Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Truyên của người viết trẻ ở thành phố hồ chí minh thế kỉ xxi từ góc nhìn phê bình sinh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 103 trang )

[Type here]

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP
TRƯỜNG NĂM 2018

ĐỀ TÀI: Truyện của người viết trẻ ở TP.HCM

thế kỷ XXI từ góc nhìn phê bình sinh thái

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Phương Thúy
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Thị Thanh Xuân (chủ nhiệm)
Hồ Thị Trinh
Nguyễn Phạm Quỳnh Hương

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Tên đề tài : Truyện của người viết trẻ ở TP.HCM
thế kỷ XXI từ góc nhìn phê bình sinh thái

Tp. Hồ Chí Minh, 5/2018

1



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................................... 5
2.1. Phê bình sinh thái ở ngồi nước .......................................................................... 5
2.2. Phê bình sinh thái ở trong nước........................................................................... 6
2.3. Truyện của người viết trẻ ở TPHCM thế kỉ XXI ............................................... 9
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi đề tài .............................................................. 10
4. Nhiệm vụ và mục tiêu nghiên cứu ........................................................................ 10
5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 10
6. Kết cấu đề tài .......................................................................................................... 11
CHƯƠNG 1: PHÊ BÌNH SINH THÁI VÀ NGƯỜI VIẾT TRẺ Ở TPHCM
THẾ KỈ XXI ................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.
1.1.1.

Phê bình sinh thái ........................................................................................... 13
Từ tư duy sinh thái ....................................................................................... 13

1.1.2. Đến phê bình sinh thái .................................................................................... 18
1.2. Khả năng ứng dụng phê bình sinh thái trong nghiên cứu truyện của người
viết trẻ ở TPHCM thế kỉ XXI.................................................................................... 22
1.2.1. Khái niệm người viết trẻ ở TPHCM thế kỉ XXI............................................ 26
1.2.2. Khả năng ứng dụng phê bình sinh thái trong nghiên cứu truyện của
người viết trẻ ở TPHCM thế kỉ XXI............................. Error! Bookmark not defined.
1.3. Bộ phận văn học trẻ TPHCM TK XXI ............................................................ 30
1.3.1. Văn học thị trường ........................................................................................... 31
1.3.2. Văn học nghệ thuật .......................................................................................... 33
1.4. Không gian sáng tạo của người viết trẻ ở TPHCM thế kỉ XXI ...................... 26
CHƯƠNG 2: NHẬN THỨC SINH THÁI TRONG TRUYỆN CỦA

NGƯỜI VIẾT TRẺ Ở TPHCM TK XXI ................................................................. 45
2.1. Nhận thức sinh thái là gì? ................................................................................... 45
2.2. Cảm xúc trước sự mất mát của thiên nhiên ..................................................... 46
2.2.1. Nuối tiếc trước sự mất mát của thiên nhiên .................................................. 47
2.2.2. Ám ảnh đơ thị hố đồng nghĩa với tha hoá trong đời sống .......................... 50
2.3. Chủ động tìm sự cân bằng, hồ hợp giữa con người và thế giới tự nhiên ..... 60
2


2.4. Hành động bảo vệ môi trường trong truyện của người viết trẻ ..................... 65
2.4.1. Phê phán những hoạt động có ảnh hưởng tiêu cực đến thế giới xung
quanh ........................................................................................................................... 66
2.4.2. Lời kêu gọi bảo vệ môi trường trực tiếp thông qua tác phẩm ..................... 69
CHƯƠNG 3: CẢM THỨC SINH THÁI TRONG TRUYỆN NGƯỜI VIẾT
TRẺ Ở TPHCM THẾ KỈ XXI .................................................................................. 74
3.1. Cảm thức sinh thái là gì? .................................................................................... 74
3.2. Thiên nhiên cứu rỗi tâm hồn con người ............................................................ 75
3.3. Thiên nhiên như là giá trị thẩm mỹ luôn được hướng đến ............................. 81
3.4. Thiên nhiên song hành với cảm xúc con người ................................................ 89
Kết luận ....................................................................................................................... 96
Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 98

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, khi cuộc sống vật chất ở nước ta đã khá ấm no và đầy đủ thì con
người ngày càng địi hỏi về tinh thần để có thể thỏa mãn các nhu cầu của cá nhân.
Trong đó, văn học là một món ăn tinh thần khơng thể thiếu cho con người vừa có

thể giúp mọi người giải trí. Ở đó, khơng ít những người viết trẻ ở TP.HCM thế kỉ
XXI đang ảnh hưởng trực tiếp đến nền văn học đương đại trong nước. Văn học của
họ đã có tác động khơng nhỏ đến đời sống của một bộ phận bạn đọc nước nhà, đặc
biệt là giới trẻ.
Vào thời đại cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, khơng gian sống của con người
dần bị thu hẹp bởi những vách tường cao ngăn cách, thiên nhiên cây cối cũng trở
nên ít dần đi mà thay vào đó là những tịa cao ốc và đường sá phẳng lớp nhựa
đường. Con người ngày càng quan ngại sâu sắc về việc mất cân bằng sinh thái và
luôn truyền bá tư tưởng bảo vệ môi trường. Nhưng vấn đề là những người trẻ sống
ở khơng gian đơ thị có tư tưởng cân bằng sinh thái, mong muốn gần gũi thiên nhiên
hay đơn giản họ chỉ quan tâm đến nội tâm cá nhân, đời sống của con người vốn ảnh
hưởng từ mơi trường đơ thị tất bật thì đây vẫn là một dấu chấm hỏi.
Vấn đề về sinh thái là vô cùng quan trọng khi những nghiên cứu của thế giới
gần đây đưa ra những số liệu đáng tin cậy về việc môi trường thiên nhiên đang dần
bị phá hủy nặng nề bởi bàn tay của con người. Chính vì thế, việc đề cao ý thức cá
nhân trong vấn đề bảo vệ môi trường luôn được đặt lên hàng đầu. Đối với những
người viết trẻ ở TPHCM thế kỉ XXI, khi họ được sinh ra trong mơi trường dần vắng
bóng tự nhiên và đề cao cơm áo gạo tiền thì liệu trong tư tưởng của họ có quan tâm
nhiều đến vấn đề sinh thái hay không?
Để trả lời cho câu hỏi này, bài nghiên cứu của chúng tôi sẽ đi sâu vào tìm
hiểu vấn đề “Truyện của người viết trẻ ở TP.HCM thế kỷ XXI từ góc nhìn phê bình
sinh thái” nhằm làm rõ hơn tư tưởng của người viết trẻ đối với vấn đề môi trường.
Thông qua nghiên cứu các tác phẩm của người viết trẻ mà những người viết trẻ này
đang là đại diện cho một lớp thế hệ trẻ ở TP.HCM, chúng ta cũng thấy được tư
tưởng của những người trẻ đang sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Điều này giúp
cho việc đánh giá lại nhận thức về mối quan tâm đến môi trường sống cũng như
việc nghiên cứu đề tài sẽ đóng góp thêm một chút công sức vào tài liệu tham khảo
cho sinh viên khoa Văn học.

4



2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Sơ lược tình hình nghiên cứu:
2.1. Phê bình sinh thái ở ngồi nước
Ở phương Tây, phê bình sinh thái ra đời từ thập niên 60-70 nên thành tựu
phê bình sinh thái khá đa dạng. Nổi bật như bài nghiên cứu về sinh thái
Ecocriticism: Natural World In The Literary Viewfinder của Serpil Oppermann. Tác
giả đã nhận định mối tương quan giữa phê bình sinh thái với các nhà phê bình. Khái
niệm phê bình sinh thái và chủ đề về sinh thái đã đóng góp nhiều cho quá trình
nghiên cứu văn học, đặc biệt là trong tiểu thuyết đương đại. Ngày càng nhiều nhà
phê bình tiếp cận các tác phẩm thơng qua lý thuyết phê bình sinh thái và thực tế
rằng sự đa dạng về văn hóa trong các tác phẩm văn học có sự ảnh hưởng bởi vấn đề
về mơi trường. Lý thuyết phê bình sinh thái sẽ tạo cảm hứng cho các nhà phê bình,
giúp cho họ đặt tự nhiên vào trong ống kính văn học của mình.
Julia Pease cũng có một bài thuyết trình về Ecocriticism Theory, bài viết này
cung cấp về lý thuyết và giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về phê bình sinh thái. Tác giả
định nghĩa thuật ngữ “phê bình sinh thái”, bàn về nguồn gốc và một số nguyên tắc
quan trọng của phê bình sinh thái. Đồng thời, tác giả cũng cung cấp cho chúng tơi
một cái nhìn tổng quan về sự phát triển của lý thuyết phê bình sinh thái trong tiến
trình văn học phương Tây. Tác giả cũng điểm qua một vài tác phẩm của các nhà văn
mang nhiều biểu hiện, yếu tố của tự nhiên như Mùa hè trên hồ - Margaret Fuller,
Thiên nhiên - Ralph Waldo Emerson, Walden – Henry David Thoreau.
Bài viết EcoCriticism Theory in Literature: Introduction & Analysis của
Alok Mishra, tác giả đã giới thiệu và định nghĩa về thuật ngữ phê bình sinh thái.
Ơng cho rằng phê bình sinh thái là “nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn học và môi
trường tự nhiên” và nó như là một lý thuyết văn học. Phê bình sinh thái đưa ra vai
trị của tự nhiên, sự biểu hiện của tự nhiên và các yếu tố của tự nhiên trong các tác
phẩm văn học. Đồng thời, tác giả cũng định hướng sinh thái hay nói cách khác là
miêu tả một nhà phê bình sinh thái phải làm gì để tiếp cận tác phẩm văn học dưới

