Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Các yếu tố tác động đến ý định tham gia của thanh niên đối với các hoạt động tình nguyện trên địa bàn quận 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

VÕ TRỌNG ĐỊNH

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH
THAM GIA CỦA THANH NIÊN ĐỐI VỚI
CÁC HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 3

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp.Hồ Chí Minh - Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

VÕ TRỌNG ĐỊNH

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH
THAM GIA CỦA THANH NIÊN ĐỐI VỚI
CÁC HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 3
Chuyên ngành: Quản lý công (Hệ điều hành cao cấp)
Mã số: 8340403

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS NGUYỄN TRỌNG HOÀI



Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định tham
gia của thanh niên đối với các hoạt động tình nguyện trên địa bàn Quận 3 là do bản
thân tự nghiên cứu. Các trích dẫn đều được dẫn nguồn theo quy định, các số liệu,
kết quả được viết trong luận văn này đều trung thực và được thu thập từ nguồn thực
tế. Luận văn này chưa được thực hiện trong bất kỳ nghiên cứu nào trước đây.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 8 năm 2020
Tác giả

Võ Trọng Định


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
TĨM TẮT - ABSTRACT
CHƯƠNG 1 ................................................................................................................................................ 1
GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................................................................ 1
1.1. Vấn đề nghiên cứu: ...........................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu: ........................................................................................4
1.2.1. Mục tiêu tổng quát: ....................................................................................4
1.2.2. Mục tiêu cụ thể: ..........................................................................................4

1.3. Câu hỏi nghiên cứu: ..........................................................................................4
1.4. Đối tượng - Phạm vi nghiên cứu: .....................................................................4
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu: ...............................................................................4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu:...................................................................................5
1.5. Phương pháp nghiên cứu: .................................................................................5
1.6. Ý nghĩa và những đóng góp mới của nghiên cứu: ............................................6
1.6.1. Về học thuật: ..............................................................................................6
1.6.2. Về thực tiễn: ...............................................................................................6
1.7. Cấu trúc luận văn: .............................................................................................6
CHƯƠNG 2 ................................................................................................................................................ 8
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU.......................................................... 8
2.1. Các khái niệm liên quan: ..................................................................................8
2.1.1. Tình nguyện: ...............................................................................................8
2.1.2. Cộng đồng: .................................................................................................9
2.1.3. Vai trò của cộng đồng: ...............................................................................9


2.1.4. Sự tham gia của cộng đồng: .....................................................................10
2.1.5. Các nhân tố cản trở của sự tham gia: ......................................................13
2.1.6. Sự cần thiết về sự tham gia của người dân: .............................................15
2.2. Các nghiên cứu trước: .....................................................................................16
2.3. Giả thuyết nghiên cứu:....................................................................................17
2.4. Đề xuất mơ hình nghiên cứu:..........................................................................19
Tóm tắt chương 2 ................................................................................................................................... 21
CHƯƠNG 3 .............................................................................................................................................. 22
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 22
3.1. Quy trình nghiên cứu: .....................................................................................22
3.2. Phương pháp tiếp cận: ....................................................................................23
3.3. Thiết kế mẫu nghiên cứu: ...............................................................................27
3.4. Phương pháp phân tích số liệu:.......................................................................28

CHƯƠNG 4 .............................................................................................................................................. 33
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 33
4.1. Thông tin đối tượng mẫu nghiên cứu tại Quận 3:...........................................33
4.1.1. Thông tin về mẫu nghiên cứu: ..................................................................33
4.1.2. Thông tin về các hoạt động tình nguyện tại Quận 3: ...............................35
4.2. Các thang đo về sự tham gia của thanh niên đối với các hoạt động tình
nguyện trên địa bàn Quận 3: ..................................................................................36
4.2.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo: ...........................................................36
4.2.2 Tổng hợp các thang đo sử dụng cho phân tích EFA .................................41
4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA: ..................................................................41
4.4. Kiểm định mơ hình hồi quy và giả thuyết nghiên cứu: ..................................50
4.4.1. Kiểm định các giả định của mơ hình hồi quy:..........................................50
4.4.2. Kiểm định sự phù hợp và ý nghĩa của các hệ sớ hồi quy của mơ hình hồi
quy: .....................................................................................................................54
4.4.3 Kết quả phân tích hồi quy: ........................................................................58
4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu:........................................................................61
Tóm tắt chương 4 ................................................................................................................................... 71


