Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Đánh giá tác động của can thiệp dược lâm sàng trên việc chuẩn bị và thực hiện thuốc tiêm tiêm truyền tại khoa chăm sóc tích cực thuộc một trung tâm y tế tỉnh bạc liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 122 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------

BỘ Y TẾ

LÝ KHOA ĐĂNG

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CAN THIỆP DƢỢC LÂM SÀNG
TRÊN VIỆC CHUẨN BỊ VÀ THỰC HIỆN
THUỐC TIÊM/TIÊM TRUYỀN
TẠI KHOA CHĂM SĨC TÍCH CỰC
THUỘC MỘT TRUNG TÂM Y TẾ TỈNH BẠC LIÊU

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------

BỘ Y TẾ


LÝ KHOA ĐĂNG

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CAN THIỆP DƢỢC LÂM SÀNG
TRÊN VIỆC CHUẨN BỊ VÀ THỰC HIỆN
THUỐC TIÊM/TIÊM TRUYỀN
TẠI KHOA CHĂM SĨC TÍCH CỰC
THUỘC MỘT TRUNG TÂM Y TẾ TỈNH BẠC LIÊU

Ngành: Dƣợc lý và Dƣợc lâm sàng
Mã số: 8720205
Luận văn Thạc sĩ Dƣợc học

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN HƢƠNG THẢO

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong
luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Lý Khoa Đăng

.



.

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CAN THIỆP DƯỢC LÂM SÀNG
TRÊN VIỆC CHUẨN BỊ VÀ THỰC HIỆN THUỐC TIÊM/TIÊM TRUYỀN
TẠI KHOA CHĂM SĨC TÍCH CỰC
THUỘC MỘT TRUNG TÂM Y TẾ TỈNH BẠC LIÊU
Lý Khoa Đăng
Thầy hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Hương Thảo
Mở đầu: Sai sót trong giai đoạn chuẩn bị và thực hiện thuốc có thể gây tổn hại cho sức
khỏe bệnh nhân và làm tăng chi phí điều trị. Điều này cịn nghiêm trọng hơn khi sai sót
xảy ra với các thuốc tiêm/tiêm truyền tại khoa chăm sóc tích cực. Biện pháp giáo dục đã
được chứng minh là bước can thiệp đầu tiên, có tính khả thi, giúp giảm thiểu sai sót
trong chuẩn bị và thực hiện thuốc. Tại Việt Nam, hiện chưa có nghiên cứu can thiệp
trên giai đoạn chuẩn bị và thực hiện thuốc tại các cơ sở y tế tuyến thấp.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ, loại và hậu quả lâm sàng tiềm tàng của sai sót trong chuẩn bị
và thực hiện thuốc tiêm/tiêm truyền; đồng thời đánh giá tác động của can thiệp dược
lâm sàng trên các sai sót trong chuẩn bị và thực hiện thuốc tiêm/tiêm truyền tại một
khoa chăm sóc tích cực, thuộc một trung tâm y tế tỉnh Bạc Liêu.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, đánh giá trước và sau khi can thiệp,
thu thập dữ liệu bằng phương pháp quan sát trực tiếp các thao tác chuẩn bị và thực hiện
thuốc tiêm/tiêm truyền, 12 giờ mỗi ngày, trong ít nhất 7 ngày liên tục ở mỗi giai đoạn
(trước và sau can thiệp). Thống kê mơ tả được sử dụng để tính các tần số, tỷ lệ và số
trung bình. Phép kiểm Chi bình phương được sử dụng để so sánh các tỷ lệ. Hồi quy
logistic đa biến được sử dụng để đánh giá tác động của can thiệp đối với việc xuất hiện
sai sót.
Kết quả: Trước can thiệp, tỷ lệ sai sót chung là 89,2%. Sai kỹ thuật thực hiện và sai
thời gian là hai loại sai sót thường gặp nhất, lần lượt là 82,1% và 48,8%. Tỷ lệ quan sát
có từ hai sai sót trở lên chiếm 54,2%. Tỷ lệ sai sót có ảnh hưởng trên lâm sàng chiếm
87,1%. Sau can thiệp, tỷ lệ sai sót chung giảm cịn 63,8% (p<0,001). Sai kỹ thuật thực
hiện và sai thời gian thực hiện cũng giảm còn 57,1% và 21,4% (p<0,001). Tỷ lệ quan

sát có từ hai sai sót trở lên giảm cịn 18,6% (p<0,001). Tỷ lệ sai sót có ảnh hưởng trên
lâm sàng giảm cịn 56,2% (p<0,001). Kết quả phân tích hồi quy logistic đa biến cho
thấy can thiệp giúp giảm có ý nghĩa thống kê nguy cơ xảy ra sai sót (OR = 0,20; KTC
95%: 0,10 – 0,36; p<0,001).
Kết luận: Đây là nghiên cứu đầu tiên khảo sát và áp dụng biện pháp can thiệp nhằm
giảm thiểu sai sót ở giai đoạn chuẩn bị và thực hiện thuốc tại một cơ sở y tế tuyến thấp
tại Việt Nam. Biện pháp can thiệp dược lâm sàng giúp giảm tỷ lệ, loại và mức độ
nghiêm trọng của sai sót. Tuy nhiên, tỷ lệ sai sót vẫn cịn cao. Điều này địi hỏi việc duy
trì và cải tiến can thiệp hiện có, cũng như cải thiện mơi trường làm việc và xây dựng
văn hóa an toàn.

.


.

IMPACT OF CLINICAL PHARMACISTS’ INTERVENTION
ON INTRAVENOUS MEDICATION PREPARATION AND ADMINISTRATION
ERRORS IN AN INTENSIVE CARE UNIT
OF A HEALTH CENTER IN BAC LIEU PROVINCE
Ly Khoa Dang
Supervisor: Assoc. Prof. Nguyen Huong Thao, PhD.
Background: Medication preparation and administration errors can negatively affect
patients’ health and increase health care cost, especially errors involving intravenous
medications used at intensive care units. Educational interventions were proven as the
first feasible measures to improve medication preparation and administration errors. In
Vietnam, there is no study involving intervention on medication preparation and
administration procedures at lower-level health center.
Objectives: To determine the prevalence, types and potential clinical outcome of
intravenous medication preparation and administration errors; and to assess pharmacist

intervention impact on intravenous medication preparation and administration errors in
an intensive care unit of a health center in Bac Lieu province.
Methods: Prospective study with a pre- and post-intervention measurement assessment,
collecting data by direct observation of intravenous medication preparation and
administration manipulations, 12 hours per day for at least 7 consecutive days in each
period (the pre- and post-intervention). Descriptive statistic was used to calculate
frequencies, rates and means. Chi-squared test was used to compare rates. Multiple
logistic regression was used to assess impact of intervention on errors.
Results: In the pre-intervention period, the overall error rate was 89.2%. Incorrect
administration technique and incorrect time errors were the most frequent errors with
the rates of 82.1% and 48.8%, respectively. The prevalence of doses with at least two
errors was 54.2%. The prevalence of doses with clinically relevant errors was 87.1%. In
the post-intervention period, the overall error rate decreased to 63.8% (p<0.001).
Incorrect administration technique and incorrect time errors decreased to 57.1% and
21.4%, respectively (p<0.001). The prevalence of doses with at least two errors
decreased to 54.2% (p<0.001). The prevalence of clinically relevant erroneous doses
decreased to 56.2% (p<0.001). Results of the multiple logistic regression analysis
demonstrated that the intervention significantly reduced errors (OR = 0.20; 95% CI:
0.10 – 0.36; p<0.001).
Conclusions: This is the first study in Vietnam investigating medication preparation
and administration errors at lower-level health center and implementing interventions to
reduce such errors. Pharmacist intervention was effectively decreased rates, types and
potential clinical outcome of errors. However, the error rates remained high. This
suggested the need of sustainable and updated interventions, as well as improving
working environment and developing a safety culture.
.


