Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Nghiên cứu so sánh một số motif trong truyện cổ tích việt nam và hàn quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 166 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ DIỄM QUỲNH

NGHIÊN CỨU SO SÁNH MỘT SỐ MOTIF
TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ DIỄM QUỲNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGHIÊN CỨU SO SÁNH MỘT SỐ MOTIF
TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. La Mai Thi Gia

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn này, lời đầu tiên tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và
biết ơn sâu sắc đến TS.La Mai Thi Gia, người trực tiếp giúp đỡ, chỉ dẫn và dìu dắt
tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Tơi cũng xin trân trọng cám ơn các thầy cơ giảng dạy trong chương trình cao
học đã giúp tơi có được những kiến thức nền trong suốt hai năm học vừa qua.
Cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tình của các anh, chị cán bộ thư viện trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG –TP.HCM) và Thư viện tỉnh Bình Dương đã
tạo điều kiện thuận lợi để tơi có thể tra cứu tài liệu, phục vụ cho đề tài của mình.
Đặc biệt, tơi xin cảm ơn đại gia đình của tơi đã ln u thương, động viên
khích lệ tơi cố gắng hồn thành hai năm học cao học.

Lê Diễm Quỳnh


TĨM TẮT (ABSTRACT)
Kế thừa thành quả lý thuyết và cơng trình nghiên cứu về motif của các nhà
folklore học Nga và Phần Lan, luận văn vận dụng Phương pháp địa lý – lịch sử và
Phương pháp cấu trúc- chức năng nhằm nghiên cứu so sánh một số motif phổ biến
trong truyện cổ tích Việt Nam và Hàn Quốc. Qua đó, chúng tôi cố gắng chỉ ra
những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai nền văn hố, đó là nền tảng cần thiết
cho q trình giao lưu văn hố giữa hai quốc gia trong bối cảnh tồn cầu hố hiện
nay.
Inheriting the theoretical achievements and research on motifs of Russian
and Finnish folklore researchers, the thesis applied the Method by the Historicgeographic and Structural-functional method aim to give comparative research on
some common motifs in Vietnamese and Korean fairy tales. Thereby, we try to
point out the similarities and differences between the two cultures, which are
necessary for the cultural exchange process between the two countries in the context
of globalization today.



LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.

Người cam đoan

Lê Diễm Quỳnh


MỤC LỤC
DẪN NHẬP ........................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu ..................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu .......................................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 10
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................... 11
5. Đóng góp mới của luận văn .......................................................................................... 11
6. Bố cục của luận văn ...................................................................................................... 11
NỘI DUNG ...................................................................................................................... 13
Chương 1: Lý thuyết về truyện cổ tích, về motif và đặc điểm chung của truyện
cổ tích Việt Nam và Hàn Quốc ....................................................................................... 13
1.1. Các vấn đề lý thuyết về truyện cổ tích ................................................................... 13
1.1.1. Định nghĩa, phân loại và nghệ thuật truyện cổ tích ................................................ 13
1.1.1.1. Định nghĩa truyện cổ tích ........................................................................... 13
1.1.1.2. Phân loại truyện cổ tích .............................................................................. 15
1.1.1.3. Nghệ thuật truyện cổ tích ........................................................................... 16
1.2. Diện mạo và đặc điểm chung của truyện cổ tích Việt Nam và Hàn Quốc .......... 18

1.2.1. Diện mạo thể loại truyện cổ tích ở Việt Nam ......................................................... 18
1.2.2. Diện mạo thể loại truyện cổ tích ở Hàn Quốc ......................................................... 18
1.2.3. Đặc điểm chung của truyện cổ tích Việt Nam và Hàn Quốc .................................. 21
1.2.3.1. Tính chất cổ của sự việc được kể lại ......................................................... 22
1.2.3.2. Tính quốc tế trong nội dung truyện kể ..................................................... 23
1.2.3.3. Tính dân tộc, đặc trưng văn hóa trong truyện cổ tích ............................... 23
1.3. Các vấn đề lý luận về motif và tiêu chí nhận diện................................................. 24
1.3.1 Các vấn đề lý luận về motif ............................................................................ 24
1.3.2. Motif là “quê hương” của truyện kể dân gian ............................................... 25
1.3.3. Motif gắn liền với các yếu tố văn hóa - dân tộc ............................................ 27
1.3.4. Motif là đơn vị hành động chức năng trong truyện cổ tích ........................... 29
Tiểu kết ............................................................................................................................. 30
Chương 2: Khảo sát một số motif phổ biến cùng xuất hiện trong truyện cổ


tích Việt Nam và Hàn Quốc............................................................................................ 32
2.1. Motif mang thai và sinh nở thần kỳ ................................................................... 35
2.1.1. Người mẹ thụ thai do thiên nhiên cảm ứng ...................................................... 36
2.1.2. Người mẹ thụ thai do ăn hoặc uống phải dị vật ............................................... 37
2.1.3. Người mẹ thụ thai và sinh nở bình thường nhưng khi sinh ra đứa trẻ có
hình dáng kỳ dị hay sinh ra là một con vật ................................................................ 38
2.1.4. Người mẹ thụ thai do cầu khẩn thần linh ......................................................... 39
2.1.5. Người mẹ thụ thai và sinh nở do sự kết hợp với thần linh hoặc con vật ......... 41
2.2. Motif hôn nhân “bất thường” ................................................................................ 41
2.2.1. Kết hôn với người đội lốt ................................................................................. 42
2.2.2. Kết hôn với người khác địa vị .......................................................................... 46
2.3. Motif người con riêng ............................................................................................. 48
2.4. Motif người em trai út vượt qua thử thách .......................................................... 49
2.4.1. Thử thách lòng trắc ẩn của người em ............................................................... 50
2.4.2. Thử thách lòng tham của người em ................................................................. 51

2.5. Motif hóa thân ......................................................................................................... 54
2.5.1. Hóa thân thành lồi vật .................................................................................... 54
2.5.2. Hóa thân thành tự nhiên ................................................................................... 61
2.6. Motif con hổ ............................................................................................................. 65
2.6.1. Hổ dữ bị giết ..................................................................................................... 65
2.6.2. Quan hệ giữa con người và con hổ................................................................... 68
2.6.3. Người biến thành hổ/Hổ biến thành người ...................................................... 70
Tiểu kết ............................................................................................................................. 71
Chương 3: Nghiên cứu so sánh sáu motif trong truyện cổ tích Việt Nam và
Hàn Quốc ........................................................................................................................ 73
3.1. Tương đồng về cấu trúc motif và chức năng hành động của nhân vật ............... 73
3.1.1.Motif mang thai và sinh nở thần kỳ .................................................................. 74
3.1.2.Motif hôn nhân “bất thường” ........................................................................... 76
3.1.3.Motif người con riêng ...................................................................................... 78
3.1.4. Motif người em trai út vượt qua thử thách ....................................................... 79


