Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tài liệu Bài soạn lớp 3 - Tuần 21

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.75 KB, 25 trang )

TUẦN 21
Thứ 2 ngày tháng năm 2009.
Tập đọc - Kể chuyện: ÔNG TỔ NGHỀ THÊU.
Tiết: 1 & 2 Các hoạt động dạy chủ yếu:
Các hoạt động Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (5
/
)
MT: Ôn lại kiến thức
cũ.
PP: Thực hành, Hỏi-
Đáp.
ĐD: SGK
-2 HS đọc bài “Trên đường mòn Hồ Chí Minh” và trả lời
câu hỏi:
+Tìm những hình ảnh tố cáo tội ác của giặc Mĩ?
-Cả lớp theo dõi, nhận xét bạn đọc. GV ghi điểm.
2.Bài mới:
Giới thiệu bài (1
/
)
Hoạt động 1: (20
/
)
Luyện đọc:
MT: + Đọc đúng: trìu
mến, gian khổ, trở về.
- Ngắt hơi đúng sau
các dấu câu, giữa các
cum từ.
+Đọc đúng câu kể,


câu hỏi.
+Biết phân biệt lời
dẫn chuyện với lời
người chỉ huy và các
chiến sĩ.
+Hiều nghĩa các từ ở
phần chú giải
PP: Hỏi đáp, thảo
luận.
ĐD: -Tranh vẽ minh
hoạ bài tập đọc trong
SGK.
-Bảng phụ viết sẵn
các câu văn cần
hướng dẫn HS luyện
đọc.
-Một sản phẩm
thêu đẹp, 1 bức ảnh
chụp cái lọng.
Trong các tuần 21, 22 các em sẽ học chủ điểm “Sáng
tạo” với những bài học ca ngợi trí thức lao động, óc sáng
tạo của con người; về trí thức và các hoạt động của trí thức.
Bài đọc mở đầu chủ điểm giải thích nguồn gốc nghề thêu
của nước ta.GV ghi tên bài lên bảng.
a.GV đọc mẫu toàn bài. Cả lớp chú ý lắng nghe.
-HS quan sát tranh.
b.Luyện đọc từng câu: Dãy 1 và dãy 2.
-Bài có 19 câu, mỗi em đọc một câu và tiếp nối nhau cho
đến hết bài. Em nào đọc câu đầu đọc luôn đề bài; Ai đọc câu
gặp lời nhân vật thì đọc hết lời đó luôn.

Luyện đọc từ khó: mỉm cười, nhàn rỗi,...
HS đọc cá nhân - đồng thanh
-Nếu HS phát âm sai từ nào GV chỉnh sửa kịp thời.
c.Luyện đọc đoạn:
-Bài có 5 đoạn , GV gọi 5 em đọc nối tiếp 5 đoạn. Cả lớp
theo dõi bạn đọc.
-GV hướng dẫn HS cách đọc:
-Cần đọc giọng chậm rãi, khoan thai. Nhấn giọng những
từ ngữ thể hiện sự bình tĩnh, ung dung, tài trí của Trần Quốc
Khái trước thử thách của vua Trung Quốc.
-HS thảo luận theo nhóm 2, tìm cách ngắt nhịp của các
câu sau.
VD: Bụng đói / mà không có cơm ăn, / Trần Quốc Khái
lẩm nhẩm đọc ba chữ trên bức tượng, rồi mỉm cười.//
-HS hiểu nghĩa các từ:
Đi sứ, lọng, bức trướng, chè lam, nhập tâm, bình an
vô sự Phần chú giải
-HS tập đặt câu với từ nhập tâm, bình an vô sự.
VD: Chim én bay vào bờ là báo hiệu cho những người đi
biển trở về bình an vô sự.
d.Luyện đọc đoạn trong nhóm: Nhóm 3.
-Các nhóm thi đọc: 3 nhóm.
-Các nhóm còn lại nhận xét; GV ghi điểm.
Hoạt động 2: (14
/
)
Tìm hiểu bài:
MT: Ca ngợi Trần
Quốc Khái thông
minh, ham học hỏi,