.


i

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ...........................................................................vi
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ SAI SÓT TRONG SỬ DỤNG THUỐC .................................... 3
1.1.1. Các khái niệm về an toàn trong sử dụng thuốc ...................................................... 3
1.1.2. Các loại sai sót trong sử dụng thuốc ...................................................................... 3
1.2. TỔNG QUAN VỀ SAI SÓT TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ VÀ THỰC HIỆN
THUỐC ............................................................................................................................ 4
1.2.1. Định nghĩa sai sót trong chuẩn bị và thực hiện thuốc ............................................ 4
1.2.2. Tần suất sai sót trong chuẩn bị và thực hiện thuốc ................................................ 4
1.2.3. Phân loại, đặc điểm và tần suất từng loại sai sót trong chuẩn bị và thực hiện
thuốc ................................................................................................................................. 6
1.2.4. Nguyên nhân của sai sót trong chuẩn bị và thực hiện thuốc .................................. 8
1.2.5. Các phƣơng pháp phát hiện sai sót trong chuẩn bị và thực hiện thuốc ................ 11
1.2.6. Các biện pháp đánh giá mức độ ảnh hƣởng của sai sót trong chuẩn bị và thực
hiện thuốc ....................................................................................................................... 14
1.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU SAI SÓT TRONG CHUẨN BỊ VÀ THỰC
HIỆN THUỐC ............................................................................................................... 18
1.3.1. Bệnh nhân ............................................................................................................. 18
1.3.2. Điều dƣỡng ........................................................................................................... 19
1.3.3. Thuốc.................................................................................................................... 19
1.3.4. Trang thiết bị và Công nghệ thông tin ................................................................. 19
1.3.5. Chính sách và thủ tục ........................................................................................... 20

.



.

ii

1.3.6. Mơi trƣờng làm việc ............................................................................................. 21
1.3.7. Văn hóa an tồn .................................................................................................... 21
1.4. VAI TRỊ CỦA DƢỢC LÂM SÀNG TRÊN VIỆC QUẢN LÝ SAI SÓT TRONG
CHUẨN BỊ VÀ THỰC HIỆN THUỐC ........................................................................ 22
1.5. CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ................................................................. 24
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 30
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................ 30
2.1.1. Tiêu chí chọn mẫu ................................................................................................ 30
2.1.2. Tiêu chí loại trừ .................................................................................................... 30
2.2. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU.................................................................................... 31
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................... 32
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu .............................................................................................. 32
2.3.2. Cỡ mẫu ................................................................................................................. 32
2.3.3. Các bƣớc tiến hành ............................................................................................... 33
2.3.4. Xử lý dữ liệu ........................................................................................................ 39
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 42
3.1. TỴ LỆ SAI SÓT VÀ CÁC LOẠI SAI SÓT TRONG CHUẨN BỊ VÀ THỰC
HIỆN THUỐC TẠI GIAI ĐOẠN TRƢỚC CAN THIỆP ............................................. 42
3.1.1. Tỵ lệ sai sót chung ở giai đoạn trƣớc can thiệp ................................................... 42
3.1.2. Tỵ lệ của từng loại sai sót ở giai đoạn trƣớc can thiệp ........................................ 42
3.1.3. Tỵ lệ sai sót dựa trên số sai sót có trong một quan sát tại giai đoạn trƣớc can
thiệp. ............................................................................................................................... 45
3.2. HẬU QUẢ LÂM SÀNG TIỀM TÀNG CỦA SAI SÓT ........................................ 46
3.3. KẾT QUẢ VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CAN THIỆP DƢỢC LÂM SÀNG TRÊN TỴ

LỆ SAI SÓT VÀ CÁC LOẠI SAI SÓT Ở HAI GIAI ĐOẠN TRƢỚC VÀ SAU CAN
THIỆP............................................................................................................................. 48
3.3.1. Tỵ lệ sai sót chung ở hai giai đoạn trƣớc và sau can thiệp .................................. 50

.


.

iii

3.3.2. Tỵ lệ của từng loại sai sót ở hai giai đoạn trƣớc và sau can thiệp ....................... 51
3.3.3. Tỵ lệ sai sót dựa trên số sai sót có trong một quan sát ở hai giai đoạn trƣớc và sau
can thiệp ......................................................................................................................... 52
3.3.4. Hậu quả lâm sàng tiềm tàng của sai sót ở hai giai đoạn trƣớc và sau can thiệp .. 53
3.3.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tỵ lệ sai sót chung ...................................................... 53
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN ............................................................................................. 55
4.1. TỴ LỆ SAI SÓT VÀ CÁC LOẠI SAI SÓT TRONG CHUẨN BỊ VÀ THỰC
HIỆN THUỐC TẠI GIAI ĐOẠN TRƢỚC CAN THIỆP ............................................. 55
4.1.1. Tỵ lệ sai sót chung tại giai đoạn trƣớc can thiệp.................................................. 55
4.1.2. Tỵ lệ của từng loại sai sót tại giai đoạn trƣớc can thiệp ...................................... 57
4.1.3. Tỵ lệ sai sót dựa trên số sai sót có trong một quan sát ở giai đoạn trƣớc can thiệp
........................................................................................................................................ 66
4.2. HẬU QUẢ LÂM SÀNG TIỀM TÀNG CỦA SAI SÓT ........................................ 67
4.3. TÁC ĐỘNG CỦA CAN THIỆP DƢỢC LÂM SÀNG TRÊN TỴ LỆ SAI SÓT VÀ
CÁC LOẠI SAI SÓT ..................................................................................................... 68
4.3.1. Tỵ lệ sai sót chung ở hai giai đoạn trƣớc và sau can thiệp .................................. 69
4.3.2. Tỵ lệ của từng loại sai sót ở hai giai đoạn trƣớc và sau can thiệp ....................... 72
4.3.3. Tỵ lệ sai sót dựa trên số sai sót có trong một quan sát ở hai giai đoạn trƣớc và sau
can thiệp ......................................................................................................................... 80

4.3.4. Hậu quả lâm sàng tiềm tàng của sai sót ở hai giai đoạn trƣớc và sau can thiệp .. 80
4.3.5. Tác động của can thiệp và các yếu tố liên quan đến tỵ lệ sai sót chung .............. 82
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 90
PHỤ LỤC ................................................................................................................... PL-1

.


.

iv

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ATC

Tiếng Anh
Anatomical – Therapeutic –
Chemical

BN
BS
CNTT
CSTC
CSYT
DS
DSLS
DTVN 2018
ĐD

HDNSX
KTC
LASA
MAE
ME
NC
NCCMERP

NVYT
OR
QSTT
SCT
TCT
TM
TTM
TTYT

Look Alike, Sound Alike
Medication Preparation and
Administration Error
Medication Error
National Coordinating
Council for Medication Error
Reporting and Prevention
Odds Ratio

.

