Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ điều trị ở bệnh nhân động kinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 84 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THÀNH NGÀ

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ Ở
BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH
NGÀNH:Nội khoa (Thần Kinh)
Mã số: 8720107

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Người Hướng Dẫn : TS. Lê Văn Tuấn
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

TPHCM, Ngày 04 Tháng 10 Năm 2018


Tác giả luận văn

Nguyễn Thành Ngà

.


.

MỤC LỤC
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. Tổng quan tài liệu ........................................................................... 4
1.1. Lịch sử nghiên cứu động kinh .............................................................. 4
1.2. Dịch tễ học bệnh động kinh ................................................................. 5
1.3. Tình hình bệnh động kinh trên thế giới và Việt Nam .......................... 6
1.3.1 Tình hình động kinh trên thế giới ................................................ 6
1.3.2-Tình hình bệnh động kinh người lớn ở Việt Nam ....................... 6
1.4. Xác định bệnh động kinh ..................................................................... 7
1.5. Phân loại bệnh động kinh ..................................................................... 7
1.5.1- Phân loại động kinh theo ILAE 2005 ......................................... 8
1.5.2-Trình bày phân loại theo hội chứng động kinh ............................ 8
1.6. Điều trị bệnh động kinh...................................................................... 10
1.7. Phương pháp đánh giá tuân thủ điều trị ở bệnh nhân động kinh ....... 11
1.8. Tuân thủ điều trị và các yếu tố tuân thủ điều trị ................................ 11
1.8.1- Khái niệm tuân thủ điều trị ....................................................... 11
1.8.2-Hậu quả của không tuân thủ điều trị .......................................... 12
1.8.3-Các nghiên cứu về tuân thủ điều trị động kinh trong và ngoài
nước ..................................................................................................... 13

1.8.4-Các yếu tố ảnh hưởng tuân thủ điều trị ở bệnh nhân động kinh 16
CHƯƠNG 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ...................................... 21

.


.

2.1. Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 21
2.2. Đối tượng nghiên cứu......................................................................... 21
2.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu.................................................... 22
2.4. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................. 22
2.5. Các bước tiến hành ............................................................................. 24
2.6. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................... 24
2.7. Định nghĩa biến số ............................................................................. 27
2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ...................................................... 28
2.9. Sơ đồ nghiên cứu................................................................................ 29
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ................................................................................... 30
3.1. Đặc điểm dân số chung ...................................................................... 30
3.1.1-Giới ............................................................................................ 30
3.1.2-Tuổi ............................................................................................ 31
3.1.3-Trình độ học vấn ........................................................................ 32
3.1.4- Nghề nghiệp .............................................................................. 33
3.1.5-Loại động kinh ........................................................................... 34
3.1.6- Loại trị liệu................................................................................ 35
3.1.7-Tiền sử gia đình có bệnh động kinh........................................... 36
3.1.8-Tác dụng phụ ............................................................................. 37
3.1.9-Tần suất cơn động kinh .............................................................. 38
3.1.10- Thời gian điều trị .................................................................... 38
3.2. Tỉ lệ tuân thủ điều trị ở bệnh nhân động kinh điều trị tại khoa nội thần

kinh tổng quát bệnh viện nhân dân 115 ...................................................... 39

.


.

3.3. Các yếu tố liên quan đến sự tuân thủ điều trị ở bệnh nhân động kinh.40
3.3.1-Tuổi ............................................................................................ 40
3.3.2-Giới ............................................................................................ 42
3.3.3- Trình độ học vấn ....................................................................... 43
3.3.4-Nghề nghiệp ............................................................................... 44
3.3.5-Loại động kinh ........................................................................... 45
3.3.6-Loại trị liệu................................................................................. 46
3.3.7-Thời gian điều trị ....................................................................... 47
3.3.8-Tuổi khi được chẩn đoán ........................................................... 48
3.3.9-Tiền sử gia đình có bệnh động kinh........................................... 49
3.3.10-Tác dụng phụ ........................................................................... 49
3.4. Khảo sát mối liên quan giữa sự tuân thủ điều trị lên tần số cơn động
kinh .............................................................................................................. 50
CHƯƠNG 4. Bàn luận ...................................................................................... 51
4.1. Tỉ lệ tuân thủ điều trị ở bệnh nhân động kinh điều trị tại khoa nội thần
kinh tổng quát bệnh viện nhân dân 115. ..................................................... 51
4.2. Các yếu tố liên quan đến sự tuân thủ điều trị ở bệnh nhân động kinh52
4.2.1-Giới tính ..................................................................................... 52
4.2.2-Tuổi ............................................................................................ 54
4.2.3-Trình độ học vấn ........................................................................ 56
4.2.4-Nghề nghiệp ............................................................................... 57
4.2.5-Loại động kinh ........................................................................... 60
4.2.6-Loại điều trị ................................................................................ 62

4.2.7-Thời gian điều trị ....................................................................... 63

.


.

4.2.8-Tác dụng phụ ............................................................................. 65
4.2.9-Tiền sử gia đình có bệnh động kinh........................................... 65
4.3. Mối liên quan giữa sự tuân thủ điều trị lên tần số cơn động kinh ..... 66
Kết luận ............................................................................................................... 67
Kiến nghị ............................................................................................................. 70
Tài liệu tham khảo
Phụ lục 1: Thông tin người tham dự và xác định mức độ tuân thủ điều trị.
Phụ lục 2: Thông tin liên quan đến tuân thủ điều trị ở bệnh nhân động kinh.

