Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

giaùo aùn hoaït ñoäng ngoaøi giôø 9 hoaït ñoäng ngoaøi giôø lôùp 9 ngaøy soaïn 4 9 2009 chuû ñieåm thaùng 9 truyeàn thoáng nhaø tröôøng tieát 1 khai giaûng – baàu caùn söï lôùp a yeâu caàu gi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.07 KB, 22 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

* Ngày soạn : 4.9.2009


<i>Chủ điểm tháng 9</i>

:

TRUYỀN THỐNG NHAØ TRƯỜNG





<i><b>Tiết 1</b></i>

: <i><b>KHAI GIẢNG – BẦU CÁN SỰ LỚP</b></i>
A. Yêu cầu giáo dục: Giúp HS:


- Hiểu trách nhiệm của bản thân trong năm học cuối cấp


- Thảo luận thống nhất phương hướng hoạt động của trường, lớp đề ra
- Bầu cán sự lớp: Năng động sáng tạo để phát huy truyền thống của


trường – của lớp.


- Tự giác, tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp.
B. Nội dung và hình thức hoạt động:


1. Noäi dung:


- Dự lễ khai giảng năm học mới


- Tổng kết hoạt động của lớp trong năm học qua
- Bầu cán bộ lớp mới


2. Hình thức:


- Tập trung chuẩn bị khai giảng
- Ổn định tổ chức lớp



- Bỏ phiếu tín nhiệm
- Bầu bổ sung


3. Chuẩn bị:


- Tổng kết hoạt động của lớp 8G.
- Phương hướng lớp 9E.


- Có xen kẽ hoạt động văn nghệ.
- Bầu cán bộ tổ, chi đội mẫu, cờ đỏ.
4. Tiến hành:


a. Khởi động: Hát tập thể bài: “ <i>Lớp chúng mình</i>”


b. Lớp trưởng – Trương Thị Ái Nhi: Đọc báo cáo tổng kết năm học lớp
8G, năm học 2008-2009.


c. Lớp phó học tập – Trần Văn Sang đọc phương hướng của lớp 9E năm
học 2009-2010.


d. Thảo luận chỉ tiêu – biểu quyết
e. Bầu cán bộ lớp.


Cô giáo chủ nhiệm theo dõi nhắc nhở các em bầu đúng đối tượng.
5. Kết thúc hoạt động:


- Nhận xét dặn dò.


- GV chủ nhiệm phát biểu yù kieán.



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>



<i><b>Tieát 2</b></i>

: <i><b>THẢO LUẬN VỀ NHIỆM VỤ CỦA HỌC SINH CUỐI CẤP</b></i>
A. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh :


- Hiểu nhiệm vụ và quyền của HS cuối cấp THCS
- Tự xác định của bản thân


- Biết sử dụng các biện pháp hợp lý để học tập
B. Nội dung và hình thức hoạt động:


1. Nội dung:


- Nhiệm vụ và quyền của HS cuối cấp.


- Tầm quan trọng của việc hồn thành tốt nhiệm vụ đó.
- Các biện pháp thực hiện.


2. Hình thức : Trao đổi + thảo luận
3. Chuẩn bị:


- Đọc điều 12, 13, 29 công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em.
- Câu hỏi thảo luận.


- Một số tiết mục văn nghệ
4. Tiến hành hoạt động:


a. Khởi động: Hát tập thể bài “<i>Tiến lên đoàn viên</i>”
b. Thảo luận theo tổ: Về nhiệm vụ của HS cuối cấp.



+ Trong năm học cuối cấp này bạn phải thực hiện tốt những nhiệm
vụ nào ? (Phải nêu được những nhiệm vụ chủ yếu của năm học)


+ Thực hiện tốt nhiệm vụ của người HS lớp cuối cấp có ý nghĩa và
tầm quan trọng như thế nào ? (Tạo cho HS ý thức vươn lên định hướng
học tập, rèn luyện. Có kiến thức vững vàng, xây dựng phát huy truyền
thống tốt đẹp của trường , xứng đáng là lớp đàn anh , đáp ứng yêu cầu
nhà trường và của các thầy cô)


+ Theo bạn để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học cuối cấp tập thể lớp
và mỗi HS cần có những biện pháp gì? (Đồn kết, hợp tác, giúp đỡ nhau,
học đều, học tốt các mơn, rèn luyện phương pháp học tích cực để có kết
quả cao)


- Thảo luận theo bàn rồi cử đại diện báo cáo.
- Bổ sung cụ thể:


 Phải hồn thành tốt các mơn học.


 Được xét cấp chứng nhận hoàn thành THCS.
 Rèn luyện đạo đức tốt.


c. Kết thúc hoạt động:


- Giáo viên phát biểu ý kiến.


- Lớp trưởng nhận xét kết quả thảo luận


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

* Ngày soạn : 1.10.2009



<i>Chủ điểm tháng 10</i>

:

CHĂM NGOAN HỌC GIỎI





<i><b>Tiết 3</b></i>

: <i><b>ĐĂNG KÝ THI ĐUA HỌC TẬP TỐT</b></i>
A. Yêu cầu giáo dục:


- Nắm vững các chỉ tiêu thi đua học tập tốt của lớp và xác định chỉ tiêu
phấn đấu của cá nhân trong năm học để đạt kết quả cao.


- Ủng hộ các biện pháp thi đua học tập tốt của lớp, có động cơ học tập
đúng đắn để vươn lên, giúp nhau cùng tiến bộ.


B. Nội dung và hình thức hoạt động:
1. Nội dung:


- Đưa ra các chỉ tiêu thi đua học tập và dự thảo chương trình hành động của
lớp, các biện pháp thực hiện


- Các tổ cá nhân đăng ký thi đua.
2. Hình thức:


- Lễ đăng ký thi đua.
3. Chuẩn bị:


- Bản đăng ký thi đua cá nhân.


- Bản đăng ký thi đua của lớp, của tổ.
- Phân cơng trang trí.



