Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Yếu tố sông nước trong văn hóa miền tây nam bộ qua phim tài liệu truyền hình việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.19 MB, 183 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------o0o--------

VĂN NỮ QUỲNH TRÂM

YẾU TỐ SƠNG NƯỚC TRONG VĂN HĨA MIỀN TÂY NAM BỘ
QUA PHIM TÀI LIỆU TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HĨA HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------o0o--------

VĂN NỮ QUỲNH TRÂM

YẾU TỐ SƠNG NƯỚC TRONG VĂN HĨA MIỀN TÂY NAM BỘ
QUA PHIM TÀI LIỆU TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC
Mã số: 62.31.70.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS Nguyễn Xuân Tế
2.31.70.01
PGS.TS Nguyễn Xuân Tế




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án “Yếu tố sơng nước trong văn hóa miền Tây Nam
Bộ qua phim tài liệu truyền hình Việt Nam” này là cơng trình nghiên cứu của riêng
tơi, khơng có sự trùng lắp, sao chép của bất kỳ đề tài luận án hay công trình nghiên
cứu khoa học nào của các tác giả khác.
Tác giả luận án

VĂN NỮ QUỲNH TRÂM

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2018

1


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 8
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 8
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 9
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................... 9
4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu...................................................... 13
5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 13
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn............................................................................ 16
7. Khung phân tích .................................................................................................. 17
8. Cấu trúc luận án .................................................................................................. 18
CHƯƠNG 1 ............................................................................................................. 20
CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ TỔNG QUAN VỀ VÙNG ĐẤT TÂY

NAM BỘ .................................................................................................................. 20
1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................... 20
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ....................................................................... 20
1.1.2 Lý thuyết tiếp cận................................................................................... 24
1.2 Cơ sở thực tiễn: ................................................................................................. 26
1.2.1 Tổng quan về vùng đất Tây Nam Bộ ..................................................... 26
1.2.2 Quá trình phát triển truyền hình của Việt Nam ................................... 32
1.2.3 Quá trình phát triển phim tài liệu truyền hình phản ánh văn hóa sông
nước miền Tây Nam Bộ .................................................................................. 34
CHƯƠNG 2 ............................................................................................................. 42
THÀNH TỐ VẬT CHẤT TRONG VĂN HĨA SƠNG NƯỚC MIỀN TÂY
NAM BỘ QUA PHIM TÀI LIỆU TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM....................... 42

2


2.1. Khơng gian văn hóa sơng nước miền Tây Nam Bợ qua phim tài liệu truyền
hình Việt Nam .......................................................................................................... 42
2.2. Phương thức sản xuất của cư dân miền Tây Nam Bợ qua phim tài liệu
truyền hình Việt Nam ............................................................................................. 53
2.2.1. Nghề trồng lúa nước ............................................................................. 53
2.2.2. Nghề làm vườn ...................................................................................... 62
2.2.3 Nghề Chăn vịt chạy đồng ....................................................................... 66
2.2.4 Nghề đánh bắt thủy sản ......................................................................... 68
2.2.5 Nghề nuôi trồng thủy sản ...................................................................... 75
2.2.6 Nghề đóng ghe thuyền và điều khiển ghe thuyền ................................. 80
2.3. Giao thông đường thủy ở miền Tây Nam Bợ qua phim tài liệu truyền hình
Việt Nam .................................................................................................................. 86
2.4. Trang phục của người miền Tây Nam Bộ qua phim tài liệu truyền hình
Việt Nam .................................................................................................................. 91

2.5. Ẩm thực trong văn hóa miền Tây Nam Bợ qua phim tài liệu truyền hình
Việt Nam .................................................................................................................. 94
2.6. Cách thức cư trú trên sông nước của cư dân miền Tây Nam Bộ qua phim
tài liệu truyền hình Việt Nam................................................................................. 98
CHƯƠNG 3 ........................................................................................................... 104
THÀNH TỐ TINH THẦN TRONG VĂN HĨA SƠNG NƯỚC MIỀN TÂY
NAM BỘ QUA PHIM TÀI LIỆU TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM..................... 104
3.1. Phương ngữ Tây Nam Bộ qua phim tài liệu truyền hình Việt Nam ......... 104
3.2. Sinh hoạt văn hóa nghệ thuật ở Tây Nam Bộ qua phim tài liệu truyền hình
Việt Nam ................................................................................................................ 110
3.3. Tín ngưỡng dân gian miền sơng nước Tây Nam Bợ qua phim tài liệu
truyền hình Việt Nam ........................................................................................... 119

3


3.3.1. Tín ngưỡng thờ bà Thủy Long ........................................................... 120
3.3.2. Tín ngưỡng thờ Bà Cậu ...................................................................... 121
3.3.3. Tín ngưỡng thờ cá Ông ....................................................................... 122
3.4 Tôn giáo vùng Tây Nam Bộ qua phim tài liệu truyền hình ........................ 124
CHƯƠNG 4 ........................................................................................................... 132
THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA PHIM TÀI LIỆU TRUYỀN HÌNH VIỆT
NAM VỀ VĂN HĨA SƠNG NƯỚC MIỀN TÂY NAM BỘ............................. 132
4.1. Thành tựu của phim tài liệu truyền hình Việt Nam về văn hóa sơng nước
miền Tây Nam Bợ .................................................................................................. 132
4.2. Hạn chế của phim tài liệu truyền hình Việt Nam trong phản ánh văn hóa
sơng nước miền Tây Nam Bộ. .............................................................................. 144
4.2.1. Về những thách thức mới đối với văn hóa sơng nước miền Tây Nam
Bộ ngày nay ................................................................................................... 144
4.2.2. Chất lượng phim tài liệu truyền hình về văn hóa sơng nước miền Tây

Nam Bộ .......................................................................................................... 149
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 164

