Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng liên doanh việt nga

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

DƯƠNG THỊ THU

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG
LIÊN DOANH VIỆT - NGA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

DƯƠNG THỊ THU

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG
LIÊN DOANH VIỆT - NGA
Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng (Ngân Hàng)
Hướng đào tạo : Ứng dụng
Mã số

: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LẠI TIẾN DĨNH



TP. Hồ Chí Minh - Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Đề tài nghiên cứu này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân
tơi, được thực hiện dưới sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn. Luận văn được thực hiện
và hoàn thành một cách độc lập, tự bản thân tôi thu thập số liệu và thực hiện. Tất cả
các số liệu thu thập được trong luận văn đều trung thực. Tất cả các tài liệu tham khảo
được sử dụng đều được trích dẫn đầy đủ và rõ ràng.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2020
Tác giả luận văn

Dương Thị Thu


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...........................................1
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................1
1.2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU........................................................2
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................2
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................2
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................2

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................2
1.3.2. Không gian nghiên cứu.....................................................................................2
1.3.3. Thời gian nghiên cứu ........................................................................................2
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................3
1.4.1. Phương pháp thống kê ......................................................................................3
1.4.2. Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp và suy luận logic ...........................3
1.5. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI .....................................................................................3
1.6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN ..........................................................................3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT – NGA
VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG................................4
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT - NGA ........................4
2.1.1. Lịch sử thành lập và phát triển .........................................................................4
2.1.2. Kết quả kinh doanh giai đoạn 2017 – Tháng 06/2020......................................7
2.1.2.1. Huy động vốn ................................................................................................7
2.1.2.2. Hoạt động tín dụng ........................................................................................8


2.1.2.3. Hoạt động dịch vụ .........................................................................................9
2.1.2.4. Lợi nhuận trước thuế ...................................................................................10
2.2. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA RỦI RO ĐỐI VỚI CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
VRB…… ...................................................................................................................12
2.2.1. Về các nhóm nợ nói chung .............................................................................12
2.2.2. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu ................................................................................13
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................15
3.1. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG ..................................................................................................................15
3.1.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng ..........................................................................15
3.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng .................................................................................15
3.1.3. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng ........................16

3.1.4. Tác động của rủi ro rín dụng ..........................................................................18
3.2. PHỊNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI .........................................................................................................19
3.2.1. Khái niệm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng .........................................19
3.2.2. Nội dung phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng...........................................19
3.2.2.1. Xây dựng chiến lược phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng .....................19
3.2.2.2. Xây dựng mơ hình phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng ........................19
3.2.2.3. Xây dựng chính sách, quy trình phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng ....21
3.3. LÝ THUYẾT VỀ ĐA DẠNG HÓA DANH MỤC ĐẦU TƯ ..........................22
3.3.1. Khái niệm .......................................................................................................22
3.3.2. Lý thuyết về đa dạng hóa danh mục đầu tư và giải pháp nhằm phân tán rủi ro
...................................................................................................................................22
3.4. LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ RỦI RO THEO MƠ HÌNH BA TUYẾN PHỊNG
THỦ….. .....................................................................................................................23
3.4.1. Tuyến bảo vệ thứ nhất ....................................................................................23
3.4.2. Tuyến bảo vệ thứ hai ......................................................................................24


3.4.3. Tuyến bảo vệ thứ ba .......................................................................................25
3.5. LÝ THUYẾT VỀ XÂY DỰNG MƠ HÌNH XẾP HẠNG TÍN DỤNG CHO
KHÁCH HÀNG THEO TỪNG ĐỐI TƯỢNG, TỪNG NHÓM SẢN PHẨM
CHUYÊN BIỆT ........................................................................................................26
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN
DỤNG ĐỐI VỚI CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH
VIỆT – NGA ............................................................................................................28
4.1. THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VRB. ........................................................................28
4.1.1. Hệ thống Chính sách, quy định nội bộ liên quan hoạt động cho vay tiêu dùng
cá nhân tại Ngân Hàng Liên Doanh Việt – Nga. ......................................................28
4.1.2. Thực trạng về việc quản lý danh mục cho vay tiêu dùng tại VRB ................29

