Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thực tiễn áp dụng tại tòa án tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (702.44 KB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------

Ủ THỊ BẠ CH YẾN

PHÁ P LUẬ T VỀ BẢ O VỆ QUYỀ N SỞ
HỮ U TRÍ TUỆ
THỰ C TIỄ N Á P DỤ N G TẠ I TÒ A Á N
TP. HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngàn h: LUẬT KINH TẾ, NHỮN G VẤ N ĐỀ TRỌN G TÀI .
Mã số

: 60.38.50

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướ ng dẫ n khoa học: TS. LÊ NẾT
TP. HỒ CHÍ MINH – năm 2006


Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................................. 1
Chương 1 ......................................................................................................................................... 6
Căn cứ pháp luật giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án ........................ 6
1.1 Khái niệm về quyền sở hữu trí tuệ và tranh chấp về sở hữu trí tuệ ................................ 6
1.1.1 Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ ............................................................................................ 6
1.1.2 Tính chất của quyền sở hữu trí tuệ ....................................................................................... 7
1.1.3 Tranh chấp về sở hữu trí tuệ ............................................................................................... 11
1.2 Căn cứ pháp luật để giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ. ...................... 12
1.2.1 Theo Bộ luật Dân sự 2005................................................................................................... 12


1.2.2 Theo Luật sở hữu trí tuệ ...................................................................................................... 15
1.3 Thẩm quyền của Tòa án đối với các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. . 23
1.3.1 Vai trò của Tòa án ............................................................................................................... 23
1.3.2 Thẩm quyền giải quyết của Tòa án .................................................................................... 24
1.3.2.1 Thẩm quyền giải quyết các vụ án dân sự theo lãnh thổ................................................. 25
1.3.2.2 Thẩm quyền theo vụ việc................................................................................................. 26
1.4 Khái quát hệ thống chủ thể thực thi pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại TP.
Hồ Chí Minh................................................................................................................................. 29
Chương 2 ....................................................................................................................................... 33
Tình hình giải quyết các tranh chấp sở hữu trí tuệ tại Tòa án TP. Hồ Chí Minh. ............. 33
2.1 Kết quả giải quyết các tranh chấp về sở hữu trí tuệ. ....................................................... 33
2.2 Nhận xét chung ...................................................................................................................... 48
Chương 3 ....................................................................................................................................... 50
Phương hướng hoàn thiện trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại
Tòa án nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự...... 50
3.1 Những hạn chế và khó khăn trong việc thực thi Pháp luật sở hữu trí tuệ tại Tòa án . 50
3.1.1 Vấn đề áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ................................................................... 50
3.1.2 Vấn đề đánh giá chứng cứ và áp dụng pháp luật trong thực tiễn. .................................... 55
3.1.2.1 Nghóa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh. .................................................................. 55
3.1.2.2 Đánh giá chứng cứ trong việc giải quyết các vụ án về sở hữu trí tuệ ........................... 57
3.1.3 Phương pháp tính bồi thường thiệt hại (trước và sau khi có Luật sở hữu trí tuệ) ............. 63
3.1.3.1 Những quy định chung ...................................................................................................... 65
3.1.3.2 Phương pháp xác định thiệt hại ........................................................................................ 67

1


3.2 Kinh nghiệm của các nước đối với Việt Nam trong việc giải quyết các vụ án về quyền
sở hữu trí tuệ ................................................................................................................................ 72
3.3 Tính dứt điểm của bản án .................................................................................................... 78

3.4 Phương hướng hoàn thiện trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến sở hữu trí tuệ
........................................................................................................................................................ 81
KẾT LUẬN .................................................................................................................................. 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................... 88

2


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Luận văn:
Một trong những yêu cầu của hiệp định TRIPs đối với các nước tham gia ký
kết đó là “các thủ tục liên quan đến việc thực thi các quyền sở hữu trí tuệ phải
đúng đắn và công bằng. Các thủ tục đó không được phức tạp hoặc tốn kém quá
mức không được quy định những thời hạn bất hợp lý hoặc việc trì hoãn vô thời
hạn” (Điều 41).
Xuất phát từ yêu cầu này, nhà nước Việt Nam đang hoàn thiện dần hệ
thống pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ để làm thế nào cho việc thực thi quyền
sở hữu trí tuệ đạt được hiệu quả nhất là đối việc thực thi tại Tòa án.
Năm 1995 Quốc hội Việt Nam đã thông qua Bộ luật Dân sự trong đó có
một phần về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ (Phần thứ VI), đây
là một bước nâng cấp quan trọng các quy định chủ yếu về bảo hộ quyền sở hữu
trí tuệ lên một văn bản luật cao nhất do cơ quan lập pháp ban hành.
Trong các quan hệ quốc tế song phương và đa phương trong những năm gần
đây, vấn đề sở hữu trí tuệ đã trở thành một trong các mối quan tâm hàng đầu
và trong không ít trường hợp đã trở thành các thách thức đối với nhiều quốc gia,
tình hình đó cũng xảy ra với chúng ta. Vượt qua được những thách thức đó là
yêu cầu có tính chất bắt buộc và chúng ta không có cách chọn lựa nào khác.
Cho tới nay Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống các cơ quan có thẩm
quyền bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
thông qua Tòa án là một trong các phương thức lựa chọn của chủ sở hữu khi bị

vi phạm. Điều này cũng phù hợp với thông lệ quốc tế và ngày càng được chú
trọng ở Việt Nam.