giàu trí sáng tạo ; chỉ
bằng quan sát và ghi
nhớ nhập tâm đã học
được nghề thêu của
người Trung Quốc, và
dạy lại cho dân ta.
PP: Thảo luận, hỏi
đáp.
ĐD: SGK, tranh
-Gọi một HS đọc lại toàn bài, Cả lớp đọc thầm từng đoạn
và suy nghĩ để trả lời câu hỏi:
+Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học nhe thế nào?
+Vua Trung Quốc nghĩ ra cách gì để thử sứ thần Việt
Nam?
+Trần Quốc Khái đã làm thế nào :
a, Để sống. b, Để không bỏ phí thời gian.
c, Để xuống đất bình yên vô sự.
-Cả lớp đọc thầm toàn bài, trao đổi theo nhóm 2 để
TLCH: +Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ
nghề thêu?
-HS lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
GV chốt:* Như phần mục tiêu
Hoạt động 3: (17
/
)
Luyện đọc lại
MT: Đọc đúng các
kiểu câu. Phân biệt lời
người dẫn chuyện và
lời nhân vật

PP: Học nhóm
ĐD: SGK
-GV đọc mẫu đoạn 3 của bài.
-Lớp chia nhóm để luyện đọc: Nhóm 3.
-Thi đọc đoạn 3: 4 em.
-Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
-GV động viên, ghi điểm.
Hoạt động 4: (20
/
)
Kể chuyện:
MT: Dựa vào câu hỏi
gợi ý Hs kể lại được
câu chuyện tự nhiên,
biết thay đổi giọng kể
cho phù hợp với nội
dung.
PP: Học nhóm,
thuyết trình.
ĐD: Tranh vẽ ở SGK
a.GV nêu nhiệm vụ: Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện
Ông tổ nghề thêu. Sau đó, tập kể một đoạn của câu chuỵên.
b.HS kể:
+Một HS đọc đề bài và mẫu. Cả lớp đọc thầm theo.
-HS tập đặt tên ngắn gọn, thể hiện đúng nội dung: theo
nhóm 4.
-Thi kể giữa các nhóm: 3 nhóm.
+Kể lại một đoạn của câu chuyện:
-Mỗi HS chọn 1 đoạn để kể.
-5 HS nối tiếp nhau kể 5 đoạn.

-Cả lớp và GV nhận xét, chọn bạn kể hay nhất, bạn kể có
tiến bộ. GV ghi điểm.
Hoạt động 5: (3
/
)
Tổng kết:
-Câu chuyện trên giúp em hiểu ra điều gì? HS trả lời.
-GV nhận xét tiết học.
-Khen những em biết kể bằng lời của mình.
-GV giao nhiệm vụ:
+Về nhà luyện kể lại câu chuyện cho cả nhà nghe.
+Chuẩn bị bài sau: Bàn tay cô giáo.
Toán: LUYỆN TẬP
Các hoạt động dạy chủ yếu:
Các hoạt động Các hoạt động chủ yếu
1.Bài cũ: (5
/
)
MT: Ôn lại kiến thức đã học
PP: Thực hành, hỏi đáp
ĐD: Bảng con, phấn
-GV chấm, kiểm tra vở BT ở nhà của cả lớp.
-Chấm 5-6 bài, nhận xét, ghi điểm.
-Cả lớp đặt tính và tính: 2491 + 4573 = ?
-Gọi 1 em lên bảng thực hiện. GV nhận xét.
2.Bài mới:
Giới thiệu bài (1
/
)
Hoạt động 1: (30