.


.

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3-1: Phân bố giới tính trong dân số nghiên cứu………………………30
Biểu đồ 3-2: Phân bố tuổi của nhóm nghiên cứu……………………………...31
Biểu đồ 3-3: Phân bố về trình độ học vấn của nhóm nghiên cứu……………...32
Biểu đồ 3-4: Phân bố nghề nghiệp của nhóm khảo sát………………………...33
Biểu đồ 3-5: Loại động kinh của nhóm khảo sát………………………………34
Biểu đồ 3-6: Phân bố loại trị liệu trong nhóm nghiên cứu…………………….35
Biểu đồ 3-7: Phân bố tiền sử gia đình có bệnh động kinh……………………..36
Biểu đồ 3-8: Phân bố dân số theo tác dụng phụ……………………………….36

Biểu đồ 3-9: Phân bố tuân thủ điều trị………………………………………...39
Biểu đồ 3-10 : Phân bố tuổi theo tuân thủ điều trị……………………………..41
Biểu đồ 3-11: Phân bố giới theo tuân thủ điều trị……………………………..42
Biểu đồ 3-12: Phân bố nghề nghiệp theo tuân thủ điều trị…………………….43
Biểu đồ 3-13: Phân bố loại động kinh theo tuân thủ điều trị………………….45
Biểu đồ 3-14: Phân bố loại trị liệu theo tuân thủ điều trị………………………46
Biểu đồ 3-15: Phân bố thời gian chẩn đoán theo tuân thủ điều trị……………47
Biểu đồ 3-16: Phân bố tiền sử gia đình theo tuân thủ điều trị…………………49
Biểu đồ 4-1: Tỷ lệ tuân thủ điều trị các nghiên cứu trên thế giới………………51
Biểu đồ 4-2: Tỷ lệ phân bố giới tính…………………………………………..53
Biểu đồ 4-3: Tỷ lệ phân bố tuổi theo nghiên cứu……………………………..55
Biểu đồ 4-4: Phân bố trình độ học vấn theo các nghiên cứu………………….56
Biểu đồ 4-5: Phân bố tuân thủ điều trị theo nghề nghiệp……………………...59
Biểu đồ 4-6: Phân bố loại động kinh theo các nghiên cứu…………………….61
Biểu đồ 4-7: Phân bố loại điều trị theo các nghiên cứu……………………….62

.


.

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 : Tần suất cơn động kinh trong dân số nghiên cứu………………….38
Bảng 3.2 : Phân bố nghề nghiệp theo tuân thủ điều trị………………………...44
Bảng 3.3 : Phân bố tuổi khi chẩn đoán theo tuân thủ điều trị………………….48
Bảng 3.4 : Phân bố tác dụng phụ theo tuân thủ điều trị………………………..49
Bãng 3.5 : Phân bố tần suất cơn theo tuân thủ điều trị………………………..50
Bảng 4.1: Phân bố nghề nghiệp theo tuân thủ điều trị ở Ấn Độ………………60
Bảng 4.2: Phân bố thời gian điều trị theo tuân thủ điều trị…………………….64
Bảng 4.3: Phân bố ảnh hưởng tác dụng phụ theo tuân thủ điều trị……………65

Bảng 4.4: Phân bố tiền sử gia đình theo tuân thủ điều trị……………………..65

.


.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Động kinh là một rối loạn mạn tính của não và là một trong những rối loạn
thần kinh nghiêm trọng thường gặp nhất, ảnh hưởng 70 triệu người trên thế
giới mà khơng có giới hạn về tuổi, giới, dân tộc và địa lý. [27]. Một phần ba
dân số bị động kinh, những người đã nhận được điều trị đầy đủ vẫn khó kiểm
sốt cơn động kinh [15]. Bệnh nhân với động kinh có sự suy giảm về giáo dục,
nghề nghiệp, và tài chính, giảm chất lượng cuộc sống và tăng tỷ lệ tàn phế và
tử vong. [16]
Báo cáo năm 2012 của viện y học, toàn diện về động kinh tập trung vào các
yếu tố không co giật ảnh hưởng đến người bị động kinh, đồng thời nhấn
mạnh các vấn đề vế tiếp cận và chăm sóc thích hợp. Các khuyến cáo bao gồm
việc đưa xây dựng các phương pháp tốt hơn để đánh giá chất lượng chăm sóc
và can thiệp sớm hơn vào các trường hợp co giật kháng trị với mức chăm sóc
tốt hơn. [14]
Việc tuân thủ điều trị rất cần thiết cho việc điều trị cũng như giảm khả năng
động kinh kháng trị. Tuân thủ điều trị được xác định là mức độ mà bệnh nhân
làm theo hướng dẫn điều trị và kiên trì theo thời gian từ lúc bắt đầu cho tới lúc
ngưng điều trị. Việc khơng tn thủ điều trị bao gồm trì hỗn mua thuốc theo
đơn, giảm liều lượng, hoặc giảm tần suất uống thuốc theo chỉ định [28]. Các
yếu tố như tuổi khởi phát, kiểu động kinh, bệnh đồng mắc cũng như tuân thủ
điều trị thuốc động kinh liên quan tới kiểm sốt cơn động kinh ở bệnh nhân

động kinh. Việc khơng tuân thủ điều trị thuốc được cân nhắc là một trong
những yếu tố quan trọng nhất trong việc trong việc kiểm soát kém cơn động
kinh và gây tác dụng phụ trên lâm sàng và tiên lượng xấu về mặt xã hội, nghề
nghiệp[14]. Khơng tn thủ điều trị cịn dẫn đến nhiều điều khơng mong
muốn như là khơng kiểm sốt tốt cơn động kinh, tăng số lần khám bệnh, số
lần nhập viện, học tập và làm việc kém. Cuối cùng là tăng chi phí điều trị.

