Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Sự tham gia của người dân vào các dự án tái định cư trên địa bàn thành phố bà rịa, tỉnh bà rịa vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (996.18 KB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------------------

LÊ VĂN MINH

SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN VÀO
CÁC DỰ ÁN TÁI ĐỊNH CƯ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ BÀ RỊA, TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------------------

LÊ VĂN MINH

SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN
VÀO CÁC DỰ ÁN TÁI ĐỊNH CƯ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ BÀ RỊA, TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU

Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 8340403

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. NGUYỄN HỮU LAM

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài luận văn này là hồn tồn do tơi tự khảo sát, tham khảo
tài liệu và thực hiện. Mọi vấn đề được trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn
đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao trong phạm vi hiểu biết của riêng cá
nhân tôi. Luận văn được thực hiện trên cơ sở tổng hợp những kiến thức, nghiên cứu
các dữ liệu, tài liệu của nhiều cơ quan, đơn vị và khảo sát thực tế của tác giả./.


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH VẼ
TĨM TẮT
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................... 1
1.1 Bối cảnh nghiên cứu .............................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .......................................................................... 3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 4
1.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 4
1.5 Cấu trúc dự kiến của đề tài .................................................................................... 6
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG DỰ ÁN TĐC .......... 7
2.1. Các khái niệm có liên quan: ................................................................................. 7
2.2. Giới thiệu về chính sách xây dựng dự án TĐC .................................................... 7
2.3. Thực trạng về việc xây dựng dự án TĐC trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu:...... 10

Tóm tắt chương 2 ............................................................................................................. 11
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.... 12
3.1. Lý thuyết về sự tham gia của người dân: ........................................................... 12
3.1.1 Một số quan niệm: ............................................................................................ 12
3.1.2 Cơ sở lý thuyết về sự tham gia của người dân: ................................................ 13
3.2 Tổng quan các nghiên cứu trước về sự tham gia của người dân: ....................... 19
3.3 Phương pháp nghiên cứu:.................................................................................... 21
3.3.1 Địa bàn nghiên cứu: ......................................................................................... 21
3.3.2 Cách tiếp cận của phương pháp nghiên cứu: ................................................... 22
Tóm tắt Chương 3 ............................................................................................................ 24
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... 25
4.1 Tình hình thực hiện xây dựng khu TĐC trên địa bàn thành phố Bà Rịa: ........... 25


4.2 Thực trạng về sự tham gia của người dân ........................................................... 27
4.2.1 Thông tin về quy hoạch xây dựng dự án TĐC ................................................. 28
4.2.2 Người dân tham gia ý kiến vào việc xây dựng dự án TĐC ............................. 30
4.2.3 Người dân kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch .................................. 35
4.3 Đánh giá chung ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân sự tham gia của người dân
vào các dự án TĐC: ................................................................................................... 39
Tóm tắt chương 4 ............................................................................................................. 42
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................... 43
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 43
5.2 Một số giải pháp nâng cao sự tham gia của người dân vào các dự án TĐC ....... 44
5.3 Hạn chế của vấn đề nghiên cứu........................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tên tiếng Việt, tiếng Anh

HĐND

Hội đồng nhân dân

UBND

Ủy ban nhân dân

TĐC

Tái định cư

Oxfarm

Oxford committee for Famine Relief


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Sơ đồ Khung phân tích ........................................................................................ 5
Hình 1.2. Sơ đồ trình tự các bước nghiên cứu .................................................................... 6
Hình 3.1. Sơ đồ các cấp độ tham gia của người dân ........................................................ 16
Hình 3.2. Sơ đồ Bậc thang của sự tham gia từ cao xuống thấp. ...................................... 17
Hình 4.1. Căn hộ xây thơ chưa bàn giao được cho người dân trong dự án Khu H20 tại
phường Phước Hưng, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.................................... 26
Hình 4.2. Căn hộ xây thô thuộc dự án TĐC Cánh Đồng Mắt Mèo tại phường Long
Hương, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. .......................................................... 27

Hình 4.3. Biều đồ tỷ lệ người dân biết về chính sách tái định cư .................................... 28
Hình 4.4. Biểu đồ hình thức người dân biết về quy hoạch xây dựng dự án TĐC .......... 29
Hình 4.5. Biểu đồ mức độ phù hợp về hình thức lấy ý kiến của người dân trong việc
thực hiện quy hoạch............................................................................................................ 30
Hình 4.6 Biểu đồ tỷ lệ khảo sát mức độ cần thiết tham gia vào quy hoạch xây dựng của
người dân............................................................................................................................. 31
Hình 4.7. Biểu đồ tỷ lệ mức độ người dân cần tham gia vào quy hoạch dự án.............. 32
Hình 4.8. Biểu đồ tỷ lệ hộ dân được chính quyền lấy ý kiến về quy hoạch ................... 32
Hình 4.9. Biểu đồ yếu tố quyết định quy hoạch được thông qua .................................... 33
Hình 4.10. Biểu đồ mức độ phù hợp của dự án TĐC đối với phong tục, tập quán của
người dân............................................................................................................................. 34
Hình 4.11. Biểu đồ về chất lượng của dự án..................................................................... 34
Hình 4.12. Biểu đồ tỷ lệ người dân nhận thức về vai trị của mình trong việc kiểm tra,
giám sát quá trình thực hiện quy hoạch xây dựng dự án TĐC ........................................ 36
Hình 4.13. Biểu đồ tỷ lệ người dân tham gia kiểm tra, giám sát ..................................... 37
Hình 4.14. Biểu đồ chính quyền tạo điều kiện cho người dân tham gia kiểm tra, giám
sát ......................................................................................................................................... 37
Hình 4.15. Biều đồ lý do cản trở sự tham gia của người dân .......................................... 38


