Tải bản đầy đủ (.docx) (122 trang)

Phân tích, đánh giá mức độ tổn thương dưới tác động của biến đổi khí hậu tại Côn Đảo và đề xuất giải pháp ứng phó (Luận văn thạc sĩ file word)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 122 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan luận văn đƣợc chính tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của TS.
Nguyễn Thị Xuân Thắng với đề tài “Phân tích, đánh giá mức độ tổn thƣơng dƣới
tác động của biến đổi khí hậu tại Cơn Đảo và đề xuất giải pháp ứng phó”.
Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ
bất kỳ một nguồn nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã đƣợc trích dẫn và ghi
nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Học viên

Nguyễn Thị Thanh Nga

i


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến Ban giám hiệu trƣờng Đại học Thủy Lợi,
Khoa Môi trƣờng đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tơi học tập, nghiên cứu và hồn
thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thị Xuân Thắng, đã trực
tiếp tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Qua đây, tôi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, khích lệ, giúp
đỡ tơi trong q trình học tập và hồn thành luận văn này.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt huyết và năng
lực của mình, song với kiến thức cịn nhiều hạn chế và trong giới hạn thời gian quy
định, luận văn này chắc chắn cịn nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong nhận đƣợc những


đóng góp q báu của q thầy cơ và các chuyên gia để nghiên cứu một cách sâu hơn,
toàn diện hơn trong thời gian tới.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Học viên

Nguyễn Thị Thanh Nga


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH............................................................................................. v
DANH MỤC BẢNG BIỂU.......................................................................................... vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ................................viii
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1
2. Mục tiêu của đề tài..................................................................................................... 2
3. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................................... 3
4. Cấu trúc luận văn....................................................................................................... 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU VÀ GIỚI THIỆU KHU
VỰC NGHIÊN CỨU..................................................................................................... 4
1.1. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu.......................................................................... 4
1.1.1. Một số khái niệm về MĐTT đối với BĐKH........................................................ 4
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu về mức độ tổn thƣơng do BĐKH......................................... 5
1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu........................................................................ 11
1.2.1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................................. 11

1.2.2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên...................................................................... 15
1.2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội................................................................................... 21
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................26
2.1. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu............................................................................ 26
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................................... 26
2.2.1. Phƣơng pháp kế thừa và tổng hợp tài liệu......................................................... 26
2.2.2. Phƣơng pháp và quy trình đánh giá MĐTT dƣới tác động của BĐKH.............27
2.2.3. Phƣơng pháp phân tích thứ bậc AHP (Analytic Hierarchy Process)..................34
2.2.4. Phƣơng pháp chuyên gia................................................................................... 39
2.2.5. Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong việc xây dựng bản đồ phân vùng
MĐTT................................................................................................................ 39
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................... 41
3.1. Đánh giá mức độ phơi nhiễm do BĐKH............................................................... 41
3.1.1. Nhận định các yếu tố gây tổn thƣơng do BĐKH............................................... 41


3.1.2. Phân vùng mức độ phơi nhiễm của các yếu tố gây tổn thƣơng.................46
3.2. Đánh giá mức độ nhạy cảm của nhân tố con ngƣời và tình hình sử dụng đất
3.2.1. Đánh giá mức độ nhạy cảm của nhân tố con ngƣời.................................. 50
3.2.2. Đánh giá mức độ nhạy cảm của tình hình sử dụng đất..............................52
3.2.3. Phân vùng mức độ nhạy cảm với tác động của BĐKH tại Côn Đảo.........58
3.3. Đánh giá khả năng thích ứng với BĐKH tại Cơn Đảo.................................. 59
3.3.1. Thiết lập bộ chỉ số khả năng thích ứng với BĐKH tại Cơn Đảo...............59
3.3.2. Phân vùng khả năng thích ứng với BĐKH tại Côn Đảo............................62
Dựa trên bản đồ phân vùng (AC) và tại đảo Côn Đảo cho thấy: Ở Côn Đảo (AC) với
BĐKH không cao. Khu vực trung tâm Cơn Sơn và sân bay Cỏ Ống có (AC) ở mức
trung bình. Khu vực Đầm Tre, khu Cảng Bến Đầm, khu Vƣờn quốc gia Cơn Đảo có
(AC) ở mức thấp.......................................................................................................... 73
3.4. Đánh giá MĐTT do BĐKH.......................................................................... 73
3.5. Đề xuất giải pháp ứng phó với BĐKH......................................................... 77

3.5.1. Giải pháp quản lý tài nguyên và môi trƣờng............................................. 77
3.5.2. Giải pháp kinh tế, kỹ thuật (xử phạt; quan trắc, giám sát môi trƣờng)......77
3.5.3. Giải pháp giáo dục, nâng cao khả năng bảo vệ mơi trƣờng, ứng phó rủi
ro với thiên tai........................................................................................... 79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................... 82
1. Kết luận................................................................................................................... 81
2. Kiến nghị................................................................................................................. 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 83
Phụ lục 1. Bộ tiêu chí đánh giá MĐTT đảo Côn Đảo.................................................. 86
Phụ lục 2. Bộ phiếu điều tra về các vấn đề liên quan đến tai biến thiên nhiên đảo Cơn
Đảo (dành cho chính quyền)........................................................................................ 89
Phụ lục 3. Bộ phiếu điều tra về các vấn đề liên quan đến tai biến thiên nhiên đảo Côn
Đảo (dành cho ngƣời dân)........................................................................................... 96
Phụ lục 04. Cơng trình cơng bố liên quan đến nội dung đề tài.....................................95

49


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Vị trí địa lý vùng nghiên cứu.......................................................................11
Hình 2.1. Quy trình đánh giá MĐTT khu vực nghiên cứu [20]...................................29
Hình 2.2. Phân vùng khu vực nghiên cứu...................................................................34
Hình 2.3. Các bƣớc thành lập bản đồ MĐTT [11].......................................................34
Hình 3.1. Bản đồ phân vùng mức độ phơi nhiễm ở Côn Đảo......................................49
Hình 3.2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất đảo Cơn Đảo [16].......................................54
Hình 3.3. Bản đồ phân vùng mức độ nhạy cảm ở Cơn Đảo.........................................59
Hình 3.4. Bản đồ phân vùng khả năng thích ứng ở Cơn Đảo.......................................73
Hình 3.5. Bản đồ MĐTT do BĐKH ở Côn Đảo..........................................................75