4.1.2.1. Thực trạng về cho vay tiêu dùng theo loại hình ..........................................29
4.1.2.2. Thực trạng về cho vay tiêu dùng theo kỳ hạn .............................................34
4.1.3. Thực trạng quản trị rủi ro đối với cho vay tiêu dùng tại VRB theo mơ hình ba
tuyến phịng thủ .........................................................................................................35
4.1.4. Thực trạng về nhận diện, phân tích, đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng đối
với hoạt động cho vay tiêu dùng tại VRB. ................................................................38
4.1.4.1. Thực trạng về việc xếp hạng tín dụng tại VRB...........................................38
4.1.4.2. Thực trạng về chất lượng thẩm định tín dụng .............................................46
4.1.4.3. Thực trạng việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn/ định kỳ sau giải ngân. ...46
4.1.4.4. Thực trạng về theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ ................................................47
4.1.4.5. Thực trạng về việc đánh giá lại khoản cấp tín dụng ...................................47
4.1.5. Thực trạng về rủi ro tín dụng trong vay tiêu dùng trong thời gian chịu ảnh
hưởng Dịch Covid-19................................................................................................48
4.1.5.1. Đối với hoạt động tác nghiệp hàng ngày ....................................................48
4.1.5.2. Đối với tăng trưởng tín dụng cho vay tiêu dùng .........................................48
4.1.5.3. Đối với lợi nhuận của ngân hàng ................................................................49
4.1.5.4. Đối với hoạt động thu hồi nợ ......................................................................49


4.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO ĐỐI
VỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH
VIỆT – NGA .............................................................................................................50
4.2.1. Kết quả đạt được của VRB ............................................................................50
4.2.2. Hạn chế, khó khăn ..........................................................................................50
4.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế ........................................................51
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT –
NGA ..........................................................................................................................53
5.1. XÂY DỰNG VÀ HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN
DỤNG.. .....................................................................................................................53

5.1.1. Chiến lược chung ...........................................................................................53
5.1.2. Chiến lược cụ thể ...........................................................................................53
5.2. ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ RỦI RO DANH MỤC TÍN DỤNG THEO CHUẨN
QUỐC TẾ VÀ ĐẠT ĐƯỢC CHIẾN LƯỢC ĐỀ RA ...............................................54
5.2.1. Đối với thực trạng về loại hình cho vay tiêu dùng tại VRB ...........................54
5.2.2. Đối với thực trạng kỳ hạn cho vay tiêu dùng .................................................54
5.3. HỒN THIỆN MƠ HÌNH HOẠT ĐỘNG, MƠ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG
THEO CHUẨN MƠ HÌNH BA TUYẾN PHỊNG THỦ .........................................55
5.4. HỒN THIỆN MƠ HÌNH XẾP HẠNG TÍN DỤNG, NHẬN DIỆN, PHÂN
TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐO LƯỜNG RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
CHO VAY TIÊU DÙNG ..........................................................................................55
5.5. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ...............................57
5.6. KIỂM TRA MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN/ ĐỊNH KỲ SAU GIẢI NGÂN ....57
5.7. THEO DÕI, ĐÔN ĐỐC THU HỒI NỢ ............................................................58
5.8. ĐÁNH GIÁ LẠI KHOẢN CẤP TÍN DỤNG ...................................................59
5.9. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ GỢI Ý HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP
THEO………………………………………………………………………………59
TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
----o0o---BIDV

Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam

CP

Chính Phủ


CSTD

Chính Sách Tín Dụng

CBCNV

Cán Bộ Cơng Nhân Viên

DPRR

Dự Phòng Rủi Ro

DN

Doanh Nghiệp

ĐVKD

Đơn Vị Kinh Doanh

GTCG

Giấy Tờ Có Giá

HĐTV

Hội Đồng Thành Viên

HSTD


Hồ Sơ Tín Dụng

KHCN

Khách Hàng Cá Nhân

KDCK

Kinh Doanh Chứng Khoán

NHNN

Ngân Hàng Nhà Nước

NN

Nhà Nước

NH

Ngân Hàng

RRTD

Rủi Ro Tín Dụng

QLRR

Quản Lý Rủi Ro


SXKD

Sản Xuất Kinh Doanh

TP.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

TSĐB

Tài Sản Đảm Bảo


TT

Tỷ Trọng

VRB

Ngân Hàng Liên Doanh Việt - Nga

VPCP

Văn Phịng Chính Phủ

XK

Xuất Khẩu

XHTD


Xếp Hạng Tín Dụng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại VRB giai đoạn 2017 – tháng 06/2020 ..........7
Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ tín dụng tại VRB giai đoạn 2017 - tháng 06/2020 ..............8
Bảng 2.3: Thu từ hoạt động dịch vụ của VRB giai đoạn 2017 – 06/2020 .................9
Bảng 2.4: Lợi nhuận trước thuế của VRB giai đoạn 2017 - 06/2020 ......................10
Bảng 2.5: Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu VRB giai đoạn 2017 – 06/2020 ............11
Bảng 2.6: Bảng dư nợ cho vay tiêu dùng phân theo nhóm nợ tại VRB giai đoạn 2017
– 06/2020 ...................................................................................................................12
Bảng 2.7. Bảng dư nợ cho vay tiêu dùng quá hạn, nợ xấu tại VRB giai đoạn từ năm
2017 – 06/2020 ..........................................................................................................13
Bảng 4.1: Bảng cho vay tiêu dùng theo loại hình tại VRB giai đoạn 2017 -06/2020.
...................................................................................................................................29
Bảng 4.2: Phân tích tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu theo loại hình cho vay tại VRB giai
đoạn 2017 – 06/2020……………………………………………………………….32
Bảng 4.3: Bảng dư nợ cho vay tiêu dùng theo kỳ hạn tại VRB giai đoạn 2017 –
06/2020 ......................................................................................................................34
Bảng 4.4: Bảng so sánh về quy trình cấp tín dụng tại VRB và các ngân hàng khác
...................................................................................................................................35
Bảng 4.5: Bảng phân tích việc ảnh hưởng tại mơ hình ba tuyến phịng thủ............38
Bảng 4.6. Ví dụ về hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ đối với khách hàng cá nhân
tại VRB ......................................................................................................................40
Bảng 4.7. Bảng xếp hạng chấm điểm đối với khách hàng cá nhân tại VRB ...........44
Bảng 4.8. Bảng kết quả xếp hạng tín dụng cho vay tiêu dùng tại VRB giai đoạn 2017
– 06/2020…………………………………………………………………………...45



TÓM TẮT
Tùy thuộc vào đặc thù của từng hệ thống mà mức độ ảnh hưởng của các nhân
tố đến RRTD trong hoạt động cho vay tiêu dùng là khác nhau. Vì vậy em đã lựa chọn
đề tài: “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay tiêu dùng tại
Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga”.
Đề tài nhằm giải quyết 3 mục tiêu chính sau: Phân tích thực trạng RRTD, xem
xét các nguyên nhân ảnh hưởng, đưa ra các giải pháp.
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp và suy luận
logic để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD trong cho vay tiêu dùng tại VRB.
Đề tài còn có những điểm chưa đạt như sau: Chưa thực hiện đúng và áp dụng
khoa học theo quy trình, quy định về việc quản lý danh mục cho vay, mơ hình ba
tuyến phịng thủ, quy trình xếp hạng tín dụng và đối với các công tác sau giải ngân…
Việc nghiên cứu giúp VRB nhìn ra được các mặt hạn chế và có các biện pháp
nhằm nâng cao chất lượng quản lý RRTD đối với hoạt động cho vay tiêu dùng ở hiện
tại và tương lai.
Từ khóa: Hạn chế rủi ro tín dụng, hoạt động cho vay, Ngân hàng Liên doanh
Việt – Nga, vay tiêu dùng, dịch Covid – 19.


ABSTRACT

Depending on the characteristics of each system, the degree of influence of
factors on credit risk in consumer lending activities is different. So I chose the topic:
"Solutions to limit credit risks for consumer lending activities at Vietnam - Russia
Joint Venture Bank".
The topic aims to address the following three main goals: Analyzing the current
situation of credit risk, examining the influencing causes, and offering solutions.
The thesis uses statistical, comparison, analysis, synthesis and logical inference
methods to identify factors affecting credit risk in consumer lending at Vietnam Russia Joint Venture Bank.
The topic still has the following points: Not properly implementing and

applying science according to the process and regulations on the management of the
loan portfolio, the three-line defense model, the credit rating process and the with the
work after disbursement…
The research helps the Vietnam - Russia Joint Venture Bank recognize the
limitations and take measures to improve the quality of credit risk management for
current and future consumer lending activities.
Keywords: Credit Risk Restriction, Lending Activities, Vietnam - Russia Joint
Venture Bank, Consumer Loans, Covid Epidemic – 19.


