Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Vấn đề quyền con người ở việt nam từ góc độ lịch sử, xã hội và chủ trương đường lối của đảng tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 92 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

KỶ YẾU HỘI THẢO

Tp. Hồ Chí Minh, 11/2010


MỤC LỤC
1. SƠ LƯỢC TƯ TƯỞNG VÀ NHỮNG HOẠT ĐỘNG ĐẤU TRANH VỀ
QUYỀN CON NGƯỜI TRONG TRUYỀN THỐNG VÀ LỊCH SỬ DÂN
TỘC VIỆT NAM
Ths. Phạm Thị Ngọc Thủy - Ths. GV Khoa Khoa học cơ bản
Trường ĐH Luật Tp. Hồ Chí Minh .................................................................. trang 1
2. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ
QUYỀN BÌNH ĐẲNG NAM NỮ QUA TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ TỪ NĂM
1930 ĐẾN NAY
Trần Thị Rồi - Ts. GV Khoa Khoa học cơ bản
Trường ĐH Luật Tp. Hồ Chí Minh ................................................................... trang 7
3. HỒ CHÍ MINH VỚI VẤN ĐỀ CON NGƯỜI VÀ QUYỀN CON NGƯỜI
Trần Ngọc Anh – Ths. GV Khoa Khoa học cơ bản
Trường ĐH Luật Tp. Hồ Chí Minh ................................................................. trang 12
4. VẤN ĐỀ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Lê Thị Hồng - Ths. GV Khoa Khoa học cơ bản
Trường ĐH Luật Tp. Hồ Chí Minh ................................................................. trang 21
5. VẤN ĐỀ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Ngô Thị Minh Hằng - Ths. GV Khoa Khoa học cơ bản
Trường ĐH Luật Tp. Hồ Chí Minh ................................................................ trang 27
6. QUYỀN CON NGƯỜI GĨC NHÌN TỪ CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG
Ngô Đạt - Ths. GV Khoa Khoa học cơ bản


Trường ĐH Luật Tp. Hồ Chí Minh ................................................................. trang 33
7. BÀN VỀ VẤN ĐỀ DÂN CHỦ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRƯỜNG
ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG HIỆN NAY
Nguyễn Quốc Vinh - Ts. GV Khoa Khoa học cơ bản
Trường ĐH Luật Tp. Hồ Chí Minh ................................................................. trang 46
8. QUYỀN CON NGƯỜI VÀ CƠ CHẾ BẢO TRỢ QUYỀN CON NGƯỜI Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
Phạm Văn Dinh - Ths. GV Khoa Khoa học cơ bản
Trường ĐH Luật Tp. Hồ Chí Minh ................................................................. trang 53
9. PHÁT HUY TÍNH CHỦ THỂ CỦA NHÂN DÂN ĐỐI VỚI QUYỀN LỰC
NHÀ NƯỚC – MỘT ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN ĐỂ PHÁT HUY NHÂN
QUYỀN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Nguyễn Thanh Hải - Cn. GV Khoa Khoa học cơ bản
Trường ĐH Luật Tp. Hồ Chí Minh ................................................................. trang 58


10. NHỮNG THÀNH TỰU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY QUYỀN
CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM TRONG Q TRÌNH TỒN CẦU HĨA
HIỆN NAY
Lê Văn Bích - Ths. GV Khoa Khoa học cơ bản
Trường ĐH Luật Tp. Hồ Chí Minh ................................................................. trang 65
11. QUYỀN CON NGƯỜI - ẢNH HƯỞNG THÔNG QUA CÁCH XƯNG HÔ
TRONG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Phạm Thị Minh Hải - Ths. GV Khoa Khoa học cơ bản
Trường ĐH Luật Tp. Hồ Chí Minh ................................................................. trang 72
12. NHỮNG GIÁ TRỊ NHÂN BẢN TRONG TRIẾT LÝ NHÂN SINH CỦA
TRẦN THÁI TƠNG
Nguyễn Hồi Đơng - Ths. GV Khoa Khoa học cơ bản
Trường ĐH Luật Tp. Hồ Chí Minh ................................................................ trang 78



SƠ LƯỢC TƯ TƯỞNG VÀ NHỮNG HOẠT ĐỘNG ĐẤU TRANH
VỀ QUYỀN CON NGƯỜI
TRONG TRUYỀN THỐNG VÀ LỊCH SỬ DÂN TỘC VIỆT NAM
Ths. Phạm Thị Ngọc Thủy
GV Khoa KHCB, Trường ĐH Luật TP. HCM
Sự tơn trọng các quyền con người, lịng khoan dung, nhân đạo,… là những
giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Điều này cơ bản xuất phát từ lịch sử
hàng ngàn năm kiên cường chống chọi với thiên tai và các thế lực ngoại xâm của
người Việt. Chính lịch sử thăng trầm và điều kiện sống khắc nghiệt đã hun đúc lên
những giá trị văn hóa, tinh thần tiêu biểu của dân tộc Việt Nam, trong đó có tinh
thần nhân ái, độ lượng và vị tha trong đối xử với những người lầm lỗi, ngay cả với
những kẻ xâm lược…
Tư tưởng khoan dung, nhân đạo kể trên trước hết thể hiện trong các truyền
thuyết và kho tàng thơ ca dân gian của Việt Nam: đánh kẻ chạy đi, không đánh
người chạy lại… Những tư tưởng đó cịn ảnh hưởng đến cách thức cầm quyền qua
các thời đại. Từ thời các vua Hùng dựng nước, các triều đại phong kiến Việt Nam
đã chú ý kết hợp giữa “đức trị” và “pháp trị”, giữa “trị quốc” và “an dân”. Tư tưởng
“lấy dân làm gốc” đã được Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi đề cập một cách trực tiếp
và gián tiếp từ những thế kỷ XIV, XV… Có lẽ bởi vậy, lịch sử các triều đại phong
kiến Việt Nam khơng có nhiều trang tàn bạo, khốc liệt như ở nhiều nước khác trên
thế giới mà ngược lại, hầu như ở thời kỳ nào cũng có những ví dụ về tinh thần
khoan dung, nhân đạo đối với những kẻ lầm lạc và kể cả những tên giặc ngoại xâm.
, năm 1042 bộ Hình Thư - bộ luật thành văn đầu tiên của
nhà nước quân chủ Việt Nam - được ban hành là một dấu mốc quan trọng trong lịch
sử pháp quyền Việt Nam, nội dung của bộ luật thể hiện tính nhân đạo rất cao. Mặc
dù được ban hành để bảo vệ quyền lợi của Nhà nước phong kiến tập quyền, song bộ
luật này đã bao gồm những quy định nhằm hạn chế sự lộng quyền, lạm quyền áp
bức dân lành của giới quan liêu quý tộc. Bộ luật này cịn chứa đựng nhiều quy định
giàu tính nhân văn, nhân đạ

,

1


lấy dân làm gốc. Tư tưởng này sau đó cũng được khắc họa bởi vị anh hùng dân tộc
Trần Hưng Đạo, người trước khi qua đời còn khuyên vua cần quan tâm đến dân,
“khoan thư sức dân” để làm kế “sâu rễ bền gốc”. Ở một góc độ khác, tinh thần nhân
đạo, nhân văn thời nhà Trần còn được phản ánh qua hình ảnh của nhà vua Trần
Nhân Tơn, người được coi là một Phật hoàng, hay qua việc nhà Trần đối xử nhân
đạo với tù binh v.v...
Tinh thần khoan dung, nhân đạo ở thời Lê được thể hiện ngay trong giai
đoạn xây dựng vương triều, qua việc đối xử khoan dung với 10 v

