Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

BÁO CÁO TỔNG HỢPDự án Quy hoạch Khu, Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thànhphố Hải Phòng giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.61 KB, 39 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ
HẢI PHỊNG
____________

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________________________

BÁO CÁO TỔNG HỢP
Dự án Quy hoạch Khu, Vùng nông nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao thành
phố Hải Phịng giai đoạn
2016-2025, định hướng đến năm 2030
_____________________________
Phần I
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết xây dựng Quy hoạch
Hải Phịng là thành phố cảng biển, có vị trí địa lý kinh tế quan trọng, nằm
trong cực tăng trưởng vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, thuận lợi về giao thông
đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển.
Hiện nay, tỷ trọng ngành nơng-lâm-thủy sản đóng góp vào GDP của thành
phố khơng lớn (7,52%), nhưng sự phát triển của ngành vẫn giữ vai trò quan
trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, đảm bảo sự ổn
định khu vực nông thôn với khoảng 53% dân số, sử dụng quỹ đất lớn nhất trên
84 nghìn ha, chiếm 54% diện tích tự nhiên.
Những năm qua, nơng nghiệp Hải Phịng có bước phát triển khá, có sự
chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hố, bảo đảm an ninh lương thực, từng
bước đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao giá trị gia tăng; tốc độ tăng trưởng
giá trị sản xuất toàn ngành trong 5 năm (2010-2015) là 3,23%/năm. Cơ cấu giá
trị sản xuất chuyển dịch đúng hướng theo mục tiêu đặt ra là: tăng thủy sản, giảm


nông nghiệp và lâm nghiệp (năm 2000 cơ cấu nhóm ngành nơng-lâm-thủy sản là
84,73% - 1,34% - 13,93%, đến năm 2015 cơ cấu tương ứng 64,57% - 0,26% 35,15%).
Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp của thành phố vẫn là nền sản xuất nhỏ, quy
mô ruộng đất manh mún, kỹ thuật chưa đồng bộ; quy hoạch thiếu ổn định; chưa
thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
(NNƯDCNC); chưa tạo ra được chuỗi giá trị hàng hóa, xây dựng nhãn hiệu,
thương hiệu cho sản phẩm nông sản sạch; ở nông thôn thiếu nguồn nhân lực có
trình độ kỹ thuật để thuận tiện trong việc thực hành, vận dụng, đưa công nghệ
cao vào sản xuất nơng nghiệp; biến đổi khí hậu tác động tiêu cực đến sản xuất
nơng nghiệp truyền thống; tình trạng ô nhiễm tại các vùng sản xuất nông nghiệp
ngày càng diễn biến phức tạp…
Ứng dụng công nghệ cao (CNC) là giải pháp chủ yếu, quan trọng mang
tính đột phá, cùng với tổ chức lại sản xuất theo hướng tích tụ ruộng đất quy mô
1


lớn là nội dung cốt lõi cơ cấu lại ngành nơng nghiệp. Vì vậy việc quy hoạch khu,
vùng NNƯDCNC có tính cấp thiết, quan trọng.
Nội dung của phát triển NNƯDCNC rất rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực như:
nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất, ứng dụng vật liệu mới, công nghệ
thông tin và công nghệ quản lý sản xuất vào các lĩnh vực sản xuất nơng sản hàng
hóa; đào tạo nguồn nhân lực CNC; ươm tạo công nghệ và doanh nghiệp CNC;
xúc tiến thương mại CNC; phát triển dịch vụ NNƯDCNC, kể cả dịch vụ du lịch,
tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí trong các khu, vùng NNƯDCNC.
Việc xây dựng Quy hoạch khu, vùng nông nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao
thành phố Hải Phịng giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030 là cần
thiết và cấp bách, nhằm thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, triển khai
hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay.
2. Mục tiêu
Xây dựng quy hoạch khu, vùng NNƯDCNC trên địa bàn thành phố giai

đoạn 2016-2025, định hướng đến 2030 nhằm thực hiện định hướng phát triển
sản xuất nông nghiệp bền vững của thành phố; nâng cao sức cạnh tranh, giá trị
gia tăng của sản phẩm nơng nghiệp và hình thành mơ hình sản xuất hiệu quả; từ
nâng cao thu nhập của nông dân. Xây dựng khung cơ chế, chính sách, tổ chức
quản lý sản xuất khu, vùng NNƯDCNC.
3. Phạm vi, thời kỳ quy hoạch
- Phạm vi quy hoạch: tại các huyện Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, An Lão, An
Dương, Kiến Thụy, Thủy Nguyên và quận Dương Kinh.
- Thời kỳ lập quy hoạch: giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030.
4. Nhiệm vụ của dự án quy hoạch
- Điều tra, thu thập các thông tin, số liệu có liên quan.
- Phân tích, đánh giá tình hình thực trạng sản xuất nơng nghiệp có ứng
dụng cơng nghệ cao theo mơ hình tập trung, dự án đang triển khai trên địa bàn
thành phố, bao gồm kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
- Phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng và nguồn lực để phát triển vùng
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Xây dựng quan điểm, mục tiêu phát triển quy hoạch vùng nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016-2025, định
hướng đến 2030. Đánh giá tác động của dự án quy hoạch và xác định nhu cầu
vốn đầu tư cho quy hoạch.
- Xây dựng các chính sách và giải pháp thực hiện quy hoạch.
2


Phần II
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG QUY HOẠCH
NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO
1. Căn cứ khoa học, lý luận
1.1. Một số khái niệm liên quan đến NNƯDCNC
a) Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

- Khái niệm: Là nền nông nghiệp được áp dụng những cơng nghệ mới vào
sản xuất, bao gồm: cơng nghiệp hóa nơng nghiệp (cơ giới hóa các khâu của q
trình sản xuất), tự động hóa, cơng nghệ thơng tin, cơng nghệ vật liệu mới, công
nghệ sinh học và các giống cây trồng, giống vật ni có năng suất và chất lượng
cao, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững
trên cơ sở canh tác hữu cơ (theo Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Bộ
Nông nghiệp và PTNT).
- Nội dung phát triển NNƯDCNC: (i) Lựa chọn ứng dụng vào từng lĩnh
vực sản xuất nơng nghiệp hàng hố những cơng nghệ tiến bộ nhất về giống cây,
con; công nghệ canh tác; chăn nuôi tiên tiến; công nghệ tưới; công nghệ sau thu
hoạch - bảo quản - chế biến. Từng bước ứng dụng công nghệ thông tin vào quản
lý, xây dựng thương hiệu và xúc tiến thị trường. (ii) Sản phẩm NNƯDCNC là
sản phẩm hàng hố mang tính đặc trưng của từng vùng sinh thái, đạt năng suất
và hiệu quả kinh tế cao trên đơn vị diện tích, có khả năng cạnh tranh cao về chất
lượng với các sản phẩm cùng loại trên thị trường trong nước và thế giới, có điều
kiện mở rộng quy mơ sản xuất và sản lượng hàng hố khi có yêu cầu của thị
trường. (iii) Sản xuất NNƯDCNC tạo ra sản phẩm phải theo một chu trình khép
kín, trong sản xuất khắc phục được những yếu tố rủi ro của tự nhiên và hạn chế
rủi ro của thị trường.
b) Khu NNƯDCNC
Là khu công nghệ cao tập trung thực hiện hoạt động ứng dụng thành tựu
nghiên cứu và phát triển công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp để thực hiện
các nhiệm vụ: chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật ni cho năng suất,
chất lượng cao; phịng, trừ dịch bệnh; trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao; tạo
ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp; bảo quản, chế
biến sản phẩm nông nghiệp; phát triển doanh nghiệp NNƯDCNC và phát triển
dịch vụ cơng nghệ cao phục vụ nơng nghiệp.
Khu NNƯDCNC có 5 chức năng cơ bản là: (i) nghiên cứu ứng dụng; (ii)
thử nghiệm; (iii) trình diễn cơng nghệ cao; (iv) đào tạo nguồn nhân lực; (v) sản
xuất sản phẩm NNƯDCNC. Trong đó 3 chức năng: sản xuất, thử nghiệm, trình

diễn mang tính phổ biến; 2 chức năng cịn lại tùy đặc điểm của từng khu. Đặc
trưng của sản xuất tại các khu NNƯDCNC: đạt năng suất cao kỷ lục và hiệu quả
3


kinh tế rất cao.
c) Vùng NNƯDCNC: Là vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, ứng dụng
thành tựu của nghiên cứu và phát triển CNC vào lĩnh vực nông nghiệp để thực
hiện nhiệm vụ sản xuất một hoặc một vài nông sản hàng hóa và hàng hóa xuất
khẩu chiến lược dựa trên các kết quả chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật
ni cho năng suất, chất lượng cao; phịng, trừ dịch bệnh; trồng trọt, chăn nuôi
đạt hiệu quả cao; sử dụng các loại vật tư, máy móc, thiết bị hiện đại trong nông
nghiệp; bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ CNC trong sản
xuất nông nghiệp.
d) Doanh nghiệp NNƯDCNC: Là doanh nghiệp ứng dụng CNC trong sản
xuất sản phẩm nơng nghiệp, có chất lượng, năng suất, giá trị gia tăng cao.
1.2. Nội dung, tiêu chí xác định khu, vùng NNƯDCNC
a) Khu NNƯDCNC (quy định tại Điều 32 Luật Công nghệ cao)
- Các phân khu chức năng chủ yếu: khu trung tâm hành chính; khu nghiên
cứu ứng dụng, thử nghiệm và trình diễn mơ hình sản xuất NNƯDCNC; khu đào
tạo, chuyển giao cơng nghệ, trình diễn và giới thiệu sản phẩm NNƯDCNC; khu
đầu tư sản xuất sản phẩm NNƯDCNC; khu xử lý chất thải.
- Hoạt động của khu NNƯDCNC:
+ Hoạt động khoa học và công nghệ: tham gia nghiên cứu và phát triển
CNC trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Danh mục CNC được ưu tiên đầu tư phát
triển, thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điểm a, b, c, d, đ Khoản 1, Điều 16,
Luật Công nghệ cao; nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm, trình diễn mơ hình sản
xuất sản phẩm NNƯDCNC; chuyển giao CNC trong lĩnh vực nông nghiệp.
+ Hoạt động đào tạo nhân lực CNC: đào tạo và huấn luyện công nhân, kỹ
thuật viên, cán bộ quản lý về ứng dụng CNC trong nông nghiệp; phối hợp đào

