Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Pháp luật nhượng quyền thương mại và thực tiễn giải quyết tranh chấp tại hoa kỳ bài học kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ

BÙI VÕ PHƢƠNG THẢO

PHÁP LUẬT NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI VÀ
THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI HOA KỲ
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
CHUYÊN NGÀNH LUẬT QUỐC TẾ

TP.HCM 2012


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

PHÁP LUẬT NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI VÀ
THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI HOA KỲ
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

SINH VIÊN THỰC HIỆN: BÙI VÕ PHƢƠNG THẢO
KHÓA 33 – MSSV: 0855050154
GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN: TS. TRẦN VIỆT DŨNG

TP. HỒ CHÍ MINH, 2012



LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp “PHÁP LUẬT NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI VÀ
THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI HOA KỲ: BÀI HỌC KINH
NGHIỆM CHO VIỆT NAM” là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu của tác
giả tại Trƣờng Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Để hồn thành đƣợc khóa luận
tốt nghiệp này, ngồi những cố gắng nỗ lực của bản thân tác giả, không thể không kể
đến sự hỗ trợ từ TS. Trần Việt Dũng với những hƣớng dẫn khoa học và góp ý bổ ích
của thầy. Tác giả xin gửi lời tri ân trân trọng nhất tới thầy cùng tập thể các thầy cơ
trƣờng Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, những ngƣời đã ln tận tình giúp đỡ và
hỗ trợ cho tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu của tác giả tại trƣờng.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến gia đình và bạn
bè của tác giả, những ngƣời ln ở bên cạnh động viên và hỗ trợ nhiệt tình nhất cho tác
giả trong quá trình học tập và nghiên cứu vừa qua.
BÙI VÕ PHƢƠNG THẢO


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan rằng khóa luận tốt nghiệp “PHÁP LUẬT NHƢỢNG
QUYỀN THƢƠNG MẠI VÀ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI
HOA KỲ: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM” là cơng trình nghiên cứu
của cá nhân tác giả. Tất cả các tài liệu và thông tin đƣợc sử dụng trong bài viết đều đã
đƣợc chú thích và trích dẫn đầy đủ.
Mọi thắc mắc về nội dung bài viết vui lòng liên hệ tác giả qua địa chỉ email

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2012

BÙI VÕ PHƢƠNG THẢO



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1

2.

Mục tiêu và đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................... 4

3.

Tình hình nghiên cứu của đề tài .............................................................................. 4

4.

Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 5

5.

Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong khóa luận .................................. 5

6.

Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài ..................................................... 5

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI ......................... 6
1.1

Khái niệm nhƣợng quyền thƣơng mại..................................................................... 6


1.1.1 Khái niệm nhƣợng quyền thƣơng mại của một số tổ chức quốc tế trong lĩnh vực
nhƣợng quyền thƣơng mại ................................................................................................. 6
1.1.2 Khái niệm nhƣợng quyền thƣơng mại của Hội đồng thƣơng mại liên bang Hoa
Kỳ (Federal Trade Commission) ........................................................................................ 9
1.1.3 Khái niệm nhƣợng quyền thƣơng mại trong pháp luật Việt Nam ........................ 10
1.1.4 Đặc điểm cơ bản của nhƣợng quyền thƣơng mại ................................................. 11
1.2

Tranh chấp trong hoạt động kinh doanh nhƣợng quyền thƣơng mại ...................... 12

1.2.1 Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp trong nhƣợng quyền thƣơng mại .................... 12
1.2.2 Nhận dạng những lý do làm phát sinh tranh chấp giữa các chủ thể trong quan hệ
kinh doanh nhƣợng quyền thƣơng mại ............................................................................ 16
1.2.3 Một số tranh chấp phổ biến trong hoạt động kinh doanh nhƣợng quyền ............. 17
1.2.4 Khả năng các dạng tranh chấp phổ biến này sẽ phát sinh tại Việt Nam............... 19
Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................................... 22
CHƢƠNG 2: TRANH CHẤP VỀ QUYỀN SỬA ĐỔI NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA HỆ
THỐNG NHƢỢNG QUYỀN TRONG THỜI HẠN HỢP ĐỒNG ............................... 23
2.1

Quy định của pháp luật Việt Nam......................................................................... 23

2.1.1 Quy định của pháp luật nhƣợng quyền thƣơng mại ............................................. 23


2.1.2 Các quy định khác có liên quan ............................................................................ 24
2.2

Quy định của pháp luật Hoa Kỳ trong so sánh với pháp luật Việt Nam ................. 25


2.2.1 Tổng quan về hệ thống pháp luật nhƣợng quyền thƣơng mại tại Hoa Kỳ ........... 25
2.2.2 So sánh pháp luật nhƣợng quyền thƣơng mại Hoa Kỳ và Việt Nam ................... 27
2.3

Thực tiễn tranh chấp và giải quyết tranh chấp tại Hoa Kỳ ..................................... 28

2.4

Hƣớng hoàn thiện pháp luật Việt Nam và kinh nghiệm cho các doanh nghiệp kinh

doanh nhƣợng quyền thƣơng mại.................................................................................... 34
2.4.1 Hƣớng hoàn thiện pháp luật nhƣợng quyền thƣơng mại tại Việt Nam ................ 35
2.4.2 Một số lƣu ý đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhƣợng quyền ..................... 36
Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................................... 37
CHƢƠNG 3: TRANH CHẤP VỀ BÍ MẬT KINH DOANH TRONG NHƢỢNG
QUYỀN THƢƠNG MẠI .................................................................................................. 38
3.1

Quy định của pháp luật Việt Nam......................................................................... 39

3.2

Quy định về bí mật kinh doanh trên thế giới và theo pháp luật Hoa Kỳ trong so sánh

với quy định của pháp luật Việt Nam .............................................................................. 40
3.2.1 Quy định về bí mật kinh doanh của Hiệp định TRIPS ......................................... 40
3.2.2 Quy định về bí mật kinh doanh theo pháp luật Hoa Kỳ ....................................... 41
3.2.3 So sánh quy định của Hiệp định TRIPS và pháp luật Hoa Kỳ về bí mật kinh
doanh với quy định pháp luật Việt Nam .......................................................................... 42

3.3

Thực tiễn tranh chấp và giải quyết tranh chấp tại Hoa Kỳ ..................................... 44

3.3.1 Liên quan đến tính khơng phổ biến của bí mật kinh doanh.................................. 45
3.3.2 Liên quan đến nghĩa vụ kiểm sốt thơng tin của bên nhƣợng quyền ................... 47
3.4

Hƣớng hoàn thiện pháp luật Việt Nam và kinh nghiệm cho các doanh nghiệp kinh

doanh nhƣợng quyền thƣơng mại.................................................................................... 50
3.4.1 Hƣớng hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam ........................................... 51
3.4.2 Một số lƣu ý đối với chủ sở hữu bí mật kinh doanh trong quá trình kinh doanh
nhƣợng quyền ................................................................................................................... 52
Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................................... 54


CHƢƠNG 4: TRANH CHẤP VỀ PHÍ NHƢỢNG QUYỀN HÌNH THÀNH TRONG
TƢƠNG LAI...................................................................................................................... 56
4.1