, tiêu biểu như: bảo vệ tính mạng, nhân phẩm và tài sản của
người dân; bảo vệ người dân khỏi bị nhũng nhiễu bởi giới quan lại, cường hào; bảo
vệ những đối tượng yếu thế trong xã hội (những người m

, con nuôi,
...); bảo vệ quyền bình

đẳng của phụ nữ…

, mặc dù ch
-

Trung như

,C


...

cũng cho thấy sự kế thừa tinh thần nhân văn của dân tộc
) bị coi là khắc
nghiệt, song nhiều vua nhà Nguyễn cũng có những chính sách tiến bộ và phản ánh
tinh thần nhân văn, nhân đạo của dân tộc, trong đó có những chính sách chiêu mộ
người dân khai khẩn đất hoang mà đã góp phần mở mang bờ cõi cho dân tộc về phía
Nam nhiều hơn tất cả các triều đại trước cộng lại…
Tư tưởng về quyền con người xuyên suốt trong thời kỳ phong kiến ở Việt
Nam còn thể hiện ở truyền thống dân chủ trong nhiều lĩnh vực, mà tiêu biểu là trong
việc quản lý cộng đồng, tuyển dụng và sử dụng nhân tài, trong việc thảo luận và
quyết định các công việc quốc gia đại sự. Như vậy, có thể khẳng định dân tộc Việt
2


Nam có truyền thống nhân đạo và tơn trọng con người, nhiều triều đại trong lịch sử
đã biết trân trọng ý kiến nhân dân ở những mức độ nhất định.
Từ cuối thế kỷ XIX, nhiều trí thức Việt Nam như Phan Bội Châu, Phan Châu
Trinh, Phan Văn Trường, Huỳnh Thúc Kháng… đã tiếp thu các tư tưởng tiến bộ về
tự do, bình đẳng, bác ái, tư tưởng về dân quyền, dân chủ của Cách mạng tư sản. Ban
đầu, có ảnh hưởng đặc biệt lớn đến các nhà nho yêu nước cấp tiến là các bản dịch
tác phẩm của Rousseau, Hobbes, Locke… do các nhà tư tưởng Trung Quốc cùng
thời như Khang Hữu Vi (Kang Youwei, 1858 - 1927), Lương Khải Siêu (Liang
Qichao, 1873 – 1929) dịch và giới thiệu trên các tạp chí tiếng Trung. Sau này, do có
điều kiện ra nước ngoài nhiều, các nhà cách mạng Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu
càng hiểu thêm sâu sắc về tư tưởng tự do và dân quyền, hai ông đã trở thành những
người truyền bá những tư tưởng này sớm nhất, có hệ thống nhất ở Việt Nam đầu thế
kỷ XX.
Một trong các chủ trương của Phong trào Duy Tân (khởi xướng từ khoảng
năm 1903, với các lãnh tụ chính yếu Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần

Quý Cáp) là vận động nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí, phát triển dân sinh, vận
động dân quyền (Khai dân trí, chấn dân khí và hậu dân sinh). Trong sách Tự Phán,
Phan Bội Châu cho biết sau khi đi Nhật trở về năm 1906, Phan Châu Trinh khẳng
định lập trường: chỉ nên đề xướng dân quyền, dân đã biết có quyền thì việc khác có
thể tính lần được. Có thể khẳng định Phan Châu Trinh là nhà hoạt động chính trị
đầu tiên đề xướng dân quyền ở Việt Nam. Sau khi sang Pháp năm 1911 nhờ sự can
thiệp của Hội nhân quyền (trụ sở tại Pháp), ông cũng là người đầu tiên báo động
tình trạng thiếu dân quyền ở Việt Nam và lên án chế độ phong kiến, thực dân trong
nước bằng các bài diễn thuyết và các bài viết như “Thư gửi Hội nhân quyền về cuộc
dân biến ở Trung Kỳ” (1911), “Đơng Dương chính trị luận” (1913), thư “Thất điều”
kể tội của vua Khải Định (1922), “Bản kiến nghị gửi Tổng thống Pháp về hiện trạng
Đông Dương” (1925)... Cuối năm 1925, Phan Châu Trinh về nước, ơng có hai bài
diễn thuyết tại Sài Gịn, trong đó bài “Qn trị chủ nghĩa và dân trị chủ nghĩa”
hướng đến một xã hội dân chủ và pháp trị.
Phan Bội Châu, mặc dù lựa chọn con đường cách mạng khác với con đường
mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn cho dân tộc, nhưng cũng dùng thơ văn và các bài diễn
thuyết kêu gọi người dân có ý thức về các quyền tự do. Chẳng hạn trong loạt bài
3


“Nam quốc dân tu tri” (Quốc dân nam giới cần biết, được đăng dần trên báo Tiếng
Dân từ tháng 8/1926), tác giả kêu gọi cơng dân có ý thức về quyền lợi, nghĩa vụ đối
với xã hội, với quốc gia, giải thích thế nào là “độc lập”, “tự do”… Các quyền cơ
bản đã được ơng trình bày dưới dạng thơ rất xúc tích và lý thú:
Miệng có quyền nói,
Ĩc có quyền suy.
Chân có quyền đi,
Tay có quyền đẩy.
Mắt có quyền thấy,
Tai có quyền nghe.

Đất nọ xứ kia,
Có quyền dời ở.
Viết sách làm vở,
Quyền bút mặc lịng.
Hội hè việc chung,
Có quyền nhóm họp…
Quyền lợi rành rành,
Đồng bào phải biết!1
Từ những chuyển biến về tư tưởng tự do và dân chủ, nhiều cuộc vận động
đã diễn ra vào đầu thế kỷ XX ở Việt Nam từ trong và ngoài nước nhằm mục tiêu
đánh đổ ách phong kiến, thực dân, giành quyền độc lập cho dân tộc và các quyền tự
do cho nhân dân. Các phong trào giai đoạn này rất đa dạng về hình thức và nội
dung, có sự tham gia của nhiều giới, nhiều thành phần xã hội, khơng chỉ trí thức,
học sinh mà cả công nhân, nông dân, viên chức…Các phong trào đấu tranh đòi các
quyền dân sinh, dân chủ khơng tách biệt với phong trào địi độc lập dân tộc.

1

Phan Bội Châu: Toàn tập, t8, Văn vần 1925 – 1949, NXB Thuận Hóa & Trung tâm văn hóa Đơng Tây,
2001, tr.19.