3.1.5. Motif hóa thân .................................................................................................. 81
3.1.6. Motif con hổ ..................................................................................................... 83
3.2. Những tương đồng về nội dung và giá trị ý nghĩa sáu motif ................................ 84
3.2.1. Tương đồng về những tình tiết tham gia xây dựng sáu motif .......................... 84
3.2.1.1. Về địa hình và nền nơng nghiệp truyền thống ....................................... 84
3.2.1.2. Về tín ngưỡng và phong tục ................................................................... 87
3.2.2. Tương đồng trong việc thể hiện ý nghĩa sáu motif .......................................... 87
3.3. Những khác biệt trong nội dung motif và những motif riêng trong truyện
cổ tích Việt Nam và truyện cổ tích Hàn Quốc .............................................................. 91
3.3.1. Khác biệt về cách xây dựng ý nghĩa của một số motif .................................... 91
3.3.1.1. Ý nghĩa hình tượng con vật .................................................................... 91
3.3.1.2. Quan niệm văn hóa – tín ngưỡng .......................................................... 92
3.3.1.3. Quan niệm đời sống – xã hội ................................................................. 93

3.3.2. Những motif riêng của truyện cổ tích Việt Nam và Hàn Quốc ....................... 94
Tiểu kết ............................................................................................................................. 98
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 102
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 110


1

DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Dù chúng ta là ai, ở bất kỳ quốc gia nào thì trong quá trình trưởng thành chắc
hẳn đều được “lớn lên” qua thế giới các câu chuyện cổ tích. Là thể loại tuy được ra
đời sớm trong lịch sử văn học nhưng đến nay giá trị của truyện cổ tích vẫn ln
được giữ gìn và tiếp tục được nghiên cứu trong suốt dịng chảy của tiến trình văn
học. Vì vậy, nghiên cứu về thể loại truyện cổ tích đã tạo được sức hút mạnh mẽ cho
các nhà nghiên cứu folklore trong khoa học văn học.
Từ truyện cổ tích, chúng ta không chỉ thấy được quan điểm của nhân dân về thế
giới tự nhiên và đời sống con người thông qua những nguyện vọng, ước mơ nhỏ bé
mà ẩn sâu trong từng câu chuyện, còn là nơi lưu giữ bản sắc văn hóa của mỗi dân
tộc.
Nghiên cứu về truyện cổ tích ở Việt Nam và trên thế giới đã đạt được rất nhiều
thành tựu với nhiều cơng trình nghiên cứu folklore dưới nhiều góc độ khác nhau.
Hịa trong xu hướng nghiên cứu văn học hiện nay với việc phối hợp các phương
pháp liên ngành và nhất là việc nghiên cứu so sánh văn học nước ta với văn học các
nước Đông Á đang là “lời mời gọi hấp dẫn” cho các nhà nghiên cứu. Từ nhận thức
trên, chúng tôi chọn đề tài Nghiên cứu so sánh một số motif trong truyện cổ tích
Việt Nam và Hàn Quốc, là bởi các lý do sau:
Thứ nhất, cả hai quốc gia Việt Nam và Hàn Quốc đều có những điểm tương
đồng về văn hóa trong cùng khu vực Đơng Á. Thứ hai, trong bối cảnh hiện nay, khi

“làn sóng” văn hóa Hàn ở Việt Nam ngày càng được giao thoa và phát triển mạnh
mẽ thì việc tìm hiểu văn học dân gian nước bạn sẽ mang lại nhiều giá trị tốt đẹp cho
mối quan hệ giao lưu văn hóa – văn học của hai nước.
Thứ ba, việc nghiên cứu motif trong truyện kể dân gian, đây là vấn đề đang
nhận được sự quan tâm nghiên cứu rất đa dạng của các chuyên gia folklore học. Do
đó, việc chọn vấn đề motif và dùng phương pháp so sánh sẽ là phương tiện đắc lực
giúp chúng tơi bước đầu có thể khảo sát, đối chiếu và lý giải những điểm tương
đồng và khác biệt giữa các đối tượng nghiên cứu của mình; thơng qua đó có thể có


2

được cái nhìn khái quát về những tương đồng và khác biệt trong văn hóa truyền
thống của hai nước Việt – Hàn.
Từ những lý do nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài Nghiên cứu so sánh một
số motif trong truyện cổ tích Việt Nam và Hàn Quốc nhằm để tìm hiểu đầu tiên
là tình hình dịch thuật và xuất bản truyện cổ tích Hàn Quốc tại Việt Nam, sau đó
nhằm tìm hiểu sự tương đồng về văn hóa và văn học của hai nước Việt – Hàn thông
qua việc so sánh nội dung và ý nghĩa của các motif tham gia vào quá trình xây dựng
chủ đề cốt truyện cổ tích trong kho tàng văn học dân gian của hai dân tộc. Cuối
cùng, chúng tơi mong muốn được đóng góp cho việc phát triển chuyên ngành
folklore học trong khoa học văn chương nói chung.
2. Lịch sử nghiên cứu
Nghiên cứu về thể loại truyện cổ tích và motif trong truyện cổ tích đã có rất
nhiều cơng trình nghiên cứu. Trong phạm vi mà luận văn kế thừa và vận dụng,
chúng tơi xin được dẫn lại một số cơng trình tiêu biểu sau:
Các cơng trình lý luận nghiên cứu về truyện kể dân gian và motif (trong
đó tập trung vào thể loại truyện cổ tích) mà đề tài có tham khảo và vận dụng:
 Trong nước:
Cơng trình Văn hóa dân gian – Mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu

thể loại (NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2006) của nhà folklore học Việt Nam Chu Xuân Diên là tài liệu chính mà chúng tơi lấy làm cứ liệu cho việc nghiên cứu.
Cơng trình đã đề cập gần như đầy đủ các vấn đề lý thuyết nghiên cứu về loại hình
văn hóa dân gian và đặc biệt là lý thuyết nghiên cứu truyện cổ tích từ trước đến
nay. Trong đó, phần Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa học đã hỗ trợ cho luận
văn chúng tôi các vấn đề cơ bản về lý thuyết nghiên cứu truyện cổ tích, bao gồm:
lịch sử nghiên cứu, cách phân loại truyện cổ tích, mối liên hệ của truyện cổ tích với
hiện thực và thi pháp truyện cổ tích. Riêng phần ứng dụng, nhà nghiên cứu đã thực
hiện một khảo sát, so sánh và nghiên cứu rất công phu về motif kết thúc trong kiểu
truyện Cơ Lọ Lem trên thế giới. Đó là bài viết Về cái chết của mẹ con người dì ghẻ
trong truyện Tấm Cám với việc dùng phương pháp cấu trúc chức năng là phương


