Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

SKKN xây dựng ngân hàng câu hỏi và trộn đề thi trắc nghiệm bằng phần mềm MyLT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG
TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI VÀ
TRỘN ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM BẰNG
PHẦN MỀM MYLT

GV: NGUYỄN HỒNG NHỰT

AN GIANG – 2019


PHỤ LỤC 2:

SỞ GD&ĐT AN GIANG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM

–––––––––

Châu Thành, ngày 30 tháng 01 năm 2019

BÁO CÁO
Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng dụng tiến


bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH TÁC GIẢ
- Họ và tên : Nguyễn Hồng Nhựt

Nam, nữ: nam

- Ngày, tháng, năm sinh: 19/10/1984
- Nơi thường trú: Bình Khánh 5, Bình Khánh, Long Xuyên, An Giang
- Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Châu Thành, An Giang
- Chức vụ hiện nay: khơng
- Trình độ chun mơn: Thạc sĩ LL & PPDH Vật Lý
- Lĩnh vực công tác: giảng dạy môn Vật Lý
II. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ
1. Tóm tắt tình hình đơn vị
Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm nằm trên QL 91, tọa lạc tại Ấp Hòa Long 3,
Thị Trấn An Châu, Huyện Châu Thành, Tỉnh An Giang. Trường có tổng cộng 43 lớp,
1692 HS và 115 CB-GV-NV. Cụ thể như sau:
- Số liệu học sinh
Học sinh
Kế hoạch
Báo cáo 07/9
582
590
570
553
570
558
1722
1701


Bậc học THPT
Khối 10 (14 lớp)
Khối 11 (14 lớp)
Khối 12 (15 lớp)
CỘNG CHUNG
- Số liệu CB – GV – NV
STT

Đội ngũ

SL

1

CBQL

4

2

GV

99

3

NV

12


Tổng

115

2

Cuối HK1
574
553
555
1692


2. Những thuận lợi, khó khăn của đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ
a. Thuận lơi
- Nhà trường tiếp tục được sự quan tâm lãnh đạo, quản lí của Sở GD&ĐT, của Huyện ủy,
UBND huyện; sự hỗ trợ tích cực của các ban ngành, đồn thể và chính quyền địa phương.
- Được sự tin tưởng, đồng thuận, quan tâm hỗ trợ của các bậc cha mẹ học sinh (CMHS),
các tổ chức, cá nhân, mạnh thường quân, các nhà hảo tâm, cựu học sinh và quần chúng nhân dân.
- Kết quả giáo dục của nhà trường nhiều năm qua đã tạo nền móng vững chắc thúc đẩy
mạnh sự phát triển vươn lên
- Đội ngũ CBQL, GV, NV đủ về số lượng và cơ cấu, được trẻ hóa, trình độ nghiệp vụ sư
phạm đúng chuẩn.
- Học sinh đa phần có cố gắng, chun cần trong học tập.

b. Khó khăn
- Với quy mơ 43 lớp, CSVC, trang thiết bị tuy được quan tâm cải tạo, đầu tư nhưng vẫn
chưa tương xứng; TV, máy chiếu, máy vi tính đa phần đã được đầu tư nhiều năm, đến nay phát
sinh hư hỏng nên không đủ sức phục vụ.

- Sân bãi chật hẹp ảnh hưởng đến việc vui chơi, học thể dục thể thao và các hoạt động
ngoại khóa.
- Chất lượng đội ngũ khơng đồng đều, đơng nhưng chưa mạnh; lực lượng giáo viên “có
tầm vóc” vẫn cịn ít so với quy mơ nhà trường.
- Học sinh phân bố ở nhiều địa bàn khác nhau, đa phần thuộc vùng nông thôn, một bộ
phận không nhỏ gia đình vẫn cịn khó khăn, chi phối trực tiếp đến việc quan tâm giáo dục, đầu tư
cho con em. Chất lượng đầu vào khơng đồng đều, cịn một số HS chưa tự giác, ý thức học tập,
lại thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình, cùng những tác động tiêu cực từ nhiều phía bên
ngồi xã hội.
- Đời sống của một bộ phận GV, NV vẫn cịn khó khăn.

