Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Gián án SKKN XAY DUNG TRUONG HOC THAN THIÊN...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.22 KB, 9 trang )


PHẦN THỨ NHẤT : ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục tiểu học là cái nôi đầu tiên cho mỗi học sinh bắt đầu cuộc sống và lao động
. Mỗi bài học là những viên ghạch làm nền tảng cho bức tường vững chãi và là tiền đề
cho các em hình thành kiến thức khoa học một cách có hệ thống,những kỹ năng ,kỹ
xảo cần thiết để hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp ban đầu của con
người mới .
Môi trường giáo dục luôn có tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân
cách thông qua các mối quan hệ xã hội như giữa nhà trường với gia đình , giữa thầy
với trò ,giữa trò với trò….Trong nhiều thập kỷ qua , phần lớn ở trường tiểu học trong
huyện nhà vẫn tồn tại phương pháp giảng dạy và giáo dục mang tính áp đặt , gò bó
chưa quan tâm lắng nghe tâm tư , nguyện vọng của học sinh đặc biệt là học sinh đồng
bào dân tộc hoặc là những trường vùng sâu vùng xa ,trường ở những vùng khó khăn …
Việc đánh giá ,sửa sai cho học sinh còn khắt khe thậm chí còn sơ sài thiếu dân chủ
.Học sinh vùng sâu còn nhiều khiếm khuyết về nhân cách như : Rụt rè,thụ động,thiếu
tự tin vào bản thân nhất là trước đông người , không mạnh dạn thể hiện khả năng ….
Trong những tình hình trên đòi hỏi trường tiểu học phải chọn lựa con đường, cách
thức giáo dục phù hợp , để chuẩn bị thật tốt cho các em tiếp thu kiến thức , nhân cách
sống và cũng không thể thiếu nhân tố rèn luyện thể lực và phẩm chất đạo đức để sau
này xây dựng quê hương đất nước . Muốn làm \được điều đó trước hết phải xây dựng
môi trường thân thiện trong trường học . Đó là hệ thống các hoàn cảnh ,các điều kiện
để các em học sinh quan hệ với cộng đồng một cách cởi mở , tích cực là sự cần thiết
cho việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh theo các mục tiêu giáo dục
trong trường tiểu học .
Để xây dựng môi trường học thân thiện, học sinh tích cực trong những
năm học qua nhà trường luôn chú trọng tổ chức nhiều hoạt động mang tính chủ đạo
nhằm khuến khích học sinh và phụ huynh tham gia để tạo ra không khí vui tươi trong
trường học . Cũng trong những năm đầu ngành phát động phong trào nhà trường luôn
học tập và quán triệt các văn bản chỉ đạo của các cấp như :
- Chỉ thị số 40/CT-BGDĐT ngày 27/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Kế
hoạch 635/KH-SGDĐT ngày 05/8/2008 của Sở Giáo dục và Đào tạo về thực hiện


phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong nhà
trường giai đoạn 2008 – 2013.
Theo hướng dẫn tại công văn số 244/SGDĐT-VP ngày 23/3/2009 của Sở Giáo
dục và Đào tạo V/v Hướng dẫn đánh giá kết quả phong trào thi đua “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực”.
Thực hiện kế hoạch số 275/KH-PGDĐT ngày 10/9/2008 của Phòng Giáo dục và
Đào tạo V/v Tổ chức triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện.
học sinh tích cực ” trong các đơn vị trường học trực thuộc năm học 2008 – 2009 và
giai đoạn 2008 – 2013 … Do vậy sau khi quán triệt các văn bản chỉ đạo của các cấp
đến việc thực hiện các văn bản hướng dẫn tại đơn vị bản thân mạnh dạn xây dựng đề
tài : “ Một số biện pháp xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực .”
1

PHẦN THỨ HAI
CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Sau khi nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của ngành sau 1 năm khi chỉ thị của các cấp
phát động phong trào Ban giám hiệu nhà trường quyết định thành lập ban chỉ đạo xây
dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ,tham gia phong trào này ngay từ đầu
năm học 2009 – 2010 . Trong thời gian đó đến nay nhà trường đã thực hiện nhiều biện
pháp có hiệu quả sau đây là một số biện pháp mà nhà trường đã làm được và một số
biện pháp đang thực hiện và chưa thực hiện được do nhiều yếu tố khách quan và chủ
quan song nhà trường sẽ cố gắng làm tốt trong những năm học tới đặc biệt là năm học
2010 – 2011 . Sau đây là các biện pháp mà trường đã và đang thực hiện xin chia sẻ để
các trường thuộc vùng khó khăn trong huyện như trường TH Bùi Thị Xuân thực hiện
thắng lợi phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện,học sinh tích cực ”.
I.KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CỦA TRƯỜNG :
Trường TH Bùi Thị Xuân được thành lập từ năm 2005 .Từ một phân hiệu của
trường TH EaWy , nay là một trường trực thuộc xã Cư Mốt với điều kiện hết sức khó
khăn . Trong những năm đầu đường xá đi lại lầy lội về mùa mưa ,học sinh thường
xuyên phải nghỉ học vì giáo viên không đi được , nếu đi thì từ 9 giờ cho đến 10 giờ

