Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Luận văn Nghiên cứu phân loại chi Sầm - Memecylon L. ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.46 MB, 147 trang )

BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------

NGUYỄN THỊ BÍCH HƯỜNG

NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI CHI SẦM – MEMECYLON L.
Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Hà Nội - 2020


BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------

NGUYỄN THỊ BÍCH HƯỜNG

NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI CHI SẦM – MEMECYLON L.


Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Thực vật học
Mã số: 8420111

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Nguyễn Thị Thanh Hương

Hà Nội - 2020


Lời cam đoan
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Thanh Hương. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng công bố trong bất kỳ cơng
trình nào.

Tác giả

Nguyễn Thị Bích Hường


Lời cảm ơn
Luận văn này được hoàn thành tại khoa Sinh thái và Tài nguyên sinh
vật - Học viện khoa học và công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Cơng
nghệ Việt Nam. Trong q trình nghiên cứu, tơi đã nhận được sự giúp đỡ
chân thành và quý báu của các thầy cô, anh chị và bạn bè đồng nghiệp tại
Học viện.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và lịng kính mến đến TS. Nguyễn Thị

Thanh Hương đã tận tâm hướng dẫn khoa học, động viên, khích lệ và tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện
Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Sinh thái và Tài nguyên
sinh vật đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi hồn thành khóa học. Tơi
cũng xin gửi lời cảm ơn tới các phòng tiêu bản thực vật Đại học khoa học tự
nhiên ĐHQG Hà Nội (HNU). Viện Điều tra Qui hoạch rừng (HNF) Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện dược liệu Hà Nội (HNPM), Viện Sinh
thái và Tài nguyên sinh vật (HN), Viện Sinh học nhiệt đới - thành phố Hồ Chí
Minh (HM) đã giúp đỡ nghiên cứu các mẫu vật.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới quỹ Học bổng Nagao tại Việt Nam,
đề tài TN17/C04, thuộc chương trình Tây Nguyên 2016 - 2020 đã hỗ trợ kinh
phí hồn thiện đề tài.
Cuối cùng tơi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và người thân đã
luôn quan tâm, động viên tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

Tác giả

Nguyễn Thị Bích Hường


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Tóm tắt các hệ thống phân loại của Melastomataceae và

Memecylaceae
Bảng 1.2: Các đặc điểm hình thái được Cogniaux (1891) và Krasser (1893) sử
dụng để phân chia các taxon trong họ Mua
Bảng 1.3: Đặc điểm được S. S. Renner lựa chọn để phân biệt các tông
Bảng 1.4: Sự khác biệt giữa 2 họ Memecylaceae và Melastomataceae
(theo S. S. Renner, 1993)
Bảng 1.5: Hệ thống phân loại họ Mua ở Đông Dương theo Guilaumin (1921)
Bảng 1.6: Các taxon trong họ Sầm (Memecylaceae) sắp xếp theo hệ thống
của S. S. Renner (1993)


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Các cây phát sinh loài của họ Mua (Melastomataceae) theo
S. S. Renner (1993)
Sơ đồ 1.2. Cây phát sinh loài của họ Mua (Melastomataceae) theo G. Clausing và
S. S. Renner (2001)

Sơ đồ 3.1: Sự phân bố của loài Memecylon langbianense Guillaum. - Sầm
lang bian ở Việt Nam
Sơ đồ 3.2: Sự phân bố của loài Memecylon fruticosum King - Sầm bụi ở Việt Nam
Sơ đồ 3.3: Sự phân bố của loài Memecylon elegans Kurz - Sầm đẹp ở
Việt Nam
Sơ đồ 3.4: Sự phân bố của loài Memecylon harmandii Guillaum. - Sầm
harmand ở Việt Nam
Sơ đồ 3.5: Sự phân bố của loài Memecylon scutellatum (Lour. ) Hook. & Arn
- Sầm núi ở Việt Nam
Sơ đồ 3.6: Sự phân bố của loài Memecylon umbellatum Burm. f - Sầm tán ở
Việt Nam
Sơ đồ 3.7: Sự phân bố của lồi Memecylon octocostatum Merr. & Chun - Sầm
tám sóng ở Việt Nam

Sơ đồ 3.8: Sự phân bố của loài Memecylon edule Roxb. - Sầm bù ở Việt Nam
Sơ đồ 3.9: Sự phân bố của loài Memecylon sphaerocarpum DC – Sầm lưỡi ở
Việt Nam
Sơ đồ 3.10: Sự phân bố của loài Memecylon caeruleum Jack - Sầm lam ở
Việt Nam
Sơ đồ 3.11: Sự phân bố của loài Memecylon chevalieri Guillaum. - Sầm
chevalier ở Việt Nam
Sơ đồ 3.12: Sự phân bố của loài Memecylon lilacinum Zoll. & Morr - Sầm
láng ở Việt Nam


