Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Cty TNHH Việt Mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.82 KB, 59 trang )

Luận văn tốt nghiệp Đinh Thu Huyền - 6A07
-Lời mở đầu
Trong nền kinh tế thị trờng hiện nay, tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm dịch vụ là
vấn đề cốt yếu của doanh nghiệp, là khâu tất yếu của quá trình tái sản xuất hàng hoá.
Tiêu thụ đợc coi là mạch máu của hoạt động lu thông hàng hoá theo cơ chế thị trờng.
Sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ qua khâu bán hàng để tiếp tục sản xuất đi vào tiêu dùng
cá nhân, nếu khâu tiêu thụ bị ách tắc sẽ dẫn tới khủng hoảng sản xuất và tiêu dùng.
Bán hàng gắn liền với hoạt động sản xuất hàng hoá không thể nói đến sản xuất hàng
hoá mà không nói đến khâu bán hàng.
Kế toán là công cụ quản lý, điều hành các hoạt động kinh tế kiểm tra bảo vệ tài
sản, sử dụng nguồn vốn nhằm đảm bảo quyền chủ động trong hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Công tác kế toán đợc chia làm nhiều khâu, nhiều phần nhng chúng
có mối liên hệ hữu cơ gắn bó tạo thành một hệ thống quản lý thực sự có hiệu quả
cao.
Nhận thức đợc tầm quan trọng của công tác tổ chức đẩy nhanh tiêu thụ hàng
hoá, làm tăng thu nhập, tích luỹ cho doanh nghiệp, em đã chọn đề tài: "Hoàn thiện
công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Việt
Mai".
Dới sự hớng dẫn của ThS. Dơng Nhạc và sự giúp đỡ của các cô chú trong
phòng kế toán của Công ty TNHH Việt Mai. Em đã hoàn thành luận văn với nội dung
gồm 3 chơng.
Chơng I. Lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán
hàng tại doanh nghiệp kinh doanh thơng mại.
Chơng II. Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán
hàng tại Công ty TNHH Việt Mai.
Chơng III. Một số giải pháp hoàn thiện công tác bán hàng và xác định kết
quả bán hàng tại Công ty TNHH Việt Mai.
Khoa Tài chính - Kế toán Trờng Đại học QL-KD Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp Đinh Thu Huyền - 6A07
Chơng i
Lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong các doanh


nghiệp thơng mại.
I. Bán hàng và ý nghĩa của bán hàng trong doanh nghiệp thơng mại
1. Khái niệm về bán hàng
Bán hàng là quá trình trao đổi để thực hiện giá trị của hàng hoá, tức là chuyển
hoá vốn của doanh nghiệp từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ.
Nói cách khác, bán hàng là quá trình doanh nghiệp đem bán hàng hoá của
mình. Quá trình này đợc thực hiện khi doanh nghiệp giao hàng hoá cho ngời mua,
đồng thời nhận tiền hoặc ngời mua chấp nhận thanh toán theo giá cả quy định.
2. ý nghĩa của bán hàng
Bán hàng là một khâu tất yếu khách quan, nó quyết định sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp. Nó có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân nói chung
và với doanh nghiệp nói riêng.
Đối với nền kinh tế quốc dân: Bán hàng là khâu cốt yếu trong quá trình lu
thông hàng hoá, nó kích thích nhu cầu và luôn tạo ra nhu cầu mới. Thông qua khâu lu
thông ngời ta có thể dự đoán đợc nhu cầu xã hội nói chung và nhu cầu của thị trờng
nói riêng.
Đối với doanh nghiệp: Thực hiện tốt khâu bán hàng là khâu quyết định sự tồn
tại và phát triển của doanh nghiệp. Hàng hoá đợc thực hiện thông qua trao đổi tức là
ngời tiêu dùng đã chấp nhận hàng hoá do doanh nghiệp bán ra. Hoạt động bán hàng
thể hiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp với ngời tiêu dùng, giúp doanh nghiệp ngày
càng phát triển và cung cấp hàng hoá để thoả mãn nhu cầu xã hội.
3. Yêu cầu quản lý bán hàng
Hiện nay trong điều kiện nền kinh tế có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh
nghiệp với nhau, đặt mỗi doanh nghiệp trớc những thách thức to lớn đòi hỏi tự bản
Khoa Tài chính - Kế toán Trờng Đại học QL-KD Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp Đinh Thu Huyền - 6A07
thân của doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình chính sách sản phẩm, chính sách tiêu
thụ đúng đắn nhằm đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị trờng vừa nâng cao hiệu quả
kinh doanh. Chính vì vậy, việc tiêu thụ hàng hoá có vai trò hết sức quan trọng, quyết
định quá trình sản xuất hàng hoá đợc xã hội thừa nhận và từ đó mới có khả năng bù

đắp những chi phí bỏ ra và có lợi nhuận. Mặt khác, đẩy nhanh quá trình tiêu thụ là
tăng nhanh vòng quay của vốn lu động, tiết kiệm vốn
II. Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng.
Để phản ánh kịp thời và chính xác quá trình tiêu thụ hàng hoá và xác định kết
quả tiêu thụ, kế toán có những nhiệm vụ sau:
1. Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời, trung thực doanh thu bán hàng.
2. Ghi chép, phản ánh chính xác giá vốn hàng bán trong kỳ kinh doanh.
3. Ghi chép, phản ánh chính xác đầy đủ các chi phí phát sinh trong quá trình
bán hàng, quá trình quản lý doanh nghiệp. Phân bổ chính xác, hợp lý CPBH và
CPQLDN cho từng hàng hoá đã bán.
4. Tính toán, xác định chính xác, hợp lý, kịp thời kết quả của quá trình tiêu thụ
hàng hoá.
5. Tính toán, xác định đúng số thuế GTGT đầu vào và số GTGT phải nộp vào
ngân sách Nhà nớc.
III. Nội dung kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.
1. Khái niệm, nội dung doanh thu bán hàng.
- Trong doanh nghiệp thơng mại, doanh thu bán hàng là số tiền thu đợc do bán
hàng hoá và cung cấp dịch vụ.
- Thời điểm xác định doanh thu là khi hàng hoá đợc ngời bán chuyển giao
quyền sở hữu cho ngời mua, ngời mua chấp nhận thanh toán.
- Doanh thu bán hàng là nguồn thu chủ yếu trong thu nhập từ hoạt động kinh
doanh. Doanh thu bán hàng đợc xác định theo công thức.
Doanh thu bán hàng = khối lợng hàng hóa đợc xác nhận là tiêu thụ x giá bán
đơn vị hàng hoá
Khoa Tài chính - Kế toán Trờng Đại học QL-KD Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp Đinh Thu Huyền - 6A07
+ Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phơng pháp khấu trừ thì doanh
thu bán hàng là giá bán không có thuế GTGT kể cả các khoản phụ (nếu có)
+ Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phơng pháp trực tiếp thì doanh
thu bán hàng là giá bán đã có thuế cùng với các khoản phụ thu (nếu có).