4


Phong trào Duy Tân là một trong những phong trào đầu tiên được khởi
xướng từ các năm 1903 - 1908. Một chủ trương của phong trào này là vận động
nâng cao dân trí, chú trọng các kiến thức về dân quyền. Nhiều trường học được
thành lập trên cả nước nhằm thực hiện chủ trương này, tiêu biểu nhất là Đông Kinh
Nghĩa Thục được thành lập năm 1907 tại Hà Nội với mục tiêu du nhập những tư
tưởng dân chủ, phát triển văn hóa, thúc đẩy sử dụng chữ quốc ngữ, từ bỏ những yếu

tố lạc hậu trong Khổng giáo… Phong trào Duy Tân đã góp phần dẫn tới những
chuyển biến về tư tưởng và xã hội đáng kể, đặc biệt là phong trào kháng thuế ở
miền Trung (từ Thanh Hóa đến Bình Thuận) năm 1908. Một số nhà cách mạng khác
lựa chọn con đường có thiên hướng bạo động hơn. Năm 1912, Việt Nam Quang
Phục Hội được thành lập bởi Phan Bội Châu tại Quảng Châu do ảnh hưởng của
Cách mạng Tân Hợi (1911), đây là một tổ chức cách mạng theo tư tưởng dân chủ
với tôn chỉ: khôi phục Việt Nam, kiến lập Việt Nam Cộng hòa Dân quốc. Giai đoạn
sau có khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc Dân Đảng phát động, cao trào Xô
viết Nghệ - Tĩnh (năm 1930), cao trào cách mạng ở các tỉnh Nam Trung Kỳ, Bắc
Kỳ (1930 – 1931)...
Bên cạnh đó, nhiều nhà cách mạng hoạt động đòi các quyền dân chủ từ nước
ngoài như Phan Châu Trinh (giai đoạn 1911 -1925 ở Pháp), Phan Văn Trường,
Nguyễn Ái Quốc… Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc thay mặt nhóm những người Việt
Nam yêu nước tại Pháp đã soạn và gửi Bản Yêu sách của nhân dân An Nam, bản
yêu sách này gồm 8 điều, trong đó có 4 điều trực tiếp về các quyền cơ bản. Năm
1925, tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc được xuất bản
bằng tiếng Pháp tại Paris đã lên án chế độ cai trị thuộc địa tàn bạo, vô nhân đạo của
thực dân Pháp và đòi các quyền độc lập, tự quyết cho các dân tộc thuộc địa.
Trên lĩnh vực báo chí, xuất bản, cuộc đấu tranh đòi các quyền tự do diễn ra
cả cơng khai và bí mật. Năm 1925, báo Thanh Niên được thành lập và ra số đầu
tiên. Năm 1927, báo Tiếng Dân, cơ quan ngôn luận độc lập đầu tiên tại Trung Kỳ,
được Huỳnh Thúc Kháng và Phan Bội Châu thành lập, tờ báo này có ảnh hưởng lớn
trong giới trí thức miền Trung trong gần 16 năm (1927 - 1943)… Đặc biệt trong giai
đoạn 1936 -1939, bên cạnh các phong trào như Đông Dương Đại hội, các cuộc vận
động bầu cử…, phong trào của giới báo chí Việt Nam càng sôi động với các hoạt

5


động địi quyền tự do báo chí và thành lập tổ chức thống nhất của báo giới trên toàn

quốc (Hội nghị báo giới Trung Kỳ, Hội nghị báo giới Bắc Kỳ…).
Điều đặc biệt là có một số phong trào gắn liền với các lãnh tụ nổi tiếng như
phong trào đấu tranh đòi ân xá Phan Bội Châu (năm 1925) và phong trào để tang
Phan Châu Trinh (năm 1926). Cả hai phong trào này đều lan rộng cả nước ở khắp
ba miền Bắc Trung Nam, ở cả các đô thị lớn và vùng nơng thơn, khiến thực dân
Pháp phải tìm đủ mọi cách kiểm soát, khống chế và trả thù. Các phong trào này đã
làm thức tỉnh cả một thế hệ thanh niên, giúp họ nhận thức rõ hơn về sứ mệnh đấu
tranh giành độc lập và tự do cho dân tộc, nhiều người sau này trở thành lãnh đạo
trong cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Kế thừa và tiếp tục phát triển những tư tưởng về quyền con người trong lịch
sử dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong hành trình tìm con đường giải phóng cho
dân tộc, Người đã sớm nhận thức được những gì thuộc về chân giá trị của con
người, của lồi người, trong đó có tinh thần nhân đạo, nhân phẩm, tự do, bình đẳng.
Trên lĩnh vực quyền con người, đóng góp có tính thời đại của Chủ tịch Hồ Chí
Minh là đã nghiên cứu đưa ra các luận điểm giải quyết vấn đề quyền con người
trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, thời đại cách mạng giải phóng dân tộc và xây
dựng xã hội mới ở các nước thuộc địa. Cốt lõi tư tưởng đó là độc lập dân tộc, chủ
quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội - tiền
đề và điều kiện cơ bản nhất bảo đảm các quyền và tự do của con người. Quyền con
người không chỉ là những chế định pháp luật, thuộc trách nhiệm của nhà nước, mà
còn là giá trị đạo đức, văn hóa, là trách nhiệm của các tổ chức chính trị – xã hội, là
địi hỏi nội tại của nhân cách làm người đối với tất cả mọi người, từ cán bộ, cơng
chức đến người dân. Chính vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người mang
tầm vóc thời đại. Tư tưởng đó vẫn cịn ngun giá trị đối với sự nghiệp xây dựng
đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
của nhân dân ta ngày nay.

6



NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
VỀ QUYỀN BÌNH ĐẲNG NAM NỮ QUA TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ
TỪ NĂM 1930 ĐẾN NAY
Ts. Trần Thị Rồi
GV Khoa KHCB, Trường ĐH Luật TP. HCM
Thực hiện quyền bình đẳng nam nữ - một nội dung quan trọng liên quan đến
quyền cơng dân, quyền con người là vấn đề mang tính toàn cầu. Vấn đề này hiện
nay đang được Liên Hiệp Quốc và các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm. Bởi
vì, việc bảo đảm cho mọi cơng dân khơng phân biệt nam nữ được bình đẳng xã hội
là một trong những cơ sở quan trọng khi xem xét, đánh giá về tình hình dân chủ,
nhân quyền của các quốc gia.
Tuy nhiên, nhận thức về vấn đề bình đẳng nam nữ và việc triển khai thực
hiện quyền bình đẳng nam nữ ở các quốc gia trên thế giới vẫn cịn những sự khác
biệt nhau. Ngay cả trong tiến trình phát triển của từng quốc gia, ở mỗi thời kỳ lịch
sử, nhận thức của xã hội và quy định của pháp luật về quyền bình đẳng nam nữ
trong hoạt động quản lý nhà nước cũng khơng hồn tồn giống nhau.
Vào đầu thế kỷ XX, Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược và là một nước
thuộc địa nửa phong kiến. Trong thực tế, khi đất nước mất độc lập, dưới ách thống
trị của thực dân Pháp và tay sai phong kiến, toàn thể dân tộc Việt Nam sống trong
thân phận nô lệ, phụ thuộc và do ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho giáo, những quyền
cơ bản của công dân như quyền bình đẳng trong tham gia hoạt động chính trị, kinh
tế, văn hóa - xã hội hầu như đều bị vi phạm. Riêng đối với phụ nữ, ngoài sự áp bức
bóc lột về dân tộc, giai cấp, phụ nữ Việt Nam cịn bị áp bức, bóc lột về giới, bị kìm
hãm, bị phân biệt đối xử trong gia đình và ngoài xã hội.
Từ khi ra đời vào năm 1930 cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn
khẳng định thực hiện quyền bình đẳng nam nữ là một nhiệm vụ quan trọng của cách
mạng Việt Nam. Qua các thời kỳ lịch sử, chủ trương đường lối của Đảng về quyền
bình đẳng nam nữ trong quan hệ gia đình và trong đời sống chính trị, kinh tế, văn
hóa - xã hội không ngừng được bổ sung và phát triển.