góc nhìn của phê bình sinh thái. Bài viết này thực sự rất giúp ích cho chúng tơi để
có thể tiếp cận truyện của người viết trẻ ở TPHCM thế kỉ XXI một cách hiệu quả
nhất thông qua phương pháp nghiên cứu phê bình sinh thái.
Lý thuyết phê bình sinh thái đã được vận dụng rất nhiều vào nền văn học của
thế giới. Kumari Shikha đã vận dụng nó vào trong tiểu thuyết Ấn Độ với cơng trình
nghiên cứu Ecocriticism in Indian Fiction. Tác giả cho rằng đất nước Ấn Độ là một
đất nước đa dạng về hệ sinh thái nhưng theo thời gian sự gia tăng dân số nhanh
5


chóng và sự dè dặt của nhân loại gắn liền với sự tàn phá hệ sinh thái này. Văn học
không thể không bị ảnh hưởng bởi sự cạn kiệt nguồn tài nguyên và vấn đề sinh thái
trong các tác phẩm văn học là một điều cần chú ý. Sau khi giới thiệu về phê bình
sinh thái và áp dụng lý thuyết này vào tiểu thuyết Ấn Độ, tác giả đã nhận định rằng
các nhà phê bình Ấn Độ đã bắt đầu chú ý đến phê bình sinh thái cũng như là các
nhà văn đã ý thức về vấn đề sinh thái trong các tác phẩm của mình. Phương pháp
phê bình sinh thái làm thay đổi quan niệm, tư duy của các nhà phê bình từ tập trung
vào mối quan hệ xã hội thì nay đã chuyển hướng sang tập trung vào mối quan hệ tự
nhiên và văn hóa. Đồng thời, tác giả cũng khẳng định ngay từ đầu, các nhà văn Ấn
Độ cũng đã tỏ ra quan tâm đến thiên nhiên, văn hóa và quan cảnh như chủ đề về
thiên tai của nhà văn Bhabani Bhattacharya và Kamla Markandya. Ngày càng về
sau, các nhà văn quan tâm và tập trung khai thác đề tài về sinh thái nhiều hơn và
ngày càng nhiều tác phẩm mang yếu tố tự nhiên.
Mita R. Shah cũng đã có cơng trình nghiên cứu về thơ của Kalidasa dưới góc
nhìn phê bình sinh thái, Eco criticism in the poems of Kalidasa. Thơ của Kalidasa
miêu tả hầu hết các vẻ đẹp của thiên nhiên, từ hoa cỏ, chim chóc, động vật cho đến
những bếp lửa, áng mây, tuyết trắng v…v…Raghuvamsha là tác phẩm sử thi nổi
tiếng nhất của ông, phản ánh phong cách thơ ca giàu kinh nghiệm và trưởng thành
của tác giả. Bài thơ quan tâm nhiều đến vẻ đẹp của tự nhiên. Trong Raghuvamsha,
hành trình của Rama từ Olanka đến Ayodhya mô tả vẻ đẹp sinh thái của miền nam

Ấn Độ ví như vẻ đẹp của rừng được miêu tả như sau “Gió thổi vào những dịng suối
và mang hương thơm của những bơng hoa rực rỡ”[32]. Các nhà phê bình đã thơng
qua tác phẩm của Kalidasa để phản ánh mối nguy hiểm, đe dọa đến tự nhiên và gửi
thông điệp gián tiếp nhằm tôn vinh và bảo vệ tự nhiên, đặc biệt là cây cối và động
vật.
Đây chỉ là một trong số tài liệu tham khảo về nghiên cứu phê bình sinh thái
ngồi nước cịn rất nhiều cơng trình và bài viết nghiên cứu khác có giá trị. Các bài
viết này cho thấy những bước đi khởi đầu trong công cuộc các nhà phê bình tìm
hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên, văn hóa và con người. Điều đó cũng cho
chúng ta thấy khi lý thuyết về phê bình sinh thái ra đời, nó đã rất khó khăn trong
việc được cơng nhận như là một lý thuyết văn học hợp pháp. Tuy nhiên, vào thời
điểm hiện tại, lý thuyết phê bình sinh thái đã được chấp nhận trên toàn thế giới và
đang trong giai đoạn hoạt động sôi nổi nhất.
2.2. Phê bình sinh thái ở trong nước
Phê bình sinh thái (ecocriticism) là một khuynh hướng nghiên cứu văn học
mới được giới thiệu ở Việt Nam từ năm 1994 đến nay. Bản thân nó cũng là một
6


khuynh hướng nghiên cứu văn học chưa hoàn toàn định hình, cịn đang trong q
trình điều chỉnh, hồn thiện. Tuy cịn mới mẻ ở Việt Nam song phê bình sinh thái
đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Nguyễn Thị Tịnh Thy đã xuất bản quyển
sách bàn về phê bình sinh thái cả về mặt lý thuyết lẫn về mặt thực hành. Rừng khô,
suối cạn, biển độc…và văn chương được xem như là một cơng trình nghiên cứu đầy
đủ về phê bình sinh thái mà chúng tơi có thể dựa vào lý thuyết mà triển khai phân
tích các tác phẩm văn học của người viết trẻ. Hoàng Tố Mai cũng đã xuất bản quyển
sách Phê bình sinh thái là gì?. Tác giả đã cùng một số nhà văn khác dịch và tổng
thuật lại một số cơng trình lớn ở ngồi nước về phê bình sinh thái để chúng ta có thể
nhìn lý thuyết phê bình sinh thái một cách tổng quan nhất. Và vì thế quyển sách này
cũng là một cơng trình nghiên cứu đáng giá để chúng tơi có thể dùng lý thuyết phê

bình sinh thái phân tích tác phẩm của người viết trẻ một cách khách quan và sâu sắc
nhất.
Về mặt lí thuyết, cũng có một số cơng trình nghiên cứu khác về phê bình
sinh thái như bài viết của Đỗ Văn Hiểu, “Phê bình sinh thái – khuynh hướng văn
học mang tính cách tân” đã làm sáng tỏ một số cách tân bản chất của phê bình sinh
thái trên phương diện tư tưởng nòng cốt, sứ mệnh, nguyên tắc thẩm mĩ, đối tượng,
phạm vi nghiên cứu. Ngoài ra bài viết còn đánh giá sự cần thiết và cũng lưu tâm đến
những hạn chế, khó khăn trong việc mở rộng, phát triển của khuynh hướng nghiên
cứu này. Một bài viết khác cũng của cùng tác giả với nhan đề “Tính “khả dụng”
của Phê bình sinh thái” đã bước đầu tìm câu trả lời cho những nghi vấn về cơ sở lí
luận cũng như khả năng thao tác hóa của phê bình sinh thái. Với ba luận điểm
chính: phê bình sinh thái hướng tới phạm trù cái hài hịa, phê bình sinh thái mang
bản chất của phê bình văn hóa và phê bình sinh thái khơng xa rời phân tích văn bản
văn học, bài viết đã xác định cơ sở tồn tại của phê bình sinh thái, đồng thời cố gắng
thử xác lập hướng thao tác để có thể ứng dụng trong nghiên cứu các hiện tượng văn
học Việt Nam. Một bài báo khác đăng trên báo Văn nghệ công an online ngày
26/12/2016 với tựa đề “Văn học sinh thái: Mảng màu bị bỏ quên” đã nêu ra một
tình trạng trong văn chương mới “chúng ta đang bỏ rơi dần một cứu rỗi cho tâm
hồn của chính chúng ta, đó là truyền thống hịa hợp tự nhiên – vốn được xem là một
trong những nội dung cơ bản của văn chương phương Đông” [65]. Câu hỏi: “Nhà
văn và độc giả liệu có cịn quan tâm đến thiên nhiên sinh thái?” đã được trả lời bởi
nhà văn Cao Nguyệt Nguyên, Giám đốc Khu Bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng
Nai, ông Trần Văn Mùi và nhà văn Vũ Hùng. Mỗi người một ý kiến đánh giá, song
tất cả đều hợp lí, khách quan và đều đề cao tầm quan trọng của sinh thái trong văn
học. Một khía cạnh khác của phê bình sinh thái là mối quan hệ của văn chương đối
với mơi trường văn hóa, tinh thần xã hội đã được thể hiện trong bài viết “Phê bình

