Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Đề tài lạm phát tại việt nam thực trạng nguyên nhân và biện pháp khắc phục từ năm 2009 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.01 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN

BÀI THẢO LUẬN
Lạm phát tại Việt Nam: thực trạng, nguyên nhân và biện pháp khắc
phục từ năm 2009 - 2013
Mơn: Tài chính tiền tệ


I. Thực trạng lạm phát tại Việt Nam từ năm 2009 - 2013
1. Thực trạng lạm phát năm 2009
Chốt lại năm 2009, lạm phát tháng 12 cao hơn 6,52% so với cùng kỳ; lạm phát
bình quân 12 tháng năm 2009 so với cùng kỳ năm 2008 cao hơn 6,88%. Như vậy, Chính
phủ đã kiềm chế lạm phát thành cơng, ở mức dưới 7%.
Nhìn lại diễn biến CPI trong 12 tháng của năm 2009, Tổng cục Thống kê cho
rằng, tính quy luật diễn biến giá tiêu dùng hàng tháng đã diễn ra (quy luật này thường
xác lập trong những năm nền kinh tế phát triển ổn định, như các năm 2006, hay 2007
trước đó). Cụ thể, giá hàng hóa, dịch vụ thường tăng cao trong hai tháng đầu năm do ảnh
hưởng của Tết Nguyên đán, sau đó giảm trong tháng 3 rồi tăng nhẹ từ tháng 4 đến tháng
10, hai tháng cuối năm giá tăng khá cao do áp lực tăng chi tiêu dùng và đầu tư xã hội.
Tuy nhiên, việc CPI tháng 12/2009 tăng mạnh, trước thời điểm Tết Nguyên đán
tới 2 tháng, là diễn biến sớm so với nhiều năm trước. Nguyên nhân có thể do kỳ vọng về
một quy mô thị trường tiêu thụ lớn dịp Tết Nguyên đán, đang khiến nhiều nguồn hàng
tiêu dùng thiết yếu bị “găm” lại để chờ thời.
Trở lại với diễn biến giá cả tháng 12/2009, động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy CPI
tăng mạnh đến từ mặt hàng lương thực, với mức tăng tới 6,88%. Được sự tiếp sức của
hàng thực phẩm (tăng 0,89%) và ăn uống ngồi gia đình (tăng 0,69%), nhóm hàng ăn và
dịch vụ ăn uống “cầm cờ” trong các nguyên nhân tác động đến CPI tháng 12/2009, với
mức tăng tới 2,06%. Dù quyền số thấp hơn nhưng mức tăng cao hơn, nhóm giao thơng
tháng 12 xác lập mức tăng cao nhất, với 2,47%. Nguyên nhân chủ yếu đến từ đợt tăng
giá xăng dầu cuối tháng 11/2009.


Những hàng hóa, dịch vụ có chu kỳ tăng cuối năm cũng đang rục rịch tăng giá.
Chỉ số giá nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng tháng này cũng tăng mạnh tới 1,4% do giá sắt
thép, vật liệu xây dựng tiếp tục xu hướng tăng và thị trường bước vào mùa hồn thiện
cơng trình xây dựng. Tương tự là nhóm đồ uống, thuốc lá tăng tới 0,97%; nhóm may
mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,81%; các nhóm cịn lại tăng khơng nhiều trong tháng


