Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Tác động của cảm nhận rủi ro về dịch bệnh do virus corona (covid 19) đến ý định hành vi du lịch hạn chế tiếp xúc của khách du lịch nội địa đến từ thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.56 MB, 183 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ THU HIỀN

TÁC ĐỘNG CỦA CẢM NHẬN RỦI RO VỀ DỊCH BỆNH DO
VIRUS CORONA (COVID-19) ĐẾN Ý ĐỊNH HÀNH VI DU
LỊCH HẠN CHẾ TIẾP XÚC CỦA KHÁCH DU LỊCH NỘI
ĐỊA ĐẾN TỪ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2021



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ THU HIỀN

TÁC ĐỘNG CỦA CẢM NHẬN RỦI RO VỀ DỊCH BỆNH DO
VIRUS CORONA (COVID-19) ĐẾN Ý ĐỊNH HÀNH VI DU LỊCH
HẠN CHẾ TIẾP XÚC CỦA KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA ĐẾN TỪ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Hướng đào tạo: hướng nghiên cứu
Mã số: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. Nguyễn Quang Thu

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2021



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn nghiên cứu “Tác động của cảm nhận rủi ro về
dịch bệnh do Virus Corona (COVID-19) đến ý định hành vi du lịch hạn chế tiếp xúc
của khách du lịch nội địa đến từ Thành Phố Hồ Chí Minh” do tơi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của cô PGS.TS Nguyễn Quang Thu.
Tôi xin chân thành biết ơn sâu sắc cô PGS.TS Nguyễn Quang Thu, cơ đã tận tình
hướng dẫn, góp ý cho tôi thực hiện luận văn một cách tốt nhất, gửi lời cám ơn các thầy
cô khoa Quản Trị Kinh Doanh, Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM đã truyền kiến thức
bổ ích cho tôi; xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,…đã tạo điều kiện
cho tơi hồn thành luận văn nghiên cứu này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 12 năm 2020
Người thực hiện

Phạm Thị Thu Hiền



MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC SƠ ĐỒ
TĨM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU .............................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................................ 1
1.2. Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 4
1.2.1.Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 4
1.2.2.Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 5
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 5
1.3.1.Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 4
1.3.2.Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 6
1.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................... 6
1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu ...................................................................................................... 6
1.6. Cấu trúc luận văn................................................................................................................. 7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU............................... 8
2.1. Các lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu.................................................................. 8
2.1.1.Lý thuyết hành vi có hoạch định (Theory of Planned Behavior - TPB) ........ 8
2.1.2.Mơ hình niềm tin sức khỏe (The Health Belief Model – HBM) ..................... 9
2.2. Một số khái niệm trong mơ hình nghiên cứu ................................................................. 10
2.2.1.Dịch bệnh COVID-19.................................................................................... 10
2.2.2.Du lịch hạn chế tiếp xúc ................................................................................ 10
2.2.3.Ý định hành vi ............................................................................................... 12


2.2.4.Thái độ ...........................................................................................................12
2.2.5.Chuẩn chủ quan ............................................................................................. 12
2.2.6.Nhận thức kiểm soát hành vi .........................................................................13