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Bảng xếp hạng các mức độ so sánh giữa các phần tử..................................36
Bảng 2.2. Ma trận ý kiến chuyên gia...........................................................................37
Bảng 2.3. Ma trận trọng số...........................................................................................37
Bảng 2.4. Ma trận trọng số trung bình.........................................................................38
Bảng 2.5. Bảng chỉ số ngẫu nhiên RI...........................................................................38
Bảng 3.1. Phân loại các cơn bão ảnh hƣởng đến đảo Cơn Đảo...................................42
Bảng 3.2. Diện tích có nguy cơ bị ngập theo các mực nƣớc biển dâng.......................44
Bảng 3.3. Ảnh hƣởng của các yếu tố gây tổn thƣơng tại đảo Cơn Đảo.......................46
Bảng 3.4. Chuẩn hóa giá trị của các yếu tố gây tổn thƣơng.........................................46
Bảng 3.6. Ma trận trọng số giữa các yếu tố gây tổn thƣơng........................................47
Bảng 3.7. Trọng số các nhân tố gây tổn thƣơng..........................................................47
Bảng 3.8. Các thông số AHP của các yếu tố gây tổn thƣơng......................................48
Bảng 3.9. Điểm số của các yếu tố gây tổn thƣơng.................................................48
Bảng 3.5. Ý kiến chuyên gia về các yếu tố gây tổn thƣơng.........................................47
Bảng 3.10. Các chỉ số mức độ nhạy cảm liên quan đến nhân tố con ngƣời.................51
Bảng 3.11. Chuẩn hóa các chỉ số mức độ nhạy cảm liên quan đến yếu tố con ngƣời .51
Bảng 3.12. Ý kiến chuyên gia về mức độ nhạy cảm liên quan đến yếu tố con ngƣời.........51
Bảng 3.13: Trọng số các chỉ số mức độ nhạy cảm liên quan đến yếu tố con ngƣời.....52
Bảng 3.14: Các thông số AHP của mức độ nhạy cảm..................................................52
Bảng 3.15. Điểm số các chỉ số nhạy cảm bởi nhân tố con ngƣời................................52
Bảng 3.16: Các loại đất và diện tích thuộc đảo Cơn Đảo.............................................53
Bảng 3.17. Phân nhóm các loại đất tại Cơn Đảo..........................................................55
Bảng 3.18. Diện tích loại đất Cơn Đảo theo các nhóm phân loại (ha)..........................56
Bảng 3.19. Chuẩn hóa các chỉ số nhạy cảm tình hình sử dụng đất...............................56
Bảng 3.20. Ý kiến chuyên gia về mức độ nhạy cảm của tình hình sử dụng đất...........56
Bảng 3.21: Trọng số các chỉ số tính nhạy tình hình sử dụng đất..................................57
Bảng 3.22. Các thơng số AHP của tính nhạy tình hình sử dụng đất.............................57
Bảng 3.23. Điểm số các chỉ số nhạy cảm tình hình sử dụng đất..................................57
Bảng 3.24. Điểm số các chỉ số nhạy cảm tổng hợp......................................................58



Bảng 3.25. Bộ chỉ số khả năng thích ứng với BĐKH tại Côn Đảo..............................60
Bảng 3.29. Điểm chỉ số MĐTT...................................................................................74
Bảng 3.26. Minh họa giá trị các biến thuộc tiêu chí khả năng thích ứng......................66
Bảng 3.27. Chuẩn hóa giá trị các biến thuộc tiêu chí khả năng thích ứng....................67
Bảng 3.28. Điểm số của các chỉ số về khả năng thích ứng...........................................70


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ

Tên viết tắt

Tiếng Anh

AC

Adaptive capacity

AHP

Analytic Hierarchy Process

Tiếng Việt
Khả năng thích ứng

BĐKH

Biến đổi khí hậu


BVMT

Bảo vệ mơi trƣờng

E

Exposure

Mức độ phơi nhiễm

GIS

Geographic Information System

Hệ thống thông tin địa lý

IPCC

Intergovernmental Panel on
Climate Change

Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi
khí hậu

KT - XH

Kinh tế - xã hội

NBD


Nƣớc biển dâng

MĐTT

Mức độ tổn thƣơng

S

Sensitivity

Mức độ nhạy cảm

TNMT

Tài nguyên môi trƣờng

UBND

Ủy ban nhân dân

V

Vulnerability

Mức độ tổn thƣơng


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại

trong thế kỷ 21, đã và đang gây ra những biến đổi mạnh mẽ thông qua các hiện tƣợng
khí hậu cực đoan nhƣ nhiệt độ tăng, bão mạnh, mƣa lớn, lũ lụt, hạn hán và nƣớc biển
dâng (NBD) cao [1]; trong đó đáng chú ý là những tác động của BĐKH ngày một đáng
kể và gia tăng gây tổn thƣơng không nhỏ đến hệ thống tự nhiên – xã hội. Với đặc điểm
về vị trí địa lý, vùng ven biển và hải đảo thƣờng xuyên chịu nhiều tác động của các
hiện tƣợng liên quan đến khí hậu.
Việt Nam là một quốc gia biển với trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, đóng vai trị hết sức
quan trọng đối với sự phát triển kinh tế biển và bảo vệ an ninh quốc phòng của đất
nƣớc. Trên phƣơng diện an ninh, quốc phòng và chủ quyền quốc gia, vấn đề đầu tiên,
có ý nghĩa lớn nhất là vị trí chiến lƣợc của hệ thống các đảo. Các đảo không những là
cầu nối vƣơn ra biển cả, là điểm tựa khai thác các nguồn lợi biển mà còn là những
điểm tiền tiêu bảo vệ Tổ quốc. Các đảo đƣợc coi nhƣ những “chiến hạm khơng thể
chìm” có vị trí tiền tiêu đặc biệt quan trọng, là các căn cứ tiền đồn vững chắc để tham
gia vào mạng lƣới bảo vệ, kiểm soát vùng biển, vùng trời của Tổ quốc, kiểm tra các
hoạt động tàu thuyền ra vào, đi lại trên các vùng biển của nƣớc ta. Đảo là địa bàn
thuận lợi để bố trí phịng vệ và triển khai lực lƣợng quân sự khi cần thiết, tạo thành
một trận tuyến phòng thủ vững chắc trên mặt biển để ngăn ngừa và đẩy lùi các hoạt
động lấn chiếm của nƣớc ngoài. Ngoài ra, các đảo cịn là thành phần khơng thể thiếu
trong khơng gian kinh tế biển, đóng vai trị hết sức quan trọng trong tăng trƣởng kinh
tế biển một cách hiệu quả và bền vững. Nhiều đảo có tiềm năng phát triển kinh tế cao,
một số đảo nằm gần vùng kinh tế động lực của đất nƣớc và gắn bó chặt chẽ với các
trung tâm đô thị, trung tâm kinh tế lớn ven biển [2]. Một trong số những đảo ấy phải
kể đến đảo Côn Đảo.
Đảo Côn Đảo nằm trên đƣờng cơ sở năm 1982 của Việt Nam và là đảo có ngƣời ở lâu
đời duy nhất ở vùng biển Đơng Nam nƣớc ta. Đây cũng là một trong những đảo ngồi
khơi lớn nhất của biển Đơng Việt Nam. Đảo Cơn Đảo bao gồm 16 hịn đảo lớn nhỏ
(Cơn Lơn, hịn Cơn Lơn Nhỏ, hịn Bảy Cạnh, hịn Cau, hịn Bơng Lan, hòn Vung, hòn

