Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu theo pháp luật việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHU TRƯỜNG GIANG

HÀNH VI CẠNH TRANH KHƠNG LÀNH MẠNH
LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

KHÓA LUẬN CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ

TP HỒ CHÍ MINH – THÁNG 5 – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHU TRƯỜNG GIANG

HÀNH VI CẠNH TRANH KHƠNG LÀNH MẠNH LIÊN QUAN
ĐẾN NHÃN HIỆU THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THÁI CƯỜNG

TP HỒ CHÍ MINH – THÁNG 5 – 2020


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Tên viết tắt


Nội dung tiếng Anh (nếu
có)

Nội dung tiếng Việt

The Comprehensive and
Progessive for Trans-Pacific
Partnership

Hiệp định Đối tác Tồn diện
và Tiến bộ xun Thái Bình
Dương

1

CPTPP

2

CTCP

Cơng ty cổ phần

3

CTKLM

Cạnh tranh không lành mạnh

4


EU

European Union

Liên minh châu Âu

5

EuroCham

European Chamber of
Commerce in Vietnam

Hiệp hội Doanh nghiệp châu
Âu tại Việt Nam

6

ITC

International Trade Center

Trung tâm Thương mại Thế
giới

7

OECD


Organization for Economic
Cooperation and
Development

Tổ chức Hợp tác và Phát
triển Kinh tế

8

SHCN

Sở hữu công nghiệp

9

SHTT

Sở hữu trí tuệ

10

TAND

Tịa án nhân dân

11

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


12

VNNIC

Vietnam Internet Network
Information Center

Trung tâm Internet Việt
Nam

13

WB

World Bank

Ngân hàng Thế giới

14

WHO

World Health Organization

Tổ chức Y tế Thế giới

15

WIPO


World Intellectual Property
Organization

Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế
giới

16

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế
giới


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .............................................................. 1
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................................................ 2
4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 3
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên
quan đến nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam ........................................................ 4
1.1. Pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh .............................................. 4
1.1.1. Khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh .............................................. 4
1.1.2. Đặc điểm hành vi cạnh tranh không lành mạnh ................................................ 5
1.2. Pháp luật về nhãn hiệu và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu 6
1.2.1. Nhãn hiệu .......................................................................................................... 6

1.2.2. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ....................................... 8
1.3. Pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu ..... 13
1.3.1. Nhận diện hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu ..... 13
1.3.2. Phân loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu ....... 23
Kết luận chương 1 ..................................................................................................... 32
Chương 2: Thực tiễn hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn
hiệu tại Việt Nam ..................................................................................................... 34
2.1. Cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu diễn biến sôi động trong
tất cả các ngành kinh tế nhưng số lượng vụ việc bị xử lý bởi cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cịn hạn chế ............................................................................................ 34
2.1.1. Cạnh tranh khơng lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu diễn biến sôi động
trong tất cả các ngành kinh tế.................................................................................... 34
2.1.2. Số lượng vụ việc cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu bị xử
lý bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cịn hạn chế ............................................... 38
2.2. Cạnh tranh khơng lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu được thực hiện với thủ
đoạn ngày càng tinh vi, khó kiểm sốt ...................................................................... 40
2.3. Thực tiễn xét xử hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu
................................................................................................................................... 42
2.3.1. Thực tiễn xét xử hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn ............. 42
2.3.2. Thực tiễn xét xử hành vi đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên
miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu ............................................ 44


Kết luận chương 2 ..................................................................................................... 45
Chương 3: Chế tài xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến
nhãn hiệu và một số khuyến nghị hoàn thiện ....................................................... 47
3.1. Chế tài xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu .... 47
3.1.1. Xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu bằng biện
pháp dân sự................................................................................................................ 47
3.1.2. Xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu bằng biện

pháp hành chính ........................................................................................................ 48
3.1.3. Xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu bằng biện
pháp hình sự .............................................................................................................. 50
3.1.4. Xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu bằng các
biện pháp khác........................................................................................................... 51
3.2. Một số khuyến nghị hoàn thiện hoạt động xử lý hành vi cạnh tranh không lành
mạnh liên quan đến nhãn hiệu................................................................................... 52
3.2.1. Cần thiết thành lập Tòa án chuyên trách về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, về lâu
dài chỉ giao thẩm quyền xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến
quyền SHCN nói chung, nhãn hiệu nói riêng cho Tòa án ........................................ 53
3.2.2. Giới hạn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu bị
xử lý bằng biện pháp hành chính .............................................................................. 54
3.3.3. Cần có cơ chế phối hợp giữa Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và Trung tâm
Internet Việt Nam về đăng ký tên miền .................................................................... 55
3.3.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chống cạnh
tranh khơng lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu cho tồn thể doanh nghiệp, công
chúng và xã hội ......................................................................................................... 55
Kết luận chương 3 ..................................................................................................... 55
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 58


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đã từ lâu, cạnh tranh không lành mạnh (CTKLM) xuất hiện và tồn tại khách
quan trong quá trình hình thành, phát triển của kinh tế hàng hóa và trở thành một đặc
trưng cơ bản của cơ chế thị trường. Cùng với thực tiễn hội nhập năng động, quyền sở
hữu trí tuệ (SHTT) nói chung và nhãn hiệu nói riêng đã và đang ngày càng khẳng
định vai trò là yếu tố cơ bản tạo nên giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và tính cạnh tranh
của doanh nghiệp trên thị trường. Một nhãn hiệu mạnh thường đi liền với một thương

hiệu mạnh và tỷ lệ thuận với mức độ tin tưởng thuần chủng của công chúng. Cũng
phát xuất từ đặc điểm phổ biến thương hiệu, thực tiễn chứng kiến khơng ít chủ thể lợi
dụng nhãn hiệu của doanh nghiệp khác bằng các hành vi kinh doanh bất chính để trục
lợi kiếm tiền.
Việc thực hiện pháp luật SHTT trong gần mười lăm năm qua đã tạo ra một
khn khổ pháp lý tương đối tồn diện để điều chỉnh các hành vi CTKLM liên quan
đến nhãn hiệu ở Việt Nam, nhưng những quy định hiện hành vẫn chưa thực sự chuyên
sâu và tính đến các đặc thù trong quan hệ cạnh tranh khốc liệt.
Từ thực tế nói trên, có thể khẳng định, việc nghiên cứu, đánh giá có hệ thống
các hành vi CTKLM liên quan đến nhãn hiệu và thực trạng sôi nổi của hành vi là cần
thiết, trên cơ sở đó đưa ra những quan điểm, định hướng hoàn thiện pháp luật, để vấn
đề bảo hộ quyền SHTT khơng cịn là rào cản đối với tiến trình gắn kết thương mại
Việt Nam với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Với cách tiếp cận như trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Hành vi cạnh tranh
không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam – Một số
vấn đề lý luận và thực tiễn” làm nội dung nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của
mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
CTKLM liên quan đến nhãn hiệu là nội hàm không quá mới mẻ nhưng vẫn ẩn
chứa nhiều nội dung cần được khai thác chuyên sâu và kiến nghị hoàn thiện trong bối
cảnh đa phương hội nhập hiện đại. Các cơng trình nghiên cứu về vấn đề này thường
phổ biến dưới dạng luận án, luận văn, khóa luận, bài báo khoa học (bài tạp chí), trích
dẫn trên trang thơng tin điện tử và hầu như khai thác ở khía cạnh rộng lớn về hành vi
CTKLM nói chung hay hẹp hơn là CTKLM liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp
(SHCN), tiêu biểu có thể kể đến như:

