Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Đảng bộ tổng công ty ba son lãnh đạo phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2005 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3 MB, 136 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THU HÀ

ĐẢNG BỘ TỔNG CÔNG TY BA SON
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH
GIAI ĐOẠN 2005 – 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THU HÀ

ĐẢNG BỘ TỔNG CÔNG TY BA SON
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH
GIAI ĐOẠN 2005 – 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Mã số: 60.22.03.15
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN THỊ RỒI


Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và nghiên cứu, đến nay luận văn thạc sĩ “Đảng bộ
Tổng Công ty Ba Son lãnh đạo phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh giai
đoạn 2005 - 2015” đã hồn thành.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến các thầy cơ giáo Khoa Lịch sử, Phòng Sau
Đại học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh) đã tạo điều kiện cho tơi trong suốt thời gian học tập và
nghiên cứu. Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Thị Rồi đã
rất tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành bản luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của
Tổng công ty Ba Son đã tạo điều kiện, cung cấp thông tin, tư liệu cho tôi thực
hiện đề tài này.
Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và những
người thân trong gia đình đã động viên, khích lệ tơi trong suốt quá trình học tập
cũng như thực hiện bản luận văn này.

Tác giả

Lê Thu Hà

3


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình của riêng tôi. Các số liệu được nêu
trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


Tác giả

Lê Thu Hà

4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

CB CNV

: Cán bộ cơng nhân viên

CNQP

: Cơng nghiệp quốc phịng

BQP

: Bộ quốc phịng

XN

: Xí nghiệp

SXKD

: Sản xuất - Kinh doanh


TCLĐ

: Tổ chức - Lao động

TNHH MTV

: Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên

UBND

: Ủy ban nhân dân

QP - AN

: Quốc phòng an ninh

5


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 8
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 8
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 9
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài ..................................................................12
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................12
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu....................................................13
6. Đóng góp của đề tài.......................................................................................14
7. Kết cấu của đề tài ..........................................................................................14

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH

DOANH GẮN VỚI NHIỆM VỤ QUỐC PHÒNG VÀ CƠ SỞ THỰC
TIỄN TẠI TỔNG CÔNG TY BA SON....................................................... 15
1.1. Cơ sở lý luận ..............................................................................................16
1.1.1 Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế gắn với quốc
phòng. ......................................................................................................................16
1.1.2. Quan điểm của Tổng cục Cơng nghiệp quốc phịng về phát triển kinh tế gắn
với quốc phòng (2005 - 2015).................................................................................21

1.2. Cơ sở thực tiễn ...........................................................................................27
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty Ba Son và Đảng bộ Tổng
công ty Ba Son (1858 – 1985) ................................................................................27
1.2.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Ba Son trong những năm
1986 - 2005 .............................................................................................................42

CHƯƠNG 2: SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỔNG CÔNG TY BA
SON ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH GIAI ĐOẠN
2005 - 2015........................................................................................................52
2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh trong các nhà máy sửa chữa tàu
biển ....................................................................................................................52
2.2. Khái qt mơ hình tổ chức, điều hành sản xuất trong công tác sửa chữa tàu
ở Ba Son ............................................................................................................53
2.2.1 Mơ hình tổ chức quản lý của Tổng công ty Ba Son ......................................53

6


2.2.2 Mơ hình quản lý, tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh trong công tác sửa
chữa tàu ...................................................................................................................57

2.3. Năng lực sản xuất .......................................................................................63

2.3.1 Năng lực về trang thiết bị ...............................................................................63
2.3.2. Năng lực sản xuất kinh doanh .......................................................................64

2.4. Chủ chương, biện pháp của Đảng bộ Tổng công ty Ba Son đối với hoạt
động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2005 - 2015 .............................................65
2.4.1 Giai đoạn từ 2005 - 2010 ...............................................................................65
2.4.2. Giai đoạn từ 2010 đến 2015 ..........................................................................78

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VỀ QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY BA SON GIAI
ĐOẠN 2005 – 2015 VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ......................................... 87
3.1. Thành tựu và hạn chế .................................................................................87
3.1.1 Thành tựu .......................................................................................................87
3.1.2. Hạn chế .........................................................................................................93

3.2. Bài học kinh nghiệm từ thực tế lãnh đạo hoạt động sản xuất kinh doanh
của Đảng bộ Tổng công ty Ba Son giai đoạn 2005 - 2015 ...............................96
3.3. Một số kiến nghị đối với sự lãnh đạo của Đảng bộ Tổng công ty nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong giai đoạn tiếp theo ....................97

KẾT LUẬN .................................................................................................. 107
PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ VỀ KẾT QUẢ HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY BA SON 110
PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG
CÔNG TY BA SON .................................................................................... 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 131