9



Ngọc, hòn Trứng, hòn Tài Lớn, hòn Tài Nhỏ, hòn Trác Lớn, hòn Trác Nhỏ, hòn Tre
Lớn, hòn Tre Nhỏ, hịn Anh, hịn Em), trong đó hịn đảo lớn nhất có diện tích
51,52km2 gọi là Cơn Lơn hay Cơn Đảo lớn là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị xã hội của huyện. Theo quyết định phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển khu du
lịch quốc gia Cơn Đảo” thì trong tƣơng lai Cơn Đảo sẽ trở thành khu du lịch sinh thái
biển đảo tầm cỡ quốc tế.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với tác động của BĐKH và dƣới những hoạt
động phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của con ngƣời đã có ảnh hƣởng không nhỏ
đến tài nguyên môi trƣờng đảo Côn Đảo. Hiện tƣợng bão, ảnh hƣởng của NBD, tràn
dầu diễn ra nhiều hơn khiến hệ thống tự nhiên – xã hội bị tổn thất khó đốn định. Theo
thơng tin từ Ban quản lý Vƣờn Quốc gia Côn Đảo cho biết một lƣợng lớn san hô
thuộc vùng biển huyện Côn Đảo đang bị tẩy trắng và chết dần trên diện rộng khoảng từ
600 đến 800 ha . Qua khảo sát, nguyên nhân khiến tình trạng trên xảy ra do nhiệt độ
nƣớc biển đang nóng dần lên hơn mức bình thƣờng, ảnh hƣởng của hiện tƣợng El
Nino kéo dài, trong suốt năm 2015 và các tháng đầu năm 2016 khiến tình trạng càng
nghiêm trọng hơn. Do vậy, việc nghiên cứu, đánh giá những tác động của BĐKH gây
tổn thƣơng một hệ thống tự nhiên - xã hội là rất quan trọng, phục vụ phát triển trong
các lĩnh vực quy hoạch, quản lý và giảm nhẹ thiên tai. Đánh giá tổn thƣơng nhằm
phân tích các tai biến rủi ro nội, ngoại sinh của hệ thống, từ đó tìm cách tăng khả năng
phục hồi của xã hội thơng qua việc tìm biện pháp tăng khả năng thích ứng của những
thành phần dễ bị tổn thƣơng. Từ những lý do nêu trên, đề tài “Phân tích, đánh giá
mức độ tổn thương dưới tác động của biến đổi khí hậu tại đảo Cơn Đảo và đề xuất
giải pháp ứng phó” đƣợc đề xuất.
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá mức độ tổn thƣơng (MĐTT) đảo Côn Đảo thông qua việc đánh giá các yếu
tố thành phần: mức độ phơi nhiễm (E), mức độ nhạy cảm (S) và khả năng thích ứng
(AC) bằng phƣơng pháp định lƣợng, góp phần vào việc tạo cơ sở khoa học cho các
nghiên cứu tiếp theo.
- Có đƣợc bộ bản đồ phân vùng MĐTT dƣới tác động của BĐKH tại Côn Đảo có tính
đến các giải pháp ứng phó.



- Đề xuất giải pháp ứng phó nhằm thích ứng hoặc giảm nhẹ các tác động tiêu cực do
BĐKH gây ra.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp kế thừa và tổng hợp tài liệu.
- Phƣơng pháp và quy trình đánh giá MĐTT dƣới tác động của BĐKH.
- Phƣơng pháp phân tích thứ bậc AHP (Analytic Hierarchy Process).
- Phƣơng pháp chuyên gia.
- Phƣơng pháp ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong việc xây dựng bản đồ
phân vùng MĐTT.
4. Cấu trúc luận văn
Luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng:
Chƣơng 1 – Tổng quan lĩnh vực nghiên cứu và giới thiệu vùng nghiên cứu
Chƣơng 2 – Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3 – Kết quả nghiên cứu


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU VÀ GIỚI
THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
1.1.1. Một số khái niệm về MĐTT đối với BĐKH
Hiện nay trên thế giới có hơn 25 định nghĩa, khái niệm và phƣơng pháp khác nhau để
đánh giá tổn thƣơng [3]. Tuy nhiên chƣa có một định nghĩa thống nhất đƣợc thừa
nhận trên tồn thế giới. Trong đó, một số định nghĩa phổ biến về MĐTT đƣợc đƣa ra
nhƣ sau:
- Tổn thƣơng là khả năng mẫn cảm của tài nguyên (tài nguyên tự nhiên, tài nguyên xã
hội) trƣớc những tác động tiêu cực của tai biến [4].
- Tổn thƣơng có liên hệ chặt chẽ với mức độ ảnh hƣởng của một tai biến nào đó đối với
sinh kế của con ngƣời, và điều này chủ yếu đƣợc xác định bởi các yếu tố xã hội, vật

chất, kinh tế, môi trƣờng và chính trị, làm tăng tính nhạy cảm của cộng
đồng trƣớc tác động của tai biến [5].
- Tổn thƣơng là mức độ thiệt hại của một thành tố hoặc một tập hợp các thành tố trong
khu vực bị ảnh hƣởng bởi các mối nguy hiểm [6]. Các thành tố này có thể gồm một xã
hội, một cộng đồng hay một hộ gia đình. Các hộ gia đình và cộng đồng có thể bị phơi
lộ dƣới nhiều dạng tai biến khác nhau bao gồm các sự kiện thời tiết bất thƣờng, thiên
tai, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế, xung đột dân sự, áp lực môi trƣờng…
- Khả năng tổn thƣơng xác định các đặc điểm của cá nhân hay cộng đồng về khả năng
dự báo, ứng phó, chống chịu và phục hồi từ tác động của tai biến [7]. Rủi ro tai biến là
một hàm của tai biến và khả năng tổn thƣơng, điều đó có nghĩa là khả năng tổn
thƣơng chỉ mức độ địa phƣơng, cộng đồng, hộ gia đình hay cá nhân có thể bị ảnh
hƣởng khi tai biến xảy ra.
- MĐTT đề cặp đến xu hƣớng các nhân tố của môi trƣờng bị tác động từ bên ngồi, đối
lập với nó là khả năng phục hồi và ứng phó lại trƣớc các yếu tố tác động của chính các
nhân tố đó [8].