1


Sách tham khảo, chuyên khảo: “Pháp luật về chống CTKLM ở Việt Nam” (tác

giả Lê Anh Tuấn, 2009), “Quyền SHTT và pháp luật của Việt Nam về vấn đề bảo hộ
quyền SHTT” (tác giả Nguyễn Thanh Bình, 2015).
Luận án, luận văn, khóa luận: “Hồn thiện pháp luật về xử lý hành vi xâm
phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu ở Việt Nam” (Luận án Tiến sĩ Luật học, tác giả
Hà Thị Nguyệt Thu, 2017), “Chỉ dẫn gây nhầm lẫn theo pháp luật cạnh tranh ở Việt
Nam hiện nay” (Luận văn Thạc sĩ Luật học, tác giả Phạm Duy Anh, 2018), “Pháp
luật chống hành vi CTKLM sử dụng đối tượng thuộc SHTT” (Khóa luận tốt nghiệp
cử nhân Luật, tác giả Đinh Thị Như Ý, 2016).
Bài báo khoa học (bài tạp chí):“Hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN” (Tạp
chí Nghiên cứu Lập pháp, tác giả Nguyễn Thị Thu Hồng và Nguyễn Văn Thành,
2006), “Pháp luật Việt Nam về hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN – Bình luận và
kiến nghị” (Tạp chí Luật học, tác giả Vũ Thị Hải Yến, 2018), “Xử lý hành vi CTKLM
trong lĩnh vực SHCN ở Việt Nam” (Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, tác giả Nguyễn
Phương Thảo, 2018).
Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc kết quả của các cơng trình nghiên cứu pháp
luật trước đây, tác giả vận dụng, nghiên cứu và tìm kiếm những quan điểm mới liên
quan, góp phần làm dồi dào thêm những đóng góp về mặt khoa học trong hệ thống
pháp luật chống hành vi CTKLM liên quan đến nhãn hiệu ở Việt Nam hiện tại.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Khóa luận tập trung nghiên cứu biểu hiện của hành vi CTKLM liên quan đến
một trong những đối tượng cơ bản của quyền SHCN – nhãn hiệu. Cũng cần lưu ý
rằng, trong phạm vi khóa luận, khái niệm nhãn hiệu được giới hạn ở các nhãn hiệu đã
được bảo hộ theo quy định của pháp luật (đã thực hiện thủ tục đăng ký, ngoại trừ
nhãn hiệu nổi tiếng), mà không hàm chứa cả những dấu hiệu là nhãn hiệu chưa được
đăng ký bảo hộ.
Cụ thể, dưới góc độ lập pháp, tác giả đề cập tới việc nhận diện và phân loại
hành vi CTKLM liên quan đến nhãn hiệu thông qua sự dẫn chiếu quy định của luật
pháp hiện hành điều chỉnh, đồng thời xác định cơ chế xử lý áp dụng đối với hành vi.
Dưới góc độ thực tiễn, khóa luận phân tích diễn biến phức tạp của hành vi cạnh tranh
bất chính lợi dụng nhãn hiệu tồn tại phổ biến giữa các chủ thể kinh doanh, nhận định

về thực tiễn xét xử của Tịa án bằng việc trích dẫn bản án có liên quan. Song song với
việc so sánh một số vấn đề nổi trội với pháp luật nước ngoài, dựa trên cơ sở nghiên

2


cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp, quan điểm nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật,
nâng cao hiệu quả hoạt động ngăn chặn và xử lý hành vi.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ phạm vi nghiên cứu nêu trên, khóa luận sử dụng nhiều phương pháp
nghiên cứu khoa học khác nhau như phương pháp phân tích, luận giải, tổng hợp,
phương pháp sử dụng số liệu thống kê, phương pháp so sánh, đối chiếu, kết hợp
nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn. Các phương pháp được tổng hòa thực hiện
trên nền tảng của phương pháp luận duy vật lịch sử, duy vật biện chứng, kế thừa quan
điểm, đường lối kinh tế, chính trị, pháp luật của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Phương pháp phân tích, luận giải, tổng hợp được sử dụng để phác họa nội dung
của quy định hiện hành liên quan đến vấn đề, khía cạnh cần nghiên cứu. Phương pháp
sử dụng số liệu thống kê được áp dụng khi đưa ra những con số minh chứng hiện hữu
cho thực trạng diễn biến không ngừng của hành vi và số lượng vụ việc được xử lý
thực tế bởi cơ quan thực thi. Phương pháp so sánh, đối chiếu làm nền tảng lý luận cơ
bản cho việc phân biệt hành vi CTKLM liên quan đến nhãn hiệu với hành vi xâm
phạm quyền đối với nhãn hiệu và hành vi hạn chế cạnh tranh, cũng như thiết lập mối
tương quan giữa pháp luật Việt Nam với kinh nghiệm lập pháp của các quốc gia trên
thế giới. Trong đó, phương pháp phân tích và so sánh sẽ được sử dụng chủ yếu, xuyên
suốt hầu hết nội dung khóa luận, thơng qua đó góp phần làm rõ đề tài nghiên cứu một
cách thuyết phục, hàm chứa đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn.

3



Chương 1: Một số vấn đề lý luận về hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên
quan đến nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam
1.1. Pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Nguồn gốc to lớn của sự phát triển xã hội là tính cạnh tranh và phát triển không
ngừng của các chủ thể, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Cạnh tranh
trong kinh doanh là các hành động thể hiện nỗ lực của các chủ thể kinh doanh cùng
một loại hoặc một nhóm hàng hóa, dịch vụ cụ thể nhằm lơi kéo khách hàng sử dụng
hàng hóa dịch vụ do mình cung cấp với mục đích chiếm thị phần lớn hơn trên thị
trường1. Khơng thể phủ nhận vai trò mạnh mẽ của yếu tố cạnh tranh giữa các nguồn
lực, nó là địn bẩy, là động lực thúc đẩy doanh nghiệp khai thác và sử dụng tiềm năng,
nội lực của mình cùng với các yếu tố thị trường một cách có hiệu quả, nâng cao sức
bật, động năng của nền kinh tế. Cạnh tranh là quy luật kinh tế tồn tại khách quan của
sản xuất và lưu thơng hàng hóa, nên cũng khơng thể tránh khỏi tính hai mặt tự thân.
Bên cạnh mặt tích cực nổi trội, vẫn tồn tại thực trạng doanh nghiệp chạy theo lợi
nhuận một cách thiếu ý thức, thực hiện những hành vi trái với quy tắc chuẩn mực
thông thường về chiến lược, đạo đức kinh doanh, một cách khoa học được gọi là các
hành vi CTKLM.
1.1.1. Khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Mặc dù pháp luật về CTKLM xuất phát từ nhiều nguồn và thể hiện quan điểm
lập pháp khác nhau ở mỗi quốc gia, cơ chế điều chỉnh của lĩnh vực pháp luật này vẫn
có những đặc trưng cơ bản thống nhất, và cũng là đặc trưng của cơ chế điều chỉnh
pháp luật cạnh tranh nói chung, đó là tính tiếp cận từ mặt trái và tính không triệt để
trong nội dung điều chỉnh2. Để đảm bảo tính ổn định và bền vững của nền kinh tế thị
trường, Nhà nước chống hành vi CTKLM trước hết thông qua các quy định của pháp
luật.
Luật Cạnh tranh 2018 quy định: “Hành vi CTKLM là hành vi của doanh
nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn
mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại và có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích
hợp pháp của doanh nghiệp khác”3. Nhìn chung, cách tiếp cận hành vi CTKLM của
pháp luật Việt Nam có sự tương đồng với pháp luật quốc tế, cụ thể tại khoản 2 Điều

Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2015), Giáo trình Pháp luật về cạnh tranh và giải quyết tranh chấp
thương mại, Hà Thị Thanh Bình, Nhà xuất bản Hồng Đức, tr. 10
2
Nguyễn Như Phát và Bùi Nguyên Khánh (2001), Tiến tới xây dựng pháp luật về cạnh tranh trong điều kiện
chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân, tr. 71
3
Khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018
1

