẩm văn hóa tộc người torng bối cảnh du lịch để thơng qua đó nhìn thấy được
bản sắc cộng đồng là mối quan tâm chính của ba bài viết trên.
Tiếp đến, để đi sâu vào tìm hiểu về tồn bộ q trình dệt truyền thống của người
Cil có bài viết Nghề dệt cổ truyền của người Cil ở huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
của Võ Tấn Tú đăng trong tạp chí khoa học xã hội – số 1/2017, đây là bài viết mơ
tả chi tiết nhất tồn bộ quy trình bằng những tài liệu thơng qua những chuyến đi
điền dã. Trong bài viết chia làm hai phần, phần đầu mơ tả về quy trình dệt truyền
thống gồm các bước trồng bông, chọn đất, kéo sợi, nhuộm màu, lắp khung và dệt
vải, phần hai tác giả viết về thực trạng và xu hướng của nghề dệt của người Cil đang
bị giảm sút vì khơng cạnh tranh nổi với những mặt hàng cơng nghiệp. Ngồi ra,
cùng chủ đề này có bài viết Nghề dệt vải của người Cơ-ho Chil của Ngọc Lý Hiển
[2010] NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội. Tác phẩm này cũng mơ tả q trình dệt vải
truyền thống của người Cil từ trồng bông, nhuộm màu, dệt vải đến việc kiêng cữ và
truyền nghề, nhưng tác phẩm này khác bài viết của Võ Tấn Tú ở điểm nó trình bày
hiện trạng nghề dệt vải của người Cơ-Ho Cil từ năm 1960 đến nay và những giải

pháp bảo tồn nghề trong bối cảnh trước bài viết của Võ Tấn Tú.
Sau khi nghiên cứu những tài liệu kể trên, tôi đã nhận thấy, những bài viết về
dệt chỉ đang ở bước mơ tả về nó như một nét văn hóa của tộc người nhưng lại chưa
nghiên cứu nó trong một bối cảnh cụ thể, chịu sự tác động của một vấn đề cụ thể,
đồng thời những bài viết đi sâu về q trình dệt của người Cil đều có xu hướng xem
nghề dệt của người Cil như là một thứ nghề truyền thống bị đóng khung, cần duy
trì, bảo tồn [Võ Tấn Tú, 2017:38] . Với đề tài nghiên cứu về Dệt của người Cil trong
phát triển du lịch của tôi sẽ mô tả rõ nét nghề dệt trong phát triển du lịch thơng qua
tiến trình sáng tạo của người dân để giữ nghề.
3. Mục tiêu nghiên cứu


Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này nhằm trả lời cho câu hỏi về quá trình dệt của
người Cil gắn với bối cảnh phát triển du lịch làm nổi bật việc dệt là quá trình tạo ra
sản phẩm văn hóa tộc người đặc trưng của người Cơ Ho Cil. Thơng qua đó chúng
tơi có thể nhìn thấy được tiến trình sáng tạo của họ để nâng cao sản phẩm dệt, điều
đó giải thích cho việc dệt trở thành một điểm thu hút du lịch.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu gồm:
Điền dã dân tộc học:
Chúng tôi đã thực hiện một chuyến điền dã vào ngày 23/08/2018 –
25/08/2018 để tiến hành quan sát, tìm hiểu, khai phá bước đầu trong vấn đề dệt,
thông qua chuyến đi tôi đã thu thập được những dữ liệu hữu ích để phát triển đề tài.
Lần thứ hai chúng tôi đi vào ngày 07/12/2019 - 10/12/2019, thời điểm này
đang là thời điểm sắp đến giáng sinh, giáng sinh là một trong những ngày lễ lớn
trong năm của những cộng đồng theo đạo công giáo hay tin lành, thường được ví
như tết của người dân vì thế mà người dân họ sẽ chuẩn bị mọi thứ để đón giáng sinh.
Đồng thời đây là thời điểm cuối năm, đây là thời điểm mà mọi người thường chọn
để đi du lịch, một là để giải tỏa sau một năm làm việc căng thẳng, hai, đây là thời
điểm mà không khí ở Lạc Dương tương đối lạnh, rất thích hợp để đổi bầu khơng

khí, tạo cảm giác mới mẻ. Lần điền dã này, tôi đã leo bộ lên Lang Biang để xem
việc bán đồ thổ cẩm trên đó như thế nào.
Lần thứ ba chúng tôi thực hiện chuyến điền dã vào ngày 13/01/2019 –
18/01/2019, thời gian này là thời gian đầu năm, vì nối liền với khoảng thời gian cuối
năm lượng khách du lịch tìm đến đây rất đơng, mùa xuân đến hoa đào ở vùng đất
Tây Nguyên này sẽ nở, thời điểm tuyệt vời nhất để du lịch, ngắm cảnh quan. Chúng
tơi tìm hiểu về tình hình du lịch hiện nay ở thị trấn thông qua việc quan sát và quá
trình làm việc với ủy ban ngày 14/01/2019 và tìm hiểu sâu hơn về các loại sản phẩm
dệt.


