Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

SKKN: Một số biện pháp rèn nề nếp thói quen vệ sinh cá nhân rửa tay cho trẻ 3-4 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (818.6 KB, 22 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH YÊN</b>
<b>TRƯỜNG MẦM NON HOA SEN</b>


<b>=====***=====</b>


<b>BÁO CÁO KẾT QUẢ</b>



<b>NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN</b>



<b>Tên sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN NỀ NẾP, THÓI QUEN VỆ</b>
<b>SINH CÁ NHÂN RỬA TAY CHO TRẺ 3-4 TUỔI</b>


<b>Tác giả sáng kiến: Đỗ Thị Hương</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>BÁO CÁO KẾT QUẢ</b>


<b>NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN</b>
<b>1. Lời giới thiệu:</b>


Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Có sức khỏe là có tất cả!” Thật
đúng vậy, “sức khỏe” là của cải quý giá nhất của con người mà không tiền bạc
và vật chất, giá trị nào có thể đo đếm được, nếu khơng có sức khỏe con người
không phát triển, không thể làm việc, học tập, vui chơi...Vậy phải làm gì để có
một sức khỏe tốt? Đó ln là vấn đề được tất cả mọi người quan tâm.Vậy chúng
ta sẽ làm gì? Chúng ta cần ăn uống đầy đủ, khoa học và hợp lý, tập thể dục thể
thao thường xuyên,vệ sinh cá nhân sạch sẽ...Không chỉ người lớn mới nhận thức
được tầm quan trọng và ý nghĩa của sức khỏe đối với con người, mà đối với trẻ
nhỏ đặc biệt trẻ lứa tuổi mầm non, ngay từ khi còn nhỏ các con cần phải được
giáo dục, rèn luyện...Bởi lẽ trẻ ở độ tuổi này, cơ thể của trẻ còn yếu, sức đề
kháng với bệnh tật chưa cao, trẻ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để giúp trẻ có
một cơ thể khỏe mạnh, ngồi việc thực hiện tốt cơng tác ni dưỡng chăm sóc


trẻ thì việc rèn nề nếp thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ là vô cùng quan trọng.


Đối với mỗi con người các bộ phận trên cơ thể đều có sự gắn kết và rất
quan trọng đối với chúng ta, vì vậy chúng ta phải bảo vệ và giữ gìn chúng,
những bộ phận nào trên cơ thể sẽ là nguồn lây bệnh dễ nhất khi chúng ta khơng
giữ vệ sinh? Đó chính là “đôi tay”. Hàng ngày, tay của chúng ta luôn tiếp xúc
với nhiều thứ và bụi bẩn có dính các mầm bệnh, nếu thường xun để đơi tay
bẩn thì sẽ là nguồn lây bệnh nguy hiểm đến sức khỏe con người, trong khi một
ngày ở trường trẻ được tham gia rất nhiều hoạt động cần đến đơi tay, vì vậy việc
dạy trẻ nề nếp thói quen vệ sinh cá nhân nói chung và kỹ năng rửa tay nói riêng
là nhiệm vụ rất cần thiết đối với mỗi giáo viên mầm non. Cơng tác chăm sóc
giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ đặc biệt là trẻ mầm non là công tác luôn được
Bộ giáo dục quan tâm và đầu tư.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

cịn quy định: Trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe. Trẻ em dưới 6
tuổi được chăm sóc sức khỏe ban đầu, được khám chữa bệnh không phải trả tiền
trong các cơ sở y tế công lập”. Do vậy giáo viên cần phối hợp với gia đình, nhà
trường cùng thống nhất trong việc giáo dục dạy trẻ các kỹ năng, kỹ sảo, thói
quen vệ sinh cá nhân đặc biệt là vệ sinh cá nhân rửa tay cho trẻ đúng thời điểm,
đúng quy trình vệ sinh và thời gian biểu hợp lý từ đó hình thành cho trẻ nề nếp
thói quen văn minh trong cuộc sống, hình thành thói quen vệ sinh cá nhân, góp
phần giúp trẻ có một sức khỏe tốt để vui chơi, học tập và tham gia vào các hoạt
động.


Trong nhiều năm qua việc hình thành nề nếp thói quen vệ sinh cá nhân nói
chung, vệ sinh cá nhân rửa tay nói riêng cho trẻ ở lứa tuổi mầm non đã được các
cấp lãnh đạo phụ trách ngành quan tâm chỉ đạo sát sao: triển khai, thực hiện
chuyên đề giáo dục vệ sinh cá nhân đến các trường, lớp Mầm Non, đưa nội dung
giáo dục vệ sinh cá nhân vào nhiệm vụ trong các năm học, đồng thời cụ thể hóa
ở các chỉ số trong Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, giáo dục vệ sinh cá nhân


còn được đưa vào nội dung thi thực hành giáo viên giỏi cấp Huyện và cấp Tỉnh.
Là một giáo viên trẻ trực tiếp đứng lớp, tôi đã thường xuyên tổ chức các hoạt
động giáo dục vệ sinh cá nhân nói chung và kỹ năng rửa tay cho trẻ nói riêng
nhưng chưa thực sự đem lại hiệu quả cao. Trước thực trạng như vậy, tôi ln
suy nghĩ làm thế nào để tìm ra biện pháp hay giúp trẻ có nề nếp thói quen vệ
sinh cá nhân rửa tay. Vì vậy tơi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp
<i><b>rèn nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân rửa tay cho trẻ 3- 4 tuổi” để áp dụng</b></i>
vào lớp mình đang phụ trách với mong muốn nề nếp thói quen vệ sinh cá nhân
rửa tay của trẻ ở lớp đạt hiệu quả cao hơn


<b>2. Tên sáng kiến: </b>“<i>Một số biện pháp rèn nề nếp thói quen vệ sinh cá nhân rửa</i>
<i>tay cho trẻ 3-4 tuổi”.</i>


<b>3. Tác giả sáng kiến:</b>


- Họ và tên: Đỗ Thị Hương.


- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Mầm non Hoa Sen - Vĩnh Yên - Vĩnh
Phúc.


- Điện thoại: 0972836336 Email:
<b>4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Đỗ Thị Hương.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Áp dụng từ ngày</b>
01 tháng 8 năm 2018 đến 26 tháng 03 năm 2019


<b>7. Mô tả bản chất của sáng kiến:</b>
<b>7. 1. Về nội dung của sáng kiến</b>


Các nhà Khoa học đã khuyến cáo rằng: “Rửa tay bằng xà phòng trước bữa


ăn và sau khi đi vệ sinh giúp cứu nhiều mạng sống hơn bất kỳ mọi loại thuốc
kháng sinh. Nó có thể làm giảm một nửa số ca tiêu chảy trên thế giới, giảm ½
các ca tử vong do viêm phổi và ¼ các ca do bệnh liên quan đến hô hấp”. Tiêu
chảy đứng thứ 2 trong số các nguyên nhân gây tử vong, mỗi năm giết hại hơn
1,5 triệu trẻ em. Vị trí quán quân thuộc về bệnh biêm phổi, mỗi năm cướp đi
mạng sống của khỏang 2 triệu trẻ dưới 5 tuổi. Rửa tay là một cách hữu hiệu
phịng chống các căn bệnh này”.


Chính vì vậy giáo dục nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân rửa tay cho trẻ
trong trường mầm non có một vị trí rất quan trọng giúp trẻ hình thành những
thói quen, kỹ năng hành vi vệ sinh cá nhân rửa tay đúng cách, sạch sẽ, có lợi cho
sức khỏe. Vậy kỹ năng, thói quen vệ sinh là gì? Sau khi nghiên cứu tìm tịi tơi
nhận thấy quy luật hình thành kỹ năng, thói quen như sau:


Kỹ năng: Là mức độ thực hiện vệ sinh đòi hỏi sự tập trung chú ý cao vào
các thao tác thực hiện các chi tiết của quy trình vệ sinh.


Thói quen: Là qúa trình hình thành chuỗi phản xạ có điều kiện bởi các
thao tác được lặp đi lặp lại nhiều lần dần dần thấm sâu và tạo thành phản xạ tự
nhiên của mỗi người.


Trẻ ở tuổi mẫu giáo tuy cịn nhỏ xong có thể thực hiện tốt các kiến thức
thơng thường rồi dần dần sau đó hình thành kỹ năng, thói quen vệ sinh cá nhân
cho bản thân, sự phát triển ở giai đoạn này có tốt hay không phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố trong đó vấn đề giữ gìn vệ sinh cho trẻ là một trong những vấn đề
thiết yếu của bậc học mầm non. Việc giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt sẽ giúp trẻ có
thể lực tốt, hạn chế sự phát sinh của các dịch bệnh, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng do
mất vệ sinh vì vậy cơ giáo chủ nhiệm có vai trị rất quan trong trong việc hình
thành nề nếp thói quen vệ sinh cá nhân nói chung và hình thành nề nếp thói quen
vệ sinh rửa tay cho trẻ để trẻ phát triển một cách khỏe mạnh nhất và phù hợp với


chuẩn mực vệ sinh chung của mọi người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

nhận biết hành vi có lợi hoặc có hại cho sức khỏe để giúp cho cơ thể khỏe mạnh.
Trẻ ở độ tuổi này nếu được quan tâm giáo dục hợp lý, trẻ hồn tồn có thể thực
hiện tốt các kiến thức thơng thường rồi dần dần sau đó hình thành các kỹ năng,
thói quen cho bản thân. Tuy nhiên trẻ ở độ tuổi này rất dễ nhớ nhưng lại mau
quên, vì vậy để giúp trẻ hình thành được nề nếp thói quen, kỹ năng vệ sinh cá
nhân địi hỏi một q trình dài mà cơ giáo cần có sự kiên trì mới có thể thực hiện
được. Dựa vào đặc điểm đó mà việc đưa giáo dục vệ sinh cá nhân nói chung và
giáo dục vệ sinh cá nhân rửa tay nói riêng một cách phù hợp để giáo dục cho trẻ
ngay từ tuổi mẫu giáo là rất cần thiết. Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn
cho phép rút ra “<i>Một số biện pháp rèn nề nếp thói quen vệ sinh cá nhân rửa tay</i>
<i>cho trẻ 3-4 tuổi”.</i>


<b>7.1.1. Biện pháp thứ nhất: Giúp trẻ hiểu rõ sự cần thiết của việc hình</b>
<b>thành nề nếp thói quen vệ sinh rửa tay.</b>


Giúp trẻ hiểu rõ sự cần thiết của việc hình thành nề nếp thói quen vệ sinh
rửa tay là vô cùng quan trọng, khi trẻ đã hiểu được ích lợi của việc rửa tay
thường xun thì trẻ sẽ luôn chủ động, hứng thú tham gia vào hoạt động rửa tay.


Để trẻ hiểu về mục đích của việc tạo thói quen rửa tay đúng quy trình cơ
nên dành nhiều thời gian để trò chuyện với trẻ ở mọi lúc mọi nơi, kể cho trẻ
nghe những mẩu chuyện ngắn hay những câu chuyện do cô sáng tạo kết hợp với
xem những hình ảnh, vi deo trên máy tính, hoặc hình ảnh có trong sách báo
thơng qua đó giáo dục viên cung cấp kiến thức để trẻ thấy được nếu rửa tay
thường xun và đúng cách thì đơi tay của trẻ ln sạch đẹp, phịng tránh được
một số bệnh, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Nếu để tay bẩn, khơng được vệ sinh
thường xun thì sẽ gây ra nhiều bệnh tật làm ảnh hưởng đến sức khỏe.