7



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trên thế giới hiện nay có nhiều quốc gia cho phép quân đội tham gia hoạt
động kinh tế như Indonesia, Pakistan, Ecuador, Honduras, Pháp hay Mỹ. Như
hãng hàng không NASA của Mỹ đầu tư nghiên cứu cơng nghệ tiên tiến, sau khi
đã hồn chỉnh sản phẩm cho quốc phịng rồi thì đưa cơng nghệ cho dân sự, tăng
nguồn thu, lấy tiền đầu tư cho lĩnh vực khác.
Trong thời kỳ đổi mới, ở Việt Nam đã có nhiều doanh nghiệp, nhà máy, xí
nghiệp sản xuất kinh doanh do quân đội quản lý. Trong đó, có Tổng Cơng ty Ba
Son, vừa thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, vừa tổ chức hoạt động sản xuất
kinh doanh để lấy nguồn thu từ sản xuất kinh doanh phục vụ nhiệm vụ quân sự
và chăm lo cho đời sống cán bộ, công nhân viên.
Tổng Công ty Ba Son đặt tại đường Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé,
Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, là doanh nghiệp quốc phịng - an ninh, trực thuộc
Tổng cục cơng nghiệp quốc phịng, có nhiệm vụ là đóng mới, sửa chữa và bảo
đảm kỹ thuật tàu quân sự và tham gia các hoạt động sản xuất làm kinh tế, hoạt
động theo hình thức công ty mẹ - công ty con với 2 công ty trực thuộc là Cơng ty
đóng và sửa chữa tàu Hải Minh (Nhà máy X51) và Công ty Sơn Hải Âu.
Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Quân ủy Trung ương, Tổng cục
cơng nghiệp quốc phịng, Đảng bộ Tổng Cơng ty Ba Son đã có nhiều chủ trương,
biện pháp lãnh đạo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đạt được một số kết quả
quan trọng. Nhiều năm liền, Tổng Cơng ty ln hồn thành vượt mức các chỉ
tiêu kế hoạch, nâng cao năng lực sản xuất và sức mạnh cạnh tranh trên thị trường
đóng và sửa chữa tàu, tạo thêm nhiều việc làm. Đời sống cán bộ, công nhân viên
của Tổng công ty không ngừng được cải thiện, đồng thời tham gia góp phần vào
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

8



Tuy nhiên, trong giai đoạn 2005 – 2015, Tổng công ty cũng gặp phải
những khó khăn, thách thức. Tình hình kinh tế trong nước có nhiều diễn biến
phức tạp, giá cả vật tư, thiết bị biến động khó lường; lương cơ bản tăng nhiều
lần; đặc biệt cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã làm cho thị trường đóng, sửa
chữa tàu trở nên hết sức khó khăn. Tổng cơng ty đồng thời lại phải thực hiện
cùng lúc nhiều nhiệm vụ quan trọng, phức tạp với thời gian kéo dài nhiều năm
như: bàn giao đất cho Thành phố xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển đô thị, liên
doanh khai thác đất thuộc công ty Ba Son hiện hữu, dự án đầu tư di chuyển và
triển khai tổ chức sản xuất tại vị trí Nhà máy mới. Việc phải tổ chức sản xuất
trên nhiều địa bàn cách xa nhau, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị chưa đồng bộ … đã
gây ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh và tác động trực tiếp đến tư
tưởng của cán bộ, công nhân viên và tâm lý của các đối tác, khách hàng, kế
hoạch và chiến lược phát triển của Tổng công ty. Để góp phần đánh giá những
thành tựu, những hạn chế trong lãnh đạo của Đảng bộ Tổng công ty và đưa ra
một số giải pháp nâng cao hiệu quả lãnh đạo trong hoạt động sản xuất kinh
doanh trong bối cảnh Tổng công ty phải thực hiện nhiều nhiệm vụ mới, tác giả
chọn đề “Đảng bộ Tổng công ty Ba Son lãnh đạo phát triển hoạt động sản xuất
kinh doanh giai đoạn 2005 – 2015” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên
ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong những năm qua, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp quân đội đã nhận được sự quan tâm
nghiên cứu của các học giả, các nhà khoa học. Có thể kể đến các cơng trình tiêu
biểu như:
Cuốn sách Lịch sử Quân giới Việt Nam (1954 – 1975) của Bộ Quốc phịng –
Tổng cục Cơng nghiệp quốc phòng do Nhà xuất bản Quân đội nhân dân xuất bản
năm 1995 tại Hà Nội. Cuốn sách đã ghi lại những sự kiện trọng đại của Ngành
quân giới Việt Nam từ sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc
9



