Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Chế định nguyên thủ quốc gia trong hiến pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
NĂM 2012

CHẾ ĐỊNH NGUYÊN THỦ QUỐC GIA TRONG
HIẾN PHÁP

Chủ nhiệm đề tài: TS. ĐỖ MINH KHÔI

TP. HCM, 7/2013


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, MƠ HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 2
CHƢƠNG I: KHÁI NIỆM VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA VỊ TRÍ NGUYÊN
THỦ QUỐC GIA ........................................................................................................... 7
1.1 Khái niệm về nguyên thủ quốc gia .......................................................................7
1.2 Nguyên thủ trong các mô hình chính thể ............................................................ 11
1.3 Chế định ngun thủ quốc gia trong lịch sử lập hiến Việt Nam ......................... 19
CHƢƠNG 2: ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGUYÊN THỦ QUỐC GIA ..................... 38
2.1 Khái quát chung về vai trò, chức năng của nguyên thủ quốc gia ........................38
2.2 Hình thành nguyên thủ quốc gia ..........................................................................44
2.3 Quyền hạn của nguyên thủ quốc gia....................................................................47
CHƢƠNG III: QUYỀN HẠN CỦA NGUYÊN THỦ QUỐC GIA TRONG CÁC
HIẾN PHÁP ĐIỂN HÌNH .......................................................................................... 58
3.1 Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1787 ..................................................58


3.2 Hiến pháp Cộng hòa Italia năm 1947 ..................................................................60
3.3 Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993 ...................................................................61
3.4 Hiến pháp Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1982 (sửa đổi năm 1988, năm
1993, năm 1999, năm 2004) ......................................................................................63
3.5 Hiến pháp Nhật Bản năm 1946 ...........................................................................64
CHƢƠNG IV: ĐÁNH GIÁ CHẾ ĐỊNH NGUYÊN THỦ QUỐC GIA TRONG
HIẾN PHÁP VIỆT NAM HIỆN HÀNH ................................................................... 66
4.1 Phương pháp đánh giá chế định nguyên thủ quốc gia trong hiến pháp hiện hành
...................................................................................................................................66
4.2 Đánh giá về vị trí vai trị hiến định của nguyên thủ quốc gia.............................. 68
4.3 Đánh giá về phương thức hình thành nguyên thủ quốc gia .................................71
4.4 Đánh giá về thẩm quyền hiến định ......................................................................73
CHƢƠNG V: KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI CHẾ ĐỊNH NGUYÊN THỦ QUỐC GIA
TRONG HIẾN PHÁP VIỆT NAM HIỆN HÀNH .................................................... 84
4.1 Nhu cầu và điều kiện hoàn cảnh ..........................................................................84
4.2 Phương hướng và nguyên tắc ..............................................................................87
4.3 Những sửa đổi cụ thể về vị trí, vai trị và thẩm quyền ........................................89
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

1


DANH MỤC BẢNG, BIỂU, MƠ HÌNH
Bảng
1
2
3
4

5
6
7
8
9
10
11

Tên
Vai trị của ngun thủ quốc gia trong các mơ hình chính thể
Mối quan hệ giữa vai trò và chức năng của nguyên thủ quốc gia
Đánh giá quyền hạn của nguyên thủ quốc gia
So sánh mơ hình chính thể và vai trị của ngun thủ quốc gia
qua các bản hiến pháp ở Việt Nam
So sánh hiến định về lựa chọn nguyên thủ quốc gia
So sánh các loại quyền quan trọng của nguyên thủ quốc gia
So sánh các quyền tượng trưng, thủ tục của nguyên thủ quốc gia
qua các bản hiến pháp ở Việt Nam
Liệt kê các quyền khơng phân nhóm
Liệt kê phân nhóm các quyền
Quy định về nguyên thủ quốc gia trong Hiến pháp một số nước
Phân loại chính thể

Trang
19
44
57
71
72
80

82
Phụ lục
Phụ lục
Phụ lục
Phụ lục

2


PHẦN MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài
Những nghiên cứu về giới lãnh đạo nói chung trong chế độ dân chủ hiện đại
cho đến nay là tương đối hạn chế (John Kane and Haig Patapan 2008). Mặc dù giới
lãnh đạo là một trong những vấn đề dễ nhận diện nhưng lại là vấn đề ít được biết đến
nhất trong giới học giả (Den Hartog, Deanne and Paull Koopman 2001). Có thể nói,
nghiên cứu về vai trị của ngun thủ quốc gia với tư cách là lãnh đạo chính trị cũng
trong bối cảnh tương tự. Có lẽ một trong những lý do cơ bản là quá khứ với các vị vua
chuyên chế và chế độ độc tài trong thế kỷ 20 là một nguyên nhân khiến giới học thuật
coi nhẹ vai trị của người lãnh đạo nói chung và ngun thủ quốc gia nói riêng (Power
2012). Có quan điểm cho rằng, những nghiên cứu về vai trị của lãnh đạo nói chung và
nguyên thủ quốc gia nói riêng của các lý thuyết gia cổ điển không được chú ý bởi quan
niệm rằng phần lớn những nhà lãnh đạo hành xử không đúng với lợi ích của quần
chúng. Tuy nhiên, những quan niệm này cần thay đổi. Lãnh đạo trong xã hội hiện đại
khơng chỉ có vai trị rất quan trọng trong thời kỳ khủng hoảng mà cịn có vai trị quan
trọng trong các thời kỳ khác. Lãnh đạo có thể thúc đẩy sự phát triển xã hội đặc biệt
trong nửa cuối của thế kỷ 20 khi mà vai trò của nhà nước ngày càng trở lên quan trọng
(Jean Blondel 1987).
Vai trò của lãnh đạo chính trị nói chung và ngun thủ quốc gia nói riêng có ý
nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến thể chế, con người và toàn bộ xã hội. Tuy

nhiên, lãnh đạo nói chung và đặc biệt vị trí đứng đầu trong hành pháp có xu hướng cá
nhân hóa nếu địa vị của họ khơng được thiết lập một cách chặt chẽ và vững chắc trong
hiến pháp và pháp luật (Lewis J. Edinger 1990). Vì vậy, vai trị, chức năng và thẩm
quyền của lãnh đạo chính trị và nguyên thủ quốc gia cần phải được hiến định, pháp
định và đây cũng chính là một trong những lý do của Đề tài.
Xét từ thực tế Việt Nam, Đề tài có tính thời sự bởi việc hồn thiện phương thức
tổ chức và vận hành quyền lực của các cơ quan nhà nước ở trung ương nói chung và
của nguyên thủ quốc gia nói riêng là một nội dung rất quan trọng trong q trình hồn
thiện thể chế chính trị pháp lý và quá trình sửa đổi Hiến pháp 1992. Mặt khác, những
chủ trương lớn của Đảng cộng sản Việt Nam thể hiện trong văn kiện Đại hội 10 như:
“Xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các
hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền” và chủ trương “Quyền lực Nhà
nước là thống nhất; có sự phân cơng, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong
việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” “Nhân dân thực hiện quyền
làm chủ thông qua hoạt động của Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và các hình
3


thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện” trong Văn kiện Đại hội 11 đặt ra những thay
đổi nhất định trong q trình kiến thiết và vận hành chính thể nói chung và chế định
nguyên thủ quốc gia nói riêng. Vì vậy, nghiên cứu chế định Chủ tịch nước trong Hiến
pháp hiện hành đặt trong bối cảnh hoàn thiện thể chế và sửa đổi Hiến pháp 1992, gắn
với đặc thù Việt Nam hiện nay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về chế định nguyên thủ quốc gia trong hiến pháp ở Việt Nam hiện nay
đã có những cơng trình cơ bản như sau: Bùi Xuân Đức (2006), Lê Hải Châu (2006),
Lê Đình Tuyến (2001a,b), Đỗ Gia Thư (2003)… Những cơng trình nghiên cứu trên
đây phần nào đã phác hoạ vị trí, vai trị và thẩm quyền của Chủ tịch nước trong hiến
pháp Việt Nam về mặt lịch sử, pháp lý và thực tiễn. Tuy nhiên, những nghiên cứu này
chưa tiếp cận nguyên thủ quốc gia như là một chế định pháp lý trong khung cảnh mơ

hình chính thể và đặt trong điều kiện sửa đổi Hiến pháp 1992 trong giai đoạn hiện nay.
Ở ngoài Việt Nam, đã có rất nhiều những nghiên cứu nổi tiếng liên quan đến chế định
nguyên thủ quốc gia đặt trong mơ hình thể chế ở nước ngồi như: Juan J Linz (1994),
Shugart and Carey, J.M. (1992), Valenzuela, Arturo (2004), James McGregor (1994),
André Krouwel (2003), Steven D. Roper (2002), Robert Elgie (2011), José Antonio
Cheibub (2007), Frye, Timothy (1997), Alan Siaroff (2003), Baylis, (1996), Fortin, J.
(2012), Hellman, J. (1996), Holmes, S. (1993), Klaus Armingeon and Romana Careja
(2007), Lucky, C. (1993), Metcaft, L. K. (2000), Paul Webb (2011) …Tuy nhiên,
những cơng trình cũng này chưa có nội dung nghiên cứu về Việt Nam và đặt trong bối
cảnh hoàn thiện thể chế và sửa đổi Hiến pháp 1992 ở Việt Nam hiện nay.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của Cơng trình này nghiên cứu thiết kế hiến định vị trí nguyên thủ quốc
gia trong hiến pháp về mặt lý thuyết và thực tiễn hiến định. Từ đó, kiến nghị hồn
thiện chế định ngun thủ quốc gia theo hiến pháp hiện hành của Việt Nam trong bối
cảnh hồn thiện thể chế chính trị pháp lý của quá trình sửa đổi Hiến pháp trong những
điều kiện đặc thù của Việt Nam hiện nay. Cơng trình này không đặt mục tiêu nghiên
cứu thực tiễn thực hiện các quy định của hiến pháp về nguyên thủ quốc gia trên thế
giới cũng như ở Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất là nghiên
cứu một cách hệ thống về vai trò, chức năng và quyền hạn của nguyên thủ quốc gia nói
đặt trong các mơ hình chính thể điển hình. Nhiệm vụ thứ hai là khảo sát, đánh giá vị
trí, vai trị và thẩm quyền hiến định của ngun thủ quốc gia trong hiến pháp Việt Nam
hiện hành. Từ đó, nhiệm vụ thứ ba là kiến nghị hồn thiện chế định nguyên thủ quốc
gia theo hiến pháp hiện hành của Việt Nam trong bối cảnh hoàn thiện thể chế chính trị
4


