Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Dự báo thu thuế Giá trị gia tăng tại Tổng cục Thuế Bộ Tài chính (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

............/............

...../.....

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THỊ THANH NHÀN

DỰ BÁO THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
TẠI TỔNG CỤC THUẾ - BỘ TÀI CHÍNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
............/............

BỘ NỘI VỤ
...../.....

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THỊ THANH NHÀN

DỰ BÁO THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG


TẠI TỔNG CỤC THUẾ - BỘ TÀI CHÍNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 8 34 02 01
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. PHẠM TIẾN ĐẠT

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ “Dự báo thu thuế Giá trị gia tăng
tại Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính” là cơng trình nghiên cứu độc lập của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả, ý kiến nêu trong Luận văn là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên
cứu khoa học nào trƣớc đây.

Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2020
Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Nhàn


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
Chƣơng 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ DỰ BÁO
THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ............................................................................ 7

1.1. Cơ sở lý luận chung về thuế giá trị gia tăng .............................................. 7
1.1.1. Khái niệm: ............................................................................................... 7
1.1.2. Vai trò của thuế giá trị gia tăng ............................................................... 8
1.2. Cơ sở lý thuyết chung về dự báo thu thuế GTGT. ................................... 12
1.2.1. Khái niệm dự báo thu thuế GTGT ........................................................ 12
1.2.2. Vai trò của dự báo thu thuế GTGT ....................................................... 12
1.2.3. Nguyên tắc trong dự báo thu thuế GTGT ............................................. 14
1.2.4. Các phƣơng pháp dự báo thu thuế GTGT ............................................. 15
1.2.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng công tác dự báo thu thuế giá trị
gia tăng ............................................................................................................ 27
1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về phân tích, dự báo thu
thuế GTGT và bài học cho Việt Nam. ............................................................ 29
1.3.1. Dự báo thu thuế GTGT trên thế giới ..................................................... 29
1.3.2. ài học cho Việt Nam ........................................................................... 33
Chƣơng 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DỰ BÁO THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA
TĂNG TẠI TỔNG CỤC THUẾ ..................................................................... 35
2.1. Hệ thống chính sách thuế GTGT của Việt Nam hiện nay ....................... 35
2.2. Phân tích, dự báo thu thuế GTGT hiện nay tại Tổng cục Thuế ............... 39
2.2.1. Vị trí, vai trị của thuế GTGT trong tổng thu NSNN ............................ 39
2.2.2. Quy trình phân tích, dự báo thu thuế GTGT ......................................... 40


2.2.3. Phƣơng pháp phân tích, dự báo thu thuế GTGT ................................... 42
2.3.1. Kết quả đạt đƣợc ................................................................................... 53
2.3.2. Một số hạn chế: ..................................................................................... 54
2.3.3. Nguyên nhân: ........................................................................................ 58
Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC DỰ
BÁO THU THUẾ THƠNG QUA VIỆC ỨNG DỤNG CÁC MƠ HÌNH DỰ
BÁO THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ................................................................. 65
3.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội trong nƣớc và quốc tế, xu hƣớng đổi mới, cải

cách, hiện đại hố trong cơng tác phân tích, dự báo thuế GTGT. .................. 65
3.1.1. Tình hình kinh tế trên thế giới............................................................... 65
3.1.2. Bối cảnh kinh tế xã hội trong nƣớc ....................................................... 65
3.1.3. Xu hƣớng đổi mới, cải cách, hiện đại hóa cơng tác phân tích, dự báo thu
thuế GTGT trên thế giới. ................................................................................. 68
3.2. Mục tiêu, yêu cầu đối với cơng tác phân tích, dự báo thu thuế GTGT
trong thời gian tới. ........................................................................................... 70
3.2.1. Mục tiêu chung về công tác dự báo thu trong chiến lƣợc cải cách hệ
thống thuế của Tổng cục. ................................................................................ 70
3.2.2. Mục tiêu cụ thể đối với công tác dự báo thuế GTGT. .......................... 70
3.3. Các giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác dự báo thu thuế GTGT. ............. 74
3.3.1. Nhóm giải pháp về đổi mới phƣơng pháp dự báo thu thuế GTGT bằng
các mơ hình dự báo tiên tiến. .......................................................................... 74
3.3.2. Nhóm giải pháp về nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực làm cơng tác
dự báo thu thuế. ............................................................................................... 92
3.3.3. Nhóm giải pháp về Hệ thống hóa cơ sở dữ liệu về thuế GTGT phục vụ
cho phân tích, dự báo thu thuế GTGT. ........................................................... 96
3.3.4. Nhóm giải pháp về hồn thiện hệ thống chính sách thuế GTGT. ......... 99


3.4. Lựa chọn mơ hình phù hợp và ứng dụng một số mơ hình dự báo thu thuế
GTGT tại Tổng cục Thuế. ............................................................................. 101
3.4.1. Lựa chọn mơ hình phù hợp cho Tổng cục và phạm vi ứng dụng các mơ
hình. ............................................................................................................... 101
3.4.2. Lộ trình triển khai: .............................................................................. 103
3.5. Điều kiện để thực hiện các giải pháp ..................................................... 104
3.6. Kiến nghị: ............................................................................................... 106
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG

Ố, HỘI


THẢO, ĐÀO TẠO LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN .................................. 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................118


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
AFTA

Khu vực thƣơng mại tự do Đông Nam Á

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á

BTC

Bộ Tài chính

CEPT

Hiệp định ƣu đãi thuế quan có hiệu lực chung

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

CPB

Trung tâm dự báo và phân tích chính sách kinh tế Hà Lan


CPI

Chỉ số giá

CQT

Cơ quan thuế

DN

Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp nhà nƣớc

DT

Dự toán

EU

Liên minh châu Âu

GDP

Tổng sản phẩm trong nƣớc

GNI


Tổng thu nhập quốc gia

GST

Thuế tiêu dùng

GTGT

Giá trị gia tăng

HĐND

Hội đồng nhân dân

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

I-O

Bảng cân đối liên ngành đầu vào - đầu ra

IRAS

Cơ quan thu nội địa Singapore

IRD

Cơ quan Thu Nội địa Newzealand


IRS

Cơ quan thuế Mĩ

KH-ĐT

Kế hoạch và Đầu tƣ

KTDL

Ứng dụng khai thác dữ liệu thuế

KTXH

Kinh tế - xã hội


NS

Ngân sách

NSD

Ngƣời sử dụng

NSNN

Ngân sách nhà nƣớc

NNT


Ngƣời nộp thuế

NVV

Nhỏ và vừa

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

PIT

Thuế thu nhập cá nhân

QLT

Ứng dụng quản lý thuế cấp Cục

QTC

Ứng dụng quản lý thuế cấp Tổng cục

SX-KD

Sản xuất kinh doanh

TADAT

Bộ công cụ chẩn đoán đánh giá hiệu quả quản lý thuế (Tax

Administration Diagnostic Assessment Tool)