4


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Bản đồ ĐBSCL (Mê kơng ký sự, tập 67)....................................................44
Hình 2.2 Sơng nước Tây Nam Bộ (Đất chín rờng, tập 11).......................................44
Hình 2.3 Cư trú ven sơng (Mê kơng ký sự, tập 67) ...................................................44
Hình 2.4 Quay phim từ trực thăng (Mê kơng ký sự, tập 67) .....................................44
Hình 2.5 Ngã 6 Thới Lai (Mê kông ký sự, tập 82) ....................................................51
Hình 2.6 Thu hoạch lúa (Đất chín rờng, tập 1) .........................................................54
Hình 2.7 Khai thác cá ở Quế Lâm Trung Quốc (́ng chung dòng nước – Tập 3) .74
Hình 2.8 Khai thác cá ở Tonlesap-Campuchia (Uống chung dòng nước – Tập 3) ..74
Hình 2.9 Khai thác cá ở An Giang-Việt Nam (́ng chung dòng nước – Tập 3) ....74
Hình 2.10 Ni tơm (Đất chín rờng, tập 11) ............................................................76
Hình 2.11 Trồng sen (Mê kơng ký sự, tập 80) ...........................................................76
Hình 2.12 Đóng ghe thuyền (Đất chín rờng, tập 8) ..................................................81
Hình 2.13 Cầu khỉ (Mê kơng ký sự, tập 81) ..............................................................87
Hình 2.14. Nón lá, áo bà ba (Mê kơng ký sự, tập 83)................................................93
Hình 2.15 Cá lóc nướng trui (Đất chín rờng, tập 12) ...............................................94
Hình 2.16 Bún mắm (Mê kơng ký sự, tập 84) ..........................................................94
Hình 2.17 Cá chiên xù (Mê kơng ký sự, tập 79)........................................................94
Hình 2.18 Cá lóc kho tộ (Mê kơng ký sự, tập 86) .....................................................95
Hình 2.19 Nhà sàn (Đất chín rờng, tập 15) ..............................................................98
Hình 2.20 Nhà nổi (Mê kơng ký sự, tập 67) ..............................................................99
Hình 2.21 Chợ nổi Phụng Hiệp (Mê kơng ký sự, tập 83) ........................................100
Hình 3.1 Chùa Kim Cang, Long An (Mê kơng ký sự, tập 73) ................................111
Hình 3.2 Ca cải lương (Mê kơng ký sự, tập 79) ......................................................119

Hình 3.3 Trung Lăng Hiếu (Mê kơng ký sự, tập 75) ...............................................122
Hình 3.4 Lễ hội Bà Chúa Xứ (Mê kơng ký sự, tập 69)............................................123
Hình 3.5 Chùa Hang (Ký sự Đôi Bờ Vĩnh Tế, tập 3)...............................................128
Hình 3.6 Chùa Bồng Lai, Đạo Từ Ân Hiếu Nghĩa (Ký sự Đơi Bờ Vĩnh Tế, tập 3) 130
Hình 4.1 Thăm lúa (Đất chín rồng, tập 1) ..............................................................136

5


Hình 4.2 Thu hoạch lúa (Ký sự đơi bờ Vĩnh Tế, tập 4) ..........................................137
Hình 4.3. Sản xuất nơng nghiệp năm 1975 (Đất chín rồng, tập 2) .........................137

6


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Khung Phân tích…………………………………………………………..18
Bảng 2. Thống kê số tín đồ tơn giáo vùng Tây Nam Bộ 2003-2013……………..126
Bảng 3. Thống kê các cơ sở thờ tự tại Tây Nam Bộ 2015 .....................................127

7


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mảnh đất và con người Tây Nam Bộ từ lâu đã đi vào thơ ca, phim ảnh với
đặc trưng của một miền sông nước trù phú và quá trình khai hoang mở đất hùng
tráng của người Việt. Nghiên cứu về mảnh đất con người nơi đây để truyền bá, bảo
tồn, phát huy và lưu truyền các giá trị văn hóa truyền thống là trách nhiệm của

những người làm công tác truyền thông.
Tây Nam Bộ là miền đất có điều kiện địa lý và tự nhiên đặc biệt. Những cơn
đại lũ hàng năm mang về nơi đây lượng phù sa khổng lồ cùng nguồn thủy sản dồi
dào, đem đến cho gần 20 triệu cư dân cuộc sống gắn liền với sơng nước, với đồng
ruộng phì nhiêu, với phương thức canh tác nông nghiệp - ngư nghiệp phong phú.
Theo đó, một nền văn hóa đặc trưng thể hiện nổi bật ở nếp sống và lao động, ở tính
cách và phong thái, trong các mối quan hệ cá nhân, gia đình cũng như xã hội, tạo
nên những đặc điểm tính chất đặc thù riêng. Những đặc điểm và tính chất ấy khơng
chỉ thể hiện trong sinh hoạt đời thường, mà còn bộc lộ tinh tế trong kho tàng văn
chương, thơ, đờn ca tài tử ở địa phương. Nó bổ sung làm phong phú màu sắc văn
hóa đa dạng của đất nước, có sức lơi cuốn đặc biệt đối với giới sáng tác và nghiên
cứu chuyên môn sâu.
Phim tài liệu truyền hình là loại hình nghệ thuật – báo chí hiện đại, có khả
năng phản ánh trực tiếp, trung thực và lý thú các biểu hiện văn hóa của vùng đất đặc
biệt này; cũng như có khả năng truyền bá sâu rộng nội dung phản ánh đến đông đảo
cơng chúng trong và ngồi nước. Đây là nhiệm vụ nghề nghiệp của các Đài truyền
hình cùng đội ngũ tác giả làm phim tài liệu truyền hình, nhằm một mặt phản ánh
hiện thực đời sống đất nước, mặt khác kết tụ tư liệu để lưu trữ - phục vụ nghiên cứu
lâu dài của quốc gia. Từ nhiều năm qua, đã có những cơng trình nghiên cứu hoặc có
những phim tài liệu truyền hình đề cập, khai thác các khía cạnh nào đó của văn hóa
Tây Nam Bộ, song chưa thực sự đạt hiệu quả mong muốn. Nghiên cứu sinh mong
muốn, với việc chọn đề tài này sẽ góp phần bổ sung, làm đầy đặn thêm những cơng
trình đã nghiên cứu về yếu tố sơng nước trong văn hóa miền Tây Nam Bộ, đồng

8


thời góp phần hồn thiện hơn nghiệp vụ làm phim tài liệu truyền hình đối với loại
đề tài này.
2. Mục đích nghiên cứu