Tên sáng kiến / đề tài giải pháp: Xây dựng ngân hàng câu hỏi và trộn đề thi trắc
nghiệm bằng phần mềm MyLT
Lĩnh vực: Vật lý
III. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN
1. THỰC TRẠNG BAN ĐẦU TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Thực tế kiểm tra, đánh giá môn vật lý nói riêng, các mơn khác nói chung ở trường
THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm được thực hiện theo quy trình:
Bước 1. Giáo viên dạy khối nào thì soạn đề độc lập theo ma trận được thống nhất
của tổ chuyên môn.
Bước 2. Một tuần trước ngày kiểm tra chung toàn bộ giáo viên nộp đề cho tổ trưởng
chuyên môn.
Bước 3. Tổ trưởng chuyên môn xem xét đề của từng giáo viên về nhiều khía cạnh
như: có đúng ma trận khơng, có sai câu dẫn khơng, có sai lỗi chính tả khơng, có sai kiến
thức chun mơn khơng, font chữ, cỡ chữ đồng nhất khơng, … có bao nhiêu giáo viên
3


nộp đề thì phải kiểm tra hết bấy nhiêu. Mỗi giáo viên nộp 4 mã đề khác nhau. Như vậy
trường hợp có 3 giáo viên dạy một khối thì tổ trưởng phải kiểm tra 12 đề trước mỗi đợt

kiểm tra.
Bước 4: Phó hiệu trưởng chun mơn lấy đề mà tổ trưởng chọn làm đề kiểm tra cho
học sinh làm bài.
Bước 5: Toàn bộ giáo viên dạy họp thống nhất đáp án và tiến hành chấm bài.
Với cách làm như trên theo tơi có một số bất cập như sau:
Ở bước 1, giáo viên làm đề thường theo tính chủ quan cá nhân, đôi khi thời gian
chuẩn bị đề ngắn dẫn đề không chất lượng, dễ sai hoặc lấy luôn đề năm trước chỉnh sửa
một chút.
Ở bước 3, tổ trưởng phải mất rất nhiều thời gian kiểm tra lại đề của từng giáo viên,
dễ xảy ra tiêu cực, không khách quan và không công bằng cho các giáo viên khác, nếu
chọn đề của một giáo viên thì học sinh của giáo viên đó có lợi hơn, thiệt thịi cho giáo
viên có đề không được chọn.
Ở bước 5, sau khi học sinh làm bài xong, lúc này giáo viên họp phân tích đề, đáp án
và nếu có những ý kiến trái chiều về đáp án, câu hỏi thì thiệt thịi về học sinh và ảnh
hưởng đến uy tín của tổ.
Ở bước 5, sau khi thống nhất đáp án mỗi GV đem bài về chấm bằng tay rồi nhập
điểm thành phần vào bảng điểm chung. Cuối cùng phải chờ cho tất cả GV chấm xong vào
bảng điểm chung, rồi GV mới lấy điểm về sổ điểm cá nhân của mình.
Nguyên nhân chủ yếu là tính chủ quan của con người, thường ít giáo viên nào chuẩn
bị đề sớm, đến ngày chuẩn bị nộp đề mới làm nên đề kém chất lượng hoặc dễ sai sót.
Từ những thực trạng, hạn chế và nguyên nhân nêu trên, tôi nghĩ cần phải thay đổi
cách thức làm đề của giáo viên và hình thức làm bài của HS. Nên tôi thực hiện đề tài
“Xây dựng ngân hàng câu hỏi và trộn đề thi trắc nghiệm bằng phần mềm MyLT”
nhằm giới thiệu đến các đồng nghiệp quy trình xây dựng ngân hằng câu hỏi trắc nghiệm
môn vật lý theo chuẩn KTKN, quy trình làm đề có sử dụng ngân hàng câu hỏi trắc
nghiệm, từ đó giúp giáo viên giảm thời gian, công sức làm đề thông qua việc sử dụng
ngân hàng.
2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Chương trình đổi mới SGK sau năm 2015 sẽ được xây dựng theo hướng tiếp cận
năng lực; tức là xuất phát từ các năng lực mà mỗi HS cần có trong cuộc sống và kết quả