4. Tiến hành hoạt động:


a. Khởi động : Chào cờ + hát quốc ca.
b. Lễ đăng ký thi đua:


- Các tổ lên đọc bản đăng ký thi đua học tập của tổ mình:


+ Chỉ tiêu học tập ( chuyên cần , học bài , làm bài đầy đủ , xây dựng
bài học trên lớp).


+ Kết quả học tập các môn xếp hàng tháng.


- Lớp phó học tập đọc bản dự thảo chương trình hành động của lớp và các
biện pháp thực hiện.


c. Thảo luận :


o Trong các chỉ tiêu phấn đấu của lớp, bạn thấy chỉ tiêu nào là phù hợp,


những chỉ tiêu nào khơng ? Vì sao bạn lại nghĩ như vậy ?


o Lớp, tổ và bạn có thể gặp khó khăn gì khi thực hiện các chỉ tiêu trên?


làm thế nào để khắc phục chúng ?
- Lớp thảo luận và lấy biểu quyết.
5. Kết thúc hoạt động :


- Lớp trưởng nhận xét về sự chuẩn bị của các cá nhân và của tổ


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

***************  ***************





<i><b>Tiết 4</b></i>

: <i><b>THI TÌM HIỂU THƯ BÁC HỒ</b></i>
A. Mục tiêu:


- Nhận thức được sụ quan tâm của Bác Hồ về quyền được hưởng giáo dục


cuûa học sinh.


- Kính trọng và biết ơn Bác Hồ. Biết thực hiện theo lời dạy của Bác.


B. Chuaån bò:


- Thư Bác Hồ gửi HS nhân ngày khai trường năm 1945 và 1968.
- Người đọc lời hứa danh dự: Minh Hiếu.


- Các câu hỏi thảo luận.


C. Tiến hành:


Khởi động: Hát tập thể bài “Ai yêu nhi đồng …”
Thi hỏi đáp và thảo luận:


Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi (đã được gv chép ở nhà).


<i><b>1.</b></i> <i><b>Bác Hồ gửi thư cho học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học</b></i>
<i><b>đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà vào thời gian nào?</b></i>
<i><b>2. Bác nhấn mạnh ý nghĩa trọng đại của một nền giáo dục mới. Bạn</b></i>



<i><b>hãy đọc lại lời thư đó của Bác. </b></i>


<i><b>3. Trong thư, Bác Hồ nói về vai trị trách nhiệm của học sinh, bạn hãy chỉ</b></i>
<i><b>ra đoạn thư đó của Bác </b></i>


<i><b>4. Trong thư 1968, Bác căn dặn thầy trò về công tác chuyên môn và học</b></i>
<i><b>tập như thế naøo?</b></i>


<i><b>5. Quyền được hưởng giáo dục của các em thể hiện trong thư Bác như thế</b></i>
<i><b>nào?</b></i>


- Tổ nào tín hiệu trước được trả lời, nếu tổ đó trả lời sai thì các thành viên


trong lớp trả lời bổ sung.


- Ban giám khảo chấm và cho điểm.


- Ban giám khảo cơng bố kết quả và phần thưởng nếu có.


Văn nghệ: Hát cá nhân các bài ca ngợi Bác.
Kết thúc:


- Gv chủ nhiệm phát biểu ý kiến. Động viên các em cố gắng làm theo thư


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

* Ngày soạn : 1.11.2009


<i>Chủ điểm tháng 11</i>

:

TƠN SƯ TRỌNG ĐẠO






<i><b>Tiết 5</b></i>

: <i><b>LỄ ĐĂNG KÝ “TUẦN HỌC TỐT , THÁNG HỌC TỐT”</b></i>
A. Yêu cầu giáo dục : Giúp học sinh :


- Nhận thức được tuần học tốt , tháng học tốt để lập thành tích chào mừng


ngày Nhà Giáo Việt Nam 20 – 11.


- Tích cực hưởng ứng lễ đăng ký thi đua.


- Đoàn kết , giúp đỡ nhau thực hiện tốt kế hoạch thi đua.


B. Nội dung và hình thức hoạt động :
1. Nội dung :


- Các chỉ tiêu học tập và rèn luyện của cá nhân , tổ ,lớp
- Kế hoạch thi đua và biện pháp thực hiện.


2. Hình thức : Trao đổi, thảo luận.
C. Chuẩn bị hoạt động :


a. Về phương tiện hành động của cá nhân, tổ, lớp.
b. Về tổ chức :


- Giáo viên định hướng xây dựng kế hoạch thi đua dựa trên đặc điểm khả


năng, điều kiện cụ thể của lớp


- Hoïc sinh :


+ Họp cán bộ lớp để xây dựng kế hoạch thi đua của lớp



+ Các tổ thảo luận kế hoạch của tổ dựa trên kế hoạch của lớp


+ Từng cá nhân dựa trên cơ sở kế hoạch của tổ và khả năng của bản
thân , xây dựng kế hoạch cá nhân.


+ Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ


+ Phân cơng người điều khiển chương trình: thư ký , trang trí lớp
D. Tiến hành hoạt động :


1. Khởi đợng: Người điều khiển chương trình tun bố lý do (mục đích ý
nghĩa tuần học tốt, tháng học tốt để lập thành tích chào mừng ngày Nhà
Giáo Việt Nam 20 – 11)


2. Thảo luận giới thiệu thư ký, giới thiệu nội dung thảo luận:


o Thế nào là tuần học tốt, tháng học tốt. Tác dụng của tuần học tốt,


tháng học tốt. Để có tuần học tốt, tháng học tốt, học sinh cần phải làm
gì?


- Biện pháp cụ thể để thực hiện:


+ Từng tổ trình bày dự kiến kế hoạch thi đua của tổ.
+ Lớp trưởng trình bày dự kiến thi đua của lớp.


+ Cả lớp thảo luận để bổ sung cho các kế hoạch thi đua phù hợp với
khả năng và thực tế của lớp, của tổ.