4


10bis Công ước Paris 1883 về bảo hộ SHCN (Công ước Paris): “Bất cứ hành động
nào trái với tập quán trung thực trong công nghiệp và thương mại đều bị coi là hành
vi CTKLM”.
Khái niệm hành vi CTKLM theo pháp luật hiện hành kế thừa cơ bản quy định
của pháp luật thời kỳ trước, song có sự giới hạn về đối tượng xâm hại của hành vi.
Cụ thể, hành vi CTKLM theo Luật Cạnh tranh 20044 có đối tượng xâm hại là “lợi ích
của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu
dùng”5, trong khi Luật Cạnh tranh 2018 hướng đến đối tượng là doanh nghiệp đối thủ
cạnh tranh trên thị trường liên quan6. Nhận thấy rằng, định nghĩa về hành vi CTKLM
theo Luật Cạnh tranh 2004 “chưa thực sự trọn vẹn” khi “xác định hệ quả quá rộng
như vậy đã dẫn đến cách tiếp cận chưa phù hợp trong quy trình giải quyết vụ việc
CTKLM”7, và sự sửa đổi quy định của pháp luật hiện hành là thực tiễn và cần thiết.
Như vậy, khi đề cập đến hành vi CTKLM, người ta thường nhắc đến những hành vi
bất chính, khơng đẹp, khơng trung thực nhằm gây cản trở hoạt động kinh doanh của
thương nhân khác.
1.1.2. Đặc điểm hành vi cạnh tranh không lành mạnh
CTKLM là hành vi mang tính khốc liệt và tiêu diệt, với những hình thái thể
hiện ngày càng tinh vi, xuất phát từ sự biến đổi, xoay vần không ngừng của kinh tế

thị trường và nhận thức xã hội. Xét về bản chất, hành vi CTKLM theo quy định của
pháp luật hiện hành mang những đặc điểm/dấu hiệu sau đây:
Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi là các chủ thể kinh doanh trên thị trường,
khơng gói gọn và bó hẹp trong hai từ “doanh nghiệp” theo pháp luật doanh nghiệp
như doanh nghiệp tư nhân và các loại hình cơng ty, mà còn hàm chứa cả những tổ
chức, cá nhân kinh doanh khác được phép tiến hành các hoạt động kinh doanh ở Việt
Nam.
Thứ hai, tính chất của hành vi trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập
quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh. Nhận thấy, tính khơng
lành mạnh căn cứ vào các chuẩn mực thông thường của đạo đức kinh doanh là khái
Luật này hết hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2019
Khoản 4 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2004
6
Về dấu hiệu xác định hành vi CTKLM, thực tế vẫn tồn tại nhiều quan điểm pháp lý khác nhau về việc có bắt
buộc doanh nghiệp thực hiện hành vi và doanh nghiệp bị gây thiệt hại là đối thủ cạnh tranh của nhau hay khơng.
Trong phạm vi khóa luận tốt nghiệp, tác giả đồng ý với quan điểm việc xác định hành vi CTKLM phải diễn ra
giữa các đối thủ cạnh tranh
7
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (2017), Báo cáo Tổng kết 12 năm thi hành Luật Cạnh tranh, Hà
Nội, tr. 14
4
5

5


niệm tương đối trừu tượng xuất phát từ việc không có những căn cứ pháp lý hoặc cấu
thành pháp lý cụ thể để xác định đặc điểm này. Để thuận lợi trong việc áp dụng pháp
luật, các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh được xác định dựa vào hai
căn cứ: (i) căn cứ luật định là những tiêu chuẩn đã được định lượng hóa bằng pháp

luật, một khi hành vi đi trái với các quy định pháp luật sẽ được xem là không lành
mạnh; (ii) các tập quán kinh doanh thông thường đã được thừa nhận rộng rãi áp dụng
đối với những hành vi chưa được pháp luật dự liệu là CTKLM8.
Thứ ba, hậu quả của hành vi là gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền
và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác. Những hành vi CTKLM làm cho hoạt
động sản xuất kinh doanh bình thường của doanh nghiệp chân chính bị đình trệ, hủy
hoại, thiệt hại tài chính, thị phần suy giảm, lớn hơn nữa là có thể đi đến tình trạng phá
sản hoặc bị thâu tóm, mua lại9.
Gần ba mươi năm phát triển thị trường của Việt Nam cho thấy CTKLM đang
diễn ra trong tất cả các ngành kinh tế. Trong bối cảnh thực hiện nền kinh tế thị trường,
ở đâu có cạnh tranh, ở đó có CTKLM10 với những hành vi rất đa dạng và luôn thay
đổi về phương thức thực hiện. Nhà nước, với vai trò là chủ thể điều phối nền kinh tế
rộng mở, đã đặt ra những quy định pháp lý tương đối vững chắc góp phần hạn chế và
xử lý nghiêm minh những hành vi CTKLM.
1.2. Pháp luật về nhãn hiệu và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
1.2.1. Nhãn hiệu
❑ Khái niệm nhãn hiệu
Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và chạy đua cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp, mỗi sản phẩm hàng hóa được tạo ra đều mang hàm lượng tri thức cao, gắn
liền với thương hiệu, biểu tượng của các chủ thể kinh doanh. Trong đó, nhãn hiệu
được biết đến như một phần chính tạo nên thương hiệu và mức độ phổ biến của sản
phẩm nói riêng và doanh nghiệp nói chung. Pháp luật SHTT Việt Nam hiện hành quy
định nhãn hiệu là một trong những đối tượng quyền SHCN11 và nhận định: “Nhãn
hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác
nhau”12. Trong điều kiện hiện nay, khi một hàng hóa, dịch vụ có thể được cung cấp
Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh (2010), Giáo trình Luật Cạnh tranh, Lê
Danh Vĩnh, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, tr.170
9
Nguyễn Hồn Hảo (2019), “Giải pháp hạn chế CTKLM trong nền kinh tế thị trường”, Tạp chí Tài chính, kỳ
1 – tháng 10/2019 (714), tr. 50

10
Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, tlđd (8), tr. 172
11
Khoản 2 Điều 3 Luật SHTT 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019 (Luật SHTT)
12
Khoản 16 Điều 4 Luật SHTT
8

6


bởi nhiều tổ chức, cá nhân thì việc quy định và bảo hộ nhãn hiệu là hết sức cần thiết.
Như vậy, xét dưới góc độ xác định sở hữu của hàng hóa, dịch vụ thì nhãn hiệu, tựu
chung là các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa (nhãn hiệu hàng hóa), dịch vụ (nhãn
hiệu dịch vụ) của tổ chức, cá nhân này với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân
khác13. “Dấu hiệu” có thể được sử dụng làm nhãn hiệu khá đa dạng, với những hình
thức thể hiện như từ ngữ, chữ cái và chữ số, các yếu tố hình họa, nhãn hiệu màu…
So sánh với pháp luật quốc tế, theo quy định tại Hiệp định về các khía cạnh
liên quan tới thương mại của quyền SHTT (Hiệp định TRIPS) thì: “Bất kỳ một dấu
hiệu, hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ
của một doanh nghiệp với hàng hoá hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác, đều có
thể làm nhãn hiệu hàng hố. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các
chữ cái, chữ số, các yếu tố hình hoạ và tổ hợp các mầu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ
của các dấu hiệu đó, phải có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu hàng hoá”14.
Hay theo pháp luật Hoa Kỳ, khái niệm nhãn hiệu hàng hóa được quy định
trong Đạo luật Lanham (US Lanham Act) ban hành ngày 05/7/1946 bao gồm “bất kỳ
từ, tên gọi, biểu tượng, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó […] để xác định và
phân biệt hàng hóa của người đó, bao gồm cả các hàng hóa đặc chủng, với hàng hóa
được sản xuất hoặc được bán bởi những người khác và chỉ ra nguồn gốc của hàng
hóa thậm chí cả khi khơng xác định được nguồn gốc đó”15.