Doanh thu thuần là toàn bộ doanh thu bán hàng sau khi trừ các khoản giảm trừ
doanh thu.
DT thuần = DT bán hàng - các khoản giảm trừ DT
- Các khoản giảm trừ doanh thu theo chế độ hiện hành bao gồm:
+ Giảm giá hàng bán (TK532): là khoản giảm cho ngời mua khi hàng hoá kém
phẩm chất so với các điều khoản quy định trong hợp đồng hoặc trong nội dung đã
viết trong hoá đơn bán hàng.
+ Chiết khấu thơng mại (TK 521): là các khoản giảm do ngời mua khi ngời
mua hàng với số lợng lớn, là khách hàng thờng xuyên.
+ Hàng bán bị trả lại (TK 531): là hàng hoá đã xác định là tiêu thụ nhng bị trả
lại khách hàng trả lại do hàng kém chất lợng, không đúng quy cách phẩm chất, chất
lợng quy định trong hợp đồng.
+ Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt: Là số thuế tính cho hàng xuất khẩu
hoặc những hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để ghi giảm doanh thu của những
hàng hoá đó.
+ Doanh thu bán hàng thuần: Là khoản doanh thu bán hàng sau khi trừ đi các
khoản giảm doanh nghiệp nh: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, các khoản giảm
từ doanh thu và bán hàng bị trả lại.
2. Kế toán doanh thu và các khoản trừ doanh thu.
2.1. Chứng từ sử dụng:
- Hoá đơn GTGT.
- Phiếu thu tiền mặt.
- Giấy báo Có của Ngân hàng.
- Phiếu nhập kho, xuất kho.
Khoa Tài chính - Kế toán Trờng Đại học QL-KD Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp Đinh Thu Huyền - 6A07
- Các chứng từ có liên quan khác.
2.2. Tài khoản sử dụng:
+ TK 511: "Doanh thu bán hàng" phản ánh doanh thu bán hàng thực tế của
doanh nghiệp thực hiện trong một kỳ hoạt động kinh doanh.

+ TK 512: "Doanh thu bán hàng nội bộ" phản ánh doanh thu của hàng hoá tiêu
thụ trong nội bộ.
+ TK 531: "Hàng bán bị trả lại"
Giá trị của hàng bán bị trả lại = Số lợng hàng bị trả lại x đơn giá ghi trên hoá
đơn
+ TK 532: "Giảm giá hàng bán" phản ánh các khoảm giảm giá của hàng đã
bán trong kỳ.
+ TK 521: "Chiết khấu thơng mại" phản ánh các khoản giảm trừ đã đợc ghi
ngoài hoá đơn.
+ TK 3331: "Thuế GTGT phải nộp" phản ánh số thuế GTGT đầu ra đợc khấu
trừ đã nộp và còn phải nộp cho ngân sách Nhà nớc.
TK 3331: Có hai tài khoản cấp 2.
TK 33311: Thuế GTGT đầu ra.
TK 33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu.
+ Các TK liên quan khác: TK 111, TK 112, TK 131...
2.3. Trình tự kế toán bán hàng
a. Trình tự kế toán bán hàng theo phơng pháp bán hàng trực tiếp.
Theo phơng thức này thì bên giao hàng cho bên mua hàng trực tiếp tại kho của
doanh nghiệp hay tại một địa điểm nào đó đã quy định trong hợp đồng.
+ Bán buôn: Là hình thức bán hàng cho mạng lới bán lẻ, cho sản xuất tiêu
dùng. Thanh toán tiền hàng chủ yếu không dùng tiền mặt mà thông qua ngân hàng và
bằng các hình thức thanh toán khác.
Khoa Tài chính - Kế toán Trờng Đại học QL-KD Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp Đinh Thu Huyền - 6A07
+ Bán lẻ: hàng hoá đợc bán trực tiếp cho ngời tiêu dùng. Hàng bán lẻ thờng có
khối lợng nhỏ, thanh toán ngay và hình thức thanh toán thờng là tiền mặt nên không
cần lập chứng từ cho từng lần.
Trình tự kế toán bán hàng theo phơng pháp bán hàng trực tiếp (Xem sơ đồ 1)
+ Bán hàng theo phơng thức trả chậm:
Theo phơng thức này, khi giao hàng cho ngời mua thì lợng hàng chuyển giao

đợc xác định là tiêu thụ. Khách hàng sẽ thanh toán một phần tiền hàng ngay ở lần đầu
nhận hàng, phần còn lại sẽ đợc trả dần trong một thời gian nhất định và phải chịu một
khoản lãi suất đã đợc quy định trớc trong hợp đồng. Khoản lãi do khách hàng trả góp
không phản ánh vào tài khoản doanh thu mà hạch toán nh khoản thu nhập hoạt động
tài chính của doanh nghiệp (TK 711), doanh thu bán hàng trả góp phản ánh vào TK
511 đợc tính theo giá bán tại thời điểm thu tiền một lần.
Trình tự kế toán bán hàng theo phơng thức bán hàng trả góp (Xem sơ đồ 2)
+ Trình tự bán hàng theo phơng thức đổi hàng
Theo phơng thức này thì doanh nghiệp xuất bán hàng hoá cho các doanh
nghiệp khác, khách hàng sẽ thanh toán bằng vật t hàng hoán của họ cho doanh
nghiệp.
Trình tự kế toán bán hàng theo phơng thức đổi hàng (Xem sơ đồ 3)
b. Trình tự kế toán bán hàng theo phơng thức gửi đại lý, ký gửi
Theo phơng thức này, bên bán chuyển giao hàng cho đại lý của mình đến khi
thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì số hàng gửi đại lý bán sẽ đợc xác định là
hàng đã bán. Khi bán đợc hàng doanh nghiệp sẽ trả cho đại lý hoặc bên nhận ký gửi
một khoản hoa hồng tính theo tỷ lệ % trên giá ký gửi của số hàng ký gửi thực tế đã
bán đợc. Khoản hoa hồng phải trả này doanh nghiệp hạch toán vào chi phí bán hàng.
Trình tự kế toán bán hàng theo phơng thức gửi đại lý, ký gửi (Xem sơ đồ 4)
2.4. Kế toán các khoản giảm trừ và chiết khấu thanh toán.
- Kế toán hàng bán bị trả lại (TK 531)
Khoa Tài chính - Kế toán Trờng Đại học QL-KD Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp Đinh Thu Huyền - 6A07
+ Hàng bán bị trả lại thuộc đối tợng chịu thuế GTGT theo phơng pháp khấu
trừ.
Phơng pháp hạch toán (Sơ đồ 5)
+ Hàng bán bị trả lại thuộc đối tợng chịu thuế GTGT theo phơng pháp trực tiếp
hoặc không thuộc đối tợng chịu thuế GTGT.
Phơng pháp hạch toán (Sơ đồ 6)
- Kế toán giảm giá hàng bán (TK 532)

