Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Báo cáo khoa học : Xu hướng thời trang của giới trẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 165 trang )

MỤC LỤC
LIỆT KÊ CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ 4
PHẦN MỞ ĐẦU 6
1. Tính cấp thiết của đề tài 6
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 6
3. Mục tiêu của đề tài 9
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 9
5. Nội dung nghiên cứu 10
6. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 10
7. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu, khảo sát 10
7.1. Phạm vi nghiên cứu 10
7.2. Giới hạn khảo sát của đề tài 11
8. Lý thuyết nghiên cứu ứng dụ
ng trong đề tài 11
9. Giả thuyết nghiên cứu 19
10. Khung phân tích 20
11. Phương pháp nghiên cứu 20
12. Đặc điểm mẫu khảo sát 21
13. Bố cục đề tài 24
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 25
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 25
1. Một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài. 25
1.1. Thời trang 25
1.2. Xu hướng 27
1.3. Nhu cầu 27
1.3.1. Các quan niệm về nhu cầu. 27
1.3.2. Vai trò của nhu cầu 29
1.3.3. Thỏa mãn nhu cầu 30
1.3.4. Phân loại nhu cầu 31
1.4. Nhu cầu thờ
i trang và thỏa mãn nhu cầu thời trang 34


1.4.1. Nhu cầu thời trang. 34
1.4.2. Thoả mãn nhu cầu thời trang 34

2
1.5. Mối quan hệ giữa nhu cầu thời trang và động cơ thỏa mãn nhu cầu thời
trang 35
1.6. Hành vi tiêu dùng 38
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu thời trang của giới trẻ 39
2.1. Đặc điểm tâm sinh lý của giới trẻ 39
2.2. Sự phát triển của thị trường hàng may mặc hiện nay 47
2.3. Các biến đổi về nhu cầu và thỏa mãn nhu cầu thời trang 48
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NHU CẦU THỜ
I TRANG THỎA MÃN NHU
CẦU THỜI TRANG CỦA GIỚI TRẺ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN
NAY 51
1. Nhu cầu thời trang và thỏa mãn nhu cầu thời trang của giới trẻ 51
2. Sự đáp ứng nhu cầu thời trang của giới trẻ 91
2.1. Sự đáp ứng của bản thân. 91
2.2. Sự đáp ứng của gia đình 93
2.3. Sự đáp ứng của xã hội 93
3. Những yếu tố ảnh hưở
ng đến nhu cầu và thỏa mãn nhu cầu thời trang của giới
trẻ 95
3.1. Các yếu tố xã hội 96
3.2. Các yếu tố cá nhân 107
CHƯƠNG 3. DỰ BÁO XU HƯỚNG THỜI TRANG CỦA GIỚI TRẺ 116
1. Định hướng giá trị trong lĩnh vực thời trang 116
2. Tóm lược nhu cầu và thỏa mãn nhu cầu thời trang của giới trẻ Thành phố Hồ
Chí Minh hiện nay 116
3. Xu hướng thời trang của giới trẻ Thành phố Hồ Chí Minh trong 5 năm t

ới 123
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 127
1. Kết luận 127
2. Khuyến nghị 128
2.1. Đối với bản thân giới trẻ 128
2.2. Đối với gia đình 128
2.3. Đối với nhà trường 130
2.4. Đối với các nhà quản lý 131
2.5. Đối với doanh nghiệp 132
TÀI LIỆU THAM KHẢO 133

3
PHỤ LỤC 1. PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN 136
PHỤ LỤC 2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT 142
PHỤ LỤC 3. BÀI BÁO KHOA HỌC……………………………………… 162

4
LIỆT KÊ CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
CÁC BẢNG
Bảng 1. Sự quan tâm của giới trẻ đến cách ăn mặc 65
Bảng 2. Lý do mua sắm quần áo của giới trẻ và công việc 67
Bảng 3. Yếu tố quan trọng khi lựa chọn kiểu dáng quần áo 68
Bảng 4. Nhận định chung về xu hướng thời trang 70
Bảng 5. Yếu tố quan trọng khi lựa chọn quần áo và vùng miền 76
Bảng 6. Mức độ thường xuyên mua sắm quần áo và vùng miền 89
Bảng 7. Phương thức tìm kiếm thông tin sản phẩm 91
Bảng 8. Phương thức tìm kiếm thông tin sản phẩm theo tỉ lệ vùng miền 92
Bảng 9. Lý do thích hàng may đo 95
Bảng 10. Tổng thu nhập hàng tháng và công việc 98
Bảng 11. Số lượng quần áo mua trong năm của giới trẻ 100

Bảng 12. Mức độ quan tâm đến giá của sản phẩm 101
Bảng 13. Phần trăm thu nhập hàng tháng chi cho mua sắm quần áo 102
Bảng 14. Tiền mua sắm quần áo trung bình hàng tháng 104
Bảng 15. Địa điểm thường mua sắm quần áo 107
Bảng 16. Chi tiêu cho một lần mua sắm và công việc 110
Bảng 17. Chi phí dành cho việc mua quần áo trích từ các khoản 111
Bảng 18. Mức độ đồng ý với các phát biểu về sản phẩm thời trang trên thị
trường TPHCM hiện nay 112
CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1. Mức độ quan tâm đến kiểu dáng sản phẩm 66
Biểu đồ 2. Lý do mua sắm quần áo (làm đẹp) và công việc 69
Biểu đồ 3. Lý do mua sắm quần áo 79
Biểu đồ 4. Lý do mua sắm quần áo (làm đẹp) và vùng miền 80
Biểu đồ 5. Lý do mua sắm quần áo (giải trí) và vùng miền 82
Biểu đồ 6. Lý do mua sắm quần áo (giải trí) và công việc 83
Biểu đồ 7. Lĩnh vực ưu tiên mua sắm nếu được chi tiêu 10 triệu đồng 84

5
Biểu đồ 8. Lĩnh vực ưu tiên mua sắm nếu được chi tiêu 10 triệu đồng và vùng
miền 85
Biểu đồ 9. Lĩnh vực ưu tiên mua sắm nếu được chi tiêu 10 triệu đồng và công
việc 86
Biểu đồ 10. Mua sắm không cần dịp cụ thể và vùng miền 87
Biểu đồ 11. Mua sắm không cần dịp cụ thể và công việc 87
Biểu đồ 12. Mua khi có dịp khuyến mãi và vùng miền 88
Biểu đồ 13. Mua khi có dịp khuyến mãi và công việc 89
Biểu đồ 14. Tìm hiểu thông tin trước khi mua sắm 90
Biểu đồ 15. Lựa ch
ọn hàng may sẵn hay hàng may đo 94
Biểu đồ 16. Lý do thích hàng may sẵn 94

Biểu đồ 17. Đồng ý với quần áo có kiểu dáng, mẫu mã phong phú 97
Biểu đồ 18. Lựa chọn quần áo theo xuất xứ 98
Biểu đồ 19. Tỉ lệ tiêu dùng các sản phẩm may mặc của công chức 98
Biểu đồ 20. Giá quần/áo thường mua của giới trẻ 106