Lần cuối chúng tôi đi vào ngày 31/3/2019- 04/04/2019, chúng tơi đi với mục
đích bổ sung những dữ liệu cịn thiếu cho bài nghiên cứu của mình. Tìm hiểu về cô
nghệ nhân duy nhất ở B’Nơ C và những cô đi bán đồ thổ cẩm.
Quan sát tham dự:
Lần điền dã đầu tiên, khu vực quan sát chính của tơi trong chuyến thực địa là
tổ dân phố B’Nơ C và quan sát được quá trình người Cil lắp khung dệt, phối
màu len, và dệt vải, đồng thời tơi cũng có quan sát được các trục đường ở thị
trấn Lạc Dương, và mức độ sử dụng những sản phẩm dệt của người Cil trong
thị trấn.
Lần thứ hai, chúng tôi quan sát kỹ hơn vào quy trình dệt tạo ra sản phẩm của
người Cil, và chia nó ra từng giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu, dệt, bán hàng.
Tôi leo bộ lên đỉnh Ra Đa trên Lang Biang để quan sát những người dệt trên
đó và cách thức mà họ trao đổi giới thiệu hàng cho khách. Sau đó, tơi tìm đến
nhà một hộ dệt trong tổ dân phố B’Nơ C để tìm hiểu tiếp về cách dệt và những
loại nguyên liệu cô dùng. Thời điểm này khi chúng tôi đến, lượng khách du
lịch đến đây rất đông, như quán K’Ho Coffe vừa tiếp một đồn khách xong lại
có một đồn khách mới tới, công việc làm không xuể.
Lần thứ ba, chúng tôi đi quan sát dọc thị trấn để quan sát về cuộc sống cộng
đồng đồng thời tìm những nơi bán đồ thổ cẩm. Và chúng tơi có một buổi trao

đổi với người bên Ủy ban thị trấn về tình hình kinh tế, xã hội ở đây. Tơi tìm
đến thơng tín viên cũ để trao đổi sâu về những sản phẩm dệt và nguồn ra của
nó. Và khơng khác gì so với lần hai, lần thứ ba tơi ở địa bàn thì lượng khách
du lịch khơng có dấu hiệu giảm đi.
Lần cuối cùng chúng tơi đến và tìm kiếm những cơ dệt thổ cẩm bổ sung thêm
tư liệu cho bài nghiên cứu của mình.
Phỏng vấn sâu:
Trong đợt thực địa lần thứ nhất, tơi đã phỏng vấn sâu phi cấu trúc với 5 thơng
tín viên (3 người được người quen giới thiệu và hai người là hỏi ngẫu nhiên)
và biết được có hai điểm tiêu thụ sản phẩm dệt của người Cil của tổ dân phố


B’Nơ C. Một điểm là được bày bán ngay trong quán K’ho Coffee, một điểm
nữa được nhiều người bỏ mối bán là trên đỉnh Lang Biang.
Vào lần điền dã thứ hai, tôi dựa vào mẫu snowball (mẫu dắt dây) để tiến hành
phỏng vấn sâu 3 người ( trong đó 1 người là thơng tín viên được giới thiệu, 1
người là thơng tín viên trên đỉnh Lang Biang, 1 người là thơng tín viên cũ),
theo kế hoạch, tơi phỏng vấn các thơng tín viên dựa theo các tiêu chí: vị trí
(chủ điểm thu mua thổ cẩm - các nghệ nhân dệt nhỏ lẻ), theo giới tính (nam
giới - nữ giới) và theo độ tuổi. Những tiêu chí lựa chọn thơng tín viên trên là
những tiêu chí quan trọng, nó là những nhân tố giúp tơi định hình và tìm kiếm
thơng tín viên một cách hợp lý hơn. Đồng thời, tại những điểm tụ nhiều khách
du lịch, tôi tiến hành quan sát những người buôn bán các mặt hàng dệt về các
loại sản phẩm dệt.
Lần thứ ba, chủ yếu tôi tập trung ở khu vực B’Nơ C, phỏng vấn 5 thông tin
viên (trong đó 2 thơng tín viên cũ, 2 thơng tín viên là những người dệt với tuổi
nghề cao và 1 người ở Ủy ban). Tôi phỏng vấn chị bên Ủy ban về tình hình du
lịch cũng như mối quan tâm của chính quyền địa phương đối với việt dệt. Sau
đó tơi phỏng vấn thơng tín viên là những người dệt trong khu về cách họ tạo
ra sản phẩm, những loại hoa văn hay màu sắc thường được sử dụng, những

loại sản phẩm nào có trước những sản phẩm nào mới được tạo ra gần đây.
Lần cuối cùng, chúng tơi tìm đến cô Tuyn, người được cả làng gọi là nghệ nhân
dệt duy nhất và giỏi nhất trong làng, những sản phẩm mà sau này mới xuất
hiện đều là do cô thực hiện trước rồi chỉ mọi người.
Ngồi ra, Nhóm chúng tơi cịn dùng phương pháp khai thác nguồn tài liệu thư tịch
từ những nhà nghiên cứu đi trước để điểm lại những khía cạnh có thể khai thác trong
chủ đề này.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu của đề tài là cộng đồng người Cil ở tổ
dân phố B’Nơ C ở thị Trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng


Phạm vi nghiên cứu: tổ dân phố B’Nơ C (Nơi được gọi là làng dệt của người Cil) ở
thị Trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
6. Đóng góp khoa học của đề tài/Ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Vận dụng khung lý thuyết về chủ thể sáng tạo được đặt
trong bối cảnh phát triển du lịch vào trong đề tài giúp tôi nhận thức rõ hơn về những
vấn đề căn cơ trong đề tài nghiên cứu.
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài mong muốn góp phần trở thành tư liệu tham khảo
về văn hóa tộc người Cơ Ho, đồng thời có thể trở thành tài liệu học tập cho những
mơn học có liên quan đến vấn đề du lịch.
7. Bố cục của đề tài
Đề tài sẽ được chia làm ba phần chính:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đây là chương thao tác hóa khái niệm và đưa ra khung lý thuyết cho cả bài. Trong
chương này chúng tôi làm rõ về các khái niệm như dệt của người Cil, du lịch và
khung lý thuyết dựa theo bài viết về “Sáng tạo truyền thống” của Gs Lương Văn
Hy và Trương Huyền Chi (2012).
1.1. Thao tác hóa khái niệm và khung lý thuyết
1.1.1. Dệt của người Cil

1.1.2. Du lịch
1.1.3. Sáng tạo truyền thống và tính chủ thể
1.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
1.2.1. Vị trí địa lý và dân cư
1.2.2. Các đặc điểm kinh tế - văn hóa – xã hội
CHƯƠNG 2: Q TRÌNH DỆT THỔ CẨM TRONG BỐI CẢNH PHÁT
TRIỂN DU LỊCH CỦA NGƯỜI CIL, THỊ TRẤN LẠC DƯƠNG, HUYỆN
LẠC DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG
Chương hai là là chương nhóm mơ tả kết quả nghiên cứu của mình, chúng tơi làm
rõ những thay đổi trong cộng đồng tộc người trên các mảng khí cạnh của cả một
quá trình dệt để làm bật lên những sự thay đổi.


2.1. Dệt trong bối cảnh du lịch ở thị trấn Lạc Dương
2.1.1. Tình hình phát triển du lịch ở thị trấn Lạc Dương
2.1.2. Dệt trong bối cảnh du lịch ở làng B’Nơ C
2.2. Quy trình dệt
2.2.1. Nguyên liệu và kỹ thuật dệt
2.2.2. Các loại sản phẩm dệt
2.3. Đầu ra của sản phẩm
2.3.1. Các điểm bán sản phẩm và hình thức buôn bán
2.3.2. Nhu cầu của khách du lịch và sử dụng sản phẩm tộc người cho du lịch
CHƯƠNG 3: TÍNH SÁNG TẠO CỦA NGƯỜI CIL TRONG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH Ở THỊ TRẤN LẠC DƯƠNG
Bàn luận sâu hơn, giải thích nguyên nhân của những sự thay đổi đó, giải thích dựa
trên khung lý giải về sáng tạo và tính chủ thể của cộng đồng, từ đó rút ra kết luận.
3.1. Bản sắc cộng đồng trong phát triển du lịch
3.2. Những thay đổi trong dệt của người Cil và ý thức giữ nghề trong bối cảnh
phát triển du lịch
Kết luận.



CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.1.

1.2.

Thao tác hóa khái niệm và khung lý thuyết
1.1.1.

Dệt của người Cil ……………………………………………….. 1

1.1.2.

Du lịch …………………………………………………………..

1.1.3.

Sáng tạo truyền thống và tính chủ thể …………………………... 2

1

Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
1.2.1. Vị trí địa lý và dân cư ……………………………………………..

5

1.2.2. Các đặc điểm kinh tế - văn hóa – xã hội …………………………… 6
CHƯƠNG 2

QUÁ TRÌNH DỆT THỔ CẨM TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN DU
LỊCH CỦA NGƯỜI CIL, THỊ TRẤN LẠC DƯƠNG, HUYỆN LẠC
DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG
2.1. Dệt trong bối cảnh du lịch ở thị trấn Lạc
2.1.1. Tình hình phát triển du lịch ở thị trấn Lạc Dương …………….

9

2.1.2. Dệt trong bối cảnh du lịch ở làng B’Nơ C ……………………...

11

2.2. Quy trình dệt
2.2.1. Nguyên liệu và kỹ thuật dệt …………………………………….. 12
2.2.2. Các loại sản phẩm dệt …………………………………………… 17
2.3. Đầu ra của sản phẩm
2.3.1. Các điểm bán sản phẩm và hình thức bn bán…………………. 22
2.3.2. Nhu cầu của khách du lịch và sử dụng sản phẩm tộc người cho du
lịch……………………………………………………………………………… 24
CHƯƠNG 3
TÍNH SÁNG TẠO CỦA NGƯỜI CIL TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở
THỊ TRẤN LẠC DƯƠNG


3.1. Bản sắc cộng đồng trong phát triển du lịch ……………………………. 28
3.2. Những thay đổi trong dệt của người Cil và ý thức giữ nghề trong bối cảnh
phát triển du lịch…………………………………………………………….... 30
KẾT LUẬN …………………………………………………………… 35
Tài liệu tham khảo …………………………………………………….