CHƯƠNG 5 .............................................................................................................................................. 72
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................ 72
5.1. Kết luận: ..........................................................................................................72
5.2. Hàm ý đối với nhà lãnh đạo, quản lý: .............................................................74
5.3. Các giải pháp tác động đến ý định tham gia các hoạt động tình nguyện của
thanh niên trên địa bàn Quận 3: .............................................................................74
5.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo: ........................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Mô tả thang đo của biến độc lập và biến phụ thuộc ................................. 22
Bảng 3.2. Biến quan sát trong mơ hình nghiên cứu ................................................. 23
Bảng 3.3. Cơ cấu chọn mẫu và phương pháp phỏng vấn.......................................... 27
Bảng 4.1. Thông tin mẫu nghiên cứu ........................................................................ 32
Bảng 4.2. Thông tin về việc tiếp cận các thông tin liên quan đến các hoạt động tình
nguyện trên địa bàn Quận 3 ...................................................................................... 34
Bảng 4.3. Các kênh thông tin triển khai .................................................................... 34
Bảng 4.4. Hệ số Cronbach’s Alpha về sự tham gia của thanh niên .......................... 35
Bảng 4.5. Hệ số Cronbach’s Alpha về sự tham gia của thanh niên (Đã điều chỉnh) 36
Bảng 4.6. Hệ số Cronbach’s Alpha về năng lực cán bộ phụ trách............................ 36
Bảng 4.7. Hệ số Cronbach’s Alpha về thái độ của thanh niên khi tham gia các hoạt
động tình nguyện ....................................................................................................... 37
Bảng 4.8. Hệ số Cronbach’s Alpha về thái độ của thanh niên khi tham gia các hoạt
động tình nguyện (Đã điều chỉnh). ........................................................................... 37
Bảng 4.9. Hệ số Cronbach’s Alpha hiệu quả các nội dung được thực hiện trong các
hoạt động tình nguyện ............................................................................................... 38
Bảng 4.10. Hệ số Cronbach’s Alpha các chính sách hỗ trợ của địa phương ............ 38
Bảng 4.11. Hệ số Cronbach’s Alpha lợi ích cá nhân và xã hội ................................ 39
Bảng 4.12. Hệ số Cronbach’s Alpha về nhận thức của người dân địa phương ........ 39
Bảng 4.13. Hệ số Cronbach’s Alpha về sự tham gia của người dân đối với các hoạt
động tình nguyện ....................................................................................................... 40
Bảng 4.14. Bảng thống kê kết quả phân tích Cronbach’s Alpha .............................. 40
Bảng 4.15. Kiểm định KMO và Bartlett’s Test các yếu tố tác động đến ý định tham
gia của thanh niên đối với các hoạt động tình nguyện trên địa bàn Quận 3 (lần 1) 41
Bảng 4.16. Bảng phân tích nhân tố EFA các yếu tố tác động đến đến ý định tham gia
của thanh niên đối với các hoạt động tình nguyện trên địa bàn Quận 3 ......................... 41


Bảng 4.17. Kiểm định KMO và Bartlett’s Test các yếu tố tác động đến ý định tham gia

của thanh niên đối với các hoạt động tình nguyện trên địa bàn Quận 3 (lần 2) ............. 42
Bảng 4.18. Tổng phương sai các yếu tố tác động đến ý định tham gia của thanh niên
đối với các hoạt động tình nguyện trên địa bàn Quận 3............................................ 43
Bảng 4.19. Bảng phân tích nhân tố EFA các yếu tố tác động đến ý định tham gia
của thanh niên đối với các hoạt động tình nguyện trên địa bàn Quận 3 ................... 44
Bảng 4.20. Kiểm định KMO và Bartlett’s Test các yếu tố tác động đến ý định tham
gia của thanh niên đối với các hoạt động tình nguyện trên địa bàn Quận 3 ............. 45
Bảng 4.21. Tổng phương sai yếu tố tác động đến quyết định tham gia của thanh niên
đối với các hoạt động tình nguyện trên địa bàn Quận 3............................................ 46
Bảng 4.22. Phân tích nhân tố EFA của yếu tố quyết định tham gia của thanh niên
đối với các hoạt động tình nguyện trên địa bàn Quận 3............................................ 46
Bảng 4.23. Bảng phân tích các nhân tố EFA của các yếu tố trong mơ hình đã được
điều chỉnh .................................................................................................................. 46
Bảng 4.24. Phân tích hiện tượng đa cộng tuyến ....................................................... 50
Bảng 4.25. Kết quả phân tích tương quan Preason ................................................... 54
Bảng 4.26. Đánh giá sự phù hợp của mơ hình hồi quy ............................................. 55
Bảng 4.27. Đánh giá sự phù hợp của các mơ hình tổng thể ...................................... 56
Bảng 4.28. Đánh giá ý nghĩa của các hệ số hồi quy ................................................. 56
Bảng 4.29. Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết .................................................. 58


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Mơ hình nghiên cứu đề xuất của tác giả ................................................... 19
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu đề xuất của tác giả.................................................. 21
Hình 4.1. Kết quả kiểm định mơ hình lý thuyết ........................................................ 59


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Đồ thị phân tán ..................................................................................... 51

Biểu đồ 4.2. Biểu đồ tầng số phần dư ....................................................................... 52
Biểu đồ 4.3. Tầng số P-P ........................................................................................... 53


Tóm tắt
Đề tài “Các yếu tố tác động đến ý định tham gia của thanh niên đối với
các hoạt động tình nguyện trên địa bàn Quận 3”, được đưa ra nhằm xác định các
yếu tố tác động tới ý định tham gia của thanh niên. Trên cơ sở các yếu tố được xác
định sẽ đề xuất các giải pháp nhằm điều chỉnh việc tổ chức các hoạt động tình
nguyện và thu hút sự tham gia của thanh niên trong các hoạt động tình nguyện trên
địa bàn Quận 3.
Đề tài dùng nghiên cứu định tính làm phương pháp (tham khảo các đề tài
trước, thảo luận nhóm, lấy ý kiến những người có kinh nghiệm tổ chức hoạt động
tình nguyện…) và định lượng (phân tích tương quan, hồi quy…) được thực hiện
thơng qua hai bước:
+ Sơ bộ: thông qua phương pháp định tính, đọc và phân tích các nghiên cứu
trước, thảo luận nhóm để điều chỉnh, bổ sung mơ hình thang đo ý định tham gia
hoạt động tình nguyện của thanh niên trên địa bàn Quận 3, xây dựng sơ thảo bảng
câu hỏi.
+ Chính thức: dùng cách lấy mẫu thuận tiện thơng qua bảng câu hỏi khảo sát
nhằm kiểm định mơ hình thang đo và xác định yếu tố quan trọng tác động đến ý
định tham gia hoạt động tình nguyện của thanh niên đang học tập, làm việc và sinh
sống trên địa bàn Quận 3.
Kết quả cho thấy với 08 yếu tố đã đề xuất, có 07 yếu tố chính tác động đến
quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của thanh niên và sắp xếp theo thứ tự
mức độ tác động giảm dần: “Hiệu quả của các hoạt động tình nguyện”; “Năng
lực của cán bộ phụ trách hoạt động tình nguyện”; “Sự tham gia của người dân
đối với các hoạt động tình nguyện”; “Lợi ích của các hoạt động tình nguyện”;
“Chính sách hỗ trợ của địa phương”; “Thái độ của thanh niên khi tham gia các
hoạt động tình nguyện”; “Nhận thức của người dân địa phương về các hoạt