TCT

Tổng cục Thuế

TH-NV-DT

Tổng hợp - nghiệp vụ - dự toán

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TPH

Ứng dụng tập trung cơ sở dữ liệu thuế

TTĐ

Tiêu thụ đặc biệt

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân


VAT

Thuế giá trị gia tăng

WB

Ngân hàng thế giới


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Thuế GTGT đƣợc áp dụng tại Việt Nam bắt đầu từ năm 1999 thay thế
cho thuế doanh thu đã tồn tại trong một thời gian dài. Kể từ khi áp dụng đến
nay, thuế GTGT đã phát huy tốt vai trò là một trong các sắc thuế chính của hệ
thống thuế hiện đại của Việt Nam. Góp phần tạo ra nguồn thu ổn định của
ngân sách Nhà nƣớc, là một công cụ phân phối thu nhập quốc dân, thực hiện
điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Đặc điểm của thuế GTGT là loại thuế gián thu đánh vào phần giá trị tăng
thêm qua mỗi khâu từ sản xuất, lƣu thông đến tiêu dùng. Những chính sách về
thuế GTGT có tác động lớn đến đời sống xã hội và tăng trƣởng kinh tế. Thuế
GTGT là cơng cụ điều tiết vĩ mơ có hiệu quả nền kinh tế của Chính phủ. Đối
với ngân sách quốc gia, thuế GTGT là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách nhà
nƣớc, tính đến cuối năm 2016, tổng số thu từ thuế GTGT chiếm tỷ trong xấp
xỉ 20% trong tổng thu NSNN. Trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay,
cạnh tranh giữa các quốc gia trên thế giới bằng chính sách thuế diễn ra ngày
càng gay gắt, thu ngân sách nhà nƣớc cịn nhiều khó khăn, u cầu phải sử
dụng các cơng cụ hiện đại về phân tích, dự báo thu để hoạch định chính sách
thuế GTGT cũng nhƣ dự báo số thu thuế giá trị gia tăng. Tại Việt Nam, hiện
nay, việc nghiên cứu ứng dụng các mơ hình dự báo thu ngân sách nói chung
mới đƣợc nghiên cứu ở mức tổng qt vĩ mơ nhƣ: “Mơ hình kinh tế lƣợng thử

nghiệm dự báo về thuế tiêu thụ đặc biệt” - đề tài cấp Bộ do Vụ Chính sách
thuế thực hiện năm 2003 hay “Thử nghiệm áp dụng mô hình kinh tế lƣợng
trong phân tích, dự báo thu ngân sách nhà nƣớc” - Đề tài cấp Bộ của Vụ chính
sách thuế - năm 2005; Đề án phân tích dự báo thu bằng các mơ hình kinh tế
năm 2005 của Tổng cục Thuế, đề tài cấp Bộ về “ Đổi mới quy trình, phƣơng
pháp xây dựng dự tốn thu NSNN” của Tổng cục Thuế năm 2014... Chƣa có
một nghiên cứu chun sâu nào về các mơ hình dự báo thu riêng đối với thuế

1


GTGT. Những kết quả nghiên cứu cũng mới chỉ đƣợc áp dụng thử nghiệm để
kiểm nghiệm kết quả thu đã thực hiện trong quá khứ, chƣa đƣợc nghiên cứu,
đánh giá toàn diện để triển khai ứng dụng rộng rãi trong cơng tác hoạch định
chính sách cũng nhƣ dự báo, lập dự toán thu NSNN. Yêu cầu đặt ra hiện nay
là cần có các cơng cụ, mơ hình dự báo thu NSNN nói chung và thuế GTGT
nói riêng để nâng cao chất lƣợng hoạch định chính sách cũng nhƣ cơng tác dự
báo, lập dự toán thu ngân sách, đặc biệt trong bối cảnh phải thực hiện Luật
NSNN năm 2015, từ năm 2017 Việt Nam sẽ bắt đầu triển khai lập kế hoạch
tài chính trung hạn 3 năm và xây dựng kế hoạch tài chính 5 năm. Do đó, tơi
đã nghiên cứu đề tài “Dự báo thu thuế giá trị gia tăng tại Tổng cục Thuế Bộ Tài chính”.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Ngoài nƣớc: Phân tích, dự báo là hoạt động quan trọng, khơng thể tách
rời trong cơng tác xây dựng chính sách cũng nhƣ tổ chức quản lý thu ngân
sách ở các quốc gia. Hầu hết các nƣớc phát triển trên thế giới nhƣ Mỹ, Hàn
Quốc, Hà Lan, Singapore,... đều sử dụng phƣơng pháp mơ hình hóa để dự báo
số thu trong đó có số thu thuế GTGT, phục vụ cho công tác lập kế hoạch chi
tiêu NS của chính phủ; đánh giá mức độ tuân thủ của ngƣời nộp thuế và đặc
biệt phục vụ cho cơng tác phân tích, hoạch định chính sách thu. Mức độ phức
tạp của các mơ hình phụ thuộc vào mục tiêu sử dụng mơ hình đó cho cơng tác

gì và hệ thống cơ sở dữ liệu hiện có của mỗi nƣớc.
Trong nƣớc: Tại Việt Nam chủ yếu vẫn sử dụng phƣơng pháp phân
tích dự báo truyền thống, phân tích dự báo thu thơng qua các mơ hình mới
chỉ ở mức nghiên cứu, thử nghiệm. Việc áp dụng các phƣơng pháp phân
tích dự báo truyền thống khơng đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác quản
lý kinh tế tài chính của đất nƣớc trong giai đoạn hội nhập và thực hiện
tiến trình cải cách, đổi mới.

