Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Thẩm quyền của hội đồng giám đốc thẩm trong tố tụng hành chính ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN LUẬT HỌC

THẨM QUYỀN CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỐC
THẨM TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Hành chính
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: ThS. Lê Việt Sơn
Sinh viên: Võ Thị Như Tiên

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung
nghiên cứu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Trong luận văn có sử dụng
một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức
khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu khơng đúng như đã nêu trên, tơi
xin hồn tồn chịu trách nhiệm về đề tài của mình.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 7 năm 2017
Người thực hiện luận văn

Võ Thị Nhƣ Tiên


LỜI CẢM ƠN


Sau một thời gian tìm tịi, nghiên cứu, thực hiện và chỉnh sửa khóa luận, tác
giả đã hồn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Thẩm quyền của Hội đồng
giám đốc thẩm trong tố tụng hành chính ở Việt Nam”.
Đề hồn thành khóa luận này, tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc
nhất dến Quý Thầy, Cô trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh - những
người đã tận tụy truyền thụ những kiến thức cơ bản làm nền táng lý luận vững chắc
giúp tác giả có đủ động lực để lực chọn và thực hiện đề tài; cảm ơn Hội đồng khoa
và các Thầy cơ trong tổ bộ mơn Luật Hành chính cũng như trong Ban điều hành
Khoa Các chương trình đào tạo đặc biệt đã tạo điều kiện để tác giả thực hiện đề tài
này.
Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Thạc sĩ Lê
Việt Sơn – Giảng viên Khoa Luật Hỉnh sự, người đã trực tiếp hướng dẫn tác giả
thực hiện đề tài này; Thầy đã cho tác giả những lời khuyên quý giá, những kinh
nghiệm bổ ích, những định hướng và những sửa chữa, đánh giá vơ cùng thiết thực.
Chính những điều này đã đóng góp một phần khơng nhỏ để tác giả hồn thành khóa
luận tốt nghiệp của mình.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm,
động viên, giúp đỡ và tạo những điều kiện thuận lời nhất để tác giả có thể hồn
thành khóa luận này.
Trân trọng
Võ Thị Nhƣ Tiên


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1.

Luật TTHC

: Luật Tố tụng hành chính (số 93/2015/QH13 ngày
25/11/2015 có hiệu lực thi hành ngày 1 tháng 1

năm 2017)

2.

Pháp lệnh
TTGQCVAHC

: Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính
số 49/1996/PL-UBTVQH9 ngày 21/05/1996 có
hiệu lực ngày 01/7/1996 được sửa đổi bổ sung một
số điều theo Pháp lệnh số 10/1998/PL-UBTVQH10
ngày 25/12/1998 và Pháp lệnh số 29/2006/PLUBTVQH11 ngày 05/4/2006.

3.

HĐGĐT

: Hội đồng giám đốc thẩm

4

VAHC

: Vụ án hành chính


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tịa án nhân dân là một trong các cơ quan có quyền ra phán quyết về các
tranh chấp theo quy định của pháp luật và các vấn đề pháp lý có liên quan đến

quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân. Các bản án và quyết định của Tịa án mang
tính quyền lực Nhà nước sâu sắc, được Tòa án tuyên nhân danh Nhà nước, thể hiện
trực tiếp thái độ của Nhà nước đối với vụ án, quyết định những vấn đề có liên quan
trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân và các chủ thể khác. Việc quy định
trong Hiến pháp 2013 là cơ sở hiến định cho việc mở rộng thẩm quyền của Tòa án
trong xét xử các loại án trong đó có xét xử vụ án hành chính mà trọng tâm là việc
đảm bảo tính đúng đắn các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án một đòi hỏi thiết yếu của nhà nước pháp quyền.
Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay những vấn đề liên quan đến hoạt động
quản lý hành chính Nhà nước vẫn cịn xuất hiện nhiều bất cập ảnh hưởng đến đời
sống xã hội mà trực tiếp là cơng dân. Cùng với tính chất phức tạp, đa dạng của các
khiếu kiện hành chính và thực tiễn giải quyết các khiếu kiện hành chính cho thấy
hoạt động xét xử các vụ án hành chính là một cơng cụ hữu hiệu cho cơng dân để
bảo vệ quyền lợi của mình trước quyền lực Nhà nước góp phần ổn định trật tự xã
hội. Đối với một số vụ án hành chính mặc dù đã được xét xử sơ thẩm và phúc thẩm
nhưng vẫn cịn những sai sót nhất định làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự. Trong một vài năm trở lại đây, việc các bản án, quyết định của
Tịa án đã có hiệu lực pháp luật bị đề nghị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm
ngày càng tăng nhanh về số lượng và mức độ phức tạp. Luật TTHC năm 2015 đã có
những hoàn thiện, nâng cấp đáng kể về mặt lập pháp và dành một chương riêng để
quy định về thủ tục giám đốc thẩm. Mặc dù có tính chất quan trọng tuy nhiên
những quy định về thủ tục giám đốc thẩm nói chung và thẩm quyền Hội đồng giám
đốc thẩm nói riêng vẫn cịn một số điểm bất cập. Nhìn một cách tổng quan, thẩm
quyền của Hội đồng giám đốc thẩm trong chương XV Luật TTHC năm 2015 cịn
mang tính chất liệt kê khơng đầy đủ, có nhiều chỗ cịn vướng mắc do có nhiều quan
điểm khác nhau về cách áp dụng nhưng lại khơng có một văn bản pháp lý chính
thức nào hướng dẫn áp dụng gây lúng túng cho cơ quan tiến hành tố tụng mà đặc
biệt là những thẩm phán.Một số thẩm phán nhận thức không đúng về thẩm quyền
của HĐGĐT dẫn đến việc ra quyết định không đúng pháp luật TTHC. Bên cạnh đó
những căn cứ áp dụng thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm không được rõ
ràng, có sự mâu thuẫn giữa các thẩm quyền với nhau. Vơ hình trung điều này đã



trực tiếp làm cho công tác xét xử gặp nhiều khó khăn cũng như làm ảnh hưởng đến
quyền lợi của những người tham gia tố tụng ở giai đoạn giám đốc thẩm vụ án.
Như vậy, những bất cập hiện nay đã đặt ra một nhu cầu cấp thiết, đòi hỏi các
nhà lập pháp phải nghiên cứu sửa đổi, hoàn thiện các quy định về Thẩm quyền
HĐGĐT. Trong quá trình sửa đổi, chúng ta cũng cần học hỏi kinh nghiệm quý báu
của các nước có nền lập pháp tiến tiến để hồn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề
này. Vì những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Thẩm quyền Hội đồng giám đốc
thẩm trong Tố tụng hành chính ở Việt Nam” để thực hiện luận văn tốt nghiệp của
mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trong thời gian qua, việc nghiên cứu các quy định của về thủ tục giám đốc
thẩm đã được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu lý luận, nhà khoa học pháp lý
và các luật gia. Đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về thủ tục giám đốc
thẩm trong thủ tục tố tụng Hình sự, Dân sự và cả Hành chính. Trong đó, có một số
cơng trình nghiên cứu chun sâu về thủ tục giám đốc thẩm và có đề cập đến thẩm
quyền của HĐGĐT như: đề tài khoa học cấp Bộ của Tòa án nhân dân tối cao,
“Nâng cao hiệu quả công tác giám đốc việc xét xử các vụ án hình sự”, do Th.S
Đinh Văn Quế chủ biên; luận án Tiến sĩ của tác giả Phan Thanh Mai (2005), “Giám
đốc thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam”; luận án Tiến sĩ của Tác giả Đào Xuân
Tiến (2009), “Thủ tục xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp
luật trong tố tụng kinh tế, dân sự ở Việt Nam”; khóa luận tốt nghiệp của tác giả Trần
Thị Phương Hạnh (2009), “Thủ tục giám đốc, tái thẩm trong tố tụng dân sự”; khóa
luận tốt nghiệp của tác giả Trần Thị Phương (2009), “Thủ tục giám đốc thẩm vụ án
dân sự”; khóa luận tốt nghiệp của tác giả Hà Thị Minh Châu (2014), “Kháng nghị
giám đốc thẩm vụ án hành chính”; khóa luận tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Hoàng
Kim Loan (2005), “Xem xét lại các bản án hành chính đã có hiệu lực pháp luật theo
thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm, thực trạng và giải pháp hồn thiện”; khóa luận
tốt nghiệp của tác giả Phạm Văn Thạch (2013), Thủ tục giám đốc thẩm vụ án hành