cuối cùng phải đạt các năng lực ấy. Theo đó nội dung, PPDH, phương pháp KTĐG đều
4


phải hướng tới năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề trong học tập,
trong cuộc sống; coi trọng rèn luyện kỹ năng sống.
Để đảm bảo được điều đó, cần thiết phải đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học
và KTĐG kết quả giáo dục. Trong đó, phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ
nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết
vấn đề, coi trọng cả KTĐG kết quả học tập với KTĐG trong q trình học tập để có thể
tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục.
Tuy nhiên, hoạt động KTĐG hiện nay chưa bảo đảm u cầu khách quan, chính
xác, cơng bằng; việc kiểm tra chủ yếu chú ý đến yêu cầu tái hiện kiến thức và đánh giá
qua điểm số đã dẫn đến tình trạng GV và HS duy trì dạy học theo lối "đọc-chép" thuần
túy, HS học tập thiên về ghi nhớ, ít quan tâm vận dụng kiến thức. Nhiều GV chưa vận
dụng đúng quy trình biên soạn đề kiểm tra nên các bài kiểm tra cịn nặng tính chủ quan
của người dạy. Hoạt động KTĐG ngay trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học trên lớp
chưa được quan tâm thực hiện một cách khoa học và hiệu quả. Tình trạng HS quay cóp
tài liệu, đặc biệt là chép bài của nhau trong khi thi, kiểm tra còn diễn ra. Cá biệt vẫn cịn
tình trạng GV gà bài cho HS trong thi, kiểm tra.
Thực trạng trên đây dẫn đến hệ quả là khơng rèn luyện được tính trung thực trong
thi, kiểm tra; nhiều HS phổ thơng cịn thụ động trong việc học tập; khả năng sáng tạo và
năng lực vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn cuộc sống cịn
hạn chế.
Song song đó, việc KTĐG thể hiện qua các kỳ thi Đại học – Cao đẳng và các kỳ thi
THPT Quốc gia, hình thức ra đề đã thay đổi, đặt yêu cầu cao về sự hiểu biết chính xác,
cũng như ứng dụng hiệu quả các kiến thức được học của học sinh vào thực tiễn.
Nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của việc KTĐG kết quả giáo dục trong việc
đáp ứng mục tiêu của bộ môn VL, cũng như mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo, tôi xây dựng đề tài “Xây dựng ngân hàng câu hỏi và trộn đề thi trắc

nghiệm bằng phần mềm MyLT”.

5


3. NỘI DUNG SÁNG KIẾN

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC XÂY
DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1.1. Khái niệm ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm là một tập hợp số tương đối lớn các câu hỏi trắc nghiệm,
trong đó mỗi câu hỏi đã được định cỡ, tức là được gắn với các phần nội dung xác định và các
tham số xác định (độ khó, độ phân biệt).1

1.2. Quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm2
(1) Xác định nội dung chi tiết môn học

(2) Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm

Ma trận kiến thức môn học

Các câu hỏi trắc nghiệm
theo từng chuẩn KTKN

(3) Trao đổi trong nhóm đồng nghiệp

Phát hiện, sửa chữa
những sai sót

(4) Biên tập và lưu trữ câu hỏi TN


Ngân hàng câu hỏi trắc
nghiệm chưa được định cỡ

(5) Tạo đề thi và thi thử

Đề thi thử
A B C D

(6) Chấm, phân tích và định cỡ câu hỏi

Ngân hàng câu hỏi trắc
nghiệm đã được định cỡ

(7) Xử lí các câu hỏi trắc nghiệm

Chỉnh sửa hoặc xóa câu hỏi

(8) Thiết kế các đề thi chính thức

Đề thi chính thức
A B C D
Xác định độ khó và độ phân
biệt của các câu hỏi

(9) Phân tích kết quả thi

Hình 1. Sơ đồ quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm

1

2

Lâm Quang Thiệp (2008). Trắc nghiệm và ứng dụng. NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội
Vũ Đăng Khôi (2013). Kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến môn tin học cấp THPT.