tạo cử nhân, kỹ sư, thạc sỹ, tiến sĩ trong một số chuyên ngành về sinh học, nông
nghiệp thuộc Danh mục CNC được ưu tiên đầu tư phát triển.
+ Hoạt động sản xuất, dịch vụ: Sản xuất sản phẩm NNƯDCNC; tổ chức hội
chợ, triển lãm, trình diễn sản phẩm NNƯDCNC; thực hiện dịch vụ tư vấn CNC
trong nông nghiệp; dịch vụ cung ứng vật tư, thiết bị và tiêu thụ sản phẩm; thực
hiện dịch vụ dân sinh.
- Tham gia các hoạt động ươm tạo CNC lĩnh vực nông nghiệp, ươm tạo
doanh nghiệp NNƯDCNC.
b) Vùng NNƯDCNC (theo Quyết định số 66/2015/QĐ-TTg)
- Tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm liên kết theo chuỗi giá trị; có tổ
chức đầu mối của vùng là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt
động trong vùng ký hợp đồng thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất
nông nghiệp của vùng.
4


- Sản phẩm sản xuất trong vùng là sản phẩm hàng hóa có lợi thế của vùng,
tập trung vào các nhóm sản phẩm sau:
+ Giống cây trồng, vật ni, giống thủy sản có năng suất, chất lượng cao và
khả năng chống chịu vượt trội;
+ Sản phẩm nông lâm thủy sản có giá trị gia tăng và hiệu quả kinh tế cao;
chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, khu vực hoặc quốc gia (Viet GAP).
- Công nghệ ứng dụng là các công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học trong
chọn tạo, nhân giống và phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi; công nghệ
thâm canh, siêu thâm canh, chế biến sâu nâng cao giá trị gia tăng; công nghệ tự
động hóa, bán tự động; cơng nghệ thơng tin, viễn thám, thân thiện môi trường.
Công nghệ ứng dụng trên quy mô công nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất, gia
tăng giá trị của sản phẩm và tăng năng suất lao động.
- Vùng NNƯDCNC là vùng chuyên canh, diện tích liền vùng, liền thửa
trong địa giới hành chính một tỉnh, có điều kiện tự nhiên thích hợp, có cơ sở hạ

tầng kỹ thuật tương đối hồn chỉnh về giao thơng, thủy lợi, điện, thuận lợi cho
sản xuất hàng hóa, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất nông
nghiệp của ngành và địa phương.
- Đối tượng sản xuất và quy mơ của vùng: Sản xuất hoa diện tích tối thiểu
là 50 ha; Sản xuất rau an toàn diện tích tối thiểu là 100 ha; Sản xuất giống lúa
diện tích tối thiểu là 100 ha; Nhân giống và sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu diện
tích tối thiểu là 5 ha; Cây ăn quả lâu năm diện tích tối thiểu là 300 ha; Cây công
nghiệp lâu năm (chè, cà phê, hồ tiêu) diện tích tối thiểu là 300 ha; Sản xuất
giống thủy sản diện tích tối thiểu là 20 ha; ni thủy sản thương phẩm diện tích
tối thiểu là 200 ha; Chăn ni bị sữa số lượng tối thiểu là 10.000 con/năm; bị
thịt tối thiểu 20.000 con/năm; Chăn ni lợn thịt số lượng tối thiểu là 40.000
con/năm; lợn giống (lợn nái) tối thiểu 2.000 con/năm; Chăn nuôi gia cầm số
lượng tối thiểu là 50.000 con/lứa.
1.3 Cơ sở thực tiễn
a) Tình hình phát triển NNƯDCNC trên thế giới
Khu CNC xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào năm 1939, đến đầu những năm
1980 đã có đến hơn 100 khu, phân bố trên các bang của Mỹ. Ở Anh, năm 1961
đã xây dựng khu khoa học công nghệ (vườn khoa học Jian Qiao) và đến năm
1988 đã có 38 vườn khoa học với sự tham gia của hơn 800 doanh nghiệp. Phần
Lan năm 1996 đã có 9 khu khoa học nơng nghiệp CNC. Từ những năm 1950,
Israel đã tạo ra những sản phẩm nơng nghiệp có giá trị trên 7,0 tỷ USD/năm ở
vùng đất sa mạc hoá, Israel nâng năng suất cà chua 400 tấn/ha/năm.
Tại khu vực Châu Á, nông nghiệp CNC đã được các nước thuộc khu vực
Đông Á và Đông Nam Á như: Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan thực hiện… Tiê
biểu là tại Trung Quốc có 405 khu NNƯDCNC, các NNƯDCNC đã đóng một
vai trị quan trọng trong việc phát triển nền nông nghiệp hiện đại. Năm 1978,
5


Đài Loan đã sử dụng công nghệ nhà lưới chống côn trùng và biện pháp thuỷ

canh trên giá đỡ là xốp, năng suất trên 300 tấn/ha/năm.
Trong nuôi trồng thủy sản, tại Israel bằng kỹ thuật nuôi thâm canh, năng
suất cá rô phi trong ao đạt 100 tấn/ha; nuôi trong hệ thống mương nổi đạt 500 1.000 tấn/ha; tại Nhật Bản nâng suất cá nheo Mỹ nuôi thâm canh trong hệ thống
mương nổi đạt 300 - 800 tấn/ha.
b) Tình hình phát triển NNƯDCNC ở Việt Nam
* Khu NNƯDCNC:
- Trên địa bàn cả nước, hiện tại có 6 khu NNƯDCNC đi vào hoạt động là:
thành phố Hồ Chí Minh (nghiên cứu, sản xuất, đào tạo, chuyển giao, du lịch, sản
xuất giống rau, hoa, cá kiểng); thành phố Hà Nội (nghiên cứu, sản xuất giống
rau, hoa, đào tạo chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống, quy trình sản xuất); tỉnh
Sơn La (nghiên cứu giống, sản xuất rau, hoa, quả); tỉnh Khánh Hòa (nghiên cứu,
sản xuất, chuyển giao giống lúa, ngô, rau, hoa, mía, điều, xồi, heo, cá); tỉnh Phú
n (nghiên cứu, sản xuất, đào tạo, chuyển giao giống mía, bơng, cây ăn quả,
gia súc, gia cầm); tỉnh Bình Dương (nghiên cứu, sản xuất, đào tạo, chuyển giao
rau, quả, cây dược liệu).
- Đặc điểm của mơ hình này là các địa phương quy hoạch thành khu tập
trung với quy mô từ 60 - 400 ha tùy điều kiện quỹ đất của từng địa phương. Tiến
hành thiết kế quy hoạch phân khu chức năng theo hướng liên hoàn từ nghiên
cứu, sản xuất, chế biến, giới thiệu sản phẩm. Nhà nước đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng một cách đồng bộ: giao thông, điện nước, thông tin liên lạc, xử lý môi
trường… đến từng phân khu chức năng, quy định các tiêu chuẩn công nghệ và
loại sản phẩm được ưu tiên phát triển trong khu NNƯDCNC. Các tổ chức cá
nhân thuộc các thành phần kinh tế được quyền đăng ký và đầu tư vào khu để
phát triển sản phẩm. Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên xây dựng
khu NNƯDCNC theo mô hình đa chức năng, gắn nghiên cứu, trình diễn, chuyển
giao công nghệ với việc tổ chức dịch vụ du lịch sinh thái đồng thời thu hút đầu
tư của các doanh nghiệp.
- Thực hiện Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29/01/2010 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển NNƯDCNC đến năm 2020, nhiều
địa phương đã triển khai dự án quy hoạch chi tiết các khu NNƯDCNC như: Thái

Nguyên, Quảng Ninh, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi, Ninh
Thuận, Lâm Đồng. Các sản phẩm được lựa chọn để phát triển trong khu quy
hoạch này là nhân giống các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao bằng công nghệ
cấy mô thực vật, sản xuất giống cây trồng vật nuôi sạch bệnh, sản xuất rau hoa
cao cấp, nấm dược liệu, vắcxin, quy trình cơng nghệ phục vụ sản xuất nông
nghiệp, chế biến nông sản…
- So với tiêu chí khu NNƯDCNC thì các khu NNƯDCNC của Việt Nam
(trừ khu NNƯDCNC ở thành phố Hồ Chí Minh) chưa đáp ứng được yêu cầu cả
về nghiên cứu, ứng dụng và hiệu quả; nguyên nhân chủ yếu, do:
6