12/2009. Trong 11 nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, duy nhất chỉ số giá tháng
12/2009 nhóm bưu chính viễn thơng giảm 0,11% so với tháng trước đó. Trong một
tháng, chỉ số giá vàng đã tăng 10,49%; chỉ số giá USD tăng 3,19%. So với một năm
trước, các con số tương ứng là 64,32% và 10,7%. Bình quân cả năm 2009 so với năm
2008 tương ứng tăng 19,16% và 9,17%.
CPI tháng 12/2009 đã đạt mức tăng cao nhất so với các tháng trong năm nay.
Trước đó, kỷ lục thuộc về tháng 2 với mức tăng 1,17%. Xu thế tăng chỉ số giá xác lập từ
tháng trước, nay đã được khẳng định (tháng 11 chỉ tăng 0,55%; tháng 10/2009 tăng nhẹ
0,37%...). Một số nhận định cho rằng, CPI dường như đang bước vào giai đoạn tăng tốc
nước rút cuối năm âm lịch. Đồng quan điểm này, Tổ thị trường trong nước (Bộ Cơng
Thương) trước đó cho rằng, việc giá cả hàng hoá thế giới tiếp tục tăng ở mức cao cùng
với việc điều chỉnh tỉ giá USD/VND đã tác động tới nhiều loại hàng hoá nhập khẩu,
hoặc phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu.
Trong khi đó, tác động của tăng giá xăng dầu cuối tháng 11 cũng làm "đội giá"
cước vận tải, vận chuyển và các hàng hoá khác; lãi suất cơ bản tăng từ 7 lên 8% áp dụng
từ 1/12 cũng tác động tới lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng thương mại,
ảnh hưởng tới chi phí vốn của doanh nghiệp. Ngồi ra, giá gạo, đường, thịt tươi sống,
thủy sản, hàng may mặc, vật liệu xây dựng… vẫn trong xu hướng tăng, cũng là nguyên
nhân đẩy chỉ số giá tăng ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Về nguyên nhân tiền tệ,
những con số mới nhất cho biết, tăng trưởng tín dụng năm 2009 đã tăng 37,73%.
Năm 2009 khép lại với mức tăng CPI trong vịng kiểm sốt, nhưng gạo và xăng
dầu, hai mặt hàng có quyền số lớn trong rỏ hàng hóa, dịch vụ tính CPI vẫn ln là yếu tố
bất định trong năm 2009.

2. Thực trạng lạm phát năm 2010
Theo tin từ Tổng cục thống kê, chỉ số tiêu dùng (CPI) tháng 12/2010 của cả nước
tăng 1,98%, qua đó đẩy mức lạm phát năm của cả nước 2010 lên 11,75% so với năm
2009. Con số này vượt gần 5% so với chỉ tiêu được Quốc hội đề ra hồi đầu năm 2010


(khoảng 8%). Trong khi đó, nếu tính bình qn theo từng tháng (cách tính mới của Tổng
cục thống kê), chỉ số lạm phát năm 2010 tăng 9,19% so với năm 2009.
Trong tháng 12, CPI nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,31% trong đó nhóm
lương thực tăng 4,67%, thực phẩm tăng 3,28% so với tháng 11. Ngành bưu chính viễn
thơng giảm nhẹ 0,02% so với tháng trước.
Tính chung CPI năm 2010, CPI giáo dục tăng mạnh nhất gần 20%. Tiếp đó là
hàng ăn (16,18%), nhà ở - vật liệu xây dựng (15,74%). Các ngành Giao thơng, hàng hóa
& dịch vụ khác, thực phẩm đều có mức tăng trên 10%. Bưu chính viễn thơng là nhóm
duy nhất giảm giá với mức giảm gần 6% trong năm 2010. Trong năm 2010, chỉ số giá
vàng tăng 36,72%, chỉ giá USD tăng 7,63%. Về CPI của các vùng miền, đáng chú ý là
chỉ số CPI khu vực nông thôn tháng 12 tăng 2,04%; cao hơn 1,87% của khu vực thành
thị.
3. Thực trạng lạm phát năm 2011
Mức tăng CPI từ tháng 1 đến tháng 12/2011 ở Việt Nam được thể hiện trong bảng
sau:
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8

9
10
11
12
Mức tăng CPI (%)1,74 2,09 2,17 3,32 2,21 1,09 1,17 0,93 0,82 0,36 0,39 0,53
- Tháng 1/2011: So với tháng 12/2010, CPI cả nước tháng 1/2011 tăng 1,74%. So
với tháng 1/2010, CPI tháng 1 năm 2011 tăng 12,17%. Những nhóm hàng có CPI tăng
mạnh so với tháng 12/2010 gồm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, nhóm hàng giáo dục và
nhóm hàng đồ uống, thuốc lá.
- Tháng 2/2011: CPI tháng 2/2011 tăng 2,09% so với tháng trước. So với cùng kỳ
2010, CPI tháng 2 tăng 12,31% và tăng 3,87% so với tháng 12/2010. Hàng ăn và dịch vụ
ăn uống là nhóm hàng có chỉ số giá tăng nhanh nhất là 3,65%.
- Tháng 3/2011: CPI tháng 3/2011 tăng 2,17% so với tháng 2, và tăng 6,12% so
đầu năm và tăng 13,89% so với cùng kỳ năm trước. CPI tháng 3 có mức tăng cao nhất
kể từ tháng 6/2008. Mức tăng cao nhất thuộc về nhóm giao thơng với mức tăng 6,69%
do chịu tác động mạnh của đợt điều chỉnh giá xăng dầu.


