.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------
BỘ Y TẾ
NGUYỄN ÁNH NHỰT
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP DƯỢC LÂM SÀNG
TRÊN VIỆC KÊ ĐƠN THUỐC NGOẠI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2019
.
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------
NGUYỄN ÁNH NHỰT
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP DƯỢC LÂM SÀNG
TRÊN VIỆC KÊ ĐƠN THUỐC NGOẠI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Ngành: Dược lý và Dược lâm sàng
Mã số: 8720205
Luận văn Thạc sĩ Dược học
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN HƯƠNG THẢO
Thành phố Hồ Chí Minh – 2019
.
.
i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi. Các số liệu sử dụng trong phân
tích luận văn có nguồn gốc rõ ràng, kết quả nghiên cứu do tơi tự khảo sát, phân tích
một cách trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tất cả các tài liệu tham khảo trong luận văn đều được tham chiếu và trích dẫn đầy
đủ.
Nguyễn Ánh Nhựt
.
.
ii
TÓM TẮT
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP DƯỢC LÂM SÀNG TRÊN VIỆC KÊ
ĐƠN THUỐC NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Học viên: Nguyễn Ánh Nhựt
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Huơng Thảo
Mở đầu: Các vấn đề liên quan đến thuốc (drug-related problems, DRPs) có thể ảnh
hưởng hiệu quả điều trị và làm tăng nguy cơ nhập viện của bệnh nhân. Các can thiệp
dược lâm sàng có thể giúp phòng ngừa / giảm thiểu các vấn đề này. Tuy nhiên, các dữ
liệu này tại Việt Nam còn hạn chế.
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả can thiệp dược lâm sàng trên vấn đề liên quan đến thuốc
trong kê đơn cho bệnh nhân (BN) điều trị ngoại trú.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp, so sánh trước/sau được thực hiện
trên việc kê đơn thuốc cho BN điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Y Dược Cần
Thơ. Đặc điểm BN và thông tin đơn thuốc ngoại trú được thu thập từ phần mềm kê đơn
điện tử của bệnh viện từ 01/03/2019 đến 15/03/2019 (trước can thiệp) và từ
01/08/2019 đến 15/08/2019 (sau can thiệp). Các DRPs được xác định bởi dược sĩ dựa
trên tài liệu: (1) Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc; (2) Hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế và (3)
Dược thư Quốc gia Việt Nam 2015 và được phân loại theo hệ thống phân loại PCNE
(Pharmaceutical Care Network Europe). Các can thiệp bao gồm tổ chức buổi báo cáo
Dược lâm sàng tại bệnh viện, cung cấp tờ thông tin, trao đổi nhắc nhở bác sĩ về DRPs,
được thực hiện bởi nhóm NC phối hợp với dược sĩ lâm sàng tại bệnh viện. Các DRPs
được mô tả theo tần suất và tỉ lệ phầm trăm. So sánh sự cải thiện của các vấn đề trước
và sau can thiệp bằng các phép kiểm thống kê với p < 0,05 được xem là có ý nghĩa.
Kết quả: Ở giai đoạn trước can thiệp (từ 01/03/2019 đến 15/03/2019), có 3352 đơn
thuốc được thu thập và đánh giá. Số đơn có ít nhất 1 DRP chiếm 88,8%. Sau khi can
thiệp, có 2685 đơn thuốc (từ 01/08/2019 đến 15/08/2019) được đánh giá lại. Sau can
thiệp, số đơn có ít nhất 1 DRP giảm từ 88,8% xuống cịn 74,9% (p<0,001). Trong đó
can thiệp của dược sĩ đã có hiệu quả trên DRPs về chỉ định (p<0,001), liều dùng
(p<0,001), số lần dùng thuốc trong ngày (p<0,001), thời điểm dùng thuốc trong ngày
(p<0,001), DRP về thời điểm dùng thuốc so với bữa ăn và tương tác thuốc chưa có sự
thay đổi có ý nghĩa so với trước can thiệp (p>0,05).
Kết luận: Vấn đề liên quan đến thuốc vẫn còn phổ biến. Các hoạt động dược lâm sàng
tại bệnh viện, đặc biệt là can thiệp trên đơn thuốc ngoại trú giúp hạn chế các vấn đề
liên quan đến thuốc trong kê đơn.
Từ khóa: Các vấn đề liên quan đến thuốc, Đơn thuốc ngoại trú, Can thiệp dược sĩ.
.
.
iii
ABSTRACT
IMPACT OF PHARMACIST INTERVENTIONS ON DRUG-RELATED
PROBLEMS IN PRESCRIBING FOR OUTPATIENTS OF A HOSPITAL
IN CAN THO
Student: Nguyen Anh Nhut
Supervisor: Assoc. Prof., Ph.D. Nguyen Huong Thao
Background: Drug-related problems (DRPs) can lead to negative outcomes, and increase
the risk of hospitalization. Pharmacist interventions can help prevent / reduce these
problems. However, studies in Vietnam are limited.