6
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được
nâng cao, các mặt hàng thời trang đã và đang trở thành một vấn đề được nhiều
người quan tâm. Việc xuất hiện các sản phẩm thời trang phong phú với những
kiểu dáng và mẫu mã đa dạng có thể đáp ứng tất cả mọi nhu cầu của ngườ
i tiêu
dùng và ngược lại sẽ kích thích nhu cầu tiêu dùng thời trang phát triển. Giới trẻ,
với bản chất trẻ trung, năng động, yêu thích cái đẹp, đồng thời cũng là đối
tượng sẵn sàng chi tiêu để thỏa mãn nhu cầu cá nhân, trong đó mặc là nhu cầu
đặc trưng và thiết yếu trong cuộc sống. Bên cạnh phần lớn các bạn trẻ có trình
độ thẩm mĩ tốt, có ý thức giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống dân tộ
c, trong
trang phục họ có xu hướng tìm đến cái đẹp chân phương, giản dị, mang đậm vẻ
đẹp văn hóa truyền thống, thì vẫn còn bộ phận không nhỏ có tư tưởng “hướng
ngoại”, tiếp thu không chọn lọc những luồng văn hóa ngoại nhập, một số ít các
bạn trẻ khác vì ăn chơi đua đòi, chạy theo thời trang quá đà đã chi dùng cho
thời trang một cách không chính đáng. Khi nhu cầu về mặc v
ượt quá thu nhập,
điều kiện bản thân và không phù hợp với những nét văn hóa dân tộc sẽ dẫn đến
hiện tượng lệch chuẩn như ăn cắp, cờ bạc, mại dâm
Trong bối cảnh đó, việc đặt và giải quyết vấn đề nhu cầu thời trang, thỏa
mãn nhu cầu thời trang của giới trẻ về mặt thực tiễn và lý luận là một quan tâm

đúng đắn và h
ữu ích. Nó không chỉ đưa ra một bức tranh khá đầy đủ về hiện
trạng tiêu dùng thời trang của giới trẻ trên cơ sở những yếu tố văn hóa - xã hội,
mà còn góp phần nhận ra những biện pháp giáo dục, định hướng thẩm mỹ trong
cách mặc phù hợp với điều kiện bản thân và các nét văn hóa dân tộc. Do đó,
việc nghiên cứu đề tài “Xu hướng thời trang của giới trẻ
ở Thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay” là thực sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
2.1. Phạm Bằng, Thực trạng lối sống văn hóa của thanh niên hiện nay, nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội, năm 1993. Đề tài sử dụng phương pháp
nghiên cứu định lượng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính để thu thập
thông tin về l
ối sống văn hóa thanh niên Hà Nội. Kết quả nghiên cứu của đề tài
đã phân tích, tổng hợp thực trạng lối sống văn hóa thanh niên Hà Nội giai đoạn
những năm 1990. Dự báo xu thế phát triển của lối sống thanh niên trong những
năm tới. Đề xuất một số kiến nghị với Đảng, Nhà nước, với Đoàn thanh niên về

7
những giải pháp nhằm định hướng cho thế hệ trẻ hôm nay để họ có thể xây
dựng cho mình một lối sống văn hóa hiện đại, lành mạnh mang đậm đà bản sắc
dân tộc.
2.2. Nguyễn Đình Tân, Khảo sát nhu cầu tiêu dùng văn hóa của đội ngũ trí
thức - giảng viên các trường đại học ở Hà Nội, năm 1994. Đề tài đã phân tích
những đặc trưng của lao độ
ng trí thức nói chung và trí thức là giảng viên các
trường đại học nói riêng. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng
kết hợp với phương pháp nghiên cứu định tính để khảo sát, thu thập thông tin
về nhu cầu tiêu dùng văn hóa của đội ngũ trí thức - giảng viên các trường đại
học ở Hà Nội. Nội dung đề tài đã đi sâu nghiên cứu thực trạng về nhu cầu tiêu

dùng vật chất như ă
n, mặc, ở, đi lại… và nhu cầu tiêu dùng cho lĩnh vực văn
hóa tinh thần như tiêu dùng cho vui chơi giải trí, cho hưởng thụ các hoạt động
văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch… Kết quả đề tài đã nêu lên thực
trạng nhu cầu tiêu dùng văn hóa của đội ngũ trí thức - giảng viên, dự báo xu
hướng tiêu dùng văn hóa của đội ngũ trí thức - giảng viên các trường đại học ở
Hà Nội nói riêng và trí thức – giảng viên cả nước nói chung.
2.3. Trần Thúy Bình (1995), Mốt thời trang trong sản xuất kinh doanh
hàng may mặc ở Việt Nam, Luận án Phó tiến sĩ Kinh tế, Hà Nội. Với cách tiếp
cận để nâng cao hiệu quả từ phía thị trường, luận án đã làm rõ tính tất yếu của
hiện tượng mốt và đề cập một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và thực
tiễn củ
a phạm trù kinh tế mốt thời trang. Xuất phát từ nhu cầu mặc để nghiên
cứu đặc điểm sản phẩm may mặc và hiện tượng mốt thời trang, nhằm làm sáng
tỏ bản chất của hiện tượng mốt thời trang, mối quan hệ của mốt thời trang với
các sản phẩm may mặc. Nghiên cứu những tác động của mốt thời trang đến sản
xuất kinh doanh hàng may mặc, rút ra nh
ững kết luận có tính chiến lược cho
việc sản xuất kinh doanh hàng may mặc, đề xuất cách tiếp thị, tìm kiếm sản
phẩm mới, sáng tác mẫu mới cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thời
trang.
2.4. Đỗ Long, Tâm lý tiêu dùng và xu thế diễn biến, Nxb. Hà Nội, 1997.
Nội dung tác phẩm đi sâu đánh giá, phân tích và nêu lên những nhận định bước
đầu về các lĩnh vực trong hoạt động sống của con người. Giới hạn cu
ốn sách
dừng lại ở những tìm hiểu về nhu cầu, tập quán, phong tục, thị hiếu của nếp ăn,
ở, mặc, đi lại, của việc tiêu tiền bạc và thời gian dành cho hưởng thụ văn hóa…
và nêu lên những xu thế diễn biến của nó.

