Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (860.28 KB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐINH THỊ THANH NGA

BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA DOANH NGHIỆP
LÂM VÀO TÌNH TRẠNG PHÁ SẢN
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 60.38.50

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học
Phó giáo sư, Tiến sĩ LÊ THỊ BÍCH THỌ

TP. Hồ Chí Minh – năm 2007


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của
riêng tôi. Các số liệu kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa từng cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào.

Tác giả

Đinh Thị Thanh Nga


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1. Luật phá sản: LPS


2. Luật phá sản doanh nghiệp: LPSDN
3. Hội nghị chủ nợ: HNCN
4. Tổ quản lý thanh lý tài sản: TQLTLTS
5. Tòa án nhân dân: TAND
6. Thành phố Hồ Chí Minh: TPHCM


MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI
CỦA DOANH NGHIỆP LÂM VÀO TÌNH TRẠNG PHÁ SẢN.
1.1. Khái niệm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản ............................ 1
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản .................... 1
1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo tiêu
chí định lượng .................................................................................................. 2
1.1.1.2. Khái niệm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo tiêu
chí kế tốn ........................................................................................................ 3
1.1.1.3. Khái niệm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo tiêu
chí định tính ..................................................................................................... 5
1.1.2. Phân loại doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản .......................... 10
1.2. Sự cần thiết phải bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình
trạng phá sản .................................................................................................. 12
1.2.1. Khái niệm quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá
sản……………….. ............................................................................................. 12
1.2.2. Sự cần thiết phải bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình
trạng phá sản ................................................................................................... 15
1.2.2.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển của quan điểm bảo
vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản ............................... 15
1.2.2.2. Sự cần thiết phải bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào

tình trạng phá sản ............................................................................................. 18


1.3. Thủ tục tố tụng phá sản và vấn đề bảo vệ quyền lợi của doanh
nghiệp lâm vào tình trạng phá sản ................................................................ 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA DOANH
NGHIỆP LÂM VÀO TÌNH TRẠNG PHÁ SẢN NĂM 2004.
2.1. Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
trong giai đoạn nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản .............................. 27
2.1.1. Về khái niệm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản ..................... 27
2.1.2. Về việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản...................................... 28
2.1.3. Về một số vấn đề khác liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp
trong quá trình thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ..................................... 32
2.1.4. Về hệ quả pháp lý của việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
đối với doanh nghiệp ........................................................................................ 34
2.1.5. Về quyềt định mở hoặc không mở thủ tục phá sản ............................. 34
2.1.6. Về vấn đề thiết lập chủ thể quản lý tài sản của doanh nghiệp ............ 38
2.1.7. Về phân công thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản ........................... 39
2.2. Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
trong thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh............................................... 41
2.2.1. Về điều kiện áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh ............ 43
2.2.2. Về phương án tổ chức lại hoạt động kinh doanh ............................... 47
2.2.3. Các hạn chế và ưu đãi đối với doanh nghiệp lâm vào tình trạng
phá sản trong quá trình phục hồi ...................................................................... 49
2.2.4. Về giám sát quá trình phục hồi hoạt động kinh doanh và đình chỉ
phục hồi hoạt động kinh doanh......................................................................... 52
2.3. Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trong thủ tục thanh lý tài sản ....... 56


2.3.1. Về các trường hợp tiến hành thanh lý tài sản..................................... 56

2.3.2. Về khiếu nại kháng nghị quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản ......... 59
2.3.3. Về hoạt động của Tổ quản lý và thanh lý tài sản .............................. 59
2.3.4. Về xác định tài sản của doanh nghiệp bị áp dụng thủ tục thanh lý ..... 60
2.3.5. Về thanh lý tài sản của doanh nghiệp ................................................ 65
2.4. Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trong thủ tục quyết định tuyên
bố doanh nghiệp bị phá sản ........................................................................... 66
2.4.1. Về điều kiện tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản ................................. 70
2.4.2. Về hệ quả của quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản ............ 72
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT PHÁ
SẢN NHẰM BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA DOANH NGHIỆP LÂM
VÀO TÌNH TRẠNG PHÁ SẢN.
3.1. Các yêu cầu cơ bản đối với việc hoàn thiện pháp luật phá sản nhằm
bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản .................. 76
3.2. Những kiến nghị cụ thể để hoàn thiện pháp luật phá sản nhằm bảo
vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản ......................... 79
3.2.1. Về bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá
sản trong thủ tục nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản................................. 79
3.2.1.1. Về khái niệm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản ............. 79
3.2.1.2. Về việc nộp, thụ lý và trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.... 81
3.2.1.3. Về quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản..................... 82
3.2.1.4. Về phân công Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản .................. 83
3.2.2. Về bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trong thủ tục phục hồi hoạt
động kinh doanh ............................................................................................... 83


3.2.3. Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
trong thủ tục thanh lý tài sản ............................................................................ 85
3.2.3.1. Về các trường hợp tiến hành thủ tục thanh lý............................. 85
3.2.3.2. Về khiếu nại, kháng nghị quyết định thanh lý ............................ 86
3.2.3.3. Về xác định tài sản của doanh nghiệp ........................................ 86

3.2.3.4. Về chủ thể quản lý và thanh lý tài sản........................................ 87
3.2.3.5. Về thanh lý tài sản của doanh nghiệp......................................... 91
3.2.4. Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
trong thủ tục tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản. .............................................. 93
3.2.4.1. Về điều kiện tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản ......................... 93
3.2.4.2. Về hệ quả của quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản ..... 94
3.2.5. Một số kiến nghị khác liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền lợi của
doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản ......................................................... 97
KẾT LUẬN


LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn.
Pháp luật phá sản là bộ phận cấu thành không thể thiếu của pháp luật kinh
doanh để giải quyết mối quan hệ nợ nần trong hoàn cảnh đặc biệt: khi doanh
nghiệp mất khả năng thanh toán. Thủ tục phá sản thường chỉ được biết đến như
một thủ tục đòi nợ tập thể, trong đó vấn đề trọng tâm là bảo vệ và đảm bảo công
bằng cho các chủ nợ. Quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản chỉ
là vấn đề được cân nhắc phụ thuộc vào tâm điểm đó, thậm chí pháp luật phá sản
cịn thể hiện sự trừng phạt đối với chủ thể này . Tuy nhiên, cùng với sự phát triển
của nền kinh tế thị trường, các nhà lập pháp cũng nhận thức rằng kinh doanh là
hoạt động chứa đựng tính rủi ro nên các con nợ cần được đối xử khoan dung
hơn. Mặt khác, tuy lợi ích của chủ nợ và doanh nghiệp bị phá sản có vẻ đối lập
nhưng chúng lại có mối quan hệ mang tính tương hỗ. Vì thế, pháp luật phá sản
hiện đại không chỉ đặt mục tiêu bảo vệ quyền lợi cho các chủ nợ mà đồng thời
cũng bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Thủ tục
phá sản còn được xem là một cơ hội để doanh nghiệp mắc nợ có thể được phục
hồi.
Ngay từ khi Đảng và Nhà nước xác định chủ trương xây dựng nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đạo luật phá sản

đầu tiên của nước CHXHCN Việt Nam đã được ban hành năm 1993 để đáp ứng
nhu cầu điều chỉnh pháp luật đó. Tuy nhiên, trong 10 năm thực hiện Luật phá sản
doanh nghiệp 1993 đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Đã có rất nhiều nghiên cứu
của các nhà khoa học được thực hiện trong giai đoạn từ 1993 đến 2004 xoay
quanh việc xây dựng cơ chế pháp lý thích hợp hơn cho hiện tượng kinh tế này.
Luật phá sản 2004 ra đời tưởng chừng như đã khắc phục được những hạn
chế của Luật phá sản doanh nghiệp 1993. Thế nhưng, sau hơn 2 năm thi hành, số
lượng các vụ việc phá sản được thụ lý vẫn ở mức khiêm tốn: tổng cộng chỉ có 45


hồ sơ được thụ lý ở cả ba khu vực TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng. Điều đó khơng có
nghĩa là môi trường kinh doanh trong nước hết sức lành mạnh mà phản ánh rằng
các doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản vẫn chưa tìm thấy ở pháp luật
phá sản hiện hành một cơ sở vững chắc để bảo vệ quyền lợi cho mình.
Bên cạnh đó, tháng 12 năm 2006 Việt Nam trở thành thành viên của tổ
chức thương mại thế giới WTO, chính thức tham gia vào sân chơi thương mại
mang tính tồn cầu. Sự hội nhập với các nền kinh tế lớn cũng sẽ kéo theo hệ quả
không thể tránh khỏi của quy luật cạnh tranh khắc nghiệt, khi các doanh nghiệp
Việt Nam đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ơng Jan Noether, Trưởng đại
diện Phịng thương mại và công nghiệp Đức tại Việt Nam đã phát biểu: “Vào
WTO đồng nghĩa với những vụ phá sản hàng loạt và thất nghiệp trong giai đoạn
đầu”. Điều này cũng có nghĩa là u cầu hồn thiện cơ chế pháp lý bảo vệ quyền
lợi cho đối tượng này càng trở nên cấp thiết.
Như vậy, nghiên cứu về pháp luật phá sản trong mối quan hệ với việc bảo
vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là vấn đề có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn để hoàn thiện pháp luật phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế
trong nước và môi trường kinh tế quốc tế. Đây cũng là lý do mà tác giả lựa chọn
đề tài “Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản” là đề
tài luận văn cao học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

Mục đích nghiên cứu: luận văn nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền lợi của
doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo quy định của pháp luật phá sản
hiện hành và thực tiễn áp dụng, từ đó phát hiện ra những vấn đề còn tồn tại và đề
xuất các kiến nghị phục vu cho việc hoàn thiện pháp luật phá sản nhằm bảo vệ
quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu đó, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:
- Phân tích những vấn đề cơ bản về bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm
vào tình trạng phá sản.


- Phân tích, đánh giá pháp luật hiện hành về bảo vệ quyền lợi của doanh
nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
- Đề xuất những kiến nghị hoàn thiện pháp luật phá sản nhằm bảo vệ quyền
lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
3. Phạm vi nghiên cứu.
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về bảo vệ
quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo trình tự giải quyết
phá sản được quy định bởi Luật phá sản 2004 và thực trạng áp dụng, có sự đối
chiếu với các quy định của Luật phá sản doanh nghiệp 1993 và pháp luật phá sản
thế giới, từ đó đề ra các kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật phá sản
hiện hành.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phân tích, tổng
hợp, so sánh, thống kê để làm sáng tỏ các nội dung được nêu trong luận văn.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn sẽ là cơng trình nghiên cứu có giá trị tham khảo cho những
người làm cơng tác pháp luật và các nhà kinh doanh có quan tâm, đặc biệt là các
sinh viên luật. Đây cũng là tài liệu có giá trị tham khảo cho cơng tác xây dựng và
hoàn thiện pháp luật phá sản trong thời gian sắp tới.
6. Tình hình nghiên cứu

đLà hiện tượng khách quan của nền kinh tế thị trường, phá sản là một
trong những lĩnh vực được khá nhiều chuyên gia nghiên cứu. Trong đó, có rất
nhiều bài viết, cơng trình khoa học nhằm xây dựng và hòan thiện pháp luật phá
sản trên cơ sỡ nghiên cứu các quy định của Luật phá sản doanh nghiệp 1993. Có
thể kê đến các đề tài luận văn cao học “ Hoàn thiện pháp luật về phá sản doanh
nghiệp” của tác giả Bùi Xuân Hải(2000); “Luật phá sản doanh nghiệp dưới góc
độ so sánh” của tác giả Lê Hữu Trí (2003); “Chế độ pháp lý về phá sản- thực
tiễn thi hành và hướng hoàn thiện” của tác giả Nguyễn Trường Nhật Phượng