chính – Thực trạng và hướng hồn thiện…Một số bài viết tạp chí chỉ nghiên cứu ở
phạm vi hẹp, có liên quan một phần đến các quy định về giám đốc thẩm như sau:
Ngô Cường (2013), “Thủ tục giám đốc thẩm của Việt Nam: Quá trình phát triển và
kiến nghị sửa đổi” Tạp chí Kiểm sát; Nguyễn Thị Phượng (2009), Giám đốc thẩm –
“Xét” chứ không “Xử”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp; TS Trần Anh Tuấn (2011),
“Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật”, Tạp chí Nghề luật, (4);
Th.S Ngơ Tiến Hùng (2016), “Việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật theo thủ tục Giám đốc thẩm, thủ tục tái thẩm quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự


2015”, Tạp chí Tịa án nhân dân (1); Th.S Nguyễn Văn Trượng (2012), “Hoàn thiện
thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm theo tinh thần cải cách tư pháp”, Tạp chí
kiểm sát (20); TS. Nguyễn Quang Hiền (2009), “Một số vấn đề về thủ tục giám đốc
thẩm”, Tạp chí Tịa án nhân dân, (7)…
Qua nội dung các cơng trình nghiên cứu, các bài viết trên cho thấy: các tác
giả đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản về thủ tục giám đốc thẩm nói chung trong
đó có nội dung về thẩm quyền của HĐGĐT và có những kiến nghị, đề xuất có giá
trị về mặt lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, nội dung trong các cơng trình nghiên cứu
lại q rộng nên khơng có những phân tích chi tiết về thẩm quyền HĐGĐT; trong
khi đó nội dung các bài viết tạp chí lại có phạm vi hẹp chỉ tập trung các vấn đề khác
trong thủ tục giám đốc thẩm như kháng nghị giám đốc thẩm hay chủ thể có thẩm
quyền giám đốc thẩm. Thêm nữa là các cơng trình nghiên cứu về giám đốc thẩm nói
chung và thẩm quyền HĐGĐT chỉ tập trung trong lĩnh vực Tố tụng Hình sự mà
trong Luật TTHC thì ít được nhắc tới. Do vậy, việc nghiên cứu về thẩm quyền của
HĐGĐT mà đặc biệt trong TTHC là một nghiên cứu hoàn toàn mới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến thẩm quyền
của Hội đồng giám đốc thẩm, phân tích, đánh giá thực trạng và thực tiễn thực hiện
thẩm quyền trong tố tụng hành chính ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, tìm ra những bất
cập, hạn chế cịn tồn tại và đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện thẩm quyền

của Hội đồng giám đốc thẩm trong xét xử vụ án hành chính trên thực tế, góp phần
hồn thiện các quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả giải quyết vụ án hành chính
ở giai đoạn giám đốc thẩm.Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu: Tập trung và đi sâu nghiên cứu thẩm quyền của
Hội đồng giám đốc thẩm dựa trên cở sở lý luận, quy định pháp luật và thực tiễn áp
dụng nhằm nhìn nhận một cách khách quan những điểm đạt được cũng như còn bất
cập về quy định pháp luật và thực tiễn. Đồng thời kiến nghị những giải pháp nhằm
hoàn thiện vấn đề này.
Về phạm vi nghiên cứu: Để giải quyết tốt mục tiêu đề tài, chúng tôi tập trung
vào quy định tại Điều 272 Luật Tố tụng hành chính 2015, Nghị quyết số
02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/7/2011 hướng dẫn Luật tố tụng hành chính 2010 và
trên cơ sở quy định liên quan của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính,
quy đinh Luật tố tụng hành chính Thái Lan, Đức, Châu Âu, Pháp nhằm có cái nhìn
so sánh, đối chiếu khách quan và học hỏi. Đồng thời, khóa luận cịn tập trung
nghiên cứu những quyết định giám đốc thẩm trên thực tế trong những năm gần đây


để đưa ra một cái nhìn chân thật nhất về thực trạng thẩm quyền của Hội đồng giám
đốc thẩm trên thực tế.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài đã sử dụng nhiều phương
pháp nghiên cứu như phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ
nghĩa duy vật lịch sử Mác – Lê Nin kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như
quan điểm, chủ trương của Đảng, nhà nước về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, phương pháp logic – hệ thống, phương pháp phân tích, so sanh để thấy điểm
khác nhau, điểm tiến bộ của các quy định pháp luật, phương pháp diễn dịch, quy
nạp, phương pháp thống kê, phân loại và nhiều phương pháp khác nhằm đạt hiệu
quả tối ưu cho đề tài.
6. Ý nghĩa khoa học và tính ứng dụng

Việc hồn thành đề tài có ý nghĩa là tài liệu tham khảo cho việc hồn thiện
quy định của pháp luật tố tụng hành chính về thẩm quyền của Hội đồng giám đốc
thẩm trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời những kiến thức khoa học trong đề tài sẽ
là cơ sở trong công tác nghiên cứu khoa học luật cũng như những ai quan tâm đến
nội dung này.
7. Bố cục của đề tài
Đề tài Thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm trong tố tụng hành chính ở
Việt Nam có bố cục gồm phần mở đầu, phần nội dung và kết luận. Trong phần nội
dung gồm hai chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về thẩm quyền Hội đồng giám đốc
thẩm trong tố tụng hành chính ở Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của
Hội đồng giám đốc thẩm trong tố tụng hành chính ở Việt Nam.
Cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo.