pháp lý của quá trình sửa đổi Hiến pháp 1992 trên cơ sở vận dụng những nguyên tắc tổ
chức và vận hành quyền lực nhà nước đúc kết từ kinh nghiệm thế giới và đặt trong

những điều kiện đặc thù của Việt Nam hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu Đề tài, nhóm tác giả kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên
cứu khác nhau, trong đó chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích định tính và có áp
dụng ở mức độ nhất định phương pháp phân tích định lượng. Bên cạnh đó, các tác giả
cũng sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh khi nghiên cứu về vị trí, vai trị của
Ngun thủ quốc gia. Nhóm tác giả cũng sử dụng phương pháp khảo sát, thống kê, so
sánh khi nghiên cứu về quyền hạn của nguyên thủ quốc gia trong các bản hiến pháp
điển hình ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, Đề tài phân tích, đánh giá các nguyên tắc tắc tổ
chức và hoạt động của nguyên thủ quốc gia ở Việt Nam theo các phương pháp định
tính (vai trị, vị trí, chức năng) và định lượng ở mức độ nhất định (thẩm quyền).
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là chế định nguyên thủ quốc gia trong hiến
pháp Việt Nam hiện hành. Trong đó, Đề tài khảo sát các nội dung cơ bản của chế định
này như vị trí, vai trị và chức năng của nguyên thủ quốc gia, thẩm quyền hiến định
của nguyên thủ quốc gia. Vì nguyên thủ quốc gia là một vị trí pháp lý quan trọng, có
mối liên quan chặt chẽ đến nhiều yếu tố khác, ví dụ mơ hình chính thể, lịch sử lập
hiến, cho nên Đề tài cũng nghiên cứu các vấn đề trên và có so sánh với kinh nghiệm
lập hiến thế giới.
Về phạm vi nghiên cứu, Đề tài tập trung nghiên cứu chế định nguyên thủ quốc
gia trong hiến pháp Việt Nam hiện hành và có so sánh với các bản hiến pháp ở Việt
Nam trong lịch sử và Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 năm 2013. Đề tài cũng có so
sánh hiến định về nguyên thủ quốc gia với kinh nghiệm thế giới về lý thuyết cũng như
thực tiễn lập hiến ở mức độ nhất định. Đề tài cũng xác định phạm vi nghiên cứu tập
trung vào lý thuyết về thiết kế thể chế hiến định, đặc biệt là vị trí nguyên thủ quốc gia
và không nghiên cứu việc thực hiện chế định nguyên thủ quốc gia trên thực tế.
Điểm mới của Đề tài
Một trong những đóng góp khoa học có tính mới của Đề tài là nghiên cứu dưới
góc độ lý thuyết về vai trò, chức năng, thẩm quyền trong mối liên hệ với mơ hình thể
chế. Điểm mới thứ hai là đánh giá đa chiều về vị trí, vai trò, thẩm quyền của chế định

Chủ tịch nước trong hiến pháp hiện hành và có so sánh với các hiến pháp trong lịch sử
lập hiến Việt Nam. Đặc biệt công trình đã là đánh giá sự tương tác giữa các quyền hạn
với nhau về mặt lý thuyết nói chung và thể hiện ở Việt Nam nói riêng. Cuối cùng,
đóng góp khoa học của Đề tài thể hiện ở những kiến nghị mở rộng thẩm quyền của
5


Chủ tịch nước một cách đồng bộ, tương thích giữa các quyền với nhau và với mơ hình
thể chế, chế độ chính trị nói chung đặt trong điều kiện cụ thể của Việt Nam hiện nay1.
Như đã xác định ở phần mục tiêu nghiên cứu, Cơng trình này khơng nghiên cứu
thực trạng thực hiện chế định nguyên thủ trong hiến pháp trên thực tế ở Việt Nam. Để
hiểu đầy đủ và tồn diện hơn, chúng tơi cho rằng cần có nghiên cứu định lượng về
thực trạng thực hiện các quy định của hiến pháp về nguyên thủ quốc gia trên thực tế.
Bố cục của Đề tài
Đề tài gồm Phần mở đầu, phần nội dung gồm 5 chương, phần Tài liệu tham
khảo và phần Phụ lục. Chương 1 phân tích khái niệm và lịch sử phát triển của vị trí
nguyên thủ quốc gia, Chương 2 phân tích nội dung lý thuyết về địa vị pháp lý của
nguyên thủ quốc gia, Chương 3 tổng hợp những quyền hạn của nguyên thủ quốc gia
trong các hiến pháp điển hình trên thế giới, Chương 4 đánh giá chế định nguyên thủ
quốc gia trong hiến pháp Việt Nam hiện hành và Chương 5 một số kiến nghị sửa đổi
chế định nguyên thủ quốc gia.

1

Trong kiến nghị cơng trình này đã tổng hợp một số kiến nghị đã được đề xuất trong thời gian gần đây. Tuy
nhiên, điểm mới của cơng trình khơng chỉ ở một số kiến nghị mà ở sự đồng bộ giữa các kiến nghị và đồng bộ với
mơ hình chính thể và phù hợp với điều kiện Việt Nam

6



CHƢƠNG I: KHÁI NIỆM VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA VỊ TRÍ NGUYÊN
THỦ QUỐC GIA
1.1 Khái niệm về nguyên thủ quốc gia
Nghiên cứu về lãnh đạo nói chung và nguyên thủ quốc gia nói riêng có rất nhiều
cách tiếp cận khác nhau. Ví dụ, dưới góc độ các ngành khoa học xã hội, lãnh đạo
được tiếp cận chính trị học, xã hội học, đạo đức…và hình thành ba vai trị cơ bản của
lãnh đạo: lãnh đạo chính trị, lãnh đạo quản lý và vai trò lãnh đạo dân sự (Civic
leadership). Về phương pháp, tiếp cận lãnh đạo là trung tâm xem xét các đặc trưng,
khả năng nhận thức, thời thơ ấu, động lực cá nhân, hệ giá trị cá nhân, sự ổn định tinh
thần…của lãnh đạo. Tiếp cận lãnh đạo đặt trong mối quan hệ, theo đó xem xét tương
tác giữa những người lãnh đạo và những người được lãnh đạo, những người đi theo họ.
Tiếp cận thể chế xem xét hệ các quy tắc được thiết kế trong chính thể nói chung và
nguyên thủ quốc gia nói riêng mà việc thiết kế này nhằm thoả mãn các mức độ dân
chủ trong chính trị và hiệu quả trong quản lý. Tiếp cận theo bối cảnh xem xét môi
trường và các yếu tố tác động đến lãnh đạo. Tiếp cận hoạt động xem xét hành vi, sự
biểu hiện của lãnh đạo, coi lãnh đạo như những “vai diễn” và họ cần những “khán
giả”. Tiếp cận đạo đức xem xét những việc mà lãnh đạo thực hiện theo các giá trị đạo
đức, đạo lý2.
Giới lãnh đạo là một trong những vấn đề dễ nhận diện nhưng lại là vấn đề ít được
biết đến nhất trên phạm vi toàn cầu hiện nay3. Mặc dù cũng có những nghiên cứu về
lãnh đạo nói chung nhưng nghiên cứu về lãnh đạo trong chế độ dân chủ hiện đại là
tương đối hạn chế4. Nghiên cứu về nguyên thủ quốc gia cũng trong bối cảnh tương tự.
Có lẽ, một trong những lý do cơ bản là các vị vua chuyên chế trong quá khứ và chế độ
độc tài trong thế kỷ 20 là nguyên nhân khiến giới học thuật coi nhẹ vai trị của người
lãnh đạo nói chung và nguyên thủ quốc gia nói riêng5.
Tiếp cận lịch sử và thuật ngữ
Thuật ngữ nguyên thủ quốc gia có nghĩa là người đứng đầu nhà nước6. Vị trí đứng
đầu nhà nước có nhiều tên gọi khác nhau. Ví dụ, người đứng đầu trong một số quốc


2

Hart Paul’t, Uhr John, Public leadreship perspectives and practices, Australia National University, 2008 trang
2.
3
Den Hartog, Deanne and Paull Koopman, Leadership in Organizations, Handbook of Industrial, Work and
Organizational Psychology, vol 2, 2001 trang 182.
4
John Kane and Haig Patapan, The Neglected Problem of Demcratic Leadership, trong Hart Paul’t, Uhr John,
Public leadreship perspectives and practices, Australia National University, 2008, trang 25.
5
Power, J. (2012) Fiducial Governance: Heads of State and Monitory Branches, Administration & Society, 44,
trang 30-63.
6
Hoàng Phê (chủ biên),Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, trang 672.

7


gia có thể là tổng thống, chủ tịch, quốc trưởng, quốc vương, hồng đế, nữ hồng, hội
đồng (nếu vị trí đứng đầu nhà nước là một tập thể7).
Trong những quốc gia hiện đại, mà vị trí đứng đầu nhà nước được hình thành
khơng bằng con đường truyền ngơi, thế tập, khái niệm người đứng đầu nhà nước
thường được gọi là: tổng thống, chủ tịch, quốc trưởng...gọi chung là (President). Thuật
ngữ có nguồn gốc từ thuật ngữ Latinh cổ: “Praeses” (có nghĩa là người đứng đầu, chủ
tịch, chủ toạ). Từ thế kỷ thứ 2 sau Cơng ngun, dưới thời Hồng đế Dioclectian,
Praeses có nghĩa là các vị thống đốc La-Mã cai trị ở các tỉnh8. Thuật ngữ này được sử
dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực và những cấp độ khác nhau nhưng về bản chất là
chỉ vị trí đứng đầu trong hội nghị hay cơ quan nhất định.
Với một số nước thuộc Khối Liên hiệp Anh, về thực tế không mang hình thức