7



sinh thái tinh thần trong nghiên cứu văn học hiện nay” của Trần Đình Sử. Bài viết
khơng tập trung vào quan hệ con người và tự nhiên, mà xem xét môi trường tinh
thần xã hội như là môi trường sống của văn nghệ, sự tương tác giữa mơi trường văn
hóa tinh thần với sáng tạo văn nghệ. Đồng thời, tác giả cịn nhấn mạnh tầm quan
trọng của mơi trường sinh thái tinh thần tác động trực tiếp đến văn học và những lí
giải về sự tác động to lớn đó.
Về mặt ứng dụng, một số bài viết, cơng trình nghiên cứu đã cho thấy phê
bình sinh thái đang ngày càng được quan tâm. Luận án tiến sĩ của Trần Thị Ánh
Nguyệt thuộc trường Đại học Sư phạm Hà Nội Con người và tự nhiên trong văn
xuôi Việt Nam sau năm 1975 từ góc nhìn phê bình sinh thái là một trong số đó.
Luận án đã phân tích các tác phẩm văn xi sau 1975 dưới góc nhìn sinh thái, đưa
ra cái nhìn tồn cảnh về văn học sinh thái Việt Nam sau năm 1975 và đã khảo sát
những bình diện khác nhau của văn xi sinh thái. Đóng góp của luận án đã chứng
minh có một khuynh hướng văn xi sinh thái sau năm 1975, đặc biệt là sau năm
1986; làm rõ luận điểm cảm hứng phê phán từ góc nhìn phê bình sinh thái và sự
kiến lập cảm quan đạo đức sinh thái. Ngoài ra, tham luận Bước đầu tìm hiểu truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp từ điểm nhìn phê bình sinh thái của Đặng Thái Hà cũng là
một bài ứng dụng phê bình sinh thái vào văn học một cách chi tiết. Cụ thể qua một
số truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp như Muối của rừng, Chiếc tù và bị bỏ quên,
Đời thế mà vui, Nạn dịch,… bài viết đã chỉ ra được những vấn đề của tự nhiên và
con người trong tư tưởng mà tác giả gửi gắm, đồng thời cũng khơi gợi những suy tư
về con người và mơi trường sống.
Bài viết “Tìm về với mẹ thiên nhiên: Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư
từ góc nhìn nữ quyền luận sinh thái” của Phạm Ngọc Lan lại đứng từ một khía cạnh
khác của phê bình sinh thái - phê bình sinh thái nữ quyền. Bài viết đã đi chứng minh
cho kết luận: “Từ góc nhìn lý thuyết nữ quyền sinh thái, ta có thể gọi Cánh đồng bất
tận là cuộc hành trình khắc khoải nhưng vơ vọng đi tìm lại bản sắc giới tính, tình
u và sự hồ hợp giới tính, sự nảy nở sinh sơi trong một thế giới cằn cỗi, vơ sinh,
hoang hố của thời hiện đại, khi con người đã mất đi khả năng giao tiếp với chính
mình trong q trình huỷ diệt thế giới tự nhiên”[46]. Một số cơng trình trên đã cho

thấy sự ứng dụng của phê bình sinh thái trong văn học nước nhà đã dần được quan
tâm, chú ý. Qua đó cũng cho ta thấy phê bình sinh thái khơng khơ cứng như nhiều
người nghĩ, ngược lại cịn mở ra những tầm nhìn mới cho văn học hiện đại Việt
Nam.
Tóm lại, các cơng trình nghiên cứu và các bài viết trên đã phần nào thể hiện
lịch sử nghiên cứu của phê bình sinh thái trong nước đang trên đà phát triển và hoàn

8


thiện. Các nhà văn, nhà phê bình, nhà nghiên cứu văn học trong nước đang rất đề
cao kiểu phê bình mới mẻ này. Khơng những thế, hình thức phê bình này sẽ được
lưu tâm hơn nữa trong thời đại mới, với những bất ổn về môi trường tự nhiên và văn
hóa ngày càng trở nên đáng báo động hơn.
2.3. Truyện của người viết trẻ ở TPHCM thế kỉ XXI
Những bài viết nghiên cứu về những người viết trẻ cũng có rất nhiều ở Việt
Nam và có nhiều bài viết rất có giá trị đối với đề tài nghiên cứu khoa học của chúng
tôi. Bài viết “Văn học trẻ đầu thế kỷ 21 chủ yếu khẳng định cái tơi” của Đồn Ánh
Dương. Tác giả đã khẳng định văn học trẻ ngày nay đa phần khẳng định cái tơi cá
nhân của mình và ngày càng khác lạ với truyền thống văn học ở những thế kỉ trước.
Các nhà phê bình thực thụ vắng bóng mà thay vào đó là các nhà phê bình trẻ. Mối
quan hệ giữa nhà phê bình và nhà văn gắn bó nhau qua tác phẩm nhưng cũng độc
lập không ai ảnh hưởng đến ai. Hiện nay, người viết trẻ thì nhiều nhưng xét về ý
tưởng, thái độ, hướng đi riêng thì thật sự hiếm hoi và tác giả cũng nói đến một số
nhà phê bình khi họ chuyển từ phê bình văn hóa sang phê bình văn học. Ngoài
những bài viết như trên, Nguyễn Thị Phương Thúy, Trần Tịnh Vy và Phan Mạnh
Hùng cịn có cơng trình nghiên cứu Đặc điểm truyện của người viết trẻ ở TP. Hồ
Chí Minh (2000-2015) cơng bố vào năm 2016. Cơng trình này rất có giá trị và hỗ
trợ rất nhiều cho đề tài nghiên cứu của chúng tôi. Tác giả đã nhận định các nhà văn
trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh rất năng động và dễ dàng tiếp nhận cái mới. Nhân vật

trong tác phẩm của họ mang màu sắc toàn cầu, thế kỉ XXI là thế kỉ của thế giới
phẳng, thời đại mà khoảng cách không gian không đo được sự gần gũi hay xa cách.
Truyện người viết trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh chứa đựng những nhạy bén, cơ đơn
nó cịn phản ánh những dấu vết của thời đại, thể hiện sự chi phối quy luật thị
trường trên một đơ thị điển hình như đơ thị ở nước ta. Hay bài viết “Con đường của
người viết trẻ” của Nguyễn Bình Phương phân tích về xu hướng, đặc điểm sáng tác
của người viết trẻ. Đồng thời, đề cập đến kết quả, khó khăn và hạn chế mà người
viết trẻ phải gặp. Tác giả còn nhắn nhủ, gửi những lời khuyên chân thành đến các
nhà văn trẻ của nước ta, để họ có thể vững tin mà bước tiếp vì con đường văn học là
con đường khá chơng gai, đầy ngõ ngách. Đây chỉ là điểm qua một số bài viết
nghiên cứu về người viết trẻ còn rất nhiều bài nghiên cứu về người viết trẻ khác ở
nước ta.
Tóm lại, với tiền đề nêu trên đã cho chúng ta thấy những sơ lược, khởi đầu
khi nghiên cứu về đề tài “Truyện của người viết trẻ ở TPHCM thế kỉ XXI từ góc
nhìn phê bình sinh thái”. Qua sự khảo sát, tìm hiểu các bài báo, báo cáo nghiên cứu
đã đem đến cho chúng tôi nhiều tri thức về đối tượng nghiên cứu và giúp cho chúng

9


tơi có cái nhìn hồn chỉnh hơn khi đưa ra những lí giải, kết luận mới nhằm tiếp cận
một cách toàn diện hơn về truyện của người viết trẻ ở TPHCM thế kỉ XXI.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi đề tài
Bởi vì đề tài là “Truyện của người viết trẻ ở TP.HCM thế kỉ XXI từ góc nhìn
phê bình sinh thái” nên chúng tơi sẽ giới hạn lại khơng gian nghiên cứu. Đó là
những tác giả trẻ đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM. Đối tượng nghiên cứu
của chúng tôi là tác phẩm của những người viết trẻ sinh sau năm 1986. Tại sao
chúng tôi lại lấy mốc năm 1986 mà khơng phải năm khác thì chúng tơi sẽ đi sâu vào
giải thích ở chương 2 của bài nghiên cứu.
4. Nhiệm vụ và mục tiêu nghiên cứu

Trong cơng trình nghiên cứu này, chúng tơi sẽ phân tích, tổng hợp, đánh giá
và phê bình một cách trọn vẹn nhất có thể những vấn đề về sinh thái đối với truyện
của những người viết trẻ ở TPHCM thế kỉ XXI. Qua đó chúng tơi mong muốn có
thể góp thêm tiếng nói vào trong q trình tìm hiểu truyện của người viết trẻ đặc
biệt trong giai đoạn hiện nay, đưa ra những đánh giá khách quan, rõ ràng về tầm
quan trọng của sinh thái trong tư tưởng của những người viết trẻ ở thành phố Hồ
Chí Minh. Đồng thời, bài nghiên cứu này cũng sẽ góp phần vào tài liệu tham khảo
cho sinh viên khoa Văn học.
5. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tơi kết hợp phương pháp chính yếu là phương pháp phê bình sinh thái
với các phương pháp khác để vận dụng vào phân tích nhằm làm rõ các vấn đề sinh
thái trong các tác phẩm của các nhà văn trẻ.
- Phương pháp văn hóa, xã hội: Vấn đề sinh thái là vấn đề giữa con người với
tự nhiên và con người với con người vì thế thơng qua việc tìm hiểu văn bản dưới
góc nhìn văn hóa, xã hội sẽ giúp chúng tơi có thể phân tích ngun nhân của vấn đề
sinh thái.
- Phương pháp thống kê, phân loại, tổng hợp: Dựa vào phương pháp này,
chúng tơi có thể thống kê các sự vật, hiện tượng thiên nhiên. Sau đó, chúng tơi tổng
hợp và phân loại chúng nhằm để đúc ra kết luận về thái độ quan tâm đến vấn đề
sinh thái của các nhà văn trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh.
- Phương pháp phân tâm học: Bởi vì chúng tơi khơng chọn những tác phẩm
sinh thái đúng nghĩa để phê bình sinh thái mà chúng tơi chọn ngẫu nhiên các tác
phẩm của tác giả trẻ để phê bình sinh thái. Vì thế, khơng phải tác phẩm nào cũng
mang ý thức sinh thái mà đơi khi cịn có vô thức sinh thái. Chúng tôi áp dụng
10


phương pháp này kết hợp với phương pháp phê bình sinh thái trong phân tích trạng
thái, tâm lý nhân vật có liên quan đến sinh thái. Đặc biệt là trong chương cuối của
đề tài này.