+ Chưa lựa chọn được mơ hình khu NNƯDCNC phù hợp.
+ Việc triển khai xây dựng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là giải phóng mặt
bằng và sự phối hợp thực hiện giữa các cơ quan liên quan.
+ Cơ chế, chính sách chưa thực sự thu hút đầu tư của các doanh nghiệp
trong và ngoài nước.
- Mới chỉ tập trung phát triển các mơ hình trình diễn, chuyển giao, quảng
bá thương hiệu cho doanh nghiệp, nên rất khó kêu gọi đầu tư, vì hạn chế về
diện tích.
- Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, công nghệ nhập khẩu không phù
hợp hoặc lạc hậu.
* Vùng NNƯDCNC:
- Thành phố Hồ Chí Minh có trên l.000 ha, sản lượng đạt khoảng 30.000
tấn/năm, giá trị kinh tế đạt 120 - 150 triệu đồng/ha/vụ; hơn 700 ha trồng hoa cây cảnh áp dụng CNC cho thu nhập 600 triệu đến 1.000 triệu đồng/ha/năm. Tại
Lâm Đồng: diện tích NNƯDCNC có khoảng 50.000 ha, chiếm 17,7% diện tích
đất nơng nghiệp, giá trị sản xuất NNƯDCNC chiếm 30% giá trị sản xuất nơng
nghiệp của tỉnh; năm 2016, bình quân giá trị sản xuất NNƯDCNC đạt 500 triệu
đồng/ha/năm; giá trị sản xuất từ 1 tỷ đến 3 tỷ đồng/ha/năm có 700 ha; 95,9% số
hộ trồng hoa sử dụng nhà màng, nhà lưới để canh tác hoa. Tại Bà Rịa-Vũng Tàu

đã xây dựng nhiều mơ hình sản xuất giống cây lâm nghiệp, chăn nuôi lợn giống,
lợn siêu nạc, chăn nuôi gà theo công nghệ Nhật Bản.
- Ưu điểm: Vùng sản xuất NNƯDCNC là nơi áp dụng các kết quả nghiên
cứu CNC trong sản xuất nông nghiệp trên một vùng chuyên canh với khối lượng
hàng hóa lớn; tận dụng được các lợi thế về điều kiện tự nhiên và lao động tại
vùng. Chỉ sử dụng một số công nghệ phù hợp với một số khâu canh tác nên chi
phí đầu vào giảm, phù hợp với khả năng đầu tư của nông dân nên dễ triển khai
vào thực tiễn sản xuất.
- Hạn chế: Do áp dụng công nghệ cao không đồng bộ nên chất lượng sản
phẩm vẫn chưa đồng đều và cao. Khâu tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc vào các hợp
đồng với các doanh nghiệp nên chưa ổn định.
Những kết quả sản xuất NNƯDCNC ở các địa phương đã khẳng định chủ
trương phát triển NNƯDCNC là phù hợp với xu thế phát triển, phát huy và sử
dụng hiệu quả cao hơn các nguồn lực, tạo nơng sản hàng hóa chất lượng cao, an
toàn, sạch bệnh, nâng cao sức cạnh tranh và từng bước chiếm lĩnh thị trường
một cách bền vững.
c) Bài học kinh nghiệm về phát triển NNƯDCNC:
- Việc đầu tư vào NNƯDCNC địi hỏi khơng chỉ về khoa học kỹ thuật, trình
độ lao động mà cịn u cầu về khả năng đầu tư, hiệu quả kinh tế, mơ hình quản
lý…
7


- Phát triển NNƯDCNC cần lựa chọn những sản phẩm có lợi thế cạnh
tranh, đặc sản của địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Phát triển vùng sản xuất NNƯDCNC yêu cầu đầu tư hạ tầng: giao thông,
thủy lợi, điện và giải pháp tiêu thụ sản phẩm.
- Sản phẩm NNƯDCNC đáp ứng được các yêu cầu quy chuẩn về sản xuất
an tồn thực phẩm, xuất xứ hàng hóa.
- Quan tâm đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển NNƯDCNC.

- Hồn thiện các quy trình kỹ thuật trong trồng trọt, chăn ni, ni trồng
thủy sản theo tiêu chí NNƯDCNC.
- Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực
NNƯDCNC và kết nối với các hộ nông dân để sử dụng hiệu quả đất đai.
2. Căn cứ chính trị, pháp lý
- Các luật: Cơng nghệ cao năm 2008; Đất đai năm 2013;
- Các Nghị định của Chính phủ: số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về việc
lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội; số 04/2008/NĐ-CP
ngày 11/01/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006; số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về chính
sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
- Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 271/2006/QĐ-TTg ngày
27/11/2006 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2020; số 1448/QĐ-TTg ngày 16/9/2009
phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phịng đến năm
2025 và tầm nhìn đến năm 2050; số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 phê duyệt
Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương
trình quốc gia phát triển cơng nghệ cao đến năm 2020; số 575/QĐ-TTg ngày
04/5/2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; số 66/2015/QĐ-TTg
ngày 25/12/2015 quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận vùng
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
- Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất năm 5 kỳ đầu 2011- 2015 thành
phố Hải Phòng;
- Cơng văn 1927/TTg-KTN ngày 02/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về
phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cấp quốc gia;
- Cơng văn số 5181/VPCP-KTN ngày 27/6/2016 của Văn phịng Chính
phủ về việc điều chỉnh quy hoạch và thành lập khu nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao;

- Công văn số 2930/BNN-KHCN ngày 10/4/2017 của Bộ Nông nghiệp và
8


Phát triển nông thôn về việc cho ý kiến dự thảo Báo cáo quy hoạch khu, vùng
nông nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao thành phố Hải Phịng;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XV và các Nghị quyết
chuyên đề của Thành ủy;
- Kế hoạch số 72-KH/TU ngày 17/3/2014 của Ban Thường vụ Thành ủy
Hải Phòng triển khai thực hiện Kết luận số 72-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XI
về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW của Bộ Chính trí về
“xây dựng và phát triển thành phố Hải Phịng trong thời kỳ cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước”;
- Các nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố: số 04/2016/NQ-HĐND
ngày 29/3/2016 về nhiệm vụ, giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao
sức cạnh tranh, giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030; số 10/2013/NQ-HĐND ngày 25/7/2013 và số 13/2016/NQHĐND ngày 22/8/2016 về một số cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2016-2020; số 151/2016/NQ-HĐND ngày 13/12/2016 về Kế
hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới giai
đoạn 2017-2020;

Phần III
PHÂN TÍCH CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội
a) Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý: Hải Phịng là thành phố cảng, cửa chính ra biển của nước
ta, là đầu mối giao thông quan trọng Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trên hai
hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam – Trung Quốc; là trung tâm
kinh tế - khoa học - kỹ thuật tổng hợp của vùng Duyên hải Bắc Bộ và là một

trong những trung tâm phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả
nước. Tổng tổng diện tích tự nhiên tồn thành phố là 152.742,74 ha, dân số
1.963 triệu người phân bổ trên 15 đơn vị hành chính (8 huyện và 07 quận).
Hải Phịng hội tụ đủ các loại hình giao thơng: Đường biển, đường bộ,
đường sắt, đường thuỷ nội địa, đường hàng khơng và có vị trí giao lưu thuận lợi
với các tỉnh trong nước và quốc tế thông qua hệ thống giao thông quan trọng
như: Quốc lộ 5, Quốc lộ 10, đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Sân bay Quốc tế Cát
Bi, Cảng Quốc tế Hải Phòng,...
9


Với vị trí địa lý như trên, Hải Phịng có điều kiện thuận lợi phát triển kinh
tế - xã hội và nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao.
- Khí hậu: Khí hậu Hải Phịng vừa mang đặc điểm chung khí hậu vùng
đồng bằng miền Bắc, vừa có những đặc điểm riêng của vùng ven biển. Nhiệt độ
trung bình hàng năm là 230C; lượng mưa trung bình hàng năm 1.747 mm; độ ẩm
tương đối trung bình hàng năm 82%. Điều kiện khí hậu có các yếu tố liên quan
chặt chẽ đến phát triển NNƯDCNC.
- Tài nguyên đất: tổng diện tích đất tự nhiên của tồn thành phố là
152.742,74 ha, trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp trên 51.000 ha; đất phi nơng
nghiệp là 63.400 ha. Đất đai của Hải Phịng gồm một số loại chủ yếu như: Đất
mặn (bao gồm các loại: Đất mặn sú vẹt đước; đất mặn nhiều; đất mặn trung bình
và mặn ít), chiếm hơn 16%; đất phù sa các loại, chiếm khoảng 18%; đất phèn và
phèn mặn, chiếm khoảng 20%; các loại đất khác: chiếm khoảng 46%. Tính chất
đất và địa hình bằng phẳng thuận lợi để phát triển nhiều loại cấy trồng, vật nuôi
và thủy sản.
Đánh giá chung: Về thuận lợi, Hải Phòng là thành phố lớn, ven biển, hội
tụ đủ các điều kiện có lợi về vị trí địa lý, tài nguyên đất đai, nguồn nước,... cho
việc phát triển các vùng nông nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao. Thành phố có
125km bờ biển, hải đảo; có các ngư trường lớn: Nam Long Châu, Bạch Long Vĩ

rất thuận lợi trong việc nuôi trồng, khai thác nhiều loại thủy sản, hải sản mặn, lợ
có giá trị kinh tế cao.
Khó khăn: Đối với các vùng đồi núi địa hình bị chia cắt mạnh, đất đai
nghèo dinh dưỡng nên khó khăn trong việc phát triển nơng nghiệp.
b) Điều kiện kinh tế
Về quy mô nền kinh tế: Quy mô kinh tế của thành phố từng bước được
mở rộng, tổng GDP giá hiện hành của Hải Phòng năm 2015 đạt 126.776,9 tỷ
đồng, gấp 2,2 lần so với năm 2010. GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt
2.946 USD/người, tăng 1,86 lần.
Về tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng chung của thành phố theo giá
cố định 1994 đạt 9,0%/năm.
c) Điều kiện xã hội
- Năm 2015, tổng dân số của thành phố là 1.963,3 nghìn người, trong đó
dân số ở khu vực đô thị chiếm 46,73%. Tốc độ tăng dân số trung bình giai đoạn
2011-2015 là 1,11%/năm. Mật độ dân số bình quân toàn thành phố năm 2015 là
1.257 người/km2. Tuy nhiên, dân cư phân bố không đều, tập trung cao nhất là
tại các quận. Chất lượng dân số của thành phố đang ngày càng được cải thiện.
Chỉ số về thể lực như chiều cao, cân nặng, tuổi thọ trung bình có nhiều tiến bộ,
10