động tình nguyện”.
Từ khóa: Ý định tham gia, hoạt động tình nguyện, thanh niên.


Abstract
The project "Factors affecting youth participation decisions for volunteer
activities in District 3", is aimed at identifying the factors that influence
participation decisions. Volunteer activities for the youth in District 3. Based on
that, propose some solutions to improve the quality and attract the participation of
young people in volunteer activities in District 3.
The thesis uses qualitative research methods (refer to previous studies, group
discussions, consult experts ...) and quantitative (correlation analysis, regression...).
The study was conducted through 2 steps:
+ Preliminary research: conducted through qualitative methods. Read and
analyze previous studies, group discussions to adjust and supplement the scale
model Decision to participate in volunteer activities of young people in District 3,
build a preliminary questionnaire;
+ Official research: using convenient sampling methods through the
questionnaire to test the scale model and identify important factors affecting the
volunteering decisions of young people. Study, work and live in District 3.
The research results show that out of 08 proposed factors in the research
model, there are 07 main factors affecting students' decision to participate in
volunteering and arrange in descending order of importance: " The effectiveness of
volunteer activities ”; "The capacity of voluntary officials"; "People's participation
in volunteer activities"; "Benefits of volunteering"; "Local support policies";
"Youth attitudes when participating in volunteer activities"; "Awareness of local
people about volunteering activities".
Keywords: Decision to participate, Volunteering, Youth.



1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Vấn đề nghiên cứu:
Tinh thần tình nguyện là giá trị cao đẹp, là cái gốc, bản chất của con người
Việt Nam bắt nguồn từ lòng yêu nước và lòng tự hào dân tộc. Trong lịch sử nước ta,
khi dân tộc phải đối mặt với kẻ thù xâm lược, đương đầu với những khó khăn, thách
thức thì lịng u nước, tinh thần tình nguyện, dấn thân lại trỗi dậy, đặc biệt là trong
những người trẻ tuổi.
Trong thế kỷ XX, tinh thần xung phong, tình nguyện được cụ thể hóa bằng
các hành động của nhiều tầng lớp nhân dân tham gia vào các phong trào như "Tình
nguyện Nam tiến", “Ba sẵn sàng", "Năm xung phong”, “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu
nước”. Kết quả đạt được đó chính là chiến thắng của Chiến dịch Điện Biên Phủ,
thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước và nhiều đại cơng trình từ Bắc vào Nam đã được xây dựng cho thấy tinh thần
tình nguyện của thanh niên Việt Nam trong từng giai đoạn cụ thể đều gắn với sự
phát triển của đất nước.
Khởi điểm từ Thành phố Hồ Chí Minh với chiến dịch "Ánh sáng Văn hố
hè", tiếp sau đó là những chiến dịch "Mùa hè xanh” của sinh viên, "Hoa Phượng đỏ"
của học sinh phổ thông, chiến dịch "Hành quân xanh" của các chiến sĩ lực lượng vũ
trang và "Kỳ nghỉ hồng” của cán bộ, công chức, viên chức trẻ, phong trào thanh
niên tình nguyện đã nhanh chóng lan tỏa và phát triển như một nhu cầu tự thân, tự
nguyện trong thanh niên Việt Nam. Để định hướng và phát huy đúng năng lực của
thanh niên, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với các bộ, ngành phát
động và tổ chức Phong trào thanh niên tình nguyện với quy mô lớn trên phạm vi cả
nước từ những năm 2000. Phong trào ngày càng phát triển mạnh mẽ, rộng khắp từ
Trung ương đến các Tỉnh, Thành phố, thu hút thanh niên ở mọi tầng lớp trong xã
hội cùng tham gia, trong đó lực lượng học sinh, sinh viên đóng vai trò nòng cốt.
Qua hơn hai thập kỷ phát triển, các chiến dịch tình nguyện của thanh niên đã nhận