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Mi Mi là một cô bé rất hiếu động, cô bé không chịu ngồi yên lúc nào cả,
đến bữa ba mẹ gọi về ăn cơm thì cơ bé ngồi vào bàn ăn ngay, quên cả việc phải
rửa tay. Mẹ của Mi Mi thấy vậy liền nói với cơ bé:


- Có phải con gái mẹ lại quên rửa tay không? Mi Mi nhanh nhảu trả lời:
- Con đi rửa ngay đây mẹ ạ!


Ngày nào ba mẹ cũng phải nhắc Mi Mi chuyện rửa tay bằng xà phòng để
giữ vệ sinh, nhưng lúc khơng có ba mẹ ở bên cơ bé lại quên ngay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Nghe tiếng khóc ba vội chạy đến hỏi Mi Mi:
- Có chuyện gì vậy con gái?


Cơ bé liền kể lại cho ba nghe việc mình vừa làm, ba liền đi lấy thuốc cho
Mi Mi uống, khi cô bé đã hết đau bụng ba mới nhẹ nhàng nói với Mi Mi:


- Con à! Khi con nghịch bẩn vi khuẩn sẽ bám rất nhiều ở tay con, đó là
những vi khuẩn mắt thường chúng ta khơng nhìn thấy được chúng sẽ theo thức
ăn chui vào bụng con, làm con đau bụng đấy. Vì vậy phải rửa tay bằng xà phòng
trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và những lúc tay bẩn thì mới đảm bảo vệ sinh và
có một cơ thể khỏe mạnh.


Từ đó Mi Mi không bao giờ quên rửa tay trước khi ăn nữa.
Sau khi kể chuyện cơ trị chuyện với trẻ:


- Cơ vừa kể câu chuyện gì?
- Câu chuyện nói về ai?


- Qua câu chuyện chúng mình có nên học tập bạn Mi Mi khơng? Vì sao?
Đúng vậy, chúng ta khơng nên để tay bẩn vì nó sẽ là nguồn lây bệnh cho


cơ thể, gây hại cho sức khỏe. Rửa tay thường xuyên và đúng cách là một thói
quen tốt để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và bảo vệ cơ thể khỏi các
bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hóa, qua da, để chúng ta ln có một cơ thể
khỏe mạnh.


Hàng ngày vào giờ trả trẻ cơ cũng có thể cho trẻ vận động theo “vũ điệu
rửa tay” vui nhộn, thông qua hoạt động này tạo giúp trẻ củng cố và ln nhớ các
bước rửa tay, đồng thời kích thích sự hứng thú của trẻ mỗi khi thực hành kỹ
năng vệ sinh rửa tay


Từ việc “Giúp trẻ hiểu rõ sự cần thiết của việc hình thành nề nếp thói
<i>quen vệ sinh rửa tay”</i> tơi thấy trẻ có hứng thú và thái độ tích cực hơn khi thực
hiện việc vệ sinh cá nhân rửa tay hàng ngày, trẻ thường xuyên rửa tay, ln có ý
thức tự giác rửa tay ở những thời điểm cần thiết.


<i><b>7.1.2. Biện pháp thứ hai: Hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phịng đúng</b></i>
<b>quy trình.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

thật tỉ mỉ cho trẻ từng bước rửa tay theo quy trình, để trẻ dễ hiểu, dễ nhớ cơ nên
đưa hình ảnh các bước rửa tay kết hợp với lời hướng dẫn ngắn gọn, rõ ràng,
chính xác, cụ thể theo 6 bước rửa tay sau:


Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch. Xoa xà phòng vào lòng bàn tay.
Chà xát hai lòng bàn tay vào nhau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên cổ tay và mu bàn tay kia
và ngược lại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Bước 5: Chụm năm đầu ngón tay của tay này cọ vào bàn tay kia bằng
cách xoay đi xoay lại.



Bước 6: Xả tay cho sạch hết xà phịng dưới vịi nước sạch .Vẩy nhẹ tay
xuống phía dưới. Lau khô tay bằng khăn sạch.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

bước mấy? Cơ thực hiện có khéo léo khơng? Có làm bắn xà phịng ra ngồi
khơng?...Cho trẻ thực hiện mơ phỏng các động tác rửa tay trên không, mời một
vài trẻ thực hiện mẫu, sau đó cho cả lớp nhận xét. Cuối cùng cô cho cả lớp thực
hành rửa tay, trong khi trẻ thực hiện cô quan sát sửa sai kịp thời cho trẻ, khuyến
khích động viên để trẻ thực hiện tốt.


Cùng với việc dạy trẻ rửa tay đúng quy trình, cô cần dạy trẻ biết rửa tay
vào những thời điểm cần thiết và thích hợp đó là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh,
khi tiếp xúc với đồ dùng đồ chơi và khi tay bẩn. Để trẻ thực hành việc rửa tay
bằng xà phịng được tốt cơ phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng như (thùng đựng nước
có vịi, xà phịng, giá để xà phịng…) có kích thước phù hợp và thuận tiện cho
trẻ, khi dạy trẻ thực hành động tác mẫu của cơ phải thật chính xác.


Để tăng hiệu quả của việc giáo dục vệ sinh rửa tay và giúp trẻ dần hình
thành được kỹ năng, nề nếp, thói quen rửa tay thì cơ nên xây dựng thời gian biểu
hợp lý, khoa học và phù hợp với trẻ.


Ví dụ: Xây dựng thời gian biểu rửa tay cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi
vệ sinh. Hàng ngày cô giáo cùng phụ huynh cho trẻ thực hiện nghiêm túc thời
gian biểu, đúng giờ nào việc đó. Cứ như vậy ngày nào trẻ cũng thực hiện đúng
thời gian trẻ sẽ thành thói quen, trẻ sẽ tự làm mà khơng cần cơ nhắc.


