Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Chuong 9: Biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.32 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b> </b>


<b> </b>



<i>Khí h</i>

<i>ậ</i>

<i>u và khí t</i>

<i>ượ</i>

<i>ng </i>

<i>đạ</i>

<i>i c</i>

<i>ươ</i>

<i>ng</i>



NXB

Đạ

i h

c qu

c gia Hà N

i 2007.


Tr 240 – 247.


<i>T</i>

<i>ừ</i>

<i> khố: </i>

Bi

ế

n

đổ

i khí h

u, ngun nhân c

a bi

ế

n

đổ

i khí h

u, s

nóng lên c

a


trái

đấ

t, c

i t

o khí h

u.



<i>Tài li</i>

<i>ệ</i>

<i>u trong Th</i>

<i>ư</i>

<i> vi</i>

<i>ệ</i>

<i>n </i>

<i>đ</i>

<i>i</i>

<i>ệ</i>

<i>n t</i>

<i>ử</i>

<i>Đ</i>

<i>H Khoa h</i>

<i>ọ</i>

<i>c T</i>

<i>ự</i>

<i> nhiên có th</i>

<i>ể</i>

<i>đượ</i>

<i>c s</i>

<i>ử</i>

<i> d</i>

<i>ụ</i>

<i>ng cho </i>


<i>m</i>

<i>ụ</i>

<i>c </i>

<i>đ</i>

<i>ích h</i>

<i>ọ</i>

<i>c t</i>

<i>ậ</i>

<i>p và nghiên c</i>

<i>ứ</i>

<i>u cá nhân. Nghiêm c</i>

<i>ấ</i>

<i>m m</i>

<i>ọ</i>

<i>i hình th</i>

<i>ứ</i>

<i>c sao chép, in </i>



<i>ấ</i>

<i>n ph</i>

<i>ụ</i>

<i>c v</i>

<i>ụ</i>

<i> các m</i>

<i>ụ</i>

<i>c </i>

<i>đ</i>

<i>ích khác n</i>

<i>ế</i>

<i>u khơng </i>

<i>đượ</i>

<i>c s</i>

<i>ự</i>

<i> ch</i>

<i>ấ</i>

<i>p thu</i>

<i>ậ</i>

<i>n c</i>

<i>ủ</i>

<i>a nhà xu</i>

<i>ấ</i>

<i>t b</i>

<i>ả</i>

<i>n </i>


<i>và tác gi</i>

<i>ả</i>

<i>. </i>



<b>M</b>

<b>ụ</b>

<b>c l</b>

<b>ụ</b>

<b>c </b>



<b>Chương 9 BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU... 2 </b>


9.1. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA KHÍ HẬU TRONG THỜI KỲ ĐỊA CHẤT ĐÃ QUA ... 2


9.2. NGUYÊN NHÂN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA THỜI KỲ ĐỊA CHẤT... 5


9.3. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA KHÍ HẬU TRONG THỜI KỲ LỊCH SỬ... 6


9.4. SỰ NÓNG LÊN HIỆN ĐẠI ... 8


9.5. NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC DAO ĐỘNG HIỆN NAY CỦA KHÍ HẬU... 9


9.6. VỀ KHẢ NĂNG CẢI TẠO KHÍ HẬU ... 9



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Ch</b>

<b>ươ</b>

<b>ng 9</b>



<b>BI</b>

<b>Ế</b>

<b>N </b>

<b>ĐỔ</b>

<b>I KHÍ H</b>

<b>Ậ</b>

<b>U </b>



<b>9.1.</b>

<b>S</b>

<b>Ự</b>

<b> BI</b>

<b>Ế</b>

<b>N </b>

<b>ĐỔ</b>

<b>I C</b>

<b>Ủ</b>

<b>A KHÍ H</b>

<b>Ậ</b>

<b>U TRONG TH</b>

<b>Ờ</b>

<b>I K</b>

<b>Ỳ</b>

<b>ĐỊ</b>

<b>A CH</b>

<b>Ấ</b>

<b>T </b>



<b>Đ</b>

<b>Ã QUA </b>



Rõ ràng là trong lịch sử Trái Đất cùng với toàn bộ giới tự nhiên, khí hậu cũng biến
đổi. Những dấu hiệu xác định sự biến đổi này là các động thực vật đào được trong các
tầng đất kể cả phấn hoa của các thực vật tiền sử, các dấu hiệu của các q trình phong
hố và tích tụ của các loại trầm tích ở các lớp tương ứng với các thời đại địa chất khác
nhau v.v... Chính vì vậy, các vấn đề liên quan với khí hậu thời đại địa chất đã qua được
giải quyết trên cơ sở địa chất học (và cổ sinh địa tầng). Trong giáo trình này chỉ trình
bày rất sơ lược về những vấn đề này.


