Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Tiếp cận học qua chơi và đổi mới hình thức PTNN.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.12 KB, 27 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b> TRƯỜNG BDCB GIÁO DỤC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc</b>


<b>CHƯƠNG TRÌNH</b>


<b>BỒI DƯỠNG CƠNG CHỨC, VIÊN CHỨC QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN MẦM NON</b>
<b>NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI NĂM 2018</b>


<b> Tên chuyên đề : "Tiếp cận học qua chơi và đổi mới hình thức tổ chức </b>
<b>hoạt động giáo dục lĩnh vực phát triển Ngôn ngữ"</b>


Mã chuyên đề:


Thời lượng: 10 tiết (bao gồm lý thuyết và thực hành, viết bài thu hoạch)
<b> A. GIỚI THỆU TỔNG QUAN</b>


Chuyên đề <i><b>"Tiếp cận học qua chơi và đổi mới hình thức tổ chức hoạt động</b></i>
<i><b>GD lĩnh vực phát triển Ngôn ngữ" </b></i>giúp cho người học hiểu rõ hơn vấn đề cốt lõi,
nguyên tắc cơ bản của việc học và tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non
thông qua chơi. Từ quan điểm đó người học có thể đánh giá, so sánh thực trạng tổ
chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ với yêu cầu đổi mới hình thức tổ chức
hoạt động học nói chung và hoạt động giáo dục phát triển ngơn ngữ nói riêng, đề xuất
hình thức tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ, lựa chọn nội dung phù hợp với trẻ
và điều kiện thực tế.


<b> Chuyên đề gồm 02 phần:</b>


Phần 1. Thực trạng phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non


Phần 2: Định hướng đổi mới tổ chức các hoạt động giáo dục lĩnh vực phát triển
ngôn ngữ cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non.



Các từ viết tắt trong tài liệu
- Cán bộ quản lý: CBQL


- Hoạt động: HĐ


- Phát triển ngôn ngữ: PTNN
- Giáo viên: GV - Công nghệ thông tin: CNTT
- Giáo dục và Đào tạo: GDĐT - Làm quen Văn học: LQVH
- Giáo dục mầm non: GDMN - Làm quen chữ viết: LQCV


- Giáo dục: GD - Kết quả mong đợi: KQMĐ


- Kế hoạch: KH - Mục đích yêu cầu: MĐYC


<b> B. MỤC TIÊU: </b>
<b> 1/ Kiến thức:</b>


- GV hiểu được ngôn ngữ là phương tiện của tư duy vì vậy phát triển ngơn ngữ
cho trẻ khơng chỉ ở các HĐ thuộc lĩnh vực PTNN mà ở mọi lúc, trong tất cả các HĐ.
- Học viên hiểu ưu điểm, khó khăn tồn tại khi tổ chức hoạt động GD PTNN hiện
tại với yêu cầu đổi mới hình thức tổ chức HĐ GD nói chung và HĐ GD PTNN.


- Nắm vững định hướng đổi mới HĐ GD PTNN theo cách tiếp cận học qua
chơi, phát huy tối đa năng lực của trẻ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

thức tổ chức HĐ GD PTNN ngữ phù hợp.


<i><b> 2/ Kỹ năng:</b></i>



- Đánh giá mức độ PTNN của trẻ trong nhóm lớp và sự phát triển cá nhân trẻ.
- Vận dụng hiệu quả một số nguyên tắc cơ bản, cách lựa chọn đồ dùng, học liệu;
Xây dựng môi trường GD, tổ chức các HĐ GD, HĐ PTNN theo định hướng đổi mới.
- Trao đổi, hướng dẫn đồng nghiệp.


<i><b> 3/ Thái độ:</b></i>


- Học viên học đủ số tiết theo quy định.


- Làm đủ các bài tập và báo cáo thu hoạch theo yêu cầu của giảng viên


- Nhận thức được sự cần thiết phải đổi mới hình thức và các HĐ GD nói chung
<b>trong đó có GD PTNN cho trẻ mầm non. </b>


<b> C. CHUẨN BỊ:</b>


1. Ban tổ chức chuẩn bị: Máy chiếu, giấy A4, bút, tài liệu
2. Học viên cần nghiên cứu các tài liệu:


- Sách Chương trình GDMN (Chương trình ban hành kèm theo Thơng tư số
17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT). Hướng dẫn thực
hiện chương trình GDMN các độ tuổi.


- Văn bản Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 sửa đổi, bổ sung một
số nội dung của Chương trình GDMN ban hành kèm theo TT số 17/2009/TT-BGDĐT
ngày 25/7/2009 của Bộ GDĐT.


- Các tài liệu tham khảo về GD PTNN cho trẻ mầm non: Bộ băng đĩa hỗ trợ GD
PTNN cho trẻ trong trường mầm non, bộ tài liệu nghe nhìn giúp trẻ PTNN.



- Địa chỉ các trang mạng:


<b> + Montessori Language Games for Children (The Wonder of Words Book </b>
<b>1) Kindle Edition</b>


+ Trang web về cách tổ chức một số hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
+ />


- Các tài liệu BDTX của Sở GDĐT, trường BDCBGD đã ban hành:
+ Qui chế nuôi dạy trẻ: năm 2001.


+ Xây dựng Kế hoạch giáo dục trong các cơ sở GDMN: tháng 6/2016


+ Một số nội dung bổ sung thực hiện qui chế chuyên môn theo chế độ sinh hoạt
một ngày tại cơ sở GDMN: Tháng 6/2016


+ Hướng dẫn xây dựng môi trường GD và tổ chức HĐ góc trong cơ sở GDMN:
tháng 10/2016


+ Đổi mới tổ chức hoạt động GD lĩnh vực phát triển nhận thức: tháng 6/2017
<b> </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b> Phần I. Thực trạng việc tổ chức hoạt động giáo dục và hoạt động ngôn ngữ</b>
<b>trong các cơ sở GDMN </b>


<b> - Báo cáo viên và học viên trao đổi, nhận định về hkhó khăn, tồn tại khi tạo mơi</b>
trường GD PTNN và tổ chức các HĐ lĩnh vực PTNN.


<b> - Nhận định một số khó khăn, hạn chế tồn tại và nguyên nhân cơ bản:</b>


<b> + Nhiều GV chưa thực sự nghiên cứu sâu để hiểu rõ Chương trrình GDMN, mục</b>


tiêu, kết quả mong đợi của từng độ tuổi, để lựa chọn nội dung, hoạt động và đổi mới
hình thức tổ chức hoạt động theo hướng trải nghiệm, học mà chơi. GV thường chú
trọng đặt mục tiêu phát triển ngôn ngữ chủ yếu qua hoạt động làm quen văn học, làm
quen chữ viết, hoạt động nhận biết, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc
phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong cuộc sống hàng ngày, ở mọi hoạt động.


+ Nhiều CBQL mong muốn đổi mới, tuy nhiên chưa đề ra kế hoạch thực hiện cụ
thể trong chỉ đạo chuyên môn, chưa nghiên cứu cập nhật quan điểm đổi mới để cùng
GV trao đổi, đề xuất xây dựng phát triển chương trình giáo dục nhà trường; hoặc thay
đổi hình thức tổ chức các hoạt động, tiến trình các bước trong hoạt động học, chưa
mạnh dạn lựa chọn các nội dung mới phù hợp nhằm đạt mục đích yêu cầu, kết quả
mong đợi theo độ tuổi tốt.


+ Sĩ số trẻ/ nhóm, lớp đông phần nào hạn chế GV quan tâm đến cá nhân trẻ, sửa
câu từ, ngữ điệu, sửa ngọng, phát triển lời nói, giao lưu cảm xúc trong các hồn cảnh,
ngữ cảnh, tình huống thực tế. Trong tổ chức các hoạt động học, GV chưa tư duy đổi
mới khuyến khích trẻ động não, cịn dập khn nhiều câu hỏi, chủ yếu giảng giải, trẻ
thụ động làm theo cô, phần lớn thời gian học ngồi trong lớp và theo hình chữ U hoặc
GV cịn khiên cưỡng khi tích hợp nội dung theo chủ đề.


+ Nhiều trường chưa đầu tư tài liệu tham khảo cho GV khai thác, học tập tại nguồn
internet, đĩa hỗ trợ GD PTNN cho trẻ trong trường mầm non, bộ nghe nhìn giúp trẻ
PTNN. Chưa đầu tư hoặc khuyến khích xã hội hóa nhiều sách, truyện tranh chữ to,
đẹp, để GV đọc truyện cho trẻ, hoặc trẻ hứng thú tự “đọc” truyện, xem sách tranh….
<b> Phần II: Định hướng đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh vực phát</b>
<b>triển ngôn ngữ </b>


(Mỗi CBQL, GV đọc, hiểu, tự suy nghĩ và thay đổi trong tổ chức thực hiện cơng tác
chăm sóc ni dưỡng GD trẻ tại trường, lớp mầm non => đảm bảo được cam kết với
cha mẹ trẻ, tạo thương hiệu cho nhà trường)



<b> I. Tổ chức các hoạt động GD dựa trên cách học và hứng thú nhận thức của trẻ:</b>
<b> Đảm bảo nguyên tắc giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”, mỗi đứa trẻ là một sự</b>
khác biệt, chúng khác nhau về mức độ tiếp thu kiến thức và mức độ hình thành kỹ
năng, vì vậy khơng nên ép trẻ làm việc ở cấp độ cao hơn khả năng của trẻ, không nên
so sánh trẻ với trẻ khác. GV cần hiểu nhu cầu, sở thích, trình độ, khả năng của trẻ
trong lớp và cá nhân từng trẻ để xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, hoạt động phù
hợp, có ý nghĩa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

hành, tương tác, chia sẻ kinh nghiệm, bằng tư duy suy luận. Trẻ thích khám phá
những điều mới lạ xung quanh. Vì vậy khi tổ chức các hoạt động giáo dục nói chung,
hoạt động lĩnh vực ngơn ngữ nói riêng, GV cần tạo nhiều cơ hội, khuyến khích trẻ
học tự nhiên, tích cực, tự tin và thoải mái khi tham gia vào các trải nghiệm, tạo mọi
cơ hội cho trẻ PTNN, GV cần tham khảo các bước sau:


<i> - Bước đầu tiên, xác định mục tiêu rõ ràng, mục tiêu xuất phát từ trẻ: </i>


+ Trẻ cần biết cái gì? ( kiến thức, kỹ năng)
+ Trẻ cần được học và chơi một cách vui vẻ?


