Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Hội quán nông dân nghiên cứu về một thiết chế xã hội của cộng đồng nông thôn ở nam bộ trong bối cảnh đối mới hiện nay (trường hợp canh tân hội quán ở xã an nhơn, huyện châu thành, tỉnh đồng tháp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.97 MB, 166 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THẢO

“HỘI QUÁN NÔNG DÂN”: NGHIÊN CỨU VỀ MỘT THIẾT
CHẾ XÃ HỘI CỦA CỘNG ĐỒNG NÔNG THÔN Ở NAM BỘ
TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI HIỆN NAY
(Trường hợp “Canh Tân hội quán” ở xã An Nhơn, huyện Châu
Thành, tỉnh Đồng Tháp)

Ngành: Nhân học
Mã số: 8310302

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. NGƠ VĂN LỆ

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi - Nguyễn Thị Phƣơng Thảo xin cam đoan luận văn “Hội Quán nông dân”: Nghiên
cứu về một thiết chế xã hội của cộng đồng nông thôn ở Nam Bộ trong bối cảnh đổi mới
hiện nay là công trình nghiên cứu độc lập của tơi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là
trung thực, không đạo văn. Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về tồn bộ nội dung của
luận văn này nếu không đúng với đạo đức nghề nghiệp.



LỜI CÁM ƠN
Để có đƣợc kết quả này là cả một q trình mà tơi đƣợc gặp gỡ, trao đổi và học hỏi rất
nhiều từ thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, nhất là các chú, các cô, anh, chị trong “Canh Tân
hội quán” - cộng đồng nghiên cứu. Quá trình đó đƣợc đánh dấu từ việc, nếu khơng có
những gợi mở và định hƣớng ban đầu về “hội quán” của TS. Phạm Thanh Duy thì rất khó
để tơi tiếp cận đến mơ hình q mới mẻ này. Sẽ khơng có những dữ liệu điền dã thu thập
đƣợc từ đa dạng tiếng nói của chủ thể nghiên cứu nếu khơng sự hỗ trợ nhiệt tình và tạo
điều kiện giúp đỡ tơi từ các bác, các cô, chú trong ban chủ nhiệm của “Canh Tân hội
quán”. Không chỉ ở những thông tin khai thác đƣợc cho đề tài, mà ở đó, tơi cảm đƣợc giá
trị cuộc sống từ cách nghĩ, cách sống của các chú, các cơ vẫn cịn rất thuần cái “chất nơng
dân” ấy. Hay những con số định lƣợng có đƣợc là sự đồng hành quý giá của bạn bè và
các em sinh viên để tơi có thể sớm hồn thành 200 phiếu hỏi. Và luận văn này sẽ có rất
nhiều thiếu xót nếu khơng đƣợc sự góp ý chân tình của PGS. TS. Huỳnh Ngọc Thu để tơi
có thể bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện từ nội dung đến hình thức. Với tất cả những điều
đó, tơi xin dành lời tri ân chân thành đã giúp tơi hồn thành luận văn. Đặc biệt, tôi muốn
gửi lời cảm ơn sâu sắc đến GS. TS. Ngô Văn Lệ. Tuy hƣớng dẫn tôi trong khoảng thời
gian không dài nhƣng là ngƣời đồng hành mà tôi rất trân quý và biết ơn bằng những kinh
nghiệm và kiến thức mà thầy đã tận tâm truyền đạt, và hơn hết dù bận rộn hay sức khỏe
khơng tốt nhƣng thầy vẫn ln sẵn lịng để trao đổi cùng tôi.


MỤC LỤC
DẪN LUẬN ........................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................................... 4
3. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 4
4.Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................................... 4
5. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................................. 5
6. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 19
7. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ........................................................... 20

8. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................ 21
9. Địa bàn khảo sát .......................................................................................................... 28
10. Thời gian tiến hành các cuộc khảo sát ..................................................................... 30
11. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ........................................................... 31
12. Những đóng góp mới của luận văn .......................................................................... 32
13. Hạn chế của đề tài ...................................................................................................... 32
14. Bố cục của luận văn ................................................................................................... 33
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ...................................................... 34
1.1. Khái niệm liên quan ................................................................................................. 34
1.1.1. Khái niệm “Hội quán nông dân” ............................................................... 34
1.1.2. “Thiết chế xã hội” ....................................................................................... 35
1.2. Khung lý thuyết nghiên cứu .................................................................................... 37
1.2.1. Tiếp cận theo hướng lý thuyết Cấu trúc – chức năng ............................... 37
1.2.2. Tiếp cận theo hướng lý thuyết Vốn xã hội và Mạng lưới xã hội .............. 38
1.3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 40
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA “CANH TÂN HỘI QUÁN” ..... 48


2.1. Qúa trình hình thành và phát triển của “Hội qn nơng dân” ................... 48
2.1.1. Từ phía nơng dân ....................................................................................... 48
2.1.2. Từ phía nhà nƣớc ...................................................................................... 52
2.2. Vài nét đặc trƣng từ mơ hình “Hội qn nơng dân”.................................... 59
2.2.1. Miêu tả khái quát về “Hội quán” .............................................................. 59
2.2.2. “Hội quán” - Một thiết chế cộng đồng tự nguyện, tự chủ ....................... 63
CHƢƠNG 3: VAI TRÒ CỦA “HỘI QUÁN” TRONG ĐỜI SỐNG NƠNG THƠN –
NHÌN TỪ GĨC ĐỘ MỘT THIẾT CHẾ XÃ HỘI TỪ CỘNG ĐỒNG ...................... 67
3.1. “Về làng”: Vai trò của hội quán trong mối quan hệ giữa ngƣời lãnh đạo và
cộng đồng ................................................................................................................. 67
3.2. Đổi mới tƣ duy thuần nông: “cách nghĩ, cách làm” ..................................... 72
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 86
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 92


DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài

Nhận đƣợc nhiều ƣu thế về sản xuất nông nghiệp, nhƣng cũng nhƣ nhiều địa
phƣơng khác, ngành nông nghiệp Đồng Tháp thƣờng phải loay hoay với bài tốn
"chi phí cao, chất lƣợng kém", "đƣợc mùa mất giá", "giải cứu nông sản",… Ngƣời
nông dân "chịu thƣơng, chịu khó" sản xuất, làm ăn, mà mãi vẫn chƣa khấm khá
nhƣ ngƣời nơng dân ở các nƣớc có nền nông nghiệp tiên tiến là Hàn Quốc, Nhật
Bản, Ấn Độ….
Tại Liên Minh Hợp tác xã Việt Nam, Thủ tƣớng Nguyễn Xuân Phúc phát
biểu “Bài học thực tiễn thành công trong nước và ở các nước phát triển trên thế
giới đều chỉ ra rằng liên kết giữa các hộ kinh doanh nhỏ lẻ để xây dựng HTX và
trên cơ sở đó dân hình thành các liên hiệp HTX là con đường phù hợp nhất, hiệu
quả nhất để cải thiện cuộc sống của hàng triệu hộ nơng dân” (19/7/2016). Nói đến
câu chuyện liên kết, hợp tác trong sản xuất “hồi xƣa, hồi nay”1, ơng Trần Anh Điền
(Ngun Bí thƣ đầu tiên của tỉnh Đồng Tháp) tỏ rõ quan điểm: “Đã muốn làm ăn
lớn thì phải có liên kết, hợp tác. Hợp tác ở đây không phải chỉ giữa những người
nông dân cá thể với nhau mà còn là sự hợp tác giữa nhiều ngành, nhiều lĩnh vực,
hợp tác cả vùng, miền để có sự quy hoạch, định hướng đầu ra, đầu vào một cách
khoa học. Chuyện cải tạo nông nghiệp, làm ăn theo kiểu tập đồn trước đây bị thất
bại khơng phải do lỗi hợp tác mà là do chúng ta nóng vội, quản lý yếu kém, thiếu
sự minh bạch” (Lê Thị Kim Loan, 2017: 196). Thực tiễn chứng minh, chỉ có con
đƣờng hợp tác với nhau mới “Nơng dân giàu thì nước ta giàu, nơng nghiệp ta thịnh
thì nước ta thịnh. Nơng dân muốn giàu, nơng nghiệp muốn thịnh, thì cần phải có
HTX. HTX là hợp vốn, hợp sức với nhau” (Lời kêu gọi của Bác Hồ ngày
11/4/1946). Nhận thấy vai trò, sức mạnh của hợp tác trong bối cảnh kinh tế thị