6


1.3. Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm chương Các định luật bảo toàn Vật lý
10
Trong đề tài này, tôi minh họa các bước xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm
chương Các định luật bảo toàn Vật lý 10.
1.3.1. Xác định nội dung chi tiết môn học
Xây dựng ma trận kiến thức môn Vật lý dựa trên khối lượng kiến thức, số lượng bài
học và thời gian được phân trong từng chương của chương trình. Các câu hỏi và bài tập
được dùng để đo lường kiến thức theo 4 mức độ nhận thức: biết, hiểu, vận dụng thấp, vận
dụng cao.
Bảng ma trận kiến thức chương các định luật bảo tồn, vật lý 10
STT

CHỦ ĐỀ

SỐ
TIẾT

BIẾT

HIỂU

VD


VD

THỰC

THẤP

CAO

TẾ

TỔNG

1

Động lượng

3t

10

7

10

3

30

2


Cơng và cơng suất

2t

8

5

5

2

20

3

Động năng

1,5t

6

5

3

1

15


4

Thế năng

1,5t

6

5

3

1

15

5

Cơ năng

2t

8

5

5

2


20

TỔNG

Xây dựng ma trận kiến thức các đề kiểm tra theo các bước như sau:3
Bước 1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra;
Bước 2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy;
Bước 3. Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...);
Bước 4. Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra;
Bước 5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...) tương ứng với tỉ lệ %;
Bước 6. Tính số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng;
Bước 7. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột;
Bước 8. Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột;
Bước 9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.
Bảng tính trọng số nội dung kiểm tra theo phân phối chương trình

3

Bộ GD & ĐT – Hướng dẫn DH và KTĐG theo định hướng PTNL HS cấp THPT – 2014

7


Tổng
số tiết

Tổng
số tiết
LT


Động lượng

3

Công và công suất

Nội dung

Tỉ lệ thực dạy

Trọng số

LT

VD

LT

VD

2

1.4

1.6

14.0

16.0


2

1

0.7

1.3

7.0

13.0

Động năng

1.5

1

0.7

0.8

7.0

8.0

Thế năng

1.5


1

0.7

0.8

7.0

8.0

Cơ năng

2

1

0.7

1.3

7.0

13.0

4.2

5.8

42.0


58.0

Tổng

10

6
10

100

Bảng tính số câu, số điểm và thời gian chủ đề kiểm tra ở các cấp độ
Số lượng câu (Chuẩn cần kiểm tra)
Nội dung
chủ đề