Các tài liệu địa chất chỉ rõ là những sự biến đổi của khí hậu trong quá khứ của Trái
Đất rất sâu sắc. Điều đó dễ hiểu vì những sự biến đổi này xảy ra trong một thời gian dài
hàng trăm triệu năm. Qua thời gian này, hình thái của Trái Đất biến đổi cơ bản: Sự phân
bố của lục địa và biển, địa hình, sự phân bố khác, những ảnh hưởng của vũ trụ đối với
Trái Đất cũng có thể biến đổi.


Khi xét các vật đào được, vô cơ cũng như hữu cơ, để tâm tìm những dấu hiệu của
khí hậu quá khứ người ta thường xuất phát từ luận điểm là trong quá khứ cũng có những
sự phụ thuộc của các loài động thực vật, q trình phong hố và q trình hình thành thổ
nhưỡng v.v... vào khí hậu và sự phụ thuộc này tồn tại cho tới ngày nay. Q trình tích tụ
rất lớn của các trầm tích đá vơi ở biển cũng như sự hình thành của san hơ hiện nay xảy
ra ở vùng biển nóng, ẩm và nước lặng. Sự phát hiện các tầng đá vôi và lớp san hơ dày
trên diện tích lớn ở miền ơn đới (chẳng hạn như ở Trung Âu trong lớp bắt đầu từ kỷ


cambri) xác minh khí hậu nóng hơn đã tồn tại ở vùng này vào những thời đại khác nhau
của đời sống Trái Đất. Trong những dải than nâu ở châu Âu người ta phát hiện thấy dấu
vết của các loại thực vật ưa nóng như cọ đến tận thượng miơxen. Sự hình thành của than
đá có thời kỳ đã xảy ra ngay cả ở châu Nam Cực. Nhiều dạng sâu bọ và bọ có kích
thước lớn của chúng có trong các hố thạch cũng chính là những dấu hiệu của khí hậu
nóng. Theo sự phân bố của các hố thạch có trong thời kỳ Đệ tam có thể kết luận về sự
lạnh đi dần dần vào thời kỳ này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

trong trầm tích. Những dấu hiệu đặc biệt quan trọng: những trầm tích và dạng địa hình
đặc trưng có liên quan với q trình băng hà (băng tích, hoá thạch băng) cũng như hoá
thạch các loại động thực vật tương ứng.


Dấu hiệu quan trọng nhất của các thời kỳ khô hạn là sự tăng của trầm tích muối
(nhất là khi khí hậu nóng). Các dải mỏ muối trên Trái Đất cũng thay đổi vị trí trong các
thời đại địa chất. Sa mạc thời xưa cũng như sa mạc hiện nay được đặc trưng bởi những
hiện tượng nhất định của quá trình phong hố, hố thạch, sự vận chuyển cát và sự hình
thành các cồn cát v.v... Những dấu hiệu của các hiện tượng này cũng có thể xác định
được trong các lớp đất. Thời kỳ khơ hạn cũng có thể xác định theo thực vật chịu khô,
theo dấu vết của động vật thảo nguyên.


Trong khí hậu ẩm ướt, q trình phong hố phát triển mạnh. Vì vậy, dấu hiệu của
thời kỳ ẩm (và tương đối nóng) trong quá khứ là các sản phẩm của quá trình phong hố
hố học trong thành phần trầm tích như cao lanh, quặng sắt, măng gan, bốc xit v.v...
Dấu hiệu quan trọng của khí hậu này là những dải than bùn và than đá cũng như di tích
hố thạch của những cây gỗ lớn.


Có những dấu hiệu địa chất nhất định về sự phân bố của gió vào những thời đại đã
qua, dấu hiệu của dông và những sự biến đổi theo mùa của khí hậu v.v...