Tổng quan về phí nhƣợng quyền trong kinh doanh nhƣợng quyền thƣơng mại và

quyền của bên nhƣợng quyền đƣợc hƣởng phí nhƣợng quyền hình thành trong tƣơng lai
theo pháp luật Hoa Kỳ và pháp luật Việt Nam ................................................................ 57
4.1.1 Tổng quan về phí nhƣợng quyền trong nhƣợng quyền thƣơng mại ..................... 57
4.1.2 Quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ về quyền của bên nhƣợng
quyền liên quan đến phí nhƣợng quyền hình thành trong tƣơng lai ................................ 58
4.2


Thực tiễn tranh chấp và giải quyết tranh chấp tại Hoa Kỳ ..................................... 59

4.3

Hƣớng hoàn thiện pháp luật Việt Nam và kinh nghiệm cho các doanh nghiệp kinh

doanh nhƣợng quyền thƣơng mại.................................................................................... 66
Tiểu kết chƣơng 4 ........................................................................................................... 68
KẾT LUẬN CHUNG ........................................................................................................ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... i
A-VĂN BẢN PHÁP LUẬT .............................................................................................. i
LUẬT VIỆT NAM.............................................................................................................. i
ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾ ....................................................................................................... i
LUẬT HOA KỲ .................................................................................................................. i
B - SÁCH, BÀI VIẾT VÀ BẢN ÁN ................................................................................ ii
TIẾNG VIỆT...................................................................................................................... ii
TIẾNG ANH ..................................................................................................................... iii
CÁC BẢN ÁN .................................................................................................................. iii
WEBSITES ....................................................................................................................... iv
PHỤ LỤC 1: CÁC KHÁI NIỆM VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT NƢỚC NGOÀI ...... vi
PHỤ LỤC 2: TRÍCH DẪN CÁC BẢN ÁN ...................................................................... xi


1

LỜI MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
“Sự lặp lại của thành công”, “Cho phép ngƣời khác thành công giống nhƣ chúng


ta đã thành công” là những cái tên thƣờng đi kèm khi nhắc đến loại hình kinh doanh
franchise hay cịn gọi là nhƣợng quyền thƣơng mại, mơ hình kinh doanh mới du nhập
vào Việt Nam từ những năm 90 của thập niên trƣớc và hiện đang thu hút rất nhiều sự
quan tâm của giới kinh doanh trong và ngoài nƣớc.
Nhƣợng quyền thƣơng mại mang đến cho ngƣời đầu tƣ những lợi thế kinh doanh
đáng kể trong thời buổi kinh tế cạnh tranh hiện nay, đặc biệt là với các doanh nghiệp
mới bắt đầu kinh doanh và các thƣơng hiệu nổi tiếng có tham vọng phát triển tồn cầu.
Trong quan hệ kinh doanh này, bên nhƣợng quyền có cơ hội phát triển đƣợc thƣơng
hiệu của mình thơng qua hệ thống nhƣợng quyền tại nhiều vùng lãnh thổ khác nhau,
tận dụng lợi thế của doanh nghiệp bản địa. Việc đầu tƣ nhƣợng quyền cũng tạo ra độ an
toàn khá cao cho bên nhận quyền do lợi thế kinh doanh thƣơng hiệu đã nổi tiếng. Theo
một thống kê tại Hoa Kỳ, trung bình chỉ khoảng 23% các doanh nghiệp kinh doanh độc
lập có thể tồn tại sau năm năm kinh doanh, trong khi con số này là 92% đối với các
doanh nghiệp kinh doanh nhƣợng quyền thƣơng mại.1 Tại Đông Nam Á, nhƣợng
quyền thƣơng mại bắt đầu phát triển từ thập niên 90, đầu tiên tại Malaysia, sau đó là
Singapore, Thái Lan hiện nay mơ hình kinh doanh này đã phát triển rất thành công.2
Tuy nhiên, kinh doanh nhƣợng quyền thƣơng mại không hồn tồn là sự đảm bảo của
thành cơng. Các quy định tạo nên lợi thế cạnh tranh trong loại hình kinh doanh này đều
có tính hai mặt của nó. Xu hƣớng của ngƣời nhƣợng quyền ln muốn kiểm sốt hệ
thống kinh doanh của mình một cách thống nhất, ngƣợc lại ngƣời nhận quyền muốn

1

Lý Quý Trung, “Mua franchise – Cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam”, NXB Trẻ (2006).
(truy cập ngày
25/4/2012).
2



2

giữ bản sắc riêng của mình và thốt ly ở mức độ có thể so với các quy định bắt buộc
chính là nguồn gốc làm nảy sinh rất nhiều tranh chấp về nhƣợng quyền thƣơng mại.3
Tại Việt Nam hiện nay, nhƣợng quyền thƣơng mại vẫn còn là một lĩnh vực mới
mẻ mặc dù nó đã thâm nhập vào nƣớc ta từ giữa những năm 1990.4 Nhƣợng quyền
thƣơng mại bắt đầu phát triển mạnh mẽ kể từ sau khi Luật Thƣơng mại của Quốc hội
số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 (“Luật Thƣơng mại 2005”) chính thức
đƣa loại hình kinh doanh mới này vào điều chỉnh trong hệ thống pháp luật Việt Nam,
và tiếp sau đó là sự kiện Việt Nam gia nhập vào Tổ chức thƣơng mại thế giới WTO
năm 2007. Tính đến năm 2006 chỉ có 23 hệ thống nhƣợng quyền thƣơng mại tại Việt
Nam thì trong vịng năm năm sau kể từ năm 2006 – 2011 (sau khi pháp luật nhƣợng
quyền thƣơng mại Việt Nam ra đời), nhƣợng quyền thƣơng mại ở nƣớc ta đã phát triển
lên đến 96 hệ thống, tăng gấp 4 lần so với giai đoạn phát triển mƣời năm đầu.5
Việt Nam cũng đã nỗ lực xây dựng và phát triển hành lang pháp lý cho hoạt động
kinh doanh nhƣợng quyền thƣơng mại với cơ sở pháp lý nền tảng là Chƣơng VI, Mục 8
của Luật Thƣơng mại 2005. Các quy định liên quan của Luật Thƣơng mại 2005 tiếp tục
đƣợc giải thích và chi tiết hóa tại Nghị định của Chính phủ số 35/2006/NĐ-CP ngày 31
tháng 3 năm 2006 quy định chi tiết Luật Thƣơng mại về hoạt động nhƣợng quyền
thƣơng mại (“Nghị định 35”) và Thông tƣ của Bộ Thƣơng mại số 09/2006/TT-BTM
ngày 25 tháng 5 năm 2006 hƣớng dẫn đăng ký hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại
(“Thông tƣ 09”) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ tiếp cận và phát triển
nhƣợng quyền thƣơng mại tại Việt Nam.
Tuy nhiên pháp luật nhƣợng quyền thƣơng mại Việt Nam hiện nay cịn khá đơn
giản và chƣa đƣợc cụ thể. Ngồi một số quy định chi tiết về hƣớng dẫn đăng ký đầu tƣ
3

Nguyễn Hồng Thanh (2009) “Nhượng quyền thương mại – Một số lưu ý cho các nhà nhận quyền”
[ (truy cập ngày 11/5/2012).
4

(truy cập ngày 04/7/2012).
5
(truy
cập ngày 26/4/2012).