Objectives: To evaluate impact of pharmacist interventions on drug-related problems in
prescribing for outpatients.
Methods: An intervention study was conducted on prescribing process for outpatients
from University hospital in Can Tho. Patients’ characteristics and prescription information
were collected from the Hospital's electronic prescription software from March 1, 2019 to
March 15, 2019 (preintervention) and from August 1, 2019 to August 15, 2019 (postintervention). DRPs were determined by pharmacists using (1) summary of product
characteristics (2) treatment guidelines of Vietnam Ministry of Health; and (3) Vietnamese
National Drug Formulary 2015 and were classified using guideline of Pharmaceutical Care
Network Europe. Interventions, including a workshop on DRPs in the indication, providing
information sheets and reminding physicians of such DRPs, were carried out by
researchers in collaboration with clinical pharmacists in the study hospital. DRPs in the
indication were described by frequency and percentage. Improvement of DRPs in pre/postintervention stages was determined by statistical tests with significant level of p < 0.05.
Results: In the pre-intervention phase (from 01/03/2019 to 15/03/2019), 3352
prescriptions were analyzed. The number of prescriptions with at least 1 DRP was 88.8%.
In the post-intervention phase, 2685 prescriptions (from 01/08/2019 to 15/08/2019) were
analyzed. The number of prescriptions with at least 1 DRP decreased from 88.8% to 74.9%
(p<0.001). Pharmacist interventions are effective on DRPs in indication (p<0,001), dose
(p<0,001), frequency of use (p<0,001), time of taking medications (p<0,001). There has
been no significant improvement in DRPs of underuse indication and drugs with
contraindications after interventions.
Conclusions: DRPs were common. Promoting clinical pharmacists’ activities in hospitals,
especially outpatients’ prescriptions review and interventions can help limit DRPs in
prescribing.
Keywords: Drug-related problems, Outpatient prescriptions, Pharmacist interventions.
.
.
iv
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................. vii
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. viii
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................x
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .....................................................................................3
1.1.
CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC ..............................................3
1.1.1.
Định nghĩa ......................................................................................................3
1.1.2.
Nguyên nhân ..................................................................................................5
1.1.3.
Yếu tố nguy cơ ...............................................................................................6
1.1.4.
Hệ thống phân loại DRPs ...............................................................................7
1.1.5.
Các thuốc và nhóm thuốc thường xuất hiện DRPs ........................................9
1.1.6.
Phịng ngừa và xử lý ......................................................................................9
1.2.
SỰ CAN THIỆP CỦA DƯỢC SĨ TRÊN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
ĐẾN THUỐC ...........................................................................................................10
1.2.1.
Đối tượng và nội dung can thiệp ..................................................................10
1.2.2.
Một số biện pháp can thiệp và hiệu quả can thiệp .......................................13
1.2.3.
Một số can thiệp liên quan DRPs trên thế giới ............................................17
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................19
2.1
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...................................................................19
2.1.1.
Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................19
2.1.2.
Cỡ mẫu .........................................................................................................19
2.1.3.
Phương pháp chọn mẫu ................................................................................20
2.2.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................20
2.2.1.
Thiết kế nghiên cứu......................................................................................20
2.2.2.
Phương pháp tiến hành.................................................................................20
2.2.2.1. Giai đoạn trước can thiệp ............................................................................20
2.2.2.2. Giai đoạn can thiệp ......................................................................................23
2.2.2.3. Giai đoạn sau can thiệp ...............................................................................24
.
.
v
2.2.3.
Các biến số trong nghiên cứu .......................................................................26
2.2.4.
Phân tích và trình bày số liệu .......................................................................27
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ .........................................................................................28
3.1.
TẦN SUẤT XUẤT HIỆN DRPS TRONG KÊ ĐƠN TRƯỚC CAN
THIỆP ......................................................................................................................28
3.1.1.
Đặc điểm thông tin trong đơn thuốc và tần suất xuất hiện DRPs chung .....28
3.1.2.
Tần suất xuất hiện DRPs trong kê đơn trước can thiệp ...............................29
3.2.
TẦN SUẤT XUẤT HIỆN DRPS TRONG KÊ ĐƠN SAU CAN THIỆP ..
......................................................................................................................36
3.2.1.
Đặc điểm thông tin trong đơn thuốc ............................................................36
3.2.2.
Tần suất xuất hiện DRPs trong kê đơn sau can thiệp ..................................37
3.2.2.1. DRPs về chỉ định dùng thuốc .......................................................................38
3.2.2.2. DRPs về liều dùng ........................................................................................39
3.2.2.3. DRPs về số lần dùng thuốc trong ngày ........................................................40
3.2.2.4. DRPs về thời điểm dùng thuốc .....................................................................41
3.2.2.5. DRPs về tương tác thuốc trong đơn .............................................................42
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .......................................................................................43
4.1.