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

+ Người điều khiển chương trình thơng qua biên bản thống nhất kế
hoạch thi đua của cả lớp


+ Từng tổ và cá nhân hoàn thiện kế hoạch thi đua, quyết tâm học tập
và tu dưỡng theo các chỉ tiêu đã đặt ra


4. Vaên nghệ


5. Kết thúc hoạt động: GV chủ nhiệm có ý kiến ghi nhận đăng ký thi đua của
tổ, của cá nhân. Động viên các em thực hiện tốt giao ước của mình.


***************  ***************




<i><b>Tiết 6</b></i>

: <i><b>THẢO LUẬN VỀ CHỦ ĐỀ TRUYỀN THỐNG </b></i>
<i><b>TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO</b></i>


A. Yêu cầu giáo dục : Giúp học sinh :


- Hiểu biết về truyền thống “ Tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam
- Trân trọng tự hào với truyền thống “Tơn sư trọng đạo”


- Kính trọng , biết ơn thầy, cô giáo . Phát huy truyền thống “Tôn sư trọng


đạo”của dân tộc


B. Nội dung và hình thức hoạt động :
1. Nội dung :



- Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” trong lịch sử của dân tộc Việt Nam.
- Những dẫn chứng minh hoạ về truyền thống “Tôn sư trọng đạo” xưa và


nay


2. Hình thức : Trao đổi, thảo luận.
C. Chuẩn bị hoạt động:


1. Veà phương tiện :


- Những sưu tầm (sách, báo, truyện … ) về truyền thống “Tơn sư trọng đạo”


của dân tộc Việt Nam.


- Câu hỏi trao đổi, thảo luận.


2. Về tổ chức :


- Giáo viên định hướng nội dung.


- Học sinh sưu tầm tài liệu , chuẩn bị văn nghệ


D. Tiến hành hoạt động :Người điều khiển chương trình tuyên bố lý do:
Nội dung và ý nghĩa của truyền thống “Tôn sư trọng đạo “ Việt Nam :


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i><b>Ngày 20 – 11 đã chuyển thành ngày hội truyền thống của các nhà giáo</b></i>
<i><b>Việt Nam, động viên giáo giới cả nước nêu cao ý thức trách nhiệm, làm trịn sứ mệnh</b></i>
<i><b>trồng người vẻ vang của mình. </b></i>


Những sự việc , hình ảnh đẹp về truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của


dân tộc Việt Nam xưa và nay.


Phê phán những biểu hiện trái với truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của
dân tộc.


- Đại diện tổ báo cáo thu hoạch.


- Văn nghệ: người điều khiển chương trình lần lượt giới thiệu các tiết mục


văn nghệ ca ngợi công ơn của các thầy cô giáo.


E. Kết thúc hoạt động : giáo viên có ý kiến tổng kết các nội dung chính của
buổi thảo luận.




</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

* Ngày soạn : 2.12.2009


<i>Chủ điểm tháng 12</i>

:

UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN





<i><b>Tiết 7</b></i>

: <i><b>THẢO LUẬN VỀ CHỦ ĐỀ “ THANH NIÊN PHÁT HUY</b></i>


<i><b>TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA DÂN TỘC “</b></i>
A. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh:


- Hiểu truyền thống cách mạng vẻ vang của dân toäc.


- Tự hào và tự xác định trách nhiệm phải học tập tốt để phát huy truyền



thống đó.


B. Nội dung và hình thức hoạt động :
1. Nội dung:


- Truyền thống cách mạng kiên cường của quân và dân ta để giành độc lập,


tự do. Các gương chiến đấu tiêu biểu.


- Nhiệm vụ của học sinh lớp 9 đối với truyền thống cách mạng của dân tộc


2. Hình thức:


- Giới thiệu về truyền thống đấu tranh, cách mạng.


- Kể chuyện về gương chiến đấu của các anh hùng, liệt sĩ.


- Thảo luận về nhiệm vụ của học sinh lớp đối với truyền thống cách mạng


của dân tộc.


3. Chuẩn bị hoạt động:


- Sưu tầm tài liệu về truyền thống cách mạng của quân và dân ta.
- Các bài hát, bài thơ ca ngợi con người, quê hương, đất nước.


- Một số câu hỏi, câu đố về trưyền thống cách mạng của quân và dân ta.
- Cán bộ lớp phân cơng:



Tổ 1: Tìm hiểu về truyền thống cách mạng trong Cách mạng tháng Tám
Tổ 2: Tìm hiểu về truyền thống cách mạng trong kháng chiến chống


Pháp.


Tổ 3: Tìm hiểu về truyền thống cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ.
Tổ 4: Tìm hiểu về truyền thống cách mạng trong công cuộc xây dựng đất


nước hiện nay.


- Cán bộ lớp xây dựng chương trình hoạt động.


C. Tiến hành hoạt động:


- Hát một bài tập thể


- Đại diện từng tổ lần lượt lên giới thiệu kết quả tìm hiểu của tổ mình.
- Cả lớp góp ý bổ sung.


- Người điều khiển chương trình tóm tắt kết quả sưư tầm tìm hiểu của lớp.
- Người điều khiển chương trình nêu câu hỏi: Học sinh lớp 9 cần phải làm


gì? Và làm như thế nào để phát huy truyền thống cách mạng của cha
anh?


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

- Người điều khiển chương trình tóm tắt kết quả thảo luận.


- Người điều khiển chương trình lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ:


hát ngâm thơ, kể chuyện, đố vui.. hoặc mời đại diện tổ, cá nhân lên trình


diễn tiết mục của mình, sau đó họ có quyền mời một bạn khác bất kù lên
trình diễn tiếp.


- Cả lớp bình chọn tiết mục hay nhất để tặng quà của chương trình.


