Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Biện pháp xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.81 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

DIỆP KỈNH TÂN

BIỆN PHÁP XỬ LÝ VẬT CHỨNG, TÀI SẢN TẠM GIỮ
TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

BIỆN PHÁP XỬ LÝ VẬT CHỨNG, TÀI SẢN TẠM GIỮ
TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Chuyên ngành: Luật Dân Sự và Tố Tụng Dân Sự
Mã số: 60380103

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Tiến
Học viên: Diệp Kỉnh Tân
Lớp: Cao học Luật Khóa 1, Sóc Trăng

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN


Tôi tên là Diệp Kỉnh Tân, là học viên, lớp Cao học luật khố 1- Sóc Trăng,
chun ngành Luật Dân sự và tố tụng dân sự, mã số học viên: 1583030462.
Tôi xin cam đoan: Luận văn tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu khoa
học thực sự của bản thân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn
Văn Tiến.
Các thông tin tham khảo trong đề tài này được thu thập từ những nguồn đáng
tin cậy, đã được kiểm chứng, được công bố rộng rãi và được tơi trích dẫn nguồn gốc
rõ ràng ở phần danh mục tài liệu tham khảo. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là do chính tơi thực hiện một cách nghiêm túc, trung thực và không trùng lặp
với các đề tài khác.
Tôi xin được lấy danh dự và uy tín của bản thân để đảm bảo cho lời cam
đoan này./.
Sóc Trăng, ngày 20 tháng 3 năm 2018
Học viên thực hiện

Diệp Kỉnh Tân


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLTTHS

Bộ luật Tố tụng hình sự

CHV

Chấp hành viên

HSST


Hình sự sơ thẩm

Luật THADS 2014

Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung 2014

Nghị định số
62/2015/NĐ-CP

Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật thi hành án dân sự.

TAND

Tòa án nhân dân

THA

Thi hành án

THADS

Thi hành án dân sự

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỊCH THU SUNG QUỸ NHÀ NƯỚC VẬT CHỨNG, TÀI SẢN
TẠM GIỮ, TIÊU HUỶ TÀI SẢN .......................................................................... 6
1.1. Tịch thu sung quỹ nhà nước vật chứng, tài sản tạm giữ................................ 6
1.2. Tiêu hủy vật chứng, tài sản ............................................................................ 16
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 22
CHƯƠNG 2. HOÀN TRẢ TIỀN, TÀI SẢN KÊ BIÊN, TẠM GIỮ CHO
ĐƯƠNG SỰ ........................................................................................................... 23
2.1. Hoàn trả tiền tạm ứng án phí cho đương sự ................................................. 23
2.2. Hồn trả tài sản cho đương sự....................................................................... 27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 34
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 35
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta là làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội
dân chủ, công bằng, văn minh. Việc thực hiện một cách nghiêm minh các bản án,
quyết định của Tịa án có vai trị quan trọng trong q trình giải quyết vụ án nói
riêng và có ý nghĩa to lớn trong đời sống xã hội. Thi hành án là giai đoạn cuối cùng
của hoạt động tố tụng, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và
Nhà nước, qua đó góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường hiệu
lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước, tăng cường pháp chế Xã hội chủ
nghĩa. Tại Điều 106 Hiến pháp năm 2013 cũng đã quy định: “Bản án, quyết định
của Tịa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn
trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”.
Trong công tác thi hành án dân sự, để đảm bảo cho bản án, quyết định của

Tòa án được thi hành trên thực tế, ngoài việc thi hành theo luật, xử lý vật chứng, tài
sản tạm giữ trong thi hành án dân sự cũng có ý nghĩa quan trọng. Ngày nay, cùng
với việc tình hình tội phạm có chiều hướng tăng, tài sản tịch thu sung công ngày
càng nhiều, đa dạng về chủng loại thì việc xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi
hành án dân sự đòi hỏi phải được tăng cường, quan tâm. Mặt khác, một số hoạt
động xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự còn gặp nhiều trở
ngại với lý do thiếu kinh phí, kho cất giữ, bảo quản vật chứng là trở ngại trong công
tác thi hành án dân sự. Với lý do đó, tác giả chọn đề tài “Biện pháp xử lý vật
chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự” làm đề tài luận văn thạc sỹ của
mình, với hy vọng sẽ góp phần hồn thiện pháp luật về thỏa thuận thi hành án trong
thi hành án dân sự.
2.Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến đề tài này đã có một số bài viết của các nhà nghiên cứu:
- Nguyễn Cơng Bình, Nguyễn Triều Dương (2011), “Giáo trình Luật thi
hành án dân sự Việt Nam”, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. Đây là cơng trình tồn
diện về thi hành án dân sự. Tuy nhiên, vì là giáo trình nên cơng trình đề cập chủ yếu
đến vấn đề lý luận, phần thực tiễn không phải là nội dung của công trình. Biện pháp
xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự tuy có đề cập nhưng mức
độ cịn ít và là căn cứ để tác giả làm phong phú hơn;


2
- Lê Thu Hà, (2011), “Một số vấn đề về hoàn thiện pháp luật thi hành án dân
sự Việt Nam”, Sách tham khảo, Nxb chính trị quốc gia. Cơng trình đã nghiên cứu
sâu về lịch sử pháp luật THADS, chức năng, vai trò và quy định pháp luật hiện hành
về THADS như hệ thống cơ quan quản lý thi hành án, cơ quan thi hành án, các thủ
tục thi hành án, các biện pháp cưỡng chế thi hành án nhưng đề cập rất ít về biện
pháp xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự vì đây là phạm vi
nhỏ, hẹp.
- Lê Vĩnh Châu (2016), “Thi hành bản án, quyết định của Tòa án về giải

quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến
sĩ Luật học, Viện Hàn Lâm. Đây là cơng trình nghiên cứu khá hồn thiện và đầy đủ
về khái niệm thi hành án kinh doanh, thương mại, các thủ tục thi hành án và những
vướng mắc trong thi hành án. Cơng trình này giúp tác giả nhận thức về lý luận và
thực tiễn về thi hành bản án, quyết định của Tòa án về giải quyết tranh chấp trong
kinh doanh, thương mại ở Việt Nam.
- Trần Văn An (2010), “Xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu,
xung quỹ nhà nước: cần sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thi hành án dân sự và cơ
quan tài chính”, Tạp chí dân chủ và pháp luật số 4 (217) tháng4 /2010. – H.; 2010. –
tr.55-56. Trong cơng trình này, tác giả đề cập để giải quyết tốt việc xử lý vật chứng,
tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu sung quỹ nhà nước, các cơ quan thi hành án dân sự
cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan tài chính, trong đó cơ quan thi hành án dân sự
phải đóng vai trị tích cực, chủ động trong tất cả các giai đoạn của quá trình xử lý
vật chứng, tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước;
- Cù Hoàng Hanh (2008), “Một số vướng mắc về tiếp nhận, bảo quản và xử
lý vật chứng, tài sản trong thi hành án dân sự”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật Số
4/2008. – H.; 2008. – tr.18 – 22. Trong công trình này, tác giả nhận định: Giao
nhận, bảo quản và xử lý vật chứng tài sản có một vai trị rất quan trọng trong quá
trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện vẫn
cịn một số khó khăn: về căn cứ tiếp nhận và thời điểm tiếp nhận vật chứng, tài sản ;
trách nhiệm tiếp nhận và bảo quản vật chứng tài sản ; về thủ tục tiếp nhận vật
chứng; về xử lý vật chứng;
- Phan Tấn Pháp (2011), “Bất cập trong việc tạm giữ tài sản, giấy tờ theo Luật
thi hành án dân sự”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật Số chuyên đề Tháng 3/2011. – H.;