tuổi thọ trung bình đạt 74,3 tuổi vào năm 2015. Chỉ số phát triển con người của
Hải Phòng năm 2015 là 0,817.
- Giai đoạn 2011-2015, lao động được đào tạo ước đạt 255.235 lượt
người, bình quân 51.047 lượt người/năm. Tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực
nông, lâm, thủy sản giảm từ 41,8% năm 2005 xuống còn 30,6% năm 2010 và
26,0% vào năm 2015.
Đánh giá chung: Kinh tế phát triển ổn định và duy trì tốc độ tăng trưởng
khá so với vùng và tồn quốc, quy mơ kinh tế được mở rộng, cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng hiện đại. Đô thị ngày càng được mở rộng, phát triển và

có những chuyển biến rõ nét. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là kết cấu hạ
tầng giao thông và đô thị được đầu tư, cải thiện, có đột phá.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố ln cao hơn mức tăng
trưởng bình quân chung của cả nước, nhưng chưa nhanh, bền vững, chưa tương
xứng với tiềm năng, vị trí, vai trị là “cực tăng trưởng” quan trọng của toàn
vùng; sự lan tỏa và sức thu hút đối với sự phát triển trong Vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ còn hạn chế. Nguồn vốn đầu tư cho nơng nghiệp cịn hạn chế, nhất
là trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Nguồn nhân lực có trình
độ phục vụ cho phát triển nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao cịn hạn chế; thị
trường tiêu thụ nông sản thiếu ổn định.
2. Điều kiện phát triển của phát triển nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao
a) Hệ thống tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
Hiện nay, hệ thống tổ chức sản xuất nông nghiệp của thành phố gồm
những thành phần sau:
- Kinh tế hộ:
Kinh tế hộ vẫn chiếm chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp Hải Phịng.
Năm 2015, thành phố có 307.500 hộ tham gia sản xuất nơng nghiệp, trong đó,
hộ thuần nơng chiếm 55%; diện tích đất nơng nghiệp bình qn hộ khoảng 1.600
m2. Bình qn thu nhập đầu người khu vực nơng thôn tăng dần qua các năm,
năm 2011 là 19,4 triệu đồng, năm 2015 là 30,8 triệu đồng. Những khó khăn, hạn
chế: Ruộng đất manh mún, sản xuất nhỏ lẻ, canh tác cịn mang tính truyền
thống, việc tiếp cận, ứng dụng khoa học kỹ thuật hạn chế. Chi phí đầu vào lớn
trong khi việc tiếp cận các nguồn vốn vay, vốn hỗ trợ gặp nhiều khó khăn, thiếu
vốn phục vụ sản xuất; lực lượng lao động trẻ còn thiếu.
- Kinh tế trang trại:
Hiện thành phố có 792 trang trại, trong đó trồng trọt có 3 trang trại, chăn
ni có 568 trang trại; lâm nghiệp có 2 trang trại; thủy sản có 138 trang trại;
11



tổng hợp có 81 trang trại. Tổng diện tích đất nông nghiệp của trang trại 2.603 ha
(chiếm 3,2% tổng diện tích đất nơng nghiệp thành phố). Số lao động thường
xun làm việc ở các trang trại là 2.629 người, tổng vốn đầu tư bình quân của 1
trang trại là 307 triệu đồng. Phần lớn các trang trại đã thiết kế và xây dựng đáp
ứng được nhu cầu sản xuất đặt ra, đảm bảo quy trình kỹ thuật sản xuất theo
VietGap.
Những khó khăn: Cơng tác quy hoạch, quản lý đất đai, tích tụ ruộng đất
chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa tập trung; thị trường tiêu thụ sản phẩm
chưa ổn định; sản xuất chưa gắn với chế biến, bảo quản; thuê đất để mở rộng sản
xuất và tiếp cận vốn vay cịn khó khăn; tỷ lệ lao động qua đào tạo cịn thấp.
- Kinh tế hợp tác:
Tổng diện tích đất sản xuất của các HTX là 26.593 ha, trong đó: đất giao
khốn theo Nghị định số 64 là 25.643 ha; đất thuê thầu 949 ha. Tổng vốn điều lệ
41.071 triệu đồng; vốn góp 5.568 triệu đồng; tài sản cố định 134.833 triệu đồng.
Tổng số lao động làm việc tại HTX là 6.060 người.
Tồn tại và hạn chế: hoạt động sản xuất kinh doanh HTX kém hiệu quả,
làm ăn thua lỗ. Vai trò cung ứng dịch vụ vào đầu ra của HTX còn hạn chế, nhất
là khâu tiêu thụ sản phẩm cho nơng dân.
- Doanh nghiệp:
Thành phố hiện có 166 doanh nghiệp nông nghiệp với tổng vốn sản xuất
kinh doanh hàng năm khoảng 1.000 tỷ đồng, với 3.800 lao động, trung bình có
23 lao động/doanh nghiệp; doanh thu thuần trung bình đạt 2,1 tỷ đồng/doanh
nghiệp/năm.
- Thị trường và liên kết trong tiêu thụ sản phẩm:
Sản phẩm nông nghiệp của thành phố cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
của người dân thành phố, bước đầu một số sản phẩm thế mạnh như cải xanh các
loại, bắp cải, bí đỏ, lợn sữa, gia cầm...được tiêu thụ tại tỉnh thành phố lân cận.
Năm 2014 giá trị xuất khẩu thủy sản 46 triệu USD, lâm sản 13,8 triệu USD,
nông sản 8,3 triệu USD. Các mặt hàng chủ yếu là hải sản, thịt đông lạnh, gỗ…

Giá trị xuất khẩu chiếm khoảng 5,65% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Thị
trường xuất khẩu chủ yếu: Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu… Việc khai
thông mở rộng thị trường mới ở nước ngồi cịn hạn chế, do ít có các hoạt động
xúc tiến thương mại, hàng hóa xuất khẩu thơ, năng lực cạnh tranh thấp.
Sự liên kết giữa doanh nghiệp và người dân trong xây dựng chuỗi sản xuất
khép kín từ sản xuất, chế biến bảo quản, phân phối, tiêu thụ chưa chặt chẽ. Vai
trò của doanh nghiệp chưa rõ nét. Đa phần người dân liên kết gián tiếp với các
doanh nghiệp trong cung ứng vật tư thơng qua 2 kênh chính: các đại lý, cửa
12


hàng vật tư và các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp. Tuy vậy tỷ lệ nông sản tiêu
thụ thông qua hợp đồng, liên kết thành chuỗi giá trị còn thấp, tình trạng tiêu thụ
theo hợp đồng vẫn bấp bênh, tình trạng người sản sản xuất vẫn phải tự lo thị
trường vẫn là chính.
b) Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong sản xuất, chế biến
Hải phịng có hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong sản xuất, chế biến khá
phát triển, rất thuận lợi cho việc đầu tư các dự án nông nghiệp ứng dụng CNC.
- Hệ thống thủy lợi:
Tồn thành phố hiện có 6 hệ thống thủy lợi độc lập, trong đó 5 hệ thống
trên đất liền và 1 hệ thống thủy lợi trên huyện đảo. Cơng trình thủy lợi gồm: 383
cống dưới đê; 709 trạm bơm điện tưới tiêu nước; 3.823 tuyến kênh chìm từ cấp
1 đến cấp 3, dài 4.044 km; 702 tuyến kênh nổi cấp 1 sau trạm bơm dài 1.296 km
và hàng nghìn tuyến kênh nội đồng. Hệ thống thuỷ lợi thành phố cơ bản chủ
động trong phòng và chống ngập úng; cấp nước cho sản xuất và đời sống; tiêu
thoát nước và cải thiện môi trường sinh thái; phát triển giao thông thuỷ, du lịch
và dịch vụ trên địa bàn thành phố.
- Hệ thống đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng:
Hiện 100% các tuyến đường huyện được rải nhựa, đạt tiêu chuẩn đường
cấp V đồng bằng; có 570 km (92%) đường liên xã được rải nhựa, bê tông, tiêu

chuẩn đường loại A. Đường giao thơng nội đồng có 8.680 km, trong đó: Đường
trục chính nội đồng khoảng 2.600 km, đường nhánh nội đồng và đường bở thửa
6.080 km. Hệ thống đường nội đồng có một phần đường trục chính đã được
cứng hóa, các tuyến đường nhánh hầu hết đều là đường đất.
- Hệ thống đê điều:
Hải Phịng có 24 tuyến đê với tổng chiều dài 416,9 km; trong đó: Đê biển
dài 104 km, đê sơng dài 312,9 km. Tồn hệ thống có 97 cơng trình kè dài 87,3
km và 383 cống dưới đê. Đối với đê biển: Đến năm 2015 đã có 30 km đê biển
được nâng cấp đảm bảo mức phòng chống bão cấp 10 triều tần suất 5%. Các
đoạn đê còn lại chưa được nâng cấp chỉ đảm bảo chống bão cấp 9, triều cường.
Đối với đê sông: Hầu hết các tuyến đê sông đã đảm bảo cao trình chống lũ, bão
ở mức nước thiết kế. Hiện còn 70,9km đê kém ổn định và xung yếu, chưa được
nâng cấp có nguy cơ mất an tồn trong trường hợp có lũ.
Kè bảo vệ đê: Có 54,5 km kè ổn định đảm bảo an toàn (62%); 28,3 km kè
kém ổn định chưa đảm bảo an toàn (32%); 4,5 km kè xung yếu có nguy cơ mất
an tồn cao (6%). Cống: Có 176 cống đảm bảo an tồn (46%); 149 cống kém an
toàn (40%); 58 cống xung yếu (14%).
- Mạng lưới điện nông thôn, thông tin truyền thông:
13