TÓM TẮT
Đề án xây dựng dự án TĐC trên địa bàn thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu về chỗ ở, để người dân sau khi bị thu hồi đất
có nơi ở ổn định, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh tại địa phương. Mặc dù đã có những thành cơng nhất định, tuy nhiên vẫn
còn một số tồn tại làm ảnh hưởng đến chất lượng cơng trình, đồng thời gây lãng phí
nguồn vốn ngân sách của nhà nước. Một trong những điểm quan trọng là sự tham
gia của người dân trong việc quy hoạch xây dựng dự án, nhà nước cần tạo điều kiện
thuận lợi để người dân được tham gia vào q trình thực hiện dự án một cách tích
cực và chủ động hơn.
Tuy nhiên, qua khảo sát tình hình thực tế về sự tham gia của người dân vào

quá trình xây dựng dự án TĐC trên địa bàn thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu cho thấy: Thực chất người dân được thông tin về quy hoạch dự án TĐC chỉ
dừng lại ở mức độ là thông báo cho người dân được biết. Hầu hết việc xây dựng dự
án TĐC trên địa bàn chủ yếu được chính quyền địa phương quyết định, việc lấy ý
kiến người dân để thực hiện quy hoạch cịn khá hình thức, chưa bám sát về nhu cầu
TĐC thực tế của người dân để xây dựng cho phù hợp; việc xây dựng còn chưa quan
tâm đến hiệu quả sử dụng của dự án, chưa đúng với nhu cầu sử dụng của người dân;
chất lượng của dự án còn thấp. Mức độ tham gia của người dân theo thang đo “biết,
bàn, làm, kiểm tra” có chiều hướng giảm dần. Chính quyền chưa tạo điều kiện
thuận lợi để người dân tham gia đóng góp ý kiến. Việc tham gia kiểm tra, giám sát
của người dân còn rất hạn chế, có thể nói là gần như chưa thực hiện.
Bên cạnh đó, nhiều người dân cịn chưa nhận thức đúng về vai trị của mình,
cịn xem đây là trách nhiệm của nhà nước, nhà nước phải có trách nhiệm thực hiện
nên cịn thụ động trong việc tham gia đóng góp ý kiến. Ngồi ra, do trình độ năng
lực hiểu biết về quy hoạch xây dựng còn hạn chế nên người dân ngại tham gia đóng
góp ý kiến.
Để cải thiện sự tham gia của người dân vào các dự án TĐC, người viết đưa
ra một số kiến nghị sau:


(1) Trong q trình thực hiện quy hoạch, chính quyền địa phương phải công
bố công khai quy hoạch một cách rộng rãi, minh bạch cho người dân được biết, để
có thể tham gia đóng góp ý kiến.
(2) Nghiên cứu các hình thức phù hợp lấy ý kiến của tất cả người dân thuộc
trường hợp được bố trí TĐC, trong đó cần tăng cường hình thức lấy ý kiến thơng
qua những cuộc họp khu phố để người dân có thể bàn luận một cách rộng rãi hơn,
người dân dễ dàng phát biểu ý kiến, tâm tư và nguyện vọng của mình hơn. Cần rà
soát, tổng hợp nhu cầu thực tế của người dân thực sự cần được bố trí nhà ở TĐC, để
quy hoạch xây dựng cho đúng với nhu cầu sử dụng thực tế, tránh tình trạng khơng
có nhu cầu nhưng vẫn đăng ký nhận suất TĐC nhằm mục đích chuyển nhượng

quyền để hưởng khoản giá trị chênh lệch.
(3) Nghiên cứu đề ra những hình thức TĐC phù hợp với tình hình thực tế
từng địa phương, trong đó cần tăng cường hình thức TĐC bằng tiền phù hợp giá cả
của thị trường để khuyến khích người dân nhận tiền tự lo chỗ ở mới nhằm giảm áp
lực cho nhà nước trong việc xây dựng các dự án TĐC. Huy động nhiều nguồn lực
của xã hội để phục vụ nhu cầu TĐC của người dân.
(4) Chọn những nhà thầu có năng lực và uy tín để triển khai thực hiện dự án,
đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thi công của đơn vị, nhất là
hoạt động giám sát của người dân để đảm bảo việc thi công dự án có chất lượng tốt
nhất.
(5) Khuyến khích người dân tăng cường việc đóng góp ý kiến, hiến kế cho
nhà nước, để nhà nước có thể xây dựng một dự án TĐC mang tính thiết thực và hiệu
quả nhất.
(6) Người dân cần tự nâng cao trình độ hiểu biết để có thể tham gia đóng góp
ý kiến vào vấn đề quy hoạch và kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các dự
án TĐC nói riêng và các tất các dự án đầu tư cơng trên địa bàn nói chung, từ đó
mới có thể thể hiện được quyền làm chủ của mình theo quy định của pháp luật.