+ Mục tiêu phải lượng hóa được, có thể quan sát, đánh giá được vào cuối bài học
+ Các kết quả mong đợi có đạt được khơng?


<i> - Bước quan sát, so sánh và giải thích:</i>


GV thu hút được sự tập trung chú ý của trẻ bằng việc đưa ra đối tượng sự vật
hấp dẫn, lôi cuốn hoặc nêu vấn đề rõ ràng thu hút sự chú ý của trẻ vào hoạt động, chỉ
dẫn, hướng dẫn trẻ để mọi trẻ có hứng thú, tích cực, sáng tạo tham gia (bằng lời nói,
hình ảnh..). Trẻ em quan sát sự vật, suy nghĩ vấn đề, so sánh và giải thích. GV nên
yêu cầu trẻ quan sát thật kỹ để nhận biết những điểm giống và khác nhau về các đối


tượng sự vật. Thúc đẩy sự hợp tác, trao đổi, chia sẻ


Chấp nhận sự lộn xộn trong quá trình tìm hiểu, trải nghiệm và sáng tạo ra các
sản phẩm; Cho phép mắc lỗi, không nên làm trẻ cảm thấy sợ khi thử trải nghiệm điều
gì mới. Khi trẻ thất bại, cần được động viên để thử lại và được khen ngợi cho sự nỗ
lực. GV, cha mẹ là người làm mẫu cho việc sử dụng đúng ngôn ngữ, dành thời gian
lắng nghe, trị chuyện, khuyến khích trẻ diễn đạt suy nghĩ và đối thoại với trẻ.


Tăng cường tổ chức hoạt động nhóm: Tạo cho trẻ làm việc theo cặp hoặc nhóm
lớn, nhóm nhỏ, trẻ có nhiều cơ hội học hỏi lẫn nhau, đàm phán với bạn, học cách lựa
chọn, giải quyết vấn đề cùng nhau, hoạt động nhóm giúp GV quan sát trẻ ở các môi
trường khác nhau.


Chia nhóm, tạo nhóm nên linh hoạt: Dựa trên sự lựa chọn của trẻ, mong muốn
cùng chung nhu cầu hoặc yêu cầu, cùng sở thích, hứng thú; Dựa trên sự lựa chọn của
giáo viên mong muốn nhóm trẻ cần hợp tác để giải quyết nhiệm vụ, yêu cầu, tạo thói
quen làm việc cho trẻ. Để nhóm trẻ hoạt động hiệu quả, GV cần làm việc với mỗi
nhóm nhỏ để đảm bảo trẻ có thể thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập.


Với trẻ nhà trẻ và mẫu giáo 3 – 4 tuổi thì bước này vô cùng quan trọng.
<i> - Bước giải thích những điểm giống và khác nhau về đối tượng sự vật </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

thích của mình.


GV phản hồi mang tính hỗ trợ và khuyến khích trẻ tiến bộ: Quan sát để biết
được trẻ hiểu được ở mức độ nào -> hướng dẫn và hỗ trợ trẻ khi gặp khó khăn trong
q trình thực hiện hoạt động -> Luôn mở rộng và tạo thử thách cho trẻ nếu trẻ thấy
nhiệm vụ quá dễ -> nên phản hồi theo cách khơng làm trẻ sợ như có thể dùng lời nói
nhẹ nhàng, xác định vấn đề của nhiệm vụ mà trẻ thực hiện chứ không nhấn mạnh vào
lỗi của trẻ.



<i> - Bước lựa chọn giả thuyết ở các tình huống khác và chứng minh</i>


Khi tiến hành bước này GV có thể đặt ra các câu hỏi dẫn dắt để đưa trẻ đến với
hoạt động


VD như “Ở các tình huống khác với các đồ vật khác các con có thể so sánh và
giải thích được sự giống và khác biệt của các đồ vật đó hay khơng?” Với câu hỏi như
thế này trẻ em có thể đưa ra những giả thuyết ngẫu nhiên và tự do suy nghĩ để tìm ra
câu trả lời để chứng minh cho giả thuyết mà chúng đưa ra là đúng.


<i> - Bước tổng kết:</i>


GV cùng trẻ tóm tắt tồn bộ nội dung của q trình hoạt động: Điều tra – Phát
hiện – Thảo luận – Đưa ra kết luận


<i> - Bước đánh giá, kết thúc hoạt động: Rất quan trọng, tạo cho trẻ cảm giác hoàn</i>
thành nhiệm vụ, tạo hứng thú với các hoạt động tiếp theo. Trẻ cùng tham gia dọn dẹp
sau hoạt động, dạy cho trẻ ý thức trách nhiệm, sự quan tâm đối với những đồ chơi, đồ
dùng. Trẻ học được các chữ, ký hiệu in, dán trên các giá đựng khi phải cất đồ dùng,
đồ chơi đúng chỗ.


<b> * Phối hợp giữa nhà trường và gia đình: giúp trẻ có được cơ hội rèn luyện</b>
<b>khả năng ngôn ngữ một cách liên tục, hỗ trợ, trao đổi với phụ huynh về đặc điểm,</b>
khả năng ngôn ngữ của trẻ; Cung cấp cho phụ huynh tài liệu, hướng dẫn phụ huynh
cách chơi, nói chuyện, cách tạo điều kiện và hỗ trợ con rèn luyện ngôn ngữ. Cùng
tham gia vào việc học của con (qua bản tin, buổi đối thoại, các cuộc gặp mặt định kỳ,
các hoạt động ngày hội, lễ, chuyên đề…).


<b> II. Đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh vực phát triển ngôn ngữ</b>


<b>Những vấn đề</b>


<b>cần đổi mới</b> <b> Nội dung</b>


<b>Các</b>
<b>hoạt động</b>


<i><b> Tên gọi : </b></i>


* Nhà trẻ: Thơ, Truyện, hoạt động khác (Nhận biết, HĐ âm nhạc,
Tạo hình ...)


* Mẫu giáo: Làm quen văn học, Làm quen chữ viết, hoạt động khác
(HĐ Khám phá, HĐ âm nhạc, HĐ góc, HĐ ngồi trời, HĐ lao động,
HĐ lễ hội, HĐ tham quan dã ngoại...)


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

kỹ năng cần đạt của hoạt động, hoặc kết quả mong đợi:
Ví dụ: Miêu tả ….….


Nghe…………
Kể lại sự việc…….


Tâp thuyết trình…. ( tập làm MC…)


<b>Vai trị</b>
<b>của giáo viên</b>


<b>trong hoạt</b>
<b>động</b>



<b>- Giáo viên sử dụng ngơn ngữ rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu, phát</b>
<b>âm chuẩn. </b>


- GV lập kế hoạch, ý tưởng hoạt động, xác định mục đích phát triển
ngơn ngữ phù hợp với khả năng, nhu cầu của trẻ. Lựa chọn nội
dung, hoạt động nhằm đáp ứng tối đa các mục tiêu phát triển ngôn
ngữ theo độ tuổi, cùng trẻ giải quyết vấn đề liên quan đến ngôn ngữ.
- GV tạo cơ hội trong môi trường vật chất, môi trường xã hội, cho
trẻ tiếp xúc và trải nghiệm qua tình huống thực tế để phát triển và
rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ với nhiều hình thức như: Tiếp
cận tác phẩm thơ (truyện), làm quen chữ viết; dự đốn, đặt câu hỏi,
mơ tả sự kiện, đóng kịch, kể chuyện sáng tạo, nhận biết mở đầu, kết
thúc một câu truyện, sắp sếp các dữ kiện theo một trình tự hợp lý…
- GV cần chú trọng rèn luyện giọng đọc, kể chuyện, thơ, tìm hiểu kỹ
tác phẩm văn học trước khi tổ chức hoạt động.


- GV là người quan sát, lắng nghe, chia sẻ, hỗ trợ cho trẻ những vấn
đề trẻ gặp khó khăn hoặc khiếm khuyết về ngơn ngữ.


<i><b>* GV có hạn chế về phát âm, cần tự rèn luyện khắc phục hạn chế,</b></i>
<i><b>đảm bảo phát âm chuẩn để dạy trẻ.</b></i>


<b>Vị trí, vai trị</b>
<b>của trẻ trong</b>


<b>hoạt động</b>


- Trẻ được nhận biết, trải nghiệm, luyện tập các kiến thức kỹ năng
thông qua các hoạt động ở mọi lúc mọi nơi trong chế độ sinh hoạt
một ngày như: hoạt động học, hoạt động chơi, hoạt động giao tiếp


trong sinh hoạt hàng ngày; bằng nhiều hình thức khác nhau: Nghe,
nói, “viết, vẽ, mơ tả, mơ phỏng, làm mơ hình, sơ đồ, làm sách, bộc
lộ cảm xúc thơng qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ…


- Trẻ được thỏa sức sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ như là
phương tiện để bộc lộ những hiểu biết của bản thân về thế giới xung
quanh, tái hiện lại các mối quan hệ trong xã hội thông qua các hoạt
động: trao đổi, chia sẻ, vẽ, “viết, chơi mô phỏng, chơi phân vai (ghi
sổ khám bệnh, giá tiền, phòng bán vé…)


<i><b>* Những trẻ hạn chế trong phát âm, vốn từ…cần được giáo viên</b></i>
<i><b>quan tâm rèn luyện, trao đổi với cha mẹ trẻ.</b></i>


<b>Xác định </b>
<b>mục đích, </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>yêu cầu</b> cá nhân trẻ.