1

Cách dùng từ của ngƣời nông dân Nam Bộ

1


trƣờng có sức cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay, đề cao giá trị lợi ích cá nhân hơn
lợi ích cộng đồng, tập thể, do đó chủ trƣơng của Đảng, Chính phủ ngày càng quan
tâm đến kinh tế hợp tác – HTX. Trong Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp
tác xã Việt Nam lần thứ 5, sáng ngày 19/7/2016, ơng Nguyễn Thiện Nhân, Uỷ viên
Bộ Chính trị, Chủ tịch UBTƢ MTTQ Việt Nam khẳng định “Mơ hình HTX, liên
hiệp HTX chính là một con đường căn bản để các hộ sản xuất cá thể trở thành
những chủ thể kinh tế có tư cách pháp nhân, có sức cạnh tranh, chủ động liên kết,
hợp tác và tiêu thụ sản phẩm của mình”. Và cách để ngƣời dân thốt nghèo bền
vững cần phải “chuyển từ cách làm ăn cá thể sang làm ăn tập thể, vì có làm ăn lớn
thì mới có doanh nghiệp ký hợp đồng. Nếu cứ duy trì làm kinh tế cá thể, nơng dân
sẽ đối diện với mn vàn khó khăn trong bối cảnh kinh thế thị trường, như vậy việc
thốt nghèo khó thực hiện được” (Nguyễn Thiện Nhân, Sóc Trăng, 8/4/2017).
Hiện nay, Đồng Tháp là một trong những tỉnh sớm triển khai và đang trong
quá trình thực hiện Đề án gồm hai chƣơng trình: Tái cơ cấu nông nghiệp và xây
dựng nông thôn mới. Muốn đạt đƣợc mục tiêu quốc gia thì hợp tác là một xu thế tất
yếu. Để áp dụng tốt các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm giảm giá
thành, nâng cao chất lƣợng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong tình hình
kinh tế thị trƣờng, nơng dân không thể làm ăn nhỏ lẻ, manh mún mà phải hƣớng tới
xây dựng mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, nơng dân
ngày nay không chỉ bàn đến chuyện sản xuất mà phải cùng nhau (với cơ quan
chính quyền) bàn về chuyện làng, chuyện xóm, chuyện an ninh trật tự, chuyện học
hành của con em để xây dựng một môi trƣờng đạt tiêu chí xã nơng thơn mới. Học
hỏi từ “phong trào làng mới - Seamaul Undong”2 của nông dân Hàn Quốc trên tinh

thần “Chăm chỉ - Tự lực – Hợp tác”, nhận thấy rằng, điều quan trọng để làm nên
thành công là phải “hợp tác”. Hiểu rõ giá trị này, ông Lê Minh Hoan, Bí thƣ tỉnh
2

Giống với chƣơng trình xây dựng “Nông thôn mới” của Việt Nam.

2


ủy Đồng Tháp, đã “khơi dậy lòng dân” nhằm tạo ra một khơng gian chung, đó là
“Hội qn”. Theo ý kiến của ông Lê Minh Hoan, đây là không gian “để bà con
ngồi cùng nhau, để quen nhau, để thương nhau và cùng chia sẻ với nhau, rồi từ đó
cùng nhau diễn giải ra câu chuyện làm gì để rồi chúng ta thay đổi cuộc sống của
mình”3.
"Canh Tân Hội Quán" ở xã An Nhơn, huyện Châu Thành, Đồng Tháp là
"Hội quán Nông dân" đầu tiên ra mắt vào tháng 7 năm 2016, đánh dấu sự vào cuộc
của nông dân Đồng Tháp, cùng hành động, thay đổi tƣ duy sản xuất, từng bƣớc
tiếp cận, thích ứng với nền nơng nghiệp ngày càng phát triển nhanh chóng nhờ vào
Cách mạng Cơng nghiệp 4.0. Với sự quan tâm, tạo điều kiện của cấp uỷ, chính
quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, nhất là việc kết
nối với các nhà khoa học, nhà doanh nghiệp để hỗ trợ, tạo điều kiện trong quá trình
hình thành và hoạt động của Hội quán. Đến nay, toàn Tỉnh đã phát triển lên 58 Hội
quán trải đều ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố trong Tỉnh, với 3.145 hội viên
(có 198 hội viên nữ)4. Thực tế thấy rằng, ngƣời nông dân trong các cộng đồng
nông thôn truyền thống của tỉnh Đồng Tháp đã có những động thái phản ứng với
những khó khăn trong tiến trình hội nhập kinh tế thị trƣờng. Chính ngƣời dân đã
làm một cuộc cách mạng mới, đó là cuộc cách mạng từ bỏ cách làm ăn nhỏ lẻ,
manh mún, tự phát để hợp tác “mua chung, bán chung”. Sự ra đời các hội quán
đƣợc xem là kết quả của cuộc cách mạng này. Với ý nghĩa này, hội quán là một
sáng kiến trong cộng đồng nơng thơn. Đó là một thiết chế xã hội mới “tự nguyện,

tự quản, tự lực” của ngƣời dân, theo nghĩa ngƣời nơng dân khơng tự thu mình vào
“ốc đảo” nhƣ trƣớc nữa. Điều này càng thấy rõ, tƣ duy kinh tế, cách nghĩ, cách
sống của ngƣời nông dân Nam Bộ đang có sự chuyển mình để phản ứng với bối
cảnh kinh tế, xã hội mới. Với mục đích này thì hội qn cũng chính là mơ hình hợp
3
4

Những chia sẻ của ông Lê Minh Hoan trong lần gặp mặt ra mắt “Phong Tân Hội quán”.
Báo cáo chuyên đề: “Mô hình hội quán” của tỉnh Đồng Tháp

3


tác tự nguyện đầu tiên và là “đặc sản” riêng có của tỉnh Đồng Tháp cho đến thời
điểm hiện tại. Vì lẽ đó, chúng tơi chọn ““Hội Qn nơng dân”: Nghiên cứu về
một thiết chế xã hội của cộng đồng nông thôn ở Nam Bộ trong bối cảnh đổi mới
hiện nay” làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Nhân học.
2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu này nhằm tạo cơ sở lý luận cho việc lý giải sự xuất hiện của một
thiết chế xã hội trong bối cảnh đổi mới. Thông qua mơ hình hội qn của tỉnh
Đồng Tháp để thấy đƣợc động lực đổi mới của chính những ngƣời nơng dân.
Ngƣời dân đã tạo ra một loại hình tổ chức cộng động mới để đáp ứng nhu cầu cho
ngƣời dân, thay cho các loại hình khác trong cộng đồng nhƣng khơng cịn thỏa
mãn. Thiết chế xã hội này đã góp phần định hình cấu trúc xã hội của cộng đồng
nơng thôn nhƣ hiện tại, và nhất là nông thôn ở vùng Nam Bộ.
3. Mục tiêu nghiên cứu

Với mục đích nghiên cứu trên, tác giả hƣớng đến thực hiện ba mục tiêu lớn:
- Thứ nhất, tìm hiểu bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội của cộng đồng dẫn đến

q trình hình thành hội qn.
-

Thứ hai, mơ tả các đặc điểm của tổ chức hội quán trong sự vận hành tổng
thể của cấu trúc xã hội cộng đồng địa phƣơng.