8

2.5. Mã Nghĩa Hiệp, Tâm lý học tiêu dùng, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà
Nội, 1998, nội dung cuốn sách quan tâm đến các vấn đề lý luận và thực tiễn tiêu
dùng của cư dân thành thị và nông thôn nước ta nói chung và cư dân đồng bằng
Bắc Bộ nói riêng. Những vấn đề tiêu dùng chủ yếu được đề cập đến trong cuốn
sách đó là: tiêu dùng vật chất cho sinh hoạt hàng ngày, tiêu dùng cho các hoạt
động văn hóa tinh thần (vui chơi giải trí)… Nội dung tiêu dùng cho may mặc
cũng
đã được đề cập trong nội dung cuốn sách nhưng chưa đi cụ thể vào đối
tượng giới trẻ Thành phố Hồ Chí Minh.
2.6. Trần Trí Hoằng, Bàn về tiêu dùng của chủ nghĩa xã hội, Nxb. Chính
trị Quốc gia, 1999. Nội dung cuốn sách tổng kết thực tiễn tiêu dùng hơn 40 năm
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, đặc biệt trong thời kỳ cải cách, mở
cửa t
ừ năm 1978 đến năm 1999, dựa trên cơ sở quan điểm, lý luận của C.Mác -
Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về vấn đề tiêu dùng và tham khảo thành tựu lý luận về
tiêu dùng trong kinh tế học phương Tây. Từ 5 vấn đề lớn như quan niệm về tiêu
dùng, hệ thống tiêu dùng, cơ cấu tiêu dùng, hành vi tiêu dùng và quyền lợi của
người tiêu dùng, tác giả đã tiến hành tìm hiểu một cách toàn diện về lý luận cơ
bản, các quy luật v
ận hành, diễn biến các quan hệ của tiêu dùng.
2.7. Đoàn Văn Trường, Nghiên cứu người tiêu dùng, Nxb. Khoa học và Kỹ
thuật, 2003. Nội dung tác phẩm cung cấp những cơ sở lý luận trong nghiên cứu về
người tiêu dùng, những quy luật trong tiêu dùng, đặc biệt cuốn sách đã giúp nhận
dạng người tiêu dùng Việt Nam. Trong những năm đổi mới, người tiêu dùng nước
ta thụ động trong việc lựa chọn và mua sắm hàng hóa. Quá trình mở cửa thông
thương với nước ngoài, quan điểm khách hàng là thượng đế đã xâm nhập vào
nước ta và vị trí của người tiêu dùng bắt đầu được đề cao. Tuy nhiên, họ vẫn chưa
hiểu rõ về quyền lợi và trách nhiệm của mình cũng như cách thức tự bảo vệ quyền
lợi của mình. Hậu quả này là do nước ta thiếu hệ thống pháp luật và chính sách
bảo vệ người tiêu dùng cũng như việc h

ọ thường xuyên chịu những tác động tiêu
cực từ thị trường như nạn hàng giả, hàng nhái… Từ đó tác giả đề ra các cơ chế
bảo vệ người tiêu dùng cũng như vai trò của Nhà nước trong vấn đề này.
2.8. Võ Thị Thanh Tuyền, Nhu cầu vật chất trong cuộc sống của công
chức trẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay - Thực trạng và xu hướng, Đề tài
thuộc chương trình V
ườn ươm Khoa học trẻ (Thành đoàn Thành phố Hồ Chí
Minh) năm 2008. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để thu
thập thông tin về nhu cầu vật chất của công chức trẻ tại Thành phố Hồ Chí

9
Minh. Kết quả đề tài đã phác họa bức tranh thực trạng nhu cầu và thỏa mãn nhu
cầu vật chất như: nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại… của công chức trẻ Thành phố Hồ
Chí Minh và đưa ra một số dự báo chung về nhu cầu vật chất trong cuộc sống
của công chức trẻ. Mặc dù đề tài đã đề cập đến một phần nhu cầu mặc như
ng
chưa đi sâu phân tích nhu cầu và thỏa mãn nhu cầu thời trang, những yếu tố ảnh
hưởng đến nhu cầu thời trang của giới trẻ Thành phố Hồ Chí Minh.
Như vậy, các công trình đề cập ở trên chưa nghiên cứu một cách hệ thống
nhu cầu thời trang của giới trẻ Thành phố Hồ Chí Minh; chưa phân tích một
cách cụ thể quan điểm, nhận thức của giới trẻ về
thời trang, thỏa mãn nhu cầu
thời trang và những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu thời trang của giới trẻ Thành
phố Hồ Chí Minh hiện nay. Đó cũng là lý do chúng tôi thực hiện đề tài này.
3. Mục tiêu của đề tài
- Nghiên cứu nhu cầu và thỏa mãn nhu cầu thời trang của giới trẻ Thành phố
Hồ Chí Minh hiện nay.
- Lý giải những yếu tố cá nhân và xã hội ảnh hưởng đến nhu cầu thời trang
của giới trẻ Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
- Dự báo về xu hướng thời trang của giới trẻ và đưa ra các khuyến nghị

nhằm giáo dục, định hướng thẩm mỹ thời trang cho giới trẻ.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học
Nhu cầu nói chung và nhu cầu thời trang nói riêng đang được nhiều ngành
khoa học quan tâm nghiên cứu như: giáo dục học, tâm lý học, triết học, xã hội
họ
c, văn hóa học, kinh tế học… Theo cách tiếp cận liên ngành, đề tài nghiên cứu
sẽ góp phần làm phong phú thêm kho tàng nhận thức lý luận, nâng cao nhận thức
về vai trò chức năng của một số lý thuyết xã hội học, tâm lý học… cho bản thân
và những người quan tâm. Đồng thời đề tài còn vận dụng một số lý thuyết phạm
trù cơ bản của xã hội học, tâm lý học vào nghiên cứu làm sáng tỏ một số khía
cạ
nh về nhu cầu thời trang của giới trẻ. Cụ thể là vận dụng các lý thuyết như: Lý
thuyết chức năng, lý thuyết nhu cầu của Maslow, lý thuyết lựa chọn hợp lý, lý
thuyết xã hội hóa, lý thuyết hành vi, lý thuyết hành động… để nghiên cứu những
đặc trưng của các yếu tố văn hóa, xã hội, gia đình, tuổi, nghề nghiệp, hoàn cảnh
kinh tế, thu nhập, lối sống… tác động đến nhu cầ
u và thỏa mãn nhu cầu thời
trang của giới trẻ Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

10
- Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát về quan điểm, nhận thức, nhu cầu và thỏa
mãn nhu cầu thời trang của giới trẻ, đề tài nêu lên bức tranh thực trạng về nhu
cầu thời trang của giới trẻ Thành phố Hồ Chí Minh đồng thời phân tích những
yếu tố tác động đến nhu cầu và thỏa mãn nhu cầu thời trang của họ. Kết quả của
đề tài s
ẽ cung cấp những luận cứ khoa học cần thiết cho các cấp thẩm quyền đưa
ra những chính sách phù hợp nhằm xây dựng nhân cách cho giới trẻ để họ toàn
tâm toàn ý cho công việc và học tập phục vụ công cuộc đổi mới của đất nước.