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Cũng như các tổ chức kinh tế khác, mục tiêu cuối cùng mà các ngân hàng thương
mại hướng đến là tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này, bên cạnh việc đẩy
mạnh các hoạt động tạo ra thu nhập, giảm thiểu những chi phí khơng cần thiết thì các
ngân hàng thương mại cịn cần có các giải pháp hạn chế các rủi ro mới có thể tăng
trưởng và phát triển bền vững. Trong số các rủi ro của các ngân hàng thương mại thì
rủi ro tín dụng là vấn đề được chú trọng nhiều. Sở dĩ như vậy vì trong các nghiệp vụ
của ngân hàng thương mại thì nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ truyền thống và quan
trọng nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản – nguồn vốn của ngân hàng,
mang lại nguồn thu nhập lớn nhất và đồng thời cũng gánh chịu nhiều rủi ro tiềm ẩn
nhất, dù ngày nay các ngân hàng thương mại đã đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ nhằm
đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng và tăng tính cạnh tranh trên thị
trường, nhưng hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chính mang lại nguồn thu nhâp
lớn nhất cho các ngân hàng thương mại. Do đó rủi ro đến từ hoạt động này cũng rất
cao, đặc biệt trong thời gian gần đây, vấn đề nợ xấu của các ngân hàng thương mại
đang được sự quan tâm của ngành tài chính ngân hàng nói riêng và tồn bộ nền kinh
tế nói chung. Nợ xấu cao sẽ là áp lực và gánh nặng đối với các ngân hàng thương mại

và cho cả nền kinh tế, chẳng hạn: giảm lợi nhuận, làm mất khả năng thanh toán, nguy
cơ bất ổn nền kinh tế vĩ mơ…Ngun nhân chính dẫn đến vấn đề nợ xấu cũng xuất
phát từ rủi ro tín dụng. Hậu quả mà rủi ro tín dụng gây ra vơ cùng lớn, cần biết được
nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng để có giải pháp phù hợp hạn chế rủi ro tín dụng.
Thơng thường, các nhân tố và mức độ tác động của các nhân tố đến rủi ro tín dụng
tại các hệ thống là khác nhau, tuỳ thuộc vào đặc thù của hệ thống đó. Vì vậy tơi đã
tiến hành tìm hiểu và chọn đề tài: “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với hoạt
động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga”


2

1.2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung: Đưa ra giải pháp hạn chế RRTD đối với hoạt động cho vay
tiêu dùng tại VRB.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng RRTD đối với hoạt động cho vay tiêu dùng
tại VRB.
+ Mục tiêu 2: Xem xét các nguyên nhân ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đối với
hoạt động cho vay tiêu dùng tại VRB.
+ Mục tiêu 3: Đưa ra giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho
vay tiêu dùng tại VRB.
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng rủi ro cho vay tiêu dùng tại VRB giai đoạn 2017 – 06/2020 như thế
nào?
- Rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động
kinh doanh của VRB?
- Những giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại VRB?
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Xuất phát từ sự cần thiết của đề tài, đối tượng nghiên cứu của đề tài là rủi ro tín
dụng từ các hồ sơ cho vay tiêu dùng có dư nợ đến 30/06/2020 và giải pháp hạn chế
rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay tiêu dùng tại VRB.
1.3.2. Không gian nghiên cứu
Thu thập từ số liệu của khách hàng tín dụng cá nhân còn dư nợ đến thời điểm
30/06/2020 tại VRB.
1.3.3. Thời gian nghiên cứu
Sử dụng số liệu báo cáo từ năm 2017 – tháng 06/2020 để phân tích thực trạng
phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay tiêu dùng tại VRB.


3

1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phương pháp thống kê
Thu thập từ báo cáo thường niên, báo cáo tài chính, báo cáo tình hình hoạt động
kinh doanh, báo cáo dư nợ và các báo cáo khác tại VRB từ năm 2017 - tháng 06/2020
và xuống quan sát trực tiếp tại VRB Hồ Chí Minh để thu thập các thơng tin, số liệu
để phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
1.4.2. Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp và suy luận logic
Luận văn sử dụng phương pháp thống kê để đánh giá thực trạng cho vay tiêu
dùng tại VRB. Đồng thời kết hợp sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích, tổng
hợp và suy luận logic để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD trong cho vay tiêu
dùng tại VRB và đề xuất biện pháp hạn chế RRTD.
1.5. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Kết quả nghiên cứu mang ý nghĩa thực tiễn, đóng góp cho VRB có thêm cái
nhìn vừa cụ thể, vừa bao quát về RRTD đối với hoạt động cho vay tiêu dùng. Ngoài
ra kết quả nghiên cứu giúp tìm ra các giải pháp nhằm hạn chế RRTD giúp nâng cao
chất lượng tín dụng đối với hoạt động cho vay tiêu dùng tại VRB, từ đó có những

biện pháp quản trị rủi ro hiệu quả hơn.
1.6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Cấu trúc của luận văn bao gồm 5 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan về Ngân Hàng Liên Doanh Việt - Nga và rủi ro tín dụng
trong cho vay tiêu dùng.
Chương 3: Cơ sở lý thuyết về phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân
Hàng Thương Mại.
Chương 4: Thực trạng phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng đối với cho vay
tiêu dùng tại Ngân Hàng Liên Doanh Việt - Nga.
Chương 5: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay tiêu
dùng tại Ngân Hàng Liên Doanh Việt - Nga.