3

đã đƣợc ban hành nhằm kịp thời đáp ứng làn sóng đầu tƣ nhƣợng quyền ào ạt tại Việt
Nam trong thời gian qua, các quy định còn lại hầu nhƣ chỉ đƣợc nêu rất khái quát và đa
phần hƣớng đến cho các bên tự thỏa thuận khi ký kết hợp đồng, đặc biệt các quy định
về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng, các quy định về chấm dứt
hợp đồng và giải quyết tranh chấp còn rất hạn chế.
Hoa Kỳ là nơi bắt nguồn cho sự phát triển của nhƣợng quyền thƣơng mại và cũng
là nơi pháp luật nhƣợng quyền thƣơng mại lần đầu tiên xuất hiện. Việc kinh doanh
nhƣợng quyền tại đây phát triển mạnh mẽ dẫn đến (1) các tranh chấp đã xảy ra ở quốc
gia này là rất phong phú và điển hình. Đáng chú ý hơn nữa (2) Hoa Kỳ hiện nay đang
là quốc gia đầu tƣ chủ yếu trong lĩnh vực này tại Việt Nam,6 do bản chất của nhƣợng
quyền thƣơng mại là mang tính thống nhất nên (3) các dạng hợp đồng nhƣợng quyền
thƣơng mại của các thƣơng hiệu từ Hoa Kỳ sẽ đƣợc áp dụng tƣơng tự tại Việt Nam khi
họ đầu tƣ nhƣợng quyền tại Việt Nam. Với ba lý do nhƣ trên thì rõ ràng các tranh chấp
đã xảy ra tại Hoa Kỳ rất có khả năng sẽ lại xuất hiện tại Việt Nam trên con đƣờng phát
triển nhƣợng quyền thƣơng mại của mình hiện nay.
Chính vì các lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “PHÁP LUẬT NHƢỢNG
QUYỀN THƢƠNG MẠI VÀ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI HOA
KỲ: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM” để thực hiện khóa luận tốt nghiệp
của mình, dựa vào thực tiễn giải quyết một số tranh chấp nhƣợng quyền thƣơng mại
điển hình tại Hoa Kỳ - quốc gia đang dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực này để rút ra bài
học kinh nghiệm và đƣa ra định hƣớng hoàn thiện pháp luật Việt Nam, thúc đẩy
nhƣợng quyền thƣơng mại nƣớc ta phát triển toàn diện hội nhập với thế giới.


6

Theo thống kê của Bộ Công Thƣơng, hiện nay có 79 thƣơng hiệu nƣớc ngồi đang thực hiện nhƣợng quyền
thƣơng mại tại Việt Nam, trong đó Hoa Kỳ dẫn đầu với 23 thƣơng hiệu, tiếp theo là Singapore với 18 thƣơng
hiệu và sau đó là Anh, Canada với 5 thƣơng hiệu, Úc, Italy, Hàn Quốc với 4 thƣơng hiệu
[ (truy cập ngày 11/5/2012).


4

2.

Mục tiêu và đối tƣợng nghiên cứu
Mục tiêu đặt ra của đề tài là dựa vào thực tiễn xét xử tranh chấp nhƣợng quyền

thƣơng mại tại Hoa Kỳ để đƣa ra hƣớng hoàn thiện hệ thống pháp luật nhƣợng quyền
thƣơng mại tại Việt Nam, đồng thời rút ra một số kinh nghiệm thực tiễn áp dụng cho
các doanh nghiệp Việt Nam trong quan hệ kinh doanh nhƣợng quyền thƣơng mại hiện
nay, đặc biệt là các quan hệ kinh doanh với đối tác Hoa Kỳ.
Đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận là một số vấn đề pháp lý về nhƣợng quyền
thƣơng mại tại Việt Nam, Hoa Kỳ và các tranh chấp điển hình trong loại hình kinh
doanh này tại Hoa Kỳ hiện nay.
3.

Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trong thời gian qua, từ thực tiễn nhƣợng quyền thƣơng mại phát triển mạnh mẽ

tại Việt Nam đã có khá nhiều bài viết chuyên khảo cũng nhƣ các khóa luận tốt nghiệp,
luận văn thạc sỹ nghiên cứu về lĩnh vực này, cụ thể nhƣ Khóa luận tốt nghiệp “Nhƣợng

quyền kinh doanh tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn Minh
Châu năm 2006, Luận văn “Hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại theo pháp luật Việt
Nam” của tác giả Hồ Vĩnh Long năm 2006, bài viết “Hoàn thiện khung pháp lý về
nhƣợng quyền thƣơng mại” của Tiến sĩ Bùi Ngọc Cƣờng đăng trên Tạp chí nghiên cứu
lập pháp số 103, tháng 8 năm 2007 và một số các bài nghiên cứu khác. Đa phần các bài
nghiên cứu trên đều tập trung viết về mặt kinh tế của việc kinh doanh nhƣợng quyền,
về bản chất của hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại và về các quy định pháp luật điều
chỉnh hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại tại Việt Nam hiện nay. Tính đến thời điểm
hiện nay chƣa có đề tài nghiên cứu nào tập trung phân tích về các vấn đề mâu thuẫn,
tranh chấp có khả năng phát sinh trong quan hệ kinh doanh nhƣợng quyền thƣơng mại
giữa các bên, đặc biệt là tranh chấp với các đối tác nƣớc ngoài - mặc dù đây là một vấn
đề quan trọng và cần thiết có sự nghiên cứu, điều chỉnh của pháp luật nhằm đảm bảo
quan hệ nhƣợng quyền thƣơng mại diễn ra một cách phù hợp và giúp các doanh nghiệp


5

Việt Nam tránh vƣớng phải những rủi ro không đáng có do thiếu kiến thức và kinh
nghiệm về pháp luật nhƣợng quyền thƣơng mại trong quá trình kinh doanh của mình.
4.

Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, khóa luận sẽ tập trung nghiên cứu và phân

tích ba vấn đề pháp lý mang tính điển hình và đã có nhiều tranh chấp trong thực tiễn
kinh doanh nhƣợng quyền thƣơng mại nhƣ sau:
(1)

Quyền sửa đổi những quy định của hệ thống nhƣợng quyền trong thời
hạn hợp đồng;


5.

(2)

Bí mật kinh doanh trong nhƣợng quyền thƣơng mại;

(3)

Phí nhƣợng quyền hình thành trong tƣơng lai.

Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong khóa luận
Trong khóa luận, tác giả sử dụng ba phƣơng pháp cơ bản là tổng hợp, phân tích và

so sánh các quy định pháp luật về nhƣợng quyền thƣơng mại của Việt Nam và Hoa Kỳ;
tác giả cũng sẽ vận dụng phƣơng pháp phân tích án lệ để tìm hiểu các thực tiễn tranh
chấp và giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh nhƣợng quyền thƣơng mại
tại Hoa Kỳ, từ đó so sánh và rút ra bài học kinh nghiệm cho pháp luật Việt Nam.
6.

Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Trong giai đoạn hiện nay khi nhƣợng quyền thƣơng mại đang trên đà phát triển và

sẽ tiếp tục lớn mạnh tại Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới, đề tài nghiên cứu này sẽ góp
phần giúp cho hoạt động kinh doanh nhƣợng quyền thƣơng mại tại Việt Nam, đặc biệt
là các quan hệ nhƣợng quyền thƣơng mại có yếu tố nƣớc ngồi phát triển tích cực;
doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh nhƣợng quyền có điều kiện nhận biết đƣợc các
trƣờng hợp có khả năng phát sinh mâu thuẫn, tự bảo vệ mình tránh vƣớng phải tranh
chấp và thiệt hại trong quá trình kinh doanh. Trên cơ sở đó bài viết cũng đƣa ra phƣơng
hƣớng hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia trong lĩnh vực nhƣợng quyền thƣơng

mại, thúc đẩy loại hình kinh doanh này phát triển lâu dài và bền vững tại Việt Nam.


6

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI
1.1 Khái niệm nhƣợng quyền thƣơng mại
1.1.1 Khái niệm nhƣợng quyền thƣơng mại của một số tổ chức quốc tế trong
lĩnh vực nhƣợng quyền thƣơng mại
Nhƣợng quyền thƣơng mại là một loại hình kinh doanh mới và hiện đang phát triển
rất mạnh mẽ đƣa nhiều thƣơng hiệu vƣơn rộng ra khỏi biên giới lãnh thổ quốc gia mình
phát triển khắp thế giới. Kinh doanh nhƣợng quyền thƣơng mại đòi hỏi sự giao thƣơng
và liên kết giữa các nhà đầu tƣ trong từng khu vực cũng nhƣ trên toàn cầu. Nhiều tổ
chức nhƣợng quyền thƣơng mại trên thế giới đã đƣợc thành lập với mục đích là cầu nối
giúp thƣơng nhân của các quốc gia khác nhau tìm hiểu đƣợc thơng tin về những hệ
thống nhƣợng quyền mình mong muốn tiến hành đầu tƣ cũng nhƣ thúc đẩy kinh doanh
nhƣợng quyền phát triển tồn cầu. Với những tơn chỉ mục đích hoạt động khác nhau,
các tổ chức này tiếp cận nhƣợng quyền thƣơng mại dƣới những góc độ khác nhau, do
vậy mỗi tổ chức có một khái niệm riêng về nhƣợng quyền thƣơng mại.
Hiệp hội nhƣợng quyền thƣơng mại quốc tế (International Franchise
Organisation),7 một tổ chức đại diện cho nhƣợng quyền thƣơng mại lớn nhất và lâu đời
nhất trên phạm vi toàn cầu hiện nay có cách tiếp cận về khái niệm nhƣợng quyền
thƣơng mại nhƣ sau:
Nhượng quyền thương mại là một thỏa thuận hoặc sự cấp phép giữa hai thực
thể độc lập về mặt pháp lý, trong đó cho phép một người hoặc một nhóm người
(bên nhận quyền) quyền được kinh doanh một sản phẩm hoặc dịch vụ dưới
nhãn hiệu hoặc tên thương mại của một doanh nghiệp khác (bên nhượng
quyền), bên nhận quyền được quyền tiến hành kinh doanh một sản phẩm hoặc
dịch vụ theo phương thức kinh doanh của bên nhượng quyền và bên nhận
7


Hiệp hội nhƣợng quyền thƣơng mại quốc tế hiện đại diện cho hơn 1.300 hệ thống nhƣợng quyền và 10.000 đơn
vị nhận quyền trên toàn thế giới. Trải qua lịch sử phát triển hơn năm mƣơi năm, Hiệp hội đã thực hiện đƣợc
nhiều hoạt động nhằm bảo vệ, tăng cƣờng và thúc đẩy nhƣợng quyền thƣơng mại phát triển trên toàn thế giới.
Theo (truy cập ngày 31/5/2012).


7

quyền có nghĩa vụ phải trả cho bên nhượng quyền những khoản phí cho các
quyền này; bên nhượng quyền có nghĩa vụ phải cung cấp các quyền nói trên và
hỗ trợ cho các bên nhượng quyền.8

Với nội dung của định nghĩa trên, có thể thấy Hiệp hội nhƣợng quyền thƣơng mại
quốc tế cho rằng nhƣợng quyền thƣơng mại là một thỏa thuận giữa các bên, đồng thời
nhấn mạnh vào mối quan hệ độc lập, ràng buộc của bên nhƣợng quyền và bên nhận
quyền; khái niệm cũng đã nêu đƣợc những đối tƣợng của thỏa thuận nhƣợng quyền là
nhãn hiệu, tên thƣơng mại và phƣơng thức kinh doanh của bên nhƣợng quyền. Tuy
nhiên khái niệm chƣa nêu đƣợc một đặc trƣng của nhƣợng quyền thƣơng mại là tính
đồng bộ (uniformity) của hệ thống nhƣợng quyền, bên nhận quyền có nghĩa vụ tuân
thủ đúng các quy định của toàn hệ thống dƣới sự kiểm soát của bên nhƣợng quyền.
Theo quan điểm của Hội đồng nhƣợng quyền thƣơng mại thế giới (World
Franchise Council), tổ chức phi lợi nhuận của các Hiệp hội nhƣợng quyền thƣơng mại
các quốc gia trên thế giới, nhƣợng quyền thƣơng mại đƣợc định nghĩa là “một chiến
lược phát triển thương mại dựa trên mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các thương
nhân độc lập, bên nhượng quyền và các bên nhận quyền, trong đó bên nhượng quyền
và bên nhận quyền cam kết cùng nhau hướng đến thành công chung của cả hai bên”.9
Khái niệm của Hội đồng nhƣợng quyền thƣơng mại thế giới xem nhƣợng quyền
thƣơng mại nhƣ một hoạt động thƣơng mại, “một chiến lƣợc phát triển thƣơng mại”.
Nội dung khái niệm đƣa ra khá đơn giản, chỉ khái quát đƣợc hai chủ thể chính trong

quan hệ kinh doanh là bên nhƣợng quyền và bên nhận quyền mà chƣa làm nổi bật đƣợc
quyền và nghĩa vụ của các bên cũng nhƣ những đặc trƣng cần phân biệt giữa loại hình
kinh doanh phức tạp này với các hình thức kinh doanh khác.

8

(truy cập ngày 09/5/2012) (Nguyên văn bằng tiếng Anh
đƣợc cung cấp trong phần Phụ lục 1).
9
Nguyên tắc đạo đức của Hội đồng nhƣợng quyền thƣơng mại thế giới, Phần II (The World Franchise Council‟s
principles of ethics) (Nguyên văn bằng tiếng Anh đƣợc cung cấp trong phần Phụ lục 1).