TẦN SUẤT XUẤT HIỆN DRPS TRONG KÊ ĐƠN TRƯỚC CAN
THIỆP ......................................................................................................................43
4.1.1.
Đặc điểm thông tin trong đơn thuốc ............................................................43
4.1.2.
Tần suất xuất hiện DRPs trong kê đơn trước can thiệp ...............................44
4.1.2.1. DRPs về chỉ định thuốc ................................................................................45
4.1.2.2. DRPs về liều dùng và số lần dùng thuốc .....................................................46
4.1.2.3. DRPs về thời điểm dùng thuốc .....................................................................48
4.1.2.4. DRPs về tương tác thuốc..............................................................................49
4.2.
HIỆU QUẢ CAN THIỆP CỦA DƯỢC SĨ TRÊN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN
QUAN ĐẾN THUỐC TRONG KÊ ĐƠN .............................................................50
4.2.1.
Đặc điểm chung trong đơn thuốc .................................................................50
4.2.2.
DRPs về chỉ định thuốc không phù hợp ......................................................50
.
.
vi
4.2.3.
DRPs về liều dùng và số lần dùng thuốc .....................................................51
4.2.4.
DRPs về thời điểm dùng thuốc ....................................................................51
4.2.5.
DRPs về tương tác thuốc..............................................................................52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................56
.
.
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Từ tiếng Anh
Ý nghĩa tiếng Việt
ADE
Adverse Drug Event
Sự cố bất lợi của thuốc
ADP
Adenosine diphosphate
ADR
Adverse Drug Reaction
Phản ứng có hại của thuốc
BHYT
Bảo hiểm y tế
BYT
Bộ y tế
CT
Can thiệp
DRP
Drug Related Problem
Vấn đề liên quan đến thuốc
ME
Medication Error
Sai sót trong sử dụng thuốc
NSAID
Non-steroidal anti-inflammatory
Thuốc
drug
steroid
Pharmaceutical Care Network
Hệ thống chăm sóc dược châu
Europe
Âu
PPI
Proton Pump Inhibitors
Thuốc ức chế bơm proton
RAA
Renin - Angiotensin - Aldosterone
PCNE
.
chống
viêm
không
.
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tóm tắt sự khác biệt giữa ADE, ADR, ME và DRP ..................................4
Bảng 1.2. Các nguyên nhân gây ra DRPs ...................................................................5
Bảng 1.3. Mười yếu tố nguy cơ góp phần vào sự xuất hiện của DRPs ......................6
Bảng 1.4. Hệ thống phân loại PCNE phiên bản 8.02 theo nguyên nhân ....................8
Bảng 1.5. Một số nhóm thuốc thường gặp DRPs đối với bệnh nhân nội trú và ngoại
trú ................................................................................................................................9
Bảng 1.6. Tóm tắt các yếu tố quyết định tuân thủ và can thiệp cải thiện tuân thủ ...11
Bảng 1.7. Các biện pháp can thiệp trong một số nghiên cứu ....................................14
Bảng 1.8. Một số can thiệp liên quan DRPs trên thế giới .........................................17
Bảng 2.9. Các biến số về thông tin bệnh nhân và thuốc trong đơn thuốc .................26
Bảng 2.10. Các biến số về DRPs trong đơn thuốc ....................................................26
Bảng 3.11. Đặc điểm bệnh nhân ngoại trú ................................................................28
Bảng 3.12. Các vấn đề liên quan đến thuốc ..............................................................29
Bảng 3.13. Năm hoạt chất thường bị chỉ định thừa trong đơn thuốc ngoại trú ........30
Bảng 3.14. Năm hoạt chất thường có chống chỉ định với bệnh có trong chẩn đốn 31
Bảng 3.15. Năm hoạt chất thường có liều dùng 24h thấp .........................................31
Bảng 3.16. Năm hoạt chất thường có liều dùng 24h cao ..........................................32
Bảng 3.17. Năm hoạt chất thường có số lần dùng thuốc trong ngày thấp hơn khuyến
cáo .............................................................................................................................33
Bảng 3.18. Năm hoạt chất thường có số lần dùng thuốc trong ngày cao hơn khuyến
cáo .............................................................................................................................33
Bảng 3.19. Năm hoạt chất thường có thời điểm dùng trong ngày khơng phù hợp
khuyến cáo.................................................................................................................34
Bảng 3.20. Năm hoạt chất thường có thời điểm dùng thuốc so với bữa ăn không phù
hợp khuyến cáo .........................................................................................................35
Bảng 3.21. Năm cặp tương tác thuốc nghiêm trọng thường xuất hiện trong đơn .....35
.