Hệ thống điện nông thôn đảm bảo cung cấp điện đến xã và các hộ. Đến
nay, có 100% số xã dùng điện lưới quốc gia, đã có 133 xã (96,38%) đạt chuẩn
tiêu chí nơng thơn mới về điện. Mạng lưới bưu chính, viễn thơng đã được phát
triển đến các huyện, xã, thôn; hệ thống Internet được mở rộng về quy mô, tốc
độ, chất lượng tốt, phủ khắp đến 100% số xã, thơn của thành phố. Các dịch vụ
bưu chính, viễn thơng từng bước góp phần phát triển sản xuất, nâng cao dân trí
khu vực nơng thơn.
- Mạng lưới chợ nơng thơn:
Tồn thành phố có 140 chợ nơng thơn, trong đó 52% số xã đã có chợ đạt

chuẩn tiêu chí nơng thôn mới.
- Hệ thống các cơ sở chế biến:
Chế biến rau, rau an tồn: Tồn thành phố có 4 cơ sở đã đầu tư xây dựng
nhà sơ chế rau đủ tiêu chuẩn an tồn và trang bị máy tính nối mạng để theo dõi
các thông tin khoa học kỹ thuật về rau an tồn và tìm kiếm thị trường tiêu thụ;
07 cơ sở chế biến chính như: Trung tâm Giống và Phát triển Nông lâm nghiệp
công nghệ cao; Công ty TNHH Nuôi trồng và Chế biến thực phẩm Phú Cường.
Các công ty thu mua trực tiếp của người dân sau đó chế biến và xuất khẩu
Giết mổ gia súc, gia cầm: Tổng số các điểm giết mổ gia súc, gia cầm trên
địa bàn thành phố là 786 điểm, trong đó 9 điểm giết mổ trâu bò; 481 điểm giết
mổ lợn; 296 điểm giết mổ gia cầm. Phần lớn các điểm giết mổ này có quy mơ
nhỏ, thực hiện theo phương thức thủ cơng và đang trong tình trạng khơng có sự
kiểm sốt của cơ quan chức năng và có nguy cơ về mất vệ sinh, an toàn thực
phẩm.
Cơ sở chế biến thủy sản: Công ty Cổ phần Chế biến thuỷ sản xuất khẩu
Hải Phịng, Tổng Cơng ty thủy sản Hạ Long, Công ty Cổ phần Chế biến và Dịch
vụ thuỷ sản Cát Hải (chế biến nước mắm các loại), Công ty Cổ phần đồ hộp Hạ
Long (sản xuất nhiều mặt hàng như đồ hộp cá, thịt; hàng đông lạnh các loại, sản
phẩm ăn liền, bột cá gia súc, agar...). Các cơ sở ngồi quốc doanh có 08 cơ sở
như: Cơng ty TNHH Việt Trường, Công ty TNHH Quang Hải (chế biến mắm các
loại với cơng suất khoảng 1,5 triệu lít/năm), Cơng ty TNHH Nguyễn Hồng (sản
xuất nước mắm, bột cá với cơng suất 1 triệu lít nước mắm/năm và khoảng 100
tấn bột cá/năm), Công ty TNHH Hải Long (chế biến agar, các mặt hàng ăn liền;
pha đấu nước mắm các loại)…
Sản xuất thức ăn chăn nuôi: Trên địa bàn thành phố có 12 doanh nghiệp
đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi như: Công ty TNHH
Thương mại VIC; Công ty Dehus, Công ty New Hope, Công ty Cổ phần
Proconco, Công ty Eath Hope, Công ty Cổ phần Chương Dương; ..., với dây
chuyền tự động và bán tự động.
14



c) Hệ thống quản lý nhà nước về kiểm định chất lượng sản phẩm nông
nghiệp
Về tổ chức bộ máy
- Cấp thành phố:
+ Cơ quan chuyên môn làm công tác quản lý chất lượng nông lâm thủy sản:
Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản trực thuộc Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.
+ Các cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp, sản xuất ban
đầu nông lâm thủy sản trên địa bàn thành phố: Các Chi cục: Thú y, Bảo vệ thực vật,
Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Thủy lợi; các phịng chun mơn của Sở
(Trồng trọt, Chăn nuôi, Nuôi trồng thủy sản và Thanh tra Sở).
- Cấp huyện: Các phịng Kinh tế quận, phịng Nơng nghiệp và Phát triển nông
thôn huyện.
- Cấp xã: Ủy ban nhân dân cấp xã (xã, phường, thị trấn) được giao nhiệm vụ
quản lý các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ trên địa bàn.
Về năng lực kiểm nghiệm, xét nghiệm
- Chi cục Thú y: có phịng kiểm nghiệm vi sinh được cơng nhận, phân tích
các chỉ tiêu: Hóa học 02 chỉ tiêu, vi sinh vật 25 chỉ tiêu.
- Chi cục Bảo vệ thực vật: 04 bộ test- kít thử nhanh dư lượng thuốc bảo
vệ.
- Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản: có phịng kiểm
nghiệm với một số thiết bị chuyên dùng, các test thử nhanh một số chỉ tiêu an
toàn thực phẩm như hàn the, chloramphenicol, nhóm chất tạo nạc β agonist, axit
vơ cơ trong dấm ăn, phẩm màu kiềm... phục vụ công tác quản lý.
d) Nguồn lực về khoa học công nghệ
Để tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ
(KH&CN), thành phố đã ban hành Chương trình KH&CN trọng điểm, trong đó
có Chương trình Tăng cường tiềm lực KH&CN Hải Phòng đến năm 2020. Sau 3

năm triển khai chương trình, tiềm lực KH&CN thành phố đã có những bước
phát triển rõ nét về số lượng và chất lượng. Đến nay, nhân lực KH&CN trong
các trường đại học, cao đẳng, các tổ chức KH&CN có 4.900 cán bộ có trình độ
đại học trở lên, trong đó có 248 người có trình độ tiến sĩ khoa học, tiến sĩ; 1.706
thạc sĩ (34,82%), 2946 đại học (60,12%).
Số lượng nhân lực có trình độ trên đại học tăng nhanh, đặc biệt trong các
lĩnh vực cơng nghệ cao. Nhân lực KH&CN có trình độ trên đại học đạt 1.954
người, chiếm 39,88%, vượt chỉ tiêu “nhân lực KH&CN trong các trường đại
15


học, cao đẳng, viện nghiên cứu, tổ chức KH&CN trên địa bàn thành phố có
trình độ trên đại học vào năm 2015 đạt 35%”. Các tổ chức KH&CN của thành
phố bước đầu được củng cố và tăng cường tiềm lực, đã có bước phát triển cả về
mặt số lượng và năng lực hoạt động. Hải Phịng hiện có 62 tổ chức có hoạt động
KH&CN (trong đó có 8 đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn thành phố) và 20
trường đại học, cao đẳng.
e) Các cơ chế chính sách của thành phố về phát triển NNƯDCNC
Thành phố đã ban hành một số chính sách nhằm thúc đẩy phát triển
NNƯDCNC như: Nghị quyết 08-NQ/TU ngày 16/5/2013 của Thành ủy về phát
triển KH&CN đến 2020, tầm nhìn 2030; Quyết định số 2242/QĐ-UBND ngày
21/12/2012 của Uỷ ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt Đề án đẩy mạnh
cơ giới hoá phục vụ sản xuất nơng nghiệp Hải Phịng đến năm 2015, định hướng
năm 2020 đã tăng nhanh tỷ lệ cơ giới hóa ở các khâu sản xuất. Ngày 29/3/2016,
HĐND thành phố ban hành Nghị quyết 04 về “nhiệm vụ, giải pháp tái cơ cấu
ngành nông nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, giá trị gia tăng và phát triển bền
vững đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” nêu rõ “Thành phố có cơ chế
hỗ trợ, cấp vốn để thu hồi đất, giải phóng mặt bằng cho doanh nghiệp th lại
đất của nơng dân thực hiện đầu tư sản xuất và tiêu thụ nông sản hoặc doanh
nghiệp cùng nông dân tổ chức sản xuất theo mơ hình cánh đồng mẫu lớn và thu

mua, tiêu thụ sản phẩm để tạo ra các sản phẩm có chất lượng”. Tại Quyết định
số 2587/QĐ-UBND ngày 27/10/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc
ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án nhiệm vụ, giải pháp tái cơ cấu ngành nông
nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, giá trị gia tăng và phát triển bền vững đã nêu
các nội dung và cơ chế phát triển ứng dụng công nghệ mới, áp dụng cơ giới hóa
và các quy trình kỹ thuật tiên tiến sản xuất các sản phẩm hàng hoá chủ lực đạt
năng suất, chất lượng theo tiêu chuẩn VietGAP (Quy trình sản xuất nơng nghiệp
tốt), GlobalGAP (Quy trình thực hành nơng nghiệp tốt tồn cầu), HACCP (Hệ
thống quản lý an tồn thực phẩm).
UBND thành phố Hải Phịng đã phê duyệt các quy hoạch liên quan làm
tiền đề phát triển NNƯDCNC như: Quy hoạch phát triển chăn nuôi (QĐ số
720/QĐ-UBND ngày 25/4/2013), Quy hoạch cơ sở giết mổ tập trung (QĐ số
372/QĐ-UBND ngày 09/3/2009), Quy hoạch đất lúa (QĐ số 2914/QĐ-UBND
ngày 24/12/2014), Quy hoạch sản xuất rau an toàn (QĐ số 2070/QĐ-UBND
ngày 26/11/2012), Quy hoạch phát triển thủy sản (QĐ số 538/QĐ-UBND ngày
01/4/2016); Kế hoạch số 4812/KH-UBND ngày 01/8/2012 của UBND thành
phố về triển khai Đề án tăng cường năng lực quản lý chất lượng nông, lâm, thủy
sản và muối trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2012 – 2015; Quyết
định số 835/QĐ-UBND ngày 06/6/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc
ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm
16


