Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

lich su tien te Viet nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.2 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>NHỮNG ĐỒNG TIỀN CỦA TRẦN </b>


<b>THÁI TÔNG</b>



Năm 1225, vị nữ quốc vương nước Đại Việt là Lý Chiêu Hoàng cởi long bào
nhường ngai vàng cho phu quân. Kể từ đây, vương quyền họ Lý chuyển sang họ Đơng A.
Trần Cảnh lên ngơi hồng đế, lần lượt lấy 3 niên hiệu:


- Kiến Trung: 1225-1231


- Thiên Ứng Chính Bình: 1232-1250
- Nguyên Phong: 1251-1258


Ngay từ khi mới lên ngôi, vua đã quan tâm đến vấn đề sử dụng tiền tệ mà trong
Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí đã ghi lại: “Năm Kiến Trung thứ 2... xuống chiếu định
<i>rằng dân gian dùng tiền với nhau thì một tiền là 69 đồng, gọi là tiền bớt, nộp lên thì 1</i>
<i>tiền là 70 đồng”.</i>


Ngày nay giới sưu tập đã tìm thấy hai loại tiền Kiến Trung Thơng Bảo đều đọc
trịn, nhưng có đặc điểm thư pháp hoàn toàn khác nhau. Niên hiệu Kiến Trung còn gặp ở
hai vị vua Trung Quốc là Đường Đức Tông, niên hiệu Kiến Trung (780-783) và Tống
Huy Tông niên hiệu Kiến Trung Tĩnh Quốc (1101). Vậy những đồng tiền trên do ai đúc?


* Có một loại tiền Kiến Trung đã được các chuyên gia tiền cổ như TingFuBao,
Ogawa Hiroshi... giám định là tiền thời Đường, tơi hồn tồn đồng ý vì xem kỹ thấy có
các đặc điểm sau:


- Thư pháp trên đồng tiền chính là thư pháp được thể hiện trên các đồng tiền
Trung Quốc đương thời: hai chữ “thông bảo” thì đã q rõ; bộ “dẫn” trong chữ “kiến”
khơng viết rõ như trong các đồng tiền sau này, lại viết giống bộ “sước” trong chữ “thông”
trên cùng đồng tiền.



- Vành, kích thước và các đặc điểm khác đều mang đặc điểm của các loại tiền
cùng thời.


* Loại xong đồng tiền vừa mơ tả trên, cịn lại một đồng tiền Kiến Trung đã được
TingFuBao, Miuria Gosen... giám định là của Trần Thái Tông, song xem kỹ, sẽ nhận thấy
có những đặc điểm rất kỳ lạ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Thư pháp cũng khác hẳn, chữ nhỏ nét dày, hai chữ “thông bảo” rất giống như
trong tiền Tường Phù Thông Bảo (loại chữ nhỏ) của Tống Chân Tông đúc vào niên hiệu
Đại Trung Tường Phù (1008-1017)...


Và như vậy, đồng tiền Kiến Trung này có đặc điểm, thư pháp... hồn tồn giống
tiền Tường Phù của Đại Tống! Hay tiền này là do Tống Huy Tông đúc?


Chúng ta chưa rõ các chuyên gia tiền cổ nổi tiếng của Trung Quốc - Nhật Bản giải
thích sự nhận định của mình như thế nào, nên đành phải lựa đường hỏi tra:


Xét rằng Huy Tông (1101-1125) nước Đại Tống là một nghệ sĩ bậc thầy, một hoạ
sĩ hữu danh, một nhà cổ ngoạn say mê, một thư pháp gia nổi tiếng... mà những đồng tiền
đúc thời vua này như các hiệu Sùng Ninh (1102-1106), Đại Quan (1107-1110), Chính
Hịa (1111-1117), Trọng Hịa (1118) và Tun Hịa (1119-1125) đều mang nét ngự bút.
Ngồi ra, Tống sử cịn cho hay năm 1101, Tống Huy Tơng đã có đúc hai loại tiền là
Thánh Tống Nguyên Bảo và Thánh Tống Thông Bảo đều mang thư pháp của vua; và mới
đây, giới sưu tập cịn tìm thấy tiền Kiến Quốc Thơng Bảo (Kiến Quốc là viết tắt 4 chữ
của niên hiệu Kiến Trung Tĩnh Quốc 1101) cũng mang thư pháp của vua. Nếu Tống Huy
Tơng có đúc tiền Kiến Trung, hẳn nó cũng phải nằm trong dòng chảy những đồng tiền
mang thư pháp “Huy Tơng thủ”, đồng thời có những đặc điểm của tiền thời này; trong
khi tiền Kiến Trung Thông Bảo thì khác hẳn.