Sơ đồ 3.13: Sự phân bố của loài Memecylon angustifolium Wight - Sầm lá
hẹp ở Việt Nam
Sơ đồ 3.14: Sự phân bố của loài Memecylon acuminatum Smith - Sầm nhọn ở
Việt Nam


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 3.1: Hình thái thân một số lồi thuộc chi Sầm (Memecylon) ở Việt Nam
Hình 3.2: Hình thái lá một số lồi thuộc chi Sầm (Memecylon) ở Việt Nam
Hình 3.3: Hình thái cụm hoa một số lồi thuộc chi Sầm (Memecylon) ở Việt Nam

Hình 3.4: Hình thái hoa một số loài thuộc chi Sầm (Memecylon) ở Việt Nam
Hình 3.5: Hình thái nụ hoa một số lồi thuộc chi Sầm (Memecylon) ở Việt Nam
Hình 3.6: Hình thái nụ hoa cắt ngang một số loài thuộc chi Sầm (Memecylon)
ở Việt Nam
Hình 3.7: Hình thái đài hoa một số lồi thuộc chi Sầm (Memecylon)ở Việt Nam
Hình 3.8: Hình thái bao phấn một số loài thuộc chi Sầm (Memecylon) ở
Việt Nam
Hình 3.9: Hình thái quả một số lồi thuộc chi Sầm (Memecylon) ở Việt Nam

Hình 3.10: Memecylon langbianense Guillaum. - Sầm lang bian
Hình 3.11: Memecylon fruticosum King - Sầm bụi
Hình 3.12: Memecylon scutellatum (Lour. ) Hook & Arn - Sầm núi
Hình 3.13: Memecylon umbellatum Burm. f - Sầm tán
Hình 3.14: Memecylon octocostatum Merr. & Chun - Sầm tám sóng
Hình 3.15: Memecylon edule Roxb - Sầm bù
Hình 3.16: Memecylon edule var.ovata C.B. Clarke – Sầm trái xoan
Hình 3.17: Memecylon edule var.ovata C.B. Clarke – Sầm trái xoan
Hình 3.18: Memecylon caeruleum Jack - Sầm lam
Hình 3.19: Memecylon lilacinum Zoll. & Morr - Sầm láng
Hình 3.20: Memecylon lilacinum Zoll. & Morr - Sầm láng
Hình 3.21: Memecylon angustifolium Wight - Sầm lá hẹp


DANH MỤC CÁC ẢNH
Ảnh 3.1: Dạng sống một số loài thuộc chi Sầm (Memecylon) ở Việt Nam
Ảnh 3.2: Hình thái thân một số loài thuộc chi Sầm (Memecylon) ở Việt Nam
Ảnh 3.3: Hình thái lá một số lồi thuộc chi Sầm (Memecylon) ở Việt Nam
Ảnh 3.4: Hình thái cụm hoa một số loài thuộc chi Sầm (Memecylon) ở Việt Nam
Ảnh 3.5: Hình thái nụ hoa một số lồi thuộc chi Sầm (Memecylon) ở Việt Nam
Ảnh 3.6: Hình thái đài hoa một số loài thuộc chi Sầm (Memecylon) ở Việt Nam
Ảnh 3.7: Hình thái bao phấn một số lồi thuộc chi Sầm (Memecylon) ở
Việt Nam
Ảnh 3.8: Hình thái cụm quả một số loài thuộc chi Sầm (Memecylon) ở Việt Nam
Ảnh 3.9: Hình thái quả một số lồi thuộc chi Sầm (Memecylon) ở Việt Nam
Ảnh 3.10: Hình thái hạt một số lồi thuộc chi Sầm (Memecylon) ở Việt Nam
Ảnh 3.11: Memecylon langbianense Guillaum. - Sầm lang bian
Ảnh 3.12: Memecylon fruticosum King - Sầm bụi
Ảnh 3.13: Memecylon elegans Kurz - Sầm đẹp
Ảnh 3.14: Memecylon harmandii Guillaum. - Sầm harmand

Ảnh 3.15: Memecylon scutellatum (Lour. ) Hook. Arn - Sầm núi
Ảnh 3.16; Memecylon umbellatum Burm. F - Sầm tán
Ảnh 3.17: Memecylon octocostatum Merr. & Chun - Sầm tám sóng
Ảnh 3.18: Memecylon edule Roxb - Sầm bù
Ảnh 3.19: Memecylon sphaerocarpum DC – Sầm lưỡi
Ảnh 3.20: Memecylon caeruleum Jack - Sầm lam
Ảnh 3.21: Memecylon chevalieri Guillaum. - Sầm chevalier
Ảnh 3.22: Memecylon lilacinum Zoll. & Morr - Sầm láng
Ảnh 3.23: Memecylon angustifolium Wight - Sầm lá hẹp
Ảnh 3.24: Memecylon acuminatum Smith - Sầm nhọn


KÝ HIỆU VIẾT TẮT CÁC PHÒNG TIÊU BẢN
(Thường gặp trong các mục “Typus” và “Mẫu nghiên cứu”)
BM

British Museum (Natural History), London, UK.