.


.

2

Theo các nghiên cứu trước đó về tỷ lệ người khơng tn thủ điều trị ở nhóm
bệnh nhân động kinh, chúng tơi nhận thấy có sự khác biệt về tn thủ điều trị
ở nhóm nước Âu Mỹ và nhóm nước châu Á, châu phi và Mỹ La Tinh. Cụ thể
theo nghiên cứu được thực hiện ở bệnh nhân động kinh tại bệnh viện Kualar
Lumpur [13] thực hiện trên 272 bệnh nhân động kinh, thì tỷ lệ khơng tn thủ
điều trị là 49,3%, trong đó các yếu tố ảnh hưởng tuân thủ điều trị là: tần số
cơn co giật, mức độ hài lòng và hiểu biết của bệnh nhân về bệnh. Một nghiên
cứu khác được thực hiện ở cộng đồng Kuduna của Nigeria, với 272 bệnh
nhân động kinh thì tỷ lệ không tuân thủ điều trị là 67,2% [29]. Tuy nhiên trong
một nghiên cứu lớn thực hiện tại Mỹ, nghiên cứu RANSOM, được thực hiện
tại bang Florida, Iowa và New Jersey trong suốt thời gian từ tháng một 1997
tới tháng sáu 2006. Tổng số bệnh nhân là 33,658, trong đó có 28,470 bệnh
nhân tuân thủ điều trị, và 26% không tuân thủ điều trị. [15]. Tại Việt Nam,
Nguyễn Thị Thanh Mai nghiên cứu về tuân thủ điều trị của cha mẹ có con bị
động kinh điều trị ngoại trú tại bệnh viện nhi trung ương. Kết quả tuân thủ về
điều trị đúng thuốc động kinh chiếm 89,3% [3].

Số hiện mắc trên thế giới năm 2010 là hơn 70 triệu người, trong đó ở các
nước đã phát triển ước lượng là 12,5 triệu người, các nước đang phát triển là
61 triệu người. Tỷ lệ hiện mắc chung là 7,0/1000 dân. Riêng ở Việt Nam,
vùng châu thành Tiền Giang năm 2006 tỷ lệ hiện mắc là 0,7% [5] và ở vùng
Phù Linh Sóc Sơn Hà Nội là 7.5/1000 dân.
Tỷ lệ hiện mắc cao của bệnh động kinh trong dân số dẫn đến những áp lực lớn
về tài chính, kinh tế, y tế cũng như an sinh xã hội và chất lượng cuộc sống của
người dân. Song song tình trạng đó, là tình trạng khó kiểm sốt việc điều trị
cho bệnh nhân động kinh khiến việc tuân thủ điều trị kém dẫn đến nhiều hệ
lụy về sau.

.


.

3

Do đó, nghiên cứu của chúng tơi nhằm mục tiêu tìm ra các yếu tố ảnh hưởng
tuân thủ điều trị ở bệnh nhân động kinh Việt Nam, để từ đó đưa ra các kiến
nghị cũng như chiến lược điều trị tốt cho bệnh nhân động kinh, nhằm kiểm
soát tốt cơn động kinh.
Nghiên cứu của chúng tôi với các mục tiêu cụ thể sau:
1-Xác định tỷ lệ tuân thủ điều trị ở bệnh nhân động kinh điều trị tại khoa nội
thần kinh tổng quát bệnh viện nhân dân 115.
2-Khảo sát các yếu tố liên quan đến sự tuân thủ điều trị ở bệnh nhân động
kinh.
3-Khảo sát mối liên quan giữa sự tuân thủ điều trị tới tần số cơn động kinh.

.



.