Đối với kỷ Đệ tứ khi đã có con người xuất hiện, ngồi những cơng cụ địa chất để


nghiên cứu khí hậu q khứ cịn có các dấu tích kiến trúc cổ. Dựa vào dấu hiệu địa chất
người ta cho là vào nửa đầu của kỷ Đệ tứ, Sahara mưa nhiều và có nhiều sơng lớn.
Nghiên cứu về kiến trúc cổ cho thấy là vài chục vạn năm trước đây sa mạc Sahara là
một cao ngun xanh tốt.


Có rất nhiều thí nghiệm dựng lại khí hậu của thời kỳ địa chất đã qua. Khái niệm về
sự biến đổi của khí hậu trong kỷ Đệ tứ được đề ra rõ ràng hơn cả. Song, nói chung khái
niệm về khí hậu của các kỷ địa chất chỉ có đặc tính khái qt.


Ta sẽ khơng dừng lại ở những dự đốn sự biến đổi của khí hậu đã qua nhiều thời kỳ
địa chất. Kết luận chung có thể nói là trong quá trình nửa tỉ năm hay một tỉ năm gần đây
khí hậu Trái Đất ở miền ơn đới và cực nóng hơn thời gian hiện tại. Ở miền cực và miền
ôn đới trong phần lớn thời kỳ này không tồn tại băng tuyết. Vì vậy, tính địa đới của khí
hậu khơng biểu hiện rõ nét như hiện nay. Loại thực vật nhiệt đới lan rất xa lên các vĩ độ
cao.


Tuy nhiên, trên nền cơ bản của khí hậu nóng này thường xun xảy ra những quá
trình lạnh đi tạm thời trong khoảng vài chục vạn hay hàng triệu năm. Trong nhiều
trường hợp, quá trình băng hà phát triển ở miền cực và ơn đới. Tính địa đới của khí hậu
vào những thời kỳ này phát triển, nghĩa là sự khác biệt về yếu tố nhiệt và các yếu tố khí
hậu khác giữa các vĩ độ thấp tăng lên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

rất mạnh mẽ trong kỷ Đệ tứ: các thời đại băng hà được thay thế bởi các thời đại trung
gian giữa các thời kỳ băng hà. Song nói chung, kỷ Đệ tứ là thời kỳ lạnh trong lịch sử
Trái Đất.


Kể từ đầu quá trình băng hà thứ nhất của kỷ Đệ tứ đến nay đã là 600 ! 700 nghìn
năm. Quá trình băng hà sau cùng kết thúc vào khoảng vài vạn năm trước đây. Hiện
nay, loài người đang sống trong thời đại sau quá trình băng hà hay trong thời đại trung
gian. Song một phần rất lớn của diện tích Trái Đất hiện nay còn ở dưới lớp băng phủ


(rõ ràng đây là tàn dư của băng hà) và khí hậu của thời đại hiện nay khơng thể coi là
khí hậụ địa chất “chuẩn” mà đang còn phụ thuộc vào thời kỳ lạnh.


Trên hình 9.1 là biến trình năm của nhiệt độ (độ lệch so với trung bình nhiều năm
của nhiệt độ oC) đo bằng nhiệt kế.


Sau năm 1940, nhiệt độ mặt đất trung bình tồn cầu đã giảm 0,2oC cho đến năm
1975, nhiệt độ bắt đầu tăng trở lại. Thập niên những năm l980 là thập niên ấm nhất theo
chuỗi số liệu quan trắc bằng dụng cụ tính đến thời gian đó. Việc giải thích những sự
biến đổi hiển nhiên trong chuỗi số liệu quan trắc bằng dụng cụ đối với nhiệt độ khơng
khí bề mặt trung bình tồn cầu trong thời gian thế kỷ trước là một đề tài đang được thảo
luận. Nếu chấp nhận chuỗi số liệu quan trắc bằng thước đo là chính xác đối với những
biến đổi khí hậu tồn cầu, thì một điều cịn rất khó là tìm ra ngun nhân của những
biến đổi này vì hiện có q nhiều ngun nhân có thể liệt kê ra được và có khá nhiều
phương pháp có thể phân biệt được các nguyên nhân này.