2


Hiện nay, trong cơ quan ộ Tài chính đã có Viện chiến lƣợc chính sách
tài chính, Viện Khoa học Tài chính (thuộc Học viện Tài chính) và Vụ Chính
sách thuế nghiên cứu và xây dựng một số mơ hình phân tích, dự báo thu bằng
mơ hình kinh tế lƣợng sử dụng trong công tác dự báo thu và hoạch định chính
sách thu khi tham gia hội nhập…
Một số đề tài, đề án, hội thảo khoa học nghiên cứu về phân tích, dự báo
của Bộ Tài chính gần đây nhƣ: (i) Đề tài “Xây dựng mơ hình kinh tế lƣợng vĩ
mơ của Việt Nam”, 2012 Đề tài NCKH cấp Bộ, Đặng Ngọc Tú, nhóm phân
tích dự báo của Viện CL& CSTC. (ii) Đề tài “Xây dựng phƣơng pháp tính
tốn và dự báo số thu ngân sách đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng
hoá ngành hải quan”, Đề tài NCKH cấp Bộ năm 2013, TS Nguyễn Ngọc Túc,
Tổng cục Hải quan. (iii) Tọa đàm khoa học: Xây dựng mơ hình dự báo thu
ngân sách nhà nƣớc, do Viện Chiến lƣợc và Chính sách tài chính tổ chức
6/2013. (iv) Hội thảo khoa học: “Xây dựng hệ thống dữ liệu phục vụ cơng tác
phân tích dự báo và hoạch định chính sách, chiến lƣợc tài chính” do Viện
Chiến lƣợc và Chính sách tài chính và Cục Tin học và Thống kê tài chính tổ
chức 9/2013.
Tại Tổng cục Thuế, cơng tác nghiên cứu xây dựng mơ hình dự báo thu
NSNN đƣợc bắt đầu triển khai nghiên cứu từ năm 2006. Một số đề tài nghiên

cứu và ứng dụng các mơ hình dự báo thu NSNN đƣợc triển khai tại Tổng cục
Thuế nhƣ: (i) Đề án “Thực hiện phân tích dự báo thu thuế bằng mơ hình kinh
tế lƣợng”,

an Dự tốn thu thuế, 2006. (ii) Đề tài Luận văn thạc sỹ “Phân

tích, dự báo thu NSNN, thực trạng và giải pháp”, 2005, Phạm Thị Tuyết Lan.
(iii) Tài liệu giáo trình bồi dƣỡng nghiệp vụ Phân tích dự báo thu NSNN của
Vụ Dự tốn thu thuế, Tổng cục Thuế, 2011. Tổng cục Thuế đã thông qua tại
Quyết định số 530/QĐ-TCT ngày 2/5/2012. (iv) Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Bộ Tài chính năm 2013, “Hồn thiện quy trình, phƣơng pháp xây dựng dự

3


toán thu NSNN”, ùi Văn Nam, Tổng cục trƣởng Tổng cục Thuế, đơn vị thực
hiện: Vụ Dự toán thu thuế, 2014.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích: Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về thuế GTGT và dự báo thuế
GTGT, xây dựng, ứng dụng các mô hình dự báo thuế GTGT phục vụ cho
cơng tác phân tích, đánh giá, điều hành thu, chi NS và xây dựng dự tốn thu
NSNN hàng năm; phục vụ cho cơng tác đánh giá mức độ tuân thủ đối với
thuế GTGT; phục vụ cho cơng tác hoạch định chính sách thuế GTGT. Xây
dựng đƣợc các mơ hình dự báo thu thuế GTGT tiên tiến, hiện đại phục vụ cho
công tác dự báo thu ngân sách hàng năm, hàng quý, hàng tháng.
- Nhiệm vụ: Nhiệm vụ đặt ra đối với công tác nghiên cứu đề tài là phân
tích, đánh giá tồn diện về cơ sở thu thuế GTGT của Việt Nam so với chuẩn
quốc tế, nguyên lý quản lý, phát sinh nguồn thu của sắc thuế GTGT của Việt
Nam, nghiên cứu các quy định của chính sách, pháp luật thuế GTGT hiện
hành của Việt Nam, sử dụng các kỹ thuật, mơ hình dự báo hiện đại để đƣa ra

những nhận định, đánh giá về công tác quản lý thu thuế GTGT hiện nay đảm
bảo tính khoa học, tiên tiến. Từ đó đổi mới công tác dự báo thu thuế GTGT.
Đây là điểm nhấn quan trọng trong đổi mới, hiện đại hóa cơng tác dự báo thu
thuế, đồng thời cũng tạo điều kiện để chun nghiệp hóa cơng tác hoạch định
chính sách thơng qua việc đánh giá tác động cụ thể đối với nền kinh tế - xã
hội khi sửa đổi, bổ sung hay xây dựng chính sách thuế GTGT.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của Đề tài là công tác dự
báo thu thuế GTGT tại Tổng cục Thuế, số thuế GTGT đƣợc sử dụng trong đề
tài là tổng số thuế GTGT của ngành Thuế (tức là cộng từng số thuế GTGT
của từng Cục Thuế các tỉnh, thành phố để lên tổng thể số thuế GTGT của toàn
ngành thuế).

4


- Phạm vi nghiên cứu: Các số liệu, báo cáo đƣợc sử dụng để nghiên cứu
trong đề tài giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 2011-2018 khi mà Việt
Nam chuyển từ thuế doanh thu sang áp dụng thu thuế giá trị gia tăng theo
Luật thuế GTGT.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
- Phương pháp luận: Trên cơ sở tổng kết, đánh giá nhận xét tồn bộ về
thực trạng cơng tác dự báo thu thuế GTGT trong những năm qua, đối chiếu
với cơ sở lý thuyết chung về thuế GTGT, phân tích, dự báo thu thuế GTGT và
kinh nghiệm quốc tế về vấn đề dự báo thuế GTGT của các nƣớc trên thế giới,
xu hƣớng phát triển chung của thế giới và thực tiễn đòi hỏi của Việt Nam
trong những năm tới để định hƣớng đổi mới phƣơng pháp dự báo thu thuế
GTGT ở Việt Nam nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác dự báo, xây
dựng dự tốn và hoạch định chính sách thuế GTGT.
- Phương pháp nghiên cứu: Phƣơng pháp luận chủ yếu đƣợc sử dụng là