(2004); đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Một số định hướng hoàn thiện pháp
luật phá sản doanh nghiệp”của tác giả Nguyễn Thái Phúc làm chủ nhiệm.
Sau khi Luật phá sản 2004 được ban hành thay thế cho Luật phá sản
doanh nghiệp 1993 cũng đã có những cơng trình nghiên cứu về nó để tiếp tục
xây dựng pháp luật phá sản ngày càng hồn thiện. Đó là cơng trình “Pháp luật
phá sản của Việt Nam” của PGSTS Dương Đăng Huệ (2005), các luận văn thạc
sĩ với đề tài “Địa vị pháp lý của Tòa án trong thủ tục phá sản theo Luật phá sản
2004” của tác giả Đinh Ngọc Thu Hương (2005); đề tài “Luật phá sản 2004- Cơ
sở pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ” của tác giả Lê Thị
Đào (2006).
Mỗi tác giả đều nghiên cứu về pháp luật phá sản dưới những góc độ khác
nhau, nhưng chưa có cơng trình nào ở cấp độ thạc sĩ nghiên cứu về vấn đề bảo
vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Do đó, tác giả đã
chọn đề tài “Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản” là
đề tài luận văn cao học của mình.
7. Bố cục của luận văn.
Luận văn bao gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào
tình trạng phá sản.
Chương 2: Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo

Luật phá sản 2004.
Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật phá sản nhằm bảo vệ quyền
lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO VỆ QUYỀN
LỢI CỦA DOANH NGHIỆP LÂM VÀO TÌNH
TRẠNG PHÁ SẢN
1.1.

Khái niệm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản

1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
PPhá sản là một thuật ngữ được biết đến rất sớm ở các nước phương Tây
nơi có nền kinh tế thị trường sớm phát triển. Theo một số nhà nghiên cứu, trong
tiếng Latin phá sản được thể hiện bằng từ “ruin” với ý nghĩa là sự khánh tận,
khánh kiệt [89, tr337]. Một số nhà nghiên cứu khác cho rằng phá sản bắt nguồn
từ thuật ngữ “banca rotta” của tiếng La mã với ý nghĩa là “ chiếc ghế bị gãy”
dựa vào tập quán thương mại là một thương gia mất khả năng thanh toán nợ sẽ
bị mất quyền tham gia các đại hội thương gia, ghế của họ sẽ bị đem ra khỏi hội
trường. Với cùng biểu tượng đó theo các nhà nghiên cứu Mỹ, phá sản bắt nguồn
từ chữ Latin “banque” có nghĩa là cái bàn hoặc cái ghế dài và “ruptus” có nghĩa
là bị gãy [34, tr9]. Do vậy trong tiếng Pháp phá sản được gọi là “banqueroute”,
trong tiếng Anh phá sản được nhắc đến qua hai thuật ngữ “bankrupt” và
“insolvent” có ý nghĩa “not having enough money to pay what you owe”*,
khơng đủ khả năng thanh tốn các khoản nợ đến hạn.
Như vậy, dù có sự khác nhau nhưng tất cả các thuật ngữ trên đều ám chỉ
đến một tình trạng xấu của con nợ - tình trạng mất khả năng thanh toán nợ. Sự
khác nhau cơ bản của pháp luật các nước là tình trạng phá sản được xác định

bằng tiêu chí nào mà thơi.
* : Oxford Advanced Learner’s Dictionary (2000), page 620.

Formatted: Font: 13.5 pt, Bold


Nhìn chung hiện nay có ba loại tiêu chí thường được áp dụng để tiếp cận
khái niệm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, bao gồm tiêu chí định
lượng, tiêu chí kế tốn và tiêu chí định tính [23, tr53-54].
1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo tiêu chí định
lượng.
Theo tiêu chí này, khi khơng trả được một khoản nợ nhất định có giá trị
tối thiểu được các nhà lập pháp quy định sẵn thì doanh nghiệp được coi là lâm
vào tình trạng phá sản.
Ví dụ: Theo luật phá sản Anh 1986, một doanh nghiệp nợ 50 bảng mà đã
có u cầu địi nợ sau 3 tuần mà không trả được, không thương lượng được với
chủ nợ hoặc khơng tìm được giải pháp thỏa đáng, thì được coi là mất khả năng
thanh tốn và được giải quyết bằng thủ tục phá sản doanh nghiệp. Theo Luật phá
sản Singapore 1999, một doanh nghiệp bị coi là lâm vào tình trạng phá sản nếu
khơng thanh tốn được khoản nợ trị giá 5000 dollar Singapore sau 21 ngày kể từ
khi có u cầu địi nợ.Theo Luật Cơng ty Australia, nếu một cơng ty khơng
thanh tốn được khoản nợ ít nhất là 2000 dollar Australia mà không chứng minh
được mình có khả năng trả nợ thì được coi là lâm vào tình trang phá sản. Theo
Luật phá sản Thái Lan 1999 thì chủ nợ được quyền yêu cầu tiến hành thủ tục phá
sản đối với con nợ không thanh toán được khoản nợ 1 triệu bath trở lên nếu là cá
nhân, hoặc 2 triệu bath trở lên nếu là tổ chức.
Tiêu chí định lượng đưa ra những căn cứ rất dễ nhận biết để Tịa án có
thể mở thủ tục phá sản mà không cần phải mất thời gian điều tra về tình hình tài
chính của doanh nghiệp mắc nợ. Như vậy, xác định doanh nghiệp lâm vào tình
trạng phá sản theo tiêu chí này tạo thuận lợi rất lớn cho các đối tượng nộp đơn

yêu cầu vì họ chỉ cần chứng minh dấu hiệu của tình trạng phá sản chứ khơng cần
chứng minh về tình trạng tài chính thực tế doanh nghiệp mắc nợ. Nó cũng làm
cho khả năng mở thủ tục phá sản đến rất sớm từ đó có thể phục hồi hoặc cho phá
sản kịp thời doanh nghiệp để bảo vệ có hiệu quả quyền lợi của doanh nghiệp