- Tháng 4/2011: So với tháng 3/2011, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng 4
tăng 3,32%. Nhóm hàng giao thơng có mức tăng lớn nhất 6,04%. Ngun nhân chính là
giá xăng dầu tăng mạnh gây áp lực tăng giá ở nhóm hàng này.
- Tháng 5/2011: So với tháng 4/2011, CPI cả nước tháng 5 tăng 2,21%. Trong số
11 nhóm hàng tính giá chỉ có nhóm Bưu chính viễn thông là giảm so với cùng kỳ với
mức giảm 1,68%. Nhóm hàng có mức tăng giá mạnh nhất là nhà ở và vật liệu xây dựng
(nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng) với mức tăng 3,19%.
- Tháng 6/2011: So với tháng 5/2011, CPI cả nước tháng 6 tăng 1,09% – mức thấp
nhất trong 6 tháng đầu năm 2011. Tăng mạnh nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống
với mức tăng 1,79%.
- Tháng 7/2011: so với tháng 6/2011, CPI cả nước tháng 7 tăng 1,17%, tăng
14,61% so với tháng 12/2010 và tăng 22,16% so với tháng 7/2010. Tăng mạnh nhất vẫn

là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống với mức tăng 2,12%.
- Tháng 8/2011: So với tháng 7/2011, CPI cả nước tháng 8 tăng 0,93%, tăng
17,64% so với cùng kỳ năm 2010 – đây là tháng có mức tăng thấp nhất trong 12 tháng
qua kể từ tháng 8/2010. Nhóm có mức tăng mạnh nhất vẫn là nhóm hàng ăn và dịch vụ
ăn uống với 1,35%.
- Tháng 9/2011: So với tháng 8/2011, CPI cả nước tháng 9 tăng 0,82%, tăng
22,42% so với tháng 9/2010. Nhóm có mức tăng cao nhất là giáo dục.
- Tháng 10/2011: So với tháng 9/2011, CPI cả nước tháng 10 tăng 0,36%, tăng
21,59% so với tháng 10/2010. Nhóm tăng mạnh nhất là giáo dục với mức tăng là 3,2%.
- Tháng 11/2011: so với tháng 10/2011, CPI cả nước tháng 11 tăng 0,39%, so với
đầu năm 2011 tăng 17,5%. Nếu so với cùng kỳ năm 2010, CPI 11 tháng đầu năm 2011
tăng 18,62%. Nhóm hàng có mức tăng giá mạnh nhất là nhóm hàng may mặc, mũ nón,
giày dép với 0,65%.


- Tháng 12/2011: So với tháng 11/2011, CPI cả nước tháng 12 tăng 0,53%, đẩy
CPI cả nước tháng 12/2011 tăng 18,13% so với tháng 12/2010. Nhóm may mặc, mũ
nón, giày dép tăng mạnh nhất với mức tăng 0,86%.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê thì tỷ lệ lạm phát cả năm 2011 lên tới
18,58% với 4 nhóm mặt hàng có mức tăng mạnh nhất bao gồm: lương thực và thực
phẩm (24,8%), giáo dục (20,41%), phương tiện đi lại (19,04%) và nhà ở và vật liệu xây
dựng (17,29%). Trong đó, đáng chú ý nhất là nhóm lương thực và thực phẩm, nếu loại
trừ nhóm này thì CPI chỉ tăng khoảng 7,8% trong năm 2011.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư do Bộ trưởng Bùi Quang Vinh trình bày
tại Hội nghị Chính phủ mở rộng ngày 22/12/2011 thì tính cả năm 2011, chỉ số giá tiêu
dùng (CPI) bình quân đã tăng 18,12%. Bộ trưởng đánh giá, CPI năm 2011 chủ yếu tăng
cao trong những tháng đầu năm và giảm dần trong những tháng cuối năm. Trong 4 tháng
cuối năm, CPI có dấu hiệu giảm tốc, chỉ tăng dưới 1% mỗi tháng và tháng sau thấp hơn
tháng trước.Trong kỳ họp cuối năm 2010, Quốc hội đã thông qua chỉ tiêu CPI năm 2011
không quá 7%. Đến giữa năm 2011, trước tình hình lạm phát tăng cao, Chính phủ đã đề