37


1

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Khung lý thuyết và thao tác hóa khái niệm
1.1.1. Dệt của người Cil
Kỹ thuật dệt truyền thống nói chung bao gồm hai yếu tố chính: tạo sợi vỏ cây và tạo
ra dụng cụ “đan lát” sợi như que dẫn, bàn dệt, máy dệt.1 Ngày nay, kỹ thuật dệt của
người Cil vẫn giữ nguyên các thao tác chính của nghề dệt nguyên thủy với việc sử
dụng khung dệt với để căng sợi, dùng con thoi gọi là “Tơn nrau trau brài” để đan
các sợi vải với nhau và tạo thành những hoa văn đặc trưng của tộc người. Dệt của
người Cil là một nghề thủ công truyền thống đã xuất hiện từ lâu đời và kỹ thuật đã
đạt đến trình độ tinh xảo.
Theo những nghiên cứu của Võ Tuấn Tú năm 2017 cho thấy rằng kỹ thuật
dệt cổ truyền của người Cil bao gồm các công đoạn: trồng bông, kéo sợi, nhuộm
sợi, dệt vải và sản phẩm. Tuy nhiên trước bối cảnh tồn cầu hóa cũng như sự phát
triển của cơng nghiệp và thương mại gần hai thập kỷ trở lại đây, số người biết dệt
giảm đi nhiều, các công đoạn giảm đi như trồng bông, kéo sợi, nhuộm sợi hiện nay
tại đây khơng cịn vì được thay thế bằng sợi công nghiệp nhưng kỹ thuật dệt vẫn
được lưu giữ. Hiện giờ người dân chỉ thực hiện một công đoạn duy nhất là dệt vải.
1.1.2. Du lịch
Du lịch, đây là một chủ đề đang được cộng đồng các nhà nghiên cứu trong
và ngoài nước quan tâm bởi bối cảnh phát triển du lịch hiện nay ảnh hưởng trực tiếp
đến đời sống văn hóa, xã hội của con người. Cụ thể việc hiện nay những điểm du
lịch nổi lên khắp nơi để đáp ứng nhu cầu về du lịch của con người. Vậy, du lịch là
gì mà khiến cho cộng đồng đều hướng đến nó. Đầu tiên phải nói du lich là một trải
nghiệm văn hóa2. Và theo Tổ chức Du lịch thế giới, Du lịch là một hiện tượng văn


1
2

/>
Seyed Sina Mousavi, Naciye Doratli, Seyed Nima Mousavi and Fereshte Moradiahari,
Defining Cultural Tourism, dẫn lại từ MacCannell (1993)


2

hóa, xã hội và kinh tế địi hỏi sự di chuyển của con người đến những quốc gia hay
những địa điểm khác bên ngoài khu vực sinh sống thường ngày của họ, những người
này được gọi là du khách (mà có thể là khách du lịch hoặc người đi chơi, người cư
trú hoặc không cư trú) và du lịch đã thực hiện những hoạt động đó cho họ, một số
trong đó có liên quan đến chi tiêu du lịch . Có ba loại hình chính của du lịch đó là
du lịch giải trí, du lịch kinh doanh, du lịch thăm hỏi bạn bè người thân. Loại hình
du lịch mà chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là du lịch văn hóa, vốn nằm trong du
lịch giải trí, du lịch văn hóa được xem như là một loại hình du lịch tự nhiên để hiểu
và trở nên gần gũi hơn với cách sống và lịch sử đặc thù ở cộng đồng thơng qua
những nhân tố văn hóa được thể hiện trong bối cảnh du lịch, những nhân tố đó bao
gồm thức ăn, giải trí, kiến trúc, nước uống, đồ dệt, những sản phẩm sản xuất hoặc
mỗi yếu tố đại diện cho đặc điểm của lối sống trong một điểm đến cụ thể[3].
Đây có thể nói là loại du lịch lơi cuốn khách du lịch đến với” “các địa điểm
hấp dẫn văn hóa, với mục đích thu thập thơng tin và trải nghiệm mới để đáp ứng
nhu cầu văn hóa của họ” ( Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm
với Môi trường và Xã hội, 2013)
1.2.3. Sáng tạo truyền thống và tính chủ thể
Sáng tạo truyền thống
Theo từ điển tiếng Việt, sáng tạo là khả năng tạo ra một điều gì đó mới, một

giải pháp, phương pháp, thiết bị hoặc sản phẩm nghệ thuật mới.
Tuy nhiên, sáng tạo khơng hẳn là tạo ra một cái mới hồn tồn và khác biệt
so với cái cũ mà cũng có thể là sự cải tiến dựa trên nền cái cũ thông qua một tiến
trình sáng tạo truyền thống. Tiến trình “liên quan đến sự thương thảo của nhiều chủ
thể với những tiếng nói đa dạng, đến nhiều hệ tư tưởng địa phương và xuyên địa
phương khác nhau, và đến những động thái phức tạp trong quan hệ đa chiều trong
cộng đồng địa phương cũng như giữa cộng đồng địa phương và nhà nước” ( Lương
Văn Hy & Trương Huyền Chi, 2012).
Luận điểm này của Gs Lương Văn Hy thông qua phân tích tiến trình tái lập
lễ hội cộng đồng tại làng Hoài Thị. Đầu tiên phải kể đến nỗ lực tu sửa không gian