+ Giảm giá hàng bán thuộc đối tợng chịu thuế GTGT theo phơng pháp khấu trừ
Phơng pháp hạch toán (Sơ đồ 7)
+ Giảm giá hàng bán thuộc đối tợng chịu thuế GTGT hoặc không chịu thuế
GTGT theo phơng pháp trực tiếp.
Phơng pháp hạch toán (Sơ đồ 8)
- Kế toán chiết khấu thơng mại (TK521).
Phơng pháp hạch toán (Sơ đồ 9)
- Kế toán doanh thu bán hàng (TK511)
Phơng pháp hạch toán (Sơ đồ 10).
IV. Kế toán giá vốn hàng bán
1. Giá vốn hàng bán và phơng pháp tính giá vốn hàng bán.
* Giá vốn hàng bán là giá trị vốn của sản phẩm, dịch vụ xuất bán trong kỳ.
Do hàng hoá đợc mua về từ những nguồn khác nhau và ở thời điểm khác nhau
nên giá trị thực tế của chúng cũng khác nhau. Vì vậy, khi xuất kho hàng hoá cần tính
giá thực tế của chúng.
Giá trị thực tế của hàng hoá xuất kho đợc áp dụng trong các phơng thức sau
(tuỳ thuộc vào loại hình hoạt động, yêu cầu quản lý và trình độ nghiệp vụ của cán bộ
kế toán doanh nghiệp).
1.1. Phơng thức tính giá theo giá thực tế bình quân gia quyền.
Giá thực tế hàng xuất kho = Số lợng hàng hoá xuất kho x Đơn giá thực tế
bình quân
Khoa Tài chính - Kế toán Trờng Đại học QL-KD Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp Đinh Thu Huyền - 6A07
Đơn giá thực tế
bình quân
=
Giá thực tế hàng
hoá tồn đầu kỳ
+
Giá thực tế hàng hoá

nhập trong kỳ
Số lợng hàng hoá
tồn đầu kỳ
+
Số lợng hàng hoá nhập
trong kỳ
Đó là cách tính theo giá thực tế bình quân của cả kỳ dự trữ. Ngoài ra doanh
nghiệp có tính theo đơn giá bình quân gia quyền có thể đợc tính liên hoàn trong cả kỳ
cho mỗi lần xuất do vậy còn gọi là bình quân gia quyền liên hoàn.
1.2. Phơng pháp tính giá theo giá nhập thực tế nhập trớc - xuất trớc.
Theo phơng pháp này trớc hết ta phải xác định đợc đơn giá thực tế nhập kho
của từng lần nhập và giả thiết hàng nào nhập kho trớc thì xuất trớc. Sau đó căn cứ
vào số lợng nhập xuất kho để tính ra giá thực tế xuất kho theo nguyên tắc: Tính giá
theo đơn giá thực tế nhập trớc rồi với lợng xuất kho thuộc lần nhập trớc, số còn lại
(tổng số xuất kho - số xuất kho thuộc lần nhập trớc) đợc tính theo đơn giá thực tế lần
nhập tiếp theo.
1.3. Phơng pháp tính giá theo giá thực tế nhập sau xuất trớc.
Theo phơng pháp này cũng phải xác định đợc đơn giá thực tế của từng lần nhập
kho và giả thiết hàng nào nhập kho sau thì xuất trớc. Sau đó căn cứ số lợng xuất kho
tính giá thtực tế xuất kho theo nguyên tắc: Tính giá theo đơn giá thực tế của lần nhập
sau cùng.
1.4. Phơng pháp tính giá theo giá thực tế đích danh.
Phơng pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý theo dõi hàng hoá theo từng
lô. Khi xuất kho hàng hoá thuộc lô nào căn cứ vào số lợng xuất kho và đơn giá nhập
kho (mua) thực tế của lô hàng đó để tính ra giá thực tế xuất kho.
1.5. Phơng pháp hệ số giá.
Để tính đợc giá trị mua thực tế xuất kho, hàng ngày kế toán căn cứ vào tình
hình nhập kho hàng hoá để ghi vào bảng kê xuất kho theo đơn giá hạch toán. Cuối
Khoa Tài chính - Kế toán Trờng Đại học QL-KD Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp Đinh Thu Huyền - 6A07

tháng tính hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán của hàng tồn kho đầu kỳ và nhập
trong tháng, sau đó lấy hệ số này nhân với giá vốn thực tế của hàng xuất kho.
Giá hàng thực tế xuất bán = Giá hạch toán hàng xuất bán x Hệ số giá (H)
H
=
Giá thực tế tồn đầu kỳ + Giá thực tế nhập trong kỳ
Giá hạch toán tồn đầu kỳ + Giá hạch toán nhập trong kỳ
2. Kế toán giá vốn hàng bán.
* TK sử dụng:
+ TK 632 - "Giá vốn hàng bán". Phản ánh giá vốn hàng bán và kết chuyển trị
số giá vốn hàng bán để xác định kết quả tiêu thụ.
+ Các tài khoản liên quan khác: TK 156, 157
* Trình tự kế toán giá vốn hàng bán theo phơng pháp KKTX (Xem sơ đồ 11)
* Trình tự kế toán giá vốn hàng bán theo phơng pháp KKĐK (Xem sơ đồ 12).
V. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp ảnh hởng trực tiếp tới kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt nó hết sức quan trọng đối với doanh
nghiệp nên chúng cần đợc tổ chức chặt chẽ.
Để quản lý chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tốt thì nhiệm vụ
của kế toán là phải theo dõi chính xác, kịp thời, đầy đủ các chi phí liên quan trong
quá trình bán hàng và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1. Kế toán chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng hoá, sản
phẩm, dịch vụ bao gồm: Chi phí bao gói, bảo quản, chi phí vận chuyển ,chi phí tiếp
thị, chi phí quảng cáo, chào hàng... Đây là các chi phí liên quan đến quá trình bán
hàng trong khâu lu thông. Chi phí bán hàng bao gồm rất nhiều khoản chi phí với các
nội dung kinh tế khác nhau.
Để phản ánh chi phí bán hàng kế toán sử dụng TK 641.
TK 641 có 7 tài khoản cấp 2 tơng đơng với nội dung chi phí.
TK 6411: Chi phí nhân viên bán hàng.