2

được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền trong việc đẩy mạnh các hoạt
động tình nguyện, đưa hoạt động tình nguyện thành nhiệm vụ thường xuyên của
thanh niên các địa phương, đơn vị, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của
người dân được nâng cao, tạo sự gắn kết, thể hiện trách nhiệm của thanh niên đối
với cộng đồng và xã hội.
Là một phần trong phong trào tình nguyện của Thanh niên Thành phố Hồ
Chí Minh. Trong những năm qua, phong trào tình nguyện của thanh niên Quận 3
luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Chính quyền và các cơ quan, đơn vị có liên
quan trong lãnh đạo, hỗ trợ, tạo điều kiện để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Trong giai đoạn 2015 – 2020, nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động tình nguyện
của thanh niên, cơng tác vận động các nguồn lực của xã hội nhằm hỗ trợ cho hoạt
động tình nguyện từ cấp Quận đến cơ sở Đồn được quan tâm thực hiện; các
chương trình, chiến dịch tình nguyện của đoàn viên, thanh niên tiếp tục khẳng định,
tạo được uy tín trong người dân trên địa bàn quận; các chiến dịch tình nguyện hè và
các hoạt động tình nguyện thường xuyên đan xen và bỗ trợ nhau nhằm tăng cao
hiệu quả hoạt động như “Chủ nhật xanh”, “Ngày thứ bảy tình nguyện”, “Hiến máu
tình nguyện”, “Ngày cao điểm vì Quận 3 văn minh – hiện đại – nghĩa tình”. Cuộc
vận động “Tồn dân đồn kết xây dựng nơng thôn mới, đô thị thông minh” được
lồng ghép với các hoạt động tình nguyện của thanh niên và được triển khai tương
đối đồng bộ, mang lại nhiều ý nghĩa như các hoạt động chăm lo, xây nhà tình nghĩa,
nhà tình bạn, hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, hoạt động
hiến máu nhân đạo, tặng các suất ăn cho bệnh nhân, người có hồn cảnh khó khăn,
khám chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí, tặng thẻ BHYT… cũng được duy trì
thực hiện tốt, góp phần giáo dục tinh thần tương thân tương ái, tình nguyện vì cộng
đồng với nịng cốt là sức trẻ, sự tình nguyện của thanh niên. Thực hiện thường
xun cơng tác tun truyền bảo vệ mơi trường, trong đó vận động đoàn viên, thanh

niên tham gia các hoạt động hưởng ứng chiến dịch “Giờ Trái đất”, phân loại rác tại
nguồn, xây dựng không gian xanh, mảng xanh tại nơi làm việc, học tập, phong trào
“15 phút vì khu phố xanh – sạch – đẹp”; làm nịng cốt trong cơng tác tun truyền


3

vận động người dân về ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh đơ thị, khơng xả
rác, khơng để vật ni phóng uế bừa bãi, vận động thực hiện các ngày chủ nhật
xanh, các ngày cùng hành động vì mơi trường; tun truyền bảo vệ dịng kênh,
khơng vứt rác xuống kênh Nhiêu Lộc, vận động người dân không câu cá trên tuyến
đường Trường Sa - Hoàng Sa; tổ chức các ngày hội thả cá xuống dòng kênh để cải
tạo môi trường nước; thực hiện các chốt tuyên truyền bằng khẩu hiệu, pano vận
động người dân trong khu vực không câu cá tại tuyến kênh; tổ chức tuyên truyền
các giải pháp bảo vệ hệ thống thoát nước, chống ngập, trên địa bàn Quận, tổ chức
các ngày hội bảo vệ mơi trường, ngày hội tái chế. Duy trì hiệu quả hoạt động của
đội hình “Cơng viên khơng rác Quận 3”, mơ hình “Chuyến xe xanh”.
Tuy nhiên, thực trạng đang diễn ra đó là sự tham gia các hoạt động tình
nguyện của thanh niên hiện tại đang gặp phải nhiều khó khăn, cụ thể ở số lượng
thanh niên tham gia ngày càng giảm; các cơng trình, phần việc mang dấu ấn riêng
của thanh niên mặc dù luôn được đổi mới nhưng chưa được đánh giá tích cực; sự
tham gia các hoạt động tình nguyện cịn mang tính gượng ép, chưa thể hiện được
tinh thần tình nguyện, xung kích vì cộng đồng vốn có của nhiều thanh niên. Tính
bền vững của một số hoạt động tình nguyện chưa cao, nhất là trong hoạt động tình
nguyện bảo vệ mơi trường, tổ chức ra quân rầm rộ để cải tạo các tuyến đường, sông,
kênh rạch bị ơ nhiễm, nhưng sau đó một thời gian thì tình trạng ơ nhiễm tiếp tục tái
diễn do khơng được giữ gìn cũng như khơng được duy trì thực hiện thường xun.
Có thể thấy rõ nhất qua các cơng trình như việc giữ gìn vệ sinh hành lang an toàn
được sắt tại tuyến đường sắt Bắc – Nam trên địa bàn Quận 3 làm nhiều năm nhưng
khơng có nhiều chuyển biến; các mảng xanh thanh niên, góc xanh tại các khu dân

cư sau các đợt ra quân cải tạo, làm mới thì khơng được duy trì chăm sóc, bảo dưỡng
và theo thời gian thì trở lại thành điểm cần cải tạo...
Nhằm giúp cho Đồn TNCS Hồ Chí Minh Quận 3 - Hội LHTN Việt Nam
Quận 3 có cơ sở khoa học để tổ chức các hoạt động tình nguyện hiệu quả gắn với
nhu cầu của xã hội, của thanh niên đồng thời thu hút đông đảo thanh niên tham gia
góp phần hiệu quả vào việc xây dựng Quận 3 trở thành một quận có chất lượng