4

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT – NGA
VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT - NGA
2.1.1. Lịch sử thành lập và phát triển
Ngân Hàng Liên Doanh Việt – Nga được thành lập trên ý tưởng nhằm tăng
cường hợp tác đối ngoại giữa Việt Nam và Liên Bang Nga được sự đồng tình, nhất
trí của lãnh đạo Chính phủ 2 nước. VRB thành lập và hoạt động vào ngày 19 tháng
11 năm 2006. Đó là sự hợp tác của 2 ngân hàng hàng đầu của hai nước là Ngân hàng
ngoại thương Nga (VTB) và Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
Trong 5 năm hoạt động VRB đã đạt được kết quả kinh doanh đáng được ghi
nhận đó là: Sự phát triển ổn định trên tất cả các địa bàn, kinh doanh có lãi, nền khách
hàng ngày càng tăng trưởng và thương hiệu VRB ngày càng được mọi người biết đến
rộng rãi…VRB đạt được thành công trên cũng là nhờ sự quan tâm, hỗ trợ của CP,
Ngân hàng trung ương của hai nước và đặc biệt là được sự quan tâm sát sao của hai

ngân hàng mẹ.
Năm 2006 vốn điều lệ của Ngân hàng Liên Doanh Việt Nga là 10 triệu USD,
tới năm 2007 là 30 triệu USD tăng 20 triệu USD so với năm 2006, đến năm 2008 là
62.5 triệu USD, năm 2011 là 168,5 triệu USD ~ 3,000,000 triệu đồng Việt Nam. Với
tỷ lệ góp vốn giữa BIDV và VTB ngang nhau.
Tại 31/12/2010 tổng tài sản của VRB là 590 triệu USD, tăng 54% so với năm
2009. Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2010 khoảng 480 triệu USD và luôn tăng
trưởng một cách nhanh chóng với tốc độ cao, tỷ lệ tăng là hơn 20%/năm. Dư nợ tín
dụng đến 31/12/2010 đạt khoảng 330 triệu USD, tăng trưởng hợp lý và phù hợp với
các chính sách, quy định hiện hành của NHNN và tăng trưởng so với cuối năm 2009
là 27%.
Hiện nay VRB có 6 Chi nhánh trên khắp cả nước đó là: Hà Nội (Hội Sở Chính),
TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Khánh Hòa, Vũng Tàu. VRB là một trong
những ngân hàng liên doanh đi đầu về mạng lưới phát triển. Và hiện nay thương hiệu


5

của VRB được biết đến rộng rãi tại tất cả các tỉnh, thành phố được đặt trụ sở chi nhánh
và một số tỉnh lân cận.
VRB đã thực hiện và đang hướng tới hồn thiện phát triển kỹ thuật và cơng nghệ
ngân hàng, trong đó tập trung phát triển phát hành thẻ thanh tốn nội địa, các loại thẻ
tín dụng quốc tế VISA, thẻ ghi nợ là chủ yếu. Nhờ vào cơng nghệ hiện đại, VRB đã
và đang có điều kiện cho sự phát triển các sản phẩm, hoàn thành hệ thống tự động
hóa, điện tử hóa giúp cho việc thực hiện các giao dịch được nhanh chóng và tạo ra
một hệ thống quản trị điều hành chặt chẽ, khoa học. Với những công nghệ hiện đại
trên cho thấy được sự lớn mạnh về kỹ thuật cũng như năng lực tài chính của VRB, là
tiền đề cơ bản để giúp cho VRB có thể tăng sức mạnh cạnh tranh với các ngân hàng
trên địa bàn.
Với sự nỗ lực và định hướng để trở thành ngân hàng bán lẻ dựa trên nền tảng