Khoa Tài chính - Kế toán Trờng Đại học QL-KD Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp Đinh Thu Huyền - 6A07
TK 6412: Chi phí vật liệu bao bì.
TK 6413: Chi phí công cụ, đồ dùng.
TK 6414: Chi phí khấu hao TSCĐ.
TK 6415: Chi phí bảo hành sản phẩm.
TK 6417: Chi phí dịch vụ mua ngoài khác.
TK 6418: Chi phí bằng tiền khác.
* Trình tự kế toán chi phí bán hàng đợc thực hiện theo sơ đồ (Xem sơ đồ 13)
2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp.
Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí cho việc quản lý kinh doanh,
quản lý hành chính và phục vụ chung khác liên quan đến hoạt động của toàn doanh
nghiệp theo quy định hiện hành của chế độ tài chính kế toán, chi phí quản lý doanh
nghiệp bao gồm các nội dung sau:
- Chi phí nhân viên quản lý: Các khoản phải trả cho cán bộ quản lý doanh
nghiệp, chi phí về lơng nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (Lơng chính, lơng
phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ của ban giám đốc, nhân viên quản lý ở các phòng ban
của doanh nghiệp).
- Chi phí quản lý: Chi phí vật liệu dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp nh:
Giấy bút, mực...
- Chi phí đồ dùng văn phòng: chi phí dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng cho
công tác quản lý.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ dùng
chung cho toàn doanh nghiệp nh: Nhà cửa, nơi làm việc của các phòng ban, kho
tàng...
- Thuế, phí và lệ phí: Chi phí về thuế, phí và lệ phí nh: thuế môn bài, thuế nhà
đất, thuế GTGT và các khoản chi phí lệ phí khác.
- Chi phí dự phòng: Các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải
thu khó đòi tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
Khoa Tài chính - Kế toán Trờng Đại học QL-KD Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp Đinh Thu Huyền - 6A07
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho văn
phòng.
- Doanh nghiệp đợc phân bổ dần vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Chi phí bằng tiền khác: Các chi phí khác không thuộc quản lý chung của
doanh nghiệp ngoài các chi phí đã kể trên nh: chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác
phí,...
* Để phản ánh chi phí QLDN kế toán sử dụng những tài khoản sau:
+ TK642: "Chi phí quản lý doanh nghiệp" - Dùng để tập hợp, phân bổ và kết
chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả kinh doanh.
TK 642 có 8 tài khoản cấp 2 tơng ứng
- TK 6421: Chi phí nhân viên quản lý.
- TK 6422: Chi phí vật liệu quản lý.
- TK 6423: Chi phí đồ dùng văn phòng.
- TK 6424: Chi phí khấu hao TSCĐ.
- TK 6425: Chi phí dự phòng.
- TK 6427: Chi phí dịch vụ mua ngoài.
- TK 6428: Chi phí bằng tiền khác.
+ Các tài khoản liên quan khác: TK 111, TK 112, TK 142, TK 334, TK 338,
TK 214, TK 335.
* Trình tự kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp (Xem sơ đồ 14)
VI. Kế toán xác định kết quả kinh doanh hàng hoá.
Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của quá trình kinh doanh của doanh
nghiệp sau một thời kỳ nhất định, biểu hiện bằng tiền.
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đợc xác định nh sau:
Kết quả kinh doanh = Doanh thu thuần - Giá vốn bán hàng
- Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp
* Tài khoản sử dụng.
+ TK 911 - "Xác định kết quả kinh doanh"
Khoa Tài chính - Kế toán Trờng Đại học QL-KD Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp Đinh Thu Huyền - 6A07
+ Các TK liên quan khác: TK 511, TK 512, TK 632, TK 642 .
Trình tự kế toán xác định kết quả kinh doanh (Xem sơ đồ 15).
VII. Hệ thống sổ kế toán sử dụng theo các hình thức.
Hệ thống sổ kế toán sử dụng để ghi chép, hệ thống hoá và tổng hợp số liệu từ
chứng từ gốc theo một trình tự và phơng pháp ghi chép nhất định. Nh vậy, hình thức
kế toán thực chất là hình thức tổ chức hệ thống sổ kế toán bao gồm số lợng các loại
sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, kết cấu sổ, mối quan hệ kiểm tra, đối chiếu
giữa các sổ kế toán, trình tự và phơng pháp ghi chép cũng nh việc tổng hợp số liệu để
lập báo cáo kế toán.
Doanh nghiệp thơng mại phải căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán, chế độ
thể lệ của Nhà nớc, căn cứ vào quy môn, đặc điểm và hoạt động kinh doanh, yêu cầu
quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán cũng nh điều kiện trang thiết bị phơng
tiện kỹ thuật tính toán, xử lý thông tin mà lựa chọn vận dụng hình thức kế toán và tổ
chức hệ thống sổ kế toán cho phù hợp nhằm cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ,
chính xác và nâng cao hiệu quả công tác kế toán.
Chế độ kế toán ban hành theo QĐ 1141/TC/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài
chính và các thông t bổ sung quy định rõ việc mở sổ ghi chép, quản lý lu trữ và bảo
quản sổ kế toán. Vận dụng hình thức kế toán nào tuỳ thuộc vào đặc điểm, tình hình
cụ thể của doanh nghiệp.
Các hình thức kế toán chủ yếu đợc áp dụng hiện nay:
- Hình thức nhật ký chung.
- Hình thức nhật ký chứng từ.
- Hình thức chứng từ ghi sổ.
Khoa Tài chính - Kế toán Trờng Đại học QL-KD Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp Đinh Thu Huyền - 6A07
Chơng II
Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty
TNHH Việt Mai.
I. Đặc điểm tình hình tổ chức và hoạt động của Công ty TNHH Việt Mai.