3

pháp chính để lý giải vấn đề. Cũng nhờ vào bài viết này, cùng với các bài viết về lý
thuyết trong cả cơng trình mà luận văn của chúng tơi có được các hướng tiếp cận
khác nhau khi nghiên cứu motif, nhất là việc lý giải các motif bằng cách lý giải
nguồn gốc và sự biến đổi trên nhiều bình diện khác nhau. Một cơng trình khác của
tác giả, đó là cơng trình Mấy vấn đề văn hóa và văn học dân gian Việt Nam (NXB.
Văn nghệ, TP.HCM, 2004), trong cơng trình Chu Xn Diên đã ghi nhận các
phương pháp, thành tựu nghiên cứu về văn hóa và văn học dân gian Việt Nam, mở
ra điểm nhìn tồn diện về diện mạo văn hóa dân gian của dân tộc, giúp cho chúng
tơi có được cái nhìn chung về đặc điểm của loại hình và tiếp cận được một số tài
liệu tham khảo quan trọng khi nghiên cứu.
Cơng trình Motif trong nghiên cứu truyện kể dân gian: Lý thuyết và ứng
dụng (NXB.Văn hóa – Văn nghệ, TP.HCM, 2018) của La Mai Thi Gia là cơng
trình chính thứ hai mà chúng tơi đã học hỏi và kế thừa các vấn đề lý thuyết và ứng
dụng khi nghiên cứu motif. Bởi cơng trình mang tính lý luận cao, có nhiều đóng
góp trong việc khái quát một số thành tựu nghiên cứu motif của các cơng trình lớn
trên thế giới và Việt Nam. Cơng trình cịn có chương ứng dụng nghiên cứu, thơng

qua đối tượng nghiên cứu cụ thể là motif tái sinh trong truyện cổ tích Việt Nam,
đây là nền tảng để luận văn có thể hiểu rõ hơn về vấn đề lý thuyết và có được
hướng tiếp cận khi vận dụng nghiên cứu phần ứng dụng cho đề tài.
 Ngoài nước:
Để làm rõ nội dung đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã vận dụng bộ sách 6
quyển Motif – index of folk – literature: a classification of narrative elements in
folktales, ballads, myths, fables, mediaeval romances, exempla, fabliaux, jest-books,
and local legends( Bảng tra cứu motif văn học dân gian: Bảng phân loại các yếu tố
tự sự trong truyện cổ tích, ballad, thần thoại, truyện ngụ ngơn, truyện trữ tình trung
đại, truyện răn dạy, truyện hoang đường, truyện cười và những truyền thuyết địa
phương) của Stith Thompson để tìm hiểu, tra cứu một số motif trong truyện cổ tích
hai quốc gia Việt Nam và Hàn Quốc. Đồng thời, đó là cứ liệu quan trọng để chúng
tôi rút ra được những đánh giá trong việc so sánh vị trí, kết quả khảo sát các motif
phục vụ cho đề tài.


4

Bộ sách hai quyển Tuyển tập V.Ia.Propp (NXB. Văn hóa dân tộc, Hà Nội,
2003) do một nhóm các tác giả dịch đã giúp chúng tơi có được những tiền đề lý
thuyết về Hình thái học của truyện cổ tích thần kỳ thông qua phương pháp nghiên
cứu motif vừa theo phương diện cấu tạo, vừa theo phương diện tiếp cận nguồn gốc
và sự biến đổi lịch sử. Từ các phần nghiên cứu trong cơng trình, chúng tơi đã được
kế thừa các khung lý thuyết nghiên cứu motif theo phương pháp cấu trúc chức năng
để nghiên cứu so sánh một số motif trong đề tài luận văn.
Các cơng trình nghiên cứu motif truyện kể dân gian Việt Nam có tính
ứng dụng cụ thể như cơng trình Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ
Việt Nam và Đông Nam Á (NXB. Giáo Dục, Hà Nội, 1998) của Nguyễn Bích Hà,
cơng trình Nhân vật xấu xí tài ba trong truyện cổ tích Việt Nam (NXB. Khoa học
Xã hội, Hà Nội, 1999) của Nguyễn Thị Huế và cơng trình Về type, motif và tiết

truyện Tấm Cám (NXB. ThỜi đại, Hà Nội, 2013) của Nguyễn Tấn Đắc, là các cơng
trình vừa khảo sát các vấn đề lý thuyết về kiểu truyện và motif trong truyện cổ tích,
vừa truy ngun được nguồn gốc văn hóa, dân tộc học của từng motif. Chúng tôi đã
học hỏi và kế thừa các cơng trình này khi nghiên cứu một số motif trong luận văn.
Bên cạnh đó, chúng tơi cịn tìm hiểu một số cơng trình nghiên cứu văn hóa
dân gian và các loại hình dân gian của các chuyên gia như Chu Xuân Diên, Lê
Chí Quế, Võ Quang Nhơn… để khảo sát và tìm hiểu thêm về thể loại và văn hóa
dân gian từng vùng miền. Riêng phần tìm hiểu cơ sở văn hóa hai nước Việt Nam
và Hàn Quốc, hiện nay có rất nhiều tài liệu. Trong đó, chúng tơi tham khảo các tư
liệu viết về Cơ sở văn hóa Việt Nam qua các cơng trình của nhà nghiên cứu folklore
Việt Nam – Chu Xuân Diên để tìm hiểu các đặc trưng văn hóa nước ta. Cịn phần
tìm hiểu cơ sở văn hóa Hàn Quốc, chúng tơi dựa trên các cơng trình Tìm hiểu văn
hóa Hàn Quốc của Nguyễn Trường Tân; Đặc trưng văn hóa Việt Nam – Hàn Quốc,
tương đồng và khác biệt của Trần Thị Thu Lương.
Ngoài ra, các luận văn nghiên cứu và ứng dụng vấn đề motif của những
người đi trước cũng đã có những ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài
nghiên cứu của chúng tôi. Luận văn thạc sỹ Motif tái sinh trong truyện kể dân gian
Việt Nam năm 2006 của La Mai Thi Gia và Motif hôn nhân giữa người và thần linh


5

trong truyền thuyết và cổ tích Việt Nam năm 2012 của Phan Ánh Nguyễn là hai
cơng trình nghiên cứu tập trung vào khảo sát cấu trúc và lý giải nguồn gốc của motif
tái sinh và motif hôn nhân một cách có hệ thống và có những đóng góp nhất định
bằng việc lập ra các chuyên mục so sánh, chuyên mục thống kê các bản kể rõ ràng,
cụ thể. Tuy nhiên, do giới thuyết và yêu cầu của đề tài nên các luận văn trên chưa
có phần khảo sát và thống kê các motif có mặt trong bảng tra cứu Motif – index of
folk – literature của Stith Thompson. Riêng các luận văn nghiên cứu về truyện cổ
tích Hàn Quốc như luận văn thạc sỹ của Đặng Thiếu Ngân về đề tài Truyện cổ tích