4

CHƯƠNG 1. Tổng quan tài liệu
1.1. Lịch sử nghiên cứu động kinh [1][8][10]
Động kinh là một trong những bệnh lý thường gặp nhất của chuyên khoa nội
thần kinh. Có khoảng 10% dân số trên thế giới sẽ có ít nhất một cơn động
kinh trong suốt cuộc đời của mình, và có một phần ba trong số đó sẽ tiến triển
thành bệnh động kinh.
Bệnh động kinh đã được biết đến từ cách nay khoảng 3000 năm,
Asyri-Babylon đã mô tả các triệu chứng lâm sàng của bệnh.
Đến những năm 400 trước công nguyên, Hyppocrates cho rằng "động kinh là
một bệnh giống như những bệnh khác, khơng có gì là thiêng liêng, khơng có
gì là ma quỷ", "ngun nhân của bệnh là ở trong não bộ", "động kinh là bệnh
của não bộ và phải được điều trị bằng thuốc và chế độ ăn"[1][4]
Đến thế kỷ XIX đã có nhiều tiến bộ trong sự hiểu biết về bệnh học và điều trị
bệnh động kinh:
Năm 1815: Esquirol phân bệnh động kinh thành cơn nặng và cơn nhẹ.
Năm 1824: Calmeil đã nghiên cứu về trạng thái động kinh.
Năm 1825: Bouchet và Cazauveilh đã phát hiện xơ chai hồi hải mã.
Năm 1875: Locok đề xuất dùng Bromure để điều trị bệnh động kinh.
Năm 1886: Horsley là người đầu tiên dùng phẩu thuật để điều trị bệnh động
kinh cục bộ.
Năm 1890: John Hughlings Jackson chỉ ra bản chất của động kinh là do các
hoạt động đột ngột, tạm thời, quá mức của các tế bào thần kinh không ổn định
thuộc một phần chất xám của não, trước khi điện não đồ ra đời 50 năm, John
Hughlings Jackson là người đầu tiên giải thích được cơ chế gây ra tiền triệu

đơn độc hay có mất trị giác, co giật đối bên hay hai bên, vai trò của vỏ não
trong bệnh sinh động kinh, ông cho rằng các tổn thương ở vỏ não là nguyên
nhân gây ra các cơn động kinh [1] .

.


.

5

Đầu thế kỷ XX, điện não đồ ra đời, lần đầu tiên ghi được cơn động kinh gây
ra bởi thực nghiệm trên động vật vào năm 1912. Năm 1929 Hans-Berger cho
xuất bản phát minh của mình về các hoạt động điện của vỏ não người được
ghi bằng các điện cực đặt trên da đầu.
Vào giữ những năm 1930, các đặc điểm về điện não của các loại cơn động
kinh gồm: cơn lớn, cơn nhỏ, co giật do căn nguyên tâm lý đã được Lennox và
Gibbses mô tả, ý tưởng về điện não đồ video xuất hiện lần đầu vào năm 1935,
năm 1938 Robert Schwab đã giới thiệu hệ thống sử dụng máy quay phim
16mm để ghi lại các cơn co giật cùng với việc ghi lại đồng thời điện não đồ
tại đại hội lần 96 của Hiệp hội tâm thần Hoa Kỳ.
Điện não đồ ra đời, đặt nền nóng cho các nghiên cứu thần kinh hiện đại, điện
não đồ giúp cho việc phân biệt các loại cơn theo các đặc điểm lâm sàng và
sinh lý thần kinh. Cùng với điện não là sự xuất hiện của hàng loạt các phương
tiện chẩn đốn hình ảnh như CTScan, MRI, PET, SPECT và các phương
pháp phân tử di truyền làm cơ sở cho hiểu biết sâu hơn về bệnh động kinh tạo
điều kiện thuận lợi cho việc chẩn đoán, phân loại và điều trị hiện nay[1].
Hàng loạt các thuốc điều trị động kinh ra đời trong thế kỷ XX như:
phenobarbital, phenytoin, benzodiazepine, carbamazepine, valproate. Trong
những năm 1990 những thuốc mới như: gabapentine, lamotrigine, topiramate,

oxcarbazepine, levetiracetam ra đời góp phần nâng cao hiệu quả điều trị cải
thiện chất lượng sống của bệnh nhân động kinh.
1.2. Dịch tễ học bệnh động kinh
Động kinh là một bệnh phổ biến ở nước ta và trên thế giới, theo thống kê của
Tổ chức Y tế Thế giới thì tỉ lệ động kinh chiếm từ 0,5 – 1% dân số, khoảng 10%
dân số thế giới sẽ có các cơn động kinh trong suốt cuộc đời. [10]
Ở các quốc gia phát triển thì tỉ lệ mới mắc trong mỗi năm trung bình là 50
trường hợp/ 100.000 dân, ở các quốc gia đang phát triển thì tỉ lệ này cao hơn.

.


.

6

Tỉ lệ toàn bộ bệnh động kinh là từ 5-10/1000 dân, tỉ lệ thay đổi theo tuổi,
giảm ở bệnh nhân trẻ tuổi và tăng ở người trên 60 tuổi[10].
Khoảng trên một nửa số người bị động kinh trên thế giới sống ở châu Á, từ tỉ
lệ 1.5/1000 người ở Nhật lên đến 10/1000 người ở Pakistan.
Tỉ lệ bệnh mới ở Trung Quốc khoảng 28,8-35/100.000 dân/năm, ở Ấn Độ lên
đến 60/100.000 dân/năm, tỉ lệ bệnh mới ở các quốc gia phát triển từ
24-53/100.000 dân/năm.
Ở Việt Nam, tỉ lệ bệnh mới mắc khoảng 42/100.000 dân/năm, trẻ em dưới 16
tuổi tỉ lệ cao hơn.[6].
Tuổi mắc bệnh động kinh rất khác nhau, tuỳ thuộc vào nguyên nhân nhưng
các nghiên cứu về động kinh nói chung cho thấy tỉ lệ động kinh ở trẻ em rất
cao: 50,5% xuất hiện trước 10 tuổi, 75% dưới 20 tuổi và có xu hướng tăng lên
sau 60 tuổi.
1.3. Tình hình bệnh động kinh trên thế giới và Việt Nam