mới tới trường vào lớp và sau một giờ lên lớp thì ra về . Thử nghĩ với thời lượng như
thế làm sao các em tiếp thu hết kiến thức mà Bộ Giáo Dục quy định .Hơn nữa trường
100% là học sinh dân tộc ở vùng núi phía bắc di cư vào sinh sống ,điều kiện kinh tế
còn khó khăn , cuộc sống chưa ổn định học sinh phải đi bộ 5km mới tới trường
….Song được sự quan tâm của ngành và các cấp đến nay đã có đường nhựa hóa liên xã
từ trung tâm huyện vào EaWy ngang qua địa bàn trường đóng và được ngành đầu tư
kinh phí từ quỹ dự án xây dựng trường tương đối đầy đủ về cơ sở vật chất . Song nhà
trường vẫn còn nhiều khó khăn trong công tác “xây dựng trường học thân thiện ,học
sinh tích cực”. Trường học chưa có điện , đội ngũ giáo viên không ổn định , một số
giáo viên đang lấy trường làm nơi trú chân sau một đến hai năm rồi chuyển về nơi phù
hợp với điều kiện cho bản thân .Một số học sinh nhà xa trường gia đình chưa quan tâm
nên đến trường thường xuyên muộn giờ , có những học sinh học buổi chiều phải đi học
từ sáng tới trường ăn mỳ tôm sống chờ tới chiều vào học….Quy mô trường lớp nhỏ
lượng học sinh ít thuận lợi cho công tác quản lý nhưng việc huy động nguồn quỹ để
xây dựng trường lớp và bổ trợ thêm cho các hoạt động ngoại khóa lại rất khó khăn .
Với điều kiện thực trạng trên nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động mang tính khảo
sát mối quan hệ giữa Thầy – Thầy , Trò – Trò và Thầy – Trò hiện nay .Việc tổ chức
khảo sát giúp trường xây dựng các quy tắc ửng xử thân thiện đối với Thầy và Trò .
II. TỔ CHỨC QUÁN TRIỆT CHỦ TRƯƠNG VÀ PHỐI HỢP THỰC HIỆN :
Sau khi có các văn bản chỉ đạo “Xây dựng trường học thân thiện ,học sinh tích
cực”.Ban giám hiệu phối hợp cùng công đoàn thành lập ban chỉ đạo ,ban hành kế
hoạch thực hiện . Trường đã tổ chức nhiều cuộc họp để tuyên truyền và đặt yêu cầu
phối hợp thực hiện :
2

a ) Cuộc họp với các đoàn thể như : Ban tự quản , hội phụ nữ , Đoàn thanh niên các
thôn trên địa bàn tuyển sinh và Ban đại diện cha mẹ học sinh . Tại cuộc họp Trường đã
giới thiệu 3 văn bản của TW( Chỉ thị 40,Kế hoạch 307 của Bộ giáo dục- Đào tạo và
kế hoạch xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực của trường .Được sự lãnh
đạo của chính quyền địa phương để tuyên truyền sâu rộng chủ trương này đến các lực