1


Tuy nhiên khi lựa chọn giải pháp thông qua Tòa án để giải quyết tranh
chấp cũng chưa đạt được những hiệu quả như mong muốn, do những thủ tục tố
tụng tại Tòa còn có những điều bất cập, hạn chế cũng như còn thiếu những văn
bản dưới luật hướng dẫn chi tiết thực hiện. Vì vậy phải nghiên cứu kỹ về hoạt
động của Tòa án trong quá trình giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền
sở hữu trí tuệ, trên cơ sở đó xây dựng cho nó một thủ tục tố tụng đầy đủ và hợp
lý hơn, thông qua đó giúp cho việc giải quyết tranh chấp nêu trên ở nước ta
được tiến hành một cách thuận lợi và có hiệu quả.
Chính vì các lý do đã nêu, tác giả đã chọn đề tài “Pháp luật về quyền sở
hữu trí tuệ thực tiễn áp dụng tại Tòa án TP. Hồ Chí Minh” làm luận văn tốt
nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Kể từ ngày 01/07/2006, việc xem xét hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí
tuệ được thực hiện trên cơ sở những quy định của Luật sở hữu trí tuệ.
Luật sở hữu trí tuệ ra đời đáp ứng được những đòi hỏi thực tế thực thi quyền
sở hữu trí tuệ trong những năm qua. Mặc dù hiệu quả của Luật sẽ chỉ được
chứng minh trong thực tế, nhưng trước khi luật này có hiệu lực thì cũng đã có
khá nhiều những bài viết, công trình nghiên cứu về vấn đề lý luận và thực tiễn
quyền sở hữu trí tuệ. Có công trình dự thi giải thưởng sinh viên nghiên cứu
khoa học năm 2003 về “Khái niệm nhãn hiệu hàng hóa – một số vấn đề về lý
luận và thực tiễn” của nhóm ngành Khoa học xã hội 2003; khóa luận cử nhân
luật về “Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân sự tại Việt
Nam – lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Đình Cường 2006; Tài liệu bài giảng
về quyền sở hữu trí tuệ của TS.Lê Nết; “Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa theo Pháp

luật dân sự Việt Nam” của Nguyễn Xuân Quang; “Hoàn thiện Pháp luật Việt
Nam về thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong điều kiện hội nhập quốc tế” của Hà
Đăng Quảng; “Bảo hộ quyền tác giả theo Pháp luật Việt Nam và Hoa Kỳ từ
2


góc nhìn so sánh” của Vương Tịnh Mạch; “Giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ
bằng biện pháp dân sự” của Phan Thị Liễu dưới góc độ là một luật sư. Tuy
nhiên chưa có đề tài nghiên cứu sâu về việc tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ tại
Tòa án theo quan điểm của người xét xử để thấy được thực trạng tại Tòa khi
giải quyết các tranh chấp.
Tác giả là người đang công tác tại Tòa án – là một trong các cơ quan thực
thi quyền sở hữu trí tuệ. Do đó, tác giả đã chọn đề tài “Pháp luật về bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ ­ thực tiễn áp dụng tại Tòa án TP. Hồ Chí Minh” để
nghiên cứu, đây cũng là dịp để tác giả tìm hiểu sâu hơn các qui định của Pháp
luật hiện hành khi áp dụng trong thực tiễn đã đạt được những hiệu quả cũng
như những bất cập và hạn chế như thế nào.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của Tòa án nhân
dân trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, phát hiện những
vướng mắc trong các qui định hiện hành làm hạn chế đến hoạt động của Tòa
án và đề xuất một số phương hướng hoàn thiện nhằm làm tăng hiệu quả giải
quyết tranh chấp tại Tòa.
Tác giả chọn đề tài này để nghiên cứu với mong muốn là thông qua quá
trình tìm hiểu thực tiễn vấn đề pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa
án, từ đó tìm ra biện pháp giúp cho việc giải quyết tranh chấp tại Tòa đạt hiệu
quả là mục đích nghiên cứu của đề tài này.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu thực tiễn áp dụng tại Tòa án trong việc giải
quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ, trên cơ sở phân tích những qui định của

Pháp luật quyền sở hữu trí tuệ, quá trình tố tụng tại Tòa và có xem xét với vai

3


trò của một vài cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ (Hải quan, Quản lí thị
trường…), thực tiễn hoạt động và vướng mắc của Tòa án trong thời gian qua, từ
đó đề ra một số biện pháp nhằm phát huy vai trò của Tòa án trong quá trình
giải quyết tranh chấp.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu luận văn:
Luận văn được phân tích trên cơ sở pháp luật của nhà nước ta và thực tiễn
thi hành pháp luật, đề tài nghiên cứu, ý kiến của các chuyên gia, nhà nghiên
cứu trong và ngoài nước. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích,
so sánh, tổng hợp, chứng minh để thực hiện đề tài này. Trong đó phân tích vụ
việc là chủ yếu nhằm mổ xẻ những nguyên nhân làm hạn chế đến hoạt động
xét xử trong lónh vực sở hữu trí tuệ, cũng như thấy được bản chất của loại tranh
chấp này là gì, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để phục vụ cho việc xét xử sau
này ngày càng được tốt hơn.
6. Ý nghóa lý luận và thực tiễn của luận văn:
Mục đích trước mắt Luận văn sẽ là công trình nghiên cứu có giá trị tham
khảo cho các luật sư, thẩm phán, sinh viên luật, giúp họ có khả năng giải quyết
tốt hơn những vấn đề phát sinh từ tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ. Đồng thời
giúp cho Tòa án nhân dân tối cao, các nhà làm luật thấy được những hạn chế
trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa, từ đó làm cơ sở để ban hành
văn bản hướng dẫn thi hành luật kịp thời và hoàn thiện pháp luật sao cho việc
thực thi tại Tòa đạt được hiệu quả.
7. Cấu trúc của luận văn:
Luận văn gồm có ba chương:
Chương 1: Căn cứ pháp luật giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ
tại Tòa án.

4


Chương 2: Tình hình giải quyết các tranh chấp sở hữu tranh chấp sở hữu trí
tuệ tại Tòa án TP. Hồ Chí Minh
Chương 3: Phương hướng hoàn thiện trong việc giải quyết các tranh chấp
về quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự.
Qua việc nghiên cứu đề tài này, tác giả mong muốn chứng minh khả năng
áp dụng luật của Tòa án theo Luật sở hữu trí tuệ. Mục đích của tác giả là thiết
kế mô hình hoạt động của Tòa án chuyên trách giải quyết các tranh chấp về
quyền sở hữu trí tuệ với một thủ tục tố tụng riêng cho lónh vực này, nhằm giúp
cho Tòa án khi giải quyết tranh chấp được tiến hành thuận lợi. Bên cạnh đó,
cho thấy sự ổn định và hoàn thiện của hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ góp
phần thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật cũng như đóng góp quan trọng
vào việc tạo lập nền tảng pháp lý chung thu hút, bảo đảm quyền, lợi ích của
các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đồng thời là cầu nối tăng cường
thiện chí hợp tác, tạo sự tin cậy lẫn nhau giữa Việt Nam và quốc tế, thúc đẩy
giao lưu thương mại phát triển. Mặt khác, một hệ thống pháp luật về sở hữu trí
tuệ hoàn thiện còn giúp cho nền kinh tế Việt Nam giữ được thế chủ động trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế khi tạo ra cơ chế hữu hiệu nhằm bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư trong nước, bảo hộ sản xuất trong
nước.
Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp, trao đổi của quý thầy, cô,
đồng nghiệp, các bạn và những người đồng quan tâm tới đề taøi naøy.