7


1. Thời kỳ 1930-1945
Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Trong bối cảnh Việt Nam là
một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, phụ nữ khơng có quyền bình đẳng với nam
giới trong quan hệ gia đình và xã hội, Cương lĩnh đầu tiên của Đảng khẳng định sau
khi giành chính quyền, một trong những nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam
ở phương diện xã hội là thực hiện nam nữ bình quyền.
Đến tháng 10/1930, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ I,
trong Luận cương chính trị, nhiệm vụ giải phóng phụ nữ, nam nữ bình đẳng tiếp tục
được khẳng định một trong những nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng. Cũng trong
Hội nghị này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị quyết về vận động phụ nữ
tham gia vào sự nghiệp cách mạng chung của toàn thể dân tộc.
Trong các phong trào cách mạng 1930-1931, 1936-1939 Đảng đưa ra những
khẩu hiệu phù hợp với hoàn cảnh lịch sử để đấu tranh cho quyền bình đẳng của phụ
nữ như: “Nam và nữ làm việc ngang nhau, tiền lương ngang nhau”, “Chị em được
nghỉ đẻ 10 ngày, được hưởng lương”,…
Trước khi Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công, Đảng đã lãnh đạo
thành lập Mặt trận Việt Minh để tập hợp tất cả các giai cấp, tầng lớp nhân dân đấu
tranh giành độc lập. Trong Chương trình hành động của Mặt trận Việt Minh, việc
bảo đảm các quyền tự do dân chủ cho nhân dân, thực hiện nam nữ bình đẳng là vấn
đề được nêu lên hàng đầu. Chủ trương đúng đắn của Đảng đã thu hút đông đảo phụ
nữ Việt Nam tham gia Mặt trận. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hội Phụ nữ Cứu quốc
ra đời, tập hợp các tầng lớp phụ nữ tham gia đấu tranh giành chính quyền.
Tháng 8 năm 1945, phụ nữ Việt Nam cùng với toàn thể dân tộc đã tích cực
hưởng ứng quyết định Tổng khởi nghĩa của Đảng, đứng lên đánh đổ ách thống trị
của thực dân đế quốc và phong kiến tay sai, giành độc lập cho toàn thể dân tộc.
2. Thời kỳ 1945 - 1975
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân Chủ

Cộng Hòa ra đời.
Từ năm 1945 đến 1975, trong thời kỳ đất nước có chiến tranh, Đảng tiếp tục
ban hành những Nghị quyết, Chỉ thị nhằm tạo điều kiện, cơ hội cho phụ nữ được
8


bình đẳng với nam giới, tham gia đóng góp cho sự nghiệp cách mạng chung của
toàn thể dân tộc.
Tháng 12/1960, lần đầu tiên Đảng đã triệu tập Hội nghị cán bộ phụ nữ để
tổng kết về công tác cán bộ nữ và khẳng định vai trị, vị trí của phụ nữ Việt Nam
trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội. Năm 1967, Ban Bí thư Trung ương Đảng
đã ban hành Nghị quyết số 153 về “Công tác cán bộ nữ”, thể hiện rõ sự quan tâm
của Đảng và Nhà nước đối với công tác cán bộ nữ, tạo điều kiện cho phụ nữ Việt
Nam được bồi dưỡng, đào tạo, bố trí giữ những cương vị lãnh đạo, quản lý nhà
nước.
3. Thời kỳ 1975 đến nay
Sau ngày đất nước thống nhất đến nay, quan điểm của Đảng về bình đẳng
nam nữ trong hoạt động quản lý Nhà nước tiếp tục có những bước phát triển mới.
Đặc biệt, khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, để bảo đảm quyền bình
đẳng nam nữ trong gia đình và quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội đáp ứng
yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986), lần thứ VII (1991)
đều đưa ra những quan điểm chỉ đạo để tạo ra sự chuyển biến về quan điểm, nhận
thức đối với vai trị, vị trí của phụ nữ; kiên quyết đấu tranh xóa bỏ những tàn dư tư
tưởng phong kiến, khắc phục những biểu hiện coi thường phụ nữ, không tôn trọng
và đối xử bất công với phụ nữ…
Sau Đại hội VI và Đại hội VII, ngày 12/7/1993, Bộ Chính trị ra Nghị quyết
số 04-NQ/TW “Về đổi mới và tăng cường cơng tác vận động phụ nữ trong tình hình
mới”. Nghị quyết nêu rõ: “Giải phóng và phát triển toàn diện phụ nữ là một trong
những mục tiêu của cách mạng Việt Nam, có ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến sự

phát triển của đất nước”. Nghị quyết khẳng định “Cải thiện đời sống vât chất và
tinh thần cho phụ nữ, nâng cao địa vị xã hội và quyền bình đẳng của phụ nữ; nhấn
mạnh sự nghiệp giải phóng phụ nữ là trách nhiệm của Đảng, chính quyền, các tổ
chức nhân dân, toàn xã hội và từng gia đình”.
Sau đó, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 37-CT/ TW ngày
16/5/1994 về một số vấn đề cơng tác cán bộ nữ trong tình hình mới. Chỉ thị tiếp tục
khẳng định việc nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ tham gia quản lý kinh tế, quản lý nhà
9


nước, xã hội là yêu cầu quan trọng để thật sự thực hiện quyền bình đẳng dân chủ
của phụ nữ; là điều kiện để phát huy tài năng trí tuệ và nâng cao địa vị xã hội của
phụ nữ.
Năm 2001, thế giới và đất nước bước vào thế kỷ XXI, Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định phụ nữ Việt Nam đã đóng một vai trò quan
trọng vào những thắng lợi to lớn của đất nước trong cách mạng giải phóng dân tộc
và trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Khi đất nước tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập vào q trình
tồn cầu về kinh tế, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh, Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy dân chủ trong xã hội, tạo điều kiện
cho việc thực hiện bình đẳng nam - nữ ngày càng đầy đủ hơn, phát huy những ưu
thế và thiên chức của phụ nữ. Trong hoạt động quản lý nhà nước, Đại hội chủ
trương “Thực hiện tốt luật pháp và chính sách bình đẳng giới, bồi dưỡng, nâng cao
nghề nghiệp, nâng cao học vấn, có cơ chế, chính sách để phụ nữ tham gia ngày
càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp, các ngành, chăm sóc và
bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt thiên chức
người mẹ, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.”1.
Sau Đại hội IX, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ bảy
(khóa X) ra thơng qua Nghị quyết “Phát huy sức mạnh của tồn thể dân tộc, vì mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội, công bằng, dân chủ văn minh”. Để triển khai thực

hiện Nghị quyết Đại hội IX về vấn đề bình đẳng giới, Hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương Đảng lần thứ bảy (khóa IX) chỉ đạo:


Tiếp tục nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và trong tồn xã hội về

cơng tác phụ nữ và vấn đề bình đẳng giới.


Khẩn trương thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác

phụ nữ và công tác cán bộ nữ trong tình hình mới; lồng ghép vấn đề giới trong quá
trình xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch chung.


Tạo điều kiện để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội,

các cơ quan lãnh đạo và quản lý các cấp.

1

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb. Chính trị Quốc Gia, Hà
Nội, 2001, tr. 126.