Tiếng Việt
Hệ thống phân loại thuốc theo hệ thống

Giải phẫu – Điều trị – Hố học
Bệnh nhân
Bác sĩ
Cơng nghệ thơng tin
Chăm sóc tích cực
Cơ sở y tế
Dƣợc sĩ
Dƣợc sĩ lâm sàng
Dƣợc thƣ quốc gia Việt Nam năm 2018
Điều dƣỡng
Hƣớng dẫn sử dụng thuốc của nhà sản
xuất
Khoảng tin cậy
Nhìn giống nhau, tên gọi giống nhau
Sai sót trong giai đoạn chuẩn bị và thực
hiện thuốc
Sai sót trong sử dụng thuốc
Nghiên cứu
Hội đồng Điều phối Quốc gia Hoa Kỳ
về Báo cáo và Phòng ngừa sai sót trong
sử dụng thuốc
Nhân viên y tế
Tỵ số chênh
Quan sát trực tiếp
Sau can thiệp
Trƣớc can thiệp
Tiêm tĩnh mạch
Truyền tĩnh mạch
Trung tâm Y tế



.

v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại và định nghĩa các loại sai sót ........................................................... 6
Bảng 1.2. Các hoạt động can thiệp của dƣợc lâm sàng trong chuẩn bị và thực hiện
thuốc ............................................................................................................................... 22
Bảng 1.3. Một số nghiên cứu có liên quan ..................................................................... 25
Bảng 2.4. Thông tin về các biện pháp can thiệp thuộc chƣơng trình can thiệp ............. 36
Bảng 3.5. Số lƣợng và tỵ lệ các loại sai sót ở giai đoạn trƣớc can thiệp ....................... 42
Bảng 3.6. Số lƣợng và tỵ lệ liều dựa trên số sai sót có trong một quan sát tại giai đoạn
trƣớc can thiệp ................................................................................................................ 45
Bảng 3.7. Một số ví dụ về hậu quả lâm sàng tiềm tàng của sai sót trƣớc can thiệp ...... 47
Bảng 3.8. Tỵ lệ quan sát hoàn chỉnh thu thập đƣợc tại các giai đoạn ............................ 49
Bảng 3.9. Số lƣợng và tỵ lệ liều theo các đặc điểm ở hai giai đoạn trƣớc và sau can
thiệp ................................................................................................................................ 49
Bảng 3.10. Số lƣợng và tỵ lệ sai sót chung của 2 giai đoạn trƣớc và sau can thiệp ...... 51
Bảng 3.11. Tỵ lệ từng loại sai sót ở hai giai đoạn trƣớc và sau can thiệp ..................... 51
Bảng 3.12. Phân loại dựa trên số sai sót có trong một quan sát ở các giai đoạn ........... 52
Bảng 3.13. So sánh các hậu quả lâm sàng tiềm tàng của sai sót tại các giai đoạn......... 53
Bảng 3.14. Kết quả phân tích hồi quy logistic đa biến về mối liên quan giữa các yếu tố
liên quan với tỵ lệ sai sót chung ..................................................................................... 54

.


.


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 1.1. Quy trình sử dụng thuốc và ngƣời thực hiện. .................................................. 4
Hình 1.2. Các bƣớc chuẩn bị và thực hiện thuốc tiêm/tiêm truyền và tỵ lệ sai sót. ........ 5
Hình 1.3. Phân loại mức độ ảnh hƣởng của sai sót trên lâm sàng theo NCCMERP. .... 15
Hình 2.4. Các giai đoạn chính trong nghiên cứu ........................................................... 32
Hình 2.5. Sơ đồ nghiên cứu............................................................................................ 33

.


.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Một trong những mục tiêu chính của việc sử dụng thuốc là đảm bảo an toàn cho bệnh
nhân. Tuy nhiên, thực tế điều trị đã ghi nhận một tỵ lệ đáng kể các biến cố bất lợi từ
việc sử dụng thuốc. Nghiên cứu năm 2012 đã ghi nhận tỵ lệ bệnh nhân nằm viện gặp
phải ít nhất một biến cố bất lợi có thể lên đến 18,4%. Trong đó, khoảng 34% biến cố
bất lợi là do sai sót trong sử dụng thuốc [80]. Điều này đã dẫn đến những tổn hại cho
sức khỏe bệnh nhân và gánh nặng cho hệ thống y tế [47]. Sai sót trong sử dụng thuốc
đƣợc xếp là một trong ba nguyên nhân chính gây ra tổng số trƣờng hợp tử vong tại Hoa
Kỳ [50]. Cũng tại nƣớc này, sai sót trong sử dụng thuốc gây ra ít nhất một trƣờng hợp
tử vong mỗi ngày và gây tổn hại sức khỏe của khoảng 1,3 triệu ngƣời mỗi năm [59].
Sai sót có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình sử dụng thuốc bao gồm: kê
đơn, sao chép y lệnh, phân phối, chuẩn bị – thực hiện thuốc và theo dõi. Trong đó, giai
đoạn chuẩn bị và thực hiện thuốc là một trong những giai đoạn có nhiều sai sót xảy ra
nhất, đặc biệt là đối với thuốc tiêm hay truyền tĩnh mạch [41], [44]. Một nghiên cứu

tổng quan từ dữ liệu của 91 nghiên cứu tại các nƣớc thuộc châu Âu, châu Mỹ, châu Úc
và châu Á đã ghi nhận tỵ lệ sai sót chung trong giai đoạn chuẩn bị và thực hiện thuốc là
20,1%. Nếu chỉ tính riêng thuốc tiêm hay truyền tĩnh mạch thì tỵ lệ sai sót này lên đến
53,3% [42].
Tại Việt Nam, các nghiên cứu trên giai đoạn chuẩn bị và thực hiện thuốc ghi nhận tỵ lệ
sai sót ở giai đoạn này trong khoảng từ 28,8% đến 46,3% [5], [56], [57]. Nếu tính riêng
thuốc tiêm hay truyền tĩnh mạch thì tỵ lệ sai sót này lên đến 73,2% [57]. Điều đáng lƣu
ý là hơn 80% tổng liều có sai sót đƣợc đánh giá là có nguy cơ gây tổn hại cho bệnh
nhân với mức độ trung bình trở lên [56-58].
Mặc dù sai sót trong sử dụng thuốc xảy ra với tần suất cao nhƣng những sai sót này
cũng có thể phịng ngừa đƣợc [44], [55]. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã đề xuất và
áp dụng nhiều biện pháp can thiệp nhằm giảm thiểu sai sót trong việc chuẩn bị và thực

.


.