mắc nợ cũng như các chủ nợ. Mặt khác việc định lượng như vậy cịn có thể giới
hạn đối tượng cần phải áp dụng luật phá sản. Vì vậy, khái niệm này hiện nay vẫn
được khá nhiều nước áp dụng. Tuy nhiên, việc xác định doanh nghiệp lâm vào
tình trạng phá sản theo tiêu chí này lại khơng đảm bảo tính chính xác trong việc
đánh giá tình trạng tài chính của doanh nghiệp mắc nợ. Nó tạo khả năng lạm
dụng dễ dàng từ phía các chủ nợ dùng quyền yêu cầu tuyên bố phá sản buộc
doanh nghiệp phải bán tài sản với mức giá thấp hoặc đi đến những thỏa hiệp bất
bình đẳng với chủ nợ để chèn ép doanh nghiệp. Ngược lại cũng có thể diễn ra
tình trạng doanh nghiệp rơi vào tình hình tài chính trầm trọng lại khơng bị áp
dụng thủ tục phá sản, vì có nhiều chủ nợ chưa được thanh tốn nhưng khơng có
khoản nợ nào đạt đến mức luật định.
1.1.1.2. Khái niệm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo tiêu chí kế
tốn.
Tiêu chí kế tốn xem xét một doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
trên cơ sở sổ sách kế tốn của doanh nghiệp đó. Khi tổng giá trị tài sản nợ của
doanh nghiệp lớn hơn tổng giá trị tài sản có thì doanh nghiệp đó được xem là
lâm vào tình trạng phá sản. do vậy theo một số quan điểm tiêu chí này được xếp
vào tiêu chí định lượng [43, tr532]. Tuy nhiên chúng tôi cho rằng đây là một
tiêu chí độc lập vì nó xác lập vai trị chủ động của Tòa án trong việc mở thủ tục
phá sản. Để có thể xác định doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản Tịa án
phải có đủ sổ sách kế tốn chứng minh tổng giá trị tài sản có của doanh nghiệp
nhỏ hơn tổng giá trị tài sản nợ, nghĩa là phải điều tra tình tình tài chính của
doanh nghiệp. Và như vậy thủ tục phá sản là thủ tục theo luật cơng, khác với
tiêu chí định lượng kể trên.

So với tiêu chí định lượng, tiêu chí này phản ánh chính xác hơn tình trạng
phá sản thực sự của doanh nghiệp vì đã loại bỏ được những doanh nghiệp chỉ
lâm vào tình trạng khó khăn tạm thời về tài chính vào một thời điểm nhất định
khi xảy ra sự mất cân đối nghiêm trọng giữa tài sản lưu động và tài sản cố định


của mình. Do vậy nó đưa ra một phạm vi đối tượng bị yêu cầu mở thủ tục phá
sản được thu hẹp và chính xác hơn nữa. Với ưu điểm đó, tiêu chí này đã được
tiếp thu một cách nhanh chóng ở các nước theo hệ thống pháp luật Châu Âu lục
địa và các quốc gia chịu ảnh hưởng của hệ thống đó vào thời kỳ giữa thế kỷ 20
như Luật phá sản 1967 của Pháp, Luật phá sản của CHLB Nga, Luật phá sản của
Thái Lan trước 1999…..
Các nhà lập pháp Việt Nam cũng đã dựa trên quan điểm này để xây dựng
khái niệm pháp lý đầu tiên về doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản khi đất
nước bắt đầu bước sang thời kỳ đổi mới. Quan điểm này được thể hiện rất rõ tại
Điều 24 Luật công ty 1990 “Cơng ty gặp khó khăn thua lỗ trong hoạt động kinh
doanh đến mức tại một thời điểm tổng số tài sản của cơng ty khơng đủ thanh
tốn tổng số các khoản nợ đến hạn là công ty lâm vào tình trạng phá sản”.
Thế nhưng việc xác định doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo
tiêu chí này lại có nhiều hạn chế.
Thứ nhất, giá trị tài sản của doanh nghiệp được phản ánh trên sổ sách kế
toán thường chỉ mang tính chính xác tương đối mặc dù về nguyên tắc chúng phải
thường xuyên được cập nhật, kiểm kê trên cơ sở đánh giá đầy đủ khấu hao hữu
hình và vơ hình. Nhất là đối với các máy móc thiết bị, dù có thể giá thành ban
đầu rất cao nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, chúng nhanh chóng trở nên lỗi
thời do sự phát triển của khoa học công nghệ hoặc do sức ép của cạnh tranh
trước cả khi hết thời gian khấu hao. Còn đối với một số loại doanh nghiệp đặc
thù có những tài sản chun dụng mà khơng thể đánh giá chính xác vì khơng có
thị trường. Trong các hồn cảnh đó, việc đánh giá khả năng thanh toán nợ chỉ
dựa vào sổ sách kế toán quả là một việc làm quá mạo hiểm. Nhiều khả năng đến

lúc Toà án tiến hành mở thủ tục phá sản thì doanh nghiệp đã thực sự ‘phá sản’ từ
trước vì có những tài sản vẫn cịn trên sổ sách nhưng khơng cịn giá trị thực tế.
Cũng có thể xảy ra tình trạng doanh nghiệp thực sự khơng có khả năng trả nợ
nhưng tồ án lại khơng thể mở thủ tục phá sản theo yêu cầu của chủ nợ vì doanh