<i><b>Ví dụ: KQMĐ “Sử dụng lời nói trong cuộc sống hàng ngày” lứa </b></i>
<b>tuổi MGL</b>


<i><b> 2.1. Kể rõ ràng, có trình tự về sự việc, hiện tượng nào đó để </b></i>
<i>người nghe có thể hiểu được. </i>


<i><b> 2.4. Miêu tả sự việc với một số thông tin về hành động, tính </b></i>


<i><b>cách, trạng thái, ... của nhân vật.</b></i>


<i><b> * Hoạt động truyện “Cây trẻ trăm đốt”, Ngoài những MĐYC cơ </b></i>
bản cần đạt của độ tuổi trong hoạt động Làm quen văn học, GV bổ


sung những yêu cầu để đạt được KQMĐ.


<b>- Kiến thức: </b>


+ Trẻ hiểu trình tự nội dung câu chuyện “Cây trẻ trăm đốt”


+ Trẻ hiểu được tính cách của nhân vật anh Khoai và lão phú ơng.
Phân biệt được tính cách tốt, tính cách xấu.


<b>- Kỹ năng: </b>


+ Trẻ Kể lại được trình tự những tình huống trong câu chuyện “Cây
trẻ trăm đốt”, hoặc tình tiết…….


<b>+ Trẻ miêu tả được tính cách của nhân vật anh Khoai và lão phú </b>
ông. Hoặc yêu cầu miêu tả “Cây tre trăm đốt” …..


<b>- Thái độ: Trẻ hứng thú, tích cực trao đổi, sử dụng ngôn ngữ để thể </b>
hiện tư duy theo yêu cầu của GV.


<i><b> Ví dụ: KQMĐ: 1.2. Trả lời các câu hỏi: Ai đấy?, cái gì đây?, làm </b></i>
<i><b>gì? Thế nào?. Ví dụ: “Con Gà gáy thế nào?” Lứa tuổi nhà trẻ </b></i>
24-36 tháng


<b>* Hoạt động truyện “Đôi bạn”</b>


<b>- Kiến thức : Trẻ biết tên câu chuyện, biết các nhân vật trong </b>
chuyện, biết nội dung câu chuyện đơn giản.


<b>- Kỹ năng: </b>



+ Trẻ nghe và hiểu nội dung đơn giản của câu chuyện


+ Trẻ trả lời được một số câu hỏi đơn giản theo nội dung câu
chuyện: Ai đây? Đang làm gì? Vịt con kêu thế nào?


<b>- Thái độ: Trẻ thích thú tham gia vào hoạt động. Thích thú hưởng </b>
ứng mơ phỏng hành động đơn giản của nhân vật trong truyện
<b> * Hoạt động nhận biết tập nói: Nhận biết quả cam</b>


<b>- Kiến thức: Trẻ biết tên gọi, đặc điểm bên ngoài quả cam (tròn, </b>
màu xanh-vàng, vỏ sần, vị chua - ngọt)


<b>- Kỹ năng: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

+ Trả lời được một số câu hỏi: Quả gì đây? Màu gì? Vỏ (vị) của quả
cam thế nào?


<b>- Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động</b>


<i><b>Ví dụ: KQMĐ 2.1. Kể rõ ràng, có trình tự về sự việc, hiện tượng</b></i>
<i><b>nào đó để người nghe có thể hiểu được. Lứa tuổi MGL</b></i>
Hoạt đơng “Kể chuyện theo kinh nghiệm (theo tình huống)” (hoạt
động 4 phụ lục 1 )


<b> Giáo viên chọn một tình huống, sự kiện gần gũi mà trẻ đã chứng</b>
kiến để kể chuyện. Trị chuyện với trẻ về tình huống đó.


Giáo viên khơi gợi những tình tiết liên quan đến tình huống như tên
gọi, đặc điểm, hành động của nhân vật, nơi xảy ra … giúp trẻ biểu


đạt hiểu biết, suy nghĩ của mình về câu chuyện định kể. Cho trẻ kể
nếu trẻ gặp khó khăn cơ có thể gợi ý cho trẻ kể. Cho trẻ đặt tên câu
truyện vừa kể. Nhận xét, đánh giá


<b>- Kỹ năng: Trẻ có khả năng biểu đạt ngơn ngữ một cách rõ ràng,</b>
diễn đạt đủ ý của câu. Câu chuyện có nội dung, các tình tiết được
sắp xếp một cách hợp lý.


<b>Nội dung,</b>
<b>phương</b>
<b>pháp hình</b>
<b>thức tổ chức</b>


<b>hoạt động</b>


<b>1. Làm quen với tác phẩm văn học:</b>
<b>1.1. Nội dung:</b>


- Giáo viên lựa chọn nội dung phù hợp với khả năng, nhu cầu, hứng
thú của trẻ, phù hợp với mục tiêu giáo dục ở từng độ tuổi.


- Lựa chọn tác phẩm cần:


+ Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có bản quyền tác giả


+ Nội dung gần gũi với đời sống của trẻ, thể hiện được sự kết hợp
các mặt giáo dục: đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ trong đó, ý nghĩa giáo
dục đạo đức thẩm mĩ là trung tâm. Ưu tiên tác phẩm giàu tình cảm
gia đình (tình cảm bố mẹ - con cái; cháu - ơng bà; tình u thương
động vật…) và tác phẩm có sách, khuyến khích sách tranh chữ to,


bìa cứng.


+ Ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, mạch lạc
- Tác phẩm đảm bảo tính vừa sức:


+ Với truyện:


Truyện cho trẻ Nhà trẻ có khoảng 20-50 từ (các từ có thể lặp
đi lặp lại) với 1 sự kiện


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Trẻ Nhà trẻ bài thơ khoảng 4-6 câu
Trẻ MGB bài thơ khoảng 6 -8 câu
Trẻ MGN bài thơ khoảng 8-10 câu
Trẻ MGL bài thơ khoản 10 -12 câu


- Gợi ý một số nguồn tài liệu tham khảo ngồi sách chương trình,
hướng dẫn, tuyển tập


+ Sách của Nhà xuất bản Kim Đồng, Nhà xuất bản Giáo dục, Nhà
xuất bản Văn Học.


<b>1.2. Phương pháp, hình thức tổ chức:</b>


- GV lựa chọn phương pháp, hình thức, tiến trình thực hiện các hoat
động cho trẻ làm quen tác phẩm văn học, làm quen chữ cái phù hợp,
tạo hứng thú học tập thông qua chơi cho trẻ ở các độ tuổi:


<b>* Với tác phẩm văn học trẻ chưa biết:</b>


+ Cho trẻ dự đốn tên truyện, nội dung câu truyện thơng qua tranh


minh họa


+ Dự đốn tình tiết tiếp diễn xảy ra trong câu chuyện


+ Sắp xếp tranh truyện theo dự đoán của bản thân về nội dung câu
chuyện


+ Đọc, kể chuyện có kểt hợp sử dụng cử chỉ điệu bộ hoặc đồ dùng
trực quan minh họa


<b>* Với tác phẩm văn học trẻ đã biết:</b>


+ Phát hiện những tình tiết khơng đúng, những bức tranh khuyết
thiếu minh họa cho trình tự câu chuyện, bài thơ trẻ đã biết


+ Sắp xếp tranh theo trình tự câu chuyện trẻ đã biết
+ Kể tiếp đoạn truyện còn thiếu vừa được nghe


+ Sáng tạo thêm tình tiết mới, phần mở đầu, kết thúc một câu
chuyện


+ Kể chuyện theo tranh
+ Đóng kịch


- GV linh hoạt số lần kể chuyện, đọc thơ diễn cảm cho trẻ nghe phụ
thuộc vào câu chuyện/ bài thơ ngắn hay dài, tình tiết dễ hay khó,
vần, nhịp điệu, âm điệu, hứng thú của trẻ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

có và sản phẩm của trẻ.



- Tăng cường cho trẻ mô phỏng lại một số hành động đơn giản, cảm
xúc của nhân vật nhằm tạo cảm xúc và hứng thú của trẻ, đặc biệt
chú trọng đối với trẻ nhà trẻ, mẫu giáo bé.


- Tăng cường các hoạt động bổ trợ theo nhóm, sử dụng đa dạng các
kỹ năng khác nhau để củng cố, mở rộng hiểu biết, phát huy sáng tạo
của trẻ về tác phẩm văn học trẻ vừa được tiếp cận như: Nghe qua
băng, làm sách truyện, thiết kế trang phục của nhân vật, mơ phỏng,
đóng vai nhân vật trong truyện, tạo ra các nhân vật, tình tiết trong
truyện bằng các cách khác nhau như: Tơ, vẽ các nhân vật, làm mơ
hình, con rối…


- Hình thức và địa điểm tổ chức: Có thể dạy cả lớp, chia nhóm nhỏ,
đội hình tự do. Tổ chức trong lớp, ngồi trời, góc văn học, thư
viện…


<b>* Một số loại câu hỏi cho trẻ hiểu tác phẩm truyện: </b>


+ Câu hỏi về nội dung: Có những ai? Làm gì? Chuyện gì xảy ra?
+ Câu hỏi về ngữ điệu giọng của các nhân vật phù hợp với hành
động và tính cách nhân vật: Nói gì? Nói như thế nào?