Nói chung, chúng tơi vận dụng các phương pháp nghiên cứu này để khám
phá các tác phẩm văn học của các nhà văn trẻ dưới góc nhìn phê bình sinh thái trong
thời đại hiện đại hóa, cơng nghiệp hóa.
6. Kết cấu đề tài
Ngồi phần mở đầu và phần kết luận, nội dung cơng trình nghiên cứu khoa
học sẽ gồm bốn chương chính:
Chương 1: Phê bình sinh thái và khả năng ứng dụng trong nghiên cứu truyện của
người viết trẻ ở TPHCM thế kỉ XXI
Chương này sẽ giới thiệu khái niệm tư duy sinh thái và những học thuyết để
làm rõ tư duy sinh thái nhằm cung cấp cho người đọc một cái nhìn tổng quan nhất
vấn đề sinh thái là gì. Ngồi tư duy sinh thái, chương này cũng trình bày sơ lược về
lý thuyết phê bình sinh thái, tóm tắt lịch sử hình thành và sự phát triển, các đặc
trưng phê bình sinh thái. Đặc biệt, những tác phẩm sinh thái đúng nghĩa không được
chọn để phê bình mà chỉ chọn ngẫu nhiên nên chương này sẽ dành một mục để phân
tích khả năng có thể ứng dụng phê bình sinh thái vào trong truyện của người viết
trẻ.
Chương 2: Truyện của người trẻ TPHCM TK XXI: Một số đặc điểm chung nhìn từ
phê bình sinh thái
Chương 2 gắn liền với truyện của người viết trẻ. Những người viết trẻ là
những người sinh sau năm 1986 vì nhiều lý do khách quan sẽ được giải thích rõ
trong chương này. Thông qua cách viết, thái độ và hướng đi của các tác giả trẻ mà
họ được chia thành hai dòng văn học riêng biệt. Mỗi dòng văn học đều thể hiện thái
độ quan tâm khác nhau về sinh thái. Tuy nhiên, sau khi thống kê và phân tích số
lượng sự vật, hiện tượng thiên nhiên, chúng ta sẽ nhận thấy rằng dù trong dịng văn
học nào thì thiên nhiên cũng chiếm một vị trí quan trọng trong lòng người viết trẻ.
Chương 3: Ý thức sinh thái trong truyện của người viết trẻ ở TPHCM thế kỉ XXI
Chương này phân tích những suy nghĩ, tình cảm, thái độ, hành động một
cách có ý thức của các tác giả trẻ về vấn đề môi trường, sinh thái. Dù các tác giả trẻ
khơng dành tác phẩm của mình để viết hẳn về đề tài sinh thái nhưng trong cách diễn
đạt và nội dung câu từ, các tác giả trẻ đã thể hiện ý thức sinh thái rõ rệt như thể hiện

cảm xúc trước sự mất mát của thiên nhiên, phê phán những hành động phá hoại môi
trường, kêu gọi bảo vệ mơi trường và chủ động đi tìm sự hài hòa giữa con người và

11


thiên nhiên. Và điều này đã có ý nghĩa rất to lớn đối với xã hội khi chúng ta nhận ra
rằng những người viết trẻ vẫn rất quan tâm đến vấn đề sinh thái dù sống trong môi
trường đô thị chật hẹp, vội vã.
Chương 4: Cảm thức sinh thái trong truyện của người viết trẻ ở TPHCM thế kỉ XXI
Khác với chương 3 là ý thức sinh thái, chương 4 đi tìm những nội dung về vơ
thức sinh thái. Bởi vì đơi khi các tác giả sáng tác văn học khơng trong trạng thái có
chủ ý nói về sinh thái mà vơ tình các tác giả bộc lộ quan điểm của mình khi nói về
thiên nhiên. Các hồi ức, tưởng tượng, giấc mơ về sinh thái mà các tác giả trẻ sáng
tác đều phản ánh rất rõ vấn đề này. Ngồi ra, trong vơ thức của mỗi con người,
thiên nhiên đã cứu rỗi cảm xúc của con người rất nhiều và ngược lại, thiên nhiên
cũng đã song hành với cảm xúc của mỗi con người. Thông qua chương 3 và chương
4, chúng ta sẽ tìm thấy sự hài hịa giữa con người và thiên nhiên cũng như là nâng
cao trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên của con người.

12


CHƯƠNG 1: PHÊ BÌNH SINH THÁI VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG
NGHIÊN CỨU TRUYỆN CỦA NGƯỜI VIẾT TRẺ Ở TPHCM THẾ KỈ XXI
1.1.

Phê bình sinh thái

1.1.1. Từ tư duy sinh thái

“Tư duy là sản phẩm cao nhất của vật chất được tổ chức đặc biệt – bộ não
con người. Tư duy phản ánh tích cực hiện thực khách quan dưới dạng các khái
niệm, sự phán đốn, lý luận…”[64]. Nói một cách đơn giản hơn, tư duy có nghĩa là
suy nghĩ, động não, xem xét, sửa đổi và cải tạo thế giới, giúp cho con người có nhận
thức đúng đắn về các sự vật, hiện tượng. Tư duy được phản ánh dưới dạng các khái
niệm, quan niệm, phán đoán, lý luận…
Sinh thái ban đầu được hiểu ở góc độ sinh học chỉ trạng thái sinh tồn của tất
cả sinh vật, cho đến mối quan hệ mật thiết giữa chúng hoặc giữa chúng và môi
trường. Tuy nhiên, đến khi sinh thái được phát triển thành bộ mơn sinh thái học,
theo đó là sự phát triển các quan niệm mới được bổ sung trong sinh thái học như
mối tương quan giữa thế giới bên ngoài và các sinh vật, bảo vệ thiên nhiên và mơi
trường trong tiến trình phát triển kinh tế hay thậm chí là thái độ sống và hành động
bảo vệ mơi trường…
Nói chung, tư duy sinh thái là những động thái suy nghĩ, xem xét, tìm hiểu,
nghiên cứu, phân tích và đánh giá về những vấn đề liên quan đến sinh thái theo
nhiều quan niệm mang nhận thức đúng đắn, phù hợp với sự phát triển của xã hội.
Thông qua các khái niệm tiền đề, chúng ta sẽ bước đầu hiểu rõ được những tư tưởng
sinh thái. Từ đó, chúng ta có thể tổng hợp hồn chỉnh lý thuyết về sinh thái nhằm áp
dụng các lý thuyết ấy vào công cuộc phê bình sinh thái.
Dựa vào cơng trình nghiên cứu Rừng khô, suối cạn, biển độc…và văn
chương của Nguyễn Thị Tịnh Thy, chúng tôi làm rõ hai vấn đề quan trọng đó là ý
thức sinh thái và cảm thức sinh thái.
Ý thức sinh thái phản ánh sự hài hòa giữa tự nhiên và con người. Nó là một
sự nhận thức có tính tự giác về vị trí, vai trị, trách nhiệm, mối quan hệ của con
người đối với tự nhiên. Nói một cách đơn giản, ý thức sinh thái thể hiện quan niệm,
thái độ của con người về vấn đề môi trường sinh thái và hành động thiết thực để bảo
vệ môi trường của con người. Hầu hết, các nhà nghiên cứu khoa học đều cho rằng
con người đóng vai trò rất quan trọng trong mọi nguyên nhân làm xấu đi môi
trường. Mọi vấn đề liên quan đến môi trường như hạn hán, lũ lụt, sự nóng lên tồn
cầu, tan băng, một số động vật tuyệt chủng, lượng khí thải tăng nhanh đều có liên

quan đến con người. Khơng ít những con người xấu xa vì muốn làm lợi cho bản
13


thân mình mà bất chấp việc phá hoại mơi trường sẽ ảnh hưởng đến sự sinh tồn của
con người. Họ dùng bom để đánh cá, nạo vét sạch các tài ngun, khống sản và
cịn nhiều hành động phá hoại mơi trường khác không thể kể hết. Theo Albert
Schweitzer, khoa học kĩ thuật chỉ là trung gian gây nên nguy cơ sinh thái mà chính
hành vi, tư tưởng của con người mới có thể ảnh hưởng đến mơi trường sinh thái.
Vấn đề khoa học kĩ thuật ảnh hưởng đến sinh thái cũng như ảnh hưởng đến sự sinh
tồn được nói rất nhiều trong các tác phẩm từ điện ảnh đến văn học. Mọi phát minh
của khoa học kĩ thuật đều mục đích là hướng đến cuộc sống tích cực cho con người
nhưng điều gì cũng có mặt trái của nó. Tùy theo tâm con người sử dụng mà những
phát minh ấy trở nên có lợi hay có hại. Alfred Nobel, nhà khoa học đã chế tạo ra
thuốc nổ với mục đích ban đầu là ngăn chặn chiến tranh nhưng ông không ngờ, con
người đã dựa vào đó làm nên hàng loạt vũ khí có khả năng sát thương cực kì cao và
sản phẩm thuốc nổ của ông đã gây hại rất nhiều cho mơi trường sinh thái cũng như
là tính mạng của con người. Dù khoa học kĩ thuật hầu hết được tạo ra với mục đích
nhân văn nhưng chính sự ích kỷ, tham lam, ngu dốt của con người mới khiến cho
sinh thái bị phá hoại nặng nề. Chính vì sự suy đồi đạo đức này mà chính bản thân
chúng ta cần có những biện pháp để thiết lập lại quan điểm bảo vệ môi trường nhằm
bảo vệ nhân cách tốt đẹp của con người nhưng khó có thể nói Trái Đất sẽ lại “lành
lặn” như xưa nếu trong suy nghĩ của mỗi cá nhân đều chỉ nghĩ đến chuyện cơm, áo,
gạo, tiền mà khơng để ý gì đến vấn đề mơi trường, đặc biệt trong bối cảnh đơ thị
hóa đang diễn ra hết sức nhanh chóng. Vì vậy, chúng ta phải đề xuất xây dựng và tổ
chức lại hình thái kinh tế và văn hóa mới, mang tính cách tân tồn diện. Điều đó có
nghĩa là quan niệm này mong muốn xây dựng một nền kinh tế không phụ thuộc
hoàn toàn vào việc khai thác tự nhiên mà phụ thuộc vào sự sáng tạo của con người.
Sự thay đổi của làng, xã sang các khu dân cư và khu đô thị cho thấy sự mất đi của
tự nhiên, điển hình như mất đi cây cối, động vật cư trú tại đó. Và nếu đơ thị hóa

ngày càng nhiều để phục vụ cho nơi chốn của con người thì cây cối, động vật mất đi
càng nhiều. Từ đó, mơi trường xung quanh con người trở nên xuống cấp và là lúc
nguy cơ sinh thái xảy ra. Điều đó khiến chúng ta cần nhận thức lại vị trí của con
người trong môi trường tự nhiên đồng thời nhận thức lại giá trị của tự nhiên và
khẳng định rằng con người cần có trách nhiệm điều tiết theo hướng tích cực mối
quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên.
Thế hệ chúng ta cũng như cha ơng ln cố gắng tìm mọi cách để bảo vệ môi trường
nhằm phát triền bền vững sự sinh tồn của nhân loại. Chúng ta muốn làm được điều
đó đều phải trau dồi tri thức và giữ vững quan niệm phát triển hài hòa giữa con
người và tự nhiên, khơng nên vì lợi ích của bản thân mà phá hủy môi trường sống.
Mọi sự vật trong thế giới tự nhiên không tồn tại độc lập mà nó có sự móc xích đối