nghiệp đưa ra bảng cân đối tài sản mà tổng giá trị tài sản có vẫn cân bằng với tài
sản nợ, dù thực chất tài sản có lại là các khoản nợ khó địi hay là các dây chuyền
sản xuất đã lạc hậu.
Thứ hai, để có thể áp dụng tiêu chí này một cách có hiệu quả địi hỏi hệ
thống pháp luật về kế toán kiểm toán phải đồng bộ hiện đại, trình độ quản lý về
kế tốn đạt mức cao và chế độ kế toán phải được tuân thủ một cách nghiêm
chỉnh cả về phía doanh nghiệp và Nhà nước. Yêu cầu này không dễ dàng đạt
được không chỉ đối với những nước có nền kinh tế đang phát triển mà cịn ngay
cả đối với những nước cơng nghiệp tiên tiến.
Thứ ba, nếu chỉ dựa vào tiêu chí này để xây dựng quyền yêu cầu giải
quyết phá sản của chủ nợ thì đã đồng thời vơ hiệu hóa quyền này của họ. Buộc
chủ nợ phải có được những thơng tin đầy đủ và chính xác về bảng tổng kết tài
sản và báo cáo tài chính là những thứ mà họ khó có khả năng làm được. Vì vậy
hiện nay tiêu chí này khơng cịn được áp dụng phổ biến nữa.
1.1.1.3. Khái niệm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo tiêu chí định
tính.
Tiêu chí này là tiêu chí được thừa nhận rộng rãi nhất hiện nay để xây dựng
khái niệm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Tiêu chí này chỉ cần khơng
có khả năng thanh tốn được các khoản nợ khi chủ nợ có yêu cầu thì được coi là
đã lâm vào tình trạng phá sản. Khác với hai tiêu chí trên, tiêu chí định tính quan
tâm đến “tính tức thời của việc trả nợ”, khơng chú ý đến số lượng tài sản hiện có
của doanh nghiệp. Nghĩa là, chỉ cần con nợ ngưng trả nợ thì coi như đã “mất
khả năng thanh tốn”. Ở góc độ tài chính, tiêu chí này chỉ quan tâm đến dòng
tiền (cash follow) của doanh nghiệp mắc nợ khi đánh giá khả năng thanh tốn

của họ. Do đó doanh nghiệp mắc nợ bị mở thủ tục ngồi những doanh nghiệp
khơng cịn hoặc cịn rất ít tài sản mà cịn là doanh nghiệp cịn nhiều tài sản
nhưng khơng hoặc chưa thể “hiện kim” số tài sản đó ngay .


Tiêu chí định tính “mất khả năng thanh tốn” được sử dụng chính thức lần
đầu tiên trong Luật phá sản 1978 của Mỹ để xác định một doanh nghiệp lâm vào
tình trạng phá sản. Nó được nhiều nước tiếp thu và chuyển hố vào pháp luật phá
sản của mình. Chẳng hạn, theo Luật phá sản Nhật Bản 1982, lý do tuyên bố phá
sản công ty là việc công ty không thể thanh toán được các khoản nợ bằng tài sản
của mình. Luật phá sản 1986 của Trung Quốc quy định: “Các doanh nghiệp do
hoạt động và quản lý kém hiệu quả dẫn đến thua lỗ nghiêm trọng và không thể
thanh tốn các khoản nợ đáo hạn trong vịng 6 tháng kể từ ngày có đơn yêu cầu
sẽ bị tuyên bố phá sản”. Hay Luật phá sản Nga 2002 cho rằng “ Tình trạng phá
sản của doanh nghiệp được biểu hiện bằng việc mất khả năng đáp ứng yêu cầu
của chủ nợ về thanh toán hàng hoá.. Dấu hiệu bên trong là tình trạng ngừng
thanh tốn bình thường, nếu doanh nghiệp không thực hiện được các yêu cầu
của chủ nợ trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày đến hạn thực hiện các u cầu đó”.
Như vậy, theo tiêu chí định tính, chỉ cần doanh nghiệp khơng có khả năng
trả được các món nợ đến hạn, biểu hiện bằng việc ngay tại thời điểm có yêu cầu
hoặc sau một thời hạn nhất định từ khi có u cầu mà vẫn khơng thanh tốn thì
các chủ nợ hoặc chính doanh nghiệp có thể nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản.
Việc xác định tình trạng phá sản theo tiêu chí này làm cho khả năng mở thủ tục
phá sản có thể đến sớm hơn trước khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
thực sự. Nghĩa là vẫn còn tài sản hoặc cịn khả năng để khơi phục. Do đó rất tiện
lợi để áp dụng các biện pháp phục hồi doanh nghiệp mắc nợ. Đồng thời cũng
giúp nhận biết sớm những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả để đào thải kịp
thời, góp phần giảm thiểu nguy cơ phá sản dây chuyền. Vì vậy hiện nay mơ hình
này đang được áp dụng ở nhiều quốc gia có thủ tục phá sản mang tính chất luật
tư lẫn các nước áp dụng thủ tục phá sản theo luật công.

Điểm khác nhau cơ bản là ở những nước áp dụng thủ tục phá sản theo
luật tư như Mỹ, Anh việc chứng minh mất khả năng thanh tốn là nghĩa vụ của
người nộp đơn, cịn đối với những nước có thủ tục phá sản mang tính chất của


luật cơng như Pháp, Bỉ, Hungary thì việc chứng minh tình trạng mất khả năng
thanh tốn lại là phần việc bắt buộc mà Toà án phải thực hiện trước khi xem xét
mở thủ tục tuyên bố phá sản. Tuy nhiên, ngay cả khi nghĩa vụ chứng minh thuộc
về các chủ nợ thì việc chứng minh cũng diễn ra rất đơn giản theo cơng thức khi
có u cầu hoặc sau một thời gian có u cầu địi nợ đến hạn mà doanh nghiệp
chưa thanh tốn. Chỉ trong trường hợp do chính doanh nghiệp tự nộp đơn, việc
chứng minh mới đi sâu vào phân tích cơ cấu tài chính của doanh nghiệp.
Quan điểm này cũng đã được các nhà lập pháp Việt Nam tiếp thu để xây
dựng khái niệm về doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản tại Luật phá sản
doanh nghiệp 1993 như sau:
“Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó
khăn hoặc thua lỗ trong hoạt động kinh doanh, sau khi đã áp dụng các biện
pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh tốn nợ đến hạn” (Điều 2).
Như vậy, tiêu chí để xác định doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
vẫn là tiêu chí định tính mất khả năng thanh toán. Nhưng các nhà lập pháp Việt
Nam lúc bấy giờ đã xây dựng khái niệm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá
sản với sự giới hạn cả về nguyên nhân lẫn điều kiện dẫn đến tình trạng mất khả
năng thanh tốn. Theo đó, một doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản phải có
đầy đủ ba dấu hiệu:
- Doanh nghiệp đã kinh doanh thua lỗ trong hai năm liên tiếp đến mức
không trả được các khoản nợ đến hạn, trong 3 tháng liên tiếp không trả đủ lương
cho người lao động theo thoả ước lao động và hợp đồng lao động.
Với dấu hiệu này, tình trạng khơng trả được nợ phải là do thua lỗ trong
quá trình sản xuất kinh doanh, có đủ bằng chứng để chứng minh các khoản lỗ là
hợp pháp, không do tham ô, tẩu tán, giấu giếm tài sản hoặc lừa đảo.