cơng nghệ hiện đại và ngồi những sản phẩm dịch vụ đang có thì VRB có cịn những
sản phẩm dịch vụ tạo ra tính đặc trưng riêng đó là dịch vụ thanh toán giữa Việt Nam
và Liên Bang Nga, thanh toán hợp đồng thương mại và thực hiện chuyển tiền bằng
đồng bản tệ 2 nước, ngồi ra cịn mở rộng phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử
khách như: SMS Banking, Internet, Mobile Banking…
VRB đang hiện có trên 100.000 khách hàng, với số lượng khách hàng doanh
nghiệp chiếm gần 5.000 khách hàng.
Ngoài nhiệm vụ để phục vụ cho các dự án về hợp tác kinh tế của chính phủ hai
nước thì VRB cịn thực hiện cung cấp các dịch vụ như thanh tốn, dịch vụ tín dụng
cho doanh nghiệp. Ngồi ra, cịn thực hiện các chương trình hợp tác toàn diện giữa
Việt – Nga về đầu tư, thương mại qua các hoạt động: thanh toán RUB/VND với thị
trường Liên Bang Nga, thực hiện các hỗ trợ các doanh nghiệp của Nga hoạt động tại
Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam liên kết, hợp tác, xuất khẩu với thị trường Liên
Bang Nga. Các hoạt động hỗ trợ trên được thực hiện một cách nhanh chóng và tích
cực để nhằm hỗ trợ xuất khẩu và đầu tư song phương giữa hai nước.
Với nhiệm vụ là cầu nối để giải quyết các khó khăn về tài chính – ngân hàng
giữa hai nước và nhằm thúc đẩy sự hợp tác kinh tế, đầu tư. VRB xứng đáng được trở


6

thành trung gian của sự hợp tác và phát triển trong thị trường tài chính – ngân hàng
giữa Việt Nam – Liên Bang Nga.


7

2.1.2. Kết quả kinh doanh
2.1.2.1. Huy động vốn
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại VRB

Đơn vị: Triệu đồng
T
Năm
T
Tổng vốn
huy động tổ
chức, dân cư
Phân theo
khách hàng
(%)
Tổ chức
1
kinh tế
2

Dân cư

Phân theo
kỳ hạn (%)
Khơng
1
kỳ hạn
Có kỳ
2
hạn
Phân theo
loại tiền (%)
1

VND


2

Ngoại tệ

2017
Số tiền

TT

8,883,564

2018
Số tiền

TT

8,196,049

2019
Số tiền
TT

Tháng 06/2020
Số tiền
TT

8,068,601

8,479,951


8,883,564

100

8,196,049

100

8,068,601

100

8,479,951

100

4,094,821

46

3,329,762

41

2,824,296

35

2,956,475


35

4,788,743

54

4,866,287

59

5,244,305

65

5,523,476

65

8,883,564

100

8,196,049

100

8,068,601

100


8,479,951

100

999,931

11

1,134,852

14

1,037,279

13

1,456,278

17

7,883,633

89

7,061,197

86

7,031,322


87

7,023,673

83

8,883,564

100

8,196,049

100

8,068,601

100

8,479,951

100

8,083,447

91

7,328,629

89


7,391,999

92

7,269,584

86

800,117

9

867,420

11

676,602

8

1,210,367

14

Nguồn: Báo cáo huy động vốn VRB giai đoạn 2017 - 06/2020
Huy động vốn tại VRB tăng trưởng khơng đồng đều từ năm 2017 đến tháng
6/2020, nhưng nhìn chung vẫn giữ được con số ổn định cụ thể:
Năm 2017 tổng vốn huy động là 8,883,564 triệu đồng, đến năm 2018 là
8,196,049 triệu đồng có sự giảm nhẹ so với 2017 là 687,515 triệu đồng, đến năm 2019

là 8,068,601 triệu đồng và giảm so với năm 2018 là 127,448 triệu đồng. Tuy nhiên
đến tháng 6/2020 tổng vốn huy động có sự tăng trưởng trở lại và đạt 8,479,951 triệu
đồng và tăng so với năm 2019 là 411,350 triệu đồng và đây được xem là dấu hiệu tốt
về hoạt động huy động vốn của VRB.


8

2.1.2.2. Hoạt động tín dụng
Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ tín dụng tại VRB
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ
tiêu
Ngắn
hạn
Trung
Hạn
Dài
Hạn
Tổng

2017

TT
%

TT
%

2018


2,122,299

32

2,969,261

37

3,666,198

2,738,510

41

2,918,645

37

1,837,791

27

2,032,035

6,698,600

100

7,919,941


06-2020/2017
Tăng
Tăng/
giảm
(giảm)
(%)

