Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử 7 theo hướng rèn luyện cho học sinh tiếp cận lịch sử qua tư liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.65 KB, 19 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

MỤC LỤC


<b>TT</b> <b>NỘI DUNG</b> <b>TRANG</b>


<b>A. ĐẶT VẤN ĐỀ</b> 2


I Lời mở đầu 2


II Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 2


III Nội dung nghiên cứu 3


IV Đối tượng nghiên cứu 3


V Thời gian nghiên cứu 3


VI Nhiệm vụ nghiên cứu 4


<b>B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ</b> 5


I Thế nào là phương pháp dạy học theo hướng rèn luyện cho học


sinh tiếp cận lịch sử qua tư liệu 5


II Một số phương pháp dạy học theo hướng rèn luyện cho học sinh


tiếp cận lịch sử qua tư liệu 6


1 Tiếp cận lịch sử qua sự kiện lịch sử. 6


2 Tiếp cận lịch sử qua nhân vật lịch sử. 10



3 Tiếp cận lịch sử qua bản đồ lịch sử. 13


4 Tiếp cận lịch sử qua tranh ảnh lịch sử. 14


5 Tiếp cận lịch sử qua các tư liệu khác. 16


<b>C. KẾT LUẬN</b> 18


1 Kết quả nghiên cứu 18


2 Kiến nghị đề xuất 19


A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
<b>I. LỜI MỞ ĐẦU.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Song trên thực tế, việc đổi mới phương pháp dạy học trong bộ môn Lịch
sử ở trường phổ thông chưa chú ý nhiều.


Những năm gần đây, chúng ta thấy xuất hiện ngày càng nhiều tiết học tốt,
dạy tốt của các giáo viên giỏi theo hướng tổ chức cho học sinh hoạt động tích
cực, tự lực chiếm lĩnh tri thức mới, các phương pháp dạy học được đổi mới, linh
hoạt đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy, nhưng mức độ sử dụng khơng thường
xun, thường thì được áp dụng trong những giờ thao giảng, hoặc một số tiết học
quan trọng. Phần lớn vẫn là lối dạy kiến thức có sẵn, dạy chay, học sinh khơng
được thường xun tiếp cận với các tư liệu lịch sử, dẫn đến một giờ học lịch sử
buồn tẻ và nhàm chán thiếu hấp dẫn.


<b>II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU</b>



Ngay từ đầu năm học 2010 - 2011, khi được phân công chuyên môn dạy
bộ môn lịch sử khối 7 tôi đã có một số điều tra về thái độ và nhận thức của học
sinh về bộ môn lịch sử để từ đó tìm ra thực trạng ngun nhân.


Qua phiếu thăm dò cho thấy còn nhiều em học lịch sử chỉ vì đây là mơn
học chính khố và điểm trung bình mơn có ảnh hưởng đến việc xét duyệt lên lớp
và khen thưởng.Có ý kiến cho rằng đây là mơn học “thuộc lịng”, khơ khan ít hấp
dẫn.


Tình trạng đó do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó nhận thức của đại đa
số học sinh về sự quan trọng của môn lịch sử là chưa xác đáng, phương pháp dạy
học chưa hấp dẫn, lơi cuốn, chưa phát huy tính tích cực chủ động của hoc sinh.
và vẫn còn những giờ dạy “thầy đọc trị chép”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Việc học mơn Lịch sử trong trường Phổ thông chưa được quan tâm và
nhận thức đúng. Do đó tình trạng học sinh khơng nắm được lịch sử dân tộc,
truyền thống dân tộc ngày càng trở nên phổ biến.


Nếu dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thì cần lấy
việc tập cho học sinh sớm và thường xuyên tiếp cận với loại tư liệu lịch sử khác
nhau. Điều này phù hợp với đặc điểm bộ môn để phù hợp với phương pháp cơ
bản của bộ mơn (phương pháp tìm hiểu, xem xét các sự kiện lịch sử một cách cụ
thể để khôi phục, miêu tả quá khứ gần đúng như nó đã từng tồn tại). Qua đó, sẽ
góp phần duy trì và nâng cao chất lượng bộ mơn.


Để làm rõ vấn đề này, tôi xin mạnh dạn chọn đề tài “Đổi mới phương
pháp dạy học lịch sử 7 theo hướng rèn luyện cho học sinh tiếp cận lịch sử qua tư
liệu”. Với mong muốn được đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất
lượng của môn lịch sử.