+ Câu hỏi yêu cầu trẻ trả lời sử dụng ngôn ngữ miêu tả: Thế nào?
Như thế nào?


+ Câu hỏi hỏi về thái độ của trẻ đối với nhân vật: Nghĩ gì về? Vì
sao? Cháu yêu ai? Vì sao?


+ Câu hỏi về cảm xúc chung: Thích nhất điều gì? thích nhất nhân
vật nào?



+ Câu hỏi tưởng tượng, câu hỏi đoán biết: Chuyện gì sẽ xảy ra ?
+ Câu hỏi sáng tạo: Nếu con là ... thì con sẽ làm thế nào/làm gì?
+ Câu hỏi giáo dục: Hỏi thái độ, cách đánh giá của trẻ (VD: Trong
truyện Bác gấu đen và hai chú thỏ, bạn thỏ nào đáng khen hơn? Vì
sao?)


Đặt trẻ vào tình huống trong tác phẩm hướng tới việc giáo dục trẻ:
trẻ rút ra bài học từ tác phẩm (VD: Khi mẹ ốm, con sẽ làm gì? Ở
nhà con làm gì giúp mẹ?)


<b>* Một số loại câu hỏi cho trẻ hiểu tác phẩm thơ </b>


+ Đối với trẻ MGB: Tên bài thơ gì? Bài thơ nói về điểu gì? Cháu
thích câu thơ nào trong bài?


+ Đối với trẻ MGN: Nâng cao hơn MGB bài thơ gợi ra hình ảnh gì?
Hình ảnh đó được miêu tả như thế nào? Vì sao?


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

câu thơ nào? Cảm nhận của mình về bài thơ?


<b> * Đọc sách, truyện cho trẻ nghe: Cần được tăng cường và chú</b>
trọng.


- Lựa chọn sách có chủ đề trẻ hứng thú, cỡ chữ to cùng với hình ảnh
minh họa rõ ràng, câu văn đơn giản.


- Hướng dẫn thực hiện:


+ Giới thiệu sách: Trang bìa, trước, sau, tên tác phẩn, tác giả, hình


ảnh minh họa trên trang bìa. Hướng dẫn cách đọc sách (cầm sách,
giở sách, hướng đọc, phân biệt phần mở đầu, kết thúc của sách, giữ
gìn, bảo vệ sách)


+ Số lần đọc sách, truyện tùy thuộc vào độ dài, ngắn của tác phẩm.
Đọc truyện kết hợp biểu cảm của nét mặt, giọng đọc. Chú ý đọc
ngắt nghỉ theo dấu chấm, dấu phẩy.


+ Có thể kết hợp vừa đọc vừa dừng lại đặt câu hỏi để trẻ dự đốn
những tình tiết, diễn biến tiếp theo của câu chuyện.


* Ví dụ: Chuyện gì đang diễn ra? Chuyện gì sẽ xảy ra? Tại sao? Đặt
các câu hỏi “hiểu” về nội dung câu chuyện sau khi đọc


+ Mời trẻ tham gia vào các phần lặp đi lặp lại của câu chuyện. Sử
dụng một que chỉ để tập trung sự chú ý của trẻ vào văn bản.


+ Giải thích các từ mới trước hoặc trong khi đọc chuyện.
<b>* Kể chuyện:</b>


- Kể chuyện theo đồ vật
- Kể chuyện theo tranh


- Kể chuyện nối tiếp theo truyện kể của cô
- Kể chuyện theo kinh nghiệm (theo tình huống)
- Kể chuyện theo sơ đồ


- Nghĩ thêm tình tiết cho câu chuyện
- Nghĩ kết cho câu chuyện



- Kể chuyện theo tưởng tượng/ kể chuyện tự do
<b>* Đồng dao, ca dao, tục ngữ:</b>


- Lựa chọn các bài đồng dao, ca dao, tục ngữ đơn giản, gần gũi, dể
hiểu với trẻ


- Lựa chọn các bài đồng dao có gắn liền với trò chơi, giáo viên nên
dạy và hướng dẫn cách chơi


- Dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.


- Không giảng nội dung các bài đồng dao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

+ Câu chuyện có một chủ đề chính
+ Có kết thúc nhanh và thỏa mãn
+ Có số lượng nhân vật hạn chế


+ Có các hội thoại đơn giản, được lặp đi lặp lại


<b>2. Cho trẻ làm quen với đọc, viết trong chương trình GDMN</b>
<b>2.1 Nội dung:</b>


- MGB: Tiếp xúc với chữ, sách truyện. Cầm sách đúng chiều, mở
sách, xem tranh và “đọc” truyện.


- MGN: Nhận dạng một số chữ cái; Tập tô, tập đồ các nét chữ.
“Đọc” truyện qua các tranh vẽ.


- MGL: Nhận dạng các chữ cái. Sao chép một số kí hiệu, chữ cái,
tên của mình. “Đọc” truyện qua các tranh vẽ.



Làm quen với cách đọc và viết tiếng Việt (MGN, MGL)


+ Hướng đọc, viết: từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới.
+ Hướng viết của các nét chữ; đọc ngắt nghỉ sau các dấu.


<b>2.2 Phương pháp hình thức tổ chức:</b>
<b>a. Mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ</b>


- Đối với lứa tuổi mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ, không tổ chức cho
trẻ tiếp xúc và làm quen với một số chữ cái trong hoạt động học mà
tổ chức qua hoạt động chơi, lồng ghép tích hợp trong các hoạt động
khác.


- Cho trẻ tiếp cận với chữ cái thông qua môi trường chữ viết xung
quanh trẻ như : sách truyện, chữ cái, từ có trong mơi trường trong và
ngồi lớp, các ký hiệu, biển chỉ dẫn có trong cuộc sống hàng ngày
của trẻ


- Thực hiện lồng ghép, tích hợp nhẹ nhàng các hoạt động tiếp xúc,
làm quen với chữ viết thơng qua các hoạt động chơi, hoạt động
ngồi trời, trị chơi, HĐ văn học, tạo hình...dưới các hình thức nhóm
nhỏ, cá nhân...


- Tổ chức đa dạng các hoạt động cho trẻ tiếp xúc và làm quen với
chữ viết như :


+ Mẫu giáo bé : Nhận biết một số ký hiệu đơn giản có xung quanh
trẻ, sử dụng giác quan để cảm nhận đường nét của chữ cái, xem
sách, truyện, tô đồ nét thẳng, nét xiên qua hoạt động vẽ mưa, vẽ


cỏ ...


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

cái: nặn chữ cái, xếp chữ cái (bằng hột hạt, que, dây...) ; thực hiện
một số trò chơi, bài tập nhận biết chữ cái đơn giản : Tìm ghép đơi 2
chữ cái giống nhau, tìm những chữ cái giống nhau trong từ


<b>b. Mẫu giáo lớn </b>


- Tổ chức hoạt động làm quen với chữ viết :


+ Linh hoạt trong việc lựa chọn chữ cái: Cho trẻ làm quen 1 hoặc
nhiều chữ cái có cùng chung một dấu hiệu như: cấu tạo chữ, cách
phát âm... phù hợp với khả năng của trẻ.


+ Cần tăng cường cho trẻ tiếp xúc và làm quen với nhiều ký hiệu,
kiểu chữ khác nhau như: Chữ in thường, in hoa; chữ viết thường,
viết hoa…


+ GV linh hoạt lựa chọn các phương pháp, hình thức, thời điểm tổ
chức cho trẻ làm quen chữ viết sao cho phù hợp với khả năng, nhu
cầu hứng thú của trẻ. Khuyến khích tổ chức các hoạt động làm quen
chữ viết dưới các hình thức trị chơi, bài tập với nhiều mức độ, yêu
cầu khác nhau phù hợp với năng lực của từng cá nhân hoặc nhóm
<i><b>+ GV cần linh hoạt, sáng tạo, mạnh dạn thay đổi tiến trình các </b></i>
<i><b>bước tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen chữ cái, thiết kế các hoạt </b></i>


<i>động sao cho tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ kinh nghiệm, khả năng </i>
<i>nhận biết chữ cái, các kỹ năng quan sát, so sánh, nhận dạng đặc </i>
<i>điểm chữ cái. Thay vì việc giáo viên ln là người giới thiệu chữ, </i>
<i>cấu tạo chữ, phát âm mẫu, trẻ thụ động nhận biết, phát âm theo cơ </i>


<i>thì giáo viên chỉ đưa ra dấu hiệu hoặc yêu cầu đề trẻ vận dụng kinh </i>
<i>nghiệm đã có để khám phá, nhận biết, phát hiện các chữ cái.</i>


VD : Trong lớp có bạn nào đã biết chữ b? Ai có thể miêu tả đặc
điểm của chữ b? Hãy tìm chữ b (bờ) trong thẻ tên các bạn trong lớp.
Có bao nhiêu bạn trong tên có chữ b ? Ai có thể tìm được một chữ
cái gần giống với chữ b -> Giới thiệu chữ b


- Tăng cường tích hợp các hoạt động làm quen chữ viết trong các
hoạt động khác trong chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ: sao chép,
viết tên trong bảng điểm danh, viết ngày sinh nhật, trang trí chữ, tơ
đồ chữ, làm sách, truyện, viết chữ trên cát, viết giá tiền…


<b>3. Các hoạt động khác:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

được xây dựng một cách linh hoạt dựa trên mục đích của hoạt động
như:


+ Lứa tuổi nhà trẻ: Sử dụng phương pháp trực quan, dùng lời nói
với các hình thức tổ chức hoạt động ở mọi lúc mọi nơi, hoạt động
chơi tập có chủ định, hoạt động với đồ vật, trò chơi dân gian, trò
chuyện với trẻ. Các hoạt động diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên được lồng
vào trong các hoạt sinh hoạt, vui chơi của trẻ, thời gian các hoạt
động ngắn, chỉ vài ba phút và thường là với từng trẻ và nhóm trẻ.
+ Lứa tuổi mẫu giáo: Sử dụng phương pháp trực quan, dùng lời,
thực hành, trải nghiệm với các hình thức tổ chức đa dạng, phong
phú như: hoạt động học, hoạt động chơi, thăm quan, dã ngoại, lễ
hội. Chú trọng tích hợp phát triển ngơn ngữ theo chủ đề.