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ THẨM QUYỀN HỘI ĐỒNG
GIÁM ĐỐC THẨM TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM .......... 1
1.1 Khái niệm về thẩm quyền Hội đồng giám đốc thẩm .................................... 1
1.1.1 Khái niệm về thẩm quyền ............................................................................ 1
1.1.2 Khái niệm Hội đồng giám đốc thẩm............................................................ 3
1.1.3 Khái niệm thẩm quyền Hội đồng giám đốc thẩm ........................................ 5
1.2Đặc điểm thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm ..................................... 6
1.2.1 Thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm là tổng thể những quyền hạn
được pháp luật quy định trong Luật TTHC. ......................................................... 6
1.2.2 Chủ thể áp dụng thẩm quyền giám đốc thẩm là những người có thẩm
quyền theo pháp luật. ........................................................................................... 7

1.2.3 Thẩm quyền giám đốc thẩm được thể hiện thông qua việc đưa ra quyết
định đối bản án, quyết định của Tịa án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật........ 8
1.3 Ý nghĩa của việc quy định thẩm quyền Hội đồng giám đốc thẩm .............. 9
1.4 Những quy định của pháp luật tố tụng hành chính về thẩm quyền của
Hội đồng giám đốc thẩm ..................................................................................... 13
1.4.1 Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật. ...................................................................................................... 13
1.4.2 Hủy bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị
và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị
hủy hoặc bị sửa. .................................................................................................. 15
1.4.3 Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử
sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại................................................................ 17
1.4.4 Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã giải quyết vụ án và đình chỉ giải
quyết vụ án. ......................................................................................................... 21
1.4.5 Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực
pháp luật. ............................................................................................................ 24


CHƢƠNG 2:
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THẨM
QUYỀN CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỐC THẨM TRONG TỐ TỤNG HÀNH
CHÍNH Ở VIỆT NAM ............................................................................................ 27
2.1 Thực trạng thực hiện thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm trong tố
tụng hành chính ở Việt Nam. .............................................................................. 27
2.1.1 Thực trạng thực hiện thẩm quyền không chấp nhận kháng nghị và giữ
nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.......................................... 29
2.1.2 Thực trạng thực hiện thẩm quyền hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật bị kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của
Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa. ............................................................. 32
2.1.3 Thực trạng thực hiện thẩm quyền hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực

pháp luật bị kháng nghị để xét xử sơ thẩm lại hoặc phúc thẩm lại. .................. 35
2.1.4 Thực trạng thực hiện thẩm quyền hủy bản án, quyết định của Tòa án đã
giải quyết vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án. .................................................... 39
2.1.5 Thực trạng thực hiện thẩm quyền sửa một phần hoặc tồn bộ bản án,
quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật. ............................................... 39
2.1.6 Thực trạng thẩm quyền chung của Hội đồng giám đốc thẩm. .................. 40
2.2 Một số phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện thẩm quyền Hội đồng
giám đốc thẩm trong tố tụng hành chính ở Việt Nam. ..................................... 42
2.2.1 Phương hướng hoàn thiện thẩm quyền Hội đồng giám đốc thẩm. ........... 42
2.2.2 Kiến nghị hoàn thiện về thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm. ........ 44
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 55


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ THẨM QUYỀN HỘI
ĐỒNG GIÁM ĐỐC THẨM TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH Ở
VIỆT NAM
1.1 Khái niệm về thẩm quyền Hội đồng giám đốc thẩm
1.1.1 Khái niệm về thẩm quyền
Tòa án nhân dân là một trong các cơ quan có quyền ra phán quyết về các
tranh chấp theo quy định của pháp luật và các vấn đề pháp lý có liên quan đến
quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân. Các bản án và quyết định của Tịa án mang
tính quyền lực Nhà nước sâu sắc, được Tòa án tuyên nhân danh Nhà nước, thể hiện
trực tiếp thái độ của Nhà nước đối với vụ án, quyết định những vấn đề có liên quan
trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân và các chủ thể khác. Do vậy, vai trò
của Tòa án mà cụ thể là Hội đồng xét xử giải quyết vụ án là vô cùng quan trọng, ở
đó tập hợp những con người “cầm cân nảy mực” đưa ra phán quyết cuối cùng cho
vụ án. Do vậy, ở mỗi giai đoạn của một vụ án, từ xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm
đến giai đoạn xét lại bản án đều có những điều luật cụ thể quy định về thẩm quyền
của Hội đồng xét xử, họ dựa vào đó để xác định nhiệm vụ, quyền hạn của mình từ

đó đưa ra một phán quyết cơng minh mà đúng với quy định pháp luật. Ở giai đoạn
xét xử sơ thẩm, phúc thẩm thì có thẩm quyền của Hội đồng xét xử sơ thẩm được
quy định tại Điều 193 Luật TTHC năm 2015, Hội đồng xét xử phúc thẩm được quy
định tại Điều 241 Luật TTHC năm 2015; ở giai đoạn giám đốc thẩm thì có thẩm
quyền của HĐGĐT quy định tại Điều 272 Luật TTHC năm 2015. Có thể thấy, điều
luật quy định khá rõ ràng và đầy đủ quyền hạn của HĐGĐT nhưng lại không đưa ra
một khái niệm chính xác thế nào là thẩm quyền của HĐGĐT. Do vậy, để hiểu rõ
một cách sâu sắc và toàn diện thẩm quyền của HĐGĐT trước hết phải có cách hiểu
thống nhất về thẩm quyền của HĐGĐT.
Có thể nói “thẩm quyền” là một khái niệm trọng tâm của khoa học pháp lý và
được sử dụng một cách rộng rãi. Thuật ngữ “thẩm quyền” bắt nguồn từ tiếng La tinh
“compententia” có hai nghĩa là: (1). Phạm vi các quyền hạn của cơ quan hoặc người
có chức vụ nào đó. (2). Phạm vi những kiến thức và kinh nghiệm mà ai đó có. Theo
nghĩa thứ nhất ta có thể hiểu là “thẩm quyền pháp lý”: các quyền hạn cụ thể để thực
hiện chức năng cơ quan nhà nước trao để giải quyết những vấn đề, quản lý những
đối tượng hay khách thể nhất định trong lĩnh vực nhất định của đời sống nhằm đạt
những nhiệm vụ nhất định. Nghĩa thứ hai là “thẩm quyền chun mơn” – nó được
1


thể hiện thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn, bố trí, sắp xếp cán bộ theo các
tiêu chuẩn, yêu cầu nhất định và cũng dần được thể chế hóa thành pháp luật ở một
mức độ nào đó. Tuy nhiên, trong khoa học pháp luật và phạm vi nghiên cứu của đề
tài thuật ngữ “thẩm quyền” nên được hiểu với nghĩa là thẩm quyền pháp lý. Từ cách
hiểu chính thống nêu trên cịn có nhiều quan điểm phát sinh để giải thích cho thuật
ngữ trên như sau1:
Quan điểm 1: Thẩm quyền bao hàm: một là các chức năng; hai là các quyền
và nghĩa vụ hoặc là quyền hạn. Tuy nhiên chức năng không phải là một yếu tố của
thẩm quyền bởi vì chức năng là một thuật ngữ mang nội hàm rộng có thể bao hàm
hết thẩm quyền của nhiều cơ quan nhưng thẩm quyền lại mang nội hàm hẹp và chỉ