3

lễ nghi công cộng một cách tự nguyện của người dân trong làng. Song song với nó
là những thay đổi trong cơ chế nghi lễ trong ngày hội làng, có “khá nhiều những
yếu tố được tạo dựng hoàn toàn mới, hoặc biến cải những yếu tố cũ theo những nội
dung hay hình thức mới hơn”. Cụ thể, những nghi thức cúng tế và đám rước của
ngày sự lệ xuất hiện khá nhiều những yếu tố như lễ khai mạc được tổ chức gần với
một chương trình lễ hội kiểu mẫu được phát trên truyền hình, có đồn cựu chiến
binh mặc quân phục vác cờ Tổ quốc trong đoàn rước thay vì cờ Lệnh như nghi thức
ngày xưa. Theo đó, ơng cho rằng những thay đổi đó thể hiện sự ảnh hưởng rõ rệt
của tiếng nói Nhà nước trong tiến trình tái lập lễ hội của cư dân Hoài Thị.
Trong khi trước đó, nhà nước chủ trương xem nhẹ và cho rằng các sinh hoạt
lễ nghi là hoạt động duy tâm cũng như không phù hợp với bối cảnh khoa học và
hiện đại của đất nước lúc bấy giờ. Đồng thời khi đó Nhà nước tập trung nguồn lực
giải quyết hình hình sau chiến tranh cho nên việc cúng tế và lễ hội là một hoạt động
phung phí tài vận quốc gia. Sau khi Nhà nước có những động thái cải cách kinh tế chính trị - xã hội, các chuyển biến trong các nghi lễ đã diễn ra. Có thể nói, tiến trình
sáng tạo truyền thống trong lễ hội ở làng Hoài Thị chịu tác động từ quan điểm và
các động thái hỗ trợ của Nhà nước. Chúng tôi cũng tìm thấy sự tương tự như vậy

khi nghiên cứu về tiến trình sáng tạo dệt của người Cil. Cụ thể, tiến trình sáng tạo
của người Cil hình thành trước hết dựa trên chủ trương của nhà nước lưu giữ và phát
triển nghề dệt ở khu vực B’nơ C cũng như mối quan hệ giữa các nghệ nhân truyền
thống với các cơ quan, ban ngành Văn hóa xã hội của địa phương.
Tính chủ thể
Điểm mấu chốt thứ hai góp phần vào phân tích tiến trình sáng tạo các sản
phẩm dệt của người Cil chính là tính chủ thể. Tính chủ thể “với điều kiện là một con
người và quá trình mà qua đó chúng ta trở thành một con người, nghĩa là, chúng ta
được hình thành như thế nào với tư cách là những chủ thể (về mặt sinh học và văn
hóa) và cá nhân đó trải nghiệm bản thân mình như thế nào ( bao gồm những điều
không thể mô tả được)”(Chris Barker, 2011). Xoay quanh tính chủ thể, chúng tơi
dùng một phần của lý thuyết cấu trúc hóa của Giddens về chủ thể hành động để làm


4

rõ vấn đề này. Cấu trúc hóa là q trình hai chiều qua đó chúng ta hình thành thế
giới xã hội thông qua hành động xã hôi của chúng ta, nhưng chính chúng ta bị định
hình lại bởi xã hội” (Giddens, 2009). Ông đưa ra thành tố quan trọng của lý thuyết
là chủ thể hành động, tức là“chính con người hình thành xã hội qua hành động xã
hơi của chính mình” (Nguyễn Xuân Nghĩa, 2017)
Như vậy, con người là chủ thể hành động trong việc kiến tạo nên xã hội xung
quanh họ và hành động của con người là những hành động có ý hướng, có chủ đích.
Theo Chris Barker, để hành động, con người phải có động cơ, phải có khả năng tác
động, phải có khả năng đánh giá và thông hiểu hành động đang diễn ra và phải giám
sát một cách phản tư, tức giám sát hành động và những bối cảnh hành động của
mình. Theo ơng, dịng chảy hành động của con người gây ra những kết quả nhất
định mà có thể có hoặc khơng đúng với mong đợi của người thực hiện hành động,
đôi khi những kết quả đó thốt ra khỏi sự kiểm sốt của chủ thể hoặc có các u tố
bên ngồi khác tác động vào. Những kết quả này sau đó tác động trở lại, trở thành

một điểu kiện ảnh hưởng các hành động tiếp theo của con người. Trong bài viết này,
người Cil hay cụ thể là các người thợ dệt, người bán hàng thổ cẩm và nghệ nhân
chính là chủ thể hành động chính trong tiến trình sáng tạo truyền thống của dệt người
Cil.
1.2. Tổng quan về thị trấn Lạc Dương:


5

1.2.1. Vị trí địa lí và dân cư

Thị trấn Lạc Dương, trực thuộc huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, là trung
tâm kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội của huyện.
Về vị trí địa lý và đia hình, huyện Lạc Dương nằm ở cực Bắc, trên vùng chóp
của cao nguyên Lâm Viên, là vùng cao nhất của tỉnh Lâm Đồng. Phía Đơng giáp
tỉnh Ninh Thuận và Khánh Hịa, phía Tây giáp huyện Lâm Hà và huyện Đam Rơng,
phía Nam giáp thành phố Đà Lạt, phía Bắc giáp với tỉnh Đắk Lắk. (UBND tỉnh Lâm
Đồng, 2001)
Lạc Dương là huyện miền núi có địa hình tương đối phức tạp với 3 dạng địa
hình chính là núi cao, đồi thấp đến trung bình và thung lũng. Nhìn chung, địa hình
nơi đây mấp mơ, lượn sóng hình thành do sự kiến tạo địa chất nâng lên thành vùng
chóp và thoải dần ở bốn phía.
Theo báo cáo UBND, thị trấn Lạc Dương năm 2017 có tổng số 1.283 hộ dân
với tổng số dân là 10.791 người. Trong số đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 52%
dân số với 5.526 nhân khẩu gồm đa số thuộc hai nhóm người Cơ Ho Cil và Cơ Ho
Lạch ( Ủy ban Nhân dân huyện Lạc Dương, 2017).
1.2.2. Điều kiện tự nhiên