giai đoạn 2011- 2015, tầm nhìn đến năm 2020; Triển khai Dự án (LIFSAP) chăn
ni an tồn sinh học và Dự án (QSEAP) sản xuất rau an toàn thành phố Hải
Phịng giai đoạn 2012-2015.
3. Điều kiện phát triển nơng nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong
một số lĩnh vực cụ thể
a) Lĩnh vực trồng trọt
- Trình độ cơ giới hóa trong sản xuất lúa: Khâu làm đất đã đạt 100%;

khâu gặt đập liên hợp đạt 46,3%. Áp dụng công nghệ cao từ khâu cơ giới hóa
hiệu quả cao hơn 15-20% so với truyền thống.
- Sản xuất rau, lúa an toàn theo hướng VietGAP: Sản xuất rau quy mô
51,5 ha, tập trung sản xuất rau ăn lá, ngơ nếp tím, dưa lê thơm theo VietGAP;
mơ hình sản xuất rau an tồn trái vụ theo VietGAP, theo hướng hữu cơ; mơ hình
tổ chức sản xuất, giám sát chất lượng cộng đồng (PGS) và liên kết tiêu thụ rau
an toàn... Ưu điểm: Giảm 80% ánh sáng trực tiếp đến rau; giảm rửa trôi, sâu
bệnh; trồng trái vụ (quanh năm) được: rau cải ăn lá, su hào, cần tây, xà lách… lãi
thuần tăng so với chính vụ 44,6 triệu đồng/ha; giảm > 70% chi phí chứng nhận
chất lượng rau.
- Sản xuất cây trồng giá trị kinh tế cao trong nhà kính, nhà lưới: Diện tích
khoảng 50.000 m2 nhà kính, nhà lưới áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm (10.000
m2 nhà lưới đơn giản tại xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy; 6.000 m2 tại thôn
Đồng Rồi, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy; 1.000 m2 tại phường Hợp Đức,
quận Đồ Sơn; 380 m2 nhà lưới đơn giản tại phường Bắc Sơn, huyện An Dương;
500 m2 nhà lưới tại phường Hòa Nghĩa, quận Dương Kinh; 1.000 m2 nhà lưới
hiện đại tại phường Lãm Hà, quận Kiến An, 2.000 m2 mơ hình tưới tiết kiệm tại
xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo). Kết quả chi phí đầu tư nhà lưới
45.000.000đ/sào, trong nhà lưới có thể trồng được 4 vụ dưa Kim Hoàng Hậu
hoặc dưa lê/năm, mật độ trồng như ngoài ruộng (600 cây/sào), cao gấp 20 lần so
với sản xuất lúa. Ngồi ra trong nhà lưới nhà, nhà kính có thể sản xuất hoa cao
cấp như hoa lan, hoa lily, hoa đồng tiền... có giá trị cao gấp 30-40 lần so với
trồng lúa.
b) Lĩnh vực chăn nuôi
- Thành phố có 185 trang trại ni lợn thịt, 385 trang trại gà thịt và 103
trang trại gà đẻ. Có một số doanh nghiệp đã đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi như
Công ty CP đã đầu tư vào các huyện như Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Thủy Nguyên,
Công ty Jappha ComFeed, Công ty Cổ phần DaBaCo, Công ty Cổ phần Giống
gia cầm Lượng Huệ... đã áp dụng công nghệ chăn nuôi tiên tiến trên thế giới,
góp phần đem lại thu nhập lớn cho người chăn nuôi.

- Trong chăn nuôi các hộ dân và trang trại cơ bản khơng sử dụng hóa chất,
17


kháng sinh cấm trong chăn nuôi. Người chăn nuôi đã có ý thức trong bảo vệ mơi
trường chăn ni, đã áp dụng công nghệ hầm Biogas trong xử lý chất thải chăn
nuôi. Hiện đã cấp Giấy chứng nhận thực hành chăn ni an tồn theo VietGap
cho 5 cơ sở chăn ni; 3 mơ hình áp dụng VietGAP trong trang trại chăn nuôi
được hỗ trợ chứng nhận.
- Dự án Lifsap Hải Phòng đã thiết lập và đưa vào hoạt động 78 nhóm
GAHP (Quy trình thực hành chăn ni tốt) với 1.600 hộ tham gia trên địa bàn
40 xã tại 4 huyện (Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến Thụy, An Dương); trong đó 1.241
hộ chăn nuôi đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GAHP, 35 cơ sở giết
mổ đạt điều kiện vệ sinh thú y, 29 chợ với 854 quầy đạt điều kiện vệ sinh thú y
trong kinh doanh thịt.
Công ty Cổ phần Giống gia cầm Lượng Huệ có 01 khu chăn nuôi gồm 04
trang trại (1.400 m2/trang trại) nuôi giữ 50.000 con giống gà ông, bà; trên 25
trang trại (cả trại nuôi vệ tinh) nuôi giữ 200.000 con gà bố mẹ. Hệ thống chuồng
ni đều khép kín, có hệ thống điều tiết tiểu khí hậu chuồng ni. Về thị trường
tiêu thụ: trong số 15 triệu con giống hàng năm, tiêu thụ tại Hải Phòng là 3 - 4
triệu con; tiêu thụ tại 44 tỉnh, thành là 10 – 11 triệu con, tiêu thụ sang Lào và
Cămpuchia thông qua các doanh nghiệp là 1 triệu con.
Công ty TNHH Xăng dầu An Hịa dự kiến xây dựng 10 trại ni giữ 200
con lợn giống cụ kỵ (giống thuần Landrece, Yorshire, Duroc…), hàng năm sản
xuất trên 2.000 con giống ông bà cung cấp cho sản xuất đại trà. Hệ thống
chuồng trại sản xuất là hệ thống hiện đại, điều tiết tiểu khí hậu chuồng nuôi,
máng ăn, máng uống tự độ.
c) Lĩnh vực thủy sản
- Đã ứng dụng công nghệ lập bản đồ gen, kỹ thuật di truyền trong nuôi
thuỷ sản và quản lý nguồn lợi thủy sản (định danh loài, sự giống /khác biệt giữa

các quần thể).
- Chú trọng trong việc xử lý nước trong ao nuôi và nước thải trước khi
thải ra môi trường tự nhiên.
- Công nghệ nuôi thủy sản tuần hồn tiết kiệm nước (Đây là cơng nghệ sử
dụng một hệ thống các thiết bị lọc sinh học và vi khuẩn đặc biệt để xử lý nước
thải sản sinh trong q trình ni thủy sản, vì thế khơng ảnh hưởng đến môi
trường). Chú trọng các công nghệ nuôi biển, hiện đại phù hợp với điều kiện khí
hậu vùng biển Hải Phịng.
Đến nay đã có 12.000 m2 ni tơm cơng nghiệp trong nhà bạt; 20 mơ
hình, trong các lĩnh vực: ni trồng, khai thác, chế biến thủy hải sản; các mơ
hình ni trồng theo VietGAP như: mơ hình ni tơm thẻ chân trắng theo
VietGAP; mơ hình ni cá rơ phi theo hướng VietGAP, tạo sản phẩm sạch an
toàn cho người sử dụng và người nuôi, không ngây ô nhiễm môi trường ... hiệu
18


quả kinh tế tăng gấp 1,5 lần so với mô hình khơng áp dụng VietGAP. Hiện đã có
05 cơ sở được cấp giấy chứng nhận VietGAP: 02 cơ sở nuôi tôm chân trắng tại
quận Dương Kinh và huyện Vĩnh Bảo, 03 cơ sở nuôi cá rô phi tại huyện Tiên
Lãng, 34 cơ sở sản xuất giống thủy sản được kiểm tra, xếp loại đủ điều kiện an
toàn thực phẩm trong sản xuất giống thủy sản.

Phần IV
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP
1. Dự báo các yếu tố tác động đến quy hoạch khu, vùng NNƯDCNC
1.1. Dự báo thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao, nhu cầu và khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư trong và
ngoài nước
a) Dự báo thị trường trong nước
Hiện nay, thị trường trong nước tiêu thụ khoảng 70% lượng nơng sản làm

ra. Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn về tỷ lệ tiêu thụ nội địa giữa các ngành hàng:
những ngành đạt tỷ lệ tiêu dùng trong nước cao là ngô, đậu tương, bông, trứng,
sữa 100%, đường gần 100%, sản phẩm chăn nuôi trên 95%, gạo 75 - 80%, rau
quả 85%; những ngành có tỷ lệ tiêu thụ thấp ở thị trường nội địa là cà phê, hạt
tiêu, hạt điều dưới 5%, cao su 15%, chè 30 - 35%. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp của thành phố chủ yếu phục vụ cho nhân dân của thành phố và một
số địa phương lân cận như: Hà Nội, Quảng Ninh.
Dự báo nhu cầu của một số nông sản:
- Rau các loại: Nhu cầu về rau ước khoảng 9 - 11 triệu tấn, riêng dân đô
thị là 3 triệu tấn. Trong đó, sản phẩm rau quả chế biến, đóng hộp, đóng lọ và các
loại rau quả thực phẩm tươi thái sẵn để nấu ăn sẽ được tiêu thụ ngày càng nhiều.
- Quả các loại: Dự báo mức tiêu thụ quả trong nước đến năm 2020
khoảng 10 triệu tấn (bình quân 100 kg/người/năm) và năm 2030 khoảng 14 triệu
tấn (120 kg/người/năm). Trong đó, trái cây ngon, an tồn thường bán với giá
cao, nhu cầu ngày càng lớn.
- Thịt và trứng gia cầm an tồn sinh học: Theo tính tốn của các nhà
hoạch định chiến lược quốc tế, tốc độ tăng tiêu thụ hàng năm của các nước đang
phát triển từ nay đến năm 2020 về thịt lợn là 2,8%, thịt bò 2,8%, thịt gia cầm
3,1% và sữa 3,3%, trong khi tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người là 6,1%,
vì vậy nhu cầu sản phẩm chăn ni tiếp tục tăng mạnh ở nước ta.
- Nấm: Được xếp như một loại thực phẩm cao cấp, xu thế tiêu dùng ngày
càng tăng. Giá nấm thế giới liên tục tăng qua các năm (giá nấm rơm muối năm
2009 là 1.300 USD/tấn, năm 2010 là 1.800 USD/tấn và hiện đang mức trên
19