(7) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền đối
với các cơ quan có trách nhiệm trong việc xây dựng các dự án TĐC, để các cơ quan
này chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật.


1

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Bối cảnh nghiên cứu
Việc đầu tư xây dựng các dự án TĐC nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu về

chỗ ở, để người dân sau khi bị thu hồi đất có nơi ở ổn định, phục vụ nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của địa phương là chủ trương
được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đặc biệt quan tâm.
Đề án TĐC giai đoạn 2010-2015 của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được UBND
tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 34/2010/QĐ-UBND ngày 17/8/2010. Theo đó,
trong giai đoạn 2010-2015, Tỉnh sẽ đầu tư 60 dự án tái định cư với khoảng 30.000
suất, tổng diện tích đất xây dựng khoảng 800ha, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng
9.000 tỷ đồng. Qua quá trình triển khai thực hiện, ngày 13/3/2015, UBND tỉnh ban
hành Quyết định số 20/2015/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh Đề án tái định cư giai
đoạn 2010-2015. Sau khi cắt giảm, điều chỉnh và bổ sung một số dự án, trên địa bàn
tỉnh hiện còn 59 dự án, với khoảng 26.123 suất tái định cư bao gồm 3.911 căn hộ
chung cư, 21.620 nền đất, 592 nhà xây thơ, tổng diện tích đất để thực hiện dự án
khoảng 716 ha và tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 8.724 tỷ đồng.
Tại thời điểm Thường trực HĐND tỉnh thực hiện giám sát (tháng 11/2016),
tổng số dự án TĐC đã hồn thành đưa vào sử dụng 25 dự án, cịn 08 dự án đang
triển khai, 06 dự án đã bố trí vốn chuẩn bị đầu tư và 20 dự án đề nghị bố trí kế
hoạch vốn để chuẩn bị đầu tư. Trong số 25 dự án hồn thành, có 9.006 suất tái định
cư, trong đó có 8.496 nền đất và 510 căn nhà xây thô, với tổng giá trị công trình
1.279,6 tỷ đồng, tổng diện tích đất thực hiện dự án khoảng 278,8 ha. Vào thời điểm
này, UBND các huyện, thành phố đã bàn giao 7.853 suất TĐC bằng nền đất, 259
suất TĐC bằng nhà xây thô và 446 suất TĐC bằng tiền. Hiện còn 894 suất chưa bàn
giao, bao gồm 726 nền đất và 168 nhà xây thô. Trong đó, dự án Khu H20, thuộc
thành phố Bà Rịa cịn 69/272 căn chưa bàn giao; dự án Khu tái định cư Ngãi Giao
huyện Châu Đức còn 99/160 căn chưa được bàn giao, để tránh lãng phí trong đầu


2

tư, UBND huyện Châu Đức đã xin chủ trương bán đấu giá 82/99 căn, thu nộp vào
ngân sách.

Qua khảo sát thực tế, mặc dù các địa phương rất quan tâm tập trung đầu tư
xây dựng các khu TĐC nhằm đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu về chỗ ở đối với
các hộ dân có đất bị thu hồi. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ dân đã nhận nền đất hoặc nhà xây
thô, kể cả những hộ đã nhận chuyển nhượng thực sự đến ở hoặc xây dựng nhà ở
trong khu TĐC chỉ đạt khoảng 30%, như Khu H20 thành phố Bà Rịa, Khu tái định
cư 160 căn thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức. Cá biệt, Khu tái định cư phục vụ
Khu Công nghiệp - Đô thị Châu Đức tại huyện Châu Đức có tổng diện tích 42,2ha,
gồm 1.043 lơ nền đất, đã hồn thành đưa vào sử dụng và đã bàn giao được 303 lô,
nhưng qua khảo sát nơi đây vẫn là bãi đất trống, chưa có người đến ở. Một số khu
TĐC như Khu 160 căn thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức; Khu tái định cư 44 ha
thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành; Khu tái định cư Gị Cát (diện tích cịn lại),
phường Long Tâm, thành phố Bà Rịa; Khu tái định cư Bàu Bèo (Cống Dầu) thị trấn
Đất Đỏ, huyện Đất Đỏ,... có dấu hiệu xuống cấp, vỉa hè sụt lún, cỏ, rác... do khơng
có người đến ở hoặc nếu có thì cũng rất ít, phải tốn thêm kinh phí quản lý, duy tu
bảo dưỡng.
Theo quy định, thì việc bồi thường giải phóng mặt bằng chỉ được thực hiện
khi đã đầu tư dự án TĐC. Và việc đầu tư các dự án này cần phải lấy ý kiến của
người dân. Tuy nhiên, trong các văn bản hướng dẫn thực hiện lấy ý kiến người dân
chưa quy định rõ tỷ lệ bao nhiêu phần trăm (%) ý kiến người dân đồng ý với
phương án xây dựng dự án TĐC được xem là đồng tình. Theo thực tế, việc người
dân không nhận suất TĐC, hoặc đã nhận suất TĐC nhưng cũng không đến ở, cho
thấy người dân chưa được tham gia ý kiến vào việc xây dựng các dự án này, nếu có
thì cũng chỉ thực hiện rất hình thức. Do đó, vẫn cịn hạn chế trong việc lấy ý kiến
người dân trong việc xây dựng các dự án TĐC.
Hiện nay, sự tham gia tham của người dân vào việc xây dựng các dự án đầu
tư phát triển ngày càng phổ biến trên thế giới. Nhiều nhà khoa học đã chứng minh
sự tham gia của người dân vào dự án sẽ góp phần giúp dự án thành công. Mặc dù