8

Liên đoàn nhƣợng quyền thƣơng mại châu Âu (European Franchise Federation)
trong khi đó đƣa ra khái niệm về nhƣợng quyền thƣơng mại nhƣ sau:
Nhượng quyền thương mại là một hệ thống tiếp thị hàng hóa và/hoặc dịch vụ
và/hoặc cơng nghệ dựa trên sự hợp tác chặt chẽ và liên tục giữa các doanh
nghiệp độc lập và tách biệt về mặt pháp lý và tài chính, bên nhượng quyền và
các bên nhận quyền riêng lẻ của bên nhượng quyền, theo đó bên nhượng quyền
cấp cho bên nhận quyền riêng lẻ của mình quyền và đồng thời áp đặt nghĩa vụ
phải tiến hành kinh doanh theo quan niệm của bên nhượng quyền.
Quyền được cấp cho phép và bắt buộc bên nhận quyền, nhằm đổi lại sự bù đắp
về mặt tài chính trực tiếp hoặc không trực tiếp, sử dụng tên thương mại
và/hoặc nhãn hiệu thương mại và/hoặc dấu hiệu dịch vụ, bí quyết kinh doanh,
phương thức kinh doanh và phương thức kỹ thuật, hệ thống thủ tục và các
quyền công nghiệp và/hoặc các quyền sở hữu trí tuệ khác, được giúp đỡ thông
qua các hỗ trợ thương mại và kỹ thuật liên tục, trong khuôn khổ và theo thời
hạn của một hợp đồng nhượng quyền thương mại bằng văn bản được ký kết

giữa các bên nhằm mục đích này.10

Theo quan điểm của Liên đoàn nhƣợng quyền châu Âu, nhƣợng quyền thƣơng mại
phải đƣợc xem là một hoạt động thƣơng mại, “một hệ thống tiếp thị hàng hóa và/hoặc
dịch vụ và/hoặc cơng nghệ”. Khái niệm nhƣợng quyền thƣơng mại do Liên đoàn
nhƣợng quyền châu Âu đƣa ra đã đề cập tới một số đặc tính cơ bản của hoạt động
nhƣợng quyền, bao gồm chủ thể, đối tƣợng, quyền và nghĩa vụ của các bên, đặc biệt
khái niệm nhấn mạnh tới yếu tố nghĩa vụ bên nhận quyền phải tuân thủ những quy định
thống nhất của hệ thống nhƣợng quyền. Tuy vậy khái niệm lại khơng đề cập đến vấn
đề phí nhƣợng quyền mà bên nhận quyền phải trả để có thể nhận đƣợc các quyền và sự

10

Quy tắc đạo đức nhƣợng quyền thƣơng mại của châu Âu (European Codes of Ethics for Franchising) Phần
II.IV.1 (sửa đổi, bổ sung ngày 05/12/2003) (Nguyên văn bằng tiếng Anh đƣợc cung cấp trong phần Phụ lục 1).


9

hỗ trợ từ bên nhƣợng quyền, một trong những nghĩa vụ chính của bên nhận quyền
trong quan hệ kinh doanh này.
1.1.2 Khái niệm nhƣợng quyền thƣơng mại của Hội đồng thƣơng mại liên
bang Hoa Kỳ (Federal Trade Commission)
Hội đồng thƣơng mại liên bang Hoa Kỳ đƣa ra khái niệm về nhƣợng quyền thƣơng
mại trong Phần 16 CFR 436 (FTC Rules, 16 CFR 436 - Disclosure Requirements and
Prohibitions Concerning Franchising and Business Opportunities) nhƣ sau:
Nhượng quyền thương mại là bất kỳ một quan hệ thương mại liên tục hoặc một
thỏa thuận, khơng phân biệt tên được gọi, trong đó các điều khoản của thỏa
thuận hoặc của hợp đồng quy định, hoặc bên nhượng quyền thương mại cam
kết hoặc tuyên bố, bằng cách nói miệng hoặc bằng văn bản, rằng:


(1) Bên nhận quyền có quyền tiến hành kinh doanh dưới thương hiệu được
nhận diện hoặc có liên kết với bên nhượng quyền, hoặc được quyền cung cấp,
bán, hoặc phân phối hàng hóa, dịch vụ hoặc các loại mặt hàng được nhận diện
hoặc có liên kết với thương hiệu của bên nhượng quyền;

(2) Bên nhượng quyền sẽ có quyền kiểm sốt chặt chẽ phương thức hoạt động
của bên nhận quyền, hoặc cung cấp sự trợ giúp đáng kể trong phương thức
hoạt động của bên nhận quyền; và

(3) Để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh nhượng quyền, bên nhận quyền
phải thanh toán hoặc cam kết thực hiện việc thanh toán theo yêu cầu cho bên
nhượng quyền hoặc các chi nhánh của nó.11

Hội đồng thƣơng mại liên bang Hoa Kỳ, tƣơng tự nhƣ Tổ chức nhƣợng quyền
thƣơng mại thế giới, đƣa ra khái niệm nhƣợng quyền thƣơng mại là một dạng thỏa
thuận hợp đồng. Nội dung khái niệm khá chi tiết và tập trung quy định quyền và nghĩa
vụ của mỗi bên trong quan hệ hợp đồng. Ngƣợc lại với khái niệm của Liên đoàn
11

Quy định về nhƣợng quyền thƣơng mại của Hội đồng thƣơng mại liên bang Hoa Kỳ, 16 CFR 436.1(h)
(Nguyên văn bằng tiếng Anh đƣợc cung cấp trong phần Phụ lục 1).


10

nhƣợng quyền châu Âu, khái niệm này nhấn mạnh nghĩa vụ về phí nhƣợng quyền của
bên nhận quyền, tuy nhiên lại không quy định nghĩa vụ tuân thủ những quy định thống
nhất của toàn hệ thống nhƣợng quyền khi đƣợc tiến hành kinh doanh dƣới thƣơng hiệu
mà bên nhƣợng quyền chuyển nhƣợng.

1.1.3 Khái niệm nhƣợng quyền thƣơng mại trong pháp luật Việt Nam
Tại Việt Nam, nhƣợng quyền thƣơng mại chính thức đƣợc luật hóa năm 2005 trong
Luật Thƣơng mại 2005 với các quy định cơ bản tại Mục 8, Chƣơng VI về Một số hoạt
động thƣơng mại cụ thể khác. Hiện nay, hoạt động kinh doanh nhƣợng quyền thƣơng
mại đƣợc hƣớng dẫn chi tiết tại Nghị định 35 và Thông tƣ 09.
Luật Thƣơng mại 2005 đƣa ra khái niệm về nhƣợng quyền thƣơng mại tại Điều 284
nhƣ sau:
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền
cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá,
cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
(1)

Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức
tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn
hiệu hàng hố, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh
doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

(2)

Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền
trong việc điều hành công việc kinh doanh.