3
2011. – tr.17-18. Bài viết đề cập đến vấn đề việc tạm giữ tài sản, giấy tờ theo luật thi
hành án dân sự làm phát sinh những vướng mắc sau:Vô hình chung quyền sở hữu
hợp pháp về tài sản của người phải thi hành án đã bị tước kể từ ngày tài sản, giấy tờ

của họ bị cơ quan thi hành án tạm giữ;trái với mục đích, ý nghĩa của chế định tạm giữ
tài sản, khơng đảm bảo tính đồng bộ trong hệ thống pháp luật;xung đột pháp luật với
việc tự nguyện và cưỡng chế thi hành án;gây khó khăn cho chấp hành viên trong việc
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức;
- Huỳnh Đông Bắc (2011), “Cần sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn cụ thể các
quy định của pháp luật về thi hành án dân sự”, Tạp chí Kiểm sát Số 02 (tháng
01/2011). – H.; 2011. – tr.22-23. Để công tác kiểm sát thi hành án dân sự của Viện
kiểm sát ngày càng phát huy hiệu quả, đảm bảo cho quyền và lợi ích chính đáng,
hợp pháp của công dân được pháp luật bảo vệ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và
liên ngành tư pháp Trung ương cầ có những văn bản hướng dẫn, quy định cụ thể về
thời gian các quyết định, thủ tục của cơ quan thi hành án phải gửi cho Viện kiểm sát
việc tuân theo pháp luật của các quyết định đó…; Cần có quy định cụ thể thời gian
phải chi trả tiền cho đương sự, số tiền mà cơ quan thi hành án thu được thì được
phép trích để lại là bao nhiêu? Tiền tạm ứng án phí, tiền phạt, tiền nộp vào ngân
sách…khi chưa chi trả thì phải nộp vào tài khỏan tạm gửi ở Kho bạc Nhà nước,
không tùy tiện gửi ngân hàng lấy lãi
Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy, các cơng trình nghiên cứu trên, các
nhà khoa học tập trung nghiên cứu về thi hành án dân sự và là nguồn nhận
thức quan trọng để tác giả triển khai đề tài, rút ra được những vấn đề tiếp tục
nghiên cứu, định hướng cho việc nghiên cứu đề tài của mình. Tuy nhiên, các
cơng trình nghiên cứu nêu trên là theo các luật trước đây nên chưa phản ánh
toàn bộ quy định của pháp luật hiện hành về biện pháp xử lý vật chứng, tài sản
tạm giữ trong thi hành án dân sự. Vì vậy, tác giả mạnh dạn lựa chọn đề tài này để
nghiên cứu và mong muốn có một phần đóng góp vào việc hoàn thiện pháp luật về
biện pháp xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Biện pháp xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự là nội
dung quan trọng trong Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi, bổ sung 2014. Trong
cơng trình này, trên cơ sở phân tích các quy định của pháp luật về xử lý vật chứng,



4
tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự, thực tiễn thi hành pháp luật, luận văn chỉ ra
những hạn chế, bất cập của pháp luật, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật, cơ
chế thi hành pháp luật về biện pháp xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành
án dân sự.
4. Giới hạn phạm vi và phương pháp nghiên cứu đề tài
4.1. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Luận văn đi sâu vào việc phân tích, đánh giá các quy định pháp luật hiện
hành về biện pháp xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự, thực
tiễn thi hành pháp luật để chỉ ra những bất cập của pháp luật và hoạt động thi hành
pháp luật về biện pháp xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự.
Trong luận văn này, tác giả chỉ đề cập biện pháp xử lý vật chứng, tài sản tạm
giữ trong thi hành án dân sự theo quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008,
sửa đổi, bổ sung năm 2014. Các nội dung khác cơng trình khơng đề cập.
4.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Khi thực hiện đề tài, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp lịch sử được sử dụng khi nghiên cứu, tìm hiểu về biện pháp
xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự trong các Luật Thi hành án
dân sự đã ban hành ở Việt Nam trong chương 1;
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng khi nghiên cứu các vấn đề
liên quan đến biện pháp xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự
trong chương 2;
- Phương pháp so sánh được thực hiện nhằm đánh giá pháp luật về biện pháp
xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự trong chương 1 và 2;
- Phương pháp liệt kê được thực hiện trong quá trình thu thập các bản án, số
liệu cụ thể từ thực tiễn hoạt động biện pháp xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong
thi hành án dân sự trong chương 1, 2 và cũng nhằm đưa ra một số kiến nghị nhằm
hoàn thiện pháp luật và cơ chế thi hành pháp luật về biện pháp xử lý vật chứng, tài
sản tạm giữ trong thi hành án dân sự.

5. Các vấn đề dự kiến giải quyết
Luận văn giải quyết một số vấn đề sau:


5
- Làm rõ một số vấn đề cơ bản về biện pháp xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ
trong thi hành án dân sự;
- Chỉ ra một số bất cập trong quy định của pháp luật về biện pháp xử lý vật
chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự;
- Phân tích, làm rõ sự thiếu thống nhất, những bất cập của pháp luật về biện
pháp xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự;
- Từ những khó khăn, vướng mắc trong việc thi hành pháp luật, tác giả đưa
ra ý kiến, đề xuất xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành, cơ chế thi hành pháp luật
thống nhất về biện pháp xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự.
Luận văn được thiết kế gồm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần
kết luận.
Phần nội dung gồm hai chương:
Chương 1: Tịch thu sung quỹ nhà nước vật chứng, tài sản tạm giữ, tiêu
hủy tài sản
Chương 2: Hoàn trả tiền, tài sản kê biên, tạm giữ cho đương sự


6
CHƯƠNG 1
TỊCH THU SUNG QUỸ NHÀ NƯỚC
VẬT CHỨNG, TÀI SẢN TẠM GIỮ, TIÊU HUỶ TÀI SẢN
1.1. Tịch thu sung quỹ nhà nước vật chứng, tài sản tạm giữ
Thi hành xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự là một
trong các hình thức cơ quan thi hành án dân sự thực hiện việc thi hành án. So với
các biện pháp thi hành án khác (kê biên, đấu giá) thì khoản thi hành này chủ yếu là

trong các bán án, quyết định hình sự. Theo Điều 89 BLTTHS, vật chứng là vật được
dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối
tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người
phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
Theo Điều 106 BLTTHS việc xử lý vật chứng do Hội đồng xét xử quyết định
khi vụ án đã đưa ra xét xử và xử lý theo hướng: Vật chứng là công cụ, phương tiện
phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc
tiêu hủy; vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp
ngân sách nhà nước; vật chứng khơng có giá trị hoặc khơng sử dụng được thì bị tịch
thu và tiêu hủy.
Trong q trình xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền có quyền trả lại ngay
tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc
người quản lý hợp pháp tài sản đó; trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc
người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi
hành án; vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo
quy định của pháp luật; trường hợp khơng bán được thì tiêu hủy; vật chứng là động
vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao
cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp
luật. Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết
theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Theo Khoản 2 Điều 120 BLTTHS, trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam
có nhà ở hoặc tài sản khác mà khơng có người bảo quản thì cơ quan ra quyết định
tạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giam phải áp dụng những biện pháp bảo quản.
Điều 198 Bộ luật này cũng quy định: Khi khám xét, Điều tra viên được tạm giữ đồ
vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án. Đối với đồ vật thuộc