3


vậy, mức độ tham gia của người dân vào các dự án tái định cư ở Việt Nam còn rất
hạn chế. Nhiều dự án người dân chỉ biết sau khi cơ quan quản lý nhà nước đã quyết
định xong và thông báo cho người dân biết và di dời sang nơi ở mới. Việc đánh giá
mức độ tham gia của người dân vào các dự án tái định cư trên địa bàn thành phố Bà
Rịa rất quan trọng. Đây là cơ sở thúc đẩy sự tham gia của người dân vào các dự án
tái định cư trên địa bàn.
Do hạn chế về mặt thời gian cũng như về nguồn lực trong việc thực hiện, nên
tác giả lấy chọn địa bàn thành phố Bà Rịa để thực hiện khảo sát, đây là địa phương có
những nét đặc trưng, có thể đại diện được cho tất cả các địa phương khác trên địa bàn
tỉnh trong công tác xây dựng các dự án TĐC.
Do đó Đề tài “Sự tham gia của người dân vào các dự án tái định cư trên
địa bàn thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu” là cần thiết, góp phần giải
quyết thực trạng nêu trên trong giai đoạn hiện nay.
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về thực trạng sự tham gia của người dân vào các dự án
TĐC trên địa bàn thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, từ đó đưa ra một số giải
pháp nhằm tăng cường và nâng cao sự tham gia của người dân vào các dự án TĐC
trên địa bàn thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trong thời gian tới.
Luận văn làm rõ các vấn đề sau:
- Phân tích và đánh giá thực trạng sự tham gia của người dân vào các dự án
TĐC trên địa bàn thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
- Đưa ra một số giải pháp nâng cao sự tham gia của người dân vào các dự án
TĐC trên địa bàn thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Để làm rõ các vấn đề trên, đề tài đưa ra các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Thực trạng về sự tham gia của người dân vào các dự án TĐC trên
địa bàn thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Câu hỏi 2: Làm thế nào để điều chỉnh và cải thiện sự tham gia của người dân
vào các dự án TĐC trong thời gian tới.



4

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Sự tham gia của người dân vào các dự án TĐC tại
thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn là thành phố
Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính thơng qua
phân tích tài liệu và phỏng vấn bằng bảng hỏi cụ thể như sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Một là việc xây dựng các dự án TĐC, hai
là sự tham gia của người dân vào dự án tái định cư. Ngoài ra, tài liệu được cung cấp
từ báo cáo của các cơ quan quản lý nhà nước về tình hình xây dựng các dự án tái
định cư trên địa bàn thành phố Bà Rịa và trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
- Phỏng vấn các đối tượng bằng bảng hỏi nhằm thu thập các thơng tin định
lượng, tìm hiểu thực trạng tham gia của người dân, chính quyền, tổ trưởng tổ khu
phố, ấp trong việc tham gia vào xây dựng dựng các dự án tái định cư trên địa bàn
thành phố Bà Rịa.
Thơng qua các phân tích trong đề tài, các quy định pháp luật và các nghiên
cứu về sự tham gia của người dân trong các lĩnh vực khác nhau tại Việt Nam có liên
quan và kinh nghiệm của các nước khác trên thế giới, đề tài sẽ đề xuất một số kiến
nghị và giải pháp cải thiện sự tham gia của người dân vào các dự án TĐC trên địa
bàn thành phố Bà Rịa.


5

- Khung phân tích sự tham gia của người dân vào các dự án tái định cư:


Mục tiêu:
Phân tích, đánh giá sự tham gia, những
yếu tố ảnh hưởng đến thuận lợi, khó khăn
của người dân trong việc tham gia vào các
dự án TĐC; đưa ra khuyến nghị

Phương pháp nghiên cứu tài
liệu và phương pháp phỏng
vấn bằng bảng hỏi

Hộ dân

Hệ thống hóa cơ sở
lý luận và thực tiễn
về TĐC

Chính quyền địa
phương

Tham khảo kinh
nghiệm và thực
chứng của người dân

Thu thâp và phân
tích số liệu thứ cấp,
sơ cấp

Hình 1.1. Sơ đồ Khung phân tích
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)



6

Nghiên cứu cơ sở pháp lý,
chuẩn bị bảng câu hỏi

Thu thập thơng tin dữ liệu
thứ cấp

Điều tra qua
bảng câu hỏi

Góp ý của
chuyên gia

Thu thập thông
tin thứ cấp khác

Tổng hợp phân tích dữ
liệu thu thập được

Viết và trình bày luận
văn

Hình 1.2. Sơ đồ trình tự các bước nghiên cứu
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
1.5. Cấu trúc dự kiến của đề tài
Đề tài có kết cấu gồm 5 chương, bao gồm:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu;
Chương 2: Giới thiệu về chính sách xây dựng dự án TĐC;

Chương 3: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu;
Chương 4: Nghiên cứu về sự tham gia của người dân trong việc xây dựng
các dự án TĐC trên địa bàn thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.