- Tổn thƣơng liên quan đến tiềm năng và nguy cơ trong tƣơng lai có thể xảy ra một
khủng hoảng làm thiệt hại sức khỏe, sự sống, tài sản hay nguồn lực mà con ngƣời cần
sử dụng phục vụ cho sự sống của mình [9].
- Khái niệm về tổn thƣơng do BĐKH đƣợc Ủy ban biên giới quốc gia về BĐKH
(IPCC) hoàn chỉnh qua từng thời kỳ. Theo khái niệm mới nhất của IPCC năm 2017,
tổn thƣơng do BĐKH là “mức độ một hệ thống tự nhiên hay xã hội có thể bị tổn
thƣơng hoặc khơng thể ứng phó với các tác động bất lợi do BĐKH (bao gồm các hình
thái thời tiết cực đoan và BĐKH)”. IPCC đã chỉ rõ tính tổn thƣơng là một hàm số của
3 yếu tố: (E) của hệ thống trƣớc các tác động bất lợi của BĐKH; (S) của hệ thống
trƣớc những thay đổi của khí hậu; năng lực thích ứng với BĐKH. Nhƣ vậy, mối quan
hệ của chỉ số tính tổn thƣơng với các chỉ số thành phần có thể viết ngắn gọn lại theo
mối quan hệ toán học [10], và sẽ đƣợc trình bày cụ thể tại mục 2.2.2.
Các định nghĩa này thực chất đều mang các đặc điểm chung nhất của MĐTT là đánh

giá hai nhân tố về sự tác động của các yếu tố bên ngoài đến đối tƣợng bị tổn thƣơng
và sự phục hồi hay ứng phó lại của chính nó.
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu về mức độ tổn thương do BĐKH
1.1.2.1. T nh h nh nghi n cứu trên thế giới
Lịch sử nghiên cứu về tổn thƣơng đƣợc ghi nhận từ hơn 20 năm qua và đặc biệt đƣợc
quan tâm nhiều từ những năm 90 của thế kỷ XX, thể hiện trong các cơng trình của
Watts, M.J. và Bohle, H.G. (1993); Blaikie và nkk (1994); Adams, R.H. (1995);
Adger, W.N. 91996); Cục Quản lý đại dƣơng và khí quyển quốc gia Mỹ – NOAA
(1999); Sander Evan der Leeuw và Chr. Aschan-Leygonie (2000); Adger, W.N. và
Kelly, P.M. (2001); Poul Mathieu (2001); Holger Hoff (2001) [1].
Vào cuối thế kỷ XX, một số mơ hình về tổn thƣơng và phƣơng pháp đánh giá tổn
thƣơng dựa trên các thơng số đƣợc lƣợng hóa có hệ thống đã đƣợc định hình trên thế
giới nhƣ phƣơng pháp của NOAA, phƣơng pháp của Cutter. Trong đó, mơ hình đánh
giá tổn thƣơng của NOAA với sự đánh giá về mức độ nguy hiểm do các tai biến, mật
độ đối tƣợng bị tổn thƣơng. Cơ sở dữ liệu phục vụ đánh giá MĐTT rất phong phú và
chi tiết mạng lƣới liên kết giữa các cơ quan thuộc nhiều lĩnh vực (khoa học tự nhiên,


khoa học xã hội, …); mơ hình đánh giá tổn thƣơng xã hội của Cutter xây dựng với các
tiêu chí đánh


giá mang tính xã hội cao nhƣ tuổi, mật độ dân số, trình độ học vấn,… Các yếu tố này
thể hiện sự thích nghi và ảnh hƣởng của tai biến đối với xã hội. Các mơ hình trên tuy
đƣợc xây dựng với mục tiêu, cách tiếp cận về MĐTT khác nhau nhƣng đều cho kết
quả cuối cùng là thành lập bản đồ MĐTT và các thành phần trong các nghiên cứu trên,
một số khía cạnh đƣợc đề cập nhiều là tổn thƣơng do kinh tế, do chiến tranh khủng bố,
do các tai biến thiên nhiên (BĐKH, tai biến môi trƣờng,…), tổn thƣơng do các yếu tố
công nghệ gây ra [11].
Đặc biệt, các nghiên cứu của NOAA (1999) đã xây dựng qui trình đánh giá khả năng

bị tổn thƣơng (gồm các bƣớc: nhận định các tai biến, phân tích tai biến, cơ sở hạ tầng,
tài nguyên, kinh tế, xã hội và phân tích cơ hội giảm thiểu thiệt hại) và những ứng dụng
của việc đánh giá này (qui hoạch sử dụng đất, bảo vệ tài nguyên và tăng khả năng giảm
thiểu, tái phát triển và sửa chữa lại các cơng trình bị hƣ hỏng, đƣa ra các chính sách
đầu tƣ và phát triển cần đƣợc ƣu tiên…). Bên cạnh đó, mơ hình đánh giá khả năng bị tổn
thƣơng của Cutter (1996) đƣợc xây dựng áp dụng cho đánh giá MĐTT của hệ thống tài
ngun, mơi trƣờng. Trong đó, khả năng bị tổn thƣơng của hệ thống tài ngun, mơi
trƣờng có thể thay đổi theo thời gian do sự biến động của các yếu tố tai biến gây tổn
thƣơng, sự thay đổi năng lực của cộng đồng đối phó với tai biến. Mức độ thiệt hại do
tai biến không chỉ phụ thuộc vào bản thân các tai biến (cƣờng độ, qui mô, tần suất…)
mà cịn phụ thuộc vào đặc tính và khả năng bị tổn thƣơng của đối tƣợng chịu tác động
của tai biến. Mơ hình này có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở cho việc phòng tránh tai biến
và xây dựng chiến lƣợc phát triển kinh tế, xã hội theo cách tiếp cận “tiên đoán và ngăn
chặn” những tác động tiêu cực của tai biến. Đến năm 2000, Cutter đã nghiên cứu và
đánh giá khả năng bị tổn thƣơng xã hội do tai biến. Trong đó, các yếu tố ảnh hƣởng tới
khả năng bị tổn thƣơng xã hội gồm: cơ sở hạ tầng, đƣờng thốt hiểm, khả năng ứng
phó với tai biến thấp, tín ngƣỡng và phong tục tập quán, thiếu thơng tin, trí thức, thiếu
quyền tiếp cận tài ngun.
Trong các nghiên cứu của SOPAC (2004), bộ chỉ số (gồm 50 chỉ số) về tổn thƣơng
môi trƣờng (EVI - Environmental Vulnerability Index) đã đƣợc xây dựng tập trung
vào các khía cạnh: khí hậu thay đổi, đa dạng sinh học, nƣớc, nông nghiệp và thủy sản,
sức khỏe cộng đồng, các tai biến (động đất, sóng thần,…) và hiện tƣợng thiên nhiên
(bão, lốc, cháy rừng,...). Đối với từng yếu tố gây tổn thƣơng cho môi trƣờng đều đƣợc