- Chú trọng phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt: nhận biết, khám


phá, âm nhạc, tạo hình, thể dục, làm quen với toán...


<b>Phương tiện,</b>
<b>đồ dùng, học</b>


<b>liệu</b>


- Cần tăng cường sử dụng vật thật, các vật liệu gần gũi trong cuộc
sống của trẻ. Khai thác nguồn CNTT, sách, truyện, tài liệu cho trẻ
hoạt động phát triển ngôn ngữ hiệu quả. Cần tạo cơ hội cho trẻ tự
lựa chọn, sáng tạo, có ý tưởng sử dụng đồ vật sẵn có trong mơi
trường lớp và trong cuộc sống của trẻ để thực hành, trải nghiệm.
- GV cần khuyến khích trẻ tự làm ra đồ dùng, học liệu để phục vụ
cho các hoạt động phát triển ngơn ngữ


<b>Xây dựng</b>
<b>mơi trường</b>


<b>phát triển</b>


<b>a. Các tiêu chí xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung</b>
<b>tâm</b>


<i>(Ban hành theo Kế hoạch số 56/KH-BGDĐT ngày 25/01/2017 của</i>
<i>Bộ GDĐT)</i>


1. Đảm bảo an toàn về mặt tâm lý cho trẻ và trẻ thường xuyên được
giao tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và trẻ với
những người xung quanh.



2. Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của GV đối với trẻ và những
người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>ngôn ngữ</b> đồ vật, đồ chơi để thực hành, trải nghiệm.
5. Khuyến khích trẻ có thể hoạt động theo nhiều cách khác nhau;
tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ hoạt động, trải nghiệm, khám phá dưới
<b>nhiều hình thức khác nhau, phát triển toàn diện.</b>
6. Tạo những điều kiện, cơ hội, tận dụng hoàn cảnh, tình huống
thật cho trẻ hoạt động trải nghiệm, khám phá trong mơi trường an
tồn.


* Khi chuẩn bị mơi trường học tập, giáo viên phải kiểm sốt và
loại bỏ các mối nguy hiểm như đồ vật nhọn, sắc, hạt nhỏ… để đảm
bảo mơi trường an tồn cho trẻ. Tận dụng mơi trường, học liệu sẵn
có, thế mạnh tại vùng miền để giúp trẻ học hiệu quả. Sắp xếp các đồ
vật trong và ngoài lớp học cần giúp trẻ có hứng thú, tích cực trải
nghiệm và sáng tạo. Khuyến khích và tạo cơ hội cho trẻ được tham
gia vào việc tạo ra đồ dùng, đồ chơi và trẻ được tham gia vào việc
sắp xếp môi trường hoạt động.


<b>b. Xây dựng môi trường phát triển ngôn ngữ trong nhóm, lớp</b>
<i><b>* Ngun tắc đổi mới xây dựng mơi trường ngôn ngữ</b></i>


<i>- Tạo môi trường ngôn ngữ đa dạng, sinh động, tạo sự hấp dẫn lôi</i>


cuốn trẻ, phù hợp với độ tuổi.


- Tận dụng khơng gian, vị trí hợp lý để tạo ra môi trường ngôn ngữ
cho trẻ.



+ Môi trường trong lớp: Sử dụng chữ cái trong môi trường lớp để
trẻ có nhiều cơ hội tiếp xúc với chữ.


+ Mơi trường ngồi lớp: Tận dụng các vị trí, khu vực hợp lý để gắn
các biển chỉ dẫn kèm hình ảnh minh họa giúp trẻ hiểu ý nghĩa của
các ký hiệu.


<i>Ví dụ: </i>


- Lập một bảng gồm những bức ảnh hoặc vẽ những nhiệm vụ mà trẻ
cần phải thực hiện trong ngày và có thể cho điểm đối với mỗi việc
mà trẻ hồn thành được.


- Trẻ được khuyến khích đọc sách và kích thích sự phát triển đọc
viết, tương tác với các chữ viết trong môi trường, trong các trò
chơi và các phương tiện chơi như trong các tấm card, thẻ thư viện,
tờ quảng cáo poster, ký hiệu, các nhãn mác phù hợp ở trong lớp.
<b>1/ Góc đọc viết:</b>


- Hình thành góc đọc hấp dẫn với những cuốn sách u thích của trẻ
ln có sẵn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

- Đặt một cái đài ở góc đọc, có băng, đĩa, đọc chuyện và những
quyển truyện tương ứng trong góc.


- Đặt một hộp bút chì, bút chì màu và bút màu sáp với giấy cho trẻ
tự do viết một mình.


- Một cái đệm, ghế tựa, thú êm sẽ làm cho góc này trở nên ấm cúng
hơn và mời gọi hơn với trẻ để trẻ có thể viết tự do và độc lập.



- Hãy làm cho lớp học của bạn tràn ngập sách. Để sách ở những nơi
vừa tầm với của trẻ. Có những cuốn sách mà cả lớp có thể đọc cùng
nhau, những cuốn sách mà trẻ “có thể đọc được” và những cuốn tạp
chí, sách nhiều tranh ảnh. Khuyến khích trẻ lựa chọn mượn sách từ
thư viện để mang về nhà đọc cùng cha mẹ.


<b>* Hòm thư:</b>


- Hai hòm thư của lớp trong góc viết: một cái cho trẻ gửi thư mà
chúng vừa viết và một cái để bạn gửi lại thư trả lời.


- Đặt một tấm giấy khổ lớn lên sàn nhà vào mỗi tuần và khuyến
khích trẻ thực hành viết và các kỹ năng vận động tinh lên “sàn viết”
này


<b>2/ Phòng khám của bác sỹ:</b>
- Sổ ghi ngày hẹn


- Sổ ghi số điện thoại


- Biển báo đóng cửa hay mở cửa


- Bảng ký hiệu chữ viết hoặc hình ảnh để kiểm tra thị lực


- Bức tranh khổ lớn hình cơ thể người và các bộ phận với chú thích
- Chia thuốc, nhãn thuốc


<b>3/ Góc nấu ăn:</b>



- Thực đơn món ăn; Giá tiền
- Hộp đựng có nhãn


- Sách hướng dẫn nấu ăn
<b>4/ Cửa hàng, siêu thị của lớp</b>


- Sổ ghi chép, bút chì, bảng tín hiệu mở cửa hay đóng cửa
- Sổ ghi lời nhắn, số điện thoại


- Chữ cái nam châm, bìa giá và phiếu giảm giá
- Tờ rơi giới thiệu các nhãn mác


- Danh mục hàng giảm giá do trẻ tự viết
- Báo, tạp chí


- Tờ quảng cáo Poster
- Tiền giả


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

- Giấy nhắn
- Phong bì và tem
- Hộp thư


- Túi thư


- Thư để phân loại


<b>Đánh giá</b>
<b>hoạt động</b>


- Cần đánh giá:



+ Trẻ đã học được gì?


+ Giáo viên đã thực hiện được những gì?


+ Cần thay đổi gì với đối với nội dung, hoạt động khác?


+ Nội dung, hoạt động …đó có tạo hứng thú, cảm xúc gì đối với trẻ?
(Nếu khơng tạo được cảm xúc là khơng thành cơng)


+ Giáo viên có sử dụng các từ khó và giả thích nghĩa cho trẻ hiểu
khơng?


+ Giáo viên có đặt các câu hỏi tình huống, giao nhiệm vụ cho trẻ
khơng?


+ Trẻ có tham gia tương tác liên tục không? (tương tác với bạn, hỏi
cô giáo)


+ Có trả lời được các câu hỏi và biết cách đặt các câu hỏi khơng?
+ Có hợp tác với bạn khơng?


+ Trẻ có áp dụng các kỹ năng nghe, nói đọc, viết trong đó khơng?
<b>Điều chỉnh</b>


<b>kế hoạch</b>


Thường xun điều chỉnh kế hoạch: Nội dung, phương pháp, hình
thức tổ chức phù hợp với nhu cầu phát triển ngôn ngữ, khả năng,
năng lực của trẻ, vốn kiến thức của giáo viên, điều kiện, phương


tiện, học liệu của trường, lớp, sự kiện diễn ra tại thời điểm tổ chức
hoạt động…


<b>III. Hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển ngôn ngữ trong chương trình GDMN</b>
<b>theo độ tuổi: </b>


<b>1. Phân tích mục tiêu phát triển ngơn ngữ trong chương trình GDMN</b>
<b>1. Mục tiêu chung</b>


<b> * Đối với trẻ 0-3 tuổi </b>


- Nghe hiểu được các yêu cầu đơn giản bằng lời nói.


- Biết hỏi và trả lời một số câu hỏi đơn giản bằng lời nói, cử chỉ.
- Sử dụng lời nói để giao tiếp, diễn đạt nhu cầu.


- Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của câu thơ và ngữ điệu của lời nói.
- Hồn nhiên trong giao tiếp.


<b>* Đối với trẻ 3-6 tuổi: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

- Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau (lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu
bộ…).


- Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hố trong cuộc sống hàng ngày.
- Có khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại truyện.


- Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp
với độ tuổi.