-. Khi xuất hiện dấu hiệu trên, doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp tài
chính cần thiết để khắc phục tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.

Formatted: Font: 13.5 pt, Italic


Các biện pháp tài chính này phải thực hiện trong thời gian 2 năm mà trong
thời gian đó doanh nghiệp đang hoạt động thua lỗ.
- Sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà doanh nghiệp
vẫn gặp khó khăn, khơng khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh tốn nợ
đến hạn.
Có thể thấy rằng việc thiết kế khái niệm doanh nghiệp lâm vào tình trạng
phá sản như trên xuất phát từ mục tiêu nhân bản là cứu vãn các doanh nghiệp
thất bại trong kinh doanh, bằng cách gia tăng các cơ hội để hòa giải hoặc phục
hồi các doanh nghiệp mắc nợ ngoài tố tụng. Tình trạng phá sản của doanh nghiệp
được hiểu như một q trình. Việc làm ăn thua lỗ khơng trả được nợ đến hạn
được coi là giai đoạn một, giai đoạn “có dấu hiệu”, có tính chất nhắc nhở cảnh
báo doanh nghiệp mắc nợ về tình hình tài chính nguy hiểm. Trong sự quá độ đó,
các nhà lập pháp khuyến nghị doanh nghiệp cần áp dụng các biện pháp tài chính
để khác phục. Chỉ khi không vượt được qua giai đoạn này thì doanh nghiệp mới
bước vào giai đoạn hai: “đã lâm vào tình trạng phá sản”. Lúc này mới có sự can
thiệp của Toà án để mở thủ tục giải quyêt yêu cầu tuyên bố phá sản.
Thực tiễn áp dụng Luật phá sản 1993 đã chứng tỏ việc xác định doanh
nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo tiêu chí trên là “ấu trĩ”[58, tr8] và quá
muộn màng. Bởi lẽ, đợi đến khi doanh nghiệp hội đủ cả ba điều kiện, tức là đã
áp dụng các biện pháp tài chính trong hai năm liên tiếp mà vẫn không trả được
nợ mới mở thủ tục tuyên bố phá sản thì doanh nghiệp hầu như khơng cịn gì để
có thể khơi phục hoặc trả nợ, thậm chí có trường hợp cịn khơng đủ để trả chi phí
phá sản. Như vậy, thủ tục phá sản chỉ cịn có ý nghĩa chơn cất doanh nghiệp,
khơng thể đạt được mục đích quan trọng của luật phá sản là “cấp cứu kịp thời”

giành lại sinh mạng cho doanh nghiệp mắc nợ. Đồng thời, tình trạng mất khả
năng thanh tốn có thể xảy ra do nhiều ngun nhân như chủ doanh nghiệp tham
ô, lừa đảo chứ không phải lúc nào cũng chỉ do thua lỗ. Với cách xác định này,


những doanh nghiệp ở tình trạng đó dù thực sự đã chết vẫn không thể được
“chôn cất” bằng thủ tục pháp lý.
Cũng trên cơ sở xây dựng khái niệm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá
sản theo tiêu chí định tính, các nhà soạn thảo Luật phá sản 2004 đã đưa ra một
khái niệm ngắn gọn và đơn giản hơn: “Doanh nghiệp, hợp tác xã khơng có khả
năng thanh tốn được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm
vào tình trạng phá sản (Điều 3)..
Như vậy chỉ cần có đủ hai điều kiện sau thì doanh nghiệp được coi là lâm
vào tình trạng phá sản. Đó là: có khoản nợ đến hạn và chủ nợ đã có u cầu
thanh tốn nhưng doanh nghiệp khơng có khả năng thanh tốn.
Với cách tiếp cận trên, các nhà lập pháp Việt Nam đã thể hiện quan điểm
xác định doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản phù hợp với xu hướng chung
của pháp luật phá sản thế giới theo tiêu chí định tính và kế thừa những ưu việt
của tiêu chí này. Điều đó tạo điều kiện cho việc mở thủ tục phá sản đến sớm để
doanh nghiệp vẫn còn khả năng phục hồi, đem lại nhiều lợi ích hơn cho cả chủ
nợ và con nợ. Mặt khác vấn đề chứng minh doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá
sản cũng dễ dàng, thuận tiện hơn nhiều so với trước. Bởi lẽ:
Thứ nhất, mất khả năng thanh tốn khơng có nghĩa là doanh nghiệp khơng
cịn tài sản. Doanh nghiệp vẫn có thể cịn nhiều tài sản nhưng vẫn mất khả năng
thanh tốn vì tài sản đó khơng thể bán được hay cịn nhiều khoản nợ khó địi. Do
vậy nếu có sự giúp đỡ can thiệp từ bên ngồi kịp thời thì doanh nghiệp vẫn cịn
có thể trả được nợ hoặc phục hồi hoạt động.
Thứ hai, mất khả năng thanh tốn cũng khơng đồng nghĩa với việc tổng
giá trị tài sản nợ phải lớn hơn tổng giá trị tài sản có. Vì thế khơng cần phải xem
xét đến cơ cấu tài chính của doanh nghiệp mắc nợ để thụ lý đơn yêu cầu mở thủ

tục phá sản (trừ trường hợp phá sản tự nguyện).
Thứ ba, khái niệm này khơng u cầu phải mất khả năng thanh tốn một
khoản nợ bao nhiêu mới được coi là lâm vào tình trạng phá sản. Tình hình tài