D. Kết thúc hoạt động: GVCN phát biểu ý kiến.


***************  ***************




<i><b>Tiết 8</b></i>

: <i><b>XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÚP ĐỠ CÁC GIA ĐÌNH CĨ</b></i>


<i><b>CƠNG VỚI CÁCH MẠNG</b></i>
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:


- Biết được các thông tin, tư liệu về các gia đình có cơng với cách mạngở


địa phương. Biết được những người có được tặng thưởng huân huy chương
kháng chiến. Những gia đình thương binh liệt sỹ khó khăn ở địa phương
cần được giúp đỡ.


- Có ý thức học tập và rèn luyện phẩm chất “Uống nước nhớ nguồn”.


B. Chuẩn bị hoạt động:
a. Về phương tiện:


- Tìm hiểu lập danh sách những gia đình thương binh liệt sỹ ở địa


phương, nhất là những gia đình gặp khó khăn.



- Tư liệu tham khảo.


- Một số tiết mục văn nghệ.


- Mời một số bác cựu chiến binh tham gia hoạt động.


b. Về tổ chức:


- GVCN họp cán bộ lớp để phổ biến kế hoạch.


- Cán bộ tổ lớp hội ý để phân công nhiệm vụ cho nhau


- Cá nhân HS tìm hiểu những gia đình thương binh liệt sỹ tại địa phương


và bàn cách giúp đỡ những gia đình gặp khó khăn.
C.Tiến hành hoạt động:


a. Khởi động:Hát tập thể một bài. Tuyên bố lý do, giới thiệu khách và
chương trình hoạt động.


b. Báo cáo kết quả tìm hiểu về các gia đình có công với cách mạng tại địa
phương.


- Đại diện các tổ trình bày về những gia đình tổ mình tìm hiểu cần được


giúp đỡ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

c. Xây dựng kế hoạch giúp đỡ các gia đình có cơng với cách mạng tại địa
phương



- Lớp thảo luận: Lớp ta có thể giúp đỡ những gia đình nào ? Cần tổ chức


việc giúp đỡ này như thế nào ?


- Các tổ lập kế hoạch và báo cáo trước lớp.


d. Văn nghệ: Một số tiết mục văn nghệ trình diễn của các tổ.
D. Kết thúc hoạt động:


 Đại diện cán bộ lớp nhận xét về sự tìm hiểu của các tổ, hoan nghênh kế


hoạch của các bạn.


 GVCN bày tỏ sự tin tưởng đối với việc thực hiện kế hoạch của các em.


***************  ***************


* Ngày soạn : 2.1.2010


<i>Chủ điểm tháng 1 + 2</i>

:

MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN





<i><b>Tiết 9</b></i>

: <i><b>TÌM HIỂU VỀ SỰ ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC</b></i>
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:


- Hiểu quyền được tiếp nhận các thông tin, tư liệu về sự đổi mới và phát


triển đất nước do Đảng lãnh đạo.



- Tự hào về Đảng, càng tin yêu Đảng hơn.


- Không ngừng học tập và rèn luyện, biết phát huy những mặt tích cực trong


thời kỳ đổi mới, biết bày tỏ những quan điểm của mình trong việc đấu tranh
với mặt tiêu cực trong đời sống hằng ngày.


B. Nội dung và hình thức hoạt động:
1. Nội dung:


- Những nét chính của sự đổi mới đất nước trong một số lĩnh vực của đời


sống kinh tế, văn hóa, xã hội... từ 1986 đến nay.
2. Hình thức: Trao đổi thảo luận. Văn nghệ.


C. Chuẩn bị hoạt động:
a. Về phương tiện :


 Tư liệu, sách báo... liên quan đến sự đổi mới và phát triển đất nước do


Đảng lãnh đạo.


 Thực tiễn đời sống, văn hóa, xã hội của đất nước mà học sinh được trải


nghiệm, được nhận thức.


 Các bài thơ, bài hát ca ngợi Đảng.


 Điều 12, 13, 17 Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em (Xem phần tư



</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

b. Về tổ chức :


 Yêu cầu học sinh sưu tầm và tìm hiểu các tư liệu, bài viết phản ánh sự


đổi mới của đất nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội..., tìm đọc
Điều 12, 13, 17 Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em.


 Chuẩn bị câu hỏi, một số vấn đề để cùng trao đổi, tham luận (Xem phần


Tư liệu tham khảo).


 Mời giáo viên mơn Giáo dục cơng dân hoặc cán bộ tuyên truyền ở địa


phương làm cố vấn cho hoạt động trao đổ, thảo luận.


 Phân công ngươiø điều khiển chương trình, nhóm trang trí.


D. Tiến hành hoạt động:


a. Khởi động : Hát tập thể bài lên đàng.
b. Nêu vấn đề, trao đổi, thảo luận :


Người điều khiển chương trình lần lượt đưa ra các câu hỏi hoặc các vấn
đề. Yêu cầu cả lớp suy nghĩ, phát biểu ý kiến trao đổi, thảo luận (Xem
các câu hỏi ở phần Tư liệu tham khảo). Lưu ý câu hỏi liên quan đến Điều
12, 13, 17 Công ước Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em.


<i><b>Bạn có quyền được biết những thơng tin về sự đổi mới và phát triển của đất nước</b></i>
<i><b>hiện nay khơng ? Vì sao?</b></i>



<i><b>Bạn có quyền được bày tỏ ý kiến và quan điểm của bạn về những hiện tượng tiêu</b></i>
<i><b>cực, sai trái trong đời sống văn hoá , xã hội kinh tế hiện nay không? Tại sao ?</b></i>
<i><b>Nêu các thành phần kinh tế của nước ta ?</b></i>


<i><b>Bạn có thể bày tỏ cảm nhận của bạn với sự đổi mới đất nước về mặt đời sống văn</b></i>
<i><b>hoá hiện nay ?</b></i>


- Các thành viên trong lớp trao đổi, thảo luận và có thể nêu thắc mắc hoặc


một số vấn đề để cả lớp cùng trao đổi.


- Vấn đề nào chưa rõ có thể xin ý kiến cố vấn.