nghị nới lỏng chỉ tiêu CPI cả năm lên không quá 17%, tuy nhiên cả năm 2011 thì chỉ số
CPI bình quân đã tăng vượt mục tiêu ban đầu đã được Quốc hội phê chuẩn.
Tháng 5/2011, Liên Hợp Quốc đã nhận định Việt Nam là một trong 5 quốc gia có
tỉ lệ lạm phát cao nhất thế giới. Nhưng so với cùng kì năm 2008 khi mức lạm phát lên
đến 28,3 % và thời kì siêu lạm phát vào thập kỉ 80 (năm 1886 tỷ lệ lạm phát lên đến
775%) thì mức lạm phát trong tháng 8/2011 ở Việt Nam vẫn còn thấp hơn nhiều.
4. Thực trạng lạm phát năm 2012
Như dự báo trước của nhiều tổ chức, lạm phát của Việt Nam năm 2012 chỉ tăng
6,81%, thấp hơn nhiều so với ngưỡng dưới 10% mà Chính phủ đặt mục tiêu.
Theo công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 năm
nay tăng 0,27% so với tháng 11 và tăng 6,81% so với tháng 12/2011. CPI bình quân năm
2012 tăng 9,21% so với bình quân năm 2011.


Tháng 12 so với tháng 11, nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng mạnh nhất, tới
1,17%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng cao hơn mức tăng chung nhưng cũng
đều dưới 1% là thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,59%, văn hóa, giải trí và du lịch tăng
0,34%, đồ uống và thuốc lá tăng 0,32%. Nhóm có tỷ trọng lớn nhất trong “rổ” hàng hóa
tính CPI là hàng ăn và dịch vụ ăn uống chỉ tăng khiêm tốn là 0,28% (Lương thực tăng
0,13%; thực phẩm tăng 0,28%; ăn uống ngồi gia đình tăng 0,4%). Những nhóm hàng
“nhạy cảm”, vốn tác động mạnh tới CPI trong nhiều tháng trước thì ở tháng này, lại tăng
thấp hơn cả mức tăng chung. Đó là nhà ở và vật liệu xây dựng chỉ tăng 0,15%, nhóm
giáo dục tăng 0,09% trong đó, dịch vụ giáo dục tăng 0,05%, nhóm giao thông giảm
0,43%... Sau 2 tháng liên tiếp tăng kỷ lục tới 10-20%, Chính phủ yêu cầu giãn thời gian
tăng giá viện phí thì các thuốc và dịch vụ y tế chỉ cịn tăng 0,14%, trong đó, dịch vụ y tế
tăng 0,03%.
Nhìn lại năm 2012, Tổng cục Thống kê đánh giá, lạm phát năm nay chỉ “nhỉnh”
hơn mức tăng 6,52% của năm 2009 – năm suy giảm kinh tế mạnh và thấp hơn nhiều so
với mức tăng 11,75% của năm 2010 và mức tăng 18,13% của năm 2011.
5. Thực trạng lạm phát năm 2013

Theo Tổng cục Thống kê, CPI trong sáu tháng đầu năm 2013 tăng 2,4% và là mức
tăng CPI thấp nhất so với cùng kỳ trong 10 năm qua.
CPI tháng 7-2013 chỉ tăng 0,27% so với tháng trước và tăng 2,68% so với tháng
12-2012, chủ yếu do ảnh hưởng bởi giá xăng dầu được điều chỉnh tăng hai đợt vào ngày
14-6-2013 và ngày 28-6-2013, làm chỉ số giá nhóm này tăng 2,38% so với tháng trước,
đóng góp vào chỉ số giá chung 0,09%.
CPI tháng 8-2013 tăng 0,83% so với tháng trước; tăng 3,53% so với tháng 122012 và tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân tám tháng đầu năm nay
tăng 6,90% so với bình quân cùng kỳ năm 2012.
Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng cao hơn mức tăng chung là:
Thuốc và dịch vụ y tế tăng 4,11% (dịch vụ y tế tăng 5,09%); giao thông tăng 1,11%;


