Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

skkn ngữ văn thpt (73)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.44 MB, 79 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …
TRƯỜNG THPT …

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC
CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC KÍ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
(NGỮ VĂN 12)

Tác giả: ...
Trình độ chun mơn: Thạc sĩ
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
Đơn vị công tác: Trường THPT ...

Năm học 2017 - 2018


MỤC LỤC

I. Điều kiện, hoàn cảnh tạo ra sáng kiến

6

II. Mô tả giải pháp

7

1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiếnk

8


1.1. Yêu cầu của CT và SGK Ngữ văn

8

1.2. Thực trạng dạy học kí hiện đại Việt Nam của GV và HS

10

2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến

13

2.1. Xác định rõ mục tiêu dạy học kí hiện đại Việt Nam theo định hướng

14

phát triển năng lực CTVH
2.2 .Quan tâm hình thành những tri thức về kí hiện đại cho HS

15

2.3. Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản kí hiện đại để phát triển năng

19

lực cảm thụ văn học cho HS
2.4. Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập phát triển năng lực CTVH cho

42


HS thơng qua đọc hiểu văn bản kí hiện đại
III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại

48

1. Đối tượng thực nghiệm và địa bàn thực nghiệm

48

2. Thời gian thực nghiệm

48

3. Nội dung thực nghiệm và cách thức tiến hành thực nghiệm

48

4. Cách đánh giá kết quả thực nghiệm

50

5. Giáo án thực nghiệm

50

5.1. Thiết kế giáo án minh họa cho chủ đề: Kí hiện đại Việt Nam (Ngữ văn

50

12)


5.2. Thuyết minh về giáo án thực nghiệm
6. Kết quả thực nghiệm

67
68

IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền

2

70


Phụ lục

71

3


THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh trong dạy học
kí hiện đại Việt Nam (Ngữ văn 12).
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Học sinh đại trà, học sinh giỏi.
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Tháng 9/2017 đến tháng 5/2018
4. Tác giả:
- Họ và tên: PHẠM THỊ KIỀU OANH
- Năm sinh : 1978
- Nơi thường trú: n Chính – Ý n – Nam Định

- Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Ngữ văn
- Chức vụ công tác: Tổ trưởng chuyên môn.
- Nơi làm việc : Trường THPT Mỹ Tho
- Địa chỉ liên hệ : Yên Chính – Ý Yên – Nam Định
- Điện thoại: 0987211170
- Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100 %
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến
- Tên đơn vị: Trường THPT Mỹ Tho
- Địa chỉ: Yên Chính – Ý Yên – Nam Định.
- Điện thoại: 03503825642

4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTVH

:

Cảm thụ văn học

ĐC

:

Đối chứng

GV

:


GV

HS
PPDH

:
:

HS
PPDH

SGK

:

SGK

THCS

:

Trung học cơ sở

THPT

:

Trung học phổ thông


TN

:

Thực nghiệm

VB

:

Văn bản

5


BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. Điều kiện, hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
Đổi mới PPDH Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực người học, trong
đó có năng lực cảm thụ văn học – một dạng đặc biệt của năng lực đọc hiểu văn bản
là mục tiêu quan trọng của dạy học Ngữ văn hiện nay. Có thể thấy trong chương
trình Ngữ văn hiện hành, số lượng văn bản văn học chiếm tỉ lệ lớn hơn so với các
kiểu loại văn bản khác như văn bản thông tin, văn bản nhật dụng. Nếu năng lực đọc
hiểu là yêu cầu đặt ra cho mọi đối tượng đọc, với tất cả các kiểu loại văn bản thì
năng lực CTVH là yêu cầu đặt ra với người đọc khi đọc hiểu các văn bản nghệ
thuật. Điểm nổi bật của năng lực CTVH là đọc văn bản trong quá trình nhận thức và
rung động thẩm mĩ. Qua việc đọc, người đọc sẽ thiết lập một trường liên tưởng
thẩm mĩ giữa cá nhân mình với văn bản. Người có năng lực CTVH tốt là người có
trường liên tưởng thẩm mĩ phong phú, có xúc cảm tinh tế. Yếu tố quyết định để có
trường liên tưởng thẩm mĩ phong phú với những rung cảm thực sự của q trình đọc
hiểu văn bản văn học chính là phải sống thật sâu sắc với những điều mình đã đọc,

đã nghe. Năng lực CTVH ở mỗi cá nhân hoàn tồn khơng giống nhau bởi vốn sống
và vốn hiểu biết, trình độ kiến thức và sự nhạy cảm khi đọc hiểu các tác phẩm văn
học. Tuy nhiên mỗi người đều có thể rèn luyện cách đọc để từng bước nâng cao
năng lực CTVH cho bản thân mình, từ đó khả năng thấu cảm cuộc sống sẽ ngày
một tốt hơn “Khi đọc, tơi khơng chỉ thấy dịng chữ mà cịn thấy cảnh tượng ở sau
dịng chữ, trí tưởng tượng nhiều khi dẫn tôi đi rất xa, vẽ thêu ra lắm điều thú vị”.
Chương trình Ngữ văn THPT lựa chọn 02 VB kí vào dạy học đọc - hiểu cho
HS lớp 12 đã khẳng định vị trí quan trọng của thể loại này trong việc hướng tới phát
triển năng lực của người học, trong đó có năng lực đọc hiểu và năng lực cảm thụ
văn học. Kí là một thuật ngữ văn học để gọi tên một thể loại có sự đan xen khá đặc
biệt của yếu tố tự sự và trữ tình, là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa vốn tri thức phong
phú và nguồn cảm xúc dào dạt, là kết quả của tư duy nghệ thuật và tư duy khoa học.
Kí khơng những khơng thua kém các thể loại khác về màu sắc thẩm mĩ mà cịn có
thể linh hoạt vận dụng, kết hợp các phương thức tiếp cận, lí giải, phản ánh, khái
quát hiện thực của các thể loại khác, tạo nên giá trị phong phú và độc đáo của riêng
mình. Với sự phong phú về mặt thể loại, khả năng tác động trực tiếp tới người đọc,

6


văn bản kí, đặc biệt là kí hiện đại có vai trò quan trọng trong việc phát triển năng
lực CTVH cho HS. Ngoài việc cung cấp cho HS mã “sự thực”, kí giúp HS có những
cảm nhận, những rung động tinh tế trước vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống, của con
người,... những đối tượng miêu tả thường thấy của văn bản kí. Hai văn bản kí hiện
đại trong chương trình Ngữ văn 12 là tùy bút Người lái đị sơng Đà và bút kí Ai
đã đặt tên cho dịng sơng? có đầy đủ phẩm chất của một tác phẩm kí văn học –
một thể loại khơng chỉ địi hỏi người viết phải có “ngịi bút sang trọng” mà người
đọc cũng phải biết thưởng thức “một cách sang trọng”.
Các VB kí được đưa vào chương trình THPT có vai trị rất quan trọng trong việc
phát triển năng lực CTVH cho người học. Thế nhưng qua việc dự giờ các tiết dạy học