lượng xã hội ; Ban đại diện cha mẹ học sinh trường đã đề ra chủ trương vận động cha
mẹ học sinh xây dựng gia đình thân thiện gắn với cuộc vận động xây dựng gia đình
văn hóa . Cũng tại cuộc họp , ban đại diện cha mẹ học sinh đã đề nghị UBND cho phép
huy động phụ huynh học sinh đóng góp để kéo lưới B40 quanh khuôn viên trường bảo
vệ cây trồng và trong năm học 2010 – 2011 đã láng xi măng được gần 700 mét vuông
sân trường đẻ có sân cho các em vui chơi tập thể dục tạo cảnh quan trường lớp xanh
,sạch ,đẹp và an toàn .
b ) Các cuộc họp với Hội đồng sư phạm nhà trường thường xuyên quán triệt kế hoạch
xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực .Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu
kỹ các yêu cầu và nội dung của phong trào để đưa vào kế hoạch công tác năm ,hàng
tháng của mỗi đoàn thể và cá nhân .Trong cuộc họp cũng thường xuyên thảo luận các
giải pháp thực hiện 3 nội dung “Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh ”. “ Tổ chức các
hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh” . “ Học sinh tham gia tìm hiểu về tiểu sử của
danh nhân trường mang tên ”.Trường còn triển khai phong trào xây dựng lớp học thân
thiện học sinh tích cực .Các lớp tự xây dựng cho lớp quy tắc ửng xử thân thiện dành
cho giáo viên và học sinh . Việc khên thưởng cuối năm đối với tập thể , cá nhân có
thành tích xây dựng cũng được đặt ra nhằm tạo thêm động lực cho phong trào .
c ) Các cuộc họp với tổ chuyên môn nhằm xây dựng chuyên đề “ Thân thiện trong
giảng dạy và trong công tác chủ nhiệm ”.Để thực hiện tốt dạy và học phù hợp với đặc
thù của trường giúp các em tự tin trong học tập .
III. CÔNG VIỆC CỤ THỂ ĐÃ THỰC HIỆN :
a. Trong các giờ chào cờ và lồng ghép trong các tiết Thể dục hàng tuần giới thiệu tập
cho học sinh các trò chơi dân gian trong nhà trường và tại gia đình như : Ô ăn quan
Đánh chuyền ; Bịt mắt bắt dê ;Bó khăn ; Rồng rắn lên mây ;Nhảy bao bố … các hoạt
động này do Tổng phụ trách đội phối hợp với Giáo viên thể dục thực hiện .
b. Tổ chức cho học sinh giao lưu văn nghệ giữa các lớp với nhau , mặc dù trường
không có điện phải dùng máy nổ phát điện nhưng nhà trường vẫn tổ chức và yêu cầu
các lớp chuẩn bị một tiết mục để thi còn một tiết mục cả lớp tham gia để tạo điều kiện
cho tất cả các em được lên sân khấu …hoạt động này nhà trường phối hợp với phụ
huynh học thực hiện .

c. Tổ chức cho học sinh kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh , múa hát tập
thể trong một số giờ chào cờ để thay đổi nội dung nhà trường đặt ra câu hỏi ửng xử
tình huống trong giao tiếp, trong mối quan hệ hàng ngày để học sinh trả lời .d. Tổ chức
cho học sinh sưu tầm các câu ca dao tục ngữ ca ngợi theo chủ đề , ca dao tục ngữ địa
phương , sưu tầm tranh ảnh phục cho các ngày chủ điểm trong năm . Hoạt động này
BGH chỉ đạo cho tổ trưởng tổ khối và các giáo viên chủ nhiệm thực hiện .
3

e. Tổ chức cho các em rước đèn trung thu ,giao lưu văn nghệ ,phát quà cho các em
trong đêm rằm . Kinh phí được ban tự quản các thôn vận động ủng hộ và phụ huynh
trích một phần trong quỹ huy động . Hoạt động này Tổng phụ trách đội phối hợp với
Hội phụ huynh thực hiện .
g. Mỗi tuần các em phải lao động dọn vệ sinh một buổi đối với học sinh lớp 1,2,3 đối
với lớp 4,5 trồng và chăm sóc cây xanh .Mỗi dãy lớp học được trang bị một giỏ đựng
rác lớn với khẩu hiệu “ Hãy bỏ rác vào thùng ”. Mỗi tuần giáo viên chủ nhiệm phải lau
phòng học một lần và nhắc nhở các em rửa chân tay trước khi vào lớp , trong giờ ra
chơi không được tham gia các trò chơi như bắn bi , đá bóng…
h. Mỗi giáo viên chủ nhiệm phải tự xây dựng cho lớp mình phụ trách nội dung chương
trình kế hoạch xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cực . Hoạt động này được
đánh giá thường xuyên thông qua các tiết dự giờ thăm lớp của tổ chuyên môn .
i. Xây dựng và thực hiện một số quy tắc ứng xử thân thiện dành cho giáo viên và học
sinh: Các quy tắc này được xây dựng dựa theo kết quả khảo sát hành vi, thái độ của
giáo viên, học sinh và từ tình hình thực tế của Trường, đã được hội đồng sư phạm
Trường thông qua, BCH công đoàn và Đội TNTP vận động thực hiện. Kết quả thực
hiện các quy tắc này được đánh giá lồng ghép vào các đợt thi đua, khen thưởng trong
năm do Trường tổ chức.
k. Tổ chức lễ hội văn hóa dân gian dành cho học sinh toàn trường nhân ngày 26 /3.Lễ
hội gồm các nội dung như : Hát dân ca về dân tộc mình ; hát những khúc ca vui và các
trò chơi vui ...
l. Tổ chức các hoạt động như sân chơi trí tuệ , Tìm hiểu về phong tục tập quán của các