06/2020

TT
%

40

4,156,268

42

2,033,969

96

2,890,395

31

2,915,436

30


176,926

6

26

2,690,067

29

2,712,564

28

874,773

48

100

9,246,660

100

9,784,268

100

3,085,668


46

2019

TT
%

Nguồn: Báo cáo dư nợ tín dụng VRB giai đoạn 2017 – tháng 06/2020
Là ngân hàng liên doanh giữa 2 nước Việt Nam - Liên Bang Nga, để đạt được
sự tin tưởng cũng như hồn thành sứ mệnh được giao thì các đội ngũ nhân viên của
VRB đã không ngừng nỗ lực phấn đấu để mang lại kết quả tốt cho việc kinh doanh.
Với chức năng là cho vay nhằm hỗ trợ cho các tổ chức kinh tế, cá nhân trong
nước và nước ngoài (đặc biệt là các tổ chức, cá nhân của Liên Bang Nga có nhu cầu
vay vốn để chi tiêu, đầu tư…tại Việt Nam). Qua bảng tổng hợp dư nợ từ 201706/2020 trên cho thấy doanh số cho vay tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2017
doanh số cho vay là 6,698,600 triệu đồng trong đó cho vay ngắn hạn là 2,122,299
triệu đồng chiếm tỷ trọng 32%, doanh số cho vay trung hạn là 2,738,510 triệu đồng
chiếm tỷ trọng 41% và doanh số cho vay dài hạn là 1,837,791 triệu đồng chiếm 27%.
Ta thấy năm 2017 VRB tập trung cho vay khá đồng đều qua các kỳ hạn, tuy nhiên tỷ
trọng cho vay trung, dài hạn đang ở mức khá cao chiếm 68 % cho thấy VRB đang tập
trung cho vay vào các nhu cầu trung và dài hạn như cho vay vào các dự án lớn với số
tiền khá cao.
Năm 2018 tổng doanh số cho vay là 7,919,941 triệu đồng tăng trưởng so với
năm 2017 là 1,221,341 triệu đồng hay tăng 18 %. Trong đó doanh số cho vay qua các
kỳ hạn vẫn khá đồng đều, cụ thể cho vay ngắn hạn là 2,969,261 triệu đồng chiếm


9

37%, cho vay trung hạn là 2,918,645 triệu đồng chiếm 37% và cho vay dài hạn là

2,032,035 triệu đồng chiếm 26% tổng dư nợ. Nhìn chung tỷ trọng dư nợ kỳ hạn trung
và dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ là 63 %.
Đến năm 2019, doanh số cho vay lại tiếp tục tăng và đạt 9,246,660 triệu đồng
tăng trưởng cho với 2018 là 696,937 triệu đồng tăng 23%. Trong đó, tỷ trọng cho vay
trung và dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng khá cao ở mức 60% tương đương 5,580,462 triệu
đồng.
Và đến tháng 06.2020, doanh số cho vay tiếp tục tăng và đạt 9,784,268 triệu
đồng, trong đó cho vay ngắn hạn chiếm 42%, cho vay trung hạn chiếm 30%, cho vay
dài hạn chiếm 28% và tăng trưởng so với năm 2017 là 3,085,668 triệu đồng, tăng
trưởng 46%.
Qua bảng số liệu doanh số cho vay từ năm 2017 – tháng 6/2020 cho thấy việc
phát triển tín dụng tại VRB ngày càng tăng trưởng, tuy nhiên tỷ trọng về kỳ hạn cho
vay trung và dài hạn đang ở mức khá cao nên chất lượng cho vay có độ rủi ro cao hơn
so với cho vay ngắn hạn và làm cho thời gian quay vòng vốn chậm ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh của VRB.
2.1.2.3. Hoạt động dịch vụ
Bảng 2.3: Thu từ hoạt động dịch vụ của VRB
Đơn vị: Triệu đồng
1

CHỈ TIÊU
Thu từ dịch vụ thanh toán

2017
16,091

2018
17,128

2019

18,956

06/2020
19,425

2

Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh

9,084

10,372

11,126

11,756

3 Thu từ kinh doanh ngoại tệ
TỔNG THU DỊCH VỤ RÒNG

24,415

25,955

35,403

41,125

49,591


53,455

65,485

72,306

STT

Nguồn: Báo cáo thu từ hoạt động dịch vụ VRB giai đoạn 2017 – 06/2020
Thu dịch vụ có sự tăng trưởng đều qua các năm từ 2017- 06/2020 cụ thể:
- Năm 2017, tổng thu dịch vụ ròng là 49,591 triệu đồng trong đó thu từ dịch vụ
thanh tốn là 16,091 triệu đồng, thu từ nghiệp vụ bảo lãnh là 9,084 triệu đồng, thu từ
kinh doanh ngoại tệ là 24,415 triệu đồng.