dành để quy định cho một cơ quan trong một nhiệm vụ, đoạn nhất định. Nếu hiểu
chức năng là một yếu tố cấu thành nên thẩm quyền vô hình trung sẽ làm tình trạng
chồng chéo thẩm quyền giữa các chủ thể với nhau. Vì thế, ta nên hiểu một cách linh
hoạt hơn đó là các quyền và nghĩa vụ trong việc thực hiện chức năng mới là yếu tố
của thẩm quyền. Tức là chức năng có mối quan hệ mật thiết với quyền và nghĩa vụ
mà pháp luật quy định cho mỗi chủ thể trong cơ quan Nhà nước. Thẩm quyền của
mỗi chủ thể sẽ được phân định theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi chủ
thể trong một lĩnh vực nhất định. Ví dụ: thẩm quyền của Ủy ban Thẩm phán Tòa án
nhân dân cấp cao là xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 03 thẩm phán
đối với bản án, quyết định của Tịa án cấp tỉnh, Tịa cấp huyện có hiệu lực pháp luật
bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm .
Quan điểm 2: thẩm quyền là tổng thể tất cả các quyền, nghĩa vụ và trách
nhiệm. Trách nhiệm là sự gánh chịu hậu quả pháp lý trong việc thực hiện thẩm
quyền khi không thực hiện hoặc thực hiên khơng đúng thẩm quyền được giao. Ví dụ
theo quy định tại Khoản 4 Điều 22 Luật TTHC năm 2015 quy định “Cơ quan tiến
hành tố tụng người tiến hành tố tụng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình”. Từ sự định nghĩa thuật ngữ “trách nhiệm” và
ví dụ trên cho thấy trách nhiệm không thể là một yếu tố của thẩm quyền mà chỉ là
hậu quả của việc thực hiện không đúng thẩm quyền, trách nhiệm sẽ đi đôi với thẩm
quyền, thẩm quyền càng lớn thì trách nhiệm phải càng cao và ngược lại. Mặc dù
không là một yếu tố cấu thành nhưng ta vẫn nên hiểu song hành để cho việc thực
hiện thẩm quyền của các chủ thể được bảo đảm, tránh tình trạng lạm quyền hoặc hư
quyền vơ trách nhiệm.

1

Nguyễn Cửu Việt (2005), “Cải cách hành chính về khái niệm thẩm quyền”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
(8), tr.12

2



Hai quan điểm trên quy định về thẩm quyền khá rộng và trừu tượng, cách
tiếp cận về thẩm quyền này hẹp hơn và dễ dàng tiếp nhận hơn khi ghi nhận cả chủ
thể có liên quan đến thẩm quyền như sau: “Thẩm quyền gắn liền với quyền và nhiệm
vụ mà pháp luật quy định cho cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ
quan đó để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của cơ quan”2.
Tóm lại, khi phân tích khái niệm thẩm quyền, có thể thấy xuất hiện các yếu
tố: chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ. Có nhiều quan điểm trong việc
định nghĩa thuật ngữ “thẩm quyền”, mỗi cách giải thích đều có những ưu điểm và
hạn chế, hợp lý và chưa hợp lý riêng. Nhưng theo quan điểm cá nhân tác giả cho
rằng chúng ta chỉ nên dừng lại ở cách hiểu truyền thống sát với ngữ nghĩa pháp lý
và có học hỏi sự sáng tạo ở các quan điểm khác. Như vậy thẩm quyền sẽ được hiểu
với một cách toàn diện và sâu sắc nhất đó là “Thẩm quyền là quyền và nghĩa vụ của
một cơ quan hoặc cá nhân công quyền trong việc xem xét, đánh giá hoặc quyết định
một lĩnh vực nhất định trong phạm vi chức năng do pháp luật quy định”.
1.1.2 Khái niệm Hội đồng giám đốc thẩm
Về mặt lý luận, trong pháp luật tố tụng hành chính Việt Nam, bản án phúc
thẩm sẽ có hiệu lực từ ngày tuyên án kéo theo đó là quyền kháng cáo của đương sự
và người đại diện sẽ khơng cịn nữa mà chỉ còn quyền kháng nghị theo thủ tục giám
đốc thẩm hoặc tái thẩm của các chủ thể có thẩm quyền khi có đủ các điều kiện theo
quy định của pháp luật. Vì vậy có thể nói giám đốc thẩm và tái thẩm có mục đích
“chữa lỗi” của bản án có hiệu lực pháp luật, cho dù là lỗi về khía cạnh pháp lý hay
khía cạnh sự kiện của vụ án, chứ khơng nhằm mục đích trực tiếp giải quyết vụ án về
mặt nội dung.3 Cách hiểu như trên là khá đồng nhất với cách giải thích trong từ điển
Tiếng Việt như sau “Giám đốc thẩm là xét lại các bản án hoặc quyết định đã có
hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới khi bị kháng nghị trên cơ sở phát hiện có
sai lầm trong q trình điều tra, xét xử vụ án”.4
Hoặc cũng có quan điểm cho rằng “Giám đốc thẩm là việc xét lại bản án,
quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện

những sai lầm của Tịa án khi nhận định về những tình tiết, sự kiện của vụ án hoặc
có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án”.5 Cách giải thích
như trên khơng chỉ nói lên được tính chất của thủ tục giám đốc thẩm mà còn bao
quát được những căn cứ kháng nghị dẫn đến thủ tục giám đốc thẩm. Tuy nhiên theo
2

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Tố tụng Hành chính Việt Nam, Nxb Cơng an Nhân dân, tr.87
Tơ Văn Hịa (2013), “Ngun tắc hai cấp xét xử, tác động của nguyên tắc tới tổ chức hệ thống Tịa án và
góp ý các quy định tương ứng trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992”, Tạp chí Luật học (10), tr.11-12
4
Hồng Phê chủ biên (2006), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Hà Nội, tr.389
5
Trần Anh Tuấn, “Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật”, Tạp chí pháp lý (9), tr. 41
3

3


quan điểm của tác giả, thì cách định nghĩa như vậy khá dài dịng và thể hiện đặc
điểm khơng tốt khi nhắc tới thủ tục giám đốc thẩm; mặt khác về căn cứ kháng nghị
giám đốc thẩm đã có một điều luật khác một cách rõ ràng hơn.
Cách giải thích theo Luật TTHC năm 2015 đã cho thấy sự nâng cao về kỹ
thuật lập pháp khi có sự trau chuốt hơn về câu chữ để làm rõ hơn về mặt nội dung
cũng như giảm bớt đi tính nặng nề khi nhắc tới “vi phạm pháp luật nghiêm trọng
trong việc giải quyết vụ án” trong giám đốc thẩm khi quy định: “Giám đốc thẩm là
xét lại bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị
giám đốc thẩm khi có căn cứ quy định tại Điều 255 của Luật này”.6
Từ khi xét xử sơ thẩm là cấp xét xử thấp nhất của vụ án cho đến khi xét xử
phúc thẩm, tất cả các vụ án đều được giải quyết bởi một “hội đồng” gồm nhiều
thành viên để đảm bảo sự công bằng, khách quan trong việc đưa ra phán quyết. Và

