Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Quản trị rủi ro thanh khoản theo hiệp ước basel tại ngân hàng tnhh một thành viên hsbc (việt nam)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

VŨ THANH THY

QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN THEO HIỆP ƢỚC BASEL
TẠI NGÂN HÀNG TNHH MỘT THÀNH VIÊN HSBC (VIỆT NAM)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

VŨ THANH THY

QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN THEO HIỆP ƢỚC BASEL
TẠI NGÂN HÀNG TNHH MỘT THÀNH VIÊN HSBC (VIỆT NAM)

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng (Ngân hàng)
(Hướng ứng dụng)
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HỒNG CẨM TRANG

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Số liệu trong luận án là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả của bài nghiên cứu do chính tơi thực
hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Hoàng Cẩm Trang.
TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2020
Tác giả

Vũ Thanh Thy


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
TĨM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ......................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .................................................................. 3


1.2.1.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 3

1.2.2.

Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 3

1.3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 3

1.4.

Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 4

1.4.1.

Dữ liệu nghiên cứu.................................................................................. 4

1.4.2.


Phân tích dữ liệu nghiên cứu .................................................................. 4

1.5.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ........................................................................ 5

1.6.

Kết cấu của đề tài......................................................................................... 6

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................................ 6
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HSBC VN VÀ VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ RỦI RO


THANH KHOẢN THEO HIỆP ƯỚC BASEL ......................................................... 7
2.1.

Sơ lƣợc về HSBC VN ................................................................................... 7

2.1.1.

Quá trình hình thành và phát triển của HSBC VN ................................. 7

2.1.2.

Kết quả hoạt động kinh doanh của HSBC VN ....................................... 9

2.2.

Vấn đề quản trị rủi ro thanh khoản theo hiệp ƣớc Basel ...................... 14


2.3.

Khung pháp lý về quản lý thanh khoản tại HSBC VN .......................... 16

2.3.1.

Khung pháp lý tại Việt Nam ban hành bởi các cấp quản lý Nhà nước 16

2.3.2.

Khuôn khổ quy định nội bộ của HSBC VN ......................................... 18

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................................... 19
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN
THEO HIỆP ƯỚC BASEL VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 20
3.1.

Rủi ro thanh khoản.................................................................................... 20

3.1.1.

Khái niệm .............................................................................................. 20

3.1.2.

Phân loại rủi ro thanh khoản ................................................................. 23

3.1.3.


Nguyên nhân rủi ro thanh khoản .......................................................... 24

3.1.4.

Dấu hiệu của rủi ro thanh khoản ........................................................... 26

3.1.5.

Đo lường rủi ro thanh khoản ................................................................. 26

3.1.6.

Hậu quả của rủi ro thanh khoản ............................................................ 27

3.1.6.1. Đối với ngân hàng ................................................................................. 27
3.1.6.2. Đối với nền kinh tế ............................................................................... 28
3.2.

Quản trị rủi ro thanh khoản NHTM ....................................................... 28

3.2.1.

Khái niệm .............................................................................................. 28

3.2.2.

Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản ở NHTM .................................... 29

3.3.


Hiệp ƣớc Basel và quản trị rủi ro thanh khoản ...................................... 36

3.3.1.

Basel II .................................................................................................. 36


3.3.2.
3.4.

Basel III ................................................................................................. 38

Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trƣớc đây.................................... 40

3.4.1.

Nghiên cứu ngoài nước ......................................................................... 40

3.4.2.

Nghiên cứu trong nước ......................................................................... 44

3.5.

Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 47

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.......................................................................................... 49
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN THEO
HIỆP ƯỚC BASEL TẠI HSBC VN ........................................................................ 50
4.1.


Thực trạng về thanh khoản tại HSBC VN .............................................. 50

4.2.

Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại HSBC VN theo Basel....... 54

4.2.1. Cơ cấu tổ chức trong quản lý tài sản có , tài sản nợ và đảm bảo thanh
khoản 54
4.2.2.

Quy trình quản trị rủi ro thanh khoản tại HSBC VN ............................ 55

4.2.3.

Quản lý tỷ lệ khả năng chi trả ............................................................... 56

4.2.3.1. Tỷ lệ dự trữ thanh khoản ....................................................................... 56
4.2.3.2. Tỷ lệ đảm bảo thanh khoản (LCR) ....................................................... 57
4.2.4.

Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn 59

4.2.5.

Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (LDR) ......................... 60

4.2.6.

Quản lý tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) ............................................ 61


4.2.7.

Tỷ lệ quỹ bình ổn rịng (NSFR) ............................................................ 62

4.2.8. Các tiêu chí cảnh báo sớm về rủi ro thiếu hụt khả năng chi trả, thanh
khoản và về rủi ro suy giảm CAR ...................................................................... 63
4.2.9.

Biện pháp xử lý khi không đảm bảo các tỷ lệ quản trị thanh khoản .... 64

4.3. Khảo sát nhân viên công tác tại bộ phận Quản lý Thanh khoản và Tiền
tệ Toàn cầu – HSBC VN ...................................................................................... 65
4.4.

Đánh giá về công tác quản trị RRTK theo hiệp ƣớc Basel tại HSBC VN


74
4.4.1.