1.3.1 Tình hình động kinh trên thế giới
Theo nghiên cứu phân tích gộp, nghiên cứu ước lượng rằng số trường hợp
mắc bệnh động kinh ở các nước đã phát triển là: 12.5 triệu người. Ở các nước
đang phát triển là 61 triệu người. Tỷ lệ hiện mắc ở người lớn là 7,0/1000
người.[27]
Ở các quốc gia phát triển thì tỉ lệ mới mắc trong mỗi năm trung bình là 50
trường hợp/ 100.000 dân, ở các quốc gia đang phát triển thì tỉ lệ này cao hơn.
Tỉ lệ toàn bộ bệnh động kinh là từ 5-10/1000 dân, tỉ lệ thay đổi theo tuổi,
giảm ở bệnh nhân trẻ tuổi và tăng ở người trên 60 tuổi. [10]
1.3.2-Tình hình bệnh động kinh người lớn ở Việt Nam
Ở Việt Nam, tỉ lệ bệnh mới mắc khoảng 42/100.000 dân/năm, trẻ em dưới 16
tuổi tỉ lệ cao hơn. [6]

.


.

7

Theo nghiên cứu của Vũ Anh Nhị, Dương Hữu Lễ tiến hành tại Châu Thành
Tiền Giang thì tỷ lệ bệnh động kinh là 0,7%, tỷ lệ phát hiện bệnh mới là
9,8/100000 dân, tỉ lệ này phù hợp với nhiều nghiên cứu thế giới.[26] Nghiên
cứu thứ hai là nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Hướng, được tiến hành tại
xã Phù Linh Sóc Sơn Hà Nội trên 7852 bệnh nhân thì tỷ lệ mắc bệnh động
kinh là 7,5/1000 dân.
1.4. Xác định bệnh động kinh
Cơn động kinh: là triệu chứng hoặc dấu hiệu tức thời do hoạt động phóng
điện đồng bộ và quá mức bất thường của não bộ.
Bệnh động kinh: là bệnh của não được xác định bởi 1 trong các tình trạng sau:

-Ít nhất 2 cơn co giật khơng yếu tố khởi phát cách nhau > 24 giờ.
-Một cơn co giật khơng yếu tố khởi phát và có nguy cơ tái phát cơn khác cao
(>60%) trong vòng 10 năm tới.
-Chẩn đoán hội chứng động kinh.
[23]

1.5. Phân loại bệnh động kinh
Sự phân loại của cơn động kinh được dựa trên cơ sở của những tiêu chuẩn
khác nhau, bao gồm: vị trí giải phẫu của động kinh, nguyên nhân, tuổi, tình
trạng tâm thần kinh hoặc đáp ứng đối với điều trị.
Phân loại động kinh có vai trị quan trọng khơng những trong thực hành lâm
sàng thần kinh mà cịn góp phần tạo nên sự thống nhất trong nghiên cứu động
kinh trên toàn thế giới.
Sự hiểu biết về động kinh liên tục được bổ sung, các bảng phân loại động
kinh cũng không ngừng được đổi mới và nhiều bảng phân loại đã ra đời trong
các năm 1969, 1981, 1985, 1989, 1992… , hai bảng phân loại được đề cập

.


.

8

nhiều nhất là bảng phân loại năm 1981 và phân loại năm 1989. [1]. Tuy nhiên,
hiện nay, bảng phân loại động kinh được dùng nhiều là bảng phân loại động
kinh theo ILAE 2005.
1.5.1- Phân loại động kinh theo ILAE 2005
Động kinh toàn thể
 Co cứng

 Co giật:Co cơ lập lại đều đặn, cùng một nhóm cơ, với tần số 2-3 lần/
giây và kéo dài
 Co cứng- Co giật
 Mất trương lực cơ: Đột ngột mất trương lực cơ mà không có kèm giật
cơ hoặc co giật đi trước, kéo dài > 1-2 giây bao gồm cơ chi, hàm dưới,
trục thân và đầu.
 Giật cơ: Co cơ hoặc nhóm cơ đột ngột, ngắn (<100ms), không tự ý, co
cơ không đều. Gồm giật cơ, giật cơ- mất trương lực cơ, giật cơ- co giật.
 Vắng ý thức: điển hình, khơng điển hình, vắng ý thức với đặc điểm:
kèm giật cơ, hoặc giật cơ mí mắt.
Động kinh cục bộ: đặc điểm kèm 1 trong các triệu chứng
 Tiền triệu
 Vận động
 Cử động tự ý
 Đáp ứng kém
Không rõ: động kinh co thắt và khác.
1.5.2-Trình bày phân loại theo hội chứng động kinh
Tuổi nhũ nhi
 Co giật nhũ nhi lành tính

.


.