Trọng số
TỔNG
LT

Động lượng

Công và
công suất

Động năng

Thế năng


TỔNG

14.00

7.00

7.00

7.00

13.00

8.00

8.00

TL

LT

VD

LT

VD

LT

VD


Số
câu

2.8

3.2

3

3

0

0

Số
điểm

1.5

1.5

1.50

1.50

0.0

0.0


TG

4.5

4.5

4.5

4.5

0.0

0.0

Số
câu

1.4

2.6

1

3

0

0

Số

điểm

0.5

1.5

0.50

1.50

0.0

0.0

TG

1.5

4.5

1.5

4.5

0.0

0.0

Số
câu


1.4

1.6

1

2

0

0

Số
điểm

0.5

1.0

0.50

1.00

0.0

0.0

TG


1.5

3.0

1.5

3.0

0.0

0.0

Số
câu

1.4

1.6

1

2

0

0

VD

16.00


TN

8

6
3.0
9.0
4
2.0
6.0
3
1.5
4.5
3


Cơ năng

7.00

42.00

13.00

58.00

Tổng
30 phút


Số
điểm

0.5

1.0

0.50

1.00

0.0

0.0

TG

1.5

3.0

1.5

3.0

0.0

0.0

Số

câu

1.4

2.6

1

3

0

0

Số
điểm

0.5

1.5

0.50

1.50

0.0

0.0

TG


1.5

4.5

1.5

4.5

0.0

0.0

7

13

0

0

20

3.50

6.50

0.00

0.00


10

10.50 19.50 10.50 19.50 0.00

0.00

30

Số
câu
TN
Số
điểm
TG

20
3.50

6.50

1.5
4.5
4
2.0
6.0

1.3.2. Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm
Dạng câu hỏi trắc nghiệm trong ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm vật lý dạng phổ biến
là câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn.

Các câu hỏi được viết hoặc sưu tầm từ các tài liệu tham khảo.
Các câu hỏi trắc nghiệm trong ngân hàng: xem phụ lục 1.
1.3.3. Rà soát, chỉnh sửa câu hỏi trắc nghiệm
Các câu hỏi sau khi viết xong được đưa cho các đồng nghiệp thuộc tổ bộ môn vật lý
của trường xem xét và chỉnh sửa về nội dung, câu dẫn, câu chọn, các phương án nhiễu,
đáp án, …
1.3.4. Biên tập và lưu trữ câu hỏi trắc nghiệm
Sau khi chỉnh sửa, các câu hỏi được biên tập và đưa vào ngân hàng câu hỏi trắc
nghiệm. Ở đây tôi sử dụng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm MyLT.
1.3.5. Tạo các đề trắc nghiệm
Từ ma trận đã được thống nhất, tôi tạo các đề kiểm tra lấy từ ngân hàng câu hỏi trắc
nghiệm. Ở đây tôi sử dụng phần mềm quản trị ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm MyLT để
làm đề.
Xây dựng đáp án và biểu điểm.
Tôi sử dụng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm trên để tạo các đề kiểm tra 30 phút của
chương Các định luật bảo toàn (20 câu trắc nghiệm)

9


1.3.6. Chấm, phân tích và định cỡ câu hỏi trắc nghiệm
Tôi sử dụng phần mềm trắc nghiệm online của Vietschool để chấm và phần mềm
SPSS để phân tích độ khó và độ phân biệt của từng câu hỏi trắc nghiệm dựa trên lí thuyết
trắc nghiệm cổ điển.4
1.3.7. Xử lí các câu hỏi trắc nghiệm
Dựa trên kết quả phân tích câu hỏi trắc nghiệm, đặc trưng bởi 2 tham số là độ khó
và độ phân biệt, tơi tiến hành loại bỏ hoặc chỉnh sửa lại các câu hỏi kém chất lượng như:
các câu có độ khó quá lớn (~1,00) hoặc quá nhỏ (~0,00); các câu có độ phân biệt quá nhỏ
(<2), …
Từ kết quả phân tích, với những câu cần phải loại bỏ khỏi ngân hàng tơi đã xóa

khỏi hệ thống và đã thay bằng các câu hỏi khác. Với các câu được đề nghị sửa, tôi đã
điều chỉnh nội dung cho hợp lý hơn.

4

Xem thêm: Lâm Quang Thiệp, 2008. Trắc nghiệm và ứng dụng. NXB Khoa học và kĩ thuật Hà Nội.