Người điều khiển chương trình (hoặc cố vấn) chốt lại kết quả thảo luận.
c. Văn nghệ : Người dẫn chương trình văn nghệ lần lượt giới thiệu các tiết


mục lên trình diễn.
E. Kết thúc hoạt động:


- Người điều kiển chương trình nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động.


- GVCN phát biểu ý kiến, nêu bật các quyền trẻ emtrong công ước Liên


hợp quốc.


***************  ***************





</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

A. Mục tiêu: Giúp học sinh;


- Hiểu ý nghĩa của việc trồng cây lưu niệm của học sinh lớp cuối cấp ở


trường.


- Khắc sâu tình cảm lưu luyến và tự hào về trường.
- Có ý thức thường xuyên chăm sóc và bảo vệ cây.


B. Nội dung và hình thức hoạt động:


1. Nội dung : Cả lớp trồng cây lưu niệm.


2. Hình thức : Trồng cây. Phát biểu cảm tưởng. Văn nghệ.
C. Chuẩn bị hoạt động :


1. Về phương tiện: Cây con. Dụng cụ trồng cây. Que rào.
2. Về tổ chức:


- Giáo viên chủ nghiệm nêu ý nghĩa của việc trồng cây lưu niệm ở trường.
- Bàn bạc trao đổi việc chọn loại cây, giống cây để trồng lưu niệm, chọn vị


trí trồng cây. Phân công nhóm chuẩn bị cây.


- Chuẩn bị đưa cây ra vị trí để trồng.


- Dự kiến mời đại biểu (cán bộ địa phương, đại diện ban giám hiệu


trường..).



D. Tiến hành hoạt động:


Hoạt động mở đầu: Lớp hát tập thể bài: “Lớp chúng ta đoàn kết” Nhạc
và lời Mộng Lân và bài “Ước mơ ngày mai” nhạc Trần Đức, lời Trần
Đức – Phong Thu


- Giới thiệu chương trình hoạt động “Trồng cây lưu niệm với nhà trường”
- Giới thiệu nhiệm vụ của các đội đã được phân công: Đội trồng cây, đội


làm que rào bảo vệ, đội chuẩn bị nước tưới.
Hoạt động 1: Tiến hành trồng cây


- Đội trồng cây đưa cây ra vị trí cần trồng. Cả lớp đi thành hàng lối ra nơi


trồng cây, đứng vòng tròn xung quanh.


- Lớp trưởng tuyên bố lý do. Đội trồng cây làm nhiệm vụ trồng cây.
- Đội trồng đào hố đưa cây đưa cây vào vị trí và trồng cây.


- Đội làm hàng rào bảo vệ cây trồng


- Người điều khiển mời các đại biểu tham gia tưới cây đã trồng.


Hoạt động 2: Phân công chăm cây


Phân công các tổ nhiệm vụ chăm cây theo lịch quy định của lớp.
E. Kết thúc hoạt động:


- Học sinh phát biểu cảm tưởng về trồng cây lưu niệm.
- Đại biểu phát biểu ý kiến



</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

***************  ***************


* Ngày soạn : 2.2.2010


<i>Chủ điểm tháng 1 + 2</i>

:

MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN





<i><b>Tiết 11</b></i>

: <i><b>GIAO LƯU VỚI ĐẢNG VIÊN TIÊU BIỂU Ở ĐỊA PHƯƠNG</b></i>


A. Mục tiêu Giúp học sinh:


- Hiểu những nét chính về vai trò của Đảng ở địa phương, về phẩm chất,


thành tích của các đảng viên tiêu biểu ở địa phương.


- Tin tưởng ở Đảng, tự hào về quê hương.


- Học tập, rèn luyện tốt theo gương các đảng viên tiêu biểu.


B. Nội dung và hình thức hoạt động:


- Giao lưu.
- Văn nghệ.


C. Chuẩn bị:


- Báo cáo tóm tắt về vai trò lãnh đạo của Đảng.



- Mời Đảng viên tiêu biểu tham dự. Câu hỏi giao lưu. Một số tiết mục văn


ngheä.


D. Tiến hành hoạt động:
1. Khởi động :


- Thể hiện một vài tiết mục văn nghệ ca ngợi cơng ơn của Đảng.


2. Giao lưu và văn nghệ:


- Người điều khiển chương trình lần lượt mời:


Giáo viên chủ nhiệm báo cáo những nét cơ bản tình hình của lớp.
Đại diện Đảng viên tiêu biểu báo cáo tóm tắt tình hình địa phương, về
cơng tác đảng và các Đảng viên tiêu biểu.


Đảng viên tiêu biểu trả lời những vấn đề học sinh đặt ra. (Hỏi về q
trình phấn đấu và thành tích của anh chị Đảng viên tham gia giao lưu.
Hỏi về các phong trào ở địa phương vai trò lãnh đạo của Đảng trong
các phong trào đó)


Trong q trình giao lưu có xen kẽ các tiết mục văn nghệ (của lớp và
các Đảng viên).


E. Kết thúc hoạt động:


- Các đại biểu và đội văn nghệ lớp cùng thể hiện chung một tiết mục văn


nghệ ( bài hát tập thể )



- Người dẫn chương trình nói lời cám ơn và tun bố kết thúc hoạt động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>



<i><b>Tiết 12</b></i>

: <i><b>SINH HOẠT VĂN NGHỆ MỪNG ĐẢNG, MỪNG XN</b></i>


A. Mục tiêu: Giúp học sinh:


- Càng thêm tin u Đảng, ln tự hào về Đảng ta đã mang lại mùa xuân


tươi đẹp cho q hương, đất nước.


- Rèn luyện kỹ năng, phong cách biểu diễn văn nghệ, làm phong phú hơn


khả năng văn nghệ của lớp.
B. Nội dung và hình thức hoạt động:


1. Nội dung : Những bài hát, bài thơ, phong cách biểu diễn văn nghệ, làm
phong phú hơn khả năng văn nghệ của lớp.


2. Hình thức : Trình diễn văn nghệ. Trò chơi văn nghệ.
C. Chuẩn bị hoạt động:


1. Về phương tiện : Những bài hát, bài thơ, tiểu phẩm. Một số nhạc cụ.
2. Về tổ chức :


- Phân cơng người điều khiển chương trình.