chính thể cộng hồ, ngun thủ là thống đốc (Governor-General) vốn được hình thành
trên cơ sở hiến định với sự giới thiệu của chính phủ và sự bổ nhiệm của Nữ hoàng, đại
diện cho chủ quyền tối thượng9. Ví dụ, điều 2 Hiến pháp Australia quy định Thống đốc
do Nữ hoàng bổ nhiệm. Điều 2 của Luật Hiến pháp New Zealand quy định nguyên thủ
quốc gia có chủ quyền tối cao là Hoàng gia và Thống đốc do Hoàng gia bổ nhiệm và là
đại diện của Hoàng gia. Điều 10 Đạo luật hiến pháp 1876 của Canada quy định vai trị
đại diện cho Nữ hồng của Thống đốc.
Khái niệm nguyên thủ quốc gia có thể chia thành hai nhóm, nhóm thứ nhất: nguyên
thủ quốc gia trong các nước theo chế độ cộng hoà thường được gọi là chủ tịch, tổng
thống, quốc trưởng. Nhóm thứ hai là nguyên thủ quốc gia thuộc các nước theo chế độ
quân chủ và nguyên thủ thường là nhà vua, nữ hoàng, hoàng gia, quốc vương. Với
những nước thuộc Khối liên hiệp Anh, nguyên thủ quốc gia vẫn là Nữ hoàng và Thống
đốc hay Toàn quyền là đại diện của Nữ hoàng ở bản địa mà thơi10.
Có thể nói, ngun thủ quốc gia đầu tiên trong lịch sử được hình thành bằng con
đường bầu cử là Tổng thống Hoa Kỳ. Tiến trình hình thành Tổng thống Hoa Kỳ là tiến
trình chuyển đổi sự cai trị của nhà vua, của chế độ quân chủ đối với thuộc địa sang chế
độ dân chủ. Tiến trình này cũng xuất phát từ sự xung đột giữa hai nhu cầu: thiết lập vị
trí đứng đầu hành pháp để có sự quản lý thống nhất và bên kia là sự lo ngại tái lập
chuyên chế. Do vậy, có quan điểm cho rằng, tổng thống Hoa Kỳ, một trong những
nguyên thủ quốc gia hình thành bằng bầu cử đầu tiên trên thế giới là kết quả của thực
tiễn cách mạng giành độc lập của các thuộc địa và thực tiễn thiết kế bộ máy chính
quyền Liên bang chứ khơng phải từ lý thuyết phân quyền. Chính vì vậy, vị trí, vai trị
7

Ví dụ, Hiến pháp 1980 của Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều 98.
Arthur Edward Romilly Boak (1921) A history of Rome to 565 AD,The Macmillan company,
trang 333.
9
Noel Cox & Raymond Miller (2006) New Zealand Government and Politics, Oxford University Press, trang
133.

10
Sách đã dẫn: Noel Cox & Raymond Miller (2006)
8

8


và quyền hạn của tổng thống Hoa Kỳ là một trong những đối tượng cần hạn chế, kiểm
soát nhất trong bộ máy nhà nước Liên Bang11.
Như vậy, có thể nói, nguyên thủ quốc gia hiện đại với tư cách là người đứng đầu
nhà nước, thay mặt quốc gia chỉ xuất hiện khi nhà nước quốc gia hình thành (trước đó
là các vương quốc của các dòng tộc) và sự chuyển đổi chủ quyền từ quân vương sang
tay người dân. Nói cách khác, nếu khơng có sự xuất hiện của nhà nước quốc gia và
chủ quyền thuộc về nhân dân, sẽ khơng có khái niệm nhà nước (quốc gia) để có người
đứng đầu và cũng không cần người đại diện cho quốc gia mà thay vào đó là người chủ
sở hữu một vương quốc đó là nhà vua. Nói một cách ngắn gọn, nguyên thủ quốc gia
hình thành từ sự xác định chủ quyền tối cao thuộc về nhân dân và chủ quyền quốc gia
của nhà nước quốc gia.
Nguyên thủ quốc gia- tiếp cận vai trò
Khi xem xét các cơ quan trong bộ máy nhà nước, một trong những vấn đề quan
trọng nhất là phải xem xét nó có vai trị gì trong bộ máy nhà nước nói chung. Việc xác
định được những vai trị cơ bản của nó giúp xác định, phân định những nhiệm vụ mà
nó cần giải quyết và những chức năng để thực hiện những nhiệm vụ đó. Ví dụ, xác
định vai trị đại diện cho sự thống nhất của quốc gia trong mối quan hệ với các tổ chức
quốc tế và các quốc gia khác giúp xác định nhiệm vụ đối ngoại của người đứng đầu
nhà nước và nhiệm vụ của người đứng đầu hành pháp.
Nội dung của việc tiếp cận vị trí nguyên thủ quốc gia dưới góc độ vai trị xác định
qua ba vấn đề cơ bản sau đây: (1) xác định vai trò của vị trí nguyên thủ quốc gia trong
các lĩnh vực của xã hội và đặc biệt là của nhà nước; (2) xác định vai trị của ngun
thủ quốc gia thơng qua những nhiệm vụ và những hoạt động mà nó thực hiện; (3) xác

định vai trò, sự tác động, sự ảnh hưởng của nó thơng qua mối quan hệ với các cơ quan,
hệ thống khác trong bộ máy nhà nước. Nói một cách đơn giản hơn, xác định vai trị
của nguyên thủ quốc gia là xác định sự ảnh hưởng, sự tác động của nó trong lĩnh vực
nào, trong hoạt động nào, với ai và nhằm thực hiện nhiệm vụ gì?. Thực chất, tiếp cận
ngun thủ quốc gia dưới góc độ vai trị của nó đã phần nào bao hàm tiếp cận chức
năng, tiếp cận thể chế.
Nguyên thủ quốc gia - tiếp cận chức năng
Tìm hiểu về vị trí ngun thủ quốc gia có lẽ khơng thể tách rời với chức năng nhà
nước mà vị trí này thực hiện. Trong các cách phân loại chức năng nhà nước hiện nay,
việc phân chức năng nhà nước theo tính chất pháp lý (chức năng lập pháp, hành pháp
và tư pháp) là tương đối phổ biến hiện nay. Căn cứ theo tính chất, cách thức của việc
thực hiện quyền lực nhà nước, có thể phân loại chức năng thành các loại như: chức
11

Michael A. Genovese, Is the Presidency Dangerous to Democracy ? Trong Michael A. Genovese and Lori Cox
Han eds (2006), The Presidency and the Challenge of Democracy, Palgrave Macmillan.

9


năng đại diện, chức năng quyết định, chức năng thực hiện… Gắn với mỗi loại chức
năng là các cơ quan nhà nước tương ứng được thiết kế, thành lập nhằm thực hiện
những chức năng này của nhà nước. Vì vậy, có thể nói, nghiên cứu về nguyên thủ
quốc gia với tư cách là một cơ quan thực hiện các chức năng nhất định của nhà nước
phải trên cơ sở xem xét các chức năng, hoạt động mà nó thực hiện. Nói cách khác,
nghiên cứu nguyên thủ quốc gia phải gắn với nghiên cứu vai trò của nguyên thủ quốc
gia mà những vai trò này thể hiện trong các hoạt động của vị trí này. Tiếp cận chức
năng khơng chỉ xem xét mối quan hệ giữa nguyên thủ quốc gia với các lĩnh vực, cơng
việc mà vị trí này thực hiện, nó cũng giúp xem xét, đánh giá thẩm quyền một cách toàn
diện hơn.

Tiếp cận thể chế
Với tư cách là một vị trí, một cơ quan trong bộ máy nhà nước, nguyên thủ quốc gia
có mối quan hệ với các cơ quan, hệ thống khác trong bộ máy nhà nước trong q trình
thực hiện vai trị, chức năng của mình. Ở khía cạnh này, quyền lực của nguyên thủ
quốc gia sẽ tuỳ thuộc vào mỗi mơ hình tổ chức và vận hành quyền lực nhà nước hay
cịn gọi là hình thức chính thể của nhà nước. Có thể nói, tiếp cận thể chế có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc thiết kế hoàn thiện chế định nguyên thủ quốc gia trong hiến
pháp12. Bởi vì nguyên thủ quốc gia là một bộ phận trong hệ thống các cơ quan nhà
nước, vị trí này có vai trị gì, làm gì và với ai tuỳ thuộc vào “bản thiết kế cơ bản của
hệ thống” và vị trí, vai trị cũng như hoạt động của nó phải tương thích với tồn bộ hệ
thống nhằm đạt hiệu quả cao cho tồn bộ hệ thống. Chính vì vậy, tìm hiểu về ngun
thủ quốc gia khơng thể tách rời với khung thể chế nền tảng của nhà nước đó. Dưới góc
độ pháp lý, khung thể chế hay “bản thiết kế cơ bản của hệ thống” chính là cách thức,
mơ hình tổ chức và vận hành quyền lực nhà nước - hình thức chính thể của nhà nước.
Nhìn chung, các nguyên thủ của các quốc gia trên thế giới đều tương đồng ở mức
độ nhất định về vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư
pháp hoặc trong lĩnh vực đối nội và đối ngoại của nhà nước. Tuy nhiên, sự khác biệt
giữa các nguyên thủ quốc gia thể hiện trong mức độ, tính chất của vai trị mà nó thực
hiện trong các lĩnh vực đó, cụ thể là các thẩm quyền mà vị trí này có được. Ví dụ, dù
cũng có những chức năng, vai trò trong hành pháp nhưng với nguyên thủ quốc gia
trong chế độ tổng thống, quyền lực mạnh hơn và có tính thực chất hơn so với chế độ
đại nghị, hoặc cũng là nguyên thủ quốc gia nhưng Nữ hồng Anh có vai trị, quyền lực
hạn chế hơn so với tổng thống Pháp trong lĩnh vực hành pháp. Sự khác biệt dễ nhận
12

Ở nghĩa rộng nhất, thể chế bao gồm “luật chơi” cơ chế thực thi và các tổ chức (Xem: Đinh Văn Ân, Võ Trí
Thành chủ biên, Thể chế - Cải cách thể chế và phát triển Lý luận và thực tiễn ở nước ngoài và Việt Nam, NXB
Thống Kê, 2002, trang 12). Như vậy, dưới góc độ pháp lý nó có thể được hiểu là các quy tắc, nguyên tắc tổ chức
và vận hành quyền lực nhà nước, cơ chế, mơ hình vận hành nó và các hệ thống cơ quan, tổ chức cơ bản trong
nhà nước- lập pháp, hành pháp và tư pháp.