7

CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU VỀ CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG DỰ ÁN TĐC
2.1. Các khái niệm có liên quan:
Nhà nước thu hồi đất: là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất đã
cấp cho người dân.
Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất: là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền
sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi, giá trị các tài sản trên đất và các khoản
thiệt hại vật chất và tinh thần của người dân bị thu hồi đất.
Tái định cư: là việc người sử dụng đất được bố trí nơi ở mới bằng hình thức bồi
thường bằng nhà ở, bồi thường bằng giao đất ở mới và bồi thường bằng tiền để người
bị thu hồi đất tự lo chỗ ở.
Tái định cư bằng nhà xây thô: là việc nhà nước chỉ xây dựng phần khung của
căn hộ, và người nhận suất TĐC này sẽ phải hoàn thiện tất cả các cấu trúc còn lại.
Tái định cư bằng đất nền: là việc nhà nước chỉ đầu tư phần hạ tầng kỹ thuật của
khu đất, như đường giao thông, đường điện, ống dẫn nước, vĩa hè. Và bàn giao lại cho
người dân.
Tái định cư bằng tiền: là việc nhà nước trả tiền cho người dân thuộc diện được
nhận suất TĐC mà không phải đầu tư nhà ở xây thô, đất nền. Suất TĐC bằng tiền này
tương ứng với 02 suất TĐC còn lại.
Trong phạm vi Đề tài này, thì tác giả chỉ nghiên cứu đối với hình thức TĐC
bằng căn hộ xây thơ và đất nền.
2.2. Giới thiệu về chính sách xây dựng dự án TĐC

Từ năm 2003, Chủ trương thực hiện tái định cư cho người dân có đất bị thu
hồi đã được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Các dự án TĐC phải được thực hiện
trước khi thực hiện thu hồi đất để người bị thu hồi đất có chỗ ở ổn định. Các Khu
TĐC được quy hoạch chung cho nhiều dự án trên cùng một địa bàn và phải có điều
kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. (theo quy định tại Khoản 3 tại Điều 42
Luật Đất đai 2003).


8

Vào những năm 2008-2009, khi thực hiện chủ trương thu hồi đất của người
dân để đầu tư thực hiện dự án nhằm phát triển - kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia,
cơng cộng ngày càng trở nên phổ biến. Người dân có đất bị thu hồi gặp nhiều khó
khăn trong vấn đề tìm kiếm nơi ở mới để ổn định cuộc sống. Do đó, ngày
13/8/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 69/2009/NĐ-CP quy định
bổ sung về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất; giá đất; giao đất, cho thuê đất; cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và gia
hạn sử dụng đất. Trong đó, quy định Nhà ở, đất ở tái định cư được thực hiện theo
nhiều cấp nhà, nhiều mức diện tích khác nhau phù hợp với mức bồi thường và khả
năng chi trả của người được tái định cư. Đối với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước
thu hồi đất ở mà khơng có chỗ ở nào khác thì được giao đất ở hoặc nhà ở tái định
cư. Các hộ gia đình, cá nhân nhận đất ở, nhà ở tái định cư mà số tiền được bồi
thường, hỗ trợ nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu thì được hỗ trợ khoản
chênh lệch đó; trường hợp khơng nhận đất ở, nhà ở tại khu tái định cư thì được nhận
tiền tương đương với khoản chênh lệch đó. (Theo Điều 19 Nghị định số
69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ).
Khi Luật Đất đai 2013 ra đời, việc thực hiện TĐC được quy định cụ thể hơn
trước. Trong đó, quy định UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện có trách nhiệm tổ
chức lập và thực hiện dự án TĐC trước khi thu hồi đất. Đồng thời, Khu TĐC tập

trung phải xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây
dựng, phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng, miền. Và việc thu
hồi đất ở chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành xây dựng nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng
của khu tái định cư. (Theo Điều 85 Luật Đất đai 2013).
Và vấn đề này đã được Thủ tướng Chính phủ quy định, trong đó thì Dự án
TĐC được lập và phê duyệt độc lập với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
nhưng phải bảo đảm có đất ở, nhà ở TĐC trước khi cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quyết định thu hồi đất. Khu TĐC phải được lập cho một hoặc nhiều dự án;
nhà ở, đất ở trong khu TĐC được bố trí theo nhiều cấp nhà, nhiều mức diện tích