Với khái niệm này, pháp luật Việt Nam xem nhƣợng quyền thƣơng mại là một dạng
hoạt động thƣơng mại gắn liền với các đối tƣợng thuộc quyền sỡ hữu trí tuệ của bên
nhƣợng quyền. Nội dung khái niệm tập trung vào quyền và nghĩa vụ của bên nhƣợng
quyền. Một khía cạnh quan trọng chƣa đƣợc làm rõ trong khái niệm của Điều 284 là
nghĩa vụ của bên nhận quyền phải trả phí nhƣợng quyền để đƣợc sử dụng quyền
thƣơng mại của bên nhƣợng quyền. Đây là một nghĩa vụ chính của bên nhận quyền khi
tham gia vào quan hệ kinh doanh nhƣợng quyền thƣơng mại và theo tác giả thì vấn đề



11

này cần thiết phải đƣợc bổ sung vào khái niệm để thể hiện đƣợc một cách khái quát nội
hàm của hoạt động kinh doanh đặc thù này.
1.1.4

Đặc điểm cơ bản của nhƣợng quyền thƣơng mại

Với những nội dung đƣợc phân tích nêu trên, ta có thể thấy khái niệm nhƣợng
quyền thƣơng mại hiện nay là không đồng nhất, hầu nhƣ mỗi hệ thống pháp luật đều có
định nghĩa khác nhau, và mỗi khái niệm có những điểm mạnh riêng tùy thuộc vào quan
điểm của các nhà làm luật. Tuy nhiên có thể nhận thấy tất cả các khái niệm đều có nêu
những yếu tố cấu thành đặc trƣng của nhƣợng quyền thƣơng mại nhƣ sau:
(1) Nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại.
Một số khái niệm trên thế giới cho rằng nhƣợng quyền thƣơng mại là thỏa thuận, là
hợp đồng giữa các bên; tuy nhiên theo quan điểm của tác giả, nhƣợng quyền thƣơng
mại là một hoạt động thƣơng mại, tƣơng tự nhƣ các hoạt động mua bán hàng hóa,
hoạt động cung ứng dịch vụ hoặc xúc tiến thƣơng mại… theo quy định của Luật
Thƣơng mại 2005. Hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại là thỏa thuận của các bên
liên quan đến hoạt động kinh doanh nhƣợng quyền thƣơng mại;
(2)

Đối tượng của hoạt động nhượng quyền thương mại là quyền sử dụng

những đối tƣợng thuộc đặc quyền thƣơng mại của bên nhƣợng quyền (chủ yếu liên
quan tới các quyền sở hữu trí tuệ) nhƣ nhãn hiệu hàng hố, tên thƣơng mại, bí quyết
kinh doanh, phƣơng thức kinh doanh…;
(3)


Các chủ thể tham gia hoạt động nhượng quyền thương mại là các cá nhân

hoặc tổ chức có đầy đủ năng lực pháp luật, độc lập về mặt pháp lý, ít nhất bao gồm
hai bên là bên nhƣợng quyền và bên nhận quyền;
(4)

Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của bên nhượng quyền:

Bên nhƣợng quyền cho phép bên nhận quyền tiến hành hoạt động kinh doanh dựa
trên các quyền thƣơng mại của mình và có nghĩa vụ phải hỗ trợ, hƣớng dẫn hoạt
động kinh doanh của bên nhận quyền trong suốt thời gian nhƣợng quyền.


12

Bên nhƣợng quyền có quyền kiểm sốt hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền,
đảm bảo phù hợp với hệ thống nhƣợng quyền và đƣợc nhận phí nhƣợng quyền.
(5)

Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của bên nhận quyền:

Bên nhận quyền đƣợc quyền sử dụng các đối tƣợng bên nhƣợng quyền chuyển giao
để tiến hành kinh doanh và phải tuân thủ đúng các quy định của hệ thống nhƣợng
quyền đã đƣợc thông báo trƣớc khi ký hợp đồng nhƣợng quyền.
Bên nhận quyền phải trả phí nhƣợng quyền (phí ban đầu và phí định kỳ) cho bên
nhƣợng quyền để có thể đƣợc bắt đầu và duy trì việc kinh doanh nhƣợng quyền.
1.2 Tranh chấp trong hoạt động kinh doanh nhƣợng quyền thƣơng mại
Nhƣợng quyền thƣơng mại là một loại hình kinh doanh mang lại nhiều lợi thế cho
các bên tham gia cũng nhƣ đáp ứng đƣợc tối đa nhu cầu của ngƣời tiêu dùng trong thời
buổi kinh tế khó khăn hiện nay. Tuy nhiên kinh doanh nhƣợng quyền không đảm bảo

một sự thành cơng hồn hảo. Do mang trong mình rất nhiều ƣu điểm cũng nhƣ lợi thế
kinh doanh nên tính chất của nhƣợng quyền thƣơng mại rất phức tạp và tiềm ẩn nhiều
rủi ro mà nếu các bên không cẩn thận trong q trình kinh doanh hoặc khơng lƣờng
trƣớc đƣợc các tình huống có thể phát sinh thì tranh chấp sẽ rất dễ xảy ra.
1.2.1 Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp trong nhƣợng quyền thƣơng mại
Trong kinh doanh, tranh chấp tiềm ẩn nhƣ một vấn đề tự nhiên và tất yếu mà kinh
doanh nhƣợng quyền thƣơng mại cũng không thuộc trƣờng hợp ngoại lệ. Có rất nhiều
lý do làm phát sinh tranh chấp trong quan hệ kinh doanh, một trong những lý do đó là
sự hạn chế của hệ thống pháp luật điều chỉnh hợp đồng thƣơng mại hiện nay. Pháp luật
đóng vai trị quan trọng trong việc xác định quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên
trong quan hệ kinh doanh và chế tài cho những vi phạm liên quan, vì vậy sự yếu kém
và chƣa hồn thiện của các quy định pháp luật sẽ dẫn tới khả năng các bên vi phạm
hợp đồng. Bên cạnh đó, các bên hiện nay chƣa có sự quan tâm đúng mực đến việc soạn
thảo hợp đồng, dẫn đến các quy định trong hợp đồng cịn lỏng lẻo, khơng chặt chẽ và


13

khi mâu thuẫn xảy ra các bên không thống nhất đƣợc cách giải quyết, nảy sinh tranh
chấp. Một lý do khác là khơng phải lúc nào trong q trình kinh doanh các bên cũng
tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật và các thỏa thuận hợp đồng một cách
nghiêm chỉnh, điều này cũng là cơ sở làm mâu thuẫn phát sinh. Trong thực tiễn quan
hệ kinh tế, số lƣợng các tranh chấp thƣờng gia tăng t lệ thuận với sự gia tăng của khối
lƣợng các giao dịch. Đáng chú ý là trong lĩnh vực kinh doanh thƣơng mại quốc tế, khi
mà các bên có sự khác biệt về ngơn ngữ, đặc điểm văn hóa và cả tập quán kinh doanh
thì khả năng xảy ra tranh chấp lại càng gia tăng.
Đối với lĩnh vực nhƣợng quyền thƣơng mại, các tranh chấp cịn có thể phát sinh từ
các yếu tố đặc thù khác, nhƣ tính dài hạn của hợp đồng, sự phức tạp trong quy trình
chuyển giao các quyền thƣơng mại và sự phức tạp trong quan hệ giữa bên nhƣợng
quyền và bên nhận quyền.