Hàn – Việt những tương đồng và khác biệt năm 2008 là cơng trình nghiên cứu so
sánh và lý giải những điểm tương đồng và dị biệt trong truyện cổ tích của hai nước
Việt Nam và Hàn Quốc trên nhiều phương diện như đề tài, chủ đề, nhân vật, kiểu
kết cấu truyện…Cơng trình đã có những đóng góp đáng ghi nhận cho bộ mơn văn
học so sánh và văn học dân gian của hai quốc gia. Tuy nhiên, phần nghiên cứu của
cơng trình xuất phát từ việc khảo sát cả văn bản truyện kể và văn hóa – văn học dân
gian hai nước nên vẫn chưa đi sâu vào vấn đề lý luận khi nghiên cứu thi pháp truyện
cổ tích, đặc biệt là các vấn đề về cấu trúc và nguồn gốc đơn vị motif
Bên cạnh đó, để truy nguyên nguồn gốc của các tín ngưỡng và các nghi
lễ trong các motif và type truyện cổ tích, chúng tơi cịn tham khảo cơng trình
Cành vàng – Bách khoa thư về văn hóa nguyên thủy (NXB. Văn hóa –Thông tin, Hà
Nội, 2007) của nhà nhân học James George Frazer như một gợi ý cho cách thức mà
chúng tôi tiến hành lý giải nguồn gốc của các motif tương đồng mà chúng tơi chọn
khảo sát trong truyện cổ tích Việt Nam và Hàn Quốc. Nội dung của cơng trình chú
trọng nghiên cứu văn hóa nhân loại thời kì chuyển đổi từ tín ngưỡng sang tơn giáo,
từ tư duy ma thuật sang tư duy tơn giáo dưới cái nhìn khoa học. Tác giả đã đối
chiếu sự gần nhau của hàng trăm huyền thoại và nghi thức ở tất cả các lục địa, muốn
soi sáng điều bí ẩn về việc giết hại "vua thiêng" và bằng cách đó ơng tin là đã tìm ra
chiếc chìa khóa cho tư duy ma thuật của các sắc dân "hoang dã". Cùng với cơng
trình của Frazer là tác phẩm Huyền thoại và văn học (NXB. ĐHQG, TP.HCM,
2007) của nhóm tác giả là các chuyên gia đầu ngành folklore học trong nước cũng
đã giúp chúng tôi có được những lý thuyết ứng dụng để giải mã các vấn đề “huyền


6

thoại” khi đọc tác phẩm văn học dân gian.
Về phần truyện cổ tích Việt Nam: có thể kể đến rất nhiều những tuyển tập,
sưu tập và sưu tầm về truyện cổ tích đã được xuất bản tại Việt Nam, phổ biến là
Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi, Tuyển tập truyện cổ tích

Việt Nam: Phần truyện cổ tích người Việt của Chu Xuân Diên, Truyện cổ tích người
Việt của Nguyễn Thị Huế; Truyện cổ tích Việt Nam hay nhất của các tác giả Nguyễn
Cừ, Ngân Hà và Truyện cổ tích chọn lọc giữa các nước của Thanh Thanh…Trong
số đó, cơng trình Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi là cơng
trình mang tính chất quy mơ tồn diện trong việc sưu tập bàn luận về truyện cổ tích
Việt Nam thơng qua bản chất, lịch sử phát triển của truyện cổ nói chung. Đồng thời,
cơng trình đã sưu tập khá đầy đủ và chi tiết các truyện cổ Việt Nam và sắp đặt theo
hệ thống riêng, có cả những khảo dị của các dân tộc trong nước và một số truyện cổ
tích nước ngồi. Cơng trình cịn có những bài viết, nhận xét của tác giả về quá trình
hình thành và phát triển của thể loại truyện cổ tích. Đây là nguồn tài liệu tham khảo
chính mà chúng tơi dùng để nghiên cứu phần truyện cổ tích Việt Nam.
Các cơng trình văn học dân gian Hàn Quốc và truyện cổ Hàn Quốc được
dịch sang tiếng Việt, là các tài liệu vơ cùng bổ ích và mang đến nhiều thuận lợi cho
người nghiên cứu văn học dân gian Hàn Quốc tại Việt Nam (nhất là đối với người
nghiên cứu khơng có vốn Hàn ngữ). Đề tài của chúng tôi đã vận dụng trực tiếp các
tài liệu này để nghiên cứu các bản kể của truyện cổ tích Hàn Quốc.
Cơng trình Truyện cổ Hàn Quốc của Đặng Văn Lung và cơng trình Truyện
cổ tích Hàn Quốc do Tống Ngọc Anh và Lưu Thi Sinh dịch năm 1998, là hai cơng
trình được dịch sang tiếng Việt từ những năm 90 của thế kỉ XX. Tổng hợp hai cơng
trình ta có hơn 80 tác phẩm truyện cổ được dịch. Trong đó, cơng trình Truyện cổ
Hàn Quốc (NXB. Văn hóa – dân tộc, Hà Nội, 1998) của Đặng Văn Lung chủ biên
gồm có sự phân loại các nhóm truyện kể theo tiểu loại và chủ đề truyện kể dân gian;
phần thống kê các bản truyện kể quan trọng trong sách giáo khoa Hàn Quốc và gồm
những bài nghiên cứu, đánh giá của tác giả về việc so sánh truyện cổ tích hai nước
Việt - Hàn. Cơng trình góp phần dịch thuật và công bố truyện cổ Hàn Quốc nhằm
giới thiệu đến bạn đọc Việt Nam; đồng thời gợi mở một số đề tài nghiên cứu về mối


7


quan hệ văn học, văn hóa của hai quốc gia Việt - Hàn. Cơng trình có những đóng
góp dày dặn trong việc dịch thuật và nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa, văn học
dân gian của Việt Nam và Hàn Quốc.
Cơng trình cùng tên Truyện cổ Hàn Quốc (NXB. Trẻ, TP.HCM, 2006)
nhưng do Trần Hữu Kham và Ahn Kyong Hwan sưu tầm - biên dịch, với hơn 40
bản kể được dịch sang Tiếng Việt với sự hiệu đính của chuyên gia người Hàn nên
các bản dịch rất rõ ràng, dễ hiểu; góp phần bổ sung thêm các bản đọc truyện cổ tích
Hàn Quốc tại Việt Nam.
Từ năm 2017 đến nay, nhà nghiên cứu Phan Thị Thu Hiền cũng đã có nhiều
đóng góp đáng kể trong việc tổ chức nghiên cứu, biên dịch các tác phẩm văn học
Hàn Quốc như Hợp tuyển văn học dân gian Hàn Quốc, Dạo bước vườn văn Hàn
Quốc, Giáo trình văn học dân gian Hàn Quốc. Đây là những cơng trình có nhiều
đóng góp trong việc dịch thuật truyện cổ tích Hàn Quốc sang tiếng Việt và có cả các
bài viết nghiên cứu, đánh giá về tiểu loại truyện cổ tích Hàn Quốc nói riêng cũng
như văn học dân gian Hàn Quốc nói chung.
Các cơng trình dịch thuật truyện cổ Hàn Quốc tại Việt Nam, tuy có sự lặp lại
trong mỗi tác phẩm dịch nhưng mỗi cơng trình đều cho thấy việc chuyển ngữ riêng
của mỗi tác giả. Và trên hết, với tinh thần nghiên cứu giao lưu văn học Việt – Hàn
càng tạo ra những “làn sóng” mới cho nền văn học hai nước. Đó là một tín hiệu
đáng mừng cho nền văn học Việt Nam được giao lưu, tiếp biến với làn sóng “văn
hóa Hàn lưu” nói riêng cũng như tiếp cận được nền văn chương Đơng Á nói chung.
Một số luận văn thạc sỹ chuyên ngành văn học cũng đã có những nghiên cứu
về truyện cổ tích Việt Nam và Hàn Quốc như luận văn thạc sỹ của Đặng Thiếu
Ngân về “Truyện cổ tích Hàn – Việt những tương đồng và khác biệt” năm 2008;
cùng với những bài viết chuyên sâu như “Truyện cổ tích Việt - Hàn: những nét
tương đồng và dị biệt” số 290 năm 2008 của tạp chí Văn hóa nghệ thuật, “Về một
số nét tương đồng và dị biệt trong văn học dân gian Việt Nam và Hàn Quốc” số 7,
năm 2010 của tạp chí Thơng tin Khoa học Xã hội… đã đưa ra một số mẫu nghiên