/
)
Luyện tập - Thực hành
MT: Biết cộng nhẩm các số
tròn nghìn tròn trăm có đến 4
chữ số.
PP: Thực hành, Quan sát,
thuyết trình, động não
ĐD: Vở toán
GV ghi đề bài lên bảng.
-GV viết bảng phép tính: 4000 + 3000 = ?
H: Bạn nào có thể nhẩm được 4000 + 3000?
HS: báo cáo kết quả và nêu cách nhẩm đúng.
*Tương tự như trên, HS làm miệng các bài còn lại.
-GV yêu cầu HS làm bài 2, 3, 4 / 103 vào SGK
vào vở ô li.
-HS làm bài, GV theo dõi, quan sát, động viên các
em làm.
Bài 3: HS tự đặt tính rồi tính. HS nêu cách thực hiện
1 phép tính cộng cụ thể.
Bài 4: HS tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng rồi
làm bài. Chẳng hạn:
432l
Buổi sáng
Buổi chiều  ?l
HS cần đọc kĩ đề bài toán và xác định:
-Bài toán cho biết gì ?
+Buổi sáng bán 432l.
+Buổi chiều bán gấp đôi buổi sáng .
-Bài toán hỏi gì ?

+Số lít dầu cả 2 buổi bán được?
-Muốn tìm số lít dầu cả 2 buổi bán được ta phải
làm gì?
HS suy nghĩ và làm vào vở.
-HS làm xong, GV chấm, nhận xét và ghi điểm.
Hoạt động 2:
Tổng kết (4
/
)
MT: Củng cố các kiến thức
đã học.
PP: Trò chơi
ĐD: Phiếu học tập.
HS nêu cách cộng 2 số mà mỗi số có 4 chữ số: 3 em.
-GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em làm
bài tốt.
-Giao nhiệm vụ: về nhà làm bài 1, 2, 3, 4 / 15 vào
VBT.
-Chuẩn bị bài sau: Phép trừ các số trong phạm vi
10 000.
Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP BÀI TUẦN 20.
Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (4
/
)
MT: Ôn kiến thức đã học
PP: Thực hành, Hỏi-Đáp.
ĐD: SGK
-Một số HS nối tếp đọc và làm bài tập 2 và 3 vở bài tập

-GV nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới:
Giới thiệu bài (1
/
)
Hoạt động 1: (15
/
)
MT:+Tiếp tục mở rộng
vốn từ về chủ điểm tổ
quốc và tìm hiẻu các vị
anh hùng dân tộccó công
lao to lớn trong việc xây
dựng và bảo vệ đất nước.
PP: Hỏi đáp, thực hành
ĐD: Bảng phụ viết sẵn các
BT.
GV ghi tên bài lên bảng.
-Vài HS đọc lại.
Bài 1: Điền tiếp các từ chỉ những người trực tiếp tham
gia đánh giặc để bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ lịch sử
của nước ta:
Tướng, lính, bộ đội...
-HS đọc yêu cầu bài tập, làm bài vào vở.
- Gọi vài em lên bảng làm ở bảng phụ, lớp nhận xét
-GV chốt kết quả đúng.
Bài 2: Khoanh tròn vào những chữ cái trước tên những
đội quân đã sang xâm lược nước tavà bị quân ta đánh
bại:
a) quân Nam Hán. b)Quân Nguyên c) quân Minh

d) quân Thanh e) quân Đức g) quân Pháp
h) quân Anh i) quân Mĩ k) quân Nhật.
HS làm, GV quan sát giúp đỡ.
-HS đọc cả bài, GV nhận xét.
Hoạt động 2: (15
/
)
MT: Luyện tập cho HS
cách đặt dấu phẩyđể ngăn
cách cá bộ phận chỉ thời
gian.
PP: Thảo luận, hỏi đáp
ĐD: SGK
Bài 3: Những dấu phẩy trong đoạn văn sau có dùng để
ngăn cách bộ phận chính của câu (bộ phận trả lời câu
hỏi ai( hoặc cái gì?, con gì?và làm gì?( hoặc là gì, thế
nào)? Không?
Trong một trận đánh, quân giặc đã bắt được một em bé
chừng mười tuổitay cầm lựu đạn . Trước những đòn
đánh đập giã man của giặc, em bé chỉ im lặng . Khi bạn
giặc dẫn em đến trưqớc đám đông yêu cầu em chỉ mặt
người chỉ huy, em cương quyết không chỉ mặt ai . Sau
nhiều lần bị tra tấn em bé đã anh dũng hy sinh.
HS thảo luận nhóm 2 để làm bài tập.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