<i> 7.1.3. Biện pháp thứ ba: Tích hợp nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân</i>
<b>rửa tay vào các hoạt động.</b>


Để trẻ khắc sâu được kiến thức về lý thuyết và thành thạo hơn khi thực


hành rửa tay bằng xà phịng cơ nên lồng ghép việc giáo dục vệ sinh cá nhân rửa
tay vào các hoạt động trong ngày, vào mọi lúc mọi nơi, cụ thể như: Trong giờ
đón trả trẻ tơi thường cho trẻ xem vi deo bạn nhỏ rửa tay đúng quy trình và trị
chuyện với trẻ: Bạn nhỏ đang làm gì? Bạn rửa tay như thế nào? Các con có rửa
tay giống như bạn không? Các con rửa tay như thế nào? Con thường rửa tay vào
những lúc nào? Trẻ sẽ chia sẻ về kinh nghiệm và việc rửa tay của mình, nếu trẻ
làm chưa đúng cơ có thể nhắc nhở trẻ kịp thời.


Trong giờ hoạt động có chủ đích tơi có thể lồng ghép nội dung giáo dục
vệ sinh cá nhân rửa tay vào các lĩnh vực ví dụ: Khi dạy bài hát “Tay thơm tay
ngoan” lĩnh vực phát triển thẩm mỹ, tôi có thể tích hợp nội dung giáo dục vệ
sinh cá nhân rửa tay vào phần gây hứng thú như sau:


Cô đọc câu đố về đơi bàn tay: Đơi gì tài giỏi lắm thay


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Trẻ giải câu đố, sau đó cơ và trẻ cùng trị chuyện về đơi bàn tay, cơ hỏi
trẻ: Đơi bàn tay giúp chúng mình làm những cơng việc gì? Để có đơi bàn tay
ln sạch đẹp các con phải làm gì?....tương tự với các bài hát khác như “bàn tay
sạch”, “tay xinh của bé”. Với lĩnh vực phát triển ngơn ngữ có thể lồng ghép vào
các bài thơ, câu chuyện có nội dung thích hợp như: Câu chuyện “chuyện của tay
trái và tay phải”, bài thơ “rửa tay sạch, “đôi bàn tay của bé”…tương tự với các
lĩnh vực khác tơi đều có thể lồng ghép nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân rửa tay
để dạy trẻ.


Nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân rửa tay cho trẻ cịn được tơi lồng ghép
vào giờ chơi hoạt động góc, chơi- hoạt động ngồi trời và đem lại hiệu quả cao.
Ở giờ chơi hoạt động góc tơi thường cho trẻ chơi các trò chơi như: Rửa tay cho
búp bê…Trong khi trẻ chơi cơ cũng có thể tạo tình huống, hỏi những câu hỏi có
liên quan đến việc rửa tay của trẻ như: “Trước khi nấu ăn các bác đã rửa tay
chưa? Các bác rửa tay như thế nào? Vì sao cần phải rửa tay trước khi nấu ăn…?


Với các giờ chơi- hoạt động ngoài trời cũng vậy, tơi có thể cho trẻ quan sát các
hình ảnh tun truyền về vệ sinh ở góc tuyên truyền của nhà trường, hoặc của
lớp, cơ và trẻ cùng trị chuyện về các hình ảnh sau đó cho trẻ cùng làm các động
tác mơ phỏng 6 bước rửa tay, qua đó sẽ giúp trẻ ghi nhớ sâu hơn.


Giờ hoạt động chiều cũng là khoảng thời gian hữu ích để tơi tổ chức cho
trẻ ôn luyện các thao tác vệ sinh. Đây là thời điểm rất thích hợp để tơi hướng
dẫn lại cho trẻ kỹ năng thực hành rửa tay bằng xà phòng một cách cụ thể theo
quy trình.


Ngồi việc lồng ghép đan xen nội dung giáo dục vệ sinh rửa tay bằng xà
phịng vào các hoạt động trong ngày, tơi cịn mạnh dạn đăng ký thực hiện
chuyên đề vệ sinh cá nhân rửa tay bằng xà phòng riêng, thực tế khi thực hiện đã
đã đem lại hiệu quả rất cao, trẻ khắc sâu được kiến thức từ đó trẻ ln thực hiện
việc rửa tay bằng xà phịng đúng quy trình ở các thời điểm trong thời gian biểu
cô đã xây dựng, ở mọi lúc mọi nơi.


Vì vậy việc lồng ghép nội dung giáo dục vệ sinh rửa tay bằng xà phòng
vào trong các hoạt động là rất cần thiết và đem lại hiệu quả rất cao, góp phần
quan trọng trong việc hình thành nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân rửa tay cho
trẻ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Đặc điểm của trẻ là hay bắt chước, đặc biệt trẻ thích bắt chước những
hành động của người lớn mà mình u mến. Do đó trẻ có thể bắt chước những
cái đúng, cái tốt nhưng cũng có thể bắt chước cái sai, cái xấu. Vì vậy muốn trẻ
hình thành được nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân rửa tay văn minh thì cơ giáo
phải là người tiên phong làm gương cho trẻ học tập, để làm được như vậy cơ cần
phải có ý thức tự rèn luyện bản thân, tạo cho mình thói quen vệ sinh văn minh,
đúng giờ giấc, thời gian biểu, luôn gương mẫu trong việc tuân thủ theo những
yêu cầu vệ sinh của lớp, của nhà trường, thực hiện nghiêm túc lời nói phải đi đơi


với việc làm để thực sự là tấm gương sáng cho các cháu noi theo.


Tuyên truyền đến mọi người thân trong gia đình trẻ cùng phối hợp, thống
nhất nội dung giáo dục, chia sẻ kinh nghiệm để phụ huynh hiểu rằng không chỉ
cô giáo mà mỗi người lớn trong gia đình trẻ cũng cần phải rèn luyện để xứng
đáng trở thành những tấm gương cho trẻ noi theo, có như vậy mới giúp trẻ hình
thành được nề nếp, thói quen văn minh trong vệ sinh cá nhân nói chung và vệ
sinh cá nhân rửa tay bằng xà phịng nói riêng.