2

hiện thuốc [13], [22], [43]. Các biện pháp này bao gồm: thay đổi môi trƣờng làm việc,
đào tạo/tập huấn điều dƣỡng và tăng cƣờng văn hóa an tồn trong sử dụng thuốc.
Trong đó, biện pháp đào tạo/tập huấn điều dƣỡng đƣợc đa số các tổ chức chăm sóc sức
khỏe khuyến cáo thực hiện [73].
Tại Việt Nam, một nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hƣơng Thảo vào năm 2014 đã áp
dụng phƣơng pháp đào tạo và huấn luyện điều dƣỡng trong sử dụng thuốc an toàn đã
cho thấy hiệu quả trên việc giảm thiểu sai sót trong chuẩn bị và thực hiện thuốc tiêm
hay truyền tĩnh mạch từ 64% xuống còn 48,9% [58]. Từ năm 2015 đến nay, đã có thêm
một số ít cơng bố về khảo sát tỵ lệ sai sót trong chuẩn bị và thực hiện thuốc tại các
bệnh viện tuyến tỉnh/thành phố [76], [78]. Tại các cơ sở y tế tuyến thấp, theo tìm hiểu

của nhóm nghiên cứu, việc khảo sát sai sót chuẩn bị – thực hiện thuốc cũng nhƣ đánh
giá hiệu quả của biện pháp đào tạo/tập huấn điều dƣỡng trong chuẩn bị – thực hiện
thuốc chƣa đƣợc tiến hành. Thêm nữa, khoa chăm sóc tích cực là một khoa điều trị
bệnh nặng, sử dụng nhiều thuốc tiêm hay truyền tĩnh mạch, do đó sai sót trong chuẩn bị
và thực hiện thuốc có khả năng xảy ra với tần suất cao hơn và gây hậu quả nghiêm
trọng hơn so với các khoa phòng khác [23].
Trên cơ sở đó, chúng tơi thực hiện đề tài: “Đánh giá tác động của can thiệp dƣợc lâm
sàng trên việc chuẩn bị và thực hiện thuốc tiêm/tiêm truyền tại khoa chăm sóc tích cực
thuộc một trung tâm y tế tỉnh Bạc Liêu”, với các mục tiêu nhƣ sau:
 Xác định tỵ lệ sai sót và các loại sai sót trong hai giai đoạn chuẩn bị và thực hiện
thuốc tiêm hay truyền tĩnh mạch cho bệnh nhân ở khoa chăm sóc tích cực.
 Đánh giá hậu quả lâm sàng tiềm tàng của sai sót.
 Đánh giá tác động của can thiệp dƣợc lâm sàng trên tỵ lệ sai sót và các loại sai sót
trong hai giai đoạn chuẩn bị và thực hiện thuốc tiêm hay truyền tĩnh mạch cho bệnh
nhân.

.


.

3

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ SAI SÓT TRONG SỬ DỤNG THUỐC
1.1.1. Các khái niệm về an toàn trong sử dụng thuốc
“Trƣớc tiên, đừng làm hại cho bệnh nhân” là một phần quan trọng trong lời thề của
Hippocrates. Đến nay, câu nói vẫn cịn giữ ngun giá trị. An toàn trong sử dụng thuốc
là yêu cầu quan trọng trong đảm bảo chất lƣợng chăm sóc sức khỏe tại cơ sở y tế. Tuy
nhiên, trong thực hành lâm sàng, sai sót trong sử dụng thuốc (Medication Error – ME)

hiện vẫn là trở ngại lớn cho việc đảm bảo an tồn trong sử dụng thuốc.
Hiện nay, có nhiều định nghĩa về ME. Tuy nhiên định nghĩa về ME đƣợc chấp nhận và
sử dụng phổ biến nhất hiện nay là định nghĩa ME của Hội đồng Điều phối Quốc gia
Hoa Kỳ về Báo cáo và phịng ngừa sai sót trong sử dụng thuốc (National Coordinating
Council for Medication Error Reporting and Prevention – NCCMERP). Theo đó, “ME
là một tình huống có khả năng phịng ngừa mà có thể gây ra hoặc dẫn đến việc sử dụng
thuốc không phù hợp hay gây tổn hại cho BN khi thuốc đƣợc sử dụng bởi nhân viên y
tế (NVYT), BN hay ngƣời tiêu dùng” [55].
ME có thể gây tổn hại hoặc khơng gây tổn hại cho BN. ME đƣợc xác định ngay cả khi
việc chuẩn bị thuốc sai và chƣa đƣợc tiến hành trên BN [55]. Điều này cho thấy không
nhất thiết phải xảy ra hậu quả có hại trên BN thì mới đƣợc tính là ME.
1.1.2. Các loại sai sót trong sử dụng thuốc
ME có thể xảy ra trong tất cả các giai đoạn của quá trình sử dụng thuốc [60]. Các giai
đoạn này bao gồm: kê đơn, sao chép y lệnh, phân phối thuốc, chuẩn bị − thực hiện
thuốc và theo dõi đƣợc trình bày ở Hình 1.1 [36]. ME thƣờng xảy ra nhất ở giai đoạn
kê đơn và kế đến là giai đoạn chuẩn bị − thực hiện thuốc (Medication Preparation and
Administration Error – MAE) [10], [48], [60]. Trong khi đó, một số nghiên cứu (NC)
khác ghi nhận MAE là loại sai sót phổ biến nhất [62], [82].

.


.

Sao chép
y lệnh
(ĐD)

Kê đơn
(BS)


4

Kiểm tra và
cấp phát
(DS)

Chuẩn bị và
thực hiện
(ĐD, BN)

Theo dõi
(BS, DS,
ĐD, BN)

Hình 1.1. Quy trình sử dụng thuốc và ngƣời thực hiện. “Nguồn Hughes 2005” [36]
Ghi chú: BS: bác sĩ; ĐD: điều dưỡng; DS: dược sĩ; BN: bệnh nhân

MAE có thể gây ảnh hƣởng rất lớn đến BN. Vì chuẩn bị và thực hiện thuốc là một
trong những giai đoạn cuối cùng trong quá trình sử dụng thuốc, nên có ít cơ hội để theo
dõi và phát hiện sai sót hơn so với các giai đoạn trƣớc. Chỉ có khoảng 2% MAE đƣợc
ngăn chặn, trong khi tỵ lệ sai sót đƣợc ngăn chặn trong giai đoạn kê đơn, sao chép y
lệnh và phân phối thuốc lần lƣợt là khoảng 48%, 33% và 34% [48].
1.2. TỔNG QUAN VỀ SAI SÓT TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ VÀ THỰC
HIỆN THUỐC
1.2.1. Định nghĩa sai sót trong chuẩn bị và thực hiện thuốc
MAE đƣợc định nghĩa là sự khác biệt giữa việc chuẩn bị và thực hiện thuốc trong thực
tế so với y lệnh của bác sĩ, chính sách/quy định của CSYT, hƣớng dẫn sử dụng thuốc
của nhà sản xuất (HDNSX) và một số tài liệu tham chiếu khác [68]. Các tài liệu tham
chiếu khác, gồm: Dƣợc thƣ quốc gia Việt Nam năm 2018 (DTVN 2018) [4], Handbook

on Injectable Drugs 19th edition 2017 [46] và Injectable Drugs Guide 2011 [32]. Trong
trƣờng hợp nghiên cứu này, y lệnh của bác sĩ (BS) đƣợc chấp nhận là đúng để làm
chuẩn đối chiếu [73].
1.2.2. Tần suất sai sót trong chuẩn bị và thực hiện thuốc
Trong nghiên cứu (NC) tổng quan của Keers (2013) ghi nhận tỵ lệ liều có ít nhất một
MAE là 19,6% [42].