6


Về khí hậu, Lạc Dương nằm trong vùng khí hậu ôn đới với độ cao so với mặt
nước biển từ 1.500 – 1.600m. Nhiệt độ trung bình hàng năm thấp (18 – 22 độ C),
tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất (16,40c), tháng năm có nhiệt độ trung bình
cao nhất (19,70c), nhiệt độ ổn định qua các mùa trong năm. Biên độ giao động giữa
ngày và đêm lớn ( 9 độ C). Một năm chia thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa
khô, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11, trung tâm của mùa mưa
vào tháng 8,9. Lượng mưa ở Lạc Dương trong năm thấp hơn các huyện phía Nam
của tỉnh. Mùa khơ có thời gian dài hơn mùa mưa, số ngày nắng trong năm từ 200 250 ngày. Độ ẩm trung bình của Lạc Dương từ 70 - 80%, tương đối thấp hơn so với
các huyện còn lại ( Ủy ban nhân dân thị trấn Lạc Dương, 2017)
Về đất đai và thổ nhưỡng, Lạc Dương có diện tích đất tự nhiên là 7013 hecta.
Đất có độ dốc chủ yếu dưới 18 độ, đất bazan nâu đỏ, chiếm 10 – 12% tổng diện tích
tồn huyện, phân bố tập trung ở khu vực phía Nam, Tây Bắc. Khả năng sử dụng tuỳ
thuộc vào độ dốc, tầng dày, khí hậu và điều kiện tưới mà có thể trồng cây lâu năm
như cà phê, chè, cây ăn quả…, ở những khu vực ít dốc có thể trồng hoa màu và cây
cơng nghiệp hàng năm.
1.2.2. Các đặc điểm kinh tế - văn hoá - xã hội
Với diện tích đất tự nhiên là 7013 hecta, trong đó hơn phân nửa là đất lâm
nghiệp với hơn 3842 hecta, và đất nông nghiệp hơn 2186 hecta, đặc trưng kinh tế
của thị trấn Lạc Dương chính là sản xuất Nông – Lâm nghiệp chiếm phần lớn trong
cơ cấu kinh tế vùng, bên cạnh thương nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và công chức…
Cụ thể, người dân nơi đây tập trung trồng cà phê, rau củ và hoa công nghệ cao. Mặc
dù có nhiều đồi, núi nhưng lâm sản khơng phải là một hình thức kinh tế của người
dân ở đây bởi vì địa phương này nằm trong khu dự trữ sinh quyển thế giới. Bên cạnh
đó, cư dân địa phương cịn có thể cải thiện thêm thu nhập từ việc khai thác bản sắc
văn hóa địa phương, những điểm du lịch Lang Biang và suối Vàng Đan Kia hay các
tụ điểm giao lưu biểu diễn cồng chiêng . Hiện tại, ở thị trấn có 10 nhóm sinh hoạt
cồng chiêng đang hoạt động, quy mô khoảng từ 20 – 30 người và đều được cấp giấy
phép hoạt động của nhà nước. Lang Biang



7

Cư dân ở thị trấn Lạc Dương chủ yếu theo Công giáo và Tin lành, cụm Công
giáo nằm ở khu vực Bon Đưng 1 và 2, cụm Tin lành nằm ở B’nơ C và Xã Lát. Người
Cil là nhóm địa phương của người Cơ Ho chung với nhóm người Lạch, Sre, Co
Don, Tring, và Nop. Họ mới di chuyển qua đây từ những năm 60, hình thành một
nhóm địa phương sống cùng với nhóm người Lạch trên mảnh đất Lạc Dương (Phan
Ngọc Chiến, 2005). Từ đó họ tạo nên một nền văn hóa đặc sắc vừa giao lưu cùng
với nhóm dân tộc trên đất mà họ sinh sống vừa tạo ra một nét văn hóa riêng biệt đặc
trưng của chính tộc người Cil.
Nói đến văn hóa Cil khơng thể khơng nhắc đến việc dệt, dệt đã trở thành một
điểm phân biệt giữa hai nhóm Cơ Ho Lạch và Cơ Ho Cil từ rất lâu. Dệt là nghề thủ
công cổ truyền của đồng bào Cil, hiện nay nghề dệt tập trung chủ yếu ở B’Nơ C.
Nghề dệt là một trong hoạt động sinh kế của người dân từ trước đến nay, tuy vậy
nghề dệt vẫn còn là một nghề sản xuất “tự cấp - tự túc”, đặc biệt trong quan điểm
của chính quyền địa phương ( Võ Tấn Tú, 2016) Ngồi ra, các sản phẩm dệt được
tạo ra còn để phục vụ cho đời sống tôn giáo và và lễ hội trong cộng đồng. Váy thổ
cẩm là một loại trang phục nữ bắt buộc phải mặc khi đi nhà thờ hay các tấm Ui được
sử dụng trong các nghi lễ vòng đời như một món q tặng hoặc của hồi mơn. Như
vậy, tấm Ui là một sản phẩm văn hóa tinh thần gắn liền với đời sống của người dân
nơi đây
Về xã hội, cộng đồng người K’Ho Cil theo chế độ mẫu hệ với tập tục hôn
nhân cư trú bên vợ (Hoàng Kim Ngọc, Hoàng Tuấn Cư, 2011). Cư dân Cil trong
làng B’nơ C đa số là dân di cư trong chính sách định canh định cư của nhà nước
trong những năm 1950. Trong quá khứ, buôn làng là một đơn vị xã hội khép kín,
nhưng hiện nay, làngcủa người Cil tương đối mở với các đơn vị xã hội khác.
Tiểu kết
Những khái niệm về thuật ngữ và khung lý thuyết làm cơ sở lý luận cho
nghiên cứu được trình bày trong chương một. Ngoài ra, các đặc điểm về du lịch và