10


Năm 2006, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục đưa ra
những chính sách cụ thể đối với phụ nữ để thực hiện quyền bình đẳng giới: “Đối với
phụ nữ, nâng cao trình độ về mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện bình

đẳng giới1…”.
Sau Đại hội X và khi Quốc hội đã thơng qua Luật bình đẳng giới, ngày
27/4/2007, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 11NQ/TW về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Đánh giá về phong trào phụ nữ và thực hiện bình đẳng giới ở nước ta, Nghị
quyết số 11- NQ/TW nhận định: trong những năm qua “phong trào phụ nữ và bình
đẳng giới ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn... Tuy nhiên, trước yêu cầu
của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tình hình phụ nữ và cơng tác
phụ nữ cịn nhiều mặt hạn chế, đồng thời lại có những vấn đề mới đặt ra với nhiều
thách thức. “Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý có tỷ lệ thấp, chưa tương xứng với
năng lực và sự phát triển của lực lượng lao động nữ, nguồn cán bộ nữ hẫng hụt, ở
một số lĩnh vực, tỷ lệ cán bộ nữ sụt giảm”.2
Vì vậy, việc xây dựng, phát triển vững chắc đội ngũ cán bộ nữ tương xứng
với vai trò to lớn của phụ nữ là yêu cầu khách quan, là nội dung quan trọng trong
chiến lược cơng tác cán bộ của Đảng.
Tóm lại, từ khi ra đời cho đến nay, trong quá trình phát triển của cách mạng
Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định vấn đề bảo đảm thực hiện
quyền bình đẳng nam nữ trong quan hệ gia đình và xã hội là mục tiêu nhất quán của
cách mạng Việt Nam. Mọi công dân Việt Nam không phân biệt nam nữ đều có cơ
hội phấn đấu và cống hiến tài năng, sức lực của mình cho cơng cuộc xây dựng đất
nước ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, tiến bộ, văn minh.

1

Đảng Cộng sản Việt Nam- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. NXBCTQG. Hà nội,2006.tr 120.
Bộ Chính trị- Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam- Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27-42007.
2

11



HỒ CHÍ MINH VỚI VẤN ĐỀ CON NGƯỜI
VÀ QUYỀN CON NGƯỜI
Ths. Trần Ngọc Anh

GV Khoa KHCB, Trường ĐH Luật TP. HCM
Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa của thế giới.
Có thể thấy rằng trong cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh thì vấn đề con người
và quyền con người không hề xa lạ. Người ra đi tìm đường cứu nước thực chất cũng
xuất phát từ vấn đề con người và quyền con người. Trong suốt hành trình cứu nước,
từ những năm đầu, khi Người tham gia Hội những người ái quốc An Nam cùng với
cụ Phan Chu Trinh và luật sư Phan Văn Trường ở nước Pháp cho đến khi viết về
con người trong Di chúc trước khi mất, thì vấn đề Con người và Quyền con người
được đề cập xuyên suốt những bài nói và viết của Hồ Chí Minh.
1. Về vấn đề con người
Sự kiện ngày 5/6/1911, chứng kiến cảnh nước mất, nhà tan, Nguyễn Tất
Thành đã rời Bến cảng Nhà Rồng - Sài Gịn ra đi tìm đường cứu nước. Có thể thấy
rõ “thân phận con người” của Nguyễn Tất Thành lúc rời nước ra đi không thể không
băn khoăn về thân phận của mình cũng như của nhiều người khác cùng hoàn cảnh.
Sự cảm nhận về “thân phận con người” ấy là một yếu tố rất quan trọng để Người
gắn bó với những lính chiến và lính thợ An Nam bị đưa sang chiến trường châu Âu
hồi Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Cũng chính sự cảm nhận về “thân phận con người” ấy đã nhanh chóng đưa
Nguyễn Tất Thành tham gia Liên đoàn nhân quyền và dân quyền lúc Người vừa đặt
chân tới Pari. Và càng rõ hơn trong sự kiện Người thay mặt nhóm những người An
Nam yêu nước ở Pháp đưa tới Hội nghị Véc-xây (1919) Bản Yêu sách của nhân dân
An Nam, trong đó nêu bật các quyền con người phải được thực hiện ngay trong khi
chờ đợi thực hiện quyền dân tộc tự quyết.
Sau sự kiện tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đã trở thành một nhà cách mạng
chuyên nghiệp, với tư cách một người đấu tranh giải phóng dân tộc và một người
cộng sản thì Người đề cập đến thân phận con người trên những bình diện ngày càng

rộng lớn. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh bao giờ cũng nói đến con người cụ thể, lịch sử.
Tùy theo từng thời điểm lịch sử cụ thể gắn liền với từng thời kỳ cách mạng, Người
12


dùng khái niệm này hay khái niệm khác để chỉ “con người” và xem xét nó trong
những bình diện, những chiều khác nhau. Thật vậy, trong những năm 20 của thế kỷ
XX, qua rất nhiều bài báo, như: Tâm địa thực dân, Thù ghét chủng tộc, Khai hóa
giết người, Vực thẳm thuộc địa… Người đã dùng các khái niệm “người bản xứ”,
“người bản xứ bị áp bức”, “người bản xứ bị bắt làm nô lệ”, “người mất nước”,
“người lao động bản xứ”, “người bị bóc lột”, “người bị bóc lột thuộc mọi chủng
tộc”, “người da vàng”, “người da đen”, “người vô sản”, người vô sản thuộc địa”,
“người vô sản ở chính quốc”, “người cùng khổ”,… và đối lập với họ là những tên
“thực dân”, “thực dân tàn ác”, “viên chức tàn bạo”, “bọn ăn bám đủ các cỡ”, “kẻ
diễm phúc có đặc quyền đặc lợi”, “đức ngài tư bản chủ nghĩa”,…1
Hồ Chí Minh rất khâm phục cuộc Đại cách mạng Pháp 1789, một cuộc cách
mạng vĩ đại đã đem sức mạnh của lý trí khoa học khắc phục thần quyền, đem sức
mạnh của con người phủ định thần thánh, đem quyền con người và quyền cơng dân
xóa bỏ quyền lực của nền quân chủ chuyên chế. Như đã thể hiện rõ trong Tuyên
ngôn độc lập ngày 2/9/1945, Người trân trọng tiếp thu và phát triển tư tưởng bất hủ
về nhân quyền và dân quyền được ghi trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của
nước Mỹ và bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1791 của Cách mạng
Pháp.
Từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trong các bài nói và bài viết của
mình, chúng ta thấy Hồ Chí Minh rất ít dùng từ “con người” như trên, thay vào đó
Người sử dụng những từ như: “dân”, “nhân dân”, “quốc dân đồng bào”, “quốc dân
Việt Nam”… và qua đó đặt con người trong quan hệ gắn bó với khối thống nhất của
cộng đồng dân tộc. Như vậy, ở đây khơng có sự phân chia thành các nhóm xã hội có
những lợi ích khác nhau, mà chỉ có sự phân biệt theo lứa tuổi, công việc, trách
nhiệm… trong sự thống nhất của “chúng ta”. Theo chúng tơi có sự thay đổi trên là

do hồn cảnh đất nước lúc đó đã có những thay đổi căn bản. Đó là Việt Nam từ một
nước thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một nước độc lập, nhân dân ta từ thân
phận nô lệ đã trở thành người tự do, làm chủ đất nước.
Trong thời kỳ cải cách ruộng đất và cải tạo xã hội chủ nghĩa (1953-1960), Hồ
Chí Minh đã nói rõ về con người trong các quan hệ giai cấp. Sau khi miền Bắc đã
1

. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn Giáo trình quốc gia các bộ mơn Khoa học Mác-Lê Nin, Tư tưởng
Hồ Chí Minh: Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, tr.382.