2.2.7.Cảm nhận rủi ro ............................................................................................. 13
2.3. Lược khảo các nghiên cứu trước..................................................................................... 14
2.4. Phát triển các giả thiết nghiên cứu và đề xuất mơ hình nghiên cứu ............................. 24
2.4.1. Mối quan hệ giữa Cảm nhận rủi ro với Thái độ, Chuẩn chủ quan và Nhận
thức kiểm soát hành vi ............................................................................................ 24
2.4.2. Mối quan hệ giữa Cảm nhận rủi ro với Ý định hành vi ................................ 25
2.4.3. Mối quan hệ giữa Thái độ với Ý định hành vi .............................................26
2.4.4. Mối quan hệ giữa Chuẩn chủ quan với Ý định hành vi ................................ 26
2.4.5. Mối quan hệ giữa Nhận thức kiểm soát hành vi với Ý định hành vi ............27
2.4.6. Mơ hình nghiên cứu đề xuất .........................................................................27
TĨM TẮT CHƯƠNG 2 ........................................................................................................... 30
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................. 31
3.1. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................................... 31
3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................. 32
3.3. Thiết kế nghiên cứu........................................................................................................... 33
3.3.1. Thiết kế nghiên cứu sơ bộ định tính ............................................................. 33
3.3.2. Thiết kế nghiên cứu định lượng sơ bộ .......................................................... 34
3.3.3. Thiết kế nghiên cứu định lượng chính thức ..................................................35
3.4. Xây dựng, phát triển và điều chỉnh thang đo .................................................................. 37
3.4.1. Thang đo Cảm nhận rủi ro (Cr)........................................................................38
3.4.2. Thang đo Thái độ (Td)............................................................................................... 39
3.4.3. Thang đo Chuẩn chủ quan (Cq) .......................................................................41
3.4.4. Thang đo Nhận thức kiểm soát hành vi (Nk) .................................................... 42
3.4.5. Thang đo Ý định hành vi (Yh) .........................................................................43
3.5. Nghiên cứu sơ bộ định lượng........................................................................................... 43
3.5.1. Phương pháp đánh giá thang đo sơ bộ.............................................................. 44
3.5.2. Thu thập dữ liệu định lượng sơ bộ................................................................ 44


3.5.3. Kết quả nghiên cứu sơ bộ định lượng ........................................................... 44

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ........................................................................................................... 47
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................... 48
4.1. Mô tả mẫu thu thập sử dụng cho nghiên cứu ................................................................. 48
4.2. Phân tích độ tin cậy và nhân tố khám phá trong nghiên cứu chính thức ..................... 50
4.2.1. Kết quả hệ số tin cậy Cronbach’s alpha của thang đo trong nghiên cứu chính
thức ........................................................................................................................ 50
4.2.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA trong nghiên cứu chính thức ..... 51
4.3. Kết quả kiểm định thang đo bằng CFA .......................................................................... 55
4.3.1. Kết quả phân tích CFA cảm nhận rủi ro ....................................................... 55
4.3.2. Kết quả CFA tổng thể các thang đo (mơ hình tới hạn) ................................ 56
4.4. Kiểm định mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết ......................................................... 59
4.4.1. Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu ....................................................... 59
4.4.2. Kết quả kiểm định các giả thuyết ................................................................. 60
4.4.3. Kiểm định ước lượng mơ hình bằng Bootstrap ............................................ 64
4.5. Kiểm định mơ hình đa nhóm........................................................................................... 66
4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu .......................................................................................... 67
4.6.1. Thảo luận kết quả đo lường .......................................................................... 67
4.6.2. Thảo luận kết quả kiểm định các giả thiết .................................................... 68
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ........................................................................................................... 72
CHƯƠNG 5: HÀM Ý QUẢN TRỊ ....................................................................................... 73
5.1. Kết luận chung .................................................................................................................. 73
5.2. Hàm ý quản trị .................................................................................................................. 74
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai ............................................................. 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC SỐ 01
PHỤ LỤC SỐ 2a
PHỤ LỤC SỐ 2b
PHỤ LỤC SỐ 2c
PHỤ LỤC SỐ 03



PHỤ LỤC SỐ 04
PHỤ LỤC SỐ 05
PHỤ LỤC SỐ 06
PHỤ LỤC SỐ 07
PHỤ LỤC SỐ 08


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tên đầy đủ

Từ viết tắt
CFA
COVID-19

Confirmatory Factor Analysis - Phân tích nhân tố khẳng định
Coronavirus-19 disease