Như vậy, về mặt bản chất, khái niệm nhãn hiệu được quy định trong Luật
SHTT Việt Nam có nhiều nét tương đồng với pháp luật quốc tế, các dấu hiệu đó phải
có khả năng phân biệt với hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ.
❑ Chức năng của nhãn hiệu
Định nghĩa về nhãn hiệu dựa trên chức năng của nhãn hiệu, đó là chức năng
phân biệt hàng hóa và dịch vụ của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Để thực
hiện chức năng phân biệt, nhãn hiệu phải giúp người tiêu dùng nhận biết được, phân
biệt được hàng hóa – khả năng tự phân biệt – và đồng thời phải có khả năng phân biệt

Viện Đại học mở Hà Nội (2018), Giáo trình Luật SHTT, Lê Đình Nghị, Nhà xuất bản Cơng Thương, tr. 103
Khoản 1 Điều 15 Hiệp định TRIPS
15
Đoạn 1127 Đạo luật Lanham (US Lanham Act) 1946. Xem toàn văn Đạo luật tại
/>13
14

7


với hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác nhau16. Đây là chức năng cơ bản và quan
trọng nhất của nhãn hiệu.
Nhãn hiệu có chức năng chỉ dẫn nguồn gốc. Một nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ
sẽ góp phần định hình cho người tiêu dùng hiểu biết nhất định về xuất xứ của hàng
hóa, dịch vụ đó, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, vấn nạn hàng giả, hàng nhái không
rõ nguồn gốc đang ngày càng phức tạp và nhức nhối.
Ngồi ra, nhãn hiệu cịn có chức năng đảm bảo chất lượng và chức năng kinh
tế, từ đó kích thích tiêu dùng, tạo ra sự sơi động trong việc mua bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ. Trên cơ sở nhãn hiệu, nhà sản xuất phải cố gắng duy trì chất lượng của
hàng hóa, dịch vụ, khơng ngừng đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các chủ

thể.
Xuất phát từ các chức năng kể trên, một nghiên cứu có tên “Nhãn hiệu với tài
chính doanh nghiệp” (tên Tiếng Anh: “Trademarks in Entrepreneurial Finance”)17
được trình bày tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội quản lý tài chính tổ chức tại
New Orleans, Mỹ đã chỉ ra rằng, danh mục nhãn hiệu do một công ty kinh doanh nắm
giữ là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của công ty đó18. Vì thế, có thể
khẳng định, việc tạo lập và phát triển các quyền SHTT đối với doanh nghiệp, đặc biệt
là nhãn hiệu, ngày càng đóng vai trị tiên quyết và cần được chú trọng.
1.2.2. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
❑ Quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu
➢ Điều kiện bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Về mặt pháp lý, để một dấu hiệu được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu tại
Việt Nam, Điều 72 Luật SHTT quy định hai điều kiện:
“1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh,
kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một
hoặc nhiều mầu sắc;
2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với
hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác”.
Cục Quản lý thị trường (2016), Giáo trình Thực thi quyền SHTT cho lực lượng Quản lý thị trường, Nhà xuất
bản Công Thương, tr. 40
17
Thomas J. Chemmanur, Harshit Rajaiya, Xuan Tian và Qianqian Yu (2018), Trademarks in Entrepreneurial
Finance.
Xem
toàn
văn
nghiên
cứu
tại
/>18

Thúy Hằng, “Nhãn hiệu – yếu tố quan trọng quyết định thành công của doanh nghiệp”,
/>d63594.html, truy cập ngày 09/02/2020
16

8


Thứ nhất, nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được. Như đã phân tích ở trên,
nhãn hiệu rất đa dạng, những dấu hiệu của nhãn hiệu được nhận biết bằng thị giác có
thể là từ ngữ, chữ cái, chữ số, hình họa, dấu hiệu màu sắc, dấu hiệu ba chiều. Lưu ý
rằng, pháp luật Việt Nam hiện hành mới chỉ thừa nhận các dấu hiệu là nhãn hiệu có
thể nhìn thấy được, nhận biết được bằng thị giác. Nhãn hiệu phi truyền thống, gồm
nhiều loại nhãn hiệu mới xuất hiện như nhãn hiệu mùi (scent mark), nhãn hiệu âm
thanh (sound mark), nhãn hiệu chuyển động (motion mark) chưa được quy định bảo
hộ tại Việt Nam, “bởi việc bảo hộ đối với những dấu hiệu trên đòi hỏi quốc gia có
trình độ phát triển cao, có đủ các điều kiện vật chất, kỹ thuật cũng như trình độ của
các nhà quản lý”19. Theo dòng chảy của hội nhập và phát triển, đặc biệt trong bối
cảnh Việt Nam tham gia ngày càng nhiều điều ước quốc tế song phương – đa phương
về hợp tác SHTT, việc bảo hộ đối với các loại nhãn hiệu phi truyền thống trong tương
lai cũng là điều tất yếu để đáp ứng nhu cầu của hoạt động thương mại quốc tế20.
Malaysia – quốc gia anh em của Việt Nam trong khu vực, thời điểm hiện tại là quốc
gia mới nhất cho phép đăng ký nhãn hiệu phi truyền thống, cùng với các quốc gia
như Nhật Bản và Mexico thay đổi luật trong những năm gần đây21.
Thứ hai, dấu hiệu được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu phải có khả năng phân
biệt. Theo đó, “nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ
một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành
một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ”22. Đây cũng là điều kiện mang tính nguyên
tắc để xác định nhãn hiệu trong hệ thống pháp luật SHTT của các quốc gia trên thế
giới, như ở Hoa Kỳ, điều kiện xem xét đầu tiên để Tòa án xác định một nhãn hiệu có
được bảo hộ hay khơng là xem nhãn hiệu đó có chứa đựng hay khơng những dấu hiệu

phân biệt với hàng hóa, dịch vụ khác23. Pháp luật Việt Nam hiện hành theo hướng liệt

Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Luật SHTT (Tái bản có bổ sung), Lê Nết và
Nguyễn Xuân Quang, Nhà xuất bản Hồng Đức, tr. 293
20
Việt Nam cam kết tại Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định CPTPP) về
việc bảo hộ nhãn hiệu thương mại dưới hình thức âm thanh và phải thực hiện nghĩa vụ này sau ba năm kể từ
ngày Hiệp định CPTPP có hiệu lực đối với Việt Nam (14/01/2019). Xem nội dung tóm lược Chương 18 Hiệp
định CPTPP về SHTT tại />21
Đạo luật Nhãn hiệu Malaysia 2019 thay thế Đạo luật Nhãn hiệu 1976 chấp nhận một số hình thức nhãn hiệu
khác thông thường như 3D, mùi vị, âm thanh. Xem toàn văn Đạo luật (bản Tiếng Anh) tại
/>22
Khoản 1 Điều 74 Luật SHTT
23
Sheldon W. Halpern, Craig Allen Nard và Kenneth L. Port (2010), Fundamentals of United States
Intellectual Property Law: Copyright, Patent, Trademark (Tái bản lần thứ ba), Nhà xuất bản Kluwer Law
International, tr. 329
19