Những kết quả đạt được ........................................................................ 74

4.4.2.

Những tồn tại và hạn chế ...................................................................... 75

4.5.

Nguyên nhân .............................................................................................. 77


4.5.1.

Nguyên nhân khách quan ...................................................................... 77

4.5.2.

Nguyên nhân chủ quan ......................................................................... 79

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4.......................................................................................... 79
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN HIỆP ƯỚC
BASEL TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI HSBC
VN ............................................................................................................................. 81
5.1. Định hƣớng phát triển của HSBC VN theo hiệp ƣớc Basel trong quản
trị RRTK ............................................................................................................... 81
5.1.1.

Định hướng phát triển của HSBC VN .................................................. 81

5.1.2.

Mục tiêu và định hướng quản trị thanh khoản ngân hàng .................... 82

5.2. Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận hiệp ƣớc Basel trong công tác
quản trị thanh khoản tại HSBC VN ................................................................... 83
5.3.

Kiến nghị .................................................................................................... 84

5.3.1.


Kiến nghị với chính phủ ....................................................................... 84

5.3.2.

Kiến nghị với NHNN ............................................................................ 85

5.4.

Hạn chế đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ........................................ 86

5.5.

Kết luận ...................................................................................................... 86

KẾT LUẬN

CHƯƠNG 5....................................................................................... 87


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCBS: Basel Committee on Banking Supervision (Ủy ban Basel về Giám sát ngân
hàng)
BCTC: Báo cáo tài chính
CAR: Capital Adequacy Ratio (Tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu)
HSBC VN: Ngân hàng TNHH Một thành viên HSBC (Việt Nam)
LCR: Liquidity Coverage Ratio (Tỷ lệ đảm bảo thanh khoản)
LDR: Loan to Deposit Ratio (Tỷ lệ tín dụng so với nguồn vốn huy động)
NSFR: Net stable funding ratio (Tỷ lệ quỹ bình ổn rịng)
NHNN: Ngân hàng Nhà nước

NHTM: Ngân hàng thương mại
NHTW: Ngân hàng Trung ương
ROA: Return on Asset (Tỷ suất sinh lời trên tài sản)
ROE: Return in Equity (Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu)
RRTK: Rủi ro thanh khoản
TCTD: Tổ chức tín dụng


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Danh sách ngân hàng 100% vốn nước ngoài (Đến 31/12/2009)
Bảng 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh và một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu giai
đoạn 2012-2019
Bảng 2.3. Tỷ trọng thu nhập từ phí trên tổng thu nhập hoạt động
Bảng 2.4. Số liệu ROA và ROE của hệ thống NHTM VN (2019)
Bảng 2.5. Chi tiết các hợp đồng hoán đổi ngoại tệ và vay trên thị trường liên ngân
hàng của HSBC VN để hỗ trợ thanh khoản trong 2019
Bảng 4.1. Giới hạn và khẩu vị rủi ro đối với tỷ lệ LCR của HSBC VN
Bảng 4.2. Giới hạn và khẩu vị rủi ro đối với tỷ lệ NSFR của HSBC VN
Bảng 4.3. Các dấu hiệu cảnh báo sớm trong quản trị RRTK tại HSBC VN
Bảng 4.4. Tổng quan danh sách nhân viên tham gia khảo sát
Bảng 4.5. Kết quả khảo sát phương án mà HSBC VN sẽ ưu tiên thực hiện để quản
lý nhu cầu rút tiền của khách hàng
Bảng 4.6. Kết quả khảo sát các phương án mà HSBC VN sẽ ưu tiên thực hiện khi
nhu cầu rút tiền gửi vượt quá dự trữ về thanh khoản
Bảng 4.7. Kết quả khảo sát về ảnh hưởng lên ngân hàng khi áp dụng Basel
Bảng 4.8. Diễn biến thâm hụt ngân sách và nợ công của Việt Nam trên GDP


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức hành chính nhân sự HSBC VN, tháng 06/2020

Hình 3.1. Mơ hình quản trị rủi ro Ba tuyến phịng thủ
Hình 3.2. Mơ hình quản lý rủi ro hiện đại trong NHTM
Hình 3.3. Mơ hình tổ chức Hội đồng quản lý tài sản - Nợ ở ngân hàng
Hình 4.1. Tỷ lệ trạng thái tiền mặt tại HSBC VN, Public Bank VN và Shinhan VN
giai đoạn 2012-2019
Hình 4.2. Tỷ lệ chứng khốn có tính thanh khoản cao trên tổng tài sản tại HSBC
VN, Public Bank VN và Shinhan VN giai đoạn 2012-2019
Hình 4.3. Chỉ số tiền gửi và cho vay TCTD trên tiền gửi và vay từ TCTD tại HSBC
VN, Public Bank VN và Shinhan VN giai đoạn 2012-2019
Hình 4.4. Quy trình quản trị RRTK tại HSBC VN
Hình 4.5. Tỷ lệ dự trữ thanh khoản
Hình 4.6. Tỷ lệ LCR trung bình của HSBC VN giai đoạn 2017-2019
Hình 4.7. Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn
Hình 4.8. Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động
Hình 4.9. Tỷ lệ CAR
Hình 4.10. Tỷ lệ NSFR của HSBC VN giai đoạn 2016-2019
Hình 4.11. Kết quả khảo sát về triển khai Basel tại HSBC VN
Hình 4.12. Kết quả khảo sát về các yếu tố quan trọng khi triển khai Basel
Hình 4.13. Kết quả khảo sát về khó khăn trong công tác triển khai Basel