10


biết nhất là nguyên thủ trong chế độ tống thống là người đứng đầu, điều hành hành
pháp, có quyền thành lập chính phủ trong khi ngun thủ ở mơ hình đại nghị khơng có
các quyền này.
Có thể nói, sự khác biệt giữa các nguyên thủ quốc gia như trên có ngun nhân từ
sự khác biệt mơ hình chính thể, khác biệt về mô thức tổ chức và vận hành quyền lực
nhà nước tối cao. Như vậy, tiếp cận chức năng để xác định xem ngun thủ có vai trị
gì, thực hiện cơng việc gì trong bộ máy nhà nước và xã hội, trong khi tiếp cận thể chế
(dưới góc độ chính thể) có ý nghĩa xác định mức độ, tính chất của quyền lực và mối
quan hệ về quyền lực mà nguyên thủ quốc gia thực hiện. Tiếp cận chức năng thể hiện
sự ảnh hưởng của vị trí nguyên thủ đối với các mục tiêu, nhiệm vụ của nhà nước theo
các lĩnh vực còn tiếp cận thể chế thể hiện mối quan hệ quyền lực của nguyên thủ quốc
gia với các cơ quan, hệ thống khác trong bộ máy nhà nước. Nói một cách đơn giản,
tiếp cận chức năng là trả lời câu hỏi nguyên thủ làm gì ? trong khi tiếp cận thể chế trả
lời câu hỏi nguyên thủ thực hiện quyền lực như thế nào và với ai ?. Đây sẽ là hướng
tiếp dưới góc độ pháp lý cơ bản nhất của Đề tài. Bởi lẽ, sự tìm hiểu nguyên thủ quốc
gia dưới góc độ thể chế tức là xác định những quy tắc hiến định trong việc thiết kế và
xác định vị trí, vai trị, quyền hạn của nguyên thủ quốc gia trong mối quan hệ với các
hệ thống, cơ quan nhà nước khác nhằm đạt được hiệu quả trong quản lý và mở rộng
dân chủ13.
Như vậy, có thể nói, tìm hiểu về vị trí ngun thủ quốc gia phải trên cơ sở sự giao
thoa giữa hai yếu tố: vai trị, chức năng và mơ hình tổ chức thực hiện quyền lực nhà
nước. Nói một cách ngắn gọn, chức năng nhà nước của vị trí nguyên thủ quốc gia và
mơ hình tổ chức và vận hành quyền lực là yếu tố quy định dạng thức tồn tại, đặc trưng
của vị trí nguyên thủ quốc gia trong bộ máy nhà nước.
1.2 Ngun thủ trong các mơ hình chính thể
Nghiên cứu về nguyên thủ quốc gia cần phải đặt trong mối tương quan với mơ

hình thể chế tương ứng. Điều này đặc biệt quan trọng khi nghiên cứu nhằm mục đích
hồn thiện mơ hình tổ chức và vận hành bộ máy nhà nước nói chung và vị trí ngun
thủ quốc gia nói riêng. Về mặt lý thuyết, các mơ hình thể chế điển hình cho phép lựa
chọn các phương án thiết kế phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Về mặt thực tế,
trong điều kiện hoàn thiện chế định nguyên thủ quốc gia, cần phải đặt trong bối cảnh
thể chế nhằm hạn chế những thay đổi có khả năng phá vỡ cấu trúc thể chế và gây ra
những biến động lớn cho xã hội.
1.2.1 Khái niệm và phân loại chính thể14
13

Đây cũng chính là lý do của việc chọn tên Đề tài và góc độ tiếp cận pháp lý về nguyên thủ quốc gia.
Nội dung của phần này được sử dụng từ một nghiên cứu đã công bố của tác giả. Xem thêm: Đỗ Minh Khơi,
Hồn thiện mơ hình tổ chức và vận hành quyền lực nhà nước trong Hiến pháp (Phạm Hồng Thái chủ biên, Sửa
14

11


Khái niệm chính thể ở Việt Nam hiện nay được tiếp cận theo nghĩa rộng với
nhiều nội dung trong việc định nghĩa khái niệm. Ví dụ, nội hàm khái chính thể bao
gồm: (1) cách thức tổ chức những cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; (2) trình tự
thành lập, thiết lập lên các cơ quan này; (3) mối quan hệ giữa các cơ quan đó và (4) sự
tham gia của nhân dân vào việc thiết lập các cơ quan quyền lực này15. Cách định nghĩa
khái niệm như trên có ý nghĩa nhất định trong việc nghiên cứu chính thể và các mơ
hình chính thể. Tuy nhiên, các tiếp cận khái qt và rất rộng về chính thể như vậy
khơng thuận lợi cho việc phân biệt các mơ hình chính thể và cho việc áp dụng phương
pháp nghiên cứu có tính chất định lượng về sự phát triển và ảnh hưởng của các mơ
hình này trong điều kiện hiện đại. Bởi lẽ, việc xác định tất cả các yếu tố trong khái
niệm để hình thành các tiêu chí đánh giá là q rộng, một số tiêu chí định tính, khơng
phân biệt giữa các mơ hình khác nhau và khó định lượng. Ví dụ, nội dung thứ nhất là

“cách thức tổ chức những cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất” sẽ khó phân biệt
giữa các chính thể và khó định lượng hơn so với tiêu chí về mối quan hệ, và trình tự
thành lập.
Một số cách định nghĩa chính thể hiện đại đã thu hẹp nội hàm khái niệm chính
thể. Ví dụ, có quan điểm cho rằng chính thể hay hình thức chính quyền phụ thuộc vào
các mối quan hệ giữa chính phủ, cơ quan đại diện và tổng thống được bầu ra (nếu có)
và yếu tố cốt lõi để phân biệt các loại chính thể là có hay khơng việc chính phủ có thể
bị quốc hội giải tán16. Có quan điểm khác nhấn mạnh nội dung khái niệm chính thể
trong phạm vi mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp về sự hình thành và tồn tại của
chúng17. Thậm chí có quan điểm xác định chính thể tập trung vào việc tổ chức và vận
hành quyền lực hành pháp hoặc kiểm soát quyền hành pháp (thủ tướng và nội các).
Nói cách khác, sự phân biệt các mơ hình chính thể là sự khác nhau trong mơ thức kiểm
sốt hành pháp18. Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng xác định chính thể dựa trên cách
vận hành của nền dân chủ như: quyền hành pháp mang tính tập thể (chế độ đại nghị)
hay cá nhân (chế độ tổng thống); hành pháp được hình thành do bầu gián tiếp (chế độ
đại nghị) hay bầu phổ thông (chế độ tổng thống); tổng thống có quyền hiến định trong

đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 những vấn đề lý luận và thực tiễn, tập 1 Những vấn đề chung về bộ máy nhà nước,
Nxb Hồng Đức, 2012.
15
Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Khoa Luật, Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1993 trang 58;
Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Khoa Luật, Đại Quốc gia Hà Nội, 2005, trang 101; Giáo
trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Đại học Luật Hà Nội, Nxb Tư pháp, 2007, trang 58.
16
Cheibub, J. A. (2007) Presidentialism, Parliamentialism, and Democracy, Cambridge University Press, trang
34.
17
Matthew Soberg Shuggart, Comparative Executive-Legislative Relations, trong The Oxford Handbooks of
Political Institutions, R. A. W. Rhodes, Sarah A. Binder and Bert A. Rokman, Oxford Uni Press, 2006.
18

Elgie, R. (2011). Semi-Presidentialism: Sub-Types and Democratic Performance (Comparative Politics),
Oxford University Press.

12


lập pháp (chế độ tổng thống) hay có quyền rất lớn (chế độ hỗn hợp) là không phù hợp
để phân loại các chính thể19.
Về mặt lý thuyết, các mơ hình chính thể điển hình gồm ba loại cơ bản: chế độ
tổng thống; chế độ đại nghị và chế độ lưỡng hệ hay còn gọi là chế độ bán tổng thống
(Semi- President)20. Việc định nghĩa về mặt lý thuyết các mô hình này dựa trên các
tiếp cận khái niệm chính thể rất khác nhau (như trên đã phân tích) nhưng nhìn chung
các quan điểm hiện đại tương đối thống nhất về nội dung cơ bản của khái niệm về các
mơ hình này21. Đối với việc phân loại các hình thức chính thể, có lẽ, tiêu chí và cách
phân loại mơ hình chính thể được nhiều nghiên cứu chấp nhận là mơ hình phân loại
dựa trên mối quan hệ trách nhiệm giữa quốc hội và chính phủ và đây cũng là cách mà
Đề tài sử dụng (xem hình 1, phần Phụ lục).
Nhìn chung, các cách tiếp cận hiện đại về mơ hình chính thể nhấn mạnh cơ chế
vận hành hơn là hình thức, cách thức tổ chức quyền lực nhà nước. Do vậy, khi tiếp cận
về chính thể với tư cách là mơ hình tổ chức và vận hành quyền lực nhà nước khái niệm
chế độ được sử dụng phổ biến là hơn là khái niệm hình thức (ví dụ, chế độ tổng thống,
chế độ đại nghị - Presidentialism, Parliamentarism).
Mặc dù cách thức tổ chức và vận hành quyền lực nhà nước xét về mặt lịch sử là
một trong những nguyên nhân ra đời của chế độ đảng phái chính trị tư sản và những
đảng này thông qua bầu cử để nắm quyền lực nhà nước, nhưng nghiên cứu các mơ
hình chính thể hay cách thức tổ chức và vận hành quyền lực nhà nước lại phải gắn với
việc nghiên cứu chế độ đảng phái chính trị và chế độ bầu cử22. Ví dụ, có nghiên cứu
cho rằng quy luật “được ăn cả, ngã về không”(Zero sum game) thực chất là do chế độ
bầu cử đa số tương đối 1 vòng (First past post) chứ không phải là một trong những đặc
trưng của việc tổ chức và vận hành quyền lực trong chế độ tổng thống23.

Có thể nói, chế độ đảng phái có ảnh hưởng rất lớn đến mơ hình tổ chức và vận
hành quyền lực nhà nước. Ví dụ, việc tồn tại nhiều đảng và phân bố các đảng trong cơ
lập pháp dẫn đến các tình trạng: chính phủ thiểu số hoặc đa số trong cơ quan lập pháp
19

Cheibub, J. A. (2007) Presidentialism, Parliamentialism, and Democracy, Cambridge University Press, trang
34.
20
Về các cách phân loại chính thể , xem thêm: Đỗ Minh Khơi (2011), Định hướng hồn thiện chế định ngun
thủ quốc gia trong Hiến pháp 1992, trong sách chuyên khảo: Hiến pháp Hiến pháp những vấn đề lý luận và thực
tiễn, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2011, Nguyễn Đăng Dung chủ biên, trang 792.
21
Có một thay đổi nhỏ về cách định nghĩa mơ hình bán tổng thống. Duverger định nghĩa chế độ bán tổng thống
là:(1) tổng thống được bầu phổ thơng; (2) tổng thống có quyền hiến định rất lớn, là người đứng đầu hành pháp và
nguyên thủ quốc gia; (3) thủ tướng và các bộ trưởng nắm quyền hành pháp và chịu trách nhiệm trước nghị viện.
Sau đó, Robert Elgie định nghĩa rõ ràng hơn:“.. là chế độ mà hiến pháp xác định một tổng thống được bầu trực
tiếp và nhiệm kỳ xác định và một thủ tướng và nội các chịu trách nhiệm tập thể trước nghị viện”. Elgie, R.
(2011). Semi-Presidentialism: Sub-Types and Democratic Performance (comparative politic), Oxford University
Press trang 22.
22
Thực chất, chế độ bầu cử cũng là một thành tố của khái niệm chính thể theo nghĩa rộng, nó nằm trong nội
dung cách thức tổ chức và hình thành nên các cơ quan quyền lực nhà nước và là một trong những hình thức tham
gia của nhân dân vào việc thiết lập các cơ quan quyền lực nhà nước tối cao.
23
Horowitz, D. L. (1990). "Comparing Democratic Systems." Journal of Democracy 1(4): trang 73-79.

