Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài soạn GIAO ANGDCD ky II mau moi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.53 KB, 5 trang )

Tuần 19:
Ngày soạn:18/12/10
Ngày giảng: 7A
1
: 20/12 7A
3
:23/12 7A
2
: 23/12
Tiết 19:
Bài 12 : SỐNG VÀ LÀM VIỆC CÓ KẾ HOẠCH

I . MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức : Giúp học sinh hiểu:
- Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch.
- Kể được một số của sống và làm việc có kế hoạch.
2. Kĩ năng
- Biết phân biệt những biểu hiện của sống và làm việc có kế hoạch với lối
sống và làm việc thiếu kế hoạch
- Biết sống và làm việc có kế hoạch
3. Thái độ
Tôn trọng, ủng hộ lối sống và làm việc có kế hoạch, phê phán lối sống tùy
tiện, không có kế hoạch
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN
- Quyết định vấn đề
- Ra quyết định
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KỸ NĂNG DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Phương pháp góc
IV.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
* Thầy: Giáo án, bảng phụ
* Trò:Đọc trước bài ở nhà


V.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ:( không)
2.Khám phá:
Chúng ta đã biết cuộc sống mỗi ngày có rất nhiều vấn đề cần giải quyết ta sẽ
phải làm công việc nào trước việc nào sau để thể hiện là người sống và làm việc
có kế hoach vậy kế hoạch là gì chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu bài ngày hôm
nay.
3. Kết nối
Hoạt động của GV và HS Nội dung
GV: Treo bảng phụ bản kế hoạch của
bạn Hải Bình trong SGK cho HS chia
làm 3 nhóm, mỗi nhóm làm bài tập vào
giấy A4 yêu cầu quan sát và trả lời câu
hỏi thời gian 5p.
Nhóm 1: Em có nhận xét gì về thời
gian biểu trong tuần của bạn Hải Bình?
Nhóm 2: Em có nhận xét gì về tính
cách của bạn Hải Bình?
Nhóm 3. Với cách làm việc có kế
1. Truyện đọc
"Thông tin"
Câu 1: Nhận xét thời gian biểu của
Hải Bình:
- Nội dung kế hoạch nói đến nhiệm vụ
học tập, tự học, hoạt động cá nhân,
nghỉ ngơi giải trí (thư viện, câu lạc bộ)
- Kế hoạch chưa hợp lí và thiếu:
+ Thời gian hằng ngày từ 11h30 - 14h
từ 17 - 19h.
+ Lao động giúp gia đình quá ít.

hoạch như Hải Bình thì sẽ đem lại kết
quả gì?
HS: đại diện nhóm lên dán
GV: gọi các nhóm nhận xét
HS: nhận xét
GV: nhận xét, bổ xung.
HS: nghe
GV: Tổ chức HS chơi "nhanh mắt,
nhanh tay".
HS: Thảo luận cả lớp, trình bày ý kiến
cá nhân.
GV: Phát phiếu học tập (cả lớp trả lời 3
câu hỏi khác nhau) mỗi em trả lời một
câu
Nội dung:
1. Những điều có lợi khi làm việc có
kế hoạch và có hại khi làm việc không
có kế hoạch.
Có lợi Có hại
2. Trong quá trình lập và thực hiện kế
hoạch chúng ta sẽ gặp những khó khăn
gì?
3. Bản thân em làm tốt việc này chưa?
Tự rút ra bài học gì cho bản thân?
GV: em hãy ví dụ một số biểu hiện của
sống và làm việc có kế hoạch
HS: trả lời
VD: Bạn Tâm thực hiện đúng giờ học
buổi tối theo kế hoạch, mặc dù hôm đó
có phim rất hay

VD: Bạn thơi đều đặn nấu cơm chiều
mặc dù có bạn dủ đi chơi.
VD: Bạn Tân tự đặt lịch làm việc trong
ngày, trong tuần và cố gắng thực hiện
đúng lịch...
+ Thiếu ăn, ngủ, thể dục.
+ Xem ti vi nhiều
Câu 2: Em hiểu về tính cách của Hải
Bình: - Ý thức tự giác. Ý thức tự chủ
- Chủ động làm việc có kế hoạch
không cần ai nhắc nhở.
Câu 3: Kết quả làm việc có kế hoạch
của Hải Bình:
- Hải Bình chủ động trong công việc.
- Không lãng phí thời gian.
- Hoàn thành công việc đến nơi, đến
chốn và có hiệu quả, không bỏ sót
công việc.
2. Bài học:
a) Làm việc có kế hoạch là:
- Xác định nhiệm vụ, sắp xếp công
việc hằng ngày, hằng tuần một cách
hợp lý để mọi việc được thực hiện hiệu
quả có chất lượng.
b) Yêu cầu của kế hoạch phải:
- Cân đối các nhiệm vụ: Rèn luyện,
học tập, lao động, nghỉ ngơi, giúp gia
đình…
3.Bài tập:
4.Vận dụng:(hướng dẫn về nhà)

- Về nhà học bài
- Làm bài tập a,b
Tuần 20:
Ngày soạn:25/12/10
Ngày giảng: 7A
1
: 27/12 7A
3
30/12 7A
2
: 30/12
Tiết 20:
Bài 12 : SỐNG VÀ LÀM VIỆC CÓ KẾ HOẠCH (Tiếp)

I . MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức : Giúp học sinh hiểu:
- Nêu được ý nghĩa của sống và làm việc có kế hoạch
2. Kĩ năng
- Biết phân biệt những biểu hiện của sống và làm việc có kế hoạch với lối
sống và làm việc thiếu kế hoạch
- Biết sống và làm việc có kế hoạch
3. Thái độ
Tôn trọng, ủng hộ lối sống và làm việc có kế hoạch, phê phán lối sống tùy
tiện, không có kế hoạch
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN
- Quyết định vấn đề
- Ra quyết định
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KỸ NĂNG DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Phương pháp góc
IV.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

* Thầy: Giáo án, bảng phụ
* Trò:Đọc trước bài ở nhà
V.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là làm việc có kế hoạch? ví dụ?
2.Khám phá:
Tiết trước chúng ta đã được tìm hiểu thông tin về bản kế hoạch của bạn Hải
Bình và biết được thế nào là sống và làm việc có kế hoạch tiết ngày hôm nay
chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu về ý nghĩa của sống và làm việc có kế hoạch.
3. Kết nối
Hoạt động của GV và HS Nội dung
GV: cho hoạt động cá nhân tự viết bản
kế hoach trong 1 ngày trong 2p.
HS: viết bản kế hoach
GV; nhận xét, bổ xung
GV:? vậy chúng ta làm bản kế hoạch
như vậy có ý nghĩa gì?
HS: trả lời
2.Bài học:(Tiếp)
c) ý nghĩa của làm việc có kế hoạch
- Giúp chúng ta chủ động, tiết kiệm
thời gian, công sức.
- Đạt kết quả cao trong công việc.
- Không cản trở, ảnh hưởng đến người
khác.
GV: nhận xét, bổ xung
GV: Là người học sinh trách nhiệm
của bản thân em phải làm gì để có bản
kế hoạch?
HS: trả lời

GV: nhận xét, ghi bảng.
GV: Treo lên bảng kế hoạch của bạn
Vân Anh.
HS: ghi ý kiến vào phiếu học tập.
GV: Đặt câu hỏi (đèn chiếu)
Nội dung:
a) Em có nhận xét gì về bản kế hoạch
b) So sánh kế hoạch của Hải Bình và
Vân Anh.
GV: Cho học sinh lên bảng trình bày.
HS: Ghi kết quả trong phiếu lên bảng
Cả lớp quản sát nhận xét ý kiến của
bạn.
GV: Chốt lại như nhận xét, so sánh
bảng kế hoạch Hải Bình và Vân Anh.
- Hướng dẫn học sinh kẻ bảng so
sánh.
GV: Tổ chức trò chơi đóng vai
Tình huống 1:
- Bạn Hạnh cẩu thả, tuỳ tiện, tác phong
luộm nhuộm, không có kế hoạch, kết
quả học tập kém.
Tình huống 2:
- Bạn Minh cẩn thận, chu đáo, làm việc
có kế hoạch, kết quả học tập tốt được
mọi người quý mến.
GV: Nhận xét các bạn đóng vai. Nhắc
nhở và động viên các em.
GV: để làm việc có kế hoạch chúng ta
phải kiên trì sáng tạo thì kết quả đạt

được sẽ rất cao.
d) Trách nhiệm bản thân
- Vượt khó, kiên trì, sáng tạo
- Cần biết làm việc có kế hoạch, biết
điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
3.Bài tập:
a. Nhận xét
- Quy trình hoạt động từ 5 giờ đến 23
giờ.
- Nội dung công việc đầy đủ, cân đối
(học tập ở trường, lao động giúp GĐ,
tự học, sinh hoạt tập thể…)
b) So sánh 2 bảng kế hoạch:
- Kế hoạch của Vân Anh: Cân đối,
hợp lí, toàn diện, đầy đủ, cụ thể, chi
tiết hơn
- Kết hoạch của Hải Bình: Thiếu
ngày, dài, khó nhớ, ghi công việc cố
định lặp đi lặp lại.
4.Vận dụng:(hướng dẫn về nhà)
- Về nhà học bài
- Làm bài tập d,đ,e
- Về nhà đọc bài trước
Tuần 21:
Ngày soạn:01/01/11
Ngày giảng: 7A
1
: 03/01 7A
3
:05/01 7A

2
: 05/01
Tiết 21:
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
- Nêu được một số quyền cơ bản của trẻ em được quy định trong luật bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Nêu được bổn phận của trẻ em trong gia đình, nhà trường và xã hội.
- Nêu được trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc chăm sóc
và giáo dục trẻ em.
2.Về kỹ năng:
- Nhận biết được các hành vi vi phạm của trẻ em
- Biết xử lí các tình huống cụ thể có liên quan đến quyền và bổn phận trẻ em
- Biết thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em, đồng thời biết nhắc nhở bạn
bè cùng thực hiện.
3.Về thái độ:
- Có ý thức bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của bạn bè.
II.Các kỹ năng sống cơ bản:
- Xác định giá trị
- Tìm kiếm và xử lí thông tin
III. Các phương pháp, kỹ năng dạy học tích cực có thể sử dụng:
Phương pháp góc
IV.Phương tiện dạy học:
* Thầy: Giáo án, tranh
*Trò: Chuẩn bị bài
V.Tiến trình dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
? Ý nghĩa làm việc có kế hoạch? em có phải là người sống và làm việc có kế
hoạch chưa?
2.Khám phá:

Chúng ta là trẻ em vậy trẻ em được hưởng những quyền lợi gì? để hiểu thêm về
quyền của trẻ em chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài ngày hôm nay để biết thêm
về quyền bảo vệ chăm sóc trẻ em.
3.Kết nối:

×