9

 Động kinh nhũ nhi có tính gia đình lành tính
 Động kinh Ohtahara
 Bệnh não giật cơ sớm

Trẻ sơ sinh
 Co giật sơ sinh lành tính
 Động kinh sơ sinh có tính gia đình lành tính
 Co giật do sốt
 Hội chứng WEST
 Hội chứng Dravet
 Động kinh giật cơ ở trẻ sơ sinh
 Bệnh não giật cơ ở rối loạn không tiến triển
Trẻ nhỏ
 Co giật do sốt
 Động kinh thùy chẩm trẻ nhỏ khởi phát sớm (HC Panayiotopoulos)
 Động kinh với co giật myoclonic atonic
 Động kinh vắng ý thức ở trẻ nhỏ
 Động kinh lành tính với gai trung tâm thái dương
 Động kinh thùy trán kịch phát di truyền trội
 Động kinh thùy chẩm trẻ nhỏ khởi phát trễ (HC Gastaut)
 Động kinh với cơn vắng ý thức giật cơ.
 Hội chứng Lennox-Gastaut
 Bệnh não động kinh với gai và sóng liên tục trong lúc ngủ
 Hội chứng Landau-Kleffer
Trẻ vị thành niên-người lớn
 Động kinh vắng ý thức thiếu niên

.


.

10


 Động kinh giật cơ thiếu niên
 Động kinh với co cứng-co giật toàn thể đơn thuần
 Động kinh di truyền trội với đặc trưng thính giác
 Động kinh thùy thái dương có tính gia đình khác
Khởi phát ở mọi lứa tuổi:
 Động kinh cục bộ có tính gia đình
 Khác
1.6. Điều trị bệnh động kinh [19]
1.6.1-Kiểm soát bệnh động kinh
Phối hợp thuốc trong điều trị động kinh đã được tác giả Gowers đề cập năm
1881, khi nhận thấy bromide kết hợp với các thuốc chống động kinh khác thì
tăng tác dụng kiểm sốt cơn động kinh. [19].
Dù khơng có bằng chứng lâm sàng nào hỗ trợ cho tác dụng chống động kinh
khi phối hợp các thuốc chống động kinh hiện nay. Tuy vậy, việc sử dụng đa
trị động kinh được bắt đầu khi thất với một phác đồ đơn trị liệu. [7].
Với những trường hợp động kinh mà không kiểm sốt được cơn với 1 loại
thuốc thì phối hợp thuốc là lựa chọn hợp lý nhiều tác giả còn đề nghị nên thử
thay thuốc đến loại thuốc thứ 2 hoặc thứ 3 mà nếu khơng kiểm sốt được cơn
thì hãy phối hợp thuốc.
Việc phối hợp hai thuốc chống động kinh sẽ cho hiệu quả cao hơn là chỉ sử
dụng một thuốc, mục đích chính của phối hợp thuốc là kiểm soát cơn động
kinh với liều thuốc thấp nhất và tác dụng bất lợi ít nhất [31].
Nên phối hợp một loại thuốc chống động kinh cổ điển với một loại thuốc
chống động kinh thế hệ mới.

.


.


11

Nên phối hợp hai thuốc chống động kinh có cơ chế tác dụng khác nhau, hay
phối hợp các thuốc chống động kinh có nhiều cơ chế tác dụng.
Khuyến cáo cho rằng khởi đầu điều trị khi xác định chẩn đoán với động kinh
hoạt động ( có 2 hoặc hơn 2 cơn động kinh không yếu tố khởi phát cách nhau
24 giờ trong 1 năm).
Tuy nhiên, trong một số trường hơp, có thể khởi đầu điều trị dù chỉ có cơn
đầu tiên, bao gồm:
 Tiền sử gia đình bệnh động kinh.
 Khiếm khuyết thần kinh đi kèm liên quan.
 Bất thường EEG có hoạt động dạng động kinh hoặc sóng chậm khu trú,
và bệnh nhân được tư vấn đầy đủ, mong muốn điều trị.
1.7. Phương pháp đánh giá tuân thủ điều trị ở bệnh nhân động kinh
Gồm bảng câu hỏi 4 câu được áp dụng ở các nghiên cứu trên thế giới như
nghiên cứu RANSOM [15], nghiên cứu ở kualar lumpur [24], nghiên cứu ở
Nigeria [29]:
 Bạn có bao giờ quên uống thuốc khơng?
 Có vấn đề gì trong việc mang thuốc theo uống không?
 Khi bạn cảm thấy khỏe hơn, có lúc nào bạn ngưng thuốc khơng?
 Thỉnh thoảng khi thấy tệ hơn, bạn có ngưng thuốc khơng?
Mỗi câu trả lời gồm: có hoặc khơng? Với có, cho 0 điểm, với không, cho 1
điểm.
Với 3-4 điểm, đối tượng nghiên cứu có tuân thủ điều trị. Với 0-2 điểm, đối
tượng nghiên cứu không tuân thủ điều trị.
1.8. Tuân thủ điều trị và các yếu tố tuân thủ điều trị
1.8.1- Khái niệm tuân thủ điều trị

.



.