13


(Minority/majority goverment); hoặc tình trạng phân bố các đảng giữa lập pháp và

hành pháp và nguyên thủ quốc gia dẫn đến hình thành chính phủ chia rẽ (Devided
goverment) trong chế độ tổng thống và bán tổng thống. Các tình trạng trên thay đổi
một các đáng kể sự vận hành của chính thể hay sự vận hành quyền lực nhà nước24.
Trong điều kiện xã hội cụ thể và với từng giai đoạn phát triển nhất định, vị trí,
vai trị của chế độ đảng phái đối với việc lựa chọn và vận hành mơ hình chính thể là rất
quan trọng. Ví dụ, chế độ chính trị một đảng lãnh đạo và trong giai đoạn hồn thiện thể
chế chính trị, đảng này có ảnh hưởng mang tính quyết định đến việc thiết kế và vận
hành mơ hình thể chế. Trong giai đoạn chuyển đổi, chế độ đảng phái là một trong
những yếu tố, điều kiện để trên cơ sở đó lựa chọn mơ hình tổ chức và vận hành quyền
lực nhà nước25. Có thể nói, trong chế độ dân chủ, đảng phái là cầu nối giữa chủ quyền
quốc gia, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và việc thực hiện quyền lực ấy trên
thực tế. Nếu thực hiện tốt mối quan hệ pháp lý, duy lý, hợp lý giữa đảng với nhân dân
sẽ dẫn đến việc thực hiện tốt quyền lực nhà nước dân chủ. Ngược lại, mối quan hệ
giữa nhân dân với các đảng phái chính trị thiếu tính duy lý, pháp lý và thiếu sự kiểm
soát của nhân dân đối với đảng phái, việc thực hiện quyền lực nhà nước có thể mang
lại hậu quả là nhân dân mất khả năng kiểm sốt quyền lực chính trị và quyền lực nhà
nước.
Như vậy, tiếp cận các mơ hình chính thể nhìn chung dựa trên việc hình thành và
mối quan hệ giữa các nhánh quyền lực, chủ yếu là mối quan hệ giữa lập pháp và hành
pháp và cách tiếp cận nào cũng cần phải đặt trong bối cảnh chế độ đảng phái và chế độ
bầu cử26.
1.2.2 Nguyên thủ trong chế độ tổng thống
Có rất nhiều cách xác định những đặc trưng của chế độ tổng thống. Một trong
những cách xác định truyền thống và tương đối cụ thể về chế độ này theo 11 tiêu chí
như sau27: quốc hội khơng phát triển theo chế độ đại nghị (tức nghị viện là tối thượng);
hành pháp không phân chia và tổng thống được bầu phổ thông theo nhiệm kỳ xác
định; người đứng đầu nhà nước đồng thời là người đứng đầu chính phủ; tổng thống bổ
nhiệm bộ trưởng – người giúp việc cho tổng thống; tổng thống đóng vai trị hành pháp
cá nhân; bộ trưởng trong hành pháp không đồng thời là thành viên của quốc hội; hành
pháp chịu trách nhiệm trước hiến pháp; tổng thống không thể giải tán quốc hội; quyền

24

Skach, C. (2007). "The “ newest ” separation of powers: Semipresidentialism." International Journal of
Constitutional law 5(1), trang 93-121; Cheibub, J. A. (1999). "Divided Government, Deadlock and the Survival
of Presidents and Presidential Regimes." Presented at the conference “Constitutional Design 2000,” December 911, 1999, Center for Continuing Education, University of Notre Dame.
25
Taras Ray, eds (1997) Postcommunist Presidents, Cambridge University Press.
26
Xem thêm: Đỗ Minh Khơi (2011), Định hướng hồn thiện chế định ngun thủ quốc gia trong Hiến pháp
1992, trong sách chuyên khảo: Hiến pháp Hiến pháp những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học quốc gia
Hà Nội, 2011, Nguyễn Đăng Dung chủ biên, trang 792.
27
Douglas V. Verney, The analysis of political systems, the Free press Glencoe, 1959, trang 39.

14


của quốc hội là ưu trội hơn so với các nhánh khác28; hành pháp chịu trách nhiệm trực
tiếp trước cử tri; khơng tập trung quyền lực trong hệ thống chính trị.
Có quan điểm khác xác định chế độ tổng thống là: (1) Tổng thống do cử tri trực
tiếp hoặc tương đương trực tiếp bầu ra với nhiệm kỳ xác định; (2) Chính phủ và thủ
tướng khơng do nghị viện hoặc quốc hội hình thành và giải tán; (3) tổng thống trực
tiếp điều khiển hành pháp29. Jose Cheibub xác định chế độ tổng thống ngắn gọn hơn:
chế độ mà chính phủ không bị quốc hội giải tán là chế độ tổng thống30.
Nhìn chung, căn cứ vào cách định nghĩa về mơ hình cộng hịa tổng thống hay
mơ hình vận hành của chế độ tổng thống, sự ảnh hưởng của mơ hình này đến nguyên
thủ quốc gia như sau: (1) Xác định nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu hành
pháp và đứng đầu nhà nước; (2) Nguyên thủ quốc gia – người đứng đầu hành pháp có
vị trí độc lập với quốc hội; (3)Nguyên thủ quốc gia thực hiện vai trị hành pháp đơn
nhất (khơng chia xẻ); (4) Xác định vai trò thỏa hiệp, đàm phán với các nhánh quyền

lực khác (khơng phải là vai trị trung gian, điều hịa chính trị) của ngun thủ quốc
gia31.
Như vậy, có thể nói, với mơ hình chính thể cộng hịa tổng thống hay chế độ
tổng thống, nguyên thủ quốc gia được “định vị” với vai trị là người đứng đầu nhánh
hành pháp, có thẩm quyền quan trọng trong tương quan với các nhánh quyền lực khác.
Lý do cơ bản giải thích vai trị rất lớn của nguyên thủ quốc gia trong chế độ này là việc
hợp nhất vị trí chính trị và pháp lý và hợp nhất vào một cá nhân lãnh đạo – tổng thống
(xem Bảng 1).
1.2.3 Nguyên thủ trong chế độ đại nghị
Chế độ đại nghị trong so sánh với chế độ tổng thống có nhiều điểm đối lập
nhau. Ví dụ, Cheibub xác định chế độ đại nghị là chế độ mà chính phủ có thể bị quốc
hội giải tán thơng qua cơ chế bỏ phiếu tín nhiệm32. Có quan điểm cho rằng, chế độ đại
nghị là chế độ không thực hiện phân chia quyền lực giữa lập pháp và hành pháp mà
chúng dựa trên sự chia xẻ quyền lực giữa nghị viện và chính phủ với ba dạng thức
chính: chính phủ ưu trội so với nghị viện; nghị viện ưu trội so với chính phủ và cân
bằng giữa chính phủ và nghị viện33.

28

Theo tác giả, sự tối thượng do việc sửa hiến pháp là quyền của quốc hội và các nhánh khác khơng có vai trị gì
trong việc sửa đổi hiến pháp. Sự tối thượng thể hiện là nếu có tranh chấp, ưu thế cuối cùng cũng thuộc về quốc
hội. Ví dụ, quốc hội cũng có quyền xét xử các quan chức cao cấp (Impeachment) và mặc dù bị phủ quyết quốc
hội vẫn thông qua luật với 2/3. Sách đã dẫn Douglas V. Verney (1959).
29
Sartori, G. (1997) Comparative Constitutional Engineering: An Inquyry in to Structures, Incentives and
Outcomes, New York University Press, trang 83.
30
Cheibub, J. A. (2007) Presidentialism, Parliamentialism, and Democracy, Cambridge University Press, tr 34.
31
Richard E Neustadt (1990) Presidential power and the modern presidents, McMilan, trang 30.

32
Sách đã dẫn, Cheibub, J. A. (2007).
33
Sartori, G. (1997) Comparative Constitutional Engineering: An Inquyry in to Structures, Incentives and
Outcomes, New York University Press, trang 101.