2.000 USD/tấn).
- Hoa: Thị trường hoa nước ta tuy phát triển đáng kể trong những năm
qua nhưng vẫn là thị trường “non trẻ”. Hoa cắt cành được sử dụng nhiều cho các
mục đích thờ cúng, lễ hội, tiếp tân và giao lưu. Hầu hết hoa sản xuất ra được tiêu

dùng chủ yếu trong nước.
b) Thị trường xuất khẩu
- Hoa: Là sản phẩm có thế mạnh, thế nhưng xuất khẩu hoa mới chỉ đạt 50
triệu USD/năm. Nguyên nhân chủ yếu là do khơng đảm bảo được các điều kiện
về nhà kính, cơ sở hạ tầng, q trình đóng gói, xử lý sản phẩm sau thu hoạch,...
Công nghệ nhân giống, canh tác và bảo quản chưa tốt khiến mẫu mã chưa đẹp,
hoa không để tươi lâu được để vận chuyển đi thị trường xa.
- Về thịt: Những năm qua, Việt Nam là nguồn cung thịt lợn hơi cho Trung
Quốc mỗi khi thị trường này thiếu nguồn cung trong nước. Tuy nhiên, lượng thịt
mà Việt Nam xuất sang Trung Quốc chủ yếu là lợn hơi và đi theo đường tiểu
ngạch, số lượng không ổn định. Cịn xuất theo chính ngạch, Việt Nam xuất khẩu
chủ yếu là lợn sữa, ít khi xuất khẩu lợn thịt, hay thịt gà đông lạnh. Theo Tổng
cục Hải quan, năm 2014, kim ngạch xuất khẩu thịt của Việt Nam chưa đến 21
triệu đô la Mỹ.
- Thủy sản: Đến nay, thủy sản của Việt Nam đã xuất khẩu tới 161 thị
trường. Thông qua các hiệp định thương mại đã được ký, thủy sản Việt Nam có
lợi thế về thuế quan nhưng sẽ là đối tượng để các thị trường áp dụng các rào cản
phi thuế quan nhằm bảo hộ ngành sản xuất trong nước. Ngoài ra, một trong
những thách thức đối với thủy sản Việt Nam là vấn đề thuế chống bán phá giá,
thuế chống trợ cấp hay các quy định kiểm tra hóa chất, kháng sinh hay chương
trình thanh tra riêng biệt (như thanh tra cá da trơn của Mỹ đang và sẽ được tăng
cường). Các mặt hàng thủy sản, đặc biệt là con tôm sẽ chịu sự cạnh tranh với các
nước có cùng mặt hàng xuất khẩu tơm trong khu vực và Nam Mỹ…
1.2. Dự báo thương mại hóa CNC ứng dụng vào sản xuất nơng nghiệp
Cơng nghệ và chuyển giao công nghệ trên thế giới đã trở thành một ngành
dịch vụ quan trọng, thu lợi nhuận cao.
CNC ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam thường tiếp nhận
qua một số kênh như hợp tác chuyển giao khoa học công nghệ, kết quả nghiên
cứu của các đề tài cấp nhà nước, cấp bộ - cấp địa phương và sau năm 2000 xuất
hiện các công ty trong nước, ngồi nước hoặc các nhà khoa học có giải pháp

cơng nghệ mới được Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cấp
giấy chứng nhận bảo hộ độc quyền. Thực tế ở nước ta hiện nay, công nghệ nhân
một số giống lúa lai đã được thương mại hóa; dây chuyền cơng nghệ tưới tiết
kiệm nước của Israel; CNC ni bị sữa của Israel chuyển giao cho Công ty Cổ
phần sữa TH True Milk; dây chuyền thiết bị CNC ni gà bằng chuồng lạnh của
Cộng hịa Liên bang Đức; công nghệ và dây chuyền thiết bị công nghệ trồng hoa
trong nhà kính của Hà Lan sử dụng ở Công ty Dalat Hasfarm, Bonnic Farm,
Apolo; công nghệ nuôi cá nước lạnh do Viện Nuôi trồng thủy sản I chuyển giao
cho các công ty ở Đà Lạt, Sa Pa,…
20


1.3. Dự báo các công nghệ trong nước và quốc tế đáp ứng mục tiêu
phát triển cho vùng NNƯDCNC tại Hải Phịng
Ứng dụng CNC trong lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp đã được nhiều nước
trên thế giới quan tâm áp dụng từ nhiều thập kỷ qua, với lộ trình thực hiện một
cách bài bản và thật sự có hiệu quả. Sản xuất nông nghiệp theo hướng CNC
nhiều nước đã đạt tầm: có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển
cơng nghệ; tích hợp được những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo
ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện
với mơi trường; có vai trị quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất,
dịch vụ mới, và làm hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ.
Kỹ thuật và công nghệ áp dụng là kỹ thuật công nghệ tiên tiến (gọi chung
là công nghệ cao) trong sản xuất nông nghiệp, như công nghệ trồng cây trong
nhà lưới, nhà kính, cơng nghệ trồng cây trong dung dịch (thủy canh) đối với các
loại rau và hoa, phương pháp trồng cây trên giá thể đối với các loại rau và hoa,
công nghệ về nhân giống cây trồng đối với cây ăn quả đặc sản,... tạo ra những
sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao.
Một số cơng nghệ trong nước và quốc tế có thể áp dụng trên địa bàn
thành phố:

- Công nghệ sinh học: lai xa, nuôi cấy mô tế bào,… Công nghệ sinh học
hiện đại gồm công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh vật/công
nghệ lên men, công nghệ enzym và công nghệ sinh học môi trường.
Trải qua hơn 30 năm phát triển, theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế,
trình độ khoa học vi nhân giống của nước ta có thể theo kịp với trình độ thế giới.
Nhiều nghiên cứu về nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào đã đưa
ra sản xuất thành công ở nhiều loại cây trồng như: dứa, mía, chuối, cây lâm
nghiệp, giống rau.
Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp
được coi là giải pháp đột phá xây dựng nền nơng nghiệp nước ta phát triển tồn
diện theo hướng hiện đại.
Thành phố có thể áp dụng những cơng nghệ ni cấy mô, phương pháp
nhân giống cây trồng,.. áp dụng trong các khu nông nghiệp CNC để tự sản xuất
ra những giống cây trồng, vật ni có chất lượng tốt phục vụ nhu cầu giống tốt
của thành phố.
Sử dụng các biện pháp tiên tiến trong canh tác và các công nghệ nhà lưới,
nhà kính; Cơng nghệ làm đất; Cơng nghệ tưới; Công nghệ sau thu hoạch; Công
nghệ chế biến, bảo quản.
2. Quan điểm quy hoạch
- Khai thác lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, nguồn lực và kinh tế, xã
hội của từng vùng sinh thái để phát triển ứng dụng CNC trong nơng nghiệp, thủy
sản góp phần thực hiện các mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp của từng
vùng và sản xuất theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
- Phát triển NNƯDCNC phải gắn với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
21


hóa nơng nghiệp, nơng thơn, phù hợp với chủ trương, chiến lược phát triển nông
nghiệp của thành phố; đảm bảo đầu tư đồng bộ.
- Khu NNƯDCNC là hạt nhân công nghệ để nhân rộng ra các vùng sản

xuất NNƯDCNC.
- Xã hội hóa tối đa đầu tư xây dựng các khu và vùng NNƯDCNC; huy
động sự tham gia của các thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp và
các tổ chức khoa học công nghệ, thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài. Tạo mối
liên kết sản xuất, gắn với quy hoạch cánh đồng lớn và xây dựng nông thôn mới.
3. Mục tiêu
3.1. Mục tiêu chung
Quy hoạch khu và vùng NNƯDCNC nhằm xây dựng nền nơng nghiệp phát
triển tồn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất
lượng và sức cạnh tranh cao nhằm thực hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành theo
hướng hiện đại, tiếp cận với trình độ trong khu vực và trên thế giới.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, HTX, trang trại, hộ nông
dân tổ chức sản xuất sản phẩm nơng nghiệp hàng hóa ứng dụng CNC, phát
triển theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái hiện đại, sản xuất xanh, bảo vệ
môi trường gắn với du lịch cộng đồng và thích ứng với biến đổi khí hậu, nước
biển dâng.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Từ nay đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, quy hoạch 5.870 ha khu
và vùng NNƯDCNC trên địa bàn 6 huyện: Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, An Lão, An
Dương, Kiến Thụy, Thủy Nguyên và quận Dương Kinh, trong đó: 3 khu
NNƯDCNC 590 ha (1 khu cấp quốc gia 200 ha; 3 khu cấp thành phố 390 ha),
42 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 5.280 ha.
Giá trị sản lượng (giá cố định 2010) năm định hình quy hoạch (năm 2025)
đạt khoảng 10,45 nghìn tỷ đồng, giá trị gia tăng đạt 3,52 nghìn tỷ đồng.
4. Nội dung quy hoạch
4.1. Quy hoạch khu, vùng nông nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao thành
phố Hải Phịng giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030
a) Tổng diện tích đất quy hoạch: 5.870 ha;
b) Trên địa bàn các huyện: Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, An Lão, An Dương, Kiến
Thụy, Thủy Nguyên và quận Dương Kinh;

c) 3 khu nông nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao, tổng diện tích 590 ha:
- 1 khu cấp quốc gia, diện tích 200 ha (theo Quyết định số 575/QĐ-TTg
ngày 04/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ);
- 2 khu cấp thành phố diện tích 390 ha (trên cơ sở Văn bản số 5181/VPCP22