năm 1954 đến năm 1975. Qua đó, người đọc cũng thấy được trong hồn cảnh đất
nước cịn gặp nhiều khó khăn nhưng các kỹ sư ngành quân giới đã có khả năng
sáng tạo ra nhiều loại vũ khí địi hỏi trình độ kỹ thuật cao.
Tiếp theo, hai cơng trình “Tổng cục Kỹ thuật - Biên niên sự kiện (1996 –
2005)” của Bộ Quốc phòng - Tổng cục Kỹ thuật do Nhà xuất bản Quân đội nhân
dân xuất bản năm 2008 tại Hà Nội và “Lịch sử Ngành Kỹ thuật Quân đội nhân
dân Việt Nam, tập 1 (1945 – 1954)” của Bộ Quốc phòng - Tổng cục Kỹ thuật do
Nhà xuất bản Quân đội nhân dân xuất bản năm 1996 tại Hà Nội, chủ yếu ghi lại
lịch sử hình thành và phát triển ngành Kỹ thuật Quân đội nhân dân Việt Nam và
giới thiệu các cơ quan, đơn vị trực thuộc ngành Tổng cục Kỹ thuật.
Tác giả Trần Trung Tín với cơng trình “Kết hợp kinh tế với quốc phịng ở
nước ta hiện nay”, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Xuất bản năm
2011. Cơng trình này chủ yếu đề cập đến những vấn đề lý luận chung của việc
kết hợp kinh tế với quốc phòng; Tiếp theo là đề tài “Kết hợp cơng nghiệp quốc
phịng với cơng nghiệp dân dụng ở nước ta hiện nay” của tác giả Trần Đăng Bộ,
năm 2012 tập trung nghiên cứu cụ thể mối quan hệ kinh tế - quốc phịng với
cơng nghiệp dân dụng. Luận án Tiến sĩ “Phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm
bảo quốc phòng an ninh ở một số tỉnh biên giới phía Bắc”, của tác giả Lê Văn
Nam, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2013, chỉ đề cập đến việc
kết hợp kinh tế với quốc phịng thuộc vùng biên giới phía Bắc, có vị trí tiếp giáp
với Trung Quốc.
Nhóm các cơng trình nghiên cứu về lịch sử Xí nghiệp Ba Son:
Lịch sử hình thành và phát triển của Xí nghiệp Liên hợp Ba Son đã được
ghi nhận cùng lịch sử của đất nước, của quân đội và được phản ánh, thể hiện qua
nhiều cơng trình, nhiều tác phẩm văn học và lịch sử.
Nhân dịp kỷ niệm 135 ngày ra đời Xưởng tàu Sài Gòn (1863 – 1998), kỷ
niệm lần thứ 73 ngày truyền thống Ba Son, Đảng ủy, Chỉ huy Xí nghiệp Liên
hợp đã tổ chức nghiên cứu biên soạn và xuất bản cuốn sách «Lịch sử Xí nghiệp


10


liên hợp Ba Son (1863 – 1998)». Cuốn sách đã trình bày chi tiết lịch sử hình
thành và phát triển Xí nghiệp Liên hợp từ năm 1863 đến năm 1998, qua đó ca
ngợi truyền thống đấu tranh bất khuất và bản lĩnh kiên cường vượt qua mọi khó
khăn, gian khổ của những người lính thợ Ba Son. Đặc biệt, trong những năm đầu
đổi mới 1986 -1998, người lính thợ Ba Son đã bắt kịp với tình hình đổi mới của
đất nước và có được những kết quả nhất định trong hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Năm 2005, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống của Xí nghiệp
Liên hợp Ba Son, Đảng ủy, Chỉ huy Xí nghiệp Liên hợp đã tổ chức nghiên cứu
biên soạn cuốn sách «Lịch sử Xí nghiệp Liên hợp Ba Son – Biên niên sự kiện
(1863 – 2005)». Năm 2010, nhân dịp kỷ niệm 85 năm ngày truyền thống Xí
nghiệp Liên hợp Ba Son, Đảng ủy, Chỉ huy Xí nghiệp Liên hợp đã tổ chức
nghiên cứu biên soạn cuốn sách «Lịch sử Xí nghiệp Liên hợp Ba Son – Biên niên
sự kiện (1863 – 2010)». Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau nên hai công trình
trên chưa được xuất bản, đang cịn ở dạng bản thảo lưu tại Xí nghiệp Liên hợp
Ba Son.
Năm 2015, nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày truyền thống của Tổng công ty
Ba Son, Đảng ủy, Chỉ huy Tổng công ty nghiên cứu, biên soạn và xuất bản cuốn
sách «Lịch sử Tổng công ty Ba Son, biên niên sự kiện (1863 – 2015)», ghi lại
những hoạt động của Tổng công ty Ba Son trong quá trình hình thành và phát
triển cũng như những đóng góp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các thế
hệ cán bộ, công nhân Ba Son.
Các cơng trình nghiên cứu trên đã cung cấp tầm nhìn tổng quan về hoạt
động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp quân đội, đồng thời phần nào
phác họa được hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Ba Son. Tuy
nhiên, chưa có cơng trình nào đi sâu vào sự lãnh đạo của Đảng bộ Tổng công ty
Ba Son đối với hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2005 – 2015.


11


Trên cơ sở kế thừa những kết quả của các cơng trình đã được cơng bố, tác
giả đi sâu vào vai trị lãnh đạo của Đảng bộ Tổng cơng ty giai đoạn 2005 - 2015.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích:
Trên cơ sở tái dựng lại quá trình Đảng bộ Tổng cơng ty Ba Son lãnh đạo hoạt
động sản xuất kinh doanh (2005 – 2015), đề tài sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn
những quyết sách của Đảng bộ Tổng công ty Ba Son, những thành tựu đạt được
và hạn chế trong từng bước phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh... đồng thời
đúc kết những kinh nghiệm, tạo cứ liệu khoa học cho việc hoạch định phương
hướng, đề ra các chủ trương phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng
công ty Ba Son trong những giai đoạn, thời kỳ lịch sử tiếp theo.
Nhiệm vụ:
Để đạt mục đích trên đề tài có nhiệm vụ:
- Thu thập, hệ thống các nguồn tài liệu khác nhau (văn kiện Đảng bộ Tổng
Cơng ty, các Nghị quyết, chương trình kế hoạch…) phục vụ cho việc nghiên cứu
về sự lãnh đạo của Đảng bộ Tổng công ty Ba Son lãnh đạo hoạt động sản xuất
kinh doanh (2005 – 2015).
- Khái quát về quá trình hình thành, phát triển của Tổng cơng ty Ba Son có tác
động đối với hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Nghiên cứu, phân tích q trình Đảng bộ Tổng công ty Ba Son lãnh đạo hoạt
động sản xuất kinh doanh (2005 – 2015).
- Đánh giá thành quả và hạn chế.
- Đúc kết những bài học kinh nghiệm, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong giai đoạn tiếp theo.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:


12


Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự lãnh đạo của Đảng bộ Tổng công ty
Ba Son trong việc tổ chức sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2005 – 2015.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Hoạt động của Tổng cơng ty Ba Son tại TP. Hồ Chí
Minh.
- Về thời gian: từ năm 2005 đến năm 2015. Tuy nhiên, để minh chứng,
làm rõ hơn về sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2005, đề tài
không chỉ dừng lại ở mốc giai đoạn này, mà cịn có sự so sánh, đối chiếu với
mốc thời gian trước năm 2005.
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về phát triển kinh tế
quốc phòng, về sản xuất kinh doanh. Luận văn được thực hiện bởi 2 phương
pháp chính của ngành khoa học lịch sử đó là phương pháp lịch sử và phương
pháp lơgic. Ngồi ra, tác giả luận văn còn sử dụng các phương pháp tiếp cận hệ
thống, phân tích, so sánh, thống kê, khảo sát, tổng hợp… dựa trên những tài liệu
có liên quan đến phạm vi nghiên cứu để làm rõ nội dung mà luận văn đề cập.
5.2. Nguồn tư liệu
Đề tài chủ yếu sử dụng nguồn tư liệu sau đây:
Các văn kiện của Đảng bộ Tổng Công ty Ba Son qua từng Đại hội; Nghị quyết
qua các nhiệm kỳ, Báo cáo tổng kết từng năm về hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đây là nguồn tài liệu gốc, quan trọng, xuyên suốt trong quá trình thực hiện đề tài
của học viên.
Bên cạnh đó, đề tài còn tham khảo, sử dụng các nguồn tài liệu cấp 2 trong các
tác phẩm, cơng trình đã cơng bố, đề tài tổng hợp về Tổng Công ty Ba Son để có

cái nhìn tồn diện hơn về vấn đề nghiên cứu.

13


6. Đóng góp của luận văn
Về mặt lý luận:

Luận văn “Đảng bộ Tổng công ty Ba Son lãnh đạo hoạt động sản
xuất kinh doanh giai đoạn 2005 – 2015” trình bày một cách có hệ thống
sự lãnh đạo của Đảng bộ Tổng công ty trong hoạt động sản xuất kinh
doanh; phân tích những thành tựu, hạn chế và những nguyên nhân trong
quá trình Đảng bộ lãnh đạo phát triển kinh tế từ 2005 – 2015.
Về mặt thực tiễn:

Những ưu điểm, hạn chế và bài học kinh nghiệm được đúc kết
trong luận văn có thể làm tư liệu tham khảo cho Đảng bộ các doanh
nghiệp quốc phòng trong việc xây dựng chủ trương, kế hoạch và chỉ đạo
thực hiện trong công tác điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đề tài cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, phục vụ
công tác giảng dạy và nghiên cứu Lịch sử đảng.
7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục, đề tài gồm 3 chương, trong đó:
Chương 1. Cơ sở lý luận về hoạt động sản xuất kinh doanh gắn với
nhiệm vụ quốc phịng và thực tiễn tại Tổng cơng ty Ba Son.
Chương 2. Sự lãnh đạo của Đảng bộ Tổng công ty Ba Son đối với
hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2005 đến 2015.
Chương 3. Đánh giá về quá trình lãnh đạo hoạt động sản xuất kinh


14


doanh của Tổng công ty Ba Son giai đoạn 2005 - 2015 và một số kiến
nghị.

15


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH GẮN VỚI NHIỆM VỤ QUỐC PHÒNG VÀ THỰC TIỄN
TẠI TỔNG CÔNG TY BA BON
1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động sản xuất kinh doanh gắn với nhiệm vụ
quốc phòng
1.1.1 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế gắn
với quốc phịng
Việt Nam có bờ biển trải dài 3.260 km dọc Bắc - Trung - Nam, chủ quyền
bao quát hơn một triệu ki-lô-mét vuông trên vùng Biển Đơng (gấp ba lần diện
tích đất liền), trên biển có hơn 3.000 hịn đảo lớn nhỏ, với trữ lượng hải sản lớn
và phong phú, trữ lượng khoáng sản, nhất là dầu khí to lớn, tiềm năng du lịch
gắn với biển và trên biển dồi dào… Điểm nổi bật là, trong số mười tuyến đường
biển lớn nhất hành tinh, có năm tuyến đi qua Biển Đơng. Đặc điểm địa hình của
Việt Nam hẹp về chiều ngang, nhưng lại trải dài dọc theo Biển Đông, được Biển
Đông bao bọc tồn bộ sườn phía Đơng và phía Nam, khơng chỉ cho phép phát
triển nhiều lĩnh vực kinh tế biển mà biển Đơng cịn trở thành lá chắn trong hệ
thống phịng thủ quan trọng, bảo vệ đất nước.
Do đó, từ rất sớm, nhất là trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế,
Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức sâu sắc quan điểm phát triển nền kinh tế độc
lập, tự chủ, gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước.