<b>Hình 9.1 </b>


Biến trình năm của độ lệch so với trung bình nhiều năm của nhiệt độ, (o<sub>C) </sub><sub>đ</sub><sub>o </sub>


bằng nhiệt kế theo kết quả phân tích của Hansen và Lebedeff (1988) có bổ


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Một phần nhiệt độ tăng lên trong chuỗi số liệu quan trắc có thể do hiệu ứng đốt
nóng thành thị, những hiệu ứng này khơng biểu thị sự nóng lên của khí hậu tồn cầu. Vì
những thành phố xung quanh các trạm thám sát ngày càng trở nên đông đúc và được
xây dựng nhiều hơn nên mơi trường địa phương nóng lên do việc đốt chất thải và do
mặt đất phủ rừng hoặc đồng cỏ được thay thế bởi đường rải nhựa và các tòa nhà cao
tầng. Nhiệt độ tăng vào khoảng 0,1oC trên chuỗi số liệu quan trắc trong thế kỷ thứ hai
mươi có thể do những hiệu ứng đảo nhiệt của thành thị, một phần nhỏ xấp xỉ 0,5oC là do
những nguyên nhân khác.



Một xu thế khác đáng quan tâm đối với chuỗi số liệu quan trắc đó là sự giảm đáng
kể của nhiệt độ ngày trên tồn miền Bắc Mỹ. Nhiều q trình giảm biên độ nhiệt độ
ngày đêm do sự tăng của nhiệt độ cực tiểu ban đêm. Nguyên nhân dẫn tới xu thế này
trong biến trình nhiệt độ ngày trên lục địa là khơng rõ ràng, nhưng nó lại phù hợp với sự
tăng của lượng khí nhà kính (do ít tia hồng ngoại làm lạnh bề mặt trong cả ngày) và tăng
tần suất sương mù (do bề mặt ít bị mặt trời đốt nóng vào ban ngày), cả hai hiện tượng có
thể do q trình cơng nghiệp hóa ngày càng tăng trên thế giới.


<b>9.2.</b>

<b> NGUYÊN NHÂN BI</b>

<b>Ế</b>

<b>N </b>

<b>ĐỔ</b>

<b>I KHÍ H</b>

<b>Ậ</b>

<b>U C</b>

<b>Ủ</b>

<b>A TH</b>

<b>Ờ</b>

<b>I K</b>

<b>Ỳ</b>

<b>ĐỊ</b>

<b>A </b>


<b>CH</b>

<b>Ấ</b>

<b>T </b>



Cho đến nay về nguyên nhân của các thời kỳ lạnh trong lịch sử Trái Đất và thậm
chí của thời kỳ cuối cùng ! kỷ Đệ tứ cũng chưa có ý kiến thống nhất. Có rất nhiều giả
thuyết về các nguyên nhân biến đổi khí hậu. Chẳng hạn, có người cho rằng sự dao động
có chu kỳ của quỹ đạo Trái Đất làm thay đổi tổng lượng nhiệt từ mặt trời tới Trái Đất.
Đó là sự biến đổi độ lệch tâm của quỹ đạo Trái Đất với chu kỳ khoảng 92 nghìn năm.
Hơn nữa, sự di chuyển của trục Trái Đất vạch ra mặt phẳng hình nón với chu kỳ khoảng
21 nghìn năm. Sự biến đổi của khí hậu trong kỷ Đệ tứ có thể có liên quan với những sự
biến đổi có chu kỳ của thơng lượng bức xạ nhưng khơng thể chỉ giải thích bằng những
ngun nhân đó.


Người ta cũng cho rằng hằng số mặt trời biến đổi rất lớn và có chu kỳ trong suốt
thời kỳ địa chất, nghĩa là mặt trời là ngôi sao không cố định. Tuy nhiên, ta không thể
kiểm tra giả thuyết này được.


Có giả thuyết cho rằng Trái Đất trong những thời kỳ khác nhau của đời mình đi qua
những khu vực khơng gian vũ trụ với lượng vật chất giữa các hành tinh khác nhau, hấp
thụ bức xạ khác nhau và do đó làm biến đổi sự phát xạ của Trái Đất.