9

khác nhau phù hợp với các mức bồi thường và khả năng chi trả của người được
TĐC. Đối với dự án khu TĐC tập trung có phân kỳ xây dựng theo các dự án thành
phần thì tiến độ thu hồi đất và hoàn thành xây dựng nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng của
khu TĐC được thực hiện theo tiến độ của từng dự án thành phần nhưng các cơng
trình cơ sở hạ tầng của từng dự án thành phần trong khu TĐC phải bảo đảm kết nối
theo đúng quy hoạch chi tiết đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
(Theo Điều 26 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ).
Bên cạnh đó, việc lấy ý kiến của người dân trong việc quy hoạch xây dựng
cũng được quy định đối với các cơ quan, chủ đầu tư tổ chức lập quy hoạch xây
dựng, trong đó quy định UBND cấp tỉnh có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan, tổ chức,
cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan ở địa phương. Các ý kiến đóng góp phải
được tổng hợp đầy đủ, giải trình, tiếp thu và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xem xét, quyết định. (Theo Điều 16 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13).
Và việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về nhiệm vụ và đồ
án quy hoạch xây dựng được thực hiện bằng hình thức gửi hồ sơ, tài liệu hoặc tổ
chức hội nghị, hội thảo. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được lấy ý kiến có trách nhiệm
trả lời bằng văn bản hoặc góp ý kiến trực tiếp. Việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư về

nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng được thực hiện thông qua lấy ý kiến
của đại diện cộng đồng dân cư bằng hình thức phát phiếu điều tra, phỏng vấn. Đại
diện cộng đồng dân cư có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của cộng đồng dân cư theo
quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở. Việc lấy ý kiến cộng đồng dân
cư về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng và quy
hoạch chung xây dựng xã, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nơng thơn được thực
hiện bằng phiếu góp ý thơng qua hình thức trưng bày cơng khai hoặc giới thiệu
phương án quy hoạch trên phương tiện thông tin đại chúng. Cơ quan, tổ chức lập
quy hoạch xây dựng có trách nhiệm tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cộng đồng
dân cư được lấy ý kiến để hoàn thiện nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây
dựng; trường hợp không tiếp thu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do trước
khi phê duyệt quy hoạch. (Theo Điều 17 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13).


10

2.3. Thực trạng về việc xây dựng dự án TĐC trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu:
Căn cứ các quy định về việc xây dựng các dự án TĐC, Tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu đã xây dựng Đề án TĐC trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010-2015 tại Quyết định
số 34/2010/QĐ-UBND ngày 17/8/2010, theo đó tồn tỉnh sẽ triển khai 60 dự án tái
định cư, với số suất tái định cư (suất) dự kiến được đầu tư xây dựng khoảng 30.000
suất (3.364 căn hộ, 329 nhà xây thô và 26.307 nền đất) với tổng diện tích đất để đầu
tư xây dựng khoảng 800 ha và tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 9.000 tỷ đồng.
Đến ngày 13/3/2015, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 20/2015/QĐUBND phê duyệt điều chỉnh Đề án tái định cư giai đoạn 2010-2015. Sau khi điều
chỉnh và bổ sung, trên địa bàn tỉnh hiện còn 59 dự án, với khoảng 26.123 suất tái
định cư bao gồm 3.911 căn hộ chung cư, 21.620 nền đất, 592 nhà xây thô, tổng diện
tích đất để thực hiện dự án khoảng 716 ha và tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 8.724
tỷ đồng. Hiện nay, đã hoàn thành đưa vào sử dụng 25 dự án, còn 08 dự án đang
triển khai, 06 dự án đã bố trí vốn chuẩn bị đầu tư và 20 dự án đề nghị bố trí kế
hoạch vốn để chuẩn bị đầu tư. Trong số 25 dự án hồn thành, có 9.006 suất tái định

cư, trong đó có 8.496 nền đất và 510 căn nhà xây thô, với tổng giá trị cơng trình
1.279,6 tỷ đồng, tổng diện tích đất thực hiện dự án khoảng 278,8 ha.
Đến thời điểm hiện nay, UBND các huyện, thành phố đã bàn giao 7.853 suất
tái định cư bằng nền đất, 259 suất TĐC bằng nhà xây thô và 446 suất TĐC bằng
tiền. Hiện còn 894 suất chưa bàn giao, bao gồm 726 nền đất và 168 nhà xây thơ
(trong đó, 69 căn thuộc Khu H20, Bà Rịa; 99 căn thuộc Khu tái định cư Ngãi Giao,
Châu Đức - đã chuyển sang bán đấu giá 82 căn).


11

Tóm tắt chương 2
Chương 2 đã trình bày các chính sách TĐC cho người dân có đất bị thu hồi.
theo quy định của pháp luật hiện hành, thì các dự án TĐC phải được thực hiện
trước khi thực hiện thu hồi đất để người bị thu hồi đất có chỗ ở ổn định. Việc quy
hoạch và thực hiện dự án TĐC phải lấy ý kiến của người dân có liên quan. Trong
thời gian qua, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã thực hiện thành công nhiều dự án TĐC và
đã bàn hành cho người dân thuộc diện TĐC. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều suất TĐC
vẫn chưa bàn giao được cho người dân.