Ngay sau ngày hịa bình lập lại năm 1954, trong công cuộc xây dựng
CNXH ở miền Bắc, Đảng và Nhà nước đã tập trung mọi nguồn lực để bảo vệ
vùng biển và khai thác tài nguyên biển. Đánh giá về vị trí, vai trị của biển nước
ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng,
ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Biển của ta rất giàu và đẹp, ta phải biết
giữ gìn lấy nó” [14, tr.4]. Trước khi kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975,
lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã có quyết định lịch sử: giải phóng quần đảo

16


Trường Sa, giữ vững thế đứng của Việt Nam trên Biển Đơng. Sau khi đất nước
thống nhất, ngày 12-5-1977, Chính phủ ra Tuyên bố về các vùng biển Việt Nam.
Đây là một trong những tuyên bố sớm nhất trong khu vực Đơng Nam Á. Ngày
12-11-1982, Chính phủ lại ra Tun bố về đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh
hải Việt Nam, mở đầu một trang mới trong lịch sử tiến ra biển, thực hiện chủ
quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của nước ta trên biển.
Trước yêu cầu bức thiết của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng
đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị về phát triển kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng
an ninh.
Ngày 6-5-1993, Bộ Chính trị (khóa VII) đã ban hành Nghị quyết 03NQ/TƯ về “Một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt”
khẳng định: “Xây dựng quốc gia Việt Nam mạnh về biển và phát triển kinh tế
biển thành một bộ phận mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân là một mục tiêu
chiến lược, đồng thời là nhiệm vụ bức bách đang đặt ra cho dân tộc ta trước
thách thức lớn trên biển Đông” [37, tr.5].
Đến Đại hội lần thứ VIII của Đảng (6-1996), lần đầu tiên Đảng ta tập
trung bàn về phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển, đặc biệt là các biện pháp
đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng – an ninh (QPAN), bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo. Nghị quyết Đại hội VIII nhấn
mạnh: “Vùng biển và ven biển là địa bàn chiến lược về kinh tế và an ninh, quốc
phòng, có nhiều lợi thế phát triển và là cửa mở lớn của cả nước để đẩy mạnh

giao lưu quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Khai thác tối đa tiềm năng và các lợi
thế của vùng biển và ven biển, kết hợp với an ninh, quốc phòng, tạo thế và lực để
phát triển mạnh kinh tế - xã hội (KT-XH) bảo vệ và làm chủ vùng biển của Tổ
quốc” [38, tr.15].
Từ đó, sự quan tâm lãnh đạo phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền biển,
đảo trở thành nhiệm vụ trọng tâm trong đường lối phát triển KT-XH, QP-AN của

17


Đảng, thúc đẩy sự nghiệp đổi mới đất nước ngày càng phát triển. Ngày 22-91997, Bộ Chính trị (khóa VIII) ban hành Chỉ thị 20-CT/TƯ về “Đẩy mạnh phát
triển kinh tế biển theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố” (CNH-HĐH). Đặc
biệt, đến Đại hội lần thứ X của Đảng đã xác định: phát triển kinh tế biển tồn
diện, có trọng tâm, trọng điểm, sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh
tế biển trong khu vực, gắn với bảo đảm QP-AN và hợp tác quốc tế. Chủ trương
của Đảng đã tạo nên những chuyển biến mới tích cực trong nhận thức của toàn
Đảng, toàn quân và toàn dân ta về vị trí, vai trị và tầm quan trọng của biển, đảo
trong phát triển nền kinh tế quốc dân và bảo vệ Tổ quốc.
Triển khai Nghị quyết Đại hội X, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 4
(khóa X) đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TƯ ngày 9-2-2007 về “Chiến lược
biển Việt Nam đến năm 2020”. Chiến lược biển ra đời đáp ứng được sự mong
đợi của toàn Đảng, toàn quân và nhân dân ta. Một lần nữa cho thấy, tiếp nối liên
tục qua nhiều thế hệ, từ bao đời nay, vùng biển, ven biển và hải đảo đã gắn bó
chặt chẽ với mọi hoạt động sản xuất và đời sống của dân tộc Việt Nam. Ông cha
ta đã đổ biết bao công sức và cả xương máu giữ gìn, bảo vệ các vùng biển và hải
đảo thiêng liêng để có được đến ngày hơm nay. Đồng thời, giải đáp được nhu
cầu vừa cơ bản, vừa cấp bách đối với tiến trình phát triển đất nước và hội nhập
quốc tế để “đến năm 2020, nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ
biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển gắn với cơ cấu phong phú, hiện
đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn”