5. Nội dung nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận: khái niệm thời trang, các số quan điểm về nhu cầu, nhu
cầu thời trang, thỏa mãn nhu cầu thời trang, nh
ững yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu
thời trang của giới trẻ.
5.2. Phân tích thực trạng nhu cầu và thỏa mãn nhu cầu thời trang của giới trẻ
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có sự so sánh với giới trẻ Hà Nội.
5.3. Những yếu tố cá nhân và xã hội ảnh hưởng đến nhu cầu thời trang của
giới trẻ Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
5.4. Dự báo xu hướng thời trang của giớ
i trẻ và đưa ra một số khuyến nghị
nhằm giáo dục, định hướng thẩm mĩ thời trang cho giới trẻ.
6. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Xu hướng thời trang của giới trẻ Thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay.
- Khách thể nghiên cứu: Giới trẻ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu, khảo sát
7.1. Phạm vi nghiên cứu
- Đố
i tượng nghiên cứu của đề tài là “Xu hướng thời trang của giới trẻ
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”, trong quan điểm nghiên cứu của đề tài này,
chúng tôi xác định xu hướng thời trang sẽ được bộc lộ ra ở một số khía cạnh cơ
bản như: nhu cầu thời trang, thỏa mãn nhu cầu thời trang, sự đáp ứng nhu cầu
thời trang của cá nhân, gia đình, xã hội, những yếu tố
ảnh hưởng đến nhu cầu
và thỏa mãn nhu cầu thời trang của giới trẻ Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
- Thời trang là trang phục bao gồm nhiều vật dụng như quần áo, giày dép,
mũ nón, túi xách, trang sức, mỹ phẩm… được khoác trên cơ thể. Trong những
trang phục này, thời trang may mặc có tính chất đại diện nhất và phổ cập nhất


11
nên trong nghiên cứu này chúng tôi chú trọng nhiều hơn tới thời trang may mặc
là đối tượng nghiên cứu.
- Thời trang may mặc (gọi tắt là thời trang) trong phạm vi đề tài này được
hiểu là các sản phẩm may mặc như: quần, áo, váy, đầm… (gọi chung là quần áo)
được sản xuất trong nước hay ngoài nước. Có thể do các doanh nghiệp Việt
Nam hay doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất, kinh doanh.
- Phạm vi không gian: Khảo sát trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Về th
ời gian: Nghiên cứu nhu cầu thời trang của giới trẻ Thành phố Hồ
Chí Minh trong giai đoạn hiện nay và dự báo xu hướng thời trang của giới trẻ
trong 5 năm tới.
7.2. Giới hạn khảo sát của đề tài
Đề tài khảo sát 300 bạn trẻ thuộc lứa tuổi từ 17 đến 32 trong đó 100 người là
học sinh (lớp 11, 12), 100 sinh viên đang theo học tại các trường đại học ở Thành
phố Hồ Chí Minh, 100 công nhân viên chức tr
ẻ đang công tác tại các cơ quan,
công ty nhà nước, tư nhân, nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Địa bàn khảo sát: Quận 3, 4 (quận trung tâm), Quận 7, 8 (vùng ven đang
phát triển), Quận 12, huyện Nhà Bè.
Lý do chúng tôi chọn 6 quận/huyện trên để khảo sát như sau: Thành phố Hồ
Chí Minh là sự đan xen giữa ba khu vực: nội thành, vùng ven đang phát triển và
các quận/huyện ngoại thành. Theo đó, chúng tôi chọn mẫu đại diện ở ba địa bàn
đại diện cho ba khu vực c
ủa Thành phố.
8. Lý thuyết nghiên cứu ứng dụng trong đề tài
8.1. Lý thuyết chức năng của Talcott Parsons (1902 - 1979)
Talcott Parsons cho rằng chức năng là nhu cầu, là những yêu cầu, những
đòi hỏi của hệ thống đối với từng bộ phận cấu thành của nó. Dựa vào bảng phân
loại các chức năng tức là các nhu cầu của hệ thống, Parsons chỉ ra thành phần

cấu trúc của hệ thống xã hội. Bên cạnh
đó chức năng còn được hiểu là quá trình
hoạt động đáp ứng nhu cầu, tạo ra lợi ích, thỏa mãn các nhu cầu của chỉnh thể
xã hội.
Áp dụng lý thuyết chức năng của Parsons vào đề tài này ta thấy rõ việc
thỏa mãn nhu cầu thời trang may mặc trước tiên là do chức năng vốn có là bảo
vệ cơ thể một cách đơn giản nhất khỏi những ảnh hưởng bất lợi t
ừ môi trường
bên ngoài. Bên cạnh đó trang phục còn có chức năng thẩm mỹ, khiến người

12
mặc trở nên đẹp hơn, tự tin hơn trong thực hiện các hoạt động thậm chí trang
phục thời trang còn thể hiện quyền lực, vai trò và vị thế của mỗi cá nhân. Vì
vậy, đối với các bạn trẻ các chức năng này của trang phục thời trang càng được
coi trọng.
8.2. Lý thuyết nhu cầu của Maslow
Nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908 - 1970) được xem như một trong
những người tiên phong trong trường phái Tâm lý học nhân văn. Năm 1943,
ông đ
ã phát triển một trong các lý thuyết mà tầm ảnh hưởng của nó được thừa
nhận rộng rãi và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm xã hội
học, tâm lý học, kinh tế học Đó là lý thuyết về Thang bậc nhu cầu (Hierarchy
of Needs) của con người. Trong lý thuyết này, ông sắp xếp các nhu cầu của con
người theo một hệ thống trật tự cấp bậc, trong đó, các nhu cầu ở mức độ cao
hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏa mãn
trước.
- Nhu cầu cơ bản (basic needs).
Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu của cơ thể (body needs) hoặc nhu cầu
sinh lý (physiological needs), bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như
ăn, uống, ngủ, không khí để thở, tình dục, các nhu cầu làm cho con người thoải

mái…đây là những nhu cầu cơ bản nhấ
t và mạnh nhất của con người. Trong
hình kim tự tháp, chúng ta thấy những nhu cầu này được xếp vào bậc thấp nhất:
bậc cơ bản nhất.
Maslow cho rằng, những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ
khi những nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản này sẽ
chế ngự, hối thúc, giục giã một người hành động khi nhu cầu cơ
bản này chưa
đạt được.
- Nhu cầu an toàn.
Khi con người đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tức các nhu cầu này
không còn điều khiển suy nghĩ và hành động của họ nữa, họ sẽ cần gì tiếp theo?
Khi đó các nhu cầu về an toàn, an ninh sẽ bắt đầu được kích hoạt. Nhu cầu an
toàn và an ninh này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần.
- Nhu cầu về xã hội (social needs).
Nhu cầ
u này còn được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ phận, một
tổ chức nào đó (belonging needs) hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương (needs of

13
love). Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp như việc tìm kiếm, kết bạn, tìm
người yêu, lập gia đình, tham gia một cộng đồng nào đó, đi làm việc, đi chơi picnic,
tham gia các câu lạc bộ, làm việc nhóm…
- Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs):
Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự trọng (self esteem needs) vì nó thể
hiện 2 cấp độ: nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành
quả của bản thân, và nhu cầu c
ảm nhận, quý trọng chính bản thân, danh tiếng
của mình, có lòng tự trọng, sự tự tin vào khả năng của bản thân. Sự đáp ứng và
đạt được nhu cầu này có thể khiến cho một đứa trẻ học tập tích cực hơn, một