định lƣợng và đề xuất biện pháp giảm thiểu tổn thƣơng. Đây là cơng trình nghiên cứu
có ý nghĩa lớn cho


các nƣớc đang phát triển, đồng thời là dữ liệu quan trọng phục vụ phát triển kinh tế

bền vững tại đây. Bên cạnh đó, nghiên cứu của USGS (Mỹ) đã đánh giá khả năng tổn
thƣơng cho cả đới ven biển do dâng cao mực nƣớc biển, trong đó đã xây dựng đƣợc
chỉ số tổn thƣơng của đới bờ (CVI - Coastal Vulnerability Index) và dựa trên đó đã
thiết lập đƣợc bản đồ tổn thƣơng cho từng khu vực.
Tiếp theo đó có rất nhiều cơng trình nghiên cứu các khía cạnh liên quan tới khả năng bị
tổn thƣơng nhƣ khả năng phục hồi, khả năng thích ứng (Adaptation) và tính nhạy cảm
(Sensitivity)... Trong đó, khả năng phục hồi là khả năng của một hệ thống cho phép nó
hấp thụ và tận dụng hay thậm chí thu lợi từ những biến đổi và thay đổi tác động đến hệ
thống và do đó làm cho hệ thống tồn tại mà không làm thay đổi về chất trong cấu trúc
hệ thống (Hooling, 1973); là khả năng của thực thể (con ngƣời, loại tài nguyên, HST,
dải ven biển,...) để chống lại, phản ứng và phục hồi lại từ những tác động của tự nhiên
(SOPAC, 2004); là khả năng thích nghi với các hồn cảnh đang thay đổi và do vậy
đảm bảo tính an tồn của các phƣơng thức sống (Luttrell, 2001)...
Hầu hết các nghiên cứu về tổn thƣơng có xu hƣớng tập trung vào từng tác nhân riêng
lẻ nhƣ dâng cao mực nƣớc biển (USGS, 2005), lũ lụt (Harvey, 2008), xói lở bờ biển
(Boruff và nnk, 2005). Trong những năm gần đây, nghiên cứu MĐTT do biến đổi khí
hậu đƣợc đặc biệt quan tâm, điển hình là các cơng trình nghiên cứu của IPCC (2001,
2007). Tuy nhiên, hƣớng nghiên cứu về tổn thƣơng theo tiếp cận tổng hợp các tác nhân
và đối tƣợng tổn thƣơng cịn ít đƣợc thực hiện (Cutter, 1996, NOAA, 1999, 2001;
SOPAC, 2004). Cùng với phƣơng pháp viễn thám và GIS đã đƣợc các nhà nghiên cứu
MĐTT áp dụng để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về các chỉ tiêu đánh giá MĐTT, chỉ
tiêu đánh giá mức độ nguy hiểm do tai biến, chỉ tiêu đánh giá mật độ đối tƣợng bị tổn
thƣơng, chỉ tiêu đánh giá khả năng ứng phó.
Hiện nay, hƣớng nghiên cứu về dự báo mức độ tổn thƣơng ngày càng thu hút nhiều sự
quan tâm của các nhà khoa học. Kết quả phân vùng dự báo mức độ tổn thƣơng tài
nguyên, môi trƣờng là cơ sở khoa học quan trọng giúp các nhà hoạch định chính sách
có đƣợc một bức tranh tổng thể về ảnh hƣởng của các hoạt động tự nhiên, nhân sinh
và các qui hoạch phát triển kinh tế, xã hội đến tài nguyên, mơi trƣờng trong tƣơng lai,
từ đó đƣa ra các giải pháp thích ứng và qui hoạch sử dụng bền vững tài nguyên thiên
nhiên, bảo vệ môi trƣờng (Steinitz và nnk, 2003). Các nghiên cứu về dự báo mức độ

tổn thƣơng chủ yếu tập trung


vào tai biến mơi trƣờng và biến đổi khí hậu (DCCEE, 2011; Dixon, 2004; EPA, 2004;
Jain và nnk, 2007) và dự báo trong khoảng thời gian dƣới 60 năm (DCCEE, 2011).
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu về MĐTT đƣợc xây dựng dựa vào hệ cơ sở dữ
liệu bao gồm: các yếu tố gây tổn thƣơng (các tai biến, các yếu tố ảnh hƣởng tới đặc
điểm tự nhiên, xã hội); đối tƣợng bị tổn thƣơng (tài nguyên, môi trƣờng, cơ sở hạ tầng,
cộng đồng ngƣời…) và khả năng ứng phó/phục hồi của hệ thống. Các nghiên cứu về
tổn thƣơng và dự báo mức độ tổn thƣơng đã và đang đóng góp đáng kể trong việc quản
lý tổng hợp, khai thác bền vững tài nguyên, hình thành các chƣơng trình ƣu tiên và
bảo tồn, hoạch định chính sách, định hƣớng qui hoạch phát triển kinh tế, xã hội làm cơ
sở cho đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc và qui hoạch cơ sở hạ tầng… tiếp cận gần với
mục tiêu sử dụng hợp lý tài ngun thiên nhiên.
Các cơng trình nghiên cứu tổn thƣơng do BĐKH của IPCC đã chỉ ra 7 yếu tố quan
trọng khi đánh giá tổn thƣơng, đó là: (1) cƣờng độ tác động; (2) thời gian tác động;
(3) mức độ dai dẳng và tính thuận nghịch của tác động; (4) mức độ tin cậy trong đánh
giá tác động và tính dễ bị tổn thƣơng; (5) năng lực thích ứng; (6) sự phân bố các khía
cạnh của tác động và tính dễ bị tổn thƣơng, và (7) tầm quan trọng của hệ thống khi gặp
nguy hiểm. Các yếu tố này có thể đƣợc sử dụng kết hợp với việc đánh giá những hệ
thống có (S) cao với các điều kiện về khí hậu nhƣ đới ven biển, hệ sinh thái, các chuỗi
thức ăn [10]... Kết quả của các nghiên cứu này đang đƣợc áp dụng tại nhiều nơi
trên thế giới và có độ chính xác cao.
1.2.2.2. T nh h nh nghi n cứu ở Việt Nam
Các cơng trình nghiên cứu về MĐTT mới chỉ bắt đầu tại Việt Nam từ những năm cuối
thế kỷ 20 đến nay. Đầu tiên là cơng trình của Tom, G và nnk (1966) với sự nghiên cứu
tổng thể về MĐTT đới ven biển Việt Nam trƣớc các nguy cơ BĐKH. Năm 1994, Ngân
hàng Phát triển Châu Á đã xếp Việt Nam, đặc biệt là vùng đồng bằng sơng Cửu Long,
nằm trong nhóm quốc gia có nguy cơ tổn thƣơng cao do tác động của BĐKH và NBD.
Trong giai đoạn 2001 - 2005, các nghiên cứu MĐTT của hệ thống tài nguyên, môi

trƣờng đới ven biển miền Trung và Nam Trung Bộ đƣợc Mai Trọng Nhuận đề cập
trong các đề tài và chuyên đề địa chất môi trƣờng và địa chất tai biến. Cụ thể trong đề
tài “Nghiên cứu, đánh giá MĐTT của đới duyên hải Nam Trung Bộ làm cơ sở khoa