tình hình nghề dệt truyền thồng của người Cil thôn B’Nơ C, huyện Lạc Dương, thị
trấn Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng cũng được nhóm tác giả giới thiệu. Từ những yếu


8

tố nền tảng trên, nhóm tác giả sẽ trình bày tiếp tục những dữ liệu miêu tả dân tộc
học được thu thập trong quá trình điền dã tại chương hai.


9

CHƯƠNG 2
QUÁ TRÌNH DỆT THỔ CẨM TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN DU
LỊCH CỦA NGƯỜI CIL, THỊ TRẤN LẠC DƯƠNG, HUYỆN LẠC
DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG
2.1. Dệt trong bối cảnh du lịch của thị trấn Lạc Dương
2.1.1. Tình hình phát triển du lịch ở thị trấn Lạc Dương
Như đã đề cập trong mục tổng quan địa bàn ở chương 1, du lịch ở Lạc Dương
đang phát triển song hành cùng với tốc độ phát triển du lịch của Đà Lạt. Cả chính
quyền lẫn người dân đều nhận định rằng ở thị trấn của họ có hai điểm du lịch nổi
bật và thu hút nhiều khách du lịch, một là khu du lịch Lang Biang, hai là suối Vàng
Đan Kia.
Khu du lịch Lang Biang là khu du lịch nằm trên trục đường chính Lang
Biang, nối dài với đường Xô Viết Nghệ Tĩnh ở thành phố Đà Lạt. Được công nhận
là khu dự trữ sinh quyển thế giới tại kỳ họp lần thứ 27 của Unesco (9/6/2015), Lang
Biang trở thành một trong những điểm du lịch đến hứa hẹn cho những du khách
phương xa, mong muốn chiêm ngưỡng hết cảnh quang và khơng khí nơi đây. Vì
nằm trên vị trí đắc địa của thị trấn, Lang Biang là điểm trọng yếu giao lưu văn hóa
giữa khách du lịch và người dân địa phương. Một trong những mặt hàng đồ lưu niệm

bày bán khá nhiều ở Lang biang là các mặt hàng thổ cẩm, của người địa phương làm
ra có, mà ngay cả của những người nơi khác làm ra như hàng của người Chăm cũng
có. Ngay từ cổng ra vào của Lang Biang, có rất nhiều cơ đứng bán các loại đồ thổ
cẩm (ví cầm tay, giỏ xách…) cho du khách. Ngoài ra, họ còn bán những mặt hàng
thổ cẩm trên đỉnh núi Ra đa - một điểm mà mọi người thường được đưa đến khi đi
bằng xe Jeep, lên đến đây mọi người có thể mua được những mặt hàng thổ cẩm
được dệt trực tiếp bằng tay tại chỗ. Ngoài ra một điều đặc biệt giúp Lang Biang thu
hút khách du lịch là vì nó cịn là một điểm giao lưu biểu diễn cồng chiêng nổi tiếng
của vùng.
Nằm giáp với Lang Biang là suối Vàng ở Đan Kia, nó là nguồn cung cấp
nước cho người dân nơi đây. Nổi tiếng bởi vẻ đẹp hoang sơ, chưa bị tác động bởi


10

bản tay con người, khu du lịch suối vàng là một trong những điểm đến lý tưởng thu
hút khách để hưởng thụ cảnh quan tự nhiên như người anh em Lang Biang của nó.
Hiện nay, Suối Vàng nằm trong quy hoạch khu du lịch quốc gia trọng điểm theo
quyết định của thủ tướng Chính Phủ giúp bảo tồn đa dạng sinh học của Lang Biang.
Bên cạnh đó, một trong những yếu tố quan trọng giúp cho yếu tố du lịch ở đây phát
triển là việc giao lưu biểu diễn cồng chiêng tại địa bàn. Đi dọc khắp hai trục đường
chính Lang Biang và Thống Nhất ở thị trấn Lạc Dương là hàng loạt các biển tên của
các tụ điểm biểu diễn cồng chiêng lớn, hút mắt người đi đường như K’Mơ Dang Ja,
K’Druynhs, Cil Ju, K’Tham,.. Các tụ điểm thường biểu diễn vào tối các ngày trong
tuần, vì vậy nên khơng q khó nếu khách du lịch có nhu cầu tìm kiếm một tụ điểm
để xem giao lưu văn hóa cồng chiêng ở thị trấn Lạc Dương. Hiện nay chính quyền
địa phương đang mong muốn phát triển loại hình văn hóa cồng chiêng bằng việc hỗ
trợ các chính sách mở cửa và đào tạo dạy nghề, đẩy mạnh phát triển du lịch cộng
đồng ở Lạc Dương.
Ngoài hai điểm du lịch nổi tiếng này thì K’ho Coffee cịn là một điểm du lịch