TÓM TẮT
Ngân hàng TNHH Một thành viên HSBC (Việt Nam) (HSBC VN) hiện nay
đang là một trong những ngân hàng nước ngồi có quy mơ lớn nhất tại Việt Nam,
ln hướng tới việc quản trị rủi ro chặt chẽ theo quy định của NHNN và tiêu chuẩn
quốc tế, cụ thể là Basel II và III. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có những thời điểm
rơi vào tình trạng căng thẳng thanh khoản. Mục tiêu của luận văn là đánh giá thực
trạng RRTK và hoạt động quản trị RRTK theo chuẩn mực Basel tại HSBC VN. Từ
đó, đề xuất các giải pháp giúp nâng cao khả năng tiếp cận Basel trong quản trị
RRTK tại ngân hàng. Luận ăn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích - tổng hợp,

so sánh, khảo sát và phỏng vấn chuyên gia để để đưa ra đánh giá, kết luận và đề
xuất giải pháp, kiến nghị. Qua nghiên cứu, tác giả đánh giá được thực trạng thanh
khoản và quản trị RRTK tại HSBC VN theo chuẩn mực Basel tại HSBC, bao gồm
các kết quả đạt được và hạn chế tồn đọng. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp kiến
nghị đê thực hiện mục tiêu đã đề ra. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa với HSBC VN
trong việc hoàn thiện quản trị RRTK theo chuẩn mực Basel.
Từ khóa: Hiệp ƣớc Basel, quản trị rủi ro thanh khoản, Ngân hàng TNHH
một thành viên HSBC (Việt Nam).


ABSTRACT
HSBC Bank (Vietnam) Limited (HSBC VN) is currently one of the largest
foreign banks in Vietnam, always aiming for conservative risk management in
accordance with SBV regulations and international standards, in particular Basel II
and III. However, in reality, there are times when it comes to liquidity tension. The
objective of this thesis is to evaluate the current situation of liquidity risk and
management of liquidity risk according to Basel standards at HSBC VN.
Subsequently, proposing solutions to help improve Basel's accessibility in liquidity
risk management at banks. This thesis uses statistical methods, analyzing synthesizing, comparing, surveying and interviewing experts to make assessments
and conclusions. Through the study, the author assesses the liquidity and liquidity
risk management at HSBC VN according to Basel standards at HSBC, including
achievements and limitations. From there, the author proposes solutions to achieve
the set objectives. The research results are meaningful to HSBC VN in improving
liquidity risk management according to Basel standards.
Keywords: Basel Accords, liquidity risk management, HSBC (Vietnam).


1

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1.1.

Tính cấp thiết của đề tài
Song hành cùng sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam nói riêng

và của tồn thế giới nói chung chính là sự xuất hiện và ngày một hoàn thiện của hệ
thống ngân hàng. Trải qua một thời gian dài phát triển, các ngân hàng giờ đây đã
khẳng định được tầm quan trọng của mình đối với hệ thống kinh tế - xã hội. Tuy
nhiên, như chúng ta đã biết, bản chất môi trường kinh doanh của ngân hàng là nhạy
cảm và vô cùng rủi ro, mà trong đó, thanh khoản là một nhân tố cực kỳ quan trọng
có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của bất cứ một ngân hàng nào, ở bất kỳ
quy mô hoạt động nào.
Lịch sử đã chỉ ra nhiều trường hợp ngân hàng thương mại (NHTM) dù đang
kinh doanh thuận lợi nhưng nếu khơng quản trị tốt dịng tiền ra vào, đều có thể
nhanh chóng trở thành nạn nhân của rủi ro thanh khoản (RRTK), từ đó dẫn đến sụt
giảm tài sản hoặc ở kịch bản xấu nhất phải tuyên bố phá sản. Ví dụ như ngân hàng
Continental Illinois National Bank and Trust Company (1984), Northern Rock Bank
(2007) hay Washington Mutual (2008). Tuy nhiên, nếu so sánh với rủi ro lãi suất
hoặc rủi ro tín dụng, RRTK dường như ít được nhắc đến trong những nghiên cứu
học thuật. Mặc dù, khi RRTK xảy ra, mức độ và tốc độ gây thiệt hại của nó nặng nề
hơn nhiều so với những rủi ro khác. Sau cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2008,
các nghiên cứu của tổ chức IMF đã phân tích và đưa đến kết luận rằng sự thiếu hụt
thanh khoản của NHTM chính là nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng, vấn đề cấp
thiết là tất cả thành viên trong nền kinh tế - từ địa phương, khu vực cho đến tồn
cầu - cần có sự quan tâm lớn hơn để có thể kiểm sốt tốt tình trạng thanh khoản.
Bên cạnh đó, khi sự tồn cầu hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, những cam
kết hội nhập kinh tế quốc tế với mức độ tự do hóa sâu rộng, các ngân hàng thương
mại Việt Nam cần chủ động tuân theo những quy ước quốc tế, giúp chuẩn hóa các
hoạt động trong kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận tốt hơn thị trường