phƣơng pháp duy vật biện chứng và phƣơng pháp duy vật lịch sử đƣợc thực
hiện xuyên suốt trong q trình nghiên cứu lí luận và thực tiễn liên quan đến
đề tài nghiên cứu. Phƣơng pháp cụ thể đƣợc sử dụng chủ yếu là phƣơng pháp
suy diễn thống kê kết hợp với một số mơ hình kinh tế để có thể ứng dụng
trong phân tích, dự báo thu thuế GTGT. Kỹ thuật sử dụng với sự trợ giúp của
các phần máy tính để rút số liệu, thu thập thông tin về ngƣời nộp thuế trên
mạng thông tin nội bộ ngành thuế hiện nay, đồng thời tiến hành thu thập
nguồn dữ liệu thơng tin thực tế ngồi ngành thuế nhƣ các chỉ tiêu tăng trƣởng
kinh tế GDP, chỉ số giá, giá trị sản xuất của các ngành…, số thuế thu đƣợc
qua các năm và phƣơng pháp đánh giá, tổng kết thực tiễn công tác quản lý thu
thuế ở Việt nam để đƣa ra những nhận định ban đầu, bƣớc tiếp theo là tiến
hành phân tích sâu hơn về nguyên nhân và kết quả, điều chỉnh, loại trừ… từ
đó đƣa ra những kết luận, nhận định sau cùng.

5


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Đối với cơng tác xây dựng dự tốn thu thuế: Kết quả mơ hình dự báo số
thu NS đƣợc sử dụng làm căn cứ để thực hiện xây dựng dự toán, thảo luận và
giao dự toán thu NS hàng năm cho các địa phƣơng.
- Đối với công tác hoạch định chính sách: Sử dụng mơ hình dự báo thuế
GTGT phục vụ cho cơng tác hoạch định chính sách thuế GTGT đáp ứng yêu
cầu điều tiết vĩ mô nền kinh tế và phát triển KTXH trong giai đoạn hội nhập
và phát triển.
- Đối với công tác quản lý: Kết quả của mơ hình dự báo thu đƣợc sử
dụng trong đánh giá mức độ tuân thủ của ngƣời nộp thuế và chất lƣợng công
tác quản lý thu đối với thuế GTGT.
7. Kết cầu của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,

Luận văn đƣợc kết cấu gồm 3 chƣơng nhƣ sau:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết về thuế GTGT và dự báo thuế GTGT.
- Chƣơng 2: Thực trạng công tác dự báo thu thuế GTGT tại Tổng cục Thuế.
- Chƣơng 3: Định hƣớng nâng cao chất lƣợng công tác dự báo thu thuế
GTGT trong thời gian tới.

6


Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ DỰ BÁO THUẾ
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
1.1. Cơ sở lý luận chung về thuế giá trị gia tăng
1.1.1. Khái niệm:
Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu đánh trên phần giá trị tăng thêm
của hàng hóa, dịch vụ qua các khâu từ sản xuất, lƣu thông đến tiêu dùng. Vào
năm 1954, Pháp là nƣớc đầu tiên trên thế giới ban hành Luật Thuế giá trị gia
tăng -Taxe sur la Valeur Ajou tée (viết tắc là TVA), tiếng Anh gọi là Value
Added Tax (viết tắt là VAT) . Ngày nay, thuế giá trị gia tăng đã đƣợc nghiên
cứu và áp dụng rộng rãi tại hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới
nhƣ: khối Liên minh Châu Âu (EU), châu Phi, châu Mỹ La Tinh và một số
quốc gia Châu Á trong đó có Việt Nam.
Tại Việt Nam, Luật thuế GTGT đƣợc xây dựng và thông qua tại kỳ họp
lần thứ 11 Quốc hội khoá 9 và có hiệu lực thi hành bắt đầu từ ngày 1/1/1999
và đã dần đƣợc hoàn thiện qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung nhiều lần vào các
năm 2003, 2008, 2013, 2014, 2016 theo hƣớng ngày càng minh bạch, đơn
giản, và cơng bằng, qua q trình triển khai thực hiện, Luật thuế GTGT đã có
những đóng góp tích cực cho ngân sách nhà nƣớc cũng nhƣ phát triển kinh tế
- xã hội của Việt Nam.
Theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng là

một loại thuế gián thu đánh trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát
sinh trong q trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Ðây là một loại thuế đánh vào mỗi giai đoạn từ khâu sản xuất, lƣu thơng
sản phẩm hàng hố, từ khi cịn là ngun liệu thơ sơ cho đến sản phẩm hồn
thành và cuối cùng là khâu tiêu dùng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và do ngƣời
tiêu dùng chịu khi mua hàng hoá, sử dụng dịch vụ.

7


1.1.2. Vai trò của thuế giá trị gia tăng
Cũng nhƣ các sắc thuế khác, Thuế giá trị gia tăng thực hiện hai chức
năng cơ bản của thuế là huy động nguồn lực cho ngân sách quốc gia và điều
tiết vĩ mô nền kinh tế. Tuy nhiên, trong tổng số các khoản thu, sắc thuế hiện
hành của Việt Nam, thuế GTGT có vai trị đặc biệt, là sắc thuế chiếm tỷ trọng
cao nhất trong tổng thu ngân sách quốc gia và là loại thuế có tác động sâu
rộng nhất đối với nền kinh tế.
1.1.2.1. Đối với thu ngân sách nhà nước
Thuế giá trị gia tăng thuộc loại thuế gián thu và đƣợc áp dụng rộng rãi
đối với mọi tổ chức, cá nhân có tiêu dùng sản phẩm hàng hố hoặc đƣợc cung
ứng dịch vụ, nên tạo đƣợc nguồn thu lớn và tƣơng đối ổn định cho ngân sách
nhà nƣớc. Nếu không kể số thuế thu từ dầu thơ thì thuế GTGT hiện là sắc thuế
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu NSNN và đang có xu hƣớng tăng cả về
quy mô và tỷ trọng thu trong tổng thu NSNN (giai đoạn 2006-2010 chiếm
22,6% tổng thu NSNN, giai đoạn 2011-2015 tăng lên 25,6%, giai đoạn 20162018 chiếm 24,3% tổng thu NSNN). Hiện tại, số thu từ thuế GTGT là khoản
thu có điều tiết về NS trung ƣơng theo tỷ lệ nhất định đối với một số địa
phƣơng có số thu lớn, do đó, đây là nguồn thu quan trọng giúp đảm bảo cân
đối NS trung ƣơng, góp phần đáp ứng các nhiệm vụ chi của Chính phủ.
1.1.2.2. Đối với việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Thuế GTGT là công cụ rất quan trọng để Nhà nƣớc thực hiện chức năng

quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế. Nền kinh tế nƣớc ta đang trong quá trình
vận hành theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc, do đó thuế giá trị
gia tăng có vai trị rất quan trọng nhƣ sau:
- Thuế giá trị gia tăng đã góp phần ổn định giá cả, mở rộng lƣu
thơng hàng hoá, đẩy mạnh xuất khẩu. Năm 1998 trở về trƣớc, Luật thuế
doanh thu quy định doanh thu phát sinh là cơ sở để thực hiện chế độ thu nộp

8


thuế. Do đó Nhà nƣớc đánh thuế trên tồn bộ doanh thu phát sinh của sản
phẩm qua mỗi lần chuyển dịch từ khâu sản xuất, lƣu thông đến tiêu dùng. Nếu
các sản phẩm, hàng hoá chịu thuế càng qua nhiều khâu thì số thuế Nhà nƣớc
thu cũng tăng thêm qua các khâu nên việc áp dụng thuế doanh thu dẫn đến
tình trạng thuế thu trùng lặp đối với phần doanh thu đã chịu thuế ở cơng đoạn
trƣớc. Ðiều đó mang tính bất hợp lý, tác động tiêu cực đến sản xuất và lƣu
thơng hàng hố.
Với tính đặc điểm của thuế giá trị gia tăng là Nhà nƣớc chỉ thu thuế đối
với phần giá trị tăng thêm của các sản phẩm ở từng khâu sản xuất, lƣu thông
mà không thu thuế đối với toàn bộ doanh thu phát sinh nhƣ thuế doanh thu.
Trong điều kiện nền kinh tế ổn định có sự tăng trƣởng bình thƣờng, việc áp
dụng thuế giá trị gia tăng thay cho thuế doanh thu sẽ không ảnh hƣởng gì đến
giá cả các sản phẩm tiêu dùng, mà trái lại giá cả càng hợp lý hơn, chính xác
hơn vì tránh đƣợc việc đánh thuế chồng lên thuế, do đó, thuế GTGT có tác
dụng khuyến khích sản xuất cũng nhƣ tiêu dùng trong nền kinh tế thị trƣờng.
Ðối với hoạt động xuất nhập khẩu, số thuế giá trị gia tăng đầu vào của
hàng hóa xuất khẩu đƣợc khấu trừ, hồn thuế có tác dụng giảm chi phí, hạ giá
thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng xuất khẩu, khuyến
khích, thúc đẩy xuất khẩu.
Theo nghiên cứu và thống kê của ngân hàng thế giới (W ) và Quỹ tiền

tệ quốc tế (IMF) thì phần lớn các nƣớc trong đó có cả Việt Nam sau khi áp
dụng thuế giá trị gia tăng, giá cả các loại hàng hoá, dịch vụ đều không thay
đổi hay chỉ thay đổi một tỷ lệ không đáng kể và mức sản xuất của các doanh
nghiệp, mức tiêu dùng của dân chúng không sút giảm, hay chỉ suất giảm một
tỷ lệ nhỏ trong thời gian đầu, kể cả các trƣờng hợp điều chỉnh tăng thuế suất
thuế giá trị gia tăng đối với một số mặt hàng theo định kỳ. Nhƣ vậy ta có thể
thấy rằng thuế giá trị gia tăng không phải là một nhân tố gây ra lạm phát, gây

9


khó khăn trở ngại cho việc phát triển sản xuất, lƣu thơng hàng hố mà trái lại,
việc áp dụng thuế giá trị gia tăng đã góp phần ổn định giá cả, mở rộng lƣu
thơng hàng hố, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu.
- Thuế GTGT khuyến khích đầu tư, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh
doanh. Việc thực hiện luật thuế GTGT tạo điều kiện cho giá thành các cơng
trình đầu tƣ xây dựng cơ bản, giảm so với trƣớc đây, toàn bộ thuế GTGT của
cơng trình xây dựng cơ bản đƣợc hạch tốn riêng khơng tính vào giá thành
cơng trình nhƣ thuế doanh thu, vì vậy chi phí khấu hao tài sản cũng giảm thấp
hơn. Các doanh nghiệp mua sắm tài sản cố định có thuế GTGT đều đƣợc khấu
trừ hoặc hồn thuế. Thực hiện thuế GTGT còn thúc đẩy sản xuất kinh doanh,
lƣu thơng hàng hóa phát triển do thuế GTGT chỉ thu thêm giá trị tăng thêm
của hàng hóa, dịch vụ qua các khâu sản xuất, lƣu thông đến khâu tiêu dùng
cuối cùng với 2 phƣơng pháp tính thuế: phƣơng pháp khấu trừ và phƣơng
pháp trực tiếp trong đó áp dụng chủ yếu là phƣơng pháp khấu trừ thuế đã khắc
phục đƣợc nhƣợc điểm của thuế doanh thu là thuế chồng lên thuế, đã thúc đẩy
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa sản xuất nhƣ: lắp ráp xe máy, ô tô , điện tử...
- Thuế GTGT góp phần minh bạch hóa trong các giao dịch kinh tế,
thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy nền kinh tế triển lành mạnh.
Do tính chất của thuế GTGT là chỉ đánh trên phần giá trị tăng thêm của các

khâu sản xuất kinh doanh, thuế đánh ở khâu sau đƣợc phép khấu trừ phần đã
nộp ở khâu trƣớc, nên đã nâng cao đƣợc tính tự giác trong việc thực hiện mua
bán hàng hố có hố đơn chứng từ. Việc tính thuế đầu ra đƣợc khấu trừ số
thuế đầu vào là biện pháp kinh tế góp phần thúc đẩy cả ngƣời mua và ngƣời
bán cùng thực hiện tốt hơn chế độ hoá đơn, chứng từ. Việc kiểm tra thuế giá
trị gia tăng cũng có mặt thuận lợi vì đã buộc ngƣời mua, ngƣời bán phải nộp
và lƣu giữ chứng từ, hoá đơn đầy đủ nên việc thu thuế tƣơng đối sát với hoạt
động kinh doanh từ đó tập trung đƣợc nguồn thu thuế giá trị gia tăng vào ngân