Hoạt động 3: (5
/
)

Củng cố, dặn dò:
-Nêu nội dung của bài? HS trả lời.
-GV nhận xét tiết học.
Luyện toán: LUYỆN TẬP.
Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (5
/
)
MT: Ôn tập kiến thức cũ.
PP: Thực hành
ĐD: Bảng con, phấn.
- HS làm vào bảng con.
a) 2345 + 1234 b) 3421 + 1032
- GV gọi 2 HS lên bảng thức hiện và nhắc lại cách làm
- Lớp nhận , GV ghi điểm.
2.Bài mới:
Giới thiệu bài (1
/
)
Hoạt động 1: (20
/
)
Luyện tập-Thực hành:
MT: Củng cố về phép
cộng các số có bốn chữ số.
PP: Thực hành, động não.
ĐD: Vở toán
-GV nêu mục tiêu bài học. Ghi đề bài lên bảng.
-HS làm bài 1, 2, 3, 4 VBT

Bài 1: GV gọi HS làm miệng, dãy 1 và dãy 2 nối tiếp
nhau nêu kết quả.
Bài 3: HS đặt tính, GV lưu ý HS các hàng đơn vị phải
đặt thẳng cột với nhau.
-GV theo dõi giúp đỡ những em còn chậm.
* Lưu ý bài 3:
Hỏi: + Muốn biết cả hai đội hái được bao nhiêu ki-lô-
gam cam ta phải đi tìm cái gì?
+ Đội hai hái nhiều gấp đôi đội 1, vậy muốn biết đội 2
hái được bao nhiêu ki-lô-gam cam ta làm thế nào?
+ Bài toán này giải bằng mấy phép tính?
- HS làm bài vào vở GV theo dõi giúp đỡ.
-GV chấm 12 bài và chữa nếu HS làm sai.
Hoạt động 2:
GV ra thêm bài tập (10
/
)
MT: Bôi dưỡng HS giỏi
PP: Động não, thực hành.
ĐD: Vở, giấy nháp.
Nếu em nào làm xong thì làm thêm các bài tập sau:
Bài 1: Đặt tính rồi tính
a) 8790 + 4321 b) 4532 + 5426
c) 324 + 1732 d) 4987 + 3564
Bài 2:
Tấm vải thứ nhất dài 548m tấm vải thứ hai bằng 1
2
tấm vải thứ nhất. Hỏi cả hai tấm vải dài bao nhiêu mét
vải?
Bài 3:

Điền dấu ( < > = ) thích hợp vào ô trống:
a) 32 - 14 : 2  47 x 5 + 65 x 5
b) ( 347 - 78) x 6  6 x 345 - 78 x 6
c) 125 x 8 x 9  9 x 125 x 8
- Gọi một số em lên chữa bài có nhiều em sai
- GV chốt lại kết quả đúng.
Hoạt động 3: (4
/
)
Tổng kết:
-GV nhận xét tiết học.
-Giao nhiệm vụ: về nhà chuẩn bị bài sau.
Toán: PHÉP TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10000.
Tiết Các hoạt động dạy chủ yếu:
Các hoạt động Các hoạt động chủ yếu
1.Bài cũ: (5
/
)
MT: Ôn lại kiến
thức đã học.
-GV kiểm tra vở BT ở nhà của cả lớp.
-Chấm một số bài, nhận xét, ghi điểm.
-Chữa bài nào HS hay làm sai.
2.Bài mới:
Giới thiệu bài (1
/
)
Hoạt động 1: (13
/
)