2

vốn quốc tế, duy trì tính cạnh tranh và thúc đẩy phát triển bền vững. Một trong
những quy chuẩn đặc biệt liên quan đến RRTK chính là hiệp ước Basel II, ra đời
tháng 04/2003 và Basel III, ra đời tháng 09/2010. Từ khi ra đời, hiệp ước Basel mà
đặc biệt là phiên bản Basel III được xem là một trong những nỗ lực nhằm chuẩn bị
và ứng phó đối với rủi ro khủng hoảng tài chính tồn cầu. Ngồi cải thiện những
hạn chế của Basel I, Basel II và III cịn cung cấp nền tảng đảm bảo tính bền vững
của hệ thống ngân hàng, góp phần ngăn ngừa những tổn thất hệ thống có thể xảy ra
trong tương lai, đặc biệt là cải thiện thanh khoản ngân hàng.
Ngân hàng TNHH Một thành viên HSBC (Việt Nam) (HSBC VN) hiện nay
đang là một trong những ngân hàng nước ngồi có quy mô lớn nhất tại Việt Nam,
theo thống kê của Ngân Hàng Nhà Nước đến 30/6/2019. Nhận thức được tầm quan
trọng của RRTK đối với hoạt động kinh doanh, HSBC VN luôn chú ý tổ chức quản
trị sát sao. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động của ngân hàng vẫn có những thời
điểm rơi vào tình trạng căng thẳng thanh khoản, dẫn đến việc đi vay ở thị trường
liên ngân hàng với chi phí đắt đỏ.
Vậy, HSBC VN đã quản lý RRTK như thế nào? Là một thành viên của một
trong những tập đồn tài chính và ngân hàng lớn nhất thế giới, hiện diện tại hầu hết
những quốc gia có nền kinh tế tài chính phát triển như Anh, Mỹ, Hồng Kông, liệu
HSBC VN đã tiếp cận Basel, cụ thể là Basel II và III trong quản trị RRTK hàng
ngày chưa? Có thể có những giải pháp hay gợi ý nào để tăng cường quản lý RRTK
tại HSBC VN trong thời gian tới?
Từ những nhận định trên, tác giả đã chọn đề tài: “Quản trị RRTK theo hiệp
ƣớc Basel tại Ngân hàng TNHH Một thành viên HSBC (Việt Nam)” làm đề tài
luận văn cao học của mình và nhằm giải đáp những câu hỏi nêu trên.


3


1.2.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Đánh giá thực trạng RRTK và hoạt động quản trị RRTK tại
ngân hàng HSBC VN. Từ đó, đề xuất các giải pháp giúp nâng cao khả năng tiếp cận
Basel trong quản trị RRTK tại ngân hàng HSBC VN.
Mục tiêu cụ thể
Phân tích đánh giá các nội dung quản trị RRTK tại ngân hàng HSBC VN
theo hiệp ước Basel dựa trên số liệu thứ cấp (số liệu của HSBC từ năm 2012 đến
2019 và sơ cấp.
Đề xuất các giải pháp cải thiện và nâng cao khả năng tiếp cận Basel trong
quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng HSBC VN.
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Thực trạng quản trị RRTK tại HSBC VN hiện nay như thế nào?
Câu hỏi 2: Những giải pháp nào giúp công tác quản trị RRTK tại HSBC VN
nâng cao theo hiệp ước Basel?
1.3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Quản trị RRTK theo hiệp ước Basel tại HSBC VN.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: HSBC VN
Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu các dữ liệu thứ cấp về tình hình
thanh khoản và quản trị RRTK tại HSBC VN từ năm 2012 đến 2019 và khảo sát sơ
cấp từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2020.



4

Phạm vi nội dung: Đề tài tiếp cận Hiệp ước Basel II và III.
Phƣơng pháp nghiên cứu

1.4.

1.4.1. Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu là các chỉ tiêu phi tài chính và chỉ tiêu tài chính được HSBC VN
cơng bố trong các báo cáo tài chính (BCTC) và tài liệu nội bộ về quản trị rủi ro nói
chung và vấn đề thanh khoản nói riêng. Dữ liệu được trích xuất cho giai đoạn 20122019 theo năm. Ngoài ra tác giả cũng khảo sát hai đối tượng là khách hàng thực tế
của HSBC VN và các nhân viên của HSBC VN có chuyên mơn và kinh nghiệm mà
tác giả biết về tình hình thanh khoản và cách thức HSBC VN đang quản trị thanh
khoản.
1.4.2. Phân tích dữ liệu nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, có sự hạn chế về dữ liệu trong quy mơ nội tại ngân
hàng, sự khó khăn trong xây dựng dữ liệu chuỗi thời gian và dữ liệu bảng đủ lớn để
xây dựng mơ hình hồi quy. Do đó, nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mơ
tả, phân tích tổng hợp, so sánh, khảo sát chuyên gia để trích xuất các kết quả có ý
nghĩa.