người trưởng thành cảm thấy tự do hơn.
- Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs).
Maslow mô tả nhu cầu này như sau: “self-actualization as a person's need
to be and do that which the person was “born to do” (nhu cầu của một cá nhân
mong muốn
được là chính mình, được làm những cái mà mình “sinh ra để
làm”). Nói một cách đơn giản hơn, đây chính là nhu cầu được sử dụng hết khả
năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để làm việc, đạt các thành
quả trong xã hội.
Trong cuộc sống, con người có xu hướng đáp ứng nhiều nhu cầu trong một
hành vi và luôn ở trong trạng thái mong muốn đạt được những nhu cầu ở mức
cao hơn. Sau khi thỏ
a mãn được các nhu cầu cơ bản như “ăn no mặc ấm” con
người lại có nhu cầu cao hơn “ăn ngon mặc đẹp” và tìm cách thỏa mãn nó.
Trang phục cũng vậy, trước tiên con người có nhu cầu bảo vệ cơ thể, sau đó nó
phải đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và đặc biệt phải phù hợp với công việc để người
tiêu dùng trẻ khẳng định mình trong mọi hoàn cảnh.
Ngoài ra, ứng dụ
ng lý thuyết nhu cầu của Maslow trong nghiên cứu này sẽ
giúp chúng ta nhận biết được nhu cầu thời trang của giới trẻ đang ở mức độ
nào. Đồng thời giúp các nhà kinh doanh hiểu được các sản phẩm khác nhau phù
hợp như thế nào với các ý đồ, mục đích và đời sống của những người tiêu nhất
là người tiêu dùng trẻ.
8.3. Lý thuyết xã hội hóa
Xã hội hóa là một khái niệm, một phạm trù cơ bản c
ủa xã hội chỉ quá trình
cá thể tiếp thu, học tập nền văn hóa xã hội mà cá nhân đó được sinh ra và sống
trong đó, nghĩa là họ lĩnh hội được các kinh nghiệm xã hội, học những cái gì

14

nên làm, phải làm và cái gì không được làm để đáp ứng các vai trò xã hội của
mỗi cá nhân là để thích ứng với môi trường sống của họ.
- Theo Bách Khoa toàn thư mở Wikipedia định nghĩa: xã hội hoá là một
quá trình tương tác xã hội kéo dài suốt đời qua đó cá nhân phát triển khả năng
con người và học hỏi các mẫu văn hoá của mình.
- Neil Smelser (1930) - nhà xã hội học người Mỹ, định nghĩa: “Xã hội hoá
là quá trình, mà trong đó cá nhân học cách thức hành động tương
ứng với vai
trò của mình để phục vụ tốt cho việc thực hiện các mô hình hành vi tương ứng
với hệ thống vai trò cá nhân phải đóng trong cuộc đời mình”. Bản thân một
người khi sinh ra chưa có sẵn các bản chất xã hội nhưng dần dần qua môi
trường xã hội hoá cá nhân sẽ tiếp thu và học hỏi các chuẩn mực, giá trị xã hội từ
những người khác. Quá trình xã hội hoá diễn ra cả cuộc đời c
ủa một cá nhân từ
khi sinh ra cho đến lúc chết đi. Có thể chia ra ba giai đoạn của quá trình này
ứng với ba môi trường gia đình, nhà trường và xã hội.
- Theo các nhà xã hội học của trường đại học Tennessee đã định nghĩa về
xã hội hóa như sau: “xã hội hóa là một quá trình học hỏi để cho một con người
- động vật trở thành một con người xã hội”. Các tác nhân xã hội hóa chủ yếu là:
gia đình, trường học, nhóm b
ạn bè, truyền thông đại chúng.
Quá trình xã hội hóa cá nhân chịu sự tác động của:
- Gia đình (GĐ)
- Nhà trường (NT)
- Nhóm bạn bè (BH)
- TT đại chúng (TT)



Các tác nhân xã hội hóa:

- Gia đình: là tác nhân xã hội hóa đầu tiên và quan trọng. Đối với hầu hết
các cá nhân, gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên, dạy cho trẻ em những
kinh nghiệm xã hội, các giá trị, tiêu chuẩn văn hóa và dần dần trẻ tự kết hợp
vào ý thức cá nhân.

15
- Trường học là tác nhân xã hội hóa quan trọng. Đây là nơi con người bắt
đầu tiếp xúc với tính đa dạng xã hội, tương tác với nhiều thành viên không phải
là những người gần gũi trong gia đình, được dạy dỗ nhiều điều mới mẻ. Nhà
trường cung cấp kiến thức và kỹ năng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp
mà nhiều khi các thành viên trong gia đình cũ
ng chưa thể nắm vững và truyền
tải hết được. Trong môi trường này, các cá nhân bắt đầu có những ý niệm về
các nhóm, các tổ chức, vị trí, vai trò và tính kỷ luật trong nhóm. Bên cạnh đó,
qua tương tác với thành viên khác góp phần hình thành nên những giá trị, chuẩn
mực, tiêu chuẩn văn hóa quan trọng.
- Bạn bè cũng là tác nhân xã hội hóa không kém phần quan trọng. Theo
G.Mead, nhóm bạn cùng lứa tuổi là những người khác quan trọng. Phần lớn trẻ
em đều có nhóm bạ
n mà thường là đồng trang lứa hoặc cùng chung mối quan
tâm, các quan điểm xã hội hoặc ở gần nơi cư trú. Khác với môi trường gia đình
và trường học, khi tham gia hoạt động với các nhóm bạn thường trẻ sẽ không
hoặc ít có sự giám sát trực tiếp của người lớn. Nhóm bạn tạo cơ hội cho cá nhân
thể hiện vai trò độc lập, được chia sẻ những mối quan tâm mà thường ít làm
được điều t
ương tự với cha mẹ, thầy cô. Đó là do sự khác biệt về nhận thức
giữa các thế hệ và vị trí, vai trò của các bên. Tuy nhiên, trong nhóm bạn thường
dễ có xu hướng tuân thủ và đánh giá tích cực về nhóm mình, thậm chí có cái
nhìn tiêu cực với các nhóm khác. Điều này đôi khi đem lại những tiêu cực khi
một số thành viên không phù hợp các tiêu chuẩn của nhóm sẽ bị cách ly, tách

biệt gây hậu quả không tốt.
Như vậy, từ
lý thuyết xã hội hóa cá nhân, chúng tôi muốn tìm hiểu các tác
nhân xã hội hóa đã có tác động như thế nào đối với nhu cầu, thoả mãn nhu cầu
thời trang của giới trẻ hiện nay.
8.4. Lý thuyết hành động xã hội
Theo quan điểm của Max Weber (1864 - 1920), đối tượng đích thực của xã
hội học là hành động xã hội “Xã hội học - là một khoa học cố gắng hiểu theo
kiểu diễn giải hành động xã hội để b
ằng cách đó đạt tới việc giải thích nhân quả
về chuỗi hành động và tác động của nó. Hành động là hành vi con người khi và
chỉ trong chừng mực cá nhân đang hành động gắn với một ý nghĩa chủ quan
nào đó” (Bailey, 2003, tr.185). Hành động xã hội là một hành vi được chủ thể
gắn cho ý nghĩa chủ quan nhất định.