.


.

5

Khoa CSTC có nguy cơ xảy ra nhiều sai sót hơn so với các khoa khác. Điều này đƣợc
giải thích do khoa CSTC có nhiều bệnh nặng, dùng nhiều thuốc và môi trƣờng làm việc
nhiều áp lực [44].
Tiêm hay truyền tĩnh mạch (TM/TTM) cũng đƣợc ghi nhận là đƣờng dùng thuốc có
nguy cơ cao xảy ra sai sót (tỵ lệ khoảng 50%) [42], [68]. NC của McDowell (2010) ghi
nhận có 12 giai đoạn trong quá trình chuẩn bị và thực hiện thuốc TM/TTM đƣợc trình
bày trong Hình 1.2 [51].
1. Chuẩn bị
thuốc
(5,3%)

2. Chuẩn bị
dung mơi
(6,8%)

3. Hồn ngun và

pha lỗng thuốc
(31,0%)

4. Đem thuốc đến
giƣờng bệnh
(0,1%)

5. Kiểm tra
dị ứng
(15,1%)

6. Kiểm tra
đƣờng dùng
(0,5%)

7. Kiểm tra liều

8. Kiểm tra thơng
thống cannula
(4,5%)

9. Đuổi khí

10. Thực hiện
thuốc
(21,7%)

11. Rửa cannula

(1,0 %)


(4,1%)

(5,5%)

12. Ký tên vào phiếu
thực hiện y lệnh
(5,3%)

Hình 1.2. Các bƣớc chuẩn bị và thực hiện thuốc tiêm/tiêm truyền và tỷ lệ sai sót (%).
“Nguồn: McDowell 2010 [44]”

Quy trình chuẩn bị và thực hiện thuốc TM/TTM cần nhiều bƣớc thực hiện với tính chất
phức tạp và địi hỏi tính chính xác cao trong thao tác. Phân tích cho thấy có 73,4% số
liều có ít nhất một sai sót xảy ra khi chuẩn bị và thực hiện thuốc TM/TTM. Trong đó,
giai đoạn hồn ngun/pha lỗng thuốc có tỵ lệ sai sót cao nhất (chiếm 31,0%), tiếp
đến là giai đoạn thực hiện thuốc (chiếm 21,7%) [51]. Một phân tích gộp của McLeod
(2013) từ các NC tại Anh đã cho thấy thuốc TM/TTM có khả năng xảy ra sai sót cao
gấp 5 lần so với đƣờng dùng khác [52].
Tại Việt Nam, NC của Nguyễn Hƣơng Thảo (2015) đƣợc thực hiện tại hai bệnh viện
cơng ở TP. Hồ Chí Minh ghi nhận đƣợc tỵ lệ sai sót là 39,1%. Nếu tính riêng thuốc
TM/TTM, thì tỵ lệ sai sót là 73,2% [57]. Ngồi ra, một NC khác ở Việt Nam (2014)

.


.

6


cho thấy tỵ lệ sai sót khi TTM insulin cao hơn đáng kể so với khi tiêm dƣới da insulin
(80% so với 22,5%, p <0,01) [56].
1.2.3. Phân loại, đặc điểm và tần suất từng loại sai sót trong chuẩn bị và thực hiện
thuốc
1.2.3.1. Phân loại và đặc điểm của các loại sai sót trong chuẩn bị và thực hiện thuốc.
Thơng tin về phân loại và định nghĩa các loại sai sót đƣợc trình bày trong Bảng 1.1.
Bảng 1.1. Phân loại và định nghĩa các loại sai sót

Định nghĩa

Giai đoạn chuẩn bị

Loại sai sót
Sai thuốc

Thuốc đƣợc chuẩn bị khác với thuốc đƣợc chỉ định

Sai liều

Liều chuẩn bị nhiều hơn hay ít hơn liều chỉ định (sai số ± 10%)

Sai dạng

Dạng bào chế đƣợc chuẩn bị khác với dạng đƣợc chỉ định

bào chế
Thuốc hỏng

Chuẩn bị thuốc hết hạn sử dụng hay không cịn tính tồn vẹn
về mặt vật lý – hóa học của thuốc.


Sai kỹ thuật

Thuốc đƣợc chuẩn bị không đúng kỹ thuật (so với hƣớng dẫn

chuẩn bị

sử dụng thuốc của nhà sản xuất, quy trình/hƣớng dẫn của cơ sở
y tế). Các sai sót này bao gồm: sai dung mơi hồn ngun hay
dung mơi pha lỗng, sai thể tích dung mơi, tƣơng kỳ.
Không thực hiện liều thuốc đã đƣợc chỉ định cho đến thời điểm

Bỏ sót liều

Giai đoạn thực hiện

liều dự kiến tiếp theo đƣợc chỉ định trong y lệnh.
Thuốc không

Thực hiện thuốc (không đƣợc chỉ định) cho bệnh nhân.

đƣợc chỉ định
Sai kỹ thuật

Sử dụng thuốc cho bệnh nhân không đúng quy trình, kỹ thuật

thực hiện

thực hiện (sai đƣờng dùng, sai tốc độ, sai liều (±10% nếu liều
chuẩn bị đúng), tƣơng kỳ). Tốc độ truyền tĩnh mạch có sai số

chấp nhận là ±15% so với y lệnh. Tốc độ tiêm tĩnh mạch và
tƣơng kỳ dựa vào hƣớng dẫn sử dụng thuốc của nhà sản xuất,

.


.

7

Dƣợc thƣ quốc gia Việt Nam năm 2018 [4], Handbook on
Injectable Drugs 19th edition 2017 [46] và Injectable Drugs
Guide 2011 [32]. Thuốc hỏng khi có sự thay đổi cảm quan một
cách bất thƣờng, cần đƣợc loại bỏ, tuy nhiên, việc loại bỏ
thuốc chậm trễ hoặc không thực hiện. Hoặc thuốc đƣợc truyền
tĩnh mạch quá thời gian ổn định cho phép của thuốc.
Sai thời gian

Chênh lệch hơn 60 phút giữa thời gian thực hiện thuốc và thời

thực hiện

gian trong y lệnh.