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>Hình 9.2 </b>


Vịng trịn biểu diễn tỉ lệ tập trung của mỗi khí nhà kính gây ra do con người làm biến đổi tác


động bức xạ từ 1980 đến 1990. Sự tập trung từ ozơn là khơng chính xác và có thể bỏ qua
trong đồ thị


Sự biến đổi qua các thời kỳ địa chất của khí hậu cũng liên quan với sự biến đổi của
lượng khí cacbonic và tro núi lửa trong khí quyển, sự biến đổi của lượng mây, những
quá trình bên trong vỏ Trái Đất, sự biến đổi độ muối của biển v.v... Khơng một giả thiết
nào có thể giải thích tương đối đúng về các thời kỳ lạnh và nóng trong lịch sử Trái Đất,
mặc dù một số trong những nguyên nhân được đề ra có góp phần vào sự biến đổi chung
của khí hậu. Người ta cũng đã nghiên cứu cả khả năng biến đổi của khí hậu lục địa dưới
tác động của quá trình lục địa trơi, song chính khái niệm về sự trơi của lục địa hiện nay
cũng chưa được mọi người công nhận.


Rất có thể nguyên nhân thực tế của những biến đổi khí hậu là sự biến đổi bề mặt
Trái Đất: sự biến đổi của kích thước và vị trí tương hỗ giữa các lục địa, sự biến đổi của
hệ thống dòng biển v.v... Rõ ràng là do sự biến đổi địa mạo này mà có sự biến đổi trong
cân bằng bức xạ và cân bằng nhiệt của mặt đất, trong hồn lưu chung khí quyển, trong
các điều kiện hồn lưu ẩm và do đó trong khí hậu. Đúng hơn cả là những sự biến đổi
của khí hậu là kết quả của tác động đồng thời của các yếu tố từ ngoài Trái Đất (sự biến
đổi trong thông lượng bức xạ tới Trái Đất) và trong hoạt động của mặt trời cũng như của
các nhân tố địa mạo.


<b>9.3.</b>

<b>S</b>

<b>Ự</b>

<b> BI</b>

<b>Ế</b>

<b>N </b>

<b>ĐỔ</b>

<b>I C</b>

<b>Ủ</b>

<b>A KHÍ H</b>

<b>Ậ</b>

<b>U TRONG TH</b>

<b>Ờ</b>

<b>I K</b>

<b>Ỳ</b>

<b> L</b>

<b>Ị</b>

<b>CH S</b>

<b>Ử</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

con người với mức độ nhất định phụ thuộc vào khí hậu. Thêm vào đó cịn có các truyện
truyền khẩu, di tích văn học, đặc biệt là các biên niên sử có ghi các hiện tượng biến
động của thời tiết và khí hậu, về trạng thái của sơng và về mùa màng v.v... Đôi khi việc


ghi chép về thời tiết và khí hậu khoảng mấy trăm năm trước đây đã có tính chất thường
xun và thậm chí có tính chất khoa học, chẳng hạn như ghi chép của Tikhơ và Bơraghe
vào thế kỷ thứ 16.


Cuối cùng, khoảng hai ba trăm năm gần đây, bắt đầu thời đại quan trắc khí tượng
bằng dụng cụ, tuy vào thời gian này cịn ít và chưa hồn hảo. Đối với nhiều trạm chúng
ta có dãy số liệu thế kỷ của nhiệt độ và giáng thuỷ với thời gian kéo dài khoảng 100 !
200 năm và hơn nữa.


Đối với châu Âu có thể điểm qua trình tự biến đổi của khí hậu trong vài nghìn năm
gần đây như sau:


Trong quá trình năm nghìn năm trước kỷ ngun của chúng ta, khí hậu nóng và khơ
nhiều lần được thay thế bằng khí hậu ẩm và lạnh hơn. Khoảng 500 năm trước kỷ
nguyên của chúng ta lượng giáng thuỷ tăng rất nhanh và khí hậu trở nên lạnh hơn thế kỷ
trước nhiều. Trước khi bắt đầu kỷ nguyên của chúng ta, khí hậu tương tự với khí hậu
hiện đại.


Vào thế kỷ 11 và 13, khí hậu châu Âu ơn hồ và khơ hơn vào thời kỳ đầu kỷ
ngun. Băng hà châu Âu vào thời gian này ít phát triển nhất và ở băng đảo Grenlan
chăn nuôi phát triển tốt. Vào thế kỷ thứ 14 !16 lại rất lạnh, băng trên biển tăng. Từ thế
kỷ thứ 17 đến giữa thế kỷ thứ 19 khí hậu lạnh và ẩm, băng hà phát triển. Chính vào thời
kỳ này quan trắc khí tượng bằng dụng cụ bắt đầu ở châu Âu. Từ nửa sau của thế kỷ 19
có sự chuyển biến mới, tương đối đột ngột trong sự phát triển của khí hậu ! bắt đầu đợt
nóng. Tóm lại, sự biến đổi của khí hậu trong thời kỳ lịch sử có đặc tính dao động chu kỳ
khoảng vài trăm năm. Trên nền những dao động thế kỷ này có những dao động ngắn
hạn hơn. Nói chung, trong thời đại lịch sử, khí hậu có thể coi là ổn định, nó chỉ dao
động gần trạng thái trung bình.