Tìm hiểu ví dụ
MT: Biết thực hiện
phép trừ các số
trong phạm vi
10000.
PP: Thực hành,
quan sát, thuyết
trình.
ĐD: Bảng phụ
GV ghi đề bài lên bảng. Vài HS đọc lại
b,Hướng dẫn HS tự thực hiện phép trừ 8652 - 3917
-GV nêu phép tính: 8652 - 3917 = ?
-HS tự đặt tính rồi tính vào vở nháp.
-GV theo dõi HS làm bài, gọi HS nêu kết quả: 4-5 em.
-HS nêu cách tính, GV ghi bảng:
Hỏi: “Muốn trừ số có 4 chữ số cho số có đến 4 chữ số ta làm
thế nào ?”
*GV chốt: Ta viết số bị trừ rồi viết số trừ sao cho các chữ số ở
cùng một hàng đều thẳng cột với nhau trừ từ phải sang trái.
-HS nêu quy tắc: 4-5 em. Cả lớp đọc thầm theo bạn.
Hoạt động 2:
Thực hành (18
/
)
MT: Củng cố về
phép trừ qua giải
toán có lời văn bằng
phép trừ.
Vận dụng kiến thức
đã học để làm bài

tập.
PP: Thực hành,
động não.
ĐD: Vở toán,
thước.
-Cả lớp cùng làm bảng con bài 1/ 16 ở VBT.
-GV theo dõi, hướng dẫn các em làm đúng: áp dụng quy
tắc để tính.
-GV yêu cầu HS làm bài 2, 3, 4 / 104 vào SGK vào vở ô li.
-HS làm bài các nhân, GV theo dõi, hướng dẫn các em làm.
Bài 2: HS đặt tính rồi tính. Đối với các em còn chậm cần nêu
cách tính.
Bài 3: HS cần đọc kĩ đề bài toán và xác định:
-Bài toán cho biết gì?
-Bài toán hỏi gì?
+Số mét vải cửa hàng còn lại?
-Muốn tìm số mét vải cửa hàng còn lại ta cần phải làm gì?
HS tự suy nghĩ rồi giải.
Bài 4: HS vẽ độ dài của cạnh AB là 8cm.
Xác định trung điểm O của cạnh AB.
-HS làm xong, cứ 2 em ngồi cùng bàn đổi vở cho nhau,
nhận xét về bài làm của bạn. GV chấm một số bài, nhận xét
và ghi điểm.
Hoạt động 3: Tổng
kết (3
/
)
MT: Củng cố các
kiến thức đã học
PP: Trò chơi

ĐD: Phiếu thông tin
Thẻ xanh, đỏ: Mỗi
HS 2 thẻ
Thi ai làm đúng, làm nhanh.
-HS thực hiện 7256 - 4938
5721 - 1398
GV chấm 5 bạn nhanh nhất.
Cả lớp cùng GV nhận xét kết quả đúng.
-HS nào làm xong, GV chấm ngay tại chỗ, nhận xét và ghi
điểm.
-Giao nhiệm vụ: về nhà làm bài 1, 2, 3, 4 / 16 vào VBT.
Chính tả (N-V): ÔNG TỔ NGHỀ THÊU.
PHÂN BIỆT TR/CH, DẤU HỎI/DẤU NGÃ.
Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động Hoạt động cụ thê
1.Bài cũ: (5
/
)
MT: Giúp HS viết
đúng.
PP: Thực hành
ĐD: Bảng con, phấn.
- Cả lớp viết bảng con từ: xao xuyến, sáng suốt, xăng dầu,
sắc nhọn.
-GV theo dõi các em viết, nhận xét.
2.Bài mới:
Giới thiệu bài (1
/
)
Hoạt động 1: (18