đọc hiểu VB kí hiện đại của đồng nghiệp tại nơi công tác và dự giờ sinh hoạt chuyên
môn ở các trường bạn chúng tôi nhận thấy: Dạy học tác phẩm kí hiện nay thường sa
vào hai khuynh hướng, hoặc là đọc hiểu kí như một tác phẩm truyện, hoặc là có đề cập
đến đặc trưng của thể kí thì cũng qua loa, chiếu lệ. Đa số GV chỉ tập trung truyền đạt
kiến thức mà ít chú ý đến các biện pháp nhằm phát triển năng lực cảm thụ cho HS. Hơn
nữa, do áp lực thi cử, hiện nay tình trạng GV “đọc hộ”, “hiểu hộ”, “cảm thụ hộ” HS
diễn ra phổ biến trong các giờ đọc hiểu văn bản kí. HS thường nghe và ghi chép lại bài
giảng của GV hơn là tự mình tìm hiểu, khám phá, cảm thụ VB. Điều đó chưa phát huy
hết vai trị của thể kí khi được lựa chọn vào giảng dạy trong CT Ngữ văn 12. Việc rèn
luyện kỹ năng đọc hiểu nhằm hình thành và phát triển năng lực cho người học đặc biệt
là năng lực CTVH qua loại hình văn bản này chưa được quan tâm đúng mức nên giờ
học chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Thực trạng ấy dẫn đến hệ quả là không
rèn luyện được kĩ năng đọc hiểu văn bản kí cho HS; nhiều HS còn thụ động trong việc
tiếp nhận văn bản; khả năng CTVH còn hạn chế và năng lực vận dụng tri thức đã học
để giải quyết các tình huống thực tiễn cuộc sống chưa cao.
Từ những lí do trên, tơi lựa chọn vấn đề Phát triển năng lựccảm thụ văn học
cho HS trong dạy học kí hiện đại Việt Nam (Ngữ văn 12) làm đề tài trong SKKN
của mình với mong muốn khắc phục thực trạng dạy học kí trong trường phổ thơng
hiện nay, góp phần dạy học kí theo đặc trưng thể loại để phát triển năng lực CTVH
cho HS.

7


II. Mô tả giải pháp
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
1.1. Yêu cầu của CT và SGK Ngữ văn
Qua việc khảo sát yêu cầu CT Ngữ văn bậc THPT, tôi nhận thấy CT giáo dục phổ
thông xác định mục tiêu chung của các VB kí trong CT Ngữ văn 12 như sau:
- Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một số trích đoạn tác

phẩm kí Người lái đị Sơng Đà (Nguyễn Tn), Ai đã đặt tên cho dịng sơng?
(Hồng Phủ Ngọc Tường): vẻ đẹp và sức hấp dẫn của cuộc sống, con người và
quê hương qua những trang viết chân thực, đa dạng, hấp dẫn.
- Hiểu một số đặc điểm và sự đóng góp của thể loại kí Việt Nam từ sau
Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX.
- Biết cách đọc hiểu một tác phẩm kí hiện đại Việt Nam theo đặc trưng thể
loại.
- Biết vận dụng những hiểu biết trên vào việc làm bài văn nghị luận văn học.
GSK Ngữ văn12 xác định mục tiêu cụ thể của các VB kí như sau:
a. Mục tiêu dạy học văn bản Người lái đị Sơng Đà.
- Phân tích được vẻ đẹp đa dạng của con Sông Đà vừa “hung bạo” vừa “trữ
tình” cùng hình ảnh giản dị mà kì vĩ của người lái đị trên dịng sơng ấy. Từ đó thấy
được tình yêu, sự đắm say của Nguyễn Tuân trước thiên nhiên và con người lao
động ở miền Tây Bắc của Tổ quốc.
- Hiểu và yêu mến tài năng nghệ thuật độc đáo của nhà văn trong việc khắc
họa những kì cơng của tạo hóa, những kì tích lao động của con người.
b. Mục tiêu dạy học văn bản Ai đã đặt tên cho dịng sơng?
- Phân tích được vẻ đẹp độc đáo, đa dạng của sơng Hương qua ngịi bút tài hoa
của Hồng Phủ Ngọc Tường và tình u, niềm tự hào của tác giả với dịng sơng
q hương, với xứ Huế thân thương và cũng là cho đất nước.
- Nhận biết được đặc trưng của thể loại bút kí và nghệ thuật viết bút kí
của Hồng Phủ Ngọc Tường.
Bảng: 1.2. Hệ thống câu hỏi trong mục hướng dẫn học bài
Người lái đị sơng Đà

Ai đã đặt tên cho dịng sơng

(Nguyễn Tn)

(Hồng Phủ Ngọc Tường)


8


Câu hỏi hướng dẫn học bài:

Câu hỏi hướng dẫn học bài:

Câu 1. Chứng minh rằng Nguyễn Tuân đã Câu 1. Sơng Hương vùng thượng lưu
quan sát cơng phu và tìm hiểu kĩ càng khi được tác giả miêu tả như thế nào? Những
viết về sơng Đà và người lái đị sơng Đà

hình ảnh, chi tiết, những liên tưởng và
thủ pháp nghệ thuật nào cho thấy nét
riêng trong lối viết kí của tác giả?

Câu 2. Trong thiên tùy bút, tác giả đã dùng Câu 2. Đoạn tả sông Hương chảy
những biện pháp nghệ thuật nào để khắc họa xuôi về đồng bằng và ngoại vi thành
được một cách ấn tượng hình ảnh của một phố bộc lộ những phẩm chất nào
con sơng Đà hung bạo?

trong ngịi bút tác giả? Hiệu quả thẩm
mĩ của lối viết đó?

Câu 3. Cách viết của nhà văn đã thay đổi Câu 3. Sông Hương khi chảy vào
như thế nào khi chuyển sang biểu hiện sông thành phố Huế có nét đặc trưng gì?
Đà như một dịng chảy trữ tình?

Phát hiện của tác giả về nét riêng biệt
của dịng sơng cho thấy những điều gì


Câu 4. Phân tích hình tượng người lái đị trong tình cảm của tác giả với xứ Huế
trong cuộc chiến đấu với con sơng hung dữ. và dịng sơng?
Từ đó hãy cắt nghĩa vì sao trong con mắt

Câu 4. Tác giả đã tơ đậm những

Nguyễn Tuân, thiên nhiên Tây Bắc quý như phẩm chất gì của sơng Hương trong
vàng nhưng con người Tây Bắc mới thật lịch sử và thơ ca? Phân tích cách nhìn
xứng đáng là vàng mười của đất nước ta?

độc đáo mang tính phát hiện của tác

Câu 5. Chọn phân tích một số câu văn thể giả?
hiện rõ nhất nét tài hoa về bút pháp trong cách Câu 5. Qua đoạn trích, anh chị có
sử dụng ngơn ngữ của Nguyễn Tuân.

nhận xét gì về nét riêng trong văn

Luyện tập:

chương của tác giả?
Luyện tập:

1. Tìm đọc trọn vẹn tùy bút Người lái đị

1. Anh (chị) tâm đắc nhất với đoạn

sơng Đà.


văn nào trong bài bút kí? Qua đoạn

2. Phân tích và phát biểu cảm nghĩ về một

văn đó, hãy phân tích những nét đặc

đoạn văn khiến anh (chị) thấy yêu thích, say sắc về ý tưởng, hình ảnh và ngơn ngữ
mê nhất trong thiên tùy bút.

của tác giả.