Như vậy biện pháp làm gương cho trẻ noi theo cũng có sức ảnh hưởng rất
lớn đến q trình nhận thức của trẻ. Trẻ có được nề nếp, thói quen vệ sinh cá
nhân tốt hay khơng là phụ thuộc rất nhiều vào các biện pháp giáo dục của cơ
giáo và gia đình trong đó biện pháp “làm gương” là một trong những biện pháp
giáo dục đem lại hiệu quả rất cao.


<i>7.1.5. Biện pháp thứ năm: Biện pháp kiểm tra và nhắc nhở trẻ.</i>


Để biết trẻ thực hiện việc vệ sinh cá nhân rửa tay như thế nào, thực hiện
đã đúng quy trình hay chưa cơ cần thường xuyên có mặt để thực hiện cùng trẻ,
đồng thời kiểm tra, bao quát trẻ trong khi trẻ thực hiện. Từ đó kịp thời uốn nắn
những hành vi, thói quen chưa đúng của trẻ, giúp trẻ chú ý hơn và thực hiện
đúng phương pháp, đúng quy trình vệ sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Khuyến khích trẻ tự kiểm tra việc thực hiện hành động vệ sinh cá nhân
rửa tay của mình và của bạn, từ đó gợi ý bằng những câu hỏi để trẻ nhận xét
đánh giá được quá trình thực hiện của bản thân và của các bạn khác. Ví dụ: Con
thấy bạn An rửa tay như thế nào? Con có thấy bạn qn hay nhầm lẫn bước nào
khơng?


Để trẻ hình thành được nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân rửa tay ngồi


việc làm cho trẻ hiểu ý nghĩa cơ cần nhắc nhở và tạo điều kiện cho trẻ được thực
hiện thường xuyên, có như vậy mới ăn sâu vào nếp sống của trẻ, hành động sẽ
trở thành thói quen khi trẻ có nhu cầu từ bên trong.


Có thể dùng những hình ảnh minh họa vui nhộn, đáng yêu liên quan đến
việc rửa tay để nhắc nhở trẻ bằng cách dán những hình ảnh đó ở nhà tắm, phịng
ngủ, hay góc vui chơi hoặc những nơi mà trẻ dễ nhìn thấy. Những hình ảnh này
sẽ nhắc nhở bé về tầm quan trọng của việc rửa tay, cũng như thời điểm, cách
thức rửa tay phù hợp.


Ví dụ: Cơ giáo và bố mẹ có thể sử dụng hình ảnh sau dán vào những nơi
trẻ dễ nhìn thấy để nhắc nhở trẻ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<i>7.1.6. Biện pháp thứ sáu: Tuyên dương động viên trẻ kịp thời.</i>


Trẻ nhỏ rất thích được khen và khơng muốn bị chê, nên chúng ta cần biết
khêu gợi lòng tự hào đúng lúc, đúng chỗ để hình thành ở trẻ những hành vi
đúng, những phẩm chất tốt đẹp. Chính vì lẽ đó trong mọi hoạt động của trẻ cơ
cần theo dõi kết quả và có những hình thức khen thưởng kịp thời. Trong việc
giáo dục vệ sinh cá nhân rửa tay cũng vậy, khi thấy trẻ làm đúng, có ý thức vệ
sinh sạch sẽ thì cơ giáo và phụ huynh cần biết khen ngợi động viên trẻ kịp thời,
có thể khen ngay trong lúc trẻ thực hiện. Đối với những trẻ làm chưa tốt cô cũng
không nên tỏ thái độ quá nghiêm khắc hoặc quát mắng trẻ, thay vào đó cơ nên
nhẹ nhàng, động viên trẻ để lần sau trẻ sẽ cố gắng thực hiện tốt hơn.


Cần tạo cho trẻ môi trường hoạt động thật sự thoải mái như ở nhà, giúp
trẻ phát huy tính tự nguyện, tự giác và tích cực trong mọi hoạt động đặc biệt là
việc thực hiện các kỹ năng vệ sinh cá nhân trong đó có vệ sinh cá nhân rửa tay
bằng xà phịng. Ln tạo cho trẻ sự thoải mái, khơng có cảm giác bị ép buộc hay
gị bó khi phải thực hiện kỹ năng vệ sinh rửa tay theo chuẩn mực và với những


thời điểm nhất định theo yêu cầu.


Cô cần dành nhiều thời gian, chú ý nhiều hơn đến những cháu cá biệt để
có biện pháp giáo dục phù hợp, động viên khen thưởng đúng lúc đồng thời cũng
sửa sai kịp thời cho trẻ nhằm kích thích những việc làm tốt, hình thành nề nếp
thói quen vệ sinh văn minh, đồng thời hạn chế những việc làm chưa tốt, những
hành vi xấu của trẻ. Cơ giáo và gia đình phải thật sự là mái ấm tình thương để
trẻ an tâm chia sẻ những kinh nghiệm, hiểu biết của mình về việc thực hiện các
kỹ năng vệ sinh cá nhân, từ đó tìm ra những biện pháp giáo dục phù hợp nhất để
hình thành cho trẻ nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân.


<i>7.1.7. Biện pháp thứ bảy: Tăng cường phối hợp giữa nhà trường và gia</i>
<b>đình.</b>


Cùng với việc được chăm sóc giáo dục tốt ở trường, thì giáo dục trẻ tại
gia đình là vơ cùng quan trọng, nếu chỉ được giáo dục tốt ở trường mà khi về
đến gia đình trẻ lại khơng được quan tâm, chăm sóc giáo dục tốt từ bố mẹ thì
khơng thể đem lại hiệu quả giáo dục cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Để thực hiện công tác tuyên truyền được hiệu quả tôi thường sử dụng
những hình thức tun truyền như sau:


 <b>Tun truyền qua góc tuyền truyền của lớp.</b>


Cần xây dựng góc tuyên truyền với nội dung phong phú, hấp dẫn về các
bước rửa tay đúng quy trình, về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giáo dục nề
nếp, thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ,…. Nội dung cần được thay đổi thường
xuyên, đặc biệt nên đưa những hình ảnh minh họa cụ thể để phụ huynh dễ hiểu
hơn.