5


Chương 1

Căn cứ pháp luật giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí
tuệ tại Tòa án.
1.1 Khái niệm về quyền sở hữu trí tuệ và tranh chấp về sở hữu trí tuệ
1.1.1 Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ
Quyền sở hữu trí tuệ là quyền đối với các sản phẩm do trí tuệ con người tạo
ra thông qua hoạt động sáng tạo và các sản phẩm đó được gọi là tài sản về sở
hữu trí tuệ, chúng là những tài sản vô hình nhưng có giá trị kinh tế. Tài sản sở
hữu trí tuệ thường tồn tại dưới dạng những thông tin kết hợp chặt chẽ với nhau,
được thể hiện trong những vật thể hữu hình và bản thân vật mang thông tin đó
có khả năng xuất hiện trong cùng một thời điểm với số lượng bản sao không
giới hạn ở những địa điểm khác nhau trên thế giới. Quyền sở hữu trong trường
hợp này không phải là quyền sở hữu bản thân các bản sao hữu hình mà chính
là quyền sở hữu hình thức thể hiện những thông tin chứa đựng trong các bản
sao đó. Trong Công ước thành lập Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO),
quyền sở hữu trí tuệ được định nghóa như sau: “Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm
các quyền liên quan đến các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học, các
sáng chế trong các lónh vực hoạt động của con người, các phát minh khoa học,
các kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, tên và chỉ
dẫn thương mại, bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh cũng như tất cả các
quyền khác bắt nguồn từ các hoạt động trí tuệ trong các lónh vực công nghiệp,
khoa học, văn học hay nghệ thuật”.
Thông thường, quyền sở hữu trí tuệ được chia thành hai nhóm: “Quyền sở
hữu công nghiệp” (bao gồm: Sáng chế, giải pháp hữu ích; kiểu dáng công

6


nghiệp; nhãn hiệu hàng hóa; tên thương mại; tên gọi xuất xứ hàng hóa và các
chỉ dẫn địa lý khác; bí mật kinh doanh; thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn;
giống cây trồng mới ) và “Quyền tác giả” (bao gồm: Các tác phẩm văn học,

nghệ thuật và khoa học; các chương trình biểu diễn, phát thanh, truyền hình…).
Quyền đối với các chương trình biểu diễn, đối với các bản ghi âm, phát thanh,
truyền hình, chương trình phát sóng… còn được gọi là “quyền liên quan” hay
“quyền kế cận”. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật, thì
các quyền mới như thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, các quyền về giống
cây trồng mới cũng được pháp luật bảo hộ như các tài sản trí tuệ.
1.1.2 Tính chất của quyền sở hữu trí tuệ1
Để xem xét vai trò của sở hữu trí tuệ trong cuộc sống, chúng ta có thể xem
thí dụ dưới đây:
Bánh Trung thu ĐK do nhiều cơ sở sản xuất, tuy nhiên chỉ có Trung tâm
Thương mại ĐK đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Cục SHCN. Cửa hàng X được
UBND Quận N. cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với chức năng sản
xuất bánh trung thu tên là ĐK. Cơ quan quản lý thị trường (QLTT) nhận được
khiếu nại của Trung tâm Thương mại ĐK về Cửa hàng X sản xuất bánh trung
thu ĐK, đến xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa nhưng không giải
quyết được vì Cửa hàng có giấy phép của UBND Quận. QLTT cho rằng các cơ
quan nhà nước không phối hợp chặt chẽ với nhau gây tình trạng “trống đánh
xuôi, kèn thổi ngược”.
Đây không phải là tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” như chúng
ta nghó. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là văn bằng bảo hộ duy
nhất thể hiện độc quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu. Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh của Cửa hàng X không phải là căn cứ phát sinh quyền sở hữu công

1

Lê Nết – Quyền sở hữu trí tuệ – Tài liệu bài giảng 2006, tr.31.

7



nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa. Mỗi loại giấy tờ được sử dụng vào một
mục đích khác nhau, và vì thế không hề có sự chồng chéo giữa các cơ quan cấp
phép hay cấp giấy chứng nhận.
Thí dụ vừa nêu cũng cho thấy sự cần thiết nhận biết các tính chất và đặc
điểm của quyền sở hữu trí tuệ để không lẫn lộn giữa quyền sở hữu trí tuệ với
quyền kinh doanh hay các quyền khác. Các đặc điểm nhận biết này bao gồm:
căn cứ phát sinh, bản chất bảo hộ, và phạm vi bảo hộ độc quyền.
Căn cứ phát sinh quyền sở hữu trí tuệ có thể từ hành vi pháp lý (thí dụ
quyền tác giả phát sinh từ khi tác phẩm được hình thành) hay quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền (thí dụ quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa phát
sinh từ khi chủ sở hữu nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ).
Về bản chất, quyền sở hữu trí tuệ bảo hộ quyền nhân thân và quyền tài sản
của chủ thể quyền đối với các thành quả lao động sáng tạo hay uy tín thương
mại. Việc đánh giá bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ thông qua các tiêu
chuẩn tương đối trừu tượng (trình độ sáng tạo, khả năng gây nhầm lẫn, không
hiển nhiên đối với người trung bình có cùng trình độ tương ứng, yếu tố đặc thù,
v.v…). Vì vậy, ở mỗi bước nghiên cứu, chúng ta luôn vấp phải những khó khăn
về định nghóa các khái niệm và phải nhận biết nó thông qua áp dụng luật vào
từng trường hợp cụ thể.
Ở các đối tượng sở hữu trí tuệ chúng ta có thể thấy một số điểm mà ở các
hình thức sở hữu khác trước đây không có. Thứ nhất, đối với sở hữu thông
thường, chủ sở hữu có đủ ba quyền: quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt.
Trong khi đó, quyền sở hữu trí tuệ không quy định gì về quyền chiếm hữu.
Điều đó cũng phát sinh từ đặc tính vô hình của các đối tượng sở hữu trí tuệ.
Chúng ta không thể nắm bắt, chiếm hữu được các kiến thức về một giải pháp
kỹ thuật hay một kiểu dáng công nghiệp. Chỉ có một cách duy nhất để chiếm
hữu chúng là giữ bí mật kiến thức đó (thí dụ công thức pha chế hương liệu nước
8