trọng yếu, thu hút lượng lớn du khách quốc tế đến tham quan du lịch. Quán K’ho
này không quá lớn nhưng lại có nhiều điểm thu hút khách như việc rang xay cà phê
tại chỗ, mở thêm một không gian thưởng thức cà phê ở sâu bên trong vườn, và một
điểm thú vị là bên trong quán có để bày bán những sản phẩm dệt đặc trưng của cộng
đồng người Cơ Ho Cil nơi đây, mang đến cho khách du lịch có nhiều lựa chọn trải
nghiệm thú vị. Tuy rằng K’ho Coffee khơng được chính quyền địa phương xem như
một điểm đến du lịch ở thị trấn nhưng nó vẫn phát huy năng lực vốn có của mình,
hàng năm một lượng lớn khác du lịch ghé thăm và thưởng thức hương vị Arabica
chua chua đậm chất vùng cao nơi đây. Đến K’ho Coffee còn tổ chức một tour hiking
nhỏ cho những du khách muốn đến thăm thú khu vườn trồng cà phê của gia đình
chủ qn ở phía sau núi bà. Vì thế mà K’ho vơ hình chung trở nên nổi tiếng không
chỉ với cộng đồng khách du lịch trong nước mà còn với cộng đồng du khách quốc
tế thông qua các bài blog quảng cáo, các bài báo mạng và trên các trang mạng xã
hội.


11

Nhìn chung, thị trấn Lạc Dương đang tập trung phát triển tiềm năng du lịch vốn có
của mình, với vị trí địa lý giáp với thành phố Đà Lạt - nơi được mệnh danh là điểm
du lịch trọng yếu của tỉnh Lâm Đồng, đã mang lại cho Lạc Dương một lượng lớn du
khách đến tham quan và giao lưu văn hóa với cộng đồng, điều đó góp phần kéo theo
sự phát triển về kinh tế và đời sống xã hội của người dân được nâng cao.
2.1.2 Dệt trong bối cảnh du lịch ở làng B’Nơ C
Nằm trong thị trấn Lạc Dương, tổ dân phố B’Nơ C là khu vực mà cộng đồng
người Cil sinh sống. Dựa theo vị trí địa lý, tổ dân phố này nằm ở khu vực xa chợ, ít
ồn ào nhưng nó vẫn là một trong những điểm đến nổi bật, nhận được nhiều mối quan
tâm của du khách, và nơi mà hút khách tìm đến B’Nơ C lại là quán K’Ho Coffee
của chị Rolan Cơ Liêng. Nổi lên với câu chuyện tình yêu với anh chàng người Mỹ,
tên là Joshua, hai vợ chồng sau khi cưới đã cùng nhau xây dựng lên một mơ hình

sản xuất phân phối cà phê sạch, cho tới nay đã thu hút hơn 50 hộ dân trong địa bàn
tham gia hợp tác. Chính sự phát triển của mơ hình này đã đưa tên tuổi của K’Ho
Coffee vươn xa, thu hút những người trong giới nông nghiệp quan tâm, chú ý. Hiện
nay có nhiều nhóm sinh viên từ các trường quốc tế đến và trải nghiệm mơ hình cà
phê sạch ở K’Ho Coffee, và sau đó giới thiệu cho bạn bè quốc tế về nơi đây. Điều
đặc biệt ở đây, chị Rolan khi phát triển, quảng cáo và đem cà phê ở đây đến những
nơi khác để bán thì chị ln đem theo những mặt hàng thổ cẩm để quảng bá và bán
cho bạn bè khắp nơi. Ngay cả trong quán cà phê của chị cũng dành một không gian
để những mặt hàng thổ cẩm cho những du khách khi đến quán có thể xem xét và
mua nó. K’Ho Coffee hiện đang là một trong những điểm đến lý tưởng của du khác
vì vậy mà tổ dân phố B’Nơ C cũng ln tiếp đón một lượng khách du lịch tới để
tham quan và tìm hiểu về những đặt trưng ở vùng.
Nói đến nghề dệt vốn là một nghề truyền thống của người Cơ Ho Cil, những
người phụ nữ Cil họ thường dệt những tấm khăn (Ui) để sử dụng trong cuộc sống
hàng ngày như may quần áo, đem tặng, hoặc đem đi trao đổi hàng hóa thay tiền.
Vì thế, giá trị của tấm Ui ngày trước rất cao, người Cơ Ho chỉ sử dụng tấm Ui khi
có những dịp quan trọng như trong các nghi lễ vòng đời và trong các dịp lễ lớn.


×