12

Tuân thủ điều trị, theo WHO là hành vi của người bệnh trong việc dùng thuốc,
tuân thủ chế độ ăn, và/ hoặc thay đổi lối sống để phù hợp khuyến cáo từ việc
chăm sóc sức khỏe. [28]
1.8.2-Hậu quả của khơng tuân thủ điều trị
Việc không tuân thủ điều trị động kinh dẫn đến kiểm soát kém các cơn động
kinh. [19]
Việc kiểm soát kém các cơn động kinh dẫn đến:
 Bệnh nhân với bệnh động kinh thì tăng tỷ lệ trầm cảm, lo lắng, tự sát,
và những cái chết đột ngột khơng giải thích được.[31]
 Co giật kéo dài dẫn đến tổn thương thể chất, chết tế bào thần kinh dẫn
đến suy giảm nhận thức, gây nên tâm thần [19]
Theo nghiên cứu của Cramer và cộng sự, năm 2002, trên 661 bệnh nhân động
kinh, thì 45% bệnh nhân có cơn co giật sau khi quên liều thuốc 1 ngày, và chỉ
32% bệnh nhân trong số đó hỏi ý kiến bác sĩ khi đã quên nhiều liều thuốc. [12]
Theo nghiên cứu của Hayden năm 1992, khi được hỏi về các yếu tố làm tăng
nguy cơ co giật thì 42% liên quan stress/ cảm xúc, 19% do mệt mỏi, và 13%
do quên thuốc. [25].
Theo nghiên cứu Ransom, bệnh nhân không tuân thủ điều trị thì liên quan
đến tăng tỷ lệ nhập viện, thời gian nằm viện so với bệnh nhân tuân thủ điều trị.
Trong nghiên cứu trên, tần suất biến cố nhập viện tăng 39% ở bệnh nhân
không tuân thủ điều trị, và tần suất biến cố thời gian nằm viện tăng 76% ở
bệnh nhân không tuân thủ điều trị. Đồng thời, ở nhóm bệnh nhân khơng tn
thủ điều trị là tăng chi phí điều trị. [12].

.



.

13

1.8.3-Các nghiên cứu về tuân thủ điều trị động kinh trong và ngoài nước
Nghiên cứu thực hiện tại Ethiopia [21] với đối tượng tham gia là 210 bệnh
nhân động kinh, tuổi > 18. Trong đó tỷ lệ tuân thủ điều trị là 32%. Lý do được
báo cáo thường gặp nhất của bệnh nhân không tuân thủ điều trị là quên
(75,4%) và khơng đủ chi phí mua đơn thuốc. Các yếu tố dự đoán giúp tuân
thủ điều trị ở bệnh nhân động kinh là: thời gian bị động kinh < 1 năm, trình độ
học vấn cao: lớp 9-12, đại học; và khơng có bệnh đồng mắc, thời gian điều trị
từ 1-3 năm và từ 3-5 năm, và có gia đình.
Nghiên cứu thực hiện ở Kualar Lumpur với đối tượng tham gia là 272 bệnh
nhân động kinh. Trong đó tỷ lệ tuân thủ điều trị là 50,7%. Các yếu tố ảnh
hưởng đến việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân động kinh gồm: tần suất cơn
co giật, sự hài lòng bệnh nhân về điều trị và sự hiểu biết của bệnh nhân [24]
Nghiên cứu RANSOM, là nghiên cứu lớn thực hiện ở Florida, Iowa, và New
Jersey với sự tham gia của 33658 bệnh nhân. Kết quả: tỷ lệ tuân thủ điều trị là
74%. Ở bệnh nhân không tuân thủ điều trị làm tăng tỷ lệ nhập viện, tăng chi
phí thuốc và điều trị kiểm soát động kinh. [15]
Nghiên cứu của Gurumurthy, năm 2016, thực hiện ở Ấn Độ, trên 451 bệnh
nhân. Tỷ lệ tuân thủ điều trị là 72,3%. Trong nghiên cứu này, tác giả tìm thấy
mối liên hệ giữa tuân thủ điều trị và sự tương tác xã hội, loại động kinh.
Nghiên cứu cũng chỉ ra khơng có sự liên hệ giữa tn thủ điều trị và tuổi, giới,
tình trạng hơn nhân, thời gian bị động kinh, số lượng thuốc chống động kinh,
và tác dụng phụ của thuốc. [20]
Nghiên cứu của tác giả Ogboi, năm 2011, thực hiện ở Nigeria, trên 272 bệnh
nhân. Kết quả là tỷ lệ tuân thủ điều trị là 32,6%. Nghiên cứu cho thấy mối liên

quan giữa tuân thủ điều trị và kiến thức về điều trị thuốc động kinh của bênh
nhân. [29] Và nghiên cứu không thấy mối liên quan giữa tuân thủ điều trị và

.


.

14

tuổi, giới, tình trạng học vấn, vùng miền cũng như nơi cư trú. Nguyên nhân
thường gặp nhất trong tuân thủ điều trị là quên, mệt mỏi do thuốc gây ra và đi
xa nhà.
Nghiên cứu của Ferrari ở Brazil, trên 385 bệnh nhân điều trị động kinh, tỷ lệ
tuân thủ điều trị là 66,2%. [17] Trong đó các yếu tố liên quan tuân thủ điều trị
là: tuổi, tuổi trẻ lại tuân thủ điều trị kém hơn nhóm tuổi già, và giới tính, nam
giới ít tuân thủ điều trị hơn nữ giới.
Điểm chung của các nghiên cứu ở nước ngoài trên bệnh nhân động kinh:
 Thực hiện trên bệnh nhân người lớn >18 tuổi
 Trình độ học vấn, thời gian bị động kinh là yếu tố ảnh hưởng đến sự
tuân thủ điều trị ở bệnh nhân động kinh
Điểm khác nhau giữa các nghiên cứu
 Nghiên cứu ở Mỹ thì mẫu lớn, tỷ lệ tuân thủ điều trị cao. Ngược lại các
nghiên cứu ở châu Á, châu phi thì mẫu nhỏ, tỷ lệ tuân thủ kém hơn
 Lý giải cho điều này: là do việc tái khám và nhận thức của người dân ở
các nước đang phát triển chưa đầy đủ. Việc theo dõi và điều trị bệnh
nhân động kinh chưa đầy.
Nghiên cứu ở Việt Nam, có một nghiên cứu:
 Nghiên cứu ở bệnh viện Nhi trung ương, dựa trên kiến thức và thái độ
của cha mẹ với việc tuân thủ điều trị ở bệnh nhi động kinh. Trong đó tỷ