13


hồn thành cơng cuộc cải tạo nói trên thì Hồ Chí Minh dùng những khái niệm phù
hợp với các quan hệ xã hội mới, như “lao động chân tay”, “lao động trí óc”, “cơng
nhân”, “nơng dân tập thể”, “người chủ tập thể”,… Ngồi các quan hệ xã hội, Hồ
Chí Minh cịn xem xét con người theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp…1
Từ những năm 60 của thế kỷ XX, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
của dân tộc đang diễn ra rất ác liệt, Hồ Chí Minh lại dùng phổ biến các từ như:
“đồng bào”, “đồng bào miền Bắc”, “đồng bào miền Nam”, “đồng bào cả nước”
trong các bài nói và bài viết của mình.
Và cuối cùng, tháng 5/1968, trong phần bổ sung Di chúc, Hồ Chí Minh lại
dùng từ “con người”. Nhưng khái niệm con người trong Di chúc được Người dùng
rất cụ thể:
“Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình
(cán bộ, binh sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong…
Đối với các liệt sĩ.
Đối với cha mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sĩ).
Những chiến sĩ trẻ tuổi trong các lực lượng vũ trang nhân dân và thanh niên
xung phong.

Phụ nữ.
Đối với những nạn nhân của chế độ xã hội cũ, như trộm cắp, gái điếm, cờ
bạc, buôn lậu…”2.
Sau này, thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: trong trái tim mênh mông của
Bác, ai trong chúng ta cũng có phần cả.
Như vậy, Hồ Chí Minh bắt đầu hoạt động cách mạng với những khái niệm
“con người”, “quyền con người” và cũng khép lại cuộc đời mình bằng khái niệm
“con người”, tuy với nội dung có khác nhau.
2. Về vấn đề quyền con người
Cùng với vấn đề con người, thì quyền con người cũng là vấn đề được Hồ Chí
Minh đặc biệt quan tâm. Và xuyên suốt trong tư tưởng của Hồ Chí Minh quyền con
1

. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn Giáo trình quốc gia các bộ mơn Khoa học Mác-Lê nin, Tư tưởng
Hồ Chí Minh: Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, tr.383.
2. Hồ Chí Minh: Tuyển tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.3, tr.729-730.

14


người được đề cập trên nhiều góc độ, sau đây xin trình bày một số góc độ cơ bản:
Thứ nhất, theo tư tưởng của Người thì quyền và tự do cá nhân đi đơi với
nghĩa vụ và trách nhiệm. Nói đến quyền con người là nói đến quyền và tự do của cá
nhân, trách nhiệm của nhà nước và công dân, đến việc phải giải quyết hài hòa mối
quan hệ này, trước hết là mối quan hệ giữa quyền, lợi ích của cá nhân với lợi ích
của nhà nước và xã hội.
Kế thừa những tư tưởng tiến bộ của nhân loại, Hồ Chí Minh đặc biệt quan
tâm tới tự do, gắn liền tự do với hạnh phúc, tự do với độc lập. Và Hồ Chí Minh
quyết tâm hy sinh chiến đấu để giải phóng con người và đem lại tự do hạnh phúc
cho con người. Người từng nói: “Ngày nay chúng ta đã xây dựng nên nước Việt

Nam dân chủ cộng hịa. Nhưng nếu nước độc lập mà dân khơng được hưởng hạnh
phúc tự do thì độc lập cũng khơng có nghĩa lý gì”1 và “Tơi chỉ có một ham muốn,
ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được
hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”2.
Tự do tư tưởng là một giá trị cơ bản, quan trọng bậc nhất của quyền con
người. Người giải thích: Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự
do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp
phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi mà cũng là một nghĩa vụ của mọi người.
Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý lúc đó quyền tự do tư tưởng
hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý3.
Nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người là việc Người
gắn liền quyền con người với quyền làm người. Người đòi hỏi mỗi người phải xứng
đáng với “quyền làm người”. Người đã để lại bút tích trong Sổ Vàng của trường
Đảng Nguyễn Ái Quốc Trung ương khi đến thăm trường vào tháng 9/1949, về mục
tiêu học tập: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ”, “Học để phụng sự Đoàn
thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”.
Như vậy, quyền làm người còn bao hàm những đòi hỏi nội tại của mỗi con
người, trước hết về đạo đức, về nhân cách và năng lực. Đây là một cách tiếp cận
mới tích cực về quyền con người. Cũng có thể xem đây là nghĩa vụ của mỗi người
1

. Hồ Chí Minh: Tuyển tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.2, tr.21.
. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.4, tr.161.
3
. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.8, tr.216.
2

15



đối với chính mình. Người thường nhắc nhở cán bộ phải lo “Làm sao cho nhân dân
biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm”1.
Thứ hai, theo tư tưởng của Hồ Chí Minh thì quyền con người chỉ được bảo
đảm khi Tổ quốc được độc lập và nhân dân được tự do, hạnh phúc. Sau khi tìm ra
con đường cứu nước cho nhân dân Việt Nam, Người đã tích cực chuẩn bị mọi mặt
cho sự ra đời của một chính Đảng (3/2/1930). Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng
(qua ba cao trào cách mạng), chúng ta đã làm tiến hành cuộc Cách mạng Tháng
Tám thành công, một Nhà nước Việt Nam mới đã được ra đời. Thay mặt Chính phủ
lâm thời, Hồ Chí Minh đã trịnh trọng thơng qua Tun ngơn độc lập. Trong Tun
ngơn, Người đã trích những lời bất hủ từ Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ “Tất cả
mọi người sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền khơng ai có
thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và
quyền mưu cầu hạnh phúc” và từ Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải ln ln được tự do và
bình đẳng về quyền lợi”, từ đó Hồ Chí Minh đã khẳng định một chân lý mới có ý
nghĩa thời đại, đó là: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân
tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”2.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh ln đặt lợi ích
của dân tộc lên trên lợi ích của giai cấp. Người nhấn mạnh: Độc lập dân tộc, chủ
quyền quốc gia - tiền đề và điều kiện của quyền con người - phải thông qua đấu
tranh cách mạng mới giành lại được. Từ kinh nghiệm lịch sử và phân tích lý luận,
Người rất quan tâm tới sự nghiệp bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước
và giữ vững khối đại đoàn kết các dân tộc, xem đó cũng là một điều kiện cơ bản để
bảo đảm quyền con người của cả dân tộc ta.
Thứ ba, phải xây dựng Nhà nước pháp quyền, nhà nước của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân với đội ngũ cán bộ, công chức là công bộc của dân.
Lênin đã từng nói: “giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền cịn khó
hơn”. Với mục đích giành độc lập cho Tổ quốc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân,
Hồ Chí Minh đã nghiêm túc nghiên cứu lý luận, phân tích các cuộc cách mạng ở
Mỹ, Pháp, Nga để rút ra những kinh nghiệm cho cách mạng Việt Nam. Tiêu chuẩn

1

. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.12, tr.223.
. Hồ Chí Minh: Tuyển tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.1, tr.699.