- Thứ ba, khai thác mạng lƣới xã hội đặt trong mối liên hệ với hội qn, từ đó
nhận diện vai trị của tổ chức hội quán trong sự phát triển của cá nhân, gia
đình và cộng đồng nơng thơn ở Đồng Tháp.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu

Qua việc đƣa ra các mục tiêu nghiên cứu trên, tác giả xác định những nhiệm
vụ cụ thể sau:

4


- Hình thành cơ sở lý luận nhằm làm sáng tỏ một số cơ sở lý thuyết và thực
tiễn, góp phần vào việc phân tích các loại hình tổ chức xã hội nơng thơn khi
nhìn hội qn dƣới góc độ là một tổ chức xã hội.
- Tiến hành khảo sát và phân tích về q trình hình thành, những đặc trƣng
của tổ chức hội quán.
-

Tiến hành khảo sát và phân tích về mạng lƣới xã hội thơng qua vốn xã hội
của chủ thể tham gia vào hội quán và vai trị của mơ hình hội qn trong
cộng đồng.
5. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Hội qn khơng chỉ dừng lại là một tổ chức xã hội phi quan phƣơng của

cộng đồng mà còn tiếp tục câu chuyện của hợp tác xã. Thơng qua hội qn, ngƣời
dân nơng thơn có thể đi lên hợp tác xã kiểu mới. Trong đó, chủ trƣơng HTX kiểu
mới đƣợc khẳng định là giải pháp đột phá phát triển nhà nƣớc, nông thôn Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay. Với mối liên hệ này, tác giả sẽ điểm qua (a) một số
nghiên cứu lý luận về kinh tế tập thể trong phát triển nông thôn nhƣ: Cơ sở ra đời
và phát triển của KTTT, vai trò và các khía cạnh chính trị liên quan đến kinh tế tập
thể - HTX trong phát triển nơng thơn. Sau đó, (b) là một số cơng trình nghiên cứu
về các thiết chế xã hội trong cộng đồng nông thôn Việt Nam và (c) một số cơng
trình có liên quan đến vấn đề về vốn xã hội và quan hệ xã hội nhằm khai thác vốn
xã hội5 của ngƣời dân trong việc vận dụng vào một loại hình tổ chức xã hội mới.
5.1.

Kinh tế tập thể - Hợp tác xã trong phát triển nông nghiệp
Khởi xƣớng cho tƣ tƣởng này là những công bố trong “Social system - the

Constitution, the law and the charter of a community” (1826) và “A look at the
5

Vốn xã hội ở đây theo nghĩa là niềm tin, chuẩn mực giao tiếp và mạng lƣới công dân tham gia vào việc tạo dựng
một tổ chức xã hội ở cấp độ cộng đồng nhằm đem lại lợi ích chung (tƣơng tự nhƣ Putnam). Do đó, trong phạm vi
này, tác giả không khảo sát sâu về vốn xã hội của từng cá nhân trong hoạt động kinh tế, xã hội để phục vụ cho lợi
ích của cá nhân đó (nếu hiểu theo nghĩa tƣơng tự nhƣ vốn xã hội của Piere Bourdieu).

5


social” (1824) của Robert Owen. Ông nhận định rằng, liên minh và hợp tác trong
sản xuất kinh doanh rõ ràng là tăng sức mạnh của cá nhân một nghìn lần và giải
thích tại sao các ngun tắc hợp tác khơng nên cung cấp cho những ngƣời đàn ông
quyền lực và lợi thế nhiều hơn trong việc xây dựng, bảo quản, phân phối và hƣởng

thụ sự giàu có?6 Robert Owen đồng thời chỉ ra vai trị của các HTX (ơng gọi là
Palanse) trong phát triển kinh tế là để ngƣời lao động thốt khỏi sự bất cơng và
cùng cực do sự bóc lột của các nhà tƣ bản. Trong hình thức đó, các thành viên của
HTX sẽ có sự bình đẳng về quyền lợi và tài sản cũng nhƣ trao đổi hàng hóa với
nhau. Mỗi ngƣời sẽ chỉ trả tiền cho các tài sản mà họ thực tế sử dụng, mà khơng
phải chi một khoản nghĩa vụ tài chính nào khác7. Dƣới góc nhìn sinh thái, thơng
qua nghiên cứu lịch sử Brett Fairbairn cũng đã cho thấy những nỗ lực về kinh tế và
chính trị trong lý thuyết và các vấn đề về quá trình hình thành và phát triển các
HTX trong nông thôn ở nƣớc Đức trƣớc năm 1914 qua nghiên cứu: “History of
Ecological Perspective: Gaia theory and the problems of cooperatives in Turn-ofthe-Century Germany”8.
Xuất phát từ nhận thức, HTX là một doanh nghiệp thuộc sở hữu chung tham
gia vào việc sản xuất hoặc phân phối hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ, hoạt động
của các thành viên của mình vì lợi ích chung, nhiều cơng trình nghiên cứu đã
hƣớng vào phân tích ảnh hƣởng của HTX đến phát triển cộng đồng, đến môi
trƣờng sinh thái ở nông thôn, quan hệ giữa HTX với tồn cầu hóa và tự do hóa
thƣơng mại, HTX với ngƣời dân thiểu số, với phong trào xã hội, với phát triển;
việc tham gia của ngƣời nông dân vào HTX; HTX với nghiên cứu và phát triển
cơng nghệ, vai trị của HTX đối với sự phát triển của phụ nữ và HTX và vấn đề

6

Robert Owen, />Robert Owen Writings (1820), Report to the County of Lanark…, Robert Owen Museum, />8
Brett Fairbairn (2013), History of Ecological Perspective: Gaia theory and the problems of cooperatives in Turn-ofthe-Century Germany, The American Historical Review.
7

6


dân chủ ở nông thôn. Ahmad Bello Dogarawa trong bài: “The Role of Cooperative
Societies in Economic Development” (2010) xem xét vai trò của các hiệp hội hợp

tác trong phát triển kinh tế nông thôn. Tác giả đã điều tra khảo sát để mơ tả những
cách thức mà các HTX có thể làm đại lý cho sự phát triển cộng đồng bền vững và
cho thấy trong hơn 160 năm qua, các HTX đã phát huy vai trò quan trọng trong
việc hỗ trợ tạo việc làm, thu nhập và ổn định kinh tế cho ngƣời dân, tăng trƣởng
kinh tế và phát triển xã hội. Trong quá trình phát triển, các HTX phải liên tục đạt
đƣợc hai mục tiêu liên quan: tăng cƣờng khả năng phát triển và nâng cao khả năng
phục vụ các thành viên. HTX vẫn là một doanh nghiệp hiệu quả kinh tế, sáng tạo
và cạnh tranh9. Bàn về vai trị của HTX trong phát triển nơng thơn, một số tác giả
khác của Việt Nam cũng đặc biệt quan tâm. Nghiên cứu về “Kinh tế tập thể, hợp
tác xã ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” (2014), Lƣu Đức Khải xác
định vai trò của KTTT, HTX là phải tạo cơ hội và phƣơng thức phát triển kinh tế
cho những ngƣời lao động đơn lẻ, những chủ doanh nghiệp nhỏ và hộ gia đình, tập
hợp lại với nhau để tạo ra sức mạnh mới, nhằm khắc phục khó khăn, tránh rủi ro
trƣớc những thế lực thị trƣờng. Với tƣ cách là một thể chế kinh tế đặc biệt, HTX
khơng những có thể phát huy lợi thế và tiềm năng của mình trong nền kinh tế thị
trƣờng mà cịn góp phần khắc phục những khuyết tật của kinh tế thị trƣờng10. Và
nhằm xác định sự phục hồi của KTTT ở nƣớc ta thì xuất hiện những mơ hình HTX
kiểu mới sẽ đem đến hoạt động hiệu quả, nâng cao thu nhập của các thành viên11.
Nghiên cứu về quản trị, tổ chức, pháp lý và các khía cạnh chính trị liên quan
đến kinh tế tập thể trong phát triển nông thôn: Azer Efendiev, Pavel Sorokin trong
bài: "Rural Social Organization and Farmer Cooperatives Development in Russia
9