.
ix
Bảng 3.22. Đặc điểm thông tin thu thập từ đơn thuốc ngoại trú trước và sau can
thiệp ...........................................................................................................................36
Bảng 3.23. Các vấn đề liên quan đến thuốc trước và sau can thiệp ..........................37
Bảng 3.24. Năm hoạt chất thường bị chỉ định thừa trong đơn thuốc ngoại trú trước
và sau can thiệp .........................................................................................................38
Bảng 3.25. Năm hoạt chất có chống chỉ định với bệnh có trong chẩn đốn trước và
sau can thiệp ..............................................................................................................38
Bảng 3.26. Năm hoạt chất thường có liều dùng 24h thấp trước và sau can thiệp ....39
Bảng 3.27. Năm hoạt chất thường có liều dùng 24h cao trước và sau can thiệp ......39
Bảng 3.28. Năm hoạt chất thường có số lần dùng thuốc trong ngày thấp hơn khuyến
cáo trước và sau can thiệp .........................................................................................40
Bảng 3.29. Năm hoạt chất thường có số lần dùng thuốc trong ngày cao hơn khuyến
cáo trước và sau can thiệp .........................................................................................40
Bảng 3.30. Năm hoạt chất thường có thời điểm dùng trong ngày không phù hợp
khuyến cáo trước và sau can thiệp ............................................................................41
Bảng 3.31. Năm hoạt chất thường có thời điểm dùng thuốc so với bữa ăn khơng phù
hợp khuyến cáo trước và sau can thiệp .....................................................................41
Bảng 3.32. Năm cặp tương tác thuốc nghiêm trọng trước và sau can thiệp .............42
.
.
x
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mối quan hệ giữa ADE, ADR, ME với DRP ..............................................3
Hình 2.2. Sơ đồ nghiên cứu.......................................................................................25
.
.
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đối với hầu hết các bệnh, điều trị bằng thuốc khơng chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà
cịn nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, sử dụng thuốc khơng phù hợp có thể
gây ra tác dụng phụ và gây hại cho người bệnh [50]. Nhiều nghiên cứu chứng minh
rằng thuốc có thể mang đến những hậu quả tiêu cực cho sức khỏe như làm tăng tỉ lệ
mắc bệnh, tăng tỉ lệ nhập viện [9], [36] và giảm chất lượng cuộc sống [10], [50].
Nguyên nhân có thể liên quan đến sự lựa chọn thuốc hoặc liều lượng, hoặc các yếu
tố liên quan đến bệnh nhân như tương tác thuốc-bệnh hoặc vấn đề tuân thủ điều trị
[29].
Vấn đề liên quan đến thuốc (DRP – Drug related problem) được định nghĩa là một
sự cố liên quan đến việc sử dụng thuốc trong điều trị và có thể gây hại hoặc tiềm ẩn
mối nguy hại cho sức khỏe người bệnh [45]. Có nhiều hệ thống phân loại vấn đề
liên quan đến thuốc, trong đó đa số bao gồm vấn đề lựa chọn thuốc, liều lượng
thuốc, phản ứng có hại của thuốc, tương tác thuốc, thiếu theo dõi tác dụng / độc tính
của thuốc và các vấn đề tuân thủ điều trị. Các vấn đề liên quan đến thuốc bao gồm
cả vấn đề thực tế (đã dẫn đến biểu hiện lâm sàng hoặc điều trị thất bại) và tiềm năng
(vấn đề tiềm ẩn không biểu hiện, nhưng nếu không được giải quyết, nó có thể dẫn
đến tác hại liên quan đến thuốc cho bệnh nhân). Do đó, mục tiêu chính hiện nay là
ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến thuốc và dược lâm sàng ra đời với vai trò xác
định, giải quyết và phòng ngừa các vấn đề này [29].
Dược sĩ lâm sàng xác định, giải quyết và phòng ngừa các vấn đề liên quan đến
thuốc thông qua nhiều biện pháp can thiệp. Tuỳ theo mỗi giai đoạn điều trị và mỗi
loại DRP, dược sĩ sẽ hướng đến các đối tượng can thiệp như bác sĩ, điều dưỡng hay
bệnh nhân. Sự đóng góp của dược sĩ vào việc tối ưu hóa điều trị bằng thuốc có thể
được đánh giá trực tiếp hoặc gián tiếp bằng cách xác định số lượng các vấn đề liên
quan đến thuốc được giải quyết hoặc ngăn chặn, hoặc bằng cách đánh giá hiệu quả
điều trị [29].
Hiện nay, trên thế giới, ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh tầm quan trọng
của dược sĩ trong việc xác định và giải quyết DRPs, đặc biệt là DRPs trong kê đơn.
.
.
2
Dược sĩ với những biện pháp can thiệp cụ thể như tổ chức hội thảo – tập huấn, cung
cấp tài liệu, nhắc nhở có thể làm cải thiện tình trạng kê đơn thuốc, ví dụ như làm
tăng tỉ lệ sử dụng kháng sinh hợp lý trong điều trị viêm phổi từ 66,7% lên 83,1%,
hay làm giảm tỉ lệ sử dụng thuốc kháng nấm khơng hợp lý từ 71% xuống cịn 24%.