Ví dụ: Để tuyên truyền đến các bậc phụ huynh biết về các quy trình rửa
tay đúng cách thì tơi sẽ trang trí hình ảnh 6 bước rửa tay kèm theo lời hướng dẫn
cụ thể để phụ huynh nắm bắt được và có thể kết hợp giáo dục trẻ ở nhà.


Tận dụng qua thời gian đón trả trẻ để trao đổi, chia sẻ với phụ huynh về
tình hình, mức độ thực hiện vệ sinh cá nhân rửa tay của trẻ ở lớp.


Những nội dung tuyên truyền cũng cần phản ánh thực trạng của trẻ tại
lớp, cô nên chụp ảnh hoặc quay vi deo việc thực hiện vệ sinh cá nhân rửa tay
của trẻ ở lớp gửi đến các phụ huynh để phụ huynh nắm bắt được con em mình
đã nhận thức được đến đâu, đã làm tốt hoặc còn làm chưa tốt ở những chỗ nào,
từ đó đưa ra những biện pháp giáo dục vệ sinh tại nhà cho phù hợp.


 <b>Tuyên truyền qua các buổi họp phụ huynh của lớp.</b>


Những buổi họp phụ huynh tại lớp là những thời điểm rất thuận lợi để cô
giáo tuyên truyền đến các phụ huynh về kiến thức chăm sóc giáo dục vệ sinh
văn minh cho trẻ. Để thu hút được sự quan tâm, chú ý cũng như sự đồng tình
ủng hộ của phụ huynh thì cô giáo cần đưa ra được những dẫn chứng cụ thể về
các văn bản, điều lệ của nhà nước về “Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em
Việt Nam”, phổ biến đến phụ huynh về chương trình “Tăng cường tuyên truyền
giáo dục vệ sinh cá nhân và chăm sóc bảo vệ sức khỏe trẻ mầm non” của Bộ
giáo dục và đào tạo đã phối hợp với Unilever Việt Nam (UVF) thực hiện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Giúp phụ huynh hiểu về đặc điểm, khả năng nhận thức và khả năng tự phục
vụ bản thân của trẻ 5-6 tuổi để phụ huynh nắm rõ từ đó giúp trẻ phát huy tính tự
giác, tự lập ngay tại nhà, tránh tình trạng nng chiều quá mức, làm thay mọi
việc cho trẻ dẫn đến việc trẻ luôn ỷ nại, dự dẫm vào người khác.


Cho phụ huynh xem hình ảnh, video về quy trình rửa tay 6 bước, đồng thời


cô thực hành các bước rửa tay đúng trình để phụ huynh nắm bắt được cách vệ
sinh cá nhân cho trẻ theo đúng khoa học để về nhà hướng dẫn lại con em mình.
Cần chia sẻ với phụ huynh về mục đích của việc phối hợp giữa nhà trường và
gia đình là cùng thống nhất các nội dung, biện pháp giáo dục nhằm giúp trẻ có
những thói quen, hành vi vệ sinh văn ngay từ khi cịn nhỏ.


Khen ngợi các phụ huynh và trẻ có ý thức vệ sinh tốt, luôn chấp hành các
nguyên tắc vệ sinh rửa tay để các phụ huynh, học sinh khác trong lớp học tập.


 <b>Tuyên truyền qua các buổi tổ chức chuyên đề vệ sinh cá nhân rửa</b>
<b>tay.</b>


Cô cần chuẩn bị tốt nhất mọi điều kiện về lớp học, về các đồ dùng phục
vụ cho chuyên đề, chuẩn bị tốt về giáo án, tìm tịi lựa chọn những hình thức dạy
học mới để tiết học đạt hiệu quả cao. Mời ban đại diện hội phụ huynh của lớp
và những phụ huynh khác có nhu cầu đến dự các buổi thực hiện chuyên đề vệ
sinh cá nhân rửa tay.


Qua các buổi chuyên đề như vậy phụ huynh sẽ được trực tiếp theo dõi quá
trình giảng dạy của giáo viên và khả năng nhận thức của trẻ, từ đó phụ huynh
cũng thấy rõ được trách nhiệm của mình trong việc giáo dục nề nếp thói quen vệ
sinh cá nhân cho trẻ. Thực tế qua các buổi chuyên đề tôi đã nhận được rất nhiều
sự đồng tình ủng hộ của phụ huynh, tạo nhiều thuận lợi hơn trong việc phối hợp
thống nhất quan điểm giáo dục trẻ giữa nhà trường và gia đình, nhằm đem lại
hiệu quả giáo dục cao.


 <b>Tuyên truyền qua Website của trường.</b>


Tuyên truyền qua trang web của trường là một biện pháp mới đem lại hiệu
quả cao, vì trên thực tế hiện nay cơng nghệ thơng tin đang được phát triển mạnh


mẽ và được phổ biến rộng rãi trong toàn xã hội, qua việc truy cập trên hệ thống
internet các bậc phụ huynh có thể dễ dàng nắm bắt được các hoạt động của con
em mình ngay tại nhà.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

theo dõi, từ những buổi thực hiện tổ chức chuyên đề vệ sinh cá nhân rửa tay cho
trẻ, các buổi thực hành kỹ năng vệ sinh cá nhân rửa tay, tơi đã chụp hình ảnh,
viết tin bài về nội dung tổ chức hoạt động giáo dục và nộp Ban biên tập duyệt
bài, sau đó đăng trên Website của nhà trường. Gửi tin bài lên phòng giáo dục,
Ban biên tập duyệt và đăng bài.