7
loại cấm tàng trữ, lưu hành thì phải thu giữ và chuyển ngay cho cơ quan quản lý có
thẩm quyền. Trường hợp cần thiết phải niêm phong thì tiến hành trước mặt chủ sở

hữu đồ vật, người quản lý đồ vật, người chứng kiến, đại diện gia đình, đại diện
chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét.
Theo Luật THADS, vật chứng, tài sản tạm giữ trong bản án, quyết định
hình sự do yêu cầu phục vụ việc xét xử mà chưa được chuyển cho cơ quan thi
hành án dân sự trong giai đoạn truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật tố tụng
hình sự thì phải chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự tại thời điểm Toà án
chuyển giao bản án, quyết định. Việc giao, nhận vật chứng, tài sản tạm giữ được
tiến hành tại kho của cơ quan thi hành án dân sự. Bên giao có trách nhiệm vận
chuyển vật chứng, tài sản tạm giữ đến kho của cơ quan thi hành án dân sự. Đối
với vật chứng, tài sản tạm giữ không thể vận chuyển, di dời về bảo quản tại kho
của cơ quan thi hành án dân sự thì địa điểm giao nhận vật chứng, tài sản tạm giữ
là nơi đang gửi, giữ hoặc nơi đang có tài sản. Việc tiếp nhận tài sản phải có sự
tham gia đầy đủ của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hoặc người được Thủ
trưởng cơ quan thi hành án dân sự uỷ quyền, thủ kho, kế toán1.
Thủ kho của cơ quan thi hành án có trách nhiệm trực tiếp nhận, kiểm tra
hiện trạng vật chứng, tài sản tạm giữ và nhập kho thi hành án. Việc giao nhận vật
chứng, tài sản tạm giữ phải được lập thành văn bản. Trong trường hợp vật chứng,
tài sản tạm giữ giao, nhận đã bị thay đổi so với biên bản thu giữ ban đầu thì Thủ
trưởng cơ quan bên giao, bên nhận có trách nhiệm kiểm tra, kết luận và cơ quan
thi hành án dân sự chỉ nhận khi đã được các cơ quan có thẩm quyền làm rõ về
những thay đổi đó.
Trường hợp vật chứng, tài sản tạm giữ được bàn giao dưới hình thức gói
niêm phong, cơ quan thi hành án dân sự chỉ nhận khi có kết quả giám định rõ số
lượng, chủng loại, chất lượng của từng loại vật chứng, tài sản tạm giữ trong gói
niêm phong đó của cơ quan có thẩm quyền. Đối với vật chứng, tài sản tạm giữ là
các chất ma tuý, cơ quan thi hành án dân sự chỉ nhận dưới hình thức gói niêm
phong kèm theo kết luận giám định của cơ quan có thẩm quyền2.

1
2


Điều 122 Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014.
Điều 123 Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014.


8
Việc chuyển giao vật chứng, tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước
được thực hiện tại kho cơ quan thi hành án dân sự hoặc tại nơi đang giữ vật chứng, tài
sản tạm giữ; việc thi hành án xong tại thời điểm tiếp nhận vật chứng, tài sản.
Trường hợp cơ quan tài chính có thẩm quyền có văn bản ủy quyền thực hiện
xử lý tài sản bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước thì cơ quan thi hành án dân sự
cùng cấp đang tổ chức thi hành án xử lý và làm thủ tục sung quỹ nhà nước sau khi
đã trừ các chi phí xử lý theo quy định của pháp luật xác lập quyền sở hữu của Nhà
nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước3.
Với quy định như trên, trách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự nhận
chuyển giao vật chứng, tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước từ cơ
quan điều tra, nơi đang giữ vật chứng, tài sản tạm giữ và sau đó chuyển giao cho cơ
quan có thẩm quyền theo quy định.
Trường hợp vật chứng, tài sản tạm giữ đang lưu giữ, bảo quản tại kho vật
chứng bị mất, hư hỏng, khơng cịn giá trị, biến chất nguy hiểm, có thể gây mất an
toàn phải làm rõ trách nhiệm và phối hợp với các cơ quan liên quan điều tra; xác
minh làm rõ và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm để xem xét, xử lý kỷ luật hoặc
đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân vi phạm. Đối với tang vật, tài
sản tạm giữ bị hư hỏng, khơng cịn giá trị sử dụng thì thực hiện tiêu hủy. Đối với
tang vật, tài sản tạm giữ bị biến chất nguy hiểm, có thể gây mất an tồn thì phối hợp
với các cơ quan chuyên môn để trao đổi, thống nhất phương án và tiến hành xử lý,
đảm bảo an tồn đối với con người và vệ sinh, mơi trường4.
Thực tiễn thi hành về tịch thu, sung quỹ nhà nước vật chứng, tài sản tạm giữ
bộc lộ những hạn chế nhất định cả về phương diện pháp luật và thực tiễn thi hành.
Thứ nhất, bảo quản và bán tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước là vật chứng,

tài sản tạm giữ. Hiện nay việc giao tài sản cho cơ quan tài chính là một trở ngại. Lý
do là cơ quan tài chính khơng có kho bảo quản vật chứng, tài sản tạm giữ bị tịch
thu, sung quỹ nhà nước. Trường hợp này, cơ quan tài chính sẽ phải thuê kho của cơ
quan thi hành án hoặc thuê kho bảo quan ở một cơ quan khác. Điều này làm tăng

3

Điều 32 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật thi hành án dân sự.
4
Điều 14 Thông tư 01/2017/TT-BTP ngày 23 tháng 01 năm 2017 về quản lý kho vật chứng, tài sản tạm giữ
trong thi hành án dân sự


9
chi phí bảo quản, vận chuyển vật chứng tài sản, tài sản tạm giữ nhưng khi xử lý thì
số tiền chi phí cao hơn so với khoản thu từ hóa giá và bán tài sản.
Chẳng hạn, theo Bản án hình sự sơ thẩm số 13/2013/HSST ngày 23/8/2013
của Tòa án nhân dân huyện CL, tỉnh HT, xét xử bị cáo Nguyễn Văn Thiệu phạm tội
trộm cắp tài sản. Tang vật vụ án là một chiếc xe máy nhãn hiệu Honda và bị Tịa
tun: Tịch thu hóa giá sung cơng quỹ Nhà nước. Sau khi bản án có hiệu lực, ngày
01/10/2013, Chi cục Thi hành án dân sự huyện CL ra Quyết định thi hành án số
30/QĐ-THADS. Ngày 10/10/2013 thông báo cho Phịng Tài chính huyện CL nhận
tang vật trên để hóa giá. Ngày 30/10/2013 cán bộ Phịng Tài chính đến cơ quan thi
hành án làm thủ tục nhận tài sản từ kho tang vật cơ quan thi hành án, nhưng do cơ
quan tài chính kế hoạch khơng có kho vật chứng, vì vậy, cán bộ Phịng Tài chính đã
thương lượng để gửi lại tang vật đó tại kho tang vật của cơ quan thi hành án dân sự
huyện CL. Đến ngày 15/11/2013. Cán bộ Phịng Tài chính xin nhận lại tài sản trên
và tổ chức bán hóa giá, do chiếc xe máy bị cháy trụi chỉ còn lại gần như một đống
sắt, nên chỉ bán hóa giá được 300.000 đồng. Sau khi trừ chi phí vận chuyển vật