1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH Việt Mai:
Công ty TNHH Việt Mai là một Công ty kinh doanh và sản xuất đồ dùng nội
thất văn phòng, thiết kế, t vấn quảng cáo. Trụ sở giao dịch chính của Công ty đợc đặt
tại Hà Nội.
- Địa chỉ: 85 phố Tôn Đức Thắng - Đống Đa - Hà Nội.
- Điện thoại: (04) 7322.140 - 7320.555 - 7320.572 - 7323.097
- Fax: (04) 7321.052 - Email: vmgroup @ fpt.Việt Nam
- Số cán bộ công nhân viên là: 100 ngời.
- Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh: 350/13 Nguyễn Trọng Tuyển - phờng
2 - quận Tân Bình - Thành phố Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: (08) 9971553 - 9971554
- Fax: (08) 8447934 - Email: Vietmai Pr @ hcm.vnn.vn.
- Tổng số cán bộ công nhân viên là: 80 ngời
- Công ty có địa chỉ kho hàng và xởng sản xuất ở xã Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà
Nội.
- Điện thoại: (04) 6861.841
- Giấy phép thành lập số: 2849/GP-TLDN: 16/12/1996 của UBND thành phố
Hà Nội.
- Giấy phép kinh doanh số: 046165 ngày 20/12/1996 của Sở Kế hoạch Đầu t
Thành phố Hà Nội.
Khoa Tài chính - Kế toán Trờng Đại học QL-KD Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp Đinh Thu Huyền - 6A07
- Mã số thuế: 0100513703-1
Vốn kinh doanh (ngày 30/12/2003): 9.101.463.665 đ
Trong đó:
Vốn đầu t ban đầu : 5.670.000.000 đ
Vốn lu động khác : 3.075.000.000 đ
Vốn khác : 356.463.665 đ
2. Các hoạt động chính của Công ty TNHH Việt Mai.
Công ty Thơng mại Việt Mai là Công ty kinh doanh và sản xuất đồ nội thất.

Các sản phẩm của Công ty rất phong phú về mẫu mã, hình thức và chất liệu.
- Các sản phẩm nội thất văn phòng gồm có: Giá đựng đồ, tủ công văn, quầy
bán hàng, bàn ghế với nhiều kiểu dáng hiện đại.
- Các sản phẩm nội thất trong gia đình: Giờng, tủ trang trí, tủ bếp, bàn ghế
phòng khách, phòng ăn.
- Các sản phẩm trang thiết bị cho trờng học: Bảng gỗ, bảng phoocnica; bàn ghế
học sinh.
Ngoài ra Công ty TNHH Việt Mai là một Công ty chuyên t vấn, thiết kế quảng
cáo. Hoạt động chính của Công ty Việt Mai trong lĩnh vực này rất đa dạng, thể hiện
sự năng động của Công ty nhất là trong nền kinh tế thị trờng hiện nay.
- Tổ chức, dàn dựng, trang trí các sự kiện:
+ Thiết kế ý tởng, tổ chức và thực hiện các buổi lễ giới thiệu sản phẩm, trình
diễn sản phẩm mới.
+ Tổ chức dàn dựng các buổi lễ động thổ, đóng cọc, khởi công cất nóc, khánh
thành, khai trơng.
+ Tổ chức và chủ toạ các cuộc hội nghị, hội thảo, họp báo.
+ T vấn và thực hiện các sự kiện tại Công ty: tiệc cuối năm, lễ khen thởng, đón
nhận huân huy chơng, lễ thành lập...
Khoa Tài chính - Kế toán Trờng Đại học QL-KD Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp Đinh Thu Huyền - 6A07
3. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Việt Mai:
Ban lãnh đạo Công ty Việt Mai gồm:
- Giám đốc: Giám đốc chịu trách nhiệm trớc Nhà nớc, trớc tập thể và kết quả
hoạt động của Công ty theo quy luật của pháp luật. Đồng thời chịu trách nhiệm quản
lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển nguồn vốn của Công ty.
- Phó Giám đốc phụ trách việc kỹ thuật, phụ trách công tác các phòng ban trực
thuộc liên quan đến kỹ thuật: Phòng kỹ thuật, phòng vật t, phòng KCS, phòng thiết
kế.
- Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh, phụ trách công tác các phòng ban trực
thuộc liên quan đến công việc kinh doanh nh: Phòng bán hàng và Marketing; phòng

bảo hành sản phẩm; phòng dịch vụ hỗ trợ khách hàng.
- Phó Giám đốc tài chính, phụ trách 4 phòng chức năng: phòng tài chính kế
toán, phòng kế hoạch, phòng nhân sự và phòng bảo vệ.
Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý
của Công ty tnhh việt mai
4.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH Việt Mai:
4.1 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu của bộ máy kế toán.
Phòng kế toán của Công ty đợc phân công với trách nhiệm cụ thể nh sau:
Khoa Tài chính - Kế toán Trờng Đại học QL-KD Hà Nội
Giám đốc
Phó Giám đốc
(Kỹ thuật)
Phó Giám đốc
(Kinh doanh)
Phó Giám đốc
(Tài chính)
Phòng
TC KT
Phòng
kế
hoạch
Phòng
nhân
sự
Phòng
bảo vệ
Phòng
BH &
Mar
Phòng

BH SP
Phòng
DV hỗ
trợ KH
Phòng
kỹ
thuật
Phòng
KCS
Phòng
vật

Phòng
thiết
kế
Luận văn tốt nghiệp Đinh Thu Huyền - 6A07
- Kế toán trởng: Là ngời phụ trách phòng Tài chính của Công ty chịu trách nhiệm trớc
cơ quan quản lý tài chính cấp trên về các vấn đề có liên quan đến tình hình tài chính
và công tác kế toán của Công ty, đồng thời chịu trách nhiệm tổng hợp số liệu.
- Kế toán nguyên vật liệu và tính giá thành: Hàng ngày căn cứ vào phiếu nhập kho,
phiếu xuất kho, bảng báo cáo nhập - xuất - tồn để ghi vào sổ chi tiết vật t.
- Kế toán tiền lơng và thanh toán: Có nhiệm vụ căn cứ vào các bảng thanh toán tiền l-
ơng do phòng nhân sự và bộ phận quản lý dới các phân xởng chuyển lên để lập báo
cáo thanh toán tiền lơng cho nhân viên phân xởng và nhân viên của các phòng ban
chức năng. Bên cạnh đó là theo dõi tình hình thanh toán của Công ty với các đối tợng
bên ngoài nh khách hàng, nhà cung cấp hoặc nội bộ Công ty.
- Kế toán bán hàng và thu nhập: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập, xuất kho vật t,
sản phẩm, tình hình tiêu thụ sản phẩm và theo dõi công nợ của khách hàng.
Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty TNHH Việt Mai
4.2 Hình thức tổ chức công tác kế toán của công ty.