Vả lại, khi mới lập triều, Trần Thái Tông đã ban chiếu “Định phép dùng tiền”,


chắc chắn phải có đúc tiền để thực thi chiếu ban hành, đồng thời bố cáo thiên hạ niên hiệu
đang trị vì đất nước. Lẽ nào phải sử dụng lại các đồng tiền triều Lý là của một vương
triều mà mình đã cướp ngơi và tìm mọi cách thủ tiêu, tận diệt?


Tuy vậy, lời giải thích trên vẫn chưa đủ sức thuyết phục cho việc giám định tiền
Kiến Trung Thông Bảo là do Trần Thái Tơng đúc. May đây, cịn có một chứng cứ khác.
Đó là những đồng tiền hiệu Chính Bình...


Sách của TingFuBao, Miuria Gosen giới thiệu tiếp là đồng tiền Chính Bình Thơng
Bảo có đặc điểm hồn tồn giống tiền Kiến Trung vừa bàn, đồng thời cũng giám định là
của Trần Thái Tơng.


Ở Nhật Bản cũng có niên hiệu Chính Bình (Shohei 1346-1370), song vào thời
này, tại xứ sở hoa anh đào đang lưu hành rộng rãi các loại tiền Trung Quốc, nếu có đúc
thêm thì cũng chỉ phỏng lại các loại tiền Khai Nguyên Thông Bảo, Tống Nguyên Thông
Bảo, Hồng Vũ Thông Bảo... mang các đặc điểm riêng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

hai chân trời gởi về cho thấy chữ “chính” gồm chữ “chánh” ghép với bộ “phộc” rất rõ
ràng!


Xét mỗi sự kiện lịch sử, cũng như sự xuất hiện của một đồng tiền, phải đặt vào
tổng thể hài hịa của nó. Do vậy, mỗi đồng tiền trong các đồng tiền Kiến Trung Thơng
Bảo, Chính Bình Thơng Bảo và Chính Bình Ngun Bảo chính là một chứng cứ bổ sung
cho đồng tiền kia để đi đến kết luận...


Tất cả chúng đều được đúc thời Trần Thái Tông! Song sự xuất hiện của những
đồng tiền có đặc điểm lạ ở nước Đại Việt, nhưng lại mang sắc thái của một thể loại tiền
thời Bắc Tống, làm tôi băn khoăn: phải chăng chúng là sản phẩm của những người thợ
đúc tiền lành nghề ở phía bắc nước Đại Tống, lánh nạn Mơng - Ngun sang lập nghiệp ở
nước ta?



<i>Hình minh họa: H 1: Tiền “Kiến Trung Thông Bảo” (lấy từ sách của Miuria</i>
Gosen)


H 2: Tiền “Chính Bình Thơng Bảo” (lấy từ sách của Miuria
Gosen)


Bài 2:


<b> NHỮNG ĐỒNG TIỀN NGUYÊN PHONG CỦA TRẦN THÁI TÔNG</b>


<b> BS NGUYỄN ANH </b>
<b>HUY </b>


...Người lính già đầu bạc,


Kể mãi chuyện Nguyên Phong...


Giặc Phật: hào hứng người xưa. Tiền cổ: bàn cãi đời nay... Tuy chỉ một hiệu tiền
Nguyên Phong Thông Bảo, nhưng các nhà sưu tập đã tìm thấy hàng trăm loại có kích
thước, chất liệu, thư pháp, đặc điểm và các nét chi tiết khác nhau. Chúng do ai đúc?


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Bán Lạng, Ngũ Thù. Các nhà nghiên cứu tiền cổ trên thế giới đều công nhận cả hai vị vua
Tống và Trần đều có đúc tiền Nguyên Phong, nhưng là loại tiền nào thì cho đến nay vẫn
chưa có sự thống nhất.