<b>III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.</b>


<i><b>Đề tài nghiên cứu: “Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử 7 theo hướng</b></i>
<i><b>rèn luyện cho học sinh tiếp cận lịch sử qua tư liệu”.</b></i>


<b>IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.</b>


Học sinh khối 7 trường THCS Lê Quý Đôn.
<b>V. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: </b>


Bắt đầu từ 15/9/2010 - 30/3/2011.
<b>VI. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.


<b>I. THẾ NÀO LÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH</b>
<b>TIẾP CẬN LỊCH SỬ QUA TƯ LIỆU.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

thậm chí, được trực tiếp tiếp xúc với vật thật (cây đậu, cây lúa, con ếch, con
chim bồ câu, con cá, con thỏ...), những hoá chất, những phản ứng hố
học...Trong khi đó, ở bộ mơn Lịch sử, học sinh thường rất ít, thậm chí chẳng bao
giờ có cơ hội tiếp xúc với những tư liệu lịch sử khác nhau ngoài những thứ mà
chúng ta đã biết; chẳng hạn một số bản bản đồ, những tấm ảnh đen trắng với kỹ
thuật khơng cao trong sách giáo khoa, ít được giải thích nội dung và ít hấp dẫn.
Tất nhiên chúng ta không thể phủ nhận được giá trị giáo dục và nhận thức của
những tài liệu giáo khoa đó, nhưng nếu ta so sánh với những tài liệu học tập
trong các bộ mơn khác như:Vật lý, Hố học như đã nêu trên, ta vẫn thấy cần có
những cải tiến, bổ sung tài liệu cho bộ môn Lịch sử trong nhà trường hơn nữa.
Qua đó để thích ứng được với tinh thần giáo dục mới, thể hiện ở việc giúp việc
học chủ động, sáng tạo trong việc lĩnh hội kiến thức. Môn Lịch sử sẽ trở thành


một mơn học có nhiều hứng thú, bổ ích, thiết thực. Như vậy, sẽ góp phần duy trì
và nâng cao chất lượng bộ mơn.


Theo cách dạy và học này, qua tài liệu cơ bản là sách giáo khoa, học sinh
sẽ đứng trước nội dung học tập như sau:


- Phần bài giảng chính bao gồm kiến thức "khung”. Đó là nội dung lịch sử
cơ bản, quan trọng nhất, phản ánh tiến trình lịch sử hay nội dung sự kiện, hiện
tượng, giai đoạn lịch sử mà tác giả sách giáo khoa đã biên soạn. Phần bài giảng
này tạo thành kiến thức nền có tính chất hướng dẫn chỉ đường như kim la bàn.
- Câu hỏi tự đánh giá giúp học sinh hiểu bài hơn và tự kiểm tra kiến thức.


- Định nghĩa, giải thích các thuật ngữ, khái niệm lịch sử quan trọng trong
bài, giúp hiểu đúng bài học, hiểu chính xác từ ngữ có liên quan.


- Bài tập nghiên cứu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

các em học sinh thường phải đứng trước những nội dung và nhiệm vụ nhận thức
chủ yếu sau đây.


- Sự kiện lịch sử và việc nghiên cứu, tìm hiểu sự kiện lịch sử.
- Nhân vật lịch sử.


- Bản đồ lịch sử và nội dung diễn biến lịch sử được thể hiện trên bản đồ.
- Tranh ảnh, hiện vật lịch sử.


- Các loại tư liệu khác nhau như: Sơ đồ, biểu đồ, đồ thị, niên biểu; Bản
văn: Hiến pháp, tuyên ngôn, diễn văn, hồi ký...Về tôn giáo: giáo lý, phong trào
cải cách, đấu tranh tôn giáo, kiến thức mang đặc trưng tôn giáo;Về giáo dục:
Hoạt động học tập, thi cử, hệ thống tổ chức, tư tưởng giáo dục...



Nếu dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thì cần phải
lấy việc tập cho học sinh sớm và thường xuyên tiếp cận với các loại tư liệu lịch
sử khác nhau. Có như vậy mơn Lịch sử mới trở thành một mơn học có nhiều
hứng thú, hấp dẫn lơi cuốn được sự u thích, ham hiểu biết, tìm tịi nghiên cứu
của học sinh.