Luận án sẽ tìm hiểu bản chất nội dung phản ánh yếu tố sơng nước của văn
hóa miền Tây Nam Bộ qua phim tài liệu truyền hình Việt Nam. Với mục đích đó,
luận án sẽ tìm hiểu các thành tố vật chất (không gian, phương thức sản xuất, hình
thái cư trú, ẩm thực, trang phục, giao thơng) và tinh thần (tơn giáo – tín ngưỡng,
phương ngữ, văn hóa nghệ thuật) trong văn hóa sơng nước miền Tây Nam Bộ được
thể hiện cụ thể qua phim tài liệu truyền hình như thế nào.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong khoảng thời gian 1950-1990, nhà văn Sơn Nam cho xuất bản một loạt
các tác phẩm về Nam Bộ như Tìm hiểu đất Hậu Giang (1959), Nói về miền Nam
(1965), Đờng bằng sông Cửu Long hay là văn minh miệt vườn (1970), Hương rừng
Cà Mau (1972), Lịch sử khẩn hoang miền Nam (1973), Cá tính của miền Nam
(1974), Bến Nghé xưa (1981), Đất Gia Định xưa (1984), Đồng bằng sông Cửu Long
nét sinh hoạt xưa (1985)...Những cơng trình này là tài liệu quý giá cho việc tìm hiểu
vùng đất Nam Bộ. Đặc biệt, những ghi chép, điều tra tại chỗ của Sơn Nam tạo nên
bức tranh rất chân thực về đất, về người Nam Bộ. Trong các tác phẩm trên, tập
truyện ngắn Hương rừng Cà Mau đã mang lại cho người đọc nhiều cảm xúc thẩm
mỹ về sông nước phương Nam. Ngồi ra, các tác giả Ngũn Cơng Bình, Lê Xn
Diệm, Mạc Đường trong Văn hóa và cư dân đờng bằng sông Cửu Long (1990) đã
cung cấp một diện mạo về nhiều mặt của văn hóa đồng bằng sơng Cửu Long. Nơi
đây có nhiều truyền thống của văn hóa xưa cũ khác nhau, tiếp tục được nuôi dưỡng,
được cách tân trong cuộc sống mới hiện đại, và có những lớp người thuần chủng,
hỗn chủng tại chỗ hòa nhập vào nhau…” [27]. Bên cạnh việc miêu tả về văn hóa
sơng nước của người Việt, Những vấn đề dân tộc ở đồng bằng sơng Cửu Long
(1991) có sự kết hợp tư liệu thành văn và tư liệu điền dã dân tộc học, nghiên cứu
văn hóa Nam Bộ dưới góc độ văn hóa của các cộng đồng tộc người Việt, Hoa,
Chăm, Khmer, phân tích sâu các khía cạnh làm nên bản chất văn hóa tộc người từ

9



đặc điểm cư trú, quá trình tộc người, đời sống văn hóa vật chất (nhà ở, trang phục,
ăn uống, kế sinh nhai), tinh thần (văn hóa nghệ thuật, tín ngưỡng-tơn giáo) [55].
Văn hóa dân gian người Việt Nam Bộ (1992) của Thạch Phương, Hồ Lê,
Huỳnh Lứa, Nguyễn Quang Vinh đã kế thừa những cơng trình sưu tập và biên khảo
về văn hóa, lịch sử, triết lý, phong tục, ngơn ngữ, nghệ thuật....Cơng trình đề cập
đến tất cả các vấn đề văn hóa của Nam Bộ từ văn hóa vật chất (thói quen ăn uống,
cách ăn mặc, nhà ở, phương tiện đi lại, các nghề thủ công truyền thống và nghệ
thuật tạo hình dân gian) đến văn hóa tinh thần (phong tục tập quán trong các nghi lễ
vòng đời người: sinh đẻ, cưới xin, tang ma, lễ giỗ, các dạng sinh hoạt diễn xướng
dân gian (hị, lý, nói, hát), diễn xướng sân khấu dân gian). Có thể khẳng định, đây là
cơng trình giàu tính tư liệu nhưng thế mạnh vẫn nghiêng về mơ tả đời sống văn hóa
của cư dân sơng nước Tây Nam Bộ [62].
Cơng trình Nhà ở, trang phục, ăn uống của các dân tộc vùng đồng bằng
sông Cửu Long (1993) của Phan Thị Yến Tuyết đề cập đến ba dạng thức được xem
là cơ bản nhất của văn hóa vật chất: nhà ở, trang phục, ăn uống. Tác giả chọn góc
độ tiếp cận văn hóa tộc người (Việt, Khmer, Hoa, Chăm) nên giúp chúng ta có thể
thấy được điểm chung và riêng giữa các tộc người này trong quan hệ giao lưu văn
hóa ở khu vực [56].
Kế thừa kết quả của các cơng trình nghiên cứu trước, Ngũn Phương Thảo
trong Văn hóa dân gian Nam Bộ - Những phác thảo (1997) khái quát những nét
riêng của làng Việt Nam Bộ như: là làng mới, kéo dài trên diện rộng, thiếu chất kết
dính chặt. Đồng thời, khẳng định Nam Bộ cũng là nơi xuất hiện những tôn giáo bản
địa như Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo. Tác
giả lập luận rằng văn hóa dân gian Nam Bộ phản ánh mơi trường tự nhiên với sự
phong phú của hệ thống sơng ngịi, kênh rạch, tài nguyên động vật, thực vật vừa
giàu có vừa phong phú, khí hậu thuận lợi. Sinh hoạt văn hóa tinh thần có các thể
loại hị sơng nước, truyện cổ hướng đến thiên nhiên nhiều hơn xã hội, truyện cổ tích
giải thích các địa danh [34].
Luận văn cao học chuyên ngành Văn hóa học Ứng xử văn hóa trong khai
thác môi trường thiên nhiên ở Cà Mau (1997) của Vưu Nghị Lực đã chỉ ra những