- Có một số kĩ năng ban đầu về việc đọc và viết.
<b>2. Mục tiêu cụ thể (KQMĐ)</b>


<b>2.1. Một số mục tiêu lứa tuổi Nhà trẻ ( Thể hiện sự đồng tâm phát triển)</b>
<b>Kết quả</b>


<b>mong đợi</b>


<b>12 - 24 tháng tuổi</b> <b>24 - 36 tháng tuổi</b>
<i><b>12 - 18 tháng tuổi</b></i> <i><b>18 – 24 tháng tuổi</b></i>


<b>1. Nghe </b>
<b>hiểu lời </b>
<b>nói</b>


<b>1.3. Hiểu câu hỏi:</b>
“...đâu?” (mẹ đâu?, bà
đâu? vịt đâu?...)


<b>1.3. Trả lời được câu</b>
<b>hỏi đơn giản: “Ai</b>
đây?”, “Con gì đây?”,
“Cái gì đây?”, ...


<b>1.3. Hiểu nội dung</b>
<b>truyện ngắn đơn giản:</b>
trả lời được các câu hỏi
về tên truyện, tên và
hành động của các



nhân vật.


Ví dụ: Câu truyện
Thỏ con không vâng
lời. GV hỏi trẻ


- Đây là truyện gì?
(Thỏ con khơng vâng
lời)


- Con thỏ đang làm
gì?(đi chơi)


<b>2. Nghe, </b>
<b>nhắc lại </b>
<b>các âm, </b>
<b>các tiếng </b>
<b>và các câu</b>


2.1. Bắt chước được
<b>âm thanh ngôn ngữ</b>
<b>khác nhau: ta ta, meo</b>
meo, bim bim...


<b>2.1. Nhắc lại được từ</b>
<b>ngữ và câu ngắn: con</b>
vịt, vịt bơi, bé đi
chơi, ...


<b>2.1. Phát âm rõ</b>


<b>tiếng. </b>


<b>3. Sử dụng</b>
<b>ngôn ngữ </b>
<b>để giao </b>


<b>3.2. Nói câu gồm 1</b>
<b>hoặc 2 từ: “bế” (khi</b>
muốn được bế); “uống”
hoặc “nước” (khi muốn
uống nước); “măm


<b>3.2. Chủ động nói nhu</b>
<b>cầu, mong muốn của</b>
bản thân (cháu uống
nước, cháu muốn …).


<b>3.2. Sử dụng lời nói</b>
<i><b>với các mục đích</b></i>
<b>khác nhau: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<b>Kết quả</b>
<b>mong đợi</b>


<b>12 - 24 tháng tuổi</b> <b>24 - 36 tháng tuổi</b>
<i><b>12 - 18 tháng tuổi</b></i> <i><b>18 – 24 tháng tuổi</b></i>


<b>tiếp </b> măm” (khi muốn ăn);
“đi, đi” (khi muốn đi
chơi)...



chuyện.


- Bày tỏ nhu cầu của
bản thân.


- Hỏi về các vấn đề
quan tâm như: con gì
đây? cái gì đây?, …
<b>2.2. Một số mục tiêu lứa tuổi Mẫu giáo ( Thể hiện sự đồng tâm phát triển)</b>


<b>Kết quả</b>
<b>mong đợi</b>
<b>MG bé</b>
<b>(3-4 tuổi)</b>
<b>MG nhỡ</b>
<b>(4-5 tuổi)</b>
<b>MG lớn</b>
<b>(5-6 tuổi)</b>
<b>1. Nghe </b>
<b>hiểu lời </b>
<b>nói</b>


<b>1.3. Lắng nghe và trả</b>
<b>lời được câu hỏi của</b>
người đối thoại.


Ví dụ: GV hỏi trẻ
- Con ăn cơm chưa?
(Rồi ạ hoặc gật đầu)



1.3. Lắng nghe và
<b>trao đổi với người</b>
đối thoại.


Ví dụ:


- Cơ nói: Nắng q!
(Vào lớp cho mát đi
cơ)


1.3. Lắng nghe và
<b>nhận xét ý kiến của</b>
người đối thoại.


Ví dụ: GV đưa ra tình
huống để trẻ nhận xét
ý kiến của bạn:


- Con thấy ý kiến của
bạn thế nào? (Bạn nói
đúng ạ)
<b>2. Sử </b>
<b>dụng lời </b>
<b>nói trong </b>
<b>cuộc sống</b>
<b>hàng </b>
<b>ngày</b>


2. Sử dụng lời nói trong cuộc sống hàng ngày


2.4. Kể lại được


<b>những sự việc đơn</b>
<b>giản đã diễn ra của</b>
<b>bản thân như: thăm</b>
ông bà, đi chơi, xem
phim,..


Ví dụ: GV hỏi để trẻ
có thể kể lại sự việc
với trình tự lộn xộn:
Hôm qua con thăm
ông nội, mẹ mua cho
con máy bay…


2.4. Kể lại sự việc
<b>theo trình tự. (trình</b>
<b>tự hành động, hoạt</b>
<b>động, thời gian, sự</b>
<b>kiện…)</b>


Ví dụ: GV hỏi để trẻ
có thể kể về sự việc
diễn ra trên đường
tới trường, việc diễn
ra trong ngày ở
trường….


<b>2.4. Miêu tả sự việc</b>
<b>với một số thông tin</b>


<b>về hành động, tính</b>
<b>cách, trạng thái, ...</b>
<b>của nhân vật.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<b>3. Làm </b>
<b>quen với </b>
<b>việc đọc </b>
<b>viết</b>


<b>3.1. Đề nghị người</b>
<b>khác đọc sách cho</b>
<b>nghe, tự giở sách xem</b>
tranh.


Ví dụ: GV hướng dẫn
trẻ sử dụng ngôn ngữ
để đề nghị người khác:
Trẻ cầm sách truyện
đưa cho cô, cô hỏi:
Con muốn gì nào? Để
trẻ trả lời


<b>3.1. Chọn sách để</b>
<b>xem.</b>


Ví dụ: trong hoạt
động góc, cơ hướng
dẫn trẻ trong góc
sách truyện: Con có
thể tự chọn sách


mình thích để xem
nhé!


<b>3.1. Chọn sách để</b>
<b>“đọc” và xem.</b>


<b>Ví dụ: trẻ chơi trong</b>
góc sách truyện, cơ hỏi
trẻ: Con đang đọc sách
gì vậy? con nói về
cuốn sách này cho cơ
nghe được khơng?


<b>* Ví dụ 1: Gợi ý “Xây dựng ngân hàng nội dung, hoạt động giáo dục phát triển</b>
<b>ngôn ngữ Khối mẫu giáo lớn ”</b>


<b>Mục tiêu</b> <b>Thời</b>


<b>gian</b>


<b>Nội dung - Hoạt động</b>


<b>1. Nghe hiểu lời nói</b> <i><b>* Thơ:</b></i>


- Bập bênh; Bé học tốn; Gà học
chữ; Tình bạn; Bó hoa tặng cơ,
Bàn tay cơ giáo, trăng ơi từ đâu
đến…..


<i><b>* Truyện:</b></i>



- Bạn mới, Mèo con và quyển
sách


- Cô bé hoa hồng, Giấc mơ kì lạ,


<i><b>* Đồng dao, ca dao</b></i>


- Thằng Bờm, Chú Cuội,..


- Đi cầu đi quán, rềnh rềnh ràng
ràng...


<i><b> *Làm quen chữ cái. </b></i>


- Làm quen chữ cái o,ô,o; a,ă,â; ...
- Tập tơ chữ o,ơ,o; a,ă,â;...


- Trị chơi ôn luyện các chữ....
<b>* Hoạt động khác</b>


- Làm theo các yêu cầu, chỉ dẫn
của GV trong các HĐ sinh hoạt,
vui chơi, học tập trong ngày; GV
đưa ra các câu hỏi trong các hoạt
1.1. Thực hiện được các yêu cầu


trong hoạt động tập thể, ví dụ: “Các
bạn có tên bắt đầu bằng chữ cái T


đứng sang bên phải, các bạn có tên
bắt đầu bằng chữ H đứng sang bên
trái”.


Tháng
9,10


1.2. Hiểu nghĩa từ khái quát: phương
tiện giao thông, động vật, thực vật,
đồ dùng (đồ dùng gia đình, đồ dùng
học tập,..).


Cả năm


1.3. Lắng nghe và nhận xét ý kiến
của người đối thoại.


Cả năm


<b>2. Sử dụng lời nói trong cuộc sống</b>
<b>hàng ngày</b>


2.1. Kể rõ ràng, có trình tự về sự
việc, hiện tượng nào đó để người
nghe có thể hiểu được.


Cả năm


2.2. Sử dụng các từ chỉ sự vật, hoạt
động, đặc điểm,… phù hợp với ngữ


cảnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

động, yêu cầu trẻ trả lời (Giải các
<i><b>câu đố về đồ vật; Mô tả đồ vật </b></i>
theo 3 dấu hiệu; quan sát bầu trời;
kể về ngày nghỉ của bé; đặt 3 câu
hỏi về cô giáo/ bạn khác/đồ vật/
con vật/ thực vật/ phương tiện
giao thông...)


- Phát hiện tình tiết sai trong câu
chuyện.


- Lắng nghe và gọi tên âm thanh
(âm thanh thiên nhiên, âm thanh
trong cuộc sống, ...