học để giảm nhẹ tai biến, qui hoạch sử dụng đất bền vững” đƣợc thực hiện trong giai
đoạn 2001-2002. Trong cơng trình này, lần đầu tiên Mai Trọng Nhuận và cộng sự đã
xây dựng đƣợc phƣơng pháp luận, phƣơng pháp và qui trình đánh giá MĐTT áp dụng
cho đới duyên hải. Qua đó, bƣớc đầu thiết lập đƣợc qui trình công nghệ thành lập bản
đồ MĐTT của tài nguyên, môi trƣờng đới duyên hải Nam Trung Bộ. Nhận định, đánh
giá các yếu tố ảnh hƣởng tới MĐTT, đánh giá hiện trạng MĐTT và phân vùng MĐTT
đới duyên hải Nam Trung Bộ dựa trên các bản đồ phân vùng mức độ nguy hiểm do tai
biến và phân vùng mật độ các đối tƣợng bị tổn thƣơng (mật độ tài nguyên, hoạt động
kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng,...). Kết quả đã thành lập đƣợc bản đồ phân vùng MĐTT
các vùng ven biển miền Trung và Nam Trung Bộ theo 4 mức từ thấp đến cao. Các
nghiên cứu này đã góp phần quan trọng trong cơng tác giảm thiểu thiệt hại tai biến,
bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng, qui hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ, lãnh hải ven bờ
miền Trung, Nam Trung Bộ nói riêng và ven bờ Việt Nam nói chung.
Năm 2006, trong đề tài QG.05.27 “Nghiên cứu đề xuất mơ hình, giải pháp sử dụng bền
vững tài nguyên địa chất đới duyên hải, lấy ví dụ vùng Phan Thiết - Vũng Tàu”, vịnh
Phan Thiết và vịnh Gành Rái đƣợc lựa chọn đánh giá tổn thƣơng. Dựa vào kết quả
đánh giá MĐTT, đề tài đã đề xuất các giải pháp và mơ hình sử dụng bền vững tài
nguyên địa chất (điển hình là các hệ sinh thái (HST) nhạy cảm nhƣ san hô, cỏ biển,
rừng ngập mặn (RNM), bãi triều của tài nguyên ĐNN, tài nguyên vị thế và tài ngun
khống sản. Nghiên cứu này có ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế, xã hội bền
vững, mở ra các hƣớng nghiên cứu mới trong nghiên cứu tổn thƣơng ở Việt Nam.
Trong đề tài KC.09.05 “Điều tra đánh giá tài nguyên - môi trƣờng các vũng vịnh trọng
điểm ven bờ phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trƣờng” do Mai Trọng
Nhuận chủ nhiệm đã đánh giá và thành lập đƣợc bản đồ phân vùng MĐTT của hệ
thống tài nguyên, môi trƣờng vịnh Tiên Yên và vịnh Cam Ranh. Việc đánh giá dựa

trên cơ sở phân tích, tổng hợp của ba hợp phần: các yếu tố gây tổn thƣơng (các tai
biến, các yếu tố tự nhiên và các hoạt động nhân sinh cƣờng hóa tai biến), các đối
tƣợng bị tổn thƣơng (dân cƣ, cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khu đô thị, các loại tài
nguyên…) và khả năng ứng phó của hệ thống. Kết quả nghiên cứu đã góp phần quan
trọng trong việc đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên, môi trƣờng và định
hƣớng phát triển bền vững vịnh Tiên Yên và vịnh Cam Ranh.


Bên cạnh đó, nghiên cứu tổn thƣơng ở đới ven bờ Việt Nam đã đƣợc Mai Trọng
Nhuận đề cập trong các chuyên đề “Lập bản đồ hiện trạng địa chất tai biến và dự báo
tai biến vùng biển Nam Trung Bộ từ 0 - 30m nƣớc ở tỷ lệ 1:100.000 và một số vùng
trọng điểm ở tỷ lệ 1:50.000”. Cụ thể là đã đánh giá MĐTT đới ven biển Tuy Hòa Cam Ranh (2002), Cam Ranh - Phan Thiết (2003), Phan Thiết - Mũi Hồ Tràm (2004),
Hồ Tràm - Vũng Tàu (2005). Trong các vùng nghiên cứu có các vũng vịnh thuộc đối
tƣợng bị tổn thƣơng nhƣ vũng Rô, vịnh Văn Phong, Vịnh Cái Bàn, vũng Bến Gội,
vụng Bình Cang - Đầm Nha Phu, vịnh Nha Trang, vịnh Hòn Tre, vịnh Cam Ranh,
vũng Bình Ba, vịnh Phan Rang, vũng Phan Rí, vịnh Phan Thiết, vịnh Gành Rái. Năm
2004, trong chuyên đề “Thành lập bản đồ tai biến địa chất và dự báo tiềm ẩn tai biến
địa chất vùng biển Cửa Hội - Thạch Hải, Thạch Hội - Vũng Áng (Hà Tĩnh) từ 0 - 30 m
nƣớc, tỷ lệ 1:50.000”, MĐTT của hệ thống tài nguyên, môi trƣờng của các vùng ven
biển kể trên đã đƣợc Mai Trọng Nhuận và cộng sự đánh giá. Từ năm 2007 đến nay,
nghiên cứu MĐTT đã đƣợc Mai Trọng Nhuận và cộng sự thực hiện cho vùng biển từ
30 - 100 m nƣớc trong các chuyên đề “Lập bản đồ hiện trạng địa chất tai biến và dự
báo tai biến” các vùng biển: Hải Phòng - Quảng Ninh, tỉ lệ 1/100.000; cửa Trần Đề Mỹ Thạch, Lạc Hịa - Vĩnh Trạch Đơng; Cửa Nhƣợng - cửa Thuận An, Ninh Chữ Hàm Tân, Vũng Tàu - Mũi Cà Mau, tỉ lệ 1:500.000,… Cách tiếp cận nghiên cứu tổn
thƣơng trong đánh giá tai biến là công cụ quan trọng cho việc phòng tránh tai biến,
bảo vệ sử dụng hợp lý tài nguyên, môi trƣờng và xây dựng chiến lƣợc phát triển kinh
tế, xã hội theo cách "tiên đoán và ngăn chặn" những tác động tiêu cực của tai biến thay
cho cách tiếp cận "phản ứng và chữa trị" truyền thống.
Gần đây nhất, 2009 - 2011, dự án: “Điều tra, đánh giá tổng hợp mức độ tổn thƣơng tài
nguyên - môi trƣờng vùng biển và đới ven biển Việt Nam, đề xuất các giải pháp phát
triển bền vững” đã đƣợc Mai Trọng Nhuận và cộng sự thực hiện bằng phần mềm