1.2.1.1 Hợp đồng mang tính chất dài hạn
Hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại thông thƣờng là những hợp đồng dài hạn.
Bên nhận quyền sẽ không sẵn sàng đầu tƣ cơ sở vật chất cho một cửa hàng kinh doanh
nhƣợng quyền nếu họ khơng có đƣợc bảo đảm rằng họ có thể sử dụng những quyền
thƣơng mại của bên nhƣợng quyền trong thời gian dài và thu đƣợc lợi nhuận từ nguồn
vốn lớn mà mình đã đầu tƣ.12 Đi kèm trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng là các
nghĩa vụ phải thực hiện thƣờng xuyên hoặc định kỳ ràng buộc cả hai bên. Vậy với thời
hạn hợp đồng lâu dài nhƣ lý giải ở trên, khả năng hai bên vi phạm các nghĩa vụ hoặc
xảy ra mâu thuẫn trong quá trình thực hiện hợp đồng là rất cao.
1.2.1.2 Hợp đồng bao gồm việc chuyển giao các quyền thƣơng mại
Về cơ bản “…hoạt động NQTM [nhượng quyền thương mại] thực chất là hoạt
động chuyển giao quyền kinh doanh (quyền thương mại) gắn liền với quyền sở hữu trí
tuệ, bao gồm cả quảng cáo, tiêu chuẩn hàng hoá, đào tạo người lao động, khuyến mại,
12

Lê Nết, Vũ Thanh Minh, “Hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại”, LCT Lawyers, tr. 5.


14

v.v…”13 Trong hợp đồng nhƣợng quyền ln có điều khoản bắt buộc quy định về vấn
đề chuyển quyền thƣơng mại, bao gồm việc chuyển giao các đối tƣợng quyền sở hữu
công nghiệp của bên nhƣợng quyền cho bên nhận quyền.14 Tuy nhiên pháp luật Việt
Nam về nhƣợng quyền thƣơng mại hiện nay khơng có quy định cụ thể điều chỉnh vấn
đề này mà dẫn chiếu đến áp dụng pháp luật về sở hữu công nghiệp, cụ thể là Luật Sở
hữu trí tuệ của Quốc hội số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, sửa đổi bổ
sung theo Luật số 36/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 (“Luật Sở hữu trí tuệ
2005”) và các văn bản hƣớng dẫn thi hành,15 do vậy quan hệ kinh doanh nhƣợng quyền
thƣơng mại sẽ phải đồng thời chịu sự điều chỉnh của pháp luật về sở hữu trí tuệ - một
lĩnh vực đang gặp khó khăn trong việc thực thi trên thực tế tại Việt Nam hiện nay.16

Theo ông Albert Kong - Giám đốc điều hành Công ty Asiawide Franchise, một
chuyên gia về nhƣợng quyền thƣơng mại ở Châu Á thì "[v]ấn đề vướng lớn nhất ở thị
trường N [ iệt Nam là quản lý sở hữu trí tuệ khi nhượng quyền thương mại."17 Thực
tế tại Việt Nam hiện nay, quyền sở hữu trí tuệ chƣa đƣợc xã hội quan tâm đúng mực
cũng nhƣ chƣa đƣợc Nhà nƣớc bảo hộ một cách thích đáng. Do vậy một khi nhƣợng
quyền thƣơng mại phát triển, kèm với việc chuyển giao các đối tƣợng quyền sở hữu
công nghiệp và kết hợp với hiện trạng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nƣớc ta nhƣ hiện
nay, mâu thuẫn và tranh chấp trong loại hình kinh doanh mới này sẽ rất dễ phát sinh và
gây thiệt hại cho các bên.

13

Bùi Ngọc Cƣờng, “Hoàn thiện khung pháp lý về nhƣợng quyền thƣơng mại”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số
103/2007.
14
Điều 11 khoản 1 Nghị định 35.
15
Điều 10 khoản 2 Nghị định 35.
16
Theo ông Trần Việt Hùng, Cục trƣởng Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
[ />(truy cập ngày 18/7/2012).
17
(truy cập ngày
03/5/2012).


15

1.2.1.3 Mối quan hệ giữa bên nhƣợng quyền – bên nhận quyền
Một thực tế hiện nay là tuy kinh doanh nhƣợng quyền thƣơng mại đã xuất hiện tại

Việt Nam đƣợc hơn một thập niên và đang phát triển rất sôi động, nhiều ngƣời vẫn cịn
nhầm lẫn hình thức kinh doanh này với một số loại hình kinh doanh tƣơng đồng nhƣ
hoạt động cấp li-xăng hay chuyển giao công nghệ và đặc biệt là hình thức kinh doanh
chuỗi cửa hàng của cùng một công ty – bên nhận quyền bị nhầm lẫn là nhân viên của
bên nhƣợng quyền, dẫn đến khả năng có thể phát sinh nhiều mâu thuẫn tai hại.
Đặc điểm nổi bật nhất của kinh doanh nhƣợng quyền là sự đồng bộ giữa các cửa
hàng nhƣợng quyền từ nhãn hiệu, chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ, cơ sở vật chất cho đến
đồng phục của nhân viên… Sự giống nhau đến y đúc nhƣ vậy làm cho nhiều ngƣời
nhầm tƣởng các cửa hàng này là của chung một công ty. Mặc dù thực tế là bên nhƣợng
quyền và bên nhận quyền có mối quan hệ rất chặt chẽ; tuy nhiên mọi hoạt động của
cửa hàng là do bên nhận quyền tự bỏ tiền đầu tƣ và đứng ra làm chủ. Bên nhƣợng
quyền và bên nhận quyền là hai thực thể pháp lý độc lập, khơng có mối quan hệ ràng
buộc nhƣ chủ cửa hàng - nhân viên làm thuê trong quan hệ kinh doanh chuỗi cửa hàng.
Điểm cần lƣu ý thứ hai là trong quan hệ kinh doanh nhƣợng quyền thƣơng mại,
bên nhƣợng quyền có nhiều quyền hạn cũng nhƣ nhiều trách nhiệm với hoạt động của
cửa hàng nhƣợng quyền hơn quan hệ cấp phép li-xăng hay chuyển giao công nghệ.
Trong quan hệ kinh doanh nhƣợng quyền, bên nhƣợng quyền có quyền u cầu và
kiểm sốt việc bên nhận quyền thực hiện kinh doanh theo đúng quy định của hệ thống
nhƣợng quyền. Đồng thời, trong suốt quá trình nhƣợng quyền, bên nhận quyền có
quyền yêu cầu sự hỗ trợ, hƣớng dẫn trực tiếp từ bên nhƣợng quyền để đảm bảo kinh
doanh có hiệu quả. Ngƣợc lại, trong hợp đồng cấp phép li-xăng, ngƣời cấp phép chỉ
quan tâm đến khoản phí li-xăng họ thu đƣợc và giám sát liệu giấy phép của họ có đƣợc
sử dụng đúng mục đích hay khơng.18 Cịn “[t]rong hoạt động chuyển giao cơng nghệ,
18

Xem Lý Q Trung (2006), chú thích số 1.