- Kể chuyện sáng tạo:
+ Nghĩ kết cho câu chuyện
+ Nghĩ tình tiết cho câu chuyện
+ Kế chuyện sáng tạo về con vật,
đồ vật…


+ Kể chuyện theo tranh
+ Kể chuyện theo tình huống
+ Kể lại câu chuyện theo trí tưởng
tượng của trẻ, theo cách của trẻ
-Tạo cho trẻ thói quen đọc sách,
truyện vào một thời điểm nhất
<i><b>định trong ngày. ( Đọc sách cho </b></i>


trẻ nghe trước khi ngủ trưa)
- Giới thiệu cho trẻ về cuốn sách
truyện mới


- Trò chuyện về cách giữ gìn sách
- Phân biệt phần mở đầu và phần
kết thúc của sách


- “Đọc” truyện qua các tranh vẽ.
- Làm sách truyện tự tạo


- Làm dấu sách


- Trò chuyện và dạy trẻ nhận biết
các ký hiệu thông thường trong
cuộc sống: biển chỉ dẫn, biển ký
hiệu, biển nguy hiểm…


- Nhận biết các chữ cái trong thẻ
2.3. Dùng được câu đơn, câu ghép,


câu khẳng định, câu phủ định, câu
mệnh lệnh,..


Cả năm


2.4. Miêu tả sự việc với một số
thông tin về hành động, tính cách,
trạng thái, ... của nhân vật.



Tháng
9,10,11,
12
2.5. Đọc biểu cảm bài thơ, đồng dao,
cao dao…


Cả năm
2.6. Kể có thay đổi một vài tình tiết


như thay tên nhân vật, thay đổi kết
thúc, thêm bớt sự kiện... trong nội
dung truyện.


Tháng
11,12,2,
4


2.7. Đóng được vai của nhân vật
trong truyện.


Tháng
10,11,2,
4,5
2.8. Sử dụng các từ: cảm ơn, xin lỗi.
xin phép, thưa, dạ, vâng… phù hợp
với tình huống.


Tháng
9,10,11
2.9. Điều chỉnh giọng nói phù hợp



với ngữ cảnh.


Cả năm
<b>3. Làm quen với việc đọc và viết</b>


3.1. Chọn sách để “đọc” và xem. Tháng
9,10,11
3.2. Kể truyện theo tranh minh họa


và kinh nghiệm của bản thân.


Tháng
9,10,12,
2,4
3.3. Biết cách “đọc sách” từ trái sang
phải, từ trên xuống dưới, từ đầu sách
đến cuối sách.


3.4. Nhận ra kí hiệu thơng thường:
nhà vệ sinh, nơi nguy hiểm, lối ra
-vào, cấm lửa, biển báo giao thông...


Tháng
9,10
3.5. Nhận dạng các chữ trong bảng


chữ cái tiếng Việt.


Cả năm



</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

tên, nhận dạng, tập phát âm các
chữ cái trong thẻ tên


- Trị chơi: Nghe tiếng nói đốn
tâm trạng


- Trị chơi: Làm theo lời chỉ dẫn
- Trị chơi: Đốn chữ qua khẩu
hình...


<b>* Ví dụ 2: Gợi ý “Xây dựng kế hoạch nội dung, hoạt động giáo dục phát triển</b>
<b>ngôn ngữ lớp mẫu giáo lớn A1 – Năm học ...”</b>


<b>Mục tiêu</b> <b>Nội dung - Hoạt động</b>


<b>1. Nghe hiểu lời nói</b> <b> Tháng 9</b>
<b>1. Hoạt động học:</b>


- Thơ: Trăng ơi từ đâu đến
- Mô tả đồ vật theo 3 dấu hiệu
- Truyện: Bạn mới


- LQCV: o,ô,ơ
<b>2. Hoạt động khác:</b>


- Thơ: Gà học chữ; Bàn tay cô giáo, trăng ơi từ đâu đến.
- Truyện: Mèo con và quyển sách; Tình bạn


<i><b>- Đồng dao, ca dao: Thằng Bờm, Chú Cuội,..</b></i>



- Làm theo các yêu cầu, chỉ dẫn của giáo viên trong các
hoạt động sinh hoạt, vui chơi, học tập trong ngày. Giáo viên
đưa ra các câu hỏi trong các hoạt động, yêu cầu trẻ trả lời
+ Phát hiện tình tiết sai trong câu chuyện.


+ Lắng nghe và gọi tên âm thanh (âm thanh thiên nhiên, âm
thanh trong cuộc sống, ...)


+ Giải các câu đố về đồ vật
+ Bé nhìn thấy gì trên bầu trời?
+ Hãy kể về ngày nghỉ của bé.


+ Bé hãy đặt 3 câu hỏi về cô giáo/ bạn khác
- Kể chuyện sáng tạo: Nghĩ kết cho câu chuyện


- Tạo cho trẻ thói quen đọc sách, truyện vào một thời điểm
nhất định trong ngày. (Đọc sách cho trẻ nghe trước khi ngủ
trưa)


- Giới thiệu cho trẻ về 2 cuốn sách truyện mới
- Trò chuyện về cách giữ gìn sách


- Phân biệt phần mở đầu và phần kết thúc của sách
1.1


1.2.
1.3.


<b>2. Sử dụng lời nói</b>


<b>trong cuộc sống</b>
<b>hàng ngày</b>


2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
2.5.
2.6.
2.7.
2.8.
2.9.


<b>3. Làm quen với</b>
<b>việc đọc và viết</b>
3.1


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

- “Đọc” truyện qua các tranh vẽ.
- Làm dấu sách


- Tập tô chữ o,ơ,o
<b>- Trị chơi:</b>


+ Trị chơi: Nghe tiếng nói đốn tâm trạng
+ Trò chơi: Làm theo lời chỉ dẫn


+ Trò chơi: Đốn chữ qua khẩu hình...


+ Trị chơi: Ai tìm đúng chữ cái,Tạo hình chữ cái từ cơ thể
<b> Tháng 10</b>



<b>1. Hoạt động học:</b>
- ....


<b>2. Hoạt động khác:</b>


<b> Tháng ... </b>


<b>* Các kỹ năng tự phục vụ cần giáo viên dạy trẻ</b>


<i> ( Được kèm theo tài liệu: Hướng dẫn xây dựng môi trường giáo dục và tổ chức</i>


<i><b>hoạt động góc trong cơ sở GDMN: tháng 10/2016) : 100% các cơ sở GDMN phải</b></i>


đưa vào chế độ sinh hoạt một ngày, trong các hoạt động để giáo viên thường xuyên
có trách nhiệm, ý thức giáo dục trẻ 03 kỹ năng căn bản: Kỹ năng lễ giáo; Kỹ năng
<b>sống; Kỹ năng tự phục vụ) </b>


<b> 31 kỹ năng tự phục vụ cơ bản</b>
<b>* Trẻ 24 tháng tuổi: </b>


- Đi cầu thang
- Cách đóng mở cửa


- Cởi giầy, đi giầy, và cất giày, dép
- Cất ba lô


<b> * Trẻ 3 tuổi:</b>


- Cách đứng lên và ngồi xuống ghế


- Cách bê ghế


- Cách rửa tay


- Cách súc miệng nước muối
- Cách lấy nước và uống nước
- Cách giữ vệ sinh khi ho
- Khi hỉ mũi


- Cách mặc áo, cởi áo (móc quần áo, gập
áo)


- Cách cài khuy áo


<b>* Trẻ 4 tuổi:</b>
- Chải tóc


- Cách sử dụng đũa
- Kéo khóa


- Cách cắt móng tay
- Cách quét rác trên sàn
- Cách lau chùi nước
<b> * Trẻ 5 tuổi:</b>


- Đóng mở đai da
- Chuẩn bị giờ ăn


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

- Cách cầm dao, kéo, dĩa
- Cách sử dụng kéo


- Cách gấp khăn lại
- Cách rót nước


- Cách sử dụng bằng thìa


<b>PHỤ LỤC 1</b>


<b>GỢI Ý MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO</b>
<b>1. Tập đặt tên cho truyện được nghe: </b>


Giáo viên kể chuyện cho trẻ nghe (2- 3 lần) không giới thiệu tên truyện. Đàm
thoại và dẫn dắt trẻ đặt tên cho câu truyện: trong chuyện có ai? Bạn đang làm gì? Con
thích nhất ai trong truyện? Theo con câu chuyện tên là gì? Giáo viên ghi lại tên truyện
do trẻ đặt và đọc lại cho cả lớp nghe. Nhận xét, động viên, khuyến khích.


<b>2. Kể chuyện theo đồ chơi (đồ vật, cây cối…): </b>


<b> Giáo viên lựa chọn một số đồ chơi, đồ vật đẹp, gần gũi, có liên quan với nhau,</b>
hấp dẫn, lơi cuốn trẻ. Giáo viên trò chuyện, đàm thoại gợi hỏi trẻ quan sát đặc điểm
nổi bật của đồ chơi, ý tưởng kể, nội dung câu chuyện kể, mối quan hệ giữa các nhân
vật. Tổ chức lần đầu trẻ chưa quen cơ có thể kể chuyện mẫu cho trẻ nghe một câu
chuyện khác, cho trẻ kể chuyện với đồ chơi. Nếu trẻ gặp khó khăn khi đặt lời kể, giáo
viên gợi hỏi trẻ, cho trẻ đặt tên câu chuyện của mình.


Ví dụ: Hai chú thỏ con đang đi thì nhìn thấy gì? Chuyện gì sẽ xảy ra? Cuối cùng như
thế nào? Tên câu chuyện là gì?


Vào một ngày đẹp trời, hai chú thỏ trắng, thỏ đen cùng rủ nhau vào rừng chơi,
đi được nửa đường bỗng dưng xuất hiện con hổ to quát hỏi: Thỏ kia, mày đi đâu? Tơi
đi vào rừng chơi ạ. Nghe thỏ nói vậy, hổ gầm lên: Ha, ha ta đang đói đây, ta sẽ được


một bữa chén no nê…..