giáo dục tăng 0,9% (dịch vụ giáo dục tăng 0,86%); nhà ở và vật liệu xây dựng tăng
0,88%.
Các nhóm hàng hóa và dịch vụ cịn lại có chỉ số giá tăng thấp hơn mức tăng chung
hoặc giảm gồm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,54% (lương thực tăng 0,7%; thực
phẩm tăng 0,62%); may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,44%; hai nhóm đồ uống và thuốc
lá và văn hóa, giải trí và du lịch đều tăng 0,27%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng
0,22%; bưu chính viễn thông giảm 0,02%.
Chỉ số giá đô-la Mỹ tháng 8/2013 tăng 0,06% so với tháng trước; tăng 1,59% so
với tháng 12/2012; tăng 1,63% so với cùng kỳ năm 2012. Chỉ số giá vàng tháng 8/2013
tăng 0,32% so với tháng trước; giảm 20,17% so với tháng 12/2012; giảm 13,43% so với
cùng kỳ năm trước.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, kết quả cuộc điều tra kỳ vọng lạm phát của các tổ
chức tín dụng cho thấy, các tổ chức này kỳ vọng CPI tháng 12/2013 chỉ tăng 0,62% so
với tháng 11/2013, cao hơn mức tăng cùng kỳ 2 năm trước (0,27% tháng 12/2012 và
0,53% tháng 12/2011). Theo nhận định của Ngân hàng Nhà nước, đến nay, có thể nói
mục tiêu kiềm chế lạm phát trong năm 2013 gần như đã thành hiện thực theo chỉ tiêu đề
ra.
Với tốc độ tăng CPI thực tế trong 11 tháng vừa qua cùng với mức kỳ vọng 0,62%

trong tháng 12/2013, lạm phát cả năm 2013 có khả năng đạt khoảng 6,15% và vẫn nằm
trong tầm kiểm soát của Chính phủ.
II. Nguyên nhân lạm phát tại Việt Nam
1. Nguyên nhân bên trong
- Thứ nhất, do tốc độ tăng trưởng tín dụng quá cao nhưng chất lượng thấp. Trong
giai đoạn 2007-2009 tốc độ tăng trưởng tín dụng trung bình đạt mức 25 – 30%, đặc biệt
năm 2009 khi Chính phủ thực hiện gói kích cầu trị giá gần 08 tỷ USD để đối phó với
cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ trên thế giới, trong đó nổi bật là chương trình cho
vay hỗ trợ lãi suất 4% trị giá 17.000 tỷ VNĐ (01 tỷ USD), thì chỉ riêng gói HTLS này đã


đưa hơn 400.000 tỷ VNĐ vào lưu thông. Đầu tư của tồn xã hội cũng duy trì mức trên
40% GDP trong giai đoạn 2005 – 2009. Mặc dù có tốc độ tăng trưởng tín dụng và đầu tư
tồn xã hội ở mức khá cao so với nhiều quốc giá khác tuy nhiên tăng trưởng GDP của
Việt Nam trong giai đoạn này chỉ trung bình ở mức 6 – 7%.
- Thứ hai, do đầu tư công dàn trải và thiếu hiệu quả. Đây là nguyên nhân sâu xa
gây ra thực trạng lạm phát như hiện nay. Theo thống kê mỗi năm Việt Nam đầu tư công
khoảng 17-20% GDP, trong khi các nước trong khu vực chỉ dưới 5% như Trung Quốc
3,5%, Indonesia 1,6%. Tuy nhiên hiệu quả đầu tư công của Việt Nam hiện cịn rất kém,
điển hình như hoạt động thua lỗ của Vinashin, cơng ty cho th tài chính VFII…
- Thứ ba, do tình trạng thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại diễn ra trong
thời gian dài: Trong giai đoạn 2005 – 2010 liên tục gia tăng từ mức 7,1 nghìn tỷ năm
2005 lên mức 115.900 tỷ đồng năm 2009 và mức 69 nghìn tỷ năm 2010; nhập siêu cũng
gia tăng mạnh từ mức 4,3 ỷ USD lên mức 12,2 tỷ USD năm 2009 và ước xấp xỉ 12,4 tỷ
USD năm 2010. Nhập siêu trong 5 tháng đầu năm 2011 đã lên đến 6,4 tỷ USD.
- Thứ tư, do sản xuất trong nước chưa đủ cho đầu tư và tiêu dùng cuối cùng, hay
đầu tư và tiêu dùng vượt qua sản xuất lên đến trên dưới 10% hàng năm, phải nhập siêu,
phải vay nợ từ nước ngoài để bù đắp. Khi tổng cầu vượt quá tổng cung thì Việt Nam
khơng chỉ ở vị thế nhập siêu, mà cịn rất dễ rơi vào lạm phát cao, nếu có sự bất ổn ở bên
ngoài (khủng hoảng, lạm phát…) và có trục trặc ở bên trong (thiên tai, dịch bệnh, bất ổn