ở thủ tục giám đốc thẩm cũng không ngoại lệ, việc xét lại bản án, quyết định bản án
đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị cũng sẽ được giải quyết bằng “hội đồng” các
thẩm phán do Chánh án của Tịa án có thẩm quyền giám đốc thẩm thành lập. Vậy
“hội đồng” được hiểu như thế nào?
Theo định nghĩa trong từ điển Tiếng Việt thì “Hội đồng là tập thể những
người được chỉ định hoặc được bầu ra để họp bàn và quyết định những cơng việc
nhất định nào đó”.7 Có thể thấy rằng “hội đồng” là một danh từ chung luôn đứng
trước một cụm từ chỉ chức năng hoặc tên gọi cụ thể nào đó, ví dụ: Hội đồng quản
trị, Hội đồng nhân dân, Hội đồng thẩm phán, Hội đồng Liên hợp quốc hoặc Hội
đồng xét xử ... Và trong thủ tục giám đốc thẩm chủ thể trực tiếp tiến hành xem xét
lại bản án, quyết định đã có hiệu lực bị kháng nghị đó là “Hội đồng giám đốc
thẩm”. Mà hội đồng này bao gồm những thẩm phán có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo
quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân được Chủ tịch nước bổ nhiệm để làm
nhiệm vụ xét xử, mà cụ thể là thực hiện nhiệm vụ xem xét lại bản án – quyết định
đã có hiệu lực bị kháng nghị. Theo quy định tại Điều 271 Luật TTHC năm 2015
quy định về phạm vi giám đốc thẩm thì HĐGĐT cịn có tên gọi khác đó là “Hội
đồng xét xử giám đốc thẩm”. Đây chỉ là cách quy định của pháp luật, nhưng ta phải
hiểu rằng dựa trên tính chất giám đốc thẩm thì HĐGĐT không tiến hành xét xử vụ
án mà chỉ được xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.
Như vậy, ghép hai từ trong thuật ngữ “Hội đồng giám đốc thẩm” ta được một
khái niệm tổng quát như sau: “Hội đồng xét xử trực tiếp tham gia xem xét lại bản
án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm”.
6
7

Điều 254 Luật TTHC năm 2015
Từ điển Tiếng việt phổ thơng (2002), Nxb Tp. Hồ Chí Minh, tr.405

4



Đây là thành phần tham gia phiên tòa với tư cách là những người tiến hành tố tụng,
là thành phần bắt buộc phải tham gia và có ý nghĩa rất quan trọng. Phần lớn các
hoạt động diễn ra tại phiên tịa là do HĐGĐT thực hiện. Thế nên, khơng có sự tham
gia của thành phần này thì phiên tịa giám đốc thẩm sẽ không thể nào diễn ra.
1.1.3 Khái niệm thẩm quyền Hội đồng giám đốc thẩm
Thẩm quyền HĐGĐT là một trong những quy định quan trọng của thủ tục
giám đốc thẩm khi tiến hành xem xét các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật bị kháng nghị giám đốc thẩm. Tuy nhiên, từ khi xuất hiện thủ tục giám đốc
thẩm trong tố tụng hành chính trong Pháp lệnh TTGQCVAHC cho đến nay thì vẫn
chưa có một khái niệm chính thức như thế nào là “thẩm quyền HĐGĐT”. Quyền
hạn của HĐGĐT trong việc đưa ra quyết định không chỉ dừng lại ở việc xem xét
các bản án, quyết định đã có hiệu lực bị kháng nghị mà cịn phải xem xét, đánh giá
quyết định kháng nghị của chủ thể có thẩm quyền. Với nhận thức như vậy, đã có
một quan điểm về thẩm quyền HĐGĐT như sau “Thẩm quyền HĐGĐT là quyền
hạn được pháp luật quy định cho Hội đồng xét xử giám đốc thẩm trong quá trình
kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của quyết định kháng nghị giám đốc thẩm
và bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị giám đốc
thẩm theo pháp luật tố tụng hành chính”. Định nghĩa này đã có sự xác định rõ
nhiệm vụ của HĐGĐT là bao gồm kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản
án, quyết định bị kháng nghị và quyết định kháng nghị thông qua việc xem xét áp
dụng pháp luật về nội dung, thủ tục tố tụng và việc đánh giá chứng cứ của Tịa án
cấp dưới. Tuy nhiên, dựa vào tính chất của thủ túc giám đốc thẩm thì đây được xem
là một công việc hiển nhiên mà HĐGĐT phải tiến hành khi xem xét lại các bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Cách giải thích như trên làm cho ta dễ nhầm lẫn
đó là nội dung nhiệm vụ của HĐGĐT chứ không phải thẩm quyền của HĐGĐT.
Thêm nữa, thẩm quyền HĐGĐT phải được thể hiện một cách cơ bản và rõ nét ở
việc đưa ra các quyết định nhưng trong định nghĩa này lại không đề cập tới việc này
là hồn tồn thiếu sót.
Do vậy, có một quan điểm thể hiện đầy đủ được nội dung và ý nghĩa của

thẩm quyền HĐGĐT như sau “Thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm là những
quyền hạn được pháp luật quy định cho HĐXX để đưa ra phán quyết đối với bản án
quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm”.
Thẩm quyền này chỉ dành cho hội đồng tham gia xét xử giám đốc thẩm khi tiến
hành đưa ra phán quyết chứ khơng phải dành cho Tịa án có thẩm quyền giám đốc
thẩm. Tuy nhiên, chúng ta nên có cái nhìn rộng hơn về khái niệm thẩm quyền
HĐGĐT ở hai khía cạnh sau để có sự thơng hiểu sâu sắc hơn: thẩm quyền này là
5


dành cho HĐGĐT và thẩm quyền này chỉ được tiến hành tại phiên tòa khi tiến hành
đưa ra phán quyết. Trong thủ tục giám đốc thẩm, các thẩm phán làm việc theo chế
độ tập thể nhưng biểu quyết một cách độc lập, các thành viên của HĐGĐT phát
biểu ý kiến và thảo luận trong vấn đề đưa ra phán quyết cuối cùng. Quá trình đưa ra
phán quyết bao gồm giai đoạn chuẩn bị, xem xét và đưa ra quyết định. Việc đưa ra
quyết định tại phiên giám đốc thẩm chỉ là kết quả cuối cùng của việc đưa ra phán
quyết, còn việc chuẩn bị trước phiên tòa giám đốc thẩm hay xem xét tại phiên tòa để
đưa ra phán quyết cũng được xem là một giai đoạn trong quá trình đưa ra phán
quyết. Như vậy, việc xem thẩm quyền của HĐGĐT cũng bao hàm thẩm quyền của
từng cá nhân thẩm phán trước hoặc khi diễn ra phiên tòa là một điều hợp lý bởi quá
trình làm việc của từng cá nhân là tiền đề, là kết quả cho việc đưa ra biểu quyết và
quyết định chung. Việc đưa ra phán quyết ở một chừng mực nào đó thể hiện nhiệm
vụ của các thẩm phán tham gia xét xử giám đốc thẩm nói riêng và HĐGĐT nói
chung ở xuyên suốt quá trình đưa ra phán quyết đối với bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật bị kháng nghị mà đặc biệt là khi đưa ra phán quyết tại phiên tòa.
Tựu chung lại, hai quan điểm được xây dựng dựa trên những góc nhìn khác
nhau trên cơ sở luật định tuy nhiên dưới góc độ là một người tiếp cận khoa học
pháp lý ta phải hiểu một cách cơ bản rằng HĐGĐT khơng có quyền quyết định về
nội dung của vụ án, khơng có quyền ra bản án mà chỉ có quyền phán quyết về quyết
định kháng nghị; đối với bản án, quyết định bị kháng nghị thì HĐGĐT có quyền

xem xét, đánh giá về tính hợp pháp của nó: nếu thấy khơng hợp pháp thì hủy bản
án, quyết định đó; nếu bản án, quyết định đảm bảo tính hợp pháp thì bác quyết định
kháng nghị giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật; nếu có căn
cứ đình chỉ vụ án thì hủy bản án hoặc quyết định và đình chỉ vụ án; và trong một số
trường hợp đặc biệt HĐGĐT cịn có quyền sửa một phần hoặc tồn bộ bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luật.
1.2 Đặc điểm thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm
Dựa vào khái niệm thẩm quyền của HĐGĐT được nêu ra ở trên tác giả xin
đưa ra ý kiến về đặc điểm của thẩm quyền của HĐGĐT như sau:
1.2.1 Thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm là tổng thể những quyền hạn được
pháp luật quy định trong Luật TTHC.
Xét xử giám đốc thẩm là giai đoạn tố tụng quan trọng và có nhiều đặc thù so
với xét xử sơ thẩm và phúc thẩm. Nó quyết định việc chấp nhận hay bác bỏ các yêu
cầu kháng nghị khi cho rằng bản án đã có hiệu lực pháp luật có sai lầm nghiêm
trọng hoặc khơng. Qua đó đảm bảo việc đưa bản án đã có hiệu lực pháp luật ra thi
hành đúng đắn, phù hợp với chân lý khách quan. Thẩm quyền giám đốc thẩm các vụ
6