Tại Việt Nam, các nghiên cứu đánh giá tần xuất xuất hiện các DRPs trong kê đơn
cũng như tầm quan trọng của can thiệp dược lâm sàng ngày càng được chú trọng,
tuy nhiên, nghiên cứu đánh giá hiệu quả can thiệp dược lâm sàng trên việc kê đơn,
đặc biệt là ở bệnh nhân điều trị ngoại trú vẫn cịn ít. Trước thực tế đó, chúng tơi tiến
hành đề tài “Đánh giá hiệu quả can thiệp dược lâm sàng trên việc kê đơn thuốc
ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ” với 2 mục tiêu chính:
1. Xác định tần suất xuất hiện các vấn đề liên quan đến thuốc trong kê đơn
trước can thiệp.
2. Đánh giá hiệu quả can thiệp dược lâm sàng trên tần suất xuất hiện các vấn đề
liên quan đến thuốc trong kê đơn.
.
.
3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC
1.1.1. Định nghĩa
Vấn đề liên quan đến thuốc, được định nghĩa là một sự cố liên quan đến việc sử
dụng thuốc trong điều trị và có thể gây hại hoặc tiềm ẩn mối nguy hại cho sức khỏe
người bệnh [45]. Như vậy, việc kê đơn sử dụng thuốc cũng là một can thiệp có kế
hoạch với mục đích cải thiện tình trạng sức khỏe cho bệnh nhân.
Thuật ngữ “vấn đề liên quan đến thuốc” thường được coi là tương tự như sự cố bất
lợi của thuốc (ADE), phản ứng có hại của thuốc (ADR) hoặc sai sót trong sử dụng
thuốc (ME) vì đều có ý nghĩa là tác hại. Ngược lại, không giống như các thuật ngữ
khác, DRP không chỉ thúc đẩy sử dụng thuốc an tồn mà cịn sử dụng hợp lý và tiết
kiệm chi phí điều trị bằng thuốc. Do đó, thuật ngữ “vấn đề liên quan đến thuốc”,
được giới thiệu vào những năm 1990 [52], là một thuật ngữ rộng hơn được sử dụng
để mô tả các vấn đề tiềm ẩn hoặc phát sinh từ việc sử dụng thuốc trong điều trị bệnh
nhân trên lâm sàng.
Hình 1.1. Mối quan hệ giữa ADE, ADR, ME với DRP
Mặc dù ADE, ADR, ME và DRP đều được hiểu với ý nghĩa “tác hại”, song về bản
chất, các định nghĩa có sự khác biệt. Bảng 1.1 tóm tắt sự khác biệt của ADE, ADR,
ME và DRP [40].
.
.
4
Bảng 1.1. Tóm tắt sự khác biệt giữa ADE, ADR, ME và DRP [40]
ADE
ADR
ME
DRP
Biến cố bất lợi của
Phản ứng có hại của thuốc
Sai sót liên quan tới thuốc
Các vấn đề liên quan đến thuốc
thuốc
Định nghĩa
Một tổn thương do sử Tác dụng có hại gây ra do Những sai sót có thể phịng Sự kiện hoặc tình huống liên quan
dụng thuốc
thuốc ở liều bình thường, có ngừa được, gây ra việc sử đến điều trị bằng thuốc thực sự
thể do phản ứng miễn dịch dụng thuốc khơng hợp lý hoặc có khả năng can thiệp vào kết
(dị ứng)
hoặc gây nguy hại cho bệnh quả sức khỏe bệnh nhân
nhân
Liều xảy ra
Kết quả
Có thể xảy ra ở liều bình Xảy ra ở liều bình thường
Có thể xảy ra ở liều bình Có thể xảy ra ở liều bình thường,
thường, liều thấp hoặc
thường, liều thấp hoặc liều liều thấp hoặc liều cao
liều cao
cao
Biến cố bất thường của Phản ứng bất lợi từ phản Biến cố bất lợi trong quá Kết quả điều trị và thái độ của bệnh
thuốc
ứng miễn dịch và khơng trình thuốc được sử dụng nhân trong quá trình điều trị
miễn dịch
cho các đối tượng
Biện pháp Tăng nhận thức về sử Phát hiện và báo cáo ADR
Tăng nhận thức về sử dụng Chăm sóc dược
cải thiện
thuốc an tồn
dụng thuốc an tồn
.
.
5
1.1.2. Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến DRPs và sai sót trong dùng thuốc như: kê đơn thuốc
khơng phù hợp, sao chép hay phân phối thuốc không đúng và bệnh nhân khơng tn
thủ điều trị (Bảng 1.2). Trong đó, các nguyên nhân quan trọng nhất của DRPs là kê
đơn không phù hợp và bệnh nhân không tuân thủ [4].