12

CHƯƠNG 3:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.1. Lý thuyết về sự tham gia của người dân:
3.1.1. Một số quan niệm:
Trong quản lý tổng thể xã hội, sự tham gia của người dân là đương nhiên với
tư cách vừa là đối tượng vừa là chủ thể của sự phát triển xã hội. Nhưng chủ thể
quản lý thường tỏ ra xem nhẹ vấn đề này cho đến khi nào không thể không thừa

nhận và quan trọng hơn là khơng thể khơng tìm cách đổi mới cả tư duy và biện pháp
nhằm tăng cường sự tham gia của người dân trong quá trình quản lý xã hội. Ở các
nước trên thế giới, đó là thời điểm lịch sử với những khẩu hiệu có tính chất cách
mạng tồn thế giới là “của dân, vì dân, do dân”. Ở Việt Nam, đó là khi Chủ tịch Hồ
Chí Minh chỉ rõ ý nghĩa quyết định đối với sự thành công của cách mạng là cơng
tác dân vận, “Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”. Nghiên cứu về
sự tham gia ở Việt Nam chưa nhiều, song đã có một số quan điểm đáng chú ý, chỉ ra
sự yếu kém về năng lực tự quản cộng đồng cũng như thiếu sự tham gia tích cực và
chủ động của địa phương là một trong những vấn đề xã hội nan giải. Đáng chú ý là
trong thời gian gần đây, các thuật ngữ như “tư vấn”, “giám sát”, “giám định”, đặc
biệt là “phản biện xã hội” với tư cách là sự tham gia đóng góp ý kiến của cá nhân, tổ
chức chính trị, tổ chức xã hội vào một vấn đề, chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước ngày càng xuất hiện nhiều trong các văn bản pháp lý.
Từ góc độ lý thuyết, sự tham gia của người dân được nghiên cứu và nêu
thành quan điểm về sự phát triển trên cơ sở thừa nhận và nâng cao năng lực thực
hiện các quyền tự do cơ bản của con người. Như vậy, sự tham gia của mọi người
trong quản lý xã hội thuộc về quyền con người, không phải là kết quả của sự “ban
ơn” từ phía những người quản lý theo cơ chế “xin-cho”. Nói cách khác, hiện nay
vấn đề khơng phải là có hay khơng cho người dân tham gia vào quản lý xã hội mà
vấn đề là có những hình thức nào để mở rộng và tăng cường sự tham gia của người
dân trong quản lý sự phát triển tổng thể xã hội: sự tham gia của người dân trở thành


13

mục tiêu, động lực và chủ thể của quản lý, mục tiêu, động lực và chủ thể của sự
phát triển xã hội.
Tóm lại, chỉ khi nào sự tham gia của người dân đạt đến mức độ người dân
có quyền quyết định đối với các kế hoạch phát triển của cộng đồng mình, thì lúc đó
“dân chủ’ mới đầy đủ ý nghĩa là “của dân, do dân và vì dân”. Ngày nay, “Tham gia”

từ đối tượng của nghiên cứu phát triển đã trở thành một phương pháp tiếp cận
nghiên cứu trong khoa học quản lý, xã hội học và nhân học xã hội (Nguyễn Trung
Kiên - Lê Ngọc Hùng, 2012).
3.1.2. Cơ sở lý thuyết về sự tham gia của người dân:
Vào những năm cuối thế kỷ 20, sự tham gia của người dân đã trở thành một
bộ phận quan trọng trong các hoạt động nghiên cứu phát triển. Sự tham gia được
xem như vừa là mục đích, vừa là phương tiện vì nó xây dựng kỹ năng và nâng cao
năng lực hành động của người dân trong việc giải quyết các vấn đề và ổn định cuộc
sống của mình, đóng góp xây dựng các giải pháp chính sách và giúp các nghiên cứu
phát triển đạt kết quả tốt hơn. Trước hết, cần định nghĩa sự tham gia của người dân.
Ngân hàng Thế giới xem sự tham gia của người dân như là một q trình,
nhờ đó người dân và đặc biệt là phụ nữ, người nghèo và trẻ em được tham gia vào
quá trình ra quyết định ảnh hưởng tới cuộc sống của mình. Sự tham gia của người
dân nhằm các mục đích: (1) Trao quyền - một sự chia sẻ quyền lực hợp lý với
những người tham gia để nâng cao nhận thức về khả năng tham gia của họ vào quá
trình thực hiện dự án; (2) Xây dựng và nâng cao năng lực của người dân trong việc
phát triển cho chính họ và cộng đồng của họ; (3) Tăng cường hiệu lực của dự án,
thúc đẩy sự đồng thuận, sự hợp tác cũng như tương tác giữa họ với các cơ quan
thực hiện dự án; (4) Chia sẻ chi phí của dự án với người hưởng lợi, do đó giảm
được chi phí cũng như thời gian thực hiện dự án.
Vì vậy, những năm gần đây cách tiếp cận tham gia đã trở thành một chính
sách, một chiến lược trong các chương trình và dự án phát triển của Ngân hàng Thế
giới và nhiều tổ chức phát triển khác. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là bằng cách nào để