4

sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình. Do đó, đề tài“Các yếu tố tác động đến ý
định tham gia của thanh niên đối với các hoạt động tình nguyện trên địa bàn
Quận 3” là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1. Mục tiêu tổng quát:
Mục tiêu nghiên cứu chủ yếu của đề tài là nghiên cứu sự tham gia của thanh
niên với các hoạt động mang tính tình nguyện vì cộng đồng trên địa bàn Quận 3. Cụ
thể, đề tài sẽ phân tích thực trạng về sự tham gia của thanh niên trong các hoạt động
tình nguyện vì cộng đồng dân cư; xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
sự tham gia của thanh niên trong các hoạt động tình nguyện; đề xuất giải pháp nhằm
tổ chức hiệu quả các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng cho thanh niên trên địa
bàn Quận.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Xác định các yếu tố tác động đến sự tham gia của thanh niên đối với các
hoạt động tình nguyện trên địa bàn Quận.
- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các hoạt động khi có thanh niên sự tham
gia tại các hoạt động tình nguyện trên địa bàn Quận.
- Kiến nghị các giải pháp đến Đồn TNCS Hồ Chí Minh và Hội LHTN Việt
Nam Quận 3.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu:

- Những nhân tố nào cấu thành sự tham gia của thanh niên trong các hoạt
động tình nguyện trên địa bàn Quận 3?
- Sự tham gia của thanh niên ảnh hưởng đến hoạt động tình như thế nào?
- Giải pháp nào để đưa hiệu quả của các hoạt động tình nguyện trên địa bàn
Quận 3 ngày càng nâng cao?
1.4. Đối tượng - Phạm vi nghiên cứu:
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu được xác định trong đề tài là các yếu tố tác động đến ý
định tham gia của thanh niên.


5

Đối tượng mẫu là thanh niên hiện đang sinh sống, học tập, lao động tại Quận
3. Những đối tượng nghiên cứu thuộc các nhóm: Giáo viên trẻ, học sinh tại các
trường THPT; Thanh niên Lực lượng vũ trang; Cán bộ, cơng chức, viên chức; Nhân
viên văn phịng; Thanh niên lao động tự do tại địa bàn dân cư.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn Quận 3
Số liệu thứ cấp của đề tài được thu thập từ năm 2015 đến 2019. Đây là nguồn
dữ liệu được thu thập và tham khảo qua Báo cáo của Đồn TNCS Hồ Chí Minh
Quận 3, Báo cáo của Hội LHTN Việt Nam Quận 3.
Số liệu sơ cấp của đề tài: Được lấy dựa trên việc trực tiếp phỏng vấn thanh
niên đang học tập, sinh sống và lao động trên địa bàn Quận 3.
1.5. Phương pháp nghiên cứu:
Quá trình nghiên cứu dùng chủ yếu phương pháp nghiên cứu hỗn hợp
(nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng). Trong đó, nghiên cứu
định tính nhằm xây dựng mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng ý định tham gia
của thanh niên đối các hoạt động tình nguyện tại Quận 3. Phương pháp nghiên cứu
định tính được thực hiện qua các giai đoạn:

+ Tổng kết lý thuyết và các nghiên cứu về các yếu tố có tác động đến ý định
tham gia của thanh niên đối các hoạt động tình nguyện tại Quận 3.
+ Tổ chức thảo luận tập trung, tham khảo ý kiến các chuyên gia có kinh
nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng nhằm thẩm định
mơ hình nghiên cứu và đề ra thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia
hoạt động tình nguyện của thanh niên tại Quận 3.
Nghiên cứu định lượng được thực hiện nhằm kiểm định mơ hình nghiên cứu
các nhân tố ảnh hưởng sự tham gia của thanh niên đối với các hoạt động tình
nguyện tại Quận 3. Thơng qua việc thu thập các dữ liệu dưới hình thức phỏng vấn
thanh niên trên địa bàn nghiên cứu có tham gia các hoạt động tình nguyện vì cộng
đồng, kích thước mẫu nghiên cứu dự kiến 220 phiếu khảo sát, được chọn bằng
phương pháp khảo sát mẫu.


6

Đánh giá độ tin cậy và giá trị thang đo bằng Cronbach’s Alpha và phân tích
nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) thơng qua phần mềm SPSS,
qua đó đánh giá độ tin cậy của các thang đo, loại bỏ các biến quan sát không đạt yêu
cầu; đồng thời điều chỉnh các biến sao cho phù hợp.
Phân tích hồi qui nhằm kiểm định mơ hình nghiên cứu các yếu tố tác động
đến ý định tham gia các hoạt động tình nguyện của thanh tại Quận 3.
Kiểm định sự khác biệt về ý định tham gia các hoạt động tình nguyện của
thanh niên tại Quận 3 như giới tính, độ tuổi hoặc trình độ học vấn.
1.6. Ý nghĩa và những đóng góp mới của nghiên cứu:
1.6.1. Về học thuật:
Tổng kết lý thuyết về các yếu tố tác động đến ý định tham gia các hoạt động
tình nguyện của thanh niên tại Quận 3.
Đề xuất mơ hình nghiên cứu và thang đo các yếu tố tác động đến ý định tham
gia các hoạt động tình nguyện của thanh niên tại Quận 3.