Ahmad Bello Dogarawa (2010), The Role of Cooperative Societies in Economic Development, Ahmadu Bello
University (ABU), June 8.
10
Lƣu Đức Khải (2014), “Kinh tế tập thể, hợp tác xã ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Trang tin
điện tử tổng hợp Ban kinh tế Trung ƣơng, 12/2014.
11
Phạm Thắng (2015), Phát triển KTTT, bảo đảm nền kinh tế phát triển bền vững,

16/11/2015.

7


and other Emerging Economies: Comparative Analysis" (2013), nghiên cứu về tổ
chức xã hội nông thôn và phát triển HTX nông dân ở Nga và các nền kinh tế mới
nổi khác: Phân tích so sánh. Trong đó xác định phát triển HTX nông dân là một
hƣớng quan trọng của sự phát triển kinh tế NT ở các nƣớc đang phát triển thu hút
sự chú ý của các học giả quốc tế. Nga là mối quan tâm đặc biệt trong vấn đề này
bởi vì nó chiếm phần lớn nhất đất NN trên thế giới mà chƣa đƣợc đƣa vào sản xuất.
Mặc dù hỗ trợ tài chính đáng kể từ chính phủ, việc phát triển HTX nông dân ở Nga
phải đối mặt với nhiều khó khăn. Để hiểu rõ hơn các quan điểm phát triển HTX
nông dân thành công ở Nga, các tác giả tiến hành phân tích thực nghiệm và so sánh
các nền kinh tế mới nổi Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi
khác về khía cạnh ảnh hƣởng của tổ chức xã hội NT đến phát triển HTX nơng dân.
Từ đó nêu phát hiện: (i) Đặc điểm của tổ chức xã hội địa phƣơng có thể ảnh hƣởng
đến sự phát triển của HTX nông dân; (ii) Yếu tố truyền thống của tổ chức xã hội
NT có thể ảnh hƣởng đến sự phát triển HTX nơng dân cả tích cực và tiêu cực; và
(iii) Trong điều kiện hiện nay của sự phát triển tổ chức HTX nơng dân có thể cần
sự trợ giúp mạnh mẽ và quyết liệt của chính phủ12. Vận dụng vào bối cảnh cụ thể
của Việt Nam, có thể thấy các HTX nơng nghiệp ở miền Bắc, Bắc Trung Bộ, hay ở
Nam Trung Bộ và Nam Bộ cũng có những nét khơng tƣơng đồng. Theo TS. Phan
Vĩnh Điển, các HTX nông nghiệp ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ đã đƣợc hình
thành và phát triển từ những năm 50 của thế kỷ trƣớc. Tuy nhiên, trong điều kiện
chiến tranh (chống Mỹ) cũng với hình thức quản lý tập trung, quan liêu bao cấp
kéo dài (ngay cả dau khi chiến tranh kết thúc) đã khiến cho kinh tế HTX trì trệ lâu
dài. Nhà nơng làm nông nghiệp không đủ ăn, nƣớc ta mỗi năm phải nhập hàng
trăm triệu tấn lƣơng thực để đáp ứng nhu cầu lƣơng thực, thực phẩm cho đời sống
của nhân dân và tiêu dùng xã hội…Vào giai đoạn này, nhiều HTX nông nghiệp bị

12

Azer Efendiev, Pavel Sorokin (2013), "Rural Social Organization and Farmer Cooperatives Development in
Russia and other Emerging Economies: Comparative Analysis", National Research University Higher Economics,
Moscow, Russia, Vol.3, No.14.

8


giải thể hoạc chỉ tồn tại trên hình thức, đáng chú ý là sau khốn 10 và khốn 100
trong nơng nghiệp. Tuy nhiên, việc giải thể HTX nơng nghiệp ít nhiều ảnh hƣởng
đến một vài nơi không thể làm đƣợc những việc khác mà khơng có HTX, nhƣ thủy
lợi, bảo vệ thực vật, phân bón, giống và các vấn đề khác về xã hội. Do đó, Nhà
nƣớc chủ trƣơng chuyển đổi HTX nông nghiệp “kiểu cũ”, sang HTX dịch vụ nông
nghiệp “kiểu mới” theo Luật HTX năm 1996 và Luật HTX bổ sung, sửa đổi năm
2003. Đồng thời có tính kế thừa phù hợp với tình hình, hình thành một số đặc điểm
các HTX nông nghiệp vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Đó là, xác định
quyền và nghĩa vụ của xã viên, phân bổ vốn góp của xã viên từ giá trị tài sản HTX
cũ chuyển sang, tổ chức bộ máy quản lý HTX thành tổ, đội dịch vụ. Đội ngũ cán
bộ HTX có phần tinh giảm gọn nhẹ hơn trƣớc, đƣợc tập huấn bồi dƣỡng, đào tạo
về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý. Trong công tác quản lý HTX cũng từng bƣớc
củng cố và hoàn thiện. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ nhƣ giảm bớt cơng việc
làm thay, bao biện thuộc chức năng chính quyền. Tài sản của HTX sẽ đƣợc giao
cho chủ quản lý, thực hiện cơ chế giao khoán trách nhiệm gắn với khuyến khích lợi
ích vật chất. Cơng nợ trong HTX cũng đƣợc phân định rõ ràng về các khoản phải
thu và trả. Cơng tác hoạch tốn thực hiện theo chế độ hoạch toán kế toán, tức theo
thừng hoạt động dịch vụ trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật đƣợc xã viên chủ
động bàn bạc thơng qua.
Trong khi đó, sau năm 1975 (sau giải phóng), bắt đầu hình thành các HTX nơng
nghiệp và chủ trƣơng hợp tác hóa đƣợc đẩy mạnh. Một số đƣợc chuyển từ các tập

đoàn, tổ, đội sản xuất trƣớc đây thành HTX dịch vụ nông nghiệp và nhiều HTX
đƣợc thành lập mới có vốn theo đúng bản chất và nguyên tắc của HTX. Vì vậy,
nhiều HTX nơng nghiệp ở miền Nam mang tính hợp tác và trách nhiệm cao hơn, ít
bị ảnh hƣởng của cơ chế hành chính bao cấp nhƣu các HTX nơng nghiệp của miền
Bắc trƣớc đây. Tuy nhiên, bị ảnh hƣởng bởi trình độ văn hóa, ý thức giác ngộ của
9