BR

Botanic Meseum and Herbarium, Botanic Garden Brisbane,
Queensland Australia.

E

Royal Botanic Garden, Edinburgh, Scotland, UK.

G

Concervatoire et Jardin Botanique, Geneve, Switzerland.


GDC

Herbier de Candale.

HM(VNM) Phòng Tiêu bản thực vật, Viên Sinh học nhiệt đới, thành phố
Hồ Chí Minh.
HN

Phịng Tiêu bản thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh
vật, Hà Nội, Việt Nam.

HNF

Viện điều tra quy hoạch rừng, Bộ Nông nghiệp và phát triển
nơng thơn.

HNPM

Phịng Tiêu bản thực vật, Viện Dược liệu, Hà Nội, Việt Nam.

HNU

Phòng Tiêu bản thực vật, Trường Đại học Khoa học tự nhiên,
Đại học Quốc gia Hà Nội.

K

The Herbarium and Library, Royal Botanic Gardens, Kew,
Surrey, UK.


L

Rijksherbarium, Nonnens Teeg, Leiden, The Netherlands.

P

Museum National d’Histoire Naturelle, Paris, France.

NY

The New York Botanical Garden, New York, USA.

S

Naturhistoriska
Riksmuseum,
Stockholm, Sweden.

Botanical

Depaxrtruent,


GIẢI THÍCH MỘT SỐ CÁCH VIẾT TÊN KHOA HỌC TRONG LUẬN VĂN
Tên khoa học của các taxon bậc dưới họ
+ Chữ nghiêng và khơng đậm
Ví dụ: Memecylon ligustrilium
+ Chữ đứng (khơng nghiêng) và đậm
Ví dụ: Memecylon edule

Đây là cách viết chuẩn thường gặp trong các cơng trình, tạp chí về phân loại
thực vật có uy tín như: Taxon, Blumea, Botanical Journal of the Linnean Society,
Kew Bulletin, Annals of the Missouri Botanical Garden, Novon, Adansonia,
Brittonia, Harvard Papers in Botany, Plant Systematic and Evolution… và Thực vật
chí các nước


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các bảng
Danh mục sơ đồ
Danh mục ảnh
Ký hiệu viết tắt các phòng tiêu bản
Giải thích một số cách viết tên khoa học trong luận văn
Danh mục hình
Mục lục
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI............................................................................. 1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI. ....................................................................... 1
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................... 2
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
....................................................................................................................... 2
4.1. Ý nghĩa khoa học .............................................................................. 2
4.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................... 2
5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI LUẬN VĂN ................................... 2
6. BỐ CỤC LUẬN VĂN .............................................................................. 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 4
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC HỆ THỐNG PHÂN LOẠI CỦA

CHI SẦM - MEMECYLON TRÊN THẾ GIỚI............................................ 4
1.1.1. Quan điểm về vị trí của chi Sầm - Memecylon trên thế giới .... 4


1.1.2. Tình hình nghiên cứu, các hệ thống phân loại về chi Sầm Memecylon trên thế giới.......................................................................... 6
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CÁC HỆ THỐNG PHÂN LOẠI CHI
SẦM - MEMECYLON Ở VIỆT NAM VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN VIỆT
NAM ............................................................................................................ 18
1.2.1. Tình hình nghiên cứu, các hệ thống phân loại chi Sầm –
Memecylon ở các nước lân cận Việt Nam ........................................... 18
1.2.2.Tình hình nghiên cứu, các hệ thống phân loại chi Sầm
(Memecylon) ở Việt Nam ....................................................................... 22
CHƯƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU, TRANG THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................... 28
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU, TRANG THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU .............. 28
2.1.1. Nguyên vật liệu nghiên cứu......................................................... 28
2.1.2. Trang thiết bị nghiên cứu ........................................................... 28
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 28
2.2.1. Phương pháp thu thập mẫu vật.................................................. 28
2.2.2. Phương pháp kế thừa .................................................................. 29
2.2.3. Phương pháp phân loại hình thái............................................... 29
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................... 30
3.1. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CHI SẦM Ở VIỆT NAM ................. 30
3.1.1. Dạng sống (Ảnh 3.1 ) ................................................................... 30
3.1.2. Hình thái thân (Hình 3.1; Ảnh 3.2 ) ........................................... 30
3.1.3. Hình thái lá (Hình 3.2; Ảnh 3.3) ................................................. 30
3.1.4. Cụm hoa (Hình 3.3; Ảnh 3.4) ..................................................... 31
3.1.5. Hoa (Hình 3.4, Hình 3.5, Hình 3.6; Ảnh 3.5)............................. 32
3.1.6. Quả (Hình 3.9; Ảnh 3.8, Ảnh 3.9) .............................................. 33