EFA

Exploratory Factor Analysis - Phân tích nhân tố khám phá

HBM

The Health Belief Model - Mơ hình niềm tin sức khỏe

SEM

Phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính


TP

Thành phố

TPB

Theory of Planned Behavior - Thuyết hành vi có hoạch định

WHO

World Health Organization



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu trước có liên quan ........................................... 19
Bảng 2.2: Các biến số trong mơ hình nghiên cứu .................................................... 23
Bảng 3.1: Thang đo Cảm nhận rủi ro ....................................................................... 39
Bảng 3.2: Thang đo Thái độ ..................................................................................... 40
Bảng 3.3: Thang đo Chuẩn chủ quan ....................................................................... 42
Bảng 3.4: Thang đo Nhận thức kiểm soát hành vi ................................................... 43
Bảng 3.5: Thang đo Ý định hành vi ......................................................................... 43
Bảng 3.6: Tổng hợp kết quả đánh giá thang đo nghiên cứu định lượng sơ bộ......... 45
Bảng 4.1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu chính thức .................................................... 49
Bảng 4.2: Kết quả cronbach's alpha trong nghiên cứu chính thức .......................... 51
Bảng 4.3: Kết quả phân tích EFA khái niệm cảm nhận rủi ro ................................ 52
Bảng 4.4: Kết quả phân tích EFA các khái niệm còn lại ......................................... 53
Bảng 4.5: Kết quả phân tích EFA các khái niệm trong mơ hình nghiên cứu .......... 54
Bảng 4.6: Hệ số tương quan của các thành phần của cảm nhận rủi ro ..................... 56
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo cảm nhận rủi ro .......................... 56

Bảng 4.8: Hệ số tương quan của các khái niệm ....................................................... 58
Bảng 4.9: Hệ số tin cậy tổng hợp, phương sai trích của các khái niệm ................... 58
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa các khái niệm trong mơ hình nghiên
cứu ............................................................................................................................ 60
Bảng 4.11: Kết quả ước lượng bằng bootstrap với N=500 ...................................... 65
Bảng 4.12: Kết quả kiểm định đa nhóm theo giới tính ............................................ 66
Bảng 4.13: Kết quả kiểm định đa nhóm theo tình trạng hơn nhân ........................... 67



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Thuyết hành vi có hoạch định (TBP) .......................................................... 8
Hình 2.2: Mơ hình niềm tin sức khỏe (HBM) ............................................................. 9
Hình 2.3: Mơ hình nghiên cứu đề xuất...................................................................... 28
Hình 4.1: Kết quả CFA (chuẩn hóa) của cảm nhận rủi ro......................................... 55
Hình 4.2: Kết quả CFA (chuẩn hóa) mơ hình ........................................................... 57
Hình 4.3: Kết quả SEM của mơ hình nghiên cứu (chuẩn hóa) .................................59

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu của luận văn ......................................................... 31



TÓM TẮT
Du lịch hạn chế tiếp xúc như một hành vi bảo vệ sức khỏe khi du lịch do con
người cảm nhận những rủi ro do dịch COVID-19. Nghiên cứu kết hợp Thuyết Hành Vi
Có Hoạch Định (TPB) với Mơ hình Niềm Tin Sức Khỏe (HBM) để kiểm định tác
động của cảm nhận rủi ro, thái độ, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi đến ý
định du lịch hạn chế tiếp xúc trong bối cảnh dịch COVID-19. Nghiên cứu sử dụng
phương pháp hỗn hợp. Bảng câu hỏi khảo sát trực tuyến thu về 386 mẫu hợp lệ sử

dụng để phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu chứng minh tác động của cảm nhận rủi
ro lên thái độ, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi và ý định du lịch hạn chế
tiếp xúc của khách du lịch nội địa đến từ TPHCM. Cảm nhận rủi ro nhận thức, chuẩn
chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi tác động dương đến ý định du lịch hạn chế
tiếp xúc, với chuẩn chủ quan tác động mạnh nhất. Thái độ và cảm nhận rủi ro tình cảm
khơng có tác động đến ý định hành vi du lịch hạn chế tiếp xúc. Nghiên cứu giúp chính
quyền địa phương, tổ chức trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ hiểu tác động của cảm nhận
rủi ro về dịch COVID-19 đến ý định du lịch hạn chế tiếp xúc của du khách nội địa, có
định hướng phát triển thị trường, sản phẩm du lịch mới giúp duy trì, phát triển du lịch
trong thời kì dịch bệnh và hậu dịch.
Từ khóa: COVID-19, Cảm nhận rủi ro, HBM, TPB, du lịch.