Trao đổi với phụ huynh để phụ huynh biết và thường xuyên cập nhật thông
tin các hoạt động giáo dục của lớp, của trường qua Website của nhà trường bằng
cách truy cập vào trang website />


Để thu hút sự quan tâm, chú ý của phụ huynh, các bài viết cần có nội
dung sâu sắc, thuyết phục và mang tính giáo dục cao.


Sau khi áp dụng biện pháp này đã có nhiều phụ huynh truy cập vào trang
web của trường và thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm về nội dung
trang web, tạo nhiều thuận lợi cho công tác tuyên truyền của giáo viên.


<b>7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: </b>


Tôi tiến hành thực nghiệm ở 2 lớp 3A4, 3A5 tại trường mầm non Hoa Sen,
Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Với tổng số trẻ là 70. Áp dụng từ ngày 01
tháng 8 năm 2018 đến 26 tháng 03 năm 2019. Sau khi áp dụng sáng kiến với các
tác động tích cực, khắc phục những hạn chế đã thu lại những kết quả đáng khích
lệ: 100% trẻ được thực hành kỹ năng rửa tay đúng quy trình, và với những biện
pháp thiết thực dễ dàng đã mang lại hiệu quả cao có khả năng sẽ được áp dụng
sâu rộng hơn nữa. Trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào hoạt động rửa tay. Kết
quả khảo sát trẻ số trẻ đạt tăng lên rất nhiều. Vì vậy tơi có thể khẳng định sáng


kiến ““<i>Một số biện pháp rèn nề nếp thói quen vệ sinh cá nhân rửa tay cho trẻ </i>
<i>3-4 tuổi” có khả năng ứng dụng vào thực tế rất cao, có thể mở rộng áp dụng cho</i>
tất cả trẻ mầm non đặc biệt là với trẻ 3-4 tuổi.


<b>8. Những thông tin cần được bảo mật: Khơng có thơng tin cần được bảo</b>
mật.


<b>9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:</b>
- Trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi. Trường mầm non Hoa Sen.
- Các tài liệu, học liệu tham khảo liên quan đến đề tài:


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

- TS. Trần Thị Ngọc Trâm, TS. Lê Thị Thu Hương, PGS.TS. Lê Thị Ánh
Tuyết (2013), Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non
<i>mẫu giáo lớn (5-6 tuổi), NXB Giáo dục Việt Nam</i>


- TS. Hồng Thị Phương (2005), Giáo trình vệ sinh trẻ em, NXB Đại học
Sư phạm.


- Giáo viên phải có hướng phấn đấu bồi dưỡng năng lực, trình độ chuyên
môn vững vàng, nắm chắc những kiến thức về giáo dục vệ sinh cá nhân rửa tay
cho trẻ 3-4 tuổi.


- Bản thân ln rèn luyện để tạo cho mình nề nếp thói quen vệ sinh cá
nhân tốt, là tấm gương sáng cho trẻ noi theo.


- Cơ sở vật chất, đồ đùng phục vụ cho hoạt động như: Thùng đựng nước
có vịi, xà phịng, xơ chậu hứng nước..


- Thường xun dự giờ để trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau và đi dự các tiết
chuyên đề về vệ sinh do phòng tổ chức.



<b>10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu</b>
<b>được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo</b>
<b>ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến</b>
<b>lần đầu, kể cả áp dụng thử (Nếu có) theo các nội dung</b>
<b>sau:</b>


<b>10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp</b>
<b>dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:</b>


Sau khi tôi áp dụng một Một số biện pháp rèn nề nếp thói quen vệ sinh
<i><b>cá nhân rửa tay cho trẻ 3-4 tuổi” trong năm học này tôi thấy kết quả đạt được</b></i>
như sau:


Tất cả các tiêu chí đánh giá về sự nhận thức và việc thực hiện hành động
vệ sinh cá nhân rửa tay bằng xà phòng đều tăng lên rõ rệt.


Sau khi áp dụng sáng kiến100% trẻ được đánh giá có nhận thức về việc
rửa tay đúng quy trình ở mức tốt và khá, khơng cịn trẻ nào ở mức trung bình,
yếu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

Cùng với đó ý thức của các bậc phụ huynh cũng được đánh giá cao, 100%
phụ huynh đã hiểu tầm quan trọng của việc rèn nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân
rửa tay cho trẻ và nắm được biện pháp giáo dục vệ sinh đúng cách.


<b>*. Đối với giáo viên:</b>


Qua việc thực hiện đề tài này, tôi thấy việc thực hiện đề tài không chỉ phù
hợp với tôi mà cịn có thể triển khai ở các lớp mẫu giáo khác. Việc thực hiện đề
tài này đã giúp tơi có thêm nhiều những trải nghiệm quý giá, tích lũy thêm vốn


kinh nghiệm trong cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ, qua kết quả thu được của đề
tài giúp cho tôi hoàn thành những mục tiêu cần đạt đối với trẻ về giáo dục vệ
sinh cá nhân, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ một cách tồn
diện.


<b>*. Đối với trẻ:</b>


Sau khi áp dụng sáng kiến thì sự nhận thức của trẻ và việc thực hành vệ
sinh cá nhân rửa tay của trẻ tăng lên rõ rệt, kết quả cụ thể như sau:


B ng 1: Các tiêu chí ánh giá s nh n th c c a tr v quy trình r aả đ ự ậ ứ ủ ẻ ề ử
tay b ng x phòng (trằ à ướ àc v sau khi áp d ng sáng ki n)ụ ế


<b>Các tiêu chí</b> <b>Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng</b> <b>Cấp độ so sánh</b>
- Trẻ biết rửa tay


bằng xà phòng
đúng quy trình cần
có 6 bước, nói
được lần lượt các
bước rửa tay


T= 15/41=37%
K= 10/41= 24%
TB= 14/41= 34%


Yếu= 2/41=5%


T= 25/41=61%
K= 16/41= 39%



TB= 0/41= 0%
Yếu= 0/41=0%


Tốt tăng 24%
Khá tăng 15%
Khơng cịn TB
Khơng cịn yếu
- Biết cần phải rửa


tay trước khi ăn,
sau khi đi vệ sinh
và khi tay bẩn


T= 21/41=51%
K= 9/41= 22%
TB= 10/41= 24%


Yếu= 1/41=3%


T= 27/41=66%
K= 14/41= 34%


TB= 0/41= 0%
Yếu= 0/41=0%


Tốt tăng 15%
Khá tăng 12%
Khơng cịn TB
Khơng cịn yếu


- Hiểu được ý


nghĩa của việc rửa
tay bằng xà phịng
đúng quy trình.