10


đặc điểm môi trường thiên nhiên và con người Cà Mau cùng cách ứng xử văn hóa
trong khai thác mơi trường thiên nhiên đó. Bởi lẽ, Cà Mau vốn nổi tiếng với những
rừng tràm, rừng đước, lắm sình lầy, xứ sở của sông nước nhiều cá tôm, những làng
rừng trong thời kháng chiến [82].
Những khía cạnh kinh tế của văn minh kênh rạch Nam Bộ (1999) của Lê
Quốc Sử nghiên cứu văn hóa Nam Bộ trong mối quan hệ với địa-kinh tế. Tác giả
quan niệm văn hóa vật chất (kinh tế) là hạ tầng cơ sở, quyết định tư tưởng, ý thức
(văn hóa tinh thần) là thượng tầng kiến trúc. Ông sử dụng thuật ngữ “văn minh kênh
rạch” diễn tả yếu tố “nước” (tự nhiên và nhân tạo) là đặc trưng của vùng Nam Bộ
khơng đâu có. Vùng đất mới xa lạ nhiều gian khổ hiểm nguy của sông nước mênh
mông khô hạn sáu tháng mà lũ lụt cũng kéo dài 6 tháng [16].
Đồng quê Nam Bộ (2004) của Vương Liêm là ký ức của tác giả về quê ngoại
ở ấp Tập Rèn, xã Thới An Hội, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. Tác giả chỉ dừng lại
miêu tả quang cảnh đồng quê với những cánh đồng bát ngát cùng nếp sinh hoạt của
cư dân Việt, Hoa, Khmer từ trang phục, ăn ở, lao động sản xuất; cảnh nhộn nhịp của
mùa gặt “tới mùa lúa chín, lúa được chở về phơi đầy cả dải sân rộng trước mười
ngôi nhà. Lúc này, mọi người trong nhà đều tất bật với công việc phơi lúa, giê lúa
và vô bồ liên tiếp nhiều ngày”. Tác giả cũng đúc kết những kinh nghiệm dân gian
như việc đốn biết nước lớn hay nước rịng (“chim bìm bịp kêu nước lớn”), kinh
nghiệm bắt cá, lấy tổ chim…[82]
Thông qua nghiên cứu so sánh, luận văn cao học Cây cầu trong văn hóa Việt
Nam ở Bắc Bộ và Nam Bộ (2005) của Nguyễn Thị Phương Duyên cung cấp một cái
nhìn hệ thống, tồn diện về đặc điểm và giá trị của cây cầu ở hai vùng văn hóa Bắc
Bộ và Nam Bộ, ý nghĩa biểu tượng của nó trong đời sống tinh thần của con người.
Với Nam Bộ, hình ảnh những cây “cầu khỉ” có giá trị biểu trưng cho một vùng sơng
nước mênh mang, gắn bó chặt chẽ với cư dân nơi đây [37].

Năm 2006, Nguyễn Đoàn Bảo Tuyền bảo vệ luận văn chuyên ngành Văn hóa
học Văn hóa ứng xử với mơi trường sơng nước của người Việt miền Tây Nam Bộ tại
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh. Bằng phương
pháp cấu trúc - hệ thống, tác giả đã nghiên cứu văn hóa ứng xử với mơi trường tự

11


nhiên sông nước của người Việt Tây Nam Bộ, về vai trị của sơng nước trong truyền
thống văn hóa Việt Nam. Trọng tâm của luận văn là xác định cách thức ứng xử với
môi trường nước của người Việt Tây Nam Bộ trên tất cả lĩnh vực ăn, ở, đi lại, gìn
giữ sức khỏe, sản xuất và đánh giặc với chiến thuật tận dụng lợi thế, hạn chế bất lợi
[29].
Sắc thái văn hóa sơng nước vùng U Minh (2007) của Nguyễn Diệp Mai tập
trung làm nổi bật những nét sinh hoạt thường ngày (ăn, ở, mặc, phương tiện đường
thủy) cùng với sinh hoạt tâm linh (tục thờ Bà - Cậu, thờ thần sông Cái Lớn, Hà Bá,
ma da, thần sấu,…) của cư dân vùng sông nước U Minh (Kiên Giang) [28].
Trong luận văn cao học Ghe xuồng trong đời sống văn hóa người Việt Tây
Nam Bộ (2008), từ góc độ một loại hình văn hóa vật chất-ghe xuồng, Phan Thái
Bình đã cung cấp cho người đọc những hiểu biết về các hoạt động khai thác, đánh
bắt, nghề đóng ghe, những sinh hoạt hàng ngày, tục thờ, kiêng kỵ liên quan đến
phương tiện giao thông thủy đặc trưng của miền Tây sông nước [53].
Nghề cá Đồng Tháp Mười năm xưa (2010) là một chuyên khảo quý của
Nguyễn Hữu Hiếu. Lần đầu tiên nghề đánh cá nội đồng ở Nam Bộ được đề cập khá
toàn diện về ngư cụ và hoạt động đánh bắt cá, cá trong một số nghề thủ công, ẩm
thực với con cá, đời sống tâm linh của cư dân nghề cá, chính sách khai thác,...[31]
Trong cuốn sách Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ (2013) do Trần Ngọc
Thêm (chủ biên), ở phần Dẫn nhập cũng đã nhận xét: Tây Nam Bộ là một vùng đất
có lịch sử hình thành và phát triển đặc biệt, con người đặc biệt, vai trị và sự đóng
góp cho sự phát triển của đất nước cũng rất đặc biệt [67]. Đặc biệt ở trong cơng

trình này các tác giả dành một tiểu mục về tính sơng nước (tr.647-671):” Ba chữ
“tính sơng nước” là kết tinh của tồn bộ nền văn minh sơng nước, văn minh kênh
rạch Tây Nam Bộ. Nó chứa đựng trong mình hệ giá trị chỉ ra trình độ phát triển của
một vùng đất trong việc khai thác thế mạnh của sơng nước, tận dụng sơng nước và
đối phó với sơng nước trong suốt lịch sử tồn tại của mình.”(tr.671)
Nhìn chung, yếu tố đặc trưng sơng nước trong văn hóa Tây Nam Bộ đã được
thể hiện trong nhiều cơng trình nghiên cứu dưới những góc độ tiếp cận khác nhau

12


tuy nhiên đặc trưng ấy được phản ánh như thế nào trong phim tài liệu truyền hình
thì cho đến nay vẫn còn chưa được quan tâm của giới nghiên cứu văn hóa điện ảnh.
4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là phim tài liệu truyền hình (dịng tài liệu
ký sự) tập trung vào chủ đề yếu tố sông nước trong văn hóa của người Việt (Kinh) ở
miền Tây Nam Bộ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian nghiên cứu
Nghiên cứu các phim tài liệu truyền hình về văn hóa sông nước miền Tây
Nam Bộ sản xuất sau năm 1975, tập trung chủ yếu sau năm 2000 đến năm 2018 kết
hợp với khảo sát nghiên cứu thực địa các địa bàn phản ánh trong phim còn giữ lại
nhiều yếu tố truyền thống, đặc trưng về con người văn hóa Tây Nam Bộ
+ Thời gian nghiên cứu
Các giá trị vật chất, các giá trị tinh thần đặc trưng văn hóa sơng nước miền
Tây Nam Bộ được tìm hiểu qua các cơng trình nghiên cứu, tài liệu liên quan của các
nhà nghiên cứu đi trước. Trong phạm vi tài liệu thu thập được, chúng tôi tập trung
nghiên cứu khoảng thời gian từ năm 1975 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu

Để nhận diện được bản chất nội dung phản ánh yếu tố sông nước của văn
hóa miền Tây Nam Bộ qua phim tài liệu truyền hình Việt Nam, luận án chủ yếu sử
dụng phương pháp phân tích diễn ngơn. Diễn ngơn trong luận án này đó chính là lời
bình, nội dung và hình ảnh được thể hiện trong các bộ phim tài liệu truyền hình Việt
Nam bao gồm:
1. Mai Xn Hịa đạo diễn (2005), Dư địa chí, Đài truyền hình Việt Nam.
2. Nguyễn Hồ (chủ biên), Phạm Khắc đạo diễn (2002), Đất chín rờng, Hãng
phim truyền hình thành phố Hồ Chí Minh TFS.
3. Phạm Khắc đạo diễn (2006), Mê Kông ký sự, Hãng phim truyền hình thành
phố Hồ Chí Minh TFS.

13


4. Chín cửa sông rồng (2009- 2010 – 2011), Đài phát thanh truyền hình Vĩnh
Long.
5. Hành trình đất Cù Lao (2013, 2014, 2015), Đài phát thanh truyền hình An
Giang.
6. Ký sự đôi bờ Vĩnh Tế (2010), Đài phát thanh truyền hình Vĩnh Long.
7. Rong ruổi đất phương Nam (2014), Đài truyền hình Việt Nam-VTV9.
8. Miền Tây mùa nước nổi (2014), Đài truyền hình Việt Nam VTV9.
9. Ký ức miền Tây (2012-2013-2014), Đài truyền hình Việt NamVTV Cần Thơ.
10. ́ng chung dòng nước (2007), Đài truyền hình Việt Nam hợp tác quốc tế
sản xuất.
11. Mùa nước nổi (2013), Đài truyền hình Việt Nam VTV2.
12. Tứ giác Long Xuyên (2014), Đài truyền hình Việt Nam- VTV CT.
13. Cải lương-Hành trình nghệ thuật (2005), Hãng phim truyền hình thành phố
Hồ Chí Minh TFS.
Diễn ngơn được phân tích trong luận án này là lời bình, nội dung và hình ảnh
được thể hiện trong các bộ phim tư liệu truyền hình khi đề cập đến chủ đề văn hóa

sơng nước miền Tây Nam Bộ.
Để nghiên cứu lý giải yếu tố văn hóa thơng qua đối tượng nghiên cứu phim
tài liệu truyền hình, luận án sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành đó là Văn hóa
học kết hợp với truyền hình.
Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng phương pháp sưu tầm và nghiên cứu thư
tịch như sách báo, tạp chí, Internet để tham chiếu so sánh với “văn bản” phim tài
liệu truyền hình cùng chủ đề yếu tố sơng nước trong văn hóa Tây Nam Bộ. Ngồi
ra, để có thể cảm thụ trực quan các yếu tố văn hóa sơng nước đã được phản ánh qua
phim truyền hình, tác giả cịn đi thực tế tại các địa danh được các bộ phim nhắc tới
như Long An, Cần Thơ và An Giang. Việc kết hợp với phương pháp nghiên cứu
thực địa giúp kiểm tra chéo, so sánh và cảm nhận với ghi lại các thông tin chính xác
và trung thực.

14


Để có thể đánh giá được thành tựu cũng như những tồn tại của phim tài liệu
truyền hình hiện nay, chúng tơi có sử dụng phương pháp điều tra xã hội học bằng
công cụ google. Với công cụ xây dựng mẫu điều tra cùng với xây dựng biểu mẫu
kết quả.
Kết quả nghiên cứu thăm dò ý kiến người xem truyền hình, kết quả này chỉ
mang tính tham khảo dưới sự tư vấn, hỗ trợ của cơng ty Inet Solutions, ngồi ra
chúng tơi dựa trên danh sách người quen, có điều tra trực tiếp thì tỷ lệ trung bình
20/1 khán giả trả lời: “Không quan tâm, chưa xem và không biết phim tài liệu ký
sự là gì nên khơng điền vào mẫu”. Dựa trên cơ sở đó chúng tơi xác định đây không
phải là sự so sánh chuẩn dành cho tất cả đối tượng khán giả trong cả nước, khu vực
mà trung bình 20 khán giả thì chỉ có 1 khán giả quan tâm lĩnh vực này. Trong tỷ lệ
1/20 đó họ đã điền vào mẫu khảo sát để giúp chúng tơi có cái nhìn bao qt hơn về
mức độ quan tâm của các thể loại phim tài liệu ký sự truyền hình đã phát sóng trên
các kênh quốc gia và địa phương về mức độ, mục đích, mong muốn... của khán giả.

Để có một cơng cụ điều tra khách quan, phản ánh đúng về mặt dữ liệu khi
thăm dò cũng như tạo kết quả trung thực, khách quan. Luận án đã đánh giá một số
phương án điều tra như phát biểu mẫu đánh giá lấy ý kiến người xem qua tờ rơi,
cộng đồng.. và thu lại lấy mẫu. Phương pháp này tỏ ra khơng tin cậy vì sự phản ánh
khách quan trong số liệu điều tra là thiếu tính minh bạch. Phương pháp qua email
cũng được cân nhắc và xem xét khá thận trọng. Tuy nhiên, việc minh chứng thực
nghiệm về kết quả thì phiếu thăm dị khơng thể lấy được email trung thực của người
dùng (do vi phạm tính riêng tư..). Do đó, xét về phương diện minh bạch kết quả
thăm dị lại rất khó xác minh tính trung thực của cơng cụ điều tra.
Do đó, đề tài đã chọn lựa phương án sử dụng công cụ điều tra mang tính
khách quan, ràng buộc người đánh giá phải thật sự minh bạch, công tâm và nâng độ
tin cậy cao nhất thơng qua các cơng cụ mang tính tồn cầu như google form,
SurveyMonkey,.. mỗi cơng cụ đều có những ưu việt riêng và qua các phân tính
dưới đây thì google form được lựa chọn để làm công cụ điều tra cho luận án này.