[3, tr.3].
Do cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, lợi ích trên vùng biển, đảo có những
diễn biến phức tạp, nên chủ trương phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ
quyền biển, đảo đã được Đại hội Đảng lần thứ XI điều chỉnh cụ thể, chi tiết hơn.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ
sung, phát triển năm 2011) chỉ rõ: “Kết hợp chặt chẽ kinh tế với QP-AN; QP-AN

18


với kinh tế trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển
kinh tế, xã hội và trên từng địa bàn” [42, tr.42].
Để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới,
Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã quán triệt, cụ thể hóa hai nhiệm vụ
chiến lược và đường lối của Đảng, ban hành nhiều Nghị quyết, văn bản quy
phạm pháp luật, chỉ thị lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quan trọng này.
Tiêu biểu như: Nghị quyết số 71-NQ/ĐUQSTW, ngày 25-4-2002 của
Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) về “Nhiệm vụ sản
xuất, xây dựng kinh tế của quân đội trong thời kỳ mới - tiếp tục sắp xếp, đổi mới,
phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp quân đội”, nhiệm vụ sản xuất, xây
dựng kinh tế kết hợp với quốc phòng của quân đội được lãnh đạo, chỉ đạo chặt
chẽ, tổ chức ngày càng khoa học, hoạt động đúng định hướng, toàn diện và đạt
hiệu quả thiết thực. Ngoài ra, Nghị quyết số 520-NQ/QUTW, ngày 25-9-2012 về
“Lãnh đạo nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế kết hợp quốc phòng của Quân
đội đến năm 2020”; Thông tư số 69/2017/TT-BQP ngày 03-4-2017 của Bộ Quốc
phòng ban hành Quy chế quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh kinh tế của
Quân đội.
Trên cơ sở đó, nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế của Quân đội được
lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ và có bước phát triển toàn diện, đạt kết quả quan trọng
cả về kinh tế và quốc phòng, an ninh.

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, các
doanh nghiệp quân đội - lực lượng chủ yếu trong thực hiện nhiệm vụ sản xuất,
xây dựng kinh tế của Quân đội, đã không ngừng đổi mới, phát triển, hội nhập,
nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh gắn với thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
Sự kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh còn được thể hiện ở việc bảo
đảm nguồn lực cho hoạt động quốc phòng - an ninh. Trong Chiến lược phát triển

19


kinh tế - xã hội 2011 - 2020, được thông qua tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
XI vấn đề này được đề cập trong chủ trương “Mở rộng phương thức huy động
nguồn lực xây dựng công nghiệp quốc phịng” [41, tr.11].
Phát triển cơng nghiệp quốc phịng và khoa học kỹ thuật quân sự là một
nhiệm vụ hết sức cần thiết để giữ vững độc lập, tự chủ và bảo vệ vững chắc Tổ
quốc. Bên cạnh việc mua vũ khí từ các quốc gia bên ngồi, việc tự sản xuất vũ
khí, trang bị kỹ thuật quân sự nhằm đáp ứng yêu cầu tác chiến trong chiến tranh
bảo vệ Tổ quốc là một trong những công việc hết sức trọng yếu trong xây dựng
tiềm lực quân sự của đất nước hiện nay. Nhà nước phải chú trọng đầu tư để hiện
đại hóa cơng nghiệp quốc phịng, khuyến khích phát triển những ngành cơng
nghiệp lưỡng dụng, khi thời bình tập trung sản xuất phục vụ dân sinh, nhưng khi
chiến tranh xảy ra thì có thể chuyển nhanh sang sản xuất phục vụ nhu cầu quốc
phịng. Điều đó đưa tới u cầu Nhà nước phải có chế tài và kế hoạch huy động
các nguồn lực tài chính, nhân lực, cũng như khoa học, kỹ thuật, công nghệ ... của
đất nước vào xây dựng cơng nghiệp quốc phịng.
Đối với Việt Nam, sau nhiều năm thực hiện chính sách bao vây, cấm vận,
chống phá không đạt kết quả, các nước đế quốc đang tăng cường thực hiện chiến
lược “diễn biến hịa bình”. Với âm mưu xố bỏ vai trị lãnh đạo của Đảng, xố
bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, các thế lực thù địch khơng từ bỏ bất kì thủ đoạn
chống phá nào như sử dụng bạo lực phi vũ trang, bạo lực vũ trang, kinh tế, chính

trị, văn hố, xã hội…. Bên cạnh đó, sự tranh chấp chủ quyền biển đảo, khai thác
tài nguyên ở Biển Đông, đặc biệt là ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
giữa Việt Nam với một số nước láng giềng sẽ diễn biến ngày càng phức tạp. Vì
vậy, tăng cường quốc phịng - an ninh là hết sức cần thiết.
Tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế, góp phần cùng tồn Đảng, tồn dân
phát triển kinh tế - xã hội là một chức năng cơ bản của Quân đội nhân dân Việt
Nam, vừa thể hiện sâu sắc bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, vừa cho thấy