16
Đối lập với thuyết hành vi ông cho rằng nếu một lý thuyết tập trung vào cá
nhân thì không thể bỏ qua các yếu tố chủ quan cá nhân: tình cảm, suy nghĩ, tư
tưởng và ông đã nhấn mạnh nếu chỉ coi ứng xử người như một phản xạ trả lời một
kết thúc thì con người không khác gì con vật và ông đưa ra 4 kiểu hành động:
Hành động do cảm xúc: Hành động con người phần lớn là do cảm xúc, loại
hành động này khó ki
ểm soát.
Hành động mang tính truyền thống: Con người hành động theo một thói
quen, xuất phát từ những gì được xã hội hoá ngay từ thuở còn thơ. Các truyền
thống này rất khác trong các nền văn hoá khác nhau.
Hành động hợp lý về giá trị: Là hành động có tính định hướng giá trị
(ngược lại với hành động truyền thống).
Hành động hợp mục đích: Lúc này người hành động phải suy nghĩ và
quyết định xem mình chọn mục đích nào và dùng ph

ương tiện nào để đạt được
mục đích.
Max Weber đưa ra công thức hành động xã hội:
Ngoại cảnh
µ

Nhu cầu Æ Động cơ Æ Chủ thể Æ Mục đích
Loại hành động thứ hai do G.M. Mead khởi xướng, hành động xuất phát từ
mối quan hệ liên cá nhân (người – người): ông đặt vấn đề bằng cách nào đó con
người lại có thể hiểu
được mình, đó là quá trình học hỏi được những người
khác. “Con người trở thành cá nhân tự phát triển như thế nào thông qua sự
tương tác với cá nhân khác”. Thuyết hành động của ông là thuyết hành động
giao tiếp và vị trí hàng đầu trong nghiên cứu là những hình thức những dạng
giao tiếp giữa người với người trong đó ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng.
Vận dụng lý thuyết này vào nghiên cứu để có thể xem xét hành vi tiêu
dùng sản phẩm thời trang củ
a giới trẻ (nhất là hành vi mua hàng ngẫu hứng,
hành vi mua hàng có dự định, có kế hoạch trước) và những hành vi này xuất
phát từ những động cơ nào.
8.5. Lý thuyết học tập xã hội
Những mẫu hành vi có thể được quan sát và bắt chước, bao gồm đối tượng
là những người đồng trang lứa, những thành viên trong gia đình cũng như

17
những mẩu quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chính những
yếu tố xã hội này đã ảnh hưởng và thúc đẩy người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm,
đặc biệt là những người trong cùng độ tuổi, cùng địa vị xã hội và cùng nền văn
hoá dân tộc.
Quan điểm này nhấn mạnh hiệu quả của việc học hỏi và bắt chước hành vi

tiêu dùng của người khác hơn là việc tích lũy kinh nghi
ệm bản thân.
8.6. Quan điểm về lối sống
Lối sống là cách thức cá nhân tham gia vào các quan hệ xã hội bằng những
hành động của mình, là khả năng lựa chọn các phương thức cụ thể của các hoạt
động sống của mình và sự lựa chọn đó được xác định trên cơ sở con người biết
đánh giá hoạt động sống của mình trong tương quan với điều kiện s
ống.
Khi cá nhân hay nhóm xã hội tham gia vào các quan hệ xã hội bằng những
hoạt động sống thì những hoạt động này chịu sự tác động bởi những điều kiện
chủ quan và những điều kiện khách quan.
Vì vậy, muốn phân tích và nắm vững quá trình hoạt động của con người
phải nghiên cứu lối sống, phân tích những vấn đề của chủ thể hoạt động thông
qua những nhu cầu, lợ
i ích, định hướng giá trị… cũng phải nắm được những
nhân tố khách quan như kinh tế, xã hội… ý thức chủ quan của cá nhân có liên
kết như thế nào. Do đó, phân tích về xu hướng thời trang của giới cũng cần
quan tâm đến ảnh hưởng của cả những yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan.
Cách tiếp cận lối sống cho chúng tôi thấy rằng quan điểm, nhận thức, động
cơ mua sắm quần áo của các nhóm thanh niên khác nhau bị ảnh hưởng bởi những
điều kiện chủ quan và khách quan. Do vậy, khi xem xét đến nhu cầu thời trang
của giới trẻ, cần phải đặt nó trong tương quan với những điều kiện môi trường
sống và các yếu tố xã hội có ảnh hưởng đến họ.
8.7. Một số lý thuyết khác
- Theo các nhà nghiên cứu như G.Armstrong, Engel… cho rằng có ba
nhóm yếu tố ảnh h
ưởng đến nhu cầu tiêu dùng của khách hàng đó là: nhóm yếu
tố môi trường, nhóm yếu tố cá nhân và nhóm yếu tố tâm lý.
Nhóm yếu tố môi trường là nhóm yếu tố tác động từ bên ngoài gồm các
yếu tố văn hoá, giai cấp xã hội; nhóm người tham khảo, gia đình, vai trò và địa

vị của khách hàng. Theo Philip Kotler, hành vi khách hàng sẽ bị chi phối bởi
nền văn hoá mà họ được tích luỹ từ khi còn nhỏ, một đứa trẻ khi lớn lên sẽ họ
c

18
hỏi, tích luỹ một giá trị, nhận thức, sở thích và hành vi thông qua gia đình của
nó. Khi đứa bé này lớn lên sẽ hành xử theo giai cấp xã hội mà nó đang sống,
hành vi mua hàng của nó cũng sẽ bị chi phối bởi gia đình của nó (gia đình cha
mẹ và gia đình riêng) và khi đứa bé trưởng thành sẽ tham gia vào nhiều nhóm,
tổ chức… và vị trí của người này được xác định dựa vào vai trò và địa vị của
mình. Cuối cùng người này sẽ lựa chọ
n sản phẩm phù hợp với vai trò và địa vị
của mình trong xã hội.
- Theo philip kotler, ngoài yếu tố môi trường thì nhu cầu tiêu dùng của khách
hàng cũng bị chi phối bởi đặc điểm cá nhân như tuổi tác, giai đoạn của chu kỳ
sống, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, lối sống, nhân cách và ý niệm bản thân.
Khách hàng sẽ mua sản phẩm khác nhau trong suốt cuộc đời của mình, thị hiếu về
quần áo, đồ trang s
ức cũng tuỳ thuộc vào tuổi tác, nghề nghiệp của họ.
Hoàn cảnh kinh tế cũng là một yếu tố quan trọng đối với hành vi tiêu dùng
của khách hàng. Những người có mức sống khác nhau sẽ có xu hướng may mặc
khác nhau. Những người có thu nhập thấp thiên theo xu hướng chắc bền; mặc
đẹp, lịch sự, hợp thời trang thường xuất ở những người có mức sống trung bình
hoặc mức số
ng khá giả. Bên cạnh hoàn cảnh kinh tế, còn có lối sống, nhân cách
và ý niệm về bản thân của khách hàng, vì mỗi khách hàng đều có cá tính riêng
ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của mình. Nhân cách được mô tả bằng các
cụm từ như: sự tự tin, táo bạo, lòng tôn trọng, tính tự lập, tính chan hoà, kín
đáo, dễ thích nghi… Do đó, nhân cách là một biến số hữu ích trong việc phân
tích nhu cầu của người tiêu dùng. Tất cả những đặc điểm này chính là đặc điểm

cá nhân c
ủa người tiêu dùng.
- Philip kotler cũng khẳng định, việc mua sắm của một người còn chịu ảnh
hưởng của các yếu tố tâm lý quan trọng đó là: Động cơ (motivation), nhận thức
(perception), kiến thức (learning), niềm tin (beliefs) và thái độ (attitudes). Tại
bất kỳ một thời điểm nhất định nào con người cũng có nhiều nhu cầu. Một số
nhu cầu có nguồn gốc sinh học. Chúng nảy sinh từ những tr
ạng thái căng thẳng
về sinh lý như đói, khát, khó chịu. Một số nhu cầu khác có nguồn gốc tâm lý.
Chúng nảy sinh từ những trạng thái căng thẳng về tâm lý, như nhu cầu được
thừa nhận, được kính trọng hay được gần gũi về tinh thần. Hầu hết những nhu
cầu có nguồn gốc tâm lý đều không đủ mạnh để thúc đẩy con người hành động
theo chúng ngay lập tức. Một nhu cầu s
ẽ trở thành động cơ khi nó tăng lên đến
một mức độ đủ mạnh. Một động cơ (hay một sự thôi thúc) là một nhu cầu đã có