dân tộc , Tìm hiểu về tiểu sử của nữ anh hùng mà trường mang tên…
* Các biện pháp sắp tới trường sẽ tổ chức thực hiện :
a . Thành lập bảng tin (1 bảng dành cho học sinh khối 1-2; 1 bảng dành cho học
sinh khối 3-4-5) được trang trí đẹp mắt, phù hợp với lứa tuổi, với 10 chuyên mục dành
cho học sinh như sau :
Bác sĩ ơi – Địa chỉ đỏ - Ca dao tục ngữ VN – Đố bạn – Em yêu khoa học – Em
làm cảnh sát giao thông – Bạn có biết – Em xử lí thế nào – Người tốt việc tốt – Ai tài
thế (trưng bày các bài văn hay, chữ viết đẹp, tranh vẽ đẹp, sản phẩm thủ công của học
sinh).
Thông qua bảng tin này, học sinh được giới thiệu gương người tốt-việc tốt, được
xem những bài văn hay, chữ viết đẹp tiêu biểu của học sinh trong trường, được tham
gia giải đáp tình huống ứng xử hàng ngày, được tuyên truyền kiến thức về lịch sử, về
an toàn giao thông, về chăm sóc sức khỏe ban đầu…
4

b. Sau một thời gian thực hiện bảng tin, từ yêu cầu của học sinh các lớp, Trường
sẽ tiến hành thực hiện bảng tin cho từng lớp. Bảng tin lớp có kích thước 1m x 4m ,
được treo ở cuối lớp và được trang trí đẹp, phù hợp với lứa tuổi học sinh. Nội dung
bảng tin gồm 10 chuyên mục như sau :
Chúng mình cùng nhớ - Điều em muốn nói – Chúc mừng sinh nhật – Lớp chúng
mình – Bạn nào giỏi thế - Danh nhân – Việt Nam đất nước con người - Ứng xử có văn
hóa – Bạn có biết – Góc ôn luyện – Ai tài thế (trưng bày kết quả học tập của học sinh).
Với các chuyên mục nói trên, học sinh được giới thiệu các sản phẩm của mình
về thủ công, về vẽ, viết chữ đẹp, bài văn hay nhằm phát huy tính mạnh dạn, khả năng
của mình. Chuyên mục “Việt Nam - đất nước, con người”, “danh nhân” giúp học sinh
hiểu biết thêm về lịch sử và địa lý Việt Nam, các anh hùng liệt sĩ, những người có công
lớn với đất nước. Chuyên mục “mừng sinh nhật”, “Ai tài thế” ,giới thiệu “người tốt-
việc tốt” giúp học sinh hiểu biết và thân thiện nhau hơn. Chuyên mục “ôn luyện kiến
thức” giúp học sinh chủ động trong học tập. Chuyên mục “điều em muốn nói” tạo
điều kiện cho học sinh mạnh dạn nói lên những suy nghĩ của mình về thầy cô, về bạn

bè, về các mối quan hệ hàng ngày, góp phần thực hiện tốt hơn quyền trẻ em.
c. Xây dựng quy ước về gia đình thân thiện để triển khai thực hiện trong cha mẹ
học sinh. Hiệu trưởng dự thảo, có tham khảo ý kiến của Hội đồng sư phạm và Ban Đại
diện cha mẹ học sinh trường, sau đó tổ chức vận động cha mẹ học sinh thực hiện. Quy
ước này cũng được gửi đến Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn TN xã để lồng ghép với
cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa.
d.Tổ chuyên môn triển khai thực hiện chuyên đề “thân thiện trong giảng dạy và
trong công tác chủ nhiệm ”. Kết quả thực hiện chuyên đề này được đánh giá qua việc
dự giờ thăm lớp, trong các tiết hội giảng, trong các lần kiểm tra chuyên đề, kiểm tra
toàn diện.
e. Tổ chức các hoạt động tự quản trong học sinh:
- Xây dựng kế hoạch trực, làm vệ sinh khuôn viên trường và chăm sóc cây cảnh
hàng ngày dành cho học sinh lớp 3, 4, 5 .
5

×