14


với nhau. Nếu chúng ta phá vỡ một chuỗi trong số đó thì vạn vật trên Trái Đất sẽ
mất cân bằng và gây ra hậu quả không thể nào gánh nổi. Vào khoảng 5.000 năm
trước ở châu Âu và 4.000 năm trước ở Bắc Mỹ, việc phá rừng và biến đổi các vùng
đất tự nhiên thành bãi chăn gia súc đã tạo điều kiện cho các loài cỏ dại và động vật
ăn cỏ phát triển và mở rộng. Điều đó đã làm mất đi hầu hết các loài vật bản địa và
số lượng động vật tuyệt chủng ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Không những vậy, hậu
quả của sự mất mát thiên nhiên còn gây nên những cảm xúc nuối tiếc, thiệt thòi đối
với con người. Thiên nhiên đem lại khơng khí trong lành cho con người, là một
nguồn sống tươi mát làm sạch buồng phổi cho nhân loại. Thiên nhiên ban tặng con
người những tài nguyên quý hiếm như rừng vàng biển bạc, mọi thứ trong thiên
nhiên đều có sẵn đã giúp nhân cách con người trở nên tốt đẹp, phóng khống, bình
dị và gần gũi nhau hơn vì khơng phải tranh giành của cải mà đố kị lẫn nhau. Chính
vì thế, thiên nhiên cực kì q giá với con người và khi nó mất đi đã để lại những
cảm giác hụt hẫng, trống rỗng trong tâm hồn con người. Đồng thời, nó sẽ khiến con
người dần cảm thấy xa lạ với thiên nhiên và trở nên tha hóa vì những tranh giành,

đố kị bởi vật chất. Để tránh những hậu quả đáng tiếc, chúng ta phải phê phán và
điều chỉnh hành vi của con người trong quá trình khai thác và sử dụng tự nhiên để
vừa đáp ứng được lợi ích con người, vừa khơng xâm hại đến các loài khác nhằm
ngăn chặn các hậu quả đáng tiếc sẽ xảy ra.
Ngồi ra, ln lý học tơn trọng sinh mệnh, một quan niệm khác cho rằng mọi sinh
mệnh của động, thực vật đều phải biết tôn trọng, không phải vì sự ích kỉ của bản
thân mà chúng ta có thể đem sinh mạng của tự nhiên ra làm trò đùa. Sự tồn tại của
con người đều dựa vào vạn vật, nếu một mắt xích nào đó bị phá hủy thì điều đó
cũng kèm theo là sự ảnh hưởng của tự nhiên đối với con người theo hướng có hại.
Dù vậy, chúng ta không thể coi vạn vật tự nhiên có thể suy nghĩ như con người nên
việc tơn trọng sinh mệnh của vạn vật chính là việc của chúng ta. Ví như động vật
thể hiện được niềm vui và nỗi buồn, sự đau đớn giống như con người, vì vậy chúng
cần nhận được sự cơng bằng, tơn trọng từ chúng ta, không nên đối xử với chúng
như chúng là một chuỗi thức ăn của con người. Quan điểm trên đã góp phần ảnh
hưởng đến cách chúng ta nên đối xử với động vật như thế nào khi hiện nay, ngày
càng nhiều các tổ chức bảo vệ động vật được thành lập trên cơ sở tự nguyện và
nhiều người đối xử với thú cưng của mình như là những người bạn thật sự.
Trong cơng trình của mình, Tịnh Thy đã tổng hợp một số thuật ngữ liên quan đến ý
thức sinh thái như triết học môi trường, triết học sinh thái, ln lí học tơn trọng sinh
mệnh, chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái, luân lí học sinh thái, sinhh thái học bề sâu, chủ
nghĩa nữ quyền sinh thái, chủ nghĩa nhân loại trung tâm, chủ nghĩa nhân loại phi
trung tâm, thần học sinh thái, sinh thái học chủ nghĩa Marx, chủ nghĩa hậu hiện đại
15


sinh thái…Mỗi khái niệm, lý thuyết có một trọng tâm riêng nhưng tất cả đều là
những nỗ lực của giới khoa học và giới hoạt động xã hội trong quá trình nâng cao ý
thức sinh thái của cộng đồng từ bề rộng đến bề sâu. Họ nhận thấy rằng vấn đề sinh
thái và bảo vệ môi trường không chỉ dừng lại ở những khẩu hiệu hay những con số
thống kê về thảm họa mơi trường mà cịn là sự đào sâu tìm hiểu văn hóa, tín

ngưỡng, tinh thần của con người chi phối những hành động của cộng đồng trong
mối quan hệ với giới tự nhiên.
Có thể hiểu đơn giản cảm thức sinh thái đối lập với ý thức sinh thái. Cảm
thức sinh thái mang tính cảm nhận về mơi trường. Những quan niệm của con người
về môi trường sẽ gián tiếp chi phối cảm giác của con người về thế giới xung quanh,
đặc biệt là cảm xúc, tình cảm, buồn vui. Quan niệm thẩm mỹ là một trong số các
quan niệm quan trọng nhất chi phối cảm giác của con người. Vẻ đẹp của thiên nhiên
thật sự ảnh hưởng rất nhiều đến cảm xúc con người. Ví như các khu du lịch mọc lên
như nấm để thu hút khách du lịch bằng cách tạo nên các tác phẩm thiên nhiên tuyệt
đẹp. Và điều này đã rất được đón nhận khi rất nhiều khách du lịch tìm đến chỉ để
thỏa mãn nhu cầu thưởng thức, giải trí và thư giãn. Nó cứu rỗi tâm hồn cằn cỗi của
con người khi hầu hết mọi thời gian con người đều dành cho công việc và các mối
quan hệ xung quanh. Không chỉ nhờ sự nhận thức sinh thái mà con người mới cần
quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường sống mà còn nhờ đến những cảm xúc tươi
đẹp đã qua khi hồi tưởng lại quá khứ, giấc mơ hay tưởng tượng về tự nhiên cũng
khiến con người nhận thấy rằng thiên nhiên là giá trị thẩm mỹ cần phải hướng đến.
Và khi con người thể hiện sự rung cảm trước tự nhiên cũng là lúc con người cảm
thấy tự nhiên thật sự rất đáng để được bảo vệ. Con người đem những con vật cưng
xinh xắn về nhà nuôi, cây cảnh đẹp đẽ về làm vườn. Chính vì sự u thích vẻ đẹp
của nó mà con người mới có thể bỏ thời gian để u thương chăm sóc. Ngồi vẻ đẹp
của sinh thái ảnh hưởng đến cảm xúc của con người thì trạng thái của thiên nhiên
cịn bộc lộ thay tâm trạng của nhân vật. Có thể thiên nhiên đẹp tuyệt vời trong tâm
trạng người đang vui nhưng thiên nhiên cũng khủng khiếp, âm u, lạnh lẽo, hoang
tàn trong tâm trạng của người đang ủ rũ, buồn bã. Các nhà văn từ xưa đến nay vẫn
hay dùng bút pháp tả cảnh để nói hộ tâm trạng của nhân vật vả đây cũng là một sự
cảm nhận về thiên nhiên thông qua tâm trạng của con người. Tóm lại, nhờ vào quan
niệm thẩm mỹ đã giúp con người nhận ra vẻ đẹp của sinh thái, thể hiện sự rung cảm
trước nó và trân quý sinh thái xung quanh con người. Từ đó, con người ý thức được
giá trị thẩm mỹ của sinh thái để phát triển mối quan hệ hài hòa giữa con người và tự
nhiên.