* Chính sách kế toán áp dụng ở công ty.
-Niên độ kế toán bắt đầu từ 1/1 đến 31/12.
- Công ty áp dụng hình thức kế toán: Nhật ký chung.
- Công ty nộp thuế GTGT theo phơng pháp khấu trừ.
-Kế toán hàng tồn kho theo phơng pháp kê khai thờng xuyên.
Khoa Tài chính - Kế toán Trờng Đại học QL-KD Hà Nội
Kế toán trưởng
Kế toán bán
hàng và công
nợ phải thu
Kế toán NVL &
tính giá thành
sản phẩm
Kế toán tiền lư
ơng và thanh
toán
Luận văn tốt nghiệp Đinh Thu Huyền - 6A07
-Hàng hoá xuất kho đợc áp dụng theo phơng pháp nhập trớc xuất trớc.
-Đơn vị tiền tệ trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam.
-Hình thức sổ nhật ký chung này trong nhiều năm qua đã phát huy đợc hiệu
quả trong công tác kế toán của công ty và tỏ ra phù hợp với đặc điểm kinh doanh của
công ty. Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc, các đối tợng, cần theo dõi chi tiết, kế
toán ghi vào sổ kế toán chi tiết liên quan, đồng thời ghi vào sổ nhật ký chung, sau đó
chuyển ghi vào các sổ cái có liên quan. Cuối tháng, cuối quý, cộng số liệu trên sổ cái
lập bảng cân đối số phát sinh đồng thời lập bảng tổng hợp chi tiết sau đó đối chiếu số
liệu bảng tổng hợp, trên sổ cái và số liẹu chi tiết lập báo cáo tài chính.
Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung.

5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Việt Mai năm
2003 - 2004 (6 tháng đầu năm 2004)

Đơn vị: Triệu đồng
Khoa Tài chính - Kế toán Trờng Đại học QL-KD Hà Nội
Bảng kê
Nhật ký chung
Sổ kế toán chi tiết
Sổ cái
Sổ tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối
số phát sinh
Báo cáo
tài chính
Chứng từ gốc
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối
chiếu
Luận văn tốt nghiệp Đinh Thu Huyền - 6A07
Chỉ tiêu
Thực hiện
năm 2003
Thực hiện năm
2004
Chênh lệch 2003 so với 2004
Số lệch %
tuyệt đối
% + tơng đối
Doanh thu bán hàng 5.644.622 6.419.928 778.704 13,78%
Giá vốn hàng bán 4.942.516 5.649.659 707.143 14,31%
Chi phí bán hàng

+ Chi phí Q.Lý
532.215 583.095 50.880 9,56%
Thu nhập B/Q 0,5 0,65 0,15 30%
Lợi nhuận 169.891 187.174 17.283 10,17%
II. Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH
Việt Mai.
1. Đặc điểm tổ chức hạch toán chi tiết hàng hoá ở Công Ty
Để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn hàng hoá kế toán của Công ty theo dõi
hàng ngày từng loại hàng hoá lu chuyển qua kho cả về số lợng và giá trị, công tác kế
toán tồn kho đợc tiến hành trên số thẻ và bảng kê nhập xuất tồn hàng hoá.
Tại kho, thủ kho tiến hành ghi chép trên các thẻ kho theo từng lô hàng hoặc
theo từng mặt hàng. Thẻ kho do phòng kế toán lập và có đầy đủ các chỉ tiêu nh: Tên,
nhãn hiệu, quy cách, đơn vị tính, mã số hàng hoá... giao hàng cho thủ kho để ghi chép
hàng ngày.
Tại các quầy hàng của Công ty: Để xác định đợc lợng hàng hoá bán ra trong
ngày kế toán mở thẻ quầy hàng cho từng mặt hàng để ghi chép. Thẻ quầy hàng là cơ
sở để lập báo cáo bán hàng.
Tại phòng kế toán: Nhân viên kế toán mở sổ kế toán chi tiết để ghi chép tình
hình nhập xuất tồn theo chỉ tiêu số lợng và chỉ tiêu giá trị của hàng hoá. Cuối tháng
sau khi đã xác định giá trị hàng hoá nhập, xuất, tồn kế toán mới ghi sổ chi tiết theo
dõi chỉ tiêu giá trị.
Khoa Tài chính - Kế toán Trờng Đại học QL-KD Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp Đinh Thu Huyền - 6A07
2. Các phơng thức thanh toán Công ty đang áp dụng.
Hiện nay, Công ty đang áp dụng phơng thức thanh toán bằng tiền mặt và
chuyển khoản qua ngân hàng. Khi bán hàng hoá với số lợng lớn, giá trị lớn thì Công
ty thoả thuận với ngời mua để lựa chọn một phơng thức thanh toán thích hợp.
Trong trờng hợp khách hàng thanh toán sau thì Công ty mở sổ chi tiết TK131
để theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng giúp cho việc thanh toán không bị
thiéu sót, nhầm lẫn khi thanh toán.

3. Kế toán bán hàng tại Công Ty TNHH
Doang thu bán hàng tại Công Ty là doanh thu từ việc bán hàng của các sản
phẩm nội thất văn phòng, gia đình
3.1. Các chứng từ, tài khoản sử dụng
a. Các chứng từ sử dụng
- Hoá đơn GTGT
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho
- Phiếu thu
- Giấy báo có của ngân hàng
- Các chứng từ có liên quan khác
b. Các tài khoản sử dụng
- TK 511
- Các TK có liên quan khác TK 131, 111, 112, 3331 .
3.2. Trình tự kế toán bán hàng tại Công ty .
a. Kế toán bán hàng theo phơng thức bán buôn bán lẻ (bán hàng
trực tiếp).
Tại các quầy hàng: Khi khách hàng đến mua thì nhân viên bán hàng (kế toán
quầy) ghi lên hoá đơn GTGT. Khi đó hoá đơn đợc lập thành 3 liên: liên 1 giữ tại
quầy, liên 2 giao cho khách và một liên giữ làm căn cứ ghi sổ.( phụ lục 1)
* Khi bán buôn thì Công ty thờng giao hàng tại kho, phơng pháp này áp dụng
cho nhóm khách hàng quen thuộc là cá nhân hoặc tổ chức mua với số lợng lớn tại
kho: Khi nhận đợc hoá đơn thủ kho sẽ ghi vào thẻ kho theo số lợng hàng bán ( Phụ
lục 2). Thẻ kho thủ kho lập ghi theo mẫu in sẵn của bộ tài chính, thẻ kho phải mở chi
Khoa Tài chính - Kế toán Trờng Đại học QL-KD Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp Đinh Thu Huyền - 6A07
tiết cho từng loại hàng. Thẻ kho có nhiệm vị trực tiếp theo dõi số lợng hàng hoá nhập,
xuất, tồn kho phải kê hàng trong kho sau đó đối chiếu với kế toán bán hàng để xem l-
ợng hàng trong kho có cân với lợng hàng mà kế toán bán hàng theo dõi trên máy
( phục lục 3).