9


kê các đối tượng là nhãn hiệu bị coi là khơng có khả năng phân biệt tại khoản 2 Điều
74 Luật SHTT, từ đó sử dụng phương pháp loại trừ để xác định nhãn hiệu có khả
năng phân biệt. Tính phân biệt là chức năng cốt lõi của nhãn hiệu, là cơ sở xác định
sức mạnh và tầm ảnh hưởng thị trường của doanh nghiệp kinh doanh.
➢ Cơ sở xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa, dịch
vụ do mình sản xuất hoặc cung cấp. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là nền tảng vững
chắc góp phần khẳng định và bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu nhãn hiệu trước tình

trạng hàng giả, hàng nhái xuất hiện ồ ạt trên thị trường, đồng thời là cơ chế giải quyết
tranh chấp hữu hiệu đối với các hành vi xâm phạm.
Khác với quyền tác giả phát sinh tự động kể từ thời điểm tác phẩm được sáng
tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định24, để được bảo hộ quyền SHCN đối
với nhãn hiệu, tổ chức, cá nhân bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký tại cơ quan
nhà nước có thẩm quyền25. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là kết quả của q
trình đăng ký, từ đó tạo cơ sở pháp lý phát sinh, xác lập quyền sở hữu độc quyền và
toàn vẹn của chủ sở hữu nhãn hiệu. Thủ tục, quy trình đăng ký SHCN và cấp văn
bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu được quy định cụ thể tại Mục 3 Chương VIII Luật
SHTT và các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành, bao gồm các giai đoạn cơ bản: (i)
nộp đơn đăng ký; (ii) tiếp nhận đơn đăng ký; (iii) thẩm định hình thức; (iv) công bố
đơn đăng ký; (v) thẩm định nội dung; (vi) cấp văn bằng bảo hộ, đăng bạ. Đối với
quyền SHCN, mà cụ thể là đối với nhãn hiệu, Việt Nam áp dụng nguyên tắc nộp đơn
đầu tiên (first to file)26, với ưu điểm dễ nhận thấy nhất là hạn chế rất tốt các tranh
chấp xảy ra và tạo sự dễ dàng trong công tác quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, tuy nhiên cũng tiềm ẩn sự không công bằng đối với chủ thể đã sáng tạo và sử
dụng trước dấu hiệu trùng hoặc tương tự nhãn hiệu mà không đăng ký hoặc đăng ký
chậm.
➢ Nội dung quyền sở hữu cơng nghiệp đối với nhãn hiệu
Hồn tất đăng ký bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu đồng nghĩa với việc
chủ sở hữu nhãn hiệu được Nhà nước thông qua các quy phạm pháp luật xác lập, duy
trì quyền năng hợp pháp của chủ sở hữu và bảo vệ quyền đó chống lại sự xâm phạm

Khoản 1 Điều 6 Luật SHTT
Ngoại lệ, quyền SHCN đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào
thủ tục đăng ký
26
Điều 90 Luật SHTT
24
25


10


từ các chủ thể khác. Nội dung quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu theo quy định tại
khoản 1 Điều 123 Luật SHTT bao gồm:
Một là, quyền sử dụng nhãn hiệu. Khi được cấp văn bằng bảo hộ thì chủ sở
hữu có độc quyền sử dụng đối với nhãn hiệu của mình. Phạm vi sử dụng được làm rõ
thơng qua các hành vi cụ thể:“a) Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì
hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt
động kinh doanh; b) Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng
hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ; c) Nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu
được bảo hộ”27. Bên cạnh đó, việc sử dụng nhãn hiệu cũng đồng thời là nghĩa vụ của
chủ sở hữu để được duy trì hiệu lực của việc đăng ký, bởi lẽ nếu nhãn hiệu không
được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm
năm liên tục trước ngày có u cầu chấm dứt hiệu lực mà khơng có lý do chính đáng
sẽ là một trong những căn cứ chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ28. Bởi vì, nguyên
tắc cơ bản là Luật Nhãn hiệu hàng hóa chỉ bảo vệ những nhãn hiệu đang được sử
dụng, và các chủ thể khơng có quyền đầu cơ các nhãn hiệu có thể sử dụng bởi bên
kia29. Quy định này cũng tương đồng với pháp luật của hầu hết quốc gia khác trên thế
giới, ví dụ như Trung Quốc, theo Điều 49 Luật Nhãn hiệu Trung Quốc 2013, nếu một
nhãn hiệu đã đăng ký không được đưa vào sử dụng trong ba năm liên tiếp mà khơng
có lý do chính đáng, bất kỳ tổ chức, cá nhân nào cũng có thể nộp đơn xin hủy bỏ nhãn
hiệu với Văn phòng Nhãn hiệu30.
Hai là, quyền cho phép và ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu. Việc cho
phép hoặc ngăn cản người khác sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự không những
bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu mà cịn là phương thức hiệu quả để bảo vệ
lợi ích người tiêu dùng chân chính, giúp cơng chúng khơng bị nhầm lẫn khi lựa chọn
sản phẩm mà mình mong đợi.
Ba là, quyền định đoạt nhãn hiệu. Thực tế có nhiều cách thức để chủ sở hữu

thực hiện quyền định đoạt của mình đối với tài sản SHTT, như chuyển giao quyền,
để thừa kế, bán, tặng, cho, thậm chí từ bỏ nhãn hiệu đã đăng ký.

Khoản 5 Điều 124 Luật SHTT
Điểm d khoản 1 Điều 95 Luật SHTT
29
“Overview of Trademark Law”, truy cập ngày
12 tháng 02 năm 2020
30
Briefing (2012), Cancelling Registered Trademark in China for Non-Use, Nhà xuất bản Freshfields
Bruckhaus Deringer, tr. 1
27
28

11


Quyền sở hữu nhãn hiệu là quyền đối với loại tài sản trí tuệ mang tính chất
“vơ hình” nên khả năng kiểm soát thực tế đối với nhãn hiệu là rất thấp, do đó quyền
chiếm hữu khơng nổi bật và không mang nhiều ý nghĩa thực tiễn. Đồng thời, trong
một số trường hợp nhất định, quyền của chủ nhãn hiệu cũng bị hạn chế để bảo vệ lợi
ích Nhà nước, lợi ích cơng cộng và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác.
❑ Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh
Quyền chống CTKLM là một nội dung cơ bản của quyền SHCN. Trong các
hoạt động sản xuất kinh doanh, việc nắm giữ một cách hợp pháp các đối tượng SHCN
luôn tạo cho các chủ thể những lợi ích vượt trội để chiến thắng các đối thủ cạnh tranh
trong cùng một thị trường, một lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, điều đáng nói là,
trong q trình cạnh tranh để tồn tại và phát triển đó, nhiều doanh nghiệp đã có hành
vi CTKLM, lợi dụng uy tín sẵn có của chủ thể khác để trục lợi, gây nhiễu loạn thị
trường. Bảo hộ quyền chống CTKLM đối với các đối tượng SHCN nói chung và nhãn

hiệu nói riêng góp phần ngăn chặn những hành vi nói trên, tạo ra sự cạnh tranh bình
đẳng, minh bạch giữa các chủ thể khi tiến hành hoạt động kinh doanh thương mại31.
Trên thế giới, quyền chống CTKLM lần đầu tiên đã được thừa nhận là một bộ
phận cấu thành của quyền SHCN vào năm 1900 tại Hội nghị ngoại giao Brussels về
sửa đổi Công ước Paris bằng việc ghi nhận tại Điều 1 Công ước: “Đối tượng bảo hộ
SHCN bao gồm patent, mẫu hữu ích, kiểu dáng cơng nghiệp, nhãn hiệu hàng hố,
nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại, chỉ dẫn nguồn gốc hoặc tên gọi xuất xứ, và chống
CTKLM”32. Trên cơ sở tiếp thu và kế thừa, khoản 4 Điều 4 Luật SHTT Việt Nam
cũng quy định chống CTKLM với tư cách là một nội dung của quyền SHCN cùng
những đặc điểm riêng khác biệt dưới đây:
Thứ nhất, quyền chống CTKLM được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh
trong kinh doanh33, tức là sẽ đương nhiên phát sinh quyền nếu doanh nghiệp tồn tại
hoạt động kinh doanh và cạnh tranh thực tế. Có quy định như vậy là bởi đối tượng
quyền SHCN, kể cả nhãn hiệu, là yếu tố thể hiện lợi thế cạnh tranh to lớn, nên luôn