chứng, chi phí cho hội đồng tham gia hóa giá tài sản, đã hết 300.000 đồng khơng
cịn tiền để chi trả cho việc bảo quản vật chứng (bảo quản trong thời gian từ
30/10/2013 đến 15/11/2013)5.
Với vụ án trên, nhận thấy các vụ án hình sự do Tòa án xét xử ngày càng
nhiều và việc tịch thu, sung quỹ nhà nước vật chứng, tài sản tạm giữ ngày càng tăng
thì việc thi hành các nội dung như trên ngày càng khó khăn, dẫn đến tình trạng án
thi hành chậm, không đảm bảo hiệu quả của điều chỉnh pháp luật. Hơn nữa, tài sản
tịch thu, sung quỹ nhà nước ngày càng đa dạng về chủng loại, kích thước lớn trong
khi đó cơ quan tài chính khơng có kho bảo quản dẫn đến hệ quả là bản án chậm
được thi hành. Hơn nữa, Điều 124 Luật THADS quy định là đối với vật chứng, tài
sản tạm giữ mà bản án, quyết định tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước thì trong thời
hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải
thông báo bằng văn bản và tiến hành giao vật chứng, tài sản tạm giữ đó cho cơ quan
tài chính cùng cấp.
Theo bản án hình sự số 35/2008/HSST. NGÀY 09,10/7/2008 Của Tịa án
Nhân dân tỉnh Sóc Trăng Vào ngày 18/7/2007 Nguyễn Văn Huyện, Dương Chí
5

cập nhật lúc 14 ngày
20.8.2017.


10
Linh, Lý Xuân, Lê Văn Hơn, Lê Văn Dự, Lê Vũ Phong, Lê Phong Vũ uống cà phê
quán của ông Nguyễn Văn Hậu; Nguyễn Văn Huyện rũ đi ấp Hòa Trực, xã Hòa Tú
I do Huyện thấy bà Nguyễn Thị Thu Sương thường đeo sợi dây chuyền, cả bọn
đồng ý; Huyện phân công, đi 02 xe: một xe do Huyện thuê và một xe Dream do
Linh thuê; khi chạy đến gần cầu xã Hòa Tú khoảng 1 giờ 30 phút, Nguyễn Văn
Huyện phân công lại một lần nữa là Lý Xuân, Lê Vũ Phong ở ngoài giữ xe, canh
đường; Nguyễn Văn Huyện, Dương Chí Linh vào tháo bóng đèn phía trước; Lê Văn

Hơn vào trong nhà giật dây chuyền; còn lại Lê Văn Dự, Lê Phong Vũ vào nhà lục
tìm tài sản để lấy. Sau khi tháo bóng đèn xong, Huyện, Linh dở cửa; Hơn lấy thùng
đựng nước đá kê cửa; Huyện, Linh canh cửa sau; Lê Văn Hơn vào vén mùng lên để
giật dây chuyền, sau khi giật được bà Nguyễn Thị Thu Sương la lên, bọn chúng bỏ
chạy ra ngồi tẩu thốt.
Dây chuyền giật được do Huyện đi bán, Huyện nói bán giá 6.400.000đ,
Huyện đưa cho Linh chia cho đồng bọn: Phong, Vũ, Dự, Hơn mỗi người 100.000đ,
Xuân 200.000đ, Linh 300.000đ, còn lại Huyện giữ.
Đối vớị chiếc xe FX BKS 83F5-1386 là của Lý Xuân (Tú) là tang vật vụ án,
nghĩ nên tịch thu sung công quỹ nhà nước.
Kết quả xử lý vật chứng do Tòa án Nhân dân tỉnh Sóc Trăng quyết định:
Áp dụng Điểm a khoản 2 Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự: Tịch thu sung công quỹ
chiếc xe môtô FX BKS 83F5-13866.
Và chiếc xe này giá trị thực tế thấp hơn tài sản mà các đối tượng đã trộm
được.
Từ bất cập trên, theo tác giả, để việc thi hành án dân sự đúng thời hạn, tiết
kiệm kinh phí xây kho cất giữ, bảo quản tang vật tại cơ quan tài chính, tránh ảnh
hưởng đến nguồn thu ngân sách, Điều 124 Luật THADS, Điều 32 Nghị định số
62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật thi hành án dân sự cần được bổ sung, hoàn thiện.
Khoản 3 Điều 32 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 nên sửa đổi
theo hướng sau:
Điều 32. Xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước
6

Bản án số 35/2008/HSST ngày 14, 10/7/2008 của Tóa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng “Trộm cắp tài sản”


11
…...............

3. Trường hợp cơ quan tài chính có thẩm quyền xét thấy việc tịch thu, sung
quỹ nhà nước vật chứng, tài sản tạm giữ khơng có hiệu quả thì có văn bản giao cho
Chấp hành viên phụ trách vụ án làm Chủ tịch Hội đồng hoá giá tài sản, đại diện
Phịng Tài chính – Kế hạch làm Phó Chủ tịch Hội đồng, đại diện Viện Kiểm sát
nhân dân cùng cấp tham gia để thực hiện việc kiểm sát tuân theo pháp luật xử lý tài
sản tịch thu, sung quỹ nhà nước. Chấp hành viên có nghĩa vụ báo cáo cho cơ quan
tài chính có thẩm quyền về việc thi hành trên.
Thứ hai, về thu hồi tài sản khác thuộc diện sung công quỹ nhà nước. Theo
Điểm d khoản 2 Điều 36 Luật THADS năm 2014, Thủ trưởng cơ quan thi hành án
dân sự có thẩm quyền chủ động ra quyết định thi hành án và phân công Chấp hành
viên tổ chức thi hành đối với phần bản án, quyết định đối với khoản thu hồi quyền
sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước. Do Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất chỉ ghi tên đương sự nhưng thực tế là tài sản chung của nhiều
người hoặc tài sản khơng thu hồi được.
Ví dụ: Theo Bản án số 18/HSST ngày 03/5/2000 của Tòa án nhân dân tỉnh
Thừa Thiên Huế; Bản án số 378/HSPT ngày 12/7/2000 và bản án số 227/HSPT
ngày 01/4/2002 của Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng tuyên Lê Tiến Định, Lê
Đình Phước và đồng bọn phạm tội Chiếm giữ trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa. Về
dân sự, buộc Lê Tiến Định, Lê Đình Phước và đồng bọn nộp lại 22,8kg vàng chất
lượng 77,5% để sung công quỹ nhà nước. Nhưng số vàng truy thu, các đối tượng đã
sử dụng và khơng thu hồi được. Điều này có nghĩa là bản án khơng thể thi hành.
Trong bản án này, Tịa án đã không định giá giá trị số vàng trên ra thành đồng Việt
Nam nên khơng có cơ sở để truy thu bằng tiền hoặc tổ chức cưỡng chế tài sản của
người phải thi hành án7.
Ví dụ 2: Theo bản án số 35/2008/HSST, ngày 09,10/7/2008 Của Tịa án Nhân
dân tỉnh Sóc Trăng: Vào đêm 27.3.2007, Nguyễn Văn Huyện, Dương Chí Linh, Lý
Xuân, Lê Văn Dự, Lê Văn Hơn, Lê Phong Vũ tụ tập ở cầu Vĩnh B, xã Gia Hòa I,
sau đó Lý Xn lấy xe mơtơ FX 83F5-1386 chở Dương Chí Linh, Lê Văn Dự đi
Hịa Tú I, cịn lại Nguyễn Văn Huyện, Lê Văn Hơn đến khu vực Nghĩa trang xã Gia
Hòa I uống rượu; đến khoảng 23 giờ thì Lý Xn, Dương Chí Linh, Lê Văn Dự

7

Tài liệu hội nghị ngành Kiểm sát 7.2017.