xã viên về vai trò của kinh tế hợp tác cịn hạn chế nên lƣợng vốn góp của xã viên
cịn rất ít, phần lớn nơng hộ Nam Bộ vẫn chủ yếu hoạt động trên cơ sở tƣ hữu
ruộng đất và sản xuất cá thể. Vào giữa năm 1979, có 18,5% số hộ và 15,8% diện
tích canh tác ở Nam Bộ vào HTX và tập đoàn xản xuất, nhƣng chỉ vài năm sau,
hàng loạt tổ chức hợp tác này cũng sớm bị tan rã tƣơng tự nhƣ các HTX nông
nghiệp của miền Bắc hiện nay, và thực chất không hoạt động đƣợc13 [ Trƣơng Thị
Tiến, 1989: 20]. Tác giả cho rằng, ở Nam Bộ “phƣơng thức chiếm hữu và bóc lột
ruộng đất kiểu phong kiến về cơ bản đã bị xóa bỏ và thay vào đó là phƣơng thức
chiếm hữu và kinh doanh tƣ bản chủ nghĩa đang hình thành” và do đó việc điều
chỉnh ruộng đất ở Nam Bộ vào cuối thập niên 1970, đầu thập niên 1980 “đã [đi]
ngƣợc lại q trình tích tụ và tập trung ruộng đất, vốn và tài sản theo hƣớng sản
xuất lớn đang diễn ra ở nông thôn Nam Bộ” [Trƣơng Thị Tiến, 1989: 22]. Lý giải
hiện tƣợng này, tác giả nhận định “do không kế thừa và phát triển đúng mức các
quan hệ hàng hóa tiền tệ của một vùng nơng nghiệp hàng hóa đang chuyển biến
theo quỹ đạo TBCN, phong trào hợp tác hóa ở Nam Bộ trong một chừng mực nào
đó đã kìm hãm, thậm chí đẩy lùi q trình xã hội hóa trên thực tế nền sản xuất xã
hội” [Trƣơng Thị Tiến, 1989: 25].
5.2. Một số nghiên cứu về các thiết chế xã hội trong cộng đồng nông thôn Việt
Nam
Nghiên cứu về làng – xã, cũng nhƣ cộng đồng nông thôn ở Việt Nam đã trở nên nổi
bật của nhiều nhà khoa học xã hội trong nƣớc và quốc tế trong những thập kỷ vừa qua.
Trong “Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ”, Từ Chi khẳng định “Làng là

tế bào sống của xã hội Việt, là sản phẩm tự nhiên tiết ra từ quá trình định cƣ và cộng cƣ
của ngƣời Việt trồng trọt. Hiểu đƣợc làng Việt là có trong tay cơ sở tối thiểu và cần thiết
13

Trƣơng Thị Tiến, “Vài nét về phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp ở các tỉnh Nam Bộ (1976-1985)” Tạp chí
nghiên cứu kinh tế, số 170, tháng 4-1989.

10


để tiến lên tìm hiểu xã hội Việt nói riêng và xã hội Việt Nam nói chung, trong sức năng
đọc lịch sử của nó, trong ứng xử cộng đồng và tâm lý tập thể của nó, trong các biểu hiện
văn hóa của nó, cả trong những phản ứng của nó trƣớc tình huống mà lịch sử đƣơng đại
đặt nó vào” [Từ Chi, 1984: 11-12]. Phân tích về tổng thể cơ cấu xã hội ở làng cổ truyền,
Phan Đại Doãn và Nguyễn Quang Ngọc đƣa ra mơ hình đặc trƣng dựa trên hai hệ thống
thiết chế tổ chức cùng tồn tại song hành: các tổ chức quan phƣơng (tổ chức chính thức)
và phi quan phƣơng (tổ chức khơng chính thức). Trong đó, mỗi thiết chế đều có cách
vận hành và chức năng khác nhau nhƣng lại có mối liên hệ trong cùng một tổng thể xã
hội. Phan Đại Doãn cũng phân biệt rất rõ giữa hai hệ thống tổ chức này. Đối với các tổ
chức quan phƣơng đƣợc vận hành dựa vào thể chế kinh tế, chính trị và những văn bản
pháp luật nhất định, trong khi đó, các tổ chức phi quan phƣơng vận hành chủ yếu thông
qua sự ràng buộc của những quy phạm đạo đức và dƣ luận xã hội (lệ làng) [Phan Đại
Doãn, Nguyễn Quang Ngọc, 1994:57-58]. Thông quan các tổ chức quan phƣơng, Nhà
nƣớc thể hiện quyền lực đến các cơng dân của mình trong việc thực hiệc các nghĩa vụ
đối với Nhà nƣớc. Tổ chức phi quan phƣơng không nằm trong hệ thống của bộ máy
hành chính, nó ẩn tang trong các làng Việt và vận hành theo những nét riêng của từng
loại tổ chức [Ngô Văn Lệ, 2010: 336]. Do vậy, cơ cấu xã hội của làng đƣợc coi là một
tập thể hoàn hảo có những chức năng kỳ diệu, mà ở đó tƣ cách đạo đức của cộng đồng
thay cho mỗi cá nhân trong làng [Philippe Papin, Olivier Tessier, 2002].
Có thể thấy nguyên nhân của sự nở rộ của các tổ chức phi quan phƣơng là do các

điều kiện chính trị - kinh tế và xã hội [Lƣơng Văn Hy - 1991, 2006 thông qua sƣ cải
thiện mức sống và tăng cƣờng nghi lễ cũng]; nhu cầu và truyền thống hội hè của ngƣời
Việt [Tơ Duy Hợp - 2002]. Nhận diện vai trị của các tổ chức phi quan phƣơng thông
qua Hội Đồng Niên trong làng xã vùng châu thổ Bắc Bộ, Lƣơng Hồng Quang đã đi sâu
phân tích những động thái bên trong của các tổ chức khơng chính thức này trong việc
góp phần vào q trình dân chủ hóa đời sống xã hộ và xây dựng chủ nghĩa cộng đồng
11


mới [Lƣơng Hồng Quang, 2010, tr. 307-311]. Tác giả cho thấy, khi hội đồng niên hình
thành cũng đồng nghĩa là tổ chức này có vai trị và chức năng nhất định trong cộng đồng
làng – xã “Các hội đồng niên với tƣ cách là một bộ phận cấu thành trong tổng thể làng –
xã không phải là những tổ chức rời rạc, khơng có mối liên hệ” [Lƣơng Hồng Quang,
2010, tr. 323-324]. Lập luận này của tác giả càng làm rõ khung lý thuyết chức năng cấu
trúc – xã hội của Radcliffe – Brown. Chức năng mà Lƣơng Hồng Quang cho là quan
trọng đầu tiên khi hội đồng niên hình thành là sự tƣơng trợ lẫn nhau giữa các thành viên.
Đó là sự trợ giúp hàng ngày nhƣ giúp khi ốm đau, giúp học hành, làm ăn; trợ giúp trong
nghi lễ nhƣ đám cƣới, đám tang, mừng tho… Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đời
sống của ngƣời nông dân đƣợc cải thiện hơn nhờ vào hệ quả của sự phát triển kinh tế xã
hội, do đó mà nhu cầu về vật chất trong đời sống của ngƣời dân không cịn là bức bách.
Việc duy trì sự tham gia vào tổ chức này khơng vì thế mà trở nên yếu hơn bởi ngƣời dân
vẫn rất coi trọng về lối sống trọng tình cảm và nhu cầu cộng cảm, họ cần sự chia sẻ
trong cuộc sống hàng ngày, đặc bệt trong những lúc khó khăn vào các dịp lễ trọng. Do
đó, tham gia hội đồng niên hiện nay đƣợc coi nhƣ là một mơ hình văn hóa của ngƣời
nơng dân làng Bắc Bộ. Chính “tinh thần đồn kết và cố kết đã gắn những ngƣời nông
dân lại với nhau, gắn họ với làng xã và đƣợc họ coi là nhu cầu, là lẽ sống, là tình cảm
sâu sắc, một nghĩa vụ thiêng liêng” [Diệp Đình Hoa, 2000:544]. Tuy nhiên, các nhà
nghiên cứu gần đây của các nhà xã hội học về tác động của quá trình đổi mới đến các
quan hệ xã hội cơ bản ở các làng – xã, trong đó năng lực làm giàu có ảnh hƣởng quyết
định. Tơ Duy Hợp (1999) nhấn mạnh rằng ở những làng – xã mà năng lực làm giàu

đƣợc coi trọng thì mức độ biến đổi của các quan hệ xã hội diễn ra càng nhanh chóng. Ở
một số làng – xã có truyền thống phát triển kinh tế và đề cao năng lực thị trƣờng thì sự
tƣơng trợ giữa các thành viên đồng niên đƣợc thực hiện dƣới các hình thức về hợp tác
kinh tế. [Lƣơng Hồng Quang, 2010, tr. 319].