T= 20/41=49%
K= 11/41= 27%


TB= 8/41=19%
Yếu= 2/41=5%


T= 26/41=63%
K= 15/41= 37%


TB= 0/41= 0%
Yếu= 0/41=0%


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<b>Bảng 2: Các tiêu chí đánh giá việc thực hiện hành động vệ sinh cá </b>
<b>nhân rửa tay theo đúng quy trình (trước và sau khi áp dụng sáng kiến)</b>
<b>Các tiêu chí</b> <b>Trước khi áp dụng</b> <b>Sau khi áp dụng</b> <b>Cấp độ so sánh</b>
- Trẻ thực hiện


đúng các bước rửa
tay bằng xà phòng
theo quy trình,
thực hiện một
cách và thành thạo


T= 17/41=41%


K= 9/41= 22%
TB= 11/41= 27%


Yếu= 4/41=10%


T= 25/41=61%
K= 15/41= 36%


TB= 1/41= 3%
Yếu= 0/41=0%


Tốt tăng 20%
Khá tăng 14%
TB giảm 24%
Khơng cịn yếu
- Tự giác rửa tay


bằng xà phòng
trước khi ăn, sau
khi đi vệ sinh và
khi tay bẩn


T= 14/41=34%
K= 15/41= 37%
TB= 8/41= 19%
Yếu= 4/41=10%


T= 22/41=54%
K= 19/41= 46%



TB= 0/41= 0%
Yếu= 0/41=0%


Tốt tăng 20%
Khá tăng 9%
Khơng cịn TB
Khơng cịn yếu
- Có thái độ tích


cực khi thực hành
rửa tay.


T= 17/41=41%
K= 10/41= 24%
TB= 11/41= 27%


Yếu= 3/41=8%


T= 27/41=66%
K= 14/41= 34%


TB= 0/41= 0%
Yếu= 0/41=0%


Tốt tăng 25%
Khá tăng 10%
Khơng cịn TB
Khơng cịn yếu
Tính t giác v thự à ường xuyên th c hi n k n ng r a tay úng quyự ệ ỹ ă ử đ
trình c a tr ã t ng lên áng k , k t qu ủ ẻ đ ă đ ể ế ả được th hi n b ng ánh giáể ệ ở ả đ


sau:


<b>Trước khi áp dụng</b> <b>Sau khi áp dụng</b>
<b>Thường</b>
<b>xuyên</b>
<b>Thỉnh</b>
<b>thoảng</b>
<b>Không bao</b>
<b>giờ</b>
<b>Thường</b>
<b>xuyên</b>
<b>Thỉnh</b>
<b>thoảng</b>
<b>Không</b>
<b>bao giờ</b>
Số
lượng
Tỷ
lệ
%
Số
lượng
Tỷ
lệ %
Số
lượng
Tỷ
lệ %
Số
lượng


Tỷ
lệ %
Số
lượng
Tỷ
lệ
%
Số
lượng
Tỷ
lệ
%


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

Như vậy sau khi áp dụng các biện pháp có tới 95% số trẻ trên lớp có nề nếp
thói quen vệ sinh cá nhân rửa tay, trẻ đã thường xuyên rửa tay bằng xà phòng
vào những thời điểm cần thiết, rửa tay mỗi ngày mà không cần đến sự nhắc nhở
của cơ, trẻ đã hình thành được thói quen vệ sinh cá nhân tốt, góp phần nâng cao
chất lượng sức khỏe của trẻ và của toàn xã hội.


<b>10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp</b>
<b>dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: Khơng có</b>


<b>11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc</b>
<b>áp dụng sáng kiến lần đầu: </b>


<b>Số</b>
<b>TT</b>


<b>Tên tổ chức/</b>
<b>cá nhân</b>



<b>Địa chỉ</b> <b>Phạm vi/Lĩnh vực </b>


<b>áp dụng sáng kiến</b>
1 Dương Thị Tuyến Lớp 3TA1-Trường MN


Hoa Sen


Phối hợp tổ chức hoạt động rửa
tay cho trẻ


2 Nguyễn Thị Linh Lớp 3TA4-Trường MN
Hoa Sen


Phối hợp tổ chức hoạt động:
<i><b>“Một số thói quen, vệ sinh cá</b></i>
<i><b>nhân cho trẻ”</b></i>


3 Phan Thị Yến Lớp 3TA4-Trường MN
Hoa Sen


Phối hợp tổ chức hoạt động:
<i><b>“Dân vũ rửa tay”</b></i>


4 Nguyễn Thị Hiền Lớp 3TA5-Trường MN
Hoa Sen


Phối hợp tổ chức chuyên đề:
“Nâng cao chất lượng thói
quen, vệ sinh cá nhân rửa tay


cho trẻ”.


<i>Vĩnh Yên, ngày ... tháng ... năm 2019</i>
<b>Thủ trưởng đơn vị</b>


<i>Vĩnh yên, ngày ... tháng ... năm 2019</i>
<b>Tác giả sáng kiến</b>


</div>

<!--links-->
Đề tài “Một số biện pháp rèn nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ 24- 36 tháng” pptx
  • 16
  • 6
  • 202
  • ×