20


ý thức, trách nhiệm chính trị của Quân đội trong việc quán triệt, thực hiện chủ
trương, đường lối của Đảng về kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với
kinh tế.
1.1.2. Quan điểm của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng về phát triển
kinh tế gắn với quốc phòng (2005 – 2015)
Đây là giai đoạn tình hình quốc tế, khu vực có nhiều biến động phức tạp,
khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu, sự cạnh tranh gay gắt của
kinh tế thị trường. Việt Nam đang tích cực, chủ động hội nhập sâu rộng vào kinh
tế thế giới, tạo ra nhiều thời cơ và thách thức mới. Nền kinh tế của nước ta tiếp
tục tăng trưởng, tuy nhiên sức cạnh tranh của hàng hóa cịn hạn chế, bên cạnh đó
cịn chịu tác động của thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu,… Nhiệm vụ xây
dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc cũng đặt ra những yêu cầu mới và trực tiếp tác
động đến nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế kết hợp với quốc phòng.
Quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng,
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ IX, nhiệm vụ sản xuất,
xây dựng kinh tế kết hợp quốc phòng của quân đội cần thực hiện tốt các quan
điểm, mục tiêu, nhiệm vụ sau [58, tr.5].
Quán triệt và thực hiện nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước, quy định của Quân đội trong hoạt động sản xuất,

xây dựng kinh tế kết hợp với quốc phòng. Tiếp tục đổi mới tư duy về quân đội
làm kinh tế, khẳng định sản xuất, xây dựng kinh tế kết hợp với quốc phòng là
một trong những chức năng, nhiệm vụ chiến lược, lâu dài của quân đội; phấn đấu
là một nguồn lực quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu đẩy mạnh sự nghiệp
cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Khai thác mọi khả năng, phát huy nội lực, đưa hoạt động sản xuất, xây
dựng kinh tế kết hợp với quốc phòng đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả ngày càng
cao, gắn chặt với nhiệm vụ quân sự - quốc phòng, bảo vệ tài nguyên, môi trường.

21


Xác định hoạt động kinh tế - quốc phòng trên biển của quân đội là một bộ
phận không thể tách rời của Chiến lược Biển quốc gia; xây dựng và phát triển
một số loại hình kinh tế có hiệu quả, mang tính chất lưỡng dụng kinh tế - quốc
phịng, có khả năng kết hợp tốt giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với bảo
đảm quốc phòng – an ninh, làm nòng cốt xây dựng thế trận quốc phịng tồn dân
trên biển, góp phần bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo thiêng liêng
của Tổ quốc.
Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển, tái cơ cấu doanh nghiệp quân đội
nhằm không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh
doanh; chú trọng bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ doanh nhân quân đội có năng lực
toàn diện, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ” trên mặt trận sản xuất, xây dựng kinh tế
kết hợp với quốc phòng.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động sản xuất, xây dựng kinh tế kết
hợp với quốc phòng của quân đội góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cơ sở
bố trí lực lượng sản xuất theo cơ cấu ngành, vùng lãnh thổ phù hợp với chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng mục tiêu quốc phịng…
Tạo nguồn thu tài chính đóng góp cho ngân sách Nhà nước, bổ sung ngân sách
quốc phòng, phát triển năng lực sản xuất quốc phòng, cải thiện đời sống vật chất,

tinh thần của bộ đội, góp phần nâng cao chất lượng huấn luyện, khả năng sẵn
sàng chiến đấu của quân đội.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế biển với nòng
cốt là doanh nghiệp của Hải quân; Đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp quân đội
theo định hướng của Nhà nước. Quan tâm tạo điều kiện cho doanh nghiệp quân
đội phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giữ gìn và phát triển lực
lượng sản xuất quốc phòng, xây dựng đội ngũ doanh nhân quân đội lớn mạnh về
mọi mặt” [31, tr.4].

22


Chỉ đạo việc sắp xếp, đổi mới, tái cấu trúc doanh nghiệp quân đội theo lộ
trình phù hợp; tránh chạy theo quy mơ, hình thức; phải gắn hiệu quả kinh tế với
nhiệm vụ quân sự - quốc phòng. Định hướng rõ chiến lược các lĩnh vực, ngành
nghề có thế mạnh như: dịch vụ cảng biển, viễn thơng, đóng tàu,….
Chú trọng đầu tư phát triển các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng
theo định hướng Nghị quyết 06-NQ/TW ngày 16/7/2011 của Bộ Chính trị về xây
dựng và phát triển cơng nghiệp quốc phòng đến năm 2020 và những năm tiếp
theo.
Quy hoạch và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất quốc
phòng và sản xuất kinh doanh.
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp quân đội phát huy tính chủ động,
sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo
luật định; phát huy yếu tố con người, nhất là kiến thức quản lý, năng lực quản trị;
thiết bị công nghệ; hạn chế thấp nhất tình trạng thua lỗ.
Hoạt động đầu tư ra nước ngồi, trên cơ sở tuân thủ đúng phát luật, tập
trung vào những lĩnh vực có thế mạnh như viễn thơng, đóng tàu, dịch vụ cảng
biển. Cho phép các doanh nghiệp liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp, các
tổ chức kinh tế trong và ngồi nước trong các lĩnh vực cơng nghệ gần với cơng

nghệ sản xuất quốc phịng, xây dựng hạ tầng cảng biển.
Nhìn chung, trong giai đoạn 2005 – 2015, Quân ủy Trung ương đã quán
triệt, cụ thể hóa đường lối phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước, phù hợp chức
năng, nhiệm vụ và điều kiện thực tiễn của quân đội. Quân ủy Trung ương đã
lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động sản xuất, xây dựng kinh tế kết hợp với quốc phòng
đạt được hiệu quả tổng hợp về kinh tế - quốc phòng; tiếp tục khẳng định tham
gia lao động sản xuất, xây dựng kinh tế là một chức năng, nhiệm vụ chiến lược
của quân đội.