12


Đi sâu nghiên cứu cộng đồng làng miền Nam Việt Nam, một số cơng trình nghiên
cứu cho rằng cấu trúc làng ít chặt chẽ, mở hơn, và cũng ít hƣớng nội hơn so với làng
Việt miền Bắc [Nguyễn Phƣơng Thảo (1991), Hickey.G.C (1964), Rambo. A. T (1972),
Scott.J.C (1976), Hy V. Luong (2010)]. Tiếp cận theo hƣớng sinh thái văn hóa,
nghiên cứu về tính chất “mở” của cộng đồng nơng dân miền Nam trên cơ sở so sánh với
cộng đồng nông dân miền Bắc đƣợc coi là “đóng”, “Closed Corporate and Open
Peasant Communities: Reopening a Hastily shut case” (Cộng đồng nông dân cố kết
đóng và cộng đồng nơng dân mở: mở lại trƣờng hợp đã đóng vội vàng) (1977) của A.
Terry Rambo. Giải thích cho sự khác nhau đó, A. Terry Rambo lập luận rằng: để đối
phó với những rủi ro trong môi trƣờng thiên nhiên với mật độ dân số cao, hệ thống thủy
nơng, đê điều, đời sống khó khăn nhƣ thế dẫn đến sự khát khao giải quyết những khó
khăn của ngƣời dân cùng một làng xã cao hơn, và từ đó địi hỏi sự hợp tác của ngƣời dân
trong cùng một làng xã, làm cho làng xã ở miền Bắc tƣơng đối đóng hơn. Ngƣợc lại, ở
miền Nam có mức độ rủi ro thấp hơn, tác động của tự nhiên ít hơn, dễ sống hơn và đất
đai cũng phì nhiêu hơn nên ngƣời dân khơng nhất thiết phải dựa vào làng xã để sống nên
xã hội có phần mở hơn. Rõ ràng, mô trƣờng sống, môi trƣờng sinh thái đã ảnh hƣởng rất
nhiều đến cơ cấu tổ chức xã hội trong cùng một thể chế. Cũng bàn về tính chất “mở”,
nhiều tác giả trong nƣớc cũng dành nhiều quan tâm đến cộng đồng nơng dân Nam Bộ.
Cơng trình “Làng xã ở Châu Á và Việt Nam” (1995) do Mạc Đƣờng chủ biên đã phân
tích những chiều kích đặc trƣng của cộng đồng Nam Bộ qua nghiên cứu “Bốn cộng
đồng nông thôn và thành thị Việt Nam: cảnh quan kinh tế, xã hội và văn hóa” [Lƣơng
Văn Hy và Diệp Đình Hoa - 2000].

Chính vì thế mà trong bối cảnh chung, đối với làng Việt Bắc Bộ, đã có sự tồn tại
song hành của các tổ chức quan phƣơng và phi quan phƣơng giữ vai trò quan trọng trong
việc điều hòa chung làm cho các làng Vệt Bắc Bộ dù có phức tạp thì cũng vẫn duy trì
chức năng là môt tế bào xã hội vận hành nhƣ là một đơn vị thống nhất theo hƣơng ƣớc.
13


Không giống nhƣ làng Việt Bắc Bộ, các làng Nam Bộ khơng có các tổ chức phi quan
phƣơng, khơng có hƣơng ƣớc mà thay vào đó đã sớm chịu sự quản lý trực tiếp của Nhà
nƣớc ngay từ khi mới hình thành. Hay nói cách khác, trong bối cảnh hiện nay, ở làng
Việt Bắc Bộ các tổ chức phi quan phƣơng vẫn định hình rõ vai trị của mình trong đời
sống thƣờng nhật của ngƣời nơng dân. Trong khi đó, các tổ chức này lại khơng có điều
kiện phát triển ở làng Việt Nam Bộ, và nếu có cũng thể hiện rất yếu ớt vai trị của mình.
Điều này đƣợc lý giải rằng các làng Việt Bắc Bộ đất đai có hạn, các quan hệ dịng họ
ràng buộc, những quy định của hƣơng ƣớc đã làm cho ngƣời nông dân Việt khơng năng
động, khó có thể vƣợt qua sự thụ động, trong khi thiên nhiên Nam Bộ khá ƣu đãi và hào
phóng với con ngƣời, lại khơng có tâm lý phân biệt ngƣời chính cƣ và ngƣời ngụ cƣ, nên
một khi, ở nơi cũ họ cảm thấy khơng cịn sống đƣợc nữa thì họ sẵn sàng rời để đến nơi
khác để lập nghiệp. Hơn nữa, làng Nam Bộ không đƣợc thiết lập trên nền tảng ruộng
công mà ngay từ đầu đã xác lập sở hữu tƣ nhân, sớm phát triển nơng nghiệp theo hƣớng
sản xuất nơng sản hàng hóa nên vai trị của làng có phần nào bị hạ thấp so với làng Việt
Bắc Bộ. Tuy nhiên, làng ở Nam Bộ vẫn tất yếu có vai trị và vị trí trong sự phát triển của
nông thôn, là nơi sinh sống và thực hiện dân chủ trực tiếp và rộng rãi nhằm giải quyết
nội bộ cộng đồng dân cƣ. Đồng thời, làng cịn là nơi bảo đảm đồn kết giữ gìn trật tự, an
tồn xã hội và vệ sinh mơi trƣờng, cùng nhau xây dựng cuộc sống mới, cùng giúp nhau
cả trong đời sống sinh hoạt và đời sống sản xuất [Ngô Văn Lệ, 2010: 336-338].
Nhƣ vậy, cấu trúc cộng đồng xã hội nơng thơn Việt Nam nói chung và vùng Nam
Bộ nói riêng hiện nay là một mơ hình cấu trúc đa hệ thống cùng tồn tại trong một cộng
đồng. Đó là các mối quan hệ đan xen giữa các cấu trúc gia đình, làng – xã, các tổ chức
quan phƣơng và phi quan phƣơng. Mỗi tổ chức là một cách thức vận hành và có chức

năng riêng dựa trên những cơ sở và nguyên tắc hoạt động riêng nhất định của nó. Hoạt
động Hội qn cũng là loại hình tổ chức đƣợc vận hành trong các mối quan hệ đan xem
đó, với chức năng và cách thức vận hành riêng. Tuy nhiên trong các mối quan hệ thống
14


nhất này, cấu trúc Hội quán có thể vừa thể hiện những sự đối kháng, vừa thể hiện sự hợp
tác, cùng làm việc với nhau ở một mức độ hài hòa hoặc thống nhất nội bộ đủ để tiếp tục
tồn tại trong cùng một cộng đồng.