10


sách nhà nƣớc ngay từ khâu sản xuất và thu thuế ở khâu sau cịn kiểm tra
đƣợc việc tính thuế, nộp thuế ở khâu trƣớc nên hạn chế thất thu về thuế.
1.1.3. Nguyên tắc đánh thuế của thuế giá trị gia tăng:
Nguyên tắc đánh thuế GTGT là đánh trên khoản giá trị tăng thêm của
hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong q trình từ sản xuất, lƣu thơng đến tiêu
dùng và đƣợc nộp vào ngân sách Nhà nƣớc theo mức độ tiêu thụ hàng hóa,
dịch vụ.
Một trong những nguyên tắc cơ bản của thuế giá trị gia tăng là sản phẩm,
hàng hố dù qua nhiều khâu hay ít khâu từ sản xuất đến tiêu dùng, đều chịu
thuế nhƣ nhau. Ngƣời bán hàng (hoặc cung cấp dịch vụ) chỉ phải nộp thuế
trên phần giá trị tăng thêm. Thuế giá trị gia tăng là loại thuế duy nhất thu theo
phân đoạn chia nhỏ, trong q trình sản xuất, lƣu thơng hàng hố (hoặc dịch
vụ) từ khâu đầu tiên đến ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Ðến cuối chu kỳ sản xuất,
kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ, tổng số thuế thu đƣợc ở các cơng đoạn sẽ
khớp với số thuế tính trên giá bán hàng hoá hoặc giá dịch vụ cho ngƣời tiêu
dùng cuối cùng.
Thuế giá trị gia tăng không chịu ảnh hƣởng bởi kết qủa sản xuất, kinh
doanh của đối tƣợng nộp thuế, khơng phải là yếu tố của chi phí mà chỉ đơn

thuần là một khoản đƣợc cộng thêm vào giá bán của đối tƣợng cung cấp hàng
hóa, dịch vụ.
Thuế giá trị gia tăng do ngƣời tiêu dùng chịu nhƣng không phải do ngƣời
tiêu dùng trực tiếp nộp mà là do ngƣời bán sản phẩm (hoặc dịch vụ) nộp thay
vào NSNN, do trong giá bán hàng hoá (hoặc trong giá dịch vụ) đã bao gồm cả
thuế giá trị gia tăng. Vì qua từng công đoạn, thuế giá trị gia tăng đã đƣợc
ngƣời bán đƣa vào giá hàng hoá, dịch vụ cho nên thuế này đƣợc chuyển toàn
bộ cho ngƣời mua hàng hoá hoặc sử dụng dịch vụ cuối cùng chịu.

11


1.2. Cơ sở lý thuyết chung về dự báo thu thuế GTGT.
1.2.1. Khái niệm dự báo thu thuế GTGT
Dự báo là quá trình tìm kiếm các xu hƣớng vận động và phát triển của
các hiện tƣợng kinh tế, xã hội trong tƣơng lai dƣới tác động của những nhân
tố mới. Nói cách khác, đó chính là sự khái qt xu hƣớng, từ đó nhận định,
ƣớc lƣợng, tính tốn về khả năng phát triển của các nội dung kinh tế, xã hội
dƣới tác động của các yếu tố mới xuất hiện trong tƣơng lai.
Muốn dự báo đƣợc tƣơng lai phải có phân tích về q khứ, hiện tại. Vì
vậy, cũng có thể hiểu, dự báo kinh tế nói chung là một quá trình nhận thức,
đánh giá quá khứ để đề xuất ra mơ hình cho tƣơng lai dƣới tác động của các
yếu tố dự kiến sẽ xuất hiện trong tƣơng lai.
Dự báo thu thuế GTGT là sự tiên đốn có căn cứ khoa học, mang tính
chất xác suất về mức độ, nội dung, các mối quan hệ, trạng thái, xu hƣớng phát
triển của số thu thuế GTGT trong 1 khoảng thời gian nhất định ở tƣơng lai.
Thực chất dự báo thu thuế GTGT là quá trình sử dụng các phƣơng pháp thích
hợp để phân tích các dữ liệu thống kê; mối quan hệ giữa số thu và các biến số
kinh tế, chính sách... có liên quan trong q khứ, hiện tại; trên cơ sở dự kiến
về các chỉ tiêu kinh tế vĩ mơ và những thay đổi về cơ chế chính sách, mức độ

tuân thủ, chấp hành của ngƣời nộp thuế trong tƣơng lai để tính tốn, ƣớc
lƣợng số thu thuế GTGT trong 1 khoảng thời gian nhất định ở tƣơng lai. Thực
chất dự báo thu thuế GTGT là việc dự kiến, tính tốn tốn, ƣớc lƣợng q
trình phân phối và các biện pháp động viên một bộ phận GDP của xã hội cho
nhà nƣớc thông qua công cụ là thuế GTGT.
1.2.2. Vai trò của dự báo thu thuế GTGT
- Đƣa ra kết quả dự báo số thu thuế GTGT trong tƣơng lai: Dự báo thu
thuế GTGT đƣa ra kết quả trong dự báo ngắn hạn hoặc trung hạn. Đây là khâu
đầu tiên phục vụ cho quá trình xây dựng dự toán, lập kế hoạch thu thuế GTGT