8

cứu so sánh truyện kể giữa hai nước rất rõ ràng và chi tiết thông qua sự khái quát
các bản kể và đặc trưng văn hóa hai quốc gia.
Ngồi ra, trong các báo cáo khoa học hay các tạp chí nghiên cứu văn học,
văn hóa trong nước, tác giả Lưu Thị Hồng Việt đã có rất nhiều bài viết chuyên
nghiên cứu về truyện cổ tích Việt – Hàn như “So sánh truyện cổ tích Việt – Hàn” số
6 năm 2009 của Tạp chí Viện nghiên cứu Đơng Bắc Á, “Khơng gian trong truyện cổ
tích sinh hoạt Việt Nam – Hàn Quốc” số 49 năm 2013 của Tạp chí Văn hóa Nghệ
An, “Các kiểu nhân vật trong truyện cổ tích nhân vật Việt –Hàn” số 8 năm 2010 của
Tạp chí Viện nghiên cứu Đông Bắc Á… Các bài viết của tác giả Lưu Thị Hồng Việt
có nhiều đóng góp về mặt nghiên cứu thể loại và nghệ thuật truyện cổ tích Hàn
Quốc. Qua đó, tác giả đã đưa ra cái nhìn đối sánh cho truyện cổ tích Việt Nam, góp
phần thể hiện tinh thần giao lưu văn học giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
Năm 2012, tác giả La Mai Thi Gia cũng đã có bài viết “So sánh vị trí, chức
năng của các motif chính trong truyện cổ tích Nàng ốc sên của Hàn Quốc và Người
lấy cóc của Việt Nam” (in trong tập Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế quan hệ Việt Nam –
Hàn Quốc:Quá khứ, Hiện tại và Tương lai do NXB. ĐHQG TP.HCM xuất bản),
điểm mới của bài viết là việc thể nghiệm phương pháp cấu trúc – chức năng vận
dụng nghiên cứu, so sánh một số motif trong hai mẫu truyện cổ tích cụ thể của Việt
Nam và Hàn Quốc. Hay bài viết “Đặc điểm nội dung truyện ngụ ngơn dân gian Hàn
Quốc” Số chun đề Bình luận văn học, 1859-3258, năm 2016 cũng đã có những
đóng góp nhất định cho việc nghiên cứu diện mạo, đặc điểm của truyện kể dân gian
Hàn Quốc.
Ngược lại, các công trình nghiên cứu văn học của người Hàn cũng đã có
nhiều đóng góp đáng kể trong việc dịch thuật văn học dân gian hai nước như luận
án Tiến sỹ Ngữ văn năm 2002 của Park Yeon Kwan nghiên cứu về đề tài Nghiên
cứu So sánh một số type truyện cổ Việt Nam và bài viết “Truyện cổ tích và lịch
sử nghiên cứu truyện cổ tích Hàn Quốc” số 200, năm 2001 của tạp chí Văn hóa
nghệ thuật nước ngồi cũng đã lý giải được nguyên nhân của sự tương đồng và dị



9

biệt thông qua việc nghiên cứu so sánh một số kiểu truyện (type) của truyện cổ tích
Việt Nam và Hàn Quốc và những đánh giá về bản sắc của hai dân tộc dưới góc nhìn
của nhà nghiên cứu người Hàn.
Luận văn thạc sỹ năm 2005 của Jeon Hye Kyung với cơng trình Nghiên cứu
so sánh truyện cổ Hàn Quốc và Việt Nam thơng qua tìm hiểu sự tích động vật…
cùng một số các bài viết so sánh từng câu chuyện cổ tích cụ thể của hai quốc gia
như “Nghiên cứu so sánh truyện cổ tích Hàn Quốc và Việt Nam thông qua
truyện“Du lãm cầu phúc” của Hàn Quốc và “Sự tích con bìm bịp” của Việt Nam”
số 2, năm 2005 của Tạp chí Văn hóa dân gian; “Nghiên cứu so sánh truyện “Kông
Chuy Pát Chuy” của Hàn Quốc và truyện “Tấm Cám” của Việt Nam” số 7, năm
2010 của tạp chí Nghiên cứu Văn học… đã nghiên cứu - so sánh một số vấn đề
trong truyện cổ tích hai nước Hàn – Việt thông qua các phương diện như nhân vật,
khơng gian, thời gian, nguồn gốc văn hóa xã hội và dân tộc học của từng motif.
Đồng thời, bài viết góp phần bổ sung thêm vào nguồn tư liệu dịch thuật truyện cổ
Hàn Quốc tại Việt Nam. Một luận văn thạc sỹ khác với đề tài Một số đặc điểm dân
tộc trong truyện cổ tích thần kỳ Hàn Quốc năm 2008 của Jeong Bora cũng đã nêu
bật một số đặc điểm về tiểu loại truyện cổ tích thần kỳ Hàn Quốc trên nhiều phương
diện nghiên cứu như nhân học, văn hóa học, dân tộc học… Đặc biệt, luận văn chỉ rõ
tính dân tộc của nhân dân Hàn Quốc được thể hiện như thế nào trong truyện cổ tích,
góp phần cung cấp thêm những tư liệu nghiên cứu văn hóa Hàn Quốc đến với Việt
Nam.
Việc dịch thuật và nghiên cứu truyện cổ tích Hàn Quốc tại Việt Nam vẫn cịn
chưa phổ biến mạnh so với các cơng trình dịch thuật, nghiên cứu các truyện cổ của
các nước Đông Á khác; chủ yếu thông qua những bài viết của các học giả, nhà
nghiên cứu, giảng dạy văn học Hàn Quốc hoặc các học viên cao học, nghiên cứu
sinh Hàn Quốc đã và đang học tập tại Việt Nam. Hay các cơng trình khoa học như

luận án, luận văn; các bài viết trong các cơng trình hội thảo hay tạp chí chun
ngành của nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam…Nguyên do là vì việc chuyển ngữ từ
tiếng Hàn sang tiếng Việt đòi hỏi cần phải có một đội ngũ dịch thuật trước hết phải