Phương pháp thống kê

Phương pháp thống kê được sử dụng phổ biến trong chương hai và chương
bốn, bao gồm thống kê thu thập số liệu từ các báo cáo tài chính của HSBC VN qua
các năm trong giới hạn nghiên cứu. Các số liệu này sẽ là cơ sở cho việc phân tích,
so sánh trong các nội dung quản lý RRTK tại ngân hàng.

 Phương pháp phân tích - tổng hợp
Phương pháp phân tích được sử dụng phổ biến trong chương II và chương III,
các số liệu được thu thập sau đó được tổng hợp vào bảng, hình ảnh và đồ thị để có
cơ sở đánh giá cũng như đưa ra những đặc điểm đáng chú ý và có liên quan đến đề


5

tài nghiên cứu, nhằm mô tả thực trạng hoạt động và thanh khoản của HSBC VN. Từ
đó, đúc kết ra các nhận định và đề xuất có giá trị trong thực tiễn cho công tác quản
trị RRTK tại HBSC VN.
 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được sử dụng trong chương hai và chương bốn để phân
tích, so sánh số liệu từ biểu đồ, bảng số liệu qua các năm của HSBC VN. Ở chương
ba, phương pháp so sánh được sử dụng để làm rõ sự tương đồng và khác nhau trong
các khái niệm, lý thuyết đo lường và quản trị RRTK.
- Phương pháp khảo sát
Dựa trên việc kế thừa, vận dụng một số kết quả nghiên cứu của các cơng trình
khoa học trong và ngồi nước có liên quan đến nội dung nghiên cứu, người nghiên
cứu xây dựng bảng câu hỏi để phỏng vấn các nhân viên bộ phận Quản lý Thanh
khoản và Tiền tệ Toàn cầu tại HSBC VN, với số lượng là 10 người. Tác giả sẽ lấy ý
kiến về thực trạng quản trị thanh khoản tại HSBC VN, mức ảnh hưởng của Hiệp
ước Basel, để từ đó làm cơ sở nhận định các khó khăn và bất cập đang tồn tại.
1.5.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài có các ý nghĩa thực tiễn như sau:
Nhận diện được các dấu hiệu cảnh báo, biểu hiện vấn đề của tình hình thanh

khoản tại HSBC VN trong giai đoạn 2012-2019.

Phân tích đánh giá thực trạng và các nội dung quản trị RRTK tại HSBC VN
theo Basel.
Đề xuất các giải pháp cải thiện và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh
khoản tại HSBC VN hướng tới Basel.


6

1.6.

Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, danh mục sơ

đồ bảng biểu, đề tài được cấu thành năm chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài
Chương 2: Tổng quan về HSBC VN và vấn đề quản trị RRTK theo hiệp ước Basel
Chương 3: Cơ sở lý thuyết về quản trị RRTK theo hiệp ước Basel và phương pháp
nghiên cứu
Chương 4: Thực trạng quản trị RRTK theo hiệp ước Basel tại HSBC VN
Chương 5: Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận hiệp ước Basel trong công tác
quản trị RRTK tại HSBC VN
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chương 1 đưa ra các vấn đề nghiên cứu cấp thiết liên quan đến quản trị rủi ro
thanh khoản theo hiệp ước Hiệp ước Basel tại ngân hàng thương mại. Qua đó đưa ra
lý do chọn lựa đề tài nghiên cứu, đề xuất mục tiêu, đối tượng, phạm vi và xây dựng
phương pháp nghiên cứu cho đề tài. Thơng qua đó, luận văn sẽ có những đóng góp
nhất định về mặt khoa học và thực tiễn trong việc nâng cao công tác quản trị rủi ro
thanh khoản theo hiệp ước Basel II và III tại HSBC VN.



7

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HSBC VN VÀ VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ RỦI
RO THANH KHOẢN THEO HIỆP ƢỚC BASEL
2.1.

Sơ lƣợc về HSBC VN

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của HSBC VN
Tập đoàn HSBC được đặt tên theo thành viên sáng lập, Ngân hàng Hồng
Kông và Thượng Hải, thành lập vào năm 1865 để tài trợ cho giao thương đang phát
triển giữa châu Âu, Ấn Độ và Trung Hoa. Sau hơn 150 năm phát triển, HSBC giờ
đây là một trong những tổ chức dịch vụ tài chính và ngân hàng hàng đầu thế giới
với khoảng 6.100 văn phòng và chi nhánh tại khắp hơn 72 quốc gia và vùng lãnh
thổ tại châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ và châu Mỹ Latin, Trung Đông và Bắc Phi cùng
tổng tài sản trị giá 2.751 tỷ đơ la Mỹ tính đến ngày 30/06/2019.
HSBC mở văn phòng đầu tiên ở Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh)
vào năm 1870 và đã có mặt tại Việt Nam trên 140 năm. Ngày 01/01/2009, HSBC
thành lập ngân hàng tại Việt Nam, tức Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC
(Việt Nam), là ngân hàng 100% vốn nước ngoài đầu tiên đồng thời đưa chi nhánh
và phòng giao dịch đi vào hoạt động tại Việt Nam. Với kinh nghiệm 150 năm hoạt
động tại Việt Nam, HSBC hiện đang cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng, bao
gồm: Dịch vụ Quản lý Tài sản và Tài chính Cá nhân, Dịch vụ Ngân hàng Doanh
Nghiệp, Dịch vụ Quản lý Thanh khoản và Tiền tệ Toàn cầu, Dịch vụ Ngoại hối và
thị trường vốn, Dịch vụ Chứng Khoán, Dịch vụ Thanh toán Quốc tế và Tài trợ
thương mại. Ngày 04/3/2020 vừa qua, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định
315/QĐ-NHNN về việc bổ sung nội dung hoạt động “Hoạt động đại lý bảo hiểm”
vào giấy phép của ngân hàng HSBC VN.
Hiện tại, mạng lưới hoạt động của ngân hàng bao gồm:
-