án của Toà án là tập hợp các quy phạm pháp luật được ghi nhận trong Luật TTHC
liên quan đến việc giao vụ án mà bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị
kháng nghị cho Tồ án cấp nào giải quyết, phạm vi các vấn đề cần giải quyết, quyền
ra các quyết định của Toà án cấp giám đốc thẩm trong quá trình giải quyết vụ án
nhằm đạt được yêu cầu đặt ra. Có thể thấy rằng thẩm quyền của HĐGĐT là một
trong những thẩm quyền nằm trong thẩm quyền giám đốc thẩm của Tòa án khi xem
xét trực tiếp bản án, quyết định bị kháng nghị tại phiên tòa. Cũng giống như thẩm
quyền giám đốc thẩm của Tòa án, thẩm quyền của HĐGĐT cũng là tổng thể những
quy phạm pháp luật được quy định rõ ràng tại từ Điều 272 đến Điều 276 Luật
TTHC năm 2015. Để từ đó, HĐGĐT có những cở sở pháp lý rõ ràng để thực hiện
đúng những thẩm quyền mà Luật TTHC cho phép.

1.2.2 Chủ thể áp dụng thẩm quyền giám đốc thẩm là những người có thẩm quyền
theo pháp luật.
Hội đồng giám đốc thẩm – tức là tập thể thẩm phán đã được chọn ra trong số
các thẩm phán để tiến hành xét xử giám đốc thẩm, cụ thể là Ủy ban thẩm phán Tòa
án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 3 Thẩm phán
đối với bản án, quyết định của Tịa cấp tỉnh, Tịa án cấp huyện có hiệu lực pháp luật
bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm; Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao sẽ xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng gồm 5 thành viên đối với những bản
án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao bị kháng nghị. Đối với những bản án
phức tạp hoặc quyết định đã được đưa ra Hội đồng giải quyết nhưng không đạt
được sự thống nhất khi biểu quyết thông qua về việc giải quyết vụ án thì tồn thể
thẩm phán của Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao hoặc Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao tiến hành giám đốc thẩm vụ án và có tên gọi chung là
HĐGĐT. Do tính chất thận trọng cũng như đặc biệt của thủ tục giám đốc thẩm cho
nên việc đưa ra phán quyết cuối cùng là dựa vào quá trình tiến hành biểu quyết của
các thẩm phán tham gia cho nên số lượng thành viên trong HĐGĐT luôn là số lẻ8
để đảm bảo công bằng cho việc đưa ra phán quyết mà không mất quá nhiều thời
gian biểu quyết nhiều lần hoặc phải chờ tham khảo ý kiến của Chánh án tòa án đó
khiến phán quyết đưa ra khơng được khách quan. Luật TTHC và Luật Tổ chức Tòa
án nhân dân năm 2014 nước ta quy định hai cơ quan có thẩm quyền giám đốc thẩm
đó là Ủy ban thẩm phán Tịa án nhân dân cấp cao và Hội đồng thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao. Nghiên cứu Luật TTHC của một số nước, tác giả nhận thấy xu
hướng chung của các nước là quy định chủ thể có quyền giám đốc thẩm rất hạn chế,

8

Điều 266 Luật TTHC năm 2015.

7



hầu hết chỉ quy định một cấp Tịa án có quyền giám đốc thẩm, tập trung quyền này
vào một tòa duy nhất là Tòa tối cao như Nhật Bản, Đức, Canada hay Hội đồng Nhà
nước (Conseil d’État) của Pháp9. Thủ tục giám đốc thẩm là xét lại các bản án, quyết
định khi các bản án, quyết định này đã có hiệu lực pháp luật, đã được thi hành, thậm
chí đã thi hành xong nên việc xét lại phải hết sức thận trọng và đảm bảo chất lượng,
nên khi thẩm quyền giám đốc thẩm được tập trung ở Tòa án nhân dân tối cao với
những thẩm phán chun ngành có trình độ chuyên môn cao sẽ đảm bảo tốt hơn
chất lượng của hoạt động giám đốc thẩm.
1.2.3 Thẩm quyền giám đốc thẩm được thể hiện thông qua việc đưa ra quyết định
đối bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật.
Cũng như thẩm quyền của Hội đồng xét xử sơ thẩm hay phúc thẩm, thẩm
quyền của HĐGĐT được thể hiện rõ nét khi đưa ra quyết định trong quá trình xem
xét lại bản án, quyết định đã có pháp luật của Tịa án cấp dưới tại phiên tòa. Đưa ra
quyết định trong giai đoạn giám đốc thẩm được hiểu là kết luận cuối cùng của
HĐGĐT về bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới đã xét xử như thế nào mà trọng
tâm là bản án, quyết định đã có hiệu lực bị kháng nghị xét xử sai hay đúng có căn
cứ như trong kháng nghị đã nêu hay không để ra quyết định rằng bản án, quyết định
của Tòa án cấp nào nào sẽ có giá trị thi hành. HĐGĐT quyết định bằng hình thức
đưa ra biểu quyết của từng thẩm phán và đưa ra quyết định theo đa số. Tức là quyết
định giám đốc thẩm của Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao, Hội đồng
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên tán thành.
Về trình tự biểu quyết và hệ quả của nó như thế nào thì pháp luật tố tụng hành chính
chưa có một điều luật hay một văn bản chính thức nào hướng dẫn, nên ta có thể
tham khảo quy định của pháp luật tố tụng hình sự như sau: “HĐGĐT Ủy ban thẩm
phán Tòa án nhân dân cấp cao và HĐGĐT Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao biểu quyết theo trình tự tán thành, khơng tán thành với kháng nghị và ý kiến
khác; nếu khơng có trường hợp nào được quá nửa tổng số thành viên của HĐGĐT
thì phải hỗn phiên tịa”.10 HĐGĐT ra quyết định giám đốc thẩm nhân danh nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quyết định giám đốc thẩm sẽ có hiệu lực

ngay sau khi HĐGĐT quyết định, đây là khâu cuối cùng của thủ tục giám đốc thẩm.
Quyết định giám đốc thẩm đúng pháp luật một mặt tạo cơ sở để sửa chữa các sai

9

Thái Vĩnh Thắng (2008), “Tổ chức Tịa án hành chính của cộng hịa Pháp và một số kinh nghiệm có thể áp
dụng cho Tịa hành chính ở Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật (3), tr.15.
10
Khoản 2 Điều 281 BLTTHS 2003.