Tại phòng kế toán Công ty: Kế toán bán hàng nhận chứng từ do thủ quỹ đa đến
kế toán kiểm tra những nội dung trên chứng từ và ký. Kế toán bán hàng theo dõi lợng
hàng hoá nhập, xuất ở kho và sử dụng các hoá đơn, sổ chi tiết hàng hoá, bảng tổng
hợp nhập, xuất, tồn để theo dõi lợng hàng hoá trong kho.
Ví dụ: Ngày 15/5/2004 trên hoá đơn số 022106 (phụ lục 1) Công ty TNHH
Việt Mai có bán cho Công ty TMDV Cát Hải một lô hàng nội thất trị giá: 22.000.000
đ, Công ty TMDV Cát Hải trả ngay bằng tiền mặt.
Tại phòng kế toán sau khi nhận đợc hoá đơn chứng từ do thủ kho chuyển tới và
phiếu thu ( phụ lục 4) do thủ quỹ nộp căn cứ vào đó kế toán định khoản nh sau:
Nợ TK 111 22.000.000 đ
Có TK 511 20.000.000 đ
Có TK 3331 2.000.000 đ
Căn cứ vào phiếu thu kế toán ghi vào sổ quỹ tiền mặt (phụ lục 5), cuối tháng
căn cứ vào hoá đơn GTGT và sổ theo dõi hoá đơn kế toán vào sổ cái TK 511 và các
TK 111, 3331.
* Đối với bán lẻ: do hàng hoá có giá trị nhỏ nên không có hoá đơn mà kế toán
lập báo cáo hàng ngày là căn cứ để kiểm tra quản lý các loại hàng hoá và cuối kỳ căn
cứ vào báo cáo bán hàng kế toán lập sổ chi tiết bán hàng (phụ lục 7)
b.Trờng hợp ngời mua chấp nhận thanh toán trả tiền sau:
Ví dụ: Ngày 7/5/2004 trên hoá đơn số 012875 ( phụ lục 8) Công ty xuất bán
cho Nguyễn Bảo Ngọc Công ty TNHH Quyết Thắng một lô hàng trị giá 24.750.000đ
Công ty TNHH Quyết Thắng trả ngay bằng tiền mặt là 15.000.000 đ còn 9.750.000 đ
trả sau. Dựa vào phiếu thu và hợp đồng mau bán hàng hoá giữa 2 Công ty thì kế toán
ghi:
Khoa Tài chính - Kế toán Trờng Đại học QL-KD Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp Đinh Thu Huyền - 6A07
Nợ TK 111 15.000.000 đ
Nợ TK 131 9.750.000 đ
Có TK 511 22.500.000 đ
Có TK 3331 2.250.000 đ

Từ hoá đơn và phiếu thu kế toán vào sổ chi tiết bán hàng (phụ lục 9). Từ phiếu
thu và hợp đồng thanh toán kế toán ghi sổ chi tiết TK 131. Khi ngời mua trả một số
tiền còn thiếu lại bằng tiền mặt thì kế toán ghi:
Nợ TK 111 9.750.000 đ
Có TK 131 9.750.000 đ
Cuối tháng căn cứ vào hoá đơn GTGT, báo cáo bán hàng tại Công ty, sổ chi
tiết TK 131 theo dõi số tiền còn nộp thiếu của khách hàng để ghi vào sổ cái TK
511
*Phơng thức bán hàng gửi bán.
Bán qua đại lý: Hình thức này đợc Công ty áp dụng khá phổ biến nhằm mở
rộng mạng lới phân phối và giới thiệu sản phẩm Công ty. Hàng đợc gửi đi bán ký gửi
tạ các cửa hàng đại lý vừa là đối tác buôn bán vừa là nhà tiêu thụ và Công ty đã áp
dụng hình thức trả tiền hoa hồng cho cửa hàng với sản lợng sản phẩm bán ra.
Với những cửa hàng nhập sản phẩm của Công ty với số lợng lớn thì Công ty sẽ
giảm 10% so với giá niêm yết của sản phẩm.
Ví dụ: 10/5/2004 Công ty TNHH Việt Mai xuất kho 1 lô hàng nội thất trị giá
14.000.000đ đem đi ký gửi tại Siêu thị nội thất Hùng Phát: 105 Nguyễn Văn Cừ. Đến
21/5/2004 Công ty Hùng Phát thông báo đã bán xong lô hàng trên với tổng giá thanh
toán là 15.400.000đ (đã bao gồm cả thuế GTGT 10%) Công ty Việt Mai nhận tiền
hàng đồng thời trích 5% tiền hoa hồng cho Công ty Hùng Phát. Kế toán của Công ty
sẽ hạch toán nh sau:
BT1: Nợ TK 157 : 14.000.000đ
Có TK 156 : 14.000.000đ
Khi đại lý trả tiền kế toán ghi:
Khoa Tài chính - Kế toán Trờng Đại học QL-KD Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp Đinh Thu Huyền - 6A07
BT2: Nợ TK 111 : 15.400.000đ
Có TK 511 : 14.000.000đ
Có TK 3331 : 1.400.000đ
Đồng thời ghi:

BT3: Nợ TK 632 : 14.000.000đ
Có TK 157 : 14.000.000đ
Tiền hoa hồng trả cho đại lý kế toán ghi:
BT4: Nợ TK 641 : 770.000đ ( phụ lục 14)
Có TK 111 : 770.000đ
4. Kế toán giá vốn hàng bán:
Kế toán sử dụng TK 632 Giá vốn hàng bán và tài khoản liên quan là TK 156
Hàng hoá. Hàng sau khi xuất bán đợc ghi nhận là đã tiêu thụ thì sẽ phản ánh giá
vốn của số hàng đó vào sổ tài khoản 632. ( phụ lục 10, phụ lục 11)
a. Trị giá thực tế hàng nhập kho:
Trị giá hàng nhập kho đợc xác định theo công thức:
Trị giá vốn của hàng bán = Trị giá mua thực tế của hàng xuất bán
+ Chi phí mua hàng phân bổ cho hàng đã bán
Cụ thể: Ngày 17/05/2004 Công ty TNHH Việt Mai nhập ko Công ty gồm
320m sắt 14 với đơn giá 41.000đ/m. Thuế VAT 10%; 100 thùng sơn Vatex gồm
các màu giá là 180.000đ/thùng (cha có thuế VAT) chi phí vận chuyển vật t về kho
hết 250.000đ thanh toán bằng tiền mặt. Kế toán hạch toán nh sau:
BT1: Nợ TK 156 : 13.120.000đ
Nợ TK 1331 : 1.312.000đ (Sắt 14)
Có TK 111 : 14.432.000đ
BT2: Nợ TK 156 : 18.000.000đ
Nợ TK 1331 : 1.800.000đ (Sơn Vatex)
Khoa Tài chính - Kế toán Trờng Đại học QL-KD Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp Đinh Thu Huyền - 6A07
Có TK 111 : 19.800.000đ
BT3: Nợ TK 641 : 250.000đ
Có TK 111 : 250.000đ (Phụ lục 15)
b. Trị giá vốn hàng xuất kho
Trị giá thực tế của hàng xuất bán trong kỳ đợc xác định theo phơng pháp nhập
trớc xuất trớc.