10


CHƯƠNG 2. QUẢN LÝ NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BẰNG PHẦN
MỀM MYLT
2.1. Giới thiệu phần mềm MyLT
MyLT là phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm dựa trên cơ sở ngơn
ngữ Latex của tác giả Lê Bình.
Link tải phần mềm MyLT: />Các chức năng cơ bản của phần mềm:
- Trộn đề trắc nghiệm soạn theo gói ex_test.
+ Xuất code latex;
+ Sắp xếp theo mức độ nhận thức, theo đơn vị kiến thức;
+ Tạo đề thi được lấy ngẫu nhiên trong ngân hàng câu hỏi;
+ Tạo phiếu làm bài và đáp án Zipgrade với mẫu 20 câu và 50 câu.
+ Hỗ trợ chia đều tỉ lệ đáp án đúng của 4 phương án, xuất đáp án Excel, sắp xếp đề sau
khi trộn.
- Quản lý câu hỏi
+ Lọc câu hỏi theo id;
+ Tìm câu hỏi tương tự;
+ Gán id, diễn giải id đã có;
+ Sửa, xố, xem câu hỏi dưới dạng PDF.
+ Chuyển word sang latex theo gói ex_test;
- Tạo và quản lý ma trận đề.

- Các công cụ tốn học:
+ Vẽ đồ thị;
+ Vẽ hình;
+ Biểu diễn nghiệm;
+ Bảng biến thiên và xét dấu.

11


Giao diện chính của phần mềm MyLT
2.2. Tạo ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm
Bước 1. Tạo ngân hàng câu hỏi trên file word theo chuẩn McMix.
+ Bắt đầu câu hỏi bằng [
] hoặc Câu 1. ; Câu 2.
+ Các phương án phải theo định dạng A. , B. , C. , D.
+ Các phương án đúng cần gạch chân hoặc tô đỏ kèm chấm.
+ Các phương án cần đặt từng dịng hoặc sau tab.
+ Bảng và hình ảnh được chèn bằng code riêng.
+ Các cơng thức tốn học và symbol phải tạo từ mathtype.

12


Bước 2. Gán id cho câu hỏi đặt sau [
] hoặc Câu 1. ; Câu 2., cách một khoảng
trắng theo cấu trúc
[<Tham số 1><Tham số 2><Tham số 3><Tham số 4><Tham số 5>-<Tham số 6>]
STT

Tên tham số

Diễn giải ký hiệu tham số


1

Tham số 1: lớp

Lớp 10: 0 ; Lớp 11: 1 ; Lớp 12: 2
Cơ học: M ; Nhiệt học: N ;

2

Tham số 2: phần

Điện học: D ; Quang học: Q ;
Dao động và sóng: S ; Vật lý hiện đại: P

3

Tham số 3: chương

4

Tham số 4: mức độ

5

Tham số 5: bài

6

Tham số 6: dạng


Chương 1: 1 ; Chương 2: 2 ; Chương 3: 3 ;
Chương 4: 4 ; Chương 5: 5 …
Biết: B ; Hiểu: H ; Vận dụng thấp: T ;
Vận dụng cao: C ; Thực tế : R
Bài 1: 1 ; Bài 2: 2 ; Bài 3: 3 ;
Bài 4: 4 ; Bài 5: 5 …
Dạng 1: 1 ; Dạng 2: 2 ; Dạng 3: 3 ;
Dạng 4: 4 ; Dạng 5: 5 …

Bước 3. Chuyển đổi file word sang latex theo gói ex_test từ menu tiện ích của
phần mềm.

13


Bước 4. Mở file .tex vừa chuyển được bằng phần mềm biên dịch Texstudio để bổ
sung code chèn bảng và hình ảnh cho câu hỏi.
Bước 5. Xóa code thừa và chỉnh sửa những đoạn code bị lỗi.
2.3. Xây dựng ma trận đề
Bước 1. Từ menu ma trận ta có thể nhấn chọn tạo ma trận từ đề, tạo mới, sửa hoặc
xóa ma trận.

Bước 2. Đặt tên cho ma trận, thêm (A) hoặc xóa (D) id cho ma trận.

Bước 3. Xác định số câu cho từng mức độ nhận thức. Nhấn ok để lưu ma trận.