3.1.7. Hạt (Ảnh 3.10) .............................................................................. 33
3.2. MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM CỦA CHI SẦM - MEMECYLON L. Ở VIỆT
NAM ............................................................................................................ 34
3.3. LỰA CHỌN HỆ THỐNG PHÂN LOẠI CHI SẦM - MEMECYLON
L. Ở VIỆT NAM ......................................................................................... 35
3.4. KHĨA ĐỊNH LOẠI CÁC LỒI TRONG CHI SẦM - MEMECYLON
L. Ở VIỆT NAM ......................................................................................... 36
3.5. ĐẶC ĐIỂM CÁC LOÀI TRONG CHI SẦM - MEMECYLON L. Ở
VIỆT NAM .................................................................................................. 37
3.5.1. Memecylon langbianense Guillaum. - Sầm lang bian .............. 37
3.5.2. Memecylon fruticosum King - Sầm bụi ..................................... 37
3.5.3. Memecylon elegans Kurz - Sầm đẹp .......................................... 38
3.5.4. Memecylon harmandii Guillaum. - Sầm harmand .................. 39
3.5. 5. Memecylon scutellatum (Lour. ) Hook. & Arn - Sầm núi ...... 40
3.5.6. Memecylon umbellatum Burm. f - Sầm tán .............................. 41
3.5.7. Memecylon octocostatum Merr. & Chun - Sầm tám sóng ...... 43
3.5.8. Memecylon edule Roxb. - Sầm bù .............................................. 43
3.5. 8a. Memecylon edule var. typical King. – Sầm núi ..................... 45
3.5.8b. Memecylon edule var. ovata C.B. Clarke. – Sầm trái xoan .. 45
3.5.8c. Memecylon edule var. scutellata C.B. Clarke ......................... 46
3.5.9. Memecylon sphaerocarpum DC – Sầm lưỡi ............................. 47
3.5.10. Memecylon caeruleum Jack - Sầm lam ................................... 48
3.5.11. Memecylon chevalieri Guillaum. - Sầm chevalier .................. 49
3.5.11a. Memecylon chevalieri var. lanceolata Guillaum. - Sầm mũi
mác .......................................................................................................... 50
3.5.12. Memecylon lilacinum Zoll. & Morr - Sầm láng ..................... 50


3.5.13. Memecylon angustifolium Wight - Sầm lá hẹp ....................... 51

3.5.14. Memecylon acuminatum Smith - Sầm nhọn ........................... 52
3.6. THẢO LUẬN ....................................................................................... 52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 54
1. KẾT LUẬN ............................................................................................. 54
2. KIẾN NGHỊ............................................................................................. 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 55
BẢNG TRA CỨU TÊN KHOA HỌC
BẢNG TRA CỨU TÊN VIỆT NAM
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: SỰ PHÂN BỐ CÁC LOÀI THUỘC CHI SẦM (MEMECYLON) Ở
VIỆT NAM
PHỤ LỤC 2: PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ MẪU TRONG PHỊNG THÍ NGHIỆM
DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ


1

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Phân loại thực vật học là cơ sở khoa học không thể thiếu cho nhiều lĩnh
vực nghiên cứu quan trọng như sinh thái học, tài nguyên thực vật, dược học,
tiến hóa và đa dạng thực vật. Từ đó cung cấp cơ sở để đề ra các biện pháp bảo
tồn và sử dụng bền vững tài nguyên thực vật. Nghiên cứu phân loại thực vật
là khoa học cơ bản và là bước đầu tiên phục vụ cho các nghiên cứu khác,
nhưng có ý nghĩa vơ cùng quan trọng và cần thiết để thực hiện các nghiên cứu
khoa học khác có liên quan.
Chi Sầm - Memecylon L. trên thế giới có khoảng 300 lồi, phân bố ở
các vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi, châu Đại Dương, châu Mỹ. Ở Ấn Độ có
khoảng 30 lồi, Trung Quốc có 11 lồi (trong đó có 06 lồi đặc hữu).
Ở Việt Nam cho đến nay đã biết khoảng 15 loài thuộc chi này phân bố

ở khắp các tỉnh thành trên cả nước, chủ yếu ở phía nam và ngồi hải đảo
(Phạm Hồng Hộ, (2000)) [1].
Hiện nay chưa có các nghiên về phân loại học chi Sầm đầy đủ và hệ
thống ở Việt Nam và để xây dựng cơ sở cho việc biên soạn Thực vật chí sau
này ở Việt Nam. Vì vậy luận văn đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu phân loại
chi Sầm - Memecylon L. ở Việt Nam”.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI.
- Lựa chọn một hệ thống phân loại phù hợp để áp dụng cho việc sắp
xếp các taxon thuộc chi Sầm - Memecylon ở Việt Nam.
- Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm hình thái các loài trong chi Sầm Memecylon ở Việt Nam, xây dựng khóa định loại, mơ tả tất cả các lồi, tu
chỉnh danh pháp cho phù hợp với luật danh pháp quốc tế hiện hành: tên chính
thức, tài liệu gốc, phân bố, mẫu nghiên cứu và giá trị sử dụng (nếu có), ghi
chú (nếu có).