/
)
Hướng dẫn HS nghe
viết.
MT: Nghe viết chính
xác trình bày đúng một
đoạn trong truyện Ông
tổ nghề thêu.
PP: Hỏi đáp, thuyết
trình.
ĐD: -Bảng phụ viết
nội dung BT2a, b.
-VBT.
Bảng con
Trong tiết chính tả hôm nay, chúng ta sẽ viết đoạn 1 trong
truyện Ông tổ nghề thêu.GV ghi đề
*GV đọc 1 lần bài viết.
-Gọi 2 HS đọc lại, cả lớp đọc thầm theo.
-HS nắm nội dung bài viết: +Nhờ chăm chỉ học tập,
Trần Quốc Khái đã thành đạt như thế nào? (Ông đỗ tiến
sĩ, trở thành vị quan to trong triều.)
-HS tập viết các từ khó dễ sai và phân tích chính tả một
số từ. VD:
+ánh sáng, tiến sĩ, triều đình.
+ánh = anh + thanh sắc; triều = tr + iêu + thanh
huyền.
*GV đọc, HS viết bài vào vở.
-HS viết xong, dò lại bài bằng cách đổi vở cho nhau để
dò và ghi lỗi ra lề vở.
*GV chấm, chữa bài.

Hoạt động2: (13
/
)
Bài tập:
MT: Làm đúng bài tập
điền dấu thanh dễ lẫn
tr/ch; dấu hỏi/dấu ngã.
PP: Thực hành, động
não.
ĐD: Bảng con
Bài tập 2: Lựa chọn
-2 HS đọc nội dung của bài, cả lớp đọc thầm theo bạn.
-GV cho HS làm bài 2a hay 2b tuỳ ý. HS đọc kĩ yêu cầu
của bài.
-Cả lớp làm bài vào vở.
-GV gắn 3 băng giấy lên bảng, HS thi đua nhau điền kết
quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Câu a: chăm chỉ - trở thành - trong - triều đình - trước thử
thách - xử trí - làm cho - kính trọng - nhanh trí - truyền lại
- cho nhân dân.
Câu b: nhỏ - đã - nổi tiếng - tuổi - đỗ - tiến sĩ - hiểu rộng -
cần mẫn - lịch sử - cả thơ - lẫn văn xuôi - của.
Hoạt động 3: (3
/
)
Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những em viết chữ
đẹp, đúng.
- Chuẩn bị bài sau: Bàn tay cô giáo.
Phân biệt tr/ch, dấu hỏi/dấu ngã.

Tập đọc: BÀN TAY CÔ GIÁO.
Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu
Các hoạt động Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (5
/
)
MT: Ôn kiến thức đã
học.
-5 HS nối tiếp nhau kể lại 5 đoạn của câu chuyện Ông tổ
nghề thêu và trả lời câu hỏi: ở SGK
-Cả lớp theo dõi, nhận xét bạn kể. GV ghi điểm
2.Bài mới:
Giới thiệu bài (1
/
)
Hoạt động 1: (13
/
)
Luyện đọc
MT: HS đọc đúng
các từ: thoắt cái, nắng
toả, dập dềnh, rì rào,...
Ngắt, nghỉ hơi đúng
nhịp thơ, sau mỗi dòng
thơ và giữa các khổ
thơ.
PP: Hỏi đáp, thảo
luận
ĐD: -Tranh vẽ
minh hoạ. Bảng phụ

viết sẵn các câu thơ
cần hướng dẫn HS
luyện đọc và học
thuộc lòng, SGK.
GV ghi tên bài lên bảng.
a.GV đọc mẫu toàn bài. Cả lớp chú ý lắng nghe.
-HS quan sát tranh.
b.Luyện đọc từng câu: Dãy 1 và dãy 2.
-Bài có 18 dòng thơ, mỗi em đọc hai dòng.GV chỉnh sửa
c.Luyện đọc từng khổ thơ:
-Bài có 5 khổ thơ, GV gọi 5 em đọc nối tiếp 5 khổ thơ. Cả
lớp theo dõi bạn đọc.
-HS phát hiện cách đọc: VD: Giọng ngạc nhiên, khâm
phục. Nhấn giọng những từ thể hiện sự nhanh nhẹn,
-HS thảo luận theo nhóm 2, tìm cách ngắt nhịp các dòng
thơ sau: Một tờ giấy trắng...quanh thuyền sóng lượn
-HS hiểu nghĩa từ: phô Phần chú giải
-HS tập đặt câu với từ phô.
VD: Cậu bé cười phô hàm răng sún.
d.Luyện đọc từng khổ thỏ trong nhóm: Nhóm 2.
-Các nhóm thi đọc: 3 nhóm.
đ.Đọc đồng thanh đoạn : Cả lớp.
-3 HS đọc cả bài.
Hoạt động 2: (10
/
)
Tìm hiểu bài
MT: Ca ngợi bàn tay
kì diệu của cô giáo. Cô
đã tạo ra biết bao điều