2

16


để đánh giá các cuộc cách mạng, theo Người, là quyền lực sau thắng lợi của cách
mạng nằm trong tay ai và dân chúng có được hưởng tự do, hạnh phúc thực sự hay
không. Trong tác phẩm “Đường kách mệnh”, Người viết: Một cuộc cách mạng
thành cơng thì phải “giao cho dân chúng số nhiều” và dân chúng phải “được hưởng
cái hạnh phúc, tự do, bình đẳng thật”1.
Cũng theo Người, việc bảo đảm quyền con người một phần quan trọng tùy
thuộc vào hệ thống pháp luật và đội ngũ cán bộ, công chức viên chức, nhất là công
chức ngành tư pháp. Là người sáng lập Nhà nước Việt Nam mới, Chủ tịch Hồ Chí
Minh ln quan tâm đến xây dựng nền pháp chế của quốc gia, đặc biệt là xây dựng
hệ thống pháp luật bảo vệ công dân, quyền con người. Trong bản Yêu sách của
nhân dân An Nam, Người đòi thực dân Pháp cải cách nền pháp lý ở Đơng Dương,
địi “bãi bỏ chế độ cai trị bằng các sắc lệnh và thay thế bằng các đạo luật”.
Khẳng định “Nước ta là dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu
quyền hạn đều của dân”2, Người cịn nhấn mạnh: “Dân làm chủ thì Chủ tịch, bộ
trưởng, thứ trưởng, ủy viên này khác làm gì? Làm đày tớ. Làm đày tớ cho nhân dân,
chứ không phải làm quan cách mạng”3.
Để xúc tiến cho việc xây dựng một nhà nước kiểu mới ở Việt Nam, thì Ủy
ban Dân tộc giải phóng (nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hịa sau này) đã được
thành lập trong Đại hội Quốc Dân tại Tân Trào, Tuyên Quang. Trong Nghị quyết
ngày 16, 17/8/1945, Quốc dân Đại hội đã thiết tha hiệu triệu nhân dân toàn quốc,

các đoàn thể cách mạng kịp thời đứng lên đồn kết phấn đấu, để thi hành Mười điều
(Mười chính sách lớn). Trong Mười điều có đến 2 điều đề cập đến các quyền tự do
của con người:
“5. Ban bố những quyền của dân cho dân:


Nhân quyền;



Tài quyền (quyền sở hữu);



Dân quyền: quyền phổ thông đầu phiếu, quyền tự do dân chủ (tự do tín

ngưỡng, tự do tư tưởng, ngơn luận, hội họp, đi lại), dân tộc bình quyền, nam nữ
bình quyền.
1. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.2, tr.270.
2
. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.5, tr.698.
3
. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.8, tr.375.

17


9. Xây dựng nền quốc dân giáo dục; chống nạn mù chữ, phổ thông và cưỡng bách
giáo dục đến bậc sơ cấp. Kiến thiết nền văn hóa mới”1.
Khác với những cuộc cách mạng ở nhiều nước, chủ trương xóa bỏ tồn bộ

luật pháp của xã hội cũ, thì Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hịa vẫn duy trì
tồn bộ hệ thống các thiết chế về kinh tế cũ, chỉ trừ những gì quá trái ngược với chế
độ mới. Sắc lệnh của Chủ tịch nước ngày 10/10/1945, quy định tạm thời các luật lệ
hiện hành ở Bắc - Trung - Nam bộ cho đến khi ban hành những bộ luật pháp duy
nhất cho tồn quốc.
Khơng hấp tấp một cách cực đoan, nhưng không chậm trễ. Một bộ máy mới
vừa được xây dựng vừa được thiết kế khẩn trương. Chắc cũng ít có nơi nào trên thế
giới có thể “sản xuất” ra luật pháp với khối lượng và tốc độ như ở Việt Nam sau
Cách mạng tháng Tám. Chỉ trong vòng hai tuần lễ, từ 4/9/1945 đến 20/9/1945, riêng
Chủ tịch nước đã ban hành 34 Sắc lệnh2. Tính trung bình mỗi ngày Chủ tịch nước
ban hành 2 sắc lệnh. Đó chưa kể hàng loạt thông tư, nghị định, quy định của các bộ,
các cơ quan chính quyền địa phương, đặc biệt là Bản Hiến pháp năm 1946… Nhờ
đó mà bộ máy nhà nước mới có thể hoạt động được, khơng bị tê liệt, khơng bị vấp
váp lớn. Những phái đồn ngoại quốc thời kỳ này và những nhà sử học sau này
khơng khỏi ngạc nhiên: tại sao một chính quyền của những người vừa mới ở tù và
mới ở trong rừng ra mà lại có thể sản sinh ra được một khối lượng những văn bản
pháp luật mà xét về chất lượng thì cũng khơng đến nỗi thua kém trình độ chung của
thế giới lúc đó. Để giải thích điều bất thường và cũng là phi thường này, phải tính
đến một nhân tố: đó là chính quyền mới (đứng đầu là Hồ Chí Minh) rất trọng dụng
các chuyên gia thiết kế luật pháp. Chính quyền mới là một chính quyền biết “lễ
phép” với dân; cán bộ, công chức thực sự là cơng bộc của dân.
Thứ tư, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, bên cạnh việc kiên quyết bảo vệ độc lập
dân tộc và quyền con người của nhân dân ta, đồng thời phải tôn trọng chủ quyền
quốc gia và quyền con người của các dân tộc khác. Từ những trải nghiệm trong
cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đã rút ra kết luận: phải “đem
sức ta mà giải phóng cho ta”, phải đi theo con đường của chủ nghĩa Mác-Lênin mới
giành được độc lập dân tộc và tự do hạnh phúc cho nhân dân.
1

. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.7, tr.560.

. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2008, tr.31 .

2

18


Khẳng định độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, song Hồ Chí Minh ln
ln mong muốn duy trì và phát triển các quan hệ quốc tế bình đẳng với các dân
tộc, kể cả với Pháp và Mỹ. Tuyên bố về chính sách của Chính phủ liên hiệp lâm
thời do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, Người viết: “Về kinh tế,… ra sức phát triển
nông nghiệp, ra sức trồng trọt chăn ni để tránh nạn đói. Về chính sách đối ngoại:
thân thiện với Kiều dân ngoại quốc, nhất là Hoa Kiều. Đối với Pháp, chỉ đánh bọn
thực dân, còn đối với những kiều dân Pháp khơng làm hại gì cho nền độc lập của
ta, ta sẽ bảo vệ tính mạng và tài sản của họ”1.
Cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc, chính sách của Chính phủ Hồ Chí
Minh ln đặt lên hàng đầu bảo vệ hịa bình và giải pháp chính trị, với tinh thần
“cịn nước cịn tát”, chiến tranh chỉ là biện pháp cuối cùng. Có thể nói trong suốt
thời kỳ chiến tranh, kể từ khi thực dân Pháp nổ súng khiêu khích ở Hà Nội tháng
12/1946 cho đến khi thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ năm 1954, chấp
nhận hịa bình, khơng lúc nào Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng tranh thủ mọi cơ hội để
thương thuyết với Pháp nhằm sớm kết thúc chiến tranh.
Với tư cách là Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, và ngay cả
trước khi nước ta chưa trở thành thành viên Liên Hợp Quốc, năm 1957, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã ký đơn gia nhập bốn cơng ước Giơnevơ về Luật Nhân đạo, đó là: cơng
ước về bảo vệ dân thường trong chiến tranh; về đối xử với tù binh trong chiến tranh;
về cải thiện tình cảnh của những người bị thương, bị bệnh hoặc bị đắm tàu thuộc
các lực lượng vũ trang trên biển; về cải thiện tình cảnh của những người bị thương,
bị bệnh thuộc các lực lượng vũ trang trên bộ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được những gì thuộc về chân giá trị