Trụ sở tại Việt Nam: Tòa nhà Metropolitan, 235 Đồng Khởi, Quận 1, TP. Hồ
Chí Minh, Việt Nam


8

-

Hai chi nhánh và năm phòng giao dịch tại TP. Hồ Chí Minh,

-

Một chi nhánh, bốn phịng giao dịch tại Hà Nội,

-

Hai chi nhánh tại Bình Dương, Đà Nẵng.

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức hành chính nhân sự HSBC VN, tháng 06/2020
Nguồn: HSBC VN
Theo số liệu trên Báo cáo cân đối tài khoản kế toán, báo cáo thống kê tháng
03/2020 của Tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngồi (Khơng
bao gồm Tổ chức tài chính vi mơ) do NHNN cơng bố, nhóm ngân hàng liên doanh
và nước ngồi là nhóm có tốc độ tăng trưởng tổng tài sản có và vốn điều lệ cao nhất.
Trong đó, HSBC, với vốn điều lệ tính đến 31/12/2019 là 7.528 tỷ đồng, hiện là ngân
hàng nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam xét về mạng lưới hoạt động, sản phẩm, số
lượng nhân viên và khách hàng.



9

Bảng 2.1. Danh sách ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài (Đến 31/12/2009)
NGÀY CẤP GIẤY PHÉP VỐN ĐIỀU LỆ
(Đơn vị: Tỷ đồng)
LẦN ĐẦU
1 ANZ Bank (Vietnam)
268/GP-NHNN ngày
3.000.0
Limited
09/10/2008
2 Hong Leong Bank Vietnam 342/GP-NHNN ngày
3.000.0
Limited
29/12/2008
3 Hongkong-Shanghai Bank 235/GP-NHNN ngày
7.528,0
Vietnam Limited
08/9/2008
4 Shinhan Bank Vietnam
341/GP-NHGP ngày
5.709,9
Limited
29/12/2008
5 Standard Chartered Bank
236/GP-NHNN ngày
4.215,3
(Vietnam) Limited
08/9/2008
6 Ngân hàng TNHH MTV

38/GP-NHNN ngày
6.000,0
Public Viet Nam
24/3/2016
7 Ngân hàng TNHH MTV
61/GP-NHNN ngày
3.203,2
CIMB Việt Nam
31/8/2016
8 Ngân hàng TNHH MTV
71/GP-NHNN ngày
4.600,0
Woori Việt Nam
31/10/2016
9 Ngân hàng TNHH MTV
57/GP-NHNN ngày
3.000,0
UOB Việt Nam
21/9/2017
Nguồn: NHNN

STT

TÊN NGÂN HÀNG

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của HSBC VN
Hiện nay, thị trường tài chính ngân hàng của Việt Nam đang gặp nhiều khó
khăn, phức tạp và sự cạnh tranh quyết liệt. HSBC VN vẫn ln chấp hành nghiêm
túc các chính sách vĩ mơ của NHNN, bám sát diễn biến thị trường trong nước và thị
trường quốc tế để có các điều chỉnh kịp thời, đảm bảo giữ được nguồn vốn và sử

dụng nguồn vốn một cách hiệu quả, tăng trưởng bền vững.


10

Bảng 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh và một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu
giai đoạn 2012-2019
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2012
2013
1. Quy mô vốn
Vốn chủ sở hữu 6.174
6.623
Vốn điều lệ
3.000
3.000
Tổng tài sản
65.876 66.660
Tỷ lệ an toàn
12%
13%
vốn
2. Kết quả hoạt động kinh doanh
Tổng nguồn vốn 59.579 60.037
huy động

2014

2015


2016

2017

2018

2019

10.294
7.528
84.293
16%

9.986
7.528
72.215
20%

10.632
7.528
71.138
16%

11.186
7.528
87.786
14%

12.143

7.528
100.732
14%

12.878
7.528
125.167
14%

73.998

62.229

60.505

76.599

88.589

112.289

Doanh số cho
vay
Số dư nợ
xấu/Tổng dư nợ
ROE
ROA
Lãi thuần (LT)