ABSTRACT
Untact tourism as an act of health protection while travellers perceive the risks of
COVID-19 pandemic. This study based on the Theory of Planned Behaviour (TPB)
and the Health Belief Model (HBM) in examing the effect of risk perception, attitudes,
subjective norms, and perceived behavioral control on behavioural intention towards
untact tourism in COVID-19 pandemic. This study uses mixed methods.The online
survey questionnaire collected 386 valid samples used to analyze the data. The results
indicate that the effect of risk perception on attitudes, subjective norms, perceived
behavioral control and behavioural intention towards untact tourism of domestic
tourists from the Ho Chi Minh city. Cognitive risk perception, subjective norms and
perceived behavioral control impact on behavioural intention towards untact tourism,
with subjective norms have the strongest effect. Attitude and affective risk perception
don’t impact on behavioural intention towards untact tourism. The study will help
local authorities, organizations in the tourism and services understand the effect of
COVID-19 risk perception on behavioural intention towards untact tourism of
domestic tourists. Through it, organizations and individuals are oriented to develop
markets, new tourism products to help maintain and develop tourism in the period

affected by Disease and post-pandemic times.
Keyword: COVID-19, risk perception, HBM, TPB, tourism.


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Đặt vấn đề
Du lịch được xem là một trong những động lực để phát triển đất nước, là lĩnh vực
quan trọng nhất trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập. Phát triển Du lịch thành cơng có
thể giúp thu hút đầu tư nước ngoài, tăng trưởng các ngành kinh tế, tạo cơ hội việc làm,
tăng thu cho ngân sách và ổn định xã hội. Hoạt động du lịch trở thành một phần quan
trọng trong mối quan tâm của con người. Tại các nước phát triển, du lịch được xem là
một yếu tố của tiêu dùng, trở thành biểu tượng của địa vị (Alejziak, 2013). Đối với
những nước đang phát triển thì du lịch được xem như lựa chọn tốt nhất phát triển nền
kinh tế - văn hóa - xã hội phồn thịnh cho quốc gia đó.
Năm 2019, tình hình du lịch trong khu vực ASEAN và Việt Nam có những
chuyển biến tích cực. Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam chiếm gần 10%
GDP quốc gia vào năm 2018 (Word Bank, 2019). Việt Nam đã thu hút trên 18 triệu
lượt khách quốc tế, 85 triệu lượt khách nội địa, tổng thu đạt hơn 720.000 tỷ đồng, vượt
lên đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN, được vinh danh là điểm đến di sản hàng đầu thế
giới năm 2019, điểm đến hàng đầu Châu Á 2019 (Tổng cục Du lịch Việt Nam, 2020).
Việt Nam được đánh giá là một trong 10 quốc gia có mức tăng trưởng du lịch nhanh
nhất thế giới (Tổng cục Du lịch Việt Nam, 2020). Mức tăng trưởng khách quốc tế đến
Việt Nam đạt 16.2% đã vượt lên so với các nước trong khu vực như Thái Lan (3.9%),
Singapore (1.9%), Malaysia (3.7%), nhưng số lượt khách quốc tế đến tham quan vẫn
đứng sau ba nước này (Tổng cục Du lịch Việt Nam, 2020).
Cuối 2019 và nửa đầu năm 2020, tình hình dịch bệnh COVID-19 lan rộng gây ảnh
hưởng khơng nhỏ đến tình hình kinh tế - chính trị của hầu hết tất cả các nước trên thế
giới, trong đó ngành dịch vụ du lịch bị ảnh hưởng trầm trọng. Ngành du lịch được xem

là ngành rất dễ bị tác động mạnh bởi dịch bệnh (Chen và cộng sự, 2007). Du lịch bị
ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch do các biện pháp hạn chế đi lại nhằm kiểm soát
sự lây lan của dịch bệnh, Việt Nam cũng tạm thời ngưng mở cửa đón khách quốc tế.
Khách quốc tế đến nước ta 11 tháng đầu năm 2020 đạt 3.821 nghìn lượt người, giảm
76,6% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó hơn 97% là khách quốc tế đến trong quý
I/2020 (Tổng cục thống kê Việt Nam, 2020). COVID-19 đã lan ra toàn cầu là một loại