Trường Đại học Quốc gia Hà Nội (2013), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nguyễn Bá Diến, Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia Hà Nội, tr. 204
32
Phạm Thị Hồng Đào, “Quy định pháp luật về xử lý hành vi CTKLM và kiến nghị”,
truy cập ngày 12 tháng 02 năm
2020
33
Điểm d khoản 3 Điều 6 Luật SHTT, khoản 8 Điều 1 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02
năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày
22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về
SHCN (Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN)
31

12



là đối tượng hướng tới của các hành vi CTKLM. Việc xây dựng hình ảnh của doanh
nghiệp trong lịng người tiêu dùng đòi hỏi một thời gian dài và đánh dấu bằng chất
lượng của sản phẩm, dịch vụ cung cấp bởi doanh nghiệp đó34. Thế nhưng, nhiều chủ
thể kinh doanh, mặc dù khơng đầu tư thời gian, cơng sức, trí tuệ, sức sáng tạo vẫn
mong muốn hưởng thành quả từ sản phẩm của người khác nên đã thực hiện các hành
vi đi ngược lại chuẩn mực thông thường về đạo đức, kinh doanh nhằm tạo ra lợi thế
giả tạo để thu lợi bất hợp pháp. Điều này là hoàn toàn khơng cơng bằng đối với chủ
sở hữu nhãn hiệu nói riêng và tác giả, chủ sở hữu các đối tượng quyền SHCN nói
chung. Do đó, bảo hộ quyền chống CTKLM phát xuất từ việc có hoạt động cạnh tranh
trong kinh doanh trường hợp này là cần thiết.
Thứ hai, khác với các đối tượng quyền SHCN thơng thường, quyền chống
CTKLM có thể cùng một lúc thuộc về nhiều chủ thể, bởi lẽ trên một phân khúc thị
trường, số lượng đối thủ cạnh tranh không bao giờ dừng lại ở một con số nhất định
mà hầu như ln có sự gia tăng hợp lý. Do đó, cùng một hành vi CTKLM của một
chủ thể có thể tác động đến nhiều đối tượng khác nhau và đương nhiên trong trường
hợp này, luật cho phép nhiều bên sẽ có quyền chống hành vi CTKLM đó.
Bằng việc trao cho các tổ chức, cá nhân quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có
thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự, hành chính cần thiết khi bị thiệt hại hoặc
có khả năng bị thiệt hại do hành vi CTKLM gây ra, Nhà nước ta đã góp phần tạo hành
lang pháp lý phù hợp giúp cho các chủ thể tự bảo vệ mình, đồng thời bảo đảm quyền
lợi người tiêu dùng và lợi ích của tồn xã hội.
1.3. Pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu
1.3.1. Nhận diện hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu
❑ Khái niệm, đặc điểm hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến
nhãn hiệu
Cạnh tranh liên quan đến quyền SHTT, kể cả nhãn hiệu, tồn tại một cách
đương nhiên và ngày càng gia tăng trong hoạt động kinh doanh thương mại35. Mối
quan hệ giữa pháp luật cạnh tranh và pháp luật SHTT về cơ bản mang tính chất tương
hỗ đồng hành, đơi khi có sự giao thoa của các mặt đối lập. Pháp luật SHTT có thể tạo

ra tiềm lực thị trường đáng kể bằng việc trao cho chủ sở hữu quyền độc quyền đối
34

Holyoak và Torremas (2013), Intellectual Property Law (Tái bản lần thứ bảy), Nhà xuất bản Oxford
University, tr. 550
35
“Bàn về cạnh tranh liên quan đến quyền SHTT trong thương mại quốc tế”,
truy cập ngày 14 tháng 02 năm 2020

13


với tài sản sở hữu, qua đó phần nào gây tổn hại đến lợi ích người tiêu dùng. Ngược
lại, chức năng của pháp luật cạnh tranh là duy trì cạnh tranh hiệu quả và bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng chính đáng bằng cách hướng đến loại bỏ sự độc quyền cố hữu36.
Tuy nhiên, xét ở khía cạnh chiến lược, thực chất bản chất và mục đích của quy định
pháp luật về cạnh tranh và SHTT lại tương đồng nhau bởi cả hai đều hướng tới việc
khuyến khích sự sáng tạo, phát triển công nghiệp và cạnh tranh37, nhằm cả mục tiêu
ngắn hạn và lâu dài. Sự sáng tạo cấu thành một bộ phận chủ yếu của nền kinh tế thị
trường mở cửa, thiết lập sự cân bằng hợp lý giữa cạnh tranh và chiếm hữu38. Song
song với đó, quyền SHTT cũng đóng vai trị ngày càng chính yếu trong giải quyết
nhiều vụ việc cạnh tranh39 và khuyến khích cạnh tranh năng động.
Như đã phân tích ở trên, CTKLM liên quan đến nhãn hiệu xuất hiện tất yếu
như một mặt trái của cơ chế thị trường với trạng thái ngày càng tinh vi và phức tạp,
xuất phát từ tâm lý lợi dụng uy tín để kiếm lời bất chấp của các chủ thể kinh doanh
khơng chân chính. Những hành vi này vừa vi phạm pháp luật cạnh tranh vừa vi phạm
pháp luật SHTT. Tuy nhiên, chế định hiện hành chưa có một định nghĩa thống nhất
và cụ thể về dạng hành vi này. Do đó, dựa trên khái niệm CTKLM thơng thường, một
cách đơn giản có thể hiểu, CTKLM liên quan đến nhãn hiệu là hành vi của doanh
nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh bất chính, khơng hợp pháp, trái ngược với

chuẩn mực thông thường bằng phương thức lợi dụng uy tín, tính phổ biến sẵn có của
nhãn hiệu đã đăng ký dưới dạng sử dụng dấu hiệu gây nhầm lẫn cho cơng chúng để
trục lợi, từ đó gây thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến doanh nghiệp chủ sở hữu nhãn
hiệu là đối thủ cạnh tranh. Rudolf Callmann, một học giả người Mỹ, trong bài viết
đăng trên tạp chí “Pháp luật với những vấn đề đương thời” (tên Tiếng Anh: “Law and
Contemporary Problems”) cũng từng đưa ra quan điểm mang tính chất tương tự về
hành vi CTKLM liên quan đến nhãn hiệu, nhưng có sự mở rộng hơn ở chỗ, không
ràng buộc chủ thể thực hiện hành vi và chủ thể bị thiệt hại phải là đối thủ cạnh tranh
của nhau, mà tất cả doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp không phải đối thủ cạnh tranh

36

Alison Jones và Brenda Sufrin (2008), EU Competition Law: Text, Cases and Materials (Tái bản lần thứ
ba), Nhà xuất bản Oxford University, tr. 3 và 17
37
U.S. Department of Justice (2003), Antitrust and Intellectual Property. Xem toàn văn tại
/>38
Thomas Cottier và Pierre Véron (2008), Concise International and European IP Law: TRIPS, Paris
Convention, European Enforcement and Transfer of Technology, Nhà xuất bản Kluwer Law International, tr.
2
39
Josef Drexl (2008), Research Handbook on Intellectual Property and Competition Law, Nhà xuất bản
Edward Elgar, tr. 28