16


về nguyên tắc, sau khi chuyển giao công nghệ xong, bên chuyển giao sẽ khơng cịn
nghĩa vụ hỗ trợ/hoặc kiểm soát thêm đối với bên nhận chuyển giao…”19. Nhƣ vậy, mối
quan hệ của bên nhƣợng quyền và bên nhận quyền không giống nhƣ mối quan hệ của
các bên trong hợp đồng li-xăng hay hợp đồng chuyển giao công nghệ. Kinh doanh
nhƣợng quyền thƣơng mại đòi hỏi sự hợp tác và kết nối chặt chẽ hơn giữa các bên
tham gia.
Có thể thấy bản chất của hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại rất phức tạp, nó
chứa đựng nhiều ƣu điểm so với các loại hình kinh doanh khác, dẫn tới lợi thế kinh
doanh rất lớn cho các bên, hạn chế đƣợc nhiều rủi ro trong kinh doanh. Tuy nhiên đi
kèm với các ƣu thế cạnh tranh đó là nguy cơ tiềm ẩn mâu thuẫn rất cao mà nếu nhƣ các
doanh nghiệp không lƣờng trƣớc đƣợc và khơng có biện pháp đề phịng thì khi xảy ra
tranh chấp, bên bị thiệt hại sẽ phải gánh chịu những hậu quả rất nặng nề.
1.2.2 Nhận dạng những lý do làm phát sinh tranh chấp giữa các chủ thể trong
quan hệ kinh doanh nhƣợng quyền thƣơng mại
Khi tham gia vào quan hệ nhƣợng quyền thƣơng mại, bên nhƣợng quyền và bên
nhận quyền đều hƣớng đến những mục đích riêng khác nhau. Một bên mong muốn
nhân rộng thƣơng hiệu của mình ra thị trƣờng, tập trung vào đầu tƣ phát triển và giữ
vững chất lƣợng thƣơng hiệu. Bên kia lại hƣớng đến mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
trong kinh doanh. Do vậy các dạng tranh chấp phát sinh từ mỗi bên là khác nhau.
Căn cứ vào chủ thể làm phát sinh tranh chấp, ta có thể liệt kê các dạng tranh chấp
có thể phát sinh trong hoạt động kinh doanh nhƣợng quyền thƣơng mại nhƣ sau:
-

Các tranh chấp phát sinh từ bên nhượng quyền gồm: bên nhận quyền
không tuân thủ đúng quy định của hệ thống nhƣợng quyền, chậm trả phí

19

Nguyễn Hải Vân “Nhượng quyền thương mại – Nhận diện sự khác biệt với một số hình thức kinh doanh khác”
[ (đăng nhập

ngày 04/5/2012).


17

nhƣợng quyền, hoặc vi phạm các quy định về vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ đối với các quyền thƣơng mại của bên nhƣợng quyền.
-

Các tranh chấp phát sinh từ bên nhận quyền gồm: bên nhƣợng quyền vi
phạm các quy định tiết lộ thông tin về hệ thống nhƣợng quyền, bên nhận
quyền không đồng ý với các yêu cầu sửa đổi quy định của hệ thống nhƣợng
quyền, bên nhƣợng quyền không hỗ trợ, hƣớng dẫn bên nhận quyền trong
q trình kinh doanh nhƣợng quyền.

Ngồi ra cịn một số tranh chấp khác có thể phát sinh liên quan đến các quy định
hạn chế cạnh tranh trong nhƣợng quyền thƣơng mại, vấn đề chấm dứt hoặc gia hạn hợp
đồng, vấn đề chuyển giao hợp đồng nhƣợng quyền, v.v…
1.2.3 Một số tranh chấp phổ biến trong hoạt động kinh doanh nhƣợng quyền
1.2.3.1 Tranh chấp về quyền sửa đổi những quy định trong hệ thống
kinh doanh nhƣợng quyền của bên nhƣợng quyền trong thời hạn của hợp đồng
Bản chất của hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại là mang tính thống nhất và
tồn tại trong nó những quy định bắt buộc mà khi ký kết hợp đồng, bên nhận quyền phải
nhất trí với những nội dung đó, đồng thời phải có nghĩa vụ tuân thủ đúng những quy
định đã cam kết trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, trong thời gian
thực hiện hợp đồng đã ký, do nhu cầu thực tế phát sinh, bên nhƣợng quyền có thể yêu
cầu bên nhận quyền sửa đổi những quy định trong hệ thống nhƣợng quyền mà hai bên
đã thỏa thuận trƣớc đây nhằm phù hợp với sự chuyển biến của nền kinh tế - xã hội và
đảm bảo tính thống nhất của tồn hệ thống nhƣợng quyền.
Tranh chấp phát sinh khi bên nhận quyền khơng đồng ý với các u cầu sửa

đổi đó của bên nhƣợng quyền và bị bên nhƣợng quyền chấm dứt hợp đồng nhƣợng
quyền trƣớc thời hạn. Mâu thuẫn ở đây là liệu bên nhƣợng quyền có quyền đƣợc sửa
đổi những quy định trong hệ thống nhƣợng quyền trong thời hạn của hợp đồng, nếu


18

bên nhận quyền không đồng ý hay không, và nếu bên nhƣợng quyền đƣợc quyền sửa
đổi thì pháp luật có đặt ra những thủ tục hay hạn chế nào hay khơng.
1.2.3.2 Tranh chấp về bí mật kinh doanh trong hoạt động kinh doanh
nhƣợng quyền thƣơng mại
Khi hai bên ký hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại đồng nghĩa với việc bên
nhƣợng quyền đồng ý chuyển giao quyền sử dụng một số đối tƣợng thuộc quyền sở
hữu trí tuệ của mình cho bên nhận quyền, nhƣ nhãn hiệu hàng hóa, tên thƣơng mại,
khẩu hiệu, biểu tƣợng kinh doanh,… và đặc biệt là những thơng tin đƣợc coi là bí mật
kinh doanh của cơng ty. Khác với các đối tƣợng sở hữu trí tuệ khác, bí mật kinh doanh
khơng đƣợc pháp luật bảo hộ thông qua việc đăng ký với cơ quan nhà nƣớc có thẩm
quyền mà chủ yếu do chủ sở hữu bí mật kinh doanh tự mình bảo vệ dƣới sự bảo hộ của
nhà nƣớc và pháp luật.
Mâu thuẫn trong dạng tranh chấp này là việc xác định bí mật kinh doanh trong
nhƣợng quyền thƣơng mại, có phải mọi thơng tin bên nhƣợng quyền cung cấp cho bên
nhận quyền đều đƣợc coi là bí mật kinh doanh và bên nhƣợng quyền trong q trình
chuyển giao bí mật kinh doanh cho bên nhận quyền phải thực hiện những biện pháp gì
để đảm bảo bí mật kinh doanh của mình đƣợc pháp luật bảo hộ khi có vi phạm xảy ra.
1.2.3.3 Tranh chấp về phí nhƣợng quyền hình thành trong tƣơng lai
Do bên nhận quyền vi phạm nghĩa vụ quy định trong hợp đồng, bên nhƣợng
quyền đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng và kiện ra tòa yêu cầu bên nhận quyền bồi
thƣờng thiệt hại. Bên nhƣợng quyền cho rằng do lỗi của bên nhận quyền nên hợp đồng
không đƣợc tiếp tục thực hiện, dẫn đến bên nhƣợng quyền bị thiệt hại về khoản phí
nhƣợng quyền hình thành trong tƣơng lai mà họ đáng lẽ sẽ đƣợc hƣởng nếu hợp đồng

không bị chấm dứt trƣớc thời hạn, do đó bên nhận quyền có lỗi phải bồi thƣờng.
Tranh chấp xảy ra khi bên nhận quyền không đồng ý bồi thƣờng theo yêu cầu
của bên nhƣợng quyền với lý do hợp đồng chấm dứt là do quyết định của bên nhƣợng


×