9


Như vậy, từ kết quả khảo sát có thể kết luận:
- CT đã có sự quan tâm đến loại hình VB kí so với các loại hình VB khác như
tự sự, trữ tình,... nhưng kí chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Riêng kí hiện đại
Việt Nam thì đến lớp 12 HS mới được học, còn lớp 10 và 11 các em không được
học một VB nào.
- Câu hỏi hướng dẫn học bài trong SGK đặt ra ở mỗi bài cũng khác nhau, khơng
có mơ hình câu hỏi cụ thể cho từng thể loại nhất định trong khi GV phải dạy đọc hiểu
văn bản theo đặc trưng thể loại. Các câu hỏi mà người soạn SGK đưa ra đều mang
tính “cá nhân” khi thể hiện những điều mà người viết sách tâm đắc, hệ thống câu hỏi
rời rạc, vụn vặt, chưa đạt đến sự khái quát theo đặc trưng thể loại trong dạy học Ngữ
văn. Khơng có loại hình câu hỏi nên mỗi bài (dù giống nhau về thể loại) lại dạy theo
một kiểu khác nhau, từ đó khơng hình thành được PPDH cho GV và HS.
- Câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài quan tâm nhiều tới nội dung kiến thức
mà chưa chú ý đến việc rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại
nhằm hướng tới mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất người học theo định
hướng đổi mới giáo dục.

1.2. Thực trạng dạy học kí hiện đại Việt Nam của GV và HS
Để có thêm cơ sở thực tiễn về dạy học kí theo định hướng phát triển năng lực
CTVH cho HS, tôi tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng dạy học kí hiện đại Việt Nam
cho HS ở các trường THPT thuộc địa bàn tỉnh Nam Định thơng qua hình thức sử dụng
phiếu hỏi đối với GV dạy 12 của các huyện Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc; dùng phiếu thăm
dò ý kiến đối với HS ở các trường THPT trong huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Đó là các
trường THPT Đại An, THPT Phạm Văn Nghị, THPT Lý Nhân Tơng.
a. Khảo sát tình hình học kí hiện đại của GV ở trường THPT
- Số GV được phỏng vấn: 135.
- Thời gian phỏng vấn: 8/10/2017
- Mục đích khảo sát: Tìm hiểu thực tế dạy học văn bản kí hiện đại của GV
hiện nay ở các trường THPT trong địa bàn tỉnh Nam Định để làm cơ sở thực tiễn
cho SKKN.
- Nội dung khảo sát: (Phụ lục 1)
- Kết quả khảo sát

10


Bảng: 1.3. Kết quả khảo sát GV ở câu hỏi từ 1- 7
Câu
hỏi
1
2
3
4
5
6
7


Kết quả đánh giá của GV
A
B
SL
%
SL
%
0
0
0
0
0
0
0
0
35
25,9
40
29,6
12
8,9
35
25,9
20
14,8
50
37
0
0
43

31,8
12
8,9
60
44,4

C
SL
123
45
38
53
40
80
43

D
SL
12
90
22
40
25
12
20

%
91,1
33,3
28,1

39,2
29,6
59,25
31,9

%
8,9
66,7
16,3
29,6
18,5
8,9
14,8

Qua phân tích kết quả khảo sát thực trạng về tình hình dạy kí hiện đại của 135
GV Ngữ văn trên địa bàn cá huyện Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc như trên, có thể đưa ra
kết luận: Hầu như tất cả các GV đều nhận thấy tầm quan trọng của việc dạy kí hiện
đại trong việc phát triển năng lực cho HS, trong đó có năng lực CTVH. Tuy nhiên
vẫn cịn khơng ít GV có cái nhìn đơn giản và hời hợt về vấn đề phát triển năng lực
cho HS thông qua dạy học các VB kí, dẫn đến việc chưa chú trọng những yếu tố và
các giải pháp thiết thực để cải thiện tình trạng “uể oải” trong dạy học hiện nay. Điều
này cho thấy, muốn phát triển năng lực CTVH cho HS trong dạy học kí hiện đại,
nhất thiết GV phải là người dẫn đường tích cực nhất trong quá trình này; quan trọng
hơn, cần tăng cường trau dồi các kĩ năng cụ thể trong hoạt động đọc cho HS thơng
qua hệ thống biện pháp rèn luyện hợp lí, chi tiết. Có như vậy, hoạt động dạy học các
VB kí mới gắn liền với định hướng phát triển năng lực người học, giúp các em tự
tin hơn khi nghị luận về một vấn đề văn học bằng chính cách nhìn, cách nghĩ, cách
cảm mang dấu ấn cá nhân của mình.
b. Khảo sát tình hình học kí hiện đại của HS ở trường THPT
Tôi sử dụng 242 phiếu điều tra cho 06 lớp 12 ban khoa học cơ bản của 03

trường THPT trong huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Đó là trường THPT Tống Văn
Trân, trường THPT Phạm Văn Nghị, trường THPT Đại An, cụ thể như sau:
Bảng: 1.4. Đối tượng khảo sát học sinh
STT
1

Tên trường
Trường THPT Tống Văn Trân - Tỉnh

2

Nam Định
12 A6
Trường THPT Phạm Văn Nghị - Tỉnh 12 A4

11

Lớp
12 A2

Số học sinh
40
39
40


3

Nam Định
Trường THPT Đại An - Tỉnh Nam Định


12 A7
12 A3

41
42

12 A8
40
4
Tổng
6 lớp
242
- Mục đích khảo sát: Tìm hiểu thực tế học đọc hiểu văn bản kí hiện đại Việt Nam
của HS ở một số trường THPT hiện nay để làm cơ sở thực tiễn cho SKKN.
- Nội dung khảo sát: (Phụ lục 2)
- Kết quả điều tra khảo sát
Bảng: 1.5. Kết quả khảo sát HS
Câu hỏi

Không

1. Em biết các cụm từ“năng lực đọc hiểu”, 168

Thỉnh

Thường

thoảng
52


xuyên
22

“năng lực CTVH” khi xác định mục tiêu của (69,4%) (21,5%)

(9,1%)

các bài học không?
2. Trước khi vào giờ học đọc hiểu các VB nói 18

150

74

chung, VB kí nói riêng, các em có được u (7,4%)

(62%)

(30,6%)

cầu chuẩn bị bài ở nhà không?
3. Khi chuẩn bị bài ở nhà (nếu có), em có tìm

120

92

30


thêm tài liệu tham khảo hoặc những đường link

(49,6%) 938%)

(12,4%)

về bài học không?
4. Khi học đọc hiểu các VB kí, em có chú ý các 22

89

131

kỹ năng đọc khơng?
(9,1%)
5. Trong q trình tổ chức các hoạt động đọc, 11

(36,8%)
151

(54,1%)
80

thầy (cơ) có thường đặt các câu hỏi để khơi gợi (4,5%)

(62,4%)

(33%)

137


88

cảm xúc và những liên tưởng, tưởng tượng cho
các em khơng?
6. Trong q trình học đọc hiểu VB kí, em có

25

hay bình giá những hình ảnh, những chi tiết (10,3%) 956,6%)

(36,4%)

nghệ thuật hoặc các câu văn đặc sắc trong VB
không?
7. Khi học đọc hiểu VB kí, em có chú ý đến 13

177

52

việc liên hệ, so sánh, đối chiếu,… với các loại

(73,1)

(21,5%)

130

45


(5,4%)

hình nghệ thuật khác khơng?
8. Khi học xong VB kí, em có làm các bài tập 67

12


luyện tập trong SGK hoặc thầy (cô) giao về

(27,7%) (53,7%)