Ở Nhật Bản, vào niên hiệu Vạn Trị (Manji) thứ hai (1659) cũng có đúc nhiều loại
tiền Nguyên Phong bằng đồng thau, nhưng chúng có những đặc điểm của tiền Nhật Bản
đương thời như lỗ vuông rộng, vành đều đặn, vành của lỗ vng ở mặt lưng thì bè rộng...
thêm nữa, các Hán tự viết trên đồng tiền đều là kiểu chữ của Nhật đã cải biến như chữ


“phong” viết giản lược ít nét chứ khơng phức tạp đa nét như chữ Hán trên đồng tiền
Trung Quốc và Việt Nam.


Tất cả những đồng tiền Nguyên Phong Thông Bảo đều được đọc trịn. Chúng ta
bắt đầu từ chữ “ngun” nằm phía trên, và được biết Tống Chân Tông đã cho đúc tiền
bằng đồng thau được viết theo cả ba lối chữ chân - triện - thảo, ngày nay rất dễ tìm thấy
trong những lô tiền thời Tống.


Sách của TingFuBao, Miuria Gosen đều có giới thiệu hai mẫu tiền Nguyên Phong
viết theo lối triện và giám định là của Trần Thái Tông. Tôi đồng ý với sự giám định đó.


Có một số loại tiền Nguyên Phong bằng kẽm, người thì cho là tiền Đại Tống,
người thì xếp vào thời Trần, người cẩn thận thì chú là “unknown, inconnu...” hoặc “vơ
khảo phẩm, bất tri niên đại phẩm...”, riêng tơi thì cho rằng đó là tiền kẽm do chúa
Nguyễn Phúc Khoát mua kẽm trắng của Hà Lan đúc tiền từ năm 1746.


Một vài đồng tiền Nguyên Phong bằng đồng đỏ, đường kính khoảng 22mm, đã
phủ lớp gỉ nâu đen, phần lớn các nhà nghiên cứu đều cho rằng chúng được đúc tại An
Nam nhưng không xếp được thời đại. Tôi giám định là tiền của chúa Nguyễn Phúc Thụ
mua đồng đỏ của Nhật Bản đúc từ năm 1725.


Ngồi ra, cịn rất nhiều loại tiền Ngun Phong khác viết theo thư pháp lạ, kỹ
thuật đúc không cẩn thận nên rất khó phân loại, ý tơi cho rằng chúng do dân gian đúc vào
thế kỷ XVIII, vào thời đại mà nền kinh tế hàng hóa phát triển, mở cửa ngoại nhập... vấn
đề đúc tiền thời các chúa Trịnh - Nguyễn không được quy hoạch...


Trở lại hai mẫu tiền của Trần Thái Tông, đúc bằng đồng thau, đường kính 23mm,
rất giống loại tiền viết theo lối triện của Đại Tống. Xin chỉ rõ mấy nét để phân biệt:


- Chữ “nguyên” cũng viết triện như trong đồng tiền Đại Tống nhưng ở đồng tiền


Trung Quốc thì bộ “nhân” viết hai nét rời và đồng quy vào nét nhất ở trên; trong khi ở
đồng tiền Đại Việt thì hai nét này liền nhau tạo như một nét và có đoạn ngang hoàn toàn
tách rời song song với hai nét nhất ở trên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Đặc biệt, ở đồng tiền số 2, chúng ta cịn thấy thêm chữ “thơng” viết theo lối chữ
chân rất rõ ràng, nhưng bộ “sước” có đi dài vắt qua phía bên phải tạo hai nét đối xứng
nhau qua chữ “dũng”.


Hai loại tiền này rất hiếm, nhưng các nhà sưu tập lại tìm thấy hai loại tiền Nguyên
Phong cũng có đặc điểm tương tự, song đường kính chỉ 20mm.


Những đồng tiền 20mm này, đã được Toda giám định là của Trần Thái Tơng, cịn
TingFuBao thì không chấp nhận, nhưng cũng không giám định được. Riêng Miuria
Gosen thì cho rằng tiền được đúc trong 10 năm chống Minh (1418-1427) để nghĩa quân
sử dụng. Các nhà sưu tập và nghiên cứu sau này cũng đều cho là của Trần Thái Tông.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×