15


/>true
Để xử lý các tư liệu và viết thành văn bản, tác giả sử dụng phương pháp diễn
dịch và quy nạp dùng để diễn giải và kết luận các hiện tượng, kết hợp với phương
pháp phân tích và tổng hợp để từ các hiện tượng cụ thể nhằm suy ra những nét đặc
trưng mang tính quy luật.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6.1 Ý nghĩa khoa học:
Yếu tố sông nước trong văn hóa Tây Nam Bộ khơng phải là một chủ đề mới.
Chủ đề này đã được thể hiện qua nhiều khía cạnh như văn học, địa chí học, sinh thái
học, văn hóa học, nghệ thuật học, mỹ học, điện ảnh… Ở mỗi lĩnh vực, chủ đề này
được khắc họa theo những nét riêng. Nghiên cứu của luận án là một nỗ lực góp
phần hiểu về yếu tố sơng nước trong văn hóa Tây Nam Bộ qua phân tích diễn ngơn

phim tài liệu truyền hình với cách thực hiện trực tiếp thu hình và thu âm thanh đối
với đối tượng phản ánh; nhờ đó đạt được độ chính xác cao và có sức thuyết phục
lớn so với các phương thức phản ánh khác. Tuy nhiên, sự phản ánh này cũng chịu
sự chi phối của đạo diễn, biên tập trên mỗi đề tài phim tài liệu. Luận án bước đầu
đặt cơ sở nghiên cứu đặc trưng văn hóa vùng qua cứ liệu là phim tài liệu truyền
hình.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn:
Luận án bổ sung hướng nghiên cứu cũng như tài liệu tham khảo cho ngành
Văn Hóa học cũng như ngành Truyền hình. Từ việc nghiên cứu đề tài sử dụng phim
tài liệu truyền hình phản ánh yếu tố sơng nước trong văn hóa miền Tây Nam Bộ nói
riêng, luận án có cơ sở đề xuất những kinh nghiệm nghề nghiệp thực tế cho các tác
giả phim tài liệu truyền hình nói chung ở các đài truyền hình Trung ương cũng như
địa phương; cung cấp phương án khảo cứu, phản ánh đối tượng một cách cụ thể và
thực tế cho các nhà làm phim tài liệu truyền hình, cố gắng đem lại cho họ những
kinh nghiệm hữu ích. Từ những nhận xét và đề xuất cụ thể, luận án có thể hỗ trợ các
nhà làm phim tài liệu truyền hình phát huy các thế mạnh đã có, khắc phục các hạn

16


chế cịn tồn tại. Ngồi ra, nghiên cứu tác dụng, hiệu quả của phương thức sử dụng
phim tài liệu truyền hình trong việc khảo sát, phản ánh bộ mặt văn hóa của một
vùng miền riêng biệt ở nước ta. Từ thực tế sử dụng này, có thể rút ra những kết
luận, kinh nghiệm cần thiết đối với nghiệp vụ tổ chức sản xuất phim tài liệu truyền
hình chun đề nói chung nhằm hoàn thiện thêm lĩnh vực này. Bên cạnh các cơng
trình viết, từ đây có thể mở rộng, phát triển hình thức nghiên cứu một số đề tài khoa
học xã hội bằng phim tài liệu truyền hình.
Trong luận án này, ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn ln quyện chặt vào
nhau. Nhờ đó, luận án cung cấp một cái nhìn tương đối cụ thể, nhằm làm sáng tỏ
những nét đặc trưng của văn hóa Tây Nam Bộ, lý giải nét độc đáo sơng nước trong

tính cách văn hóa của người và đất miền Tây Nam Bộ.
7. Khung phân tích
Để phân tích được yếu tố văn hóa sơng nước miền Tây Nam Bộ được thể
hiện qua phim tài liệu truyền hình như thế nào, dựa trên hướng tiếp cận lý thuyết
sinh thái văn hóa, chúng tơi sẽ phân tích diễn ngơn thể hiện cụ thể của một số phim
tài liệu truyền hình về văn hóa sơng nước Tây Nam Bộ. Cụ thể, văn hóa được xem
như một sự thích nghi với mơi trường tự nhiên. Từ góc nhìn sinh thái văn hóa chúng
ta sẽ thấy yếu tố sơng nước đặc trưng của vùng Tây Nam Bộ đã quy định nên đặc
trưng của những thích nghi này. Để có cái nhìn hệ thống, chúng tơi đã phân tích
theo phân loại văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Ở lĩnh vực thích nghi văn hóa
vật chất, tơi đã xem xét các biểu hiện về phương thức sản xuất, giao thơng, trang
phục, ẩm thực và hình thái cư trú. Về thích nghi văn hóa tinh thần, chúng tơi đã tập
trung vào phương ngữ, sinh hoạt văn hóa nghệ thuật và tín ngưỡng dân gian. Qua
phân tích diễn ngơn, yếu tố văn hóa sơng nước Tây Nam Bộ đã hiện lên rất sống
động và chân thật.
Để có cái nhìn về định hướng phát triển sắp tới của phim tài liệu truyền hình
về chủ đề văn hóa sơng nước Tây Nam Bộ, chúng tôi đã đánh giá các thành công và
hạn chế của phim tài liệu truyền hình dựa trên các phân tích đã có về các thành tố
vật chất và tinh thần của văn hóa sơng nước.