2

vi rút hồn tồn mới, tạm thời chưa có vắc-xin và phương pháp điều trị cụ thể (WHO,
2020). Tác động của COVID-19 là rất lớn, có 98,3% các doanh nghiệp tham gia khảo
sát cho rằng COVID-19 đang tác động đến hoạt động kinh doanh của mình và dự kiến
họ sẽ điều chỉnh kế hoạch kinh doanh và định hướng lại thị trường khách hàng (Phạm
Trương Hoàng và cộng sự, 2020). Hiện nay, Ngành du lịch nước ta vẫn có thể hoạt
động chủ yếu là hướng đến đẩy mạnh kích cầu đối tượng là khách du lịch nội địa
nhưng phải đảm bảo các yêu cầu chống dịch 5K. Mặc dù dịch bệnh COVID-19 có thể
kiểm sốt tại Việt Nam và một số nước trên thế giới nhưng nguy cơ dịch bệnh tái bùng
phát là rất cao như làn sóng dịch bệnh lần thứ hai nổ ra tại Đà Nẵng (thuộc 10 điểm
đến du lịch hàng đầu Việt Nam) rồi nhanh chóng lây lan nhanh ra một số tỉnh thành,
chỉ trong 1 tuần số ca nhiễm mới tăng 30%, tốc độ tăng nhanh nhất từ khi nước ta phát
dịch, xuất hiện ca tử vong đầu tiên trong nước và tăng lên đến 35 người, đã gây ảnh
hưởng không nhỏ đến tâm lý của khách du lịch trên tồn quốc, bởi khơng dễ để nhận
định được ai nhiễm bệnh và người bình thường do thời gian ủ bệnh mất ít nhất 14 ngày
theo khuyến cáo của Bộ Y Tế. Dịch bệnh tác động đến tâm lý du khách, khiến cho họ
nhận thức được rủi ro về an tồn sức khỏe của mình và áp lực xã hội từ chính sách của
chính phủ gây hạn chế đến và đi khi du lịch (Cooper, 2005). Như vậy khi dịch bệnh
chưa được kiểm soát cơ bản trên phạm vi toàn cầu, khách du lịch sẽ vẫn tiếp tục bị ảnh
hưởng do họ e ngại về khả năng tái bùng dịch và bị yêu cầu kiểm dịch chặt chẽ từ
chính phủ khi đi du lịch theo cách thức truyền thống là tương tác trực tiếp.

Du lịch là nhu cầu cơ bản của con người. Dịch bệnh sẽ tác động lên tâm lý dẫn tới
tạo ra xu hướng mới trong việc lập kế hoạch, lựa chọn và tổ chức những chuyến du
lịch của du khách với tiêu chí sức khỏe và an toàn là trên hết (Outbox Consulting,
2020). Khi đối mặt giữa nhu cầu đi du lịch và nhu cầu được an toàn từ những rủi ro
hiện hữu, con người có xu hướng tham gia vào các hành vi du lịch nâng cao sức khỏe
để vừa thõa mãn nhu cầu đi du lịch vừa giảm thiểu rủi ro cho mình (Brewer và cộng
sự, 2004). Theo Rosenstock (1974), khi các cá nhân cảm nhận được những rủi ro đến
sức khỏe, họ sẽ tăng cường tham gia các hành vi bảo vệ sức khỏe để đối phó rủi ro.
Trong đại dịch Covid-19, người dân Việt Nam có phản ứng tâm lý tiêu cực, một số bị
mắc chứng trầm cảm từ nhẹ đến nặng (Le và cộng sự, 2020). Do đó, lối sống lành


3

mạnh rất được khuyến khích để ngăn ngừa trầm cảm và cải thiện chất lượng cuộc sống
trong mùa dịch Covid-19 (Nguyen và cộng sự, 2020). Khách du lịch nội địa Việt Nam
cũng có tham gia vào các hoạt động du lịch hạn chế tiếp xúc để giải tỏa tâm lý sau thời
gian cách ly dài do dịch bệnh, đặc biệt là tại các vùng có rủi ro bùng dịch cao như TP.
Hồ Chí Minh bằng các hoạt động như kỳ nghỉ cá nhân, kì nghỉ gia đình, du lịch canh
nơng, thiên nhiên, tham quan những điểm chưa có dịch, du lịch nghỉ dưỡng tại chỗ ở
những homestay, khách sạn, nhà hàng miễn sao đảm bảo trãi nghiệm du lịch an tồn
theo khuyến cáo của bộ y tế và chính phủ. Theo Nguyen và cộng sự (2020), có 30.0%
và 42.3% người được hỏi cho rằng họ vừa sợ hãi và lo lắng về sức khỏe của chính họ
và người thân của họ, số người tham gia các hoạt động thể chất trong thời gian có dịch
chiếm đến 92.9%, trong đó hoạt động ngoài trời chiếm 59.8%. Theo kết quả khảo sát
của VnExpress cùng TAB có đến 41.2% người có ý định đi du lịch trong thời gian từ
tháng 9 đến tháng 11/2020, xu hướng muốn đi cùng nhóm nhỏ chiếm tỉ trọng cao như
cùng gia đình chiếm 48.6%, cùng bạn bè chiếm 30.8%, đi một mình chiếm 5.9%; đa số
đều muốn đi du lịch trong nước, chỉ 0.5% người muốn đi du lịch nước ngoài; du lịch
nghĩ dưỡng, khám phá thiên nhiên, điểm đến du lịch an toàn được quan tâm cao (Tạ