5.3. Một số cơng trình nghiên cứu về vốn xã hội và quan hệ xã hội
Vốn xã hội, theo Putnam đƣợc tạo thành từ ba yếu tố chính đó là mạng lưới xã hội
(social network), sự tín nhiệm (trust) và các hình thái chuẩn mực về nhường nhịn và
tương trợ lẫn nhau (norm of reciprocity). Trong tác phẩm kinh điển Making Democracy
Work: Civic Tradition in Modern Italy, xuất bản năm 1993 Robert D. Putnam nêu vấn
đề về việc một mơ hình tổ chức tại sao lại có thể hoạt động tốt ở nơi này mà lại không
thể hoạt động tốt tại nơi khác. Nghiên cứu 20 khu vực tại Ý, với cùng hệ thống chính trị
và chịu sự chi phối của các chính sách giống nhau bởi chính phủ. Bằng các phƣơng pháp
nghiên cứu đặc trƣng Nhân học nhƣ “soaking and poking”, phƣơng pháp nghiên cứu
lịch sử, sử dụng các bảng hỏi về định tính và định lƣợng, Putnam cho thấy một bức tranh
tổng thể theo chiều dọc và đƣờng chéo để giải quyết câu hỏi vì sao có sự phát triển về
dân chủ ở chổ này tốt hơn chổ khác. Kết luận của Putnam cho thấy việc thực hiện các
chính sách của nhà nƣớc có hiệu quả chủ yếu nằm ở cộng đồng dân sự, đặc trƣng và bản
chất cộng đồng đó.
Theo tác giả Ngơ Thị Phƣơng Lan trình bày lại nội dung tóm tắt của Portes (1998)
về vốn xã hội thì vốn xã hội bao gồm ba chức năng chính đó là nguồn kiểm sốt xã hội,
nguồn ủng hộ của gia đình và nguồn lợi ích thơng qua các mạng lƣới bên ngồi gia đình:
Chức năng kiểm sốt xã hội với những cơng trình nổi bật nhƣ social capital and
the adaptation of the second generation: The Case of Vietnamese Youth in New Orleans,
nghiên cứu trƣờng hợp cộng đồng ngƣời Việt có cố kết chặt chẽ tại New Orleans, biểu

15


hiện bằng việc dạy dỗ con cái trong môi trƣờng không phải ở Việt Nam. Cộng đồng này
tạo nên vốn xã hội khiến những bậc cha mẹ không chỉ không lơ là trong việc dạy dỗ con
cái mà còn giữ nguyên tính kỉ luật. Nguyên nhân là bởi theo cách nhìn và quan niệm của
ngƣời Việt, con cái hƣ hỏng là một điều xấu hổ của gia đình. Cơng trình của Zhou và
Bankston (1996). Hoặc một nghiên cứu khác cuả tác giả Hagan và các tác giả khác năm
1995. Tác phẩm đề cập đến một khía cạnh ngƣợc lại của vốn xã hội thấp dẫn đến sự xuất
hiện những khuynh hƣớng sai lệch của các trẻ vị thành niên ở cả Đông và Tây của nƣớc
Đức, những trẻ đƣợc gọi là những kẻ cực đoan cánh tả. Các nhà nghiên cứu đã tìm
nguyên nhân cho việc xuất hiện hệ tƣ tƣởng này cùng với niềm khát khao giàu có của trẻ
vị thành niên Đức. Nhìn chung chính sự bỏ đi của việc kiểm soát xã hội và sự túng thiếu
lâu dài của những ngƣời Đơng Đức là ngun nhân chính cho việc xuất hiện lại truyền
thống văn hóa ngầm của Đức. Tác phẩm Phạm pháp và sự khinh bỉ: Vốn xã hội và sự
kiểm soát những kẻ cực đoan cánh tả ở thanh niên Đông và Tây Berlin (Delinquency
and Disdain: Social Capital and the Control of RightWing Extremist among East and
West berlin Youth).
Sự giúp đỡ của gia đình là chức năng thứ hai của vốn xã hội. Tác phẩm Growing
Up with a Single Parent (Ngƣời trƣởng thành với cha mẹ đơn thân) của tác giả
McLanaha và Sandefur (1994) nghiên cứu về tình trạng cha mẹ đơn thân và việc học tốt
hay không ở trƣờng. Kết quả cho thấy rằng những trẻ sống trong gia đình có mẹ đơn
thân thƣờng có vốn xã hội ít hơn và dƣờng nhƣ khơng đủ thời gian để phát triển các mối
liên kết với những ngƣơi trong cộng đồng do di chuyển và đổi địa điểm sống nhiều lần
và thứ hai là sự thiếu vắng bóng dáng của ngƣời cha.
Chức năng thứ ba, chức năng phổ biến nhất của vốn xã hội, nguồn lợi gắn với
những mạng lưới bên ngồi gia đình ruột thịt. Theo Bourdieu, sự ủng hộ của cha mẹ đối
với sự phát triển của trẻ là nguồn vốn văn hóa, nguồn vốn xã hội là tài sản có đƣợc
thơng qua tƣ cách thành viên trong mạng lƣới xã hội. Trong tác phẩm của Anheier và
16



những ngƣời khác năm 1995 “Form of Social Capital and Social Structure in Cultural
Fields: Examining Bourdieu’s Social Typography” đã vẽ những mối liên kết xã hội của
các nghệ sĩ và ngƣời tri thứ ở Cologne, nƣớc Đức bằng hình khối. Một kết quả cho thấy
rằng mối liên kết xã hội của những ngƣời này với nhau rất chặt chẽ, gần nhƣ riêng biệt
với những ngƣời ngoại vi hay những ngƣời làm nghề thƣơng mại khác. [Ngô Thị
Phƣơng Lan, 2014, tr.93 – 95].
Bên cạnh đó, quan tâm đến tính năng động của các loại hình xã hội, các mạng
lƣới xã hội hơn là nghiên cứu các cấu trúc xã hội cũng nhƣ các thể chế quang phƣơng,
Olivier Tessier đã nghiên cứu các hệ thống trao đổi khác nhau, nhất là các hình thức hợp
tác trong lao động (đổi cơng, giúp đỡ trong nơng nghiệp và ngồi nơng nghiệp) và q
trình trao đổi hiện vật trong khung khổ hệ thống trợ giúp nhau gọi là hệ thống “giúp đỡ”
mang tính chuẩn mực thơng qua việc nhận diện các đặc tính rõ nét của nó. Sahlins cũng
bàn về sự tƣơng hỗ, có ba hình thức hỗ tƣơng thể hiện ba mối quan hệ kinh tế xã hội có
liên quan đến trao đổi: “tƣơng trợ nhân rộng, tình đồn kết tối đa; tƣơng trợ cân bằng,
điểm giữa; cuối cùng là sự tƣơng trợ âm, mang tính phi xã hội tối đa” [Olivier Tessier,
2010: 349]. Quan hệ xã hội trong đời sống sinh hoạt của làng Nam Bộ cũng đƣợc Gerald
C. Hickey (1964) nhắc đến qua nghiên cứu “Village in Vietnam” (Làng ở Việt Nam).
Khi nghiên cứu ở cộng đồng nông thôn làng Khánh Hậu, Ông lập luận rằng các làng
Việt Nam có đặc điểm nhƣ là một “cộng đồng đồng nhất độc lập, một thế giới tự trị”.
Trong đó, tơn giáo đƣợc xem là yếu tố đoàn kết của cộng đồng nhƣng chỉ diễn ra trong
phạm vi ấp. Và khái niệm “sự cách biệt địa dƣ” cũng đƣợc nhấn mạnh nhƣ là một yếu tố
dẫn đến đoàn kết trong cộng đồng làng Nam Bộ thơng qua các “tâm điểm thật sự”.
Chính vì các thiết chế xã hội nhƣ đình, chùa, trụ sở hội đồng, chợ… khơng đóng vai trị
nhƣ những tâm điểm thực sự nên không gia tăng tác dụng hỗ tƣơng xã hội giữa những
cƣ dân trong làng. Qua những bóc tách của những yếu tố đó cho thấy cá nhân trong cộng
đồng ở cấp độ làng đƣợc giải thích từ sự hội nhập đến sự thất bại trong việc hợp tác ở
17