Ý thức sinh thái và cảm thức sinh thái có khá nhiều sự khác biệt:

16


Thứ nhất, ý thức sinh thái thể hiện ở những quan điểm rõ ràng, trực tiếp về
vấn đề môi trường, sinh thái, có thể là những phát ngơn kêu gọi bảo vệ môi trường,
lên án hành động phá hoại môi trường, cũng có thể là những nỗi buồn khi thấy thiên
nhiên bị tàn phá, niềm vui khi sống giữa môi trường tự nhiên…Do đó, ý thức sinh
thái bao gồm tất cả những trào lưu, chủ nghĩa liên quan đến vấn đề sinh thái đã kể
trên. Cảm thức sinh thái nằm sâu trong thế giới cảm xúc của con người, thể hiện qua
quan niệm thẩm mỹ của con người trong mối tương quan với thế giới tự nhiên, cho
dù người viết khơng chủ đích bàn về nó. Cảm thức sinh thái không được lập ngôn
một cách rõ ràng, cụ thể nhưng thể hiện qua khuynh hướng lựa chọn của con người.
Ví dụ, tôi không lên án phẩu thuật thẩm mỹ nhưng tơi cảm thấy dễ chịu khi nhìn
một khn mặt mang vẻ đẹp tự nhiên (phát ngơn). Hay một ví dụ khác, tôi chưa bao
giờ đề cao vẻ đẹp tuyệt đối của tự nhiên nhưng khi miêu tả vể đẹp của con người,
tôi thường so sánh với cái đẹp của thiên nhiên (phát ngôn).
Thứ hai, ý thức sinh thái tác động vào ý thức, tư duy của cộng đồng. Do đó
nó là vũ khí đấu tranh của nhà khoa học, nhà hoạt động xã hội, nhà lập pháp, hành
pháp…về môi trường. Cảm thức sinh thái tác động vào tình cảm của con người cá
nhân ở bề sâu, do đó nó là vũ khí của giới nhà văn. Gustave Speth, luật sư mơi
trường nổi tiếng người Mỹ đã nói rằng “Tơi thường nghĩ rằng các vấn đề môi
trường hàng đầu là sự tổn hại đa dạng sinh học, sự tan vỡ hệ sinh thái và biến đổi
khí hậu. Tơi tưởng rằng chỉ cần 30 năm, với nền khoa học tiên tiến là chúng ta có
thể giải quyết những vấn đề này. Nhưng tôi đã nhầm. Những vấn đề hàng đầu của
môi trường là thói ích kỉ là lịng tham và sự vơ cảm, …và để giải quyết những vấn
đề đó, chúng ta cần một sự cải biến văn hóa và tinh thần” [38]. Điều này cho thấy
cải cách tinh thần và văn hóa là thế mạnh của giới khoa học xã hội mà tận cùng là
tác động vào cảm xúc của con người, tức là việc của giới nhà văn.

Cuối cùng, ý thức sinh thái có thể được thể hiện trong văn học sinh thái. Văn
học sinh thái theo Tịnh Thy định nghĩa là “cách định danh đối với những tác phẩm
văn học ra đời trong bối cảnh môi trường sinh thái ngày càng xấu đi, trong ý thức
âu lo và trách nhiệm xã hội ngày càng mạnh mẽ đối với vấn nạn này” [58;80] và
chính vì chứng kiến sự tàn phá của môi trường mà các nhà văn mới đưa vấn đề sinh
thái vào trong tác phẩm của mình, thể hiện quan điểm, suy nghĩ, động thái về mơi
trường. Chính vì thế, trong văn học sinh thái, các tiểu thuyết, truyện ngắn bàn trực
tiếp vấn đề môi trường thông qua văn chương hư cấu. Cảm thức sinh thái có thể
xuất hiện trong những tác phẩm mà nhà văn khơng-có-ý-thức và chủ-đích bàn về
vấn đề môi trường. Những tác phẩm này không thuộc văn học sinh thái nhưng vẫn
có thể được khai thác từ góc nhìn phê bình sinh thái. Trong văn học trung đại, các
nhà thơ lớn như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi… đều thể hiện quan điểm sống
17


hài hòa với thiên nhiên, tự nhiên. Các tác giả mô tả thiên nhiên và trân trọng vẻ đẹp
của tự nhiên. Vì thế, dù các tác phẩm của các nhà văn thời trung đại không được
xem như là văn học sinh thái đúng nghĩa thì chúng ta cũng có thể nhìn lại văn học
trung đại dưới góc nhìn sinh thái.
Tóm lại, các tư tưởng của ý thức sinh thái giúp chúng ta có thể xác định được
trọng trách của con người đó là ngăn chặn các nguy cơ sinh thái diễn ra. Chúng ta
có thể bảo vệ mơi trường bằng nhiều cách chủ yếu thông qua việc truyền bá tư
tưởng, kêu gọi bảo vệ môi trường, thể hiện rõ thái độ lên án sự chinh phục của con
người, phản đối sự bóc lột cuả con người đối với tự nhiên và các quan niệm xem
con người là sinh vật cấp cao có quyền định đoạt mọi thứ trong Trái Đất. Đồng thời,
chúng ta phải tìm hiểu rõ vấn đề, nguyên nhân của nguy cơ sinh thái đang diễn ra và
điểu chỉnh hành động của mình theo đúng chuẩn mực hài hịa, bình đẳng, đảm bảo
lợi ích chung giữa con người và tự nhiên. Trên cơ sở xác định được những quan
niệm của ý thức sinh thái và dựa vào đó, chúng tơi sẽ khảo sát và phân tích những
chi tiết chọn lọc, đắt giá về thái độ, suy nghĩ của người viết, hành động của nhân

vật…trong các tác phẩm nhằm mục đích bảo vệ mơi trường. Thơng qua đó, chúng
tơi sẽ làm rõ sự quan tâm của các nhà viết trẻ về vấn đề môi trường đang diễn ra
nguy cấp hiện nay.
1.1.2. Đến phê bình sinh thái
1.1.2.1. Lịch sử phát triển của phê bình sinh thái
Từ khi hình thành và phát triển đến nay, phê bình sinh thái trải qua rất nhiều
thăng trầm, thử thách mới có được những khái niệm, quan điểm thống nhất, cụ thể.
Theo Nguyễn Thị Tịnh Thy trong cuốn Rừng khô, suối cạn, biển độc…và văn
chương, lịch sử phát triển của phê bình sinh thái chia làm ba giai đoạn, đó là giai
đoạn hình thành, giai đoạn phát triển và giai đoạn chuyển hướng.
Giai đoạn hình thành từ năm 1972-1990: Đây là giai đoạn mở đầu của phê
bình sinh thái. Nhiều nhà nghiên cứu đưa ra những quan niệm, ý kiến khác nhau.
Năm 1972, cơng trình mang tên Sinh thái học văn học với nhan đề Hài kịch sinh
tồn: Những nghiên cứu trong sinh thái học văn học của Joseph W. Meeker đã mang
lại cho nhân loại một cái nhìn đa dạng về phê bình sinh thái. Ở cơng trình này, tác
giả giới thiệu thuật ngữ “sinh thái học văn học” và phê phán sâu sắc về văn học
lãng mạn đồng quê truyền thống. Nhờ công trình này mà chúng ta có thể tra vấn lại
những chuẩn mực văn học từ điểm nhìn sinh thái. Với cơng trình đầu tiên này,
Joseph W. Meeker trở thành người mở cửa cho phê bình sinh thái.

18


Sau khi “sinh thái học văn học” ra đời, khái niệm “Phê bình sinh thái” cũng xuất
hiện nhờ William Rueckert với bài viết Văn học và sinh thái học: Một thử nghiệm
phê bình sinh thái. Sau bài viết đó, nhiều nhà nghiên cứu cũng đề xuất nhiều thuật
ngữ khác liên quan đến phê bình sinh thái như: “Thi pháp sinh thái”, “Phê bình văn
học mơi trường”…Từ đây, phê bình sinh thái dần phát triển và lan rộng ra thế giới.
Một cơng trình đáng quan tâm và có giá trị trong thời kì này nữa là Sách về lối viết
tự nhiên của nhà xuất bản Norton do Robert Finch và John Elder chủ biên. Cuốn

sách này giúp cho các nhà nghiên cứu về phê bình sinh thái nâng cao sự hiểu biết và
là nguồn tài liệu tham khảo thật quý báu cho thế hệ mai sau.
Sau năm 1990, phê bình sinh thái đi vào giai đoạn phát triển. Cột mốc đánh
dấu sự trưởng thành của phê bình sinh thái là vào năm 1992 với việc thành lập “Hội
nghiên cứu văn học và môi trường” (ASLE). Hội này đã thúc đẩy nhiều cây bút viết
về những ý tưởng của mình về văn học và vấn đề tự nhiên. Để từ đó, giới nghiên
cứu mạnh tay hơn trong việc nghiên cứu về phê bình sinh thái và liên hệ với những
ngành nghề khác.
Nhiều cơng trình phê bình sinh thái xuất sắc được xuất bản từ năm 2000-2007. Năm
2001, Lawrence Buell xuất bản cuốn Viết vì một thế giới lâm nguy: Văn học, văn
hóa, môi trường nước Mĩ và các quốc gia khác. Cùng năm đó, David Mazel chủ
biên cuốn Một thế kỉ của phê bình sinh thái thời kì đầu nhằm tổng kết lại 100 năm
phê bình sinh thái. Năm 2002, nhà xuất bản Đại học Virginia cho ra đời tập đầu tiên
của Tủ sách nghiên cứu phê bình sinh thái và tạp chí Nghiên cứu văn học liên ngành
ra hai số về phê bình sinh thái. Năm 2003, Dana Philips xuất bản Chân tướng của
sinh thái học: Tự nhiên, văn hóa và văn học. Với một suy nghĩ về một môi trường
hiện đại. Năm 2004, Gred Garrard, người Anh, xuất bản phê bình sinh thái, bàn về
vấn đề ơ nhiễm, hoang dã, tận thế…Năm 2005, chuyên luận thứ ba của Lawrence
Buell có tên Tương lai của phê bình sinh thái mơi trường: Khủng hoảng môi trường
và tưởng tượng của văn học. Năm 2006, Saguaro Shelly với cuốn Âm mưu và vườn
tược: Chính trị và thi pháp của những khu vườn, để nói đến sự trở lại của vườn tược
với những âm mưu chính trị. Năm 2007, Nei W. Browne với cuốn Thế giới chúng
ta đang sống: Jonh Dewey sinh thái học chủ nghĩa thực dụng và sáng tác về sinh
thái của Mĩ thế kỉ XX và nhiều cơng trình khác nữa. Điều đó cho thấy, từ năm 19912007 là thời kì hồng kim của phê bình sinh thái. Với sự xuất hiện ồ ạt của các cơng
trình, bài viết có giá trị. Đó khơng chỉ là bước ngoặt mà cịn là thành tựu to lớn cho
phê bình sinh thái ở giai đoạn này.
Không chỉ dừng lại ở giai đoạn phát triển, phê bình sinh thái cịn có xu
hướng tiến xa hơn để hồn thiện mình. Từ năm 2008 đến nay, phê bình sinh thái
19