19
đủ sức mạnh để thôi thúc người ta hành động. Một người khi đã có động cơ
luôn sẵn sàng hành động. Vấn đề người có động cơ đó sẽ hành động như thế
nào trong thực tế còn chịu ảnh hưởng từ sự nhận thức của người đó về tình
huống lúc đó. Tại sao người ta lại có nhận thức khác nhau về cùng một tình
huống? Vấn đề là ở
chỗ chúng ta nắm bắt sự vật là tác nhân thông qua những
cảm giác truyền qua năm giác quan của mình: Thị giác, thính giác, khứu giác,
xúc giác và vị giác. Tuy nhiên mỗi người chúng ta lại suy xét, tổ chức và giải
thích thông tin cảm giác đó theo cách riêng của mình.
Khi người ta hành động họ cũng đồng thời lĩnh hội được tri thức, tri thức
mô tả những thay đổi trong hành vi của cá thể bắt nguồn từ kinh nghiệm. Hầu
hết hành vi của con người đều
được lĩnh hội. Các nhà lý luận về tri thức cho

rằng tri thức của một người được tạo ra thông qua sự tác động qua lại của
những thôi thúc, tác nhân kích thích, những tấm gương, những phản ứng đáp lại
và sự củng cố. Thông qua hoạt động và tri thức, người ta có được niềm tin và
thái độ. Những yếu tố này lại có ảnh hưởng đến nhu cầu và hành vi mua sắm
của con người (Nguyễn Ng
ọc Thanh, 2008).
Từ những lý thuyết tiếp cận trên, có thể khái quát thành những yếu tố ảnh
hưởng đến nhu cầu thời trang của giới trẻ trong những nội dung sau:
- Yếu tố văn hóa, xã hội: gia đình, nhà trường, bạn bè, phương tiện thông
tin đại chúng, phong tục tập quán, sự giao lưu hội nhập, sự phát triển kinh tế thị
trường.…
- Yếu tố cá nhân: Tuổi, giới tính, nghề
nghiệp, thu nhập, điều kiện kinh tế
(bản thân, gia đình), nhận thức, thái độ, lối sống, địa vị xã hội…
9. Giả thuyết nghiên cứu
- Mua sắm quần áo thời trang của giới trẻ nhằm mục đích thể hiện cá tính,
sự khác biệt của bản thân.
- Nhu cầu và thỏa mãn nhu cầu thời trang của giới trẻ tỷ lệ thuận với điều
ki
ện kinh tế của bản thân.
- Giới trẻ đang có xu hướng chi tiền nhiều hơn cho việc tiêu dùng thời
trang.
- Nhóm yếu tố cá nhân ảnh hưởng mạnh hơn đến nhu cầu tiêu dùng thời
trang của giới trẻ so với nhóm yếu tố xã hội.

20
10. Khung phân tích

11. Phương pháp nghiên cứu
* Về phương pháp thu thập thông tin: sử dụng phương pháp thu thập

thông tin định lượng là chủ yếu.
- Thu thập thông tin định lượng (thu thập thông tin bằng bảng câu hỏi): Mỗi
bảng câu hỏi gồm có các câu hỏi được trình bày một cách có hệ thống, trong đó
có sử dụng các câu hỏi đóng, câu hỏi mở và câu hỏi tổng hợp. Các câu hỏi này
hướng vào khai thác các nội dung sau: nhu cầu thời trang, sự đáp ứ
ng nhu cầu
thời trang, các yếu tố tác động đến nhu cầu và thỏa mãn nhu cầu thời trang.
Thông tin định lượng thu về được xử lý bằng chương trình phần mềm vi tính
SPSS.

21
- Phương pháp thu thập thông tin định lượng: tổ chức theo hình thức thông
tin sơ cấp và thứ cấp.
Thông tin thứ cấp:
Chúng tôi sẽ sử dụng các tài liệu thống kê và khai thác các nguồn tài liệu từ
các công trình nghiên cứu, sách, báo, tạp chí, báo cáo đã được xuất bản có liên
quan đến đề tài Với phương pháp này giúp tìm ra được những số liệu, quan
điểm đã được nghiên cứu nhằm làm dẫn chứng để so sánh hoặc chứng minh cho
m
ột luận điểm nào đó trong quá trình phân tích.
Thông tin sơ cấp:
Nguồn thông tin sơ cấp chính là các kết quả nghiên cứu, khảo sát do chính
tác giả và nhóm thực hiện đề tài thực hiện.
* Về phương pháp chọn mẫu
Đề tài sử dụng cách chọn mẫu chỉ tiêu. Đây là cách chọn mẫu phi xác
suất, được chọn trên cơ sở những nhóm đã được xác định rõ ràng nhưng không
có khung mẫu.
Theo xác định ban đầ
u, đề tài khảo sát với số mẫu là 300 các bạn trẻ trong
độ tuổi từ 17 - 32 tuổi, trong đó 100 người là học sinh lớp 11, 12 đang học tại các

trường trung học phổ thông, 100 người là sinh viên đang học tập tại các trường
đại học, 100 người đang làm việc trong các cơ quan, công ty nhà nước, công ty
tư nhân, công ty nước ngoài tại các địa bàn như: quận 3, 4 (quận trung tâm), quận
7, 8 (vùng ven đang phát triển), quận 12, huyện Nhà Bè. Sau khi xác định được
các ch
ỉ tiêu, chúng tôi tìm và khảo sát những người phù hợp với các chỉ tiêu vừa
vạch ra chứ không dựa vào một danh sách cụ thể nào cả. Vì đây là cách chọn
mẫu phi xác suất nên chúng tôi không dám khẳng định rằng kết quả của chúng
tôi sẽ khái quát cho tổng thể (tức cho toàn bộ nhu cầu và thỏa mãn nhu cầu thời
trang của giới trẻ Thành phố Hồ Chí Minh).
12. Đặc điểm mẫu khảo sát
- Về giới tính.
Giớ
i tính
Giới tính Số lượng Phần trăm
Nam 95 31.7
Nữ 205 68.3