Dễ hiểu là trong thời kỳ lịch sử khơng có những sự biến đổi đáng kể trong sự phân


bố của biển và lục địa, trong địa hình và sự phân bố các cực có thể gây nên sự biến đổi
của khí hậu. Vì vậy, có thể vững tin hơn trong khi đặt mối liên hệ của những sự biến đổi
lịch sử của khí hậu với những yếu tố bên ngồi Trái Đất đặc biệt là với sự biến đổi của
hoạt động mặt trời. Bắt đầu từ thế kỷ 18 người ta tiến hành xác định về mặt định lượng
hoạt động của mặt trời (bằng lượng tương đối của vết đen mặt trời, cũng như các chỉ số
khác). Điều này tạo khả năng đối chiếu hoạt động của Mặt Trời với những sự biến đổi
đồng thời và tiếp sau của những yếu tố khí tượng và dùng những mối liên hệ để ngoại
suy cho thời gian đã qua (nếu tính đến những nhịp điệu đã tìm thấy được trong hoạt
động của Mặt Trời).


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

hưởng đến trạng thái của lớp băng trên biển của miền cực và thơng qua nó ảnh hưởng
đến hoạt động xoáy thuận. Cực đại của hoạt động triều phải tương ứng với những thời
kỳ ẩm nhất.


<b>9.4.</b>

<b>S</b>

<b>Ự</b>

<b> NÓNG LÊN HI</b>

<b>Ệ</b>

<b>N </b>

<b>ĐẠ</b>

<b>I </b>



Chúng ta đang sống trong thời kỳ nóng lên tiếp theo của khí hậu. Đó chính là sự
nóng lên hiện đại rất mạnh, quan trắc thấy trên phần lớn Trái Đất. Q trình nóng lên
này bắt đầu trong khoảng 50 hay 70 năm của thế kỷ thứ 19 và mạnh lên vào đầu thế kỷ
20, đặc biệt là trong những năm 20 của thế kỷ, trước năm 1940 quá trình này yếu và sự
tăng của nhiệt độ ngưng lại, song sự chuyển biến sang quá trình lạnh đi cho đến nay vẫn
chưa thấy.


Băng hà ở Na Uy và dãy An-pơ bắt đầu rút ngay giữa thế kỷ 19. Ở Đơng Âu, nhiệt
độ trung bình năm qua thời kỳ 1881 ! 1915 tăng lên khoảng vài phần mười độ so với
thời kỳ từ 1846 đến 1880. Ở Lêningrat, nhiệt độ trung bình năm từ 1801 đến 1850 là
+3,5oC; còn từ 1921 đến 1936 là +4,6oC, hơn nữa sự tăng này không phụ thuộc vào sự
mở rộng của thành phố như đã so sánh với các trạm khác. Các tháng mùa đơng đặc biệt
nóng lên (hình 9.1). Do đó, ở Lêningrat qua một trăm năm, biên độ năm của nhiệt độ
giảm đến 1,3o<sub>C, tính lục địa của khí hậu giảm. </sub>



Ở Tây Âu, nhiệt độ trung bình mười năm của mùa đơng trước năm 1920 tăng lên
+2,5oC so với cuối thế kỷ 19, cịn nhiệt độ trung bình năm tăng 0,5oC. Ở đây cũng bắt
đầu mùa đơng ơn hồ.


Ở Bắc Băng Dương q trình nóng lên cịn rõ rệt hơn ở miền ôn đới. Ở vùng Đất
Mới, nhiệt độ trung bình năm vào những năm 1920-1935 lớn hơn vào những năm 1876
!1919 gần 2o<sub>C. </sub>


Từ năm 1910 đến hết năm 1940 nhiệt độ trung bình ở Băng Đảo Grenlanđia tăng
lên 3oC còn ở Spitbecghen, ở miền bắc châu Á, ở Bắc Mỹ tăng lên hơn +2oC.