10

là người am hiểu tiếng Hàn và sau là phải có kiến thức chun mơn về văn hóa, văn
học.
Nghiên cứu, dịch thuật truyện cổ tích Hàn Quốc nói riêng cũng như văn học
Hàn Quốc nói chung tại Việt Nam là “chiếc cầu nối” mang lại nhiều hiệu quả thiết
thực cho tình hữu nghị của hai nước Việt - Hàn. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu, dịch
thuật vẫn cịn đặt ra nhiều thách thức lớn như là việc hiệu đính của người thơng thạo
tiếng bản địa để có thể truyền tải hết ý nghĩa cho tác phẩm hay việc nghiên cứu cần
chú trọng tính liên văn hóa giữa hai nước để đặt việc nghiên cứu vào đúng trọng
tâm và có tính chuyên sâu. Song, đứng vào vị thế hôm nay, với sự phát triển mạnh
của hai quốc gia trên nhiều lĩnh vực; cùng với những đội ngũ chuyên gia ở nước ta,
chúng ta có thể vững tin, trong tương lai khơng xa việc chuyển ngữ qua lại của văn
học hai nước hứa hẹn sẽ tạo nên một diện mạo đa dạng và tạo được nhiều hiệu quả
đáng ghi nhận.
Nhìn chung các nhà nghiên cứu folklore học đã dành sự ưu ái để khai phá
“mảnh đất” cổ tích và vấn đề motif trong nghiên cứu văn học dân gian. Với những
thành tựu đó, trong cơng trình nghiên cứu của mình, chúng tơi muốn kế thừa và bổ
sung bằng việc nghiên cứu so sánh một số motif trong truyện cổ tích Việt – Hàn
một cách hệ thống và lý giải các điểm tương đồng – dị biệt trong bản sắc văn hóa
của hai dân tộc.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tơi nghiên cứu các truyện cổ tích Việt – Hàn trong
phạm vi sau:
Đối với truyện cổ tích Việt Nam, do nguồn tài liệu phong phú nên chúng tơi chỉ

nghiên cứu truyện cổ tích của dân tộc Kinh và một số dân tộc thiểu số trong Kho
tàng truyện cổ tích của Nguyễn Đổng Chi (NXB. Trẻ, TP.HCM, 2015). Phần truyện
cổ tích Hàn Quốc, do hạn chế về nguồn tư liệu nên chúng tôi nghiên cứu hầu như
qua các bản dịch tiếng Việt mà chúng tôi đã giới thiệu ở mục Lịch sử vấn đề.
Sau khi khảo sát và nghiên cứu trong chương 2 của luận văn, chúng tôi sẽ vận


11

dụng kết quả khảo sát được để tiến hành công việc nghiên cứu so sánh một số motif
làm rõ nội dung đề tài nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp: tổng hợp; thống kê, phân tích; so sánh, đối
chiếu.
Phương pháp tổng hợp: Về vấn đề lý thuyết motif, luận văn sẽ tiến hành tổng
hợp, sau đó tổng thuật lại các quan điểm lý thuyết nổi bật có liên quan đến đề tài,
triển khai lý thuyết đó và ứng dụng vào nghiên cứu đề tài.
Phương pháp thống kê, phân tích: chúng tơi sử dụng phương pháp thống kê
và phân tích một số motif trong truyện cổ tích Việt Nam và Hàn Quốc, rồi lập bảng
thống kê các số liệu khảo sát, các danh mục tra cứu các motif khảo sát được trong
bảng tra cứu của Stith Thompson và thống kê phần dẫn chứng các truyện trong Nội
dung và Phụ lục.
Phương pháp so sánh, đối chiếu: chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh,
đối chiếu sự tương đồng và dị biệt của một số motif mà chúng tôi khảo sát được ở
chương 2 của luận văn. Cụ thể, chúng tôi sẽ so sánh cấu trúc chức năng của từng
motif; so sánh về cách xây dựng, ý nghĩa motif của nhân dân hai nước và cuối cùng
nhằm tìm ra những đặc trưng văn hóa của hai dân tộc. Khi thực hiện phương pháp,
chúng tôi sẽ kết hợp việc đối chiếu kiến thức liên ngành về lịch sử, địa lí, dân tộc
học để lý giải một số vấn đề khi nghiên cứu motif trong truyện cổ tích.
5. Đóng góp mới của luận văn

Thông qua việc nghiên cứu so sánh một số motif trong truyện cổ tích Việt Nam
và Hàn Quốc, chúng tơi bước đầu đưa ra cái nhìn tổng quan về kết quả nghiên cứu
so sánh tiểu loại truyện cổ tích của hai dân tộc. Qua đó thấy được tình hình truyền
bá văn học dân gian của hai nước và sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Việt Nam
đối với thể loại truyện cổ tích Hàn Quốc nói chung trong q trình giao lưu phát
triển văn hóa xã hội.
6. Bố cục của luận văn
Phần dẫn nhập bao gồm: lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu, lịch sử
nghiên cứu vấn đề, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu,


12

đóng góp mới của luận văn và bố cục của luận văn.
Phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Lý thuyết về truyện cổ tích, về motif và đặc điểm chung của
truyện cổ tích Việt Nam và Hàn Quốc: khái quát về khái niệm truyện cổ tích, lịch
sử ra đời, tiến trình, những vấn đề lý luận về motif trong truyện cổ tích.
Chương 2: Khảo sát một số motif phổ biến cùng xuất hiện trong truyện
cổ tích Việt Nam và Hàn Quốc: Khảo sát cấu trúc và nội dung của sáu motif phổ
biến cùng xuất hiện trong truyện cổ tích Việt Nam và Hàn Quốc dựa theo bảng tra
cứu của Stith Thompson.
Chương 3: Nghiên cứu, so sánh sáu motif trong truyện cổ tích Việt Nam
và Hàn Quốc: Phân tích, so sánh những điểm tương đồng và khác biệt của sáu
motif được khảo sát ở chương II.
Sau đó, rút ra những nhận định và đánh giá về các giá trị đặc trưng trong nội
dung motif. Sau phần kết luận và tài liệu tham khảo của luận văn, chúng tơi trình
bày phần Phụ lục gồm 89 bản tóm tắt truyện cổ tích Việt Nam và 61 bản tóm tắt
truyện cổ tích Hàn Quốc; phần thống kê các danh mục các motif mà chúng tơi chọn
làm đối tượng nghiên cứu của mình.