8


lầm trong bản án, quyết định bị kháng nghị. Mặt khác, là căn cứ để kết thúc việc
khiếu nại, tránh việc giải quyết lại vụ án có sai lầm.11
1.3 Ý nghĩa của việc quy định thẩm quyền Hội đồng giám đốc thẩm
Giám đốc thẩm nói chung, thẩm quyền của HĐGĐT nói riêng là những quy
định quan trọng trong Luật TTHC Việt Nam. Việc xác định thẩm quyền của
HĐGĐT trong VAHC có ý nghĩa quan trọng.
Thứ nhất, đối với hệ thống tòa án:
Việc quy định một cách minh thị, đầy đủ về thẩm quyền của HĐGĐT là một
cách gián tiếp để cho Tòa án cấp cao và tối cao thể hiện chức năng “giám đốc xét
xử” của mình từ đó biết được những khó khăn, trở ngại của Tịa cấp dưới mà có
hướng chỉ đạo sát với tình hình phù hợp với đặc điểm đặc thù của từng địa phương,
tạo điều kiện thuận lợi cho Tòa án cấp dưới thực hiện chức năng nhiệm vụ của
mình, từng bước nâng cao chất lượng công tác xét xử. HĐGĐT không xử lại vụ
việc mà chỉ đối chiếu bản án, quyết định với quy định của pháp luật xem có phù hợp
với cách giải thích cần có hay khơng cũng như cách giải quyết vụ án của Tịa án cấp
dưới có đúng thủ tục tố tụng hay không.12 Những quyết định của HĐGĐT như là
một đáp số mang tính chất tham khảo đối với Tòa án cấp dưới trong việc xét xử vụ

án. Từ đó mà các cơ quan có thẩm quyền giám đốc thẩm thực hiện hướng dẫn Tòa
án các cấp áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử, xây dựng án
lệ cho việc xét xử các vụ án sau này. Thơng qua đó hướng dẫn việc áp dụng pháp
luật một cách đúng đắn và thống nhất, tránh việc nhận thức pháp luật sai lầm và áp
dụng pháp luật một cách tùy tiện, góp phần giáo dục ý thức pháp luật cho các cán
bộ làm công tác xét xử nói chung và các thẩm phán nói riêng.
Quy định về thẩm quyền của HĐGĐT là yếu tố hạt nhân dẫn đến việc sửa đổi,
bổ sung Luật Hành chính, Luật TTHC kịp thời; theo đó là sự hồn thiện các văn bản
hướng dẫn có liên quan của Tịa án nhân dân tối cao, Bộ tư pháp, Viện Kiểm Sát,
Bộ công an một cách chi tiết và đầy đủ. Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan có thẩm
quyền giám sát hoạt động xét xử của tòa án cấp dưới, là cơ quan tạo cơ hội cho Tòa
án cấp dưới sửa chữa những vi phạm và khắc phục những hậu quả do vi phạm đó
gây ra. Thơng qua đó, HĐGĐT có cơ hội để tìm hiểu ngun nhân của những thiếu
sót, sơ hở, sai phạm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng để đẩy
mạnh việc thực thi pháp luật được nghiêm minh, đảm bảo trật tự xã hội. Những vi
phạm này có thể xuất phát từ nguyên nhân chủ quan của chính những người tiến
hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng nhưng cũng có thể là khởi nguồn từ việc
11
12

Trần Thị Phương Hạnh (2009), “Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự”, Luận văn cử nhân Luật, tr.36
Phan Thị Thanh Mai (2005),“Giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ, tr.23

9


pháp luật ban hành chưa hoàn thiện, chưa hợp lý dẫn tới việc thực hiện sai. Trong
khi tiến hành giám đốc thẩm, HĐGĐT có điều kiện phát hiện ra những thiếu sót của
pháp luật hiện hành thơng qua việc nghiên cứu nội dung điều luật cần áp dụng, nếu
phát hiện điều luật đó mâu thuẫn với các quy phạm pháp pháp luật khác hoặc trái

với Hiến pháp, không phù hợp với Hiến pháp thì hội đồng có quyền đề xuất những
kiến nghị cụ thể để sửa đổi hoặc hủy bỏ điều luật đó; hoặc nếu phát hiện những
trường hợp chưa có điều luật cần thiết để điều chỉnh thì có thể tìm giải pháp áp dụng
tương tự hoặc đề xuất phương án điều chỉnh mới, đề xuất bổ sung điều luật mới. Sự
phát triển của pháp luật mở ra sự bế tắc trong kiện tụng, bảo đảm công bằng hợp lý,
an toàn trong quan hệ kinh tế - xã hội, khơng cịn tình trạng khó xử lý qua từng giai
đoạn về lãi suất biến động, giá cả biến động và tăng cao ... nhằm thuyết phục được
công luận và dư luận.13
Đây cũng được xem như một kênh để thực hiện việc kiểm tra, giám sát trong
cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hành pháp luật của cơ quan hành pháp địa
phương – một khâu không thể thiếu của quá trình thực hiện quyền lực Nhà nước.
Thơng qua việc xét xử giám đốc thẩm sẽ giúp Tòa án thực hiện thủ tục giám đốc
thẩm phát hiện những vi phạm pháp luật trong quản lý của các cơ quan , tổ chức
hữu quan khi ban hành những quyết định hành chính hoặc thực hiện những hành vi
hành chi gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân.
Thứ hai, đối với cá nhân thẩm phán tham gia Hội đồng giám đốc thẩm.
Việc quy định rõ ràng thẩm quyền của HĐGĐT là một cách gián tiếp cho cá
nhân những thẩm phán tham gia hồn thành nhiệm vụ của mình. Theo nguyên tắc
làm việc trong thủ tục giám đốc thẩm nói riêng cũng như là thủ tục xét xử tư pháp
nói chung Hội đồng xét xử ln làm việc theo chế độ tập thể nhưng việc nghiên cứu
hồ sơ vụ án, cách giải quyết vụ án của mỗi vị thẩm phán sẽ là độc lập, riêng lẻ
không ai giống ai. Tránh tình trạng các thẩm phán khơng hiểu đầy đủ quyền hạn của
mình dẫn đến việc cẩu thả, lơ là, qua loa trong việc tiến hành giám đốc thẩm phản
ánh năng lực chun mơn cịn yếu kém của thẩm phán; hoặc hiểu quá rộng thẩm
quyền mà pháp luật giao cho dẫn đến tình trạng lạm quyền, lộng quyền mà khơng
có cơ chế giám sát dẫn đến tình trạng uy quyền lấn át cơng lý chỉ vì một quan hệ
nào đó mà hạn chế hoạt động đúng đắn theo yêu cầu của pháp luật; hoặc cũng có
trường hợp khơng hiểu chính xác nội dung thẩm quyền của mình dẫn đến tình trạng
khơng có lập trường kiên định, dễ bị tác động tư tưởng trong các mối liên hệ quan
hệ, thiếu vô tư khách quan trong việc đưa ra phán quyết.