vĩ mô…). Vốn đầu tư/GDP gia tăng từ 34,9% trong thời kỳ 1996-2000 lên 39,1% trong
thời kỳ 2001-2005 và lên 43,5% trong thời kỳ 2006-2010. Tiêu dùng cuối cùng/GDP của
Việt Nam đã tăng tương ứng từ 71,1% thời kỳ 2001-2005 lên 72,2% thời kỳ 2006-2010.
Đây là tỷ lệ cao so với một số nước (năm 2009 của Việt Nam là 72,8%, trong khi của
Brunei là 47%, Trung Quốc 48,7%, Singapore 52,4%, Malaysia 64%, Indonesia 68,2%,
Thái Lan 68,3%, Ấn Độ 69,6%, Hàn Quốc 70,3%…). Tiêu dùng cuối cùng/GDP của
Việt Nam cao và tăng lên, có một phần do quy mơ GDP bình qn đầu người thấp, có


một phần do tiêu dùng có xu hướng tăng lên; nhưng có một phần do đã xuất hiện tình
trạng “ăn chơi sớm” và chuộng hàng ngoại của một bộ phận dân cư.
- Thứ năm, do năng suất lao động xã hội của Việt Nam còn thấp: Năng suất lao
động xã hội của Việt Nam năm 2010 đạt 40,3 triệu đồng/người, chỉ tương đương với
2.067 USD, thấp xa so với các con số tương ứng của một số nước (năm 2008 của Nhật
Bản 73.824 USD, Brunei 72.500 USD, Singapore 62.724 USD, Hàn Quốc 38.235 USD,
Malaysia 17.718 USD, Thái Lan 6.915 USD, Trung Quốc 5.460 USD, Indonesia 4.597
USD, Philippines 4.535 USD, Ấn Độ 2.706 USD…).
- Thứ sáu, do tình trạng vàng hóa và Đơ la hóa khá cao, đã tác động tiêu cực đối
với lạm phát trên 4 mặt sau: (1) Hút vào đây một lượng vốn lớn của xã hội mà không
được đầu tư trực tiếp cho sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm để cân đối với tiền; (2)
Vàng và USD trở thành phương tiện thanh toán, làm cho tổng phương tiện thanh toán
tăng lên; (3) Giá vàng trong nước biến động, nhiều lần cao hơn giá vàng thế giới, tác
động tới nhập lậu, kéo tỷ giá biến động theo. Khi giá vàng và tỷ giá tăng cao lại tác động
đến tâm lý, đến lòng tin vào đồng nội tệ…; (4) Tỷ giá tăng tuy khuyến khích xuất khẩu,
nhưng lại làm khuyếch đại lạm phát ở trong nước và đây là yếu tố lạm cho lạm phát của
Việt Nam cao hơn lạm phát của thế giới; làm tăng nợ quốc gia khi tính bằng VND.
2. Ngun nhân bên ngồi
- Thứ nhất, do giá cả trên thế giới tăng: do bất ổn chính trị tại Bắc Phi, Trung
Đơng và một số nơi khác trên thế giới làm giá cả nhiều mặt hàng nguyên, nhiên, vật liệu
quan trọng cho sản xuất tăng liên tục trong những tháng cuối năm 2010 và 4 tháng đầu