hoa Chanel No. 5, hay nước coca-cola được giữ kín hàng trăm năm nay). Một
khi kiến thức được công bố, phổ biến thì bất cứ ai cũng có khả năng sử dụng và
bắt chước theo. Nó trở thành tài sản công cộng. Nếu các kiến thức đó không
được pháp luật bảo hộ, thì sẽ dẫn đến hậu quả là không ai chịu phổ biến các bí
quyết mà mình biết , và hậu quả là trình độ khoa học kỹ thuật không phát triển
lên được. Thí dụ người châu Á biết dệt vải trước người châu Âu, song do giữ
kín bí quyết mà không công bố để mọi người cùng nghiên cứu phát triển nên
đến thế kỷ 18 thì công nghiệp dệt châu Âu đã tiến bộ hơn hẳn của châu Á. Đó
cũng là do ở châu Âu người ta đã khắc phục được khó khăn: làm sao khuyến
khích nhà sáng chế chia sẻ kiến thức của mình cho nhiều người cùng sử dụng,
đồng thời vẫn bảo đảm để quyền lợi của nhà sáng chế không bị ảnh hưởng. Đó
là do pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dưới dạng độc quyền.
“Độc quyền” đó là nội dung mấu chốt của toàn bộ chế định về quyền sở
hữu công nghiệp nói riêng và sở hữu trí tuệ nói chung. Chỉ có chủ sở hữu đối
tượng sở hữu trí tuệ (hay còn gọi là chủ thể quyền) mới có quyền ứng dụng các
kiến thức của mình vào cuộc sống, chỉ có họ mới có quyền chuyển giao, phổ
biến kiến thức của mình, chỉ có họ mới được phép bán những sản phẩm hình
thành từ thành quả lao động sáng tạo của họ. Nếu thiếu từ “độc quyền” thì
toàn bộ chế định về sở hữu trí tuệ sẽ mất hết ý nghóa. Những người lao động
sáng tạo không cần phải chờ đến khi có luật về sở hữu trí tuệ mới biết cách sử
dụng và bán các kiến thức của mình, nhưng nếu không có luật sở hữu trí tuệ thì
bất cứ ai cũng có thể ăn cắp sáng kiến của các chủ thể quyền và làm giàu trên
công sức của những người lao động sáng tạo. Đến một lúc nào đó sẽ không còn
ai có ý định sáng tạo để phục vụ xã hội nữa.
Bản thân từ “độc quyền” cũng có sức hút rất lớn. Nó khuyến khích mọi
người thi đua sáng tạo để được cấp bằng “độc quyền”, vì trong kinh doanh,
được bảo hộ độc quyền là đã đạt được một ưu thế lớn đối với các đối thủ cạnh
tranh của mình. Chính vì vậy, để đánh giá luật sở hữu công nghiệp có đáp ứng

9



được nhu cầu của xã hội hay không chính là ở chỗ nó có đảm bảo được chủ sở
hữu đối tượng sở hữu công nghiệp được độc quyền sử dụng, định đoạt đối
tượng mình sở hữu hay không.
Tuy nhiên, phạm vi độc quyền của từng đối tượng sở hữu trí tuệ rất khác
nhau. Đối với quyền tác giả, phạm vi độc quyền chỉ gói gọn trong hình thức
trình bày tác phẩm. Chủ sở hữu tác phẩm văn học được độc quyền cho hay
không cho người khác sao chép hay cải biên tác phẩm của mình. Tuy nhiên,
chủ sở hữu tác phẩm không có quyền cấm người khác xuất bản một tác phẩm
tương tự, nếu tác phẩm đó được sáng tạo một cách độc lập (có tính nguyên
gốc), không hề sao chép từ tác phẩm đầu tiên, và sự trùng lắp chỉ là ngẫu
nhiên. Đối với quyền sở hữu công nghiệp, phạm vi độc quyền rộng lớn hơn.
Nếu một chủ sở hữu sáng chế đã được cấp văn bằng bảo hộ, hay thậm chí chưa
được cấp văn bằng nhưng đã nộp đơn xin cấp văn bằng bảo hộ, thì bất kỳ người
nào khác, dù sáng tạo độc lập, không ăn cắp ý tưởng của người đã nộp đơn,
cũng không được bảo hộ độc quyền như người nộp đơn đầu tiên nữa. Chính vì
vậy trong chế định về quyền sở hữu công nghiệp có khái niệm về ngày ưu tiên
và quyền ưu tiên, một khái niệm mà chế định về quyền tác giả không có. Hơn
nữa, độc quyền của sở hữu trí tuệ là độc quyền được thực hiện thông qua cơ
chế bảo hộ của pháp luật và được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực thi.
Cơ chế bảo hộ được thực hiện theo quan điểm:
-

Bảo hộ có mục đích: bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ để làm cơ sở thúc đẩy
tính năng động sáng tạo của các chủ thể sản xuất kinh doanh;

-

Bảo hộ có chọn lọc: Nhà nước đặt ra các tiêu chuẩn bảo hộ, dựa trên

lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Chỉ các đối tượng thỏa mãn các tiêu
chuẩn do pháp luật nêu ra mới đïc bảo hộ, chứ không phải cứ “thành
quả lao động sáng tạo” là được bảo hộ;

-

Bảo hộ có thời hạn: các quyền tài sản trong sở hữu trí tuệ chỉ được bảo
hộ tối đa trong một thời hạn do pháp luật quy định; và

10


-

Bảo hộ có điều kiện: việc bảo hộ phải được tiến hành đồng bộ với các
giải pháp lạm dụng bảo hộ. Ngoài ra, việc sử dụng quyền sở hữu công
nghiệp không đi ngược lại lợi ích xã hội hay cản trở không chính đáng
các chủ thể sản xuất kinh doanh khác.