13

Dương Thị Khảm (2012), “Nguyên nhân nào dẫn đến bản án sơ thẩm, phúc thẩm bị hủy”, Tạp chí Dân chủ
& Pháp luật (3), tr.56

10


Khơng phải lúc nào bản án của Tịa án cấp dưới cũng bị hủy hay bị sửa bởi
Tòa án cấp trên. Và trong những trường hợp như vậy, việc ghi nhận thẩm quyền bác
kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực sẽ là cơ hội cho từng
thành viên thẩm phán được tiếp cận gần hơn, học hỏi kinh nghiệm của Tòa án cấp
địa phương. Học tập kinh nghiệm của cấp dưới cũng là điều hết sức cần thiết, bởi vì
Tịa án cấp dưới là nơi gần gũi với người dân, hiểu tâm tư nguyện vọng của người
dân, hơn nữa mỗi vùng mỗi địa phương lại có những cái riêng, cái đặc thù của nó.
Đây cũng sẽ được xem là một nguồn kiến thức thực tiễn bổ ích cho mỗi thẩm phán
để phục vụ cho những vụ án tương tự sau này.
Thứ ba, đối với công dân nói chung
Vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cơng dân được coi
là u cầu trọng tâm của nội dung về Nhà nước pháp quyền, thể hiện bản chất của
Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. “Hơn bất kỳ một dạng hoạt
động nào của Nhà nước, hoạt động xét xử phản ánh trực tiếp và sâu sắc bản chất
của Nhà nươc, sai lầm của Tòa án trong việc giải quyết VAHC là sai lầm của Nhà
nước. Vì thế địi hỏi xét xử phải chính xác cơng minh, thể hiện được ý chí nguyện
vọng của nhân dân”.14 Nhờ có thủ tục giám đốc thẩm nơi mà thẩm quyền của các vị
thẩm phán được phát huy, công lý được thể hiện để từ đó cơng dân có cái nhìn uy
tín và thiện cảm hơn ở chốn công quyền. Công dân khơng cịn tâm lý e ngại, sợ sệt
khi phải đối mặt với sức mạnh cơng quyền trong q trình tìm lại công lý, công
bằng.
Thứ tư, đối với những người tham gia tố tụng

Khi phát hiện bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp
luật nghiêm trọng trong đó có những vi phạm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền
lợi hợp pháp của cơng dân, Tịa án có thẩm quyền giám đốc thẩm khơng trực tiếp
xét xử lại vụ án, không trực tiếp khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp của cơng
dân đã bị xâm hại. Nhưng bằng việc hủy bản án, quyết định sai đã tạo cơ sở pháp lý
để vụ án được phục hồi và xét xử lại, HĐGĐT đã góp phần khắc phục những vi
phạm quyền lợi của công dân mà trước hết mà những người tham gia tố tụng
VAHC; góp phần đảm bảo công bằng xã hội, giúp người dân tin tưởng hơn vào tính
hợp pháp của các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tịa án, củng cố
lòng tin của nhân dân vào hoạt động xét xử của nền tư pháp nước nhà.
Việc nắm rõ thẩm quyền của HĐGĐT sẽ giúp cho những người tham gia tố
tụng có cái nhìn khách quan về phán quyết của Tịa án, quyết định đó có được ban
14

Trần Ngọc Đường (1994), “Tìm hiểu về tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước
theo Hiến pháp 1992”, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, tr.52.

11


hành có đúng thẩm quyền hay khơng, có ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp
của mình hay khơng từ đó có những biện pháp phù hợp để tự bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mình một cách triệt để, đúng đắn trước quyền lực Nhà nước thể
hiện quyền tự định đoạt của người khởi kiện trong VAHC.
Với thẩm quyền của HĐGĐT đã ngầm nhắc nhở những người tham gia tố
tụng phải có sự cân nhắc, thận trọng và trung thực trong việc cung cấp chứng cứ, lời
khai cho cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng ở những giai đoạn đầu
tiên của vụ án. Bởi vì, hơng ít các trường hợp hủy án, sửa án là do nguyên nhân từ
việc giao nộp chứng cứ, cung cấp lời khai từ các đương sự trong vụ án. Người tham
gia tố tụng khai báo gian dối nhằm đối phó lẫn nhau trong kiện tụng và lẩn tránh sự

kiểm soát của cơ quan tiến hành tố tụng. Vơ hình trung việc đó đã gây bất lợi, tốn
kém thời gian, công sức , tiền bạc của những người tham gia tố tụng khi bị HĐGĐT
phát hiện hủy án đưa vụ án trở lại việc xét xử ban đầu.
Trong quyết định giám đốc thẩm, ngoài việc nêu ra quyết định về vụ án như
thế nào HĐGĐT còn phải phân tích, đánh giá và nhận xét từng cơ sở pháp lý, những
suy luận của Tòa án cấp dưới để thực hiện thẩm quyền của mình cho đúng. Gián
tiếp việc thực hiện thẩm quyền của mình đã giúp cho những người tham gia tố tụng
VAHC có cơ hội được tiếp xúc với quyết định của HĐGĐT, giúp cho họ hiểu biết
và nắm vững hơn pháp luật, thông suốt những quyết định của cơ quan quản lý hành
chính Nhà nước, từ đó tự nguyện thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của mình. Qua
đó, Tịa án tun truyền, giáo dục đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của
Nhà nước; nâng cao ý thức pháp luật của cơ quan Nhà nước và nhân dân trong việc
chấp hành pháp luật.
Tóm lại, tuy thẩm quyền giám đốc thẩm chỉ là một khía cạnh nhỏ trong thủ tục
giám đốc thẩm VAHC. Tuy nhiên, việc quy định hoàn thiện chế định thẩm quyền
HĐGĐT sẽ mang lại ý nghĩa tích cực góp phần cho việc thực hiện mục đích của thủ
tục giám đốc thẩm trên thực tế. Đó là đảm bảo tính hợp pháp của các bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luật , đảm bảo cho pháp luật được áp dụng, thực hiện đúng
đắn và thống nhất. Mục đích này là một trong những mục tiêu trọng tâm theo tinh
thần của Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp “Xây dựng
nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng
bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và
hiệu lực cao”.15

15

Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02//6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

12



1.4 Những quy định của pháp luật tố tụng hành chính về thẩm quyền của Hội
đồng giám đốc thẩm
1.4.1 Khơng chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật.
Luật TTHC quy định cho HĐGĐT những thẩm quyền riêng biệt khi tiến
hành xem xét bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm. Tuy nhiên, chỉ khi nào
có bản án, quyết định đã có hiệu lực bị kháng nghị thì thẩm quyền của HĐGĐT mới
được thực hiện trên thực tế. Tính chất của thủ tục giám thẩm là xem xét lại các bản
án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tịa án cấp dưới khi có kháng nghị của
chủ thể có thẩm quyền. Tuy nhiên, không phải lúc nào kháng nghị được đưa ra cũng
hồn tồn chính xác cho nên HĐGĐT có thẩm quyền khơng chấp nhận kháng nghị
và giữ ngun bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị. Thẩm
quyền này là quyền hạn quen thuộc của HĐGĐT, vì nó cịn xuất hiện trong thủ tục
tố tụng dân sự, hình sự và trong Luật TTHC nó được ghi nhận tại Khoản 1 Điều 272
Luật TTHC năm 2015. Nó được quy định chung với thẩm quyền chung HĐGĐT mà
khơng có điều Luật tách riêng biệt và khơng có những căn cứ áp dụng. Do vậy,
thẩm quyền “khơng chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật” được hiể

13



×