(18,6%)

nhà khơng?
Có thể thấy, kết quả khảo sát đã phần nào phác thảo được bức tranh học đọc
hiểu VB kí ở nhà trường phổ thơng. Học kí hiện đại vừa cung cấp cho HS tri thức
phong phú về mọi lĩnh vực của đời sống, vừa bồi dưỡng năng lực cảm thụ thẩm mĩ,
đồng thời rèn luyện những kĩ năng viết cần thiết, nhất là văn biểu cảm cho các em.
Song, việc học thể loại này đang diễn ra một cách tự nhiên, khơng ý thức, chưa có
tính mục đích rõ ràng. Do đó, tơi nhận thấy việc phát triển năng lực CTVH cho HS
trong dạy học kí hiện đại Việt Nam (Ngữ văn 12) trong khuôn khổ thực hiện của
SKKN là hồn tồn có cơ sở thuyết phục về mặt thực tiễn. Điều này rất cần thiết
trong việc hình thành cho các em những năng lực cơ bản, thái độ sống nhân văn, sâu
sắc của một công dân trong xã hội hiện đại.
2. Mơ tả giải pháp sau khi có sáng kiến
Một trong những định hướng đúng đắn trong lịch sử khoa học nghiên cứu về lí
luận và phương pháp dạy học Ngữ văn là dạy học theo đặc trưng thể loại. Mỗi thể
loại có những đặc điểm riêng về cách thức tổ chức tác phẩm, về hiện tượng đời sống

được miêu tả và mối quan hệ của nhà văn đối với đối tượng phản ánh. Những đặc
điểm ấy chi phối cách tiếp nhận VB của người học. Tiếp cận đúng hướng, hiểu đúng
đặc trưng thể loại là tìm ra đúng chìa khố để “mở cửa” bước vào thế giới nghệ
thuật và các tầng lớp ý nghĩa của VB. Dạy học kí hiện đại Việt Nam trong trường
THPT hiện nay cũng không phải là một ngoại lệ. Để hướng tới phát triển hệ thống
năng lực tổng hợp cho người học chứ không phải là một tập hợp kiến thức, kĩ năng,
thái độ rời rạc, tôi đề xuất 04 biện pháp cơ bản như sau:
2.1. Xác định rõ mục tiêu dạy học kí hiện đại Việt Nam theo định hướng
phát triển năng lực CTVH
Để việc dạy học mang tính định hướng, bám sát mục tiêu giáo dục, việc đầu
tiên của mỗi GV là phải xác định được mục tiêu dạy học đúng đắn. Mục tiêu bao
gồm: mục tiêu chung của chủ đề (chuyên đề) và mục tiêu của từng bài học.
2.1.1. Mục tiêu chung

13


CT giáo dục phổ thông xác định mục tiêu chung của các VB kí trong CT ngữ
văn 12 như sau:
- Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một số trích đoạn tác
phẩm kí Người lái đị Sơng Đà (Nguyễn Tn), Ai đã đặt tên cho dịng sơng?
(Hồng Phủ Ngọc Tường): vẻ đẹp và sức hấp dẫn của cuộc sống, con người và
quê hương qua những trang viết chân thực, đa dạng, hấp dẫn.
- Hiểu một số đặc điểm và sự đóng góp của thể loại kí Việt Nam từ sau
Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX.
- Biết cách đọc hiểu tác phẩm kí hiện đại Việt Nam theo đặc trưng thể loại.
- Biết vận dụng những hiểu biết trên vào việc làm bài nghị luận văn học.
a. Về kiến thức
- Hình thành những hiểu biết chung về thể loại, tác giả và tác phẩm.
- Nhận diện, phân tích và đánh giá hình tượng nghệ thuật của văn bản

- Nhận diện, phân tích và đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật VB.
b. Về kĩ năng
- Rèn luyện cách đọc hiểu văn bản kí theo đặc trưng thể loại
- Tích hợp kĩ năng đọc hiểu văn bản kí với kĩ năng đọc làm văn nghị luận về
một tác phẩm/đoạn trích thơ.
- Rèn luyện kĩ năng tìm kiếm tư liệu, xử lí thơng tin, thuyết trình, thảo luận,
làm việc nhóm…
c. Về thái độ
- Trân trọng, tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên của đất nước.
- Có ý thức quan sát, ghi chép đời sống theo đặc trưng của thể kí
- Có ý thức đọc hiểu văn bản kí theo đặc trưng thể loại để phát triển năng lực
CTVH.
- Có ý thức ứng dụng những kết quả đọc hiểu từ văn bản kí vào thực tiễn đời
sống của bản thân.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
a. Mục tiêu dạy học văn bản Người lái đị Sơng Đà
- Phân tích được vẻ đẹp đa dạng của con Sơng Đà vừa “hung bạo” vừa “trữ
tình” cùng hình ảnh giản dị mà kì vĩ của người lái đị trên dịng sơng ấy. Từ đó thấy

14


được tình yêu, sự đắm say của Nguyễn Tuân trước thiên nhiên và con người lao
động ở miền Tây Bắc của Tổ quốc.
- Hiểu và yêu mến tài năng nghệ thuật độc đáo của nhà văn trong việc khắc
họa những kì cơng của tạo hóa, những kì tích lao động của con người.
b. Mục tiêu dạy học văn bản Ai đã đặt tên cho dịng sơng?
- Phân tích được vẻ đẹp độc đáo, đa dạng của sơng Hương qua ngịi bút tài hoa
của HPNT và tình yêu, niềm tự hào của tác giả với dịng sơng q hương, với xứ
Huế thân thương và cũng là cho đất nước.

- Nhận biết được đặc trưng của thể loại bút kí và nghệ thuật viết bút kí của
HPNT.
2.2 .Quan tâm hình thành những tri thức về kí hiện đại cho HS
2.2.1. Xác định những tri thức HS cần huy động khi đọc hiểu văn bản kí hiện đại
Việt Nam
2.2.1.1. Tri thức về thể loại
a. Tùy bút
- Tùy bút: là tác phẩm văn xuôi tự sự cỡ nhỏ, có cấu trúc phóng túng, nhà văn
viết về một “sự thực” nào đó để thể hiện những ấn tượng suy nghĩ cá nhân về những
sự việc, những vấn đề cụ thể và thể hiện quan điểm về nghệ thuật, về cuộc sống.
- Đặc điểm của tùy bút:
+ Tùy bút thiên về biểu cảm, chú trọng thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ
của tác giả trước các hiện tượng và vấn đề của cuộc sống.
+ Trong tuỳ bút, cái tôi tác giả đa dạng, tài hoa, nên thể loại nào, tác phẩm nào
cũng có những nét độc đáo riêng.
+ Ngơn ngữ của tuỳ bút giàu hình ảnh và giàu chất thơ.
- Đặc điểm tùy bút Nguyễn Tuân
Thể loại tùy bút mang đặc điểm nổi bật trong phong cách viết kí của Nguyễn
Tuân đúng với quan niệm của nhà văn: “Đời là một trường du hí”, “sống là chơi mà
viết cũng là chơi”. Với Nguyễn Tuân “viết” là một hình thức chơi văn độc đáo và
Nguyễn Tuân đã đóng dấu “cái tơi độc tấu” của mình lên thể loại này. Ông là nhà
văn đem đến cho tùy bút những phẩm chất nghệ thuật mới theo cách nói vui vui của
ông: “Tùy bút là tùy vào bút mà viết”. Tùy bút của Nguyễn Tuân có những đặc điểm