1.1.3 Tranh chấp về sở hữu trí tuệ
Một số từ điển đã định nghóa Tranh chấp là: “Giành nhau một cách giằng
co cái không rõ thuộc về bên nào”2, ví dụ: vùng tranh chấp giữa hai nước; hoặc
“Đấu tranh giằng co khi có ý kiến bất đồng, thường là trong vấn đề quyền lợi
giữa hai bên”3, ví dụ: tranh chấp ý kiến, giải quyết các vụ tranh chấp; hoặc
“Những mâu thuẫn, bất hòa về quyền và nghóa vụ hợp pháp giữa các chủ thể
tham gia vào một quan hệ pháp luật, trong đó có tranh chấp bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng”4.
Tranh chấp về sở hữu trí tuệ phát sinh trực tiếp từ đối tượng của sở hữu trí
tuệ hoặc từ các giao dịch thương mại và các mối quan hệ có liên quan tới việc
khai thác các đối tượng của sở hữu trí tuệ như các hợp đồng li-xăng, hợp đồng

chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ như trong trường hợp thành lập, sáp nhập, hợp
nhất công ty liên doanh, hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng tống thầu
(EPC) và các hợp đồng liên quan đến sở hữu trí tuệ (hợp đồng nghiên cứu và
hợp đồng lao động).
Các tranh chấp phát sinh từ lónh vực sở hữu trí tuệ với bản chất là các tranh
chấp dân sự, tuy có nhiều ý kiến khác nhau nhưng nhìn chung các tác giả đều
thống nhất là các tranh chấp này có những tính chất như sau:
-

Thứ nhất, tranh chấp phát sinh từ lónh vực sở hữu trí tuệ phần lớn đều

2

Trang 757 Từ điển tiếng Việt – NXB Văn hóa thông tin Hà Nội, 2001.

3

Trang 757 Từ điển tiếng Việt – NXB Văn hóa thông tin Hà Nội, 2001.

4

Trang 382 Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng – NXB Giáo duïc 1996.

11


phức tạp. Nó thường gắn liền với các yếu tố kỹ thuật chuyên sâu của
từng lónh vực, do vậy, không phải dễ dàng có thể nhận thức và đánh
giá chính xác bản chất và tình huống của các tranh chấp loại này ngay
cả đối với các bên trong tranh chấp. Trên thực tế, đã có rất nhiều tranh

chấp xảy ra hoàn toàn không do chủ ý của bất kỳ bên nào mà là do sự
không nhận thức hoặc nhận thức không đầy đủ về hành vi vi phạm của
mình.
-

Thứ hai, tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ có tính “đa quốc gia”. Các
tranh chấp loại này có thể phát sinh từ các mối quan hệ trải rộng trên
nhiều quốc gia khác nhau, do các chủ thể có quốc tịch khác nhau, địa
điểm xảy ra tranh chấp có thể cùng lúc tại nhiều vùng trên thế giới. Do
vậy, các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ cũng chịu sự điều chỉnh
của nhiều công ước quốc tế, phán quyết đối với tranh chấp này cũng
đòi hỏi sự công nhận quốc tế để có thể thi hành trên thực tế5.

1.2 Căn cứ pháp luật để giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ.
1.2.1 Theo Bộ luật Dân sự 2005
Khác với các quy định tương đối chi tiết về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển
giao công nghệ tại Bộ luật Dân sự năm 1995 (sau đây viết tắt là BLDS năm
1995), các quy định về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ tại Bộ
luật Dân sự năm 2005 (sau đây viết tắt là BLDS năm 2005) (Phần thứ sáu
“Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ”) được các nhà làm luật coi là
những quy định “gốc” làm nền tảng để Luật sở hữu trí tuệ quy định chi tiết
nhằm đảm bảo tính thống nhất, ổn định lâu dài của pháp luật. BLDS năm 2005
đã loại bỏ một số quy định cụ thể về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công

5

Nguyễn Hoàn Thành – Giải quyết các tranh chấp về sở hữu trí tuệ thông qua trọng tài hoặc trung

gian hòa giải (Hội thaûo T4/2004).


12


nghệ… Các quy định của BLDS năm 2005 chỉ là những quy định chung và mang
tính nguyên tắc về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, đó là quyền
dân sự của cá nhân, pháp nhân. Các vấn đề cụ thể và những vấn đề có tính
chất hành chính như: thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ, quản lý nhà nước về
quyền sở hữu trí tuệ… được quy định chi tiết trong Luật sở hữu trí tuệ (Luật sở
hữu trí tuệ được Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29–11–2005
và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01–7–2006).
Bộ Luật Dân Sự 2005 đã được Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghóa
Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005 và có hiệu lực kể từ
ngày 01/01/2006 thay thế cho Bộ luật Dân sự 1995.
Trong Bộ luật Dân sự 2005, các quy định về sở hữu trí tuệ đã được đơn giản
và thu hẹp nhiều. Chúng chỉ còn đóng vai trò hướng dẫn chung, cho thấy quyền
sở hữu trí tuệ về bản chất là một quyền dân sự, có những phương pháp điều
chỉnh như phương pháp điều chỉnh của luật dân sự, song cũng có những tính
chất riêng. Các quy định này được xây dựng trên nguyên tắc phù hợp với các
chuẩn mực của các điều ước quốc tế liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ do
WIPO (Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới) quản lý thực hiện mà Việt Nam là
thành viên và cơ bản đã thích ứng với thông lệ quốc tế.
Các quy định về quyền sở hữu trí tuệ được đề cập tại phần thứ 6 trong đó
tại:
-

Chương XXXIV đề cập đến quyền tác giả và quyền liên quan (từ điều
736 đến 749) quy định các đối tượng quyền tác giả, nội dung quyền tác
giả, thời điểm phát sinh và hiệu lực quyền tác giả, xác định chủ sở hữu
quyền tác giả, phân chia quyền của đồng tác giả, chuyển giao quyền
tác giả, quy định đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả, xác

định chủ sở hữu và nội dung quyền đối với cuộc biểu diễn, đối với bản
ghi âm ghi hình, đối với cuộc phát sóng, đối với tín hiệu veä tinh mang
13


chương trình được mã hóa.
-

BLSD năm 1995 không quy định về đối tượng quyền tác giả. Đây là
lần đầu tiên đối tượng quyền tác giả được quy định: “Đối tượng quyền
tác giả bao gồm mọi sản phẩm sáng tạo trong các lónh vực văn học,
nghệ thuật, khoa học được thể hiện dưới bất kỳ hình thức và bằng bất
kỳ phương tiện nào, không phân biệt nội dung, giá trị và không phụ
thuộc vào bất kỳ thủ tục nào” (Điều 737 của Bộ luật Dân sự năm
2005).

-

Bộ luật Dân sự năm 2005 đã bổ sung nội dung quyền tác giả như sau:
quyền nhân thân và quyền tài sản thuộc quyền tác giả, và về cơ bản,
quyền nhân thân vẫn được giữ nguyên như quy định tại Điều 751 của
BLDS năm 1995, nhưng quy định về quyền tài sản thuộc quyền tác giả
được quy định chi tiết hơn, bao gồm: Sao chép tác phẩm; Cho phép tạo
tác phẩm phái sinh; Phân phối, nhập khẩu bản gốc và bản sao tác
phẩm; Truyền đạt tác phẩm đến công chúng; Cho thuê bản gốc hoặc
bản sao chương trình máy tính.