14


(non-competitor), cứ thực hiện hành động kinh doanh mang tính chất CTKLM, cũng
đều thuộc sự điều chỉnh của hành vi40.
Với bản chất là một hành vi CTKLM, CTKLM liên quan đến nhãn hiệu có

những đặc trưng cơ bản của hành vi CTKLM truyền thống, như chủ thể thực hiện
hành vi là những chủ thể kinh doanh trên thị trường, mục đích của doanh nghiệp vi
phạm là mục đích lợi nhuận, là hành vi trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập
quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh và hậu quả pháp lý của
hành vi là gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của
doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó, hành vi này cịn có những đặc trưng cơ bản riêng
biệt:
Về phạm vi, hành vi CTKLM phải liên quan đến sử dụng hoặc chuyển giao
đối tượng quyền SHCN, cụ thể là nhãn hiệu. Sự liên quan này được liệt kê hóa bằng
các dạng hành vi cụ thể theo quy định tại Điều 130 Luật SHTT (phân tích cụ thể ở
phần sau).
Về cách thức, doanh nghiệp thực hiện hành vi lợi dụng uy tín, danh tiếng người
sản xuất kinh doanh khác nhằm cố tình tạo ra sự nhầm lẫn trong suy nghĩ của công
chúng về cơ sở sản xuất, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ hoặc hoạt động kinh doanh của
một đối thủ cạnh tranh, từ đó hưởng lợi bất chính mà khơng cần đầu tư cơng sức, vật
chất, trình độ và khả năng sáng tạo.
Về đối tượng bị thiệt hại, ngồi tính chất là doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh
của chủ thể thực hiện hành vi, đối tượng bị thiệt hại (trực tiếp hoặc gián tiếp) phải là
chủ sở hữu hợp pháp của nhãn hiệu được bảo hộ, tức là đã thực hiện thủ tục đăng ký
và được cấp văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu. Chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu là cơ
sở nền tảng để chủ sở hữu được pháp luật công nhận và bảo vệ về mặt pháp lý, theo
đó họ có tồn quyền thực hiện các hoạt động bảo vệ và phát triển danh tiếng của mình
trên thị trường.
Về hậu quả pháp lý, hành vi CTKLM liên quan đến nhãn hiệu không chỉ vi
phạm pháp luật cạnh tranh mà còn xâm phạm quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu được
ghi nhận và điều chỉnh bởi pháp luật SHTT. Do đó, chế tài áp dụng đối với hành vi
là sự kết hợp xử lý của hai ngành luật trong mối quan hệ tương quan với nhau để đảm
bảo lợi ích chủ sở hữu và hài hòa quyền lợi cộng đồng.

Rudolf Callmann (1949), “Trademark Infringement and Unfair Competition”, Tạp chí Law and

Contemporary Problems, số 2 (14), tr. 186
40

15


Ở Việt Nam, cạnh tranh liên quan đến quyền SHCN lần đầu tiên được đề cập
tại Nghị định số 54/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2000 của Chính phủ Về bảo
hộ quyền SHCN đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ
quyền chống CTKLM liên quan tới SHCN (Nghị định số 54/2000/NĐ-CP)41. Điều
24 Nghị định số 54/2000/NĐ-CP liệt kê hai dạng hành vi CTKLM liên quan đến
SHCN nói chung và nhãn hiệu nói riêng, bao gồm:
“1. Sử dụng các chỉ dẫn thương mại để làm sai lệch nhận thức và thông tin về
chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh, hàng hóa, dịch
vụ, nhằm mục đích:
a) Lợi dụng uy tín, danh tiếng của người sản xuất kinh doanh khác trong sản
xuất kinh doanh của mình;
b) Làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của người sản xuất kinh doanh khác
trong sản xuất kinh doanh của mình;
c) Gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng
hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá,
dịch vụ... cho người tiêu dùng trong quá trình nhận biết, chọn lựa hàng hoá,
dịch vụ hoặc hoạt động kinh doanh;
2. Chiếm đoạt, sử dụng thành quả đầu tư của người khác mà không được người
đó cho phép”.
Song song với quy định trên, Luật Cạnh tranh 2004, với vai trò là Hiến pháp
của nền kinh tế thị trường, điều chỉnh tổng quan và đầy đủ nhất nhóm hành vi liên
quan đến cạnh tranh trên nhiều lĩnh vực, trong đó có hành vi CTKLM, đã đề cập đến
một dạng CTKLM cụ thể liên quan trực tiếp đến nhãn hiệu, tại khoản 1 Điều 39 và
Điều 40 – chỉ dẫn gây nhầm lẫn. Đến lượt mình, Luật Cạnh tranh 2018 thay thế Luật

Cạnh tranh 2004 không ấn định trực tiếp hành vi CTKLM liên quan đến SHCN mà
thông qua một quy định gián tiếp tại khoản 7 Điều 45 để dẫn chiếu đến pháp luật
chuyên ngành, xuất phát từ tính chất đặc thù của loại hành vi, đồng thời đảm bảo tính
thống nhất của hệ thống pháp luật.
Kế thừa tư duy lập pháp của các nhà làm luật, đạo luật cao nhất về SHTT lần
đầu tiên được ban hành tại Việt Nam năm 2005, trải qua các lần sửa đổi bổ sung năm
2009 và 2019, tiếp thu được các giá trị của nhiều quy phạm pháp luật về SHTT trước

41

Nghị định này hết hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2006

16


đây, đã có quy định thống nhất về hành vi CTKLM liên quan đến nhãn hiệu tại Điều
130:
“1. Các hành vi sau đây bị coi là hành vi CTKLM:
a) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động
kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ;
b) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính
năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ; về điều
kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ;
c) Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước
quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu
sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành
viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn
hiệu và việc sử dụng đó khơng được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và
khơng có lý do chính đáng;
d) Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương

tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác
hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình khơng có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm
giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu,
tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng”.
Có thể thấy, khái niệm về hành vi CTKLM trong pháp luật SHTT đã được mở
rộng và làm rõ hơn so với khái niệm “chỉ dẫn gây nhầm lẫn” trong Luật Cạnh tranh
2004 hay “sử dụng chỉ dẫn thương mại” tại Nghị định số 54/2000/NĐ-CP. Đồng thời,
trong bối cảnh thương mại quốc tế rộng mở và thương mại điện tử phát triển như vũ
bão hiện nay, dạng hành vi CTKLM mới phát sinh liên quan đến việc sử dụng trái
phép nhãn hiệu nước ngồi mà mình làm đại diện hoặc đại lý hay lạm dụng, sử dụng
nhãn hiệu có uy tín làm tên miền nhằm chiếm đoạt lợi thế và danh tiếng gắn liền với
các nhãn hiệu đó, đã buộc Luật SHTT đặt ra những quy định mới điều chỉnh vấn đề
này42. Bên cạnh đó, hành vi quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định số 54/2000/NĐCP trước đây cũng khơng cịn được coi là hành vi CTKLM liên quan đến nhãn hiệu
theo cơ chế hiện hành, bởi lẽ về bản chất, nó tương đồng với hành vi xâm phạm quyền
đối với nhãn hiệu nói riêng và các đối tượng quyền SHCN khác nói chung.

“Hành vi CTKLM liên quan đến nhãn hiệu”, truy cập ngày 17 tháng 02 năm 2020
42

17


Sở dĩ có sự sửa đổi, bổ sung trong quy định của pháp luật SHTT như vậy là
bởi cần thiết phải ban hành một quy định chung thống nhất điều chỉnh hành vi
CTKLM liên quan đến nhãn hiệu, tránh trường hợp áp dụng chồng chéo, thậm chí
xung đột giữa các ngành luật độc lập khi đề cập đến cùng một hành vi, tạo không gian
pháp lý cho các chủ thể có thể chủ động xem xét, giải quyết các vụ việc liên quan đến
CTKLM trong lĩnh vực đặc thù; đồng thời, nhằm đạt độ tương thích với pháp luật
quốc tế và kinh nghiệm lập pháp của các nước. Trong bối cảnh hội nhập và tồn cầu
hóa, tài sản trí tuệ đóng vai trị quan trọng hơn bao giờ hết trong kinh doanh quốc tế