chuyển sang hướng nghiên cứu mới. Sự chuyển hướng đó là về mặt lý luận phê
bình, phương pháp phê bình và đối tượng phê bình.
Scott Slovic cho ra đời cuốn sách để đánh dấu giai đoạn thứ hai của mình trong lí
luận phê bình sinh thái Đi xa để suy nghĩ: Nhập thế, xuất thế và trách nhiệm của
phê bình sinh thái. Ở cơng trình này, tác giả đề xướng kết hợp giữa lý tưởng sinh
thái, học thuật sinh thái và trách nhiệm sinh thái. Scott Slovic chọn thủ pháp là tự sự
để nghiên cứu nhiều vấn đề môi trường. Đây là cơng trình đánh dấu sự chuyển
hướng của phê bình sinh thái.
Năm 2009, cuốn sách Tự nhiên và đơ thị: Phê bình sinh thái và mơi trường đơ thị
do Michael Bennett và David W. Teague chủ biên. Đây là cơng trình đầu tiên nói về
phê bình sinh thái ở đô thị. Các tác giả khảo sát nhiều vấn đề, quan điểm. Đồng
thời, họ còn tham gia đối thoại trong một khoảng không gian, thời gian nhất định,
tương tác giữa tự nhiên và văn hóa ở đơ thị với tự nhiên và văn hóa ở vùng quê.
Điều này cho thấy các nhà nghiên cứu muốn phê bình sinh thái tiến xa hơn, đa dạng
hơn về mọi mặt.
Năm 2011, Elizabeth Deloughrey và George B. Handley chủ biên cuốn Sinh thái
hậu thực dân: Văn học về môi trường. Tác phẩm này, hai nhà nghiên cứu đã đưa
sinh thái vào đối thoại cần thiết với văn học hậu thực dân, những khám phá về mối
quan hệ giữa con người và tự nhiên trên tồn cầu. Từ góc nhìn sinh thái hậu thực
dân giúp chúng ta suy nghĩ lại về vai trò của khoa học nhân văn trong việc giải
quyết các vấn đề về mơi trường. Các trào lưu của phê bình sinh thái được áp dụng
vào trong phê bình kể từ đây.
Nhìn chung, phê bình sinh thái từ khi hình thành đến nay, trải qua rất nhiều
thử thách để hồn thiện mình. Từ những nấc thang đầu tiên, phê bình sinh thái đi
lên bằng những cơng trình cịn thiếu hụt, khiếm khuyết cho đến những cơng trình
xuất sắc, đổi mới về mọi mặt. Đó là thành cơng lớn cho việc nghiên cứu văn học
dưới góc độ phê bình. Nhờ đó mà chúng tơi có thể thực hiện đề tài của mình thuận
lợi hơn nhờ nguồn tài liệu tham khảo thiết thực.
1.1.2.2. Khái niệm phê bình sinh thái

Phê bình sinh thái có rất nhiều khái niệm khác nhau, nhưng để lựa chọn
những khái niệm chuẩn xác và gần với đề tài mà nhóm chúng tơi nghiên cứu thì có
hai khái niệm mà chúng tơi chọn lọc được.
Thứ nhất là khái niệm của Vương Nặc: “Phê bình sinh thái là phê bình văn
học nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và tự nhiên từ định hướng tư tưởng của
chủ nghĩa sinh thái, đặc biệt là chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái. Nó phải phơi bày
20


nguồn gốc sinh thái văn hóa tư tưởng của nguy cơ sinh thái được phản ánh trong
tác phẩm văn học, đồng thời khám phá thẩm mĩ sinh thái và biểu hiện nghệ thuật
của nó trong tác phẩm”[58;153].
Thứ hai là khái niệm của Nguyễn Thị Tịnh Thy: “Phê bình sinh thái là phê
bình văn học nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và tự nhiên từ định hướng chủ
nghĩa sinh thái, đặc biệt là chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái thông qua việc khám phá
thẩm mĩ sinh thái và biểu hiện nghệ thuật của nó trong tác phẩm”[58;157].
Từ hai định nghĩa trên, nhóm chúng tơi rút ra được một định nghĩa để hỗ trợ
cho đề tài của mình. Phê bình sinh thái là phương pháp phê bình văn học mà ở đó
chúng ta nghiên cứu vấn đề tự nhiên trong tác phẩm để thấy được nguy cơ sinh thái
và giá trị thẩm mỹ sinh thái trong tác phẩm.
1.1.2.3. Đặc trưng của phê bình sinh thái
Phê bình sinh thái có những đặc trưng cơ bản như sau:
Thứ nhất, phê bình sinh thái chú ý đến định hướng đạo đức sinh thái. Đó là sự nhận
thức của con người đối với tự nhiên. Con người phải có ý thức tham gia vào các
hoạt động, cải tạo môi trường. Những kế hoạch và hành động của con người phải
xuất phát từ sự hiểu biết về tự nhiên. Không chỉ nhận thức thôi là đủ mà chúng ta
cịn phải chủ động đi tìm sự cân bằng giữa con người với tự nhiên, kêu gọi mọi
người cùng nhau bảo vệ môi trường. Đặc trưng này có thể thấy ở chương 3, đó là ý
thức sinh thái trong chuyện người viết trẻ.
Thứ hai, phê bình sinh thái thể hiện tinh thần văn hóa thơng qua tính văn học .

Thông qua các tác phẩm văn học chúng ta sẽ xâm nhập vào nội dung, dựa vào cách
viết, biện pháp nghệ thuật để thấy được tinh thần văn hóa sinh thái trong tác phẩm.
Qua đó, chúng ta cịn thấy được giá trị thẩm mỹ sinh thái. Đặc trưng này có thể thấy
ở chương cảm thức sinh thái của nhóm chúng tơi để giải ra những bài tốn sinh thái.
Do sự vơ tình mà các tác giả đã bộc lộ ý thức sinh thái một cách gián tiếp thông qua
cách viết, thông qua cách kể chuyện. Đặc trưng này có thể thấy ở chương 4 của
chúng tơi, đó là cảm thức sinh thái. Chương này, chúng tôi không chú ý đến vấn đề
ý thức mà nhóm sẽ đào sâu vào vấn đề vô thức thông qua cách viết, cách lập luận
của các tác giả trẻ để chúng tôi khai thác vấn đề.
Mặc dù, phê bình sinh thái có rất nhiều đặc trưng khác nhau, nhưng chúng
tôi nhận thấy đây là hai đặc trưng quan trọng và phù hợp với đề tài mà chúng tơi
thực hiện. Chính vì thế mà nhóm chúng tơi chỉ tập trung làm rõ hai đặc trưng trên
để thấy được tinh thần sinh thái trong truyện của người viết trẻ hiện nay.

21


1.2. Khả năng ứng dụng phê bình sinh thái trong nghiên cứu truyện của người
viết trẻ ở TPHCM thế kỉ XXI
Phê bình sinh thái trong tác phẩm văn học, hiển nhiên không thể xa rời tác
phẩm văn học. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là chúng ta chọn những tác phẩm nào để có
thể áp dụng lý thuyết phê bình sinh thái. Tất nhiên, những tác phẩm mang đề tài
sinh thái, ý thức bảo vệ sinh thái đúng nghĩa sẽ được chọn để phê bình nhưng nếu
như vậy phạm vi nghiên cứu sẽ cực kì hạn hẹp. Phê bình sinh thái cũng chỉ mới xuất
hiện ở Việt Nam gần đây nên những tác phẩm về đề tài sinh thái, môi trường là vơ
cùng ít ỏi. Như vậy, chúng ta có thể ứng dụng phê bình sinh thái ở Việt Nam, nhất
là trong truyện của những tác giả trẻ ở TP.HCM? Chúng tơi nói điều đó là có thể,
phê bình sinh thái không nhất thiết phải mang ý thức vào tác phẩm và biến nó thành
một câu chuyện mang đề tài sinh thái mà tư tưởng sinh thái có thể xuất hiện cả
trong vô thức, tiềm thức của mỗi người. Chỉ cần tác phẩm đó liên quan đến nguồn