149.943 135.098 138.873 96.870


81.767

86.744

110.894 125.559

2.57%

3,38%

2,89%

1,06%

0,84%

0,52%

0,88%

0,63%

23%
2%
2.900

16%
2%
2.597


8%
1%
2.416

9%
1%
2.257

14%
2%
2.306

16%
2%
2.727

20%
2%
3.473

18%
2%
3.707

LT từ hoạt động
dịch vụ
LT từ hoạt động
kinh doanh
ngoại hối

Lãi/(Lỗ) thuần
từ mua bán
chứng khốn
LT từ hoạt động
khác
Chi phí hoạt
động
LT từ hoạt động
kinh doanh
trước chi phí dự
phịng rủi ro tín
dụng
Lợi nhuận trước
thuế
Chi phí thuế
TNDN
Lợi nhuận sau
thuế

554

560

625

639

628

667


1.045

1.121

455

489

488

454

754

743

671

679

55

120

(75)

(29)

(14)


36

192

17

55

15

15

128

330

24

56

116

(1.792)

(1.766)

(1.985)

(2.069) (1.845) (1.872) (2.021)


(2.263)

2.228

2.017

1.484

1.439

1.863

2.326

3.156

3.093

1.878

1.455

1.045

1.229

1.801

2.231


3.096

2.981

(480)

(408)

(231)

(294)

(360)

(452)

(628)

(606)

1.397

1.047

813

934

1.440


1.779

2.468

2.375

Nguồn: Báo cáo tài chính ngân hàng HSBC VN từ 2012-2019


11

Về huy động vốn, dù chỉ mới chính thức thành lập năm 2009, trong vòng ba
năm, doanh số huy động đã đạt 1.291.348 tỷ đồng. Thị phần huy động vốn của
HSBC VN tính tới cuối năm 2012 chỉ chiếm dưới 10% tổng toàn ngành ngân hàng
nhưng là cao nhất trong nhóm các ngân hàng vốn nước ngồi. Đến năm 2013 thì
vốn huy động được tăng thêm 18% (tương đương 231.790 tỷ đồng) so với năm
2012. Năm 2014, 2015 thì mức huy động tăng nhẹ, tương đương 37.800 tỷ đồng và
30.561, tuy nhiên vẫn đạt kế hoạch đề ra cho năm do ban quản trị HSBC đã dự báo
đúng đà đi xuống của thị trường tài chính trong và ngồi nước. Đà tăng trưởng tiếp
tục giữ ở mức rất tốt, 20-30% cho giai đoạn 2016-2018. Tình hình bị chững lại ở
năm 2019 khi doanh số huy động giảm nhẹ 5% so với năm 2018. Điều này dự báo
chu kì phát triển của HSBC VN có dấu hiệu bị bão hịa và có khả năng bị đảo chiều.
Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là HSBC VN đã thu hút mạnh nguồn tiền gửi từ thị
trường dân cư trong nửa đầu năm. Số dư tiền gửi khách hàng gần như tăng đều qua
các năm (trừ năm 2015). Nguồn vốn này luôn chiếm hơn 60% tổng nguồn vốn của
ngân hàng, có những năm hơn 90%. Ngoài ra, một điểm đặc biệt khác hơn là lãi
suất tiết kiệm của HSBC VN lại luôn khiêm tốn so với các ngân hàng khác (đặc biệt
là ngân hàng nội địa) khi lãi suất cao nhất ở mức 2.75%/năm cho kì hạn 18 tháng
trở lên, theo biểu lãi suất dành cho khách hàng cá nhân công bố trên website ngân

hàng này (tra cứu tháng 07/2020), trong khi, lãi suất trung bình của nhóm ngân hàng
nước ngồi và và nội địa bình qn từ 5%-6%. Điều này có thể phần nào lý do do
thói quen gửi tiền của đối tượng khách hàng tại HSBC VN khi mà cạnh tranh lãi
suất không phải là chiến lược mà ngân hàng này đang triển khai.
Bên cạnh hoạt động huy động vốn, mặc dù cũng trải qua nhiều khó khăn và
thăng trầm nhưng tín dụng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt trong
lĩnh vực cho vay và đầu tư. Tổng dư nợ cho vay và ứng trước cho khách hàng tính
đến cuối năm 2012 là 149.943 tỷ đồng. Năm 2013 giảm 10% (tương đương giảm
hơn 14.845 tỷ đồng so với năm 2013. Năm 2014 thì doanh số cho vay tăng nhưng
chỉ tăng nhẹ, khoảng gần 4.000 tỷ đồng (tương đương 3%). Đến năm 2015, 2016,
do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng tín dụng bị kềm hãm nên doanh số