ArcGIS 9.3 và Expert Choice 11, kết quả là xây dựng cơ sở khoa học và bộ dữ liệu về
đánh giá và dự báo MĐTT tài nguyên, môi trƣờng biển Việt Nam phục vụ quản lý, sử
dụng, bảo vệ tài ngun, mơi trƣờng biển Việt Nam và phịng tránh, giảm nhẹ tai biến
theo hƣớng sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Dựa theo đó, những giải pháp sử
dụng bền vững tài ngun, bảo vệ mơi trƣờng, phịng tránh và giảm thiểu các tai biến,


thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) trong vùng biển và đới ven biển Việt Nam sẽ
đƣợc đề xuất.
1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Cơn Đảo là huyện đảo thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nằm ở vùng biển Đơng Nam
Việt Nam, là một quần đảo gồm 16 hịn đảo nằm ngồi khơi bờ biển phía Nam có vị
trí địa lý: 8034’ đến 804 vĩ độ Bắc và 106031’ đến 106043’ kinh độ Đơng cách Thành
phố Hồ Chí Minh khoảng 230km, cách Vũng Tàu 185km và cách cửa sông Hậu 83km.
Diện tích tự nhiên tồn huyện khoảng 76km 2, bao gồm 16 hịn đảo lớn nhỏ, trong đó
hịn đảo lớn nhất có diện tích 51,52km 2 gọi là Cơn Lôn hay Côn Đảo là trung tâm kinh
tế - văn hóa - chính trị - xã hội của huyện. Cơn Đảo nằm trên đƣờng cơ sở năm 1982
của Việt Nam và là đảo có ngƣời ở lâu đời duy nhất ở vùng biển Đông Nam nƣớc ta.
Đây cũng là một trong những đảo ngồi khơi lớn nhất của biển Đơng Việt Nam. Côn
Đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam một cách liên tục và hầu nhƣ khơng có tranh chấp
từ trƣớc tới nay. Vị trí của Cơn Đảo có thể bao qt tồn bộ vùng biển phía Đơng Nam
của Việt Nam.

Hình 1.1: Vị trí địa lý vùng nghiên cứu [11]


1.2.1.2. Đặc điểm địa h nh, địa mạo
(1) Đặc điểm địa hình

Cơn Đảo là hịn đảo lớn nhất có diện tích 51,52km 2 với địa hình đƣợc cấu tạo bởi
nham thạch hoa cƣơng, đá lam lục, đá lƣu vân và đất đai đƣợc hình thành do sự
phong hóa nham thạch. Địa hình phân chia thành 2 kiểu rõ rệt kiểu địa hình vùng núi
cao chiếm phần lớn diện tích Cơn Đảo. Gồm các dãy núi chạy dài theo hƣớng Đông
Bắc – Tây Nam – đến núi Thánh Giá, cao nhất đảo 577m lại chuyển hƣớng thành Tây
Bắc – Đông Nam phần lớn các đỉnh núi cao đều tập trung ở phần phía Nam đảo.
Phía Bắc đảo có địa hình thoải hơn, núi ng Cƣờng cao nhất cũng chỉ tới 238m. Núi
trên Cơn Đảo đƣợc sắp xếp theo hình vịng cung đã tạo nên sự khác biệt về chế độ khí
hậu giữa các vùng đồng thời hình thành vùng có địa hình thung lũng. Thung lũng
Trung tâm là thung lũng núi hình bán nguyệt. Ngồi ra, cịn có thung lũng Cỏ Ống
ngăn chia phần phía Đơng Bắc và Tây Nam đảo. Các thung lũng có địa hình thấp, chủ
yếu là các bãi cát [12].
(2) Đặc điểm địa mạo
Diện tích Cơn Đảo tuy khơng lớn nhƣng có mặt đầy đủ các kiểu địa hình: núi, đồi, các
bậc thềm bóc mịn và địa hình tích tụ. Có thể chia địa hình Cơn Đảo ra thành hai kiểu
địa mạo sau:
- Địa hình bóc mịn: Thuộc kiểu địa hình này là các sƣờn núi cao, các đồi ở phía Tây
Bắc và Bắc thung lũng đƣợc cấu tạo bởi các đá xâm nhập và phun trào.
- Địa hình tích tụ: Các q trình ngoại sinh đã hình thành một dạng địa hình thung lũng
có bề mặt tƣơng đối phẳng hơi nghiêng thoải dần theo hƣớng Bắc – Nam [13].
1.2.1.3. Đặc điểm địa chất
Tham gia vào cấu trúc địa chất cụm đảo Côn Đảo gồm các đá mác ma xâm nhập và
phun trào thành phần từ axít đến trung tính và các thành tạo Đệ Tứ (Holocene); bao
gồm:
- Các đá xâm nhập (granit, granit biotit porphyr, granosyenit), phân bố ở khu vực núi
Thánh Giá, núi Tàu Bể.


- Các phun trào núi lửa (ryolit porphyr, ryodacit porphyr, trachiryolit porphyr, felsit
porphyr, xen tuf của chúng) phân bố ở phía đơng và nam hịn đảo.

- Các đá xâm nhập (gabro, gabrodiorit, diorit, granodiorit, diorit thạch anh), phân bố ở
khu vực núi Chúa, núi Ơng Cƣờng và phía đơng bắc sân bay Cỏ Ống.
- Các thành tạo Holocene xuất hiện ở Cơn Đảo gồm 03 đơn vị trầm tích chính sau:
+ Trầm tích biển tuổi Holoxene trung lộ trên mặt không nhiều, chừng 3,7 km 2; chúng
thƣờng bị phủ mỏng bởi lớp pha trộn giữa cát biển với mẫu chất dốc tụ từ vùng núi
cao đƣa xuống. Vì thế thành phần mẫu chất các lớp bề mặt thƣờng thô, đôi khi có lẫn
đá mảnh; tuy nhiên dƣới sâu (thƣờng >30 hoặc >50cm), có thành phần khá ổn định,
gồm: cát, bột, sét, chứa nhiều mảnh vỡ vỏ sò điệp, màu xám xanh lơ, phớt gụ, có xen ít
thấu kính cát (doi cát ngầm) màu xám phớt nâu vàng.
+ Trầm tích gió sinh tuổi Holocen giữa - muộn (vQIV2-32) và tuổi Holocen muộn
(vQIV32), có diện tích chừng 3,4 km2; phân bố dƣới các dạng bãi cát biển ở khu vực
sân bay Cỏ Ống. Thành phần trầm tích có cát, bột, ít sét và mảnh vỏ sị.
+ Sƣờn tích - lũ tích - dốc tụ có diện tích chừng 1,8 km 2, phân bố dƣới dạng vạt gấu
sƣờn dọc chân các khối núi ven rìa thung lũng trung tâm Cơn Sơn và sân bay Cỏ Ống.
Dốc tụ ở đây thƣờng có sự pha trộn giữa mẫu chất từ núi cao với cát từ các giồng kế
cận nên có thành phần khá thơ, gồm cát, thịt, sét, sạn, dăm và có thể lẫn các tảng lăn
đá gốc.
+ Ngồi ra cịn gặp với quy mơ nhỏ, trầm tích biển tuổi Holocen giữa - muộn, xuất
hiện ở các dải đất thấp ở thung lũng Côn Sơn và sân bay Cỏ Ống, thành phần chủ yếu
là cát thạch anh hạt mịn-trung, màu xám, xám trắng đến xám đốm vàng nhạt; Trầm
tích biển tuổi Holocen muộn, xuất hiện ở ven biển Bến Đầm, tích tụ chủ yếu là cuội,
tảng mài trịn, thành phần là riolit, ít hơn là granit, cuội san hơ và Trầm tích đầm lầy
biển phân bố trong các dải thấp trũng ở thung lũng Côn Sơn, thành phần gồm cát, sét,
giàu vật chất hữu cơ, màu xám đen, đến đen [13].
1.2.1.3. Đặc điểm khí hậu