-

Chương XXXV quy định quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với

giống cây trồng (từ Điều 750 đến 753) quy định đối tượng, nội dung,
căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây
trồng, xác định các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối
với giống cây trồng được chuyển giao theo hợp đồng hoặc để thừa kế,
kế thừa.

Bộ luật Dân sự 2005 là nguồn của Luật sở hữu trí tuệ. Trong trường hợp có
những vấn đề dân sự liên quan đến sở hữu trí tuệ không được quy định trong
Luật sở hữu trí tuệ thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự. Trong trường hợp
có sự khác nhau giữa quy định về sở hữu trí tuệ của Luật sở hữu trí tuệ với quy
định của luật khác thì áp dụng quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Hiển nhiên,
trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định

14


khác với quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì áp dụng quy định của điều ước
quốc tế đó. Như vậy, nguồn của Luật sở hữu trí tuệ hiện nay có thể được khái
quát là các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam tham gia và các văn
bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, theo thủ tục trình
tự do pháp luật quy định, điều chỉnh các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản
trong lónh vực sở hữu trí tuệ.
Mặc dù trong quá trình xây dựng pháp luật, nhà làm luật luôn luôn bám sát
thực tiễn để phát hiện kịp thời các đòi hỏi và nhu cầu phải điều chỉnh bằng
pháp luật. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, pháp luật thường lạc
hậu hơn sự biến đổi của tồn tại khách quan. Do vậy, hệ thống pháp luật không
tránh khỏi có những lỗ hổng hoặc chưa ban hành kịp thời các quy phạm pháp
luật tương ứng cần để điều chỉnh, thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có
thể vận dụng những nguyên tắc chung của pháp luật để giải quyết.
1.2.2 Theo Luật sở hữu trí tuệ

Luật số 50/2005/QH11 về sở hữu trí tuệ được Quốc hội thông qua ngày 29
tháng 11 năm 2005 đã chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2006.
Để Luật sở hữu trí tuệ có thể được thực thi hiệu quả trên thực tế thì vai trò hệ
thống các cơ quan thực thi là rất quan trọng, trong đó nổi bật là vai trò của Tòa
án nhân dân.
Khi đề cập đến các biện pháp thực thi quyền sở hữu trí tuệ, lẽ đương nhiên,
người ta nghó ngay đến tổng thể các quy định của pháp luật có liên quan đến
lónh vực này.
Trước khi Luật sở hữu trí tuệ ra đời, các quy định liên quan đến quá trình
thực thi được quy định trong rất nhiều văn bản và có giá trị pháp lý khác nhau,
điều này tạo nên một sự không đồng bộ và thống nhất trong các quy định của
pháp luật điều chỉnh lónh vực này. Đứng trước yêu cầu đó, chúng ta đã pháp

15


điển hóa tất cả các quy định về sở hữu trí tuệ vào trong duy nhất một đạo luật.
Xét trong bối cảnh Việt Nam thì việc lựa chọn này được coi là hợp lý nhất6.
Tuy các quy định về sở hữu trí tuệ đã được quy định một cách thống nhất
trong Luật sở hữu trí tuệ, nhưng không phải quy định nào cũng đủ chi tiết và có
khả năng áp dụng được ngay trên thực tế. Cụ thể, trong rất nhiều quy định liên
quan đến lónh vực bảo vệ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ, có khá nhiều quy định
cần phải được hướng dẫn cụ thể hơn. Mặc dù vậy, phải thừa nhận rằng, Luật sở
hữu trí tuệ cố gắng thu hút tất cả các quy định liên quan đến các biện pháp
thực thi quyền sở hữu trí tuệ, bằng các biện pháp như dân sự, hành chính, hình
sự; và biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở
hữu trí tuệ với mức độ khá cụ thể thì được ghi nhận là một bước tiến. Hy vọng
rằng, các quy định này sẽ được hướng dẫn ở cấp độ Nghị định để đảm bảo tính
thống nhất và tạo điều kiện dễ dàng cho quá trình áp dụng.
Các đối tượng của Luật sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 3 như sau:

Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
Đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản
ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình
được mã hóa.
Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công
nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên
thương mại và chỉ dẫn địa lý.
Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là giống cây trồng và vật liệu
nhân giống.

6

Lê Xuân Lộc – Tạp chí Tòa án nhân dân tháng 4/2006, tr.2.

16


 Xét về đối tượng điều chỉnh, Luật sở hữu trí tuệ có những tính chất đặc
thù sau đây:
-

Luật sở hữu trí tuệ có đối tượng điều chỉnh rộng hơn so với Bộ luật
Dân sự 1995. Nếu Bộ luật Dân sự 1995 chỉ mang tính chất là một loại
luật nội dung, điều chỉnh các quan hệ nhân thân và tài sản, thì Luật sở
hữu trí tuệ vừa là luật nội dung, vừa là luật hình thức. Luật sở hữu trí
tuệ vừa quy định các quyền và nghóa vụ của các chủ thể quyền sở hữu
trí tuệ, vừa quy định các trình tự, thủ tục để xác lập quyền, vừa quy
định các cách thức để thực thi quyền.

-


Các trình tự, thủ tục tố tụng để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong Luật
sở hữu trí tuệ quy định không hoàn toàn đồng nhất với các quy định
của Bộ Luật tố tụng dân sự.