- Mọi học sinh đều chuẩn bị các tiết mục văn nghệï để tham gia.


- Cá nhân và các nhóm, tổ đăng ký tiết mục văn nghệ.


- Chuẩn bị các trò chơi văn nghệ như: hát nối, kể tên bài hát...


D. Tiến trình hoạt động:


1. Khởi động : Hát tập thể bài liên quan đến chủ đề mừng Đảng, mừng xuân.


- Người dẫn chương trình tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu, giới


thiệu chương trình hoạt động
2. Ca hát mừng Đảng, mừng xuân :


- Người điều khiển chương trình lần lướt giới thiệu các tiết mục văn


nghệ đã đăng ký lên trình diễn hoặc cá nhân xung phong lên ttrình
diễn.


3. Trị chơi văn nghệ : Người điều khiển chương trình nêu thể lệ chơi và tiết
mục chơi.


E. Kết thúc hoạt động: Cả lớp hát bài “Nối vòng tay lớn”


- Người điều khiển nói lời cám ơn và kết thúc hoạt động.


***************  ***************


* Ngày soạn : 3.3.2010


<i>Chủ điểm tháng 3</i>

:

TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN






</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

A. Mục tiêu:


- Nhận thức được vai trị của Đồn TNCS Hồ Chí Minh và lý tưởng của


người thanh niên.


- Tin tưởng và tự hào về tổ chức Đồn TNCS Hồ Chí Minh.


- Biết biểu đạt ý kiến của mình về vai trị của Đoàn, về lý tưởng của thanh


niên, học tập và rèn luyện theo tinh thần tiên phong của người Đoàn
viên.


B. Nội dung và hình thức hoạt động:


- Vai trị của tổ chức Đoàn.


- Nhiệm vụ của đoàn viên thanh niên hiện nay.
- Lý tưởng của thanh niên.


C. Chuẩn bị hoạt động:


- Điều lệ Đoàn. Sổ tay Đoàn viên trong nhà trường.


- Tư liệu, báo chí phản ánh các chương trình hành động của Đoàn, về


nhiệm vụ, lý tưởng của thanh niên.



- Các câu hỏi để tọa đàm, thảo luận.


- Điều 12, 13, 15, 31 Công ưức Liên hợp quốc về Quyền trẻ em.
- Học sinh tìm đọc Điều lệ Đồn và cơng ước quyền trẻ em.
- Mời cán bộ Đồn trường làm cố vấn.


- Phân công người điều khiển chương trình.
- Phân cơng người trang trí.


D. Tiến hành hoạt động:


1. Khởi động : Cả lớp cùng hát bài “ <i><b>Thanh niên làm theo lời Bác </b></i>” Nhạc và
lời Hoàng Hòa.


2. Tọa đàm thảo luận :


- Người điều khiển chương trình lần lượt nêu các câu hỏi về vai trị của


Đoàn, nhiệm vụ của Đoàn, nhiệm vụ và lý tưởng của thanh niên. Yêu
cầu cả lớp cùng suy nghĩ và tích cực cùng trao đổi, thảo luận, vận
dụng, các điều 12, 13, 15 Công ước về QTE, động viên khích lệ các
em tham gia hoạt động.


- Sau các ý kiến, người điều khiển chương trình có thể chốt lại hoặc đề


nghị thầy cô cố vấn giúp đỡ.


- Cuối cùng người điều khiển chương trình khái quát lại những nét chủ



yếu về vai trị của Đồn và lý tưởng của thanh niên hiện nay nhằm
cũng cố khắc sâu cho mọi thành viên trong lớp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

E. Kết thúc hoạt động:


- Mời một vài bạn phát biểu ngắn gọn cảm nghĩ của mình về hoạt động toạ


đàm, về lý tưởng thanh niên mà mình nhận thức được.


- Nhận xét kết quả hoạt động.


***************  ***************




<i><b>Tiết 14</b></i>

: <i><b>SINH HOẠT VĂN NGHỆ MỪNG NGAØY THAØNH LẬP </b></i>


<i><b>ĐOAØN 26–3</b></i>
A. Mục tiêu:


- Phát huy khả năng văn nghệ của lớp, khai thác, tìm hiểu thêm nhiều


bài hát về Đồn, biểu diễn dưới hình thức.


- Khắc sâu ý nghĩa Ngày Thành Lập Đồn 26–3.


B. Nội dung và hình thức và hoạt động:
1. Nội dung :


- Các bài hát về đoàn.



- Tên bài hát, tên tác giả bài hát về Đồn.


2. Hình thức :


- Thi văn nghệ theo chủ đề mừng Ngày Thành Lập Đoàn 26–3.


C. Chuẩn bị hoạt động:
1. Về phương tiện :


- Tập hợp các bài hát về Đoàn: tên bài hát, tên tác giả.


- Câu hỏi, câu đố trong cuộc thi (Ví dụ: Nghe lời bài hát – nói tên


bài; Kể tên bài hát – tên tác giả; Hát một đoạn bài hát; Hát liên
khúc các bài hát về đoàn; …).


2. Về tổ chức :


- Thành lập các tổ đội chơi: Mỗi tổ cử một đội gồm 3 học sinh. Các


đội tự đặt tên ( ví dụ: đội Sao Mai …).


- Chuẩn bị các câu hỏi, câu đố. Chuẩn bị đáp án, thang điểm.


- Phân cơng người điều khiển chương ttrình, ban giám khảo, nhóm


trang trí chuẩn bị phần thưởng (nếu có). Mời đại biểu.
D. Tiến hành hoạt động:



1. Khởi động : Cả lớp hát bài “<i><b>Lên đàng</b></i>”.
2. Cuộc chơi :


- Người điều khiển chương trình lần lượt đưa ra các câu đố, câu hỏi.