tư và giao dịch thương mại quốc tế43. Công ước Paris tạo lập cơ sở chung nhất cho
các thỏa thuận đa phương và song phương về SHTT, tại khoản 3 Điều 10bis đã liệt
kê các hành vi CTKLM liên quan đến SHCN, kể cả nhãn hiệu, bao gồm: i) Hành vi
gây ra sự nhầm lẫn; (ii) Hành vi làm mất uy tín của đối thủ cạnh tranh; (iii) Hành vi
có thể lừa dối cơng chúng. Nhằm nội luật hóa các quy định của Cơng ước Paris, Việt
Nam đã quy định tập trung các chế định về hành vi CTKLM liên quan đến nhãn hiệu
dưới góc độ luật chuyên ngành trên cơ sở kế thừa, tiếp thu, mặt khác mở rộng phạm
vi để phù hợp với thực tiễn sôi động trong nước bằng cách bổ sung hai dạng hành vi
sử dụng của người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và đăng ký, sử dụng
tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu.
Tóm lại, hiểu một cách đơn giản, hành vi CTKLM liên quan đến nhãn hiệu
được cấu thành bởi hành vi CTKLM (chủ thể thực hiện hành vi trái với chuẩn mực
thông thường về đạo đức kinh doanh) và hành vi đó vi phạm các quy định của Luật
SHTT (cụ thể đối với nhãn hiệu là sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn)44. Khung pháp lý
về hành vi CTKLM nói chung và CTKLM liên quan đến nhãn hiệu nói riêng ngày
càng thể hiện tầm quan trọng trong việc khuyến khích hoạt động kinh doanh chân
chính, sáng tạo phục vụ phát triển bền vững kinh tế, xã hội và khoa học.
❑ Phân biệt hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu
và hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu
Kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)45 đến nay, Việt Nam
đã có rất nhiều thay đổi trong lĩnh vực bảo hộ, thực thi quyền SHTT nhằm tuân thủ
43

Daniel C.K. Chow và Edward Lee (2006), International Intellectual Property: Problems, Cases and
Materials, Nhà xuất bản Thomson West, tr. 4
44
Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2017), Sách tình huống Luật SHTT Việt Nam, Nguyễn Hồ Bích
Hằng, Nhà xuất bản Hồng Đức, tr. 480
45
Việt Nam chính thức gia nhập WTO và trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức này ngày 11 tháng 01 năm

2007

18


các cam kết quốc tế. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, toàn diện vào nền kinh tế khu
vực và thế giới, các tranh chấp về quyền SHTT cũng ngày càng trở nên đa dạng và
phức tạp. Hành vi CTKLM liên quan đến nhãn hiệu và hành xâm phạm quyền đối với
nhãn hiệu, về cơ bản đều là hành động can thiệp, vi phạm, thậm chí cản trở quyền,
lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhãn hiệu được pháp luật bảo hộ.
Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu – nói một cách chung nhất – là việc người
thứ ba không phải chủ sở hữu nhãn hiệu (hoặc người được chủ sở hữu nhãn hiệu cho
phép) thực hiện các hành vi vi phạm xâm hại đến quan hệ pháp luật về quyền SHCN
đối với nhãn hiệu được pháp luật SHTT xác lập và bảo vệ46. Ngoại trừ hành vi xâm
phạm quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng, khoản 1 Điều 129 Luật SHTT đã liệt kê ba
dạng hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu thông thường, bao gồm: (i) sử dụng
dấu hiệu trùng với nhãn hiệu trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa,
dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó; (ii) sử dụng dấu hiệu trùng
với nhãn hiệu trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ tương tự; (iii) sử dụng dấu hiệu trùng
hoặc tương tự với nhãn hiệu trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ tương tự. Tuy nhiên,
Luật SHTT không đề ra nguyên tắc cụ thể để xác định hành vi và yếu tố xâm phạm,
vì thế, Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ Quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT và quản lý nhà nước
về SHTT (Nghị định số 105/2006/NĐ-CP) được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số
119/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP (Nghị định số 119/2010/NĐ-CP) đóng
vai trị làm văn bản quy phạm quan trọng hướng dẫn nguyên tắc xác định hành vi xâm
phạm quyền đối với nhãn hiệu dựa trên bốn căn cứ: (i) đối tượng bị xem xét thuộc
phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền SHTT; (ii) có yếu tố xâm phạm trong
đối tượng bị xem xét; (iii) người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể

quyền SHTT và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho
phép; (iv) hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam47. Trong thực tế, không dễ gì xác
định được hành vi xâm phạm quyền SHTT, đặc biệt là đối với nhãn hiệu, do chúng
được thực hiện ngày một tinh vi và bằng nhiều biện pháp che giấu khác nhau. Cũng
chính vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm gặp khơng ít khó khăn khi

Hà Thị Nguyệt Thu (2017), “Vai trò của yếu tố lỗi trong xác định hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với
nhãn hiệu”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 1+2 (329+330), tr. 110
47
Điều 5 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP
46

19


xác định hành vi, nên nhiều trường hợp phải cần đến sự hỗ trợ của cơ quan chuyên
môn thông qua hình thức xin ý kiến hoặc giám định SHTT48.
Dựa trên những đặc điểm phân tích về tính chất của hai loại hành vi, xuất phát
từ bản chất pháp lý, có thể thấy, hành vi CTKLM liên quan đến nhãn hiệu và hành vi
xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu có những khác biệt cơ bản dưới đây:
Một là, phạm vi điều chỉnh, hành vi CTKLM liên quan đến nhãn hiệu trước
hết đó là việc cạnh tranh, bên cạnh đó nó cịn có đặc điểm riêng biệt gắn liền với
quyền SHCN, nên đồng thời chịu sự điều chỉnh của pháp luật SHTT và pháp luật
cạnh tranh. Còn hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, là chế định đặc thù của
pháp luật chuyên ngành nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền, thuộc sự
điều chỉnh riêng biệt của pháp luật về SHTT.
Hai là, yếu tố chủ thể, chỉ có thể cấu thành hành vi CTKLM khi mà trên thực
tế, các chủ thể đang ở trong vị thế là đối thủ cạnh tranh của nhau. Trong khi đó, có
thể kết luận hành vi vi phạm quyền SHTT với bất kỳ chủ thể nào vi phạm độc quyền
của chủ sở hữu đã được pháp luật thừa nhận49. Như vậy rõ ràng, đối tượng có thể trở

thành chủ thể của hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu không có sự giới hạn
và chứa nội hàm rộng lớn hơn nhiều so với các đối tượng là chủ thể của hành vi
CTKLM, khi mặt chủ thể của hành vi cạnh tranh bị giới hạn phải là tổ chức, cá nhân
kinh doanh50 đồng thời phải là đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp bị thiệt hại.
Ba là, yếu tố lỗi, lỗi được xác định là trạng thái tâm lý của người có hành vi vi
phạm, phản ánh nhận thức của người đó đối với hành vi và hậu quả của hành vi.
CTKLM liên quan đến nhãn hiệu là hành vi có lỗi cố ý trong pháp luật hiện hành
cũng như được ghi nhận từ lâu trong pháp luật các nước51. Xuất phát từ mục đích lơi
kéo khách hàng, chiếm lĩnh thị phần trên thị trường, các chủ thể kinh doanh bất chính
đã cố ý sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau để lừa dối cơng chúng, do đó yếu tố lỗi là
dấu hiệu bắt buộc trong việc xác định hành vi CTKLM. Trong khi đó, yếu tố lỗi trong
cấu thành hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu để truy cứu trách nhiệm pháp
luật nói chung lại được bỏ qua, thực chất là đã được suy đoán hàm chứa trong chính
Lê Tất Chiến và Nguyễn Thanh Hồng (2014), Tài liệu hướng dẫn thực thi quyền SHTT, Cục SHTT và Dự
án EU-MUTRAP, tr. 16
49
Đinh Thị Như Ý (2016), Pháp luật chống hành vi CTKLM sử dụng đối tượng thuộc SHTT, Khóa luận tốt
nghiệp cử nhân Luật, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr. 18, 19
50
Khoản 6 Điều 3 dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 2 Luật Cạnh tranh 2018
51
Nguyễn Hữu Huyên, “Phân biệt giữa CTKLM và vi phạm quyền SHTT”,
truy cập ngày 22 tháng 02 năm 2020
48

20


×