năm 2011, nhất là xăng dầu, sắt thép, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, nguyên
liệu sữa… đã tác động đến giá đầu vào sản xuất trong nước.
Ngoài ra, giá lương thực, thực phẩm liên tục gia tăng: xuất phát từ q trình biến
đổi khí hậu tồn cầu, thiên tai dịch bệnh diễn ra liên tiếp, cùng với những năm tăng
trưởng kinh tế mạnh trên thế giới – là những năm q trình cơng nghiệp hố được đẩy
mạnh khiến diện tích đất sử dụng cho trồng trọt, chăn nuôi bị thu hẹp. Tất cả những điều


trên làm sản lượng lương thực – thực phẩm ngày càng giảm mạnh. Ngoài ra, giá năng
lượng tăng cao đã khiến nhiều nước sử dụng một sản lượng lớn ngũ cốc chuyển sang sản
xuất nhiên liệu sinh học càng làm cho nguồn cung lương thực đã giảm càng giảm sút.
Có thể thấy, giá thế giới tăng sẽ làm cho chi phí đẩy ở trong nước tính bằng VND tăng
kép: vừa tăng do đơn giá tính bằng USD tăng, vừa tăng do tính bằng VND tăng.
- Thứ hai, do có một khối lượng tiền lớn được đưa ra nền kinh tế toàn cầu: Trước
việc giá dầu và giá lương thực – thực phẩm liên tục leo thang đã tạo nên cú sốc cung rất
lớn đẩy lạm phát toàn cầu tăng cao, tình hình này đã buộc các ngân hàng trung ương
phải tăng các mức lãi suất chủ chốt để kiềm chế lạm phát, cụ thể: Nhật Bản tăng 1 lần từ
0,25%- 0,5%/năm; khu vực đồng Euro tăng 2 lần từ 3,5%-3,75%-4,0%/năm; Anh tăng 3
lần từ 5%-5,5%/năm (trong đó có 1 lần giảm); Thụy Điển tăng 4 lần từ 3,0%-4,0%/năm;
Trung Quốc tăng 6 lần từ 6,12-7,47%/năm. Việc cứu vãn nền kinh tế thế giới rơi vào suy
thoái bằng biện pháp đưa hàng nghìn tỷ USD ra nền kinh tế lại càng đẩy lạm phát toàn
cầu tiếp tục tăng cao.
III. Những biện pháp khắc phục lạm phát tại Việt Nam
1. Những biện pháp cơ bản chiến lược
- Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đúng đắn: ở Việt
Nam, kể từ khi đẩy mạnh phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, chuyển đổi
cơ chế quản lý từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có điều tiết, đã
có tác dụng rất to lớn.
- Điều chỉnh cơ cấu kinh tế, phát triển ngành mũi nhọn: ổn định cơ cấu kinh tế
nhằm đáp ứng được nhu cầu cơ bản về đời sống và việc làm của người lao động, do đó

tùy hồn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia mà có những chiến lược điều chỉnh cơ cấu kinh
tế khác nhau. Ở Việt Nam cơ cấu kinh tế được điều chỉnh theo hướng cơng nghiệp hóa hiện đại hóa, trước mắt nơng – lâm - ngư nghiệp vẫn giữ vị trí quan trọng, phát triển
mạnh mẽ các ngành dịch vụ (ngân hàng - bưu điện - du lịch…)


Cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ tạo cho nền kinh tế phát triển mạnh và chắc chắn. Ngồi
ra, cịn phát triển ngành kinh tế mũi nhọn xuất khẩu, bởi vì trong điều kiện mở rộng giao
lưu kinh tế quốc tế thì hoạt động ngoại thương nói chung và xuất khẩu nói riêng có vị trí
quan trọng, nó vừa tạo ra nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia vừa tác động đến các hoạt
động của các ngành kinh tế khác, ổn định lưu thông tiền tệ trong nước.
- Nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý Nhà nước: vai trò của Nhà nước đối với
quản lý kinh tế rất to lớn. Nhà nước là nguời duy nhất đảm bảo tính cơng bằng và ổn
định kinh tế, đồng thời Nhà nước có thể tác động thúc đẩy hiệu quả và tăng trưởng kinh
tế.
Bằng các công cụ về pháp luật, tài chính, giá cả, tiền tệ…đã tác động đến mọi mặt
hoạt động của nền kinh tế xã hội, do đó việc nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý Nhà
nước được coi như là biện pháp mang tính chiến lược để ổn định tiền tệ, tinh giảm biên
chế, kiệm toàn bộ máy quản lý hành chính.
2. Những biện pháp cấp bách trước mắt
- Thứ nhất, thắt chặt tiền tệ: Các biện pháp dành cho chính sách thắt chặt tiền tệ
hiện nay cần phải được áp dụng một cách linh hoạt. Xuất phát từ nhận định lạm phát
thường xuất hiện khi lượng tiền trong lưu thông tăng, chúng ta cần hạn chế lượng tiền
trong lưu thông bằng cách: Tăng lãi suất cho vay vốn và lãi suất tái chiết khấu và hạn
chế mức tăng tín dụng. Quy định dự trữ bắt buộc hợp lí để vừa bảo đảm an tồn hệ
thống đồng thời nâng cao được khả năng thanh khỏan trong hoạt động ngân hàng. Thêm
nữa là việc phát hành tín phiếu và phân hạn mức mua cho các Ngân hàng Thương mại
để rút bỏ bớt tiền khỏi lưu thông
- Thứ hai, chính sách tài khóa: Cần phải thực hiện từng bước kế hoạch giảm thâm
hụt để tiến tới cân bằng ngân sách, vì đây cũng là một chỉ tiêu kinh tế vĩ mơ quan trọng.
Thắt chặt chi tiêu của chính phủ; kiểm sốt chặt chẽ đầu tư cơng và đầu tư của các



doanh nghiệp nhà nước; giảm mạnh chi phí hành chính trong các cơ quan nhà nước
nhằm giảm bớt sức ép về cầu nhất là các loại cầu không tạo ra hiệu quả. Với các dự án,
cần loại bỏ những dự án đầu tư kém hiệu quả, thắt chặt những khoản chi chưa thực sự
cần thiết nhưng tạo mọi điều kiện cho đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài để thúc đẩy
tăng trưởng.
- Thứ ba, sử dụng công cụ tỉ giá: Nên điều chỉnh tăng nhẹ VND so với USD. Điều
này cũng phù hợp với việc đồng đô la Mỹ liên tục bị giảm giá so với các đồng tiền khác.
Tăng nhẹ giá trị VND tuy có ảnh hưởng đến xuất khẩu nhưng không quá lớn. Tăng giá
VND sẽ làm giá hàng nhập khẩu giảm, tăng nguồn cung, có tác dụng giảm mức tăng giá
trên thị trường nội địa, nhất là trong điều kiện nhập khẩu hiện chiếm tỉ lệ cao trong GDP
của nước ta. Tăng giá VND cũng góp phần kìm giữ giá lương thực hiện đang tăng tăng
cao và có khả năng cịn tiếp tục tăng trước nhu cầu của thị trường thế giới.
- Thứ tư, tập trung phát triển sản xuất công - nông nghiệp, khắc phục nhanh hậu
quả của thời tiết và dịch bệnh để tăng sản lượng lương thực, thực phẩm phục vụ trong
nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó cần đảm bảo cân đối cung cầu về hàng hóa, đẩy mạnh
xuất khẩu, giảm nhập siêu. Việc cân đối cung cầu về hàng hóa, nhất là các mặt hàng
thiết yếu cho sản xuất và đời sống nhân dân là tiền đề đề quyết định để không gây ra đột
biến về giá và ngăn chặn đầu cơ.
- Thứ năm, tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát việc chấp hành
pháp luật nhà nước về giá. Kiên quyết khơng để xảy ra tình trạng lạm dụng các biến
động trên thị trường để đầu cơ, nâng giá, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và
tiêu dùng, như: xăng dầu, sắt thép, xi măng, thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm…;
ngăn chặn tình trạng buôn lậu qua biên giới, đặc biệt là buôn lậu xăng dầu, khoáng sản.



×