1.2.3.2. Tần suất của các loại sai sót trong chuẩn bị và thực hiện thuốc
Trong NC của Tissot (1999) tại Pháp ghi nhận sai thời gian và sai tốc độ là hai loại sai
sót phổ biến nhất với tỵ lệ sai sót lần lƣợt là 26,0% và 19,0%. Ngồi ra, NC này cũng
ghi nhận tỵ lệ bỏ sót liều là 16,0%, tỵ lệ sử dụng thuốc không đƣợc chỉ định là 13,0%,
tỵ lệ sai liều là 12,0%, tƣơng kỳ chiếm 6,0%, sai sót kỹ thuật chiếm 4,0% [72]. NC
khác do Tissot (2003) thực hiện tại khoa CSTC tại Pháp cho kết quả tƣơng kỳ thuốc là

loại sai sót phổ biến nhất (tỵ lệ 18,6%), kế đến là sai liều thuốc (7,2%), sai tốc độ
chiếm (6%), sai thời gian (3,7%) [71]. NC tổng quan của Keers (2013) cho thấy nếu
tính riêng thuốc dùng đƣờng TM/TTM thì sai thời gian thực hiện, sai kỹ thuật chuẩn bị
và sai tốc độ thực hiện là ba loại sai sót thƣờng gặp nhất [42].
Tại Việt Nam, một NC đƣợc tiến hành tại một khoa CSTC và một khoa hồi sức ngoại ở
2 bệnh viện của TP. Hồ Chí Minh cho kết quả sai sót thƣờng gặp nhất là sai kỹ thuật
thực hiện (chiếm 23,5%), tiếp theo là sai kỹ thuật chuẩn bị, bỏ sót liều và sai liều (lần
lƣợt chiếm 15,7%, 2,3% và 1,8%). Trong sai sót kỹ thuật thực hiện, khoảng một nửa tỵ
lệ sai sót này là do sai tốc độ [40], [57]. Một vài NC trên thế giới cũng ghi nhận sai tốc
độ thƣờng xảy ra nhất tại khoa lâm sàng nhƣ NC của Wirtz (2003) tại Anh và Đức
hoặc NC của Taxis (2003) tại Anh [67], [81]. Hầu hết các sai sót do vi phạm quy định
chuẩn bị và thực hiện thuốc là TM với tốc độ nhanh quá mức quy định (69% liều tiêm
bolus tiêm nhanh gấp đôi tốc độ tối đa cho phép) [67].

.


.

8

1.2.4. Nguyên nhân của sai sót trong chuẩn bị và thực hiện thuốc
Một số nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến sai sót có thể đƣợc trình bày nhƣ sau:
1.2.4.1. Bệnh nhân
Số lƣợng BN đơng, tình trạng bệnh nặng, BN trong tình trạng cấp cứu hay đƣợc chỉ
định thực hiện cùng lúc nhiều thuốc hoặc BN vắng mặt tại giƣờng bệnh tại thời điểm
thực hiện thuốc đều là điều kiện thuận lợi dẫn đến sai sót [16], [27], [38], [73]. Ngồi
ra, BN có ít đƣờng truyền (do mạch máu dễ vỡ hoặc nguy cơ xuất huyết) dễ dẫn đến
nhiều thuốc TM/TTM qua cùng một kim luồn gây ra tƣơng kỳ thuốc.
BN không đƣợc cung cấp thông tin sử dụng thuốc hoặc BN hiểu biết về thuốc nhƣng

không ngăn ngừa sai sót cũng có thể dẫn đến sai sót [27], [22], [41], [67].
1.2.4.2. Điều dưỡng
Thiếu kiến thức và kinh nghiệm về việc chuẩn bị và thực hiện thuốc của ĐD là nguyên
nhân quan trọng trong việc xảy ra MAE. Hạn chế trong hoạt động đào tạo liên tục cũng
đƣợc báo cáo có liên quan đến sai sót [22]. ĐD học hỏi kỹ năng dựa vào kinh nghiệm
của ĐD khác ngay tại khoa [67]. Trong trƣờng hợp này, nếu trong kỹ năng truyền đạt
theo kinh nghiệm có sai sót hay thiếu sót thì sẽ dẫn đến một sai sót kỹ năng hệ thống
tại khoa. ĐD không biết đủ thông tin về loại thuốc, dung môi, tƣơng kỳ, thiết bị hỗ trợ
tiêm/tiêm truyền hoặc một số thơng tin về tình trạng của BN có liên quan đến việc
chuẩn bị và thực hiện thuốc [36], [67].
Ngồi ra việc ĐD khơng nắm vững hoặc khơng tn thủ các quy định/quy trình sử
dụng thuốc, khơng thích nghi với mơi trƣờng làm việc, đặc biệt khi có sự thay đổi
trong quy trình, thuốc, thiết bị cũng có thể tạo điều kiện để MAE xảy ra [38]. ĐD mới
nhận việc, chƣa có kinh nghiệm phải tuân theo thời gian bắt buộc hoàn thành từ ĐD
trƣởng tua trực [22]. Điều này gây áp lực thời gian khiến ĐD mới bỏ qua các bƣớc thao
tác đảm bảo an toàn.
Sơ suất và nhầm lẫn rất thƣờng gặp nhƣ đọc nhầm tên thuốc, nhầm BN, đọc nhầm y
lệnh hoặc tài liệu khác [67]. Các tình trạng sơ suất đƣợc ghi nhận là nguyên nhân của

.


.

9

khoảng 12% MAE [22]. Các trạng thái tinh thần của ĐD nhƣ thiếu tập trung, tự mãn và
bất cẩn trong môi trƣờng làm việc bận rộn và áp lực cao có thể là nguyên nhân của sơ
suất và nhầm lẫn [18], [41].
Các trƣờng hợp gây ảnh hƣởng tiêu cực đến thể chất của ĐD nhƣ: cơ thể kiệt sức do

làm việc liên tục trong thời gian dài, thiếu thời gian nghỉ ngơi, thiếu ngủ, mắc bệnh,
mệt mỏi không thể ăn uống hoặc khơng có thời gian để ăn uống đúng giờ [33], [41],
[60], [73]. Tình trạng mệt mỏi của ĐD có thể dẫn đến các tác động nhƣ: phản ứng
chậm, thiếu chính xác, giảm nhận thức về các thay đổi nhỏ trong tình trạng sức khỏe
của BN, khơng ứng phó đƣợc với các tình huống bất ngờ, mất tập trung, bỏ sót hoạt
động cần thiết, giảm khả năng giao tiếp/ghi nhớ và động lực làm việc, giảm khả năng
tiếp thu các kiến thức/cơng việc mới, thờ ơ, khó chịu hoặc bực bội với mọi ngƣời, buồn
ngủ liên tục và giảm khả năng phối hợp tay và mắt [22].
Trạng thái tinh thần nhƣ căng thẳng, buồn chán, hồi hộp, thiếu quyết đốn và thiếu tự
tin cũng là các yếu tố góp phần dẫn đến sai sót [22], [41]. ĐD có ý thức trách nhiệm thì
sẽ có hành động tích cực để hạn chế sai sót xảy ra [27], [38].
Vi phạm các quy định có thể xảy ra trong trƣờng hợp các quy trình/hƣớng dẫn chƣa
đƣợc thiết kế tốt hoặc khó tiếp cận. Ngồi ra, vi phạm các quy định có thể do đáp ứng
yêu cầu của BN hoặc ĐD chịu trách nhiệm chuẩn bị và thực hiện thuốc chỉ tin tƣởng
vào kinh nghiệm của ĐD có thâm niên hơn là tuân thủ theo quy trình/hƣớng dẫn. Hoạt
động kiểm tra, giám sát chƣa tốt cũng có thể dẫn đến việc khơng tn thủ quy
trình/hƣớng dẫn [41]. Các hành vi khơng an tồn khác nhƣ sai sót khi tính liều cũng
thƣờng đƣợc báo cáo [19], [36], [81].
1.2.4.3. Thuốc và trang thiết bị
Thuốc nhìn giống nhau − tên gọi giống nhau (Look Alike, Sound Alike – LASA), nhãn
thuốc không rõ ràng hoặc khoa Dƣợc cung ứng sai thuốc/thiếu thuốc hay chậm trễ và
bảo quản thuốc khơng tốt có thể tạo điều kiện MAE xảy ra [22], [73].