2

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu là các taxon thuộc chi Sầm - Memecylon ở Việt
Nam, dựa trên cơ sở mẫu vật và tài liệu.
- Phạm vi nghiên cứu: các taxon thuộc chi Sầm - Memecylon ở Việt
Nam.
- Thời gian nghiên cứu: tháng 6/2019 – tháng 4/2020.
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp thêm những dẫn liệu khoa học mới cho sự hiểu biết sâu sắc
hơn về chi Sầm - Memecylon L. ở Việt Nam.
- Góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc biên soạn Thực vật chí
Việt Nam về chi Sầm - Memecylon L. ở Việt Nam.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Cung cấp căn cứ khoa học để sử dụng hợp lý giá trị tài nguyên của chi
Sầm - Memecylon L. ở Việt Nam.
- Góp phần nâng cao hiểu biết và chất lượng sử dụng các phương pháp
trong nghiên cứu và giảng dạy mơn phân loại thực vật nói chung và phân loại
chi Sầm - Memecylon L. nói riêng ở Việt Nam.
5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
- Theo tài liệu của tác giả đã nghiên cứu trước đây như Guillaumin
(1921) [2], Phạm Hoàng Hộ (2000) [1], Nguyễn Kim Đào (2003) [3], chi Sầm
ở Việt Nam được nghiên cứu chưa đầy đủ, xây dựng khóa định loại sơ sài,
danh pháp của các loài bị thay đổi so với luật danh pháp hiện hành, các đặc
điểm mô tả của chi và lồi cịn ít, thuật ngữ sử dụng trong mơ tả các lồi và
trong khóa mang tính địa phương nên rất khó hiểu cho các nhà nghiên cứu
sau. Luận văn góp phần chỉnh lý danh pháp, bổ sung một số thông tin cập
nhật phù hợp hiện tại.
- Đây là cơng trình có hệ thống, đầy đủ và cập nhật về phân loại chi Sầm
- Memecylon ở Việt Nam.


3

6. BỐ CỤC LUẬN VĂN
Luận văn dài 61 trang với 06 bảng, 21 hình vẽ, 27 ảnh màu, 16 sơ đồ.
Luận văn gồm các phần:
Mở đầu (3 trang: từ trang 1 đến trang 3)
Chương 1: (24 trang: từ trang 4 đến trang 27): Tổng quan tài liệu
Chương 2: (2 trang: từ trang 28 đến trang 29): Nguyên vật liệu, trang
thiết bị và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: (24 trang:30 đến 53): Kết quả nghiên cứu
Kết luận và kiến nghị: (1 trang: 54)
Tài liệu tham khảo: (84 tài liệu và 4 trang web chuyên khảo).

Các Phụ lục: Ảnh, Sự phân bố các loài thuộc chi Memecylon ở Việt Nam.


4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC HỆ THỐNG PHÂN LOẠI CỦA CHI
SẦM - MEMECYLON TRÊN THẾ GIỚI
1.1.1. Quan điểm về vị trí của chi Sầm - Memecylon trên thế giới
Trước khi họ Mua (Melastomataceae) được thành lập, Linnaeus (1753)
[4] người được coi là ông tổ của ngành phân loại thực vật đã mô tả và đặt tên
cho 4 chi và 11 loài mà sau này chúng được xếp vào họ Mua
(Melastomataceae): Melastoma (7 loài), Memecylon (1 loài), Osbeckia
(1 loài) và Rhexia (2 loài).
Chi Sầm đã được Linnaeus đặt tên và mô tả lần đầu trong cuốn “Species
Plantarum”. Tác giả đã xếp chi Sầm vào nhóm 8 nhị và 1 vịi nhụy (Octandria
monogynia) và nhóm 10 nhị và 1 vòi nhụy (Decandria monogynia) cùng với
nhiều chi và lồi của nhiều họ khác cùng có chung đặc điểm trên như: họ Đỗ
quyên (Ericaceae), họ Đàn hương (Santalaceae).
Họ Melastomataceae là một trong 10 họ thực vật hạt kín có số lượng
lồi nhiều nhất trên thế giới. Số lượng loài thuộc họ này dao động theo hai
khuynh hướng phân chia: khuynh hướng thứ nhất coi họ Sầm (Memecylaceae
DC.) (1828) [5] là một phân họ trong họ Mua (Melastomataceae) (1789) [6]
và khuynh hướng thứ hai xem họ này là một họ độc lập có mối quan hệ gần
gũi với họ Mua (Melastomataceae). Theo các công bố của R. K. Brummitt
(1992) [7], S. S. Renner (1993) [8], D. J. Mabberley (1997) [9] và A.
L.Takhtajan (1997) [10], (2009) [11]) là những tác giả ủng hộ quan điểm coi
họ Sầm (Memecylaceae) là một họ độc lập với họ Mua (Melastomataceae).
Tùy theo quan điểm tách hay không tách các chi thuộc họ
Memecylaceae (1828) [5] ra khỏi họ Mua (Melastomataceae) mà số lượng