của con người, của lồi người, trong đó có tinh thần nhân đạo, nhân phẩm, tự do,
bình đẳng. Trên lĩnh vực quyền con người, đóng góp có tính thời đại của Chủ tịch
Hồ Chí Minh là đã nghiên cứu đưa ra các luận điểm giải quyết vấn đề quyền con
người trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, thời đại cách mạng giải phóng dân tộc và
xây dựng xã hội mới ở các nước thuộc địa. Cốt lõi tư tưởng đó là độc lập dân tộc,
chủ quyền quốc gia, tồn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước - tiền đề và điều kiện cơ
bản nhất bảo đảm các quyền và tự do của con người.
1

. Hồ Chí Minh: Tuyển tập, Sđd, t.1, tr.374, 392.

19


Trong nhiều thập niên vừa qua, dựa trên những nền tảng tư tưởng về con
người và quyền con người của Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước đã thực thi nhiều
chính sách đảm bảo quyền con người. Việt Nam đã tham gia hầu hết các điều ước
quốc tế về quyền con người như: Cơng ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân
biệt với phụ nữ (1979), xóa bỏ các hình thức phân biệt chủng tộc (1966), về các
quyền kinh tế, văn hóa và xã hội (1966), về các quyền dân sự (1966), về quyền trẻ
em; Nghị định thư bổ sung Công ước Giơnevơ về bảo vệ nạn nhân trong các cuộc
xung đột quốc tế… và tham gia các công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO)
với tư cách là thành viên của tổ chức này. Ở trong nước, các chính sách kinh tế - xã
hội đã đem lại nhiều quyền lợi và điều kiện để người dân thực hiện các quyền con
người, đặc biệt là thành quả trong sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục, văn
hóa, tự do báo chí, tự do tơn giáo, chính sách đồn kết dân tộc, chính sách an sinh
xã hội, an ninh con người… được quốc tế thừa nhận.
Tuy nhiên, ngày nay theo chúng tôi để thực hiện tốt quyền con người ở Việt
Nam thì chúng ta ln noi gương Hồ Chí Minh, chúng ta phải đề cao và áp dụng
đúng đắn những tư tưởng về con người và quyền con người của Chủ tịch Hồ Chí

Minh.

20


VẤN ĐỀ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Ths. Lê Thị Hồng
GV Khoa KHCB, Trường ĐH Luật TP. HCM
Nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người trước hết thể
hiện ở cách tiếp cận mang tính cách mạng – sáng tạo của Người về vấn đề này. Xuất
phát từ lợi ích của dân tộc ta và các dân tộc tộc bị áp bức, từ chọn lọc, kế thừa và
phát triển các giá trị nhân quyền của nhiều học thuyết, nhiều nền văn hóa, nhiều hệ
tư tưởng, đặc biệt từ chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con
người góp phần phát triển lý luận nhân quyền của nhân loại trong thời đại ngày nay.
Nguồn gốc sâu xa về quyền con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh bắt
nguồn từ truyền thống nhân đạo và tinh thần yêu nước của dân tộc, Bác là người đã
kế thừa có chọn lọc những tư tưởng tiến bộ về nhân quyền của các nước phương
Đông và các nước phương Tây. Đặc biệt Bác đã vận dụng rất sáng tạo tư tưởng về
giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người của Chủ nghĩa Mác Lênin.
Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, Nguyễn Tất Thành ngay từ nhỏ
đã được kế thừa tư tưởng yêu nước, thương dân của thân phụ – cụ phó bảng Nguyễn
Sinh Sắc và của các nhân sĩ yêu nước đương thời.
Thời kỳ hoạt động ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã cảm nhận được giá trị của
chế độ dân chủ và của nguyên tắc nhà nước pháp quyền. Sau sự kiện Nguyễn Ái
Quốc thay mặt những người Việt Nam yêu nước gửi “Bản yêu sách của nhân dân
An Nam” đến đại diện chính phủ các nước Đồng minh thắng trận họp ở Véc-xây,
bản yêu sách đã không được các nước đồng minh thắng trận thừa nhận. Qua sự kiện
này, Nguyễn Ái Quốc thấy rõ hơn những khái niệm “tự do”, “bình đẳng”, “bác ái”
mà chủ nghĩa thực dân rêu rao ở các thuộc địa chỉ là thứ “bánh vẽ”.
Khi nói tới nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người, khơng thể

khơng nói tới những ảnh hưởng sâu sắc của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, của cuộc Cách
mạng xã hội chủ nghĩa Tháng mười Nga cũng như sự nghiệp xây dựng đất nước của
nhân dân Liên Xô dưới sự lãnh đạo của V.I. Lênin và Đảng Cộng sản Liên Xô.
Trong hồi ký “Con đường dẫn tơi đến chủ nghĩa Lê-nin”, Người viết: Lúc đầu
chính chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đưa tôi tin theo
21


Lênin… Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác –
Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tơi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội,
chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao
động trên thế giới1.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập tới quyền con người từ rất sớm, Bác là
người đã khẳng định quyền con người gắn liền với quyền dân tộc, với độc lập chủ
quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ. Người đã chỉ ra rằng quyền con người chỉ có thể
có được bằng con đường đấu tranh cách mạng chống áp bức, bóc lột của chủ nghĩa
thực dân, giành độc lập dân tộc và đoàn kết toàn dân để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Chỉ có như vậy thì các quyền cá nhân và quyền dân tộc mới được bảo đảm và bền
vững.
Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ
nước, đã tạo dựng được những nét văn hóa riêng của mình. Tư tưởng Hồ Chí Minh
về nhân quyền là sự kế thừa truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu
tinh hoa văn hóa nhân loại phương Đơng và phương Tây. Trong q trình ra đi tìm
đường cứu nước, Người đã nghiên cứu và đánh giá cao quyền con người được đề
cập trong hai bản tuyên ngôn của Cách mạng tư sản Pháp và Cách mạng tư sản Mỹ.
Sự kế thừa thể hiện qua bản Tuyên ngôn độc lập do Hồ Chí Minh soạn thảo đọc
ngày 2/9/1945 trước quảng trường Ba Đình lịch sử khai sinh ra nước Việt Nam Dân
Chủ Cộng Hòa.
Từ cách tiếp cận về quyền con người trong Tuyên ngôn của Mỹ năm 1776
“Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền khơng ai có

thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và
quyền được mưu cầu hạnh phúc”, và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm
1791 của cách mạng Pháp “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và
phải ln ln được tự do bình đẳng về quyền lợi”, Hồ Chí minh nâng lên thành
quyền của các dân tộc. Lời đầu tiên trong Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh đã
khẳng định: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào
cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”2. Đây được coi là quyền tự

1
2

Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t10, tr. 128.
Hồ Chí Minh, Tồn tập, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 2000, t 3, tr. 548.

22


×