14



2.3. Trộn đề trắc nghiệm
Bước 1. Từ menu trộn đề, nhấn chọn các file nguồn .tex chứa câu hỏi để trộn đề.

Bước 2. Xác định số câu hỏi cho từng mức độ. Ta có thể chọn tạo đề theo id, theo
chương / mức độ hoặc tạo đề tự chọn.

15


Bước 3. Hiệu chỉnh các tùy chọn khi tạo đề.

Bước 4. Nhấn nút tạo đề để chương trình thực hiện trộn đề, xuất file đề và đáp án.
Ta có thể tạo đề từ menu ma trận với những ma trận đã xây dựng.
Các đề được trộn và xuất ra từ phần mềm MyLT (Xem phụ lục)

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn
Vật lý THPT, NXB giáo dục
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Hướng dẫn DH và KTĐG theo định hướng PTNL HS
cấp THPT, NXB giáo dục
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW Về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo
5. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên) cùng nhóm tác giả (2006), VL 10, Bài tập VL 10,
Sách GV VL 10, NXB giáo dục, Hà Nội
6. Phạm Xuân Huế (2003), Dạy học và KTĐG kết quả học tập theo định hướng phát triển
năng lực học sinh cấp THPT môn Vật lý, NXB giáo dục, Hà Nội

7. Đặng Vũ Hoạt (2006), Lý luận DH đại học hiện đại, NXB Đại học sư phạm Hà Nội
8. Vũ Đăng Khôi (2013). Kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến môn tin học cấp THPT
9. Lâm Quang Thiệp (2008). Trắc nghiệm và ứng dụng. NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội
10. Nguyễn Thị Hồng Việt (2004), Tổ chức hoạt động nhận thức cho HS trong DH VL,
NXB Giáo dục

17


IV. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Những điểm khác biệt trước và sau khi áp dụng sáng kiến:
- Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm được quản lý theo đơn vị kiến thức và mức độ
nhận thức một cách khoa học, dễ dàng chỉnh sửa và bổ sung.
- Ngân hàng câu hỏi có tính kế thừa, sử dụng được nhiều năm.
- Tạo nhiều đề thi ngẫu nhiên từ ma trận một cách nhanh chóng và thuận tiện.
Lợi ích thu được khi sáng kiến áp dụng:
- GV tiết kiệm được nhiều thời gian ở khâu biên soạn đề kiểm tra.
- Tổ trưởng chuyên môn, Ban giám hiệu giảm nhẹ ở khâu thẩm định đề kiểm tra.
- Đề được ra một cách khách quan, giảm tiêu cực trong kiểm tra, thi cử.
V. MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG
Sáng kiến có khả năng áp dụng trong phạm vi tồn tỉnh, các trường có thể dùng
chung một ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm, đảm bảo mặt bằng kiểm tra đánh giá chung
toàn tỉnh.
VI. KẾT LUẬN
Nghiên cứu của đề tài đã thực hiện được một số vấn đề sau đây:
- Tìm hiểu quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm.
- Tìm việc sử dụng và quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm bằng phần mềm MyLT.
- Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm chương các định luật bảo toàn.
- Xây dựng ma trận kiến thức và ma trận đề kiểm tra của chương.
- Trộn đề kiểm tra từ ngân hàng câu hỏi đã xây dựng.

Đây là đề tài mới, chưa được áp dụng trong phạm vi tỉnh An Giang. Đề tài nghiên
cứu là một tài liệu bổ ích cho GV trong việc thực hiện kiểm tra, đánh giá mơn học.
Hướng phát triển của đề tài:
- Tìm hiểu sâu việc ứng dụng ngôn ngữ latex trong vật lý như vẽ hình các mạch điện.
- Xây dựng hệ thống ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm cho toàn chương trình vật lý THPT.
- Tiến hành thẩm định độ khó và độ phân biệt của từng câu hỏi trắc nghiệm.
Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật.
Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến

Người viết sáng kiến

Nguyễn Hồng Nhựt
18



×