15


nổi bật in đậm cá tính sáng tạo và phong cách nghệ thuật của nhà văn. Vì vậy, khi
dạy VB, GV cần hướng dẫn HS lưu ý một số đặc điểm nổi bật trong tùy bút Nguyễn
Tuân:

+ Tùy bút của Nguyễn Tuân rất đậm chất kí. Ghi chép sự thật và thơng tin thời
sự, chính xác, đó là nét riêng của tùy bút Nguyễn Tuân. Cũng do quan niệm đi, sống
và viết, xê dịch nên tùy bút của ông pha chút du kí, kí sự hay phóng sự điều tra.
Chính nét riêng này khiến tùy bút của ơng có lượng thơng tin đáng tin cậy và có
nhiều giá trị tư liệu.
+ Tùy bút của Nguyễn Tn giàu tính trữ tình. Những trang viết của Nguyễn
Tuân giàu tính cảm xúc, lắng thấm những cảm nghĩ của nhà văn, thông qua cái
“Tôi” chủ quan mà phản ánh hiện thực cuộc sống.
+ Tùy bút của Nguyễn Tuân có phẩm chất văn chương qua sự tìm tịi sáng tạo
về cách diễn ý, tả cảnh, dùng từ, đặt câu... Câu văn trong tùy bút của Nguyễn Tn
có kiến trúc đa dạng, giàu nhạc tính, giàu giá trị tạo hình.
+ Tùy bút của Nguyễn Tuân là sự kết tinh tài hoa và uyên bác, khi tập trung miêu
tả “sự thực” bằng sự huy động vốn liếng tri thức chun mơn cực kỳ giàu có của nhiều
ngành văn hóa nghệ thuật khác nhau (sử học, địa lí học, quân sự, võ thuật, vũ đạo, văn
chương, hội họa, điêu khắc âm nhạc, điện ảnh…).
b. Bút kí
- Bút kí: kết hợp việc ghi chép con người, sự kiện cùng với việc bày tỏ cảm
xúc, suy nghĩ của người viết.
- Đặc điểm bút kí:
+ Thường nói về người thật, việc thật cùng những suy nghĩ, bình luận chân
thật của người viết.
+ Thường được xem là thể loại trung gian giữa phóng sự và tùy bút.
- Đặc điểm bút kí Hồng Phủ Ngọc Tường
+ Kí Hồng Phủ Ngọc Tường bộc lộ một trí tuệ sắc sảo, uyên bác: Nhà văn
hiểu tường tận những gì mà mình viết. Với lượng thơng tin giàu có nên đọc các tác
phẩm của ơng, người đọc như được tiếp xúc với một kho kiến thức phong phú với
sự am hiểu sâu sắc về văn hóa, triết học, lịch sử, địa lý, âm nhạc, điện ảnh, mỹ
thuật, văn chương,…

16



+ Kí Hồng Phủ Ngọc Tường đậm chất tùy bút. Đọc những trang kí của
Hồng Phủ Ngọc Tường cảm nhận về bút kí có sự thay đổi thú vị. Thể loại chuyên
ghi chép các sự kiện xác thực qua ngòi bút Hồng Phủ Ngọc Tường lại thấm đẫm
chất trữ tình. “Ai đã đặt tên cho dịng sơng”, “Hoa trái quanh tơi”, “Những ngọn
núi ảo ảnh”, “Miền cỏ thơm”,…chính là sản phẩm của một phong cách kí độc đáo,
với những trang viết vừa trí tuệ, vừa nặng trĩu suy tư và đậm đà chất Huế.
+ Kí của Hồng Phủ Ngọc Tường có chất tự do, tản mạn. Sự kiện đơi khi chỉ là
cái cớ để nhà văn bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ chủ quan của mình.
+ Xuyên suốt các tác phẩm kí của Hồng Phủ Ngọc Tường là lịng yêu quê
hương đất nước, là tâm huyết với tinh hoa, văn hóa dân tộc. Những trang kí của
Hồng Phủ Ngọc Tường, dù viết về vùng nào, đối tượng nào, dù viết về những
năm tháng chiến tranh hay cuộc sống đương đại, đều lấp lánh niềm tự hào về
những nét đẹp của quê hương đất nước.
2.2.1.2. Tri thức về tác giả và tác phẩm
a. Nguyễn Tuân và tùy bút Người lái đị sơng Đà
- Nguyễn Tn được mệnh danh là “người nghệ sĩ suốt đời đi săn tìm cái
Đẹp”, gây ấn tượng sâu sắc với độc giả bằng phong cách nghệ thuật độc đáo: phóng
túng, tài hoa và uyên bác. Với Nguyễn Tuân, viết tùy bút như một lối chơi độc tấu
và nhà văn rất thành công với thể loại này.
- Tùy bút Người lái đị sơng Đà là kết quả nhiều dịp Nguyễn Tuân đến với Tây
Bắc, đặc biệt là chuyến đi thực tế năm 1958 của ông. Mối duyên kỳ ngộ khiến
Nguyễn Tn nặng lịng với con sơng nơi thượng nguồn Tây Bắc. Và dù khơng phải
là dịng sơng quê hương nhưng vẫn được nhà văn quan sát và miêu tả bằng tất cả
niềm say mê và niềm yêu tha thiết. Con sông Tây Bắc đã trao tên cho nhà văn
Nguyễn Tuân để làm nên một trong những tuyệt tác của văn học Việt Nam hiện đại
– tùy bút Người lái đị sơng Đà.
b. Hồng Phủ Ngọc Tường và bút kí Ai đã đặt tên cho dịng sơng?
- Từng ao ước được vẽ lại đời mình bằng màu nước sơng Hương, Hồng Phủ

Ngọc Tường là người con của xứ Huế thơ mộng. Tâm hồn ông thấm đẫm chất trầm
tư, diễm ảo của xứ sở “ lắm sương, nhiều nắng” này với phong cách hướng nội, xúc
tích, mê đắm và tài hoa.

17


- Ai đã đặt tên cho dịng sơng? là bút kí viết về Huế năm 1983 mà nhân tố quan
trọng làm nên giá trị đặc sắc của tác phẩm là màu sắc văn hóa rất đậm nét của một cái
Tơi thẳm sâu chất tâm linh Huế không thể lẫn. Không có lời nào có thể nói hết về giá
trị, về những lóng lánh tài hoa trên trang kí của Hồng Phủ Ngọc Tường với những
“phút linh” không trở lại...khi miêu tả vẻ đẹp mn màu của hình tượng sơng Hương
trong mối quan hệ với thành phố Huế.
2.2.2. Cách thức tổ chức hoạt động hướng dẫn HS hình thành tri thức đọc hiểu văn
bản kí
Bước một: GV đề xuất các câu hỏi, bài tập
Để hình thành những tri thức về thể loại, về tác giả và VB như là yêu cầu đầu
tiên nhằm mục đích tạo hứng thú cũng như sự tò mò, say mê khám phá cho HS
trước giờ học đọc hiểu VB kí, GV cần xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập cho HS
chuẩn bị ở nhà. Dưới đây là hệ thống câu hỏi và bài tập minh họa:
Câu 1: Thế nào là tùy bút và bút kí? Chỉ ra điểm nổi bật nhất trong đặc điểm
tùy bút của Nguyễn Tn và bút kí của Hồng Phủ Ngọc Tường?
Câu 2: Sưu tầm các đánh giá, nhận xét, lời bình có giá trị và uy tín về văn bản,
về vẻ đẹp con người cũng như tài năng viết kí của Nguyễn Tn và Hồng Phủ
Ngọc Tường?
Câu 3: Hãy tìm một số tranh, ảnh, clip liên quan đến văn bản và thuyết minh
ngắn gọn cho cả lớp cùng nghe.
Câu 4: Đọc kĩ văn bản, xác định bố cục và nội dung chính của văn bản.
Câu 5: Nhận định ban đầu về giá trị nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa nhân sinh
của VB.