VD: ngày 5/5/2004 Loại sắt 14
Xuất kho 150m sắt 14 Tồn ĐK: Slợng: 200m
cho Công ty VTXD Trị giá: 5.700.000
Nhập kho trong kỳ Slợng: 100m
Trị giá: 2.850.000
Xuất kho Slợng: 150m
VT xuất kho với số lợng là 150m mà Công ty lại áp dụng phơng pháp nhập trớc
xuất trớc nên khi xuất kế toán ghi giá vốn theo giá cũ lợng hàng tồn đầu kỳ ( phụ lục
2, phụ lục 3).
Trị giá thực tế của hàng xuất kho:
(5.700.000 : 200m) x 150m = 4.275.000đ.
Kế toán hạch toán:
Nợ TK 632: 4.275.000đ
Có TK 156: 4.275.000đ (Phụ lục 12)
5. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Nếu khách hàng mua hàng hoá, sản phẩm của Công ty với số lợng lớn, Công ty
sẽ chiết khấu % cho khách hàng theo tổng số hàng đã mua hoặc khấu trừ trên giá bán
thông thờng. Nếu hàng hoá không đạt yêu cầu bị trả lại do sản phẩm bị hỏng, vỡ
Khoa Tài chính - Kế toán Trờng Đại học QL-KD Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp Đinh Thu Huyền - 6A07
hoặc làm sai theo kích thớc, mẫu mã khách hàng đã chọn thì Công ty nhập lại kho số
hàng đó.
Cuối tháng kế toán và thủ kho sẽ phải theo dõi và đối chiếu chi tiết số hàng
nhập lại sau đó kết chuyển sang TK511 để xác định doanh thu thuần:
Nợ TK 511 : Doanh thu thực tế giảm
Nợ TK 3331 : Phần thuế giảm trừ
Có TK 531,532 : Tổng số tiền giảm trừ.
Cụ thể: ngày 15/5/2004 căn cứ vào phiếu xuất kho số 0281 của Công ty
TNHH Việt Mai xuất bán cho khách sạn ASEAN Phố Chùa Bộc một lô hàng nội thất
phòng ngủ gồm: 5 giờng đôi + tủ đôi; bàn đọc sách, lò sởi giả, giá rợu; kệ tivi. Tổng

giá thanh toán là 51.000.000đ (thuế GTGT 10%). Do mua với số lợng lớn lại đảm bảo
thanh toán ngay do vậy Công ty đã chiết khấu cho khách sạn ASEAN 1% trên tổng
số tiền thanh toán. Kế toán hạch toán nh sau:
BT1: Nợ TK 111 : 56.100.000đ
Có TK 511 : 51.000.000đ
Có TK 3331 : 5.100.000đ
BT2: Nợ TK 521 : 510.000đ
Nợ TK 3331 : 51.000đ
Có TK 111 : 561.000đ
Cuối tháng kế toán ghi:
Nợ TK 511 : 510.000đ
Nợ TK 3331 : 51.000đ
Có TK 521 : 561.000đ
(Phụ lục 13, phụ lục 14)
Đến cuối tháng kế toán cộng tất cả các khoản doanh thu vào cột có TK 511 để
xác định kết quả kinh doanh
Nợ TK 511
Có TK 911 (Phu lục 17)
Khoa Tài chính - Kế toán Trờng Đại học QL-KD Hà Nội
Luận văn tốt nghiệp Đinh Thu Huyền - 6A07
6. Kế toán chi phí bán hàng: TK 641
Chi phí bán hàng tại Công ty bao gồm các khoản nh: chi phí nhân viên bán
hàng, chi phí vật liệu bao bì, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua
ngoài
Khi có nghiệp vụ kinh tế liên quan đến chi phí bán hàng kế toán căn cứ vào
các chứng từ góc nh: Phiếu chi, uỷ nhiệm chi, hợp đồng dịch vụ mua ngoài, hoá đơn
bán hàng và các chứng từ liên quan sau đó phản ánh vào TK 641.
Cuối tháng kế toán tập hợp chí phí bán hàng kết chuyển sang TK 911 để xác
định kết quả kinh doanh đồng thời phản ánh vào sổ cái TK 641.
VD: Căn cứ vào bảng thanh toán lơng, phụ cấp số 257 ngày 2/5/2004 của Công

ty TNHH Việt Mai phải trả cho cán bộ công nhân viên của Công ty là 70.000.000đ.
Kế toán phản ánh các nghiệp vụ vào sổ chi tiết TK 641 (Phụ lục 15).
Nợ TK 641 : 70.000.000đ
Có TK 334 : 70.000.000đ
Ngày 3/5/2004 Công ty thanh toán tiền sửa chữa thiết bị vi tính là 1.500.000đ
Công ty trả bằng tiền mặt. (Phụ lục 15)
Nợ TK 641 : 1.500.000đ
Có TK 111 : 1.500.000đ
Ngày 7/5/2004 Căn cứ vào chứng từ số 843 sửa chữa điện khu vực văn phòng
là 1.000.000đ Công ty đã trả bằng tiền mặt.
Nợ TK 641 : 1.000.000đ
Có TK 111 : 1.000.000đ
Ngày 15/5/2004 căn cứ vào chứng từ số 848 thanh toán tiền điện thoại là
720.000đ đã thanh toán bằng tiền mặt (Thuế GTGT 10%).
Nợ TK 641 : 720.000đ
Nợ TK 1331 : 72.000
Có TK 111 : 792.000đ
Khoa Tài chính - Kế toán Trờng Đại học QL-KD Hà Nội

×