chính trong các doanh nghiệp rất khác nhau, có thể xảy ra trường hợp khoản nợ
nhỏ nhưng doanh nghiệp đã thực sự ở tình trạng rất nguy kịch nếu khơng được
phát hiện và can thiệp kịp thời.
Bên cạnh đó, cách xác định doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản như
trên cũng thể hiện sự răn đe đối với những doanh nghiệp chây ì khơng chịu thanh
tốn nợ vì nếu khơng địi được bất kỳ một khoản nợ nào dù lớn hay nhỏ, các chủ
nợ đều có thể yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp mắc nợ.
Tuy nhiên đây cũng chính là điểm hạn chế của mơ hình này. Bản chất của
việc mất khả năng thanh tốn khơng phải lúc nào cũng trùng với biểu hiện bên
ngoài là không trả được nợ đến hạn. Một doanh nghiệp đang hoạt động bình
thường cũng rất dễ xảy ra tình trạng khơng trả được nợ mang tính nhất thời.
Trong khi đó, cũng có những doanh nghiệp mà sự trả nợ chỉ là trá hình để che
đậy tình hình tài chính tuyệt vọng của doanh nghiệp. Loại doanh nghiệp không
trả nợ nhất thời có thể bị chủ nợ yêu cầu mở thủ tục phá sản cịn loại kia thì lại
khơng bị phát hiện ra. Mặt khác cũng có thể nảy sinh trường hợp một số chủ nợ
có thể lợi dụng quy định này để đòi nợ bằng cách yêu cầu tuyên bố phá sản,
thay vì phải kiện ra Tồ theo thủ tục dân sự, dù doanh nghiệp chỉ tạm thời mắc
một món nợ nhỏ chưa trả. Thế nhưng Luật phá sản vốn là luật “dành cho những
kẻ thất bại”, thật khó có thể tìm được một mơ hình nào thực sự hồn hảo về
doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Quan điểm như trên của các nhà lập
pháp nước ta hiện nay nhìn chung đã biểu hiện sự tiến bộ rõ nét, phù hợp với xu
thế của pháp luật hiện đại.
1.1.2. Phân lọai doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
Phá sản là một hiện tượng tất yếu của kinh tế thị trường, vì thế doanh
nghiệp nào cũng có khả năng lâm vào tình trạng phá sản và chúng đều được phải

được xử lý bởi pháp luật một cách bình đẳng. Tuy nhiên không thể phủ nhận là
các doanh nghiệp mặc dù đều bình đẳng trong thương trường và bình đẳng trong
việc tiếp nhận các quy luật của nó, nhưng do sự khác biệt về tính chất đặc điểm


của ngành nghề kinh doanh nên vai trò của chúng đối với nền kinh tế xã hội,
cũng như hậu quả mà chúng để lại cho xã hội nếu phá sản cũng khơng giống
nhau. Ví dụ: nếu một tổ chức tín dung phá sản sẽ có thể gây ra hiện tượng phá
sản dây chuyền và tâm lý hoang mang trong nhân dân, tác động tiêu cực đến
họat động đầu tư; một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cơng ích thiết yếu như
chiếu sáng cơng cộng, thủy lợi, cấp thốt nước, cung cấp điện, giao thông công
cộng… nếu để xảy ra phá sản sẽ ảnh hưởng đến đời sống của cả một cộng đồng
dân cư; doanh nghiệp cung cấp các thiết bị cơng trình phục vụ an ninh quốc
phịng bị phá sản sẽ tác động trực tiếp đến trật tự an ninh quốc gia. Do đó, khi
tiếp cận ở góc độ phá sản, địi hỏi Nhà nước phải tính tốn đến những điểm đặc
thù đó khi đưa ra các quy định pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi cho chúng một
cách phù hợp. Vì thế ở nhiều quốc gia, căn cứ vào sự khác biệt về ngành nghề
kinh doanh, về vị trí và vai trò của doanh nghiệp đối với nền kinh tế xã hội mà
người ta phân các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thành hai loại: doanh
nghiệp đặc biệt và doanh nghiệp thơng thường. Theo đó những doanh nghiệp đặc
biệt sẽ được áp dụng những quy định để giải quyết phá sản có những điểm khơng
giống với những doanh nghiệp thơng thường. Điều đó kéo theo vấn đề bảo vệ
quyền lợi cho những doanh nghiệp này cũng sẽ có các điểm khác biệt so với
doanh nghiệp bình thường. Chẳng hạn, nếu một doanh nghiệp thông thường bị
mở thủ tục phá sản thì doanh nghiệp vẫn được quyền tìm kiếm một sự phục hồi
từ các chủ nợ. Nhưng nếu một doanh nghiệp đặc biệt bị mở thủ tục phá sản thì
hầu hết pháp luật các nước đều buộc Tồ án phải tiến hành thủ tục thanh lý và
không áp dung thủ tục phục hồi bằng tố tụng phá sản cho doanh nghiệp đó, hoặc
giới hạn các điều kiện để tòa án được phép mở thủ tục phá sản so với các doanh
nghiệp thông thường. Tuy nhiên, việc đưa ra các quy định cụ thể để giải quyết

phá sản đối với các doanh nghiệp đó thì ở các quốc gia khơng hồn tồn giống
nhau. Ví dụ, tại Mỹ việc phá sản các doanh nghiệp đặc biệt được quy định trong
những đạo luật riêng biệt bên cạnh Luật phá sản áp dung cho các doanh nghiệp