của các phân họ trong họ Melastomataceae ở các hệ thống là khác nhau, từ đó
dẫn tới số lượng cũng như vị trí của các tơng trong họ cũng có sự thay đổi,
trong đó có tơng Mua (Melastomeae).


5

Bảng 1.1: Tóm tắt các hệ thống phân loại của họ Melastomataceae
và họ Memecylaceae
Triana 1871

Vliet et al. this paper
1981 [15]

Cogniaux
1891 [13]

Krasser 1893

Melastomatoideae

Melastomatoideae

Melastomatoideae

Melastomatoideae

Melastomatoideae

Microlicieae


Microlicieae

Tibouchineae

Tibouchineae

Astronieae

Pleromeae

Tibouchineae

Osbeckieae

Sonerileae

Sonerileae

Osbeckieae

Osbeckieae

Rhexieae

Rhexieae

Merianieae

Rhexieae


Rhexieae

Microlicieae

Osbeckieae

Rhexieae

Merianieae

Merianieae

Merianieae

Microlicieae

Melastomeae

Ox ysporeae

Oxy sporeae

Oxy sporeae

Miconieae

Microlicieae

Sonerileae


Sonerileae

Bertolonieae

Merianieae

Miconieae

Bertolonieae

Bertolonieae

Cassebeerieae

Dissochaeteae

Blakeeae

Dissochaeteae

Dissochaeteae

Dissocheteae

Blakeeae

Miconieae

Miconieae


Tamoneae

Astronieae

Py xidantheae

Blakeeae

Blakeeae

[12]

[14]

Kibessioideae
Kibessieae

Astronioideae

Astronioideae

Astronioideae

Astronieae

Astronieae

Astronieae
Kibessieae

Memecyloideae

Memecyloideae

Memecyloideae

Pternandreae

Memecyloideae

Memecyleae

Memecyleae

Memecyleae

Mouririeae

Axinandreae

Axinandreae

Cypteronioideae

Cry pteronieae

Memecylaceae

Crypteroniaceae



6

1.1.2. Tình hình nghiên cứu, các hệ thống phân loại về chi Sầm Memecylon trên thế giới
Trên thế giới có 2 quan điểm về hệ thống phân loại chi Sầm
(Memecylon) như sau:
1.1.2.1. Quan điểm thứ nhất: Coi họ Sầm (Memecylaceae) là một phân
họ trong họ Mua (Melastomataceae) (Memecyloideae)
Jussieu là người đầu tiên đặt tên cho họ Mua (1789) [6] đã xếp chi
Memecylon trong họ Rau dừa (Onagraceae).
Du Petit Thouars (1811) [16] đã xếp chi Sầm vào trong họ
Melastomataceae. Trong hệ thống phân loại họ Melastomataceae của nhiều
tác giả sau đó cũng đều tán thành quan điểm xếp chi Sầm (Memecylon) vào
phân họ Sầm (Memecyloideae) thuộc họ Mua (Melastomataceae), đáng chú ý
là các hệ thống của Naudin (1850) [17], Bentham & Hooker (1867) [18],
Triana (1871) [12], Cogniaux (1891) [13], Krasser (1893) [14] và Vliet
(1981) [15].
Trong các hệ thống này, các tác giả đều thống nhất phân chia họ
Melastomataceae ra thành các phân họ, trong các phân họ lại phân chia ra
thành các tông, mỗi tông lại chia thành các chi. Tuy nhiên, do sự sai khác về
số lượng chi nghiên cứu, sai khác về hệ thống dẫn liệu được đưa ra để phân
biệt các taxon, nên số lượng các taxon bậc phân họ, bậc tông, bậc chi, cũng
như tên gọi của một số tông và chi trong các hệ thống kể trên có sự khác biệt.
Hệ thống phân loại của Naudin (1850) [17] đã căn cứ vào đặc điểm kiểu
đính nỗn, loại và số lượng hạt để phân chia chi Memecylon vào tơng
Memecyleae trong phân họ Memecyloideae thuộc họ Melastomataceae. Trong
đó Naudin lấy tên Lasiandreae để chỉ tông Melastomatoideae, phân biệt với
các tơng khác bởi đặc điểm: đài hợp ống, phía trên ống đài có các thùy đài rời,
bao phấn mở bằng 1 hoặc 2 lỗ ở đỉnh, nhị có trung đới kéo dài phía gốc bao
phấn tạo 2 cựa bụng, quả nang hoặc quả mọng, hạt cong. Hệ thống của Naudin

mặc dù đã chỉ ra được đặc điểm phân biệt của các phân họ, tơng, chi và các
lồi. Nhưng đã khơng xây dựng khóa định loại cho các bậc taxon trong họ, tên


