Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Mot cach hieu ve NCKH va SKKN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.93 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỘT CÁCH HIỂU</b>


<b>VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC</b>


Viết sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) là viết lại một cách rõ ràng, hệ thống những
kinh nghiệm của bản thân đối với cơng việc mình đảm trách đã mang lại hiệu quả
thiết thực, mà nếu người khác khơng có kinh nghiệm thì không thể đạt được kết quả,
hiệu quả công việc như mong muốn.


Cho nên, khi viết SKKN, người viết cần nêu, giải quyết từng vấn đề bằng phương
pháp, biện pháp thực hiện cụ thể, biết cách đối chiếu so sánh thông qua các số liệu để
nêu bật tác dụng của cách làm do kinh nghiệm của bản thân người thực hiện đem lại.
Sau khi đã đặt vấn đề, giải quyết vấn đề một cách rõ ràng, người viết phải biết kết
luận vấn đề để từ đó nêu khuyến nghị, đề xuất ý kiến… nhằm thỏa mãn những ý
tưởng, cách tiếp cận, phát triển và kết luận của SKKN. Tuy nhiên, đối với SKKN,
khơng nhất thiết phải có một số mục như: Lịch sử vấn đề, cơ sở khoa học (cơ sở lí
luận và cơ sở thực tế), tài liệu tham khảo, phụ lục… vì đó là những nội dung, mục…
khơng thể thiếu được của nghiên cứu khoa học (NCKH) mà chúng tơi sẽ trình bày
dưới đây.


Khác với viết SKKN, làm NCKH là thực hiện một đề tài khơng cịn đơn thuần mang
tính chủ quan, cá nhân nữa, mặc dù có thể chỉ một người chủ trì. Vì vậy, đã gọi là đề
tài NCKH, ngồi những tiêu chí mang tính nội dung và hình thức, bao giờ cũng phải
có cơ sở khoa học - một trong những nội dung cần thiết để tạo nên sự phân biệt cơ
bản giữa cơng trình NCKH và SKKN. Theo Vũ Cao Đàm thì “NCKH là một hoạt
động xã hội, hướng vào việc tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết, hoặc là
phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới, hoặc là sáng tạo
phương pháp mới và phương tiện kĩ thuật mới để cải tạo thế giới”. Theo đó, nếu nhìn
nhận một cách tổng qt thì NCKH có thể được chia thành 3 loại hình sau:


-Phát hiện hoặc phát minh cái mới.


-Ứng dụng cái mới vào thực tiễn.


-Nhận thức lại, tổng hợp, phân tích những nội dung đã nêu nhưng có bổ sung
những điểm mới.


Thực tế NCKH của chúng ta hiện nay có lẽ chỉ dừng lại ở mảng ứng dụng và nhận
thức lại, sắp xếp thành từng nội dung theo mục đích nghiên cứu trong quá trình làm
NCKH.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

đúng đắn rằng sau mỗi cơng trình, đề tài NCKH là đóng góp của tác giả, đóng góp
thiết thực, cụ thể, dù là rất nhỏ. Để thực hiện được điều đó, mỗi đề tài NCKH cần hội
đủ các yếu tố cơ bản sau: Lí do, mục tiêu nghiên cứu, nội dung nghiên cứu (là cái
gì?), Lịch sử vấn đề (vấn đề này đã có tác giả nào nghiên cứu và nghiên cứu đến
đâu), Cơ sở khoa học (cả lí thuyết và thực tiễn), Phương pháp nghiên cứu, Phạm
<b>vi nghiên cứu, ý nghĩa (lí luận và thực tiễn), Dự kiến những đóng góp của đề tài,</b>
<b>Kết luận khoa học, Tài liệu tham khảo (được sắp xếp theo trình tự hoặc hệ thống</b>
nhất định, khơng sắp xếp tùy tiện, phi hệ thống - điều này cũng thể hiện tính khoa học
trong NCKH), Phụ lục. Điều quan trọng nữa là người làm nghiên cứu khoa học phải
phân biệt rõ ràng phần phụ văn và phần chính văn; kiểu kết luận của văn bản khoa
học và kiểu kết luận của văn bản nghệ thuật hoặc hành chính sự nghiệp. Đây là điều
không hề đơn giản nhưng không phải không làm được. Quan điểm của chúng tôi là
không cần quá chuẩn mực (thực sự rất khó xác định chuẩn lí tưởng trong NCKH
mang tính đại cương), quá bác học đến mức đọc xong khơng ai có thể hiểu nổi, q
dơng dài dễ sa đà vào giải thích thuật ngữ, khái niệm… mà sáo rỗng, khơng có đóng
góp gì.


Như vậy, SKKN và NCKH có những điểm tương đồng vì đều mang tính cấu trúc và
nội dung được thể hiện bằng văn phong nên lập luận phải chặt chẽ, lơ gíc, mạch lạc,
hệ thống… cho dù mức độ cao, thấp có thể khác nhau.



Tuy nhiên, theo quan niệm của chúng tôi, giữa SKKN và NCKH có một số điểm
khác nhau cơ bản như sau:


<b>SKKN</b> <b>NCKH</b>


- Thiên về miêu tả nội dung cơng việc
dựa theo kinh nghiệm cá nhân, theo cách
nhìn chủ quan của người thể hiện nhiều
hơn.


- Nghiên cứu vấn đề khơng những chỉ
dựa vào kinh nghiệm của bản thân mà
cịn phải dựa vào thực tế khách quan để
điều chỉnh cho phù hợp. Vì vậy, NCKH
phải mang tính khách quan, khơng phụ
thuộc vào bản thân người nghiên cứu.
- Không nhất thiết phải có những mục


như lịch sử vấn đề, cơ sở khoa học, tài
liệu tham khảo, phụ lục.


- NCKH nhất thiết phải có những mục
như lịch sử vấn đề, cơ sở khoa học, tài
liệu tham khảo, phụ lục.


- Qua thực tiễn, bằng trải nghiệm bản
thân, người viết đúc kết kinh nghiệm
nhằm giúp mọi người áp dụng dễ dàng
để mang lại hiệu quả tốt hơn.



- Bằng nhận thức của bản thân, tác giả có
thể làm mới một vấn đề dựa trên những
cơ sở khoa học (lí luận và thực tiễn) và
được thực hiện bằng (những) phương
pháp khoa học.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×