15


Douglas Verney nhận diện chế độ đại nghị với 11 tiêu chí trong so sánh với chế
độ tổng thống như sau34: Cơ quan hội đồng đại diện (Assembly) phát triển thành chế độ
đại nghị (Parliament)35; hành pháp phân định hai vị trí chính phủ và nguyên thủ quốc
gia; nguyên thủ quốc gia bổ nhiệm chính phủ; thủ tướng bổ nhiệm bộ trưởng; hành
pháp hoạt động tập thể; bộ trưởng thường là thành viên của nghị viện; chính phủ chịu
trách nhiệm trước lập pháp; thủ tướng có thể đề nghị nguyên thủ quốc gia giải tán nghị
viện; nghị viện là tối thượng; chính phủ chịu trách nhiệm gián tiếp trước cử tri; nghị
viện là trọng tâm của quyền lực trong hệ thống chính trị.
Có thể nói, các quan điểm tương đồng trong việc xác định chính thể đại nghị là
mối quan hệ phụ thuộc qua lại giữa lập pháp và hành pháp cũng như sự tách bạch giữa
vị trí đứng đầu nhà nước và đứng đầu chính phủ. Người đứng đầu chính phủ trong chế
độ đại nghị phụ thuộc vào sự ủng hộ của đa số trong nghị viện và do vậy vị trí này
thường khơng ổn định do sự thay đổi của đa số trong nghị viện. Đây là lý do thứ nhất
lý giải vị trí nguyên thủ quốc gia tách biệt với hành pháp nhằm bảo đảm tính ổn định,
liên tục của quốc gia. Lý do thứ hai, về mặt lịch sử, sự chuyển dịch quyền điều hành
đất nước từ nhà vua sang chính phủ do thủ tướng đứng đầu và việc buộc quyền hành
pháp phải chịu trách nhiệm trước nghị viện mà vẫn giữ được vai trò đứng đầu, tượng
trưng của nhà vua thì cần phải duy trì vị trí nguyên thủ quốc gia tách biệt với vị trí
đứng đầu hành pháp.
Lý do thứ ba, xét từ góc độ thể chế, vì trọng tâm quyền lực được đặt vào nghị
viện và nguyên thủ quốc gia chỉ là một thành phần trong nghị viện nên vai trò của

nguyên thủ quốc gia là khá hạn chế. Mặt khác, vận hành quyền lực nhà nước được
thực hiện chủ yếu bởi hai cơ quan lập pháp và hành pháp, cho nên những cơ quan khác
sẽ khơng có vị trí quan trọng. Một lý do khác là việc hình thành lập pháp và đặc biệt là
hành pháp dựa trên kết quả bầu cử và phân chia số ghế mà các đảng phái có được
trong nghị viện mà khơng hình thành vị trí ngun thủ quốc gia bằng bầu cử trực tiếp
cũng là một trong những yếu tố làm giảm vị trí, vai trị của nguyên thủ quốc gia trong
tổ chức và vận hành quyền lực nhà nước.
Như vậy, với nguyên nhân lịch sử và các đặc trưng mang tính nguyên tắc của
chế độ đại nghị trong tổ chức vận hành quyền lực nhà nước là những lý do cơ bản nhất
giải thích cho việc nguyên thủ quốc gia trong chế độ này mang tính hình thức, tượng
trưng. Có thể nói, so với ngun thủ quốc gia theo chế độ tổng thống, vị trí, vai trò

34
35

Douglas V. Verney, The analysis of political systems, the Free press Glencoe, 1959, trang 17.
Khái niệm nghị viện bao hàm: hành pháp, hội đồng đại diện, hoàng gia (nguyên thủ quốc gia)

16


quyền hạn của nguyên thủ quốc gia trong chế độ đại nghị là khá khiêm tốn 36 (xem
Bảng 1).
1.2.4 Nguyên thủ trong chế độ lưỡng thể
Trên thực tế, chính thể lưỡng thể được hình thành khá muộn so với hai loại
chính thể tổng thống và đại nghị37. Những đặc trưng của chính thể lưỡng tính được
Duverger xác định với 4 tiêu chí cơ bản như sau: (1) có tổng thống được bầu phổ
thơng; (2) tổng thống có quyền hạn rất lớn; (3) đối lập với tổng thống là thủ tướng và
nội các có quyền điều hành chính phủ và nắm quyền đó chừng nào cịn sự tín nhiệm
của nghị viện38. Tuy nhiên, định nghĩa này được cho là mập mờ và khó xác định và

dẫn đến nhiều cách xếp loại các chính thể lưỡng tính trên thực tế. Cách định nghĩa căn
cứ vào quy định của hiến pháp tỏ ra ngắn gọn, dễ xác định hơn: “Chính thể có cả tổng
thống được bầu phổ thông với nhiệm kỳ xác định và thủ tướng cùng với nội các chịu
trách nhiệm trước nghị viện được coi là chính thể lưỡng tính”39.
Có lẽ vai trò của nguyên thủ quốc gia trong chế độ lưỡng tính được định vị khá
linh hoạt và gắn với mối quan hệ giữa tổng thống và thủ tướng với tư cách là người
đứng đầu chính phủ. Có thể nói, chính thể lưỡng hệ có nhiều kiểu loại khác nhau trên
thực tế và do vậy vị trí, vai trị của nguyên thủ quốc gia cũng sẽ rất khác nhau. Có ba
mơ hình cơ bản như sau40: (1) Tổng thống có vị trí ưu trội hơn so với thủ tướng. Trong
trường hợp này, tổng thống có vai trị, quyền hạn rất lớn, thậm chí có thể cịn cao hơn
cả tổng thống trong chế độ tổng thống. Chế độ này còn gọi là chế độ tổng thống-nghị
viện (President-Parliamentary), theo đó thủ tướng và nội các cùng chịu trách nhiệm
trước tổng thống và nghị viện; (2) Tổng thống có vai trị cân bằng với thủ tướng.
Trường hợp này tổng thống cũng có vai trị rất lớn nhưng khơng tuyệt đối như trường
hợp trên. Chế độ này còn gọi là thủ tướng - tổng thống (Premier-Presidential), theo đó
thủ tướng và nội các chỉ chịu trách nhiệm trước nghị viện mà không chịu trách nhiệm
trước tổng thống như trường hợp trên41; (3) ở mơ hình thứ hai (chế độ thủ tướng-tổng
thống), trong một số trường hợp, tổng thống có vai trị tượng trưng và kém thực quyền
so với thủ tướng (xem Bảng 1). Trường hợp này vai trò của tổng thống tương đồng với

36

Siaroff, A. (2003) Comparative presidencies: The inadequacy of the presidential, semi-presidential and
parliamentary distinction, European Journal of Political Research, 42, trang 287-312.
37
Chính thể lưỡng tính đầu tiên xuất hiện trong Hiến pháp Weimar 1919-1933 của Đức.
38
Duverger, M. (1980) A new political system model: semipresidential government, European Journal of
Political Research, 8, trang 165-187.
39

Robert Elgie, S. M. (2008) Semi presidentialism in central and eastern Europe, Mancheater University Press
trang 3); Elgie, R. (2011) Semi-Presidentialism: Sub-Types and Democratic Performance (comparative politic),
Oxford University Press, trang 22.
40
Xem thêm: Carey, M. S. S. a. J. M. (1992) Presidents and Assemblies Constitution design and electoral
dynamics, Cambridge University Press; Elgie Robert (2008, 2011)
41
Elgie Robert (2011) Semi-Presidentialism: Sub-Types and Democratic Performance (comparative politic),
Oxford University Press, trang 23, 28.

17


nguyên thủ quốc gia trong chế độ đại nghị. Ví dụ, tổng thống của Ireland, Austria,
Slovenia 42.
Tóm lại, khi tìm hiểu nguyên thủ quốc gia trong mối liên hệ với mơ hình chính
thể, cần lưu ý:
Một là, yếu tố quan trọng nhất xác định tầm quan trọng, vai trò của nguyên thủ
quốc gia là địa vị chính trị (đại diện quốc gia) và địa vị pháp lý (đứng đầu hành pháp)
của nó. Nếu chúng hợp nhất, nguyên thủ quốc gia sẽ có vai trị quan trọng, có quyền
lực rất lớn. Ngược lại, sự tách biệt hai vai trò này thường giảm vai trò và quyền lực
của nguyên thủ quốc gia. Yếu tố quan trọng nhất giúp xác định vai trò, vị trí của
nguyên thủ quốc gia trong hiến pháp chính là thẩm quyền pháp lý (quyền trong lĩnh
vực lập pháp, hành pháp, tư pháp và thiết lập chính phủ) chứ khơng phải là quyền lực
chính trị (thẩm quyền ngoại giao, biểu tượng, lễ nghi, thủ tục). Hầu hết các nguyên thủ
quốc gia đều tương đồng về vai trò trong lĩnh vực chính trị nhưng rất khác biệt trong
lĩnh vực pháp lý.
Hai là, việc định vị vị trí hiến định của ngun thủ quốc gia trong mơ hình
chính thể khơng có nghĩa là tầm quan trọng của nguyên thủ quốc gia là bất biến trên
thực tế. Biến động trong đời sống chính trị - xã hội có thể dịch chuyển vai trò của

nguyên thủ quốc gia ở mức độ nhất định và tầm quan trọng của nguyên thủ quốc gia
trong trường hợp này phụ thuộc vào tính chất, mức độ của những biến động chính trị
xã hội đó. Ví dụ, sự phát triển truyền thông đại chúng được gia tăng bởi cơng nghệ
thơng tin, internet đã hình thành xu hướng cá nhân hóa chính trị. Trong bộ máy nhà
nước, xu hướng này mà được mơ tả với thuật ngữ “Q trình tổng thống
hóa”(Presidentialization), thể hiện sự ưu thế ngày càng tăng của hành pháp và cá nhân
hóa vị trí này trong bộ máy nhà nước. Quá trình này tập trung quyền lực vào cá nhân
lãnh đạo và xu hướng này trở thành trung tâm của đời sống chính trị hiện đại43.
Ba là, vai trị, sự tác động của đảng phái chính trị đến vị trí, vai trị và quyền hạn
của ngun thủ quốc gia có ý nghĩa và tầm quan trọng nhất định. Hay nói cách khác,
vai trị, quyền hạn của nguyên thủ quốc gia trong hiến pháp và trên thực tế phụ thuộc
một cách căn bản vào yếu tố đảng phái chính trị. Một cách cụ thể hơn, tất cả các chính
thể dân chủ, về lý thuyết cũng như thực tế phải tồn tại trong chế độ đa đảng có cạnh
tranh chính trị và bầu cử dân chủ, tự do. Nếu khơng có hai yếu tố cạnh tranh trong mơi
trường đa đảng và bầu cử tự do, các dạng thức tổ chức và vận hành quyền lực nhà
42

Sách đã dẫn trang 27 Elgie Robert (2011).
Thomas Poguntke and Paul Webb, Presidentialization of politics in democratic societies: a frame work for
analysis, trong Presidentialization of politics in democratic societies a comparative of study modern
democracies, Oxford University Press, 2005. Lưu ý, thuật ngữ này khơng có nghĩa là sự chuyển dịch mơ hình
chính thể, nó chỉ là q trình các nhân hóa quyền lực trong bộ máy nhà nước mà thôi. Tuy nhiên, trong chửng
mực nhất định, nó có ảnh hưởng đến cách thức tổ chức và vận hành quyền lực nhà nước, ảnh hưởng đến đảng
phái chính trị.
43

18


nước dù có được quy định trong hiến pháp theo các mơ hình nào đi nữa cũng khơng có

ý nghĩa. Những chế độ thiếu tính cạnh tranh chính trị được xếp vào nhóm hệ thống
chính trị khơng dân chủ và ở đó các mơ hình chính thể khơng hồn tồn vận hành theo
những nguyên tắc hiến định.
Bảng 1: Vai trò của ngun thủ quốc gia trong các mơ hình chính thể
Chính thể