14

có thể huy động và tăng cường sự tham gia của người dân vào các chương trình
phát triển, mà trước tiên là phát triển cộng đồng của chính họ.
Theo Fals - Borda, nghiên cứu hành động có sự tham gia tự nó đã là một sự

sáng tạo thực tiễn và tri thức tự sinh của các nước đang phát triển. Điều này có
nghĩa là nhờ vào sự tham gia của người dân trong quá trình nghiên cứu, kiến thức,
kỹ năng và sức mạnh được sản sinh và phát triển.
Deshler (1995) đã đưa ra các giả định cơ bản của cách tiếp cận nói trên
như sau:
- Các giá trị chung: (1) Sự dân chủ hóa trong việc sử dụng và sản sinh kiến
thức; (2) Sự cơng bằng và các lợi ích trong quá trình sản sinh kiến thức; (3) Quan điểm
sinh thái hướng tới xã hội và tự nhiên; (4) Đánh giá khả năng của con người để phản
ánh, học tập và trao đổi; (5) Đảm bảo một sự biến đổi xã hội khơng có bạo lực.
- Quyền sở hữu: Nghiên cứu hành động có sự tham gia, lấy lợi ích của cộng
đồng làm điểm xuất phát cho quá trình nghiên cứu hơn là bắt đầu từ lợi ích của
những người nghiên cứu ngồi cộng đồng. Động lực nghiên cứu có thể từ nhiều
nguồn khác nhau, kể cả từ các cá nhân, tổ chức ngồi cộng đồng. Song cộng đồng
ln là người chủ sở hữu của nghiên cứu.
- Nghĩa vụ hành động: Quá trình nghiên cứu gắn liền với năng lực hành động
của cộng đồng và phản ánh nghĩa vụ của cả người nghiên cứu và người tham gia
trong các hoạt động văn hóa, xã hội, kỹ thuật và các hoạt động cá nhân.
- Vai trò của người tham gia: Các thành viên của cộng đồng được tham gia
vào tất cả các giai đoạn của quá trình nghiên cứu, từ việc quyết định nghiên cứu, lựa
chọn vấn đề và phương pháp nghiên cứu, thực hiện nghiên cứu, phân tích, giải
thích, tổng hợp, kết luận và ra quyết định hành động. Những người thường bị gạt ra
ngồi q trình ra quyết định như phụ nữ, trẻ em, người nghèo… được tạo điều
kiện thuận lợi để tham gia vào quá trình nghiên cứu. Những người tham gia của
cộng đồng đóng góp sức lực hoặc kiến thức của họ cho quá trình nghiên cứu.


15

- Vai trị của q trình nghiên cứu: Ln theo sát cộng đồng, trao đổi và thúc
đẩy họ đưa ra các thông tin cần thiết và đầy đủ cho các vấn đề nghiên cứu, khi cần

thiết có thể đóng góp ý kiến cho cộng đồng như một người tham gia.
- Lợi ích: Các kết quả nghiên cứu mang lại lợi ích cho cộng đồng. Các rủi ro
và tốn kém được chia sẻ giữa người nghiên cứu và cộng đồng.
- Giải quyết sự khác biệt: Những khác biệt giữa người nghiên cứu và người
tham gia liên quan đến quá trình nghiên cứu, sở hữu các sản phẩm nghiên cứu, hoặc
phổ biến kết quả nghiên cứu, cần được thỏa thuận ngay từ đầu, và được giải quyết
thơng qua một qua trình mở.
Vì vậy, cách tiếp cận nghiên cứu hành động có sự tham gia được ứng dụng
và phát triển ngày càng mạnh mẽ đến nay (Nguyễn Duy Thắng, 2002).
Tùy thuộc vào hoàn cảnh của từng địa phương, trình độ nhận thức của người
dân, mà mức độ tham gia của người dân thể hiện ở các cấp độ khác nhau:
+ Khơng có sự tham gia: Tất cả các công việc đều do nhà nước làm bằng
cách thuê người ngoài vào làm, người dân khơng tham gia bất kỳ khâu nào của
q trình.
+ Tham gia thụ động (Passive Participation): Tất cả các công việc đều làm
theo ý của người đại diện nhà nước mà khơng hiểu việc mình đang làm, người dân
được đóng góp ý kiến nhưng chỉ là hình thức, mọi quyết định không phụ thuộc vào
ý kiến người dân.
+ Tham gia thông qua việc cung cấp thông tin (Participation as
Contributors): Thông qua trả lời các câu hỏi mà người đại diện nhà nước đưa ra,
khơng tham gia vào q trình phân tích hay sử dụng các thơng tin mà mình có.
+ Tham gia bởi nghĩa vụ, bị bắt buộc: Người dân đóng góp tiền của, sức lao
động theo nghĩa vụ, do người đại diện nhà nước vận động.
+ Tham gia bởi định hướng từ bên ngồi: Tự nguyện tham gia đóng góp vào
chương trình do bên ngồi khởi xướng, hỗ trợ và chịu trách nhiệm trong quyết định
của mình.
+ Tham gia tự nguyện: Nhận thấy lợi ích mà mình được thơng qua chương trình,



×