22
Tổng 300 100.0
Cuộc khảo sát tiến hành tại 6 quận/huyện với 300 bạn trẻ đang là học sinh,
sinh viên và đang làm việc trong các cơ quan, công ty nhà nước, tư nhân, công ty
nước ngoài. Trong đó nữ bao gồm 205 người chiếm hơn 68.3%, nam 95 người
chiếm 31.7%.
- Về độ tuổi.
Tuổi
Tuổi Số lượng Phần trăm
Dưới 18 tuổi 104 34,7
Từ 18 đến 24 tuổi 120 40,0
Từ 25 đến 32 tuổi 76 25,3

Tổng 300 100,0
Tuổi của mẫu nghiên cứu trong độ tuổi 17 - 32 tuổi, trong đó dưới 18 tuổi
chiếm 34.7% (ở độ tuổi này chủ yếu là học sinh đang học lớp 11, 12 tại các
trường trung học phổ thông), từ 18 - 24 tuổi chiếm 40%, từ 25 đến 32 tuổi chiếm
25,3%.
- Về tình trạng hôn nhân.
Với độ tuổi trên, phần lớn khách thể trong mẫu nghiên cứu chưa có gia
đình chiếm 85%, đã lập gia đình là 15%.
Tình tr
ạng hôn nhân
Tình trạng hôn nhân Số lượng Phần trăm
Độc thân 255 85.0
Lập gia đình 45 15.0
Tổng 300 100.0
- Về trình độ học vấn.
Trình độ học vấn
Trình độ học vấn Số lượng Phần trăm
Trung học phổ thông 104 34.7
Trung cấp, cao đẳng 8 2.7
Đại học và sau đại học 188 62.7
Tổng 300 100.0

23
- Nơi ở trước khi đến Thành phố Hồ Chí Minh.
Đến từ tỉnh nào
Đến từ tỉnh nào Số lượng Phần trăm
Từ các tỉnh miền Bắc
56 18.7
Từ các tỉnh miền Trung
58 19.3

Từ các tỉnh miền Nam
71 23.7
Từ Tây Nguyên 13 4.3
Tại Thành phố Hồ Chí Minh
102 34.0
Tổng 300 100
- Công việc hiện nay.
Công việc hiện nay
Công việc hiện nay Số lượng Phần trăm
Đã đi làm 100 33.3
Sinh viên 100 33.3
Học sinh 100 33.3
Tổng 300 100.0
- Về nơi làm việc.
+ Đối với những người đã đi làm: Trong 100 người đi làm thì 65% làm
trong cơ quan, công ty nhà nước, 35% làm việc trong công ty tư nhân và công ty
nước ngoài.
+ Đối với sinh viên: có 10% sinh viên năm 1, 9% sinh viên đang học năm
thứ 2, 70% sinh viên đang học năm thứ 3 và 11% sinh viên đang học năm thứ 4.
+ Đối với học sinh: 50% học sinh đang học lớp 11, 50% học sinh học đang
học lớp 12
.
Bên cạnh kết quả nghiên cứu của nhóm thực hiện đề tài, chúng tôi có kế
thừa một số khái niệm trong phần cơ sở lý luận và một vài số liệu khảo sát của
đề tài “Nhu cầu vật chất trong cuộc sống của công chức trẻ Thành phố Hồ Chí
Minh – thực trạng và xu hướng”, chủ nhiệm Võ Thị Thanh Tuyền (2008) nhằm
so sánh đối chiếu nhu cầu của giới trẻ nă
m 2008 so với hiện nay (2012).

24

13. Bố cục đề tài
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 
3. Mục tiêu của đề tài
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
5. Nội dung nghiên cứu
6. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
7. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu, khảo sát
8. Lý thuyết nghiên cứu ứng dụng trong đề tài
9. Giả thuyết nghiên cứu
10. Khung phân tích
11. Phương pháp nghiên cứu
12. Đặc điểm mẫu khảo sát
13. Bố cục đề tài
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu thời trang của giới trẻ.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NHU CẦU THỜI TRANG THỎA MÃN
NHU CẦU THỜI TRANG CỦA GIỚI TRẺ
1. Nhu cầu thời trang và thỏa mãn nhu cầu thời trang của giới trẻ.

2. Sự đáp ứng nhu cầu thời trang của giới trẻ.
3. Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu và thỏa mãn nhu cầu thời trang 
CHƯƠNG 3. DỰ BÁO XU HƯỚNG THỜI TRANG CỦA GIỚI TRẺ
1. Định hướng giá trị trong lĩnh vực thời trang.
2. Tóm lược nhu cầu và thỏa mãn nhu cầu thời trang của giới trẻ Thành phố Hồ
Chí Minh hiện nay


3. Xu hướng thời trang của giới trẻ Thành phố Hồ Chí Minh trong 5 năm tới
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

25
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.
1.1. Thời trang
Thời trang là trang phục đương thời, là tập hợp những thói quen và thị
hiếu phổ biến trong cách mặc, thịnh hành trong môi trường xã hội nhất định,
với một khoảng thời gian nhất định.
Thời trang luôn gắn liền với thị hiếu thẩm mỹ của một con người, một xã
hội. Thị hiếu thẩ
m mỹ về thời trang có thể được hiểu như một năng lực sẵn có
của con người thể hiện sự ưa thích, lựa chọn, khả năng cảm thụ và thực hành cái
đẹp thông qua trang phục. Do vậy, thời trang phản ánh trình độ thẩm mỹ của đối
tượng đó, trình độ cao hay thấp, phù hợp với thời đại hay không phù hợp.
Thời trang hay hiện tượng nổi của nó - mố
t thời trang, do đó, phải được tìm
hiểu qua hàng loạt yếu tố nội hàm và ngoại diên liên quan như: truyền thống văn
hóa, môi trường thẩm mỹ, điều kiện kinh tế, đặc điểm tâm sinh lý, quá trình giao
lưu hội nhập
*Trước hết là những tác động ngoại tại: mang tính xã hội của truyền
thống dân tộc, của hệ thống kinh tế văn hóa, của đạo đức, môi trường, tâm sinh
lý, giới tính, nghề nghiệp của chủ thể trang phục (cá nhân, nhóm xã hội, cộng
đồng).
- Yếu tố truyền thống về trang phục nói riêng và văn hóa nói chung là yếu
tố quan trọng. Có thể nói, những yếu tố truyền thống có những tác động, chi
phối không nhỏ tới quan điểm phục trang và cách thể hiện trang phục trong đời
sống con người. Mốt thời trang là hiện tượng biểu hiện sự phá bỏ và

đổi mới
trang phục mạnh mẽ, tuy vậy nó không thể thoát ly truyền thống, mà trái lại,
phải dựa vững chắc trên cơ sở truyền thống nếu muốn được chấp nhận, định
hình trong xã hội. Và để trở thành một phương thức, một biểu trưng, thì trang
phục hiện thời phải đáp ứng được tối thiểu hai điều kiện là: 1. phù hợp với nhu
cầu và th
ị hiếu thẩm mỹ hiện đại và 2. phù hợp với quan niệm, tiêu chuẩn về
trang phục của truyền thống dân tộc.
- Yếu tố chính trị - kinh tế - xã hội là cơ sở cốt yếu để đảm bảo cho mốt
trang phục cũng như thị hiếu trang phục hình thành, vận động, biến đổi và thích
ứng cuộc sống. Chính xác hơn, trang phục phải phù hợp định hướng giá trị c
ủa

×