(VD: hãy nêu tên những bài hát có chữ “Đồn” mà bạn biết? Tác
giả bài hát đó là ai?)


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

- Hoặc các đội sẽ ra câu hỏi, câu đó cho các đội khác (ví dụ: đội sao


Hơm hát một đoạn bài hát, các đội khác nói tên bài hát, tên tác giả;
hoặc yêu cầu các đội khác hát tiếp …).


- Nên dành một số câu hỏi, câu đố cho khán giả (VD:Hát một câu


hoặc một đoạn bài hát có từ “Thanh Niên” Nói tên bài hát và tác
giả bài hát)


- Ban giám khảo chấm điểm cho các đội.
- Công bố kết quả cuộc thi.


E. Kết thúc hoạt động:


- Người điều khiển nói lời cám ơn và kết thúc hoạt động. Phát phần


thưởng cho đội đạt kết quả cao nhất.


***************  ***************


* Ngày soạn : 3.4.2010



<i>Chủ điểm tháng 4</i>

:

HOÀ BÌNH VÀ HỮU NGHỊ





<i><b>Tiết 15</b></i>

: <i><b>DIỄN ĐAØN THANH NIÊN VỀ CHỦ ĐỀ “HOAØ BÌNH </b></i>


<i><b>VÀ HỮU NGHỊ”</b></i>
A. Mục tiêu giáo dục: Giúp học sinh:


- Nhận thức được ý nghĩa to lớn của Hồ Bình và Hữu nghị trên thế giới
- Biết thân thiện, cởi mở với tất cả các bạn cùng lứa tuổi trên mọi miền tổ


quốc không phân biệt dân tộc hay tôn giáo.


- Khơng chia bè, chia phái trong lớp.


B. Nội dung và hình thức và hoạt động:


1. Nội dung : Một số nội dung cơ bản trong Công Ước Liên Hợp Quốc về
quyền trẻ em áp dụng vào nhà trường.


2. Hình thức :


- Hình thức trình bày nội dung diễn đàn.


C. Chuẩn bị hoạt động:


- Phương tiện: Nội dung cơ bản trong Công Ước Liên Hợp Quốc về quyền



treû em.


- Tổ chức: GVCN định hướng HS chuẩn bị nội dung và các hình thức trình


bày nội dung diễn đàn. Cán bộ lớp xây dựng chương trình trên gợi ý của
GVCN. Mỗi tổ chuẩn bị ít nhất 02 ý kiến chuẩn bị cho diễn đàn.


Phân công người điều khiển chương trình + văn nghệ.
D. Tiến trình hoạt động:


1. Hoạt động mở đầu :


- Người điều khiển nêu lý do của hoạt động một cách ngắn gọn, giới


thiệu chương trình, giới thiệu đại biểu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

- Tổ 1 + 2 nêu vấn đề về hồ bình và hữu nghị: Trên thế giới cần hồ


bình để trẻ em được cắp sách đến trường, được học hành… .Tình hữu
nghị Việt Nam – Lào, Việt Nam – Cuba… .


- Tổ 3: Nêu một số nội dung chủ yếu trong công ước Liên hợp quốc về


quyền trẻ em.


- Tổ 4: Trình bày vài nét về bảo vệ môi trường.


Người dẫn chương trình tóm tắt những nét cơ bản rút ra từ ý kiến các tổ.
3. Hoạt động 2 : Phát biểu tự do



Người dẫn chương trình khéo léo gợi ý và động viên để các thành viên
trong lớp phát biểu ý kiến cá nhân của mình.


E. Kết thúc hoạt động: Nhận xét ý thức tham gia của lớp. Nhắc nhở chuẩn bị
hoạt động tiếp theo.


***************  ***************




<i><b>Tiết 16</b></i>

: <i><b>HỘI VUI HỌC TẬP CHÀO MỪNG NGÀY GIẢI PHĨNG</b></i>


<i><b>MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC</b></i>
A. Mục tiêu giáo dục: Giúp học sinh:


- Bao quát kiến thức nhiều môn học, biết vận dụng tri thức để giải thích


các hiện tượng tự nhiên, xã hội và con người. Tìm hiểu về chiến công lẫy
lừng của cha anh trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ, qua đó cố gắng
học tập để góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc.


- Kích thích sự sáng tạo, trí thơng minh của học sinh.


- Có ý thức học tập và rèn luyện, tất cả các mơn học để chuẩn bị cho kỳ thi


cuối năm .


B. Nội dung và hình thức và hoạt động:


1. Nội dung : Hệ thống câu hỏi theo chủ đề và các mơn học.


2. Hình thức : Hội vui học tập.


C. Chuẩn bị hoạt động:


1. Phương tiện : Một số câu hỏi phục vụ cho hoạt động


- Một vài tình huống nói về ôn thi cuối năm như tình huống học tủ,


học lệch ….


- Xây dựng một vài bài tập mang tính chất đố vui để đưa vào nội dung


hoạt động.
2. Tổ chức :


- GVCN định hướng cho cán bộ lớp chuẩn bị nội dung cụ thể của hội


vui học tập.


- Phổ biến u cầu của hội vui học tập để HS có phương hướng chuẩn


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

- Phân cơng người điều khiển chương trình + văn nghệ.


D. Tiến trình hoạt động:


1. Hoạt động mở đầu: Người điều khiển nêu lý do của hoạt động một cách
ngắn gọn, giới thiệu chương trình, giới thiệu ban giám khảo.


2. Hoạt động 1 : Thi trả lời đúng



Người dẫn chương trình mời hai đội thi vào vị trí và phát lệnh thi.


- Đại diện mỗi nhóm lên hái hoa đọc to câu hỏi, nhóm trao đổi trong


một phút, nếu khơng trả lời được thì khơng ghi được điểm, quyền trả
lời thuộc về nhóm tiếp theo.