Bảng 1.2. Các nguyên nhân gây ra DRPs [44], [54]
Nguyên nhân
Kê
đơn Lựa chọn thuốc
Ví dụ DRPs
Lựa chọn thuốc khơng phù hợp theo tiêu chí
thuốc khơng
nào rõ ràng
phù hợp
Thuốc khơng phù hợp theo chức năng thận
Thuốc có chống chỉ định trên bệnh nhân
Liều dùng
Liều dùng thấp hoặc cao hơn so với các
khuyến cáo, hướng dẫn
Các vấn đề về dược động học (suy gan, suy
thận) cần phải chỉnh liều
Dạng thuốc
Lựa chọn dạng thuốc và đường dùng không
phù hợp
Thời gian điều Thời gian điều trị ngắn hơn hoặc dài hơn so
trị
với khuyến cáo
Tương tác thuốc
Các tương tác thuốc quan trọng xảy ra khi kết
hợp hai hay nhiều thuốc, tương tác xảy ra giữa
thuốc và thực phẩm không phù hợp.
Sao chép, phân phối thuốc
Sao chép, phân phối khơng phù hợp nhóm
thuốc hoặc hoạt chất dẫn đến sự khác biệt giữa
thuốc trong đơn thuốc/bệnh án và thuốc bệnh
nhân đang thực sự dùng.
Tuân thủ điều trị
Bệnh nhân không tuân thủ các hướng dẫn điều
trị, sử dụng thuốc không theo đúng chỉ dẫn do
không nhớ hoặc không hiểu biết.
.
.
6
1.1.3. Yếu tố nguy cơ
Vấn đề liên quan đến thuốc là một vấn đề quan trọng, song có thể phịng ngừa được,
do đó các yếu tố nguy cơ cụ thể tạo thuận lợi cho sự xuất hiện của DRPs rất được
quan tâm. Các nghiên cứu trước đây đã xác định nhiều yếu tố nguy cơ đối với DRPs
[9].
Trong một nghiên cứu 2007 của Krähenbühl-Melcher A và cộng sự, giới tính nữ,
dùng nhiều thuốc cùng lúc, sử dụng thuốc có phạm vi trị liệu hẹp, tuổi trên 65, và sử
dụng thuốc chống đông máu và thuốc lợi tiểu, được xác định là yếu tố nguy cơ liên
quan đến ADEs và ADRs [30].
Năm 2014, Carole P Kaufmann và cộng sự thực hiện nghiên cứu “Xác định các yếu
tố nguy cơ cho các vấn đề liên quan đến thuốc”, kết quả nhóm tác giả công bố danh
sách xếp hạng của 10 yếu tố nguy cơ góp phần vào sự xuất hiện của DRPs được hội
đồng chuyên gia đánh giá là “quan trọng” (thang đo Likert: 4) (Bảng 1.3).
Bảng 1.3. Mười yếu tố nguy cơ góp phần vào sự xuất hiện của DRPs [9]
Yếu tố nguy cơ
STT
Likert
1
Sa sút trí tuệ, tình trạng nhận thức, IQ thấp, bệnh nhân lo lắng
4
2
Nhiều thuốc (số lượng thuốc> 5)
4
3
Thuốc chống động kinh
4
4
Thuốc chống đông máu
4
5
Sự kết hợp của NSAID và thuốc chống đông đường uống
4
6
Insulin
4
7
Thiếu thông tin, hiểu biết một phần về bệnh nhân, bệnh nhân
4
không hiểu mục tiêu của điều trị
8
Thuốc có cửa sổ trị liệu hẹp
4
9
Khơng tuân thủ
4
10
Nhiều bệnh đi kèm
.
3,5
.
7
1.1.4. Hệ thống phân loại DRPs
Phân loại DRPs là cần thiết để mô tả và đánh giá các tác động lâm sàng, kinh tế và
xã hội của DRPs từ đó có thể có những biện pháp can thiệp thích hợp.
Có hơn 20 hệ thống phân loại khác nhau, trong đó phổ biến là hệ thống PCNE, hệ
thống của Cipolle et al, hệ thống iMAP phiên bản Na Uy, hệ thống DOCUMENT
và hệ thống Westerlund. Hệ thống phân loại DOCUMENT và Westerlund thường
được áp dụng để phân loại DRPs trong nhà thuốc, hệ thống Cipolle et al và PCNE
sử dụng để phân loại DRPs trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe [7].
Những công cụ phân loại này giúp làm nổi bật bản chất và tỉ lệ mắc DRPs, tạo cơ sở
dữ liệu cho cả nhà nghiên cứu và người thực hành. Do đó, tùy vào mục tiêu nghiên
cứu, các nhà nghiên cứu có thể lựa chọn hệ thống phân loại DRPs phù hợp, có thể là
hệ thống hiện có và đề xuất thêm các tiêu chí để có được một công cụ tốt nhất.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn một số tiêu chí về nguyên nhân gây ra
DRPs trong kê đơn theo hệ thống phân loại PCNE (phiên bản 8.02). So với các hệ
thống phân loại khác, hệ thống PCNE có một số lợi thế như [33]:
(1) Cấu trúc phân loại DRPs với các phần chính và phần phụ chi tiết, mỗi loại
DRP đều được mã hóa.