17


KHUNG PHÂN TÍCH

Sinh Thái Văn hóa
Văn hóa Vật chất
 Cư trú
 Giao thơng
 Trang phục

 Ẩm thực
 Sản x́t
Văn hóa Sơng
nước Tây Nam Bợ

Văn hóa Tinh thần
- Phương ngữ
- Văn hóa nghệ thuật
- Tín ngưỡng dân gian

Khuyến nghị Phát triển
Phim Tài liệu Truyền
hình
- Thành tựu
- Hạn chế

Phim tài liệu
Truyền hình Việt Nam

Bảng 1. Khung Phân tích
8. Cấu trúc luận án
Ngồi phần Mở đầu và Kết luận, luận án bao gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận, thực tiễn và tổng quan về vùng đất Tây Nam Bộ.
Trình bày những nét chung về vai trị của sơng nước đối với cuộc sống của người
Việt ở Tây Nam Bộ trong cái nhìn thời gian, khơng gian và chủ thể. Các tiêu chí để
nhận biết, đánh giá sự tác động này đến việc hình thành lối sống văn hóa, tính cách
Tây Nam Bộ. Chương này cũng nói đến vai trị đóng góp của phim tài liệu trong
việc lưu trữ, bảo tồn và truyền bá các giá trị văn hóa bằng hình ảnh.
Chương 2: Thành tớ vật chất trong văn hóa sơng nước miền Tây Nam Bộ
qua phim tài liệu truyền hình Việt Nam. Trình bày các luận điểm nhằm lý giải quá

trình tác động của yếu tố sông nước đến cuộc sống vật chất người Việt, từ đó hình
thành lối sống và tính cách văn hóa đặc trưng của người Tây Nam Bộ.

18


Chương 3: Thành tớ tinh thần trong văn hóa sơng nước miền Tây Nam Bộ
qua phim tài liệu truyền hình Việt Nam. Trình bày các luận điểm nhằm lý giải q
trình tác động của yếu tố sơng nước đến cuộc sống tinh thần người Việt, từ đó hình
thành lối sống và tính cách văn hóa đặc trưng của người Tây Nam Bộ.
Chương 4: Văn hóa sơng nước miền Tây Nam Bộ qua phim tài liệu truyền
hình Việt Nam - Một số thành tựu và hạn chế. Miêu tả và chứng minh vai trị tích
cực của phim tài liệu truyền hình trong việc bảo tồn, phát huy, truyền bá các giá trị
văn hóa sơng nước Tây Nam Bộ và những hạn chế còn tồn tại.
Phần Phụ lục: Bao gồm các phim tài liệu dưới dạng phim VCD, DVD, các
tài liệu khảo sát điều tra và tài liệu tham chiếu so sánh.

19


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ TỔNG QUAN VỀ VÙNG ĐẤT
TÂY NAM BỘ
Để thực hiện đề tài nghiên cứu, luận án dựa trên cơ sở lý luận là việc thao tác
hóa các khái niệm nền tảng và lý thuyết tiếp cận để lý giải và dựa trên cơ sở thực
tiễn là quá trình phát triển của phim tài liệu truyền hình Việt Nam, đặc biệt là các bộ
phim tài liệu truyền hình làm về yếu tố sơng nước.
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Để làm cơ sở cho các nghiên cứu, luận án sẽ làm rõ các khái niệm “yếu tố

sông nước trong văn hóa” hay “văn hóa sơng nước,” và “phim tài liệu truyền hình”
1.1.1.1. Khái niệm “yếu tớ sơng nước trong văn hóa” hay “văn hóa sơng
nước”
Văn hóa là một khái niệm rộng đã được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu và
định nghĩa. Có thể hiểu văn hóa chính là lối sống của một nhóm người hay một
cộng đồng người. Theo nghĩa đó, khi đề cập đến văn hóa sơng nước, chúng tơi
muốn nói đến lối sống được xây dựng trên hay được hình thành bởi yếu tố sơng
nước. Theo đó, lối sống này bao gồm các phương thức sản xuất, giao thơng, ẩm
thực, trang phục, tơn giáo – tín ngưỡng, văn học nghệ thuật… hay có thể được hiểu
qua yếu tố văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của cư dân tại đây trong q trình
thích nghi với sinh thái sông nước. Do nhấn mạnh đến yếu tố sông nước qua sự
thích nghi trực tiếp của người Việt miền Tây Nam Bộ nên chúng tôi dùng cụm từ
“yếu tố sơng nước trong văn hóa”. Như vậy, hai khái niệm “yếu tố sơng nước trong
văn hóa” hay “văn hóa sơng nước” trong luận án này có nội hàm như nhau.
Tây Nam Bộ là một vùng sông nước mênh mông, kênh rạch chằng chịt với
hơn 700 km bờ biển, khoảng 28.000 km sơng ngịi, hàng ngàn km kênh đào với
hàng trăm cù lao, cùng chín cửa sơng đưa nước ra biển tạo thuận lợi cho cuộc sống
của người dân nơi đây. Chính đặc điểm này mà từ lâu, nhiều nhà nghiên cứu đã gọi
nơi đây là “xứ sở kênh rạch”, “văn minh kênh rạch”… Sơn Nam trong sách Đồng
bằng sông Cửu Long - nét sinh hoạt xưa và Văn minh miệt vườn đã viết: “Đường

20


sơng, đường biển là huyết mạch. Ngồi sơng Tiền, sơng Hậu với nhiều nhánh nhóc
ăn thơng vào lung, bào, láng (đất thấp, tù đọng) nên kể thêm nhiều rạch (hoặc gọi
là xẻo) bắt nguồn từ rừng U Minh Thượng hoặc U Minh Hạ chảy ra biển phía Tây.
Đờng bằng là quê hương của kiểu “văn minh sông rạch” khá độc đáo” [60, tr. 30].
Xuyên suốt chiều dài lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân
tộc: văn hóa sơng nước ln gắn bó với người dân Việt Nam. Văn hóa ứng xử của

người Việt đối với sơng nước là một phần khơng thể thiếu của Văn Hóa Việt Nam .
Vì vậy, sơng nước chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong tâm linh, văn hóa và lịch
sử của người dân miền Tây Nam Bộ. Văn hóa sơng nước có một vai trị hết sức
thiêng liêng. Đồng thời, nó cũng hết sức gần gũi, cần thiết, đi vào mọi ngõ ngách
của đời sống sinh hoạt, văn hóa của nhân dân. Với những điều kiện địa lý đặc thù
của vùng đất chằng chịt sông rạch, sông nước tác động mạnh mẽ đến vấn đề định cư
và phân bố dân cư Tây Nam Bộ. Người dân Tây Nam Bộ ban đầu ở trên các miệt
giồng, các gò đất cao, về sau mở rộng địa bàn cư trú ở miệt vườn, miệt cù lao, miệt
kênh…hoặc ở một dạng khác là sống theo tuyến (sơng, kênh rạch, đường lộ) và tỏa
đi. Chính từ nền tảng văn minh sơng nước đó đã hình thành nền văn hóa sơng nước
miền Tây Nam Bộ.
1.1.1.2. Khái niệm “Phim tài liệu” và “Phim tài liệu truyền hình”
“Phim tài liệu”
Trong giáo trình Nghệ thuật điện ảnh, David Bordwell và Kristin Thompson,
thuộc Trường Đại học Wisconsin, định nghĩa: “Phim tài liệu là một tác phẩm chứa
đựng trong nội dung của nó những thơng tin chân thực về thế giới bên ngồi” [5].
Định nghĩa này nhấn mạnh vào tính chân thực của phim tài liệu. Tính chân thực
được hai tác giả coi như đặc tính quan trọng nhất, quy định những đặc tính khác của
phim tài liệu. Tất cả những sự kiện, hiện tượng, quá trình con người trong hiện thực
đều là đối tượng phản ánh của phim tài liệu truyền hình. Phim tài liệu dùng sự chân
thực để thuyết phục người xem.
Phim tài liệu có thể đưa ra một cách nhìn, một chính kiến và cách giải quyết
vấn đề của người làm phim. Tuy nhiên, phim tài liệu của Bordwell và Thompson
không được khách quan và hơi sa đà mang tính chủ quan, duy ý chí. Các nhà làm