1.6.2. Về thực tiễn:
Dựa vào thực tế hoạt động tại Quận 3 trong những năm vừa qua thì vấn đề
đặt ra là tổ chức Đoàn - Hội phải thay đổi phương pháp tiếp cận với thanh niên cũng
như phương pháp tổ chức hoạt động tại Quận. Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở
khoa học cho Đồn TNCS Hồ Chí Minh và Ủy ban Hội LHTN Việt Nam Quận 3
cũng như các cơ quan chức năng có liên quan đến thanh niên trong việc xây dựng
các đề án, kế hoạch tổ chức hoạt động tình nguyện vì cộng đồng một cách hiệu quả.
1.7. Cấu trúc luận văn:
Luận văn được viết thành 05 chương với nội dung được mô tả như sau:
Chương 1. Tởng quan về đề tài nghiên cứu:
Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm
vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa và bố cục của đề tài nghiên cứu.
Chương 2. Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu:


7

Trình bày các khái niệm liên quan đến tình nguyện, sự tham gia, các nhân tố
cản trở sự tham gia, các mơ hình nghiên cứu trước, các cơ sở lý thuyết phù hợp để
đưa ra giả thuyết và mơ hình nghiên cứu phù hợp.
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu
Trình bày phương pháp nghiên cứu sử dụng cho nghiên cứu này bao gồm
quy trình nghiên cứu, cách xây dựng thang đo và phương pháp chọn mẫu.
Chương 4. Kết quả và thảo luận các kết quả
Trình bày kết quả nghiên cứu cuối cùng có được sau khi đã phân tích, xử lý
dữ liệu thu thập được
Chương 5. Kết luận và các đề xuất, kiến nghị
Kết luận và đề xuất kiến nghị, tóm tắt các kết quả chính và nêu ý nghĩa của
nghiên cứu, chỉ ra một số hạn chế của nghiên cứu.



8

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Các khái niệm liên quan:
2.1.1. Tình nguyện:
Theo từ điển tiếng Việt – Hồng Phê (1998): Tình nguyện là “Tự nhận trách
nhiệm để làm việc gì đó”. Vì vậy, “Tình nguyện” chỉ hoạt động mang tính tự
nguyện, khơng quản ngại khó khăn, gian khó của cá nhân, khơng vì mục đích cá
nhân và vì lợi ích của xã hội, cộng đồng.
Theo Volunteer SA Inc. (1999), hoạt động tình nguyện là loại hoạt động mà
tính tự nguyện của người tham gia, hay nói cách khác là mức độ ra quyết định của
tình nguyện viên đối với công việc mà họ sẽ tham gia là hồn tồn tự do và khơng
mang tính ép buộc nào. Hoạt động tình nguyện mang lại những lợi ích, tác động tích
cực đối với cộng đồng và được tiến hành khơng vì bất kỳ động cơ hay lợi ích cá
nhân nào.
Định nghĩa về tình nguyện viên của Unesco: “Tình nguyện viên là một người
hoặc một nhóm người sử dụng thời gian, sức lực, kỹ năng, hiểu biết của mình để
đóng góp cho cộng đồng, vì những mục đích tốt, từ đó để đạt được các kỹ năng,
hiểu biết mới”.
Liên hiệp quốc (1985) đã xác định 3 đặc điểm chính của hoạt động tình
nguyện như sau:
+ Được thực hiện khơng phải với mục đích lợi ích tài chính, mặc dù tình
nguyện viên có thể được hồn lại chi phí, hoặc được nhận một khoản hỗ trợ nào đó,
với mục đích dùng cho hoạt động, chứ khơng phải là tiền lương hoặc phần thưởng.
+ Hoạt động này cần được làm một cách tự nguyện, khơng vì mục đích cá nhân.
+ Hoạt động tình nguyện được thực hiện khơng chỉ vì gia đình và bạn bè mà
vì lợi ích của cộng đồng hoặc xã hội.
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, hoạt động tình nguyện được định nghĩa là

hoạt động có tổ chức dành cho một hoặc một nhóm cá nhân tình nguyện thực hiện,


9

mang lại những tác động tích cực cho cộng đồng, xã hội, khơng vì bất kỳ động cơ
hay lợi ích cá nhân nào.
2.1.2. Cộng đồng:
Theo nghiên cứu của Tô Duy Hợp và Lương Hồng Quang (2000) Cộng đồng
là một khái niệm XH học, cộng đồng là một thực thể XH có cơ cấu tổ chức, là nhiều
người cùng chia sẻ và chịu sự ràng buộc bởi các đặc điểm và có cùng lợi ích được
thiết lập thơng qua sự tác động qua lại giữa các thành viên. Các đặc điểm đó là: Đặc
điểm về KT - XH như cộng đồng làng xã, khu dân cư, đô thị; đặc điểm về huyết
thống như cộng đồng của các thành viên thuộc một họ tộc; mối quan tâm và quan
điểm như nhóm sở thích hoặc một dự án phát triển, mơi trường nhân văn như cộng
đồng đồng bào dân tộc và một số đặc điểm như: tổ chức, vùng, địa lý, tâm lý…
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Tâm Hằng (2015) trích từ Trương Văn
Truyền (2007) cộng đồng là một nhóm người có chung một hay nhiều đặc điểm nào
đó, tùy vào cách tiếp cận của nghiên cứu, các tiêu chí nghiên cứu, các hoạt động mà
cộng đồng sẽ bao gồm một hay nhiều các đối tượng xã hội khác nhau.
2.1.3. Vai trò của cộng đồng:
Theo nghiên cứu của Lê Văn An và Ngơ Tùng Đức (2016) Cộng đồng đóng
vai trị chủ thể tại địa phương trong mọi hoạt động. Vai trò chủ thể được thể hiện ở
chủ động, tích cực và quyết định các hoạt động của cộng đồng. Bởi vì họ hiểu rõ
các khó khăn, thách thức và mong muốn của cộng đồng; hiểu tiềm năng, lợi thế,
biết cách huy động và gắn kết các thành viên trong cộng đồng lại với nhau. Michael
Dower (2004) cũng cho rằng cộng đồng dân cư mang lại những lợi ích và là những
người có đóng góp lớn cho q trình phát triển địa phương thông qua các tổ chức
quần chúng, nhằm huy động công sức và tiền tiết kiệm của các thành viên trong tổ
chức và có thể cung cấp các dịch vụ mở rộng tín dụng, đào tạo.