gốc của nguy cơ sinh thái, đạo đức của con người trong cách đối xử với tự nhiên,
văn hóa ảnh hưởng đến sự phá hoại môi trường tự nhiên hay một sự kiện ơ nhiễm
mơi trường nghiêm trọng thì tác phẩm đó có thể được xem là đối tượng của phê
bình sinh thái. Các tác phẩm của các tác giả trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh đều có
liên quan đến sinh thái. Dù đề tài sinh thái trong các tác phẩm của họ không phải là
chủ đạo nhưng họ đã thể hiện rõ quan điểm của mình về sinh thái trong tác phẩm.
Phê bình sinh thái chú ý đến đạo đức của con người trong cách đối xử với tự
nhiên. Hiện nay, tốc độ đơ thị hóa nước ta đang xảy ra cực kì nhanh chóng, thiên
nhiên dần vắng bóng thay thế vào đó là các tịa nhà cao tầng, hệ thống giao thơng
tiện lợi, xí nghiệp, nhà máy…Những tác giả trẻ sinh sống và làm việc tại TP.HCM
ít nhiều bị cuốn theo công việc mà bỏ qua điều nhỏ nhặt xung quanh mình đặc biệt
là vấn đề mơi trường. Hầu hết, các đề tài của người viết trẻ đều liên quan đến nỗi cơ
đơn, tình u đơi lứa, tình u gia đình. Đề tài về mơi trường rất ít ở trong các tác
phẩm mà chúng tơi khảo sát nhưng khơng vì thế mà nói rằng các tác giả trẻ khơng
chú trọng thiên nhiên vào trong các tác phẩm của mình. Trong ngòi bút của một số
tác giả trẻ vẫn thể hiện thái độ, quan niệm sống về môi trường. Họ vẫn tỏ rõ thái độ
yêu thương và trân trọng thiên nhiên xung quanh chúng ta. Nguyễn Thiên Ngân yêu
thích vẻ đẹp tự nhiên của cây cảnh, cơ khơng thích cây cảnh bị cắt tỉa với vẻ đẹp giả
tạo (Những chuyển điệu). Khiêm Nhu tỏ rõ thái độ khinh khi với việc ăn thịt chó
của nhân vật “hắn” (Ngơi nhà khơng cửa sổ) và còn nhiều các tác giả thể hiện đạo
đức của mình đối với thiên nhiên. Họ lên án lối sống lợi dụng thiên nhiên của con
người dù những tư tưởng này không kể thành một câu chuyện mang đề tài sinh thái
nhưng trong vô thức của tác giả đã tự bộc lộ quan điểm và thể hiện nó thơng qua
ngịi bút của mình.
22


Các tác giả trẻ phê phán và kêu gọi bảo vệ môi trường. Dù các tác giả không
viết thành một quyển sách riêng về đề tài này nhưng các tác giả cũng đã viết thành
một truyện ngắn kêu gọi mọi người hãy sống hòa hợp, bảo vệ thiên nhiên. Khiêm

Nhu phê phán văn hóa vơ ý thức của người dân về vấn đề vứt rác nơi công cộng (Xa
lạ). Ploy Ngọc Bích đã kêu gọi mọi người bảo vệ lồi tê giác sắp bị tuyệt chủng
(Trái đất trịn khơng gì là không thể). Yến Linh tỏ rõ quan điểm về việc những ánh
đèn của xe tham quan sẽ ảnh hưởng đến đời sống của lồi vật trong rừng, cơ gián
tiếp kêu gọi mọi người ngưng ngược đãi động vật bằng cách cho nhân vật từ bỏ làm
hướng dẫn viên du lịch của khu rừng và sống hẳn trong rừng (Mắt rừng).
Tác giả cũng thể hiện sự nổi giận của thiên nhiên đối với con người vì con
người đã lạm dụng, chiếm đoạt, khống chế thiên nhiên một cách khắc nghiệt.
Những con bị tót căm phẫn và đấu tranh chống lại vua của vương quốc Lơng Bơng
Nhơng (Hịn đảo bay), vườn nho la hét và con gà đã đánh lại Hoàng chỉ vì Hồng
đã ăn nho (Hịn đảo bay). Tuy nhiên, phần lớn trong vô thức của tác giả, thiên nhiên
đã cứu rỗi con người rất nhiều. Trong hầu hết các tác phẩm, thiên nhiên đều chiếm
một vị trí quan trọng trong tâm hồn con người. Chỉ cần các nhân vật nhìn thấy cảnh
thiên nhiên, dù buồn phiền cách mấy thì mọi thứ cũng tan biến. Thiên nhiên cũng
trở nên hiền hòa, bao dung con người khi con người sợ hãi mọi thứ trong cuộc sống.
Các nhân vật của Yến Linh đều cảm thấy cơ đơn, lạc lõng thậm chí sợ hãi con
người vì thế cơ để cho một số nhân vật của mình quay về với thiên nhiên, tránh xa
lồi người và họ cảm thấy rất an toàn khi được bao bọc trong vòng tay của thiên
nhiên.
Một đặc điểm khác của truyện người viết trẻ có khả năng phê bình sinh thái
và đặc điểm này cực kì quan trọng. Đó là những văn bản thấm đẫm tinh thần chủ
nghĩa nhân loại trung tâm hay phê phán sự suy đồi đạo đức gây nên nguy cơ sinh
thái. Xã hội ngày càng phát triển thì mơi trường sống xung quanh của chúng ta ngày
càng bị đe dọa một cách trầm trọng. Các cơng ty, xí nghiệp, nhà máy mọc lên như
nấm nhưng khơng có biện pháp để giải quyết triệt để những sản phẩm thừa thải mà
chúng ta tạo ra. Phần lớn là do chính con người. Con người ln là chủ thể quyết
định mọi thứ, vì vậy mà họ cho mình cái quyền muốn làm gì thì làm, vì lợi ích bản
thân mà sẵn sàng đánh đổi phẩm chất văn hóa của mình để làm hủy hoại tự nhiên,
tách biệt với chúng. Chính vì thế, các tác phẩm của các tác giả trẻ ở thành phố Hồ
Chí Minh mặc dù khơng phải là tác phẩm hồn tồn nói về thiên nhiên nhưng trong

ý thức và vô thức của các tác giả đã phản ánh một thời đại xã hội như chính hiện
thực của nó. Một số tác giả viết với vơ thức dù khơng hồn tồn thực sự nghĩ về nó
như ám ảnh đô thị khiến con người trở nên tha hóa trong tác phẩm Đời Callboy của
Nguyễn Ngọc Thạch. Dù anh viết chủ đề về người đồng tính và con đường tha hóa
23


của họ nhưng anh cũng miêu tả đúng nội tâm của một chàng trai trẻ ám ảnh đô thị
đến mức ghét mùi hương, ánh nắng bỏng rát của quê mình khiến anh trở nên nhanh
chóng tha hóa khi vừa đặt chân lên Sài Gòn. Giống với Nguyễn Ngọc Thạch,
Khiêm Nhu và Yến linh cũng miêu tả một xã hội mà ở đó con người bị tha hóa đạo
đức nặng nề. Những con người đùn đẩy trách nhiệm gọi điện cho 115 dù nhà hàng
xóm đang bị cháy (Ngơi nhà khơng cửa sổ), những con người vì tiền có thể làm tất
cả, họ bỏ chồng nghèo ở quê để đi theo vinh hoa phú quý (Nụ cười hồn nhiên). Lưu
Quang Minh miêu tả rõ một thời đại cơng nghệ và chính thời đại phát triển khoa
học kĩ thuật quá mức đã gây nên biến cố tận diệt thế giới loài người (Thiên thạch).
Phê bình sinh thái hướng tới sự hài hịa giữa con người với thiên nhiên.
Nhiều tác giả trẻ đi tìm sự cân bằng giữa thiên nhiên và con người. Thiên nhiên
được các tác giả ưu ái thể hiện vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ. Các tác giả cũng làm nổi bật
vẻ mộng mơ, dịu dàng an toàn của thiên nhiên. Đặc biệt, trong các tác phẩm của họ,
con người được miêu tả mang vẻ đẹp của thiên nhiên hay cảm xúc của con người
cũng được miêu tả giống thiên nhiên bởi đặc trưng của nó khiến chúng ta có thể liên
tưởng đến. Các tác giả miêu tả thiên nhiên dù có ý thức hay vơ thức thì sâu trong
tiềm thức đều nhằm mục đích khiến cho con người hiểu được vẻ đẹp của thiên
nhiên trong giọng văn của người viết. Họ hướng con người cảm nhận được vẻ đẹp
của thiên nhiên, thấy được bối cảnh câu chuyện, giúp con người thấu được khơng
khí nơi câu chuyện diễn ra và giúp người đọc trải nghiệm, quay về với thiên nhiên.
Không chỉ miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên với mục đích như trên, trong tâm hồn các
tác giả trẻ cịn ngưỡng mộ và ghen tị khi khơng được hịa với mây trời, khơng khí
như mn lồi (Trái đất trịn khơng gì là khơng thể). Họ cũng u các lồi động vật

và xem chúng như là người bạn tri kỉ của mình (Con chim nằm chết bên vệ cỏ). Họ
rất yêu lồi hoa, cây cỏ, ln muốn nâng niu, bảo vệ và thưởng thức vẻ đẹp của
chúng (Hoa anh đào trên núi). Thiên nhiên tạo cảm hứng cho họ khi sáng tác, thiên
nhiên bao bọc tâm hồn của họ khi mệt mỏi. Vì thế, họ ln cảm thấy nuối tiếc khi
thiên nhiên bị tàn phá và cảm thấy thanh bình, an yên khi thấy một vẻ đẹp hùng vĩ
của thiên nhiên. Những lời văn của họ khi nhắc về thiên nhiên đều hướng đến sự hài
hòa giữa con người và thiên nhiên. Họ hồn tồn khơng thể hiện quan điểm lạnh
lùng nhẫn tâm rằng thiên nhiên có lợi cho con người như thế nào, con người có thể
tàn bạo khai thác thiên nhiên ra sao. Nói chung, trong lịng của những tác giả trẻ,
thiên nhiên vẫn rất quan trọng đối với tâm hồn nghệ sĩ của họ.
Tóm lại, một số đặc điểm về sinh thái như trên trong các tác phẩm của người
viết trẻ đã giúp chúng ta có thể thực hiện thao tác phê bình sinh thái. Dù các tác giả
trẻ không đặt bút viết dưới sự chi phối của ý thức sinh thái nhưng nhìn chung tư
tưởng sinh thái đơi khi có thể ẩn tàng dưới dạng vơ thức vì dù sao con người cũng
24


×