lệ tuân thủ điều trị đạt 89,3%. [3]
Các nghiên cứu ở Việt Nam về tuân thủ điều trị ở bệnh nhân động kinh cịn
các tồn tại sau:
 Chưa có nghiên cứu với cỡ mẫu lớn.

.


.

15

 Các nghiên cứu tập trung trên động kinh trẻ em. Các nghiên cứu về
động kinh ở người lớn chưa khảo sát sâu các yếu tố liên quan tuân thủ
điều trị ở bệnh nhân động kinh.

.


.

16

1.8.4-Các yếu tố ảnh hưởng tuân thủ điều trị ở bệnh nhân động kinh
Tuổi:
 Theo nghiên cứu của Haisio, năm 2010, ở Ethiopia thì tuổi già (>60
tuổi) là một yếu tố liên quan tới việc không tuân thủ điều trị. Lý giải
cho điều này là tuổi già là tăng suy giảm nhận thức và sự suy giảm khả
năng vận động làm ảnh hưởng tới hoạt động dùng thuốc hàng ngày.[11]
 Theo nghiên cứu Ferrari, tuổi trẻ thì tuân thủ điều trị kém hơn nhóm

tuổi già, với p=0,0001. [17]
 Theo nghiên cứu RANSOM, tuổi trung bình của bệnh nhân khơng tn
thủ điều trị: 47,24+/- 17,05, tuổi trung bình của bệnh nhân tuân thủ
điều trị là : 45,41+/-15,04 [15]
 Theo nghiên cứu của Gurumurthy ,thì ở nhóm bệnh nhân khơng tn
thủ điều trị, tuổi 18-30 chiếm 69,6%, và tuổi 31-49 chiếm 30,4%, ở
nhóm bệnh nhân tuân thủ điều trị, tuổi 18-30 chiếm 70,8% và tuổi
31-49 chiếm 29,2%. [20]
 Theo nghiên cứu ở Ethiopia, ở nhóm bệnh nhân tuân thủ điều trị, tuổi
<60 chiếm 100%, cịn ờ nhóm khơng tn thủ điều trị, tuổi <60 chiếm
72,1%. [21]
Giới tính:
 Theo nghiên cứu ở Kualar Lumpur: ở bệnh nhân không tuân thủ điều
trị, giới nam chiếm 57%, và nữ chiếm 43%. Khác biệt khơng có ý
nghĩa thống kê so với nhóm tuân thủ điều trị. [24]
 Theo nghiên cứu RANSOM: ở nhóm khơng tn thủ điều trị, nam
chiếm 59,5%, nữ chiếm 40,5%, so với nhóm tuân thủ điều trị, nam
chiếm 53,4%, nữ chiếm 46,6%. Khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê.
[27]

.


.

17

 Theo nghiên cứu ở Ethiopia: ở nhóm tuân thủ điều trị, nam chiếm 63%,
nữ chiếm 37%, ở nhóm khơng tuân thủ điều trị, nam chiếm 53%, nữ
chiếm 47% . [21]

 Theo nghiên cứu của Ferrari, giới tính nam ít tuân thủ điều trị hơn giới
tính nữ, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. [17]
Thời gian điều trị:
 Thời gian sử dụng thuốc cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân
thủ điều trị của bệnh nhân, vì nó làm tăng khả năng qn thuốc của
bệnh nhân.
 Theo nghiên cứu của Cramer 2002, nghiên cứu ở 661 bệnh nhân, thì tỷ
lệ bệnh nhân quên uống thuốc ở nhóm điều trị trên 5 năm tăng khác
biệt có ý nghĩa so với nhóm điều trị dưới 5 năm. Đồng thời nghiên cứu
còn chỉ ra số lượng thuốc uống mỗi ngày và số cữ thuốc trong ngày
cũng góp phần vào việc quên uống thuốc. Số cữ thuốc càng tăng thì
nguy cơ quên cữ thuốc càng tăng. [13]
Trình độ học vấn:
 Các nghiên cứu chỉ ra rằng, việc trình độ học vấn càng thấp thì khả
năng tuân thủ càng kém. Trong nghiên cứu của Gurumurthy năm 2016
tiến hành ở Ấn Độ [20]thì việc trình độ học vấn cao/ thấp ảnh hưởng
tuân thủ điều trị.
 Nghiên cứu của Asady-pooya năm 2001[11] là khơng có sự liên quan
giữa trình độ và tn thủ điều trị.
 Nghiên cứu của Gurumurthy cho rằng trình độ học vấn thấp sẽ kèm
theo sự thiếu hiểu biết về bệnh động kinh cũng như khả năng tài chính
chi trả cho điều trị. [20]

.


×