Tóm lại, cộng đồng dân cư có vai trị rất quan trọng, là chủ thể của phát triển
địa phương; trong quá trình phát triển địa phương thì người dân là người thụ hưởng
chính và cũng là người tham gia hoạt động chủ yếu, họ biết cách gắn kết với nhau
huy động các nguồn lực để thực hiện mục tiêu của họ và chịu hoàn toàn trách nhiệm


10

về kết quả. Thực tế cho thấy với các công trình của cộng đồng có người dân địa
phương tham gia thực hiện thì có hiệu quả tốt.
2.1.4. Sự tham gia của cộng đồng:
Theo nghiên cứu của Choguill, M.B.G (1996) thì cộng đồng tham gia vào
các hoạt động không chỉ là một phương tiện để người dân có thể tác động đến các
quyết định trên chính trường về các vấn đề ảnh hưởng đến họ mà còn là một
phương tiện để đạt được lợi ích cộng đồng, cá nhân thơng qua các sáng kiến hỗ trợ
lẫn nhau và có thể với sự trợ giúp từ Chính phủ hoặc các tổ chức khơng bị ràng
buộc bởi Chính phủ các nước.
Theo ADB, (2003) thì bên cạnh những lợi ích về mặt quản lý, sự tham gia có
thể có nhiều lợi ích như sau: Nâng cao tính bền vững của chương trình và khả năng
thu hồi chi phí, tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động nguồn lực, khuyến khích
cộng đồng đóng góp lao động và vật chất; các lợi ích có thể được phân chia bình
đẳng hơn, mặc dù vẫn có nguy cơ bị tước đoạt bởi các lợi ích cục bộ; có thể giảm
thiểu những rào cản thơng tin giữa cơ quan chính phủ và nhân dân, đem lại những
thơng tin phản hồi hữu ích của người sử dụng dịch vụ cơng cộng, có thể giúp làm
tăng việc sử dụng hàng hóa cơng cộng, một số thiết kế cộng đồng được phát triển
trong quá trình thiết kế và thực hiện dự án có thể tiếp tục phát huy tác dụng, ngay cả
sau khi dự án đã hoàn thành; nâng cao khả năng thiết kế dự án bằng cách cho phép
những người thiết kế dự án sử dụng tối đa kiến thức về điều kiện kỹ thuật của địa
phương và những điều kiện khác, làm cho dự án thích nghi với tổ chức xã hội; tránh
được những hậu quả xấu của việc không tham khảo ý kiến của những người thụ

hưởng từ dự án.
Một số khái niệm về tham gia:
+ Tham gia được xác định như một đóng góp tự nguyện của người dân vào
một hoặc nhiều chương trình cơng cộng nhằm phát triển quốc gia, nhưng người dân
không được mong đợi là sự góp phần vào hình thành chương trình hoặc phê phán
nội dung các chương trình (Ủy ban kinh tế Châu Mỹ Latinh, 1973).


11

+ Tham gia là sự can dự của người dân trong q trình ra quyết định, trong
thực hiện cơng việc, chia sẻ lợi ích của các chương trình phát triển cũng như việc
đánh giá những chương trình này (Cohen và Uphoff, 1977 )
+ Sự tham gia của người dân nhằm là tạo mối quan hệ với KT-CT trong xã
hội; nó không chỉ là sự can dự vào những hoạt động, mà cịn là tiến trình trong đó
người dân có khả năng tự tổ chức, thông qua tổ chức riêng của họ, họ xác định nhu
cầu của mình, chia sẻ thiết kế, thực hiện và lượng giá hành động cùng tham gia
(FAO, 1982)
+ Sự tham gia của cộng đồng là một tiến trình chủ động qua đó người thụ
hưởng hay một nhóm có ảnh hưởng tới định hướng và sự thực hiện một dự án phát
triển nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, thu nhập, phát triển bản thân, tự tin hoặc
những giá trị khác mà họ mong ước (Paul, 1987)
Theo nghiên cứu của Trương Văn Truyền (2007), sự tham gia có nghĩa là
cùng thực hiện một hoạt động nào đó. Hàng ngày con người tham gia vào sự phát
triển thông qua hoạt động sống của cá nhân và gia đình, các hoạt động sinh kế và
trách nhiệm đối với cộng đồng. Tuy nhiên, việc kiểm soát hoạt động và mức độ của
sự tham gia luôn là sự lựa chọn của từng cá nhân.
Gia tăng sự tham gia của người dân là để bảo đảm cho hoạt động phát triển
thực tế hơn; không bị thụ động do áp lực từ bên ngồi. Vì vậy, có thể huy động
được nguồn lực và trách nhiệm của cộng đồng.

Theo nghiên cứu của Lê Thị Mỹ Hiền (2006) và Trương Văn Truyền (2007)
Tham gia của cộng đồng theo phương thức từ dưới lên (Bottom-up), là một tiến
trình mà tiến trình này chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố thuận lợi và cản ngại từ
phía người dân cũng như tư nhân tố văn hoá, xã hội, nhân tố tổ chức, hoặc từ nhà tài
trợ. Vì vậy, đối với sự tham gia của người dân được thực hiện qua 07 hình thức sau:
+ Tham gia thụ động: Là người dân được cơ quan hoặc người quản lý báo về
những gì sẽ hoặc đã xảy ra, là do đơn phương thơng báo mà khơng cần có sự lắng
nghe, phản hồi của người dân. Thông tin chi được chia sẻ bởi những chuyên gia bên
ngoài.