.


.

10


Thiếu các trang thiết bị − kỹ thuật giúp hỗ trợ việc thực hiện thuốc ví dụ bơm tiêm
điện, máy truyền dịch tự động hoặc thiếu chuyên gia kỹ thuật hƣớng dẫn sử dụng thiết
bị y tế có thể giảm đi cơ hội thực hiện thuốc an toàn [22], [41], [67].
1.2.4.4. Chính sách và thủ tục
Quyết định khơng hợp lý của nhà quản lý có thể ảnh hƣởng lớn đến đặc điểm an toàn
trong chuẩn bị và thực hiện thuốc tại CSYT. Ví dụ hạn chế đầu tƣ cho hoạt động đào
tạo liên tục dành cho ĐD, sắp xếp công việc vƣợt quá khả năng làm việc của ĐD hay
hạn chế báo cáo sai sót bằng các hình thức kỵ luật/xử phạt [41]. Chính sách, thủ tục,
quy trình làm việc của CSYT có thể bị thiếu hoặc xây dựng chƣa hợp lý có khả năng
dẫn đến một loạt các MAE nhƣ sai tốc độ, sai thời gian và sai liều [38].
1.2.4.5. Môi trường làm việc
Môi trƣờng làm việc không an toàn nhƣ tiếng ồn, thiếu ánh sáng, bận rộn hoặc các tình
huống khẩn cấp [22], [41]. Khối lƣợng cơng việc lớn diễn ra trong một thời gian dài có
thể góp phần khiến MAE diễn ra. Nhiều CSYT chỉ quy định mỗi ĐD làm việc trong
vòng 8 giờ hoặc 12 giờ liên tục mỗi ngày, bất kể số lƣợng BN tại khoa tiếp nhận và
phân công cho mỗi ĐD [22]. Áp lực đến từ việc phải hồn thành nhiều việc cịn lại tại
thời điểm cuối ca trực [38], [68], [67]. Các sai sót có thể xảy ra trong những tình huống
này nhƣ bỏ sót liều và vi phạm các quy định [41]. Xao lãng và gián đoạn trong công
việc là nguyên nhân của MAE đã đƣợc đề cập trong nhiều NC [27], [51], [73]. Y lệnh
chƣa rõ ràng, chƣa hợp lệ, sắp xếp thiếu trật tự hoặc sai sót khi nhập y lệnh có khả
năng cao gây MAE [22], [73]. Tin tƣởng vào hƣớng dẫn của đồng nghiệp hoặc thiếu
đoàn kết giữa các nhân viên y tế có thể gây rủi ro xuất hiện MAE [22], [38], [41].
Ngồi ra, văn hóa làm việc tại khoa là một yếu tố quan trọng có liên quan đến MAE.
ĐD chấp nhận thực hành khơng tốt (ví dụ: thực hiện thuốc khi chƣa có y lệnh của BS,
tiêm/tiêm truyền thuốc quá nhanh) tạo ra văn hóa dùng thuốc nhiều rủi ro và khơng an
tồn [41], [67], [68].

.



.

11

1.2.5. Các phƣơng pháp phát hiện sai sót trong chuẩn bị và thực hiện thuốc
Có 6 phƣơng pháp thƣờng đƣợc sử dụng để phát hiện MAE, bao gồm:
1.2.5.1. Tự báo cáo
Cung cấp bảng câu hỏi để ngƣời báo cáo có thể tự báo cáo sai sót của bản thân hoặc
của ĐD khác nhƣng khơng nêu danh tính của ngƣời gây ra sai sót.
Ƣu điểm của phƣơng pháp tự báo cáo là chi phí thấp và nhờ hình thức ẩn danh có thể
giúp giảm thiểu nỗi lo sợ bị xử lý kỵ luật của ĐD.
Hạn chế của phƣơng pháp là ngƣời chứng kiến MAE chỉ có thể báo cáo nếu nhận thức
đƣợc rằng MAE xảy ra. Báo cáo không đƣợc thực hiện trong một số tình huống nhƣ:
lời khun khơng nên báo cáo của NVYT khác hoặc ĐD tin rằng MAE xảy ra không
gây tổn hại cho BN hoặc nhận định MAE do ngoại cảnh (áp lực công việc và thời gian,
sai sót của tua trực trƣớc) gây ra [22].
1.2.5.2. Báo cáo sự cố, bao gồm báo cáo tự nguyện
Một báo cáo sự cố là một báo cáo đƣợc yêu cầu hay đƣợc công nhận bởi cơ sở y tế và
thể hiện danh tính của ĐD thực hiện thuốc sai sót.
Ƣu điểm của phƣơng pháp là tƣơng đối hiệu quả với khả năng duy trì báo cáo liên tục
trong mọi thời điểm trên tồn bệnh viện với chi phí thấp [22], [73].
Nhƣợc điểm là phát hiện thiếu sai sót do chƣa định nghĩa đúng về MAE, cảm giác sai
lầm là MAE không gây tổn hại cho BN [22]. Báo cáo bị ảnh hƣởng bởi kinh nghiệm
ngƣời báo cáo [73]. Khả năng phát hiện MAE thấp hơn nhiều so với phƣơng pháp quan
sát trực tiếp (QSTT) [22]. Tâm lý lo sợ bị kỵ luật khi danh tính ĐD đƣợc cơng khai.
Khối lƣợng công việc của NVYT tăng thêm khi tham gia báo cáo [73].
1.2.5.3. Kỹ thuật phân tích sự cố quan trọng
Các sự cố có thể thu thập từ QSTT hoặc phỏng vấn ĐD thực hiện thuốc xảy ra MAE
một cách khách quan và chi tiết. Phân tích chuyên sâu từng loại MAE để tìm ra các yếu
tố nguy cơ và nguyên nhân của MAE [22], [27]. Cuối cùng các giải pháp này sẽ đƣợc


.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

12

đánh giá hiệu quả trên thực tế [22], [27]. Phƣơng pháp này tập trung phân tích trên các
thao tác đƣợc quan sát ghi nhận hơn là thu thập các diễn giải/ý kiến chủ quan [27].
Hạn chế phƣơng pháp là việc hồi cứu dữ liệu nên dễ bị sai số nhớ lại hoặc đánh giá của
chuyên gia có thể thiếu khách quan [27], [22]. Phƣơng pháp cần chi phí tƣơng đối lớn
để đào tạo ngƣời quan sát, phỏng vấn, thu thập số liệu và thành lập hội động đánh giá.
1.2.5.4. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
Phƣơng pháp tập trung trên việc hồi cứu lại hồ sơ bệnh án và một số hồ sơ có liên quan
(ví dụ: hồ sơ thực hiện thuốc, kết quả xét nghiệm, các ghi chú,…) [73]. Phƣơng pháp
tập trung vào tổn hại do MAE gây ra. Sau khi NVYT đã qua đào tạo đặc biệt thì tiến
hành kiểm tra các hồ sơ để phát hiện các đặc điểm nghi ngờ sai sót đã xảy ra. Lợi thế
của phƣơng pháp là cho phép theo dõi và nắm bắt các sai sót dựa trên thơng tin sẵn có
trong hồ sơ [73]. Phƣơng pháp có thể giúp phát hiện mức độ ảnh hƣởng thực của sai
sót đến BN trên lâm sàng. Thời gian linh hoạt để thu thập dữ liệu [73]. Chi phí đánh
giá thấp hơn so với phƣơng pháp QSTT [28]. Phƣơng pháp giúp phát hiện tỵ lệ MAE
cao hơn so với phƣơng pháp tự báo cáo [31].
Trở ngại của phƣơng pháp là thông tin cần thiết liên quan đến sai sót có thể khơng
đƣợc ghi chép trong hồ sơ hoặc ghi chép không rõ ràng và khơng chính xác. Mặc dù