Lư và Phong Vinh, 2020).
Nghiên cứu về ý định hành vi trong lĩnh vực du lịch đã được nhiều tác giả quan
tâm từ trước đến nay, trong đó, các nghiên cứu đề cập đến vai trò của cảm nhận rủi ro
về dịch bệnh do vi rút Corona (COVID-19) trong ý định đi du lịch được một số nhà
nghiên cứu quan tâm gần đây như ý định du lịch nông thôn (Zhu và Deng, 2020), ý
định du lịch hạn chế tiếp xúc (Bae và Chang, 2020). Các nghiên cứu này được thực
hiện tại các quốc gia phát triển như Trung Quốc và Hàn Quốc. Tại Việt Nam, một số
nghiên cứu về tác động của COVID-19 đến hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp du lịch (Phạm Trương Hoàng và cộng sự, 2020) và một số nghiên cứu tác động
của COVID-19 trong các lĩnh vực khác, nhưng còn thiếu vắng nghiên cứu về cảm
nhận rủi ro về dịch bệnh đến ý định hành vi du lịch nhằm phát triển một hình thức du
lịch mới có thể giúp ngành du lịch duy trì hoạt động khi bị ảnh hưởng nghiêm trọng
bởi dịch bệnh. Trong các nghiên cứu về du lịch, sự kết hợp mơ hình niềm tin sức khỏe
(HBM) với thuyết hành vi có hoạch định (TPB) để xem xét tác động cảm nhận rủi ro


4

về dịch bệnh đến ý định du lịch cũng còn khá mới ở Việt Nam, nó mới chỉ được các
nghiên cứu nước ngoài áp dụng trong lĩnh vực du lịch (Bae và Chang, 2020; Huang và
cộng sự, 2020; Chaulagain và cộng sự, 2020). Bên cạnh đó, một số nghiên cứu chưa có
sự tương đồng kết quả nghiên cứu về yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi (Seow và
cộng sự, 2017; Bae và Chang, 2020) đã đặt ra yêu cầu cần phải xem xét kiểm định
thêm. Do đó, việc mở rộng thuyết hành vi có hoạch định bằng cách kết hợp với mơ
hình niềm tin sức khỏe (HBM) để giải thích cho sự tác động của cảm nhận rủi ro về
dịch Covid-19 đến ý định hành vi du lịch hạn chế tiếp xúc để kiểm định tại thị trường
Việt Nam là cần thiết.
Nghiên cứu này bổ sung vào tổng quan tài liệu với việc phân tích tác động của
cảm nhận rủi ro về dịch bệnh đến ý định hành vi du lịch hạn chế tiếp xúc của du khách
nội địa, trường hợp nghiên cứu khách du lịch đến từ Thành Phố Hồ Chí Minh, đây là