Bước hai: HS nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ
Để thực hiện nhiệm vụ được giao, HS buộc phải huy động tri thức về thể loại
đã được học ở THCS, sưu tầm qua sách, báo hoặc internet,...Trong quá trình thực
hiện những nhiệm vụ này, HS bước đầu đã có sự khám phá, hiểu biết và những rung
động nhất định về văn bản.
Sau đó, HS báo cáo sản phẩm trên lớp hoặc được GV tổ chức cho tìm hiểu
phần Tiểu dẫn trong SGK và trình bày, hoặc kết hợp cả hai.
2.3. Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản kí hiện đại để phát triển năng lực cảm

18


thụ văn học cho HS
Mục tiêu đọc hiểu là các vấn đề thuộc về nội dung thông tin, giá trị nội dung,
nghệ thuật và thông tin thẩm mĩ, ý nghĩa nhân sinh mà người viết truyền tải trong
VB cùng những nội dung, xúc cảm mà bạn đọc sáng tạo, cảm nhận, khám phá khi
có sự tương tác với VB.
Dựa vào đặc trưng loại hình VB kí, tơi đề xuất các kĩ năng đọc hiểu phù hợp
nhằm hướng đến mục tiêu phát triển năng lực người học cho HSPT trong đó có
năng lực CTVH, một trong những năng lực chuyên biệt của môn Ngữ văn. Trên cơ
sở hệ thống các kĩ năng đọc hiểu cơ bản, người dạy có thể xây dựng và vận dụng các
kĩ năng đọc phù hợp để thực hiện mục đích phát triển năng lực CTVH cho HS.
Mỗi loại VB, với những đặc trưng riêng về nội dung, mục đích phản ánh và
hình thức nghệ thuật cần những kĩ năng đọc hiểu phù hợp. Đặc trưng nổi bật của kí
hiện đại thể hiện ở mối quan hệ giữa nội dung sự thật và tính chất nghệ thuật, phẩm
chất văn hóa của hiện thực được phản ánh… Bởi vậy, kĩ năng đọc hiểu kí hiện đại
Việt Nam bao gồm hai nhóm: kĩ năng nắm bắt thơng tin sự thực và kĩ năng phát hiện
thông tin thẩm mĩ và đặc sắc nghệ thuật của văn bản kí. Văn bản kí với những đặc
trưng riêng về mặt loại hình cần có hệ thống kĩ năng đọc hiểu tương ứng, đồng thời
cũng là điều kiện thuận lợi để rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản và phát triển năng

lực CTVH cho HS.
Trong q trình đọc hiểu văn bản có các hệ thống kĩ năng tương ứng như kĩ năng
đọc lướt, kĩ năng đọc chính xác, kĩ năng đọc phân tích, kĩ năng đọc sáng tạo, kĩ năng
đọc kết nối, kỹ năng đọc tích lũy,... Cách phân loại các kĩ năng này dựa vào bản chất
của đọc hiểu: là quá trình nhận thức tích cực, chủ động và q trình kiến tạo ý nghĩa
VB. Dưới đây là hệ thống kĩ năng mà tơi đề xuất trong q trình dạy học đọc hiểu
văn bản kí hiện đại Việt Nam nhằm mục đích phát triển năng lực CTVH cho HS
theo định hướng đổi mới.
2.3.1. Hướng dẫn HS đọc lướt để nắm được đề tài, chủ đề, bố cục của văn bản

a. Giới thiệu về kĩ năng đọc lướt
Kĩ năng đầu tiên để xác định mục tiêu đọc hiểu một VB kí hiện đại là kĩ năng
đọc lướt. Đối tượng của hoạt động đọc lướt bao gồm toàn bộ nội dung phần tiểu dẫn

19


giới thiệu về VB và nội dung VB. Kĩ thuật đọc lướt là đọc nhanh, đọc toàn cảnh,
bao quát toàn bộ các nội dung liên quan đến VB. Với hai mảng nội dung cơ bản là
thông tin sự thực và thông tin nghệ thuật, kĩ năng đọc lướt giúp người đọc định
hướng chú ý vào các mảng nội dung đó để bước đầu xác định mục tiêu khái quát
của hoạt động đọc hiểu VB kí.
Với đối tượng đọc hiểu là VB thuộc loại hình văn học kí thì mục tiêu khái quát
của hoạt động đọc hiểu bao gồm các phương diện cơ bản sau:
- Xác định được vị trí và PCNT của tác giả
- Nắm được thể loại, tiểu loại, bố cục VB.
- Xác định được đề tài, chủ đề của VB.
- Bước đầu dự đốn nội dung triết lí nhân sinh, ý nghĩa văn hoá, xã hội...
b. Xác định nhiệm vụ đọc
Để xác định mục tiêu đọc cụ thể cần đọc nhanh, đọc lướt các nội dung liên

quan đến VB có trong SGK, tài liệu học tập và các tài liệu liên quan có thể tìm kiếm
được. Khi đọc lướt, đọc nhanh các thơng tin đó, có được cái nhìn tồn cảnh, người
đọc sẽ có được những dữ liệu ban đầu để định hướng hoạt động tư duy.
c. Cách tổ chức hoạt động đọc cho HS
Kí hiện đại bao gồm nhiều tiểu loại với những đặc trưng riêng biệt nên kỹ
năng đọc lướt là cần thiết. Việc đọc lướt, bước đầu sẽ giúp HS thực hiện mục đích
xác định các yếu tố có liên quan đến VB để có định hướng cho các hành động đọc
tiếp theo. Dưới đây là các thao tác mà chúng tôi đề xuất cho hoạt động này:
Bước một: GV Hướng dẫn HS đọc lướt toàn bộ các nội dung liên quan để bao
quát tổng thể các yếu tố của VB: nhan đề, tác giả, hoàn cảnh sáng tác, thể loại, các
yếu tố hỗ trợ văn bản như hình ảnh, cách trình bày, lời giới thiệu, lời nhận xét, đánh
giá, thẩm bình... Đọc lướt để xác định mục tiêu, cách thức đọc hiểu VB kí hiện đại
cần lưu ý một số phương diện thuộc về đặc trưng của loại hình văn học kí:
- Xác định thể loại: Kí bao gồm trong đó nhiều tiểu loại với những đặc điểm
khác nhau về nội dung phản ánh và phương thức trình bày nghệ thuật. Cần xác định
đó là kí thơng tin hay kí nghệ thuật, kí văn học hay kí báo chí, là tùy bút hay bút
kí,...để từ đó khái quát những nét chung cơ bản nhất về đặc trưng thể loại.
- Xác định đề tài, chủ đề của văn bản : VB viết về điều gì, đâu là hạt nhân sự