Vì đối tượng điều chỉnh có nhiều điểm riêng như vậy, không giống với bất
cứ ngành luật nào, đã có căn cứ để coi luật về sở hữu trí tuệ là một ngành luật
độc lập trong hệ thống pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghóa Việt Nam.
 Xét về phương pháp điều chỉnh của Luật sở hữu trí tuệ:
Phương pháp điều chỉnh của Luật sở hữu trí tuệ kết hợp nhiều phương
pháp điều chỉnh của nhiều ngành luật khác nhau. Trong việc xác lập quyền sở
hữu trí tuệ, phương pháp điều chỉnh của luật tương đồng với phương pháp điều
chỉnh của các quy phạm pháp luật hành chính (mệnh lệnh, phục tùng). Trong
việc giải quyết tranh chấp, phương pháp điều chỉnh của Luật sở hữu trí tuệ lại
tương đồng với phương pháp điều chỉnh các quy phạm pháp luật tố tụng dân sự
(mặc dù không hoàn toàn thống nhất). Trong việc phân định quyền và nghóa vụ
của các chủ thể, phương pháp điều chỉnh của Luật sở hữu trí tuệ lại tương đồng
với phương pháp điều chỉnh của các quy phạm pháp luật tố tụng dân sự (bình

17


đẳng, tự nguyện, tự định đoạt)7.
Có thể thấy, quyền sở hữu trí tuệ là một quyền dân sự vì nó được quy định
trong Bộ luật Dân sự, và do đó nếu có vi phạm xảy ra cần phải được xử lý
bằng các biện pháp dân sự tại các Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Nhưng trên
thực tế trước khi có Luật sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, số các vụ việc được giải
quyết bằng biện pháp thông qua con đường Tòa án không nhiều so với các vụ
việc được xử lý bằng các biện pháp khác (đặc biệt là biện pháp hành chính).
Lý do của tình trạng này có quan điểm cho rằng các chủ thể quyền còn ngại

ngùng đưa các vụ việc ra Tòa án và đặc biệt là chưa phân định được đâu là
ranh giới giữa các biện pháp dân sự và các biện pháp khác dẫn đến tình trạng
các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào quá trình xử lý các vụ việc, các
chủ thể cũng từ đó mà có thói quen sử dụng hoặc yêu cầu sử dụng các biện
pháp khác thay cho biện pháp dân sự vốn chứa đầy các nhược điểm nêu trên.
Ngoài ra, còn có quan điểm cho rằng thời gian xử lý các vụ việc còn dài,
không áp dụng được các biện pháp khẩn cấp tạm thời, sự phức tạp trong xác
định thẩm quyền và vấn đề bồi thường thiệt hại chưa rõ ràng và không theo
chuẩn mực quốc tế.
Tuy nhiên theo quan điểm chủ quan của tác giả thì nguyên nhân của việc
chủ thể quyền sở hữu trí tuệ khi bị vi phạm không lựa chọn con đường Tòa án
để bảo vệ quyền lợi cho họ, bởi lẽ các thủ tục khởi kiện ra Tòa cũng như thời
gian để giải quyết một vụ án quá nhiêu khê, đôi khi cũng không giải quyết
được yêu cầu của chủ thể quyền lại phải tốn quá nhiều thời gian và công sức
khi theo đuổi một vụ án.
Đây là một điều mà những người làm công tác xét xử phải xem xét lại năng
lực và trình độ của mình đã không tạo được niềm tin cho các chủ thể khi khởi
kiện ra Tòa. Cần phải làm cho các chủ thể thấy được “Tòa án là một trong
7

Lê Nết – Quyền sở hữu trí tuệ – Tài liệu bài giảng 2006, tr.49,50.

18


những nơi thể hiện sự dân chủ tốt nhất. Khởi kiện ra Tòa ít ra cũng là cơ
hội để đưa vấn đề ra thảo luận công khai. Phán quyết của Tòa án không
chỉ mang tính chất quyền lực mà còn phản ánh đầy đủ sâu sắc bản chất
nền công lý của chế độ”8. Cũng như các nhà làm luật cần phải nghiên cứu để
ban hành các văn bản pháp luật có tính khả thi và đáp ứng được yêu cầu chung

trong quá trình giải quyết các vụ án về quyền sở hữu trí tuệ đã gặp phải những
nhược điểm nêu trên. Hàng năm, Tòa án nhân dân tối cao đều có tổng kết báo
cáo, đánh giá rút kinh nghiệm cũng như nêu ra một số phương hướng để giải
quyết các vụ án mà trong quá trình xét xử còn sai sót, nhưng đối với các vụ án
liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ hầu như không được đề cập đến, nguyên
nhân do các loại tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa quá ít và sau khi giải
quyết xong cũng không có ai khiếu nại cũng như không có sự xung đột về
đường lối giải quyết giữa các cấp Tòa án để đưa ra làm đề tài tranh luận nhằm
có định hướng chung trong ngành.
Các biện pháp dân sự không phát huy hiệu quả trên thực tế là do những
nguyên nhân đã nêu trên. Nay khi Luật sở hữu trí tuệ đã có hiệu lực, có lẽ hãy
còn quá sớm để có thể đưa ra những nhận định hay dự đoán về tác động thực tế
của đạo luật này lên quá trình thực thi, nhất là đối với biện pháp dân sự. Dù
vậy, Luật sở hữu trí tuệ cũng có những điểm thay đổi đáng lưu ý có thể tạo
những điều kiện thuận lợi nhất định cho các Tòa án trong quá trình áp dụng
các biện pháp dân sự, đó là các thay đổi liên quan đến: biện pháp thu thập
chứng cứ (a); các biện pháp khẩn cấp tạm thời (b) và quy định về bồi thường
thiệt hại (c).
a)

Các biện pháp thu thập chứng cứ

Trong mọi thủ tục tố tụng, vấn đề chứng cứ bao giờ cũng là vấn đề trung
8

Jacques Nunez – Chánh án Tòa án phúc thẩm Rouen, Cộng hòa Pháp. (Tham luận hội thảo 200 năm

Bộ Luật dân sự Pháp tháng 11/2004),tr.93.

19



tâm, Bộ luật Tố tụng dân sự được thông qua trước đó không lâu đã phần nào
giải quyết được vấn đề này bằng cách quy định khá chi tiết các vấn đề liên
quan đến quá trình thu thập, đánh giá chứng cứ. Luật sở hữu trí tuệ được xây
dựng trong khung cảnh như vậy nên thực ra chỉ nhắc lại các quy định trước đó
đã có trong Bộ luật Tố tụng dân sự liên quan đến chứng cứ. Tuy nhiên, pháp
luật hiện hành (bao gồm cả Bộ luật Tố tụng Dân sự và Luật sở hữu trí tuệ) đã
có một quy định rất mới là trong trường hợp đương sự đã áp dụng các biện
pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập và
đương sự biết chứng cứ đó hiện nằm dưới sự kiểm soát của phía bên kia thì có
thể yêu cầu Tòa án cưỡng chế bên nắm giữ phải giao nộp chứng cứ. Quy định
này được chỉ ra tại Khoản 1 Điều 94 Bộ luật Tố tụng Dân sự và được làm rõ
hơn tại khoản 5 Điều 203 Luật sở hữu trí tuệ. Ý nghóa của quy định này rất
quan trọng đối với các vụ việc liên quan đến sở hữu trí tuệ bởi các vụ việc liên
quan đến lónh vực này thông thường gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thu
thập và đánh giá chứng cứ, do đó mà không phải ngẫu nhiên khi Hiệp định
TRIPs đề cập đến quy định này và điều luật có cùng nội dung cũng được quy
định trong Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (điều 12 chương
II).
b)