21


phim tài liệu khác đã đưa ra hệ thống luận chứng, luận cứ để chứng minh cho luận
điểm mà họ nêu lên trong tác phẩm của mình. Và chính hệ thống luận chứng đó sẽ

thuyết phục người xem về tính chân thực của tác phẩm tài liệu truyền hình.
Từ điển bách khoa toàn thư Encartna (Mỹ) ở mục từ Documentaries cũng
cho rằng: “Phim tài liệu là những tác phẩm truyền hình có cấu trúc chặt chẽ nhằm
mục đích khám phá sự kiện, hiện tượng, con người trong đời sống hiện thực một
cách chi tiết”.
Theo quan điểm của Andrew Britton - nhà nghiên cứu phê bình về điện ảnh
– ơng cho rằng: “trước hết, một bộ phim tài liệu có giá trị phải phản ánh được
những góc cạnh khác nhau của sự thực, một sự thực không đơn giản như chúng ta
nhìn thấy mà là một sự thực được đặt trong bối cảnh lịch sử, xã hội đã tạo ra
chúng” [87]. Quan niệm này của tác giả đã thoát ly được tính chủ quan và duy ý chí
mà các thế hệ trước gặp phải. Bối cảnh phim tài liệu được hệ thống xâu chuổi với
những sự kiện, hiện tượng khác.
Với những thủ pháp làm phim các đạo diễn, biên tập tìm kiếm, lựa chọn
những chi tiết đắt giá nhất, phục vụ tốt nhất tư tưởng chủ đề của mình để xây dựng
tác phẩm tài liệu.
Tính chân thực là đặc tính quan trọng nhất, chi phối những đặc tính khác của
thể loại này nhưng phim tài liệu không đơn thuần phản ánh sự kiện như nó diễn ra
một cách tự nhiên mà thơng qua những sự kiện, hiện tượng, con người có thực để
nói lên tư tưởng chủ đề cần truyền đạt.
Căn cứ vào nội dung cũng như kỹ thuật sản xuất, các nhà nghiên cứu chia
phim tài liệu thành hai loại là phim tài liệu điện ảnh và phim tài liệu truyền hình,
phim tài liệu điện ảnh đi trước phim tài liệu truyền hình.
*Phim tài liệu điện ảnh : tồn tại hơn một thế kỷ qua hệ thống các rạp chiếu với quy
trình phức tạp, cơng phu tốn kém và mang nhiều yếu tố nghệ thuật, có mục đích
thương mại rõ ràng.
*Phim tài liệu truyền hình : được tổ chức sản xuất với mục đích phát sóng phục vụ
khán giả xem đài và thường mang tính chính luận nhiều hơn mục đích kinh doanh.

22



Truyền hình, do đặc trưng của nó là có thể hiện diện ở khắp mọi nơi, ngay
lập tức, và có thể tác động tới rất nhiều người trong cùng một thời điểm. Chỉ cần
một lần phát sóng, ngay lập tức, phim tài liệu truyền hình có thể xuất hiện ngay
trong phịng khách, phịng ngủ của hàng triệu gia đình ở khắp mọi miền đất nước.
Sự cộng hưởng, thậm chí là bùng nổ về cảm xúc của khán giả là rất lớn.
Từ những phân tích và dựa trên các định nghĩa, khái niệm khoa học của các
nhà nghiên cứu đi trước ở trong tất cả các lĩnh vực liên quan đến văn hóa trên, theo
chúng tơi phim tài liệu truyền hình là:
“Những tác phẩm báo chí truyền hình có cấu trúc chặt chẽ nhằm khám phá
sự kiện, hiện tượng, con người trong đời sống hiện thực một cách chi tiết với bối
cảnh lịch sử, xã hội đã tạo ra chúng thông qua tính nghệ thuật và chứa đựng trong
nội dung của chúng những thông tin chân thực về thế giới bên ngồi. Phim tài liệu
truyền hình nói lên tư tưởng chủ đề, có vai trò quan trọng trong định hướng về
thẩm mỹ và nhận thức cho công chúng”.
Các thể loại phim tài liệu truyền hình
Phim tài liệu truyền hình với nguyên tắc hàng đầu là loại bỏ sự hư cấu, chất
liệu của nó là những hình ảnh quay người thực, việc thực.
“Phim tài liệu truyền hình có thể chia làm ba nhóm: chân dung - phóng sự
(ký sự), và tài liệu chính luận (thời sự hoặc lịch sử) nhằm vào ba đối tượng là: con
người - sự kiện -vấn đề. Cả ba nhóm thể loại này thường có sự giao thoa, hòa nhập
và hỗ trợ lẫn nhau “ [90].
Hiện trong luận án nghiên cứu sinh tập trung khá nhiều phim tài liệu ký sự
do chất liệu hiện có tại các đài truyền hình Địa phương và Trung ương. Theo xu thế
thời đại, sự tách biệt này khơng cịn rõ ràng nữa mà gần như được pha trộn, tổng
hợp nhằm đáp ứng được thị hiếu người xem, tăng sự thu hút, rating cao và dòng ký
sự tài liệu về miền Tây Nam Bộ đang chiếm ưu thế và chiếm cảm tình khán giả vì
sự gần gũi, chân thực và ln có chất thơ trong đó.

23



×