KTN ngày 27/6/2016 của Văn phịng Chính phủ).
d) 42 vùng nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao, tổng diện tích 5.280 ha.
e) Sản phẩm nông nghiệp chủ lực tại khu, vùng nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao, gồm:
- Rau: các loại rau ăn lá, rau ăn quả, rau ăn củ (cà chua, khoai tây, dưa
chuột, cải bắp, ớt ngọt và các loại rau cao cấp khác).
- Thủy sản: tôm thẻ chân trắng, tôm sú; cá rô phi, cá vược và các loại thủy
sản khác có giá trị cao.
- Hoa: Lay ơn, Lily, Hồng, cúc vạn thọ, thược dược, hoa lan...
- Chăn ni: gà lơng màu, lợn thịt, bị thịt, lợn giống, bò giống...
4.2. Phân kỳ quy hoạch
a) Giai đoạn từ năm 2017-2025, tổng diện tích 4.350 ha:
* Thời kỳ 2017 - 2020, tổng diện tích 2.445 ha:
- Quy hoạch 2 khu NNƯDCNC cấp thành phố:
+ Khu sản xuất rau ứng dụng CNC tại 2 xã Tân Liên và Tam Đa, huyện
Vĩnh Bảo; diện tích 250 ha.
- Khu ni trồng thủy sản ứng dụng CNC tại 2 xã Đông Hưng và Tây
Hưng, huyện Tiên Lãng; diện tích 140 ha.
- Quy hoạch 17 vùng NNƯDCNC, tổng diện tích 2.055 ha:
+ 4 vùng sản xuất rau ứng dụng CNC, diện tích 800 ha tại các huyện: Vĩnh
Bảo 250 ha, Tiên Lãng 150 ha, An Dương 150 ha, Kiến Thụy 190 ha, Thủy
Nguyên 100 ha.
+ 4 vùng nuôi trồng thủy sản ứng dụng CNC, diện tích 760 ha, tại các
huyện: Vĩnh Bảo 200 ha, Kiến Thụy 100 ha, Thủy Nguyên 40 ha và quận Dương

Kinh 520 ha.
+ 5 vùng chăn nuôi ứng dụng CNC, diện tích 195 ha, tại các huyện: Vĩnh
Bảo 25 ha, An Dương 20 ha, Kiến Thụy 100 ha, Thủy Nguyên 50 ha (2 vùng
chăn nuôi lợn thịt gắn với giết mổ tại các huyện Kiến Thụy và Thủy Nguyên; 2
vùng chăn nuôi gia cầm gắn với giết mổ tại các huyện An Dương và Thủy
Ngun; 1 vùng chăn ni bị thịt gắn với giết mổ tại huyện Vĩnh Bảo).
+ 3 vùng sản xuất hoa ứng dụng CNC tại 3 huyện: Vĩnh Bảo 70 ha, An
Dương 80 ha, Thủy Nguyên 50 ha.
* Thời kì từ năm 2021-2025, tổng diện tích 1.905 ha, đầu tư 16 vùng
NNƯDCNC:
- 6 vùng sản xuất rau ứng dụng CNC, diện tích 920 ha, tại các huyện: Vĩnh
Bảo 320 ha, Tiên Lãng 100 ha, An Dương 100 ha, Kiến Thụy 300 ha (2 vùng),
23


Thủy Nguyên 100 ha.
- 4 vùng nuôi trồng thủy sản ứng dụng CNC, diện tích 610 ha, tại các
huyện: Vĩnh Bảo 200 ha, An Lão 100 ha, Kiến Thụy 150 ha. Tiên Lãng 160 ha.
- 3 vùng chăn nuôi lợn thịt gắn với giết mổ tại, diện tích 165 ha, tại các
huyện: Vĩnh Bảo 35 ha, Tiên Lãng 30 ha, Kiến Thụy 100 ha.
- 3 vùng sản xuất hoa ứng dụng CNC, diện tích 210 ha, tại các huyện Vĩnh
Bảo 50 ha, An Dương 160 ha (2 vùng).
b) Giai đoạn từ năm 2026-2030, tổng diện tích 1.520 ha:
- Quy hoạch 1 khu NNƯDCNC cấp quốc gia tại 2 xã Chiến Thắng và Mỹ
Đức, huyện An Lão; diện tích 200 ha.
- Quy hoạch 9 vùng NNƯDCNC, diện tích 1.320 ha:
+ 3 vùng sản xuất rau ứng dụng CNC, diện tích 480 ha, tại các huyện: Vĩnh
Bảo 180 ha, Tiên Lãng 300 ha (2 vùng).
+ 3 vùng nuôi trồng thủy sản ứng dụng CNC, diện tích 750 ha, tại các
huyện: Vĩnh Bảo 200 ha, Tiên Lãng 550 ha (2 vùng).

+ 3 vùng chăn nuôi gắn với giết mổ ứng dụng CNC, diện tích 90 ha, tại các
huyện: Thủy Nguyên 70 ha (2 vùng), Vĩnh Bảo 20 ha.
5. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư
5.1. Giai đoạn 2017-2025
- Đầu tư 02 dự án khu NNƯDCNC cấp thành phố:
+ Khu sản xuất rau ứng dụng CNC 210 ha tại 2 xã Tân Liên, Tam Đa huyện
Vĩnh Bảo (tổng diện tích quy hoạch 250 ha, đã có 40 ha được đầu tư).
+ Khu nuôi trồng thủy sản ứng dụng CNC 140 ha tại 2 xã Đông Hưng, Tây
Hưng, huyện Tiên Lãng.
- Đầu tư 8 dự án vùng NNƯDCNC:
+ 2 vùng sản xuất rau ứng dụng CNC 290 ha tại các huyện: Tiên Lãng 100
ha, Kiến Thụy 190 ha.
- 3 vùng nuôi trồng thủy sản ứng dụng CNC 360 ha tại các huyện: Vĩnh
Bảo 100 ha, Thủy Nguyên 40 ha, quận Dương Kinh 220 ha.
- 3 vùng sản xuất hoa ứng dụng CNC 200 ha tại các huyện: Vĩnh Bảo 70
ha, An Dương 80 ha, Thủy Nguyên 50 ha.
5.2. Giai đoạn 2026-2030
- Khu sản xuất rau ứng dụng CNC cấp quốc gia 200 ha tại 2 xã Chiến
Thắng và Mỹ Đức, huyện An Lão.
- 2 vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao 380 ha tại các huyện: Vĩnh
24


Bảo 180 ha, Tiên Lãng 200 ha.
- 3 vùng nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao 750 ha tại các huyện:
Vĩnh Bảo 200 ha, Tiên Lãng 550 ha (2 vùng).
6. Các giải pháp
6.1. Giải pháp về quy hoạch, sử dụng đất đai
- Các địa phương có trong quy hoạch: Bố trí và dành quỹ đất cho xây dựng
khu NNƯDCNC theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 5 Điều 33 Luật Công

nghệ cao và đưa vào kế hoạch sử dụng đất theo quy định.
- Xây dựng quy hoạch chi tiết khu và vùng NNƯDCNC, phát huy lợi thế
sản phẩm truyền thống đặc trưng địa phương, nâng cao hiệu quả sử dụng tài
nguyên đất.
- Tổ chức dồn điền đổi thửa, kết hợp với thu hồi đất nông nghiệp theo
nguyên tắc tự nguyện trả lại ruộng đất của người dân trong phạm vi quy hoạch;
rà sốt, chuyển đổi mục đích sử dụng diện tích đất lúa kém hiệu quả để triển
khai xây dựng các khu và vùng NNƯDCNC theo quy định, đặc biệt là các vùng
ven các khu đô thị, nơi có điều kiện thuận lợi về giao thơng, đất đai và thổ
nhưỡng.
6.2. Giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực đầu tư xây dựng khu,
vùng nông nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao
- Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư thực hiện quy hoạch, xây dựng khu và
vùng NNƯDCNC.
- Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
kỹ thuật khu NNƯDCNC theo quy định tại Khoản 3 Điều 33 Luật Công nghệ
cao; hỗ trợ xây dựng hạ tầng vùng NNƯDCNC theo quy định tại Quyết định số
1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ; khuyến khích xã hội
hóa và thu hút vốn đầu tư nước ngồi.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở
nghiên cứu ứng dụng, đào tạo, sản xuất, dịch vụ trong khu NNƯDCNC và đầu
tư sản xuất, hoạt động dịch vụ trong vùng NNƯDCNC.
- Các nguồn vốn khác theo quy định.
6.3. Giải pháp nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực
- Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển khu nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao và vùng NNƯDCNC; đào tạo, bồi dưỡng cho
người dân tiếp cận và sử dụng các loại máy móc, thiết bị trong sản xuất, bảo
quản, sơ chế sản phẩm và chế biến nông sản. Tăng cường phát triển hệ thống
công nghệ thơng tin, giúp người dân nắm bắt được các chính sách của Đảng và
nhà nước, những tiến bộ khoa học và cơng nghệ mới có khả năng ứng dụng cao.

- Thực hiện chính sách thu hút và sử dụng nguồn nhân lực CNC theo quy
25


×