Vai trị ngun thủ quốc gia
Thực chất

Chế độ tổng thống

Tượng trưng

X+

Chế độ đại nghị

X

Chế độ lưỡng tính
Tổng thống > thủ tướng

X+

Tổng thống = thủ tướng

X

Tổng thống< thủ tướng


X

1.3 Chế định nguyên thủ quốc gia trong lịch sử lập hiến Việt Nam
Trong lịch sử lập hiến của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ở mỗi
giai đoạn lịch sử với các điều kiện khách quan khác nhau, quan niệm về việc tổ chức
bộ máy nhà nước và thực hiện quyền lực nhà nước có sự khác biệt và vì thế chế định
nguyên thủ quốc gia trong mỗi bản hiến pháp có những đặc điểm riêng. Tuy nhiên, ở
tất cả các bản hiến pháp vẫn toát lên tư tưởng thống nhất. có kế thừa về vị trí, vai trị
ngun thủ quốc gia trong bộ máy nhà nước, mang những nét chung, thống nhất, đồng
thời có sự tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nhiều nước dân chủ tiến bộ trên thế
giới phù hợp với tình hình cụ thể của đất nước. Chính vì thế, chế định ngun thủ quốc
gia trong các bản Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 và Hiến pháp
1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) đều có vai trị rất quan trọng với tư cách là “nguyên
thủ” và trong mối quan hệ với các cơ quan khác trong tổ chức bộ máy nhà nước. Khái
niệm nguyên thủ quốc gia - Chủ tịch nước ở Việt Nam hình thành từ bản Hiến pháp
1946, điểm a Điều 49 quy định quyền hạn Chủ tịch nước là: “người thay mặt cho
nước”. Điều 61 Hiến pháp 1959 quy định địa vị pháp lý của Chủ tịch nước “là người
thay mặt cho nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà về mặt đối nội và đối ngoại”. Điến
Hiến pháp 1980 thì ngun thủ quốc gia có tên gọi là Hội đồng Nhà nước- Chủ tịch
nước tập thể “Hội đồng Nhà nước là chủ tịch tập thể của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam” và “Hội đồng nhà nước thông qua Chủ tịch Hội đồng, thay mặt nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại” (Điều 98 Hiến pháp
1980). Điều 101 Hiến pháp 1992 quy định “Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà
nước, thay mặt cho nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối
ngoại”. Như vậy, nguyên thủ quốc gia ở Việt Nam từ Hiến pháp 1946 cho đến nay đều
đóng hai vai trị chính: (1) Thay mặt cho nước và (2) Đứng đầu nhà nước.
19


1.3.1 Hiến pháp 1946

Hiến pháp 1946 ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử rất đặc biệt, sau khi Cách
mạng tháng Tám thành công, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Một nhà
nước non trẻ xuất hiện trong một bối cảnh lịch sử nhiều biến động, vừa phải chống thù
trong giặc ngoài, vừa phải củng cố và xây dựng đất nước vốn bị tàn phá nặng nề bởi
chiến tranh. Chính vì thế, việc xây dựng một thể chế vững chắc tạo tiền đề cho việc
thiết lập một bộ máy nhà nước vững mạnh đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc trong giai đoạn này là vô cùng cấp thiết. Hiến pháp 1946 ra đời trong điều kiện
ấy, là bản hiến pháp đầu tiên của dân tộc, có ý nghĩa rất to lớn khơng chỉ là lời tuyên
bố với toàn thể nhân loại về việc đất nước chúng ta giành được độc lập mà còn là một
văn kiện pháp lý rất quan trọng quy định về tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước
và đảm bảo cho các quyền lợi và nghĩa vụ của công dân. Bản hiến pháp này được xây
dựng trên cơ sở sự tiếp thu các tư tưởng chính trị, pháp lý và kinh nghiệm xây dựng
hiến pháp ở các nước trên thế giới cùng với sự sáng tạo tài tình của vị lãnh tụ vĩ đại
của dân tộc - Hồ Chí Minh.
Các chế định trong tổ chức bộ máy nhà nước đã được thiết lập với những vai
trò, quyền hạn cụ thể đáp ứng yêu cầu quản lý, thực hiện quyền lực nhà nước trong
giai đoạn này theo chủ trương xây dựng một chính phủ nhân dân cách mạng. Chính vì
thế mà chế định nguyên thủ quốc gia cũng rất được chú trọng xây dựng. Trong Hiến
pháp 1946, nguyên thủ quốc gia có tên gọi là Chủ tịch nước, là nguyên thủ cá nhân và
là thiết chế rất đặc biệt, khơng giống với bất kỳ mơ hình ngun thủ quốc gia nào đã
từng tồn tại trong các chính thể trên thế giới lúc bấy giờ. Chủ tịch nước theo Hiến pháp
1946 được xác định là người đứng đầu nhà nước, thay mặt cho nước. Vai trò này được
thể hiện cụ thể thông qua Điều 49 “Chủ tịch nước thay mặt cho nước; Giữ quyền Tổng
chỉ huy quân đội toàn quốc, chỉ định hoặc cách chức các tướng soái trong lục quân,
hải quân, không quân; Ký sắc lệnh bổ nhiệm Thủ tướng, nhân viên Nội các và các
nhân viên cao cấp thuộc các cơ quan Chính phủ; Chủ tọa hội đồng Chính phủ; Ban bố
các đạo luật đã được Nghị viện quyết nghị; Thưởng huy chương và bằng cấp danh dự;
Đặc xá; Ký hiệp ước với các nước; Phái đại biểu Việt Nam đến nước ngoài và tiếp
nhận đại biểu ngoại giao của các nước, Tuyên chiến hay đình chiến”.
Chủ tịch nước được xác định là trung tâm của quyền lực chính trị, là người thay

mặt cho nước – đại diện chính thức của quốc gia trong các quan hệ quốc tế. Điều này
cho thấy, khi xây dựng Hiến pháp 1946, chúng ta đã tạo ra sự tương thích với các quốc
gia khác trên thế giới, tạo ra một cơ chế đại diện trong mối quan hệ bang giao. Với tư
cách này, Chủ tịch nước có quyền “ký hiệp ước với các nước, phái đại biểu Việt Nam
đến nước ngoài và tiếp nhận đại biểu ngoại giao của các nước” cũng như thực hiện
việc tiếp đón, làm việc với các nguyên thủ quốc gia các nước khác. Vai trò này của
20


Chủ tịch nước cũng thể hiện được tính biểu tượng của Chủ tịch nước, thể hiện cho sự
thống nhất của đất nước và khối đại đoàn kết dân tộc, tạo niềm tin vững chắc cho
người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước.
Với vai trị đứng đầu nhà nước, Chủ tịch nước có rất nhiều quyền hạn được ghi
nhận trong Hiến pháp. Trong đó, Chủ tịch nước là Tổng chỉ huy quân đội toàn quốc,
chỉ định hoặc cách chức các tướng soái trong lục quân, hải quân, không quân (Điểm b
Điều 49); thưởng huy chương và các bằng cấp danh dự (điểm e Điều 49); có quyền
tun chiến hay đình chiến trong trường hợp đặc biệt hiến định “khi Nghị viện không
họp được, Ban thường vụ cùng với Chính phủ có quyền tun chiến hay đình chiến”
(Điều 38 và Điểm k Điều 49). Quyền hạn của Chủ tịch nước trong lĩnh vực quốc
phòng và an ninh là một biểu hiện cụ thể cho vai trò đứng đầu nhà nước của nguyên
thủ quốc gia, với một sự tập trung quyền lực mang tính cao độ. Điều này hồn tồn
phù hợp với tình hình đất nước vẫn cịn tiếp tục cuộc cách mạng giải phóng dân tộc,
thống nhất đất nước rất cần sự tập trung quyền hành vào trong tay một người để có thể
tiến hành động viên, huy động sức người sức của một cách nhanh nhất và tránh sự
phân tán quyền lực vào các lực lượng có âm mưu chống phá thành quả cách mạng.
Chủ tịch nước nắm giữ vị trí trung tâm quyền lực chính trị và có vai trị điều hịa mối
quan hệ với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước trong quá trình quản lý và điều
hành đất nước.
Trong mối quan hệ với cơ quan lập pháp, Chủ tịch nước là thành viên của Nghị
viện, do Nghị viện bầu ra trong số các Nghị viên, có quyền ban bố các Đạo luật đã

được Nghị viện quyết nghị (Điểm đ Điều 49); có quyền triệu tập phiên họp bất thường;
và quyền “phủ quyết tương đối” các dự án luật. Theo đó Chủ tịch nước có quyền yêu
cầu Nghị viện thảo luận lại các đạo luật trước khi ban bố. Nếu những dự luật mang ra
thảo luận lại vẫn được Nghị viện ưng chuẩn thì bắt buộc Chủ tịch nước ban bố (Điều
31 Hiến pháp 1946). Việc trao quyền “phủ quyết luật” cho Chủ tịch nước theo quy
định này có nhiều điểm tương đồng với quyền phủ quyết của tổng thống trong chính
thể cộng hịa tổng thống. Điều này xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, để tạo ra một cơ chế
mang tính đối phó trong trường hợp Nghị viện nhân dân với thành phần đa dạng, phức
tạp thông qua những đạo luật không phù hợp với yêu cầu của đất nước, ảnh hưởng đến
cơng cuộc cách mạng. Nói cách khác, Chủ tịch nước trở thành kênh đảm bảo cho hoạt
động lập pháp không mang đến những bất lợi cho xu hướng cách mạng của dân tộc,
đời sống và quyền của cơng dân. Trong mối quan hệ với Nghị viện, có thể nhận thấy
sự độc lập ở một mức độ nhất định của Chủ tịch nước khi mà nhiệm kỳ của Chủ tịch
nước không đồng thời với nhiệm kỳ của Nghị viện. Nhiệm kỳ của Nghị viện là 3 năm,
còn của Chủ tịch nước là 5 năm. Chủ tịch nước cũng không phải chịu trách nhiệm
trước Nghị viện.
21