7

gọi của các taxon không đúng với luật danh pháp quốc tế hiện hành, nhiều
taxon được công bố nay được xem là tên đồng nghĩa, cộng với việc cơng trình
được viết bằng tiếng Latinh nên rất khó khăn trong việc nghiên cứu.
Trong hệ thống của Triana (1865) [19] và bổ sung năm (1871) [12] là
một trong những hệ thống được sử dụng đến ngày nay (được kế thừa trong
các hệ thống của Cogniaux (1891) [13]; Krasser (1893) [14]; Melchior (1964)
[20]; Hutchinson (1973) [21]; Bremer (1988) [22]; Cronquist (1981) [23];
Thorne (1992) [24, 25]). Triana – người Colombia với kiến thức sâu rộng về
họ Melastomataceae trên toàn thế giới nhờ làm việc tại các phòng tiêu bản lớn
ở London và Paris do vậy ơng có điều kiện để xem xét cũng như phân tích
nhiều mẫu tiêu bản sưu tầm của các taxon trong họ. Triana đánh giá cao sự
cách biệt về địa lí và coi đây là yếu tố rất quan trọng trong sự sắp xếp các
tông, các chi của họ, bên cạnh những dẫn liệu về hình thái. Đây là quan điểm
khác biệt rất rõ với các tác giả trước đó. Triana chia lại các chi trong họ
Melastomataceae thành các chi của vùng Tân thế giới và Cựu thế giới, vì vậy
đã ghi nhận thêm các nhóm mới ở cấp độ tơng (tribus). Cụ thể, trong hệ thống
của mình năm (1865) [19], Triana đã căn cứ vào các đặc điểm như: số lượng
các bộ phận của hoa, dạng cựa của trung đới và sự phân bố địa lí để phân chia
các taxon trong họ, trong đó đã xuất hiện các tơng mới như: tông
Dissochaeteae (thuộc vùng Cựu thế giới) được tách từ Miconieae (thuộc vùng
Tân thế giới), Tibouchineae (thuộc vùng Tân thế giới) được tách từ
Osbeckieae – tông Mua ngày nay (thuộc vùng Cựu thế giới). Ở cấp độ phân
họ, trong một ghi chép khác Triana đã hợp nhất hai phân họ Astronioideae và
Kibessioideae, công nhận ba phân họ là: Memecyloideae, Astronioideae và

Melastomatoideae (được chính thức hóa trong hệ thống của Bentham &
Hooker (1867 [18]).
Trên cơ sở kế thừa hệ thống của Triana, Cogniaux (1891) [13] và Krasser
(1893) [14] dựa vào những dẫn liệu về hình thái (Bảng 1.2) cũng chia họ
Melastomataceae ra thành ba phân họ là: Melastomatoideae (được chia thành
11 tông, bảy đến từ vùng Tân thế giới và bốn đến từ vùng Cựu thế giới),
Astronioideae (gồm các chi: Pternandra, Kibessia, Astronia, Beccarianthus,


8

Astrocalyx và Astronidium (tất cả thuộc vùng Cựu thế giới)) và
Memecyloideae (gồm chi Memecylon (châu Phi và châu Á) và Mouriri (Nam
Mỹ)). Tán thành quan điểm của Triana, trong hệ thống của hai tác giả này,
tông Osbeckieae – tức tông Mua ngày nay, chỉ bao gồm các chi thuộc vùng
Cựu thế giới (ví dụ như: Osbeckia, Otanthera, Melastoma), cịn các chi thuộc
vùng Tân thế giới trong hệ thống của Naudin trước đó được xếp vào tơng
Tibouchineae (ví dụ như: Chaetolepis, Ernestia, Nepsera, Pterolepis,
Fritzchia, Aciotis).
Bảng 1.2: Các đặc điểm hình thái được Cogniaux (1891) và Krasser
(1893)
sử dụng để phân chia các taxon trong họ Mua (Melastomataceae)
Đặc điểm

- Phôi

Astronioideae
Memecyloideae

Lớn


- Số lượng
hạt trong 1-5
quả

Melastomatoideae
Pternandra

Astroneae

Nhỏ

Nhỏ

Nhỏ

Nhiều

Nhiều

Nhiều 1
F
0

- Cách mở
Mở theo vết nứt Mở theo vết Mở theo vết
của
bao
Mở lỗ ở đỉnh
dọc

nứt dọc
nứt dọc
phấn
- Số lượng
1-5
lá nỗn

2-8

2-∞

- Kiểu đính Gần gốc hoặc
Bên
nỗn
trụ giữa

Gần gốc

Trụ giữa

- Kiểu gân
Hình lơng chim


Hình cung

Hình cung

1)