<b>3. Kể chuyện theo tranh ( tìm sự nối tiếp):</b>


Cho trẻ sưu tầm tranh từ sách, báo, truyện đọc, tranh dân gian… hình ảnh và nội
dung rõ ràng, có 2 -> 4 nhân vật với các hành động, tình huống gần gũi với cuộc sống
hàng ngày của trẻ.


+ Mẫu giáo bé: 1-2 tranh
+ Mẫu giáo nhỡ: 2-3 tranh


+ Mẫu giáo lớn: 3-5 tranh hoặc tranh liên hoàn


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

Đối với tranh liên hồn nên sử dụng các câu hỏi kích thích trí tị mị, tưởng
tượng, suy đốn của trẻ. Có mấy tranh? Các tranh có nội dung gì? Theo con sẽ sắp
xếp các bức tranh này như thế nào? Vì sao? Con hãy kể câu truyện và đặt tên cho câu
truyện.


Tùy nội dung và khả năng trẻ cơ có thể dạy trẻ các từ nối câu và mở rộng thành
phần câu của trẻ (3 cấp độ, mỗi cấp độ 3 bộ khác nhau)


Bộ 3 tranh 1 hoạt động.




C1:Minh chơi đập bóng. Bóng vỡ có nhiều kẹo rơi ra. Minh nhặt được rất nhiều kẹo
C2: Hôm nay, Minh được chơi trị bịt mắt đập bóng. Minh dùng chày đập trúng quả
bóng, thế là có rất nhiều kẹo rơi ra. Minh nhặt dược rất nhiều kẹo đủ các loại màu.
Minh rất vui



Bộ 4-5 tranh 1 hoạt động. Bộ nhiều hoạt động


Nhận xét, đánh giá: Giáo viên cho trẻ nêu cảm nhận của mình về câu chuyện của
bạn: “Con thích câu chuyện của các bạn nào?” vì sao? Sau khi cho trẻ kể chuyện, giáo
viên để bức tranh ở góc văn học để nhiều trẻ có cơ hội được kể chuyện. Tổ chức vào
hoạt động góc, hoạt động chiều.


<b>4. Kể chuyện theo kinh nghiệm (theo tình huống)</b>


<b> Giáo viên chọn một tình huống, sự kiện gần gũi mà trẻ đã chứng kiến để kể</b>
chuyện. Trị chuyện với trẻ về tình huống đó.


Ví dụ: Tình huống nhìn thấy một bạn vứt rác ra sân trường hoặc một bà cụ già
sang đường một mình; Hai bạn nhỏ đang tranh giành đồ chơi…


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

kể. Cho trẻ đặt câu truyện vừa kể. Nhận xét, đánh giá
<b>5. Kể chuyện nối tiếp theo chuyện kể của cô </b>


<b> Giáo viên kể cho trẻ nghe một đoạn truyện hoặc sử dụng tình huống chơi, tình</b>
huống mới lạ, hấp dẫn trẻ đến chỗ thắt nút câu chuyện cần được giải quyết dừng lại
và hỏi trẻ: Câu chuyện tiếp theo sẽ như thế nào? Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo? Điều
gì sẽ đến? Cuối cùng sẽ như thế nào?...(tình huống đặt ra có nhiều cách giải quyết
khác nhau). Cô cho trẻ một khoảng thời gian để suy nghĩ, giáo viên trò chuyện, đàm
thoại, đưa ra câu hỏi gợi mở hỏi trẻ kích thích trẻ sáng tạo. Cơ giúp trẻ suy nghĩ về bố
cục của câu chuyện, giúp trẻ hình dung ra các cách kể nối tiếp đoạn kể trước một cách
có logic. Khuyến khích trẻ kể nối tiếp và kết thúc chuyện theo nhiều cách khác nhau.
Nhận xét, đánh giá về: Hành động, hành vi của nhân vật, sự hợp lý của nội dung câu
chuyện, các câu nói đúng, nói hay của trẻ….. Khuyến khích trẻ đưa ra các nhận xét về
câu chuyện mà bạn vừa kể.



<b> Ví dụ: Mèo mun có quả bóng da màu đỏ. Mèo Mun rủ Mèo hoa cùng chơi. Hai</b>
bạn đang chơi vui vẻ thì mèo sút mạnh quá bóng bay vèo xuống ao. Hai bạn cố với
thế nào cũng khơng lấy được bóng. Thế là khơng được chơi nữa rồi.


KT: Bạn Vịt xám đi qua thấy hai bạn ngồi buồn liền hỏi sự tình. Vịt xám hăng hái
nhảy xuống ao vớt hộ bạn quả bóng. Mèo Mun cảm ơn vịt và rủ Vịt chơi chung.
KT: Gà tía đi chơi về thấy hai bạn ngổi buồn dưới gốc cây bàn hỏi sự tình. Gà tía nảy
ra ý kiến là mượn vợt của bác Ngỗng. Ba bạn dùng vợt và vớt được quả bóng lên. Hai
bạn mèo và gà cùng nhau cơi vui vẻ và tránh xa bờ ao ra.


KT: hai bạn mèo dùng gậy kều quả bóng, cáng kều nó càng trơi ra xa. Bỗng nhiên bác
Chó đốm đi ngang qua. Hai bạn nhờ bác chó đốm. bác chó bơi rất giỏi chỉ một lống
là mang bóng về cho hai bạn. Hai bạn cảm ơn bác chó đốm.


<b>6. Nghĩ kết cho câu chuyện</b>


Giáo viên kể chuyện cho trẻ nghe đến hết đoạn diễn biến câu chuyện cô dừng lại
hỏi trẻ: Cuối cùng sẽ như thế nào? Kết thúc câu chuyện ra sao? Cô cho trẻ một khoảng
thời gian để suy nghĩ, giáo viên trò chuyện, đàm thoại, đưa ra câu hỏi gợi mở hỏi trẻ
kích thích trẻ sáng tạo. Khuyến khích trẻ kể kết thúc chuyện theo nhiều cách khác
nhau và có sự logic. Nhận xét, đánh giá về: sự hợp lý của nội dung câu chuyện, kết
của câu chuyện, các câu nói đúng, nói hay của trẻ….. Khuyến khích trẻ đưa ra các
nhận xét về cái kết câu chuyện mà bạn vừa kể.


<b>7. Kể lại 1sự vật, 1 sự việc, 1 buổi tham quan</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

+ Nhớ lại câu truyện theo một trình tự
+ Dạy trẻ mô tả bằng lời


+ Giúp trẻ thể hiện thái độ, tình cảm của mình vào câu chuyện



Theo con mở đầu câu chuyện sẽ như thế nào? Diễn biến câu chuyện sẽ ra sao?
Kết thúc câu chuyện như thế nào?


Trẻ kể chuyện cơ khuyến khích trẻ thể hiện tình cảm trong nội dung câu chuyện.
Nhận xét, đánh giá


<b>8. Kể chuyện theo sơ đồ </b>


Kể chuyện theo sơ đồ hay còn được gọi là kể chuyện theo dàn ý. Nhưng dàn ý ở
đây khơng phải bằng lời mà bằng những hình ảnh trực quan (có thể là tranh, ảnh,
hoặc ký hiệu tượng trưng) chính trẻ tự xây dựng nên sơ đồ cho câu chuyện mình sẽ
kể, rất thích hợp với trẻ và nó sẽ giúp trẻ tích cực, sáng tạo trong hoạt động kể
chuyện, làm phát triển tư duy lơgíc ở trẻ.


Ví dụ: cho trẻ kể chuyện về chủ đề "Một tuần ở trường mầm non của bé", hoặc
"Một ngày ở trường mầm non của bé", “Bé lớn lên như thế nào”... Nếu trẻ kể chuyện
dựa vào sơ đồ sẽ giúp trẻ hiểu tính chu kỳ của thời gian, dần dần giúp trẻ định hướng
thời gian tốt hơn. Cô giáo trò chuyện, thảo luận với trẻ về kinh nghiệm, hoạt động
thực tế để khuyến khích trẻ diễn đạt lại những gì mà chúng đã gặp, đã làm. Cho trẻ
vẽ hoặc dán các ký hiệu tượng trưng cho những hình ảnh về những kinh nghiệm quan
trọng, dễ nhớ nhất theo câu trả lời của trẻ. Cô cho trẻ tạo sơ đồ câu chuyện bằng cách
nối hình, tạo sơ đồ liên kết các kinh nghiệm theo trình tự diễn biến của hoạt động
thực tiễn hoặc theo một lôgic hợp lý. Trẻ kể chuyện theo sơ đồ đã thiết kế. Nhận xét
câu chuyện của trẻ.


<b>9. Kể chuyện theo trí tượng tượng của trẻ/ kể chuyện tự do (Đây là kể chuyện </b>
sáng tạo khó nhất đối với trẻ)


Giáo viên cần tạo cho trẻ hứng thú vào hoạt động kể chuyện. Cùng trẻ lựa chọn


chủ đề, giúp trẻ đưa ra tên truyện, cùng bàn bạc về các nhân vật, các tình huống có
thể xảy ra trong câu chuyện;


+ Giúp trẻ xây dựng ý tưởng, nội dung cậu chuyện
+ Xây dựng bố cục, dàn ý, diễn biến câu chuyện


+ Giúp trẻ thể hiện thái độ, tình cảm của mình vào câu chuyện
+ Giúp trẻ khái quát lại nội dung câu chuyện


Theo con mở đầu câu chuyện sẽ như thế nào? Diễn biến câu chuyện sẽ ra sao?
Kết thúc câu chuyện như thế nào?


</div>

<!--links-->
Hiện trạng của hệ thống khoa học, công nghệ và đổi mới việt nam
  • 18
  • 477
  • 0
  • ×