12

+ Tham gia cung cấp thông tin: Người dân tham gia qua việc trả lời những
câu hỏi do những nhà nghiên cứu đưa ra trong bảng hỏi nghiên cứu, hoặc những
hoạt động tương tự. Người dân khơng có cơ hội có ý kiến hoặc kiểm chứng tính
chính xác của thơng tin vì họ khơng được biết về kết quả nghiên cứu.
+ Tham gia tư vấn: Người dân tham gia qua các buổi tư vấn, và người bên ngoài
lắng nghe quan điểm của họ. Những chuyên gia từ bên ngoài xác định vấn đề và giải
pháp cho cộng đồng thông qua phản ánh của người dân. Tuy vậy, trong tiến trình tư
vấn người dân không được chia sẻ bất kỳ việc ra quyết định nào, và những chuyên gia
cũng không bắt buộc phải nghe toàn bộ quan điểm, ý kiến của người dân.
+ Tham gia vì những khích lệ vật chất: Người dân tham gia bằng cách đóng
góp tài nguyên như sức lao động, ngược lại họ nhận được nhu yếu phẩm, chi phí, và
những vật chất khác. Việc tham gia này rất phổ biến, và thường thì người dân khơng
thể kéo dài hoạt động khi những nguồn khuyến khích vật chất này kết thúc. Tuy
nhiên, ở hình thức này họ khơng tham dự vào tiến trình ra quyết định.
+ Tham gia chức năng: Người dân tham gia nhằm đạt đến những mục tiêu dự
định của các dự án. Việc tham gia của họ thường không xảy ra ở giai đoạn đầu của
chu trình dự án hoặc kế hoạch, mà thường là sau khi đã có những quyết định quan

trọng về kế hoạch. Những nhóm (thể chế) này có khuynh hướng phụ thuộc vào
những người tổ chức tác nhân bên ngoài nhưng cũng có thể trở nên độc lập.
+ Tham gia tương tác: Người dân tham gia phân tích, phát triển kế hoạch,
thiết lập các cơ cấu mới hoặc tăng cường những cơ cấu/thể chế đang có tại địa
phương. Sự tham gia được xem như một quyền, không phải là phương tiện đạt được
mục đích dự án.
+ Tự huy động: Người dân tham gia tự thiết kế những hoạt động, sáng kiến
độc lập với những tổ chức bên ngoài để thay đổi, để phát triển cộng đồng của họ.
Họ chỉ liên hệ với những tổ chức bên ngoài để nhận ý kiến cố vấn về kỹ thuật và
những tài nguyên từ bên ngoài mà họ cần, nhưng họ vẫn giữ sự kiểm soát việc sử
dụng tài nguyên.


13

Theo nghiên cứu của Đặng Kim Vui (2007) sự tham gia của người dân được
xem xét qua bốn mức độ: Dân biết, Dân bàn, Dân làm, Dân kiểm tra, được hiểu như
sau:
+ Dân biết: Những gì mà địa phương cần thống nhất, ưu tiên để giải quyết,
phải làm và những gì mà Nhà nước, các tổ chức bên ngồi có thể hỗ trợ và giúp đỡ.
+ Dân bàn: Kế hoạch thực hiện (làm gì, ở đâu, khi nào); nghĩa vụ đóng góp,
cách tổ chức, quản lý; chia sẻ lợi ích, quy chế thực hiện, thưởng phạt; thống nhất
cam kết thực hiện.
+ Dân làm: Đóng góp cơng lao động; đóng góp vật tư; đóng góp tiền mặt;
đóng góp kiến thức và kinh nghiệm thơng qua việc tham gia vào nhóm quản lý hay
chỉ đạo thực hiện
+ Dân kiểm tra: Việc quản lý, sử dụng các nguồn vốn đầu tư và chi tiêu;
kiểm tra chất lượng, hiệu quả các cơng trình đã và đang thực hiện; kiểm tra việc
đóng góp và phân chia lợi ích.
Khả năng, hình thức và mức độ tham gia của người dân sẽ khác nhau tùy

thuộc vào đặc điểm của từng nhóm như nhóm hộ gia đình có điều kiện kinh tế,
nhóm phụ nữ hay nhóm nam giới, nhóm người có độ tuổi khác nhau, nhóm trình độ
kiến thức, nhóm dân tộc khác nhau, . . .
2.1.5. Các nhân tố cản trở của sự tham gia:
Cản trở cấu trúc từ những nhân tố do hệ thống trung ương và phương thức
“từ trên xuống” (Top - Down) trong những chương trình, dự án phát triển của Nhà
nước có tác động đến sự tham gia của người dân, bao gồm các nhân tố sau:
Một là: Cản trở do cơ cấu quản lý
+ Việc quản lý theo định hướng kiểm soát thường theo những hướng dẫn, qui
định và chấp nhận những kế hoạch định sẵn. Do vậy, người dân địa phương ít được
quyết định và kiểm soát nguồn lực của họ. Điều này ảnh hưởng tới quyền làm chủ
và trách nhiệm của người dân.
+ Các tổ chức phối hợp chưa chặt chẽ, nhiều hoạt động diễn ra trùng lắp.


×