nơi có mật độ dân số đông, đa dạng về nhân khẩu học và là nơi có khả năng lây lan
dịch trong cộng đồng cao. Luận văn dựa trên thuyết hành vi có hoạch định (TPB) kết
hợp với mơ hình niềm tin sức khỏe (HBM) bao gồm các yếu tố thái độ, chuẩn chủ
quan, nhận thức kiểm soát hành vi, cảm nhận rủi ro và ý định hành vi du lịch. Du lịch
hạn chế tiếp xúc nhằm giảm thiểu việc tiếp xúc trực tiếp khi du lịch trong bối cảnh
dịch bệnh, như là một hành vi bảo vệ sức khỏe xuất phát từ cảm nhận rủi ro về dịch
bệnh của cá nhân. Trong đó, du lịch nội địa đang là ưu tiên hàng đầu để tập trung phát
triển của ngành du lịch nước ta do diễn biến phức tạp dịch Covid-19 ở trên thế giới.
Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng giúp ngành du lịch và các ngành kinh tế hỗ
trợ khác có định hướng phát triển phù hợp nhằm xây dựng chương trình phát triển kinh
doanh điểm đến một cách bền vững trong đại dịch. Do đó, tác giả chọn đề tài “Tác
động của Cảm nhận rủi ro về dịch bệnh do Virus Corona (COVID-19) đến Ý
định hành vi du lịch hạn chế tiếp xúc của khách du lịch nội địa đến từ Thành Phố
Hồ Chí Minh” để nghiên cứu.
1.2. Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu
 Có hay không ý định tham gia du lịch hạn chế tiếp xúc trong tương lai của
khách du lịch nội địa đến từ TP HCM?


5

 Các yếu tố cảm nhận rủi ro, thái độ, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm sốt hành
vi có tác động đến ý định tham gia du lịch hạn chế tiếp xúc của khách du lịch nội địa
đến từ Thành phố Hồ Chí Minh khơng? Nếu có thì mức độ tác động của chúng như thế
nào?
 Các yếu tố kiểm sốt như giới tính, tình trạng hơn nhân có ảnh hưởng đến ý
định tham gia du lịch hạn chế tiếp xúc khơng?
 Các gợi ý quản trị nào có thể kiến nghị cho chính quyền địa phương, các tổ
chức quản lý du lịch, các đơn vị và cá nhân hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du

lịch nhằm hoạch định hướng phát triển du lịch để vừa có thể ứng phó với bối cảnh dịch
bệnh vừa có thể sử dụng trong bối cảnh bình thường trong tương lai?
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu
 Xác định và đánh giá mức độ tác động của từng yếu tố cảm nhận rủi ro, thái độ,
chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi đến ý định hành vi du lịch hạn chế tiếp
xúc của khách du lịch nội địa đến từ Thành Phố Hồ Chí Minh.
 Kiểm định sự khác biệt của một số biến kiểm sốt gồm giới tính và tình trạng
hơn nhân đến ý định hành vi du lịch hạn chế tiếp xúc của khách du lịch nội địa đến từ
Thành Phố Hồ Chí Minh.
 Đề xuất hàm ý quản trị cho chính quyền địa phương, các tổ chức quản lý du
lịch, các đơn vị và cá nhân hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch nhằm đề xuất
hướng phát triển loại hình du lịch mới để vừa có thể ứng phó với bối cảnh dịch bệnh
vừa có thể sử dụng trong bối cảnh bình thường trong tương lai.
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Là sự tác động cảm nhận rủi ro về dịch bệnh do Virus Corona (COVID-19) đến ý
định hành vi du lịch hạn chế tiếp xúc của khách du lịch nội địa đến từ TP. Hồ Chí Minh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi khảo sát
Nghiên cứu tập trung vào khảo sát những người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên, là
khách du lịch nội địa đang sinh sống, học tập, làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh,
nơi có số ca và khả năng lây nhiễm bệnh trong cộng đồng cao ở Việt Nam.


6

 Phạm vi về thời gian
Nghiên cứu này được thực hiện năm 2020. Thời gian dịch COVID-19 bùng phát
và tạm thời được kiểm soát ở Việt Nam, nhưng vẫn phải đảm bảo thực hiện các biện
pháp phòng, chống dịch theo chỉ thị của Chính phủ gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến

ngành dịch vụ du lịch trên toàn nước.
 Phạm vi về không gian
Luận văn được thực hiện ở thành phố Hồ Chí Minh. TP. Hồ Chí Minh được chọn
bởi vì đây là thành phố lớn của Việt Nam đa dạng về nhân khẩu học, nằm trong những
địa phương được ghi nhận số ca lây nhiễm COVID-19 cao, người dân phải sống trong
sự lo lắng do dịch bệnh trong suốt thời gian từ khi phát dịch đến nay.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp định tính: cụ thể là kế thừa thang đo từ các nghiên cứu trước, chỉnh
sửa thang đo bằng thảo luận nhóm nhờ những người tham gia bổ sung, chỉnh sửa câu
chữ cho dễ hiểu và phù hợp nhằm đảm bảo người trả lời hiểu rõ đầy đủ các phát biểu
trong bảng khảo sát.
Phương pháp định lượng: Thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn chính thống, có
uy tín. Tiến hành khảo sát trực tuyến khách du lịch nội địa đến từ TP. Hồ Chí Minh
bằng bảng câu hỏi thu được từ kết quả nghiên cứu định tính. Luận văn sử dụng phương
pháp chọn mẫu thuận tiện. Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được dùng các kĩ thuật
phân tích sâu như đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha, phân tích EFA để loại bỏ
những biến quan sát không đạt nhằm đảm bảo thang đo đạt độ tin cậy và độ giá trị cần
thiết; Phân tích CFA khẳng định lại thang đo và cuối cùng là kiểm định mơ hình và giả
thiết nghiên cứu bằng phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM.
1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu
 Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu này sẽ giúp cho chính quyền địa phương, các tổ chức hoạt động trong
lĩnh vực du lịch hiểu và nhận diện được về ý định đi du lịch hạn chế tiếp xúc của du
khách nội địa, phân tích được sự tác động của cảm nhận rủi ro về dịch bệnh COVID19, thái độ, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi đến ý định hành vi du lịch
hạn chế tiếp xúc của du khách nội địa; kiểm định được vai trò kiểm sốt của giới tính


7

và tình trạng hơn nhân. Nghiên cứu cung cấp một hành vi du lịch mới, kịp thời, có ý

nghĩa về ý định hành vi du lịch của du khách khi bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Thơng qua
đó, các tổ chức và cá nhân có định hướng phát triển thị trường, phát triển sản phẩm du
lịch mới, nhằm lôi cuốn khách du lịch nội địa, giúp duy trì và phát triển du lịch một
cách bền vững trong thời kì dịch bệnh. Ngồi ra, nghiên cứu này có thể được sử dụng
bởi các chính quyền địa phương, cơng ty du lịch lữ hành, các cơ sở kinh doanh dịch vụ
- du lịch của các tỉnh thành trên cả nước để phát triển loại hình du lịch mới trong thời
kì dịch và hậu dịch. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đóng góp vào dự báo được ý định
hành vi của du khách TP. Hồ Chí Minh cho ngành du lịch thành phố này, cũng như du
lịch Việt Nam nói chung, cịn giúp ích dự báo nhu cầu cho những ngành khác như
ngành dịch vụ ăn uống, khách sạn, giao thông. Kết quả nghiên cứu này sẽ có ý nghĩa
thực tiễn về hành vi của khách du lịch cho các trận đại dịch khác trong tương lai, để
ngành du lịch có thể có những hiểu biết sâu sắc để hoạch định lại chiến lược kinh
doanh đáp ứng lại sự tác động mạnh mẽ từ môi trường.
1.6. Cấu trúc luận văn
Kết cấu luận văn bao gồm các chương cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu.
Trình bày lí do chọn đề tài, câu hỏi, mục tiêu, đối tượng, phạm vi, phương pháp
nghiên cứu, những đóng góp về thực tiễn, cuối cùng là cấu trúc luận văn.
Chương 2: Cơ sở lí thuyết và mơ hình nghiên cứu.
Luận văn lược khảo một số lý thuyết nền có liên quan, tổng quan các nghiên cứu
trước từ đó đề xuất mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết về ý định hành vi du lịch.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn trình bày các bước trong quy trình nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu
được sử dụng để hình thành bảng câu hỏi, khảo sát, thu thập dữ liệu, đánh giá thang đo
và kiểm định các giả thiết nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Chương 5: Hàm ý quản trị.
Trình bày hàm ý quản trị, tóm tắt thảo luận kết quả đạt được, đồng thời đưa ra một
số hạn chế của luận văn và đề xuất những hướng nghiên cứu tiếp theo.



×