20


thật trong VB. Yếu tố “sự thực” đó có vai trò ra sao trong VB, là đối tượng phản ánh
của VB hay là “điểm tựa” nghệ thuật, là chất liệu để xây dựng hình tượng nghệ thuật của
tác giả.
Ví dụ : Khi dạy đọc hiểu bút kí Ai đã đặt tên cho dịng sơng?của Hồng Phủ
Ngọc Tường, GV phải hướng dẫn HS hiểu và cảm nhận được đây là tác phẩm mà
nhà văn đã dành hết tâm sức, tình cảm, thậm chí cả tinh hoa và tinh huyết của một
đời văn để say sưa khám phá và miêu tả. Nếu Nguyễn Tuân đặc biệt nhạy cảm trước
những vẻ đẹp dữ dội nên có thiên hướng tìm đến những cái tận cùng mãnh liệt như

gió, bão, thác, ghềnh... thì Hồng Phủ Ngọc Tường lại rất dễ rung cảm trước những
vẻ đẹp nên thơ, mĩ lệ của cuộc đời. Vẻ đẹp khiến cho tâm hồn tác giả rung động sâu
sắc, thấm thía nhất là Huế cố đơ, là dịng sơng Hương mà gần trọn cuộc đời ơng gắn
bó. Bút kí Ai đã đặt tên cho dịng sơng? thể hiện rõ niềm say đắm, tự hào của tác
giả về dịng sơng Hương của xứ Huế. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường lặng lẽ trằm
vào con sông quê hương bao nhiêu dáng vẻ vừa quen, vừa lạ; bao nhiêu vẻ đẹp tiềm
ẩn, bao nỗi niềm yêu thương. Dường như ông đã viết Ai đã đặt tên cho dịng sơng ?
bằng sự cộng hưởng tài năng và xúc cảm trong một nhà văn, một nhà thơ, một nhạc
sĩ, một họa sĩ... để áng văn này trở thành một tác phẩm tuyệt bích ngợi ca gấm vóc,
non sơng.
- Xác định xuất xứ và bố cục của văn bản: Đây là các yếu tố có thể dễ dàng
xác định khi đọc lướt. Từ đó để có sự phân chia thời gian, mục đích cụ thể phù hợp
cho từng giai đoạn đọc tiếp theo.
Dưới đây là hệ thống câu hỏi minh họa khi dạy học đọc hiểu VB Người lái đị
sơng Đà của Nguyễn Tn:
Câu 1: Coi phần Tiểu dẫn như một VB thuyết minh, đọc nhanh phần giới thiệu
về VB “ Người lái đị sơng Đà” trong SGK và xác định: vị trí, PCNT của Nguyễn
Tuân; xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác; đề tài và nội dung chính của văn bản.
Câu 2: Văn bản Người lái đị sơng Đà thuộc tiểu loại kí nào? Nêu đặc điểm
của tiểu loại kí đó trong PCNT của Nguyễn Tn.
Câu 3: Giới thiệu một số tư liệu (bài viết, hình ảnh, video) về sông Đà mà em
đã sưu tầm được trong quá trình chuẩn bị bài ở nhà.
Câu 4: VB chia làm mấy đoạn? Xác định nội dung từng đoạn?

21


Kĩ năng đọc lướt giúp HS biết được văn bản trình bày vấn đề gì, từ cơ sở đó
để tìm các tài liệu tham khảo, huy động tri thức nền liên quan. Đến đây, việc sưu
tầm, tham khảo và bao quát các ý kiến đánh giá về tác giả, về văn bản mà HS chuẩn

bị ở nhà trước giờ học sẽ được sử dụng như một việc làm hữu hiệu để góp phần phát
triển năng lực CTVH cho các em khi đọc hiểu văn bản kí hiện đại.
Bước hai: GV có thể giới thiệu hoặc hướng dẫn, giao nhiệm vụ để HS trình bày
kết quả mà các em đã sưu tầm được qua việc đọc sách báo và tìm kiếm trên mạng
internet,... Đó phải là những ý kiến tiêu biểu của các nhà nghiên cứu, các thế hệ bạn
đọc trước đánh giá về sự thành công hoặc giá trị của VB, về vị trí và PCNT của tác giả,
về sự ra đời của VB... Từ sự trình bày của HS, GV nên lựa chọn, trích dẫn một vài ý
kiến đánh giá đáng tin cậy của những cây bút uy tín để thu hút HS, gợi sự tò mò và nhu
cầu khám phá VB. Những ý kiến đó nếu được lựa chọn khéo và phù hợp, sẽ kích thích
HS chủ động khám phá các giá trị của VB một cách có định hướng.
Ví dụ: Khi dạy đọc hiểu bút kí Ai đã đặt tên cho dịng sơng? của Hồng Phủ
Ngọc Tường, có thể chọn trích dẫn một số ý kiến sau:
(1) Nhà văn Nguyễn Tn: “Kí của Hồng Phủ Ngọc Tường có rất nhiều
ánh lửa”.
(2) Nhà văn Tơ Hồi: “Nếu có thể so sánh thì tơi nghĩ rằng Sơn Nam
thuộc đến ngóc ngách những sự tích xưa của sài Gịn, Bến Nghé, tơi thì nhớ
được ít nhiều tên phố, tên làng vùng Hà Nội, Hồng Phủ Ngọc Tường thì trằm
cả tâm hồn trong khuôn mặt cuộc đời cùng với đất trời, sông nước của Huế.”
(3) Đạo diễn điện ảnh Đặng Nhật Minh: “Có thể nói chất Huế đầy ắp trong
con người anh. Nếu có một ai đó muốn tìm hiểu thế nào là một tâm hồn Huế, thiết
nghĩ chỉ cần đọc bút kí của HPNT là có thể biết được phần nào”.(Trích Lời giới
thiệu tập “Miền cỏ thơm” của HPNT).
(4) HPNT từng tâm sự: “Với tôi, sông Hồng là nỗi nhớ về phù sa của đời
người, sông Cửu Long là sức mạnh để đi tới biển và sông Hương như nỗi hồi vọng
về một cái Đẹp nào đó chưa đạt tới ở đời.”( Trích “Sử thi buồn”)
(5) Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo viết trong bài thơ “Vọng Huế”:
“Sao thèm hát một điệu gì xưa lắm
Thèm đọc một đoạn văn Hồng Phủ Ngọc Tường