4

Hình cung

5 hạt lớn được tìm thấy ở Miconieae (vùng Tân thế giới)


9

Sự sai lệch rõ rệt giữa kết quả thu được dựa vào giải phẫu gỗ với hệ
thống của Triana lần đầu tiên được đưa ra bởi Van Tieghem (1891) [26, 27] người đã nghiên cứu gỗ của tất cả các chi trong hệ thống của Triana. Từ đó
Tieghem rút ra kết luận: (1) các đặc điểm về giải phẫu gỗ không ủng hộ việc
sát nhập 2 phân họ Astronioideae và Kibessioideae; (2) không ủng hộ việc
phân chia các tông của Triana khi chỉ dựa vào hình dạng của phần nối. Theo
ông, việc tách các taxon cần được căn cứ vào các đặc điểm hình thái khác,
đồng thời cần được hỗ trợ bởi các đặc điểm giải phẫu gỗ.
1.1.2.2. Quan điểm thứ hai: họ Sầm (Memecylaceae) là 1 họ độc lập có
mối quan hệ gần gũi với họ Mua (Melastomataceae)
Mặc dù, Jussieu [6] là người đầu tiên đặt tên cho họ Mua
(Melastomataceae), nhưng D. Don (1823) [28] mới là người đầu tiên sắp xếp
các taxon trong họ này một cách có hệ thống dựa trên các đặc điểm về cách
đính nỗn và hình dạng của hạt để tách chi Memecylon ra khỏi họ
Melastomataceae.
Một thời gian ngắn sau đó, Blume (1826) [29] cũng đồng ý với quan
điểm tách chi Memecylon ra khỏi họ Melastomataceae và chuyển vào họ Sim
(Myrtaceae Juss. 1789), trong khi đó De Candolle (1828) [5] thành lập một họ
mới là họ Sầm (Memecylaceae). Hệ thống của De Candolle chưa hợp lí trong
việc phân chia các taxon, chưa xây dựng khóa định loại đến bậc phân họ, bậc
tơng, bậc chi và lồi, chưa có hình vẽ minh họa, ngơn ngữ được sử dụng trong
hệ thống là tiếng Latinh, các tên khoa học còn chưa đúng với luật danh pháp

hiện hành (như tên tông Osbeckieae là không đúng với luật danh pháp hiện
hành). Vì vậy rất khó khăn trong việc nghiên cứu.
Sau De Candolle, khuynh hướng cơng nhận họ Memecylaceae có vị trí
độc lập và song song với họ Melastomataceae đã được nhiều nhà thực vật ủng
hộ dựa trên các dẫn liệu khoa học về hình thái giải phẫu gỗ và nghiên cứu tế
bào như: Jannsonius (1950) [30], Dahlgren & Thorne (1984) [31], Johnson &
Briggs (1984) [32], Renner (1993) [8], Takhtajan (1997) [10], (2009) [11]).
Trong số các tác giả này, đáng chú ý nhất là hệ thống của Renner (1993)


10

[8], hệ thống của tác giả được xây dựng trên cơ sở những đặc điểm thu được
thông qua việc phân tích các đặc điểm hình thái lớn, giải phẫu gỗ và biểu bì,
phân tích hình thái hạt phấn, tuyến mật, đặc điểm q trình phát triển phơi và
nảy mầm của hạt, đặc điểm thu được khi nghiên cứu tế bào và các hợp chất
trong tế bào, của hầu hết các đại diện thuộc họ Melastomataceae trên khắp thế
giới. Từ các đặc điểm thu được kết hợp với các nghiên cứu trước đó, tác giả
đã đề xuất một hệ thống phân loại họ Melastomataceae mới và một giả thuyết
phát sinh loài tạm thời (trong đề xuất hướng phát sinh loài này có hai dịng
phát sinh trong họ Melastomataceae và một dịng khác biệt rõ ràng trong họ
Memecylaceae).
Theo đó, tác giả sử dụng 7/21 đặc điểm chung cho tất cả các chi thuộc họ
Melastomataceae (Bảng 1.3), tiến hành phân tích bằng phần mềm PAUP theo
phương pháp Maximum parsimony, tác giả đã thu được 4 cây phát sinh loài
với hệ số tin cậy đạt 0,86 (Sơ đồ 1.1). Cả 4 cây này đều được chia thành 2
nhánh rất rõ ràng: một nhánh có 1 tông duy nhất là Kibessieae, một nhánh
gồm 8 tông còn lại với thứ tự thể hiện mối quan hệ gần gũi lần lượt là:
Astronieae, Sonerileae, Merianieae, Rhexieae, Microlicieae, Melastomeae,
Miconieae và Blakeeae.



×