Trong mối quan hệ với Chính phủ, Chủ tịch nước là người đứng đầu Chính phủ,
là người trực tiếp điều hành Chính phủ với vai trị là Chủ tọa Hội đồng Chính phủ, chủ
tọa các phiên họp của Chính phủ. Quyền hạn của Chủ tịch nước trong nhánh quyền
hành pháp này rất lớn như Chủ tịch nước ký sắc lệnh bổ nhiệm Thủ tướng Chính phủ,
nhân viên Nội các và nhân viên cao cấp thuộc các cơ quan Chính phủ (Điểm c Điều
49), các đại sứ (Điểm i Điều 49); ký các sắc lệnh của Chính phủ (Điều 53). Việc phải
có chữ ký của Chủ tịch nước trên các sắc lệnh của Chính phủ nhằm đảm bảo vai trị
của Chủ tịch nước trong việc quản lý nhà nước vừa đảm bảo cho tính đúng đắn của các
sắc lệnh này. Để đảm bảo cho hoạt động của Chính phủ thơng suốt, hiệu quả thì Chủ
tịch nước có quyền u cầu Nghị viện thảo luận lại vấn đề tín nhiệm Nội các (Điều
54). Quy định này cũng nhằm tăng cường trách nhiệm cá nhân của các thành viên Nội

các. Họ phải tự chịu trách nhiệm cá nhân trước Nghị viện nhân dân.
Trong lĩnh vực tư pháp, Chủ tịch nước có quyền đặc xá (Điểm g Điều 49) và bổ
nhiệm thẩm phán (Điều 64). Mối quan hệ của Chủ tịch nước và cơ quan tư pháp không
thể hiện một cách rõ ràng mà chỉ thơng qua cách thức hình thành nên các thẩm phán
tịa án mà thơi.
Chủ tịch nước theo Hiến pháp năm 1946 không phải chịu một trách nhiệm nào
trừ khi phản bội Tổ quốc. Chính những đặc điểm, quyền hạn được ghi nhận trong Hiến
pháp 1946 đã khẳng định vị trí trung tâm trong hệ thống chính trị của Chủ tịch nước,
không chỉ là người đứng đầu nhà nước đồng thời là người đứng đầu Chính phủ, trực
tiếp điều hành bộ máy hành pháp. Đặc điểm này của Chủ tịch nước có nhiều nét tương
đồng với chế định nguyên thủ quốc gia ở chế độ cộng hoà tổng thống hay cộng hồ
lưỡng tính44. Đó là việc Chủ tịch nước vừa là người đứng đầu nhà nước vừa là người
đứng đầu chính phủ. Tuy nhiên, Chủ tịch nước do Nghị viện bầu ra trong số các Nghị
viên. Chủ tịch nước có quyền phủ quyết luật của Nghị viện như quyền của Tổng thống
trong chính thể cộng hịa tổng thống nhưng việc biểu quyết lại dự luật của Nghị viện
theo Hiến pháp 1946, sau khi bị Chủ tịch nước phủ quyết không phải đáp ứng yêu cầu
2/3 tổng số Nghị viên chấp thuận như ở Hoa Kỳ mà chỉ cần có sự đồng ý thơng qua thì
Chủ tịch nước buộc phải ký ban hành. Chủ tịch nước đứng đầu bộ máy hành pháp và
thiết lập Nội các để giúp thực thi quyền lực. Đặc điểm này mang tính tương đồng với
chính thể cộng hòa hỗn hợp.
Những quyền hạn của Chủ tịch nước cho thấy vai trị vị trí đặc biệt của Chủ tịch
nước nhưng cũng phản ánh mối quan hệ của Chủ tịch nước với các cơ quan trong bộ
máy nhà nước trong quá trình thực hiện các quyền hạn của mình. Quyền hạn của Chủ
44

Bùi Xuân Đức, Chế định Chủ tịch nước trong Hiến pháp 1946 và sự phát triển qua các Hiến pháp 1959, 1980
và 1992, Hiến pháp 1946 và sự kế thừa, phát triển trong các Hiến pháp Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1998, trang 301.

22



tịch nước vẫn có một số điểm hạn chế nhằm đảm bảo tính tối cao của Nghị viện như
Chủ tịch nước do Nghị viện bầu ra; Hiệp ước do Chính phủ ký với nước ngoài phải
được Nghị viện chuẩn y; đạo luật đã được thảo luận lại sau khi Chủ tịch nước phủ
quyết nếu Nghị viện vẫn ưng chuẩn thì Chủ tịch nước phải ban bố, khi Nghị viện
không họp thì Ban Thường vụ cùng với Chính phủ quyết định đình chiến hay tuyên
chiến và Chủ tịch nước tuyên chiến hay đình chiến theo quyết định đó. Nghị viện nhân
dân cũng không bị giải tán. Như vậy, Hiến pháp 1946 đã xây dựng một chế định
Nguyên thủ quốc gia rất độc đáo và đầy tính sáng tạo, vừa đảm bảo tính chất của một
nhà nước dân chủ nhân dân với việc tập trung và thống nhất quyền lực vào cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất - Nghị viện nhân dân nhưng vẫn thể hiện quyền hạn và
vai trò của Chủ tịch nước. Chế định Chủ tịch nước trong Hiến pháp 1946 là sự tiếp thu
chọn lọc sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thể hiện một tư tưởng xây dựng nhà
nước có nhiều giá trị cho lịch sử lập hiến nước nhà.
1.3.2 Hiến pháp 1959
Sau bản Hiến pháp 1946, đất nước ta tiếp tục đối mặt với rất nhiều khó khăn và
thách thức, đời sống của nhân dân vẫn cịn nhiều khó khăn do chiến tranh tàn phá. Sau
Hiệp định Giơnevơ, hai miền Nam Bắc bị chia cắt, miền Bắc tiến lên xây dựng chủ
nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Miền Bắc
sau khi giải phóng đã tiến hành kế hoạch cải tạo và phát triển nền kinh tế quốc dân
theo chủ nghĩa xã hội. Chính vì thế mà nhu cầu sửa đổi Hiến pháp 1946 đã được đặt ra
“Nghiên cứu kỹ tình hình nước ta, nghiên cứu lại bản Hiến pháp năm 1946….tham
khảo hiến pháp của các nước bạn và của một số nước tư bản có tính chất điển hình” 45.
Hiến pháp năm 1959 đã được ra đời trên tinh thần vận dụng nguyên tắc tập
quyền xã hội chủ nghĩa một cách mạnh mẽ. Nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa thể
hiện qua việc tập trung quyền lực vào cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất- Quốc hội.
Các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước do Quốc hội lập ra, giao nhiệm vụ, quyền
hạn và chịu sự giám sát của Quốc hội. Chế định Nguyên thủ quốc gia cũng có sự thay
đổi nhất định. Nguyên thủ quốc gia theo Hiến pháp 1959 vẫn có tên gọi là Chủ tịch

nước và vẫn duy trì chế định Chủ tịch nước là cá nhân. Trong khi đó ở các nước xã hội
chủ nghĩa đã hình thành chế định nguyên thủ quốc gia là tập thể với việc vận dụng triệt
để nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa.
Chế định Chủ tịch nước theo Hiến pháp 1959 vẫn có vai trị rất quan trọng,
được ghi nhận trong 10 điều của Chương V với vị trí pháp lý trung tâm. Chủ tịch nước
vẫn được xác định là “người thay mặt cho nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa về đối
nội và đối ngoại” (Điều 61 Hiến pháp). Như vậy, Chủ tịch vẫn giữ vai trị đại diện

45

Hồ Chí Minh, Về nhà nước và pháp luật Việt Nam, NXB Pháp lý, trang 234.

23


quốc gia cả về đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước vừa là người đại diện cho sự thống
nhất đồn kết trong nước vừa là đại diện chính thức trong việc thực hiện các quan hệ
bang giao quốc tế. “Chủ tịch nước tiếp nhận đại diện toàn quyền ngoại giao của nước
ngoài cử đến; căn cứ vào quyết định của Quốc hội hoặc của Ủy ban thường vụ Quốc
hội mà phê chuẩn hiệp ước ký với nước ngoài, cử và triệu hồi đại diện toàn quyền
ngoại giao” (Điều 64).
Chủ tịch nước theo Hiến pháp 1959 vẫn giữ vai trò là người đứng đầu nhà nước
thông qua những quyền hạn cụ thể mặc dù khơng có bất kỳ quy định nào về vai trò
này. Quyền hạn của Chủ tịch nước rất rộng được ghi nhận tại Điều 63 như quyền công
bố pháp luật, pháp lệnh theo quyết định của Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc
hội; bổ nhiệm, miễn nhiệm Thủ tướng, Phó Thủ tướng, và các thành viên khác của Hội
đồng Chính phủ; bãi miễn Phó chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quốc
phịng; cơng bố lệnh đại xá và lệnh đặc xá; tặng thưởng huân chương và danh hiệu
vinh dự của Nhà nước; tuyên bố tình trạng chiến tranh; cơng bố lệnh tổng động viên
hoặc động viên cục bộ, công bố lệnh giới nghiêm. Ngồi ra, Chủ tịch nước vẫn là

người giữ vai trị quan trọng trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, là người thống lĩnh
các lực lượng vũ trang toàn quốc, giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng. Nhưng
việc tuyên bố chiến tranh hay tổng động viên khơng cịn là thẩm quyền của Chủ tịch
nước nữa mà trở thành quyền của Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội. Quy định
này thể hiện rõ nét việc vận dụng nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa.
So với Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 vẫn quy định hai vai trò quan trọng của
Chủ tịch nước với tư cách là nguyên thủ quốc gia. Tuy nhiên, trong mối quan hệ với
các cơ quan nhà nước ở trung ương, nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước đã có
những sự thay đổi nhất định. Những thay đổi này xuất phát từ việc vận dụng nguyên
tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa nên Quốc hội trở thành thiết chế có sự tập trung quyền
lực tối cao. Theo quy định tại Điều 62 Hiến pháp 1959 thì Chủ tịch nước do Quốc hội
bầu ra trong số các công dân từ ba mươi lăm tuổi trở lên với nhiệm kỳ là 4 năm, cùng
với nhiệm kỳ của Quốc hội. “Do hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, miền Nam không
tham gia bầu cử Quốc hội mà chỉ lưu nhiệm đại biểu cũ, đề phòng có người xứng đáng
ở cả hai miền nhưng khơng phải là đại biểu Quốc hội nên Hiến pháp quy định chọn
trong công dân”46. Chủ tịch nước phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội và có thể bị
bãi miễn bởi Quốc hội (khoản 9 Điều 50). Như vậy, Chủ tịch nước trở thành một thiết
chế phái sinh từ Quốc hội. Cho nên, Chủ tịch nước căn cứ vào quyết định của Quốc
hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội công bố pháp luật, pháp lệnh mà khơng cịn
quyền “phủ quyết” luật như quy định trong Hiến pháp 1946. Chủ tịch nước cũng căn
46

Bùi Xuân Đức, Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay, NXB Tư pháp 2004, trang
252.

24


×