<b>II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH</b>
<b>TIẾP CẬN LỊCH SỬ QUA TƯ LIỆU.</b>


<i><b>1. Tiếp cận lịch sử qua sự kiện lịch sử.</b></i>


Sự kiện lịch sử chỉ diễn ra một lần, không lặp lại trong quá khứ, phản ánh
mộ tiến trình lịch sử được xác định cụ thể về không gian, thời gian, bối cảnh, con
người...


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

kiện, sự kiện lịch sử có thể đưa lại những hậu quả lâu dài, hậu quả trước mắt,
những hậu quả trong và ngồi nước.


Trước hết, để hướng dẫn học sinh tìm hiểu sự kiện lịch sử, cần đặt học
sinh trước các sự kiện cụ thể, yêu cầu các em tiếp cận lịch sử từ các góc độ sau:


+ Tên gọi lịch sử, xác định thời điểm mở đầu và kết thúc, diễn biến.
+ Bối cảnh lịch sử.


+ Xác định xem sự kiện thuộc lĩnh vực nào trong đời sống xã hội (chính
trị, qn sự, kinh tế hay văn hố...)


Tiếp theo hướng dẫn học sinh tìm ra những nguyên nhân và hậu quả của
sự kiện lịch sử.



<i><b> Ví dụ như học bài 25 “Phong trào Tây Sơn” - Lịch sử 7. Đây là một bài</b></i>
tương đối dài, chiếm 4 tiết trong khoá trình lịch sử 7, với những sự kiện diễn ra
trong bối cảnh khá phức tạp của xã hội phong kiến Việt Nam thế kỷ XVIII.
Những sự kiện lịch sử đó gắn liền với những chiến công hiển hách của Nguyễn
Huệ - Quang Trung với vai trò là lãnh đạo nghĩa quân Tây Sơn thực hiện những
nhiệm vụ chính trị và quân sự sau: Lật đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn
-Trịnh - Lê, chấm dứt nền phong kiến cát cứ, chấm dứt sự chia cắt đất nước Đàng
Trong - Đàng Ngoài diễn ra gần 200 năm, thống nhất đất nước; đánh tan quân
xâm lược Xiêm bằng trận thuỷ chiến lớn trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của
nhân dân ra; đại phá 29 vạn quân Thanh chỉ trong 5 ngày thần tốc bảo vệ lãnh
thổ và nền độc lập dân tộc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

kiệt xuất của dân tộc ta.


Do đó để tránh khỏi tình trạng nhàm chán và khơ cứng khi truyền đạt kiến
thức cho học sinh, giáo viên phải biết gợi mở và rèn luyện cho học sinh tiếp thu
những sự kiện lịch sử một cách chủ động và học cách ghi nhớ sự kiện, đánh giá
sự kiện.


Ở đa số các bài học lịch sử, giáo viên thường đưa ra nhiều các tình huống
có vấn đề và các câu hỏi gợi mở nhằm thu hút sự tò mò, ham tìm hiểu và quyết
<i><b>tâm giải đáp của học sinh. Nhưng khi dạy bài “Phong trào Tây Sơn” theo tôi,</b></i>
trước khi tìm hiểu bài giáo viên nên giành khoảng 10 phút trình bày sơ qua diễn
biến chính trị, sự kiện chính của phong trào Tây Sơn:


Ví dụ: 1. Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong.
2. Tiêu diệt quân Xiêm xâm lược.


3. Lật đổ chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài thống nhất đất nước


4. Đại phá 29 vạn quân Thanh.


Đây là “điểm tựa” trong toàn bộ ghi nhớ của các em. Từ “khung” này giáo
viên triển khai bài học, học sinh sẽ tiếp thu bài học rất nhanh.


Trong quá trình dạy - học, giáo viên sẽ đặt ra những câu hỏi nhận thức
nhằm giúp học sinh rèn luyện khả năng đánh giá, nhận xét, phân tích những sự
kiện chính. Qua đó chẳng những học sinh thêm một lần nữa ghi nhớ kiến thức
mà còn nâng cao tầm nhận thức cho các em, để có thể nắm vững được các sự
kiện lịch sử, nhân vật lịch sử, và hiện tượng lịch sử.


Ví dụ: Giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi.


- Có nhà sử học Trung Quốc chép rằng “Anh em Tây Sơn khởi nghĩa vì
đánh bạc thua trận nên vào rừng làm giặc” theo em ý kiến đó như thế nào?