làng. Trong khi đó, ngƣời ta nhận ra sự đùm bọc, tƣơng trợ lẫn nhau là dựa trên mối
quan hệ thân tộc và giao tiếp hằng ngày. Nhƣng nếu giữa các nhóm hộ gia đình khơng
có quan hệ thân tộc nhƣng cƣ trú gần nhau thì đơi khi cịn quan trọng hơn quan hệ thân
tộc, là cơ sở ràng buộc xã hội. Tôn giáo cũng là một mối ràng buộc của các nhóm cƣ dân
[Hickey 1964, tr.278 - 282].
Trên cơ sở so sánh sự khác biệt về tính “đóng” và “mở” giữa hai miền Bắc và
Nam Việt Nam, nghiên cứu về vốn xã hội ở Việt Nam bắt đầu đƣợc phát hiện trong
cơng trình nghiên cứu “Q và vốn xã hội ở hai cộng đồng nông thôn Việt Nam” của
Lƣơng Văn Hy (2010) về cộng đồng cƣ dân ấp Dinh xã Khánh Hậu (Long An) ở cộng
đồng nông thôn miền Nam và cộng đồng Hoài Thị ở miền Bắc. Kết quả nghiên cứu cho
thấy cộng đồng Nam bộ có tính mở hơn so với cộng đồng Bắc Bộ qua các chỉ báo cụ thể
về khơng gian, văn hóa, xã hội và kinh tế. Bằng phƣơng pháp khảo sát hộ gia đình, tác
giả nhận định rằng: ở Hồi Thị có mạng lƣới thân tộc dày đặt hơn và sự nở rộ của các
hội phi quan phƣơng nên dẫn đến cƣ dân trong cộng đồng Hoài Thị tham gia lễ tiệc và
các dịp có thể tặng quà nhiều hơn so với Khánh Hậu. Điều này cũng phản ánh các hộ ở
Hoài Thị có vốn xã hội lớn hơn so với các hộ ở Khánh Hậu. Bên cạnh đó, yếu tố kinh tế
và giai tầng xã hội cũng đặt trong sự tƣơng quan với vốn xã hội. Nếu nhƣ cộng đồng
Hoài Thị phát triển vốn xã hội là nhờ vào vốn kinh tế thì Khánh Hậu vì có tính chất
“mở” hơn, dân cƣ khơng ổn định, có sự biến động nhiều hơn so với Hoài Thị nên vốn xã
hội sẽ chịu tác động của cơ cấu xã hội địa phƣơng, phụ thuộc vào mức độ hội nhập nhƣ
thế nào trong mạng lƣới xã hội của địa phƣơng [Lƣơng Văn Hy, 2010, tr.416 - 417].
Chiều kích về quan hệ xã hội và vốn xã hội cũng đƣợc Ngô Thị Phƣơng Lan khai
thác trong hoạt động kinh tế của nông dân nuôi tôm vùng ĐBSCL “Từ Lúa Sang Tôm:
hành vi giảm thiểu rủi ro và khai thác vốn xã hội của nông dân vùng đồng bằng sông
Cửu Long” tại hai tỉnh Cà Mau và Long An. Tác giả đã phác họa các mối quan hệ xã hội
ở hai cộng đồng này qua việc tìm hiểu nông dân nuôi tôm đã vận dụng nguồn vốn xã hội
18



trong cuộc sống, đặc biệt trong hoạt động kinh tế của họ đặt trong bối cảnh đƣơng đại.
Đồng thời tác giả cũng nhận diện những quan hệ xã hội có vai trị tích cực trong hoạt
động kinh tế hiện nay của nông dân trên cơ sở lát cắt phân tầng về kinh tế.
Qua phần điểm luận này, nghiên cứu của chúng tôi đề cập đến những nghiên cứu về
cấu trúc nơng thơn xã hội Việt Nam có phần chƣa tồn diện, trong đó những nghiên cứu
trƣớc đây chƣa đề cập nhiều đến các tổ chức phi quan phƣơng ở Nam bộ, có chức năng
ảnh hƣởng đến sự vận hành của cộng đồng nơng dân. Hơn nữa, cơng trình này sẽ phân
tích chức năng của tổ chức phi quan phƣơng cũng nhƣ sự tƣơng quan giữa những quan
hệ xã hội và vốn xã hội trong bối cảnh nhiều đổi mới của Việt Nam hiện nay. Sự mới mẻ
này đánh giá những ảnh hƣởng nhất định của tổ chức phi quan phƣơng mà cụ thể trong
đề tài là mơ hình Hội qn, nhằm tạo nhiều tiềm năng cơ hội để nông dân phát triển kinh
tế hộ gia đình và cộng đồng.
6. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

6.1.

Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu chính của luận văn là các đặc điểm và vai trị của một
loại hình tổ chức xã hội mới trong cộng đồng nông thôn ở Nam Bộ, cụ thể là tổ
chức hội quán. Khai thác dƣới góc độ hội quán là một thiết chế xã hội trong sự vận
hành tổng thể của cộng đồng, có sự tƣơng tác với chủ thể sáng tạo ra tổ chức này
và liên quan đến đời sống kinh tế - xã hội của ngƣời dân sống trong cộng đồng đó.
Do đó, các đặc điểm và vai trò của hội quán sẽ đƣợc khảo sát trong mối quan hệ
với ngƣời dân.
6.2.

Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu trong phạm vi không gian của mô hình hội quán đầu

tiên là “Canh Tân hội quán” tại vùng Cù Lao An Hòa thuộc xã An Nhơn, huyện
Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Thời gian nghiên cứu vấn đề trong phạm vi gồm
19


trƣớc khi thành lập hội quán (trƣớc năm 2016 - thời điểm ra đời hội quán) và từ khi
bắt đầu thành lập hội quán cho đến nay (2016 -2018) nhằm hình dung về bối cảnh
của cộng đồng đối với quá trình manh nha và ra đời của hội quán, đồng thời có cái
nhìn so sánh với bối cảnh hiện tại trong đời sống kinh tế- xã hội của nông hộ và
cộng đồng thông qua hội quán. Nội dung nghiên cứu chủ yếu trong phạm vi những
đặc trƣng và chức năng của việc ra đời tổ chức hội quán trong cộng đồng nông
thôn ở Nam Bộ.
Phƣơng pháp luận: nghiên cứu trên cả 2 cấp độ là thiết chế xã hội (cộng đồng
luận) và cấp độ chủ thể con ngƣời (cá nhân luận)
7. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu của luận văn, đề tài mong muốn trả lời cho
hai câu hỏi trọng tâm trong suốt quá trình nghiên cứu nhƣ sau:
1. Tại sao có sự xuất hiện của một loại hình tổ chức xã hội mới ở cấp làng - xã
như hội quán được diễn ra trong bối cảnh kinh tế, chính chị, xã hội hiện nay
của cộng đồng nông thôn ở Nam Bộ?
2. Sự ra đời của loại hình tổ chức Hội quán đã hình thành những đặc điểm và
thiết lập chức năng gì trong đời sống kinh tế-xã hội của cộng đồng xã hội
nông thôn ở Nam Bộ hiện nay?
Từ hai câu hỏi nghiên cứu trên, tác giả đặt ra hai giả thuyết nghiên cứu sau đây:
Trên cơ sở tiếp cận vốn xã hội của Putnam, chúng tôi xây dựng giả thuyết cho
câu hỏi thứ nhất rằng: Trong bối cảnh có nhiều đổi mới về kinh tế, chính trị và xã
hội, thì ở những cộng đồng nào có xuất hiện tổ chức hội quán thông qua sự hợp
tác trên cơ sở niềm tin, định mức về sự tương hỗ và mạng lưới của cơng dân tham
gia thì cộng đồng đó có điều kiện phát triển đời sống kinh tế - xã hội cao hơn so

với những cộng đồng khơng có hội quán.
20


×