10

- Năm 2018, tổng thu dịch vụ ròng là 53,455 triệu đồng tăng trưởng so với 2017
là 3,864 triệu đồng, trong đó thu từ dịch vụ thanh tốn là 17,128 triệu đồng, thu từ
nghiệp vụ bảo lãnh là 10,372 triệu đồng, thu từ kinh doanh ngoại tệ là 25,955 triệu
đồng.
- Năm 2019, tổng thu dịch vụ rịng có sự tăng trưởng đột phá so với 2018 là
12,030 triệu đồng, trong đó thu từ dịch vụ thanh tốn là 18,956 triệu đồng, thu từ
nghiệp vụ bảo lãnh là 11,126 triệu đồng, thu từ kinh doanh ngoại tệ là 35,403 triệu
đồng.
- Tháng 06/2020, tổng thu dịch vụ ròng tăng so với cuối năm 2019 là 6,821 triệu
đồng, tăng trưởng khá nhanh trong đó thu từ dịch vụ thanh tốn là 19,425 triệu đồng,
thu từ nghiệp vụ bảo lãnh là 11,756 triệu đồng, thu từ kinh doanh ngoại tệ là 41,125
triệu đồng.
2.1.2.4. Lợi nhuận trước thuế

Bảng 2.4: Lợi nhuận trước thuế
Đơn vị: Triệu đồng
06-2020/2017
Chỉ tiêu

Lợi nhuận trước thuế

2017

2018

2019

06/2020

37,216

47,950

58,679

62,825

Số tiền

Tăng trưởng
( %)

25,609


68.81

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VRB giai đoạn 2017 – 06/2020
Lợi nhuận trước thuế của VRB tăng đều từ năm 2017 – 06/2020 cụ thể năm
2017 là 37,216 triệu đồng đến tháng 06/2020 là 62,825 triệu đồng tăng 25,609 triệu
đồng và tăng trưởng 68.81%.


11

Bảng 2.5: Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Tổng tài sản
Vốn chủ sở
hữu

06-2020/2017
TT
Số tiền
(%)

2017

2018

2019

06/2020


14,178,422

17,845,222

17,590,032

17,374,609

3,196,187

22.54

2,847,115

2,884,331

3,057,158

3,378,720

531,605

18.67

Nguồn: Bảng cân đối kế toán VRB giai đoạn 2017 – 06/2020
Từ năm 2017 đến tháng 6/2020 tổng tài sản và vốn chủ sở hữu tại VRB có sự
tăng trưởng cụ thể:
Tổng tài sản từ năm 2017 đến tháng 06/2020 tăng 3,196,187 triệu đồng, tăng
trưởng 22.54%.
Vốn chủ sở hữu từ năm 2017 đến tháng 06/2020 tăng 531,605 triệu đồng, tăng

18.67%.


12

2.2. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA RỦI RO ĐỐI VỚI CHO VAY TIÊU DÙNG
TẠI VRB
2.2.1. Về các nhóm nợ nói chung
Bảng 2.6: Bảng dư nợ cho vay tiêu dùng phân theo nhóm nợ tại VRB giai đoạn
2017 – 06/2020
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Nợ đủ tiêu
chuẩn

2017

TT
(%)

1,398,344 91.87

2018

TT
(%)

1,842,397 91.56

2019


TT
(%)

3,349,527 90.85

06/2020

TT
(%)

3,656,821 90.60

Nợ cần chú
ý

55,100

3.62

77,469

3.85

156,324

4.24

172,589


4.28

Nợ dưới tiêu
chuẩn

1,218

0.08

1,811

0.09

6,268

0.17

8,564

0.21

457

0.03

6,238

0.31

737


0.02

956

0.02

66,972

4.40

84,261

4.19

174,021

4.72

197,256

4.89

1,522,090

100

2,012,176

100


3,686,876

100

4,036,186

100

Nợ nghi ngờ
Nợ có khả
năng mất
vốn
Tổng

Nguồn: Báo cáo dư nợ tín dụng VRB giai đoạn 2017 – 06/2020
Đối với tình hình nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng
mất vốn là những khoản nợ có thời gian quá hạn từ 10 ngày trở lên và cần theo dõi
để thu hồi, nhắc nợ khách hàng.
Với con số thu thập được, hiện tại cho thấy hoạt động cho vay tiêu dùng tại
VRB không được hiệu quả thể hiện qua các con số:
+ Năm 2017 đến tháng 06/2020 với các loại nợ quá hạn từ 10 ngày trở lên đa
phần VRB đang bị ảnh hưởng của nợ cần chú ý và nợ có khả năng mất vốn là chủ
yếu cụ thể nợ cần chú ý chiếm 3.62%, nợ có khả năng mất vốn là 4.4% và tăng đều
qua các năm.
+ Đến tháng 06/2020 nợ cần chú ý chiếm 4.28%, nợ có khả năng mất vốn chiếm
4.89%.



×