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Hoặc câu hỏi: “Tại sao khi lấy được chính quyền từ tay họ Trịnh, Nguyễn Huệ
không lên ngôi mà mãi đến khi quân Thanh vào xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ
mới lên ngơi Hồng Đế”?


- “Tại sao Quang Trung lại quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết
Nguyên đán”?


Và khi học xong bài 25, giáo viên có thể yêu cầu học sinh làm bài tập:
Điền vào bảng sự kiện chi tiết diễn biến của phong trào Tây Sơn theo mẫu:


<i><b>Thời gian</b></i> <i><b>Sự kiện</b></i>


9-1773 Nghĩa quân hạ thành Quy Nhơn



1774 Mở rộng vùng kiểm sốt từ Quảng Nam đến Bình Thuận.
1783 Tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong


1785 Đánh tan quân xâm lược Xiêm
6-1786 Tây Sơn hạ thành Phú Xuân


1786 Nguyễn Huệ ra Bắc Hà lần 1 tiêu diệt họ Trịnh


<b>…</b> <b> …..</b>


Như vậy học sinh ghi nhớ tồn bộ diễn biến chính của phong trào Tây Sơn
một cách cụ thể. Bên cạnh giúp học sinh ghi nhớ sự kiện, giáo viên có thể đưa ra
nhận xét kết luận về phong trào Tây Sơn và nhân vật lịch sử Nguyễn Huệ.


- Phong trào Tây Sơn không những là đỉnh cao của đấu tranh nhân dân
Đằng Trong còn là đỉnh cao của phong trào nông dân cả nước.


Theo tôi, cho học sinh tiếp cận lịch sử bằng cách lặp đi lặp lại các sự kiện
lịch sử từ đơn giản đến phức tạp, từ một chiều đến đa chiều, từ ghi nhớ thông
thường đến việc bộc lộ quan điểm, thái độ về sự kiện lịch sử, hiện tượng lịch
sử…như vậy là một cách giúp học sinh nắm vững được bản chất của lịch sử.
<i><b>2. Tiếp cận lịch sử qua nhân vật lịch sử.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

vật lịch sử. Giáo viên cân nhắc trong các sự kiện lịch sử có những nhân vật nào,
nhằm đạt yêu cầu giáo dục nào? Có thể hướng dẫn các em đi theo những bước và
tìm hiểu các nội dung như sau:


- Ở mức độ tiếp cận đầu tiên học sinh cần tìm hiểu:


+ Ngày, tháng, năm và mất, nơi sinh, nơi mất, đặc điểm nhận dạng.


+ Đơi nét về gia đình và hồn cảnh xuất thân.


+ Hoàn cảnh lịch sử mà nhân vật sống và hoạt động.
- Đi sâu hơn học sinh cần tìm hiểu:


+ Nhân vật lịch sử bắt đầu hoạt động (trên các lĩnh vực như chính trị, qn
sự, kinh tế, văn hố, khoa học…) Thái độ, lập trường, quan điểm chính trị, tư
tưởng của nhân vật lịch sử đó.


+ Những giai đoạn hoạt động chính của nhân vật lịch sử? Thành cơng hay
thất bại và có ảnh hưởng gì đến thời đại và đối với ngày nay (nếu có).


+ Những nhận xét, đánh giá về nhân vật lịch sử đó.


Trong SGK lịch sử 7, hầu như khơng có bài học riêng về các nhân vật lịch
sử mà chủ yếu tìm hiểu qua những sự kiện lớn của dân tộc.


Ví dụ: - Những người lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa lớn của nhân dân
trong các cuộc khởi nghĩa chống ngoại xâm như: Đinh Bộ Lĩnh, Ngơ Quyền, Lê
Hồn, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Lê Thánh Tông,
Nguyễn Huệ - Quang Trung…


- Những nhân vật lịch sử nổi tiếng trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, văn
học nghệ thuật như: Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liên, Lương Thế Vinh,
Lê Văn Hưu, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ…


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

cho lợi ích của dân tộc cho học sinh.


Để tìm hiểu về các nhân vật lịch sử thơng thường có 2 cách:



<i>* Cách thứ nhất: Cách nhận biết thông thường giúp học sinh hiểu biết</i>
một cách cơ bản về các nhân vật lịch sử, giáo viên có thể lấy người để nói việc
(dĩ nhân đối sự) hoặc lấy việc để nói người (dĩ sự đối nhân)


<b>Nhân vật lịch sử</b> <b>Những cống hiến, nét tiêu biểu hoặc hồn cảnh…</b>


Ngơ Quyền Chiến thắng Bạch Đằng 938


Đinh Bộ Lĩnh Dẹp loạn 12 sứ qn, đóng đơ ở Hoa Lư
Lý Công Uẩn Dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long 1010


Lý Thường Kiệt <i>“Tiên phát chế nhân” năm 1075; phòng tuyến sông Cầu, bài</i>
thơ “Nam Quốc Sơn Hà”.