3. Hoạt động 2: Thi giải nhanh tình huống


Tình huống được đưa ra bởi người dẫn chương trình. Nhóm nào có tín
hiệu trước thì sẽ trình bày cách giải quyết của mình. Nếu nhóm khơng có
cách giải quyết hoặc cách giải quyết chưa chính xác thì nhóm kia có
quyền trả lời thay. Điểm số chỉ ghi cho cách giải quyết hay nhất.


E. Kết thúc hoạt động: Người dẫn chương trình mời ban giám khảo công bố kết
quả thi của hai đội. Nhắc nhở chuẩn bị hoạt động tiếp theo.


***************  ***************


* Ngày soạn : 13.4.2010


<i>Chủ điểm tháng 5</i>

:

BÁC HỒ KÍNH YÊU





<i><b>Tiết 17</b></i>

: <i><b>THẢO LUẬN VỀ CHỦ ĐỀ “BÁC HỒ VỚI THANH NIÊN”</b></i>
A. Mục tiêu giáo dục: Giúp học sinh:


- Sưu tầm những lời dạy của Bác Hồ đối với thanh niên, tìm hiểu những



mẩu chuyện nói về Bác.


- Biết được tình cảm của Bác đối với thế hệ Thanh niên.


- Tự hào và học tập rèn luyện theo tấm gương đạo đức Bác Hồ.


B. Nội dung và hình thức và hoạt động:


1. Nội dung : Một số lời Bác Hồ dạy Thanh niên Việt Nam.
2. Hình thức : Thảo luận theo chủ đề.


C. Chuẩn bị hoạt động:


1. Phương tiện : Một số lời Bác Hồ dạy thanh niên.


- Một vài câu chuyện ngắn nói lê tình cảm và sự quan tâm của Bác


đối với thanh niên.
2. Tổ chức :


- GVCN nêu yêu cầu về việc sưu tầm lời dạy của Bác đối với thanh


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

- Cán bộ lớp họp và giao nhiệm vụ sưu tầm cho từng tổ. Xây dựng


chương trình thảo luận.
D. Tiến trình hoạt động:


1. Hoạt động mở đầu : Người điều khiển nêu ngắn gọn lý do có buổi thảo
luận này, giới thiệu chương trình hoạt động.



2. Hoạt động 1 : Thảo luận chung


- Người dẫn chương trình giới thiệu kết quả sưu tầm của lớp, của từng


tổ. Sau đó nêu tóm tắt những nội dung chính được rút ra từ những sưu
tầm trên. Người dẫn chương trình đưa ra một vài vấn đề để định
hướng thảo luận cho lớp.


<i><b>Bạn cho biết Bác Hồ đã có câu thơ nào nói về tinh thần quyết tâm của</b></i>
<i><b>thanh niên trong mọi cơng việc.</b></i>


<i><b>Bác đã có những câu hỏi nào?Lời dạy nào nói về vai trị tiên phong của</b></i>
<i><b>thanh niên ? Hãy đọc rõ ràng những câu đó ?</b></i>


<i><b>Hãy kể một câu chuyện ngắn ca ngợi tình cảm, sự quan tâm của Bác với</b></i>
<i><b>Thanh niên.</b></i>


<i><b>Hãy nêu một số điều trong Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em có liên</b></i>
<i><b>quan đến quyền được phát triển của thanh niên? Học sinh ?</b></i>


3. Hoạt động 2 : Văn nghệ


Một số tiết mục văn nghệ được trình bày để khơng khí thảo luận thêm
hào hứng và hấp dẫn hơn


E. Kết thúc hoạt động: Người dẫn chương trình tổng kết đánh giá kết quả thảo
luận, biểu dương những cá nhân, nhóm tổ có nhiều ý kiến tốt.


Nhắc nhở chuẩn bị hoạt động cuối năm.
***************  ***************





<i><b>Tiết 18</b></i>

: <i><b>SINH HOẠT VĂN NGHỆ CHAØO MỪNG</b></i>


<i><b> NGÀY SINH NHẬT BÁC 19-5</b></i>
A. Mục tiêu giáo dục: Giúp học sinh:


- Sưu tầm những bài hát, bài thơ ca ngợi Bác Hồ.
- Qua các bài hát, bài thơ càng tự hào về Bác.


- Phấn đấu học tập và rèn luyện theo tấm gương Bác Hồ.


B. Nội dung và hình thức và hoạt động:


1. Nội dung : Một số bài hát, bài thơ nói về Bác Hồ.
2. Hình thức : Sinh hoạt văn nghệ.


C. Chuẩn bị hoạt động:


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

2. Tổ chức :


- GVCN giao nhiệm vụ cho cán bộ tổ chức tốt buổi sinh hoạt văn nghệ


này. Yêu cầu HS đọc trước một số điều trong công ước liên hợp quốc
về quyền trẻ em.


- Cán bộ lớp họp và dự kiến về tiết mục văn nghệ, các thể loại văn


nghệ sẽ thực hiện trong chương trình văn nghệ này


D. Tiến trình hoạt động:


1. Hoạt động mở đầu : Người điều khiển cho lớp hát tập thể sau đó nêu ngắn
gọn lý do sinh hoạt và giới thiệu chương trình cũng như các hình thức hoạt
động trong buổi sinh hoạt.


2. Hoạt động 1 : Thi hát giữa các tổ


- Người dẫn chương trình nêu yêu cầu cách thức thi hát giữa các tổ.
- Đại diện từng tổ lên hái hoa, đọc tên bài hát và biểu diễn bài hát này.
- Kết thúc phần thi hát của các tổ, ban giám khảo công bố điểm.


3. Hoạt động 1 : Biểu diễn cá nhân


- Cá nhân biểu diễn tiết mục đã chuẩn bị. Cá nhân nào thuộc tổ nào cộng


điểm cho tổ đó.


- Ban giám khảo công bố điểm. Trao phần thưởng.


E. Kết thúc hoạt động: Người dẫn chương trình tổng kết đánh giá kết quả thảo
luận, biểu dương những cá nhân, nhóm tổ có tiết mục văn nghệ xuất sắc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22></div>

<!--links-->

×