Quá trình nóng lên hiện nay cịn kèm theo những sự biến đổi đáng kể trong thiên
nhiên có liên quan với chúng. Ở Island băng mất đi trên các ruộng cày đã từng được
trồng cấy 600 năm trước đây. Ở Spitbecghen, ở Grenlanđia và Alatsca băng hà rút lui
đột ngột. Độ băng của các biển miền cực giảm đi rất nhanh. Có phát hiện về sự di
chuyển của các lồi cá ưa nóng về phía bắc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>9.5.</b>

<b>NGUYÊN NHÂN C</b>

<b>Ủ</b>

<b>A CÁC DAO </b>

<b>ĐỘ</b>

<b>NG HI</b>

<b>Ệ</b>

<b>N NAY C</b>

<b>Ủ</b>

<b>A </b>


<b>KHÍ H</b>

<b>Ậ</b>

<b>U </b>



Dao động của khí hậu trong những thế kỷ gần đây có thể nghiên cứu theo tài liệu
quan trắc bằng dụng cụ ít nhất là ở châu Âu. Trong vài chục năm gần đây ta có thể dùng
bản đồ synơp để đối chiếu những dao động của khí hậu với những sự biến đổi của đặc
tính (tính vĩ hướng) và cường độ của hồn lưu chung khí quyển. Giữa những dao động
của hồn lưu chung và dao động của khí hậu trong khoảng vài chục năm có những mối
liên quan mật thiết đúng như điều ta dự đoán. Người ta cho rằng có thể dùng những mối
quan hệ này đối với dao động của khí hậu trong một thời kỳ dài hơn.


Tuy nhiên, lại xuất hiện vấn đề về nguyên nhân của những dao động của hoàn lưu


vừa nêu trên. Như đã nói ở phần trên, hiện nay chủ yếu người ta tìm những nguyên nhân
hay sự tác động của hoạt động Mặt Trời đối với khí quyển. Dao động của hoạt động
Mặt Trời với chu kỳ 11 hay 80 năm có thể dẫn tới sự xuất hiện tính chu kỳ trong hồn
lưu và khí hậu. Cũng có thể, thêm vào đó cịn có những sự biến đổi có chu kỳ của tốc độ
quay của Trái Đất ít nhiều làm biến đổi lực Coriolit. Có ý kiến cho rằng sự nóng lên
hiện tại trong trường hợp này là kết quả của sự xếp chồng chu kỳ 80 và 250 năm của
hoạt động Mặt Trời, cực tiểu của chúng trùng với nửa đầu thế kỷ thứ 20.


Mối liên quan giữa khí hậu, hoàn lưu chung và hoạt động của Mặt Trời chỉ mới được
xác định bằng phương pháp thống kê. Tuy nhiên, những sự biến đổi của hoạt động Mặt
Trời ảnh hưởng đến hồn lưu chung khí quyển bằng cách nào, cơ chế vật lý của các hiện
tượng này như thế nào, ta hoàn toàn chưa rõ. Chỉ có thể nói là hoạt động của Mặt Trời
nhất định có tác động lên trạng thái vật lý của tầng khí quyển trên cùng (tầng ion). Tuy
vậy, kể cả những sự biến đổi ở tầng trên cùng này ảnh hưởng đến hồn lưu chung khí
quyển ở gần mặt đất như thế nào, ta cũng còn chưa rõ.


Mặt khác, bản thân khí quyển khơng phải là tấm gương đơn giản phản ánh những
ảnh hưởng của vũ trụ, nó có khả năng tự phát triển các quá trình mặc dù những quá trình
này bắt đầu dưới ảnh hưởng của tác động bên ngồi nào đó.


<b>9.6.</b>

<b>V</b>

<b>Ề</b>

<b> KH</b>

<b>Ả</b>

<b> N</b>

<b>Ă</b>

<b>NG C</b>

<b>Ả</b>

<b>I T</b>

<b>Ạ</b>

<b>O KHÍ H</b>

<b>Ậ</b>

<b>U </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

của hoàn lưu nhiệt, hoàn lưu ẩm và hoàn lưu chung khí quyển, nghĩa là biến đổi khí hậu
với qui mơ đáng kể.