Với vị trí thấp về mặt vĩ độ và xung quanh là biển, Cơn Đảo nằm trọn trong vành đai
khí hậu nhiệt đới gió mùa có ảnh hƣởng của khí hậu đại dƣơng, vì thế, đặc trƣng cơ
bản của khí hậu Cơn Đảo là có nhiệt độ cao và phân phối đều trong năm, có lƣợng

mƣa lớn và phân hóa theo mùa rõ rệt, độ ẩm cao và thƣờng xuyên bị tác động của gió
đại dƣơng thổi mạnh; ngồi ra khơng có những cực đoan đáng kể về mặt khí hậu nhƣ
mùa đơng lạnh, gió nóng, sƣơng muối và sƣơng mù [14].
Theo số liệu quan trắc của trạm Côn Đảo cho thấy:
- Nhiệt độ trung bình năm đạt 27,10C; các giá trị trung bình cao thƣờng xuất hiện vào
các tháng 4-6, lên đến 27,9-28,3 0C; nhiệt độ thấp thƣờng xuất hiện trong tháng 12 và
tháng 2, giá trị trung bình thấp cũng chỉ xuống đến 25,5-25,9 0C; biên độ nhiệt độ
trung bình năm đạt 2,6-2,8 0C. Tổng tích ơn hàng năm khá lớn, trung bình nhiều năm
lên đến 9.738 0C/năm; tuy nhiên số giờ nắng khơng cao, trung bình năm đạt 2.205 giờ
và chỉ có 3 tháng có số giờ nắng vƣợt quá 200 giờ là tháng 2, 3 và 4, trong những
tháng này mỗi ngày có đến 6,3-8,4 giờ nắng.
- Lƣợng mƣa bình quân nhiều năm xác định đƣợc tại trạm Côn Đảo là 1.970mm. Chế
độ mƣa ở Côn Đảo phân hóa thành 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa mƣa nhiều: kéo dài 7 tháng từ tháng V cho đến hết tháng XI. Tổng lƣợng mƣa
các tháng mùa mƣa đạt tới 93,8 tổng lƣợng mƣa năm. Lƣợng mƣa các tháng vào thời
kỳ này hầu hết đều đạt trên 200mm. Ba tháng có lƣợng mƣa lớn nhất là các tháng
VIII, IX và X với lƣợng mƣa chiếm 47,6 tổng lƣợng mƣa năm. Tháng có lƣợng mƣa
lớn nhất là tháng X, chiếm 17 tổng lƣợng mƣa năm.
+ Mùa ít mƣa: kéo dài 5 tháng với lƣợng mƣa chiếm chƣa tới 7 tổng lƣợng mƣa
năm. Đặc biệt các tháng I và II lƣợng mƣa chỉ chiếm chƣa tới 1 tổng lƣợng mƣa
năm.
- Độ ẩm khơng khí trung bình ở Cơn Đảo đạt 80,8 và ít có sự biến động giữa các tháng.
Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng I đạt 78,6 và cao nhất là tháng X đạt 84,6%.
1.2.1.4. Đặc điểm thủy, hải văn


Do đặc thù của địa hình đảo là độ dốc lớn, diện tích nhỏ và phân bố độc lập, nên Cơn
Đảo khơng có sơng suối lớn, chỉ có khoảng 45 suối nhỏ và ngắn với tổng chiều dài
khoảng 37,6 km; trong đó một số suối lớn đáng kể nhƣ suối An Hải, suối Ớt, suối Lị
Vơi và suối Tà. Dịng chảy các suối trên đảo phụ thuộc nhiều vào từng trận mƣa, tuy

nhiên do rừng cây che phủ đƣợc bảo tồn tốt nên các suối thƣờng chỉ bị cạn kiệt nƣớc
vào cuối mùa khô đầu mùa mƣa [15].
Thuỷ triều ở Cơn Đảo có chế độ bán nhật triều, trong ngày có 2 lần triều lên và triều
xuống. Tuỳ từng thời kỳ triều mà biên độ triều khác nhau. Mùa hè từ tháng V-VIII độ
lớn thuỷ triều cao, tháng cao nhất lên khoảng 2,5m. Mùa đông từ tháng X-IV thuỷ
triều thấp, tháng thấp nhất khoảng 2,2m. Mực nƣớc đỉnh cao nhất và chân thấp nhất
của từng con triều có độ chênh lệch rất lớn. Mực nƣớc đỉnh cao lên đến trên 3,0m cực
đại lên trên 4,0m. Mực nƣớc chân thấp khoảng 1m, cực thấp có khi xuống tới 0 m.
Nhiệt độ nƣớc biển ở Côn Đảo thƣờng từ 25,7- 33,0 oC. Độ mặn nƣớc biển thấp,
khoảng từ 1,69-3,40 g/l [14].
1.2.2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
1.2.2.1. Tài nguy n đất
Theo kết quả thống kê đất đai năm 2014, tổng diện tích tự nhiên của huyện Cơn Đảo là
7.517,64 ha, trong đó diện tích đất đã đƣợc đƣa vào sử dụng trên tồn huyện là
7.174,46 ha, chiếm 95,44% diện tích tự nhiên; diện tích đất chƣa sử dụng là 343,18 ha,
chiếm 4,56% diện tích tự nhiên. Trong quỹ đất đã sử dụng, đất nơng nghiệp 6.580,11
ha, chiếm 87,53% diện tích tự nhiên và đất phi nơng nghiệp 594,35 ha, chiếm 7,91%
diện tích tự nhiên.
a) Đất nông nghiệp
* Đất sản xuất nông nghiệp: có diện tích 159,80 ha, bao gồm: đất trồng cây hàng năm:
113,24 ha, chiếm 70,86% đất sản xuất nông nghiệp (SXNN) và đất trồng cây lâu năm
46,56 ha, chiếm 29,14% đất SXNN. Trong đất trồng cây hàng năm: đất chuyên trồng
lúa nƣớc là 59,80 ha và đất trồng cây hàng năm khác còn lại là 53,44 ha. Về đối tƣợng
sử dụng, quản lý: Với 520 hộ gia đình cá nhân sử dụng 157,41 ha và UBND huyện sử
dụng và quản lý 2,39 ha.


×