lạ từ đôi bàn tay khéo
léo.
PP: Thảo luận, hỏi
đáp. ĐD: SGK
-1 HS đọc lại toàn bài thơ, Cả lớp đọc thầm từng khổ thơ
và suy nghĩ để trả lời câu hỏi:
+Từ những tờ giấy, cô giáo đã làm ra những gì?
+Hãy tả bức tranh cắt dán giấy của cô.
-Cả lớp đọc thầm toàn bài, trao đổi theo nhóm 2 để
TLCH:
+Em hiểu hai dòng thơ cuối bài như thế nào?
-HS lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
GV chốt: Như MT
Hoạt động 3: (8
/
)
Luyện đọc lại
MT: HS đọc thuộc
bài thơ.
-GV đọc mẫu toàn bài.
-HS luyện đọc thuộc lòng từng khổ thơ rồi cả bài thơ theo
hình thức xoá dần, VD: Một - Một - Thêm - Như - Biết.
-Thi đọc thuộc bài thơ: Hình thức hái hoa.
-5 em nối tiếp nhau đọc 5 khổ thơ.
-HS xung phong đọc thuộc lòng cả bài thơ: 4-5 em.
-GV động viên, ghi điểm.
Hoạt động 4: (3
/
)
Củng cố, dặn dò:

-Nêu nội dung của bài thơ? HS trả lời.
-Về nhà tiếp tục HTL cả bài thơ.
+Chuẩn bị bài sau: Nhà bác học và bà cụ.
Luyện Tiếng Việt: LUYỆN TẬP LÀM VĂN BÀI TUẦN 20.
Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (5
/
)
MT: Ôn tập kiến thức cũ
-2 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện chàng trai làng
Phù Ủng.
-GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới:
Giới thiệu bài (1
/
)
Hoạt động 1: (15
/
)
MT: Rèn kĩ năng nói:
Biết báo cáo trước các bạn
về hoạt động của tổ trong
tháng vừa qua - Lời lẽ rõ
ràng rành mạch, thái độ
đàng hoàng.
PP: Thuyết trình, thực
hành.
ĐD: Vở nháp
GV ghi đề bài lên bảng.

Bài tập 1 :
-HS đọc nội dung của bài: 2 em, cả lớp đọc thầm bài
Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”.
- HS thảo luận theo tổ.
-Mỗi bạn trong tổ đều đóng vai tổ trưởng và báo cáo
với các bạn trong tổ của mình theo các phần.
+Báo cáo hoạt động của tổ chỉ theo 2 mục:
1. Học tập
2. Lao động.
-Trước khi đi vào các nội dung cụ thể, cần nói lời mở
đầu: “Thưa các bạn...”
+Báo cáo cần chân thực, đúng thực tế hoạt động
của tổ mình (không máy móc).
+Mỗi bạn đóng vai tổ trưởng cần báo cáo với lời
lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ đàng hoàng, tự tin.
-Các tổ làm việc và đại diện 3 tổ thi trình bày báo
cáo trước lớp. Cả lớp bình chọn bạn có bản báo cáo tốt
nhất, báo cáo rõ ràng, tự tin.
Hoạt động 2: (16
/
)
Bài tập 2:
MT: Rèn kĩ năng viết:
Biết viết báo cáo rõ ràng
gửi cô giáo theo mẫu đã
cho.
PP: Thực hành, đàm
thoại, quan sát.
ĐD: -Mẫu báo cáo.
VBT