Trần Thủ Độ <i>Gây dựng vương triều Trần – người có câu nói nổi tiếng “Đầu</i>
<i>tôi chưa rơi xin bệ hạ đừng lo”</i>


Trần Quốc Toản <i>“Hịch Tướng Sỹ”; “Nếu bệ hạ muốn hàng xin chém đầu thần</i>
<i>đi đã”</i>


<b>…</b> <b> …..</b>


<i>* Cách thứ 2: Tìm hiểu sâu 1 nhân vật lịch sử nào đó:</i>


<i>Ví dụ: Khi học bài: “Nước Đại Việt thời Lê sơ”, giáo viên cần cho học</i>
sinh hiểu rõ tiểu sử cũng như vài nét về hình thức, tính cách, tài đức của Nguyễn
Trãi.


“Ông là người tầm thước, nhỏ nhắn, dáng đi nhanh nhẹn, khn mặt trong
sáng, tốt lên vẻ thơng minh hiếm có.



</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Khi nghe tin ở núi rừng Lam Sơn, Lê Lợi đang tập hợp binh lính chống
quân Minh, Nguyễn Trãi đã bí mật chốn về Lam Sơn dâng cho Lê Lợi tập “Bình
Ngơ Sách”. Trình bày ý kiến về chiến thuật, chiến lược đánh giặc Minh của mình
và được Lê Lợi vơ cùng tâm đắc.


Nguyễn Trãi đã vạch ra tinh thần cơ bản đường lối đánh giặc của nghĩa
quân Lam Sơn là coi trọng việc “đánh vào lịng người” chứ khơng nói đến việc
đánh thành:


<i>“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn</i>
<i>Lấy chí nhân để thay cường bạo”.</i>


Thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn là thắng lợi của đường lối Nguyễn
Trãi. Đây là một cống hiến to lớn đầy sáng tạo của ông. Khi đất nước thái bình,
ơng khơng ngừng cống hiến cho đất nước trên lĩnh vực văn hố. Ơng được mệnh
danh là nhà văn hoá lớn của dân tộc Việt Nam, là con người “suốt đời đấu tranh
cho lý tưởng của nhân nghĩa”.


Với tính tình cương trực, thẳng tính, năm 1442 ơng bị vu oan tôi giết vua.
Cả nhà ông bị ám hại. Về sau vua Lê Thánh Tông đã minh oan cho ông và nhận
xét rằng: “Ức trai tâm thượng tựa Sao khuê”.


Ông được UNESCO cơng nhận là danh nhân văn hố thế giới”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

việc”, các em sẽ quen với tính tự lập, độc lập trong suy nghĩ và chủ động trong
việc tiếp thu tri thức lịch sử.


<i><b>3. Tiếp cận lịch sử qua bản đồ lịch sử.</b></i>



Trong lịch sử mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, trước hết là bộ phận thống trị, đã
ln tìm cách để xác định, giữ gìn và kể cả mở rộng lãnh thổ với mục đích phát
triển kinh tế, phân bổ lại dân cư, giữ vững an ninh quốc phịng, mở rộng thế lực.
Có thể khẳng định: cần cho học sinh tiếp cận với những bản đồ phản ánh cương
vực quốc gia trong những thời kỳ lịch sử khác nhau, khi nghiên cứu những nội
dung lịch sử có trong lịch sử tương ứng. Bởi vì sử dụng bản đồ có đường biên
giới như hiện tại để phản ánh các sự kiện lịch sử trong quá khứ là khơng hợp lý,
làm giảm tính khoa học và làm mất nội dung, ý nghĩa lịch sử.