12
quay lại và nói là trên đường đi bị té xe nên Dương Chí Linh chở Lý Xuân về nhà.
Nguyễn Văn Huyện rủ cả nhóm đi giật dây chuyền, có một người phụ nữ đeo dây
chuyền ở Trạm y tế xã Gia Hịa, cả nhóm đồng ý. Nguyễn Văn Huyện phân cơng
Huyện, Vũ, Dự vào; Huyện trực tiếp giật; cịn lại Hơn, Điều, Giàu giữ xe, canh
đường; Vũ, Dự ở ngoài cửa Trạm y tế. Khoảng 01 giờ ngày 28 tháng 3 năm 2007
sau khi phân công, Nguyễn Văn Huyện vào thấy bà Lâm Thị Nhi đang ngủ cùng
con trên giường, Nguyễn Văn Huyện dùng lưỡi lam rạch mùng, giật dây chuyền của
bà Lâm Thị Nhi đang đeo trên cổ, trọng lượng 3,2 chỉ vàng 18K; bà Lâm Thị Nhi la
lên cả nhóm bỏ chạy về hướng xã Thạnh Quới. Đến khoảng 7 giờ, ngày 28 tháng 3
năm 2007, cả nhóm đến quán 777 uống rượu và trả tiền bằng số tiền mà bọn chúng
cướp dây chuyền lúc tối bán được. Về dân sự, buộc các bị cáo nộp lại 3,2 chỉ vàng
18K. Nhưng số vàng truy thu, các đối tượng đã sử dụng và không thu hồi được8.
Từ vụ án trên, theo tác giả để đảm bảo cho việc thực hiện Điều 124 Luật
THADS về xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước thì
phần hướng dẫn về Điều luật này cần bổ sung như sau:
Đối với vật chứng, tài sản tạm giữ là động sản mà tại thời điểm Tòa án ra
bản án, quyết định tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước nhưng khơng cịn và Tịa án
phải tun tịch thu, sung quỹ nhà nước thì phải định giá giá trị tài sản trên ra thành
tiền Việt Nam để cơ quan thi hành án tổ chức việc thi hành bằng tài sản khác của
đương sự tương ứng với giá trị tài sản phải tịch thu, sung quỹ nhà nước.
Thứ ba, về chuyển giao vật chứng, tài sản tạm giữ kèm theo bản án cho cơ
quan THADS.
Theo Điều 122 Luật THADS, vật chứng, tài sản tạm giữ trong bản án, quyết
định hình sự do yêu cầu phục vụ việc xét xử mà chưa được chuyển cho cơ quan thi

hành án dân sự trong giai đoạn truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật tố tụng hình
sự thì phải chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự tại thời điểm Toà án chuyển
giao bản án, quyết định. Việc giao, nhận vật chứng, tài sản tạm giữ được tiến hành
tại kho của cơ quan thi hành án dân sự. Bên giao có trách nhiệm vận chuyển vật
chứng, tài sản tạm giữ đến kho của cơ quan thi hành án dân sự.
Đối với vật chứng, tài sản tạm giữ không thể vận chuyển, di dời về bảo
quản tại kho của cơ quan thi hành án dân sự thì địa điểm giao nhận vật chứng, tài
8

Bản án số 35/2008/HSST ngày 14, 10/7/2008 của Tóa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng “Trộm cắp tài sản”


13
sản tạm giữ là nơi đang gửi, giữ hoặc nơi đang có tài sản. Việc tiếp nhận tài sản
phải có sự tham gia đầy đủ của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hoặc
người được Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự uỷ quyền, thủ kho, kế toán.
Khi tiếp nhận vật chứng, tài sản tạm giữ được thủ kho có trách nhiệm trực
tiếp nhận, kiểm tra hiện trạng vật chứng, tài sản tạm giữ và nhập kho thi hành án.
Việc giao nhận vật chứng, tài sản tạm giữ phải được lập biên bản ghi rõ giờ,
ngày, tháng, năm giao nhận; số lượng, chủng loại, hiện trạng của từng loại vật
chứng, tài sản tạm giữ, có so sánh với biên bản thu giữ ban đầu của cơ quan Cơng
an hoặc Tồ án. Cơ quan thi hành án dân sự chỉ tiếp nhận tài sản đủ và đúng với
hiện trạng ghi trong biên bản thu giữ ban đầu. Trong trường hợp vật chứng, tài
sản tạm giữ giao, nhận đã bị thay đổi so với biên bản thu giữ ban đầu thì Thủ
trưởng cơ quan bên giao, bên nhận có trách nhiệm kiểm tra, kết luận và cơ quan
thi hành án dân sự chỉ nhận khi đã được các cơ quan có thẩm quyền làm rõ về
những thay đổi đó. Biên bản giao, nhận vật chứng, tài sản tạm giữ phải có chữ ký
của người đại diện và dấu của cơ quan bên nhận, chữ ký của người đại diện và
dấu của cơ quan bên giao, nếu có.
Trường hợp vật chứng, tài sản tạm giữ được bàn giao dưới hình thức gói

niêm phong, cơ quan thi hành án dân sự chỉ nhận khi có kết quả giám định rõ số
lượng, chủng loại, chất lượng của từng loại vật chứng, tài sản tạm giữ trong gói
niêm phong đó của cơ quan có thẩm quyền. Đối với vật chứng, tài sản tạm giữ là
các chất ma tuý, cơ quan thi hành án dân sự chỉ nhận dưới hình thức gói niêm
phong kèm theo kết luận giám định của cơ quan có thẩm quyền.
Khi giao, nhận phải lập biên bản ghi rõ hiện trạng của vật chứng, tài sản
được niêm phong, có chữ ký của bên giao, bên nhận. Trường hợp niêm phong bị
rách hoặc có dấu hiệu khả nghi trên đó thì cơ quan thi hành án dân sự chỉ tiếp
nhận khi có kết luận giám định của cơ quan có thẩm quyền9.
Cơ quan thi hành án dân sự khi tiếp nhận vật chứng, tài sản tạm giữ, có trách
nhiệm bảo quản vật chứng, tài sản do cơ quan Công an hoặc cơ quan điều tra trong
quân đội chuyển giao kể từ khi Viện kiểm sát có quyết định chuyển vật chứng. Vật
chứng, tài sản tạm giữ phải có sổ ghi chép rõ ràng, đầy đủ. Vật chứng, tài sản để
trong kho phải sắp xếp gọn gàng, khoa học, có dán nhãn, ghi rõ tên của vụ án và họ
9