Bài tập 2 :
-HS đọc nội dung của bài và mẫu báo cáo: 2 em. Cả
lớp chú ý lắng nghe.
-GV nhắc HS điền vào mẫu báo cáo nội dung thật
ngắn gọn, rõ ràng.
-Từng HS tưởng tượng mình làm tổ trưởng, viết báo
cáo của tổ về các mặt học tập, lao động.
-HS đọc báo cáo, cả lớp và GV nhận xét, ghi điểm.
Hoạt động 3: (3
/
)
Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em chuẩn
bị bài chu đáo.
-GV giao nhiệm vụ:
+Về ghi nhớ mẫu và cách viết báo cáo.
+Chuẩn bị bài sau:
Tự nhiên và Xã hội: THÂN CÂY .
Tiết Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động Hoạt động cụ thể
1Bài mới:
Giới thiệu bài (1
/
)
Hoạt động 1: (15
/
)
Làm việc với SGK
theo nhóm.
MT: Nhận dạng và

kể được một số cây
có thân mọc đứng,
thân leo, thân bò;
thân thảo.
PP: Thảo luận nhóm,
động não.
ĐD: -Các hình
trong SGK trang 78,
79.
-Phiếu bài tập.
Phiếu giao việc
GV ghi đề lên bảng.
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp
-2 HS ngồi cùng bàn quan sát các hình trong SGK trang
78, 79 để trả lời các câu hỏi sau và điền vào phiếu học tập:
+Chỉ và nói tên các cây có thân mọc đứng, thân leo,
thân bò trong các hình. Trong đó, cây nào có thân gỗ (cứng),
cây nào có thân thảo (mềm)?
-GV đi đến các nhóm giúp đỡ, nếu HS không nhận ra, GV
chỉ dẫn.
Bước 2: Làm việc cả lớp
-Gọi 1 số HS lên trình bày kết quả. Mỗi HS chỉ trình bày
1đặc điểm về cách mọc và cấu tạo thân của cây.
-GV hỏi: Cây su hào có gì đặc biệt?
c,GV kết luận: Các cây thường có thân mọc đứng; một số
cây thân leo, thân bò.
-Có loại cây thân gỗ, có loại cây thân thảo.
-Cây su hào có thân phình to thành củ.
Hoạt động 2: (14

/
)
Chơi trò chơi BINGO
MT: Phân loại một
số cây theo cách mọc
đứng của thân (đứng,
leo, bò) và theo cấu
tạo của thân (gỗ,
thảo).
PP: Nhóm, trò chơi.
ĐD: Phiếu học tập.
Cách tiến hành:
Bước 1: GV hướng dẫn, tổ chức HS cách chơi:
-Chia lớp thành 2 nhóm.
-GV gắn lên bảng 2 bảng câm theo mẫu sau:
C
ấu tạo
Cách mọc
Thân gỗ Thân thảo
Đứng

Leo
Và bộ phiếu rời, mỗi phiếu viết tên 1 cây. VD: bí ngô, bàng,
cà rốt,...
Bước 2: Chơi trò chơi
-HS thi đua nhau lên điền, GV làm trọng tài.
Bước 3: Đánh giá
-Các nhóm hoàn thành công việc của mình; GV đánh giá,
nhận xét.
*Lưu ý: Cây hồ tiêu khi non là thân thảo, khi già thân hoá gỗ

Hoạt động 3: (3
/
)
Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em hăng hái
tham gia xây dựng bài, nhắc nhở những em còn chưa chú ý
trong giờ học.
-Về nhà:+Làm bài tập trong vở bài tập Tự nhiên và Xã hội.
+Chuẩn bị bài sau: Thân cây (Tiếp theo)
AN TOÀN GIAO THÔNG - BÀI 3 (tiết 1)
Tiết Các hoạt động dạy học chủ yếu:

×