<i>Ví dụ: Khi dạy bài “Nước Đại Việt ở thế kỷ XIII”. lịch sử 7, giáo viên sử</i>
dụng bản đồ “Đại Việt thời kỳ Lý Trần”. Bản đồ này giúp học sinh thấy rõ phạm
vi lãnh thổ, hình thể của nước Đại Việt thời Lý – Trần, gần giống với Bắc Bộ và
Trung Bộ của nước Việt Nam hiện nay. Phía Bắc giáp Trung Quốc – là nước
trong một thời gian dài, đã xâm chiếm và đô hộ nước ta. Sau khi nước ta giành
độc lập, phong kiến thống trị phương Bắc vẫn ôm mộng xâm lược nhằm sáp
nhập nước ta và Trung Quốc. Phía Nam giáp Chăm Pa, đây là quốc gia của
người Chăm xưa, tuy là một nước nông nghiệp nhưng các vua Chăm Pa thường
xuyên quấy nhiễu phía Nam Đại việt, đặc biệt là khi bị nhà Tống xúi dục. Phía
Tây giáp Lạn Xạng (Lào). Phía Đơng giáp biển Đơng. Kể từ Bắc xuống Nam, ta
thấy có những đơn vị hành chính sau: Quy Hố, Tun Hố, Lạng Châu, Đà
Giang, Như Nguyệt, Bắc Giang, Hồng Khoái, Nam Sách, Trường An, Đại
Hồng…


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

thơng qua một bài thu hoạch theo nhóm.


<i>Ví dụ: Em hãy nêu q trình hình thành biên giới nước ta qua các thời kỳ</i>
Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần…?


Qua đó giúp học sinh hiểu được rằng, lãnh thổ nước ta khơng phải được
hình thành một cách ngẫu nhiên tình cờ, một sớm một chiều, một cách dễ dàng,


hoặc theo ý riêng của một ai đó. Trái lại đường biên giới của nước Việt Nam
ngày nay là kết quả của cả một quá trình đấu tranh lâu dài gian khổ, đầy mưu
lược, phản ánh sức mạnh và quyền lợi của dân tộc và các triều đại phong kiến ở
Việt Nam.


Cách tiếp cận lịch sử như vậy, theo tơi là cần thiết vì làm như vậy học sinh
có cái nhìn động về mối tương tác giữa lịch sử và điều kiện địa lý


<i><b>4. Tiếp cận lịch sử qua tranh ảnh lịch sử.</b></i>


Khai thác tranh ảnh lịch sử là một trong những cách tiếp cận thực tế lịch
sử tốt. Có khả năng đưa lại hiệu quả giáo dục cao, nhưng lại là công việc không
phải đơn giản dễ thực hiện. Việc tiếp cận tranh ảnh lịch sử của học sinh không
chỉ được thực hiện ở trên lớp, với sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên, các em
còn phải tiếp tục làm việc với các tư liệu đó khi học và làm bài tập ở nhà.


Để giúp học sinh học cách tiếp cận lịch sử qua tranh ảnh lịch sử, giáo viên
có thể nêu những gợi ý về cách khai thác các tài liệu đó, chẳng hạn:


- Nguồn gốc và thời điểm xuất hiện tài liệu. Bởi có những tranh ảnh do
người đời sau thực hiện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Sau khi xác định rõ nguồn gốc, thời điểm, giáo viên có thể gợi ý cho học
sinh nội dung và cách thể hiện những nội dung của tranh ảnh.


<i><b>Ví dụ: Khi học bài “Đời sống kinh tế, văn hoá thời Lý – Trần” lịch sử 7.</b></i>
Để trình bày sự phát triển của nghề gốm, giáo viên cho học sinh quan sát ảnh
“Liễn gốm men xanh”, để gợi ý học sinh nói lên những nhận xét của mình, giáo
viên có thể nêu câu hỏi để học sinh thảo luận “Liễn gốm men xanh thời Lý có
hình dạng như thế nào ? cách trang trí hoa văn ra sao?”. Cuối cùng giáo viên


miêu tả như sau: “Quan sát ảnh ta thấy liễn hình trịn, có nắp đậy, thân liễn tạo
dáng cân đối vững chắc, miệng liễn có đường kính lớn hơn đáy liễn, thân liễn
phình rộng, có gờ múi tạo cho các hoa văn dáng thẳng đứng, nắp cũng có những
vẩy hoa văn tạo nên một hoạ tiết trang trí quen thuộc, giống như cách điệu của
bơng hoa cúc”.


Qua đó cho thấy nghề gốm thời Lý đã tiến một bước dài và đạt đến trình
độ cao. Sử dụng tranh ảnh như vậy vừa khai thác được nội dung lịch sử thể hiện
qua tranh ảnh, bổ sung cho bài giảng, vừa phát huy được năng lực tư duy sáng
tạo của học sinh, và giúp học sinh tiếp cận lịch sử một cách hiệu quả nhất.