Khơng có gì sai sót trong các dự kiến tưởng tượng biến đổi của khí hậu bằng sự
biến đổi qui mô lớn trên mặt đất. Đó chính là các dự án xây dựng các đập qui mô khác
nhau trên đại dương thế giới. Các đập này biến đổi hoàn lưu nước của đại dương và cả
những điều kiện khí quyển; dự án phá các dãy núi hay dựng tường chắn các khối khí
v.v...



Chúng ta gọi những dự án này là không tưởng khơng phải vì chúng khơng thực hiện
được về mặt kỹ thuật. Trái lại, những điều mà kỹ thuật hơm nay khơng làm được có thể
thực hiện được trong tương lai. Tính khơng tưởng của các dự án này chính là ở chỗ các
tác giả của những dự án khơng có cơ sở nào để xác minh là nhờ thực hiện những đề
nghị của họ sẽ có kết quả mà họ dự đốn. Thậm chí nếu như có tính tốn về sự biến đổi
của khí hậu ở khu vực nào đó dưới ảnh hưởng trực tiếp của các biện pháp đề ra, thì sẽ
khơng tính được những sự biến đổi ở những khu vực khác, hay những sự biến đổi này sẽ
ảnh hưởng đến trạng thái khí hậu ở khu vực cần cải tạo khí hậu như thế nào.


Thiên nhiên trên Trái Đất nằm trong trạng thái cân bằng động đã được thành lập
trong quá trình rất dài của lịch sử Trái Đất và sự phá vỡ những điều kiện đã hình thành
ở một phần tự nhiên nào đó có thể dẫn tới những sự biến đổi sâu sắc trong toàn bộ hệ
thống. Rõ ràng là những sự biến đổi qui mơ lớn cả tính chất mặt trải dưới trong khu vực
lớn sẽ biến đổi cơ chế của hồn lưu chung, song rất khó đốn trước được là hoàn lưu sẽ
biến đổi như thế nào. Có thể xảy ra trường hợp ở một khu vực hay một đới khí hậu biến
đổi thuận lợi song ở các nơi khác trên Trái Đất xảy ra những sự biến đổi có hại.


M.I.Buđưcơ chỉ ra rằng nếu như một khi lớp băng phủ vĩnh cửu của các miền Bắc
Cực bị phá vỡ sẽ không thể hình thành lại trong những điều kiện khí hậu hiện đại. Lượng
bức xạ mặt trời mùa hè ở Bắc Cực rất lớn. Hiện nay bức xạ mặt trời phần lớn bị lớp băng
tuyết phản hồi, phần còn lại cung cấp cho quá trình tan băng từng phần; mùa đông các
khối băng này lại được bù đắp lại. Nhưng nếu như lớp băng của miền Bắc Cực một khi
nào đó bị mất đi thì sự hấp thụ bức xạ ở châu Bắc Cực sẽ mạnh lên nhiều, nhiệt độ của
khơng khí và nước tăng lên rất mạnh, cả vào mùa đông và mùa hè. Cùng với tăng của
nhiệt độ của các khối khí Bắc Băng Dương thường xuyên thâm nhập vào miền ôn đới,
nhiệt độ trung bình ở miền ơn đới cũng tăng.


Rất có thể là sự phá vỡ các lớp băng của miền Bắc Cực sẽ được kỹ thuật giải quyết
trong tương lai gần đây. Tuy vậy, chúng ta vẫn phải nhớ rằng sự biến đổi của nhiệt độ


và sự giảm độ tương phản theo đới trên Trái Đất sẽ làm cho hồn lưu chung khí quyển
biến đổi, đứng về quan điểm kinh tế có thể hồn tồn khơng theo ý muốn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Những sự biến đổi trái ý muốn có thể xảy ra ở trong các khía cạnh khác. Chẳng hạn
như sự nóng lên của khu vực châu Bắc Cực theo thời gian có thể dẫn tới sự phá vỡ
Grenlanđia. Khi đó ở miền cực, đại dương thế giới sẽ tăng lên 6m. Điều đó có thể gây ra
những khó khăn và những bất lợi cho kinh tế. Nhân đây phải nói thêm là việc phá vỡ
lớp băng phủ châu Nam Cực sẽ làm tăng mực đại dương lên 60m hay hơn nữa, nếu điều
đó xảy ra thì thật là một tai hoạ đối với loài người.


</div>

<!--links-->

×