Điều 123 Luật THADS


14
tên của chủ sở hữu tài sản (nếu có) gắn vào từng loại tài sản. Việc bảo quản vật
chứng, tài sản phải đảm bảo không bị nhầm lẫn, mất mát, hư hỏng, giảm hoặc mất
giá trị sử dụng, giá trị chứng minh hoặc gây ô nhiễm môi trường, gây nguy hại cho
tài sản của Nhà nước, tổ chức, cá nhân và tính mạng, sức khỏe của con người. Vật
chứng do cơ quan điều tra chuyển giao nhưng vụ án chưa xét xử xong phải được sắp
xếp, bảo quản riêng, không để lẫn lộn với vật chứng, tài sản của các vụ việc đã có
quyết định thi hành án.
Trường hợp số lượng vật chứng, tài sản quá lớn, không thể bố trí bảo quản
tại cơ quan thi hành án dân sự thì tùy từng trường hợp cụ thể, Thủ trưởng cơ quan
thi hành án dân sự có thể thuê cơ quan, đơn vị có điều kiện bảo quản. Việc bảo quản

vật chứng là tiền, giấy tờ có giá, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, vũ khí, chất
nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, động vật, thực vật và các vật chứng khác
liên quan đến lĩnh vực y tế cần có điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định của
pháp luật10.
Trường hợp khi phát hiện vật chứng, tài sản bị mất mát, hư hỏng hoặc thay
đổi hiện trạng niêm phong phải kịp thời báo cáo Thủ trưởng cơ quan thi hành án để
có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật. Thủ kho chỉ được nhập, xuất vật
chứng, tài sản khi có lệnh của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hoặc của
người được Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ủy quyền. Lệnh nhập, xuất kho
phải theo mẫu thống nhất theo quy định. Khi nhập hoặc xuất kho, thủ kho có trách
nhiệm kiểm tra lệnh nhập, xuất và các giấy tờ cần thiết của người đến giao, nhận vật
chứng, tài sản. Việc nhập, xuất vật chứng, tài sản phải có phiếu nhập, xuất kho theo
quy định của Bộ Tài chính.
Trường hợp vật chứng cần trích xuất để phục vụ cho hoạt động tố tụng thì cơ
quan u cầu trích xuất phải có văn bản gửi cơ quan thi hành án dân sự. Căn cứ đề nghị
của cơ quan yêu cầu trích xuất, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự quyết định việc
xuất kho để chuyển giao cho cơ quan yêu cầu. Cơ quan yêu cầu trích xuất vật chứng
phải đến nhận vật chứng tại kho của cơ quan thi hành án dân sự hoặc tại nơi đang giữ
vật chứng và chịu trách nhiệm vận chuyển, bảo quản trong q trình quản lý vật chứng
đó. Việc giao nhận vật chứng sau khi trích xuất sử dụng phục vụ cho hoạt động tố tụng
10

Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 70/2013/NĐ-CP ngày 02/7/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Quy chế quản lý kho vật chứng (ban hành kèm theo Nghị định số 18/2002/NĐ-CP ngày 18/12/2002 của
Chính phủ


15
được thực hiện theo quy định của pháp luật. Định kỳ hàng quý, 06 tháng và năm, cơ
quan thi hành án dân sự phải thực hiện chế độ kiểm kê kho bảo quản vật chứng, tài sản.

Việc kiểm kê vật chứng, tài sản phải được lập biên bản, ghi rõ giờ, ngày, tháng năm
kiểm kê; tên, số lượng và tình trạng của từng loại vật chứng, tài sản, có chữ ký của kế
toán, thủ kho và Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự11. Tuy pháp luật quy định như
vậy nhưng thực tiễn thi hành, tồn tại một số hạn chế nhất định. Đó là tình trạng vật
chứng, tài sản tạm giữ cơ quan Điều tra, Tòa án (đặc biệt là tại Tịa án) khơng chuyển
cho cơ quan thi hành án. Có những vụ việc mà thời hạn chưa chuyển lên đến 10 năm,
mặc dù cơ quan thi hành án dân sự đã nhiều lần trong nhiều năm yêu cần cơ quan Cơng
an, Tịa án chuyển nhưng các cơ quan này khơng chuyển.
Ví dụ: Bản án số 35/HSST/2016, ngày 28/7/2015 của Tòa án nhân dân huyện
Yên Dũng xử phạt đối với Trần Văn Thảo về tội “Cố ý gây thương tích”. Bản án
tuyên về án phí, tiền phạt và tịch thu sung công quỹ nhà nước 01 chiếc điện thoại di
động nhãn hiệu C2. Bản án đã có hiệu lực pháp luật, nhưng đến ngày 11/10/2016 Tòa
án nhân dân huyện Yên Dũng chưa chuyển cho Chi cục thi hành án dân sự huyện
Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang để tổ chức thi hành theo quy định, chậm 360 ngày12.
Bản án hình sự sơ thẩm số 14/2015/HSST, ngày 14/5/2015 của Tịa án nhân
dân huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang tuyên bị cáo Dương Văn Rép, Dương Văn
Cần và Nguyễn Thanh Phong phạm tội “Tội cố ý gây thương tích”. Về xử lý vật
chứng tịch thu tiêu hủy một khúc dỗ tre dài 02 mét, có đường kính 04cm đang được
tạm giữ tại Chi cục thi hành án huyện Phụng hiệp13.
Từ bất cập trong thực tiễn thi hành như trên, theo tác giả, Điều 11 Thông tư
01/2017/TT-BTP ngày 23 tháng 01 năm 2017 về quản lý kho vật chứng, tài sản tạm
giữ trong thi hành án dân sự, cần được sửa đổi, bổ sung để hồn thiện.
Cụ thể, khoản 1 của Thơng tư 01/2017/TT-BTP quy định như sau:
“1. Cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm tiếp nhận, bảo quản vật
chứng, tài sản do cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra trong quân đội chuyển
giao kể từ khi Viện kiểm sát có quyết định chuyển vật chứng.
11

Điều 12 Thông tư 01/2017/TT-BTP ngày 23 tháng 01 năm 2017 về quản lý kho vật chứng, tài sản tạm giữ
trong thi hành án dân sự.