12


hàng năm và trong trung hạn. Trong điều kiện nguồn lực tài chính khan hiếm,
ngân sách cịn khó khăn, kết quả phân tích đúng và dự báo thu thuế GTGT sát
thực tế sẽ góp phần giúp cho việc cân đối thu-chi ngân sách chủ động, tích
cực, có hiệu quả cao, đảm bảo cho ngân sách Nhà nƣớc đƣợc thực hiện một
cách có kế hoạch. Việc bội thu hoặc bội chi ngân sách ngồi dự kiến do phân
tích, dự báo khơng chính xác có thể gây ra các tác động kinh tế vĩ mơ tiêu
cực. Ví dụ, bội thu ngân sách ngồi kế hoạch sẽ dẫn đến tình trạng sử dụng
vốn kém hiệu quả, hạn chế sự phát triển của nền kinh tế đất nƣớc, nhƣng nếu
bội chi thì tác động sẽ là thúc đẩy hơn nữa lạm phát và còn có thể gây nên các
vấn đề về dịng ln chuyển tiền tệ cho Nhà nƣớc.
- Dự báo thu thuế GTGT cung cấp các cơ sở, điều kiện cần thiết cho q
trình hoạch định chính sách: Việc hoạch định chính sách thuế phải dựa trên
những nhận định về xu thế, quy luật phát triển của các nội dung kinh tế và tài
chính. Những quy luật đúc rút đƣợc từ hoạt động phân tích kết quả thu sẽ
cung cấp các cơ sở, điều kiện cần thiết cho q trình hoạch định chính sách
thuế GTGT. Chất lƣợng cơng tác phân tích, dự báo càng cao, các chính sách
đƣợc ban hành càng có cơ sở khoa học và sẽ đi vào cuộc sống. Do vậy, phân

tích, dự báo có ý nghĩa rất quan trọng đối với hiệu quả và vịng đời của một
chính sách thu đối với thuế GTGT. Thơng qua phân tích, dự báo sẽ xác định
đƣợc các giải pháp tối ƣu trong hoạch định chính sách thuế GTGT: phân tích,
dự báo sẽ cung cấp các cơ sở để đánh giá, so sánh các giải pháp, chính sách
khác nhau, để từ đó xác định đƣợc các giải pháp tối ƣu (phát huy tác dụng
mạnh mẽ nhất và sử dụng ít nguồn lực nhất). Dự báo thu thuế GTGT cũng
giúp ngƣời hoạch định chính sách nhận biết và giải quyết những vấn đề phát
sinh khi vận hành chính sách thu đối với thuế GTGT trong thực tế, việc áp
dụng các phƣơng pháp và mô hình dự báo thu có thể giúp ích cho việc đánh
giá và lựa chọn các chính sách và giải pháp thu phù hợp, xây dựng đƣợc hệ

13


thống chính sách thuế hiệu quả. Trong q trình hoạch định và lựa chọn giải
pháp tài chính, phân tích, dự báo định lƣợng sẽ là một nội dung quan trọng
giúp các cấp quản lý lƣờng trƣớc đƣợc những tác động do các cơ chế chính
sách tài chính mang lại khi đƣợc triển khai áp dụng.
- Phân tích, dự báo thu thuế GTGT cịn là cơng cụ quan trọng để đánh
giá đúng chất lƣợng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với một quốc gia:
bằng các mơ hình phân tích, dự báo thu, ngƣời ta sẽ có cơ sở để đánh giá đúng
sự tác động của chính sách thu, của tăng trƣởng kinh tế đến kết quả thu thuế
GTGT và từ đó sẽ đánh giá đúng chất lƣợng cơng tác quản lý thu ngân sách.
Phân tích, dự báo càng sâu, độ chính xác càng cao, sẽ đánh giá đúng chất
lƣợng công tác quản lý thu thuế GTGT. Kết quả phân tích, dự báo thu sẽ là cơ
sở để chủ thể quản lý ra các quyết định trong việc: Hoàn thiện các qui trình
quản lý thu cho phù hợp với thực tế; hoàn thiện tổ chức, bộ máy quản lý thu
nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý thu, nâng cao hiệu quả
quản lý thu thuế; Giúp cho việc định hƣớng, phân loại đối tƣợng nộp thuế cần
thanh tra, kiểm tra, hạn chế thất thu thuế.

1.2.3. Nguyên tắc trong dự báo thu thuế GTGT
Cũng nhƣ tất cả các loại hình dự báo khác, dự báo thu ngân sách nói
chung và dự báo thuế GTGT nói riêng phải đƣợc tiến hành trên cơ sở những
nguyên tắc sau đây:
- Phải trung thực khách quan, khơng áp đặt, việc phân tích, đánh giá thuế
GTGT phải đƣợc tiến hành một cách toàn diện, kèm theo những đánh giá xác
đáng, phân định đƣợc những nhân tố ảnh hƣởng khách quan, chủ quan, chính
yêu và thứ yếu. Trên cơ sở đó dự báo chính xác nguồn thu thuế GTGT phục
vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành thu có hiệu quả và đề xuất đƣợc những
biện pháp cần thiết phục vụ cho việc hoàn thiện qui trình quản lý thu và cơ
chế, chính sách thu của nhà nƣớc.

14


- Phải thừa nhận và tôn trọng mối quan hệ và tác động qua lại của các
biến số tác động đến nguồn thu ngân sách. Trong quá trình phát triển, mỗi
biến số hay hiện tƣợng kinh tế đều chịu tác động của nhiều nhân tố. Khi tiến
hành phân tích, dự báo thuế GTGT cần phải đặt tất cả các biến số trong một
thể thống nhất và trong một mối quan hệ qua lại.
- Phải thể hiện đƣợc tính kế thừa lịch sử các thông tin trong quá khứ.
Hiểu rõ sự phát triển, vận động của thuế GTGT trong quá khứ sẽ là cơ sở để
tìm ra đƣợc những nội dung mang tính quy luật, đó là cơ sở cho việc phân
tích, đánh giá để xây dựng mơ hình dự báo thích hợp. Cần xem xét, nhận thức
rõ bản chất, quy luật vận động của các chỉ tiêu kinh tế có liên quan và số thu
thuế GTGT trong quá khứ làm cơ sở cho phân tích, đánh giá hiện tại và dự
báo sự phát triển số thu thuế trong tƣơng lai.
- Phải tôn trọng đặc thù của các đối tƣợng, biến số đƣợc phân tích, dự
báo có liên quan đến thu thuế GTGT vì mỗi biến số phản ánh, chứa đựng một
nội dung khác nhau và có đặc thù riêng của nó. Ví dụ trong GDP, khu vực