Với lý do đó, tranh ảnh lịch sử luôn được xem là những tư liệu lịch sử quý
giá cần được khai thác triệt để, để nâng cao hiệu quả dạy học.


<i><b>5. Tiếp cận lịch sử qua các loại tư liệu khác</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Trong lịch sử 7, học sinh được tiếp xúc rất nhiều với các loại tư liệu này.
Ví dụ: Học sinh được tìm hiểu về nhiều bộ luật của dân tộc ta thời Phong kiến,
như: Bộ luật “Hình thư” thời Lý, Bộ luật “Quốc triều hình luật” thời Trần, Bộ
luật “Hồng Đức” thời Lê sơ, Bộ “Luật Gia Long” thời Nguyễn. Khi tìm hiểu về
các bộ luật, giáo viên nên đưa ra dẫn chứng cụ thể về hoàn cảnh ra đời, bộ luật
gồm bao nhiêu cuốn, nội dung cơ bản và dẫn chứng một vài điều luật cụ thể
trong bộ luật đó…


Hoặc học sinh đều được tìm hiểu về tổ chức Bộ máy nhà nước của mỗi
triều đại.


Qua việc tiếp cận với các loại tư liệu này, học sinh sẽ từng bước làm quen
với kỹ năng xử lý tư liệu. Tùy từng điều kiện cụ thể mà giáo viên yêu cầu và
hướng dẫn các em thực hiện.



Ví dụ như: đề ra yêu cầu học sinh so sánh sự giống và khác giữa Pháp luật
thời Lý- Trần với Pháp luật thời Lê sơ để qua đó thấy được sự phát triển và tiến
bộ giữa Pháp luật thời Lê với thời Lý- Trần.


Hoặc : yêu cầu học sinh so sánh về tổ chức bộ máy nhà nước qua các triều
đại để thấy được Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền ngày càng được
củng cố , phát triển và đạt đến độ hoàn thiện , thịnh vượng nhất vào thời Lê sơ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

C. KẾT LUẬN.
<i><b>1. Kết quả nghiên cứu.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

Như vậy sẽ góp phần duy trì và nâng cao chất lượng bộ mơn.


Năm học 2010 – 2011 tôi dạy khối 7 trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn
bộ môn Lịch sử, tôi thấy đã có nhiều học sinh u thích và cố gắng học tốt mơn
lịch sử. Kết quả có 70% học sinh thuộc bài ngay tại lớp và có tới 90% học sinh
khá giỏi. Khơng có học sinh yếu kém.


Chất lượng học kì 1 năm học 2010 -2011 như sau:


<b>Lớp</b> <b>Sĩ số</b>


<b>Giỏi</b> <b>Khá</b> <b>Trung bình</b> <b>Yếu</b>


<b>Số</b>


<b>lượng</b> <b>%</b>


<b>Số</b>



<b>lượng</b> <b>%</b>


<b>Số</b>


<b>lượng</b> <b>%</b>


<b>Số</b>


<b>lượng</b> <b>%</b>


7A 40 23 57.5% 15 37.5% 2 5%


7B 39 30 76.9% 7 17.9% 2 5.2%


7C 42 31 73.8% 10 23.8% 1 2.4%


Áp dụng phương pháp dạy học rèn luyện học sinh tiếp cận lịch sử qua tư
liệu, tôi nhận thấy số lượng học sinh hiểu bài và u thích mơn sử tăng hơn so
với đầu năm.


<i><b>2. Kiến nghị và đề xuất.</b></i>


Muốn nâng cao hiệu quả dạy – học môn lịch sử phải đổi mới trên nhiều
mặt.


Về phía chủ quan: mỗi giáo viên luôn là một tấm gương về sự nhiệt huyết,
ham học hỏi, tìm tịi, nghiên cứu, tìm ra những phương pháp dạy học mới, nâng
cao chất lượng giáo dục bộ mơn. Từ đó sẽ khiến cho học sinh u thích mơn lịch
sử.



</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

thực.


Trong q trình viết đề tài này không tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi
rất mong được sự giúp đỡ, góp ý của đồng nghiệp.


<i>Bỉm sơn, ngày 20 tháng 03 năm 2011</i>


<b> NGƯỜI THỰC HIỆN</b>


</div>

<!--links-->

×