Các biện pháp khẩn cấp tạm thời

Các biện pháp khẩn cấp tạm thời thực chất là các quy định của ngành luật
hình thức, do vậy, các quy định loại này nằm chủ yếu trong Bộ luật Tố tụng
dân sự. Như đã giới thiệu, với mong muốn thu hút tất cả các quy định có liên
quan trong lónh vực sở hữu trí tuệ bao gồm cả các quy định của quá trình thực
thi, Luật sở hữu trí tuệ quy định lại một cách chi tiết các khía cạnh liên quan
đến các biện pháp khẩn cấp tạm thời và bên cạnh đó xuất hiện thêm quy định

mới đảm bảo cho các biện pháp này có thể tương thích khi được áp dụng trong
lónh vực sở hữu trí tuệ.

20


Về thời điểm áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, Luật sở hữu trí tuệ
cũng quy định như đã được chỉ rõ trong Bộ luật Tố tụng Dân sự (khoản 1,2
Điều 99, Bộ luật Tố tụng Dân sự) đó là biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ có thể
được áp dụng sớm nhất vào thời điểm nộp đơn khởi kiện (khoản 1 Điều 206
Luật sở hữu trí tuệ) và đương nhiên là trong tiến trình giải quyết vụ việc sau đó.
Tuy nhiên, điểm đáng chú ý mà Luật sở hữu trí tuệ đề cập chính là những quy
định chi tiết tạo điều kiện cho việc áp dụng các biện pháp này. Cụ thể, Luật sở
hữu trí tuệ quy định bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải
nộp khoản tiền bảo đảm bằng 20% giá trị hàng hóa cần áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời hoặc tối thiểu là 20 triệu đồng nếu không thể xác định được
giá trị hàng hóa đó (điểm a khoản 2 Điều 208 Luật sở hữu trí tuệ). Quy định
này rõ ràng đã xác lập một trong những điều kiện quan trọng tạo thuận lợi cho
quá trình áp dụng của Tòa án, nâng cao trách nhiệm của phía bên đề nghị cũng
như tránh việc lạm dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ chủ thể này.
c) Quy định về bồi thường thiệt hại
Vấn đề bồi thường thiệt hại đã là một trở ngại cho sự phổ biến của việc áp
dụng biện pháp dân sự theo các quy định của pháp luật trước đây. Trên thế
giới, việc yêu cầu bồi thường thiệt hại trong các vụ việc về sở hữu trí tuệ rất
phổ biến, trong nhiều trường hợp nó là mục đích chính của vụ kiện và cũng có
rất nhiều vụ việc có số tiền bồi thường rất lớn. Luật sở hữu trí tuệ với mong
muốn khắc phục lỗ hổng này đã quy định khá chi tiết và hợp lý với nhiều điểm
mới nổi bật. Thực vậy, Luật sở hữu trí tuệ đã cụ thể hóa các quy định chung về
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại Chương XXI về Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng của Bộ luật Dân sự năm 2005 trong lónh vực

sở hữu trí tuệ. Cụ thể, tại các Điều 204 và 205 của Luật sở hữu trí tuệ, các nhà
làm luật đã quy định rất cụ thể về nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ và căn cứ xác định mức bồi thường. Nếu chú ý kỹ, chúng
sẽ thấy rằng, thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giờ đây bao gồm cả

21


“tổn thất về cơ hội kinh doanh” (Điểm a khoản 1 Điều 204 Luật sở hữu trí tuệ)
và nó có thể được xem xét làm căn cứ khi xác định mức bồi thường. Quy định
này rõ ràng là rất mới và chắc chắn sẽ cần phải được làm rõ về lý luận và qua
công tác thực tiễn xét xử của Tòa án sẽ cung cấp thêm nhiều ví dụ sinh động.
Việc xác định thiệt hại bao gồm cả nội dung trên đây là một bước tiến theo
hướng quy định chính xác hơn các thiệt hại mà chủ thể bị vi phạm phải gánh
chịu và có quyền đòi bồi thường, về điểm này, pháp luật Việt Nam cũng theo
xu thế hợp lý chung của pháp luật các nước khác cũng như điều ước quốc tế
trong Hiệp định TRIPs tại Điều 45 mục 2.
Ngoài điểm mới liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại trên đây, Luật sở
hữu trí tuệ còn có các quy định mới trong việc xác định căn cứ xác định mức
bồi thường. Cụ thể, Luật sở hữu trí tuệ quy định trong trường hợp không thể
xác định được chính xác thiệt hại vật chất thì mức bồi thường sẽ do Tòa án ấn
định nhưng tối đa không quá năm trăm triệu đồng (điểm c khoản 1 Điều 205),
trường hợp bồi thường thiệt hại về tinh thần nguyên đơn có thể yêu cầu mức
bồi thường từ năm trăm triệu đến năm mươi triệu đồng tùy thuộc vào mức độ
thiệt hại (khoản 2 Điều 205) và đặc biệt, lần đầu tiên, pháp luật đề cập tới chi
phí hợp lý thuê luật sư là một trong số các chi phí có thể yêu cầu đòi bồi
thường (khoản 3 Điều 205 Luật sở hữu trí tuệ) quy định này cũng phù hợp với
quy định trong Hiệp định thương mại Việt–Mỹ, điểm e khoản 2 Điều 12.
Vấn đề chi phí hợp lý thuê luật sư cũng được xem là một chi phí để chủ thể
quyền yêu cầu thanh toán quy định trong Luật sở hữu trí tuệ, đây có thể được

coi là một sự “ưu ái” đối với các loại án tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, bởi
lẽ trong Bộ luật Tố tụng Dân sự tại khoản 3 Điều 144 thì chi phí cho luật sư do
người có yêu cầu chịu. Thực tế trong quá trình giải quyết các loại án khác bên
bị kiện mặc dù có lỗi gây ra sự thiệt hại cho phía bên đi kiện, thì cũng không
phải chịu bồi thường chi phí thuê luật sư cho phía bên đi kiện đã thuê. Ngoài ra
theo Bộ luật tố tụng Dân sự tại khoản 1 Điều 120 quy định người yêu cầu áp

22


×