22



Có ai đó rót chiều vào chén ngọc
Huế dịu dàng xây bằng khói và sương”
Qua những đặc trưng đã xác định của VB, trên cơ sở những thông tin bao quát
toàn cảnh để xác định mục tiêu đọc, cách thức đọc thì các hoạt động đọc tiếp theo sẽ
có được sự tập trung khi xác định chính xác những điểm sáng thẩm mĩ, những chi
tiết,...thật sự quan trọng trong việc tạo nên các hình tượng nghệ thuật của VB.
2.3.2. Hướng dẫn HS đọc chính xác để nhận diện các thơng tin trong VB
a. Giới thiệu về kĩ năng đọc chính xác
Sau khi đã đọc lướt, HS cần đọc xuyên suốt từ đầu đến cuối VB để nhận diện
hiện thực cuộc sống và thế giới nghệ thuật trong VB kí. Muốn có kĩ năng đọc chính
xác trong đọc hiểu tác phẩm văn chương, trước hết HS phải nắm vững những gì cần
hiểu về ngôn từ trong mối quan hệ với văn cảnh, trong sự lựa chọn và kết hợp, trong
việc nhóm họp chúng thành hệ thống và phân bố theo một trật tự nào đó trong tác
phẩm. Mặt khác, kĩ năng đọc chính xác địi hỏi người đọc phải tinh mắt khơng được
bỏ sót một từ nào, thậm chí từng dấu câu… Qua đó, người đọc nắm được ý nghĩa
của từ khố, ý nghĩa của câu, của đoạn và tìm thấy mạch ý của văn bản tác phẩm.
b. Xác định nhiệm vụ đọc
Đọc chính xác bao gồm nhiều hành động đọc: đọc kĩ, đọc chậm, đọc sâu. Đọc
kĩ sự kiện, con người, hiện tượng đời sống, lịch sử xã hội được phản ánh trong VB.
Đọc chậm để phát hiện, chọn lọc và ghi chú, ghi nhớ các tình tiết, chi tiết, hình ảnh,
câu văn, nội dung tri thức quan trọng về đối tượng “sự thực” của VB kí. Vì thế, hiệu
quả của kĩ năng đọc chính xác là nắm bắt được ý nghĩa tầng cấu trúc ngôn từ của
VB để bước đầu nắm được lớp nghĩa hiển ngôn. Lớp nghĩa này chính là nội dung sự
thực và thơng tin nghệ thuật thể hiện trong VB. Đọc chính xác là hành động đọc để
hiểu đúng nghĩa của từ, nghĩa của câu, nghĩa của tổ hợp các yếu tố ngôn ngữ cấu tạo
nên VB kí. Vì vậy mục đích tương ứng cần thực hiện là:
- Phát hiện mạch sự kiện, hiện tượng về lịch sử, xã hội, văn hóa chủ đạo của
VB kí.

- Nắm bắt và ghi nhớ phần nội dung thông tin về “người thật việc thật” của
VB kí.
- Xác định vị trí điểm nhìn của người trần thuật.

23


- Theo dõi sự phát triển của mạch cảm xúc trữ tình của tác giả trong văn
bản.
- Cảm thụ vẻ đẹp của sự phối hợp, hài hòa giữa lời văn trần thuật và miêu tả
trong VB kí.
c. Cách tổ chức hoạt động đọc
Để thực hiện được các mục đích cần thực hiện linh hoạt các thao tác đọc, thao
tác tư duy. Thực hiện thuần thục các thao tác ấy sẽ giúp người đọc khám phá và
nắm bắt được các lớp nội dung của VB do câu chữ mang lại. Kĩ năng đọc chính xác
giúp HS nắm vững được nội dung thông tin từ VB ngôn từ bởi phương tiện biểu đạt
của tác phẩm là ngơn ngữ. Do vậy đọc chính xác là q trình làm sống động thế giới
ngơn từ của VB. Đây cũng là yếu tố quan trọng trong cấu trúc của năng lực CTVH.
Hiểu nội dung câu chữ trong VB ở bước đọc chính xác là nền tảng ban đầu quan
trọng để HS tiếp tục thực hiện các bước đọc hiểu tiếp theo. Muốn vậy, GV phải xây
dựng được hệ thống câu hỏi, HS nhận nhiệm vụ và trả lời.
Ví dụ: khi dạy đọc hiểu VB Người lái đị sơng Đà của Nguyễn Tn cần
hướng dẫn HS xác định được:
- Đối tượng trần thuật của VB là gì?
- Hãy tóm tắt thơng tin về đối tượng được phản ánh trong văn bản bằng sơ đồ
tư duy.
- Sử dụng thao tác ghi chú để đánh dấu những hình ảnh, chi tiết, câu văn gây
ấn tượng mạnh mẽ với em về vẻ đẹp của đối tượng được phản ánh và cái Tôi của tác
giả (nhân vật người trần thuật).
2.3.3. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm để cảm nhận được giọng điệu của tác giả

thể hiện trong văn bản kí
a. Giới thiệu về kĩ năng đọc diễn cảm
Đọc diễn cảm là một phương pháp đặc thù của dạy học Ngữ văn ở trường phổ
thông. Đây là cách thức hoạt động giúp HS tiếp xúc với VB, thâm nhập vào thế giới
hình tượng, cảm thụ trực tiếp tác phẩm, gợi lên những cảm xúc, rung động, những
ấn tượng thẩm mĩ làm tiền đề cho q trình cảm thụ, phân tích tác phẩm một cách
thấu đáo.

24


Đọc diễn cảm còn để xác định giọng điệu chủ đạo của tác giả thể hiện trong
VB. Đây là kĩ năng cơ bản giúp học sinh cảm nhận được giá trị của tác phẩm với
những rung động trên “bề sâu, bề xa” của các tín hiệu thẩm mĩ. Một VB kí hấp dẫn,
nhưng nếu đọc khơng đúng giọng điệu, nhịp điệu người đọc khơng thể cảm được tư
tưởng, tình cảm của tác giả thể hiện trong từng câu, từng chữ của VB. Mục đích của
đọc diễn cảm là tác động đến người nghe về mặt tình cảm, tạo cho HS những cảm
hứng tươi mới, những xúc động mạnh mẽ về văn bản đồng thời kích thích liên
tưởng, tưởng tượng, tạo sự thâm nhập thuận lợi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn.
b. Xác định nhiệm vụ đọc
Muốn đọc diễn cảm đúng và hay đòi hỏi người đọc phải cảm thụ và hiểu sơ bộ
về tác phẩm, quan điểm, ý đồ tác giả, phải thâm nhập, nhìn thấy bên trong thế giới
hình tượng hiện lên sinh động đập vào mắt, phải lắng nghe cái thần, cái giọng của
bài văn để điều chỉnh giọng đọc cho tương ứng với giọng điệu, sắc điệu của bài văn.
Và khi đọc diễn cảm phải kích thích q trình tâm lý cảm thụ bên trong của HS,
khơi gợi ở HS sự tri giác, hình dung tưởng tượng, liên tưởng, nhập thân, cảm xúc,
giúp HS nhìn thấy bên trong một cách sáng rõ cái đã đọc được, nghe được, gợi lên
những tình cảm và ấn tượng thẩm mỹ nhất định.
Bên cạnh đó, khi đọc diễn cảm cần chú ý đến yêu cầu đọc đúng rồi mới đến
đọc hay. Đọc đúng từ, đúng câu, đúng nhịp điệu, giọng điệu, cấu tứ, mạch lạc VB,

đúng ý nghĩa câu chữ, đúng thông điệp mà nhà văn ký thác qua văn bản, đúng thái
độ, tình cảm của tác giả. Đọc đúng vừa là tiền đề, vừa là hệ quả của cảm đúng, hiểu
đúng bài văn. Đọc hay là đọc đúng, đồng thời truyền được rung động, cảm xúc và
cảm thụ, đánh giá mang màu sắc chủ quan của người đọc. Diễn cảm ở đây hồn
tồn khơng phải là sự uốn éo, kiểu cách nơi đầu lưỡi mà thể hiện những cảm xúc
nội tại của tâm hồn.
Trong VB kí, nhất là kí nghệ thuật, cảm xúc, suy tư của người viết là mạch
cảm hứng trữ tình chủ đạo. Vì vậy, ngồi sự tác động từ phía nội dung sự thực ln
nóng hổi hơi thở cuộc sống, từ những hiện thực và hình ảnh rất gần gũi với cuộc đời
thì tác động từ cảm xúc, suy nghĩ của người viết đến người đọc cũng rất mạnh mẽ.
Những tác động đó làm cho người đọc nảy sinh xúc cảm, suy nghĩ và thái độ riêng
của bản thân về VB. Trên cơ sở đó có thể thấy, đọc diễn cảm góp phần khơng nhỏ

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×