(2) DRPs được phân loại theo kiểu (ví dụ: hiệu quả điều trị), theo nguyên nhân
(ví dụ: bệnh nhân quên sử dụng/ uống thuốc), theo sự can thiệp của dược sĩ
và theo kết quả.
(3) Từng loại DRP được định nghĩa rõ ràng.
(4) Hệ thống phân loại PCNE được sử dụng trong nhiều nghiên cứu khác nhau,
ở nhà thuốc cũng như trong bệnh viện và đã được dịch sang các ngôn ngữ
khác nhau, như tiếng Tây Ban Nha, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và tiếng Croatia.
.
.
8
Bảng 1.4. Hệ thống phân loại PCNE phiên bản 8.02 theo nguyên nhân [45]
Lĩnh vực cơ bản
Lựa chọn thuốc
Mã
Nguyên nhân
C1.1
Thuốc khơng phù hợp theo hướng dẫn
C1.2
Thuốc khơng phù hợp (có trong hướng dẫn nhưng bệnh nhân bị chống chỉ định)
C1.3
Không có chỉ định sử dụng thuốc
C1.4
Phối hợp thuốc-thuốc hoặc thuốc-thuốc từ dược liệu khơng phù hợp
C1.5
Trùng thuốc (Thuốc có cùng nhóm điều trị hoặc cùng hoạt chất)
C1.6
Có chẩn đốn nhưng khơng có thuốc điều trị
C1.7
Dùng q nhiều thuốc cho cùng một chỉ định
Dạng thuốc
C2.1
Dạng thuốc DRP khơng thích hợp (cho bệnh nhân)
Liều lượng
C3.1
Liều quá thấp
C3.2
Liều quá cao
C3.3
Chế độ dùng thuốc không đủ thường xuyên
C3.4
Chế độ dùng thuốc quá thường xuyên
C3.5
Hướng dẫn thời gian dùng thuốc sai hoặc không rõ ràng
C4.1
Thời gian điều trị quá ngắn
C4.2
Thời gian điều trị quá dài
Thời gian điều trị
.
.
9
1.1.5. Các thuốc và nhóm thuốc thường xuất hiện DRPs
Kết quả từ các nghiên cứu trên thế giới cho thấy các thuốc xảy ra DRPs thường
khơng giống nhau hồn tồn, do mỗi nghiên cứu có đối tượng, thời gian và địa điểm
nghiên cứu khác nhau. Có sự khác biệt về các nhóm thuốc thường xuất hiện DRPs
giữa bệnh nhân điều trị ngoại trú và bệnh nhân điều trị nội trú.
Bảng 1.5. Một số nhóm thuốc thường gặp DRPs đối với bệnh nhân nội trú và
ngoại trú [3], [23]
Bệnh nhân nội trú
Bệnh nhân ngoại trú
1
Kháng sinh
Thuốc trị rối loạn lipid máu
2
Thuốc tiêu hóa
Thuốc trị đái tháo đường
3
Thuốc tim mạch
Thuốc tác động hệ RAA
4
Thuốc điều trị bệnh về máu
Thuốc trị rối loạn tiết axit
5
Thuốc giảm đau và hạ sốt
Thuốc trị gout
6
Chống viêm và glucocorticosteroid
Thuốc chống huyết khối
7
Thuốc hệ thần kinh trung ương
Chẹn kênh Canxi
8
Thuốc nội tiết
Thuốc an thần
9
Vitamin
Thuốc chẹn Beta
10
Thuốc hô hấp
Thuốc trị ho và cảm cúm
STT
1.1.6. Phòng ngừa và xử lý
Theo báo cáo năm 2011 của Viện Y học, có tới 98000 bệnh nhân tử vong hàng năm
do sai sót liên quan đến thuốc [28].
Các DRPs có thể dẫn đến giảm chất lượng cuộc sống [10], [50], tăng thời gian nằm
viện, tăng chi phí chăm sóc sức khỏe và thậm chí làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử
vong [9], [36].
Việc phát hiện và phịng ngừa DRPs có thể nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân và tối ưu hóa chi phí chăm sóc sức khỏe, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe
an tồn và hiệu quả cho bệnh nhân [49].
.
.
10
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 50 - 80% DRPs có thể phịng ngừa được. Do
đó, đánh giá và quản lý DRPs là nền tảng của thực hành dược lâm sàng tại các cơ sở
chăm sóc sức khỏe khác nhau [4].