12
Tài liệu hội nghị ngành Kiểm sát 7.2017.
13
Bản án hình sự sơ thẩm số 14/2015/HSST ngày 14/5/2015 của Tòa án nhân dân huyện Phụng Hiệp, tỉnh
Hậu Giang “Tội cố ý gây thương tích”


16
Trong trường hợp công an hoặc cơ quan điều tra trong quân đội không
chuyển giao đúng thời hạn, Thủ trưởng cơ quan thi hành án có quyền yêu cầu bằng
văn bản đề nghị thủ trưởng cơ quan công an hoặc chánh án Tịa án giải quyết. Thủ
trưởng cơ quan cơng an hoặc chánh án Tịa án có trách nhiệm giải quyết trong thời
hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của cơ quan thi hành án”.
1.2. Tiêu hủy vật chứng, tài sản
Theo Điều 125 Luật THADS, Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày ra
quyết định thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định
thành lập Hội đồng tiêu huỷ vật chứng, tài sản thuộc diện tiêu huỷ theo bản án,
quyết định, trừ trường hợp pháp luật quy định phải tiêu huỷ ngay. Hội đồng tiêu
huỷ vật chứng, tài sản gồm Chấp hành viên là Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ
quan tài chính cùng cấp là thành viên, đại diện cơ quan chuyên môn tham gia Hội
đồng khi cần thiết. Viện kiểm sát cùng cấp kiểm sát việc tuân theo pháp luật
trong việc tiêu huỷ vật chứng, tài sản.
Theo Điều 33 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự, Hội đồng tiêu
hủy vật chứng, tài sản thực hiện việc tiêu hủy vật chứng, tài sản trong thời hạn 10
ngày, kể từ ngày được thành lập. Việc tiêu hủy các loại vật chứng, tài sản được
thực hiện bằng các hình thức đốt cháy, đập vỡ hoặc hình thức phù hợp khác.
Trường hợp tiêu hủy các loại hóa chất độc hại hoặc các vật chứng, tài sản khác
mà cần thiết phải có các trang thiết bị chuyên dùng hoặc chuyên gia thì Chấp hành
viên ký hợp đồng với chuyên gia, cơ quan bảo đảm điều kiện tiêu hủy vật chứng, tài

sản để thực hiện việc tiêu hủy đảm bảo an tồn và khơng làm ảnh hưởng đến mơi
trường tại nơi tiêu hủy. Kinh phí tiêu hủy vật chứng, tài sản do ngân sách nhà nước
chi trả.
Vật chứng, tài sản được đưa ra tiêu hủy gồm:
- Vật chứng, tài sản thuộc diện tiêu hủy theo bản án, quyết định;
- Tài sản không bán được hoặc bị hư hỏng và khơng cịn giá trị sử dụng;
- Tài sản của người phải thi hành án trong trường hợp cưỡng chế trả nhà,
giao nhà, chuyển quyền sử dụng đất nhưng bị hư hỏng và khơng cịn giá trị sử dụng
mà đương sự không nhận hoặc không xác định được địa chỉ.


17
Việc tiêu hủy vật chứng, tài sản phải lập biên bản, ghi rõ hiện trạng của vật
chứng, tài sản tiêu hủy, họ tên, chữ ký của các thành viên Hội đồng tiêu hủy; biên
bản phải gửi cho Viện kiểm sát, cơ quan tài chính cùng cấp và lưu hồ sơ thi hành
án. Đối với giấy tờ liên quan đến tài sản, nhân thân của đương sự được bản án,
quyết định tuyên trả lại cho đương sự, hết thời hạn 01 năm kể từ ngày thông báo,
nếu đương sự không đến nhận, Chấp hành viên làm thủ tục chuyển giao cho cơ
quan đã ban hành giấy tờ đó.
Trường hợp quyết định về án phí, phạt tiền, tịch thu vật chứng, tài sản tạm
giữ đã được thi hành nhưng sau đó phát hiện có sai sót và đã có quyết định hủy bỏ
quyết định về án phí, phạt tiền, tịch thu thì cơ quan thi hành án dân sự lập hồ sơ đề
nghị cơ quan tài chính cùng cấp hoặc cơ quan tài chính cấp tỉnh, nơi cơ quan thi
hành án cấp qn khu có trụ sở để làm thủ tục hồn trả lại số tiền, tài sản đã nộp vào
ngân sách Nhà nước. Hồ sơ đề nghị hoàn trả gồm: Văn bản đề nghị hồn trả án phí,
tiền phạt, vật chứng, tài sản của cơ quan thi hành án dân sự; quyết định về án phí,
tiền phạt, tịch thu vật chứng, tài sản và các quyết định hủy bỏ quyết định về án phí,
tiền phạt, vật chứng, tài sản có liên quan đến khoản tiền, tài sản được hoàn trả; giấy
nộp tiền vào ngân sách Nhà nước theo quy định hiện hành hoặc các chứng từ liên
quan đến việc giao nhận tài sản tịch thu (trường hợp cơ quan thi hành án dân sự nộp

tiền thay đương sự và số tiền đó nằm trong cùng số tiền của nhiều đương sự khác thì
phải có bảng kê ghi họ tên các đương sự kèm theo giấy nộp tiền đó); xác nhận của
Kho bạc Nhà nước nơi cơ quan thi hành án dân sự, đương sự nộp tiền vào ngân sách
Nhà nước (ghi rõ: tổng số án phí, tiền phạt, tịch thu đã nộp vào ngân sách Nhà
nước; Kho bạc Nhà nước đã điều tiết cho ngân sách cấp nào hưởng và số tiền đó đã
được hạch tốn vào Chương, Loại, Khoản, Hạng, Mục và Tiểu mục nào của Mục
lục ngân sách Nhà nước hiện hành). Xác nhận do Giám đốc Kho bạc Nhà nước ký,
ghi rõ họ tên và đóng dấu14.
Qua thực tiễn thi hành, quy định trên phát sinh bất cập sau:
Thứ nhất, việc thành lập một Hội đồng tiêu hủy vật chứng. Theo quy định tại
Khoản 1 Điều 125 Luật THADS quy định: Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày ra
quyết định thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định
thành lập Hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản thuộc diện tiêu hủy theo Bản án,
14

Điều 13 Thông tư 01/2017/TT-BTP ngày 23 tháng 01 năm 2017 về quản lý kho vật chứng, tài sản tạm giữ
trong thi hành án dân sự


18
quyết định, trừ trường hợp pháp luật có quy định phải tiêu hủy ngay. Thực tiễn thi
hành án cho thấy có những thời điểm hàng tháng mới một hoặc một vài vật chứng,
tài sản phải tiêu hủy (ví dụ: 01 bì niêm phong về ma túy) mà phải thành lập Hội
đồng tiêu hủy vật chứng thì rất tốn kém về thời gian, kinh phí, nhân lực. Điều này là
khơng cần thiết. Quy định này chỉ có tác dụng khi mà vật chứng, tài sản thuộc diện
tiêu hủy theo bản án, quyết định có số lượng nhiều, đa dạng về chủng loại, thành
phần thì việc tiêu hủy mới thiết thực, hiệu quả trong việc thành lập Hội đồng cũng
như thực hiện việc tiêu hủy.
Từ bất cập trên, theo tác giả, Điều 125 Luật THADS cần được sửa đổi, bổ
sung như sau:

“1. Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, Thủ
trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thành lập Hội đồng tiêu huỷ
vật chứng, tài sản thuộc diện tiêu huỷ theo bản án, quyết định, trừ trường hợp pháp
luật quy định phải tiêu huỷ ngay. Đối với trường hợp vật chứng, tài sản thuộc diện
tiêu huỷ theo bản án, quyết định có giá trị nhỏ, số lượng ít, chi phí cho việc tiêu hủy
lớn, Thủ trưởng cơ quan thi hành án có thể ra quyết định thành lập Hội đồng tiêu
huỷ vật chứng, tài sản theo quý, sau khi trao đổi bằng văn bản với đại diện cơ quan
tài chính cùng cấp là thành viên, đại diện cơ quan chuyên môn.
2. Hội đồng tiêu huỷ vật chứng, tài sản gồm Chấp hành viên là Chủ tịch Hội
đồng, đại diện cơ quan tài chính cùng cấp là thành viên, đại diện cơ quan chuyên
môn tham gia Hội đồng khi cần thiết.
3. Viện kiểm sát cùng cấp kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tiêu
huỷ vật chứng, tài sản”.
Thứ hai, cách thức tiêu hủy vật chứng, tài sản. Theo Khoản 2 Điều 33 Nghị
định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật thi hành án dân sự, việc tiêu hủy các loại vật chứng, tài sản
được thực hiện bằng các hình thức đốt cháy, đập vỡ hoặc hình thức phù hợp khác.
Tuy pháp luật quy định như vậy nhưng tài sản, vật chứng nào thì áp dụng biện pháp
nào? Chẳng hạn xử lý vật chứng là heroin, có nơi lựa chọn hình thức đem đốt, có
nơi hịa tan trong nước rồi đổ ra sông, kênh rạch tiêu hủy.
Tại Điều 13 Thông tư 01/2017/TT-BTP ngày 23 tháng 01 năm 2017 về quản
lý kho vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự, đối với vật chứng là chất