12

cho vay liên tục giảm 30% và 16%, xuống còn 81.767 tỷ đồng cuối năm 2016. Từ
2017 cho đến nay, HSBC VN đã xuất sắc vực dậy tình hình, doanh số tăng đều hằng
năm và đạt 125.559 tỷ đồng cuối năm 2019. Trong suốt q trình hoạt động, HSBC
VN ln được NHNN xếp trong nhóm tín dụng loại một với số dư nợ xấu trên tổng
dư nợ luôn được giữ dưới mức 3.5% và là một trong những ngân hàng đã dành một
nguồn tiền khá lớn để cho vay trên thị trường liên ngân hàng.
Về hoạt động dịch vụ, vốn cũng là một trong những lĩnh vực mang lại lợi
nhuận cao cho HSBC VN với lãi thuần từ dịch vụ tăng ổn định qua các năm. Đặc
biệt năm 2018 đánh dấu mốc kỉ lục khi lãi từ lĩnh vực này tăng hơn 50% so với năm
trước đó. Tỷ lệ thu dịch vụ ròng trên tổng thu nhập lãi thuần giai đoạn 2012-2019
duy trì bình quân ở mức 26%. Tỷ lệ này tương đối lý tưởng so với các ngân hàng
trong nước và ở mức trung bình khi so sánh với các khu vực khác trên thế giới.
Bảng 2.3. Tỷ trọng thu nhập từ phí trên tổng thu nhập hoạt động
Nhóm
Thấp

Trung bình
Cao
Rất cao

Tỷ trọng thu nhập từ phí /
tổng thu nhập hoạt động
Dưới 20%
20%-30%
30%-40%
Trên 40%

Đại diện
Indonesia, Malaysia, Việt Nam
Thái Lan, Tây Ban Nha, Trung Quốc
Nhật, Anh, Mỹ
Đức, Thụy Sỹ
Nguồn: World Bank

Về hoạt động kinh doanh ngoại hối, giai đoạn 2012-2019, lãi thuần từ mảng
kinh doanh này có xu hướng tăng lên nhưng không ổn định, đôi lúc giảm (năm
2014, 2016, 2017), đôi lúc lại tăng trưởng vượt bậc (năm 2015). Nguyên nhân của
sự sụt giảm hoặc tăng lên này phần lớn là do nhu cầu của khách hàng về ngoại tệ sụt
giảm hoặc tác động của các biến động trên thị trường tiền tệ quốc tế. Tuy nhiên, với
vị thế là một ngân hàng toàn cầu, HSBC VN vẫn là một trong những ngân hàng có
kinh nghiệm và uy tín hàng đầu trên thị trường về hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
Một trong những nguyên nhân giúp kết quả huy động vốn và cho vay của
ngân hàng HSBC VN khả quan là sự phát triển nhanh của mạng lưới hệ thống. Như


13


đã đề cập ở trên, hiện nay HSBC VN là ngân hàng nước ngồi có mạng lưới chi
nhánh và điểm giao dịch nhiều nhất trong số các ngân hàng nước ngồi tại Việt
Nam. Bên cạnh đó, lợi thế từ uy tín sẵn có trên thị trường tài chính tồn cầu đã giúp
HSBC VN thu hút một lượng lớn khách hàng doanh nghiệp là FDI khi đầu tư vào
thị trường Việt Nam.
Tổng tài sản của ngân hàng HSBC VN tăng lên ổn định qua các năm với các
mức tăng từ 11% đến 26%. Chỉ duy trong giai đoạn khó khăn 2014-2016, tổng tài
sản chứng kiến mức sụt giảm 14% và 1%. Nhìn chung, tổng tài sản đã tăng gấp đơi
trong vịng bảy năm, từ 65.876 tỷ đồng (2012) lên 125.167 tỷ đồng (2019).
Lợi nhuận trước thuế của HSBC VN năm 2012 đạt 1.878 tỷ đồng. Thời điểm
này lợi nhuận trước thuế đang ở đà giảm khi 2010-2011 là giai đoạn hoạt động khá
tốt của HSBC VN, tất cả các điểm giao dịch theo kế hoạch đều được mở hết, vốn và
dư nợ khách hàng đều tăng. Năm 2012, do tình hình kinh tế khó khăn, các doanh
nghiệp đều giảm chi phí tài chính và giảm dư nợ vì sợ khơng đủ khả năng thanh
tốn. Lợi nhuận tiếp tục giảm sâu cịn 1.045 tỷ đồng cuối năm 2014. Tình hình có
vẻ khởi sắc hơn khi mức lợi nhuận đổi chiều tăng lên giai đoạn 2014-2018, từ 1.045
tỷ đồng lên 3.096 tỷ đồng, tức gấp ba lần. Lợi nhuận 2019 giảm nhẹ 115 triệu đồng
so với năm 2018. Hoạt động dịch vụ luôn là động lực phát triển chính của HSBC
VN trong suốt quá trình hoạt động.
Về tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA) và tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở
hữu (ROE) của HSBC VN lần lượt là 1,75% và 15,5% giai đoạn 2012-2019. Như ta
đã biết, ROE đo lường tính lành mạnh trong hoạt động của một ngân hàng, phản
ánh lợi nhuận kiếm được từ một đơn vị vốn đầu tư. Tuy nhiên, hệ số ROE của
HSBC VN diễn biến khá thất thường trong giai đoạn 2012-2019: năm 2012 hệ số
này rất cao, lên tới 23% nhưng sau đó lại giảm sâu, chỉ cịn ở mức 8% vào năm
2014, giai đoạn 2015-2017 có dấu hiệu phục hồi lên mức 20% năm 2018 rồi lại
giảm nhẹ còn 18% năm 2019, nhưng vẫn chưa quay lại được thời kì hồng kim
2012. Nếu so sánh hệ số này với nhóm ngân hàng liên doanh nước ngoài khác cho



×