23


Tổng cục Cơng nghiệp quốc phịng qn triệt sâu sắc Nghị quyết, Chỉ thị
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ chính trị và Đảng ủy Quân sự Trung
ương, đặc biệt là Nghị quyết của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển cơng
nghiệp quốc phịng, trong đó nhiệm vụ phát triển kinh tế để duy trì tiềm lực sản
xuất quốc phòng được xác định là nhiệm vụ quan trọng và xuyên suốt. Được sự
quan tâm chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Thủ trưởng Bộ quốc phòng, trong
giai đoạn 2005 – 2015, Đảng ủy Tổng cục đã có nhiều chủ trương, biện pháp
lãnh đạo hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh tế.
Đảng ủy Tổng cục xác định: xây dựng và phát triển kinh tế là một trong
những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, có vai trị quan trọng đối với sự phát triển
bền vững của các đơn vị nhằm bảo tồn năng lực sản xuất quốc phịng và góp
phần vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [16, tr.5].
Thực hiện tốt nhiệm vụ kết hợp quốc phòng với kinh tế, kinh tế với quốc
phòng. Trong phát triển kinh tế cần đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm; phân bổ
các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính để tái đầu tư, đổi mới cơng nghệ,
nâng cao năng suất, giảm chi phí sản xuất; tập trung xây dựng và phát triển
thương hiệu sản phẩm, tạo sức cạnh tranh trên thị trường.
Khai thác hiệu quả tiềm lực, thế mạnh về lao động, công nghệ, thiết bị

hiện có để phát triển sản xuất kinh tế, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng tốt
nhu cầu thị trường trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu. Tăng cường hợp
tác kinh tế trong nước và quốc tế; phát triển sản xuất kinh tế phải đảm bảo bền
vững, an toàn và hiệu quả.
Đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới và tái cơ cấu doanh nghiệp theo chủ trương
của Đảng, Nhà nước và Quân ủy Trung ương; nâng cao vai trị quản lý kinh tế vĩ
mơ, chỉ đạo, giám sát của Tổng cục trong thực hiện phát triển kinh tế.
Xây dựng hệ thống cơ sở kinh tế vững mạnh về tổ chức, có cơ chế quản lý
điều hành chặt chẽ, năng động, tích cực hội nhập kinh tế trong nước và quốc tế;

24


có cơng nghệ tiên tiến, hiện đại, phát triển bền vững, bảo tồn năng lực sản xuất
quốc phịng, duy trì việc làm và nâng cao đời sống người lao động.
Năm 2015, cơ bản xây dựng được một số ngành, lĩnh vực then chốt của
cơng nghiệp quốc phịng như cơ khí, đóng tàu, hóa chất, và một số ngành cơng
nghiệp hỗ trợ khác đạt trình độ tiên tiến, tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm
công nghiệp và dịch vụ khoa học công nghệ trong nước; tiến tới xuất khẩu một
số sản phẩm vũ khí, trang bị qn sự có giá trị cao. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng
bình quân hàng năm về giá trị sản xuất và doanh thu trên 10%, giá trị tăng thêm,
lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước trên 8%, thu nhập bình quân người lao động
trên 7%, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 12% [16, tr.2].
Về sản phẩm, sản xuất được một số sản phẩm đồng bộ với chất lượng đạt
trình độ tương đương khu vực và thế giới như: tàu thuyền, hóa chất, cơ khí, hàng
tiêu dùng. Mỗi đơn vị phấn đấu có sản phẩm xuất khẩu và phục vụ kinh tế trong
nước có hàm lượng công nghệ cao, giá trị lớn, đơn đặt hàng ổn định. Cụ thể:
Đóng mới và sửa chữa các loại tàu vận tải đa năng, các tàu chuyên dụng chất
lượng cao phục vụ kinh tế trong nước và xuất khẩu; đóng tàu tuần tra cao tốc và
tàu bổ trợ quân sự để tiến tới xuất khẩu.

Về nhiệm vụ phát triển sản phẩm kinh tế và thị trường, tổ chức nghiên cứu
phân tích mơi trường kinh doanh để xác định sản phẩm chiến lược và chọn đối
tác, chú trọng đến sản phẩm và thị trường xuất khẩu. Trong lựa chọn sản phẩm
chiến lược cần xem xét đến khả năng phát huy thế mạnh và năng lực sản xuất
truyền thống của doanh nghiệp; lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết, hợp tác với
các tập đồn, cơng ty lớn, có thương hiệu, có tiềm lực tài chính trong nước và thế
giới để bảo đảm sự tin cậy, hợp tác lâu dài cùng phát triển.
Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng của Bộ quốc phòng
và các cán bộ, ban, ngành, các viện nghiên cứu đẩy mạnh chương trình xúc tiến

25


×