19
độc, hóa chất nguy hiểm, ma túy (số lượng lớn) hoặc các loại vật chứng đặc thù
khác phải tiêu hủy, nếu xét thấy việc tiêu hủy có thể dẫn đến mất an tồn và ảnh
hưởng đến mơi trường, cơ quan thi hành án dân sự phải lập kế hoạch, phối hợp với
các cơ quan chun mơn có liên quan tiến hành thuê tổ chức, doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ để tiến hành tiêu hủy theo quy định. Quy định này chưa thật cụ thể và

chưa định lượng với khối lượng, trọng lượng nhất định. Đối với các vật chứng, tài
sản tạm giữ khác chưa thấy thông tư xác định cụ thể là tiêu hủy như thế nào. Trong
khi đó, pháp luật quy định đối với tang vật, tài sản tạm giữ bị biến chất nguy hiểm,
có thể gây mất an tồn thì phối hợp với các cơ quan chun mơn để trao đổi, thống
nhất phương án và tiến hành xử lý, đảm bảo an toàn đối với con người và vệ sinh,
mơi trường15. Hơn nữa, hiện nay chưa có hướng dẫn như thế nào là “vật chứng
khơng có giá trị hoặc giá trị sử dụng không đáng kể” để xử lý, tiêu hủy. Thực tiễn
cho thấy cơ quan thi hành án dân sự ngày càng phải tiêu hủy số lượng vật chứng với
số lượng lớn, độc hại, nguy hiểm, gây ảnh hưởng mơi trường (ma túy, hóa chất,
hàng giả, hàng kém chất lượng, ngà voi, sừng tê giác…) và chủ yếu thực hiện bằng
phương pháp đốt thành tro. Trong khi đó, với số lượng lớn, cùng với những đặc tính
của các loại vật chứng, việc đốt theo phương pháp thông thường có thể khơng thực
hiện được triệt để mà cần phải có lị đốt nhiệt độ cao mới đốt được hoặc khơng gây
ơ nhiễm khơng khí, ảnh hưởng đến sức khỏe của những người thực hiện tiêu hủy.
Chẳng hạn, vụ tiêu hủy 19kg lõi đồng dây điện theo quyết định của Bản án
số 07/2007/HSST ngày 06/4/2007 của Tòa án nhân dân huyện Phú Vang, tỉnh Thừa
Thiên Huế và vụ tiêu hủy 27 gói cần sa đựng trong 02 gói niêm phong theo quyết
định của Bản án số 04/2007/HSST ngày 29/3/2007 của Tòa án nhân dân huyện Phú
Vang, tỉnh Thừa thiên Huế.
Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, Chi cục trưởng THADS huyện Phú
Vang đã ra quyết định thi hành án và giao cho Chấp hành viên tổ chức thi hành.
Theo đề nghị của Chấp hành viên, ngày 07/9/2007, Chi cục trưởng THADS huyện
Phú Vang đã ra quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy để tiêu hủy các vật chứng
nói trên. Ngày 10/9/2007, Hội đồng tiêu hủy tiến hành tiêu hủy vật chứng dưới sự
giám sát của Kiểm sát viên VKSND huyện Phú Vang. Tuy nhiên, trong quá trình
tiến hành tiêu hủy, đại diện VKSND đã khơng nhất trí cho tiêu hủy các vật chứng
15

Điều 13, 14 Thơng tư 01/2017/TT-BTP ngày 23 tháng 01 năm 2017 về quản lý kho vật chứng, tài sản tạm
giữ trong thi hành án dân sự



20
nói trên. Với lý do: 19kg lõi đồng dây điện, mặc dù được Tịa án quyết định tiêu
hủy do khơng còn giá trị sử dụng, nhưng xét về giá trị phế liệu vẫn cịn giá trị
(khoảng 1.500.000đ). Vì vậy, đề nghị sung công quỹ Nhà nước chứ không tổ chức
tiêu hủy. Về vụ này có nhiều ý kiến khác nhau.
- Quan điểm thứ nhất, đồng ý với quan điểm của Viện kiểm sát là đề nghị
sung công quỹ Nhà nước. Vì xét về giá trị phế liệu 19kg lõi đồng dây điện vẫn có
giá trị. Do đó, cần tận thu cho ngân sách nhà nước.
- Quan điểm thứ hai thì cho rằng, không thể sung công quỹ 19kg lõi đồng
dây điện nói trên. Vì như thế sẽ trái với quyết định của Bản án. Theo quy định của
pháp luật, Chấp hành viên có nhiệm vụ thi hành đúng nội dung bản án, quyết định
của Tịa án.
Mỗi quan điểm đều có những luận giải nhưng theo tác giả, Chấp hành viên
phải thi hành đúng với bản án mà Tòa án đã tuyên.
Vụ thứ hai là 27 gói cần sa do đang được niêm phong nên trước khi tiêu hủy
cần phải lập Hội đồng mở niêm phong để xác định trong gói niêm phong có phải là
cần sa hay khơng rồi mới được tiêu hủy16.
Về vụ này có các ý kiến như sau:
- Ý kiến thứ nhất cho rằng, trước khi tiêu hủy Hội đồng tiêu hủy chỉ cần đối
chiếu với biên bản giao nhận và kiểm tra các chữ ký trên gói niêm phong, nếu gói
niêm phong cịn ngun, khơng bị rách nát hoặc có dấu hiệu khả nghi thì cho tiến
hành tiêu hủy mà không cần thành lập Hội đồng mở niêm phong.
- Ý kiến thứ hai cho rằng, khi tiêu hủy các loại vật chứng đang được niêm
phong cần phải thành lập Hội đồng mở gói niêm phong trước khi cho tiêu hủy.
Theo ý kiến thứ nhất, nếu thành lập Hội đồng mở gói niêm phong để xác
định trong gói niêm phong đó có đúng là cần sa hay khơng thì trước hết cần phải
mời những người đã ký trên niêm phong đó. Tuy nhiên, những người ký trên gói
niêm phong đó cũng chỉ có thể xác nhận được đó có phải là chữ ký của họ hay

khơng mà thơi, cịn để xác định trong đó có phải là ma túy (cần sa) hay khơng thì lại
cần phải trưng cầu giám định của Viện khoa học hình sự. Sau khi có trưng cầu giám
định của Viện khoa học hình sự thì ma túy (cần sa) lại tiếp tục được niêm phong để
16

bttp.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/tin-su-kien.aspx?ItemID=26, cập nhật lúc 20h 27.8.2017


×