13

Chương 1
LÝ THUYẾT VỀ TRUYỆN CỔ TÍCH, VỀ MOTIF VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG
CỦA TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC
1.1. Các vấn đề lý thuyết về truyện cổ tích
1.1.1. Định nghĩa, phân loại và nghệ thuật truyện cổ tích
1.1.1.1. Định nghĩa truyện cổ tích
Có thể nói, truyện cổ tích là thể loại quan trọng và đặt ra nhiều vấn đề nghiên
cứu nhất trong văn học dân gian nói chung. Hiện nay, để nói về định nghĩa cho thể
loại cổ tích, chúng ta có rất nhiều các định nghĩa khác nhau được đúc kết từ các
chuyên gia nghiên cứu. Chúng tôi xin được thuật lại một vài định nghĩa tiêu biểu
trong và ngoài nước của các chuyên gia nghiên cứu folklore học:
Khảo sát một vài định nghĩa ở nước ngoài:
Trên thế giới, định nghĩa về truyện cổ tích của anh em Grimm đã được phổ
biến rộng rãi ở châu Âu đầu thế kỷ XX, có thể tóm tắt như sau: “Truyện cổ tích là
những truyện được xây dựng nên bằng trí tưởng tượng nghệ thuật, đặc biệt là những
điều tưởng tượng về thế giới thần kỳ, những câu chuyện không có quan hệ với
những điều kiện của đời sống thực và làm thỏa mãn người nghe thuộc mọi tầng lớp
xã hội ngay cả dù cho họ tin hay không tin vào những điều được nghe kể” (Chu
Xuân Diên, 2006, tr.314). Theo chúng tôi, đây là một định nghĩa đúng nhưng vẫn
cịn chưa đủ khi cho rằng “Truyện cổ tích là những truyện được xây dựng nên bằng
trí tưởng tượng nghệ thuật” vì “ trí tưởng tượng nghệ thuật” đó là tư duy sáng
tác chung của lĩnh vực văn học chứ khơng riêng gì thể loại cổ tích. Cịn “đặc biệt là
những điều tưởng tượng về thế giới thần kỳ” vấn đề này vẫn cịn chưa rõ là truyện
cổ tích khơng hẳn là được xây dựng bởi “thế giới kỳ ảo, thần kỳ”. Vì bên trong đó
cịn có nhiều vấn đề khác như vấn đề thế tục, vấn đề nhân sinh, văn hóa học… Như
vậy, định nghĩa của anh em nhà Grimm đã phần nào khái quát về chức năng của

truyện cổ tích nhưng vẫn chưa thật sự mang tính đầy đủ để đánh giá trên nhiều
phương diện.


14

Theo Nhikiphơrơp (Nga): “Truyện cổ tích là những truyện kể truyền miệng,
lưu hành trong nhân dân có mục đích giải trí người nghe, nội dung kể lại những sự
kiện khác thường (những sự kiện tưởng tượng có tính chất thần kỳ hoặc thế sự) và
mang những nét đặc trưng về hình thức cấu tạo và phong cách thể hiện”(Chu Xuân
Diên, 2006, tr.317). Nhận xét về định nghĩa này ta có thể thấy Nhikiphôrôp đã chú
trọng “những nét đặc trưng về hình thức cấu tạo và phong cách thể hiện”, trong
việc đưa ra định nghĩa cho một thể loại văn học.
Ở Việt Nam, nhà cổ tích học Nguyễn Đổng Chi cho rằng truyện cổ tích là
một khái niệm rộng và phức tạp, tùy vào tiêu chí nhận diện và phân chia của mỗi
người mà có mỗi định nghĩa khác nhau. Để đưa ra định nghĩa cho thể loại truyện cổ
tích thì nhà nghiên cứu không đưa ra một định nghĩa cụ thể nào; chủ yếu ông dựa
vào thủ pháp so sánh truyện cổ tích với các thể loại khác để tìm ra “bản chất” và
truy tìm “lai lịch” của nó. Như vậy, định nghĩa truyện cổ tích mà Nguyễn Đổng Chi
đưa ra được hiểu khái quát “đấy là một danh từ chung bao gồm hết thảy các loại
truyện do quần chúng vô danh sáng tác và lưu truyền qua các thời đại”(Nguyễn
Đổng Chi, 2015a, tr. 37). Có thể thấy, truyện cổ tích mang nét đặc trưng riêng về
thể loại và tiêu chí nhận diện. Vì thế, thể loại này đã tạo được một sức sống lâu bền
trong lòng nhân dân và mang lại những giá trị nghệ thuật trong lĩnh vực văn học.
Nhà nghiên cứu folklore Việt Nam - Chu Xuân Diên sau khi xem xét các
định nghĩa truyện cổ tích của các nhà khoa học ở một số nước trên thế giới, ơng đã
đưa ra định nghĩa truyện cổ tích được bao hàm bởi 3 yếu tố: “Truyện cổ tích là
truyện kể; truyện kể này có mối quan hệ với thời quá khứ xa xưa cả về nội dung lẫn
nguồn gốc phát sinh; dấu tích của truyện kể này vẫn còn lại cho đến ngày nay” (Chu
Xuân Diên, 2006, tr. 309). Định nghĩa này dựa vào tiêu chí thể loại tự sự (truyện

kể) và đặc trưng thể loại (dấu tích của truyện kể) để tạo sự nhận diện riêng biệt cho
thể loại truyện cổ tích trong bộ mơn văn học dân gian.
Dựa trên những nghiên cứu về truyện cổ tích, theo Nguyễn Bích Hà trong
Giáo trình Văn học dân gian, tác giả đã có định nghĩa về truyện cổ tích “Truyện cổ


15

tích là những truyện kể có yếu tố hoang đường kì ảo. Nó ra đời từ sớm nhưng đặc
biệt nở rộ trong xã hội có sự phân hóa giàu nghèo, xấu tốt. Qua những số phận khác
nhau của nhân vật, truyện trình bày kinh nghiệm sống, quan niệm đạo đức, lí tưởng
và mơ ước của nhân dân lao động về một xã hội cơng bằng, dân chủ, hạnh phúc”
(Nguyễn Bích Hà, 2010, tr.75).
Qua các định nghĩa trên, chúng tôi nhận thấy định nghĩa của tác giả Nguyễn
Bích Hà là định nghĩa khái quát được những nội dung cơ bản nhất của tiểu loại
truyện cổ tích trong loại hình tự sự dân gian. Do đối tượng nghiên cứu của luận văn
chúng tơi là motif trong truyện cổ tích nên chúng tơi chọn kế thừa định nghĩa này
của nhà nghiên cứu dùng đó làm tiêu chí lựa chọn đối tượng nghiên cứu cho luận
văn của mình.
1.1.1.2. Phân loại truyện cổ tích
Truyện cổ tích là một thể loại tự sự dân gian, có nội dung phong phú, đa
dạng về chủ đề và nhân vật. Để phân loại truyện cổ tích cũng có rất nhiều tiêu chí
và các cách phân loại khác nhau. Tuy nhiên, chúng chỉ mang tính tương đối.
a. Theo nhà cổ tích học – Nguyễn Đổng Chi, tác giả cho rằng truyện cổ tích
có thể phân loại dựa vào cốt truyện và nhân vật, đây là cách chia truyện cổ tích
làm ba tiểu loại: truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích thế sự và truyện cổ tích lịch
sử. Dựa vào tiêu chí này thì tiểu loại truyện cổ tích lồi vật không được tách riêng
mà được gộp chung với tiểu loại truyện cổ tích thế sự. Vì người nghiên cứu cho
rằng truyện cổ tích lồi vật chẳng qua mượn tiếng nói lồi vật để ẩn dụ cho đời sống
con người nên tiểu loại này đã được gộp lại và thay vào đó là tiểu loại truyện cổ tích