1.2. SỰ CAN THIỆP CỦA DƯỢC SĨ TRÊN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
ĐẾN THUỐC
Trong hơn hai thập kỷ, các dược sĩ đã phát triển các hệ thống để phát hiện, xác định,
giải quyết DRPs cũng như tác động của DRPs đối với việc chăm sóc bệnh nhân, vì
chúng thường bị bỏ qua và không được coi là yếu tố gây bệnh và liên quan đến tác
hại liên quan đến thuốc [25]. Những năm gần đây, nhiều nghiên cứu về sự can thiệp
của dược sĩ lâm sàng trên DRPs đã được thực hiện ở nhiều nơi và cho nhiều kết quả
khả quan.
1.2.1. Đối tượng và nội dung can thiệp
Tuỳ theo mỗi giai đoạn điều trị và mỗi loại DRP, dược sĩ sẽ hướng đến các đối
tượng can thiệp như bác sĩ, điều dưỡng hay bệnh nhân. Bảng 1.6 tóm tắt các yếu tố
quyết định tuân thủ điều trị và can thiệp nhằm cải thiên tuân thủ trên các đối tượng
khác nhau [16].
.
.
11
Bảng 1.6. Tóm tắt các yếu tố quyết định tuân thủ và can thiệp cải thiện tuân thủ [16]
Yếu tố quyết định tuân thủ
Các yếu tố
Can thiệp cải thiện tuân thủ
Các yếu tố liên
Số lượng thuốc
Can thiệp để giảm số lượng thuốc và ngăn ngừa ADR
quan đến thuốc
Phác đồ dùng thuốc (độ phức tạp, thời Giáo dục về sử dụng thuốc
(dược lý)
gian điều trị)
Đơn giản hóa chế độ dùng thuốc, giảm độ phức tạp (liều lượng,
ADR của thuốc
bao bì)
Bao bì thuốc
Liều dùng phù hợp với tuổi, ghi nhãn thuốc
Hướng dẫn bằng văn bản (súc tích) về thuốc
Đánh giá sử dụng thuốc
Các yếu tố liên
Thay đổi sinh lý liên quan đến tuổi tác Đánh giá việc sử dụng / quản lý thuốc và xác định thâm hụt
quan đến bệnh
(hoạt động thể chất - vận động, trạng Giáo dục về bệnh tật, mục tiêu điều trị
nhân
thái tinh thần, khả năng ứng biến)
Bệnh nhân tự giám sát triệu chứng bệnh
Bệnh (mức độ nghiêm trọng, nguy Giám sát tuân thủ bởi chuyên gia y tế và thông tin phản hồi
.
hiểm cho sức khỏe / tính mạng)
Nhật ký tự giám sát sử dụng thuốc
Đa bệnh lý
Lời nhắc về thuốc (lịch, biểu đồ, điện thoại, e-mail, máy tính)
Khả năng nhận thức và tâm lý
Hỗ trợ bệnh nhân quản lý liều (hộp thuốc, gói vỉ, hộp đựng)
Kiến thức về sức khỏe
Truyền thông
Sự tin tưởng
Giáo dục và giám sát
.
12
Những yếu tố kinh tế
Can thiệp tâm lý
Phương pháp cụ thể cho người suy giảm nhận thức
Các yếu tố liên
Tập huấn về chuyên ngành
Tập huấn cho người kê đơn
quan đến người Tâm lý
Đánh giá sử dụng thuốc
kê đơn, nhân
Làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp
Vai trị của các nhân viên y tế
viên y tế
Hạn chế thời gian
Cải thiện kỹ năng giao tiếp
Áp lực chi phí
Phối hợp chăm sóc bệnh nhân
Khác (hệ thống
Mối quan hệ giữa bệnh nhân và người Tiếp cận với thuốc
y tế, môi
kê đơn
trường)
Tiếp cận với thuốc - bảo hiểm y tế, Chính sách đối với trường hợp khơng tn thủ
hình thức hạn chế, thuốc generic
Bảo hiểm xã hội
.
Cải thiện hậu cần
.
13
Sự can thiệp ở các cấp độ trên đều quan trọng trong việc góp phần mang lại hiệu
quả tối ưu khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân. Tuy nhiên, một nghiên cứu thường can
thiệp hoặc trên bệnh nhân (tư vấn tuân thủ điều trị, tư vấn sử dụng thuốc), hoặc trên
bác sĩ kê đơn (phối hợp với bác sĩ trong việc quản lý DRPs trong đơn thuốc).
1.2.2. Một số biện pháp can thiệp và hiệu quả can thiệp
Trong bài phân tích tổng quan hệ thống năm 2018, Nathalia Serafim dos Santos và
cộng sự đã tổng hợp một số biện pháp can thiệp trên đối tượng nhân viên y tế như
biện pháp đánh giá sử dụng thuốc, can thiệp trên thuốc, can thiệp thơng qua hệ
thống máy tính, can thiệp bằng hình thức giáo dục và các hình thức khác [39]. Bảng
1.7 thể hiện các biện pháp can thiệp được áp dụng trong một số nghiên cứu gần đây.
.