thời gian linh động nhƣng phƣơng pháp cần tƣơng đối nhiều thời gian để thực
hiện [73]. Ngồi ra, việc khó phân biệt đƣợc các triệu chứng, dấu hiệu cận lâm sàng
bất thƣờng xảy ra là do tiến triển bệnh hay MAE hay do một nguyên nhân khác cũng là
một trở ngại lớn khi tiến hành. Phƣơng pháp này có tỵ lệ phát hiện sai sót thấp hơn so

với phƣơng pháp QSTT [28].
1.2.5.5. Theo dõi hồ sơ bệnh án nhờ sự hỗ trợ của máy vi tính
Phƣơng pháp này có thể đƣợc coi là hoạt động mở rộng của phƣơng pháp kiểm tra hồ
sơ bệnh án nhờ ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT). Việc sàng lọc phiếu lĩnh thuốc
và kết quả cận lâm sàng nghi ngờ do MAE đƣợc thông báo cho NVYT để theo dõi, xác
nhận MAE có đã xảy ra hay khơng và khắc phục ảnh hƣởng của sai sót cho BN nếu

.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

13

cần thiết [22]. Ƣu điểm của phƣơng pháp này là giúp giảm đƣợc chi phí và nhân lực.
Tuy nhiên phƣơng pháp có tỵ lệ phát hiện MAE thấp hơn so với phƣơng pháp kiểm tra
hồ sơ bệnh án [37].
1.2.5.6. Quan sát trực tiếp
Trong phƣơng pháp QSTT, một quan sát viên sau khi đƣợc đào tạo về kỹ thuật quan sát
trực tiếp thì đi cùng với ĐD để chứng kiến thực tế việc chuẩn bị − thực hiện thuốc và
đối chiếu thông tin thu thập đƣợc với thông tin của từng liều thuốc tƣơng ứng trong y
lệnh [8], [22], [24], [73].
Ƣu điểm của phƣơng pháp QSTT đó là khả năng phát hiện MAE một cách độc lập,
không phụ thuộc vào năng lực nhận biết MAE của ĐD đƣợc quan sát [90]. Ngồi ra,
phƣơng pháp khơng phụ thuộc kỹ năng giao tiếp, sự sẵn sàng báo cáo sai sót của ĐD
hay việc phải nhớ lại các tình huống trong quá khứ [22]. Các MAE đang xảy ra có thể
đƣợc phát hiện trực tiếp và cho phép ngƣời quan sát ngăn ngừa sai sót gây tổn hại cho
BN [73]. Ngƣời quan sát có thể phát hiện các yếu tố có liên quan đến việc xảy ra sai
sót [73]. Phƣơng pháp đƣợc phát triển bởi Barker và McConnell cách đây khoảng 60
năm [8]. Tính đến nay, phƣơng pháp đƣợc chấp nhận rộng rãi nhƣ là “tiêu chuẩn vàng”

trong phát hiện MAE [58]. Điều này đƣợc thể hiện thông qua số lƣợng rất lớn các
nghiên cứu MAE áp dụng phƣơng pháp này [22]. Phƣơng pháp này có thể phát hiện tỵ
lệ sai sót cao hơn và nhiều loại sai sót hơn so với các phƣơng pháp khác. Theo kết quả
NC của tác giả Flynn, trong tổng số 457 sai sót đƣợc xác định thì có 65,6% sai sót
đƣợc phát hiện bởi phƣơng pháp quan sát trực tiếp, trong khi phƣơng pháp kiểm tra hồ
sơ bệnh án chỉ phát hiện đƣợc 3,7% sai sót và phƣơng pháp tự báo cáo phát hiện đƣợc
ít sai sót hơn (tỵ lệ 0,2%) [28].
Một số hạn chế của phƣơng pháp nhƣ: mất nhiều thời gian và chi phí. Ngƣời quan sát
phải là một NVYT có kiến thức về tên thuốc, nhận dạng thuốc và khả năng đọc y lệnh
của BS [22]. Ngƣời quan sát cần phải quen với cơng việc quan sát vì ĐD chuẩn bị và
thực hiện thuốc với tốc độ rất nhanh và liên tục. Hiệu ứng Hawthorne có thể xảy ra khi

.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

14

ĐD đƣợc quan sát [8]. Để giảm thiểu hiệu ứng này thì ngƣời quan sát phải cố gắng
đảm bảo sự kín đáo, tế nhị và khơng phán xét trong suốt quá trình NC [22]. NC của
Barker đã kiểm tra ảnh hƣởng có thể có của ngƣời quan sát đối với tỵ lệ sai sót của mỗi
ĐD trong vòng 5 ngày liên tiếp. Kết quả cho thấy tỵ lệ sai sót của từng ĐD khơng thay
đổi theo thời gian [24]. Ngoài ra, để tuân thủ nguyên tắc y đức, ngƣời NC luôn bảo
đảm sự đồng ý tham gia một cách tự nguyện của ĐD và tại bất kỳ thời điểm nào, ĐD
đều có thể ngừng tham gia NC. Điều này góp phần tạo sự thoải mái của ĐD khi có mặt
của ngƣời quan sát. Trong một NC tổng quan nhận định phƣơng pháp QSTT có ngụy
trang có thể là tiêu chuẩn vàng trong phát hiện sai sót. Tuy nhiên, cũng trong NC này
chƣa đƣa ra bằng chứng kết luận sự khác biệt giữa phƣơng pháp QSTT có ngụy trang
và phƣơng pháp QSTT không ngụy trang [13].

1.2.6. Các biện pháp đánh giá mức độ ảnh hƣởng của sai sót trong chuẩn bị và
thực hiện thuốc
Có rất nhiều phƣơng pháp đánh giá mức độ nghiêm trọng của sai sót. Trong đó có 3
phƣơng pháp thƣờng đƣợc sử dụng đƣợc trình bày dƣới đây [73].
1.2.6.1. Theo Hội đồng Điều phối Quốc gia Hoa Kì về Báo cáo và phịng tránh sai
sót liên quan đến thuốc (2001)
Phƣơng pháp phân loại này đƣợc cải tiến và phát triển dựa trên cách phân loại của
nhóm tác giả Hartwig, Denger và Schneider đề xuất [35]. Cách phân loại này đƣợc
NCCMERP thông qua lần đầu vào năm 1996, sau đó tiến hành điều chỉnh, sửa đổi để
đƣợc cách phân loại phiên bản năm 2001. Cách phân loại này vẫn cịn giá trị tính đến
nay. Phân loại này tập trung trên tác hại thực của sai sót [73]. Phân loại bao gồm 9 mức
độ đƣợc trình bày trong Hình 1.3 [54].

.


×