nơng nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; khu vực công nghiệp và xây dựng hay khu
vực dịch vụ đều có đặc trƣng riêng về đầu tƣ, tăng trƣởng ... và có sự khác
biệt lớn về đóng góp vào thu ngân sách nhà nƣớc.
1.2.4. Các phương pháp dự báo thu thuế GTGT
Hiện nay có rất nhiều phƣơng pháp dự báo khác nhau dựa trên nguồn
thông tin đƣợc sử dụng, cơ chế xây dựng dự báo, về độ tin cậy, độ xác thực
của dự báo. Phần này sẽ giới thiệu một số nhóm phƣơng pháp dự báo thu thuế
GTGT nói chung, từ đó phân tích, lựa chọn các phƣơng pháp phù hợp cho dự
báo thuế GTGT. Có thể chia các phƣơng pháp dự báo thu thành 3 nhóm
chính: nhóm phƣơng pháp mơ hình hóa, nhóm phƣơng pháp chuyên gia và
nhóm phƣơng pháp kết hợp.

15


1.2.4.1. Nhóm các phương pháp mơ hình hóa:
a) Nhóm phƣơng pháp mơ hình vĩ mơ:
(1) Mơ hình hồi quy:
Là phƣơng pháp dựa trên lý thuyết kinh tế lƣợng để lƣợng hóa các q
trình kinh tế - xã hội thơng qua phƣơng pháp thống kê; dựa trên việc mô tả
các mối quan hệ giữa số thu thuế với các chỉ tiêu kinh tế xã hội có liên quan
ví dụ: GDP, tỷ lệ lạm phát, lãi suất ngân hàng,... bằng một phƣơng trình hoặc
một hệ phƣơng trình, từ đó, ƣớc lƣợng và dự báo giá trị của số thuế sẽ thu
đƣợc trong tƣơng lai.
Từ giả định thuế GTGT phụ thuộc vào GDP hoặc các cấu phần của GDP
ngƣời ta xây dựng các mơ hình hồi quy biểu thị sự phụ thuộc giữa GDP với số
thu của thuế GTGT. Sử dụng chuỗi số liệu GDP danh nghĩa và số liệu thu từ
thuế qua các năm để thực hiện hồi quy và kiểm định mơ hình hồi quy. Để dự
báo số thuế GTGT thu đƣợc của năm tiếp theo hoặc trong trung hạn, dài hạn,
ngƣời ta sẽ căn cứ trên dự báo về tốc độ tăng trƣởng GDP danh nghĩa trong

tƣơng lai, từ đó áp vào mơ hình để tính tốn số thuế GTGT dự kiến thu đƣợc.
Theo phƣơng pháp này số thu thuế GTGT đƣợc dự báo theo các bƣớc nhƣ
sau:
(i) Nêu ra các giả thuyết về mối tƣơng quan giữa các biến kinh tế với
từng loại thuế. Đối với thuế GTGT là tƣơng quan giữa GDP danh nghĩa (hoặc
các chỉ tiêu kinh tế vĩ mơ có liên quan) với số thuế thu đƣợc hàng năm, hàng
quý,...
(ii) Thu thập dữ liệu, thiết lập các mơ hình tốn học để mơ tả mối quan
hệ giữa các biến số này. Ví dụ một mơ hình đơn giản phản ánh mối quan hệ
giữa GDP và số thuế GTGT thu đƣợc trong 1 năm nhƣ sau
Log T=β1 +β2Log GDP.
Trong đó : + T là số thuế thu đƣợc trong năm.

16


+ GDP là Tổng thu nhập quốc dân trong năm.
+ β1 là hệ số chặn, là giá trị trung bình của T khi GDP =0.
+ β2 là hệ số góc phản ánh mối tƣơng quan giữa GDP với số thuế thu
đƣợc. Với mơ hình hồi quy trên, β2 cho biết khi GDP tăng 1% thì thuế (T) sẽ
tăng bao nhiêu %.
(iii) Ƣớc lƣợng các tham số của mơ hình nhằm nhận đƣợc số đo về mức
ảnh hƣởng của các biến với các số liệu hiện có. Các ƣớc lƣợng này là các
kiểm định thực nghiệm cho các lý thuyết kinh tế.
(iv) Phân tích kết quả: Dựa trên lý thuyết kinh tế để phân tích và đánh
giá kết quả nhận đƣợc. Xét xem các kết quả nhận đƣợc có phù hợp với lý
thuyết kinh tế không, kiểm định các giả thiết thống kê về các ƣớc lƣợng nhận
đƣợc. Ví dụ trong mơ hình trên, nếu ƣớc lƣợng của β2 là số dƣơng thì ƣớc
lƣợng này hợp lý về mặt kinh tế (tức là số thuế thu đƣợc tỷ lệ cùng chiều với
GDP). Ngƣợc lại (nếu β2 < 0) thì khơng phù hợp về mặt kinh tế. Trong

trƣờng hợp này, cần phần tìm ra một mơ hình khác phù hợp.
(v) Dự báo: Khi đã xác định đƣợc mối tƣơng quan giữa các biến số, với
các giả thiết, nhận định về những yếu tố sẽ tác động trong tƣơng lai, ngƣời ta
có thể định lƣợng đƣợc mức độ ảnh hƣởng hay kết quả của biến số cần dự
báo. Ví dụ khi đã định lƣợng đƣợc mối tƣơng quan giữa số thuế thu đƣợc với
GDP, với mức tăng trƣởng GDP dự kiến trong kỳ dự báo, ngƣời ta sẽ tính
tốn đƣợc số thuế sẽ thu đƣợc trong kỳ dự báo đó.
Phƣơng pháp này có ƣu điểm là số liệu không nhiều, phƣơng pháp đơn
giản và có thể sử dụng để dự báo cho trung và dài hạn. Tuy nhiên, mơ hình
địi hỏi chuỗi số liệu đầu vào phải đủ dài để xác định đƣợc xu hƣớng chung (ít
nhất 15-20 quan sát) và cần phải đƣợc lọc sạch ảnh hƣởng của các chính sách
cũng nhƣ các biện pháp quản lý, điều hành thu để có chuỗi số liệu sạch phản
ánh đúng mối tƣơng quan giữa GDP danh nghĩa và số thuế GTGT thu đƣợc.

17


×