lịch sử (Nguyễn Đổng Chi, 2015, tr.50-53).
b. Dựa vào kiểu truyện (type) và motif, cách phân loại này được dựa vào
kiểu truyện và motif trong mỗi truyện. Kiểu truyện chính là cái lõi chủ đề của một
truyện kể, còn motif là những thành tố nhỏ nhất, được lặp đi lặp lại trong việc cấu
thành nên kiểu truyện. Với cách phân loại này thì đòi hỏi người nghiên cứu phải
khảo sát những bản kể khác nhau trong cùng một kiểu truyện, tìm kiếm các tình tiết


16

giống nhau tham gia tạo nên các cốt truyện ấy để xác định kiểu truyện. Đồng thời
khảo sát vị trí và vai trị của các tình tiết xuất hiện lặp đi lặp lại trong các cốt truyện
khác nhau để xác định motif. Việc phân loại truyện cổ tích theo kiểu truyện và motif
địi hỏi người phân loại phải có một khung lý thuyết chắc chắn để thực hiện công
việc này (Chu Xuân Diên, 2006, tr.331-335).
c. Một cách phân loại khác và cũng là cách phân loại phổ biến nhất hiện nay.
Đó là cách phân loại dựa theo loại và theo phạm trù. Theo tiêu chí này thì truyện
cổ tích được chia thành 3 tiểu loại: truyện cổ tích động vật, truyện cổ tích thần kỳ,
truyện cổ tích thế tục (sinh hoạt) (Nguyễn Bích Hà, 2010, tr.83-85). Cách chia này
chủ yếu dựa vào nhân vật và phân theo tính chất sự kiện. Vì vậy, chỉ cần dựa vào
đặc điểm của nhân vật và diễn biến của cốt truyện, người đọc dễ dàng xếp nó ngay
vào nhóm tiểu loại trên. Tuy chưa tuyệt đối chuẩn xác nhưng vì rõ ràng và dễ vận
dụng nên trở thành cách phân loại phổ biến trong việc nghiên cứu truyện cổ tích
Việt Nam hiện nay.
1.1.1.3. Nghệ thuật truyện cổ tích
Cũng như các thể loại khác của văn học thành văn, truyện cổ tích cũng có
những đặc trưng nổi bật trong quan niệm thể loại văn học. Chính phương tiện nghệ
thuật đã chi phối và xây dựng nội dung cho câu chuyện. Trong truyện cổ tích, quan
niệm nghệ thuật đã có sự tiến xa hơn so với các thể loại tự sự khác như thần thoại,
truyền thuyết…chủ thể sáng tác khơng cịn tư duy về một thế giới huyền ảo, xa xôi

nữa, mà lúc này họ bắt đầu tiến gần đến thế giới con người quan tâm đến mối quan
hệ giữa thế giới tự nhiên và con người, quan hệ giữa con người với nhau trong
phạm vi gia đình và xã hội…
a. Về mặt đề tài, truyện cổ tích thường ít xoay quanh đề tài con người, chủ
yếu các khai thác thông qua chức năng hành động mà nhân vật ấy thực hiện trong
toàn bộ câu chuyện. Chức năng của nhân vật truyện cổ tích được xây dựng nhằm
minh họa cho quan điểm của dân gian về các vấn đề trong xã hội, về nhân sinh quan
và thế giới quan của con người thời kỳ đó, về cái thiện và cái ác…Do có đặc trưng


17

là tính truyền miệng trong văn học dân gian nên cách khai thác đề tài trong truyện
cổ tích bao giờ cũng với cốt truyện ngắn gọn, khơng có kết cấu rườm rà, tạo sự rõ
ràng, dễ hiểu, dễ nhớ cho người tiếp nhận.
b. Về nhân vật, nhân vật chính trong truyện cổ tích thường được chia làm
hai nhóm theo chức năng nhóm thiện và nhóm ác. Nhóm thiện là những người hiền
lành, người nghèo khổ, là tuyến nhân vật có đạo đức tốt…Nhóm ác là tuyến nhân
vật thường có bản tính xấu xa, tham lam, giàu có, độc ác. Hai tuyến nhân vật này
phải đối đầu và chinh phục thử thách, sau đó có sự hốn đổi địa vị. Nhìn chung, các
tuyến nhân vật đều đại diện cho những con người bên ngoài xã hội nhưng khi đi vào
câu chuyện thì được lí tưởng hóa thêm. Vì vậy, nhân vật chỉ có diện mạo bên ngồi
và chức năng thực hiện các hành động được tác giả dân gian giao phó, góp phần tạo
ra diễn biến cốt truyện, mà khơng có sự phát triển về tính cách như văn học thành
văn.
c. Yếu tố kỳ ảo, dù cho đó là tiểu loại truyện cổ tích lồi vật, thần kỳ hay thế
sự thì yếu tố kỳ ảo đều có mặt trong phương thức xây dựng cốt truyện ở những mức
độ đậm nhạt khác nhau. Đó cũng là đặc trưng chung của các thể loại truyện kể dân
gian như thần thoại, truyền thuyết…Yếu tố kỳ ảo được biểu hiện trong việc xây
dựng hình tượng nhân vật thần kỳ, lực lượng trợ giúp nhân vật thiện và thực hiện

chức năng “khuyến thiện trừ ác” theo mong mỏi của dân gian. Yếu tố kỳ ảo chứa
đựng quan niệm nghệ thuật của người sáng tác gửi gắm ước mơ về một thế giới
nhân sinh tốt đẹp. Màu sắc thần kỳ đã trở thành dấu ấn đặc trưng, tơ điểm thêm cho
bức tranh cổ tích thêm lung linh, huyền ảo. Bên cạnh đó, mỗi chi tiết thần kỳ cịn
thể hiện cho tư duy văn hóa, thể hiện cho tâm hồn, bản sắc riêng của mỗi dân tộc.
d. Không – thời gian trong truyện cổ tích: khơng gian trong truyện cổ tích
mang một nét đặc sắc riêng, thường là khơng cụ thể, khơng có tên gọi như “ở một
ngơi làng nọ”, “một cánh đồng kia”, “một gia đình nọ”... Hoặc khơng có thực như
“khơng gian trên trời”, “khơng gian dưới lịng đất, dưới nước (thủy cung)”…thường
khơng gian ln có sự biến chuyển đan xen giữa thực tại và kỳ ảo, tạo màu sắc thần


×