thông thường. Tại Nga, việc giải quyết phá sản đối với các doanh nghiệp đặc biệt
vẫn chịu sự điều chỉnh của Luật phá sản nhưng có những quy định được áp dụng
riêng thể hiện thành một phần trong đạo luật chung về phá sản. Các nhà lập pháp
Việt Nam cũng thể hiện sự phân chia các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá
sản thành hai nhóm doanh nghiệp theo xu huớng có một đạo luật chung về phá
sản nhưng ở đó, việc áp dụng các quy định của Luật phá sản đối với doanh
nghiệp đặc biệt có những quy định riêng. Có thể thấy rõ khuynh hướng này ở
Điều 5 Luật phá sản 2004:
“Luật này áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã …được thành lập và
họat động theo quy định pháp luật.
Chính phủ quy định cụ thể danh mục và việc áp dụng Luật này đối với
doanh nghiệp đặc biệt trưc tiếp phục vụ quốc phòng an ninh; doanh nghiệp hợp
tác xã hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và trong các lĩnh
vực khác thuờng xuyên trực tiếp cung ứng sản phẩm dịch vu cơng ích”.
Như vậy, theo quan điểm của pháp luật Việt Nam hiện hành, việc áp dụng
Luật phá sản đối với các doanh nghiệp nêu trên có những điểm khác biệt so với
một doanh nghiệp thông thường và được các Nghị định của Chính phủ điều
chỉnh. Vấn đề bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp này trong thủ tục phá sản
chắc chắn cũng sẽ có những điểm đặc trưng khác biệt. Tuy nhiên, do điều kiện
nghiên cứu có giới hạn, trong phạm vi luận văn chúng tôi chỉ tập trung trình bày
vấn đề bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp thông thường mà việc giải quyết
phá sản được tiến hành theo các quy định của Luật phá sản.

1.2. Sự cần thiết phải bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng


Formatted: Font: 13.5 pt, Bold

phá sản.
1.2.1. Khái niệm quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá
sản.

Formatted: Font: 13.5 pt, Bold, Italic


Đại từ điển tiếng Việt giải thích quyền lợi là “quyền được hưởng những
lợi ích về mặt vật chất, tinh thần, chính trị, xã hội”[98, tr178]. Cũng trên tinh
thần đó, Từ điển pháp lý 2006 giải thích quyền lợi là “quyền được hưởng những
lợi ích về chính trị, xã hội, vật chất hoặc tinh thần do kết quả lao động của bản
thân tạo nên hoặc do phúc lợi chung do Nhà nước, xã hội hoặc tập thể cơ quan
tổ chức nơi mình sinh sống làm việc mang lại”. Như thế, có thể hiểu đơn giản
quyền lợi - từ Hán Việt được ghép bởi hai từ tố “quyền” và “lợi ích”- có nghĩa là
“điều lợi ích mà người ta có quyền được hưởng”[47, trQ571]. Trong đó, quyền
là “điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận, cho phép cá nhân, tổ chức được
hưởng, được làm và được đòi hỏi” còn lợi ích là “cái có ích, có lợi”. Quyền có
thể thực hiện dưới các hình thức:
- Chủ động làm một việc có lợi cho mình
- u cầu người khác phải làm một việc có lợi cho mình
- u cầu được can thiệp để bảo vệ lợi ích cho mình.
Quyền và lợi ích luôn gắn kết chặt chẽ với nhau. Việc thực hiện quyền
phát sinh lợi ích cho chủ thể đó. Lợi ích được thoả mãn thông qua quyền, và
thông thường người ta chỉ đề cập đến quyền của một ai đó khi điều đó là điều có
lợi cho họ.
Từ đó, có thể nói rằng quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng
phá sản là những điều có lợi cho mình mà doanh nghiệp lâm vào tình trạng
phá sản được làm, được địi hỏi, được cho phép hoặc cơng nhận.

Nếu căn cứ vào phạm trù lợi ích được đem lại, quyền lợi bao gồm quyền
lợi tinh thần, quyền lợi vật chất. Nếu căn cứ vào lĩnh vực thực hiện quyền có thể
phân thành quyền lợi chính trị, quyền lợi kinh tế…Tuy nhiên khi tiếp cận khái
niệm này để đặt vấn đề bảo vệ quyền lợi cho một đối tượng nào đó, người ta
thường nhắc đến cụm từ “quyền lợi chính đáng”. Quyền lợi chính đáng là quyền
được hưởng những lợi ích được xã hội thừa nhận, không đi ngược với những
chuẩn mực, lợi ích chung của xã hội. Nhưng chuẩn mực được Nhà nước chính


thức thừa nhận và buộc cả xã hội cũng phải cơng nhận chính là pháp luật, hệ
thống quy tắc xử sự thể hiện chính thức ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống
trị. Vì thế, nhìn từ góc độ pháp lý, quyền lợi chính đáng là những quyền lợi phù
hợp ý chí của Nhà nước được thừa nhận bởi pháp luật. Trong chừng mực đó
quyền lợi chính đáng chính là “quyền lợi hợp pháp” và Nhà nước sẽ chỉ bảo vệ
những quyền lợi đó mà thơi.
Như vậy, pháp luật là căn cứ chính thức để thừa nhận quyền lợi của doanh
nghiệp nói chung, và pháp luật về phá sản là căn cứ để xem xét và bảo vệ quyền
lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản nói riêng. Nói cách khác, vấn đề
bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản được hiểu là bảo
vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản bằng các quy định
của pháp luật về phá sản.
Trên cơ sở đó, vấn đề bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình
trạng phá sản bằng pháp luật phá sản bao gồm các nội dung sau:
- Pháp luật phá sản đã công nhận cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng
phá sản được thực hiện những quyền nào nhằm đem lại lợi ích cho doanh
nghiệp.. Ví dụ: Luật phá sản 2994 quy định: doanh nghiệp có quyền được tham
gia Hội nghị chủ nợ; quyền khiếu nại quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản; quyền được lập phương án phục hồi hoạt động kinh doanh; được tham
gia tổ quản lý thanh lý tài sản; quyền khiếu nại quyết định mở thủ tục thanh lý tài
sản.

- Pháp luật phá sản đã yêu cầu các chủ thể khác phải thực hiện hoặc
không được thực hiện những hành vi gì nhằm đem lại lợi ích cho doanh nghiệp
lâm vào tình trạng phá sản. Ví dụ: Luật phá sản 2004 quy định về việc các chủ
nợ phải gửi giấy đòi nợ trong một thời hạn nhất định cho Tồ án, nếu hết thời
hạn này mà khơng gửi giấy địi nợ thì coi như từ bỏ quyền địi nợ; về việc đình
chỉ thực hiện những hợp đồng đang có hiệu lực nếu xét thấy có lợi cho doanh


×